1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An)

163 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOCGIAHANOL ` Ÿ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI MINH THUẬN

CUA NHÓM DAN LAI (THO) Ở VƯỜN

Trang 2

; ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI ¬¬

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI MINH THUẬN

QUOC GIA PU MAT

(Trường hop người Dan Lai ở hai ban Tan Sơn va Cứa Rao,

xã Mon Sơn, huyện Con Cuong, tinh Nghệ An)

LUAN VAN THAC SI LICH SU

Chuyên ngành: Dân tộc hoc

Mã số: 60 22 70

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ SY GIÁO

HÀ NỘI, 2010

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6I Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Nguồn tài liệu và giả thiết khoa học 9

5 Dong góp của luận van 10

6 Cấu trúc luận văn 10

CHUONG 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CUU 11

1.1 Lịch sử nghiên cứu van dé 11

1.1.1 Nghiên cứu của các tac gia nước ngoai 111.1.2 Nghiên cứu của các tác gia trong nước 131.2 Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích 181.2.1 Phương pháp nghiên cứu 18

1.2.2 Khung phân tích 21

1.3 Một số hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu 211.4 Một số khái niệm cơ bản 24

1.4.1 Những khái niệm chung 24

1.4.2 Khái niệm liên quan đến các hình thức tái định cư 271.4.3 Quan điểm tái định cư 30

Trang 4

2.2. Từ rừng tự nhiên đến Vườn quốc gia Pù Mát

2.2.1 Quá trình hình thành Vườn quốc gia Pù Mat

2.2.2 VỊ trí địa lý và ranh giới hành chính2.2.3 Hiện trang tài nguyên thiên nhiên

Kinh nghiệm của một số nước trên thé giới

3.1.1 Tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sốngcho nhân dân di chuyên ra khỏi vùng lòng hồ

3.1.2 Chính sách an dân, xây dựng cơ sở hạ tang và pháttriển kinh tế vùng núi ở Đài Loan

3.1.3 Xây dựng mô hình sử dụng đất dốc bền vững,nâng cao thu nhập, ôn định cuộc sống cho đồngbào miền núi ở Philippine

Quá trình hình thành dự án tái định cư ở Vườn quốc gia

Pù Mát

3.2.1 Chu trương của nhà nước

3.2.2 Tình hình thực tế của địa phương

Quá trình chuẩn bị và thực hiện tái định cư3.3.1 Quá trình chuẩn bị tái định cư

3.3.2 Quá trình thực hiện tái định cư

72737679

Trang 5

CHUONG 4: SỰ THAY DOI PHƯƠNG THUC MUU SINH VA

ĐỜI SÓNG VAN HOA - XÃ HOI 81

4.1 Trong phương thức mưu sinh 81

4.1.1 Cac hoạt động nông nghiệp 814.1.2 Các hoạt động phi nông nghiệp 94

4.2 Trong đời sống văn hoá - xã hội 1014.2.1 Đời sống cộng đồng lang ban 1014.2.2 Giáo dục, y tế 1094.3 Những vấn dé đặt ra 116

4.3.1 So hữu tài nguyên 1164.3.2 Phương thức mưu sinh 117

3 Bảng từ Việt - Dan Lai 145

4 Một số văn bản có liên quan 150

5 Sơ dé, bản đồ 158

6 Ảnh minh hoạ 162

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á (viết tắt theo tiếng Anh)

BQL: Ban quản lý

BTTN: Bảo tồn thiên nhiên

CCDCDC&VKTM: Chi cuc Dinh canh dinh cu va Vung Kinh tế mới

DCDC Du canh du cư

ĐCĐC: Định canh định cư

ĐHQG HN: Đại học Quốc gia Hà Nội

DKTN Diéu kién tu nhién

KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên

KBT: Khu bảo tồn

SFNC: Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên Nghệ An(viết tắt theo tiếng Anh)

PRA: Phương pháp đánh giá nông thôn có có người dân tham

gia (viết tắt theo tiếng Anh)PTBV: Phat triền bền vững

WB: Ngân hàng Thế giới (viết tắt theo tiếng Anh)

Nxb: Nha xuat ban

TDC: Tai dinh cu

THCS: Trung hoc co so

THPT: Trung hoc phé thong

TNTN: Tài nguyên thiên nhiên

TW: Trung ương

UBND: Uỷ ban nhân dân

VQG: Vườn quốc gia

Trang 7

DANH MỤC BANG VÀ SƠ DO

Bang 2.1: Su phân bố người Dan Lai - Ly Hà ở Con Cuông (năm 1978)Bảng 2.2: Tình hình phân bồ các hộ dân cư thuộc 3 bản vùng khe Khặng

Bang 2.3: Kết quả PRA về phân loại kinh tế các hộ gia đình

Bang3.1: Đánh giá của người dân (PRA) về thuận lợi và khó khăn của

phương án tái định cư và định cư tại chỗ

Sơ đồ 1.1: _ Khung phân tích đời sống người dân sau tái định cư

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, van đề môi trường ngày càng trở nên bức xúc trong đời sống củacon người Cùng với sự gia tăng kinh tế ở các quốc gia, diện tích rừng tự nhiêntrên thế giới ngày cảng bị giảm mạnh, đặc biệt là diện tích các khu rừng nhiệt đới.Từ năm 1962, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các khu rừng đặc dụng nhằmbảo tôn tính đa dạng của các hệ sinh thái Mặc dầu vậy, các khu rừng này vẫn tiếptục bị tàn phá Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do những người dân sốngtrong và quanh các khu rừng, phan lớn là người dân tộc thiểu số, có đời sống kinhtế khó khăn, thường xuyên khai thác các sản phẩm của rừng Thêm vào đó, là tậpquán du canh du cư (DCDC) đốt nương làm rẫy.

Đề bảo vệ được tai nguyên rừng, ở một số VQG đang tiến hành thực hiệndi dân tái định cư (TDC) để ôn định đời sống va phát triển sản xuất cho người

dân như VQG Ba Bề có 450 hộ, VQG Mũi Cà Mau có 310 hộ, VQG Bu Gia Map

với 217 hộ và VQG Cát Tiên có 78 hộ

VQG Pù Mat là khu rừng đặc dụng ở phía Tây tỉnh Nghệ An có vai trò

quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ở Bắc

Trung Bộ và Việt Nam Cũng như hàng loạt các KBT khác ở Việt Nam VQG Pù

Mat đang gặp phải những van dé nan giải đe doa đến sự tồn tại của nó Khu vực

vùng đệm của VQG Pù Mát có một số lượng lớn dân cư sinh sống, chủ yếu là các

dân tộc Kinh, Thái, Hmông Đặc biệt trong vùng lõi có 169 hộ với 956 nhân

khẩu (số liệu của UBND huyện Con Cuông, tháng 9/2001) người Đan Lai sốngtrong tình trạng vô cùng khó khăn Đời sống chủ yếu phụ thuộc vào việc khaithác các nguồn lợi của rừng [93, tr.2].

Trước tình hình đó năm 2001 Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An đã

tiễn hành lập dự án: “Tực hiện TDC đồng bào dân tộc Đan Lai 3 bản Cò Phạt

-6

Trang 9

khe Côn - bản Búng xã Môn Sơn - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An” đi rời cộngđồng người Dan Lai ra khỏi vùng lõi của VQG Đặc biệt, từ khi có Quyết địnhcủa của Thủ tướng Chính phủ số 280/2006 QD-TTg ngày 19/12/2006 phê duyệtdự án: “Bảo ton và PTBV tộc người thiểu số Đan Lai hiện dang sinh sống tạivùng lõi VOG Pù Mái, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” Theo kế hoạch, sẽ dichuyên 146 hộ ra khỏi vùng lõi đến nơi ở mới và để lại 30 hộ Đến nay đã tô chức

được hai đợt với 78 hộ, 531 nhân khẩu ra ba ban TDC tại Tân Sơn, Cửa Rao

thuộc xã Môn Sơn và Thạch Sơn thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông.

Người Đan Lai có mặt bằng dân trí thấp, đời sống vô cùng khó khăn, baođời nay các hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lợi của rừng.Chính điều đó đã đặt ra những thách thức thực sự trong việc tiến hành TDC và

đảm bảo đời sống cho đồng bao sau khi định cu tại địa ban mới Việc thay đổi địa

bàn cư trú chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống của cộng đồng.

Mặc dù đã được các ban ngành, các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo vàhỗ trợ trong quá trình định cư tại nơi ở mới nhưng cuộc sống của đồng bào vẫnđang gặp rất nhiều khó khăn Thuộc vào dạng thức di dân không tự nguyện, thựctế quá trình di dan và TDC đã cho thấy nhiều van dé nảy sinh sau TDC như:Thiếu nguồn nước dé sinh hoạt và sản xuất; Đất sản xuất vừa thiếu vừa can cỗi;Thay đổi về phương thức sản xuất, không gian sinh tồn; Sự lệ thuộc vào ngânsách Nhà nước, vào dự án nước ngoài; Sốc do tiếp cận quá nhanh với các phươngtiện sống hiện đại; Sự bất hợp lý trong chính sách đất đai; Xung đột lợi ích (cộng

đồng va VQG, giữa các cộng đồng với nhau); Thay đổi tập quán sản xuất Trong

khi đó, nhiều van đề về kinh tế, văn hoá, xã hội phức tạp đã xuất hiện như những

thay đôi trong hoạt động nông nghiệp, quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ,

phong tục, tập quán, nếp sông, những va chạm trong quan hệ tộc người

Sự hỗ trợ trong chính sách di dân, chính sách phat triển kinh tế - xã hội và

bảo tồn văn hóa đã gây nên những mâu thuẫn giữa việc quá chú trọng tới việc

Trang 10

bảo tồn VQG mà bỏ qua van đề văn hóa, van đề đảm bảo sinh kế Mau thuẫngiữa việc đầu tư quá nhiều vào các giải pháp hỗ trợ kinh tế nhằm xóa đói giảmnghèo (của chính quyền địa phương) theo quan điểm chủ quan của người lãnhđạo, mà không quan tâm tới nền tảng kiến thức, nền tảng văn hóa, tập quán sảnxuất (gọi chung là vốn xã hội) của cộng đồng Hay việc mâu thuẫn của mục tiêubảo tồn TNTN mang tính toàn cầu mà quên đi việc bảo vệ TNTN là vì con người,

trong khi đó chính những người dân ở đây lại không được bảo vệ Vì mục tiêu

bảo tồn đa dang sinh học mà day các cộng đồng này vào cảnh ban cùng trên

chính mảnh đất ông cha họ đề lại, mảnh đất mà tô tiên họ ở và sinh sống từ trước

khi hình thành KBTTN và VQG Những quan điểm tiếp cận trên đã không giảiquyết được một cách bền vững mục tiêu bảo tồn, mục tiêu PTBV các cộng đồng

dân tộc thiêu số, nên sự đầu tư kém phần hiệu quả đi.

Xuất phát từ những nhận thức như trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọnvan đề: “Tdi định cw và sự thay doi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở Vườnquốc gia Pù Mat (Trường hợp người Dan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rao,xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An)” làm đề tài luận văn của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ quá trình thực hiện di dân TĐC đã làm thay đổi đời sống của đồng

bào Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.Nghiên cứu tập trung vào ban mục tiêu cơ bản sau đây:

1 Khăng định những nét cơ bản trong đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội

trước va sau khi thực hiện quá trình di dân TDC của người Dan Lai trên dia ban

xã Môn Sơn.

2 Lam rõ sự thay đổi trong phương thức mưu sinh và đời sống văn hoá

-xã hội của nhóm Đan Lai trong quá trình TĐC.

3 Chỉ ra những điều bất cập cần khắc phục nhằm ồn định và cải thiện đờisống cho đồng bào TDC Dan Lai nói riêng và đồng bào TDC nói chung, góp

Trang 11

phần vào công tác bảo tồn và PTBV cộng đồng người Đan Lai cũng như bảo tồn

TNTN ở VQG Pù Mát.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thay đối đời sống của các hộ dân

người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện Con Cuông,tỉnh Nghệ An sau khi thực hiện TDC.

Phạm vi của đề tài là nghiên cứu phương thức mưu sinh, đời sống văn hoá

- xã hội của người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện

Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ trước khi thực hiên di dan TDC (năm 2002) cho đếnthời điểm hiện nay (tháng 6/2010).

4 Nguồn tài liệu và giả thiết khoa học4.1 Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là tài liệu điền dã

được thu thập qua các đợt khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu, các bai viếtvề người Dan Lai, về van dé di dân TDC, va bao vệ TNTN trong cac VQG cuacác học gia trong nước (bao gồm sách, bao, tạp chí, thông báo khoa học, báo cáo

khoa học ) được lưu giữ tại các thư viện, UBND huyện Con Cuông, VQG Pù

Mát Cũng như các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết về kinh tế - văn hoá - xãhội của xã Môn Sơn và huyện Con Cuông trong những năm từ 2000 đến 2010.

4.2 Giả thiết khoa học

1 Quá trình di dân TĐC của người Đan Lai thuộc vào dạng thức di dân

TĐC không tự nguyện Vì vậy, quá trình đó sẽ có những tác động về nhiều mặt

làm thay đôi đời sống của người dân.

2 Với sự thay đôi về môi trường sống nên chắc chắn sẽ có tác động đếntập quán sản xuất và hoạt động kinh tế của người Đan Lai, vốn dựa nhiều vào các

hoạt động khai thác tự nhiên.

Trang 12

3 Giữa địa bàn cũ và địa bàn mới có những khác biệt về đặc điểm tộcngười, văn hoá và xã hội, nên nhiều khả năng đồng bào sẽ phải đối mặt với

những biến đổi trong đời sống văn hoá xã hội, đặc biệt là các vẫn đề trong quanhệ cộng đồng, quan hệ dong họ, phong tuc, tập quán, tín ngưỡng

4 Do liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội như thu hồi đất, phân chiađất, phân chia phạm vi khai thác rừng nên sẽ tác động đến đời sống của địaphương, địa bàn nhập cư Điều này sẽ làm nảy sinh một số vấn đề trong nhận

thức của dân sở tại cũng như trong quan hệ giữa cư dân mới và cư dân cũ.

5 Đóng góp của luận văn

- La công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống đầu tiên về di din TDCcho cộng đồng cư dân ở vùng lõi VQG Pù Mát.

- Nêu lên những mặt tích cực cũng như những hạn chế và bất cập trong quá

trình thực hiện di dan và TDC Đề xuất các giải pháp nhằm góp phan cải thiện

đời sống, ôn định sản xuất và sinh hoạt cho đồng bao ở những noi TDC.

- Góp phan bồ xung tư liệu cho các nghiên cứu về di dân TDC trong các dựán phát triển ở Việt Nam, nhất là đối với các loại hình TDC bắt buộc Các kết quảnghiên cứu của đề tài sẽ góp phan làm sáng tỏ thêm một số van đề về lịch sử, văn

hoá của người Đan Lai.

6 Cấu trúc luận van

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn đượccau trúc thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2 Người Đan Lai và Vườn quốc gia Pù Mát ở Nghệ An

Chương 3: Quá trình thực hiện tái định cư

Chương 4: Sự thay đối phương thức mưu sinh và đời sống văn hoá - xã hội

10

Trang 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 LICH SU NGHIEN CUU VAN DE

1.1.1 Nghiên cứu của các tác gia nước ngoài

Nghiên cứu về các cộng đồng sống ven và trong các vùng sinh thái từ lâuđã được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm tiễn hành dé đánh giá sự tác

động của những cộng đồng này với nguồn TNTN hay nói một cách khác là

nghiên cứu lối sống và ứng xử với môi trường sống của người dân bản địa.

Các tác phẩm tiêu biểu là J.E Spencer với “Du canh ở Đông Nam A”

(1966), “Những người nông dân trong rừng: Phát triển kinh té và nên nôngnghiệp vùng đất khó canh tác ở Bắc Thái Lan” của B Johnsin (1978), “Ai đangăn rừng?: dân số, tính hiện đại và nạn phá rừng ở Đông Nam Á” của AlbertoGomes (1978), “Nóng nghiệp và sử dụng tài nguyên trong một cộng dong ngườiKenya thuộc vùng rừng mưa miễn xuôi” của See Chung Chin (1980), “Chúng tôi

ăn rừng ` của Georges Condominas (2008)

Ngoài ra, trong hệ thông công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoàivề van đề di dân và TDC, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các chuyên khảo sau:

Tham khảo kết luận của Uỷ ban Thế giới về Đập (2000) qua nghiên cứu125 đập lớn tại 52 quốc gia cho thấy hàng triệu người dân sống ở hạ lưu các đập -

phụ thuộc vào hoạt động lũ tự nhiên và thuỷ sản - gặp những tổn thất nghiêm

trọng đến cuộc sống Số người di dời không được xác định rõ, nên không được

đền bù hoặc đền bù thường không đủ Mức độ di dời càng lớn, cuộc sống của

cộng đồng bị ảnh hưởng càng ít có khả năng được phục hồi Thiếu cam kết chínhtrị hoặc năng lực của các chính quyền ảnh hưởng bat lợi đến bảo tồn di sản vănhoá, các công trình khảo cổ của các cộng đồng địa phương va sự biến mat củađộng thực vật Dân tộc thiểu số và dân sở tại dé bị ton thương và các ảnh hưởng

tiêu cực đến cuộc sống văn hoá và tinh thần khi đối mặt với các mất mát do di

dời Trong các cộng đông bị ảnh hưởng, khoảng cách vê giới lớn và phụ nữ

11

Trang 14

thường xuyên phải chịu các chi phí xã hội nhiều hơn và thường bị phân biệt khiphân bồ nguồn lực Sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trong đánh giá tácđộng xã hội và môi trường thường diễn ra sau, thậm chí thiếu hoặc bị giới hạn về

phạm vi.

Tham khảo về kết quả nghiên cứu ở 44 trường hợp khác của Scudder (chỉcó 3 trong số 44 (khoảng 7%) là thành công) Do cán bộ thực thi thiếu năng lực(27 trường hợp); Thiếu vốn (22 trường hợp); Thiếu cam kết chính trị (quy hoạchthiếu đất, cơ sở hạ tầng không đầy đủ như dự kiến); Thiếu cơ hội phát triển (tập

huấn, khuyến nông, tín dụng ); Số người TĐC dự kiến thấp hơn thực tế; Thiếu

sự tham gia của người TDC vào quá trình quy hoạch; Mat dat (86% các trườnghợp nghiên cứu); Mất cơ hội việc làm; Ảnh hưởng đến an ninh lương thực (79%trường hợp nghiên cứu phải đối mặt với vấn đề an ninh lương thực).

Hai chuyên khảo về van đề di dân và TDC gồm: “Các phương pháp tiếp

cận nhân học về TDC - Chính sách, thực tiễn và lý thuyết” và “TĐC, nguy cơnghèo hoá các vấn dé sinh kế bên vững” (2002) của Christopher McDowell(Khoa Nhân học, Đại học Macquarie, Sydney) Hai chuyên khảo này đã đề cậpđến những vấn đề phương pháp luận liên quan đến TĐC, từ bản chất của TĐC, sựkhác biệt giữa TDC tự nguyện và không tự nguyện, đến mối quan hệ giữa TDCvới biến đổi kinh tế - xã hội của những cộng đồng di cư, với nguy co ban cùnghoá sau TDC, đồng thời đưa ra những định hướng dé xây dựng các hình thức sinh

kế bền vững sau TDC [14, tr.8].

Luan van Thac si cua Cao Thi Thu Yén, bao vé tai Vién Cong nghé Hoang

gia Thuy Dién năm 2003, với dé tài: “Hurdng tới sự bên vững của các đập (thuỷ

điện) lớn của Việt Nam - Van dé TDC và các dự án thuỷ điện ” (tiếng Anh) Luậnvăn đã đề cập đến những vấn đề căn bản trong quá trình TĐC liên quan đến cácdự án thuỷ điện, những thành công và hạn chế, cũng như những khác biệt giữa

chính sách đưa ra với thực tiễn thực hiện Thông qua nghiên cứu quá trình TĐC

12

Trang 15

của thuỷ điện Hoà Bình và thuỷ điện Yaly, luận văn đã đề cập đến những bắt cập

trong công tác TĐC của các dự án thuỷ điện của Việt Nam và tác động của các

dự án đến đời sống của những người thuộc điện TDC [14, tr.9].

Luận văn của Ulrika Bladh và Eva - Lena Nilsson, cũng tại Viện Công

nghệ Hoàng gia Thuỷ Điển năm (2005), với đề tài: “Xây dựng kế hoạch TDCkhông tự nguyện như thế nào - trường hợp dự án thuỷ điện Sơn La ở Việt Nam”.(tiếng Anh) Thông qua luận văn đã cho thay những tác động của quá trình TDC ở

công trình thuỷ điện Sơn La đối với những người dân thuộc diện phải di đời,

thông qua hệ thống các nghiên cứu điểm trên địa bàn cả ba tỉnh Sơn La, ĐiệnBiên và Lai Châu Đặc biệt, luận văn đã đi sâu xem xét van đề sở hữu dat đai, đềnbù, xây dựng cơ sở hạ tang, xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng của quatrình TĐC, đồng thời xem xét mức độ tham gia của họ trong quá trình xây dựng

và triển khai kế hoạch [14, tr.9].

Các báo cáo và nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàngPhát triển châu A (ADB) về quá trình TDC phục vụ các dự án phát triển nóichung, kết hợp với các hướng dẫn của ADB và WB về di dân và TĐC như:

“TDC không tự nguyện ” và “Sổ tay về TDC - hướng dan áp dụng vào thực tiễn ”(ADB) và “Sách hướng dẫn về TĐC không tự nguyện - việc hoạch định và thựchiện các dự án phát triển” và “Chính sách hoạt động đối với vấn dé TDC không

tự nguyện ” (WB) [14, tr.9].

1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi đã tiếp cận các công trìnhnghiên cứu của nhiều tác giả về các van dé di dân, TĐC, bảo tồn và PTBV ở

Cac nghién cuu về di dan TDC va chính sách di dân tai Việt Nam đã đượctiến hành từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây Cùng với tốc độ đầu tư vàphát triển nhanh cơ sở hạ tầng, di dân TĐC trong các dự án phát triển đang trở

13

Trang 16

thành một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm Đặc biệt là sự tác động đếnđời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của cộng đồng TĐC, có thể kế đến những

công trình sau:

Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Bá Thuỷ (2002) với đề tài: “Di dan tự do của

các dân tộc Tay, Ning, Dao, Hmông từ Cao Bang, Lạng Sơn vào Dak Lak giải

đoạn 1986 - 2000” Luan án đã tập trung nghiên cứu thực trạng di dân tự do nói

chung và di dân tự do nói riêng từ địa bàn Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đăk Laktrong thời gian từ 1986 - 2000 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện tượngdi dân nói trên Đánh giá tác động của quá trình di dân đối với đời sống tộc ngườiđồng thời đưa ra các kiến nghị và giải pháp có giá trị ứng dụng cao trong công tácdi dân va TDC Tuy nhiên, luận án mới chi đề cập tới hình thức di dân tự do ma

chưa đề cập tới các hình thức di dân, TDC khác.

Năm 2005, đoàn nghiên cứu thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật

Việt Nam đã tiến hành dự án “Khảo sát nghiên cứu tiến độ và kết quả bước dauquá trình thực hiện TĐC, công trình thuỷ điện Sơn La” Được tiến hành ở 5huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai (Sơn La), Phong Thổ và Sìn Hồ (LaiChâu) Nhằm tìm hiểu diễn biến của quá trình thực hiện di dân TĐC, những tác

động về kinh tế - xã hội, văn hoá, môi trường và sức khoẻ của cộng đồng di

chuyén va cong đồng so tại Từ đó, nhận diện những tác động tích cực vả rủi rocủa quá trình TĐC; Tiếp tục tìm hiểu diễn biến tâm tư, nguyện vọng, quan hệ dântộc của cộng đồng TDC và cộng đồng sở tại; Thu thập các tư liệu cơ bản cònthiếu về sinh kế, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số tạo cơ sở dữ liệu

cho phân tích, dự báo chương trình TĐC trong tương lai Dự án đã đưa ra những

tham vấn nhằm góp ý kiến và giải pháp giảm thiểu nhăm cải thiện những vấn đề

đang đặt ra của quá trình TĐC.

Tuy nhiên, nghiên cứu có những hạn chế như về cơ bản chỉ phản ánh thực

trạng vào thời điểm nghiên cứu, do số liệu điều tra, khảo sát theo cách cắt ngang,

14

Trang 17

không tránh khỏi tình trạng thông tin phản ánh chưa đầy đủ (đặc biệt là về mảngvệ sinh, y tế) Việc đánh giá về môi trường chưa kết hợp với kết quả phân tíchmẫu đất, nước và không khí tại các điểm nghiên cứu Chủ yếu sử dụng số liệuquan sát, phỏng vấn và tài liệu sẵn có, bởi hạn chế về thời gian, kinh phí và ngônngữ giao tiếp của đối tượng khảo sát đã ảnh hưởng đến chất lượng thông tin bang

hỏi soạn sẵn.

Đoàn Béng và Nguyễn Đức Anh (2007) với đề tài: “Bước dau đánh giá

chất lượng cuộc sống người dân TPC của dự án hô Tả Trạch (Thừa Thiên

Huế) ” Đề tài khảo sát, tìm hiểu công tác thực hiện TDC và phục hồi sinh kế của

người dân theo kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Khảo sát chất lượngCuộc song hiện tai của người dân sống ở các vùng TĐC thuộc dự án hồ Tả Trạch

và bước đầu đề xuất giải pháp và kiến nghị dé hoàn thiện công tác di dân TDC.

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học của tac giả Khúc Thị Thanh

Vân bảo vệ tại Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam với đề tài:“Ảnh hưởng của chính sách TDC doi với cuộc sống người dân sau TDC: Nghiêncứu trường hợp thuỷ điện Bản Vẽ” (2008) Luận văn đã cho thay ảnh hưởng củachính sách TDC có tác động tới khả năng hoà nhập cộng đồng hoặc giữ gìn bảnsắc văn hoá của người dân Luận văn cũng đề xuất những khuyến nghị cho việc

lập chính sách hoặc bô khuyết các hoạt động trong quá trình thực hiện xây dựng

phương án TĐC, chương trình khôi phục cuộc sống trong một dự án phát triển.Tuy nhiên, luận văn chưa chỉ rõ được hết những ảnh hưởng cụ thé lên yếu tố sinh

kế của người dân TDC mà chủ yếu đi sâu vào phân tích các chính sách TDC.

Trung tâm Dân số, Môi trường va Phát triển với dự án: “Sinh kế bến vững

cho đông bào TĐC (thực hiện trên khu TĐC dự án thuỷ điện Bản Vẽ tại huyệnThanh Chương) ” (2008) Dự án đã đạt được những mục tiêu như sử dụng đất dốc

có hiệu quả và bền vững, sử dụng đất vườn có hiệu quả, tạo thu nhập mà không

ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá và

15

Trang 18

an toàn sinh học Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên dự án gặp nhiều

khó khăn trong việc tạo ra những mô hình thật sự hiệu quả va tăng thu nhập cho

hộ gia đình.

Nguyễn Văn Sen (2008) đã tiến hành nghiên cứu dé tài: “Doi sống kinh tế

- xã hội tại nơi ở mới của người dân thuộc diện di dời trong quá trình xây dựng,

phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương - Thực trạng và giải pháp” Đề tàiđã tập trung nghiên cứu quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương;Cơ sở lý luận và những chính sách của Nhà nước về vẫn đề giải toa, di dời, TDC;Thực trang đời sống của người dân TDC trong quá trình xây dựng các khu côngnghiệp Các khuyến nghị của đề tài đều hướng đến việc giải quyết những vấn đềnay sinh mới trong việc thực hiện đền bù, giải toa, di dời ở những địa phương

khác để đảm bảo sự hài hoà lợi ích của các bên tham gia như người dân, doanh

nghiệp, Nhà nước.

Nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng cuộc sống và tiềm năng phát triển củangười dân TDC vùng lòng ho công trình thuỷ điện A Vương - Quảng Nam”(2009) Đã tiến hành so sánh những điều kiện thực tế và quy định chế độ củachương trình TDC của công trình dé phát hiện và thông tin kịp thời đến đơn vịquản lý Nghiên cứu hiện trạng và dự báo về phát triển sinh kế của người dân tạikhu TĐC, đưa ra những đánh giá nhanh về môi trường khu TĐC, phát hiệnnhững bắt cập trong môi trường sống của cộng đồng khu vực và từ đó đề ra mộtsố giải pháp đối với các van đề được xác định.

Những bài viết về vấn dé di dân của Nguyễn Văn Chính như “Biến đổikinh tế - xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn - đô thị ở miễn Bắc ViệtNam, Đông Nam A và Nhật Ban” (1997), “Di dân nội dia ở Việt Nam: Các chiến

lược sinh ton và những khuôn mẫu đang thay đổi ” (2000) và phần trình bày của

Không Diễn về quá trình di dân cả nước cũng như di dân của các dân tộc qua hai

16

Trang 19

kỳ Tổng điều tra dân số 1979 và 1989 trong công trình nghiên cứu “Dan số vàdân số học tộc người ở Việt Nam” (1995).

Trong khuôn khổ dự án: “Giám sát xu hướng phát triển miễn núi phía Bắc

Việt Nam” do Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc giaHà Nội (ĐHQG HN) thực hiện đã tiến hành nghiên cứu “Hiện trạng kinh tế - xã

hội và môi trường bản khe Nóng thuộc VOG Pù Mat, huyện Con Cuông, Nghệ

An” (2000) Day là địa bàn sinh sống của người Đan Lai trên địa bàn xã ChâuSơn Qua nghiên cứu cho thấy những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát

triển của người Đan Lai Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề cập đến nhiều vấn đề

liên quan đến đời sống như hệ sinh thái nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình, quyềnsử dụng đất, tô chức xã hội và quản lý tài nguyên Từ đó, nhóm nghiên cứu cónhững kết luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm góp phan cải thiện và nâng caođời sống cho đồng bào Đan Lai.

Ngoài những công trình nghiên cứu, các bài viết và chuyên khảo thì báo

chí là một nguồn tai liệu phong phú, đa dạng và có tính cập nhật cao, đã đề cậpđến nhiều khía cạnh của quá trình di dan TDC ở VQG Pù Mat nói riêng và ViệtNam hiện nay Từ vấn đề quy hoạch, những bất cập nảy sinh trong quá trình di

dân và TĐC, sự khó khăn trong quá trình hoà nhập cuộc sống, những nỗ lực va

cố gang của các cấp các ngành cũng như của người dan TDC Có thé điểm đếnmột số bài viết tiêu biéu như: Di dan TDC thuỷ điện Son La: Những khó khăn và

no lực (Khánh Hưng, Báo điện tử Dai tiếng nói Việt Nam, 5/2006), Di dan TDC

thuỷ điện Son La - Hiện trạng va giải pháp (Tạp chi Hoạt động Khoa hoc - Bộ

Khoa học và Công nghệ, số 7/2007), Dự án TĐC: Chi hàng chục tỷ dong dé đượcgì? (Phan Sáng, Báo Tiền Phong, 3/2006), Quê mới của người Đan Lai (DuyCường, Báo Sài Gòn giải phóng, 6/2006), Bao ton và phát triển tộc người thiếusố Đan Lai (Thông tấn xã Việt Nam, 1/2006), Nhiều bắt cập trong việc di danngười Dan Lai (Nguyễn Hoàng, Báo Dân trí điện tử, 3/2007), Di chuyển gan 200

17

Trang 20

người dan tộc Đan Lai (Đặng Nguyên Nghĩa, Việt Báo điện tử, 10/2007), Cuộc

sống mới của đồng bào Đan Lai (Nguyễn Minh, Tiền Phong online, 9/2009),Thương lắm Đan Lai (Hương Mai, Báo Biên phòng, 11/2009), Sắc mới Đan Lai

(Minh Hạnh, Nghệ An Television, 8/2010), Người Dan Lai ở rừng Pu Mat (Lê

Anh Tuan, Báo điện tử Nông thôn Ngày nay, 8/2010) Nhìn chung, nguồn tuliệu báo chí, với khả năng phản ánh nhanh chóng, kịp thời và đa điện đã cung cấpnhững thông tin mang tính thời sự, chân thực và sống động về những vấn đề quan

trọng xung quanh công tác TDC, bao ttn TNTN và đời sống văn hoá của cộng

đồng người Đan Lai đã trở thành nguồn thông tin vô cùng quan trọng trong quá

trình thực hiện luận văn này.

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu

Do phạm vi rộng và phức tạp của vấn đề, nên luận văn áp dụng phươngpháp nghiên cứu điểm, tức là lựa chọn một bộ phận dân cư nhất định, trong phạmvi không gian phù hợp để nghiên cứu Trong triển khai nghiên cứu luận văn, tácgiả dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận, phântích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan Đây cũng là cơ sởphương pháp luận dé vận dụng các phương pháp cụ thé trong quá trình nghiêncứu đề tài Dé hoàn thành được luận văn này chúng tôi đã sử dụng một số phương

pháp nghiên cứu cơ bản sau:

1.2.1.1 Chọn mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu dân tộc học, nhân học, việc lựa chọn điểm và đối tượngnghiên cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trong quá trình tiến hành lựa chọnđiểm và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã dựa trên một số tiêu chí như sau:

* Chọn điểm nghiên cứu:

- Là nơi sinh sống lâu đời và tập trung của cộng đồng người Đan Lai.- Là nơi tiếp nhận dân TDC từ VQG Pù Mat.

18

Trang 21

- Là nơi có tính đa dạng tộc người (nhằm nghiên cứu các vấn đề xã hội như

quan hệ tộc người, mối quan hệ giữa dân TDC với dân ban địa).

- Là nơi có dan TDC đến ở đã lâu (năm 2002) Dé thấy được sự tác động

của chính sách TĐC; Sự thay đôi về mọi mặt trong đời sống của cộng đồng: Sự

thích ứng và hoà nhập của cộng đồng trước không gian sinh tồn mới.* Doi tượng nghiên cứu:

- Về thành phần tộc người, là cộng đồng có những đặc trưng mang tính đặcthù cao trong đời sống văn hoá - xã hội gan chặt với điều kiện tự nhiên (DKTN)của nơi cư trú (nhằm thấy được sự tác động của việc thay đôi môi trường sống).

- Về thành phần dân cư, có sự đa dạng về giới tính, lứa tuôi, tài sản, trìnhđộ học vấn (dé thay được mức độ tác động của việc TDC đối với từng đốitượng khác nhau như thé nào).

1.2.1.2 Thu thập thông tin, số liệu* Nguồn so liệu:

- Nguồn số liệu thứ cấp: các thông tin về ĐKTN, đặc điểm kinh tế - vănhoá và xã hội của huyện, của khu vực TDC được thu thập qua báo cáo tổng kết

định kỳ, các tài liệu trong các phòng ban chức năng của tỉnh, huyện, xã và VQG

Pù Mát.

- Nguồn số liệu sơ cấp: các thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp trênthực địa qua phỏng vấn người dân, thảo luận nhóm

* Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal): là phương pháp đánh

giá nông thôn có người dân tham gia Qua phương pháp này, người điều tra sẽ có

được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất về tình hình đời sốngvùng TĐC bởi đó là những ý kiến của chính những người dân sống trong khu vựcTĐC Đây là phương pháp nghiên cứu bán cấu trúc nhưng tập trung và có hệ

thong được thực hiện tai các cộng đồng bởi các chuyên gia đa ngành và các thành

19

Trang 22

viên của các cộng đồng địa phương Đây là một kỹ thuật nghiên cứu được pháttriển từ cuối những năm 70 đầu 80 trong thế kỷ XX bởi các nhà nghiên cứu phát

triển quốc tế Bao gồm các phương pháp đó là:

Phỏng vấn những người chủ chốt: gồm những cán bộ chủ chốt cấp tỉnh,

cấp huyện, cấp xã, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng 555 nhằm thu thập nhữngthông tin về ĐKTN, kinh tế - văn hoá - xã hội và xung quanh vấn đề TĐC của

khu vực nghiên cứu.

Phỏng vấn những người dân chịu ảnh hưởng của quá trình đi dân TĐC.

Thảo luận nhóm: tập trung tìm hiểu những ý kiến của cán bộ và người

dân sau khi di chuyển đến nơi ở mới Chọn hộ thảo luận nhóm do trưởng bản tựchọn có điều kiện: hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá, có phụ nữ tham gia, có đạidiện lãnh đạo xã, thôn, bản (người đi dự phỏng vấn không phải là người đến tham

gia thảo luận).

Phương pháp quan sát trực tiếp (tham gia): với mục đích tiếp cận đễ dànghơn với con người, phong tục tập quán cũng như điều kiện thực tế tại địa bànnghiên cứu, việc triển khai quan sát trực tiếp là vô cùng quan trọng trong nghiên

cứu dân tộc học, nhân học Từ đó có được những thông tin quan trọng, chính xác

về địa điểm và đối tượng nghiên cứu Qua đó giúp cho việc phỏng vấn thêmchính xác và tiết kiệm được thời gian phỏng van.

* Phương pháp kế thừa: kế thừa những kết quả nghiên cứu về VQG, didân, TĐC đã được công bố ở các tai liệu Từ đó chọn lọc, vận dụng và tìm ra

phương pháp phù hợp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn.

* Phương pháp phân tích và xu lý thông tin: các thông tin thu thập trong

quá trình khảo sát trên thực địa được sẽ tiến hành phân loại, xử lý băng cácphương pháp thống kê, hệ thống hoá, sơ đồ hoá

Trong các phương pháp trên, phương pháp được nhân mạnh ở đây làphương pháp quan sát trực tiếp (tham gia) Chúng tôi, quan sát trực tiếp điều kiện

20

Trang 23

địa lý tự nhiên, con người, đời sống kinh tế, hoạt động sinh hoạt của người dân Đồng thời đã tiến hành “ba cùng” với người dân để xây dựng lòng tin và mốiquan hệ gần gũi.

hỗ tro) co so ha Đời sông

- tang, thu kinh té,

nhap,sinh van hoa

ké, phong và xã hội

tục tập của người

th N xã quán, tiếp dân TDC

hội, van cen dich

hoa tai noi vu cons

ở mới

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích đời sống của người dân sau tái định cư

1.3 MOT SO HƯỚNG TIẾP CAN LÝ THUYET NGHIÊN CỨU

Các chủ chương của Dang và Nhà nước về van dé di dan TDC, bảo tồn vàPTBV cộng đồng người Đan Lai gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên VQG PùMat, thé hiện qua các văn bản chỉ dao và hướng dẫn thực hiện (quyết định, chỉ

thị, thông tư ) Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, đóng vai trò định hướng cho

toàn bộ luận văn được đặc biệt chú trọng trong quá trình khảo sát, điều tra thực địa.Các nghiên cứu về di dân và chính sách di dân tại Việt Nam đã được tiễnhành từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi di dân bị coi như là một vấn đề trởngại chứ không phải là một quy luật tất yếu xảy ra của sự phát triển xã hội Cácluồng di dân chịu tác động của các chính sách trực tiếp và gián tiếp của các chính

sách phát triển kinh tế - xã hội Thực tế cho thấy, các tác động của các chương

trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn, phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm

21

Trang 24

nghèo có những tác động sâu sắc và bền vững hơn đến các luồng di dân hơn làcác chính sách trực tiếp.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, cùng với tốc độ đầu tư và phát

triển nhanh cơ sở hạ tầng, đi dân TĐC trong các dự án phát triển đang trở thành

một vấn đề được quan tâm Sau khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, các vănbản pháp quy liên quan đến việc bồi thường cho người dân khi Nhà nước thu hồiđất được ban hành và cùng với nó là các quy định của các nhà tài trợ về công tác

Di dân không tự nguyện và ép buộc là hoạt động không chỉ xảy ra trong

quá trình thực hiện các dự án phát triển mà còn do tác động của thiên tai, chiếntranh, xung đột, lường gạt Tuy nhiên, trong luận văn này chỉ chú trọng đến hìnhthức đi dân TĐC như một hệ quả của việc thực hiện các dự án phát triển.

Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi Ludwig won Bertalanffy Lýthuyết này thường được dé cập đến trong các nghiên cứu về bảo vệ và phát triển, vềcon người và thiên nhiên Để vận dụng được lý thuyết này chúng tôi coi địa bảnnghiên cứu như một “hệ thong sinh thái nhân văn ” đề phân tích các môi liên hệ giữacác yếu tố thành phan trong toàn bộ hệ thông hơn là tập trung vào những thay đổi bêntrong của từng yếu tô Lý thuyết hệ thống là một bộ phận của tư duy nhân loại, nóđang phát triển như một công cụ mới, mạnh mẽ dé phan tich va nhan biét nhiéu hiéntượng va xu hướng phat triển của nhiều sự kiện khác nhau Hệ thống là một tổ chứccó nhiều bộ phận, mà các bộ phận này luôn luôn liên hệ với nhau, tương tác với nhau

có tổ chức và cùng hoạt động theo những cách thức nhất định dé sản sinh ra những

kết quả nhất định Các nghiên cứu PTBV thường dựa trên cơ sở phân tích cau trúc hệ

thống Trừ vũ trụ ra thì tất cả các hệ thống tự nhiên đều là hệ thống mở Một đặc điểm

vô cùng quan trọng của các hệ thống mở trong tự nhiên là chúng có xu hướng tự điềuchỉnh thông qua thông tin phản hồi đề tiến tới cân bằng, làm cho các bộ phận trong hệthống năm trong mối tương tác hài hoà và ôn định Hệ thống sinh thái nhân văn là hệ

22

Trang 25

thống mà ở đó có sự tương tác giữa hai phân hệ: hệ tự nhiên và hệ xã hội để phân tíchcác mối liên hệ giữa các yếu tố thành phan trong toàn bộ hệ thống Khi con người tác

động vào thiên nhiên nếu biết vận dụng các quy luật của tự nhiên thì có thể phát triển

một cách bền vững [82, tr.7].

Nghiên cứu di dân trên thế giới chỉ mới bắt đầu dưới thời kỳ phát triển tưbản chủ nghĩa ở phương Tây với sự hợp tác của nhiều ngành khoa học khác nhau

(dia lý nhân văn, kinh tế, lich sử, xã hội học, nhân học, thống kê, toán học ).

Di dân được thúc day bởi nhiều yếu tổ mà trước hết trong lý thuyết di dan củaE.G Ravestein (1885) Ông phát triển và thể hiện dưới các quy luật di dân có liênquan đến quy mô dân số, mật độ, khoảng cách di dan Điểm mạnh của lý thuyết nàymang tính khái quát hoá những quy luật di dân Đây là lý thuyết mở đầu cho việc xây

dựng các lý thuyết xã hội học về di dân [3, tr.45].

Lý thuyết “Ait - day” về di din của Everetts Lee (1966) đã phân ra 4 nhómnhân tố ảnh hưởng đến quá trình di chuyền, đó là các yếu tố cơ bản liên quan đến nơiđi (nơi xuất phát), nơi đến (dia diém/dia phương đến), các trở lực trung gian ngăn cảnsự di dân giữa nơi đi và nơi đến và vai trò của các yếu tô cá nhân mang tính đặc thùcủa người di cư Tuy nhiên, trong trường hợp di dân bắt buộc thì các yếu tố về

kinh tế, mạng lưới xã hội hình thành giữa các cộng đồng nơi đi và nơi đến

không còn giữ vai trò quan trọng như một động lực thúc day quá trình di cư,quyết định di cư cũng như là hướng di chuyên Mặc dù trong chừng mực nào đó,động lực kinh tế và yếu tô xã hội vẫn có tác động đến người dân TDC thông qua

việc họ thường có mong muốn được TDC gan, đến những nơi có DKTN gần gũi

và tương tự với điều kiện của nơi ở cũ [3, tr.46].

Lý thuyết về mối quan hệ giữa di dân va TDC của Cernea, Michael M,

Guggenheim trong cuốn: “Anthropological Approaches to Resettlement - Policy,Pratice, and Theory” (1993), kết hợp với lý thuyết về mối quan hệ qua lại giữa TDC,

23

Trang 26

nguy cơ nghèo hoá và các van dé sinh kế bền vững của Christopher McDowell (2002)

[14, tr 13].

Các lý thuyết của WB và ADB về tổ chức TĐC, những nguyên tắc của quá

trình TDC, và những van đề thường nảy sinh trong quá trình TDC do yêu cầu của các

TDC bắt buộc là một quá trình mà Nhà nước dùng thâm quyền, quyền lựcchính trị của mình dé thực hiện các hoạt động thu hồi dat, quy định đối tượngphải di doi và cùng với nó là thay đổi cả các mối quan hệ xã hội, phong tục tập

quán lối sống, phương thức canh tác, sản xuất của người dân.

Với những đặc trưng nói trên, công tac TDC thường dẫn đến việc nay sinh

những mâu thuẫn và xung đột khác nhau, giữa những người phải TDC với cộng

đồng người sở tại; giữa chính quyền địa phương, chủ đầu tư va cộng đồng dan dichuyên; mâu thuẫn giữa văn bản chính sách và thực tế

1.4 MỘT SO KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.4.1 Những khái niệm chung

Đề thống nhất nội dung của một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn, chúng tôixin đưa ra một số khái niệm chính như sau:

* Phát triển bên vững( Sustainable Development ): Là sự phat triển có théđáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tôn hại đến những

24

Trang 27

khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Nói cách khác, PTBV phảibảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường đượcbảo vệ, gìn giữ Đề đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà

cầm quyền, các tô chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhăm mục đích dung

hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường" [88, tr.7].

* Di dan (Migration): La quá trình van động cơ học của dân số, diễn ra khôngngừng trong quá trình phát triển của các dân tộc, các quốc gia trong lịch sử cũng như

hiện tại Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyền dich bat kỳ của con người trong mộtkhông gian, thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh

viễn Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thô đến mộtđơn vị lãnh thé khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhấtđịnh (có thể là tạm thời hay vĩnh viễn) Ngoài ra, một số quan điểm cho rằng di dâncòn phải gan liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội, bao gồm cả các quan hệ cộngđồng, dòng họ, láng giéng cũng như các quan hệ về kinh tế, văn hoá [14, tr.13, 14].

* Tai định cw (Resettlement): La quá trình trong đó con người, tự nguyện hay

bị tác động, di chuyên từ địa bàn cư trú này sang địa ban cư trú khác trong khoảngthời gian nhất định, có thé tạm thời hay vĩnh viễn TDC là quá trình di chuyển và thayđổi cuộc sông của con người, không chỉ là quá trình di chuyền vật chất mà còn là quátrình cắt bỏ các quan hệ cũ và tạo lập các quan hệ mới TDC tác động và làm thay đôicác môi quan hệ giữa mỗi người với môi trường và xã hội xung quanh, các mỗi quanhệ chính như: Công ăn việc làm; Chỗ ở; Nơi học hành; Điều kiện đi lại và sự tiếp cận

các dịch vụ; Quan hệ lang giềng Đặc biệt quá trình TDC còn tac động và gây ra

những biến đổi trong quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, quan hệ tộc người và liênquan đến nhiều vấn đề văn hoá xã hội như giáo dục, y tế, phong tục, tập quán [14,

' Khái niệm của Uy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland).

25

Trang 28

* TDC không tự nguyện (Involuntary resettlement): Thực tế cho thay ViệtNam chưa có khái niệm chính thức về TDC không tự nguyện Tuy nhiên, có thé

tạm thời sử dụng khái niệm sau đây của ADB: “TPC bắt buộc là một trong

những hậu quả của hoạt động thu hôi đất mà trong đó những người bị ảnh hưởng

buộc phải di chuyển đến một nơi ở mới dé xây dựng lại cuộc sống, thu nhập và

các hoạt động sinh kế khác “* Ÿ.

* Đối tượng chịu ảnh hưởng: Theo định nghĩa của WB, đối tượng chịu anhhưởng của TDC là những người bi tác động của dự án dưới bất kỳ hình thức nào Họlà những người sẽ mat một phần tài sản hoặc toàn bộ các tài sản vật chất hoặc phi vật

chất của mình, bao gồm nhà cửa, cộng đồng, đất đai, rừng, bãi đánh cá, các di tích văn

hoá, các cơ hội việc làm, các hoạt động văn hoá xã hội do sự thu hồi đất gây ra [14,

* Xuất cw: Là việc di chuyên nơi cu trú từ noi này sang nơi khác trongkhuôn khổ một quốc gia dé sinh sống tam thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặcdài Day là hiện tượng phố biến ở nhiều quốc gia do tình trạng mức sống, thunhập và lao động phân bố không đồng đều Các địa bàn xuất cư thường là nhữngnơi có mức sống thấp, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá chậm phát triển [3,

* Vườn quốc gia (National park): Là một khu vực đất hay biển được bảotồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại VQG được bảo vệ

? Cẩm nang về TDC - Hướng dẫn thực hành.

26

Trang 29

nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người VQG thường được thànhlập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực

có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động - thực vật có nguy cơ tuyệt chủng

cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người”.

1.4.2 Khái niệm liên quan đến các hình thức tái định cư

Cho đến nay, việc di dân TDC của các công trình phát triển kinh tế - xã hộinói chung được thực hiện theo bốn hình thức là: Di vén, di vén xen ghép, di dântập trung và đi dân tuỳ chọn (tự đi chuyền).

1 Hình thức di vén: Là quá trình di dân tại chỗ, đôi khi mang tính tự phát

của người dân Hình thức TĐC này là trường hợp bồ trí địa bàn TĐC thuận lợi vềquy mô diện tích, nguồn nước sinh hoạt, đất sản xuất Trường hợp này ít bị thay

đổi về điểm ngụ cư và khoảng cách giữa nơi ở mới và nơi ở cũ là không xa Tuy

nhiên, hình thức di dân này còn có những hạn chế là dân cư sống phân tán, khó

đầu tư xây dung cơ sở hạ tang

2 Hình thức di vén xen ghép: Là hình thức di dan ra sinh sống chung vớingười dân địa phương trong xã hay khác xã Hình thức này tạo sự đoàn kết giữa

người dân di cư và người dân sở tại Nhược điểm của phương pháp này là người

dân sở tại phải chia sẻ một phần diện tích canh tác vốn đã hạn chế Mặt khácngười dân di cư đến mặc nhiên được thừa hưởng các công trình phúc lợi xã hộinhư đường giao thông, trạm y tế, trường học và các cơ sở hạ tầng khác Trong khiđó người dân sở tại chỉ được đền bù một phần đất mà chia sẻ cho người dân

TĐC Sự chênh lệch về mức ưu đãi giữa hai nhóm người này nảy sinh mâu thuẫn

giữa người cũ và người mới đến, nhất là họ không cùng dân tộc.

3 Hình thức di dân tập trung: Là hình thức đưa một số lượng di dân bị ảnhhưởng (từ 25 - 30 hộ) đến một nơi ở mới mà hầu như chưa có cơ sở hạ tầng và

chưa có người dân sở tại sinh sông, hoặc nêu có thì cũng chiêm một tỷ lệ rât nhỏ.

> Tham khảo tại vi.wikipedia.org/wiki/Vườn_quốc_ gia.

27

Trang 30

Hình thức này có ưu điểm là hoàn toàn chủ động trong việc quy hoạch bố trí dancư phù hợp với quy mô, nguyện vọng của người dân và yêu cầu xây dựng khu

kinh tế mới Nhưng hình thức này có khó khăn là phải đầu tư lớn cho công tác

khảo sát ĐKTN, quỹ đắt, nước và đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng Mộtkhó khăn nữa là định hướng phát triển kinh tế - xã hội hoàn toàn mới, về lựa chọngiống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện tại đây.

4 Hình thức di dân tuỳ chọn (tự di chuyển): Là hình thức mà các hộ phảidi chuyển được nhận toàn bộ tiền đền bu, sau đó họ phải tự lo kiếm nơi ở mới va

các sinh kế cho mình Hình thức này ít được khuyến khích với cộng đồng người

dân tộc vùng sâu, vùng xa do hiệu quả đạt được thấp.

TIỂU KET CHUONG 1

Các van đề về di din TDC trong các dự án phát triển đã thu hút được rấtnhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Di dan TDCtác động đến đời sống của cộng đồng cư dân và các vấn đề liên quan đến bảo tồnvà PTBV đang là những vấn đề nóng trong thời gian gần đây Đặc biệt, là cácnghiên cứu về di dân tự do, di dan TDC ở các công trình thuỷ điện

Có thé nói, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn

diện về người Đan Lai Đặc biệt là về van đề TDC của đồng bao Đan Lai ở vùnglõi của VQG Pù Mát đã có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi sâu sắc đờisống của đồng bảo.

Khi tiến hành nghiên cứu về van dé TDC và sự thay đổi đời sống của cộng

đồng người Đan Lai chúng tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và

28

Trang 31

duy vật lịch sử dé nhìn nhận, phân tích đánh giá các van đề một cách khoa học vakhách quan Đây cũng là phương pháp luận dé vận dụng các phương pháp cụ thé

trong quá trình nghiên cứu, như chọn mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệutrong hệ thống phương pháp nghiên cứu chuyên ngành dân tộc học, nhân học và

được quy chiếu trong một khung phân tích cơ bản.

Chúng tôi sử dụng lý thuyết hệ thống dé thay được mối quan hệ chặt chẽgiữa con người và giới tự nhiên Khi con người tác động vào tự nhiên nếu biết thíchứng với các quy luật của tự nhiên thì có thể phát triển một cách bền vững Các lýthuyết về di dan TDC được vận dụng nham làm sáng tỏ sự thay đổi đời sống củacộng đồng người Đan Lai ở VQG Pù Mát khi bị tác động bởi quá trình thực hiệndi dân TDC bắt buộc trong dự án phát triển.

Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập đến những khái niệm cơ bản có liên quanđến vấn dé di dan TDC va quan điểm TDC dé có sự thống nhất về các thuật ngữsử dụng trong luận văn và quan điểm nhất quán của Chính phủ về di dan TDC có

liên quan đên nội dung nghiên cứu của luận văn.

29

Trang 32

CHƯƠNG 2: NGƯỜI DAN LAI VÀ VUON QUOC GIA PU MATO NGHE AN

2.1 NGUOI DAN LAI O NGHE AN

Trong bang Danh mục các thành phan dân tộc Việt Nam”, người Dan Lai

(Đan Lai - Ly Hà) là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ (gồm nhiều nhómđịa phương như Kẹo, Mọn, Cuối, Đan Lai, Ly Ha, Tay Poong, Xá lá vàng) với sédân là 68.394 sinh sống rải rác trên địa bàn các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ

An và Thanh Hoá.

Trước cach mạng tháng Tám, ngoài nước ta người Dan Lai - Ly Ha còn có

mặt ở Lao, cư trú ở các vùng thuộc tinh Khăm Muộn như Kham Cượt, Kam

Pay và thường xuyên có quan hệ họ hàng, đi lại với đồng tộc của họ ở nước ta.Ở nước ta, huyện Con Cuông là địa bàn sinh sống duy nhất của người ĐanLai - Ly Hà Năm 1978, tổng số người Đan Lai - Ly Hà là 1.146 người, phân bố

ở các bản như sau:

Bảng 2.1: Sự phân bố người Dan Lai - Ly Hà ở Con Cuông (năm 1978)Xã Ban Số hộ Nam Nữ Số dân

Cò Phạt 22 93 99 192Môn Sơn | Cò Nghịu 24 102 114 216

Tân Thành 05 11 17 28

Chau Khé | Chau Son 38 156 168 324

Bu Na 31 132 135 267

Luc Da Khe Moi 07 21 24 45

Yén Khé | Trung Chinh 14 38 36 74

Téng 132 553 593 1.146

Nguon: [41, tr.11]

* Theo Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam Tổng cục thống kê, Hà Nội 1/4/1999,

30

Trang 33

Qua con số thống kê trên, so với những năm trước, ta thấy dân số Đan Lai- Ly Hà tăng khá nhanh Tài liệu dân số năm 1960 của Trung ương về dân số Đan

Lai - Ly Hà là 779 người thì nhịp độ tăng hàng năm vào khoảng xấp xỉ 2,8%.Thực tế này trái ngược hắn với xu thế thăng tram và diệt vong về dân số của

nhóm người này trong thời kỳ trước cach mang [41, tr l1].

Đến năm 1989, theo số liệu thống kê tại huyện Con Cuông có 1.386 ngườiĐan Lai Như vậy, so với thời kỳ trước những năm 1978, tỉ lệ phát triển dân sốcủa người Đan Lai hàng năm là tương đối thấp, cộng với tập quán hôn nhân cậnhuyết thống càng làm cho người Đan Lai có xu hướng kém phát triển về mặt thểchất, trí tuệ và cả tuôi thọ Năm 2008, tổng SỐ người Đan Lai có 3.054 ngườichiếm hơn 4,25% dân số toàn huyện Con Cuông, phân bố trên địa bàn 6 xã: Châu

Khê, Môn Sơn, Lục Dạ, Lạng Khê, Yên Khê và Thạch Ngàn Trong đó, đông

nhất là Châu Khê có 1.338 nguol, chiếm 43,8% và Môn Son có 1.057 người

chiếm, 34,6% tong số người Dan Lai toàn huyện [97, tr.4].

Hiện nay, trên địa bàn huyện Con Cuông người Đan Lai sống tập trung ởđầu nguồn khe Khặng (Môn Sơn), khe Nóng (Châu Khê), khe Mọi (Lục Dạ), cótập quán làm ăn, sinh sống chủ yếu dựa vào các hoạt động như nương rẫy, săn bắt

và hái lượm Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm giúp đỡ đồng bào

Đan Lai, đưa họ đến định cư ở những vùng đất mới với mong muốn tạo điều kiệnthuận lợi để phát triển sản xuất, từng bước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.

Theo số liệu thống kê của UBND xã Môn Sơn (tháng 3/2010) tổng sốngười Đan Lai sinh sống trên địa bản năm thôn, bản (Trường Sơn, Tân Sơn, Cửa

Rào, Cò Phạt, khe Búng) là 217 hộ với 1.075 khâu.

Trang 34

Trong công trình nghiên cứu “Người Mường ở Cua Rào ” được hoàn thànhvào năm 1934 của Albert Louppe Các học giả như Vương Hoàng Tuyên trong

“Các dân tộc nguồn gốc Nam A ở miễn Bắc Việt Nam”, 1963, (tr.63); Mạc

Đường trong “Các dân tộc miễn núi Bắc Trung Bộ”, 1964, (tr.20) có nhắc đếnngười Dan Lai - Ly Hà va “Tay Poong”; Ban miền Tây khu IV và trong cuốn:

“Các dân tộc thiểu số ở Viêt Nam”, 1959 (tr.245) của Lã Văn Lô và cộng sự đềuTrong bài viết “Vài nét về ba nhóm Đan Lai, Ly Ha, “Tay Poong”” của Đặng

Nghiêm Vạn và một số nhà nghiên cứu khác như Bùi Minh Đạo, Ninh Viết Giao,Trần Vương, Trần Bình hầu như đều có quan điểm cho rằng người Đan Lai

(Đan Lai - Ly Hà) có nguồn gốc từ vùng đồng bằng di cư lên chứ không phải là

cư dân tại chỗ.

Trong quá trình điền dã, chúng tôi phỏng vấn nhiều già làng, trưởng bản vềnguồn gốc người Đan Lai và tiếp cận được những tài liệu ghi chép về nhóm

người này là “Nghệ An kí”, “Thanh chương huyện chí” của Bùi Dương Lịch” và“Thanh Chương huyện chí” của Nguyễn Điển”.

Trong: “Thanh Chương huyện chi” của Bui Dương Lịch, trang 41 có đoạn

chép: “7rong huyện có các bản Đan Lai, Lý Hà tụ lạc, thanh sắc nặng mài Vềvóc dáng, không khác mấy so với mọi người dân ta Chỉ có tiếng nói ngắn, nặng.Họ ở không yên một nơi Mỗi cụm khoảng hơn mười người, quây to trú ngụ.

Thường trèo lên núi cao thu hải Vũ dự hương” và don gỗ kết bè dua về xuôi bán

hoặc đổi gạo, muối rồi về ngay, không ở lại lâu Bởi họ, ở nơi bình địa chan laođảo như muốn ngã Do bẩm thụ nhiều khí sơn lâm, nhiễu người thọ trên 100 tuổi.

Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757-1828), làm Đốc học Nghệ An (1806-1812) Hai cuốn sách này được viết

cùng thời, vào khoảng những năm thứ 10 hoặc 20 của thế kỷ XIX Dẫn theo Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

° Cho đến nay chưa rõ lai lịch quê quán của Tri huyện Nguyễn Điền.

7 Theo sách “Ban hảo”:Thời vua Vũ Trị thuỷ (Ha Vũ, thời cổ đại Trung Quốc, tương ứng với thời các vua

Hùng) gặp lúc lương thực khan hiếm, đã dùng loại hạt này thay thế, nhân đó có tên Loại sản vật đặc biệt này có

nhiều 6 vùng rừng núi thượng du Thanh Chương Thuyền khách phương bắc tới đặt tiền trước mua, đầy thuyền

đưa về bắc, cùng Qué Quy, Kỳ Huong (tram) là những sản vật người phương Bắc ưa chuộng (từ lâu, loại cây này

đã không còn trên đất Thanh Chương) (Sdd, tr.44).

32

Trang 35

Người ở đây chỉ biết đến năm mà không chú ý tới tháng - Họ là dân chỉ ở tổ,

không lo việc lam nha”.

Bùi Văn Chất (người dịch “Thanh Chương huyện chí” của Bùi Dương

Lịch) cho rằng Dan Lai - Ly Hà tụ lại ven sông Dan Lai và các cụ cao tuôi cho

biết, người Đan Lai từ lâu đã theo sườn núi lên đầu nguồn sông Giăng cư ngụ tại

bản Đan Lai, Con Cuông.

Cho đến nay, theo hiểu biết của chúng tôi thì Bùi Dương Lịch là người đầu

tiên có những miêu tả về người Đan Lai - Ly Hà ở Thanh Chương Như vậy, cóthể khăng định chắc chắn xưa kia người Đan Lai - Ly Hà từng sinh sống trên địa

bàn huyện Thanh Chương.

Hơn nữa, các địa danh như Thanh La, Hoa Quân, sông Trai, sông Đan

Lai trong các truyền thuyết kể về nguồn gốc người Dan Lai đã được nhắc đếnrai rác trong sách của Bùi Duong Lich và Nguyễn Dién tiêu biểu như trong:

“Thanh Chương huyện chí”, của Bùi Dương Lịch, trang 38 chép: “Sông Trai Đan Lai giang: Phát nguyên từ xứ núi cao, rừng rậm một thác nước từ trên

-ghênh chảy xuống rõ ràng một dải, tục gọi là khe Lau Trắng Đến sông Đan Laidòng đã lớn hơn, qua Chỉ Quân (Hoà Quân) Thanh La, Sông nhiều cá chày cámát Dân ở đây, vào mùa hạ, mang cơm lên tận dau nguồn, dùng lá chè đập dậpcho xuống khe, cá mệt lu, một mẻ đánh hết Kèm lá rau rừng, giã làm goi ăn, mát

bổ, không chan.”

Từ thế kỷ XIV trở lại, vùng đất Nghệ An thường xuyên xảy ra những biếnđộng xã hội do quan trường phong kiến và nạn giặc giã cướp bóc hoành hành Từđó dẫn tới kết quả, nhiều nhóm người Việt ở vùng đồng bằng chạy lên vùng miềnnúi như Họ, Keo, Mon trong số đó có người Đan Lai Hơn nữa, người Đan Laiở vùng khe Khang hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều đặc điểm giống như trongmiêu tả về người Đan Lai - Ly Hà ở Thanh Chương của Bùi Dương Lịch.

33

Trang 36

Các xã Thanh La, Hòa Quân đều nằm ven bờ sông Đan Lai (sông Trai) và

sông GiăngŠ Hai con sông này đều là nhánh đồ vào sông Lam Các địa danh này

được những người buộc phải rời bỏ quê hương lây dé đặt tên cho mình nhằm ghi

nhớ về quê hương, nguồn cội Tên nhóm người Dan Lai có thé được lay từ tên

con sông nơi cộng đồng cư trú trước khi di cư là sông Đan Lai Hiện nay, hầu hếtngười Đan Lai đều mang họ La, phải chăng những tên họ đó có nguồn gốc từvùng đất cư trú khi xưa là Thanh La Hiện tượng lấy địa danh cư trú cũ làm tộc

danh vốn là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều dân tộc Vấn dé này đã được đề cậpvà trình bày thành lý luận trong bài viết “Bàn về tên gọi các dân tộc ở miên Bắc

nước ta” của Đặng Nghiêm Vạn [104, tr.98-135].

Trên dòng sông Đan Lai có món cá mát rất ngon, được người dân địaphương ưa thích Đây là món cá nồi tiếng ở vùng thượng nguồn sông Giăng hiệnnay và gan bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Dan Lai

vùng khe Khang Cá mát không chỉ là nguồn thực phẩm quan trọng mà còn là lễ

vật không thể thiếu trong các địp cưới xin, ma chay và các nghỉ lễ khác”.

Qua các nguồn tai liệu và điền dã chúng tôi đồng ý với các học giả đi

trước khi nhận định người Đan Lai hiện nay ở Con Cuông do ách áp bức, bóc lột

nặng nề hoặc do các bién động lịch sử, xã hội đã phải bỏ quê hương di cư từ vùngtrung du miền núi Thanh Chương lên.

Như vậy, nếu người Đan Lai có gốc ở Thanh Chương thì họ đã bỏ quêhương để di cư từ bao giờ? Đó có lẽ là điểm khó xác định nhất trong việc tìm

hiểu về nguồn gốc lịch sử người Đan Lai Theo truyền thuyết của người Đan Lai

và tác giả Mạc Đường là thời Minh thuộc, tức đầu thế kỷ XV [Sdd, tr.33] Vương

Hoàng Tuyên thì khăng định thời điểm di cư ít ra phải trên 400 năm [Sdd, tr.37].

Š Sông Giăng bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào chảy qua địa phận các huyện Con Cuông và Thanh Chương.

? Trong đồ lễ cưới của nhà trai phải có 300 con; Cúng vía 25 con; Cúng ma 20 con cá mát nướng mới đúng

phong tục của người Đan Lai.

34

Trang 37

Bùi Minh Đạo lại cho rang, muộn lắm thì đến đầu thế ky XV quá trình bỏ đồngbăng chạy lên miền rừng núi của người Đan Lai - Ly Hà đã phải xảy ra, quá trình

đó còn có thé diễn ra sớm hơn như thế nữa [Sdd, tr.20] Trần Bình lai cho rang,thời điểm cộng đồng Đan Lai bắt đầu có cuộc chuyên cư đầu tiên rời quê hươngcô, cách ngày nay khoảng 5 - 6 đời, tức vào khoảng cuối thé ky XVII, hoặc đầu

Như vậy, quá trình tập hợp tư liệu của Bùi Dương Lịch có thé được bắt

đầu từ khoảng cuối thế kỷ XVIII và các cuốn sách được viết vào những năm đầuthế kỷ XIX (1806 - 1812, lúc làm Đốc học Nghệ An) Trong các cuốn sách ôngbiên soạn hồi bấy giờ thì cuốn: “Thanh Chương huyện chí” có đoạn miêu tả vềngười Đan Lai - Ly Hà sinh sống ở vùng miền núi huyện Thanh Chương Căn cứvào khoảng thời gian tập hợp tư liệu để biên soạn cuốn sách và bộ phận cư dânđược Bùi Dương Lịch miêu tả là tô tiên của người Đan Lai hiện nay đang sinhsống ở huyện Con Cuông thì quá trình họ rời bỏ quê hương Thanh Chương diễnra chưa lâu Có thê vào khoảng nữa cuối thé ky XVIII, hoặc đầu XIX.

Đây là khoảng thời gian vùng miền Tây Nghệ An xảy ra nhiều biến động

lịch sử, xã hội làm xáo trộn thành phần dân cư trong vùng Qua gia phả của nhiều

dòng họ người Thổ ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Con Cuông ghi chép khá rõ

!° Một địa danh cũ có từ thời Hậu Lê Xứ Sơn Nam gồm phan đất của các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc bộ như

Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

" Hoan Châu là tên chung của vùng đất xứ Nghệ (bao gồm ca Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê.

!2 Chức quan lo việc học ở một tỉnh lớn, hoặc tỉnh mà việc học được phát triển ở thời Nguyễn.

35

Trang 38

về phạm vi hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp của nghĩa quân Lê Duy Mật đối vớisự phân bố dân cư trong vùng Cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật kéo dai trên 32 năm(1738-1770) đã hoạt động khắp vùng miền Tây Nghệ An.

Qua nguồn tài liệu của sử gia triều Nguyễn cho biết: “Năm 1819 dân NghệAn phiêu tán mat 20.000 người Chỉ trong hai năm (1817 - 1819) vì dân “tránh

chỗ nặng đến chỗ nhẹ” (thuế khoá - N.D.L) Sách “Đại Nam thực lục chính

biên” chép “Năm 1820, các huyện Đông Thanh, Quỳnh Luu, Thanh Chương

(thuộc Nghệ An) phiêu tán mất 7 thôn, 191 người, bỏ hoang 140 mẫu ruộng Cảhạt phiêu tan mat 63 xã thôn ” Năm 1834 “Nghệ An mat 22 xã thôn ” [68, tr.38].

Như vậy, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đưa ramột vài nhận định ban đầu dé góp phan làm rõ nguồn gốc lịch sử người Dan Lai.

Người Đan Lai hiện nay có nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ, văn hóavới các nhóm địa phương khác trong dân tộc Thổ Đặc biệt là vốn từ của các

nhóm: Cuối ở Tân Kì, Nghĩa Đàn có ngôn ngữ chung với Đan Lai khoảng 71%;

nhóm Họ ở Tân Kì và nhóm Thổ Như Xuân (Thanh Hóa) có lượng từ chung với

người Đan Lai 68%; nhóm Kẹo ở Nghĩa Đàn có lượng từ chung với Đan Lai

khoảng 64%; nhóm Mon ở Nghĩa Đàn, Quy Hợp chung từ với Đan Lai 59%.

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu như Phạm Đức Dương, Nguyễn Văn

Lợi thì người Đan Lai còn cư trú ở tỉnh Kăm Muộn và Bôli Khămxay của nước

CHDCND Lào Trong quá trình sinh sống, người Đan Lai đã thiên di đến vùngbiên giới của nước Lào Những nghiên cứu cho thấy người Đan Lai và người ở

Kăm Muộn, Bôli Khămxay cũng có một số điểm tương đồng nhau về kinh tế vàvăn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ có đến hơn 60% vốn từ chung [4, tr.10].

Khi cần thê hiện danh tính của tộc người có lúc họ gọi là Đan Lai, cũng có

lúc là Đan Lai - Ly Hà Hai nhóm Đan Lai và Ly Hà do hoàn cảnh lịch sử tác

động nên cùng sống chung trên một địa bàn với nhau Trong quá trình sinh sống,

người Ly Hà đã bi ảnh hưởng phong tục tập quán, lỗi sống, lối sinh hoạt của

36

Trang 39

người Đan Lai, dần dần người Ly Hà đã bị Đan Lai hóa Do vậy, người Ly Hàgốc ngày một ít đi, và đến mức khó có thê phân biệt được ai là người Đan Lai, ailà người Ly Hà Đến nay, người Ly Hà cũng chấp nhận tên gọi Đan Lai hay Đan

Lai - Ly Hà Do vậy, trong các văn bản hành chính hay trong cách xưng hô hàng

ngày người ta thường dùng tên gọi Đan Lai hay Đan Lai - Ly Hà Tuy nhiên, đếnnay tên gọi Đan Lai được dùng phổ biến.

2.1.2 Người Dan Lai ở Pù Mat (vùng khe Khang)

Vùng thượng nguồn khe Khang được coi là vùng đất tổ của người Dan Lai.

Trước khi thực hiện TDC, dân số tại khe Khang chiếm số lượng lớn nhất với 163

hộ, 894 nhân khẩu phân bố tại ba bản Co Phat, khe Cồn va ban Bung Ngoài

nương rẫy, hoạt động kinh tế với phương thức cơ bản là “chat - bắt - doi”?, phụ

thuộc nhiều vào tự nhiên, vào nguồn thức ăn rừng nên họ sống theo hình thứcDCDC, nay đây mai đó Khi nguồn thức ăn nơi định cư đã cạn kiệt, ho lại rời đến

một nơi mới dé tìm kiếm thức ăn Quá trình đi chuyền nhiều lần đã làm cho cuộc

song có nhiều biến động về địa bàn sinh sống và dân sé

Quá trình di cư của người Dan Lai gắn với những con suối, con khe lớn

như Khe Khang, khe Choăng, khe Moi, khe Thơi, trong đó khe Khang (thượng

nguồn sông Giang) được coi là nơi “chôn rau cắt rồn ” với nhiều truyền thuyết kếvề cuộc đời và những cuộc chiến dau chống lại sự khắc nghiệt của tự nhiên, bệnhtật để duy trì sự sống.

Những năm 50 của thế kỷ XX, người Đan Lai ở khe Khặng có mặt ở 12ngọn suối, mỗi nơi từ 4 - 10 hộ Năm 1958, theo sự vận động của chính quyền địaphương họ tụ về ba bản: Vang Hu, Co Phat va Co Nghiu va sau đó thành lập hai

hợp tác xã là Co Phat va Co Nghiu (cũng có nghĩa là hai bản) Giai đoạn nay,

người Đan Lai ở Cò Phạt cùng nhau đắp đập, khơi mương, san đất và làm ruộng.

'° Chat - chặt cây dé canh tác nương rẫy, khai thác gỗ, nứa ; Bắt - săn bắt các loại động vật trong rừng, cá dưới

các khe suối ; Đôi - đổi lấy lương thực, thực phẩm và các Toại nhu yếu phẩm cần thiết (muối, mỳ chính, quầnáo ) phục vụ ¡nhụ cầu của cuộc sống.

37

Trang 40

Ở bản Cò Nghịu người dân bắt đầu học người Thái làm guồng đưa nước vàoruộng Cây sắn cũng được đưa vào sản xuất đã giúp đồng bào có thêm sự lựachọn cho nguồn lương thực, góp phần vượt qua nạn đói hàng năm Không nhữngthế đồng bao còn khoanh rừng chăn nuôi trâu, bò và đã có những đàn trâu hàng

chục con.

Đến những năm 70, gỗ bắt đầu có giá, Lâm trường Con Cuông trở thànhmột điển hình về khai thác lâm sản O mỗi ban, lao động chính được biên chế vào

các đội khai thác, với sự trợ giúp của lao động phụ trong gia đình, đã làm cho

cuộc sống kham khá hơn Lúc này người dân mới biết đến nhiều loại hàng hóanhu yếu phâm như đường, mỳ chính, vải dét may mang lại từ khai thác gỗ.

Trong những năm 1987 - 1989, cùng với quá trình đổi mới quản lý trongnông nghiệp, hợp tác xã mất vai trò lãnh đạo tập trung về kinh tế, các hộ đượctrao quyền tự chủ, tự quyết định về việc phát triển kinh tế hộ gia đình Một hainăm đầu được tự do khai phá nương rẫy, đời sống của người dân có khá lên, songvề sau, nguồn tài nguyên gỗ cạn dần nên đời sống đã khó khăn hơn Dân số tăng

nhanh từ 61 hộ năm 1960 lên 86 hộ năm 1987 và 153 hộ năm 1997, quy mô mỗi

hộ vẫn giữ mức trung bình 5,4 người/hộ Diện tích trồng lúa nước không mở rộngthêm, các công trình thủy lợi xuống cấp và hư hỏng, đập Cò Phạt mùa khô cạnnước, guồng nước ở ban Bung hư hỏng mất tác dung tình trạng đó khiến chodiện tích canh tác nương rẫy quanh bản bắt đầu khó khăn, một số hộ ở Cò Phạt đãphải vào các chỉ lưu của khe Khang dé làm ray.

Từ năm 1995, KBTTN Pù Mát được thành lập Chế độ quản lý và bảo vệ

lâm sản trở nên nghiêm ngặt, các đội khai thác trước đây bị giải tán, việc khai

thác gỗ tự do bị cấm hoan toàn, diện tích nương ray bị giới hạn và không đượclựa chọn, đã làm cho cuộc sống của người dân đã khó khăn lại cảng khó khănhơn Phổ biến trong đời sống là tình trạng thiếu đói triền miên Đặc biệt, trongcác năm từ 1996 - 1999 là những năm hạn hán nặng nề, mùa màng thất bát Cộng

38

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:59

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN