1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa Phật giáo Việt Nam qua Thiền Uyển Tập Anh

84 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

- S GIÁ HÀ NỘI.

Khoa hocNit

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET

VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA THIEN UYEN TAP ANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH VIET NAM HOC

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2011-X

_ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS LE THỊ THANH TAM

KHOA VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIET

HA NOI, 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê

Thị Thanh Tâm Tất cả trích dẫn được đưa ra trong khóa luận là trung thực, có

nguồn gốc cụ thể Những kết quả, kết luận trong khóa luận được nghiên cứu nghiêm

túc không có sự sao chép từ bất kỳ nguồn nao Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn

nếu những lời cam đoan trên đây không đúng.

Tác giả khóa luận

Đào Thị Thơm

Trang 4

2 Mục tiêu đề tài ccccceessssstrnrrrssnerrrarree "—¬.` 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -.- "— 33.1 Đối tượng nghiÊW CỨU + StecềExEEEEEE1121211111211211111 1111111 3

3.2 Phạm vi nghiÊH CUU Ẳ .- 5s tk kkekrseeksevee — ồÖ 34 Lich sử nghiên CỨU =5 s s5 << ss s9 95 98958589556908686.80880866% 3

5 Phương pháp nghiên cứu s -° 5< 5< <cscescsse—¬ 6

6 Bố cục đề tài - se HT HH2 gnrderrreerepssseosee 6

Chương 1: KHÁI LƯỢC VE THIÊN UYEN TAP ANH VÀ MỘT SO

KHÁI NIỆM CƠ BAN ccssssssssssscssssscsssesssssossessscssssscsssssessussssssvssssessssessessnsess 71.1 ThiỀn uyỄH tập qiÌh << ©cscceetdEgotogCvee+te+uetkderkoereeereeevxee 71.1.1 Thiền uyễn tập anh trong dòng chảy văn học trung đại (văn học Lý -

¡PS ¬ 71.1.2 Tính phức hợp về chức năng của Thiền tuyển tập qnh, -: 11

1.1.3 Thién uyén tập anh từ góc độ dung hợp văn hoc dân gian Việt Nam 1 3

1.2 Phật giáo và Phật giáo Việt Nam << <cSsSsSsESS5EsESseseesese 15INu nh aa4 " 1512.2 Phật giáo Việt ÌNGI - SG 5S 3S k 1 K13E15K KH HH TT ng ưệc 15

_ 1.3 Một số khái niệm, thuật ngữ trong khóa luận s «seo 16

Chương 2 NHỮNG BIEU HIỆN CUA VAN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT

NAM QUA THIÊN UYEN TAP 4INH cccccsscoccvvveeseccrrve 232.1 Thién uyễn tập anh phan ánh nguồn gốc lịch sử của văn hóa Phật

giáo Việt ÏÑam 5 << <4 90909859850909898989058505055 545505 sse 23

2.2 Hỗn dung Phật giáo với văn hóa dân gian Việt Nam 27

2.2.1 Sự tích hợp những đặc trưng văn học dân gian trong Thiền uyén tập

“nh e 27

2.2.2 Phản ánh sự hỗn dung Phật giáo với tín ngưỡng dân gian trong Thiên

UYEM CGP AND 5N NHtdiaaaaa 43

Trang 5

2.3 Hỗn dung Phật giáo với các tôn giáo khác qua Thiền uyén tập anh 46

2.4 Hỗn dung giữa các tông phái Phật giáo qua Thiên uyén tập anh 48

2.5 Nhân sinh quan Phật giáo với quan niệm dân gian Việt Nam trong

Thien uyỄn tẬp Anh sssscosssessresverreersesoeensessssnsensensenssenscnssnsensesnsensesscsnsennseneeseees 50

2.5.1 Quan niém vé Nghiép - Bdo; Thién - AC cecesvessesssesessessesesessenes — 50

2.5.2 Niềm tin vào một nhân cách thân thánh, ¿SccctsESESErtrkrerersrea 562.5.3.Nhân sinh quan Phật giáo qua ứng xử van hóa mang mau sắc dân gian

Ộ Ô 57

2.6 Dau ấn văn chương Phật giáo s< 5° s°sscsscsecseesseseeserseee 57Chương 3 NHỮNG PHƯƠNG THUC THE HIEN VAN HÓA PHẬTGIAO VIET NAM QUA THIEN UYEN TẬP ANH 633.1 Thế loại tác phẩm Thién uyỄn tập Anh vscrsrssscesressssrsessssssessesssessesceesees 63

“NA ó3

3.1.2 Loại hình tiểu truyện thién sư, St Sct SE SE Ea 643.2 Ngôn ngữ trong tác phẩm Thiên uyén tập anh e-5-ccse- 66

3.2.1 Ngôn ngữ bạch thoại te HH 67

3.2.2 Ngôn ngữ biếu UOT ceeccceescsscsesssessssesssesssecssuesssessiesssessssesssscssssssesesseee 70

KET LLUẬN 5£ e£C©<Czeetveeetosssecvssscczse ¬ 74

Trang 6

man er

MO DAU

của một tôn giáo từ bi, hy xả, bình đẳng gần gũi với cư dân Việt Nam, sớm hòa

nhập và bám rễ trong đời sống người Việt Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín

ngưỡng bản địa cũng như đối với các tôn giáo đồng nguyên khác đã hình thành nên

bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và màu sắc của văn hóa Phật giáo Việt Nam

nói riêng Trong bối cảnh của sự hỗn dung văn hóa, Phật giáo đã có ảnh hưởng

không nhỏ tới văn học nghệ thuật, đặc biệt là dòng văn học Phật giáo mang những

bản sắc riêng đã trở thành một bộ phận độc đáo trong lịch sử văn học dân tộc Hơn

trên hết, qua dòng văn học này, chúng ta không thể phủ nhận những phản ánh của

một giai đoạn tiếp xúc văn hóa Phật giáo với văn hóa bản địa mà đó chính là mộtbức tranh toàn cảnh về một nền văn hóa thống nhất trong sự đa dang trong đó văn

hóa Phật giáo là một bộ phận nền tảng.

Thiên uyén tập anh (Anh tú vườn thiền) là một trong những cuốn sách cỗ củanền văn học dan tộc nói chung và của văn học Phật giáo nói riêng, ghi lại một cáchhệ thống các tông phái thiền học cũng như trật tự tiểu sử các vị thiền sư tiêu biểu từcuối thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ XIII Cuốn sách này giữ vị trí quan trọng, đặc

biệt là văn học Phật giáo với những giá trị thi ca của thời kỳ văn học Lý - Trần.

Thiên uyén tập anh được coi như một hợp tuyển hay tuyển tập truyện, những

tiểu truyện tiểu sử của các vị thién sư trong quá trình sống, truyền bá tư tưởng Phật

giáo, góp phần hình thành nên diện mạo văn hóa Phật giáo Việt Nam không chỉ

trong giai đoạn thế ky VI đến thé ky XIII mà nó còn phản ánh cho cả một giai đoạn

phát triển và tiếp xúc của văn hóa - văn học Phật giáo.

Cuốn sách cổ này được xem như là một nguồn tư liệu “tổng hợp” không chỉ

hàm chứa những giá trị về lịch sử Phật giáo, lịch sử dân tộc mà còn có giá trị về triết

học, về địa lý - địa danh học, văn học Ở Thién uyén tập anh chúng ta có thé thấy rõ

những biểu hiện của màu sắc Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc cho tới những ảnh

hưởng của nó trong thơ văn Cũng thông qua tác phẩm, chúng ta có thé thấy sự

chuyên hóa, ảnh hưởng giữa hệ tư tưởng Phật giáo với tư duy, quan niệm dân gian

Xuyên suôt trong từng mâu truyện tiêu sử các vị thiên sư Điều này càng góp phan

1

Trang 7

khẳng định Phật giáo ở Việt Nam mang màu sắc của tư duy dân gian, mối quan hệ

tiếp xúc giữa các yếu tố văn hóa bản địa với Phật giáo, càng làm nổi bật lên tính

phức hợp về chức năng của Thiển „yến tập anh Có thể nhận thấy tầm quan trọng và

những giá trị sâu sắc của tác phẩm ở nhiều khía cạnh khác nhau, và nghiên cứu

- Thiên uyễn tập anh dưới cái nhìn văn hóa cũng sẽ góp phần khẳng định những giá

trị phong phú của tác phẩm dồi dào ngữ liệu Phật giáo và văn chương này.

Hơn thế nữa, trong bối cảnh văn hóa hiện nay nói chung và văn hóa Phật

giáo nói riêng, việc tìm hiểu một thành tố văn hóa trong một đơn vị tác phẩm văn

học để thấy được tính đặc sắc trong quá trình phát triển, tiếp xúc của văn hóa bảnđịa với văn hóa - văn học Phật giáo càng trở nên hấp dẫn trong bối cảnh nghiên cứu

khu vực như ngày nay, Thiền uyén tập anh cũng không nằm ngoài sự khảo cứu này,dù mới ở những khía cạnh nghiên cứu bước đầu nhưng tác phẩm được xem như một

minh chứng cho sự biểu hiện của sắc thái văn hóa Phật giáo Việt Nam qua sự hỗn

dung văn hóa bản địa với văn hóa ngoại lai Thêm vào đó, Thiền uyén tập anh cũngtrở thành một đối tượng nghiên cứu khi đặt trong tương quan so sánh với văn hóa -văn học Phật giáo của các quốc gia, dân tộc trong khu vực và quốc tế, hướng đếnnghiên cứu so sánh để góp phan khẳng định tầm quan trọng và những giá trị sâu sắc

của tác phẩm, cũng như có một cái nhìn toàn điện về Phật giáo Việt Nam từ khởi

nguyên cho tới nay.

Từ quá trình tìm hiểu cũng như hiểu biết trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu

đề tài: “Văn hóa Phật giáo Việt Nam qua Thiền uyén tập anh” Dưới góc độ văn

hóa, đề tài nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về diện mạo của văn hóa Phật

giáo Việt Nam trong tiến trình hòa nhập, tiếp xúc văn học - văn hóa Phật giáo.

2 Mục tiêu đề tài

Đề tài thông qua những giá trị về lịch sử, văn học, tư tưởng địa lý, văn hóa

dé tìm hiểu những biểu hiện cũng như những phương thức biểu hiện văn hóa Phật

giáo Việt Nam được tich hợp trong tác phẩm.

Kết luận của khóa luận góp phan khẳng định Thién uyén tập anh hàm chứa `

những giá trị quan trọng, là cơ sở để phản ánh diện mạo Phật giáo Việt Nam trên

nên tang văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam.

Trang 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng cụ thể mà chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu là một số phương diện

nội dung và nghệ thuật của Thién uyén tập anh qua góc nhìn văn hóa ở đây là sự

hỗn dung văn hóa bản địa với văn hóa Phật giáo.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Trong phạm vi nội dung dé tài nhắn mạnh đến những biểu hiện sự hỗn dung

các yếu tố văn hóa dân gian và ngoại lai, cũng như những phương diện nghệ thuật

phản anh sự dung hợp văn hóa đó trong 7; hiền uyén tập anh.

Trong phạm vi nguồn tài liệu, chúng tôi tìm hiểu một số cuốn sách, bài đọc

cơ bản sau:

- Thiền uyén tập anh (Anh tú vườn thiền) (1993), Ngô Đức Thọ, Nguyễn

Thúy Nga dịch và chú thích, Nxb Văn học.

- Nghiên cứu Thiên uyén tập anh (2010), Lê Mạnh That, Nxb Phương Đông.

- Loại hình tác phẩm Thiên uyén tập anh - chuyên luận (2002), Nguyễn Hữu

Sơn, Nxb Khoa học Xã hội.4 Lịch sử nghiên cứu

Như chúng ta đã biết, Thién uyén tập anh là tài liệu lich sử cỗ nhất về đạo

Phật Việt Nam mà chúng ta hiện có, được biên khảo từ cuối đời Lý và hoàn chỉnh

vào khoảng đầu đời Trần Song hiện nay, bản ghi chép gốc không còn nữa mà chỉ

còn ban in chữ Hán trùng san vào năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (năm 1715), dựa trên bản

in chữ Hán đó thì phần lớn trước đây, nghiên cứu về Thiền uyén tập anh vẫn còn it

ỏi bởi hạn chế về mặt ngôn ngữ và chữ viết Sau khi được dịch, biên dịch và cũng

thông qua việc sưu tầm, giới thiệu những giá trị thơ văn Lý - Trần thì Thién uyén

tập anh được đưa ra nghiên cứu về mặt truyền bản, tác giả cũng như những vấn đề

thi ca của giai đoạn văn học Lý - Tran Có thé kể đến một số công trình như: Nghiên

cứu Thiển uyễn tập anh (2010) của Lê Mạnh That; Thiền uyển tập anh (1993) do

Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích theo nguyên bản chữ hán trùng

san và cuốn sách Tho văn Lý - Trần (1977) do Nguyễn Huệ Chỉ chủ biên đã góp

phần mở ra hướng nghiên cứu trên nhiều khía cạnh đối với Thiền uyén tập anh,

dong thời với hai bản dich của tác giả Lê Mạnh That: Ngô Đức Thọ và Nguyễn

3

Trang 9

Thúy Nga đã cho chúng tôi tiếp cận với 77 hiền uyén tập anh như một tài liệu cơ bản

để thực hiện khóa luận.

Với những giá tri quan trọng về nhiều mặt mà Thiền uyễn tập anh hàm chứa

thì phần lớn hiện nay, các công trình nghiên cứu về cuốn sách này đều tập trung giảiquyết những vấn đề thuộc về góc độ lịch sử, văn học, triết học song lại rất hạn

chế ở dưới góc độ văn hóa.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu 7? hiển uyén tập anh ở khía cạnh lịch sửPhật giáo, sử dụng những ghi chép về cuộc đời các vị thiền sư để miêu tả lịch sử

Phật giáo Việt Nam như: Phát giáo Việt Nam (1956) của Minh Hạnh; Lịch sử Phật

giáo Việt Nam (1988) do Nguyễn Tài Thư chủ biên; Việ Nam Phật giáo sử luận

(2000) của Nguyễn Lang và nhiều cuốn lịch sử, lược sử Phật giáo khác đã sử

dụng Thién uyén tập anh như một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng Chính từ

góc độ lịch sử này, chúng ta có thể nhận thấy nhiều dấu hiệu chứng minh mối quan

hệ giữa cuộc sống của các vị thiền sư với đời sống dân gian.

Triết học Phật giáo Việt Nam (2006) của Nguyễn Duy Hinh; Phật học tỉnh

hoa (1997) của Nguyễn Duy Cần; cũng đã đề cập đến các hệ tư tưởng triết học

Phật giáo qua từng thiền phái, hay ở từng quan điểm tư tưởng của các vị thiền sưtiêu biểu khi giảng giải về Phật giáo Đây là một nguồn tham khảo cơ bản để chúng

tôi đưa ra những nhận định về mối quan hệ, chuyển hóa giữa tư duy dân gian với tưtưởng Phật giáo trong Thién uyén tập anh.

Một số bài nghiên cứu thuộc công trình Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suyngẫm (2000) của Giáo su Trần Quốc Vượng cũng đã sử dụng một số chỉ tiết trongThiền uyén tập anh dé giải thích những chỉ tiết xuất hiện trong truyền thuyết có liên

quan đến mặt ngôn ngữ, lịch sử và địa lý Công trình này góp phần khăng định

Thiên uyén tập anh có giá trị, ý nghĩa như một tài liệu địa lý lịch sử và địa danh học.

Thién uyén tập anh là một tác phẩm văn học Phật giáo, thuộc loại hình thé

loại truyện trong dòng chảy thơ Lý - Trần, bởi vậy, những công trình nghiên cứu

Thiên uyễn tập anh như một đơn vị thuộc bộ phận văn học Phật giáo trong một giaiđoạn lịch sử văn học quan trọng phải kể tới: tập Thơ văn Lý - Trần (tép1)(1997) do

Nguyễn Huệ Chi chủ biên; hay hai bộ sách cùng xuất ban năm 1942: Việt Nam cổvăn học sử của Nguyễn Đồng Chi và Việt Nam văn học đời Lý (tập 1) của Ngô Tat

To; trong cuốn Giáo trình Hán văn Lý - Trân (1999) của tác giả Phạm Văn Khoái;

4

Trang 10

mảng thơ Thiền trong Thién uyén tập anh cũng thu hút sự quan tâm của các tác giả:

Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Huệ Chi, Lê Thị Thanh Tâm Nhìn chung, các tác

giả trên đều đi vào khát quát cuộc đời các vị thiền sư, nêu nhận định về những giátrị thơ văn của các vị thiền sư - như một thi sĩ với thơ thiền qua những cảm hứng về

thiên nhiên, con người được ghi chép trong Tiên uyén tập anh Một số công

trình nghiên cứu về cuốn sách Thiên uyén tập anh dưới góc độ văn học - văn hóa

của tác giả Nguyễn Hữu Sơn khá đa dạng như: “Jim hiểu những đặc điểm nghệ

thuật của Thiền Uyén tập anh” in trong tạp chí Văn học; “Thiên uyén tập anh - tác

phẩm mở đầu loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung dai” cũng được in trong

tạp chí Văn học; hay chuyên khảo “Loại hình tác phẩm Thiền tuyển tập anh”

(2002) Ở các công trình nghiên cứu này, các giá trị về thơ ca được tàng trữ của

một thời kỳ văn học - văn học Lý - Trần được khảo sát chuyên sâu, đặc biệt ở góc

độ loại hình văn học.

Tuy nhiên, dưới góc độ văn hóa, Thién uyén tập anh van chưa có một công

trình nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về giá trị văn hóa, về những biểu hiện của

truyền thống văn hóa Phật giáo được tích hợp trong tác phẩm Trong một số

nghiên cứu về Thién uyén tập anh như: “Thiên uyén tập anh trong bối cảnh văn hóa

- văn học Đông A”; “Chuyên khảo - loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh” của

Nguyễn Hữu Sơn có chỉ ra khái quát một số chỉ tiết, một số yếu tố folklore xuất

hiện trong tác phẩm, một số cuốn sách như: Phdt giáo với văn hóa Việt Nam (1999)

của Nguyễn Dang Duy; Văn hóa Phật giáo truyền thống - 3 tập (2011) do Trưởng

lão Thích Thông Lạc khởi soạn hay cuốn Truyén thống văn hóa và Phật giáo ViệtNam (2003) của Minh Chi, cũng đưa ra khái quát các tông phái thiền học ở ViệtNam và các giá trị thơ ca hay những vấn đề thuộc về bản chất đạo Phật để đề cập

đến sắc thái văn hóa Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh văn hóa truyền thống người

Việt Bên cạnh đó là các bài in trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Di sản văn

hóa, tạp chí Nghiên cứu Phật học, tạp chí Xưa và Nay, của các tác giả: Phan Đại

Doãn, Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Huệ Chỉ, Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Đức

Trang 11

Diện, phần nào đề cập đến những ảnh hưởng giữa đạo Phật đối với văn hóa Việt

Nam, và phan lớn các tác giả đều sử dụng Thién uyễn tập anh như một nguồn dẫn

chứng để phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu của họ.

Như vậy, phần lớn những giá trị hàm chứa trong tác phẩm Tï hiển uyén tập

anh đã được giới nghiên cứu tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, mặc dù có thé

chưa có một công trình nghiên cứu tach biệt một khía cạnh nào đó của tác phâm

song, đó là những công trình nghiên cứu đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận, kế

thừa không chỉ về mặt phương pháp luận mà còn là những tài liệu quan trọng gópphần hoàn chỉnh vấn đề nghiên cứu của mình.

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận đã sử dụng các phương pháp sau:

5.1 Phương pháp phân tích, tong hợp, hệ thống: Do nội hàm đề tài khá lớn nênchúng tôi sử dụng tối đa các hướng phân tích, hệ thống hóa để các nội dung chính

được khắc họa rõ.

5.2 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bản thân tác phẩm Thiền uyén tập anh là tác

phẩm khó định danh, nội dung nghiên cứu lại liên quan đến cả văn học, văn hóa, tôn

giáo, triết học, vì vậy, phương pháp liên ngành là cần thiết và hữu dụng.

5.3 Phương pháp thong kê, phân loại: Dé tài có vận dụng phương pháp này để

làm sáng tỏ vấn đề hỗn dung thể loại và tư duy nghệ thuật trong Thién uyén tập anhdé làm nỗi bật lên phương thức biểu hiện của văn hóa Phật giáo Việt Nam qua tácphẩm |

5.4 Phương pháp nghiên cứu so sánh: là phương pháp cần thiết để nhìn tác phẩm

trong bối cảnh chung của các mối quan hệ: văn hóa và văn học, văn học và tôn giáo,

văn học Phật giáo và văn học nhà Nho.

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo Nội dung chính

của khóa luận gồm:

Chương 1: Khái lược về Thién uyén tập anh và một số khái niệm cơ ban

Chương 2: Những biểu hiện của văn hóa Phật giáo Việt Nam qua Thiền

uyén tập anh

Chương 3: Những phương thức thể hiện văn hóa Phật giáo Việt Nam

qua Thién uyén tập anh

Trang 12

Chương 1: KHÁI LƯỢC VE THIEN UYEN TẬP ANH VÀ MOT SỐ KHÁI

NIỆM CƠ BẢN

Nhắc đến Thién uyén tập anh (Anh tú vườn thiền) là nói tới một bộ sách ghi

chép về các vị thiền sư Việt Nam (68 truyện tiểu sử) từ cuối thế kỷ thứ VI đến đầu

thế kỷ thứ XIII, đây là tài liệu cỗ về đạo Phật hiện nay mà chúng ta có Tác pham ra

đời trong giai đoạn văn học trung đại mang những giá trị tàng trữ thơ ca của thời kỳ

văn học Lý - Trần, hơn nữa ngoài chức năng văn học nghệ thuật của tác phẩm,

Thiền uyễn tập anh cũng hàm chứa tính phức hợp chức năng trong đó nổi bật là

chức năng tôn giáo, hơn hết, tác phẩm văn học Phật giáo này còn là nguồn tài liệu

góp phần giải đáp cái riêng của văn hóa Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo

Lý - Tran qua mối giao lưu tiếp biến giữa Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Hoa và

tín ngưỡng - văn hóa dân gian bản địa.

1.1 Thién uyén tập anh

Trong nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng bản dịch của Ngô Đức Thọ

và Nguyễn Thúy Nga là tài liệu cơ bản cho quá trình nghiên cứu Thông qua bản

dịch cùng với những nghiên cứu đi trước, chúng tôi sẽ đề cập phần nào đó tới vẫn

đề truyền bản, vấn dé tác giả của Thiền uyén tập anh, nhưng thực chất là chú trọng

hướng vào một số khía cạnh văn hóa dân gian, những giá trị và đặc biệt nhấn mạnh

đến chức năng ngoài văn học của tác phẩm.

1.1.1 Thiền uyễn tập anh trong dòng chảy văn học trung đại (văn học Lý - Trần)Trước hết, về tên gọi “Thiền uyén tập anh”, bài tựa sách Thiền uyén tập anh

ở ban in trùng san năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) có nói: “Tai sao lai lấy nghĩa là

Thiền uyén tập anh?” Đáp rằng: “do là lấy nghĩa lựa chọn những bậc anh tú trong

vườn thiền ” Tại sao lại như vậy, bởi vì môn dé của Thiên tông thì nhiều mà nhữngbậc thấu hiểu lý huyền vi thì không có mấy Quả thật như phượng giữa đàn gà, lan

trong bụi cỏ Nếu không phải là những người có thiền tư lỗi lạc, hiễu biết hơn

người thì làm sao thấu suốt được những yếu chỉ huyền vì đủ làm kẻ lãnh tụ chongười học dao, làm khuôn mẫu cho người đời sau Đúng là trong vườn thiền những

người anh kỳ không phải nhiều, do đó phải chọn lấy những bậc danh cao đức trọng

Trang 13

để tiếp cho những người học Phật noi theo Cái nghĩa của “Tập anh” là như thế, do

đó được dùng để đặt tên cho tập sách này an

Ngay từ cách giải thích về tên gọi cũng cho chúng ta thấy đây là một tác

phẩm ghi chép về hành trạng, tiểu sử của các vị thiền sư tiêu biểu nhất trong vườn

thiền thời Lý - Trần trở về trước Đặc biệt tên gọi đó cũng cho phép chúng ta khang

định rằng đó là những tiểu sử không đơn thuần là đưa ra nguồn gốc, quê quán, nơi

trụ trì mà đặc biệt là thể hiện cái sự tinh thông, đạt đạo của mỗi thiền su, hơn hết,

sự đạt đạo, tinh thông đó lại được trình bày dưới dạng “ngit luc”

Ở vấn đề về tên gọi trong “Nghiên cứu Ti hiền uyén tập anh” của Lê Mạnh

Thát, ông đưa ra yếu tố ngữ lục chỉ là sự thêm vào dưới thời Lê là do quan niệm,bởi khi khảo cứu tác phẩm thì có nhiều truyện không theo một ngữ lục nào cả Tuy

nhiên, theo chúng tôi thì mặc dù gọi tác phẩm là 7 hiển uyén tập anh ngữ lục hay

Thiền uyén tập anh đăng lục hay chỉ là Thiền uyén tập anh thì chúng ta không thé

vẫn là một tác phẩm đại diện cho bộ phận văn học độc đáo trong cả tiến trình lịch sử

văn học dân tộc - văn học Phật giáo, mà ở đó bao hàm cả những đặc điểm của văn

học nghệ thuật và văn học chức năng mà ở đó thơ Thiền Lý - Trần là một trong số

những minh chứng, nó vẫn mang những ý tứ thơ ca, vẫn thể hiện tâm tư, tình cảm.

Tâm tư, tình cảm trong thơ Thiền là những điều thé hiện ở một cảnh giới khác, cảnh

giới của các bậc thiền sư mà ở đó cảm quan về thiên nhiên và con người - “(hiên

nhiên trong thơ thiên không chỉ là cảnh tượng, cảnh vật mà trở thành cảnh

giới, phản chiếu nội tâm con người "”.và “con người ở đây khác với con người

trong kinh điển Phật giáo, con người thiền là con người không bị trói buộc, kể cả bị

trói buộc bang chính lời thuyết giáo của đức Như Lai Con người thiền nhắn mạnh

> Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga Thién Uyên tập anh tự - Lời tựa trong Thiền Uyén tập anh, 1993, tr.25.

Lê Thị Thanh Tâm, “Nghĩ về phương điện thế tục trong sáng tạo và cảm nhận thơ Thién”,2011

8

Trang 14

x A ˆ re re ` ` ^ s3

khả năng thấy biết và giải thoát cảm quan về nhân sinh dưới cái nhìn nhà Phật.`

Chúng ta có thể kể tới một số bài thơ Thiền trong T¡ hiên uyén tập anh với những lời

thơ, ý tứ hay mà thể hiện rõ cái cảm quan của Thiền sư - Thi sĩ trước thế giới, như

trong bài Kệ của Thiền sư Mãn Giác:

“ Xuân ruồi, trăm hoa rụng

Xuân tới, trăm hoa cười

Trước mắt, việc di mãiTrên dau, già đến réi

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua, sân trước một cành mai”

(Ngô Tat Tố dich)

Qua bài thơ thiền trên, cảm quan nhân sinh của nhà sư càng thé hiện rõ hơn ở

ý tứ thơ ca cũng như tư duy nghệ thuật của bài thơ, từ quy luật của tự nhiên, sinh,

lão, bệnh, tử, cho đến biểu thị sức sống bất diệt của vạn vật cũng được thể hiện ở

một cảnh giới thiền Con người, không gian, thời gian trong sáng tác thơ Thiềncũng thể hiện sự cảm thụ và miêu tả nghệ thuật như một đặc điểm trong dòng chảy

của văn học trung đại, qua hình ảnh con người cũng như thế giới quan có thể thấy

được chủ điểm được đề cập nhiều trong thơ Thiền là: Sinh tử, hữu vô, hư thực, ở đó

thiền sư như biết rõ được quy luật thịnh suy ở đời qua con mắt trí tuệ của thiền học

trong bài thơ thiền nổi tiếng của Thiền sư Vạn Hạnh:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Van mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”

374 1 A 3> x2» +22 z ` Nà a x ` a 2 , zLê Thị Thanh Tâm,”Con người giải thoát và con người mộng huyễn như là nguôn cảm hứng lớn trong thơ

thiên Lý- Tran”, 2010

9

Trang 15

“Thân như bóng chớp có rồi không

Cây cối xanh tươi thu não nùng

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông ”

(Ngô Tat Tổ dich)

Thơ thiền trong Thién uyén tập anh là cơ sở để thấy rằng đây là một tác

phẩm tàng trữ những giá trị thơ ca của giai đoạn văn học Lý - Trần.

Việc ghi chép tiểu sử các nhà sư theo thế hệ đựa trên nguyên tắc chép sử,biên niên sử như một bộ hồ sơ về nhân vật cũng là đặc điểm phổ biến trong truyện _

kể trung đại Việt Nam mà 7) hiền uyén tập anh là một điển hình Chang hạn khi chép

về tiểu sử Đại sư Khuông Việt, sách chép: “Ông là người Cát Lị, huyện Thường

Lạc, họ Ngô tên là Chân Lưu, là hậu dué của Ngô Thuận Dé Ông có dáng mạo

khôi ngô tuần tú, tính tình phóng khoáng, có chí khí cao xa Thuở nhỏ, theo họcNho, lớn lên theo đạo Phật, cùng bạn đồng học đến chùa Khai Quốc thụ giới cụ túc

với Thiền su Vân Phong, nhờ đó được đọc rộng kinh điển Phật giáo, hiểu sâu yếu

chí Thiền học Năm bốn mươi tuổi, danh tiếng vang vọng đến triều đình” Truyện

thiền sư Van Hạnh cũng dựa trên cách “lập hồ sơ” như vậy: “Thiền sư họ Nguyễn,

người hương Cổ Pháp Gia đình đã máy đời thờ Phật Thuở nhỏ thông mình khác

thường, học thông ba giáo, đọc kỹ trăm nhà, nhưng coi khinh công danh phú quý.

Năm hai mốt tuổi xuất gia cùng Dinh Huệ theo học đạo với Thiền Ông ở chùa Lục

Tổ Những khi công việc rỗi rãi, sư chăm chỉ học hỏi không biết mệt Sau khi Thiền

Ông tịch diệt, sư bèn chuyên tâm tu tập kinh “Tổng trì tam ma địa” lấy đó làm sự

nghiệp Bay giờ su nói ra điều gi, thiên hạ đều coi như sấm ngữ Vua Lê Dai Hành

đặc biệt tôn kính sư ”.

Các lập hồ sơ nay phan lớn đều xuất hiện trong từng truyện tiểu sử thiền sư

thường gồm ghi chép về chùa trụ tri, quê quán và khả năng học hỏi của từng

người Thế nhưng, Thién uyén tập anh đã vượt ra ngoài lỗi chép tiểu sử như một

hồ sơ bất biến mà trở thành tác phẩm tích hợp trong tất cả mọi phương diện: thể

loại, phong cách cũng như giá trị toàn tác phẩm.

10

Trang 16

Trong khảo sát 68 truyện tiểu sử các vị thiền sư tiêu biểu của hai thiền phái:

Vô Ngôn Thông và Tì Ni Đa Lưu Chỉ, chúng tôi khẳng định, Thién uyén tập anh

không chỉ mang đặc trưng của văn học nghệ thuật (chức năng văn học) mà còn

mang đậm đặc trưng của tính phức hợp của một hiện tượng văn hóa - tôn giáo.

1.1.2 Tink phức hợp vê chức năng của T hiển uyễn tập anh

Nếu như đặc trưng nghệ thuật của Thién uyén tập anh lấy từ cảm hứng thiền

để cảm thụ và miêu tả nghệ thuật thì cũng ở thơ thiền, cũng như lối ghi chép tiểu

truyện cũng hàm chứa sự tích hợp của chức năng ngoài văn học của tác phâm, mà ở

đây chính là chức năng tôn giáo - Phật giáo.

Lối chép tiểu sử các vị thiền sư theo thể hiện truyền thừa là một phương diệnchứng minh vai trò, chức năng tôn giáo của TI hiền uyén tập anh Đồng thời, biểu

hiện trong quá trình sống của các vị thiền sư đều nhằm mục đích truyền bá giáo lý

Phật giáo.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận tư duy - tư tưởng Phật giáo thông qua ba

chặng đường đời mà bat kỳ nhà sư nào cũng phải trải qua: Sinh ra - hành đạo và |

viên tịch Phần lớn, mỗi truyện đều ghi chép lại sự đạt đạo (hay sự lý giải Phật

pháp) của các vị thiền sư ở cuối truyện Biểu hiện của chức năng tôn giáo thể hiện ởnhững cuộc vấn đáp giữa các thiền sư với học trò hay sự van đáp giữa thiền sư vớicác thiền sư khác trên con đường đạt tới cửa Thiền Sự phản ánh của chức năng tôn

giáo là ở chỗ các thiền sư luận giải về những quan điểm nhân sinh quan trong việc

tu tâm, tu phật như thế nào, ra sao Chẳng hạn trong truyện thiền sư Viên Chiếu, ghi

chép vé viéc vị tăng hỏi: “Nghia của Phật va Thánh như thé nào?” tồi sau đó là Sự

luận giải, hoàng dương giáo lý Phật giáo Phần lớn trong khảo sát 68 tiểu truyện

về các vị thiền sư đều có sự truyền bá đạo Phật, lý giải Phật, Pháp, Thiền Chẳng

hạn khi nói về Phật - Tâm; Thiền sư Thường Chiếu đã gói gọn lại trong bài kệ của

“Tại thế vị nhân thân

Tâm vi Như Lại tạng

Chiếu diệu thả vô phương

Tầm chỉ cánh tuyệt khoáng”

I1

Trang 17

“Ở thé là nhân thân

Tâm là Nhu Lai tạng

Chiếu dọi khắp muôn phương

Nếu tìm không thay bóng”

Ý nói đến Tâm - Phật tồn tại ở giữa cõi đời, ở khắp muôn phương, và tu đạocần phải hiểu tâm thì mới không phí công vô ích Tu tâm là vậy, còn tu Phật trongbài kệ của Tăng thống Khánh Hỷ khi nói đến tu Phật thì chớ nói tới “Sắc”, “Không”

mà hãy nhận biết trời, đất Tâm là Phật, phật là tâm, đừng tìm Tâm ở ngoài trời: '“Lao sinh hư vấn sắc kiêm không

Học đạo vô qua phỏng tô tông

Thiền ngoại mịch tâm nan địch thếNhân gian thực quế khởi thành tùng

Càn khôn tận thị mao đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung

Dai dụng hiện tiền quyền tại thủ

Thùy chi phàm thánh dữ tây đông”Dịch:

“Kiếp trần khoan nói sắc cùng không

Học đạo gì hơn hỏi tổ tông

Tâm kiếm ngoài trời khôn định thé

Quế trông cõi tục há dăm bông

Máy lông chứa cả kiếp khôn rộng

Hạt cải thu gồm nhật nguyệt trongTrước mat nắm ngay công dụng lớn

Ai hay phàm thành với tây đông”

Trong quan niệm về nhân sinh quan, các vị thiền sư cũng lý giải cái lẽ của tự

nhiên sinh, lão, bệnh, tử là điều mà vạn vật đều trải qua, không ai tránh khỏi qua bài

kệ của Ni sư Diệu Nhân: l

“Sinh, lão, bệnh, tử

Tự cô thưởng nhiên

12

Trang 18

Muốn cau thoát ly

Càng thêm trói buộcMê, mới cau Phật

Hoặc, mới cẩu Thiền

Chẳng cẩu Thiên, Phật

Mim miệng ngồi yên”

Chức năng tôn giáo trong Thién uyén tập anh không chi ở sự truyền thừa qua

từng thế hệ, mà còn ở sự lý giải những quan niệm về Tâm, về Phật về lẽ sinh tử.Chính sự lý giải này cho thấy tác phẩm có sự chuyển hóa tư tưởng giữa đạo Phật

với đời - Đạo Phật với tư duy và quan niệm dân gian.

1.1.3 Thiền uyễn tập anh từ góc độ dung hợp văn học dân gian Việt Nam

1.1.3.1 Yếu t6 tác giả và truyền bản

Mặc dù đã được dịch và tìm hiểu nghiên cứu kĩ dưới khía cạnh sử học, song

những vấn đề về tác giả cũng như truyền bản Thién uyén tập anh vẫn còn là chủ đề

nghiên cứu đối với nhiều người quan tâm tới tác phẩm Dưới khía cạnh văn hóa học,

chúng tôi nhận thấy rằng, dựa vào hai yếu tố này có thể cho ta nhận định về biểu

hiện của lớp văn hóa - văn học dân gian, bởi phan lớn những tác phẩm văn học dân

gian thường có tính truyền miệng, đị bản và vô danh.

Ngoài bản in chữ Hán trùng san năm Vĩnh Thịnh thứ 1I(năm 1715), thì

chúng ta không có thông tin gì về truyền bản trước năm 1715, và câu hỏi đặt ra là

trước đó có một bản in, hay truyền bản nào khác nữa không? Trong Nghiên cứu

Thiền uyén tập anh, nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát đã cho rằng có nhiều truyền bản:

truyền bản đời Trần - dựa vào thời điểm ra đời tác phẩm, cũng như một số dữ kiện

13

Trang 19

truyện thiền sư; Truyền bản đời Hồ; Truyền bản 6 quyén;Truyén bản

“h Truyền bản đời Lê I - đây là truyền bản mà chúng ta hiện còn đã được

ig lại (năm 1715); Truyền ban đời Lê I; và truyền bản đời Nguyễn, và một

tin hep tay, Cùng với vấn đề truyền bản thì tác giả 7) hiền uyén tập anh , mặc dù

sáp đính “Thiền uyén tập anh là tác phẩm đời Trần ra đời vào năm 1337" nhưng

xã chựa xác định được rõ ai là người viết tác phẩm ¬

Trong

khóa luận nay, chúng

tôi chi dựa

vào vân de truyén ban

ciing nhu tac

gid để làm cơ sở cho việc khẳng định kết quả nghiên cứu của mình chứ không có

tham vọng giải quyết vấn đề nguồn gốc tác gia.

1.1.3.2 Yếu tố hư cấu, lạ hóa và sự chuyển hóa motif dân gian

Những chỉ tiết hư cấu, lạ thường xuất hiện trong hau hết các tiểu truyện, nó

thể hiện những khả năng đặc biệt, phi phàm, khác thường của giới tu hành, những

yếu tố hư cấu này không xuắt hiện trong toàn câu truyện mà chỉ nhắn ở một số chỉ

tiết, hay những hành động khác thường đặc biệt là qua cau trúc ba giai đoạn của

cuộc đời: Sinh hạ thần kỳ, tu tập than ky, viên tịch than kỳ.

Những yếu tố này được nhận định là từ sự tích hợp của những yếu tố văn hóa

- văn học dân gian Đặc biệt, là sự tiếp nhận của nhân vật thần kỳ, thần linh, những

nhân vật này thường là xuất hiện trong giấc mơ với vai trò là người dự báo, tiênđoán, và ra sức giúp đỡ chang hạn như: Thần nhân mặc áo giáp vàng, tay cầm bảotháp ở tiểu truyện Đại sư Khuông Việt; Hay hình tượng Quan Âm đại sĩ dùng cành

dương tĩnh rưới đầu ray mặt, chữa cho đôi mắt Thiền sư Ma Ha sáng lại Qua cấu

trúc truyện cùng với những chi tiết cốt truyện có chỉ tiết hư cấu, lạ hóa cho thấy

chiều sâu của sự tích lũy những giá trị về văn hóa - văn học, trong toàn tác phẩm.

Qua khảo sát 68 tiểu truyện thiền sư, có thé thấy đù các mẫu truyện này được

ghi chép dưới hình thức nào, phục vụ cho mục đích chức năng nào đi chăng nữa thì

không thé bác bỏ một hệ thống motif truyện dan gian - đặc biệt là motif truyện cổ

tích tích hợp vào tác phẩm Điều này càng làm rõ nhận định: “Van học trung đại

”# Đồng thời cũng nhấn mạnh

cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian

đến sự ảnh hưởng giữa Phật giáo tới văn học nghệ thuật dân gian và ngược lại là sự

chuyên hóa của những yếu tố văn hóa dân gian đối với Phật giáo nói chung và ở

đây là trong một tác phẩm văn học Phật giáo Để làm rõ vấn đề này chúng tôi xin

trình bày rõ hơn trong chương hai của khóa luận.

: Lê Mạnh That, "Nghién cứu Thiền Uyén tập anh” 2010, tr.78

Tran Dinh Sử, “Má; vấn dé thi pháp văn học trung đại Việt Nam” 1999,tr.67

14

Trang 20

$6 và Phật giáo Việt Nam

phần tổng quan chung này, chúng tôi đưa mục này vào khóa luận

66 cơ sở lý luận cơ bản và khái quát nhất dé củng cố cho kết luận của nghiên

đặt một vấn dé triết học, tư tưởng tôn giáo này vào bối cảnh nghiên cứu văn

“il vie học.

Phật giáo là một trong những trào lưu triết học tôn giáo ra đời vào khoảngthế kỷ VI trước công nguyên, ở Ấn Độ do thái tử Tat Dat Da sáng lập, hiệu là Thích

Ca Mâu Ni, hoàn cảnh xã hội cùng với những tư tưởng quan niệm (duy vật và duy

tâm) đang tồn tại lúc bấy giờ của An Độ đã trực tiếp hoặc gián tiếp thúc day sự ra

đời của đạo Phật.

Đạo Phật có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng khi

nhìn nhận về thế giới - thế giới tự nó vận động, phát triển thông qua quy luật vô

thường nhân quả Các giáo lý đạo Phật chứa đựng nhiều nội dung hướng thiện và

giáo dục đạo đức con người, đồng thời cũng phủ nhận một cách gián tiếp những mâu

thuẫn và xung đột của xã hội Giáo lý đạo Phật tập trung vào hai vấn đề: sự khổ não

và sự giải thoát khỏi khổ não ấy dé đạt tới trạng thái Niết bàn Dao Phật là một tôn

giáo mang bản chất như mọi tôn giáo khác, song có những đặc điểm riêng đó mà vì

vậy đạo Phật khi du nhập vào xã hội Việt Nam đã tìm được chỗ đứng nhất định Hơn

trên hết, tư tưởng, cảm quan của Phật giáo đã dung hợp với quan niệm dân gian của

cư dân Việt cô dé hình thành nên những giá trị trong văn hóa Phật giáo.

1.2.2 Phật giáo Việt Nam

Khởi nguyên, Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam, đạo

Phật được truyền bá vào Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên bằng hai con đường:

đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ Đường bộ thông

qua giao lưu văn hóa với Trung Quốc mà Trung Quốc khi ấy cũng tiếp nhận Phật

giáo được truyền bá từ Ấn Độ Như vậy, Phật giáo Việt Nam mang cả sắc thái Phật

giáo Ấn Độ và Trung Quốc Sự du nhập sớm đó đã hình thành nên trung tâm Phật

giáo Luy Lâu, được biết đến sớm hơn cả trung tâm Phật giáo Bành Thành và Lạc

Dương (Trung Quốc) Và cũng tại Luy Lâu, Phật giáo đã dung hợp với tín ngưỡng

15

Trang 21

5 để tạo nên một hệ thống tư tưởng và thờ cúng mang sắc thái riêng,

ống yếu tố văn hóa Việt Nam :

T6 Phật đến bằng con đường hòa bình, những giáo lý của đạo Phật vê bình

iái, cứu khổ, cứu nạn gần gũi với cư dân Việt Nam do đó dễ được chap

Phật vào Việt Nam, qua những biến có của lịch sử, Phật giáo ở mỗi thời8g có những biểu hiện khác nhau dé có được chỗ đứng như ngày nay Có

th? đ©ếp, tong lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử dân tộc, Phật giáo dưới thời Lý

-Tiền được xem là hưng thịnh nhất khi ma Phật giáo trở thành quốc giáo Điều đó

chứng minh, đạo Phật đã dung hòa với các tôn giáo ngoại lai khác cũng như với tín

ngưỡng bản địa để phù hợp với yêu cầu đời sống tâm linh và tư duy của người Việt

bấy giờ Trong quá trình phát triển và tiếp xúc văn hóa - Phật giáo, Phật giáo đã góp

miền làm phong phú và đa dạng cho nền văn hóa ban địa qua văn học nghệ thuật,

- &ñ đời sống chính trị - x2 hội, đặc biệt là sự xuất hiện của dòng văn học Phật

giáo - và trong khóa luận này, chúng tôi đề cập tới Thién uyén tập anh như một

cuến cổ sử Phật giáo ghi chép về đạo Phật Việt Nam mang những dấu ấn đậm đặc

của nền văn hóa Việt được truyền tải Nghiên cứu Thién uyén tập anh được đánh

giá như đưa ra cái nhìn về một bức tranh toàn cảnh về giao thoa tiếp biến văn hóa

Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa Việt Khẳng định những giá trị tích hợpvăn hóa làm nên màu sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.

1.3 Một số khái niệm, thuật ngữ trong khóa luận

1.3.1 Ác nghiệp: Thuật ngữ Phật giáo chỉ tất cả những hành vi tà ác hoặc hành vi

phản ác do than, khâu, ý gây ra, là nhân của quả Khổ.

1.3.2 Bạch thoại: Bạch thoại là khẩu ngữ của dân gian được bắt nguồn từ phương

Bắc, lưu hành từ đời Tống.

1.3.3 Kệ, thi kệ, thơ thiền:

Kệ: là “thé văn Phật giáo Còn gọi là “tụng”, “già đà có các loại: 4 chữ, 5

chữ, 6 chữ, 7 chữ và 32 chữ Là văn vần, là loại thể tài giống như thơ Dùng để

truyền bá giáo lý Phật pháp” Trong Thiền uyén tập anh, chính lời hỏi và lời đáp

được thể hiện dưới dang bài kệ mang triết lý Thiền học, mang hình thức như một

bài thơ và có chức năng nghi lễ Trong dé tài ngày, chúng tôi tìm hiéu bài kệ như

16

Trang 22

cơ sở để giải quyết sự dung hợp văn hóa qua tu tưởng quan niệm hàm chứa

trong một số bài kệ tiêu biểu.

Thi Kệ: La thé loai van vần du nhập từ Trung Quoc, thi kệ là một bộ phận

của thơ Thiền.

Thơ thiên: “Là các bài Kệ, là thơ bao gồm cả Kệ và thơ, nêu lên một triết ly,

một quan niệm Thiền hay một bài học Thiền nào đó, hoặc vừa ảnh hưởng Thiền vừa

mang rung động thi ca có tinh trần thé Thơ Thiên là thơ của các nhà sư và của cả

những người không tu hành nhưng am hiểu và yêu thích triết lý Phật giáo, bày tỏ

trực tiếp hay gián tiếp triết lý, cảm xúc hay tôm lý thiền” Định nghĩa này rat gầnvới những bài Kệ trong Thiền Uyén tập anh Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu

một số bài Kệ như một cơ sở dé giải quyết sự dung hợp văn hóa - văn học Phật giáo

với văn hóa bản địa.

1.3.4 Mật tông: Là một tông phái Phật giáo Đại thừa, lấy tha lực làm phương tiện

cảnh giới Niết bàn - Phật Mật tông tu theo “tam mật gia trì” Mật tông xuất hiện ở

Án Độ những phát triển mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc, chịu sự khúc xạ bởi văn hóa,

tôn giáo Trung Quốc Đặc trưng của pháp tu theo Mật tông là thực hành các châm

ngôn, thần chú và ấn quyết để giải trừ nghiệm báo để đạt tới cảnh gidi giác ngộ.

Trong khóa luận, chúng tôi liên hệ giữa yếu tố Mật tông với một số chỉ tiết

hư cấu trong Thién uyễn tập anh dé làm sáng rõ vẫn đề dung hợp Phật giáo với văn

hóa - văn học dân gian.

1.3.5 Nghiệp báo: Thuật ngữ Phật giáo, “Nghiệp” và “Báo” gọi gộp có nghĩa làbáo ứng của nghiệp, hoặc quả báo của nghiệp Đó là luân lí Phật giáo dùng để

thuyết minh về sự sai biệt của nhân sinh và xã hội, do sự thiện ác của 3 nghiệp

(thân, khẩu, ý) ắt sẽ dẫn đến quả báo tương ứng Trong đó, nghiệp quyết định sự

giàu nghèo, thọ yếu, vận mệnh của mỗi cá nhân là Mẫn nghiệp, quả báo thu được là

Biệt báo Nghiệp quyết định điều kiện sinh hoạt vật chất chung của con người là

Dẫn nghiệp, qua báo thu được là Tổng báo.

1.3.6 Ngữ lục: Là một thể văn mang chức năng nghỉ lễ tôn giáo, mà ở đây là Phật

giáo Dùng dé ghi lời của các vị sư cấu trúc thường là giới thiệu sơ lược hành trang

8 ễ ì 2 +,Nguyễn Pham Hùng, LA.PTS: “Vận dung quan điểm thé loại vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam thời

Ly - Trần”, 1995.

17

Trang 23

eae đó là lời hỏi đáp của chính vị su trong truyện (nhân vật) với người nào

g là đệ tử) về một lẽ huyền vi nào đó của đạo Phật.

cha : Trong tên gọi tác phẩm có nhiều văn bản sử dụng tên: f¡ hiền uyén tập anh

uy Thidn uyễn tập anh ngữ lục Song tính chất ngữ lục của tác phẩm vẫn được lưu

ganic di đã được dịch va biên dịch Hon hết, tên tác phẩm cũng cho thấy nó théMiệù một đặc điểm nỗi bật của văn học Việt Nam thời trung đại đó là: Tên thé loại

đặt ngay sau tên nội dung chính làm nhan đề.

1.3.7 Nhân quả: Là nhân duyên và quả báo, là lí luận cơ bản của Phat giáo dùng dé

thuyết minh mọi mối quan hệ trong thế giới và để giúp đỡ hệ thống tôn giáo của

mình Nhà Phật cho rằng, bất cứ tư tưởng hay hành vi nào đều tất yếu dẫn đến hậu

quả tương ứng, phàm có việc làm thiện ác, tất có thể được hậu quả thiện ác đó gọi là

nhân báo ứng (còn gọi là quả báo”).

1.3.8 SẮm ngôn, sim vĩ:”

Sdm ngôn: Là lời sắm truyền: vốn chi lời lẽ trong “Hà đồ”, “Lac thư” hoặc những

lời lẽ mang tính tiên tri.

ấm vĩ: Chi sắm ngữ và vĩ thư Từ này có xuất xứ từ “Tứ khố đề yếu”:

“Sam là bia ra ẩn ngữ, dự đoán cát hung Vi là chỉ lưu dự ngôn tôn giáo(những lời tiên tri mang tính chất tôn giáo thân bí) dự đoán các điều lành dữ do

bọn vu su (đông cốt) hoặc phương sĩ mượn kinh nghĩa mà bày đặt ra Vĩ chỉ loạisách đối đãi với kinh của Nho gia dùng các thủ đoạn thuật số, chiêm nghiệm để

phụ hóa với kinh điển của Nho gia Sdm vĩ vốn chẳng phải là một loại sau được

thịnh hành và bị thần hóa bởi Nho gia, ty dùng những lời lẽ hoang đường, yêuvọng để giả nghĩa nhưng lại giả danh Khong Tit”.

1.3.9 Thiền: Thiền nghĩa là tĩnh tâm, chủ trương tập trung trí tuệ để thiền nhằm đạt

đến chân lý giác ngộ của đạo Phật Theo Thiền tông, “thiền” không phải là sự suy

nghĩ vì suy nghĩ là tâm vọng tưởng, làm phân tâm và mam mống của sinh tử luân

hôi Cách tu theo thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức, thời gian vàkhả năng.

® Quả báo: “Là kết quả của nghiệp nhân của kiếp trước gọi là Quả Lại là sự báo trả tương ứng với nghiệp

nhân ấy - gọi là báo” - Từ điền Phật học Hán Việt.

® Lao Tử - Thịnh Lê, Tờ điển bách khoa Nho - Phật - Đạo, 2001

18

Trang 24

* chấp trước cái sự vật hiện tượng Điều này phản ánh một cách cô đọng bản chất

của Phật giáo coi mọi sự chỉ là giả tưởng, nếu con người nhận thức được điều đó thì

khêng còn trong vòng luân hồi, bởi sinh, lão, bệnh, tử cũng chỉ là quy luật của tự

nhiên, đưới tư tưởng Phật giáo thi đó cũng là quy luật nhân sinh Thêm vào đó, tu

thiền là tu tâm, cái tâm trong thiền định lúc nào cũng được thư thái - đó cũng được

coi là một đặc trưng của phương pháp thiền Người tu thiền thường phải loại bỏ

những phiền não, ngũ tặc, tham, sân, sỉ trong tư tưởng dé đạt tới cảnh giới Niết ban,

thu nạp tỉnh hoa của tứ diệu dé hay thập nhị nhân duyên để đạt trạng thái Phật.

Trong Thiền uyén tập anh có ghi chép về ba dong thiền và sự dung hợp củaba dòng thiền này đã tạo cho Thiền tông Việt Nam mang một sắc thái riêng gồm:

Thiền phái Ti Ni Da Lưu Chỉ, Thiền phái Vô Ngôn Thông và Thiền phái Thảo

1.3.11 Thiện: Thuật ngữ Phật giáo Dịch từ tiêp Phan Kusala Nghĩa rộng của thiệnlà chỉ mọi tư tưởng và hành vi phù hợp với Phật lý Nghĩa hẹp là chỉ một trong

những tam sở pháp của Pháp tướng tông'?

1.3.12 Tịnh độ tông: Tông phái Phật giáo Trung Quốc, giáo nghĩa của tông này

đơn giản, tông chỉ chủ yếu là lấy từ sự niệm Phật hành nghiệp của người tu hành

làm nội nhân, lay nguyện lực của đức A Di Da làm ngoại duyên, nội ngoại tưng ứng

sẽ được vãng sinh sang cõi Tịnh Độ cực lạc Tịnh độ tông trong đề tài này, cùng vớiMật tông tạo nên màu sắc Phật giáo Việt Nam.

1.3.13 Tỳ sa môn thiên vương: Là tên thần hộ pháp Phật giáo tức Bắc Phương Da

Văn Thiên Vương, là một trong nhị thập thiên (hai mươi Trời); một trong Tứ đại

Thiên vương (bốn Đại thiên vương) Hình tượng của thần là tay cầm ô hoặc tháp.

1.3.14 Văn hóa Phật giáo; văn hóa Phật giáo Việt Nam

Phật giáo đã trải qua hơn 2.000 năm lịch sử du nhập và phát triển ở Việt

Nam Bằng con đường hòa bình, những giáo lý của đạo Phật về bình đẳng, bác ái,

cứu khổ, cứu nạn gần gũi với người dân, gắn kết với truyền thống văn hóa tín

ngưỡng bản địa, đã tạo nên những nét đặc sắc riêng của Phật giáo trong nền văn

hóa dân tộc Từ việc đóng góp những giá trị của mình trong dòng chảy văn hóa

" '* Lao Tử - Thịnh Lê, Từ điển bách khoa Nho - Phật - Đạo, 2001

Lao Tử - Thịnh Lê, Tir điển bách khoa Nho - Phật - Đạo, 2001

19

Trang 25

giáo và văn hóa Phật giáo thực sự đã trở thành một phần quan trọng

' Việt Nam.

vin hóa Phật giáo với tư cách là thành tốế cơ bản của văn hóa nên

những nét đặc trưng của văn hóa Do vậy, trước khi tim hiểu khái

XS dda Phật giáo”, “văn hóa Phật giáo Việt Nam” thì cần phải có kiến thứcsu niém “văn hóa” Thêm vào đó, việc nghiên cứu một vài nét về Phật giáo6a sẽ làm sáng tỏ hơn khái niệm van hóa Phật giáo nói chung và văn hóa

trí: — Về khái niệm “văn hóa” đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa,

chúng tôi đưa ra khái niệm văn hóa để nhằm có cái nhìn sâu sắc về thuật ngữ “văn

hóa Phật giáo; văn hóa Phật giáo Việt Nam” trong khóa luận “Văn hóa” là tong thể

hệ chung những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tao ra trong quá

'Ố&tch sử; hay “văn hóa” nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc

trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm người

trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương

thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin Như vậy, văn hóa chính

là một mô thức tập hợp kiến thức, tín ngưỡng và thái độ ứng xử của con người, văn

hóa bao gồm nhiều thành tố từ ngôn ngữ, tư tưởng, niềm tin, tập quán, luật lệ, lễ

nghỉ, thiết chế cho đến văn học, nghệ thuat,

“Văn hóa Phật giáo”: Trong dòng chảy của văn hóa nói, Phật giáo được xem như

là một thành tố của văn hóa, bởi vậy, khi nhắc tới khái niệm “văn hóa Phật giáo”chúng ta có thé mường tượng đó là một khái niệm rộng, ở nhiều khía cạnh trên cơ

sở ý nghĩa vật chất và tỉnh thần Theo nhận định của Trưởng lão Thích Thông Lạc

trong cuốn “Văn hóa Phật giáo truyền thống ” cho rằng văn hóa Phat giáo chính là

ở khía cạnh đạo đức con người, văn hóa Phật giáo thể hiện qua những “bài pháp

dạy về đời sống đức hạnh cho mọi người không riêng gì cho những tu sĩ và cư sĩ

Phật giáo nó chính là những bài học làm người, làm thánh của đạo Phát°; hoặc

cũng có ý kiến: “văn héa Phật giáo là một bộ phận của văn hóa nhân loại, là sự kết

hợp tỉnh hoa văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thân của đạo Phật chứa đựng trong đời

£ › ở:

Song cua con người, được con người sáng tạo và tích lity trong quá trình hoạt động

” Tuyên bố ũ :wy n bô chung của UNESCO vẻ tính da dạng văn hóa

(http://www unesco org/ education/ imld_2002/ unversal_decla shtml).

20

Trang 26

-củn mình Văn hóa Phật giáo chính là tong thể các giá trị đặc trưng, là

Niững thành tựu mà Phật giáo có được trong lịch sử tôn tại và phát triển 73

wie Đồng tình với những nhận định trên, chúng tôi cho rằng, “yan hóa Phật giáo”

trước hết là một thành tố văn hóa, hơn nữa, văn hóa Phật giáo được sản sinh ra trong

{ll trinh của lịch sử va do con người chỉ phối hay nói đúng hơn nó là sản pham cả về

giưương điện vật chất lẫn tinh than, phục vụ cho mục đích của con người.

_ Nổi đến Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo thuần túy, ngược lại Phật

giáo còn là đạo đức, là trí tuệ, Phật giáo bổ sung cho văn hóa, thúc đây văn hóa phát

triển Đối với văn hóa Việt Nam cũng vậy, Phật giáo thâm nhập và ket hợp với tínngưỡng dân gian người Việt để hình thành một luồng văn hóa mới trong văn hóa

Việt, đó là “văn hóa Phật giáo Việt Nam” khác với văn hóa Phật giáo Trung Quôc

hay Án Độ Vậy “văn hóa Phật giáo Việt Nam” là gì?

“Vin hóa Phật giáo Việt Nam”:Trong cuốn “ Truyén thong văn hóa và Phật giáo

Việt Nam”, tác giả Minh Chi đưa ra nhận định về truyền thống văn hóa Phật giáo

Việt Nam “ức là nói những gì tốt đẹp, tích cực, cởi mở, giàu nhân tính mà Phậtgiáo từ khi du nhập vào Việt Nam hơn 18 thế kỷ nay, đã đem lại cho người ViệtNam, cho đất nước Việt Nam, giúp cho người Việt Nam sống hòa bình và hạnh

phúc, giúp cho đất nước Việt Nam giữ vững được quyên tự do và độc lập, phát triểnmột nền kinh tế và văn hóa thịnh vượng giàu bản sắc dân tộc 4 Giáo su Thái Kim

Lan cũng cho rằng: “Van hóa Phật giáo Việt Nam là nền văn hóa lay giáo lý đức

Phật làm trung tâm, xảy ra trên đất nước Việt Nam, cho con người Việt Nam, trong

xã hội Việt Nam, trong lịch sử Việt Nam, goi la văn hóa Phật giáo Việt Nam Cụ

thể, nếu ta lấy mốc sự truyền bá của Phật giáo vào Việt Nam cách đây 2000 năm thìđông nghĩa ta có chừng ấy năm văn hóa Phật giáo Việt Nam Như vậy, qua thời gian

văn hóa đã thấm nhudn vào phong tục tập quán, lối sống, hình thành tư tưởng tình

cảm của người Việt Tat cả những cái đó gọi là văn hóa Phật giáo Việt Nam ”

Qua đó, văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng là một thành tố trong chỉnh thể

văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng hay văn hóa Phật giáo nói

13 ễ 1 À « L2 fa Lẻ ^ ^ `

oe Thị Hong LVTh.S “Van hóa Phật giáo và van dé bdo tôn văn hóa Phật giáo Việt Nam ngày nay”

14 R4: té 3 £ xs z `

Minh Chi “Truyén thong văn hóa và Phật giáo Việt Nam” 2003, tr 14

(http://ww w.hkt.vn/van-hoa/4573-Van-hoa-phat-giao-nen-tang-cua-van-hoa-Viet-Nam.html)

21

Trang 27

Mhái niệm rộng, nó không chỉ dừng ở mặt lý luận là tư tưởng, triết học,

sa ngoài, nó là biểu hiện của lối sống con người trên nền tảng của đạo đức.

ng bóa Phật giáo Việt Nam không nằm ngoài chỉnh thể văn hóa, hay văn

ot a4, song nó cũng có những biểu hiện riêng để phù hợp với nền văn hóa

: vào khái niệm về “văn hóa Phật giáo”, “văn hóa Phật giáo Việt Nam”

tôi đi tìm hiểu về Thien uyễn tập anh để nhằm xác lập vị trí của Phật

văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như cách thức thể hiện văn hóa Phật giáo

eo tác phẩm để thấy rõ những biểu hiện văn hóa hỗn dung được tích hợp

trong Thiển uyễn tập anh.

Tiểu kết:

Trên cơ sở mục tiêu khóa luận, chương một đã cung cấp khái quát những vấn

đề chang nhất về Thiên uyén tập anh cũng như về văn hóa Phật giáo Việt Nam.

“A Thiển uyén tập anh trong dòng chảy văn học Trung đại được khảo sát dưới

góc độ loại hình thông qua cấu trúc, cốt truyện của từng truyện tiểu sử của các vị

thiền sư, hơn hết qua khảo cứu ở góc độ này, càng làm nỗi bật tính chất ngữ lục của

tác phẩm, đồng thời, góp phần khẳng định giá trị văn học - văn hóa Phật giáo trong

sự hỗn dung với văn hóa - văn học dân gian.

Đặt Thiền uyễn tập anh dưới góc nhìn văn hóa Phật giáo Việt Nam đã cho

chúng ta thấy tính phức hợp về chức năng của Tiền uyén tập anh Trong đó, nó

hoàn toàn không xa rời chức năng tôn giáo qua cách ghi chép tiểu sử thiền sư ở các

thế hệ truyền thừa, và đặc biệt, các truyện tiểu sử thiền sư ấy đều hướng tới mục

đích truyền bá giáo lý Phật pháp.

Thêm vào đó, dưới góc nhìn này đã phản ánh những biểu hiện và phương

thức biểu hiện văn hóa Phật giáo Việt Nam trong một tác phẩm văn học trung đại.Thiền uyén tập anh là sự phản ánh những biểu hiện của sự dung hòa giữa Phật giáo

với tín ngưỡng dân gian và đặc biệt là sự tích hợp giữa các tông phái Phật giáo phần

nào đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt Phật giáo đã cống hiến cho dân tộc

Việt Nam những thành quả văn hóa vô cùng quý giá Qua tác phẩm, càng khẳng

định Phật giáo và văn hóa Phật giáo luôn giữ một vị thế quan trọng và không thétách rời văn hóa dân tộc Có thể nói, văn hóa Việt Nam một phần lớn là văn hóa

Phật giáo và nếu không xét văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam thì chúng ta

sẽ không thể có một nền văn hóa đa dạng, thống nhất như hiện nay.

ee cant

Trang 28

HỮNG BIÊU HIỆN CUA VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

vị QUA THIEN UYEN TẬP ANH

wyễn đập anh phan ánh nguồn gốc lịch sử của văn hóa Phật giáo

din tính xa xưa, lâu đời của Phật giáo Việt Nam đã có nhiều sử liệu cho

tiết đạo Phật du nhập vào nước ta rất sớm, sớm hơn cả Trung Quốc Điều

, sự du nhập của văn hóa Ấn với văn hóa Việt có từ rất lâu qua ngả

đường Phít giáo và khác nhau qua các thời kỳ lịch sử và các không gian văn hóa, từ

win văn hóa Oc Eo, qua Chăm - Pa cho đến nền văn hóa Việt ở vùng châu thé Bắc

Bộ, qua hình ảnh về trung tâm Phật giáo dau tiên - Luy Lâu Văn hóa Việt cỗ đã tiếpthu một lượng lớn những ảnh hưởng của vẫn hóa Ấn Độ qua con đường tôn giáo mà

ở đây là Phật giáo, trong suốt thời kỳ lịch sử đã góp phân làm cho nên văn hóa Việt

Nam thêm phong phú và khác biệt, không đồng nhất với văn hóa Trung Quốc, hay

văn hóa Án Độ Người Việt thích ứng và dung hợp với đạo Phật một cách hài hòa

vào cơ tầng văn hóa bản địa; “bởi đạo Phật vốn có tỉnh thân bình đẳng và bác ái,

chủ trương dân chủ, không đẳng cấp Với tin ngưỡng da than, người Việt dễ dàng

tiếp nhận Phật giáo Đại thừa, mặc dit có thời gian, Phật giáo Tiểu thừa đã ngự tri

khá vững chắc ở Bắc Bộ Vì thé, có thé nói, ngay từ buổi dau, ở Bắc Bộ, Phật giáođã có tinh chất dân tộc ”"5

Qua con đường buôn bán, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến trên đất

nước ta khi đó, mà tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Đồ Sơn Theo huyền tích, đề

cập đến việc tin sing đạo Phật của nhà vua A Duc (Asoka) ở An Độ, đã cho thực

hiện chính sách hoằng dương Phật giáo ra bên ngoài bằng con đường hòa bình vàcho xây dựng nhiều tháp Phật (Stupa) ở ven biển Đồ Sơn Cũng theo đấy, chúng ta

liên tưởng tới huyền tích về vợ chồng Chử Đồng Tử - Tiên Dung, trong sách LĩnhNam chích quái viết vào thời Trần có chép: “Chir Đồng Tử, chang trai nghèo ở dam

Dạ Trạch (Hưng Yên - tượng trưng cho sức mạnh của người Việt đang chỉnh phục

và khai phá đồng bằng sông Hồng), kết duyên với công chúa Tiên Dung - con gái

vua Hùng Sau đó, Chử Đồng Tử trên đường đi buôn, chàng đã gặp được nhà buôn

An Độ trên đảo Quỳnh Viên Chir Đồng Tử đã giác ngộ đạo Phật, được nhà sư Ấn

Tran Quốc Vượng, “Cơ sở văn hóa Việt Nam” 2010, tr.61

23

Trang 29

ile gy và một cAi nón (4 dé có thể chống gậy úp lá lên làm phép lạ

aa nắng Trở vẻ, Chit Đồng Tử đã truyền Phật pháp cho công chúa Tiên

người khác”'” Theo huyền tích dân gian, đạo Phật đã được du nhập

a - đồng bằng Bắc Bộ khá sớm, khi mà nhà nước Văn Lang - Au Lạc

ve vào ách thống tri của phong kiến Phương Bắc, hay nói đúng hơn là

só thế xác định được Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ

pi tibp thu văn hóa Trung Quốc.

i, Theo đó, sách Thién uyén tập anh cũng đã ghỉ chép dẫn chứng về Phật giáo

wen Nam từ khởi nguyên qua tiểu truyện Thiền sư Trí Không (Quốc sư Thông

Biện) thời Lý, sách chép: “ Mùa xuân năm Hội Phong thứ 5 (1096), ngày ram

tháng hai, Phù Thánh Cảm Linh Nhân Hoàng Thái hậu den chùa thiệt le trai tăng.

Trong lúc đàm đạo với các bậc túc tang kỳ não, Thái hậu hỏi: |

‘the = Phật và Tổ nghĩa thé nào? Ai hơn ai kém? Phật trụ phương nào? TỔ ở

thành nào? Đến nước ta từ bao giờ? Việc truyền đạo ai trước ai sau? Mà người

niệm tên Phật dat tâm ấn của Tổ chưa rõ là những ai?J ].Về Giáo tông thì chưanói tới, nhưng còn hai phái Thiền tông thì có gì chứng thực không?

Sư đáp:

- Xét truyện Đàm Thiên pháp sư thấy chép rằng: Vua Tuy Cao tỗ (581 - 604)gọi sư là pháp khí và bảo: “ Trdm nghĩ đến đạo từ bi của Điều Ngự mà không biếtphải làm sao dé báo đáp ân đức Trộm ở ngôi vua, tram đã hỗ trợ Tam bảo khắp

nơi: trong nước thì thu xá li xây 449 bảo tháp, ngoài nước thì dung 150 chùa tháp

để tiêu biểu cho đời Ở các xứ ngoài như Giao Châu cũng đã nhiễu lần cho dựng

chùa dé ơn phúc nhudn thấm khắp cõi đại thiên Nhưng xứ ấy tuy nội thuộc mà ràng

buộc còn lỏng lẻo Vậy pháp sư nên chọn những vị sa môn có danh đức đưa sang đó

để giáo hóa, khiến cho tắt cả đều được đạo Bỏ Đề” Pháp sư Đàm Thiên tau: “Xứ

Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc Khi Phật pháp mới đến Giang Đông

chưa khắp thì ở Luy Lâu đã có tới hai mươi ngôi bảo tháp, độ được hơn năm trăm

vị tăng và dich được mười lam quyền kinh rồi ” Như vậy Phật giáo được truyền đến

Giao Châu trước nước ta Hỏi ấy đã có các vị tăng như Ma Ha Kỳ Vực, Khương

Tang Hội, Chỉ Cương Luong, Mâu Bác, cứ trú tại đó Nay lại có Pháp Hiền

Dan theo, Nguyén Đăng Duy, “Phat giáo với văn hóa Việt Nam” 1999, tr.10-11

24

Trang 30

fille phdp với Ty Ni Da Lưu Chi truyén bá tông phái của Te 6 thứ ba Tăng

» Hiển là vị Bồ Tát sống, hiện trụ trì ở chùa Chúng Thiện, giáo hóa khong

trăm môn đồ, không thua kém gì ở Trung Quốc Bệ hạ là bậc cha hiền của

lên họ, muốn bố thí bình đẳng nên định dua chư tăng sang giáo hóa Nhưng

- có người rồi, ta không phải cho người sang nữa Lại có chứng cứ nữa Tướng

& đời Đường là Quyên Đức Dư viết trong lời tựa sách Tì tuyên pháp rằng: “Lại

gau khi Tào Khê (Huệ Năng) mất, thiền pháp thịnh hành, các dòng đếu có kẻ nôi,

Thiền sư Chương Kính Huy dem những điều tâm pháp quan yếu của Mã Tổ đi thi

hành giáo hóa ở miền Ngô, Việt Vô Ngôn Thông đại su dem tông chỉ của Bách

Trượng Hoàn Hải di khai ngộ ở Giao Châu ” Đó là chứng cứ vậy „H8

Dựa vào ghi chép trong Thién uyén tập anh nêu trên, chúng ta có thé thay:

Phật giáo đã được du nhập trực tiếp từ An Độ vào nước ta, Phật giáo Việt Nam hình

thành trên nền tảng của tín ngưỡng bản địa trong văn hóa Việt Nam trước khi tiếp

thu văn hóa Trung Quốc, nhận định của GS Trần Quốc Vượng càng làm rõ nguồn

gốc lich sử đó của văn hóa Phật giáo Việt Nam: “Đạo Phật tại Giao Châu chắc

chắn do từ An Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới lại do từ Trung Hoa truyềnxuống”! ” Khi này, vùng đất Luy Lâu trở thành trung tâm Phật giáo của nước ta,

Phật giáo ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) được xem là trung tâm Phật giáo

xuất hiện sớm hơn cả trung tâm Phật giáo Bành Thành và Lạc Dương (Trung

Quốc), có thể xem, trung tâm Luy Lâu như một vùng căn cứ, hệ thống bàn đạp choPhật giáo đi sâu vào miền nội địa Trung Quốc Chỉ tiết về cuộc đối thoại giữa nhà

vua và sư Đàm Thiên ở truyện Thiền sư Trí Không trong Thién uyén tập anh đã xác

minh việc Giao Châu theo đạo Phật trước vùng Giang Đông - Trung Quốc Và hơn

hết, “ Phật giáo dân gian Luy Lâu, các thiền phái Tỳ Ni Da Lưu Chi, Vô Ngôn

Thông truyền bá rộng rỗi trong các tang lớp xã hội đã có ảnh hướng lớn trong đời

sống người Việt Điều căn bản là Phật giáo khi vào Việt Nam đã gặp môi trường

thuận lợi Các nhà truyền giáo đã khôn khéo lợi dụng những yếu t6 tín ngưỡng cô

truyền của mảnh đất này để truyền bá đạo Phật, tạo ra một sự giao lưu văn hóa dân

gian ma hau như không có một sự chống đối nào” ” Qua Thiền uyén tập anh,

18 Hx A A x ` z

„Dân theo Ngô Đức Tho, Nguyễn Thúy Nga ,“Thién uyén tập anh”, 1993dich và chú thích, tr.88-92

ap Lrần Quoc Vuong “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, 2010 tr.145.

Dan theo Nguyễn Hữu Sơn“Loại hình tác phẩm Thiền uyén tập anh”, 2002, tr.224

25

Trang 31

bình dung tới truyền thuyết Man Nương và Thạch Quang Phật để

trong

sho xúc và phát triển văn hóa Trong Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh

a | chép: Có hai nhà sư người Ấn Độ tên là Ma Ha Kỳ Vực và Khâu Đà La

truyền đạo Nhà sư Ma Ha Kỳ Vực tiếp tục đi sang Trung Hoa truyền

n gha sư Khâu Da La ở lại chùa Luy Lâu (Chùa Dâu, Thuận Thành, Bac

luyện, hoằng dương Phật pháp Ở chùa Luy Lâu có một người con gái tên

Men Nương con ông Tu Định, người làng Mãn Xá, cũng vào giúp việc chùa, họcđẹ Một đêm Man Nương nấu cháo phục vụ các nhà sư tụng kinh đêm, khuya quá

mệt nằm ngủ thiếp ở hiên trai phòng Nhà sư Khâu Đà La từ trên điện Phật trở vềPhòng, vô tình bước qua người Man Nương Man Nương động lòng thụ thai, mãn

tước nàng sinh bé gái, nàng bế con đem trả nhà sư Khâu Đà La Nhà sư bế bé't đòng sông Dâu, lên rừng Phật Tích, đọc thần chú gửi bé gái vào gốc cây dâu,

gốc cây mở ra nhận bé gái vào lòng rồi khép lại, Nhà sư Khâu Đà La đưa cho Man

Nương chiếc gậy thần và chiếc nón linh, đặn rằng khi nào gặp đại nạn, cắm gậy

xuống đất, úp nón lên gậy, thì một mạch nước ở dưới đất vọt lên và mưa trên trời sẽ

đội xuống Thầy Khâu Đà La ra di mãi mãi Về sau, vào ngày tám tháng tư, trời

mưa to, cây dâu dé trôi về bến sông Dâu, dân làng không thé nào kéo được cây lên,

chỉ có bà Man Nương lúc này đã già, vứt dai yếm xuống, kéo được cây lên Thấy bé

gái trong thân cây dâu đã trở thành Thạch Quang Phật, được rước vào thờ trong

chùa Luy Lâu Gỗ cây được tạc thành bốn pho tượng gọi là Tứ pháp, được thờ ở các

chùa quanh vùng gọi là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện”.

Điều đó đã chứng minh, ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo vớibản chất hòa bình, bao dung, bình đẳng nên nhanh chóng được người Việt đón nhận

và ghi dấu ấn trong tư tưởng, văn hóa của người Việt Nam Phật giáo từng bước tạochỗ đứng trong tâm thức người dân Việt bằng truyền thuyết Man Nương kể trên, và

sau đó là được phản ánh trong cuốn sách cỗ về Phật giáo - Thién uyén tập anh Sự

dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa đã giúp cho Phật giáo gắn

bó và đồng hành với văn hóa, con người Việt Nam Bởi văn hóa dân gian là sản

phẩm sáng tạo của nhân dân, kết tinh trí tuệ, thể hiện khát vọng và tâm tư tình cảm

———————————2l nã x rye

Dan theo Nguyén Dang Duy “Phat giáo với văn hóa Việt Nam” 1999, tr.13-14

26

Trang 32

"Với tư cách là một phương diện văn hóa, Phật giáo đã khẳng định

mình trong nền văn hóa dân tộc Phật giáo có khả năng thâm nhập

của xã hội, làm phong phú chúng Đúng vậy, từ khởi nguyên, Phật

syin bá vào Việt Nam đã mang màu sắc của tư duy dân gian, phù hợp

Be văn hóa, va Phật giáo Việt Nam đã ghi đấu mau sắc của văn hóa dân

Khành một luồng văn hóa mới - văn hóa Phật giáo Việt Nam.

ps dang Phật giáo với văn hóa dân gian Việt Nam

thành nên văn hóa Việt Nam là bao hàm rất nhiều thành tố văn hóa khácga, trong đó, tôn giáo được coi là một thành tố nền tảng Phật giáo như đã nói ở

trên được truyền từ Án Độ vào Việt Nam đã kéo theo những ảnh hưởng của văn hóa

Án đối với văn hóa Việt cổ ở nhiều khía cạnh khác nhau Ở phương diện tôn giáo

-ae giáo, qua sự định hình của nền văn hóa bản địa đã được xác lập tồn tại và phát

ie từ khởi nguyên, Phật giáo đã xâm nhập một cách hòa bình và phù hợp với điều

kiện phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa của người Việt để hình thành một

truyền thống văn hóa Phật giáo riêng mang màu sắc của nền văn hóa truyền thống

dan tộc Như đã nói trước đó, Thiền uyén tập anh là tác phẩm có tầm quan trọng và

có giá trị sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, qua nhận định: “7ác phẩm không những có

giá trị về lich sử Phật giáo mà còn là tác phẩm truyện ky có giá trị về mặt văn học,

triết học và văn hóa dân gian ”” Đúng như vậy, văn hóa dân gian được chuyên hóa

trong tác phẩm văn học Phật giáo - Thiền uyén tập anh là một nội dung rộng, bao

hàm nhiều thành tố văn hóa đan xen, song, trong khóa luận này, để đưa ra hiểu biết

về văn hóa Phật giáo Việt Nam chúng tôi chỉ tiến hành khảo cứu qua hai khía cạnh

văn hóa: Sự tích hợp những đặc trưng văn hóa dân gian trong tác phẩm văn học

Phật giáo này; Phản ánh sự hỗn dung Phật giáo với hệ thống phong tục - tập quán,

tín ngưỡng dân gian được chuyên hóa trong Thiền uyén tập anh.

2.2.1 Sự tích hợp những đặc trưng văn học dân gian trong Thiền uyễn tập anh.

Chúng tôi đưa vào khóa luận về sự tích hợp những đặc trưng văn học dân

gian trong Thién uyén tập anh dé bước đầu tạo cơ sở cho việc khảo sát những biểu

hiện của văn hóa Phật giáo Việt Nam ở phương diện thể loại, cấu trúc (hỗn dung thể

loại) của tác phẩm này mà chúng tôi sẽ trình bày ở chương sau của khóa luận.

27

Trang 33

a trong cét truyén thién su Thién uyễn tập anh

: trình phát triển của văn học, là quá trình mà bản thân của văn

ø được giải phóng khỏi các chức năng ngoài văn học với sự phátor cb lạ thường sé làm cho văn học càng giàu khả năng biểu hiện quan

m hơn Trong do, những yếu tố lu cấu hình thành từ các motif truyền

; gian truyện cổ tich , dựa trên những cốt truyện, motif có sẵn rồi cải

B® Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định về sự xuất hiện, tích hợp của các motif

yng trong Thiền uyén tập anh là ảnh hưởng từ truyện dân gian.

Có thể nói, ngay từ bài tựa sách Thién „yến tập anh cũng đã chỉ ra những

hiện tượng hư cấu, lạ thường xuất hiện ở một vài tiểu sử các vị thiền sư “Ho có đức

thuần phục chim rừng khiến chúng tìm đến cửa nghe kinh, khiến dã thú vây tu quanh,

woo nhà dâng quả Đó là do lòng thành của các bậc ấy cảm hóa mà chúng tin theo,

do cái học sở đắc mà các bậc ấy có phép than thông biến hóa””” Tìm hiểu cốt truyện

sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tần suất xuất hiện của sự sáng tạo, yếu tố hư cấu,

lạ thường được tích hợp vào từng tiểu truyện tiểu sử thiền sư như thế nào.

a Sự ra đời cua các vị thiền sư

Ghi chép về sự ra đời các vị thiền sư trong Thién uyén tập anh giữ vai trò mở

đầu câu truyện Tuy nhiên, phần lớn những sự ra đời đó đều được xây dựng với

những biểu hiện của sự hư cấu, lạ hóa hoặc gắn với những điềm lạ, những hiệntượng lạ, hoặc là kết quả từ việc tu thân, làm điều thiện của thế hệ trước Và phần

lớn họ thường có những đặc điểm về điện mạo, về trí tuệ khác thường.

Chúng ta có thể kể đến một số truyện tiêu biểu cho sự hư cấu về hiện tượngsinh lạ thần kỳ có thể là do nghiệp báo từ đời trước như trong truyện Thiền sư Vân

Phong - khi nói tới sự ra đời của ông là sự gián cách từ việc tụng kinh niệm phật của

bà mẹ, chuyện kể: “K7 mang thai, bà mẹ thường trai giới, tụng kinh niệm Phật.

Đến khi sinh thấy hòa quang tỏa sang khắp nhà ”; hay trong truyện Thiền sư NgộAn - là việc bà mẹ ăn ở làm điều thiện, việc thiện mà sinh ra thiền sư: “Me ho Ci,

khi chưa lấy chồng nhà ở cạnh nghĩa địa gan khu rừng, thấy người ta đặt bây bắt

hết cả chim, bà nói: “Tha chết ma làm người thiện còn hơn sống mà làm kẻ ác”,

một hôm bà dang ngoi dệt vải có con khi lớn từ trong rừng chạy ra hôm lấy lung ba

Trang 34

1 Sau đó biết mình có mang đến khi sinh ra đứa con mặt mỗi xấu

nhóc đem bó vào rừng ” Không chỉ dừng ở đó, những đặc trưng hư

cờn xuất hiện ở việc miêu tả dung mạo, dang vẻ bề ngoài với nhữngthường như về tư chất, tướng mạo, tài năng Điều này chúng ta có

3 hệ với những motif truyện ké dân gian sẽ trình bày ở mục sau Có thé đưa ra

số ví dụ như về Thiền sư Đạo Huệ: “với đướng mạo đoan chính, giọng nói

z tréo”:Thién sư Pháp Hiền: “than cao bảy thước ba tác”, Thiền sư SùngPhen: “dang mao to lớn, tai dai dén vai” hay Thién su Thiền Nham: “ông than

thái tỉnh anh, sáng láng, tiếng nói trong vang, thường tụng niệm kinh tổng trì Đà La

Ni, có thể đọc ngược từ sau đến trước không sai một chit ”

Có thể thấy việc ra đời của các thiền sư là sự lý giải mang màu sắc của Phật

giáo, chẳng hạn như: sự xuất hiện của con người ở thời đại này là do kết quả của

nghiệp từ kiếp trước, từ việc các bà mẹ làm điều thiện, không sát sinh, hay thỉnh

kinh Phật thì sẽ sinh ra các vị thiền sư tỉnh thông và tài năng Song, cũng không thểphủ nhận ý thức tư duy dân gian trong tác phẩm khi đề cập đến hiện tượng ra đờithần kỳ của các vị thiền sư, điều này chúng ta vẫn thường thấy xuất hiện ở các

truyện ké dân gian về hiện tượng người mẹ gặp phải những dấu hiệu lạ thường như:

dẫm phải dẫn chân người không 16, ăn phải quả lạ và đều nhằm giải thích hiện

tượng ra đời của nhân vật như là sự tiền định trước hoặc là sự ký thác của một nhân

vật siêu nhiên nào đó.

b Sự hư cấu về cuộc đời hành đạo, truyền ba đạo Phật cua các vị thiền sư

Phần lớn những chỉ tiết hư cấu, lạ thường xuất hiện trong hầu hết các tiểu

truyện, nó thể hiện những khả năng đặc biệt, phi phàm, khác thường của giới tu

hành, những yếu tố hư cấu này không xuất hiện trong toàn câu truyện mà chỉ nhắn ở

một số chỉ tiết, hay những hành động khác thường.

Có sự chuyển hóa của sự hư cấu, lạ hóa phải kể đến các truyện như: Thiền sưĐạo Huệ: “Tiếng su tung kinh ngày đêm cảm hóa cả khi vượn trong nui, khiến

ching kéo từng đàn đến chùa nghe kinh Vi thé danh tiếng của sư vang truyền đến

kinh đô” Trong truyện Thiền sư Trường Nguyên: “Sw vờo núi Vệ Linh ẩn tích, ăn

rau rừng, hạt đẻ, làm bạn với suối khe, khi vượn, suốt ngày dồi luyện than tâm cho

đạt được sự hôn thuân dé tụng kinh niệm Phật” Hoặc truyện Thiền sư Hiện Quang:

29

Trang 35

a ong núi sư thường quay túi vải trên đầu gậy Sư đi tới đâu, những lúc

v dã thú trông thấy đều thuần phục ” Thiền sư Pháp Hiền: “Sau khi Ti Ni

Ñ Chi tịch diệt, su bèn đến núi Thiên Phúc tu tập thiền định, quên hết cả vật

a than mình, chim rừng bay đến vây quanh, dã thú tới đùa giỡn ”.

Ế Những yếu tố lạ hóa, hư cấu trong cốt truyện như vậy là nhằm đi đến sự thể

: "tính cách và những khả năng vượt bậc của các vị thiền sư, nhắn mạnh đến con

ng đạt đạo theo đúng tinh thần, tư tưởng của Phật giáo Mặc dù có hiện tượng

cấu nhưng nó vẫn không thể hiện sự khác biệt với đời thường, tức là nếu chuyên

« tu dao thi at cũng sé dat được cái mức ma có thể cảm hóa chúng sinh.

Thế nhưng, trong Thién uyén tập anh, cái mức độ hư cấu cốt truyện lạ hóa

MF các chi tiết không dừng ở đó, mà ngược lại, nó thé hiện ở các vị thiền su đạt đạo, đạt

$i mức độ siêu pham, có thể làm được những việc phi thường như: thay đổi đất

L yi, thiên nhiên, hô phong hóa vũ Đó là ở truyện Thiền sư Đạo Huệ: “Năm Dai

Ề Đình thứ 20 (1159), Hoàng Phi Thụy Minh bị 6m, vua sai vời su đến xem bệnh.

: Ngày sư lên đường, khỉ vượn gào khóc quyến luyến Khi sư vào cung, vừa đến cửa

phòng thì bệnh của hoàng phi bèn khỏi” Truyện Thiền sư Không Lộ: “Sw cừng đạo

Š hữu là Giác Hải di vân du cõi ngoài, dấu kin tông tích, đến chùa Hà Trạch, ăn rau

q mặc lá, quên ca than minh, dit hét moi diéu mong muon, một lòng chuyên chi tu

tập thiền định Rồi sư thấy tâm than tai mắt ngày còng sáng láng thông tỏ, bay trên

không, đi dưới nước, hàng long, phục hồ, muôn nghìn phép lạ không lường hết

được ” Thiền sư Giác Hải: “có thể chỉ chú muc nhìn mà con tắc kè rớt xuống, đồng

thời còn có phép than thông: “Su bèn làm trăm phép thân biến, rồi tung người nhảyk: lên không cao đến máy trượng trong chốc lát lại nhảy xuống chỗ cit” Thiền su Ma

| Ha: với phép thần thông chữa bệnh hủi cho dân làng: “Su bèn niệm chú vào nước lãroi ngậm phu, người hui liền khỏi bénh ”/“réi cui xuống nôn hết các thức ăn, các

_ môn thịt liền biến thành thú vật, các món cá biến thành cá vùng quấy, rượu biếnthành nước gi đồng ” Ở đây, năng lực của các vị thiền sư đạt tới sự siêu phàm

nhằm phác họa về cuộc đời các vị thiền sư như bậc thánh linh có phép thần thông

vay, song nó vẫn không vượt khỏi quy luật của tự nhiên là sinh, lão, bệnh, tử.

Trên phương diện truyền đạo hay mục đích hành động của thiền sư, các hiện

; tượng lạ hóa, hư cấu xen vào là do xuat phát từ thực tế đời sống xã hội và hoàn cảnh

30

Trang 36

ý nghĩa cảm hóa qua tư tưởng Phật giáo Điều này dường như thể hiện rõ

của mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với Phật giáo khi đặt một số trong bối

Lý Cao Tông xuống chiếu cho các danh tăng làm lễ cau đảo đều không ứng

nghiệm Vua từ lâu đã nghe danh tiếng của sư, bèn sai sứ thỉnh sư về kinh Sư nghỉ

_ ở chùa Báo Thiên, đến nửa đêm thắp hương đứng giữa sân chùa tụng niệm cau khấn,

trời bèn đồ mưa” Thiền sư Đạo Hanh: “Đốt ngón tay cẩu mưa, phun nước phép

chữa bách bệnh, không việc gì là không ứng nghiệm” Thiền sư Thiền Nham:

“Khoảng niên hiệu Thông Thuận, gap nam han han, vua xuong chiếu thỉnh sư về kinh

k a ‘edu mua LỄ cau đảo được ứng nghiệm, sư được trọng vào bậc danh tăng, được ban

bác áo ngự Sau đó mỗi khi có việc cẩu đảo, triéu đình đều giao cho sư chủ trì ”.

Như vậy, chính sự hư cấu, lạ hóa các hiện tượng, khả năng siêu phàm của

các vị thiền sư, cũng như sự linh nghiệm của những việc cầu đảo đã được vận dụngvào giải quyết yêu cầu của đời sống sản xuất nông nghiệp thường ngày của con

người thế tục, hướng về cộng đồng, về nhân sinh điều này là cơ sở để khẳng địnhlý do Phật giáo Việt Nam mang màu sắc dân gian và dựa trên cơ sở tín ngưỡng dân

gian đã có (tín ngưỡng thờ thần, tứ pháp ) để truyền bá Phật giáo.

Một điểm lưu ý nữa đó là dựa trên các chỉ tiết ly kỳ, hư cấu trong tiểu truyện

một số vị thiền sư như: Thiền sư Định Không; La Quý An, Vạn Hạnh đều có sự

phản ánh của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, mặc dù có những chỉ

tiết hư cấu song đều diễn tả tính chất của các cuộc chiến tranh chống giặc ngoạixâm thời buổi đầu lập vương triều Trong truyện Thiền sư Định Không trong việc

luận giải hiện tượng chiếc khánh đồng trôi dưới dòng sông: “Thdp khẩu” là chữ Cổ;

“Thiy khứ” (xuống sông) là chữ Pháp Còn “thé” là đất, là chỉ vào hương ta” cùngvới bài tụng và 2 bài thơ là cho thấy sự đoán định về việc lên ngôi của Lý Công

Uan; trong truyện trưởng lão La Quý An: “Những lời su nói ra phan nhiều đều hợp

với lời sắm ngữ Ta lại trồng một cây gao ở chùa Minh Châu dé trấn chỗ đắt bị

cắt long mạch, đời sau tat có bậc dé vương xuất hiện dé vun trông chính pháp của

ta”, và những lời sắm ngữ của thiền sư Vạn Hạnh về sự suy tàn của nhà Lê và sự

bắt đầu của nhà Lý:

31

Trang 37

“Tật Lê chìm biến Bắc

Cây Lý mọc trời Nam

Bốn phương binh dao lặng

Tám hướng chúc bình an”

Ỉ Hay trong truyện Thiền sư Khuông Việt có ghi: “Năm Thiên Phúc thứ nhất,

Tổng sang xâm lược nước ta Trước dé, vua đã biết chuyện này, bèn sai sư

"sản cầu đảo xin thần phù hộ Quân giặc kinh sợ lui về giữ sông Hữu Ninh Đến

Ỉ bọn chúng lại thấy sóng gió nổi lên ùn ùn, giao long nhảy tung trên mặt nước,

3 giặc sợ hãi fan chạy” Qua đó, có thé thấy rằng mặc di các tiểu truyện cóchỉ tiết hư cấu, ly kỳ song không thể phủ nhận những cách thức truyền tải đó

$i hình thức sắm ngữ, tín ngưỡng chùa chiền đầy màu sắc dân gian đã là một ví dụ

: ết phục cho mối quan hệ bên trong của Mật tông Phật giáo với tư duy dân gian.

viên tịch của các thiền sư

Trong khảo sát 68 tiểu truyện thiền sư thì hầu hết các truyện đều đề cập tới

| tiết về sự qui tịch, viên tịch - cái chết của các vị thiền su chỉ trừ bốn tiểu truyệnnhà vua Lý Thái Tông, Thiền sư Biện Tài, Thiền sư Tức Lự, Cư sĩ Ứng Vương.

Cái chết trong các tiểu truyện thiền sư có thé chỉ là ở dạng ghi chép hay nêubái quát chung nhưng cũng có những chi tiết về cái chết - qui tịch của các vị thiềny mang một đặc điểm, ý nghĩa nào đó Nói về cái chết thi đa phần các vị thiền sư

Ầ đón nhận nó như một quy luật tự nhiên cùng với cảm quan của Phật giáo “sinh

| tử quy”, cái chết mới là sự trở về Những chi tiết thiền sư “khong bệnh” mà quai có ở một số truyện như: Thiền sư Cảm Thành, Thiền sư Định Huệ, Thiền sư

áp Dung, hay Thiền sư Viên Chiếu Dường như những cái chết đó hoặc có dự

m trước hoặc có sự đoán định từ trước mà hầu hết các vị thiền sư nếu trên đều có

& chuẩn bị, hoặc là tắm gội chay sạch, hoặc là truyền y bát, căn dặn và đọc lời Kệ

b đệ tử trước khi qua đời, ở trong Thiên uyén tập anh còn ghi chép cả việc đónn cái chết bằng những cách đón nhận ngắn gọn cho thấy cái chết đó là đã được

pt trước như các vị thiền sư ngồi kiết già, hay trong tư thế chắp tay mà viên tịch.

Tuy nhiên, cũng có cái chết được ghi chép “la”, khác thường hơn một chút,

tính chất tạo ấn tượng, thể hiện ở mức giác ngộ, đốn ngộ của thiền sư như: tự

uống thuốc độc, và đặc biệt là chỉ tiết đầu thai, thác sinh, như truyện thiền sư

32

Trang 38

Ẩn Tâm, hay truyện

thiền sư Đại

Xả uống thuốc

„ là truyện Thiền sư Dao Hạnh với motif đầu thai, thác sinh đây là

a dụng motif đầu thai, thác sinh duy nhất trong Thién uyén tập anh, thác

- motif tái sinh trong

BS truyện có tích Tấm Cám, truyện tiền kiếp luân hồi hay truyện đền thờ

* Ba,

Ngay đến những chỉ tiết thiên nhiên, cảnh vật cũng có sự hư cấu lạ hóa nhằm

ện Thiền sư Cửu Chỉ có chỉ tiết: “hôm xuống nui su bảo với các đệ tử: “Ta

không trở lại nơi này nữa” Chim muông trong núi nháo nhac kêu buôn bã suốt batuân liền ”, hay truyện thiền sư Giác Hải: “kJ lâm bệnh, sư gọi đệ tử đến đọc Kệ + Đêm ay, có ngôi sao lớn rơi xuống phía đông nhà phương trượng Sư ngôi nói

` chuyện đến sáng rồi trang nghiêm qua doi”.

Sự phân tích liên quan tới cái chết với những yếu tố hư cấu, lạ hóa ở một số

cốt truyện cho thấy cảm quan về cái chết của các bậc minh triết, của các vị thiền sưanh tú Cái chết ở đây được khắc họa như một sự quy hóa hợp lẽ tự nhiên phù hợp

với quan niệm triết học Phật giáo là “sinh ký tử quy” Cai nhìn Phật giáo đã chi

phối chặt chẽ cách kết thúc của các truyện tiểu sử thiền sư, coi cái chết như là một

sự trở về, cái chết - tái sinh và chuyên sang một trạng thái khác.

2.2.1.2 Tích hợp hệ thống motif văn học dân gian trong Thiền uyén tập anh

Giữa văn học dân gian với văn học bác học có mối quan hệ hai chiều, tácđộng qua lại với nhau Ở tác phẩm Thién uyén tập anh, chúng tôi kế thừa việc khảo

sát cầu trúc, cốt truyện tiểu sử thiền sư từ những nghiên cứu đi trước, chúng tôi

nhấn mạnh tới sự tích hợp của hệ thống motif dân gian đặc biệt trong truyện cổ tíchở một tác phẩm văn học Phật giáo dé qua đó thấy được những yếu tố văn hóa dân

gian, mối quan hệ giữa tư tưởng Phật giáo với ý thức dân gian trong đời sống, văn

hóa mà hàm chứa trong Thiền uyén tập anh Nhắn mạnh đặc trưng văn học dân

gian, Kiều Thu Hoạch đã nêu: “Khoảng cuối thế kỷ thứ 13, có tập Thiền uyễn tậpanh, cũng do giới tăng lữ biên soạn Nội dung sách kể chuyện hơn 60 nhà sự wu ti,

là một tập chân dung văn học có tinh chất da sử và giải thoại dân gian 224

Trang 39

4 ng nhất trong viỆc khẳng định sự tích hợp của yếu tố văn hóa dân

i trưng văn học dân gian và mối quan hệ giữa văn hóa - văn học

lưng quá trình tiếp xúc và phát triển của văn hóa bản địa Ngô Đức Thọ

MGới thiệu sách Thién Uyén tập anh cũng đồng quan điểm: “Các nhà su có

3 được vua phong là quốc sư, đại su như Viên Thông, Minh Không, Thông

la Yin Giác, họ là những người đã góp phan thực hiện những chủ trương

trị được lòng dân trong các đời vua dau triều Lý, có ảnh hưởng lớn đến việc

thành và phát triển nền văn hóa, văn minh Đại Việt thời đại Lý Trần Không

b riêng tín ngưỡng đã ăn sâu hàng nghìn năm trong dân gian, mà cả tâm lý,

: hong tục, tập quán, văn học bác học, văn học dân gian cũng mang những dấu ấn

“không thể phai mờ của Phật giáo 025

Dựa vào cấu trúc cốt truyện tiểu sử thiền sư với sự xen vào của những yếu tố

cấu, kỳ ảo như: sự sinh hạ thần kỳ, tu tập thần kỳ và qui tịch thần kỳ càng cho

thấy sự tích hợp của một hệ thống motif truyện cé tích trong Thién Uyén tập anh là

vô cùng phong phú Theo như quá trình tìm hiểu cũng như đồng quan điểm khi

khảo sát một số chỉ tiết, motif trong cốt truyện tiểu sử thiền sư cho thấy có tínhF tương đồng và tích hợp với motif truyện cô tích, hơn thé qua đó còn cho biết mối

' quan hệ hai chiều của sự tích hợp này hoặc là những motif truyện cô tích được tíchhợp trong tác phẩm Phật giáo hoặc là từ motif truyện tiểu sử thiền sư được đưa vào

kho tàng truyện cổ tích dân gian.

a Yếu tố nhân vật than kỳ, thần linh

Nhìn từ khía cạnh văn hóa - văn học dân gian, ngoài sự xuất hiện của các yếu

tố hư cấu, lạ hóa trong cốt truyện tiểu sử thiền sư, không thể bỏ qua được yếu tố

nhân vật thần kỳ, thần linh Việc chuyển hóa chỉ tiết xuất hiện nhân vật thần kỳ,

thần linh, phản ánh ảnh hưởng tư duy dân gian với tín ngưỡng đa thần của người

Việt trong quá trình tiếp xúc với văn hóa - văn học Phật giáo, “tao ra một sự giao

hưu văn hóa dân gian” Phan Dai Doan nhận định: “Phát giáo dan gian Luy Lâu,

các thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông truyền bá rộng rãi trong các tang

lớp xã hội đã có ảnh hưởng lớn trong đời sống người Việt Điều căn bản là Phật

8ido khi vào Việt Nam đã gặp một môi trường thuận lợi Các nhà truyền giáo đã

Me +

34

Trang 40

ọ lợi dụng những yếu tô tín ngưỡng cổ truyền của mảnh đất này để truyền

` Phát, tạo ra một sự giao lưu văn hóa dân gian mà hau như không có một sự

kưới nào ”25 Những chỉ tiết ly kỳ, thần linh, còn phản ánh cho sự dung hợp

mién tong với tông phái khác như Mật tông, Tịnh độ tông, hoặc ngay cả với

Giáo dé trong những ghi chép đó có màu sắc hư cấu, lạ hóa và đường như các

lần sư có một năng lực, một sức mạnh khác thường đạt đến siêu phàm Với chi.

§a nhân vật thần bí, thần linh ta có thé thấy rõ trong truyện tiểu sử thiền sư, đại

Khuông Việt qua sự xuất hiện của nhân vật thần linh “than nhân mặc áo giáp

5 tay phải đỡ ngọn bảo tháp ”, theo Ti hiển uyén tập anh ghi chép: “Sư thường di

ở nui Vệ Linh, quận Binh Lỗ, thích nơi đây cảnh trí đẹp, thanh u, muốn dựng

để ở Ban đêm, sư chiêm bao thấy than nhân mặc áo giáp vàng, tay phải đỡion bảo tháp, theo sau có hơn chục tên quân hau dáng mạo hung dữ Vị than bảo

sư rằng: “Ta là Ty Sa Môn Thiên vương, quân hau theo ta đây đều là bọn quỷb xoa Thiên dé có sắc chỉ sai ta đến nước này giữ gìn cương giới dé cho Phật

áp được hưng thịnh Ta có duyên với ngươi nên đến đây dé nhờ cậy” Sư giật

inh tinh dậy, nghe trong núi có tiếng gào thét thì lấy làm lạ Khi trời sáng, sư vàoMi thấy một cây cổ thụ cao chừng mười trượng, cành lá xum xuê tươi tốt, phía trên

§ đám máy lành che bóng Sư nhân đó thuê thợ đồn cây dy lấy gỗ tac tượng than20 đúng như đã thấy trong mộng dé thờ phụng” Sự xuất hiện nhân vat Ty Saôn Thiên vương trong giấc mơ của Dai sư Khuông Việt đặt ra câu hỏi Ty Sa Môn

hiên là ai? Và mối quan hệ giữa nhân vật này trong văn hóa Việt Nam? Đã có

tr iều khảo cứu trong việc tìm hiểu nhân vật này và gần như đều đi đến thống nhất

hận định nhân vật này có mối liên hệ với Sóc Thiên vương va Phù Đồng Thiên

prong Giáo su Dinh Gia Khánh đã chỉ ra: “Có chỉ tiết liên quan đến Sóc Thiên

wong, tức Thánh Gióng Thánh Gióng hiện ra dưới hình thức Tỳ Sa Môn Thiên

ko g chỉ huy dao quân Dạ xoa Rõ rang Ti hiền Uyén tập anh đã phản ánh việc các

ién su đem Phật giáo hóa truyền thuyết dân gian "”, nhận định này cho thấy sự

ang hợp yếu tố văn hóa ngoại lai đến văn hóa bản địa, hơn nữa, với việc xuất hiện

Ma chi tiết này cho thấy tính dân tộc, khẳng định tinh thần quốc gia và tinh thần đấu

Dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn: “Loại hình tác phẩm Thién Uyén tập anh”, 2002, tr.224

Dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn: “Loại hình tác phẩm Thiền Uyén tập anh”, 2002, tr.236

35

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:06