1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn)

152 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI oo

TRƯỜNG DAI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VA NHÂN VAN

PHẠM THỊ THU HÀ

BIEN DOI SINH KE CUA NGƯỜI TAYO BIEN GIOI TINH LANG SON

TU DOI MOI (1986) DEN NAY

(Nghiên cứu trường hop thôn Bản Thấu, xã Tân Thanh,

huyện Văn Lãng, tính Lạng Sơn)

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THU HÀ

BIẾN ĐỎI SINH KẾ CỦA NGƯỜI TÀY

Ở BIEN GIỚI TINH LANG SON

TU DOI MOI (1986) DEN NAY

(Nghiên cứu trường hop thôn Bản Théu, xã Tân Thanh,

huyện Van Lang, tinh Lang Son)

Chuyên ngành: Dân tộc học

Mã số: 60 22 70

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Giáo

Hà Nội - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

97.0005 |1 Lý do chọn đề tài - - 5s S21 E9E212151112111111121211111111 21111111 1x0 10

1.1 Lich sử nghiên cứu vấn đề - ¿2 sec EeEeErkererkrrkd 15

1.1.1 Nghiên cứu của các tac gid nước ngOàI -s-ssss+++<s 15

1.1.2 Nghiên cứu của các tác ø1ả trong HƯỚC -cccssss++c+sssss2 17

1.2 Cơ sở lý luận va Phương pháp nghiên cứu - 231.2.1 Cơ sở lý luận s1 nh HH hườt 231.2.2 Phương pháp nghiên cỨU -c 3+ +++eeee+seeereeeeess 23

1.3 Một số khái niệm cơ bản - 2 6s SE SE EEEErkekerkrrkd 241.3.1 Khái niệm sinh kế +:5t2 t2YvtEEvtExtttttrrrtrrtrrrrrrrrrrrrred 241.3.2 Một số khái niệm khác c:-ccscsvtccxtttrxirrrrrrrrrrrrrrrrrriee 261.4 Hướng tiếp cận Ly thuyết ¿2© SE EE2EeEeErkrrrrrred 27Tiểu kết chương -¿- St SE+E£EE SE 1E EEEE1111111111111 11111111 y6 34Chương 2 SINH KE TRUYEN THONG CUA NGƯỜI TAY O

XÃ TÂN THANH0.0 ccssesssssesssseessneessnseessneessnscesnscesnneeennecenneeessneesnneseaneees 36

2.1 Tổng quan về địa ban nghiên cứu - xã Tân Thanh 36

2.1.1 Dia lý tự nhiÊn c1 1131111199311 1111111121111 11g21 xep 36

2.1.2 Tình hình kinh tẾ - xã hội 6c5ccctccxtcrxtrrrrrrrrrrrrrred 38

2.1.3 Dân cư, dân tộc - + + + <5 22111 SS SH HS nghe 412.1.4 Người Tay ở xã Tân Thanh o.oo ecccecccseceeeeeeeeeeneeeeesneeeeneeees 4I

Trang 4

2.2 Các thành phan của sinh kế truyền thống 5-5: 46

NGƯỜI TAY Ở TÂN THANH TỪ DOI MỚI (NĂM 1986) DEN NAY 653.1 Sự chuyển đỗi sinh kế truyền thống - 5 2+s+Szzxczzzsez 653.1.1 Trong trỒng trote.c.c.cccccccccsesscscsesscscsesssescsesscscsesecsesssesesscseseseesaes 65

3.1.2 Trong Chan nuOt e 71

3.1.3 Sinh kế từ ng wee eecccecccscscsesscscscsscscscsesscscsesecsesssesecscseseseeseaes 723.2.Các hình thức sinh kế mới 2-2-2 +S£+E+EE+E£EEzEeEzEezxzxrrszxee 74

3.2.1 Lao động làm thuê - - - - S2 E333 11335 1151111 krrrrey 743.2.2 Buôn bán, dich VỤ - - - 1 1 1122111111129 1 1111111912111 11k re 85

Tiểu kết chương 3 2 5-5211 12121511 21215111212111 111111110111 1x6 86Chuong 4 NHUNG YEU TO TAC DONG DEN BIEN DOI SINH KE

CUA NGƯỜI TAY Ở XÃ TAN THANH 0.00.0 cccccccccccccccsessesecsessesteseeseeses 884.1.Những yếu tố tác động 2c St t2 1222122121212 xe 884.1.1 Tác động của yếu tố Chính sách ¿2+ + 2+x+x+zecszx+rerxes 88

4.1.2.Mở cửa biên giới và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung 90

4.1.3 Sự thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh - 95

4.1.4 Chương trình phát triển vùng biên của Trung Quốc - chiến lược

“Hưng biên phú dân” - . c1 3321111333511 1115811115511 ke 100

Trang 5

4.2 Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội

của người Tay ở Tân Thanh 5 332113 *++*EExeeeeerreseerrees 101

4.2.1 Đời sống kinh tẾ - ¿2+ SSE2E9E9EE2E2E9E12121212121211 121 xe 1014.2.2 Đời sống văn hóa - ¿+ - + tt 1 1E 111811111111111111 1111111 1x6 974.2.3 Đời sống xã hội ¿2 SE 1 1915212121111 1121111121111 111 xe 1054.3 Những van đề đặt ra 2 2 SSt2 2222121121212 2121k 1094.3.1 Dat đai và sinh kế bền vững - 52 52+E+EsEcxzEcrerrkrrrex 1194.3.2 Van dé gìn giữ văn hóa truyền thống - 2 25s: 1224.3.3 Những bất ồn, rủi ro và bất bình đắng - c2 s+s+csez 1144.3.4 Phát triển kinh tế gắn với dam bảo an ninh biên giới 118Tiều kết chương 4 - 2S s2EEE2 E12 2121121511211171111111 111 cxe 119KET LUẬẬN - 2 522122 15E1212212122121221211121712111211121112 1e 121TÀI LIEU THAM KHẢO - - St SE SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkekrex 124PHAN PHU LLỤC - 52 S2 2ESEE2EEE12E521212712171212121112111 2111 cte 134

Trang 6

DANH MUC BANG BIEU

Bang giá giống vu xuân năm 2012 -2- c2 s+x+xz£zrxzxsxeẻ 69

Diện tích và Năng suất cây trồng thôn Bản Thâu năm 2011 70

Cây ăn quả chính trên dia bàn thôn Bản Thau năm 201 1 70

Thực trạng chăn nuôi của thôn Bản Thau năm 201 1 72

Cơ cấu lao động phi nông nghiệp thôn Bản Thâu năm 201 1 102

Cơ câu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Điền năm 1987(trước Đôi mới) ¿+ - + s21 S211 1212111112111 103Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Điền hiện nay 94

Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Hoan năm 201 1 95

Cơ cau thu nhập của gia đình bà Nông Thị Xuyến năm 2011 105

Trang 7

BANG CHU CAI VIET TATBDBP : Bộ đội biên phòng

CNH - HDH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

KTCK : Kinh tế cửa khẩuNxb : Nhà xuất bản

THCS : Trung học cơ sở

UBND : Uỷ ban Nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

XNK : Xuất nhập khẩu

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh kế là hoạt động tat yếu của con người dé tồn tại, là cách thức conngười tác động vảo tự nhiên, môi trường dé tạo ra của cải vật chất nhằm đảmbảo cuộc sống mưu sinh của mình.

Sinh kế cũng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộcngười, có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống (văn hóa vật

chất), văn hóa xã hội (cau trúc, thiết chế, các quan hệ xã hội) và văn hóa nhận

thức (tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ ) Mặt khác, cũng như văn hóa tộc

người, sinh kế cũng có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên vàxã hội), có giao lưu, tiếp nhận và trao đôi với các cộng đồng khác Chính điềuđó làm cho văn hóa cũng như sinh kế tộc người luôn có những thích ứng dé

sinh tồn và phát trién.

Cũng như các thành tố khác của văn hóa tộc người, sinh kế có thể cungcấp các dit liệu quan trong trong việc tìm hiểu nguồn gốc, quá trình tộc người,quá trình thiên di, ảnh hưởng văn hóa Vì thế có thé cung cấp những cơ sởquan trong trong việc hoạch định các chương: trình, dự án phát triển kinh tế,xã hội có tính chiến lược cho từng khu vực, lãnh thô cụ thé.

Việc nghiên cứu sinh kế cũng giúp chúng ta hiểu được hệ thống tri thứctrong sản xuất đã tích lũy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Ở

những môi trường tự nhiên - xã hội khác nhau, các tộc người lại có những

cách ứng xử khác nhau dé tồn tại và phát triển Vì thế, nghiên cứu sinh kếgiúp chúng ta hiểu được đặc thù, sắc thái riêng biệt của từng tộc người.

Hiện nay, sự vận động, thay đôi và phát triển của xã hội ngày càng diễnra nhanh và toàn điện hơn Trong bối cảnh đó, văn hóa cũng như sinh kế củacác tộc người cũng có những thay đổi để thích ứng Việc nghiên cứu sinh kế

cũng như sự biên đôi của nó ở những thời diém nhât định là công việc cân

10

Trang 9

thiết Điều đó chăng những góp phan hiểu biết toàn diện hơn về văn hóa tộcngười mà còn thấy được sự thay đổi, thích ứng của các cộng đồng trong

những giai đoạn cụ thể của lịch sử.

Khu vực biên giới Việt - Trung, trong đó có tỉnh Lạng Sơn là nơi không

chỉ có đường biên giới chính trị phân định ranh giới mà còn có những đặc

điểm lich sử, kinh tế và văn hóa rất riêng cần được khám phá Trong tiềm thức

của người dân nói chung, vùng biên giới vẫn được hình dung là nơi “sơn cùng

thủy tận”, xa xôi hẻo lánh hay còn được gọi là “mién biên viên” Dưới thờiphong kiến Việt Nam, các vua chúa cũng thường coi “miễn biên viễn” là nơi lamsơn chướng khí, khó cai trị nên thường thu phục các tù trưởng địa phương đểthực thi chiến lược bảo toàn lãnh thổ Đây là nơi những nhân vật hoạt độngxuyên biên giới nỗi tiếng được biết đến trong lịch sử như Nùng Chí Cao, LưuVĩnh Phúc và cũng là nơi ấn tích của nhà Mạc Vào thé ky XIV, tế tướng nhàTran là Phạm Sư Mạnh, trên đường tuần thú xứ Lang, đừng chân trước Ai ChiLăng, đã cảm than về vùng biên trong bai Chi Lăng động bằng câu thơ:

Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tê (Ai Chi Lăng hiểm trở tựa lên trời)

Dưới thời thực dân, các nhà tù nồi tiếng cũng được lập ra ở vùng biênnhằm day ải tù nhân Tuy nhiên, lich sử đường như đã thay đổi, vùng biên viễnhiểm trở ấy xưa, nay đang trở mình thành một khu vực kinh tế năng động với cácmối giao lưu kinh tế - văn hóa và xã hội xuyên biên giới, thu hút một lượng lớncư dân đến sinh cơ lập nghiệp Do đó, nghiên cứu những đổi thay đang diễn ra ởvùng biên, có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức tình hình thực tế.

Vùng biên giới Lạng Sơn cũng là khu vực được Nhà nước ta đặc biệt

quan tâm Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này được xem là van đề sốngcòn trong chiến lược bảo vệ đất nước Nghiên cứu cư dân ở đây, những năngđộng kinh tế - xã hội và các mối quan hệ tộc người xuyên biên giới do đó có ýnghĩa đặc biệt, góp phần vào quá trình xây dựng chiến lược phát triển vùng

11

Trang 10

biên mà trong đó yếu tô con người phải được quan tâm đúng mức, phải là chủthé của mọi chương trình phát triển ở khu vực này.

Cho đến nay, phần lớn các công trình nghiên cứu về người Tày thườngchi đi sâu tìm hiểu quá trình lịch sử tộc người, tổ chức xã hội cô truyền,

phong tục tập quán, hôn nhân gia đình, lễ hội còn những vấn đề về văn hóa

đương đại trong mỗi quan hệ với sự biến đổi kinh tế - xã hội và với quá trìnhgiao lưu quốc tế hầu như chưa được đề cập nhiều.

Tân Thanh là một trong những xã biên giới thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh

Lạng Sơn, nằm trong khu kinh tế cửa khâu Tân Thanh - Po Chai, phía Đônggiáp Trung Quốc, có đường biên dai 8 km, dân cư chủ yếu là người Tay -Nùng Nằm trong khu kinh tế cửa khâu, có nền kinh tế thương mại - dịch vụkhá phát triển trong nhiều năm trở lại đây, Tân Thanh là nơi gặp gỡ, giao lưu,

trao đổi mua bán giữa người Tay với cư dân ở bên kia biên giới Các hoạtđộng này đang tạo nên sự biến chuyên lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội củangười Tày ở Tân Thanh Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Biến đổi sinh kế củangười Tay ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn từ Đổi mới (1986) đến nay -(Nghiên cứu trường hop thôn Bản Thầu, xã Tân Thanh, huyện Van Lãng, tinh

Lạng Sơn)” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 11

- Sinh kế truyền thống của người Tay ở thôn Ban Thau, xã Tân Thanhlà gì? Hiện nay nó có những thay đổi như thé nào? Nguyên nhân nào dẫn đến

sinh kế của họ biến đổi như vậy?

- Hoạt động sinh kế chính hiện nay của các hộ gia đình người Tày ở

thôn Bản Thau, xã Tân Thanh là gì?

- Những tác động hay hệ qua của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế,

văn hóa, xã hội của họ ra sao? Nó đặt ra những hiện trạng và khó khăn gì mà

tộc người phải đối diện?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh ké hay các phương thức mưu sinhcủa người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lang Son.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến sinh kế vàsự biến đổi sinh kế Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nghiên cứu đượcgiới hạn ở dân tộc Tay tại thôn Bản Thau, xã Tan Thanh, huyện Văn Lang, tỉnhLang Sơn từ thời kỳ Đổi mới (năm 1986) đến nay Bản Thau là thôn giáp biên,năm trong khu kinh tế cửa khâu Tân Thanh nên chịu tác động mạnh của sự pháttriển kinh tế và du nhập văn hóa so với các thôn khác, các nhóm xã hội nghềnghiệp cũng đa dạng Vì thế, tôi đã chọn đây làm địa bàn nghiên cứu.

4 Nguồn tài liệu

Nguồn tư liệu của luận văn bao gồm có tài liệu thành văn và tài liệuđiền da Dân tộc học.

- Tài liệu thành văn: Là các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí

liên quan đến sinh kế của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Tày nóiriêng Bên cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp của UBND huyện Văn Lãng,

UBND xã Tân Thanh.

13

Trang 12

- Tài liệu điền dã: Được tác giả tiến hành khảo sát qua 2 đợt tại địa bàn.

Đợt 1 (kéo dài 2 tuần, vào tháng 10 năm 2011), đợt 2 (kéo dài 2 tuần, vào

tháng 2 năm 2012).

5 Đóng góp của luận văn

- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh kế truyền thống và nhữngbiến đồi trong sinh kế hiện nay của người Tay ở một địa phương cu thê.

- Trên cơ sở nguồn tư liệu mới về sinh kế của người Tày, luận văn đã chỉ rasự thích ứng, năng động của tộc người trong sự vươn lên tìm kiếm sinh kế mới ởvùng biên giới, cùng với đó là những yếu tố tac động đến sự chuyền đổi này.

- Luận văn đóng góp thêm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, hoạch

định chính sách có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định sinh kế bền vữngđối với người Tày ở Tân Thanh.

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn gồm 4 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2: Sinh kế truyền thống của người Tày ở Tân Thanh

Chương 3: Sự biến đôi trong phương thức mưu sinh của người Tay ởTân Thanh từ Đồi mới (năm 1986) đến nay

Chương 4: Những yếu tô tác động đến biến đổi sinh kế của người Tay ở

Tân Thanh.

14

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CUU

1.1 Lich sử nghiên cứu van dé

1.1.1 Nghiên cứu của các tác gia nước ngoài

Cho đến nay, công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về ngườiTay ở Việt Nam dưới thời thuộc Pháp có một số cuốn sách như Ghi chép vềngười Tho ở thượng du Bắc Bộ (1988) của Girard D° Henry; Sưu tập truyện cổtích Thổ trên hai bờ sông Lô (1905) của A Bonifacy; Các dân tộc miễn núiBắc Bộ (1908) của E.Dignet; Lòng kiên nhân vô biên: truyện cô tích Thổ(1915) của A Bonifacy; Lé hội Tay ở Hồ Bo (1915) của L.M.Auguste và A.Bonifacy; Những nghỉ lé trong tang ma của người Thé của A Bonifacy Bêncạnh đó, công trình nghiên cứu về người Tày ở Lạng Sơn nói riêng theo sựhiểu biết của tôi mới chỉ có Van dé tộc người trong quốc gia dân tộc Việt

Nam - Lịch sử cận hiện đại trong dân tộc Tay - Nùng ở biên giới Việt - Trung

được tiễn hành bởi tác giả người Nhật Ban Ito Masako.

Những ý tưởng về sinh kế đã được giới thiệu trong các nghiên cứu của

Robert Chambers vào giữa những năm 80 và sau đó được Chambers và

Conway phát triển thêm vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX Theo hai ông,sinh kế bao gồm các khả năng, các tai sản (gồm cả nguồn lực vật chat và xãhội) và các hoạt động cần thiết như phương cách dé sinh tồn Sinh kế là bềnvững khi nó có thé giúp con người đối mặt, vượt qua sự căng thang và nhữngthương tôn, bảo toàn hay tăng thêm các khả năng và các tài sản hiện tại vàtương lai trong bối cảnh không phá hoại nguồn tài nguyên tự nhiên cơ bản.

15

Trang 14

Trong vài thập ky qua, van dé môi trường đã nổi lên là một trongnhững vẫn đề nhận được nhiều quan tâm nhất của nhân loại Vì thế, Năm2003, tác giả Koos Neefjes đã cho ra mắt cuốn Äôi trường và sinh kế: cácchiến lược phát triển bên vững Xuyên suốt cuỗn sách là những đề xuất thựctiễn dựa trên các nghiên cứu điển hình rút ra từ những kinh nghiệm phong phúcủa Oxfam về công tác phát triển và về cứu trợ với các cộng đồng bị lề hóa,cả ở nông thôn lẫn thành thị Môi trường và sinh kế nhằm mục đích ủng hộcác cuộc vận động của các tô chức phát triển địa phương và quốc tế, cải thiệnviệc soạn thảo và thực thi các chiến lược phát triển và tăng cường các dự án

hoạch định, giám sát với sự tham gia, đánh giá tác động.

Trong công trình này, tác giả đã tìm hiểu mối quan hệ giữa con người

với môi trường theo nghĩa rộng (bao gồm cả con người và các quan hệ xã hội)dé đề ra chính sách và chiến lược bảo vệ và phát triển môi trường bền vững,chống đói nghèo trên toàn thé giới Phải chăng có thé quy cho đói nghèo đã

gây nên khủng hoảng môi trường toàn cầu hay ngược lại, sự xuống cấp của

môi trường toàn cầu mới là nguyên nhân chính của nghèo khổ? Câu hỏi đónằm ở tâm điểm của cuốn sách mà tác giả quan niệm “môi trường” theo nghĩarộng nhất: Môi trường bao gồm cả con người và các quan hệ xã hội Trướchết, nó phản ánh những mối quan hệ giữa đói nghèo với sự thay đổi của môitrường, từ cả góc độ lý thuyết và thực hành Tiếp đó, cuốn sách giới thiệu cáckhung hành động của các cơ quan phát triển, thăm dò các quan hệ quyền lựcvà tư tưởng về sự tham gia của những người có lợi ích thiết thân và đặc biệt làquan niệm về sinh kế bền vững Sau nữa, cuốn sách thảo luận những công cụvà phương pháp tiếp cận dự án quản lý Cuối cùng, nó xem xét làm thé nao décác chiến lược và chính sách có thê giải quyết được những nguyên nhân cơ

câu của môi trường xuông cap và nghèo đói.

16

Trang 15

1.1.2 Nghiên cứu của các tac gia trong nước

Người Tày ở Việt Nam là một trong những tộc người có lịch sử và

truyền thống văn hóa lâu đời Chính vì thế đã thu hút được nhiều nhà khoahọc nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Ngay từ thời kỳ nhà Lê và nhàNguyễn đã xuất hiện những tập sách viết về các dân tộc ở Việt Nam, trong đócó người Tay như: Dir dia chi của Nguyễn Trãi; Kiến văn tiểu lục của Lê QuyĐôn; Lịch triều hiến chương loại chí và Hoàng Việt dia du chí của Phan HuyChú; Cao Bang luc của Phan Lê Phiên; Cao Bằng ký lược của Phạm An Phù;Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật; Cao Bằng thực lục của Bễ Hữu

Cung; Cao Bằng tạp chí của Bé Huỳnh; Cao Bằng sự tích của Nguyễn ĐứcNhã; Hưng Hóa xứ phong thổ lục của Hoàng Bình Chính Những công trìnhnày tuy còn sơ sài nhưng có ý nghĩa nhất định, giúp chúng ta hiểu được phần

nào những sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày ở Việt Nam.

Dưới thời thuộc Pháp, cũng có một số cuốn sách và bài báo viết về tộcngười Tay như Sưu tap dân ca dam cưới dân tộc Thổ ở Lạng Sơn và CaoBằng (1941) và Dân tộc Thổ (1943) của Nguyễn Văn Huyên; Tuc hỏa tang

của người Thổ của Đỗ Hoàng Lạc trên Tạp chí Tri tân số 97/1943.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là từ ngày hòa bình lập lại(1954) đến nay, việc tìm hiểu văn hóa, xã hội của người Tay ngày càng đượcđặc biệt chú ý dé phục vụ cho chính sách dân tộc cua Dang va Nha nước ta.

Các cơ quan nghiên cứu như Viện Dân tộc học, Viện Văn học, Viện Sử học,

Viện Nghiên cứu Văn hóa cũng như các trường Đại học (Sư phạm Việt Bắc,

Sư phạm Hà Nội I, Dai học Tổng hợp Hà Nội ) đã tiễn hành nhiều cuộc điều

tra thực địa và tích lũy được nhiều tư liệu khoa học giúp ích cho việc nghiên

cứu xã hội, lịch sử và văn hóa của tộc người Tày Trên các tạp chí chuyên

ngành như Học tập, Dân tộc đoàn két, Nghiên cứu Lich sứ, Văn học, Dan tộc

học, Văn hóa dân gian, Văn hóa nghệ thuật đã đăng tải nhiều bài viết vềdân tộc Tay, giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán,

17

Trang 16

tín ngưỡng tôn giáo và những sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày Có

thé kế đến một số công trình tiêu biểu như: Tho ca Tay - Nùng (1961) của

Vĩnh Đàm; Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam

của hai tác giả LA Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn (1968); Truyén cổ Tay Nùng (1974) của Hoàng Quyết; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnhphía Bắc) (1978) của Viện Dân tộc học; Sli - lượn dân ca trữ tình Tay, Nùng

-(1979) của Vi Hồng;Văn hóa Tày - Nùng của Lã Văn Lô - Hà Văn Thư

(1984); Lượn coi Tay, Nùng (1987) của Cung Văn Lược và Lê Bich Ngân;

Một số van dé lich sử tộc người và những đặc điểm chủ yếu của văn hóa cácdan tộc Tay, Ning (1988) của Bê Viết Dang; Các dân tộc Tay - Ning ở ViệtNam (1992) của Viện Dân tộc học; Văn hóa truyền thong Tay, Ning (1993)

của Hoàng Quyết, Ma Khanh Bằng, Hoang Huy Phách; Hôn nhân và gia đình

các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1994) của Đỗ Thúy Bình Các

công trình trên đã trình bày những nét khái quát về điều kiện tự nhiên và dân

cư, lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội,

tín ngưỡng tôn giáo và văn học của các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam.

Năm 1995 hai tác giả Hoàng Quyết và Tuấn Dũng đã cho ra mắt cuốnPhong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc Đây là công trình nghiên cứu về

những phong tục, tập quán trong sinh đẻ, hôn nhân, tang ma, quan hệ xã hội,

trong lễ hội và ngày tết của người Tày.

Năm 1999, tác giả Trần Văn Hà cho ra mắt cuốn Các đân tộc Tay,Mung với tiễn bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp Day là một công trình

nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội học - tộc người, đi sâu tìm hiểu về qúa trình

phổ biến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp cũng như nhữngbiểu hiện của sắc thái văn hóa sản xuất của hai dân tộc Tày, Nùng trong giaiđoạn Đồi mới ké từ sau Khoán 10 (1989 - 1995) Xuất phát từ quan niệm coitiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp như là một quá trình kéo theo những biếnđổi kinh tế - xã hội, với thời gian 15 năm (1981 — 1995) từ khi bắt đầu thay

18

Trang 17

đổi cơ chế trong quản lý nông nghiệp diễn ra đến thời điểm nghiên cứu, tácgiả muốn đưa ra những đánh giá, nhận xét về hiệu quả tác động của chínhsách Đồi mới với phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi, những nỗ lựccủa nhân dan lao động Tay, Nùng trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Cuốn Tín ngưỡng dân gian Tày - Nùng (2009) của Nguyễn Thị Yên và

Van hóa dân gian Tay - Nùng ở Việt Nam (2010) của Hà Đình Thanh da

trình bay về nội dung văn học dân gian, nghệ thuật tạo hình, tín ngưỡng, tôn giáo

và lễ hội của hai dân tộc Qua đây, các tác giả đã nêu lên được hiện trạng đời

song văn hóa tín ngưỡng và vai trò của nó trong đời sống người Tay, Nùng.

Gần đây, năm 2010, tác giả La Công Ý - một nhà Dân tộc học ngườiTay đã cho ra mắt cuốn sách Đến với người Tay và văn hóa Tay Công trìnhđược hoàn thành dựa trên vốn tư liệu điền dã của bản thân tác giả và những

tích lũy trong quá trình nghiên cứu hơn 30 năm Bên cạnh đó cũng là sự kế

thừa những hiểu biết của các tác giả đi trước trong nghiên cứu Dân tộc học.Có thể nói đây là một công trình chuyên khảo công phu, đề cập một cách cóhệ thông về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người Tày.

Van đề sinh kế từ trước tới nay đã là đối tượng nghiên cứu của nhiềungành khoa học như kinh tế học, xã hội học, nhân học và được nhìn nhậndưới khía cạnh là hoạt động kinh tế của tộc người.

Năm 2001, tác giả Trần Bình đã cho ra mắt cuốn sách Tập quán hoạtđộng kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam và đến năm 2005 xuất bảnthêm cu6n Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam.Dựa vào nguồn tư liệu thu thập qua các cuộc điền đã trong nhiều năm, tác giảđã khái quát về môi trường tự nhiên và xã hội của hai vùng, cùng với đó là cáchoạt động kinh té của người La Hu, Si La, Xinh mun, Kho mu, Thái ở vùngTây Bắc và người Tày, Dao, Sán Chay, Hà Nhì, Cơ Lao ở vùng Đông Bắc.Thông qua hai công trình trên, tác giả đã khăng định hoạt động kinh tế là mộtbộ phận quan trọng trong hệ thống các giá trị văn hóa tộc người Đồng thời

19

Trang 18

thấy được sự khác biệt và thế mạnh, môi trường tiềm năng giữa các vùng khácnhau, góp phần tìm hiểu được quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa của các tộc

người, vai trò của tộc người với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Cuốn Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân của

Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang được xuất bản năm 2005, là kết quả

nghiên cứu giữa Trung tâm Sinh thai Nông nghiệp, trường Dai học Nông

nghiệp I Hà Nội với Viện Tài nguyên thế giới (WRI) Cuốn sách đã giới thiệu

đề tài nghiên cứu về quá trình thực hiện phân quyền trong quản lý tài nguyênrừng tại các cộng đồng nghiên cứu Đồng thời cũng chỉ ra tác động của chínhsách phân quyền đến sự thay đổi tài nguyên rừng ở các vùng khác nhau; xác

định ảnh hưởng của chính sách phân quyền đến sinh kế của người dân địa

phương và một số kiến nghị nhằm quản lý tốt hơn tài nguyên rừng.

Cuốn Phát triển nông thôn bên vững - chính sách đất đai và sinh kế:Một số kết quả nghiên cứu 2004 - 2007 của các tác giả Võ Tòng Xuân, Trần

Thị Phương, Lê Cảnh Tùng, được xuất bản năm 2008 với sự tài trợ của tổ

chức SIDA/SAREC (Thụy Điền) Cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứuliên quan tới chính sách đất đai và van đề sinh kế của người dân nông thônnhư: sự phát triển của nông thôn và môi trường; các chính sách về đất dai chongười nghèo; ảnh hưởng của đô thị hoá đối với đời sống nông thôn

Vấn đề sinh kế của người dân miền núi cũng được đăng tải nhiều trêncác tạp chí như Kinh tế gia đình trong đời sống các dân tộc ở Lạng Sơn hiệnnay của Lê Bé, Tạp chí Dân tộc học số 4/1982; Một số van dé về kinh tế giađình hiện nay ở miễn núi của Nguyễn Văn Huy, Tạp chí Dân tộc học số4/1984; Thu nhập của nông dân miễn núi và moi quan hệ gắn bó với hợp tác

xã của Trần Văn Hà, Tạp chí Dân tộc học số 3/1986; Kinh tế hộ gia đình ở

vùng đông bào các dân tộc thiểu số phía Bắc của Lê Sỹ Giáo, Tạp chí Thôngtin Lý luận số 5/1990 Các bài viết trên đã trình bày về đặc điểm kinh tế gia

đình các dân tộc thiểu số nước ta trước Đôi mới Qua đó đã làm rõ kinh tế gia

20

Trang 19

đình là một hình thức sản xuất dựa trên sở hữu tuyệt đối của Nhà nước về đất

đai, nó phát sinh và phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế - xã hội và lànguồn thu nhập bổ sung của người lao động Đó là cơ sở sản xuất nhỏ trong

thời kỳ quá độ, chịu sự tác động cơ bản của quy luật giá trị và thị trường.

Khi đề cập đến Sinh kế của một tộc người cụ thể, có bài viết Vai tro

giới trong cải thiện sinh kế của người Xơ đăng của Bùi Thị Thanh Hà, Tạp

chí Khoa học về phụ nữ, số 1/2005 Bên cạnh đó còn có bài viết “Sinh ké phụ

thuộc vào tài nguyên rừng của người Ta ôi (Pacoh) ở thôn Phu Thượng, xã

Phu Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh hiện nay” củatác giả Nguyễn Xuân Hồng và bài viết “Sinh kế người Cơ tu: Khả năng tiếp

cận và cơ hội — Nghiên cứu trưởng hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên

-Huế” của tác giả Trần Thị Mai An Hai bài viết này đều được đăng trên

Thông báo Dân tộc học năm 2005 Trong hai nghiên cứu trên, các tác giả đã

nói đến mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, cụ thể là vùng rừng núi đã tác

động đến kế sinh nhai truyền thống của các cộng đồng phụ thuộc vào rừng.

Rừng đã trở thành mạng lưới an toàn, bảo đảm cuộc sống cho cư dân nơi đây.Vấn đề sinh kế cũng đã trở thành đề tài của một số luận văn thạc sĩngành Nhân học và Xã hội học như: Biến đổi sinh kế của người Mường vùngho thủy điện Hòa Bình — Nghiên cứu trường hợp xã Hiển Lương, huyện DaBắc, tỉnh Hòa Bình của tác giả Trịnh Thị Hạnh (2008) Trong luận văn này,tác giả đã đi sâu tìm hiểu về sự thay đổi của môi trường sinh kế (bao gồm cómôi trường tự nhiên và xã hội) của người Mường ở xã Hiền Lương trước vàsau tái định cư Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày về những biến đổi sinh kếvà những thích ứng về văn hóa của người Mường, đồng thời cũng đưa ra

những biện pháp nhằm ổn định đời sống và phát triển sản xuất của người

Mường ở Hiền Lương.

Luận văn thạc sĩ Xã hội học Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đìnhtại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (2009) của tác giả Trương Thúy Hằng

21

Trang 20

đã làm rõ thực trạng các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình ở Bắc Ninh vànhững ảnh hưởng của nó đến môi trường sống và bảo tồn văn hóa Trong luậnvăn, tac giả có sử dụng lý thuyết về Phát triển nông thôn bền vững Tác giảcho rằng nông thôn Việt Nam có bản chất hỗn hợp với biểu hiện tập trungnhất là sự mâu thuẫn và thống nhất giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp Đóthực chất là một sự chuyền đổi từ nông thôn hỗn hợp cũ sang nông thôn mới

tiến bộ hơn, từ nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa.

Soi vào địa bàn nghiên cứu, tác giả đã khăng định nông nghiệp không cònđược coi là nguồn sinh kế đáng kế của các hộ gia đình ở đây, họ coi hoạt độngsản xuất, mua bán phế liệu là hoạt động sinh kế chính đem lại nguồn thu nhậpcho hộ Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nếu biết nắm bắt cơ hội thị trường, sẽ tạođà thúc day kinh tế phát triển Đó cũng là yếu tố giúp cho sinh kế người dân

được đảm bảo.

Gan đây, tác giả Nguyễn Văn Sửu đã giới thiệu hai công trình: “Tacđộng của Công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế người nông dân ViệtNam - trường hợp một làng ven đô Hà Nội” trong Kỷ yêu Hội thảo Quốc tế

Việt Nam học lần thứ II (2008) và “Khung sinh kế bên vững - Một cách phântích toàn diện về phát triển và giảm nghèo” trên Tạp chí Dân tộc học số2/2010 Trong hai bài viết này, tác giả đã giới thiệu về Khung sinh kế bềnvững DFID, coi đó là một cách tiếp cận toàn diện về sinh kế của con ngườitrong các bối cảnh khác nhau Đồng thời, nghiên cứu nay cũng đi sâu tìm hiểuvề việc thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước đã tác động đến cuộc sống

người nông dân ở làng Phú Điền từ cuối những năm 1990 trở lại đây.

Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về biến đổi sinhkế của người Tày trong giai đoạn hiện nay Mặt khác, những nghiên cứu gầnđây đã chỉ ra rang tại Lang Sơn đã có một bộ phận đáng ké người Tay tham

gia vào các hoạt động buôn bán hàng qua biên giới hoặc từ biên giới vê miên

22

Trang 21

xuôi Do đó, ngoài việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các dân tộc sinh sống ởViệt Nam, dân tộc này còn có mối quan hệ với các tộc người ở Trung Quốc.

Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình Thông quanghiên cứu này, tôi muốn khám phá không gian xã hội vùng biên và những

năng động kinh tế - xã hội của cư dân ở đây.

1.2 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Cơ sở lý luận

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn sử dụng quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trongcách tiếp cận và giải quyết các van đề thuộc phạm vi dé tài Đặt van dé sinh kếtrong điều kiện tự nhiên của vùng người Tày cư trú, trong mối quan hệ biện chứnggiữa truyền thông và hiện đại, trong mối quan hệ với các nhân tố khác.

Một trong những luận điểm của Mác cho rang “Tổn tai xã hội quyết định y

thức xã hội”, một trong những mặt cơ bản của ton tại xã hội là Phương thức sảnxuất (phương thức sông) - là yếu tố quyết định, thúc đây sự phát triển của xã hội.Theo Anghen, con người trước hết cần có ăn, mặc, ở, đi lại nghĩa là những thứcần thiết nhất đáp ứng cho nhu cau tồn tại Vì thế, việc nghiên cứu sinh kế của mộttộc người có vi tri rất quan trọng trong ngành Dân tộc học/Nhân học.

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này là sự kết hợp giữa phân tích các nguồn tài liệu thànhvăn và thu thập thông tin trên thực địa băng các phương pháp trong điền dã

dân tộc học như:

- Quan sát tham gia - một phương pháp tiêu biểu của Dân tộc học/Nhânhọc được thực hiện trên thực địa, kết hợp với ghi âm, chụp ảnh nhằm thu thập

tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm tập trung nhằm thu thập

thông tin định tính, mang tính hồi cố, có chiều sâu và đa dạng Đối tượng

phỏng van bao gồm cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách Nông - Lâm, chủ

23

Trang 22

tịch Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội người cao tuôi, trưởng thôn, các chủ hộ

gia đình, những người có uy tín trong cộng đồng

- Phương pháp so sánh: Luận văn kế thừa những tài liệu nghiên cứutrước đây trong sự so sánh với tư liệu điền dã Trong nghiên cứu biến đổi,việc so sánh thông tin thu được sẽ mang tính thuyết phục hơn.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như Phương

pháp hệ thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp hôi cố 1.3 Một số khái niệm cơ bản

1.3.1 Khái niệm sinh kế

- Khái niệm chung về sinh kế

* Sinh kế (livelihood) được hiểu theo cách thông thường nhất là việclàm, kế sinh nhai hay cách mưu sinh, cách kiếm sống (Từ điền tiếng Việt,

Nxb VHTT, 1999).

Theo Bùi Đình Toái (2004) thì “Sinh kế của hộ hay một cộng đồng làmột tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với nhữngquyết định và hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống màcòn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn Hay nói cách khác sinh kế của một hộ giađình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình haycộng đồng đó”.

Sinh kế còn có một số cách hiéu khác rộng hon và rõ nghĩa hơn Trả lờicâu hỏi what is livelihood — sinh kế là gi?, trang web livelihood.wur.nl đãtong hop y kiến của nhiều nhà nghiên cứu, có thé tóm tắt như sau: “Khái niệmsinh kế được hiểu một cách rộng rãi trong giới học giả và thực hành phát

triển là cách và ý nghĩa của việc kiếm sống” Một định nghĩa khác cũng được

chấp nhận khá rộng rãi của Robert Chambers và Gordon Conway là: “Sinh kế

bao gồm những năng lực, tài sản (nguồn lực vật chất và xã hội) và nhữnghoạt động đáp ứng cho việc sống” Về nguồn lực, theo DFID’s Sustainable

24

Trang 23

Livelihood Guidance Sheet có 5 loại cơ bản là vốn tự nhiên, vốn con người,vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính.

Ellis lại đề nghị sinh ké là sự tong hòa những hoạt động, tài sản và những

cách thức quyết định cách sinh sống đạt được bởi một cá nhân hay hộ gia đình.

Wallman trong khi tiến hành nghiên cứu về sinh kế ở London vào

những năm đầu thập niên 80 đã tiếp cận sinh kế không chỉ dừng lại ở việc timkiếm và xây dựng nơi ở, chuyển tiền và chuẩn bị thức ăn dé đặt lên bàn haytrao đổi trên thị trường Đó còn là vấn đề quyên sở hữu, sự lưu chuyển thông

tin, quản ly các moi quan hệ xã hội, sự xác nhận ban sắc của nhóm và đặc

trưng cá nhân Tất cả những nhiệm vụ mang tính sản xuất đó cùng nhau hợpthành một sinh kế” Đôi với nhà nhân học như Wallman, sinh kế là một kháiniệm nền tảng cho thấy đời sống xã hội được phân lớp và những lớp này đượcchồng chéo lên nhau, cả trong cách thức mà con người nói về họ cũng nhưtrong cách thức mà họ sẽ được phân tích Đây là đặc điểm quan trọng nhấtcủa khái niệm sinh kế.

Đặc điểm chung của các định nghĩa và giả thiết nói trên là chúng nhấn

mạnh một ý tưởng được chấp nhận rộng rãi rằng sinh kế liên quan đến con

nguoi, các nguồn lực của họ và cách thức họ đối mặt với chúng Sinh kế xoay

quanh các nguồn lực như đất đai, mùa màng, hạt giống, lao động, trí thức, gia

súc, tiền nong nhưng những nguồn lực này không thé tách rời van đề tiếp

cận và thay đôi những tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Sinh kế

còn là vấn đề tạo ra và nắm bắt các cơ hội mới.

Sinh kế tộc người: được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là những hoạt động,cách thức mà tộc người đó lựa chọn phương thức kế sinh nhai Ở mỗi tộcngười khác nhau, mỗi vùng địa lý khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau thìphương thức kiếm sống cũng khác nhau Qua đó phản ánh bức tranh sinh kế

tộc người rất đa dạng.

25

Trang 24

Vẫn đề xuyên suốt được đặt ra trong quá trình phát triển của bất cứ lĩnhvực nào là phát triển bền vững Vậy thì sinh kế bên vững là gì? Theo hai nhànhân học Chambers và Conway, “một sinh kế được xem là bên vững khi nó phảiphát huy được hết tiềm năng con người dé từ đó sản xuất và duy trì phương tiện

kiếm song của họ Nó phải có khả năng đương dau và vượt qua áp lực cũng nhưnhững thay đổi bat ngờ Sinh kế bên vững không được khai thác hoặc gây bất lợicho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai’.

- _ Khái niệm “Biến đổi sinh kế” của người Tay

Biến đổi sinh kế của người Tay là khái niệm dé chỉ sự thay đổi trong

phương thức kiếm sống (mưu sinh) của người Tày dưới tác động của sự thayđôi về điều kiện tự nhiên, môi trường sống và nhiều nhân tố khác.

Sinh kế truyền thống của người Tày ở Tân Thanh chủ yếu là canh tác

nông nghiệp với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn Bên cạnh đó

còn có trồng rừng, làm nghề thủ công và hoạt động trao đối, mua bán tại chợ

phiên Từ khi Đổi mới (1986) đến nay và trực tiếp nhất là việc xây dựng khu

kinh tế cửa khẩu ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã làm chosinh kế của người Tày ở đây biến đổi mạnh mẽ theo hai chiều hướng: Thứnhất là sự chuyển đổi trong sinh kế truyền thống (thay đổi về cơ cấu câytrồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa); thứ hai là sự xuất hiện thêmcác nguồn sinh kế mới đem lại thu nhập cho họ như đi làm thuê bên Trung

Quốc, bốc vác, cùng với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ Điều đó đã thể

hiện những năng động vươn lên trong sinh kế, đồng thời cũng thé hiện nhữngthích ứng của tộc người Tay ở đây dé sinh tồn ở vùng biên giới.

Trang 25

vậy,vùng biên cần được xem xét như một không gian văn hóa — xã hội, cácmỗi quan hệ qua lại của cư dân ở trong và ngoài biên giới cùng sự tác độngtrong quản lý của Nhà nước đối với khu vực giáp biên đã tạo nên các thuộc

tính biên cương của cư dân và hình thành nên khu vực biên giới.

Kinh tế vùng biên: là tong hợp các hoạt động kinh tế khác nhau ở khuvực biên giới đất liền Phát triển kinh tế vùng biên là nhân tố quan trọng thúcđây phát triển kinh tế - xã hội và một số lĩnh vực khác của các tỉnh biên giới

nói riêng và của một nước nói chung.

Khu kinh té cửa khẩu Khu kinh té cửa khẩu ở nước ta là một khônggian kinh tế xác định, do Chính phủ và Thủ tướng quyết định thành lập Ở đócó dan cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặcthù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả

kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác và sử dụng, phát

triển bền vững các nguồn lực.

1.4 Hướng tiếp cận Lý thuyết

Trong nghiên cứu về phát triển nông thôn và giảm nghèo trong thờigian qua, van dé sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tíchở những cấp độ khác nhau Trong đó, Khung sinh kế bền vững được coi làmột cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc thảo luậnvề sinh kế của con người và đói nghèo trong các bối cảnh khác nhau Nó cónguồn gốc từ phân tích của Amartya Sen về các quyên (entitlements) trongmối quan hệ với nạn đói và đói nghèo và gần đây được Bộ Phát triển Quốc tế

Anh (Department for International Development - DFID) thúc day cũng như

được các hoc gia cùng với các cơ quan phat triên ứng dung rộng rãi.

27

Trang 26

Chính sách, tiến Các chiến Các kết quả SK

ke ¬ã trình và cơ cau lược SK P

Bồi cảnh , -Thu nhập nhiều

dé tôn Ở các cấp khá hơn

thương THÍ CÁC Cap Khác -Các tác nhân ¬

` :Ô | grees, : ` pau, luật pHáp, nữ, hộ gia : - Xu hướng Con người chính sách công, đình cộng -Giảm khả năng tôn

- Thời vụ các động lực, các đồng ) thương

- Chân động qui tắc “Cáo om sở tài -An ninh lương thực

(rong tự |Xahội Tự nhiên Các cơ sở fal được cải thiện

nhiên va -Chính sách và nhiện ên thiên -Công bằng xã hội

môi trường, thái độ đối với "Co sở thi duoc cai thién

nt iene khu vực tu nhân trường ` -Tăng tính bền vững

chín TỊ, „ : _ của tai nguyên thiên

chiến Vật chất Tài chính -Các thiết chế oa dans 3 nhiên

tranh ) công dân, chính sim gn -Giá trị không sửSy ⁄⁄ trị và kinh tế (thị hoặc tính bên dụng của tự nhiênCA x a vững are

truong, van hoa) được bao vệ

Ngam ẩn trong khung sinh kế bền vững là một lý thuyết cho rang conngười dựa vào năm loại tài sản vốn hay hình thức vốn dé giảm nghèo và đảmbảo an ninh bảo sinh kế của mình.

* Các yếu tố tạo thành Khung sinh kế bền vững (Sustainable

livelihood framework — SLF)

1 Hoàn cảnh dễ xảy ra ton thương: đó chính là môi trường sông củacon người ở bên ngoài Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởngcơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thờivụ Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn vàkhông kiểm soát được.

29

Trang 27

Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị ton thương.

Xu hướng Chân động Thời vụ* Xu hướng dân số ° Thay đổi về sức khỏe con | * Giá cả

» Xu hướng tải nguyên người + Sản xuất

(gồm cả xung đột trong sử | *° Thay đối tự nhiên * Sức khỏe

dụng tai nguyên) * Thay đổi về kinh tế * Co hội* Xu hướng kinh tế trong nước | * Xung đột công việc

và trên thế giới * Thay đổi trong sức khỏe củas Xu hướng cai tri cây trồng/vật nuôi

Nguon von Nguon von

vat the tai chinh

Nguồn http://www livelihoods org/info/guidance_sheets_rtfs/Sect2.rtf

Hình 2: Tai sản của người dan

- Vốn tự nhiên (natural capital): Khung sinh kế bền vững coi đất dai làmột tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn Quyền đất đaiđóng một vị trí quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở dé người nông dan tiếpcận các loại tài sản khác và những sự lựa chọn sinh kế thay thế Nguồn vốnnày chú trọng vào các loại như tài sản như đất đai, nguồn tài nguyên rừng mà

họ sử dụng và nguôn vôn này liên quan như thê nào tới sinh kê của hộ Đât

30

Trang 28

đai có ý nghĩa về nhiều mặt và là cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tàisản khác hay các sinh kế thay thế Khi thiếu lương thực, hộ có thé phải bánhoặc cho thuê một phan hay toàn bộ đất của hộ dé lấy tiền Hộ cũng có théphải thay đổi hình thức sử dụng đất hiện tại hoặc phương thức canh tác dégiảm mức đầu tu cho sản xuất nông nghiệp Hộ cũng có thé phải vào rừngkhai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ dé bán Những thay đổi về cách các hộsử dụng von tự nhiên có thé dẫn tới những hậu quả khác nhau đối với hộ đó.Bán đất canh tác đồng nghĩa với việc hộ không có đất dé canh tác trong tươnglai, điều này đe dọa nghiêm trọng tới sinh kế của hộ

- Von con người (human capital): Đây có lẽ là nhân tô quan trọng nhất.

Nguồn lực con người thể hiện kĩ năng, kiến thức, năng lực dé lao động, và

cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuôi những chiến lược sinh kếkhác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình Ở mức hộ gia đình thìnguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có; yêutố này thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kĩ năng lao động, khả năng

lãnh đạo, tình trạng sức khỏe

Người ta cho rằng “Người nghèo nghèo vì họ thiếu vốn con người,người nghèo thiếu vốn con người vì họ nghèo ”! Rõ ràng là ít “vốn con

người” làm cản trở con đường thoát nghèo của người nghèo vì họ ít có kha

năng đầu tư vào vốn đó Vì thế, đầu tư vào “vốn con người” vì thế rất quan

trọng trong việc phá vỡ vòng luân quân của đói nghèo.

- Von xã hội (social capital): Là các tiềm lực xã hội mà con ngườivạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình Các mục tiêu nàyđược phát triển thông qua các mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tínhđoàn hội của các nhóm chính thức; và mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự

trao đôi, và ảnh hưởng lẫn nhau.

Nguyễn Văn Sửu (2010), trích trong Asian Development Bank (2001), Human capital of the poor in

Vietnam, Manila.

31

Trang 29

Nguồn vốn này chủ yếu được xem xét về mối quan hệ gia đình, họhàng, láng giềng, bạn bè, đồng nghiệp đã góp phần như thế nào trong đảmbảo sinh kế cho gia đình Trong điều kiện thiếu lương thực, hộ có thể phảinhờ đến sự giúp đỡ từ mối quan hệ đó Hình thức giúp đỡ đa dạng, có thê làlương thực hoặc tiền mặt.

Tác giả Bebbington cho rằng vốn xã hội thường ít hữu hình hon, trong

khi nó là một phương tiện quan trong dé các hộ gia đình mở rộng tiếp cận của

mình đối với các nguồn vốn khác và dé các tác nhân tìm kiếm sinh kế [41,

tr.9] Một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng, sự khác biệt trong việc sở hữu

vốn xã hội giúp lý giải sự khác biệt trong việc tích lũy tài sản giữa các hộ gia

đình Rõ ràng là quan hệ xã hội va việc nam giữ von xã hội là một công cụ

quan trọng đảm bảo sự thành công trong các chiến lược sinh kế của hộ gia

đình [41, tr.10] Trong khi phân tích việc sử dụng “vốn xã hội” trong chiến

lược sinh kế của nông dân ở một phường và xã khu vực ven đô Hà Nội, tác

giả Nguyễn Duy Thang đã nhận định rang, bên cạnh những yếu tố quan trong

trong chiến lược sinh kế của nông dân như đất đai, lao động, tài chính thì vốnxã hội được coi là một nguồn lực quan trọng giúp nông dân chuyền đổi chiếnlược sinh kế dé ứng phó với các thách thức của đô thị hóa.

- Von vật chất (physical capital): Vốn vật chat gồm các cơ sở hạ tang xãhội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp thoát

nước, cung cấp năng lượng, nhà cửa, đồ đạc, các phương tiện vận chuyền,

thông tim Trong quá trình biến đồi sinh kế như hiện nay ở các hộ gia đình thìnhững yếu tô văn hóa vật chất còn giữ được truyền thông hay không?

- Von tài chính (financial capital): Bao gồm các nguồn lực tài chính (chủyếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng đểđạt được mục tiêu sinh kế của mình Vốn này được xem xét chủ yêu Ở nguồn thuchi của hộ Trong tinh trạng thiếu lương thực, hộ có thê phải tìm nguồn thu nhậpthay thế Hộ có thé phải chấp nhận bat cứ việc gi, dù răng việc đó có ảnh hưởng

32

Trang 30

nghiêm trọng tới sức khỏe của mình Hộ có thể phải cắt giảm chi tiêu và điều

này cũng ảnh hưởng tới một số khía cạnh trong cuộc sống.

Hình dạng của ngũ giác trên diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với

các loại tài sản Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào Cácđiểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản Các nguồn vốn nàythay đôi thường xuyên, vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian.

Điều quan trọng là một tài sản riêng lẻ có thé tạo ra nhiều loi ich Nếu

một người có thê tiếp cân chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) thì họ cũng cóthé có được nguồn tài chính vì họ có thé sử dụng đất đai không chỉ cho nhữnghoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê Sơ đồ hình ngũ giác rất hữu ích

cho việc tìm ra điểm nào thích hợp, những tài sản nào sẽ phục vụ cho nhu cầu

của nhóm xã hội khác nhau và cân bằng giữa những tài sản đó như thế nảo.

* Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản cókhuynh hướng hay có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyên đổi giữa

nhiều chiến lược để đảm bảo sinh kế của họ.

* Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèophụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tải sản Những tải sản

khác nhau đạt được những kết quả sinh kế khác nhau.3 Các chiến lược sinh kế và kết quả

- Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng dé

kiếm sống Nó thé hiện sự da dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn ma

con nØƯời tiễn hành nham đạt được mục tiêu sinh kế của mình.

- Kết quả sinh kế là những thay đỗi có lợi cho sinh kế của cộng đồng,nhờ các chiến lược sinh kế mang lại Cụ thé là thu nhập cao hơn, cuộc sống

ôn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm và sử dụng bền

vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Qua nghiên cứu đề tài này, tôi muốn tìm hiểu những thay đổi về tài sảnhay các nguồn vốn của người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh như thé

33

Trang 31

nào trong điều kiện hiện nay Trong đó, chú trọng về sự biến đổi của môi

trường sinh kế (môi trường tự nhiên và nhân văn), lưu ý đến sự mất đi của

một số điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất đai, bù vào đó là sự xuất hiện của

một số nguồn lực cho sự tìm kiếm sinh kế mới Đồng thời cũng nghiên cứu vềmột số biến đôi trong văn hóa và thiết chế xã hội dưới tác động của sự biếnđổi về sinh kế và những tác nhân khác.

Khung sinh kế bền vững là một cách phân tích toàn diện về phát triển

và giảm nghèo Cách tiếp cận này giúp chúng ta hiểu được việc con người sửdụng các loại vốn mình có để kiếm sống, thoát nghèo hay tránh bị rơi vàonghèo đói như thế nào Vì nó không chỉ minh họa các chiến lược tìm kiếm thu

nhập ma nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối

các nguồn lực mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó

thành sinh kế.

Khung sinh kế bền vững chính là một công cụ được xây dựng nhằmgiúp người sử dụng xem xét những yếu tô khác nhau ảnh hưởng đến sinh kếcủa con người, đặc biệt là các yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội cho sinhkế Nó đồng thời cũng có mục đích tìm hiểu những yếu tố này liên quan vớinhau như thế nào Ngoài mục đích cần phải đạt đến thì chúng ta phải thừanhận: Khung sinh kế bền vững không đưa ra một mô hình phản ánh chính xácthực tế Nó là sự rút gọn và được triển khai khi áp dụng từng hoàn cảnh cụ thểbởi sinh kế của con người rất đa dạng và phức tạp Việc sử dụng Khung sinh

kế để phân tích các loại hình sinh kế cho ta thấy đâu là loại hoạt động phát

triển có hiệu quả nhất trong giảm nghèo ở cộng đồng đó.

Tiểu kết chương 1

Sinh kế là một thành tố quan trọng trong văn hóa tộc người Trong Dân

tộc học/Nhân học, dù là nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng thì hoạt

động sinh kế của tộc người có vai trò đặc biệt quan trọng Theo quan điểm

Macxit, con người trước tiên phải lo đên chuyện ăn, mặc, ở rôi mới nói đên

34

Trang 32

các hoạt động khoa học, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật Đời sống kinh tếchính là nền tảng, là động lực cho mọi hoạt động khác Ngày nay, khi mà xuhướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ với các mỗi quan hệ xuyên biêngiới thì việc nghiên cứu về sinh kế cũng như những biến đổi của nó ở vùngbiên càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa thiết thực Người Tày ở thôn Bản

Thau, xã Tân Thanh là một trong những ví dụ đó.

Khi tiến hành nghiên cứu về sự thay đổi trong phương thức mưu sinh

của người Tay ở Tân Thanh từ Đổi mới đến nay, tôi đã dựa trên cơ sở lý luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá vấn đề một cách

khoa học và khách quan Phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn chủ

yếu là quan sát tham gia, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm Ngoài ra, tôi cònđề cập đến những khái niệm cơ bản có liên quan đến sinh kế và sinh kế bền

vững Hướng tiếp cận nghiên cứu sinh kế trong luận văn dựa trên lý thuyết về

Khung sinh kế bền vững DFID với nội dung cơ bản là con người đã dựa vào 5nguồn von: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài

chính đê kiêm sông và đảm bảo được an ninh sinh kê của mình.

35

Trang 33

Tân Thanh là một xã biên giới nằm ở phía Đông Nam của thị tran Na Sam

thuộc huyện Van Lang, tỉnh Lang Sơn Xã có diện tích tự nhiên là 2.725,21 sha

và dân số là 4.813 người (số liệu thống kê năm 2010) Tân Thanh hiện có 6 thôn/

bản va 2 khu đó là: Bản Đuốc, Bản Thau, Na Tổng, Nà Ngườm, Nà Han, Nà

Lầu, Khu I và Khu II Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:Phía Đông giáp Trung Quốc

Phía Tây giáp xã Hoàng Việt, huyện Văn LãngPhía Nam giáp xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng

Phía Bắc giáp xã Thanh Long, huyện Văn Lãng

Địa hình

Địa hình của xã Tân Thanh tương đối phức tạp, có độ cao trung bình từ350 - 450 m, thường bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao như núi Khau Khú,

Khau Phước, Khau Ngầu, Đình Phù, Lũng Cầu Tiệp, núi Phia Đặc biệt là các

dãy núi đá bao quanh cánh đồng tạo thành các khe và suối nhỏ uốn khúc.

Khí hậu và thủy văn

Khí hậu ở Tân Thanh mang tính chất nhiệt đới gió mùa Mùa hè mưanhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh và hanh khô kéo dài từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau.

Trên địa bàn xã có hệ thống sông, suối tương đối nhiều, bao gồm cácsuối lớn, nhỏ rất phong phú và đa dạng như suối Đăng Puông, Khudéi Sân, NàCuối, Bản Đuốc, Khuôi Lay, Nà Ngòa Các con suối này đã cung cấp nguồn

nước cho sinh hoạt và sản xuât của nhân dân trong vùng Bên cạnh đó là các

36

Trang 34

đập ngăn nước đã tạo nên các hồ nước rất thuận tiện cho việc tưới tiêu và nuôitrồng thủy sản.

Tài nguyên thiên nhiên

Đất khu dân cư nông thôn là 17,38 ha

+ Tai nguyén nước:

Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, thành phần thiết yêu củasự sống và môi trường Nguồn nước trong xã được lấy từ 2 nguồn:

- Nguồn nước mặt: Tân Thanh là xã có nhiều suối chảy qua như suối

Lậu Cấy, Bác Châu, Nà Bàn, Cốc Mặn và một số con suối nhỏ bắt nguồn từ

các đỉnh núi cao trong vùng Hai con sông, suối chính này có nước quanh nămcùng với nguồn nước mưa có trữ lượng trung bình hàng năm từ 1.150 - 1.600mm đã cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã chủ yêu được lấy từ cácmạch nước gần khe suối, tuy nhiên cũng chưa được điều tra, khảo sát cụ thể.Chất lượng các nguồn nước trên địa bàn xã tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm.

Trang 35

Rừng trồng có diện tích 2 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên

Rừng khoanh nuôi phục hồi có diện tích 87,50 ha, chiếm 3,22% tông

diện tích tự nhiên.

+ Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, thăm dò của các đoàn khảo sát địa chất cho thaytrên địa bàn xã có mỏ quặng sắt tại thôn Nà Han Ngoài ra, trên dia ban xã còncó đá vôi, cát, sỏi có thê khai thác dé sản xuất vật liệu xây dựng.

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, xã Tân Thanh đã tập trung triển khai tổ chức

thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội mà UBND huyện và Đảng bộ xã đề ra Đến nay đã đạt được một sỐ

kết quả, kinh tế tiếp tục có bước phát triển khá Trong giai đoạn 2005 - 2010,tốc độ phát triển kinh tế dat mức trung bình (tăng trưởng 8,75%/năm) Năm2010, tổng giá trị sản xuất đạt 51,84 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người

đạt 10,50 triệu đồng/năm.

Về nông nghiệp: Ngay từ đầu năm 2011, UBND xã đã phát động nhân

dân các thôn ra quân làm thủy lợi, nạo vét kênh mương, định hướng cho nhân

dân chọn những giống cây trồng mới có năng suất cao đưa vào sản xuất Tổngdiện tích gieo trồng toàn xã đạt 153 ha, băng 71% so với kế hoạch, bằng 85%

so với năm 2010 Trong đó:

Tổng diện tích lúa cả năm 115 ha, đạt 75% so với kế hoạch, bằng 73% so

với năm 2010; diện tích cây ngô 27 ha, vượt 0,4% so với kế hoạch và vượt 17%so với cùng ky; cây thực phẩm khác là 11 ha, bang 69% so với kế hoạch, vượt38% so với cùng kỳ Tuy nhiên do thời tiết diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởngđến năng suất cây trồng, trong đó, có cây lúa vào mùa trổ bông do gặp thời tiếtkhông thuận lợi dẫn đến năng suất thấp, toàn xã mat trang 77 ha Cụ thé là:

- Năng suất vụ đông - xuân đạt 4,6 tạ/ha, sản lượng 286 tấn- Năng suất vụ mùa đạt 2,6 tạ/ha, sản lượng 197 tấn

38

Trang 36

Tổng sản lượng của năm đạt 482 tấn, đạt 72% so với chỉ tiêu giao.

Công tác thủy lợi luôn được tăng cường chi đạo Từ đầu năm, nhân dâncác thôn Bản Thâu, Nà Tổng, Nà Ngườm đã tiến hành tu sửa, nạo vét kênhmương để tưới tiêu, chuẩn bị cho sản xuất khoảng 400 công.

Vé chăn nuôi, thú y

Tổng đàn gia súc trong năm 2011 là 365 con, trong đó: Trâu 297 con, vàbò là 68 con Tổng đàn gia cầm là 11.460 con Do thời tiết đầu năm rét đậmkéo dài nên đã làm trâu, bò chết 163 con Ngoài ra có một số hộ do không cóchỗ chăn thả, đã bán đi để mua máy móc thay thế sức kéo phục vụ sản xuất.

Trong địa bàn xã đã xuất hiện một số loại dịch bệnh như Lép tô va tuhuyết trùng ở trâu, bò; bệnh Niu cát xơn ở ga; địch tả ở lợn; bệnh dại ở chonên UBND xã đã xây dựng lịch tiêm phòng để phòng chống dịch bệnh chogia súc, gia cầm.

Về lâm nghiệp, cây ăn quả

Cây lâm nghiệp trồng được 3,5 ha, đạt 70% so với kế hoạch, đạt 88%

so với cùng kỳ; cây ăn qua có diện tích 3 ha, đạt 60% kế hoạch, bang 75% so

voi cung ky.

Bên cạnh hoạt động nông nghiệp là chu đạo, Tân Thanh cũng là xã

tương đối phát triển về kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do trên địabàn xã phát triển khu kinh tế cửa khâu Tân Thanh Đây là địa điểm thôngthương, giao lưu kinh tế với Trung Quốc, điểm thu hút đầu tư của nhiều

doanh nghiệp kinh doanh thương mại Hơn nữa, ngành thủ công nghiệp tương

đối phát triển do có mỏ quặng sắt tại thôn Nà Han Theo thống kê năm 2010,tổng giá trị sản xuất của ngành ước đạt 13,48 tỷ đồng, chiếm 26% tổng giá trị

sản xuất của xã.

Trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ, trong năm 2010, có | doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực xây dựng, 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu

tư thương mại Tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 14 tỷ đồng, chiếm 24%

tông gia tri sản xuât cua xã.

39

Trang 37

Trong tương lai, trên địa bàn xã Tân Thanh có nhiều dự án phát triểnkinh tế - xã hội như mở rộng khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, quy hoạch khumậu dịch tự do Đặc biệt ở đây sẽ tiến hành xây dựng chùa Phật Quang Sơn -là ngôi chùa đầu tiên được đặt ở miền biên giới, lớn thứ 4 ở Việt Nam, hứa

hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch.

Hàng năm, nhân dân các thôn Bản Thau, Bản Đuốc, Nà Tổng thường tusửa các tuyến đường giao thông liên thôn dé phục vụ cho nhu cầu đi lại và sảnxuất Đường giao thông liên thôn Bản Thau - Nà Ngườm thi công vào tháng

7/2011 và đã hoàn thành trong quý IV năm 2011 Các thôn khác cũng đã đăng

ký xi măng và nhận từ huyện 12 tan dé chuẩn bị tiến hành làm đường.

Trên địa ban xã có 1 điểm bưu điện tinh Lạng Son, 1 diém buu cuc Tan

Thanh và một tram phat truyén hình, có thé liên lạc, trao đôi thông tin sách báo,

công văn của xã, thôn Hiện nay, Tân Thanh đã được phủ sóng điện thoại và có

điện lưới quốc gia Nguồn điện cung cấp cho toàn bộ xã Tân Thanh bắt nguồn từmạng lưới quốc gia cung cấp qua trạm biến áp trung gian 110/35KV Nhị Thanh,thành phố Lạng Sơn; lộ 372 Na Sầm - Tràng Định và lộ 374 đi Tân Thanh.

Vẻ giáo dục và dao tạo

Xã Tân Thanh đã chỉ đạo tốt công tác dạy và học, đảm bảo duy trì sélớp, chi dao thực hiện đôi mới phương thức dạy và học Tổng số lớp, học sinh

của 3 trường như sau:

- Trường Mam non gồm9 lớp với 277 cháu

- Trường tiêu học Tân Thanh gồm 14 lớp, tong số 299 học sinh

- Trường THCS Tân Thanh có 9 lớp, gồm 29 cán bộ, giáo viên với 199

học sinh Ngày 15/11/2011, trường đã hoàn thành lễ đón nhận trường chuẩnquốc gia đạt kết quả tốt.

Vé y té: Tân Thanh có 1 Phòng khám đa khoa có diện tích 0,28 ha và 1trạm y tế xã với diện tích 0,05 ha Hệ thống y tế xã thường xuyên năm bắt đượctình hình bệnh tật cuả nhân dân các thôn bản, thực hiện tốt chương trình Y tế

40

Trang 38

quốc gia về tiêm chủng vắc xin cho các đối tượng đảm bảo quy định của Bộ Ytế, bước đầu đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho nhân dân.

2.1.3 Dân cu, dân tộc

Năm 2010, toàn xã có 4.813 người, tỷ lệ tăng dân số là 1,85%, mật độdân số là 80,78 ngườ1/ km Nhưng trên thực tế, dân số có hộ khâu tại xã Tân

Thanh chỉ có 2.010 người với 468 hộ Trong đó: Nam 959 người và Nữ là

1.051 người Phần còn lại là dân tạm trú đến làm ăn theo thời vụ Trước năm1990, điểm dân cư của xã chỉ có 6 thôn Từ năm 1990 - 2010 do xây dựng

Khu kinh tế cửa khẩu nên có thêm Khu I và Khu II Số người trong độ tuổi

lao động của xã là 2.591 người, chiếm 52,95% dân sé.

Tân Thanh có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Nùng, Tay và Kinh, trongđó người Nùng chiếm 53,02%; người Tày chiếm 43%; người Kinh chiếm3,69%; các dân tộc khác chiếm 0,29% Thôn Bản Thau (xã Tân Thanh) códiện tích 453,33 ha, bao gồm 86 hộ với 431 người, chủ yếu là người Tày,chiếm hơn 90% Trong thôn chỉ có khoảng gần 10 hộ người Nùng, nếu tính cảdân tạm trú ở những nơi khác chuyên đến là hơn 100 hộ.

2.1.4 Người Tày ở xã Tân Thanh

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tày là một cộng đồng tộc người thuộckhối Bách Việt xưa và tộc danh Tày đã xuất hiện từ rất lâu đời, họ có mối quanhệ gần gũi về nhiều mặt với các dân tộc khác trong nhóm ngôn ngữ Tày - Tháinhư Nùng, San Chay, Bồ Y và ngay cả với người Choang ở tỉnh Quảng Tây(Trung Quốc) Trong số đó, trước hết phải kế đến mối quan hệ giữa người Tay

và người Nùng Hai dân tộc này thường cư trú xen kẽ với nhau và có không ít

nét tương đồng kể cả trong hoạt động kinh tế, t6 chức xã hội cũng như trongđời sống văn hóa tinh thần, trong nếp sống và phong tục, tập quán.

Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Namcó 1.626.392 người, là dân tộc có dân sé đông thứ 2 tại Việt Nam sau ngườiKinh Tại tỉnh Lạng Sơn, người Tày có 259.532 người, chiếm 35,4% dân số

4I

Trang 39

toàn tỉnh Người Tày ở Tân Thanh chiếm 43% dân số toàn xã, đứng thứ haisau người Nùng, cư trú ở hầu khắp các thôn vì vốn là cư dân bản địa có lịchsử lâu đời Nền kinh tế của đồng bào cơ bản là một nền kinh tế nông nghiệp,nguồn sống chính là trồng trọt và chăn nuôi Người Tày cũng sống thành làngbản như người Nùng, nhà ở của họ thường bồ trí theo lối mật tập, lưng nhàdựa vào núi đồi Ngôi nhà truyền thống của người Tày ở Tân Thanh là nhàsan nhưng ngày nay do nguồn gỗ ngày càng cạn kiệt, họ đã chuyền sang ở nhàxây Trang phục cô truyền của người Tày ở Tân Thanh cũng như người Tàynói chung là mặc áo dài vải chàm, cài cúc bên phải, có thắt lưng và dùng nữtrang bằng bạc Nhưng do bất tiện trong quá trình lao động sản xuất, hiện nayở Tân Thanh cũng như cũng như các xã khác trong tỉnh, đồng bào đã mặcquần áo giống người Kinh Bộ trang phục truyền thống chỉ được mặc vào

những dịp lễ hội, văn nghệ và được các Bà Then mặc khi đi hành nghề.

Người Tày ăn cơm Lương thực gồm có gạo nếp, gạo tẻ, ngô, khoai,sẵn Thực pham dùng trong bữa ăn hàng ngày chủ yếu là rau xanh tự trồng haythu hái trên rừng và món ăn thường xào nhiều mỡ Người phụ nữ Tày ở TânThanh rất đảm đang trong công việc nội trợ, họ biết làm nhiều loại bánh như

bánh chưng Tày, bánh gio, bánh dợm, bánh ngải Trong sinh hoạt hàng ngày

cũng như vào dip lễ tết, đồng bào thường uống rượu Rượu của người Tay ởTân Thanh được nấu từ gạo, san, ngô Họ tự làm men bằng lá cây rừng nên gọilà men lá Hiện nay, men lá ít được sử dụng mà chủ yếu dùng men mua tại chợcó nguồn gốc từ Trung Quốc.

Từ xa xưa, tín ngưỡng của người Tày là thờ đa thần, được xây dựng trên

quan niệm “vạn vật hữu linh”, người sống thì có “khoăn” (hồn), khi chết thì

thành “phi” (ma quỷ) Đồng bào Tay còn phân biệt 2 loại “phi” như “phi lành”và “phi dữ” “Phi lành” gồm có “phi tổ tiên”, “phi bếp lửa”, “phi bản làng” “Phidữ” tìm đủ mọi cách hại người như “phi rừng”, “phi thuồng luồng”, “phi sắmsét” Đồng bao chỉ thờ ma lành, tuy nhiên cũng có trường hợp phải cũng ma dit

khi phát hiện ra con ma ây gây ra ôm đau cho con người.

42

Trang 40

Thờ cúng tô tiên là hình thức thờ cúng quan trọng nhất của người Tày ở

Tân Thanh Trong gian thờ, tùy từng nhà có thờ Phật Bà Quan Âm, gia đìnhnao đặt ban thờ Phật Bà đều kiêng đồ tạp ué vào nhà như thịt chó, thịt trâu.Những gia đình nào có người đi làm Tào, Mo, Then thì còn thờ thêm tổ sư

của nghề cúng bái Đồng bào Tày ở Tân Thanh còn thờ Bà mụ trong buồngngủ dé bảo vệ trẻ em, thờ Táo quân dé làm công việc “quản lý hộ khẩu” tronggia đình Họ còn thờ thần Thổ địa, thé công ,đây là những vị thần công cộngcó nhiệm vụ bảo vệ bản mường Miếu thờ những vị này thường là một ngôinhà nhỏ, sơ sài, bên trong có đặt bát hương trên bệ thờ Miếu thường đượcxây dựng ở đầu làng, nơi có nhiều người qua lại Vào địp tết Nguyên Đán,các gia đình trong bản thường mang hương, hoa, lễ vật đến cúng thé than.

Gia đình của người Tày là gia đình phụ hệ Vai trò của người bố, ngườichồng bao giờ cũng là trụ cột của gia đình, quyết định những vấn đề lớn Chođến nay, một số quy định khắt khe còn tồn tại trong một số gia đình người Tày ở

Tân Thanh như con dâu không được ngồi ngang hàng với bố mẹ chồng, anh

chồng Đồng thời bố chồng và anh chồng tối ky chuyện vào buồng của con đâu.

Dòng họ của người Tày ở Tân Thanh chủ yếu là họ Hoàng, Chu, Nông,

Lành, Mỗi thôn, bản bao gồm nhiều dòng họ hợp thành Những người trong

cùng một dòng họ có nơi thờ cúng riêng va có những quy định họp mặt theo

định kỳ và họ có mối quan hệ gắn bó với nhau.

Đơn vị cư trú nhỏ nhất của người Tày ở Tân Thanh cũng như các xãkhác là thôn, bản, trong đó, trưởng bản hay trưởng thôn có vai trò rất quan

trọng trong việc điêu tiệt các quan hệ xã hội của cộng đồng.

43

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:42

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN