Các VQG, các KBTTN này không chỉ bảo tồn các giá trị về môi trường tự nhiên, nghiên cứu khoa học mà còn là môi trường để con người tham quan, giải trí, nhận thức về môi trường.[1, tr3] P
Trang 1TRUONG OAT HỘ _.KHOA HỌC X/ NỘI VÀ NHÂN VẤN BLOGHN
KHỦA VIET HAM HO VAT ENG VET
xc dim:
Dane Cai Thane Thủy
TH NẴNG PRAT TRIN DU LICK SINH THÁI
CONG DONG TAG VUCWOUGC GIA
XUAN SON (PHY THỌ;
AOA LUAN TOT NGHLGP ĐẠI HOC
NGÀNH VIETNAM BOC
Hệ dao tạo: Chinh quý Khéa hoc: QH-2012-X
HA NC), 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET
Đặng Thị Thanh Thuỷ
VUON QUOC GIA XUAN SƠN (PHU THỌ)
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
NGANH VIET NAM HOC
Hệ dao tạo: Chính quy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Thị Nguyệt, em đã thực hiện dé tài “Tiém năng phát triển du lịch sinh tháicộng đẳng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Ti họ)”,
Dé hoàn thành khoá luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giảng day trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện Đặc
biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PSG.TS Nguyễn Thị Nguyệt đã tận tình
chu đáo hướng dẫn em thực hiện khoá luận này.
Xin gửi tới BQL Vườn quốc gia Xuân Sơn, UBND xã Xuân Sơn; đồng kính gửi
Ẵ }
tỚI Các thầy cô trong khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn(DHQGHN) lời cảm ơn chân thành vi đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập số liệu
và những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài tốt nghiệp
Đê có được những số liệu đánh giá trong khoá luận của em xin gửi lời cảm ơn vì
sự nhiệt tình giúp đỡ của đông đảo các cô, các chú, các anh, chị là cộng đồng dân cư tại
nơi em thực hiện khảo sát, điều tra.
Cuối cùng, một lần nữa em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Việt Nam học và
tiếng Việt dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng dé thực hiện dé tài này một cách hoàn chỉnh nhất,
song trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi được những thiếu sót nhất định của
bản thân Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn dé khoá
luận được hoàn chỉnh hơn.
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của PGS TS Nguyễn Thị Nguyệt Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra trong khoá luận còn sử dụng một số đánh giá cũng như số liệu của các
tác giải khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu phát
hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khoá luận
của mình Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (DHQGHN) không liên quan
đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu
có).
Tác giả khoá luận
Đặng Thị Thanh Thuỷ
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIET TAT
BQL: Ban quản lý
DLCD: Du lịch cộng đồng
DLST: Du lịch sinh thái
DLSTCD: Du lịch sinh thái cộng đồng
ESCAP: Uỷ ban kinh tế - Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
KBTTN: Khu bảo tổn thiên nhiên
TIES: Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế
VQG: Vườn quốc gia
WWF: Quỹ bảo vệ động vật hoang da
Trang 6DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 2.1: Thành phần Thực vật rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn | ¬ 32
Bảng 2.2: Thành phần động vật Vườn quốc gia Xuân Sơn 5431 BO
Bang 2.3: Những đánh giá của du khách đối với cộng đồng địa phương 40
Bảng 2.4: Cảm nhận sự thay đổi của người dân địa phương -ccccecsccce 4]
Bảng 2.5: Mức độ san sàng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch của cộng đồng 42
Bảng 2.6: Số lượng hộ dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch hiện nay 42
Bảng 2.7: Các hoạt động người dân tham gia hỗ trợ và cung cấp tới khách du lich 43
Bảng 2.8: Sự mong muốn về lượng khách du lịch đến VQG Xuân Sơn 44
Bảng 2.9: Nguồn thu nhập chủ yếu của cư dân 'VQG Xuân Sơn - 55c sec 45
Bảng 2.10: Số lượng du khách biết đến VQG Xuân Sơn qua các kênh thông tin 46
Bảng 2.11: Số lượng nhà dân có thé cung cấp dịch vụ homestay và nhà nghỉ trọ tại các
xóm của xã Xuân SOM os eeeeccecsesseesessessessssscssssvssesssssssesssssussecsessussssssseavsegeeveessiseseesce .49
Bảng 3.1 Tổng hợp cơ cấu tổ chức và biên chế 1 2c 53
Bang 3.2 Những nét ấn tượng của du khách về VQG Xuân Sơn Hư no 56
Bảng 3.4 Sự thu hut của nét van hoá đặc [TƯH, Q QQQQQQQQTH HH Hs ng nay 58
Bang 3.5 Ty lệ giới tính và độ tuổi khách tham quan tại Vườn - 22c s2ss: 60
Trang 7MỞ ĐẦU cc c+tttt2cSSS222222VECVVSEErrrtrrtttttrrrrrttrtnt00001010TntTfTTTTRTTT DRHHLLD |
1 Lí do chọn đề tài -ccccccccctrrrtrrrrrrttrttrrrrrrrrriitrtrrrrrrrridtrrrtrrrrrrrllldtrnnninnrirg 1
2 Lich str van dé nghién ctru 1.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -:xrrrrerrrtrtrrrrtrrtrrtrtrrrrrrdttrntrrrn 4
4 Phạm `TTDỪa nắ6ốắ
5 Đối tượng nghiên cứu -s:+ttttnnnntttttntttrrrrtrrrrrritrmrrrldrrrrlllrirrl 5
6 Phương pháp nghiên cứu -:+:rreerrrrrttettrttrtrtrtrdrtrntrrrttrtrdrdttttnttrdrf 5
7 Kết cấu của đề tài ccccrrrrrrrrrrrrrrttttttrtrtrrrtrrtrrtrtrtrtrtrtrrtttttfftfttttttrttrr 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẺN -5-5:2cseesrreerterterrtre 7
1.1 Các khái niệm liên quan -. -:-+++++>ttrthtttttttttttttttrtrttrtrdtrrttttrttrtfrtrfftrffrfr 7
1.1.1 Du lịch sinh thái -+ 2++>rttettttttttttttttrtrtrtrtrrttrtrtttttttfrttttfttfftrrff 7 -1.L.2 Du lich sinh thái cộng đồng 1Ó 9
12 Các yếu tố tạo thành du lich sinh thái cộng đồng -c ceerrrrerrtrrtrrrre 14
1.2.1 Tài nguyên du lịch -+ssrrrtrrrrttrrrttrtrtrtrtrrtrrrdtrrrdtrrdtrtrtrtrttttrttrr 14
1.2.2 Cộng đồng địa phương -:ccocc2stttnnttttr.trrrrritrrrrrrrrttrrrrrriiltriii 15
1.2.3 Thị trường khách (Truyền thông, quảng bá) ccccccceeteerrrrrrrrrrrrrrre 16 1.2.4 Chủ trương, chính sách hợp lý đối với hoạt động DLSTCĐ Lee 16
1.2.5 Sự giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước al
1.3 Tiéu chi va nguyén tắc của du lịch sinh thái cộng đồng -. ccrrrrrrrrrrrre 17
Trang 81.5 Khái quát về Vườn quốc gia Xuân Sơn 52t ctcxcexterverterreerrertree 22
1.5.1 (0i 0.0 22
1.5.2 Dan Cu, ao 23
1.5.3 Đặc điểm về kinh t6 ccsscsssseceesueeecsssseeeessneeeesssneesssssnessessnnesssssneesssneeseen 24
1.5.4 Hiện trạng xã hỘIi - - <2 1E HH TH TH TH H HH HT TH HH HH Hư 26
Tiéu két Chong T8
CHUONG 2: DANH GIA TIEM NANG PHAT TRIEN DU LICH SINH THAI
CONG DONG TẠI VƯỜN QUOC GIA XUAN SƠN -5 75cc: 29
2.1 Tiềm năng phat triển du lịch sinh thái cộng đồng ¿-cc-cscctcrxererrerrrerree 29
2.1.1 ¡6i 200 29
2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân vă¡1 - - 5 5 + HH nh cưng 34
2.2 Cộng đồng địa phương ¬ & 39
2.3 Truyền thông, quảng bá (thị trường khách) + 2 s+csz+s++sxe2 " 45
2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 55ccccecceeceeeereee 46
2.5 Đường lối, chính sách và công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch sinh thái
cộng đồng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn của tỉnh Phú "— - 49
Tiểu kết chương 2 ¿- ¿6S St SkEỀE3E219E1111211711211 211112111111 T11 H011 11 1111 g1 g1 cv 51
CHUONG 3: DANH GIA THUC TRANG HOAT DONG DU LICH VA DE
XUẤT MO HÌNH DU LICH PHÙ HỢP PHAT TRIEN DLSTCD CHO VƯỜN QUOC GIA XUAN SON 07 52
3.1 Thực trạng hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Sơn -s - 52
3.1.1 Nguồn nhân lực ccecscccsccssesssessssscsssessecssecasessscssscsssessscssebesecssecssecssesssesseseseessecaes 52
Trang 93.1.2 Các sản phẩm du lịch - ¿5-55 2E22E2E2E2121121121111112111 111112211 1y, 54
khi nh (44 s9
3.1.4 Doath thu ae :.((((1 ` 61
3.1.5 Hiện trạng môi trường và các hoạt động văn hoa xã hội của dia phương, thôn
bản va các tác động của du khách đến tham quan - 2-2-5 se>cevzxerseee 62
3.2 Đề xuất mô hình du lịch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng phù hợp voi Vườn
quoc gia Xuan SON BE .ẽ ẽ 414A seo 03 Tiểu kết chương 3 - ¿6 St 2E 13 k2 2112114111211 1111111 1111111111 111kg re 67
KET LUẬN ¿ 5-5521 E2 1 211211 11 T1 1 11 T1 T1 HH H1 HH HH 1g gyggy grnk 68
TÀI LIEU THAM KHAO0.0 cccccccccccccsccssssessscsscsssssscsscsscsssssssssvesaesscsssssssavessesseesses 69
I0000 0055.51.31 72
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng
trên phạm vi toàn cau Trong những nim gần đây, du lịch sinh thái đã trở thành nhu cầu
phô biến của con người trong đời sống văn hoá - xã hội hiện đại.
Ở các nước phát triển, du lịch được coi là ngành kinh doanh đầy triển vọng và sinhlợi khá cao Chỉ ước tính riêng hệ thống vườn quốc gia (VQG) của Mỹ hằng năm đón
khoảng 270 triệu lượt khách, ở Canada cũng khoảng 30 triệu khách, với doanh thu hàng
chục tỷ USD Đối với nhiều nước đang phát triển, DLST đóng vai trò quan trọng trongviệc thu ngoại tệ Hầu hết việc làm mới ở các nước đang phát triển được tạo ra trong
ngành du lịch Ở các quốc gia sống phụ thuộc vào du lịch (đặc biệt là các quốc đảo nhỏ)
du lịch có thé chiếm từ 30% đến 90% kim ngạch xuất khẩu và có thể sử dụng từ 20%
đến 50% dân số.[32, 7]
Nhận thức được tầm quan trọng có tính toàn cầu của DLST đối với việc bảo vệ
môi trường tự nhiên và có giá trị văn hoá bản địa của các dân tộc, góp phần phát triển
nền kinh tế xã hội, Liên hợp quốc đã quyết định lấy năm 2002 là Năm Quốc tế về du
lịch sinh thái.
Hiện nay ở Việt Nam, loại hình du lịch sinh thái phát triển khá mạnh mẽ, không
chỉ thu hút các thị trường quốc tế mà còn nhận được sự quan tâm, tham gia của các thị
trường khách du lịch nội địa Với những lợi thế về tiềm năng du lịch trên dai đất hình
chữ S, vai trò của các VQG, các khu bảo tổn thiên nhiên (KBTTN) ngày càng nỗi bật
và được quan tâm Các VQG, các KBTTN này không chỉ bảo tồn các giá trị về môi trường tự nhiên, nghiên cứu khoa học mà còn là môi trường để con người tham quan,
giải trí, nhận thức về môi trường.[1, tr3]
Phú Thọ là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú,
đa dạng với những lễ hội lâu đời, các địa điểm di tích lịch sử, truyền thống văn hoá dân
gian lâu đời thu hút khách du lịch như Đền Hùng, VQG Xuân Sơn, đầm Ao Châu - Hạ
Hoà, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, Ao Giời - suối Tiên từ lâu đã được khách trong
Trang 11và ngoài nước biết đến Với các phong tục tập quán cùng các cộng đồng người Dao,
Mường, tạo nên những nét văn hoá đặc sắc cho từng vùng miễn trên địa bàn tỉnh Bên
cạnh đó là vị trí địa lý, địa hình thuận lợi phát triển giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các vùng lân cận.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Phú Thọ chứa đựng các giá trị đặc biệt đặc thù của
từng vùng địa hình địa chất trung du miễn núi phía bắc: đổi núi thấp, hệ động thực vật
phong phú đa dạng (Các loài thực vật như: Chò Chỉ, Kim Giao, Sắng Các loài động
vật: Voọc Xám, Vượn Chó, Cày bạc má, Sơn Dương ) biểu hiện rõ nét qua hệ sinh thái tai VQG Xuân Sơn.
VQG Xuân Son là một trong 22 VQG ở nước ta, được thành lập ngày 17/04/2002.
Là một VQG non trẻ nhưng Xuân Sơn lại có rất nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch như địa hình caster với nhiều hang động đẹp quyến rũ du khách cùng
với rừng nguyên sinh đa dạng sinh học cao, nhiều động, thực vật quý hiếm và hệ thống
sông suối, thác nước tại nên cảnh quan kỳ vỹ lôi cuốn du khách với vẻ hoang sơ của nó
Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng như các hoạt động kinh tế dựa trên những nguồn
tài nguyên này chưa thực sự được phát triển Hầu hết các giá trị tài nguyên du lịch của
Phú Thọ vẫn còn chưa được quan tâm, khai thác một cách hợp lí, tích cực.
Chính vì thế, tôi lựa chọn tập trung vào việc đánh giá tiềm năng du lịch của VQG
Xuân Sơn từ đó xác lập cơ sở cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái Với đề tài:
“Tiém năng phát triển du lịch sinh thái cộng đằng tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn (Phú
Tho)”, tôi hi vọng sẽ làm nổi bật lên các điều kiện thuận lợi của VQG Xuân Sơn để thấy
được tầm quan trọng của nó trong hoạt động DLSTCD
° 7 KK A oA r
2 Lich sử van đề nghiên cứu
Đã có một số công trình, bài viết trong Hội thảo khoa học, khóa luận, luận văn, báo chí viết về Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tiếp cận dưới những góc độ khác nhau: địa
danh, thiên nhiên, thắng cảnh, du lịch, giá trị VQG Chúng ta có thể kể đến những cuốn
sách, bài việt của một sô tác giả và những đóng góp khoa học của họ.
Trang 12Nguyễn Tuan Anh (2003) với bài khoá luận tốt nghiệp Bước đâu tim hiểu du lịch
sinh thai vườn quốc gia Xuân Sơn — Phú Thọ đã cho các độc giả thấy được những vấn
đề lý luận và thực tiễn của DLST nói chung, từ đó bước đầu có những đánh giá khái
quát về các tài nguyên du lịch, thực trạng khai thác và đưa ra các giải pháp, định hướng
việc phát triển DLST tại VQG Xuân Sơn Đồng quan điểm với tác gia, trong bài Du lich
sinh thai dựa vào cộng đồng tại VOG Xuân Son của minh, trong năm 2014 tác giả Phạm
Thị Phương Loan tiếp tục triển khai nghiên cứu, đánh giá tiềm năng DLST dựa vào cộngđồng tại đây.
Bên cạnh những nghiên cứu, trên các trang tạp chí như Du lịch Việt Nam, Dân tộc
và thời đại cũng có những bài viết về Xuân Sơn, đa phần là giới thiệu khái quát nhữngđiểm mạnh thu hút khách đến với vùng đất này Tiêu biểu là bài Xuân Sơn điểm đến du
lịch trên đất Tổ của tác giả Nguyễn Đức; Vườn quốc gia Xuân Sơn tiềm năng du lịchsinh thải tại Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển của NTKU, cùng nhiều tác
giả khác như Phạm Trung Lương, Phạm Bá Khiêm,
Ngoài các nghiên cứu của học viên và những bài báo, tại các Cục kiểm lâm có
những công trình nghiên cứu khác như Cổ nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái
ở các khu bảo tôn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu của Viện điều tra quy
hoạch rừng (2002) với Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án dén tư xây dung VOG Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ Các cán bộ phụ trách nghiên cứu cũng có những công trình như
Nghiên cứu khu hệ và một số đặc điểm sinh thái, sinh học của loài chim đặc trưng ở VQG Xuân Sơn (Nguyễn Lân Hùng Sơn) đã cho người đọc thấy được một phần đa dạng
sinh học của VQG Xuân Sơn Từ đó để có những Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát
triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Bùi Thị Nhiệm).
Ngoài ra còn một số bài viết trên báo điện tử hay trang Web của Phú Thọ như:
http://dulichphutho.com.vn hay trang web http://hoilamnghiep-pto.com, Attp://www.baomoi.com, http://www.vuonquocgiaxuanson.com.vn cũng đã khái quát
được những đặc điểm đặc trưng của VQG cũng như những góc nhìn mới về tiềm năng
phát triển DLSTCD tại Xuân Sơn
Trang 13Tuy nhiên, việc điều tra, đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Xuân Sơn
và định hướng phát triển du lịch trong mấy năm gần đây hầu như chưa được nghiên cứu
cụ thể, chuyên sâu Tiếp thu, kế thừa những tư liệu, ý tưởng của các tác giả đi trước, kết
hợp các tư liệu được tôi thu thập qua quá trình thực tế, thực địa ở VQG Xuân Sơn qua
sự tiếp xúc các cơ quan quản lí VQG và du lịch tỉnh Phú Thọ tôi muốn đánh giá tiềm
năng phát trién DLSTCĐ cau VQG Xuân Son, đưa ra thực trạng và giải pháp phát triển
du lịch của VQG Xuân Sơn, từ đó nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh
tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ, góp phần hoạch định những chính sách, kế hoạch phát triển
du lịch của vùng.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của khoá luận tốt nghiệp của tôi là góp phan khang định giá trị đa dang
sinh học phục vụ việc cải thiện đời sống cộng đồng thông qua hoạt động du lịch sinh
thái cộng đồng Và quan trọng hơn là đánh giá những điều kiện làm cơ sở cho hoạt động
này Qua đó hi vọng phần nảo giúp được cộng đồng dân cư vùng VQG Xuân Sơn nhận
thấy rõ ích lợi của tài nguyên thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
đa dạng sinh học VQG Xuân Sơn.
Dé đạt được các mục đích trên, khoá luận của tôi cần thực hiện các nhiệm vụ như:
- Tổng quan cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn về DLST trên thế giới và Việt
Nam.
- Phân tích tiềm năng DLST chủ yếu, các tác động của DLST đến môi trường tự
nhiên và nhân văn ở VQG Xuân Sơn, đặc biệt là các điều kiện phát triển loại hình
DLSTCĐ.
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động phát triển du lịch tại VQG Xuân Sơn.
- Đề xuất mô hình phát triển hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phù hợp với
khu vực nghiên cứu.
4 Pham vi
Về nội dung
Đê tài tập trung nghiên cứu vào vân đê sau:
Trang 14Phân tích tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở VQG Xuân Sơn, tỉnhPhú Thọ: Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển loại hình DLSTCĐ ở VQG Xuân Sơn,
sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và nhu cầu của khách
và không gian
Đề tài giới hạn trong phạm vi lãnh thô VQG Xuân Sơn, khải sát khách du lịch đãđến VQG Xuân Sơn, khảo sát cộng đồng dân cư xã Xuân Sơn với địa ban các vùng lõi:Bản Lap, bản Cỏi, bản Dù và BQLVQG Xuân Sơn
Về thời gian
Các số liệu điều tra trong tháng 4 và 5 năm 2016, các số liệu thu thập từ VQG và
các cơ quan khác từ năm 2010 đến nay
5 Đối tượng nghiên cứu
Bài khoá luận xác định rõ các điều kiện phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại
VQG Xuân Son; các hoạt động du lịch và sự tham gia của cộng đồng cư dân vào hoạt
động du lịch.
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phuong pháp thu thập dữ liệu
_- Phương pháp tông hợp, phân tích các thông tin
- Phuong pháp thực địa
- Phuong pháp điều tra bang hỏi
- Phuong pháp phỏng van sâu
Các phương pháp nghiên cứu được tác giả khoá luận trực tiếp thực hiện và thiết kế
bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn sau đó kết hợp với thu thập thông tin, tài liệu đưa ra các
phân tích, đánh giá vấn đề
Két cấu của dé tài
Ngoài phan mo đầu, nội dung, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo; nội dung chính
của khoá luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Đánh giá tiềm năng phát triển DLSTCD của Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Trang 15Chương 3: Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và đề xuất mô hình du lịch phù hợp
với phát triển DLSTCD tại Vườn quốc gia Xuân Sơn
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN
1.1 Các khái niệm liên quan
Hoạt động du lịch sinh thái ngày càng được chú trọng, quan tâm Những năm nửa
cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, du lịch sinh thái đã dần được định
hình Tuy chưa có một sự xác định cụ thể nào về loại hình du lịch sinh thái, nhưng nó
thường được đề cập đến như: du lịch có trách nhiệm, bền vững, bảo tồn và thường
được xếp vào nhóm du lịch thích mạo hiểm hoặc du lịch thiên nhiên
PGS.TS Phạm Trung Lương đã đưa ra cách nhìn của minh trong cuốn Du lich sinh
thái: Những vấn đề về lý luận thực tiễn và phát triển ở Việt Nam rằng: “Mọi hoạt động
có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi đều được hiểu là DLST”[16,
tr5-6] Tác giả cũng đề cập những tên gọi khác khi nhắc đến DLST như: Du lịch thiên nhiên
(Nature Toursim), Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature — Based Tourism), Du lịch môi
trường (Enviromental Tourism), Du lịch đặc thù (Particular Tourism), Du lịch xanh
(Green Tourism), Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism), Du lịch bản xứ (Indigenous
Tourism), Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism), Du lịch nhạy cảm (Sensitized
Tourism), Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism) và Du lịch bền vững (Sustainable
Tourism).
1.1.1 Du lich sinh thai
Trén thé gidi
Ta có thé tìm được những nghiên cứu về lĩnh vực DLST trên các diễn đàn nghiên
cứu khoa học của các tác giả đi đầu trên thế giới như Ceballos — Lascurian, Buckley
Hay các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về DLST của các tổ chức khoa học trên thế
giới như: Cater, Chalker, Dowling, Western, Duff, Wight Hiệp hội DLST, Quy bao
vệ động vật hoang dã (WWF), Tổ chức bao tồn thiên nhiên thé giới (IUCN) đã có
nhiều công trình nghiên cứu và công bố những quan điểm về DLST như: Hiệp hội đã
xuất bản cuốn Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quan ly của
tác giả Kreglind Lerg và Donald E.Howkins Trong tác phẩm của minh, tác giả đã nói:
Trang 17“Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm
tự nhiên không bị tan phá dé thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại
trong quá khứ hoặc đang hiện hành Qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực”[12].
Một khái niệm tương đối hoàn chỉnh đầu tiên được đưa ra năm 1987 do Hector
Ceballos —Lascurain: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị
thay đôi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế
giới hoang dã và những giá tri văn hoá được khám pha”[16, tr§].
Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES) định nghĩa DLST như sau: “Du lịch có
trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi của người
dân địa phuong”’[23]
-Theo Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch: “Du lịch sinh thái là một hình thức du
lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực
đến việc bảo vệ môi trường và văn hoá, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho
cộng đồng địa phương và có đóng góp nỗ lực bảo tồn”[34, tr10]
Tại Việt Nam
DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, song đã
thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường Do
trình độ nhận thức khác nhau, nên cách hiểu về DLST cũng khác nhau và còn nhiều
điểm chưa thống nhất
Dé có sự thống nhất về khái niệm, phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều Tổ chức
quốc tế như ESCAP, WWE, IUCN kết hợp với sự tham gia của các chuyên gia các
nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức các
chuyên đề nghiên cứu về hoạt động DLST trong các cuộc hội nghị, hội thảo, như: “Hộinghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp
với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) được tô chức tại Huế vào tháng 5/1997; Hội thảo
“DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4/1998;
Trang 18Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ
chức vào tháng 9/1999 tại Hà Nội do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức IUCN và
ESCAP thực hiện.
Trong Hội thảo quốc gia về “Xdy đựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 07/09 dén 09/09/1999 Và đã đưa ra được một khái niệm về DLST
tương đối khái quát: “Du lich sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tôn và phát
triên bên vững, với sự tham gia tích cực của cộng đông địa phương”
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ, đang là môi
quan tâm của nhiêu người ở nhiêu lĩnh vực khác nhau Có nhiêu cách đặt vẫn đề về du
lịch sinh thái, tuy nhiên tôi xin đê cập đên một số khái niệm sau:
Theo Luật Du lịch, Điều 4, Khoản 19: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa
vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng
nhằm phát triển bền vững
Loại hình DLST là loại hình có quy mô không lớn nhưng có tác dụng hoà nhập
môi trường tự nhiên với điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá đó Đây cũng là loại
hình du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân địa phương,
đồng thời, đây cũng chíng là loại hình du lịch hướng tới mục tiêu bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên để có điều kiện phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.
Tóm lại, những khái niệm trên là những cái nhìn tổng quan của thế giới về DLST.
Đó là những gì mà bản thân con người luôn muốn hướng đến trong tương lai nhằm bảo
vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các giá trị sẵn có của nó và duy trì, phát huy
các giá trị văn hoá bản địa.
1.1.2 Du lịch sinh thái cộng đồng
Du lịch sinh thái cộng đồng được các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan
tâm, trong việc vừa phát triên “du lịch” lại vừa đi đôi với việc phát triển “cộng đông”.
Trang 19Như vậy, để hiểu về du lịch sinh thái cộng đồng, ta đi làm rõ thêm một khái niệm nữa,
đó là “cộng đông”.
Cộng đồng có thé nói là một tập hợp các thực thé trong một xã hội, bao gồm nhiều mối quan hệ cộng sinh liên quan rang buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội.
Đây là một xã hội có tổ chức kết cấu liên quan chặt chẽ đến nhau Cộng đồng dựa trên
các nền văn hoá, văn minh của con người Ở đó những lợi ích chung gắn kết các thé loại
với nhau tạo thành một cố kết tập thể.
Theo Chủ nghĩa Mác — Lênin: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân,
được quyết định bởi sự giống nhau về lợi ích, mục đích, các điều kiện tồn tại của các
thành viên và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các
hoạt động sản xuất vật chất sự gần gũi về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn
mực, nền sản xuất và sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ
quan của họ về mục tiêu và các phương tiện hoạt động
Tác giả Schmirk lại đưa ra định nghĩa về cộng đồng: “Cộng đồng là một tập hợp những người chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên tự nhiên ở địa
phương”
Xét về định nghĩa cộng đồng, chúng ta có thể thấy nó được dùng nhiều trong các
lĩnh vực kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật Khái niệm này được đề cập đến vào những
năm 1940 tại các thuộc địa của Anh Rõ ràng có thể thấy rằng, một cộng đồng có nhiều
điểm chung của một nhóm người sống tại một khu vực địa lý, một vùng địa lý mà ở đócác nhóm người này có những mối quan hệ về huyết thống, tôn giáo, cơ sở sinh sống hay nói cách khác, họ có một mối gắn kết với nhau.
Ở Việt Nam, khái niệm cộng đồng luôn gắn kết với khái niệm “làng xã”, tạo nên
một chỉnh thể mô tả cụ thể nhất mối quan hệ gắn kết của xã hội Việt Nam
Tựu chung lại, chúng ta có thể hiểu về cộng đồng như sau: Cộng đồng là một nhóm
xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường, có liên quan, ảnh hưởng
đến nhau, chịu sự tác động lẫn nhau về mặt tư tưởng, tôn giáo và các mối quan hệ chính
trị xã hội Ở đó có chung các môi quan tâm, kê hoạch, các nhu cau, các nguy cơ và các
Trang 20điều kiện khác có sự ảnh hưởng đến tính thống nhất của các thành viên trong nhóm xã
hội đó.
Song song với việc phát triển du lịch, việc bảo vệ môi trường sinh thái cần có những giải pháp quản lý bền vững Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES), DLST
được định nghĩa như sau: “Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi
trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương” và được hiểu trên cơ sở sự quan
tâm tới thiên nhiên và trách nhiệm xã hội Chính vi lí do đó, để đảm bảo sự phát triển
lâu dai và bền vững, hoạt động DLST đã được tiếp cận trên một khía cạnh mới đó là sựphát triển Du lịch sinh thái cộng đồng (Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng)
Tác giả Võ Quế đã giới thiệu những góc nhìn diễn giải một số nhà nghiên cứu
trong cuốn “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng” Ví như tác giả Keith W.Sproule
và Ary S.Suhand, Nicole Hausle: “Du lịch dựa vào cộng đồng là nói tới các tổ chức kinh
doanh du lịch sinh thái do cộng đồng sở hữu và quản lý Hơn nữa, du lịch sinh thái baohàm ý một cộng đồng đang chăm lo đến tài nguyên thiên nhiên của mình dé có thu nhập
nhờ du lịch và đang sử dung thu nhập đó dé làm cho đời sống của cộng đồng mình được
tốt lên Nó thu hút công việc bảo tổn, công việc kinh doanh và sự phát triển cộng
đồng”.[23, tr13]
Theo Quỹ quốc tế bao vệ thiên nhiên (WWF) định nghĩa: “Du lịch dựa vào cộng
đồng là một hình thức du lịch du lịch mà cộng đồng địa phương làm chủ, tham gia vàoquá trình phát triển và quản lý, phần lợi ích sẽ thuộc về cộng đồng”
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Woffgang Strasdas đưa ra khái niệm: “Du lịch
cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra
phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa
phương”.
Theo tổ chức Respondsible Ecological Tours (1997) thì du lịch sinh thái cộng đồng
là phương thức tô chức du lịch cao về môi trường, văn hoá xã hội Du lịch sinh thái cộng
Trang 21đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao
nhận thức và học hỏi về cộng đông, về cuộc sông đời thường của họ.
Còn theo Viện nghiên cứu phát triển miền núi (Mountain Institues) thì cho rang:
“Du lịch dựa vào cộng đồng là hoạt động du lịch nhằm bảo tổn tài nguyên du lịch tại
điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn Du lịch cộng đồng
khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo các
cơ hột cho cộng đồng”.
Có thể nói, hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một quá trình tương
tác giữa khách với chủ, giữa người đi du lịch và người dân địa phương, mà ở đó có sự
tác động qua lại lẫn nhau nhằm mang lại lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi
trường địa phương.
Tại Việt Nam
Du lịch dựa vào cộng đồng là một khía cạnh mới trong ngành kinh tế du lịch
Ngày nay, du lịch sinh thái cộng đồng đã trở thành mối quan tâm của nhiều chuyên giatrong nhiều lĩnh vựa khác nhau Vào năm 2003, DLCD đã được đưa ra tại Hội thảo chia
sẻ các bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam Các chuyên gia đã :
khái quát những đặc trưng của DLCD, đó là:
- Đảm bảo văn hoá và thiên nhiên bền vững.
- Nâng cao nhận thức cho lao động.
- Tăng cường quyên lực cho cộng đồng
- Tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quan lý nha nước
Có thể thấy rằng, du lịch sinh thái cộng đồng là một phương thức du lịch mà ở đócộng đồng địa phương vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động du lịch Đồng thời,
nó đảm bảo sự phát triển bền vững của tài nguyên thiên nhiên và môi trường Song song
với nó là đảm bảo sự phát triển hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương.
Cùng môi quan tâm đó, các nhà nghiên cứu cũng có những dé tài nói vé du lịch
cộng đồng Điền hình là nghiên cứu của Bùi Thị Hải Yến cho rằng: “DLCD là phương
Trang 22thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ
yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch cộng đồng nhận được sự hợp
tác, hỗ trợ của các tô chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương
cũng như chính phủ Và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch
nhằm phát triển cộng đồng, bảo tổn, khai thác tài nguyên du lịch bền vững, để mọi tầng
lớp dân cư đều có thể sử dụng, tiêu dùng sản phẩm du lịch”[3 5]
Hay tác giả Nguyễn Thanh Bình đã mô tả về DLCD trong tạp chí Du lịch số 3 năm
2006 như sau: “Du lịch cộng đồng là một mô hình du lịch nơi cộng đồng dân cư có thể
trực tiếp tham gia vào tổ chức phát triển từ giai đoạn khởi đầu đến quản lý giám sát cảquá trình phát triển sau này và quan trọng hơn là được hưởng lợi từ sự phát triển đó Hay
nói ngắn gọn là hình thức du lich do dân và vì dân”[3]
Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam đưa ra một khái niệm như sau: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người
dân phối hợp tổ chức quan lý va làm chủ dé đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường
chung quanh thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương:
_phong cảnh, văn hoá ”[33, tr3]
Tuy nhiên, các khái niệm về DLCĐ và du lịch sinh thái cộng đồng hiện nay cònnhiều tranh luận và quan điểm trái chiều về việc thống nhất cách gọi cũng như nội dung
hoạch định.
Sự phát triển của DLSTCĐ mang lại nhiều lợi ích cho đời sống kinh tế, văn hoá,
xã hội người dân địa phương Đồng thời thúc đây các hoạt động bảo tồn và phát huy giá
tri của tàu nguyên, xã hội trên nên tảng phát triên bên vững.
Nói tóm lại: Du lịch sinh thái cộng dong là loại hình đu lich đo cộng đồng tổ chức,
dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường DLSTCĐ
dé cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho cộng đồng Với khách du lịch, DLSTCD tao cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về
môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sông hang ngày của cộng đồng.
Trang 23Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và
du lịch bền vững Là sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và cộng đồng Du lịch sinh tháicộng đồng nhắn mạnh vao ca ba yêu tô là môi trường, du lịch và cộng đông
1.2 Các yếu tố tạo thành du lịch sinh thái cộng đồng
Mỗi một loại hình phát triển du lịch đều cần có rất nhiều yếu tố tạo thành Du lịch
sinh thái cộng đồng cũng không ngoại lệ
Ngoài các điều kiện sẵn có của các hệ sinh thái tự nhiên, điển hình với tính đa dạng
sinh học cao thì các yếu tố khác như khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, hay
đường lối chính sách phát triển DLSTCD của chính quyền cũng góp phần tạo nên một
môi trường du lịch sinh thái đúng nghĩa.
Theo tác giả Võ Qué [23] ta thấy các yếu tố tạo thành DLSTCĐ như sau:
1.2.1 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên về môi trường tự nhiên và môi trường nhân
văn có quyết định đến việc phát triển DLSTCD
Tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hoạt
động du lịch Tuy nhiên để chúng trở thành một trong những điều kiện để hình thành và
phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, ngoài sự đa dạng về sinh thái, bản thân nguồn tài
nguyên đó phải thật sự cần nhiều yếu tố về mặt độc đáo, sự thu hút, môi trường, sự thuận
lợi, thị hiếu và có độ đặc sắc riêng biệt Bên cạnh đó là các yếu tố về các giá trị nó đem
lại cho chính bản thân nguồn tài nguyên đó và cho các đối tượng khai thác, sử dụng Và
hơn hệt là moi quan hệ lợi ích đổi với các môi quan hệ ngành khác.
Đối với Việt Nam, một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm
hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích
đạo Vi trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ âm không khí cao, mưa nhiều Việt Nam có đường bờ biển dai hơn 3000 km, lưng dựa vào day Trường Sơn Chính các điều
kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dang và độc đáo Thêm vào đó là những nét đặc sắc, độc đáo trong nên văn hoá dân tộc Tất cả
Trang 24những yếu tố đó đã tạo cho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc phát triển các loại
hình du lịch sinh thái, điển hình là du lịch sinh thái cộng đồng.
Trong hoạt động DLST nói chung và DLSTCD nói riêng, tài nguyên du lịch là
những nét đặc trưng cơ bản về mặt tự nhiên, là sự phong phú đa dạng của hệ sinh thái
và là nét đặc trưng của địa điểm du lịch Về mặt nhân văn, đó là nét độc đáo trong nền
văn hoá bản địa với những yếu tố lâu đời được gìn giữ và phát huy như tôn giáo tín
ngưỡng, cách thức sinh hoạt, sản xuất cũng như các phong tục tập quán mang nét vănhoá tỉnh thần nguyên sơ, truyền thống
1.2.2 Cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phương là nhân tố tạo nên nét đặc trưng của điểm du lịch Quyết
định tính độc đáo về mặt nhân văn trong yếu tố thu hút khách hàng đến với điểm Sự
độc đáo và nét truyền thống của cộng đồng cư được đánh giá dựa trên những đặc trưng
đặc thù của cộng đồng đó về dân tộc; số lượng dân cư; bản sắc dân tộc truyền thống:
phong tục tập quan; trình độ học vấn và văn hoá; nhận thức trách nhiệm về tài nguyên
và phát trién
Trong phan này tôi xin nhân mạnh đến vai trò của cộng đồng với việc phát triển
du lịch sinh thái nói chung và phát triển DLSTCĐ nói riêng
Nói về vai trò của cộng đồng địa phương đối với việc phát triển DLST thì cần phải nói đến những vai trò sau: Người dan bán địa có được những kinh nghiệm truyền thống
rất quý báu về tự nhiên, về nơi mà họ sinh ra, lớn lên và đang sinh sống Những kinhnghiệm và kiến thức của họ về thiên nhiên mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các nhà
khoa học, các hướng dẫn viên làm việc trong các công ty lữ hành, những người làm công
tác bao vệ rừng quốc gia và ngay cả những cá nhân, tổ chức muốn triển khai các dự án
kinh tế liên quan tới đu lịch tại địa bàn nhất định.
Nếu cộng đồng địa phương coi những di sản do thiên nhiên ban tặng và đo tổ tiên
dé lại là tài sản, thì tư duy, hành động và thái độ của họ luôn được khuyến khích dé đóng
Trang 25góp công sức bảo vệ nguồn tài nguyên ấy trong các dự án phát triển du lịch tại địa
phương.
Do đó, việc cộng đồng tham gia vào hoạt động DLST cũng sẽ nhận được những
phản hồi tích cực từ việc nâng cao y thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên va
các giá trị nhân văn khác.
1.2.3 Thị trường khách (Truyền thông, quảng bá)
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề dé nhận thu nhập ở
nơi đến.
Thị trường khách DLST ở Việt Nam bao gồm nhiều thị phần nhưng chung một
mục đích là có nhu cầu tới các vùng thiên nhiên Số lượng khách DLST ở Việt Nam
trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh, tuy chưa có các con số chính xác nhưngcũng có thể thấy rõ sự thu hút rất lớn của các loại hình đu lịch khác nhau cơ các khu vực
thiên nhiên hoang dã.
Một sản phẩm du lịch muốn tôn tại cần tim được đúng thị trường của mình, xác
định thị trường mục tiêu với các đối tượng phục vụ chính Bên cạnh đó hoạt động truyền
thông, quảng bá tới khách du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm thị
trường khách.
1.2.4 Chủ trương, chính sách hợp lý đối với hoạt động DLSTCĐ
Trong hoạt động DLSTCD nói riêng và các hoạt động khác nói chung thì các cơ
chế chính sách phù hợp của các cơ quan chủ quản là yếu tố mang lại nhiều thúc day tích
cực trong sự phát triển của hoạt động Những chính sách chủ trương tích cực mang tính
chất khuyến khích phát triển là những gì các đối tượng tham gia hoạt động trông đợi
Các chủ trương chính sách tích cực mang lại hiệu quá đối với nhiều ngành, thúc
đây các ngành liên quan và đối tượng thuộc phạm vi ảnh hưởng có được những mốiquan hệ và lợi ích nhất định Và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội
Trang 26địa phương, làm ảnh hưởng đến công tác duy trì, bảo tổn và phát triển nguồn tai nguyên
của địa phương.
Đối với các hoạt động DLSTCD, các chính sách, chủ trương của các cấp quản lý
về văn hoá, quản lý đầu tư, quản lý chủ thé, thúc đây hoạt động, kêu gọi sự đầu tư từ các
nhà hoạt động du lịch, hỗ trợ vẻ thuế, vốn, nhân lực là các chủ trương chính sách lợi
ích gần và hấp dẫn các nhà đầu tư đến tìm hiểu, phân tích đánh giá và đầu tư vào nguồn
tài nguyên tại điểm.
Như vậy, có thé thấy các chủ trương chính sách của các cấp quản lý đóng vai trò
quan trọng, là bước đệm cho hoạt động DLSTCĐ một cách dễ dàng.
1.2.5 Sự giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
Việc phát triển DLSTCD là một trong những loại hình du lịch đem lại lợi ích kinh
tế lớn cho cộng đồng địa phương và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về
bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Bên cạnh đó, đây cũng là loại hình đu
lịch cho phép khách du lịch được nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng cũng như
vệ cuộc sông đời thường của họ.
Tuy nhiên, để cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DLSTCD thì cần
phải có sự giáo dục, tuyên truyền và đầu tư Ngoài các chính sách của Nhà nước thì sự
giúp đỡ của bạn bè quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước là rất quan
trọng.
Nói tóm lại, để hoạt động DLSTCĐ được diễn ra thuận lợi, ngoài các yếu tố trên
thì việc kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức chính phủ trong và ngoài nước
góp phan thúc đây hoạt động rộng rãi và hiệu quả hơn
1.3 Tiêu chí và nguyên tắc của du lịch sinh thái cộng đồng
Tiêu chí của du lịch sinh thái cộng dong
Theo UNWTO (2008) cho rang, những tiêu chí của một du lịch sinh thai cộng đồng
đang hướng tới gôm có các tiêu chí sau:
Trang 27Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du
lịch tại cộng đồng
Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng.
Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ là
sự tham gia của một vài thành viên.
Quan tâm đến sự bền vững của môi trường
Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải được tôn trọng nền văn hoá và các
cấu trúc xã hội tại cộng đồng.
Có hệ thống, phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể vượt qua những
ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây |
Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh
hưởng đến văn hoá và môi trường
Hướng dẫn tông quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành
động hợp lý trong quá trình du lịch.
Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn
hoá, tôn giáo của họ.
Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch nếu
họ không muôn.
Nguyên tắc của du lịch sinh thái cộng đồng
Theo tác giả Võ Quế [23, tr56], các nguyên tắc dé phát triển du lịch sinh thái cộng
đồng bao gồm:
Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện vàquản lý, đầu tư và có thể trao quyén làm chủ cho cộng đồng:
Phù hợp với khả năng của cộng đồng:
Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng;
Xác lập quyên sở hữu và tham gia của cộng đông đổi với tài nguyên và văn hoá.
Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển DLSTCĐ cần phải dựa trên
nguyên tắc của du lịch bền vững, đó là:
Trang 28- Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và
giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng
- Khia cạnh xác thự nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, dam bảo họ đã
xây dựng, kế thừa các văn hoá và giá trị truyền thống, đồng thời góp phần vào sự
hiểu biết và cảm thông đối với các nền văn hoá khác nhau.
- Đảm bảo sự vận hành nên kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã
hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bé công bằng
1.4 Phân loại du lịch sinh thái cộng đồng
Dựa vào điều kiện và cơ sở hình thành chúng ta có thể chia ra nhiều loại hình du
lịch sinh thái cộng đồng khác nhau: du lịch tham quan, du lịch khám pha, Homestay, du lich mao hiém v v
Du lich tham quan
Là hoạt động du lịch đi thăm thú, tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử Đơn giản chỉ là đến thăm thú những nơi họ chưa từng đặt chân đến hoặc đã từng đến
ngoài nơi cư trú của họ với mục đích tăng sự hiểu biết, thư giãn tỉnh thần sau những
khoảng thời gian căng thẳng làm việc.
Đây là một hoạt động du lich khá phổ biến và có thời gian xuất hiện sớm nhất trong
các hoạt động du lịch Nó bao hàm nhiều hoạt động du lịch khác nhau, tạo điều kiện cho
khách du lịch có những cái nhìn tổng quát về những sự vật, hiện tượng tại địa điểm họ
tỚI.
Du lịch tham quan thu hút nhiều đối tượng và tầng lớp trong xã hội, loại hình này
không kén khách và mục đích chính của loại hình này là mang đến cho khách du lịch
cảm giác thoải mái, dễ chịu, sự tận hưởng, nghỉ ngơi hoàn toàn xuyên suốt trong quá
trình du lịch.
Du lịch homestay
Day là một loại hình du lich xanh, ly tưởng cho những du khách có đam mê và yêu
thích khám phá các nền văn hoá tại các vùng đất mà họ đặt chân đến.
Có một đặc điểm rất khác biệt của loại hình du lịch này, đó là các địa điểm lưu trú
không phải là khách sạn, nhà nghỉ mà thay vào đó là ở tại nhà của cư dân địa phương.
19
Trang 29Hình thức lưu trú này giúp cho người tham gia hoạt động du lịch có cái nhìn gần
gũi, thực tế hơn với cách sống, nền văn hoá của địa phương Khách đến du lịch và ở tại
nhà cư dân trong vùng sẽ được sẽ được thưởng thức các hoạt động vui chơi, giải trí; được tham gia vào sinh hoạt của chủ nhà Ví như các hoạt động: ăn cùng mâm, trò
chuyện cùng nhau, cùng ngủ chung trong một căn nhà và được đối xử thân thiện như
người trong gia đình Tuy nhiên, với những hoạt động này, khách du lịch phải tuân theo
những tập tục của địa phương, của chủ nhà và tôn trọng những quy tắc, sự riêng tư nhất
định của chủ nhà.
Nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, do đó, hình thức du lịch cũng cần
phải phong phú để đáp ứng lại Khách du lịch mong muốn tìm hiểu, tiếp cận với các nền
văn hoá của người bản xứ băng cách du lịch Homestay (du lịch ở nhà dân) Do đó, loại hình du lịch này ngày càng trở nên phô biến vì tính đáp ứng của nó đối với nhu cầu của
khách du lịch.
Đối tượng tham gia loại hình du lịch này chủ yếu là các học sinh, sinh viên, các
nhà nghiên cứu, các du khách có mối quan tâm đặc biệt đối với các nền văn hoá bản địa
tại các quốc gia và khu vực khác có sự khác biệt với nền văn hoá của họ Khi tham gia
các hoạt động du lịch tại cộng đồng, khách du lịch học hỏi được nhiều điều bé ích và lí
thú, những điều được đúc rút từ phong tục tập quán cũng như nền văn hoá của nguoi
bản xứ Ho cũng được gới thiệu, hướng dẫn tham gia các nếp sinh hoạt, văn hoá đặc
trưng của địa phương bởi chủ nhân ngôi nhà nơi khách lưu trú.
Hoạt động du lịch Homestay ở nước ta hiện nay cũng đang phát triển khá đa dạng
và phong phú Đặc biệt tại các địa điểm du lịch có nền văn hoá truyền thống đặc sắc,
những phong tục tập quán lâu đời mà ở những nền văn minh khác chưa biết đến hoặc
chưa thực sự được thâm nhập sâu tìm hiểu Các địa điểm nỗi bật ở Việt Nam đang phát
triển loại hình du lịch Homestay có thể ké đến như: Bản Lác — Mai Châu, Bản Cói — Phú
Thọ, Mộc Châu (Sơn La), Chiềng Yên — Sơn La, VQG Cát Bà, Làng cổ Đường Lâm,
Khu bảo tồn Cù Lao Chàm — Hội An, VQG Mũi Ca Mau,
Trang 30Thông qua hoạt động du lịch Homestay là sự giao lưu giữa người dân địa phương
với khách du lịch, tạo sự liên kết sắn bó cộng đồng, tạo ra mối quan hệ trao đồi giao lưu
văn hoá giữa các vùng miễn, các khu vực khác nhau trong va ngoài nước.
Du lịch mạo hiểm
Du lịch mạo hiểm là hình thức thực hiện, tham gia các hoạt động khám phá những
địa điểm có tính chất nguy hiểm, khó khăn Hoạt động này đòi hỏi người tham gia phải
có sức khoẻ, tính bền bỉ, kiên trì cũng như những yếu tố đặc biệt khác như lòng yêu thích sự mạo hiểm Những hoạt động du lịch mạo hiểm thường thấy như leo núi, đi bộ đường dài, lặn biển, leo núi déc,
Tại Việt Nam, loại hình du lịch này được một huấn luyện viên người Pháp đưa vào
năm 1990 ở Đà Lạt Các địa điểm hiện nay có hình thức du lịch mạo hiểm có thể kể đến
như Nha Trang, Đà Lạt với các hoạt động như nhảy dù, lặn biển, leo núi Người tham gia hoạt động này không chỉ được thử sức mình với những hoạt động mạo hiểm
mà còn được trải mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp.
Hiện nay, không chỉ khách nước ngoài mà ngay cả khách nội địa cũng rất hứng thú
với loại hình du lịch này Đặc biệt là những bạn trẻ ưa thích mạo hiểm Người tham dự
không hề có cảm giác gò bó hay bị chỉ phối bởi bat kì điều gì, vì đây là hoạt động phụthuộc rất nhiều vào độ liều lĩnh, quyết đoán của mỗi cá nhân
Có thể nói du lịch mạo hiểm mang cho mình một nét đặc trưng riêng để thu hút
Quy mô và thời lượng chuyến đi phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, thường là
kéo đài trong một khoảng thời gian khá dài.
Những nhà nghiên cứu thực hiện hoạt động du lịch này dé tìm kiếm những giá trị
nhiên cứu, đề tài khoa học hay các giá tri lịch sử, đấu ấn lâu đời từ phong tục tập quán
Trang 31của người dân địa phương, những nét văn hoá truyền thống lâu đời mà họ quan tâm và
đặt ra trong mỗi chuyến đi Nó không chỉ đơn thuần là sự tham gia giải trí như các hoạt
động du lịch khác Do vậy, điểm đến thường là các điểm với hệ thống tài nguyên tự
nhiên đa dạng, phong phú, hệ thống nhân văn lâu đời
Các loại hình du lịch khác
Bên cạnh các loại hình du lịch trên, DLSTCD còn có một số loại hình khác:
Du lịch thăm lại chiến trường xưa Đây là một hoạt động diễn ra khá phổ biến vớinhững cựu chiến binh muốn thăm lại, tìm lại nhữnh địa danh mà chính họ và đồng độinăm xưa đã chiến đấu Ngoài ra, đây cũng là một trong những hoạt động học tập lịch sử
đối với học sinh, sinh viên, những thế hệ trẻ của đất nước, nhằm tưởng nhớ lại chiến
công to lớn của những thế hệ cha ông đi trước hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đất
nước.
Du lịch nông nghiệp Đây là loại hình tham quan một số địa điểm hoạt động tích
cực của cư dân địa phương với du lịch nông nghiệp Người tham gia hoạt động du lịch
này đến thăm một quy trình hoặc một công đoạn trong quá trình thực hiện sản xuất nôngnghiệp nông thôn Một số địa điểm có thể ké đến cho loại hình du lịch này như: Miệt
vườn Đồng bằng sông Cửu Long; làng trồng hoa: Nhật Tân, Tây Tựu, Đà Lat
1.5 Khái quát về Vườn quốc gia Xuân Sơn
VQG Xuân Sơn nằm về phía Tây Nam của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, trên
vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La Đây là khu vực núi
đá vôi có hệ sinh thái rừng điển hình của miền Bắc.
Năm 2002, theo quyết định số 49/QD-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002 của thủ
tướng chính phủ, khu Bảo tổn thiên nhiên Xuân Sơn đã được chuyên hạng thành Vườn
quốc gia Xuân Sơn
Trang 32- _ Từ 104951? đến 105°01' kinh độ Đông
e Ranh giới VQG:
- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp với huyện Đà Bắc, tinh Hoa Binh;
- Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tinh Son La; Phía Đông giáp các xã: Tân Phú,
Mỹ Thuận, Long Cốc và Vinh Tién, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phia Tây Nam giáp KBTTN Phu Canh và Hồ thuỷ điện Hoà Bình;
- _ Phía Tây Bắc giáp KBTTN Tà Xùa và Hồ thuỷ điện Sơn La.
e_ Cách khu di tích lịch sử đền Hùng - thành phố Việt Trì: 90 km
e Cách thành phố Hà Nội: 120 km
Diện tích VQG Xuân Sơn có diện tích vùng là 18.369 hecta, trong đó diện tích vùng lõi là
15.048 hecta, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 hecta, phân khu phục hồi sinh thái
kết hợp với bảo tồn di tích lịch sử là 3.000 hecta, phân khu hành chính, dịch vụ là 900
hecta.
Đặc điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh
trên núi đá vôi.
Theo báo cáo tổng kết công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm
2015 của UBND xã Xuân Sơn, tổng diện tích tự nhiên là 6.5 72,5 hecta Xuân Sơn được
đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao và đa dạng địa
hình kiến tạo tạo nên đa dạng cảnh quan
Diện tích vùng đệm của VQG Xuân Sơn bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng,
Minh Đài và một vài phần của các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài đều
cùng huyện Tân Sơn.
1.5.2 Dân cư, dân tộc
Vườn quốc gia Xuân Sơn và các khu vực vùng đệm có 29 thôn thuộc địa giới hành
chính của 6 xã: xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thượng và Xuân Đài,
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và
Trang 33núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biên, tập trung ở phía Đông, một phần
phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia
Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, Vườn quốc gia Xuân Sơn vàkhu vực vùng đệm (29 thôn/xóm) có 12.559 người với 2.908 hộ; trong đó nằm trong
vùng lõi Vườn quốc gia có 1.181 người với 288 hộ và 4 khu hành chính là xóm Lạng,
xóm Dù, xóm Lap và xóm Cỏi
Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm là7.391 người, chiếm 58,8% tong dân số Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm; trong
đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm 22,3 % tong s6 lao động; số
lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tông số lao động.
Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh
sống: Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ,
chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %
Người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nước
Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù Trong sản xuất, người Mường vẫn giữ đượctính cộng đồng Họ thường hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc như làm ruộng, nương
ray, hái lượm Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời, vì vậy ruộng nước
của họ thường rất ổn định và bền vững
Người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm Thân
Người Dao ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của
người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá còn lưu giữ
được.
1.5.3 Đặc điểm về kinh tế
Trước những năm 1960, đời sống nhân dân du canh du cư phụ thuộc hoàn toàn vào
rừng, họ săn bắt, phát rừng, đốt nương làm ray đời sống không ổn định và gặp nhiều
khó khăn Tuy nhiên, từ những năm 1960 người Dao tại VQG Xuân Sơn theo chính sách
của nhà nước đã định canh định cư ổn định cuộc sống Người Dao thực hiện hoạt động
sản xuât có kỹ thuật, canh tác theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông với các giống lúa
Trang 34nước, các giông cây trông có năng xuât cao Nhờ đó đời sông người dân tách rời sự phụ
thuộc vào rừng, sản xuât canh tác nông nghiệp là hoạt động chính của người dân, tuy còn nhiêu khó khăn nhưng đã có sự ôn định.
Trồng trọt: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, khoai, sắn và một số sảnphẩm cây trồng phục vụ chăn nuôi Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đã tạo ra điều kiện
thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dàihơn Thêm vào đó là nguồn nước tưới cây phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên nhữngtháng khô hạn thường xảy ra thiếu nước Điều này đã khiến cư dân tại 'VQG thường chỉ
canh tác một vụ Diện tích khoai, san canh tác ở các sườn đổi, nơi đất ít dốc và hoàn
toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao Các loại cây trồng
khác như ngô, đậu, lạc được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều
kiện để làm ruộng nước Nhìn chung do kỹ thuật canh tác và điều kiện sản xuất không
thuận lợi nên năng suât trong sản xuât nông nghiệp chưa đạt hiệu quả cao.
Chăn nuôi: Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình
Nhìn chung hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, phục vụ nhu cầu tại chỗ,
chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung Tuy nhiên có một số hộ gia đình chăn nuôi
theo mô hình trang trại, gia trại Bênh cạnh hình thức chăn nuôi tập trung theo các kỹ
thuật mới, ở một số nơi, người dân còn duy tri tập tục chăn tha tự do vao rừng, ảnh
hưởng không nhỏ đên công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trong.
Lâm nghiệp và công tác quản lý bảo vệ rừng: Ban quản lý dự án 661/VQG Xuân
Sơn đã trồng, chăm sóc và giao khoán bảo vệ cho cộng đồng khu dân cư, tuyên truyền
luật bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, nhân dân đã nhận thức được việc chăm sóc
và bảo vệ rừng, trong năm 2015, tại xã Xuân Sơn không có hiện tượng lâm tặc khai thác
rừng và cháy rừng Diện tích trồng rừng trong năm 2015 của xã Xuân Sơn đạt 35,7 hecta
Các hoạt động thương mại: Du lịch sinh thái là thế mạnh của VQG Xuân Sơn,
mang lại thu nhập đáng ké cho cư dân trong vùng Các loại hình du lịch chính gdm: Du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá, du lịch thăm quan nghỉ dưỡng Những
Trang 35hoạt động du lịch này vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng, vừagóp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh
thái, cảnh quan Tuy nhiên các hoạt động dịch vụ du lịch mới chỉ tập trung ở trung tâm
xã Xuân Sơn, cụ thể là xóm Dù Hoạt động du lịch thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng
hoá tiêu dùng thiết yếu hằng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch nên
số lượng khách đến thăm vườn chưa nhiễu Tại các xóm Lấp, Cỏi, Lạng đang bắt đầu
có sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch, đặc biệt trong việc sẵn sảng
cung cấp các dịch vụ, cơ sở lưu trú với hình thức lưu trú tại nhà của cư dân địa phương
(homestay).
Đời sống va thu nhập của người dân: Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu
vực vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia khoảng 10 triệu đồng/người/năm Nguồn thu
nhập chính của người dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn chiếm (35,9%) thấp hơn
mức trung bình của huyện Tân Sơn Tỷ lệ hộ nghèo vùng lõi cao hơn vùng đệm Đây là
thách thức cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2013-2020.
1.5.4 Hiện trạng xã hội
Theo số liệu điều tra thu thập tại các xã của VQG Xuân Sơn năm 2012:
Giao thông: Hệ thống đường giao thông vào vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia luôn
được quan tâm dau tư Tính đến năm 2012, có 94 km đường nhựa và đường bê tông đến trung
tâm các xã; 67,7 km đường bê tông được trải đến thôn.
Y tế: Trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố tại trung tâm
xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 10 giường bệnh, 1 bác sỹ, 2 điều đưỡng, 1 y sỹ, 2 y tá Mỗi xóm có 01 y tá xóm Dụng cụ khám chữa bệnh ở trạm y tế được trang bi đơn giản, chi
khám, chữa những loại bệnh thông thường Tuy nhiên, công tác y tế ở đây đã có nhiều
cố gang như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh
phòng bệnh
Trang 36| Giáo dục: Giáo dục trong khu vực Vườn quốc gia đã được chú trọng, hầu hết các xã
có trường tiểu học và trường trung học cơ sở Hau hết các phòng học va phòng ở của giáo
viên được xây dựng kiên cố Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên
| hầu hết là người trên địa ban huyện Số học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường đạt
100% Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuôi trung học cơ sở và trung học phổ thông di học
khoảng 70% Đây là những bat cập trong việc nâng cao trình độ dân trí, nền tảng cơ sở cho
việc phát triển kinh tế
Trang 37Tiểu kết chương 1
DLST nói chung và DLSTCD nói riêng là hoạt động gây sự chú ý lớn trong việc
phát trién ngành du lịch hiện nay Về mặt cơ sở lý luận vẫn còn những tranh luận và ý
kiến khác nhau trong các khái niệm và định nghĩa Các ý kiến có nhiều sự trái chiều, tuy
nhiên bên trong chúng vẫn hướng đến những đặc điểm đặc trưng nhất định.
Tuy chưa có sự thông nhất giữa các khái niệm DLST, DLSTCD hay DLCD nhưng
chúng đều được nhìn nhận và đánh giá dựa trên không gian, hoạt động mà chúng ton tai.Tại mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh chúng ta có những khái niệm khác nhau, phù hợp với
chúng Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đi sâu vào từng khía cạnh, góc độ của hoạt
động nhằm đưa ra các đặc trưng, điều kiện, nguyên tắc hình thành, ton tại của mỗi loại
hình.
Tuy các điều kiện cơ sở vật chất tại địa bàn xã Xuân Sơn nói chung và Vườn quốc
gia Xuân Sơn nói riêng còn khó khăn, nhưng VQG Xuân Sơn hoàn toàn có điều kiện để
phát triển du lịch sinh thái cộng đồng: hệ sinh thái đa dạng phong phú, mang đầy đủ đặcđiểm về mặt tự nhiên; an sinh xã hội; phong tục tập quan,
Trang 38CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIEM NĂNG PHAT TRIEN DU LICH SINH THÁI
CỘNG DONG TẠI VƯỜN QUOC GIA XUAN SƠN
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
2.1.1 Tài nguyên du lịch
° Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700m đến
1300m Trong khu vực có rất nhiều hang đá kết hợp với hệ thống hang động, sông, suối
và rừng tự nhiên tạo cho VQG Xuân Sơn có cảnh quan đẹp, hùng vĩ và hấp dẫn.
Theo Báo cáo quy hoạch VQG Xuân Sơn năm 2013, địa hình VQG có độ dốc lớn
với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc
tạo thành các kiểu địa hình, đó là:
Kiểu địa hình núi thấp và đổi, độ cao > 700m chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự
nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh núi Voi với độ cao 1.386m, nui Ten với độ cao 1.244m,
núi Cần với độ cao 1.144m
Kiểu địa hình núi thấp và đôi với độ cao < 700m chiếm khoảng 65% tổng diện tích
tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất có xen lẫn địa hình caster phân bố phía
Đông và Đông Nam của Vườn, với độ dốc trung bình từ 25 đến 30°, độ cao trung bình
khoảng 400m.
Kiểu địa hình thung lũng, lòng chảo va dốc tụ chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự
nhiên của Vườn xen giữa các dãy núi thấp và trung bình Phần lớn diện tích này đang
được sử dụng canh tác nông nghiệp của các bản trong nội vi Vườn.
Khí hậu
Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm khí tượng Minh Đài và Thanh
Sơn, khí hậu tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa;
mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Trang 39Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm,
tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm Lượng mưa bình quân năm là 1.826
mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm (năm 1971)
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít và có nhiều sương mù
Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,5°C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối vào các tháng 6 và 7 hàng năm, có khi lên tới 40,7°C; nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối vào
tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 0,5°C
Độ âm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ âm cao nhất vào tháng 7,
8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%)
Khi đến với VQG Xuân Sơn, chúng ta có thể cảm nhận được sự thay đổi của khí
hậu Mát mẻ vào buổi sáng và nóng dần vào giữa trưa, chiều đến hiu hiu và se lạnh vàobuổi tối Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp cũng
như các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
Thuỷ văn
Theo báo cáo Quy hoạch VQG Xuân Sơn năm 2015:
Vườn quốc gia Xuân Sơn có các hệ thống suối như: Suối Thân, suối Thang, suối
Chiéng các suối này đồ ra hệ thống sông Vèo và sông Dày Hai sông này hợp lưu tại
va Minh Đài rồi dé vào sông Hồng tại Phong vực Tổng chiều dài của sông là 120km, chiều
rộng trung bình từ 150m, rất thuận lợi cho việc vận chuyên đường thuỷ từ thượng nguồn
về sông Hồng.
Sông Vèo và sông Dày chính là hệ thống nổi của dòng sống Bứa trong khu vực VQG Xuân Sơn bên cạnh hệ thống sông ngầm Đây cũng là nguồn cung cấp nước chính
cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cư dan trong khu vực Vườn.[15, tr43-44]
Hệ thống sông Bứa chia nhiều nhánh toả rộng khắp vùng Với lượng mưa déi dao,
trung bình năm từ 1.500mm đên 2.000mm, lượng mưa cực đại có thể lên tới 2.453mm
nhưng có năm ít mưa chỉ đo được 1.414mm Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong khu
vực giàu nước, thuộc lưu vực dau nguôn sông Bứa với nhiêu nhánh suối bat nguồn từ
Trang 40cm rE
các đỉnh núi cao trong Vườn, đóng vai trò rừng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nước cungcấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Tài nguyên sinh vật
Hệ sinh thái tại VQG Xuân Sơn khá đa dạng và phong phú Đây là một trong ba
vùng đa dạng sinh học cao nhất của Việt Nam Ở đây quy tụ rất nhiều loài động — thực
vật quý hiểm, điển hình ở rừng tự nhiên như: Sóc bay, Cá cóc san, Tê tê vàng (độngvật) hay Cho trắng, Sôi, Re, (thực vat)
Theo hệ thống phân loại Thảm thực vật Việt Nam của GS.TS Thái Văn Trừng,
rừng Xuân Sơn thuộc kiểu rừng “Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt
đới” Kiểu rừng này chia thành nhiêu loại nhỏ khác nhau dựa trên độ cao phân bố:
Rừng lá kín thường xanh mưa âm nhiệt đới: Phân bố thành các mảng tương đối
lớn ở độ cao dưới 700m tại khu vực phía Nam của Vườn Thực vật tạo rừng khá phong
phú, phổ biến là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae),
họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae)
Rừng lá kín thường xanh mưa ẩm 4 nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở khu vực
núi Ten, núi Voi và phần đất phía Tây của Vườn từ độ cao 700m trở lên Thực vật chủ
yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Ngoclan (Magnoliaceae), ho Thich (Aceraceae), ho Ché (Theraceae), ho Sén (Sapotaceae)
Rừng kín thường xanh 4 nhiệt đới trên đất đá vôi xương xấu: Phân bố thành những
mảng tương đối rộng ở khu vực núi Cẩn từ độ cao 700m trở lên Các loài trong họ Dầukhông còn thấy xuất hiện thay vào đó là sự xuất hiện một số loài lá kim như Sam bông
(Amentotaxus argotaenia), Thông tre (Podocarpus neriifolius) và sự gia tăng của các
loài thực vật á nhiệt đới như Re, Dé, Ché
Mỗi rừng có nhiều kiểu thực vật đặc trưng điển hình có ngudn gốc nhiệt đới va 4
nhiệt đới Bên cạnh đó, Xuân Sơn còn là cánh rừng phong phú của các loài cây làm
thuốc với 665 loài và cây ăn qua hoặc làm rau với số lượng là 132 loài Khí hậu của
Xuân Sơn cũng thích hợp cho sự phát triển của Rau Sắng, một loài cây đem lại lợi ích
kinh tê cao cho người dân bởi mọi bộ phận của cây đêu có thé ăn hoặc dùng làm thuốc.