1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO VĂN KIÊN

BIEN DOI GIA ĐÌNH

NGƯỜI DAO QUAN TRANG Ở XA TAN HUONG,

LUAN VAN THAC Si LICH SU

Hà Nội-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ VĂN KIÊN

LUAN VAN THAC Si LICH SU

Chuyên ngành: Dân tộc họcMã số: 60 22 70

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Giáo

Hà Nội-2013

Trang 3

BANG KE NHUNG CHỮ VIET TAT

CNH: Công nghiệp hóa

Trang 4

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng cây trồng năm 2012 19

Bảng 2.2: Thành phần dân tộc xã Tân Hương (theo hộ và nhân khẩu) 20

Bảng 2.3: Phân bố người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương theo đơn vị 26hành chính

Bang 3.1: Tuổi kết hôn lần đầu của người Dao Quan Trắng (trước 1986) 34Bảng 3.2: Người quyết định hôn nhân (trước 1986) 35

Bang 3.3: Tuổi kết hôn lần đầu của người Dao Quan Trắng (sau 1986) 38Bảng 3.4: Người quyết định hôn nhân hiện nay 38Bảng 3.5: Quy mô gia đình thời điểm trước 1986 41

Bang 3.6: Quy mô gia đình của người Dao Quan Trắng ở Tân Hương hién nay 42

Bảng 3.7: Cấu trúc gia đình theo thế hệ (trước 1986) 43

Bảng 3.8: Cấu trúc gia đình theo thế hệ hiện nay 43

Bảng 3.9: Số con trong gia đình người Dao Quan Trắng 6 Tân Huong 44(trước 1986)

Bảng 3.10: Số con trong gia đình người Dao Quần Trắng ở Tân Hương 47

hiện nay

Bang 3.11: So sánh vai trò của giáo dục của gia đình và nhà trường 57

Trang 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4 Nguồn tài liệu và giả thiết khoa học5 Đóng góp của luận văn

6 Cấu trúc luận văn

CHUONG 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CUU,

CO SO LY THUYET VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

Tổng quan về tinh hình nghiên cứu

Những nghiên cứu về gia đình và biến đổi gia đình

Những nghiên cứu về người Dao và nhóm Dao Quan Trắng

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Một số khái niệm sử dụng trong luận văn

Một số hướng tiếp cận lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu

Tiểu kết chương 1

17

Trang 6

CHƯƠNG 2: NGƯỜI DAO QUẢN TRẮNG

VA GIA DINH TRUYEN THONG CUA HO

Khái quát về dia ban nghiên cứu

Dia bàn nghiên cứu: Xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Giới thiệu về người Dao Quan Trang ở huyện Yên Binh, tỉnh YênBái

Gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng

Phân loại gia đình

Loại hình gia đình truyền thống của người Dao Quần TrắngTiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: BIEN DOI CẤU TRÚC, CHỨC NANG

VÀ MÓI QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRƯỚC VÀ SAU ĐÓI MỚI

Biến doi cấu trúc gia đình

Cấu trúc (quan hệ) hôn nhân

Cấu trúc gia đình theo số khẩu (quy mô)

Cấu trúc gia đình theo thế hệ

Biến doi chức năng gia đình

Chức năng tái sản xuất con người

Chức năng kinh tế

Chức năng giáo dục

53

Trang 7

Biến đổi mối quan hệ trong gia đình

Trong quan hệ vợ chồng (quan hệ ngang)

Trong quan hệ giữa các thế hệ (quan hệ dọc)

Tác động của biên đôi cầu trúc, chức năng, môi quan hệ gia đìnhdén đời sông gia đình và xã hội

Tiểu kết chương 3

CHƯƠNG 4: BIEN DOI CÁC PHONG TỤC, NGHI LE

TRONG CHU KY ĐỜI NGƯỜI TRƯỚC VÀ SAU DOI MỚI

Biến đổi các phong tục, nghỉ lễ trong sinh dé và nuôi con

Các phong tục, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi con trước Đổi mớiBiến đổi các phong tục, nghỉ lễ trong sinh đẻ và nuôi con

Biến doi các phong tục, nghỉ lễ trong lễ cấp sắc

Các phong tục, nghỉ lễ trong lễ cap sắc trước Đổi mới

Biến đổi các phong tục, nghi lễ trong lễ cấp sắc

Biến doi các phong tục, nghỉ lễ trong cưới xin

Các phong tục nghi lễ trong cưới xin trước Đôi mới

Biến đổi các phong tục, nghi lễ trong cưới xin

Biến đổi các phong tục, nghỉ lễ trong ma chay

Các phong tục, nghi lễ trong ma chay trước Đổi mớiBiến đổi các phong tục, nghi lễ trong ma chay

95

Trang 8

4.5 Tác động của biến đối các phong tục, nghỉ lễ trong chu kỳ đời 97người đến đời sống gia đình và xã hội

Tiểu kết chương 4 99

KET LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 1081 Dia bàn nghiên cứu 109

2 Bản đồ tỉnh Yên Bái 110

3 Phiếu thu thập thông tin 111

4 Một số hình anh 118

Trang 9

MỞ ĐÀU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong đời sống các tộc người nước ta, gia đình là tế bào cơ bản của xã hội,

giữ vai trò hạt nhân trong cấu trúc xã hội và có chức năng rất quan trọng Bứctranh gia đình phản ánh sự đa dạng của thiết chế và trình độ xã hội ở các dân tộc.

Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâudài Thực tế, gia đình có sự ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.về phương diện văn hóa tộc người, gia đình có thể được coi như xã hội tộcngười thu nhỏ, đồng thời chịu sự ràng buộc bởi điều kiện văn hóa xã hội của đờisống tộc người Vì vậy, gia đình là thiết chế quan trọng bảo tồn và phát huy văn

hóa tộc người.

Với tư cách là tế bào, là thiết chế cơ bản của xã hội, gia đình luôn giữ vai

trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, cộng đồng và tộc người cũngnhư sự phát triển của xã hội Nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình, Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khăng định: “Gia

đình là môi trường quan trọng dé hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách

con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực

phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [5, tr 67].

Cùng với những bước chuyên mình rõ rệt trong đời sống kinh tế văn hóa

-xã hội của đất nước trong thời kỳ Đồi mới, gia đình các dân tộc Việt Nam, đặc

biệt là gia đình của các dân tộc thiểu số trong đó có nhóm Dao Quan Trang ởtỉnh Yên Bái đã và đang có những bước biến đổi mạnh mẽ Chính sự phát triển

kinh tế - xã hội trong gần ba thập kỷ qua đã có tác động nhiều chiều đến đời

sống văn hoá - xã hội của người Dao Quan Trắng, trong đó có gia đình Thiếtchế gia đình của đồng bào đã có những biến đổi quan trọng cả về cấu trúc, chức

năng, đặc điểm sinh hoạt và lối sống so với truyền thống Những thay đổi đó đãtạo ra một diện mạo mới về gia đình của người Dao Quần Trắng ở tỉnh Yên Bái,

đồng thời tác động lên văn hóa và lối sống của cộng đồng cư dân này Bên cạnh

sự biến đổi trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, những thay đổi củagia đình người Dao Quân Trắng với tư cách là tế bào và thiết chế cơ bản củacộng đồng đã diễn ra sự tương tác giữa truyền thống và hiện đại, văn hóa và pháttriển Đó chính là hình ảnh thu nhỏ nhưng hết sức sinh động của quá trình biến

đổi và phát triển văn hóa tộc người từ mấy thập kỷ nay ở miền núi Việt Nam.

9

Trang 10

Vì vậy, việc nghiên cứu những khía cạnh trong biến đổi của gia đình người

Dao Quần Trắng được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa quan trọngvề cả lý luận và thực tiễn trong việc bảo lưu và phát triển các giá trị văn hoátruyền thống tộc người nói chung, phát huy những giá trị của gia đình nói riêng

trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn miền núi Hơn nữa, nghiêncứu về chủ đề này sẽ góp phần làm cơ sở cho các chủ trương, chính sách pháttriển của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc miền núi trong thời gian tới,

thiết thực góp phần vào công cuộc phát triển cộng đồng người Dao Quần Trang

và các dân tộc nước ta.

Cho đến nay, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về người Dao nóichung, về gia đình người Dao nói riêng nhưng chưa có một công trình chuyên

khảo về biến đổi gia đình của người Dao Quần Trắng ở một địa phương cụ thể.Với ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Biến đổi gia đình người Dao Quan

Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yén Bái” làm đề tài luận văn

thạc sĩ dân tộc học của mình.2 Mục đích nghiên cứu

1 Tìm hiểu cau trúc, chức năng, các mối quan hệ và một số nghi lễ tronggia đình truyền thống của người Dao Quan Trắng.

2 Chi ra sự biến đổi của gia đình trên các phương diện chính là cấu trúc,chức năng, mối quan hệ gia đình và các phong tục, nghỉ lễ có liên quan đến chu

kỳ đời người.

3 Phân tích và đánh giá những biến đổi của gia đình người Dao QuầnTrắng từ Đồi mới đến nay.

4 Lý giải những nguyên nhân của sự biến đổi và chỉ ra xu hướng biến đổi

của gia đình người Dao Quần Trắng hiện nay.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi gia đình của người DaoQuan Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái trước và sau thờikỳ Đổi mới.

3.2 Pham vi và địa bàn nghiên cứu

Phạm vi nội dung của luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về

truyền thống và biến đổi trong gia đình của nhóm Dao Quần Trắng tại địa bànnói trên Bên cạnh đó, luận văn có so sánh đối chiếu vấn đề nghiên cứu với mộtsố địa phương khác Do biến đổi gia đình là mảng đề tài rộng lớn gom nhiều nộidung nên trong khuôn khổ luận văn này, tập trung vào tìm hiểu một số nội dung

10

Trang 11

cơ bản của biến đôi gia đình về cau trúc, chức năng, mối quan hệ và một số nghi

lễ cơ bản trong gia đình.

Về phạm vi thời gian, chúng tôi chủ yếu tập trung vào những biến đổi củagia đình ở hai giai đoạn trước và sau Đổi mới.

Địa bàn nghiên cứu mà chúng tôi chọn là xã Tân Hương, huyện Yên Bình,tỉnh Yên Bái Tân Hương là xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực II) của huyện

Yên Bình và cũng là một trong những xã tập trung đông người Dao Quan Trắng.

4 Nguồn tài liệu và giả thiết khoa học

4.1 Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là tài liệu điền đã được

thu thập qua các đợt khảo sát tại địa bàn nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành

khảo sát tại địa bàn làm hai dot Dot 1, từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2013; đợt 2,

liệu thống kê, báo cáo tổng kết về kinh tế - văn hoá - xã hội của xã Tân Hương,

huyện Yên Bình và tỉnh Yên Bái.4.2 Giả thiết nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi xác định một số giả thiết làm cơ sở cho việc nhận

thức, đánh giá vấn đề cũng như quá trình quan sát, thu thập thông tin tại địa bàn,

cụ thê như sau:

Dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội từ khi Đổi mới đến nay, giađình người Dao Quần Trắng tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Báiđang có sự biến đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện.

Tuy có sự biến đổi mạnh mẽ, nhiều yếu tố của gia đình truyền thống mat đi,một số yếu tố mới được khang định Song, không vì thé ma mà gia đình mat đi

vai trò của của nó với tư cách là một thiết chế xã hội quan trọng cả trong phạm

vi bản làng va xã hội tộc người.

Sự biến đổi của gia đình của người Dao Quan Trắng có tác động trở lại đếnnhiều mặt trong đời sống văn hóa xã hội của họ.

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống về biến đổi gia

đình người Dao Quần Trăng ở một địa bàn cụ thể Nghiên cứu này có những

đóng góp sau đây:

II

Trang 12

Trên cơ sở điền dã, luận văn góp phần bé sung những tư liệu mới về biến

đổi gia đình qua nghiên cứu trường hợp xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnhYên Bái cho các nghiên cứu về gia đình của nhóm Dao Quan Trắng nói riêng,

người Dao ở nước ta nói chung.

Những phân tích nhân học/dân tộc học chủ yếu từ tư liệu thực địa của luận

văn đã làm rõ xu thé biến đổi của gia đình người Dao Quan Trắng trước sự tác

động của những nguyên nhân kinh tế - xã hội trong bối cảnh xã hội đang biếnđổi mạnh mẽ ở nước ta thời kỳ Đổi mới, CNH - HĐH.

Luận văn đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và biếnđổi của gia đình người Dao Quan Trắng ở địa phương về cấu trúc, chức năng,mối quan hệ và một số nghỉ lễ tiêu biểu trong gia đình.

Nghiên cứu này góp phần phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trongsự thích ứng của gia đình trước sự biến đổi của xã hội nhằm xây dựng gia đình

văn hóa ở cơ so.

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn đượccau trúc thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương

pháp nghiên cứu

Chương 2: Người Dao Quần Trắng và gia đình truyền thống của họ

Chương 3: Biến đỗi cau trúc, chức năng, mối quan hệ gia đình trước va sauĐổi mới

Chương 4: Biến đổi các phong tục, nghi lễ của chu kỳ đời người trong gia

đình trước va sau Đồi mới

12

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYET VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Téng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về gia đình và biễn đổi gia đình

Cùng với gia đình, biến đổi gia đình là một hiện tượng xã hội phổ biến

trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, đặc biệt từ khi xã hội loài người chuyền từsản xuất nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp Biến đổi gia đình làmột đề tài có sức hấp dẫn lớn nên đã được nhiều ngành khoa học quan tâm

nghiên cứu ở các góc độ tiếp cận khác nhau như xã hội học, dân tộc học/nhân

học, tâm lý học Nhiều thập kỷ đã qua, những khía cạnh của biến đổi gia đình

như cấu trúc, chức năng hay các mỗi quan hệ trong gia đình đã được tìm toi,phát hiện và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm

khoa học.

Một trong những công trình nổi tiếng bàn về gia đình là tác phẩm “Nguồn

sốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884) của F Engels.Dựa trên các kết quả nghiên cứu của nhà dân tộc học H Morgan vả quan điểm

duy vật, F Engels đã phân tích lịch sử nhân loại ở giai đoạn sớm, luận chứng

quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành xã hộicó giai cấp dựa trên chế độ sở hữu tư nhân Trong tác phẩm này, F Engels đã

dành cả một chương (chương hai) để phân tích về gia đình Bắt đầu bằng việc

nghiên cứu nguồn gốc của gia đình trong sự vận động khách quan của quá trình

phát triển gia đình từ chế độ quần hôn đến gia đình một vợ một chồng Ông đãđề cập đến các loại hình gia đình trong lịch sử, các thiết chế hôn nhân và giảithích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội

khác nhau F Engels khang định, gia đình là sản phẩm của lịch sử và nó tácđộng tích cực đến tiến trình xã hội Theo ông, gia đình là một “khái nệm động”,

thường xuyên có sự biến đổi về quy mô, kết cấu và chức năng theo diễn trình

lịch sử Có thé nói đây là một tác pham kinh điển chứa đựng những lý luận cơbản về gia đình của chủ nghĩa Mác.

Sau đó, những công trình nghiên cứu đáng kê về biến đổi gia đình đã xuất

hiện ngay từ những năm 50 — 60 của thé kỷ XX gan liền với tên tuổi của các nhànhân học/xã hội học hàng đầu phương Tây như Talcott Pasons, G.P Murdock,

Wiliam Goode

Theo nhà nghiên cứu Mai Huy Bich, William Goode là một trong những13

Trang 14

nhà nhân học/xã hội học với những nghiên cứu về biến đôi gia đình được đánh

giá cao, tiêu biểu là công trình “Cách mạng thé giới và những hình mẫu giađình ” (1963) Trong cuốn sách này, ông đã tìm hiểu gia đình trong xã hội côngnghiệp hóa và cho rằng dưới tác động của công nghiệp hóa các mẫu hình gia

đình đều thay đổi theo hướng trở lên giống nhau và giống với gia đình phương

Tây Đó là mẫu hình “gia đình vợ chồng” mà ở đó ít có quan hệ với họ hàng nội

ngoại, cá nhân ít phụ thuộc vào gia đình và được mở rộng quyền tự do Xã hộicông nghiệp đã giải phóng con người vì nó tạo ra một mô hình gia đình tự do và

bình dang hơn các xã hội trước đó.

Sau Talcott Pasons và Wiliam Goode, các nhà nhân học Emily A.Schultz

và Rober H Lavanda cũng có những nghiên cứu về gia đình được công bố.

Trong cuốn “Nhân học — một quan điểm về tình trạng nhân sinh ” (2001), ở các

chương XVIII — Thân tộc và chương XIX — Hôn nhân và gia đình, hai tác giả

này đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu nhân học về gia đình

như các kiểu hôn nhân, các loại hình gia đình, cấu trúc gia đình và biến đổi gia

đình theo thời gian.

Nhìn lại tình hình nghiên cứu ở Việt Nam, những nghiên cứu về biến đổigia đình xuất hiện nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây với nhữngnhà nghiên cứu tiêu biêu Mai Huy Bích, Nguyễn Linh Khiếu, Lê Ngọc Văn, VũTuấn Huy, Khuất Thu Hồng Cho đến nay đã có số lượng lớn công trình

nghiên cứu, sách, bài viết, các hội nghị và hội thảo về chủ đề này được công bố

trên các phương tiện thông tin đại chúng Có thé kế đến một số công trình tiêubiểu sau:

Trong hàng loạt các ấn pham đã xuất ban, đáng chú ý hon cả, có một côngtrình mang tính hệ thống lý luận và thực tiễn về vấn đề gia đình và biến đổi gia

đình ở nước ta là chuyên khảo “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” củatác giả Lê Ngọc Văn (2011) Tác phẩm này được kết cấu thành ba phần lớn.

Phần thứ nhất, tác giả giới thiệu những vấn đề lý luận về gia đình và biến

và phân tích

14

Trang 15

Phần thứ ba đề cập đến các quan điểm và giải pháp chính sách về những

van dé đặt ra từ sự biến đôi của gia đình Việt Nam hiện nay Trong phan này, tác

giả chỉ ra những vấn đề mới đặt ra từ sự biến đổi các chức năng của gia đình vàcau trúc của gia đình Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra năm nhóm giải pháp kiếnnghị chủ yếu xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập

quốc tế Bên cạnh việc khái quát và hệ thống những van dé cơ bản của gia đìnhvà biến đồi gia đình ở Việt Nam hiện nay, tác giả đưa ra gợi ý cho những nghiên

cứu về gia đình và biến đổi gia đình Song, cuốn sách chủ yếu dừng lại ở việcnghiên cứu về biến đổi gia đình ở khu vực đồng bằng và đô thị mà chưa đề cậpnhiều đến gia đình của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi.

Tiếp theo, công trình nghiên cứu “Sự biển đổi và liên tục của gia đình nông

thôn Việt Nam: những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thử nghiệm ở Yên Bái”

của Vũ Tuan Huy và cộng sự dựa trên kết quả nghiên cứu liên ngành khá toàn

diện về biến đổi gia đình nông thôn các dân tộc từ khảo sát thực địa tại Yên Bái.

Đây là một nghiên cứu như tác giả đã chỉ rõ là thuộc dự án của nhóm “Micro”

gồm sự liên kết của bốn cơ quan chuyên ngành: Viện Xã hội học, viện Dân tộc

học, Trung tâm Dia lý nhân văn và Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ

nhằm xác định các vấn đề và phương pháp nghiên cứu liên ngành Nghiên cứu

nay đã chỉ ra rang, trong thời kỳ đổi mới, đời sống gia đình đã có nhiều thay đổi.

Chang hạn, nếu như trước đây, hôn nhân chỉ diễn ra ở nội bộ tộc người thì hiện

nay đã mở ra với các tộc người khác Trong đời sống thường ngày, vị trí của

người phụ nữ đã được nâng lên, quyền bình đăng được tôn trọng và người phụ

nữ có điều kiện hơn dé tham gia vào các công việc bên ngoài gia đình Mỗi giađình sẵn sàng thay đổi và hình thành chiến lược sống mới dé thích nghi với điềukiện xã hội mới v.v

Bên cạnh đó, Vũ Tuấn Huy còn có bài viết chuyên khảo “Những khía cạnh

của sự biến đổi gia đình” in trong sách “Những nghiên cứu Xã hội học về gia

đình” (1996) do Tương Lai chủ biên Thông qua phân tích các khía cạnh như

những vấn đề về hôn nhân và những quan hệ trong đời sống gia đình, nghiên

cứu này đã chỉ ra rằng, gia đình Việt Nam đã và đang biến đổi dưới sự tác độngcủa những biến đổi xã hội và giao lưu văn hóa, sự biến đổi đó không tách rờihoàn toàn với những đặc trưng của gia đình truyền thống Việt Nam, mà là mộtsự điều chỉnh, thích nghi với những hoàn cảnh và điều kiện xã hội mới Tác giả

cũng cho rằng, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa và các quá trình dân sốlà những yếu tổ tác động đến đời sống gia đình Tuy nhiên, những yếu tố này

15

Trang 16

vẫn chưa đủ mạnh dé tạo ra những biến đổi căn ban trong mô hình nơi ở và các

quan hệ thân tộc.

Gần đây, Hội thao “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa vàhội nhập” do Viện Gia đình và Giới tổ chức vào ngày 26/3/2012 tại Hà Nội làmột trong những diễn đàn lớn thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu về giađình” Hội thảo đã đề cập và làm rõ nhiều khía cạnh của gia đình trong đó có

biến đổi gia đình do tác động của công nghiệp hóa và hội nhập.

Mặt khác, gia đình và biến đôi gia đình ở các dân tộc Việt Nam cũng là chủ

đề được nhiều luận văn, luận án chọn làm đề tài nghiên cứu Gần đây nhất, luận

văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học của tác giả Hoàng Phương Mai

với tên dé tài “Gia đình người Sán Diu ở xã Ninh Lai huyện Sơn Dương, tinhTuyên Quang - truyền thống và biến đối” (2011) là một nghiên cứu về biến đổi

gia đình của một tộc người ở một địa phương cụ thé Luận văn đã dé cập đến các

khía cạnh trong gia đình truyền thống và chỉ ra những biến đổi trong gia đìnhcủa người San Diu trên các phương diện như quy mô, cấu trúc, chức năng, mốiquan hệ và các nghỉ lễ trong gia đình, đồng thời cũng làm rõ các nguyên nhân

dẫn đến sự biến đổi trong gia đình.

Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu về biến đổi gia đình ở nước ta

mấy thập kỷ nay, chúng ta thấy rằng chưa có nhiều những nghiên cứu chuyên

sâu về biến đổi gia đình của các dân tộc, nhất là ở một tộc người tại một địa

phương cụ thê.

1.1.2 Những nghiên cứu về người Dao và nhóm Dao Quan Trắng

Cho đến nay, người Dao là một trong những tộc người nhận được nhiều

quan tâm nghiên cứu dân tộc học/nhân học ở Việt Nam của các nhà khoa học tên

tuôi như Bé Viết Đăng, Nguyễn Khắc Tung, Trần Quốc Vuong, Phan Hữu Dat,

Lê Sỹ Giáo, Nguyễn Đình Khoa, Phạm Quang Hoan, Nguyễn Ngọc Thanh,

Vương Xuân Tình, Lý Hành Sơn Trong số đó, các tác giả đã đề cập đến hầu

hết các lĩnh vực từ nguồn sốc lịch sử đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, ngôn

ngữ v.v của cộng đồng cư dân này Những công trình trên đã đem đến cái

nhìn khá tổng quát về dân tộc Dao ở Việt Nam Tuy vậy, chỉ có một sé cong

trình dé cập đến người Dao Quan Trắng.

Từ rất sớm, nhóm tác giả Bế Viết Đăng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung,

Nguyễn Nam Tiến đã xuất bản công trình nghiên cứu khái quát về “Người Dao

? Có 40 tham luận được trình bày chia làm bốn chủ dé: Những vấn dé chung về gia đình; tinh đa dang của gia

đình; mối quan hệ gia đình; giá trị gia đình.

16

Trang 17

ở Việt Nam” (1971) Có thé nói, cho đến nay đây van là công trình phản ánh

toàn diện và đầy đủ nhất về người Dao ở Việt Nam Trên cơ sở các tài liệu điềndã, các tác giả đã khái quát về nguồn gốc lich sử, tên gọi, dia bàn cư trú, các đặctrưng sinh hoạt kinh tế - xã hội và những chuyển đổi trong đời sống của dântộc Dao từ sau cách mạng tháng Tám 1945 Trong công trình này, nhóm DaoQuần Trắng nước ta đã được các tác giả đề cập đến ở một số nội dung (tuy còn

Kỷ yếu hội thảo khoa học quan trọng này đã được xuất bản năm 1998, trong đó

tập hợp nhiều nghiên cứu sâu về dân tộc Dao Những tham luận tại hội thảo đãlàm sáng tỏ nhiều vấn đề về đặc điểm dân tộc, sự phát triển kinh tế - xã hội vàbiến đổi văn hóa của dân tộc Dao Tại hội thảo này, có một số bài viết dưới

nhiều góc độ đã di sâu nghiên cứu về nhóm Dao Quan Trắng.

Bên cạnh đó, còn có một số công trình và bài viết về người Dao QuầnTrăng ở một số địa phương như “Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” của HàVăn Viễn và Hà Văn Phụng (1972); “Mot sinh hoạt văn hóa lễ hội của người

Dao Họ ở Lào Cai” của Lê Hồng Lý (1997); “Ứng xử của người Dao Họ (DaoQuan Trắng) ở Lào Cai với nguồn nước” của Trần Hữu Sơn (2008); “Thay

Shaman người Dao Họ ở Lào Cai (Nghiên cứu Irưởng hợp ông Bàn Van Xiêm) ”của Phạm Văn Dương (2009) v.v và một số bài báo giới thiệu về một số

phong tục tập quán đặc sắc của người Dao Quan Trắng.

Tựu trung lại, những công trình đề cập đến người Dao Quần Trắng ở nước

ta còn rất sơ lược và tản mạn, hoặc chỉ khảo cứu ở một khía cạnh cụ thể Đặcbiệt, chưa có công trình nào nghiên cứu về biến đổi gia đình của người Dao

Quần Trắng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Chính vì vậy, nghiên cứu củachúng tôi nhằm bồ sung vào vấn đề còn bỏ ngỏ này.

1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Một số khái niệm sử dụng trong luận văn

Dé thống nhất nội dung của một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn,chúng tôi xIn đưa ra một số khái niệm chính như sau:

1.2.1.1 Khái niệm gia đình

Như đã đề cập ở trên, cho đến nay, trong các nghiên cứu khoa học trên thế

giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về gia đình từ những cách17

Trang 18

tiếp cận khác nhau và đã có nhiều định nghĩa về gia đình được đưa ra Song cho

đến nay gia đình là gì vẫn đang còn là vấn đề gây tranh luận và được định nghĩa

theo nhiều cách khác nhau Theo nhà xã hội học Tương Lai, thuật ngữ này vẫn

là một thuật ngữ được định nghĩa lỏng lẻo nhất trong từ vựng của các nhà xã hội

nhấn mạnh đến yếu tố “động” của gia đình, sự biến đổi của gia đình găn liền với

sự vận động biến đổi của xã hội Trong tác phẩm “Hệ tu tưởng Đức”, C.Mark đã

đưa ra định nghĩa: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con ngườicòn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ,

cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [28, tr 41] Với quan niệm này, gia đình được

nhân mạnh trên các khía cạnh quan hệ trong gia đình đó là quan hệ hôn nhân và

quan hệ huyết thống.

Ở Việt Nam, khi bàn tới khái niệm gia đình, các tác giả cũng đưa ra các

định nghĩa khác nhau Theo Dai tir điển tiếng Việt, “Gia đình là tập hợp những

người có quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống sống chung trong cùng mộtnhà” [3, tr 719] Tác giả Ngô Công Hoàn trong cuốn “Tâm lý học gia đình” đưara định nghĩa: “Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, có quan hệ gan bó về hônnhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung giá trị vật chat, tinh thần, ôn định

trong các thời điểm lịch sử nhất định” [24, tr 9] Tác giả Lê Ngọc Văn trongchuyên khảo “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” định nghĩa :“Gia đình

là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quanhệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống,

có ngân sách chung” [16, tr 38]

Qua các khái niệm trên, có thé thấy rang sẽ không có một định nghĩa duy

nhất cho gia đình trong mọi nền văn hóa, mọi chế độ xã hội và mọi thời ky lịchsử khác nhau Mặc dù còn có các tiêu chí riêng để nhận diện gia đình nhưng

cũng có những tiêu chí chung cơ bản đó là: Là một nhóm người (có từ hai người

trở lên); có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hay nghĩa dưỡng; cùng

chung sống.

Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng định nghĩa mang tínhpháp lý về gia đình ở Việt Nam được ghi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm

18

Trang 19

2008 như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ

hôn nhân, quan hệ huyết thông, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh cácnghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định ”.

Hộ gia đình

Thông cáo về gia đình của Liên Hợp Quốc cho rằng: “Hộ là những ngườicùng chung sống dưới một mái nhà, có chung ngân quỹ” Theo quan niệm này,hộ gia đình có thé là một người (độc thân), có thé là 2,3 người cùng giới và

khác giới sống chung với nhau.

Năm 1989, Tổng cục Thống kê đưa ra khái niệm: “Hộ gồm những người có

quan hệ hôn nhân hoặc ruột thịt hoặc nuôi dưỡng, có quỹ thu chi chung và cùngchung sống lâu dài” Mỗi hộ gia đình có số đăng ký nhân khẩu gồm chủ hộ và

các thành viên quan hệ với chủ hộ.

Như vậy, gia đình và hộ gia đình là hai khái nệm khác nhau Một gia đình

có thê là một hộ nhưng có thể có hơn một hộ.

Ở Việt Nam, khi nói đến gia đình, thường được hiểu đó là hộ và như vậy

nhiều khi khái niệm gia đình được hiểu đó là khái niệm hộ.1.2.1.2 Biến đổi gia đình

Gia đình là một thiết chế xã hội và đương nhiên cũng là một phần của xãhội Do đó, biến đổi gia đình cũng là một phan của biến đổi xã hội Dé hiểuđược biến đôi gia đình cần hiểu biến đối xã hội Biến đổi xã hội có thé được hiểulà một quá trình chuyển đổi từ hình thái xã hội này sang một hình thái xã hội

khác trên một trục thời gian Hay cụ thé hơn là, ở thời điểm tị, có trạng thái xị,thời điểm t; có trạng thái x, và đến thời điểm t, có trạng thái xạ Từ biến đổi

xã hội, có thé suy ra biến đổi gia đình, đó là một quá trình chuyên biến của gia

đình từ trạng thái này sang trạng thái khác trên một trục thời gian Trong luận

văn này, chúng tôi xem xét sự biến đổi của trạng thái gia đình trên các phương

diện cấu trúc, chức năng, mối quan hệ và một số phong tục, nghi lễ trong chu kỳđời người.

1.2.1.3 Nghỉ lễ

Theo từ điển tiếng Việt, “Nghi lễ là nghi thức và trình tự tiến hành của một

buổi lễ” [44, tr 866] Còn theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, nghỉ lễ là

“những hoạt động mang tính truyền thống được thực hiện tại những thời điểm

quan trọng trong đời sống và trong hoạt động sản xuất của con người Phân biệt

hai loại nghi lễ chính: Một loại gan với chu kì đời sống con người (từ sinh đẻ,cưới xin đến ma chay) gọi là nghi lễ gia đình; một loại liên quan đến sản xuất

19

Trang 20

nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác gọi là nghi lễ theo lịch” Trong luận

văn nay, chúng tôi chi dé cập đến một số nghi lễ gắn với chu kì của con người

trong gia đình mà như khái niệm trên gọi là nghỉ lễ gia đình.

1.2.2 Một số hướng tiếp cận lý thuyết

1.2.2.1 Tiếp cận lý luận Mác xít

Luận văn áp dụng nguyên lý và nguyên tắc phương pháp luận của Chủnghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thê là:

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan Nguyên tắc này chỉ ra răng, cần

nghiên cứu sự vật, hiện tượng như chúng đang tồn tại thực tế, các kết luận phảixuất phát từ thực tế, không phán đoán chủ quan; dé có hiểu biết đúng đắn về sự

vật, hiện tượng, phải hướng tới cái bản chất, không hướng tới cái ngẫu nhiên,

thực khách quan và chủ quan Có như vậy sẽ giúp ta thấy được sự vận động,

biến đổi cũng như lý giải được quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện

tượng đó.

- Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn Khi xem xétsự vật, hiện tượng cần phải đặt trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, cácyếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó Đồng thời,phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện

tượng khác.

Vận dụng các nguyên lý này vào nghiên cứu biến đổi gia đình của người

Dao Quan Trắng, chúng tôi quan niệm gia đình là một thiết chế xã hội có mốiliện hệ qua lại với các thiết chế xã hội khác trong chỉnh thé xã hội Gia đình tồntại và biến đổi trong những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể dưới sự tác động củanhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

1.2.2.2 Tiếp cận theo lý thuyết chức năng (hay chức năng — cấu trúc)

Được khởi xướng từ G Spencer và E Durkheim và sau đó được phát triển

và hoàn thiện bởi các học giả tiêu biểu như Malinowski, Radcliffe — Brown va

Talcott Parsons Đây là ly thuyết được ứng dung nhiều trong các nghiên cứu xã

3 http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn

20

Trang 21

hội học, dân tộc học và nhân học Những người sáng tạo và phát triển lý thuyết

này đều coi lý thuyết chức năng - cấu trúc như một công cụ quan trọng trongviệc tiếp cận nghiên cứu văn hóa và xã hội Mỗi đại diện của lý thuyết này cónhững kiến giải riêng, nhưng về cơ bản đều thống nhất ở những luận điểm sau:

- Xã hội tồn tại như một hệ thống, trong đó gồm nhiều yếu tố khác nhau có

quan hệ với nhau tạo thành cau trúc của hệ thống Mỗi yếu tố của hệ thong lại có

thé trở thành một hệ thống con và dưới hệ thống con lại có các hệ thống

nhỏ hơn nữa.

- Giữa các hệ thống có sự tác động qua lại lẫn nhau và liên hệ mật thiết với

môi trường Tương tự, giữa các yếu tô của hệ thống cũng có liên hệ và tác động

như vậy.

- Mỗi hệ thống, cũng như mỗi bộ phận của hệ thống đều đảm bảo một hay

nhiều chức năng dé duy trì sự thống nhất của hệ thống Khi chức năng hoạt động

bình thường thì hệ thống vận hành ôn định, bền vững và ngược lại, khi các chức

năng này bị rỗi loạn sẽ dẫn tới sự bat ổn định của cấu trúc tổng thé, thậm chí cóthé phá vỡ cau trúc tổng thé.

Tiếp cận lý thuyết chức năng trong nghiên cứu đề tài “Gia đình người Dao

Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”, chúng tôi quan

niệm: Thứ nhất, gia đình người Dao là một bộ phận trong hệ thống xã hội Đếnlượt mình, gia đình người Dao lại là một hệ thống gồm nhiều yếu tố như cấutrúc, chức năng, các mối quan hệ và sự phân cấp bên trong của các yếu tô này

lại còn các yếu tố nhỏ hơn nữa; Thứ hai, với tư cách là một bộ phận của hệ

thống xã hội, gia đình đảm nhiệm một số chức năng trong hệ thống xã hội của

người Dao Quần Trắng vừa chịu sự tác động của hệ thống xã hội, vừa có tác

động trở lại đến đời sống xã hội Luận điểm này giúp chúng tôi đưa ra nhữngcâu hỏi mang tính định hướng như chức năng của gia đình người Dao QuầnTrắng là gì? Chức năng này có sự biến đổi không? Mối quan hệ giữa chức năng

của gia đình với các yếu tô xã hội khác như thế nào? Nếu có thì điều gì dẫn đến

sự biến đổi đó?

Như vậy, lý thuyết chức năng giúp chúng tôi từng bước tiếp cận với đối

tượng nghiên cứu ở các cấp độ ngày càng cu thé hơn và cho phép giải thích

được các hiện tượng biến đổi của gia đình Bên cạnh đó, lý thuyết chức năng

còn coi xã hội như một hệ thống mang tính thống nhất và ồn định qua thời gian,

qua đó giúp cho việc nhận dạng xã hội trong sự vận động cân băng với tất cả các

yếu tố cau thành nên nó.

21

Trang 22

1.2.3.3 Tiếp cận lý thuyết biến đổi van hóa

Biến đổi văn hóa (theo nghĩa rộng bao gồm cả biến đổi xã hội) là một quá

trình diễn ra trong tất cả các xã hội và là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của

nhân học Liên quan đến biến đổi văn hóa, có nhiều lý thuyết giải thích về vấn

dé này như giải thích sự biến đổi văn hóa theo quá trình tiến hóa (theo thời

gian); giải thích biến đổi văn hóa theo “tán xạ” hay phát tán văn hóa (theo khônggian); giải thích biến đổi văn hóa theo đặc thù lịch sử; giải thích biến đổi văn

hóa theo chức nang; giải thích biến đổi văn hóa theo nhân học tâm lý

Trong nhiều lý thuyết giải thích về sự biến đổi văn hóa, chúng tôi đặc biệt

chú ý đến lý thuyét tiếp biến văn hóa.

Tiếp biến văn hóa dùng dé chỉ sự tiếp xúc giữa các hệ thống văn hóa với

nhau dẫn đến sự biến đổi, hội nhập một sé yéu tố văn hóa lẫn nhau giữa các hệ

thống văn hóa đó Sự tiếp xúc này làm tăng đặc tính của nền văn hóa này trong

nền văn hóa kia Tiếp biến văn hóa gồm nhiều quá trình khác nhau như truyền

bá, thích nghị, phản ứng lại và “tan rã văn hóa”.

Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, của

văn hóa, gan bó với tiến hóa xã hội va cũng gan bó với sự phát triển của vănhóa Giao lưu và tiếp biến văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi văn hóa, vừa làchính bản thân của sự trao đổi ấy, do đó sự giao lưu tiếp biến văn hóa có một

tầm quan trọng trong lịch sử nhân lọai.

Tiếp biến văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa và

mọi xã hội từ xưa đến nay Xét về thực chất, tiếp biến văn hóa chính là sự tác

động qua lại biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quá trình

phát triển Trong đó, các yếu tố nội sinh, mà trung tâm là con người giữ vai trò

chủ thê có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ của chúng với

các yếu tố ngoại sinh.

Lý thuyết tiếp biến văn hóa được vận dụng trong luận văn nhằm lý giải sựbiến đổi của các giá trị văn hóa trong gia đình như các nghi lễ, các quan niệm,

những nhận thức mới về xã hội.

1.2.3.4 Tiếp cận từ góc độ lịch sử - so sánh

Đây là cách tiếp cận xem xét sự vật, hiện tượng diễn ra theo một quá trình,

trong đó có các giai đoạn lịch sử khác nhau Trong từng giai đoạn lịch sử, các sự

vật, hiện tượng ton tại dưới những trạng thái khác nhau Nếu đem so sánh cáctrạng thái khác nhau này chúng ta sẽ thấy được sự biến đổi của sự vật, hiệntượng từ giai đoạn nay sang giai đoạn khác.

Vận dụng cách tiếp cận từ góc độ lịch sử - so sánh vào trong nghiên cứu

22

Trang 23

này sẽ cho ta thay được sự biến đổi của gia đình diễn ra trong những quá trình

kinh tế - xã hội ở những giai đoạn lịch sử khác nhau (ở đây chủ yếu là từ trước

và sau thời điểm Đổi mới, tính từ năm 1986).

Bước sang thời kỳ Đôi mới, thời kỳ có tinh bước ngoặt trong lịch sử Việt

Nam với đặc điểm của thời kỳ này là đất nước chuyển đổi từ cơ chế tập trung

quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường Trong giai đoạn lich sử này, nổi lênhai sự kiện chính đó là thực hiện khoán 10 (Nghị quyết 10 của Bộ Chính tri năm

1988) và Luật đất đai mới năm 1993 Cùng với hai sự kiện trên, từ năm 1986đến nay Việt Nam thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước và mở cửa hội nhậpmạnh mẽ với khu vực và quốc tẾ Những sự kiện trên tác động mạnh mẽ và sâu

sắc đến những biến đổi xã hội ở Việt Nam trong đó có biến đổi về gia đình.

Ở hai giai đoạn lịch sử đất nước - trước và sau Đổi mới, có sự khác nhau

không chỉ ở phương diện kinh tế mà còn cả ở phương diện chính trị, xã hội vàvăn hóa Sự khác biệt này tác động đến gia đình trên tất cả các phương diện So

sánh những đặc trưng của gia đình trong hai giai đọan này sẽ thấy được sự biếnđổi của gia đình.

Vậy, trong các lý thuyết vừa trình bày trên đây, nên chọn lý thuyết hay khíacạnh nào của các lý thuyết để áp dụng vào đề tài nghiên cứu? Thực tế cho thấy,

trong khoa học xã hội, không có một khung lý thuyết nào có thê ly giải đượcmọi tình huống hay hiện tượng trong đời sống xã hội vốn rất phức tạp và bị chỉphối bởi những hoàn cảnh lich sử cụ thé Mỗi lý thuyết hay mô hình lý luận soi

rọi ánh sáng vào một khía cạnh nhất định trong đời sống xã hội Thật sai lầm khi

muốn áp dụng một mô hình lý luận duy nhất trong toàn bộ đời sống xã hội ở mọi

nơi trên hanh tinh và mọi lúc trong quá trình lich sử Vì vậy, luận văn này đã

chat lọc một số luận điểm của các lý thuyết kế trên ứng dụng vào nghiên cứubiến đổi gia đình ở người Dao Quan Trắng.

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề từ cơ sở nhân học văn hóa; trong đó, phân

tích định tính được đặc biệt nhấn mạnh Tuy nhiên, sự kết hợp và bổ sung các

nguôn thông tin định tinh và định lượng cũng như các tư liệu lich sử được lưu

trữ ở các cơ sở nhà nước và người dân.

Chúng tôi bắt đầu băng việc tiến hành thu thập và đánh giá thông tin hiện

có liên quan đến đề tài Những nguồn tài liệu này đã mang lại hiểu biết có hệthống về gia đình và biến đổi gia đình trong bối cảnh xã hội của địa phương vàcả nước Về thu thập nguôn tài liệu thứ cấp, dé nhìn nhận một cách khái quát,

tổng thể, chúng tôi đã tiến hành thu thập các loại báo cáo, quyết định, chi thi, tài

23

Trang 24

liệu thống kê có liên quan đến đề tài ở xã Tân Hương, ở huyện Yên Bình và ở

tỉnh Yên Bái.

Trong quá trình bắt tay vào nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương phápchuyên gia tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có kinhnghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này trong giới chuyên môn đặc biệt là

của các nhà dân tộc học Ngoài ra, trải nghiệm cuộc sống và các câu chuyện đời

sống của người dân và những cán bộ đã từng công tác tại địa phương trong

khoảng thời gian trước và sau Đổi mới để từ đó xác định những trọng tâm

nghiên cứu.

Về nguồn tài liệu sơ cấp, phương pháp điển đã dân tộc học được xem là

phương pháp nghiên cứu chủ yếu đề thu thập thông tin và phân tích vấn đề của

luận văn Phương pháp này bao gồm các thao tác cơ bản như thu thập các tài

liệu văn bản và thống kê kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu,quan sát tham gia, phỏng van sâu các đối tượng nghiên cứu, phỏng van bang

bảng hỏi Tôi đã thực hiện quan sát tham gia tại các điểm nghiên cứu sâu ở xã

Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, trong các bản của người Dao QuanTrang dé trực tiếp tìm hiểu về gia đình của đồng bao từ đời sống kinh tế xã hội,

môi trường sinh thái, con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tôi đã chia nghiên cứu điền dã thành nhiều đợt trong năm nhằm thu thập thông

tin định lượng và định tính dé làm rõ các giả thiết nghiên cứu.

Về thông tin định tính, tôi đã tập trung trò chuyện với người dân địaphương, ghi chép và phân tích các câu chuyện đời sống gia đình của người dân,

những suy nghĩ và cảm nhận của họ về gia đình trước và sau khi Đổi mới đất

nước, sự thay déi trong sinh kế, đời sống và nghi lễ.

Ngoài ra, tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu các đối tượng đa dạngcủa cộng đồng, từ già làng, trưởng bản, chủ hộ khá giả và người nghèo đếnthanh niên, phụ nữ và cán bộ nghỉ hưu Nội dung các cuộc phỏng vấn tập trung

vào các van đề lịch sử và đời sống gia đình trước và sau Đôi mới, tình hình sản

xuất và mức sống, những đánh giá của người dân về đổi thay của gia đình vàthôn bản.

Chúng tôi cũng tiến hành trao đối với cán bộ chính quyền xã, cán bộ làmcông tác văn hoá trên địa ban dé tìm hiểu về tình hình gia đình của người DaoQuan Trắng cùng với gia đình các dân tộc khác trong xã Qua đó, xem xét cácđánh giá của họ về những vấn đề: chính sách, đặc điểm biến đổi gia đình hiện

nay so với truyền thống.

Đề thu thập thông tin định lượng, chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học,24

Trang 25

sử dụng một bang hỏi chỉ tiết về gia đình và biến đồi gia đình đối với các chủ hộ

và thành viên, mỗi hộ một lần tại 50 hộ gia đình khác nhau ở 3 điểm nghiên cứusâu Các thông tin thu được liên quan đến các vấn đề lịch sử kinh tế hộ gia đình,dân số, kinh tế xã hội, giáo dục Từ đó, kết hợp với các số liệu thống kê và báo

cáo điều tra từ các nguồn có săn, chúng tôi phân tích các số liệu dé tìm ra xuhướng, đặc điểm, bản chat của van dé thê hiện đưới dang các con số và biểu đồ.

Ngoài ra, phương pháp kế thừa được luận văn sử dụng như trong phan lịch

sử vấn đề đã trình bày, có một số công trình đề cập đến nội dung hay một phầnnội dung của van đề chúng tôi nghiên cứu Qua những nguôn tư liệu này, chúngtôi kế thừa được một số kết quả đồng thời cũng đem lại cho chúng tôi một cái

nhìn mang tính khái quát.

Tiểu kết chương 1

Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam là mang đề tài rộng lớn và có sức

hap dẫn nên đã thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Biến đổigia đình không chỉ là đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà làm

chính sách mà còn của toàn xã hội Tuy nhiên, các nghiên cứu về biến đổi giađình ở Việt Nam chủ yếu tập chung vào người Việt (Kinh) ở khu vực đồng băng

và đô thị Có rất ít các nghiên cứu về biến đổi gia đình các dân tộc thiểu số

đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về biến đổi gia đình của người

Dao Quan Trang.

Khi tiễn hành nghiên cứu biến đổi gia đình người Dao Quan Trang, chúngtôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dé nhìn nhận,

phân tích đánh giá các vẫn đề một cách khoa học và khách quan Đây cũng làphương pháp luận dé vận dụng các phương pháp cụ thé trong quá trình nghiêncứu, như chọn mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu trong hệ thống

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành dân tộc học/nhân học.

Luận văn cũng lựa chọn tiếp cận của lý thuyết chức năng, lý thuyết tiếpbiến văn hóa và tiếp cận từ góc độ lịch sử - so sánh Tuy nhiên, chúng tôi cũng

chỉ chắt lọc một số luận điểm của từng lý thuyết đề vận dụng cho phù hợp vàotừng khía cạnh nghiên cứu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đề cập đến một số khái niệm cơ bản có liên quan

đến gia đình và biến đổi gia đình để thống nhất về mặt thuật ngữ đã được sửdụng trong luận văn này.

25

Trang 26

Chương 2

NGƯỜI DAO QUAN TRANG VA GIA ĐÌNH TRUYEN THONG CUA HO

2.1 Khái quát về địa ban nghiên cứu

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu: Xã Tân Hương, huyện Yên Bình,tỉnh Yên Bái

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Tân Hương thuộc huyện Yên Bình — huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái,năm giữa giao điểm trung du với núi rừng Tây Bắc đồng thời là cửa ngõ của tỉnhYên Bái Xã năm ở phía Tây huyện Yên Bình, cách thị trấn Yên Bình khoảng

20km về phía Đông Bắc Phía Đông giáp hồ Thác Bà”; phía Tây giáp xã Hoà

Cuông của huyện Tran Yên; phía Nam giáp xã Dai Đồng: phía Bắc giáp xã CamÂn và xã Mông Sơn.

Xã năm dọc Quốc lộ 70 (Ha Nội di Lao Cai), nên nơi đây giữ vi trí quan

trọng trong huyết mạch giao thông của huyện Yên Bình cũng như tỉnh Yên Bái.

Xã Tân Hương nằm trong khu đồi núi thấp rộng lớn thuộc thung lũng sông

Chay Địa hình chủ yếu là đổi núi bát úp với độ cao khoảng từ 500m đến 600m,

có độ dốc thấp, thoải dần theo hướng Tây — Đông Địa hình bị chia cắt bởi các

thung lũng hẹp và các khe suối chăng chịt đồ ra sông Chảy.

Đặc trưng khí hậu của xã cũng giống với của huyện Yên Bình là khí hậunhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,9°C Lượng mưa bình

quân hang năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ

tháng 5 đến tháng 9 hàng năm Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương

muối Xã lại năm ven hồ Thác Bà nên có khí hậu mang tính chất vùng hồ: mùađông ít lạnh, độ âm có thể tăng tới 20% và mùa hè mát mẻ, nhiệt độ giảm từ I-2°C Điều kiện tự nhiên của xã thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp,

trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cay công nghiệp chè, cao su,cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du

lịch dịch vụ.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 6.409,46ha (với nhiều loại đất nhưng

chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng (Feralit) chiếm hơn 80%) Trong đó, đất trồng lúa

* Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam cách Hà Nội 140 km theo quốc lộ 2về phía tây Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1970 chặn dòng sông Chảy.

Hồ Thác Bà có điện tích 23400 ha, trong đó, điện tích mặt nước là 19050 ha, chiều đài 80 km, chiềurộng lớn nhất 30 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước Hồ có hơn

1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thủy hữu tình (http://www.yenbai gov.vn)

26

Trang 27

82,37ha, đất trồng ngô 80ha, đất trồng màu 257,33ha, đất lâm nghiệp

3.721,84ha, đất phòng hộ 1.977,50ha, đất có rừng trồng sản xuất 1.744,34ha.

Bên cạnh tài nguyên đất, xã Tân Hương còn có điện tích mặt nước rộng

lớn của hồ Thác Bà và các khe suối thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt

thủy sản.

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá, nhiều nhất là đá xây dựng, bên cạnhđó còn có một số mỏ đá trăng Đặc biệt trên địa bàn xã đã phát hiện nhiều điểmcó đá bán quý và đá quý (hồng ngọc) với chất lượng tốt.

Những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là cơ hội để cho nhâncác dân tộc xã Tân Hương đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời

sống nhân dân góp phan cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới CNH, HDH của

huyện Yên Bình cũng như của tỉnh Yên Bái.

1.3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội* Kinh tế

Là một xã miền núi với diện tích đất rộng lớn nên thế mạnh trong phát triểnkinh tế là sản xuất nông lâm nghiệp Do diện tích đất trồng lúa nước hạn chếnên nhân dân triệt dé khai thác các nương, đồi dé trồng các loại cây hoa mau và

cây công ngiệp Cùng với việc mở rộng diện tích là áp dụng các biện pháp khoa

học kỹ thuật tiên tiễn vào sản xuất nhằm tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu lương

thực cho nhân dân.

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng được đầu tư để phát triển Tính đếnnăm tháng 12/2012, đàn trâu của toàn xã có 618 con, bò 112 con, lợn 3786 con,gia cam mỗi hộ bình quân từ 15 đến 20 con.

Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng cây trồng năm 2012

STT Loại cây trồng Diện tích (ha) | Sản lượng (tan)1 Lúa 163 802

2 Ngô 95 273

3 Khoai 42 2352

4 Săn 210 4515

5 Lạc 35 5406 Chè 179 10737 Cây ăn quả 93 622

(Nguồn: UBND xã Tân Hương )

Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của xã, hiện nay diện tích rừng

của xã là 3722ha, trong đó có 1744ha rừng trồng sản xuất Xã có chủ trương vận

động nhân dân khai thác đến đâu, trồng mới đến đó, không đề cho đất trống, đồi27

Trang 28

núi trọc Bên cạnh đó, các chủ rừng cũng tích cực đưa các giống cây trồng mới

có năng suất cao vào trồng như keo, bồ dé, mỡ, quế Năm 2012, toàn xã khaithác được 6225m' gỗ các loại.

Sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn xã còn hạn chế Cho đến nay,

toàn xã có 2 hợp tác xã, 1 công ty TNHH, 2 doanh nghiệp tư nhân Về số lượngcơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn là 155 cơ sở, trong đó, 47 cơ sở

kinh doanh hạ tầng công nghiệp; 57 cơ sở hoạt động thương nghiệp; 5 cơ sở

kinh doanh dịch vụ ăn uống: 3 cơ sở hoạt động vận tải va 13 cơ sở hoạt độngdịch vụ khác.

Trong năm 2012, thu nhập tổng sản lượng quy thóc của toàn xã là 1.320,8tấn, bình quân 194,7kg/người, thu nhập đầu người bình quân đạt 7.000.000đồng/người/năm.

* Văn hóa — xã hội

+ Dân số, dân tộc

Về mặt hành chính, hiện nay xã Tân Hương gồm 15 thôn với tổng dân số là

6830 nhân khâu, mật độ dân số 93người/km”.

Tân Hương là hình ảnh thu nhỏ của huyện Yên Bình về mặt tộc nguoi.

Trên địa bàn xã hiện nay có 7 thành phần dân tộc cùng sinh sông là: Kinh (Viét);

Dao (Dao Quan Trắng); San Chay (Cao Lan); Tay; Giáy; Thái và Mường.

Bảng 2.2: Thành phần dân tộc xã Tân Hương (theo hộ và nhân khẩu)STT Tên dân tộc Số hộ Số khâu

7 Thai 0 04

Tong 1.706 6.830(Nguén UBND xa Tan Huong, số liệu tính đến tháng 1/2013)

+ Văn hóa, giáo dục, y tế

Văn hoá truyền thống của các tộc người vẫn được quan tâm gìn giữ Cácthuần phong mỹ tục và tri thức tộc người được kế thừa trong việc xây dựng thiết

chế văn hoá ở địa phương.

Từ năm 2011, tất cả các thôn đã được được sử dụng điện lưới (trước năm2011, một số thôn ở khu vực ven hồ vẫn chưa được sử dụng điện lưới), sóng

28

Trang 29

phát thanh, truyền hình cũng được phủ trên địa bản toàn xã Riêng sóng điện

thoại di động đã được phủ trong vùng nhưng có một số nơi (vùng lõm) thì chưa

vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất, giáo viên cũng như mặt bằng trường lớp.

Hiện nay, trạm y tế của xã có 6 cán bộ, trong đó 2 y sỹ, 1 điều dưỡng, 2 nữhộ sinh và 1 được sỹ Các chương trình y tế quốc gia được triển khai đồng bộ, cóhiệu quả như tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao, bướu cô Cán bộ trạmy tế

đã thường trực đầy đủ, nêu cao trách nhiệm phục vụ bệnh nhân, trong nhiệm kỳqua không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn xã, đội ngũ y tế thôn bản được

phát huy trong việc vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh.+ Công tác xóa đói giảm nghèo

Trong thời gian qua, xã đã vận động nhân dân lao động sản xuất, phát triểnngành nghề dịch vụ, thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất các loại cây trồng, vật

nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao Phát triển chăn nuôi mở mang ngành nghề tạo

việc làm cho nhân dân Bên cạnh đó, xã còn triển khái tốt các dự án vay von chongười nghèo, vay vốn kinh doanh Hiện nay, tổng số hộ nghèo của xã là 493 hộ

chiếm 30%, cận nghèo là 132 hộ chiếm 8,23%.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kế trong phát triển kinh tế xã

hội, song xã Tân Hương còn nhiều khó khăn: Xã có địa bàn rộng, xuất phát

điểm đi lên của nền kinh tế còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều Cơ sở hạtầng còn nhiều hạn chế, việc chuyên đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh

dạn, mới chỉ dừng lại ở một số mô hình và một số thôn Tiềm năng đất đai của

địa phương chưa được tận dụng và khai thác có hiệu quả như diện tích ngô đông

vụ 3, trồng cây có hiệu quả kinh tế cao Diện tích ruộng nước phân bố manh

mún, vì vậy việc thâm canh cây trồng còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.2 Giới thiệu về người Dao Quân Trắng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái2.1.2.1 Vài nét về người Dao ở Yên Bái

Hiện nay, ở Việt Nam dân tộc Dao có dân số trên 751.067 người”, đông thứ

chín trong các dân tộc ở Việt Nam và thứ hai trong số các nước có người Dao

(sau Trung Quốc).

Š Tổng cục thống kê, số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở tính đến 1/4/2009

29

Trang 30

Dân tộc Dao, ngoài tên gọi là Dao (Kiềm miền hay Yu miền) còn có các

tên gọi khác là Mán, Xá, Dạo, Động Hiện nay, tên gọi Dao được Nhà nước

công nhận và được xếp vào nhóm ngôn ngữ Hmông — Dao thuộc ngữ hệ Nam A.

Dân tộc Dao là dân tộc có nhiều nhóm địa phương nhất trong cộng đồng

các dân tộc Việt Nam Theo phân loại của nhiều nhà dân tộc học, căn cứ vào

một số đặc điểm văn hóa, dân tộc Dao ở nước ta được chia làm 7 nhóm địa

phương là: Dao Đỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ Lạy, Dao Đại Bản),

Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng, Dao Du Cun),Dao Lô Gang (Dao Thanh Phan, Dao Céc Mtn), Dao Tién (Dao Deo Tién, Dao

Tiéu Ban), Dao Quan Trang (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Lan Tẻn (Dao Tuyén,

Dao Ao Dai) Còn nếu chia theo phương ngữ thi có hai phương ngữ là Miền vaMùn Phương ngữ Miền có các nhóm Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao

Lô Gang (Dao Thanh Phán) Các nhóm còn lại thuộc phương ngữ Mùn.

Trong các dân tộc anh em sinh sống ở Yên Bái”, người Dao là dân tộc có

dân số khá đông, hiện nay có khoảng 62.000 người, chiếm 9,1% dân số toàn

tinh Dia bàn cư trú của người Dao chủ yếu ở rẻo giữa — vùng tiếp giáp giữavùng thấp và vùng cao Người Dao song tập trung đông nhất ở huyện Văn Yên,chiếm đến hơn 30% tổng số người Dao ở Yên Bái, sau đó đến các huyện Yên

Bình, Lục Yên, Văn Chấn và Tran Yên Các xã có đồng bào Dao cư trú là: XuânTầm, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Đại Sơn, Lang Thíp, Châu Quế Thượng (huyện VănYên); Bảo Ái, Phúc An, Tân Nguyên, Yên Thành, Tân Hương, Cảm Nhân, TíchCốc, Vũ Linh, Bạch Hà, Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình); Tân Lĩnh, Phúc Lợi,

Phan Thanh, Trung Tâm, Tân Phượng, Động Quan (huyện Lục Yên); Lương

Thịnh, Y Can, Tân Đồng, Kiên Thành (huyện Trấn Yên); Minh An, Nậm Mười,

Suối Quyên, An Lương, Nậm Lành, Nậm Búng (huyện Văn Chấn), các xã có

đông người Dao sinh sống chủ yếu là ở phía thượng huyện Văn Yên, là địa bàn

tiếp giáp giữa các huyện Văn Chấn và Văn Yên, huyện Văn Chấn và Trấn Yên,thuộc phía Tây bắc và Đông bắc huyện Yên Bình, vùng giáp ranh giữa huyện

Lục Yên và Yên Bình, vùng giáp ranh giữa huyện Lục Yên và huyện Bảo Yên(tỉnh Lào Cai).

Người Dao hiện sinh sống ở tỉnh Yên Bái có 4 nhóm chính là: Dao Đỏ (còn

gọi là Dao Stng, Dao Dai Bản), Dao Quần Chet (còn gọi là Dao Nga Hoàng,

Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng và Dao Lan Tiền (còn gọi là Dao Tuyên).

Hình thái kinh tế chủ yếu của người Dao ở Yên Bái là sản xuất nông nghiệp

® Nội dung này tham khảo tai trang thông tin điện tử tinh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

30

Trang 31

với hai loại hình canh tác là lúa nương và lúa nước Trong đó, lúa nước chiếm tỷ

lệ ít hơn Ngoài ra, đồng bào còn trồng một số loại cây lương thực như ngô,sẵn Rau của người Dao có các loại bầu, bí, mướp đắng, các cây họ đậu, khoai,

củ từ, dưa gang Đặc biệt, ở người Dao Yên Bái phát triển mạnh 2 loại cây côngnghiệp là quế và chè Ngoài lương thực, hoa màu và quế, chè người Dao YênBái còn có thu nhập thêm từ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà

Nghề thủ công truyền thống là làm giấy, dệt vải, nhuộm cham, in và thêu

hoa văn trên vải Đan lát các đồ đựng bằng tre, nứa, giang, song, mây Nghềrèn của đồng bao Dao cũng phát triển với các sản phâm chủ yếu là nông cụ như

dao, cuốc, cào cỏ, lưỡi cày.

Đồng bào dựng nhà gần các con suối và ở tập trung thành từng bản riêng

biệt hoặc xen cư với các dân tộc anh em khác Ở người Dao Yên Bái hội tụ đầyđủ 3 loại hình nhà ở đó là nhà sàn của người Dao Quan Trắng, nhà đất của người

Dao Đỏ và nhà nửa sàn nửa đất của người Dao Quan Chet và Dao Tuyén Hién

nay, những gia đình người Dao có cuộc sông khá giả đã xây nha theo kiểu mới.

Trang phục truyền thống của người Dao Yên Bái đặc sắc và nổi bật ở nghệ

thuật trang trí trên quần áo với mô típ hoa văn cây cỏ, động vật, hình người, hình

chim, kết chữ Hán được cách điệu rất sinh động Trang phục đàn ông thường

có hai loại là áo ngắn mặc hàng ngày và áo dài mặc trong lễ hội, lễ cấp sắc

hay đám cưới.

Văn hoá âm thực của người Dao đơn giản hơn so với các tộc người khác

thuộc nhóm ngôn ngữ Tay — Thái Thức ăn chính của người Dao là cơm tẻ, thực

phẩm hàng ngày chủ yếu là các loại rau hái trong rừng, măng, mộc nhĩ và cácloại thảo mộc khác Ngày nay, đồng bào đã trồng nhiều loại rau khác nhau ngaytại vườn nhà dé phục vụ nhu cầu bữa ăn hàng ngày Các loại gia súc gia cam

được nuôi chủ yếu dé phục vụ các nhu cầu tín ngưỡng dân gian của đồng bào.Thịt lợn là loại thực phẩm không thê thiếu trong tết nhảy, lễ cấp sắc, lễ chay, lễ

cưới và tang ma Các món ăn chủ yếu của người Dao trong ngày thường được

chế biến theo kiêu luộc và xào, thỉnh thoảng cũng nướng và lam.

Trong sinh hoạt xã hội — gia đình của người Dao ở Yên Bái, “cấp sắc” làmột tục lệ phô biến và bắt buộc tat cả đàn ông Dao đều phải qua lễ này, thậm chílúc còn sống chưa được cấp sắc sau khi chết con cháu phải làm lễ cho, đây là

một nghỉ thức của tan dư lễ thành đinh Đồng bào Dao quan niệm: Người nào

được cấp sắc được nhận là con cháu của Bàn Vương, người được cấp sắc mớiđược xã hội coi là người lớn, được cấp sắc thì làm ăn mới may mắn, dòng họmới được phát triển và đặc biệt, nếu muốn làm được nghề thầy cúng thì bắt buộc

3l

Trang 32

phải qua lễ cấp sắc Sau lễ cấp sắc, người được cấp sắc sẽ có một tên mới gọi là

tên âm, cho tới khi chết các thầy cúng sẽ gọi tên cấp sắc mà không sử dụng tên

như khi còn sống thường ngày.

Người Dao ở Yên Bái còn có một nghỉ lễ rất quan trọng, gọi là “Tết nhảy”

(Nhiàng cham đao) Nghi lễ này nhằm mục đích cúng Ban Vuong và luyện binh

tướng (âm binh) để bảo vệ cuộc sống và sinh hoạt gia đình Tết nhảy thườngđược tô chức vào tháng chap (từ 15-25 tháng chap) Nội dung chính của nghi lễ

này là múa “Tam nguyên an ham”, múa bắt ba ba, múa sản xuất diễn tả quá trìnhlao động của người Dao Nghi lễ “Nhiàng cham đao” chủ yếu phục vụ cho sinhhoạt tôn giáo — tín ngưỡng nhưng nó không tôn tại như ngày hội, ít nhiều mang

màu sắc văn nghệ, vui khỏe Ngày nay một số động tác múa đã được cải biến

cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt văn hóa mới.

Các nhóm người Dao ở Yên Bái đều có vốn văn hóa dân gian rất phongphú Đồng bào hát (Pả dung) ca ngợi tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên, thế giớiđộng vật dưới nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và còn gắn vào những bài

hát giáo lý, xã hội, gia đình.

Trải qua bao cuộc biến thiên của lich sử, bao cuộc thiên di kéo dai quanhiều thế kỷ, đồng bào Dao đã anh dũng và bén bi chéng lại trở lực của tự nhiênvà xã hội Với truyền thống đấu tranh anh đũng, đồng bào Dao đã tham gia

phong trào Can Vương do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo Những năm 1888 —1889, đồng bào Dao đã cùng đồng bào Hmông đánh Pháp dưới sự chỉ huy củaĐặng Phúc Thành và Đào Chính Lục Sang đầu thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa củangười Dao do Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc lãnh đạo (1913) đã thu hút được

đông đảo đồng bào Dao và các dân tộc anh em khác tham gia.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ xâm lược,dân tộc Dao đã có công đóng góp rất lớn Người Dao trong tỉnh có gần 200 liệt

sỹ, hơn 80 thương binh và được Chính phủ tặng thưởng gần 1.500 huân huychương các loại Ở xã Châu Qué Ha (Văn Yên) có mẹ Triệu Mùi Sính và ở xã

Tân Hợp (Văn Yên) có me Dang Thị Nhau được phong tặng danh hiệu mẹ Việt

là, theo các tác giả của cuốn sách Người Dao ở Việt Nam, xuất bản năm 1971 thì

những người Dao ở vùng Tây Bắc và Bắc Bộ trong đó có người Dao Quần

32

Trang 33

Trăng, đến Việt Nam vào khoảng thé ky XIII và đi theo đường bộ Những người

Dao ở Đông Bắc Bắc Bộ và một số tỉnh trung du cũng bắt đầu đến Việt Namvào khoảng thé ky XIII tới đầu thé ky XX, ho đi băng đường thủy là chủ yếu.Đặc biệt, các tác giả này còn đề cập khá cụ thé đến quá trình lịch sử của nhóm

Dao Quần Trắng ở nước ta nói chung, ở Yên Bái nói riêng Cụ thé, theo các tác

giả trên, vào thế kỷ XIII, người Dao Quần Trăng từ Phúc Kiến Trung Quốc tới

Quảng Yên Việt Nam, rồi ngược lên Lạng Sơn, Cao Băng, Thái Nguyên sau đóđến Tuyên Quang Một bộ phận nhỏ của nhóm Dao này rời Tuyên Quang về

Doan Hùng rồi ngược sông Hong lên Lào Cai và Yên Bái.

Về tên gọi, tại Yên Bái, cho đến nay, người Dao Quan Trang van tu nhan

mình với nhiều tên gọi khác nhau, chăng hạn như Kim Mun, Kim Man, Pe Min,Pe Man, Man Khoe Pe Trước kia, ho còn được các tộc người láng giềng gọi là

Động, Xá, Man Nhu vậy, có hai nhóm tên gọi khác nhau là tên người Dao

Quần Trắng tự nhận và Dao Quần Trăng được gọi Trong những tên được gọi thì

Động là tên dùng dé chi đơn vi cư trú của người Dao trước đây giống như “bản”

của người Tày, Thái “làng” của người Kinh Xá là tên gọi mà người Thái ở

vùng này dùng dé chỉ những tộc người không phải Thái, trong đó có người Dao

Quan Trang Điều này cũng thấy đúng với một số tộc người thuộc vùng Tây

Bắc, trước đây đều được người Thái gọi là Xá Còn tên gọi Mán, có lẽ được bắt

nguồn từ Man mà xưa kia khi người Dao còn ở Trung Quốc được người Hán gọi

cùng một số tộc người khác không phải Hán Cho đến nay, những tên gọi mà tộcngười khác dùng dé chỉ người Dao Quan Trang cũng như nhiều nhóm Dao khác

ở Yên Bái như Động, Xá, Mán đều không được đồng bào chấp nhận.

Với người Dao Quần Trắng ở Yên Bái, các tên tự gọi như Kìm Mùn, KìmMan thì các từ Kim có nghĩa là “rừng”, còn Mùn, hay Man có ý nghĩa là người.Như vậy, những tên gọi Kim Min, Kim Man của người Dao Quan Trang đều có

chung một nội hàm là “người ở rừng” (sơn nhân, sơn tử) hay “người sinh sống

trong rừng làm nương, ray”.

Tóm lại, tên tự gọi Pe Mùn, Pe Man, Man Khoe Pe từ lâu đời đã trở thànhtên gọi của nhóm người Dao Quần Trắng và được họ sử dụng rộng rãi cả trongkhâu ngữ cũng như trong văn tự Bởi vậy, từ những năm 70 của thé kỷ XX, các

nhà nghiên cứu đã lấy tên gọi Dao Quan Trang (Man Khoe Pe) dé gọi chính

thức cho nhóm Dao này.

* Dân số và địa bàn cư trú

Hiện nay, chưa có thống kê riêng về dân số của nhóm Dao Quần Trang 0Yên Bái Chi biết rằng, người Dao Quan Trắng cư trú chủ yếu ở các huyện Van

33

Trang 34

Yên, Văn Chấn, Chấn Yên, Yên Bình và Lục Yên.

Tại huyện Yên Bình, đồng bào Dao Quần Trắng cư trú tại 13 xã, trong đótập trung đông nhất tại 8 xã là: Tân Hương, Yên Thành, Xuân Lai, Vũ Linh,Cảm Nhân, Tân Nguyên, Bảo Ái và Bạch Hà.

Tại xã Tan Hương, đồng bào Dao Quần Trắng có 1829 nhân khâu (tính đến

tháng 12/2012) sống tập trung tại 5 thôn là Khe Mạ, Khe May, Khe Gáo, Khe

Móc và Đôi Hồi, trong đó hai thôn Khe May và Khe Mạ có 100% cư dân làngười Dao Quan Trang.

Bảng 2.3: Phân bố người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương theo đơn

vị hành chính

STT Tên thôn Tông sô Người Dao Quan Trang

Số hộ Số khẩu | Số hộ Số khâu

1 | Tân Binh 99 367 0 022 | Tân Hà 111 404 0 013 | Loan Huong 82 327 0 004 | Ngòi Vo 150 511 0 025 | Bay Bung 90 319 0 006 | Khuôn Giỏ 160 585 01 067 | Khe Mạ 109 489 109 487

8 | Khe Gây 126 505 0 00

9 | Loan Thượng 157 581 0 00

10 | Khuôn La 99 418 0 0311 | Yén Thang 167 689 0 0212 | Khe May 86 420 86 41913 | Khe Gao 81 373 54 25314 | Khe Méc 89 344 73 31815 | Đôi Hồi 108 448 82 336

Tong 1.706 6.830 405 1.829

(Nguồn: UBND xã Tân Hương 2012)

Đồng bào Dao Quan Trắng thường cư trú ở những vùng thấp với độ cao

trung bình từ 400 đến 600m Họ thường chọn những nơi ven sông, suối hoặc các

thung lũng nhỏ hẹp xen giữa các đồi núi thấp Do tập quán cư trú như vậy nên ở

Yên Bái người Dao Quần Trăng sông rất phân tán (không có một vùng nào toàn

là người Dao Quần Trăng mà mỗi vùng chỉ thường có một đến vài thôn, còn lạilà các dân tộc khác).

34

Trang 35

* Vài đặc điểm kinh tế - xã hội tộc người+ Kinh tế

Những người cao tuổi ở xã Tân Huong cho chúng tôi biết, từ lâu, đồng baoDao Quần Trắng ở khu vực này đã sống định canh, định cư Nguồn sống chủ

yếu của đồng bào là sản xuất nông nghiệp nương rẫy và canh tác ruộng nước.

Cũng giống với các nhóm Dao khác, đồng bào Dao Quan Trắng có truyền

thong làm nương Dat làm nương thường được chọn ở những khu rừng già hoặcrừng nứa, những loại đất này thường có độ phì cao nên cho năng suất cây trồng

cao hơn các loại nương khác Trên nương, đồng bào trồng đủ các loại cây lươngthực như lúa, ngô, khoai, kê, săn và các loại cây rau màu khác.

Cùng với làm nương, đồng bào còn triệt để khai thác các dải đất ven cácsông, suối và các thung lũng dé làm ruộng nước Quy trình làm ruộng nước

được tiến hành theo các bước: Đầu tiên là phải cày vỡ sau đó phơi ải một thời

gian rồi mới cày lại lần thứ hai; sau thời gian phơi ải họ cho nước vào và tiễnhành bừa lại nhiều lần cho đất nhuyễn mới gieo cấy.

Trước đây, ké cả làm nương hay làm ruộng nước, quy trình canh tác đượcdựa theo các kinh nghiệm dân gian trong vùng Ngày nay, đồng bào đã kết hợpgiữa các kinh nghiệm dân gian với nông lịch do Sở Khoa học và Công nghệcung cấp.

Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp sau trồng trọt.Chăn nuôi chủ yếu dé phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thựcphẩm hàng ngày và đặc biệt là phục vụ cho các nghi lễ Trâu là loại gia súc chủ

yếu Các gia đình thường nuôi vài con trâu dé lấy sức kéo (cày bừa, kéo gỗ).

Cùng với nuôi trâu là nuôi lợn và gà — đây là hai loại vật nuôi chính cung nguồn

thực phâm thường ngày và cũng là hai loài vật không thể thiếu trong các nghi lễnhư đám ma, đám chay, lễ cấp sắc.

Thủ công nghiệp chủ yếu để phục vụ cho nông nghiệp và các sinh hoạt

thường ngày của gia đình Thủ công nghiệp được tiến hành trong phạm vi giađình gồm có các hoạt động như đan lát, dệt vải, nghề mộc

Khai thác các nguồn lợi tự nhiên (hái lượm, săn bắn, đánh cá) trong nhữngkhi nông nhàn cũng có vai trò nhất định trong hoạt động kinh tế, góp phần bổ

sung nguồn thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày của gia đình.

+ Văn hóa, xã hội

Xưa kia, đồng bào Dao Quần Trắng gọi nơi cư trú của mình là “giằng”, mỗi

giằng có khoảng từ 10 hơn 20 nóc nhà, họ thường ít ở chung với các dân tộc

khác Giăng thường được lập ở các thung lũng ven các sông, suối, những nơi

35

Trang 36

này thuận lợi cho lay nước và khai thác ruộng, nương Hiện nay, các giằng được

gọi theo đơn vị hành chính của nhà nước là thôn Tuy vẫn còn những thôn toàn

bộ là người Dao Quan Trắng nhưng cũng có nhiều thôn người Dao Quan Trắng

cư trú với các dân tộc khác.

Qua tìm hiểu tại địa bàn, chúng tôi được biết: Nhà sàn loại hình nhà họ đã

sử dụng từ lâu đời Tuy nhiên, trước đây ngôi nhà sàn khá đơn giản chủ yếuđược làm bằng tre hoặc các loại gỗ, lợp băng lá cọ, vách nứa và cột chôn xuốngđất Những ngôi nhà này thường nhỏ bé và có độ bền không cao nên vài ba năm

là phải tu sửa Hiện nay, quan sát các thôn người Dao ở xã Tân Hương chúng tôi

thấy rằng, đại đa số các gia đình người Dao ở nhà sàn kết cau bằng gỗ tốt và lợpbăng lá cọ khá bền chắc Nhìn bên ngoài, nhà sàn của họ giống với kiểu nhà của

người Tay nhưng kết cau bên trong có sự khác biệt.

Trang phục của đồng bao khá đơn giản với gam màu chính trong trang

phục thường ngày của nhóm Dao Quần Trăng là màu chàm đen Trang phục nữgồm có khăn đội đầu (Pi-ay phang), áo dài, áo ngắn, thắt lưng, quan dài, yếm (Ti

pàn) Trang phục nữ thường được thêu các loại hoa văn nhiều chủng loại Trang

phục nam thường có mũ, quần dài, áo dài, quần ngắn, áo ngắn, thường màu

cham đen và ít thêu hoa văn Riêng vào ngày cưới, cô dâu, chú ré và những

người trong đoàn đưa đón dâu đều mặc quan trăng, có lẽ vì vậy nên gọi đó là

Dao Quan Trắng.

Vốn văn nghệ dân gian của đồng bào Dao Quần Trắng thường có các bàihát ru, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các điệu múa được thể hiện trong lễ chay, lễcấp sắc, tết nhảy và các bài hát đối trong đám cưới.

2.2 Gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng

2.2.1 Phân loại gia đình

Xung quanh vấn đề phân loại gia đình, cho đến nay có nhiều phương pháp(cách) khác nhau, tùy từng góc độ tiếp cận, mục đích nghiên cứu mà các tác giả

đưa ra những cách phân loại gia đình riêng của mình Dưới đây, chúng tôi xin

đưa ra một số phương pháp đề phân loại gia đình:

+ Căn cứ vào dấu hiệu kết hôn, trong tác pham “Nguồn gốc của gia đình,

của chế độ tư hữu và nhà nước ”, Ang ghen đã chia gia đình làm hai loại là gia

đình tập thể và gia đình cá thể Gia đình tập thê (hôn nhân nhóm) là loại hìnhgia đình đặc trưng trong xã hội cộng sản nguyên thủy, gia đình cá thé là loại

hình gia đình ton tại trong xã hội có sở hữu tư nhân, có giai cấp và ton tại đếnngày nay.

+ Căn cứ vào số thế hệ cùng sinh sống, có thể chia gia đình làm hai loại là

36

Trang 37

gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng Gia đình hạt nhân là loại hình gia đìnhgồm có cặp vợ chồng và con cái chưa trưởng thành (chưa xây dựng gia đình).Gia đình mở rộng là loại hình gia đình có từ ba thế hệ trở lên cùng sinh sống.

+ Căn cứ vào mối quan hệ trong gia đình, có thé phân chia gia đình thành

gia đình day đủ và gia đình không day du Gia đình đầy đủ là loại hình gia đình

có đủ ca cha và mẹ cùng sinh sống với con cái Gia đình không day đủ là giađình thiếu khuyết một trong các thành phần đó là cha hoặc mẹ hoặc gia đình cặp

vợ chồng không (hoặc chưa có con).

+ Bên cạnh những căn cứ trên, còn có những căn cứ khác dé phân loại giađình như căn cứ vào khu vực cư trú có thể phân chia gia đình thành gia đình

nông thôn và gia đình thành thị; căn cứ vào tính chất nghề nghiệp có thê chia gia

đình thành gia đình nông dân, gia đình công nhân, gia đình trí thức, gia đìnhquân nhân, gia đình thương nhân

Nhu vậy, sẽ không có một căn cứ (tiêu chí) chung dé phân loại gia đình mà

cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà lựa chọ tiêu chí (hay nhóm tiêu chí)

nào cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.

2.2.2 Loại hình gia đình truyền thống của người Dao Quân Trắng

Tìm hiểu về gia đình truyền thống của người Dao Quan Trang qua phong

van những người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy tồn tại các

loại hình gia đình là gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân mở rộng va giađình mở rộng.

+ Gia đình hạt nhân: Đây là loại hình gia đình bao gồm một cặp vợ chồngvà con cái chưa kết hôn có nghĩa là chỉ gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái Trong

gia đình hạt nhân có hai mối quan hệ chủ yếu là quan hệ giữa vợ với chồng và

quan hệ giữa cha mẹ với con cái, trong gia đình có từ hai con trở lên còn cóquan hệ giữa các anh chị em.

Gia đình hạt nhân cũng có thê được chia thành gia đình hạt nhân đầy đủ và

gia đình hạt nhân không day đủ Gia đình hạt nhân day đủ là loại hình gia đình

có đầy đủ cả vợ chồng và các con cái chưa kết hôn của họ Gia đình hạt nhân

không đầy đủ là loại hình gia đình trong đó vẫn có thế hệ cha mẹ và con cái

chưa kết hôn nhưng ở thế hệ cha mẹ không đủ cả hai người của cặp vợ - chồng

(hoặc chỉ có cha, hoặc chỉ có mẹ) Trong gia đình hạt nhân còn có kiểu gia đình

VỢ chồng chưa (hoặc không) con.

Gia đình hạt nhân của nhóm Dao Quan Trang chủ yếu là các gia đình mới

tách ra từ gia đình bố mẹ Trong xã hội truyền thống của nhóm Dao Quan Trắng

thường không tồn tại loại hình gia đình vợ chồng không (hoặc chưa) có con, bởi

37

Trang 38

lẽ, các cặp vợ chồng thường chỉ tách khỏi gia đình bố mẹ khi họ đã có con, nếu

trường hợp không (hoặc lâu) sinh con, họ sẽ nhận con nuôi.

+ Gia đình hạt nhân mở rộng: Là loại hình gia đình gồm có cha mẹ giàsống VỚI VỢ chồng của một người con (cả hoặc út) cùng với các cháu của họ.Trong gia đình này có nhiều trục quan hệ, ngoài quan hệ vợ - chồng (của cặp

cha mẹ) với quan hệ vợ - chồng (của con) còn có quan hệ của cha mẹ với con

cái, quan hệ của ông bà với cháu, thậm chí còn có quan hệ của cụ với thế hệ

chắt, chút của họ.

+ Gia đình mở rộng: Đây là loại hình gia đình gồm có cặp vợ chồng của bố

mẹ (thậm chí cả ông bà) sống cùng với vợ chồng của các con trai, con rể trong

cùng một nhà, cùng sản xuất và chỉ tiêu Loại hình gia đình bao gồm các mối

quan hệ phức tạp Ngoài mối quan hệ theo trục dọc (cụ - ông bà — con cái — cháu

chắt), các mối quan hệ ngang (vợ chồng, anh chị em ruột) của gia đình hạt nhân

còn có sự mở rộng ra các mỗi quan hệ của cô di, chú bác Loại gia đình này

cũng không hiếm trong xã hội truyền thống của nhóm Dao Quan Trắng, bởi lẽtheo tập quán của đồng bào, con cái xây dựng gia đình không có xu thế tách ra ởriêng ngay mà các cặp vợ chồng thường ở chung với gia đình bố mẹ cho đến khi

con cái của họ đã bắt đầu biết phụ giúp cho bố mẹ hoặc khi có đủ điều kiện về

kinh tế dé tổ chức một gia đình mới.

Xét về quy mô gia đình: Gia đình truyền thống của nhóm Dao Qần Trangthường có quy mô lớn (số lượng thành viên nhiều) Đối với các gia đình hạt

nhân cũng có khoảng 7 đến 8 thành viên, còn đối với các gia đình mở rộng nhiềukhi có đến khoảng 20 người.

Xét về quan hệ trong gia đình: Giống với gia đình truyền thống của cácnhóm Dao khác, gia đình truyền thống của người Dao Quan Trắng là gia đình

phụ hệ (quyền) Tính chất phụ hệ (quyền) được thể hiện rõ nét qua các đặc điểm:

Trong gia đình, người chồng (người cha) là chủ gia đình, có quyền quyếtđịnh mọi vấn đề trong gia đình cũng như quan hệ với cộng đồng Trong giađình, vợ phải nghe lời chồng, con cái phải nghe lời và tuân theo mọi sự sắp đặtcủa cha mẹ, kế cả việc xây dung gia đình Người chủ gia đình cũng là người chủsở hữu, quản lý mọi tài sản.

Hôn nhân cư trú bên chồng Tuy nhiên, ở đồng bào có tục “lấy ré” - tục layré quy định, trước khi cặp vợ chồng về ở han bên nhà chồng thì phải ở lại bênnhà vợ từ 3 đến 5 năm (cũng có trường hợp hôn nhân cư trú bên vợ nhưng chỉđối với những gia đình không có con trai, trường hợp này gọi là ở rễ đời Khi ởrễ đời, người con trai phải bỏ họ của mình dé lấy họ của vợ Hai vợ chồng phải

38

Trang 39

có trách nhiệm phục dưỡng cha mẹ vợ suốt đời và được thừa kế toàn bộ tài sản).

Con cái mang họ bố, thông thường người con trưởng có nghĩa vụ phục

dưỡng cha mẹ khi về già và các em chưa trưởng thành, con trưởng chịu tráchnhiệm hương hỏa tổ tiên và được thừa kế phần tài sản của cha mẹ.

Gia đình là một bộ phận của dòng họ, mỗi dòng họ có một người đứng đầu

gọi là tộc trưởng Tất cả các công việc hệ trọng của gia đình như cưới xin, machay, cấp sắc, làm nhà mới đều được tham khảo và thông qua ý kiến của tộc

trưởng, tộc trưởng thường được mời ra làm người tổ chức, đồng thời tộc trưởng

là người huy động sự giúp đỡ của các thành viên trong họ.

Gia đình cũng là một thành viên của làng bản (giằng), ngoài quan hệ họ

tộc, các gia đình còn có các quan hệ hàng xóm, láng giềng Mối quan hệ giữa giađình với làng xóm rất bền chặt Các gia đình thường nhận được sự tương trợ của

làng xóm từ các công việc thường ngày các đến các công việc hệ trọng như làmnhà, cưới xin, ma chay, cấp sắc

Về các phong tục, nghi lễ trong gia đình: Hệ thống phong tục, nghỉ lễ tronggia đình truyền thống người Dao Quan Trắng liên quan đến mọi mặt của đờisống cá nhân, gia đình Hệ thống nghi lễ này hết sức đa dạng như thờ cúng tổtiên, nghi lễ trong chu kỳ đời người, nghi lễ liên quan đến sản xuất và các nghilễ liên quan đến chăm sóc sức khỏe Hệ thống các phong tục, nghi lễ này phanánh quá trình lịch sử cũng như điều kiện tự nhiên nơi cư trú của đồng bào.

Tiểu kết chương 2

Dân tộc Dao, ngoài tên gọi là Dao còn có các tên gọi khác là Xá, Mán,

Dạo, Động Hiện nay, người Dao có dân số đông thứ 9 trong cộng đồng các

dân tộc ở Việt Nam Đây cũng là một trong những tộc người có nhiều nhóm địa

phương (ngành) nhất.

Tại Yên Bái, người Dao có 4 nhóm chính là: Dao Đỏ (còn gọi là Dao Sừng,Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (còn gọi là Dao Nga Hoàng, Dao Sơn Đầu), Dao

Quần Trắng và Dao Lần Tuyển (còn gọi là Dao Tuyền).

Dao Quan Trắng là tên gọi của một trong số các nhóm địa phương (ngành)

của người Dao Nhóm Dao Quân Trắng là một trong những nhóm di cư vào Việt

Nam sớm nhất so với các nhóm Dao khác (thế ky XII) Hiện nay, họ cư trú ởmột số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai và

Yên Bái Xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một trong những

điểm cư trú khá đông người Dao Quan Trang Tại địa phương này, người Dao

Quan Trang ngoài tên tự nhận là Kim Man (hay Kim Mun) có nghĩa là người ở

39

Trang 40

rừng, họ còn tự nhận là Man Khoe Pe hay Pe Man có nghĩa là Dao Quan Trang

hay người Quan Trắng.

Gia đình truyền thống của đồng bào Dao Quan Trang là gia đình phụ hệ

(quyên) với ba loại hình là gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân mở rộng và gia

đình mở rộng Trong gia đình, người chồng (người cha) là chủ gia đình có quyền

sở hữu, quản lý mọi tài sản và quyết định mọi công việc của gia đình trên cơ sở

ý kiến của các thành viên Gia đình truyền thống là nơi bảo lưu nhiều phong tục,

nghỉ lễ như thờ cúng tô tiên, nghi lễ vòng đời, nghi lễ liên quan đến sản xuất vànghi lễ liên quan đến chăm sóc sức khỏe Những sinh hoạt và nếp sống gia đình

truyền thống là biéu hiện của bản sắc văn hóa tộc người của họ.

40

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN