1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Hội đồng niên: các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử trong xã hội nông thôn đang chuyển đổi : trường hợp làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

177 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ THANH HOA

HOI DONG NIÊN: CAC VAI TRÒ, KHUÔN MẪU VAUNG XU TRONG XÃ HỘI NONG THON ĐANG

CHUYEN DOI: TRUONG HOP LANG QUAN DINH, XAVAN MON, HUYEN YEN PHONG, TINH BAC NINH

LUẬN VAN THAC SĨ

Người hướng dẫn: PGS.TS Lương Hồng Quang

HÀ NOI - 2007

Trang 2

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU 5 -s<°S«2E 0.0.1 0130004400014 0294.00140 11 Tinh cấp thiết của đề tài 12 _ Lịch sử nghiên cứu van dé 43 Đối tượng, phạm vi, địa ban nghiên cứu 10

4 _ Mục đích nghiên cứu va đóng góp của luận văn 105 _ Các khái niệm cơ bản và khung phân tích 11

6 _ Nguồn tu liệu và phương pháp nghiên cứu 177 Kết cấu của luận văn 18

CHƯƠNG 1: HOI DONG NIÊN TRONG CƠ CẤU TO CHỨC LANG - XÃ

CHAU THO BAC BO VÀ Ở LANG QUAN DINH 5 5c s5 ©<<¿ 19

1.1 Bức tranh chung trên châu thé Bắc Bộ 191.1.1 Làng Việt: khái niệm và cơ cấu tổ chức 191.1.2 Hội Đồng niên trong làng - xã cổ truyền: đi tìm một mối liên hệ 251.1.3 Những biến chuyên của làng - xã đương đại và sự phục hồi của HĐN 301.2 Một trường hợp cụ thể: Làng Quan Đình 341.2.1.Téng quan về làng Quan Dinh 341.2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 34

1.2.1.2 Lịch sử hình thành 35

1.2.1.3 Cơ cấu dân cư 381.2.1.4 Hoạt động kinh tế 401.2.1.5 Các tổ chức xã hội 421.2.1.6 Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng 44

1.2.2 HĐN ở làng Quan Đình 45

CHƯƠNG 2:HOI DONG NIÊN: CAC VAI TRÒ, KHUÔN MẪU 51VA UNG + — 51

2.1 Những qui ước về tổ chức, các vai trò và ứng xử bên trong các HDN 54

2.1.1 Những qui ước về tô chức HĐN 54

2.1.2 Vai trò và ứng xử giữa các thành viên trong HĐN 61

Trang 3

2.1.2.1 Các vai trò trong việc cộng cảm và tương trợ 61

2.1.2.2 Vai trò cùng tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí 722.1.2.3 Vai trò trong việc thoả thuận và kiềm chế mẫu thuẫn 762.2 Hội đồng niên với cộng đồng làng 832.2.1 Thể chế cộng đồng và các HDN 832.2.2 Vai trò của HĐN trong đời sống làng — xã 852.2.2.1 Vai trò trong việc tô chức hội làng 852.2.2.2 Vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua dư luận xãhội 90

CHUONG 3: HOI DONG NIÊN VÀ SỰ PHAN ANH MOT XÃ HỘI NÔNG

THON ĐANG CHUYEN ĐÔI <5 S©Se2reE+xSeSreEsrSeSrseerrseorsrre 95

3.1 Phục hồi và biến đối văn hoá truyền thống 97

3.2 Mở rộng xã hội dân sự: Dân chu cơ sở và phát huy năng lực tự quản 106

3.3 Đa dạng hoá cấu trúc xã hội: sự phân hoá các nhóm xã hội và vai trò của cá

nhân 116

KET 00000077 Ô 129TÀI LIEU THAM KHẢO 5< 5° 5SsSsevseEvseExereeersertserksersserserre 133

Trang 4

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TATChữ viết tắt

KHXH & NVNXB

Y nghiaDong nién

Giáo su

Hội đồng canhHội Đồng niên

—| Comment [u1]: Các chữ viết tắt k có gach đầu

dong, thay nghĩ vậy, xem lại, đúng thi thôi

Trang 5

DANH MỤC CAC BANG VÀ HÌNH VE

Khung phân tích

Hình 1.1: Thiết chế chính trị xã hội nông thôn năm 1945Bảng 1.1: Cơ cầu dân cư làng Quan Dinh theo giới tính.

Bảng 1.2: Cơ cấu dan cư làng Quan Đình theo nghề nghiệp.

Bang 1.3: Thu nhập từ nông nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ tại Quan Đình.

Bang 2.1: Ghi chép về sinh hoạt DN (từ 1996 — 2002) của HDN 1955.

Bảng 3.1: Các đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống và

đương đại.

Bảng 3.2: Các giá trị của xã hội nông thôn truyền thống và đương đại.Bảng 3.3: Nghề nghiệp và nơi làm việc của thành viên các HĐN.

Vii

Trang 6

-PHẢN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cho đến hiện nay, dù đã trải qua một thời gian đài nhưng có lẽ những câu nóicủa nhà dân tộc học Từ Chi vẫn còn nguyên giá trị khi ông cho răng: “Hiểu đượclàng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiễn lên tìm hiểu xã hội Việt

nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung, trong sức năng động lịch sử của nó, trong

ứng xử cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện văn hoá của nó, cả

trong những phan ứng của nó trước tình huống mà lịch sử đương đại đặt vào no”(Trần Từ, 1984, tr.12) Do đó, thông qua làng Việt, ta có thể nhận điện được xã hộinông thôn đồng bằng sông Hồng trong lịch sử và hiện tại.Ý nghĩa đó khiến cho việcnghiên cứu về làng — xã dù không còn là một chủ đề mới nhưng van là một chủ déquan trọng cho các nhà nghiên cứu bàn luận, nhất là trong bối cảnh làng — xã đang

chịu sự tác động rất mạnh mẽ của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị

hoá nông nghiệp — nông thôn.

Vài thập kỷ trở lại đây, dưới tác động của quá trình đổi mới, các làng — xã

đang có những thay đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện trong đó phải kế tới xu

hướng phục hồi của các yếu tô truyền thống, đặc biệt là sự xuất hiện trở lại của hangloạt các tổ chức phi quan phương.

Trong lịch sử, các tổ chức phi quan phương là một phần cấu thành của cơ cấutô chức làng — xã Các tổ chức này thể hiện các chiều cạnh quan hệ xã hội khácnhau của con người như nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, huyết thống Mỗi loạihình tổ chức có một vai trò khác nhau đáp ứng các nhu cầu về văn hoá, xã hội, kinhtế của người nông dân Các tô chức này cũng chính là những cầu nối giữa các cánhân với cộng đồng, là nơi truyền tải các giá trị và chuẩn mực, điều chỉnh nhữnghành vi ứng xử của con người Không chỉ có vậy, trong tông thê cơ cấu tô chức, cáctổ chức phi quan phương không nằm ngoài mối quan hệ với các tổ chức quan

Trang 7

phương Mối quan hệ giữa các hệ thống thiết chế này thé hiện mối quan hệ cơ bantrong lịch sử Việt Nam Đó là mối quan hệ giữa nhà nước và làng — xã Bởi vậy,cùng với quá trình lịch sử, các hình thức tổ chức này đã góp phần tạo nên những đặctrưng cơ bản của làng — xã, đồng thời nó cũng là nơi phản ánh tương đối rõ nétnhững xu hướng biến đổi diễn ra trong cộng đồng làng - xã tại mỗi thời điểm lịchsử Với những ý nghĩa đó mà việc được phục hồi trở lại của hàng loạt các tô chứcphi quan phương truyền thống trong các làng xã đương đại sau một thời gian dài bịgián đoạn đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu cũng như những nhà quản lý nhiều

vân đề đáng quan tâm.

Mặt khác, song song với quá trình phục hồi các truyền thống văn hoá và tái lậpcơ cấu xã hội phi quan phương, các làng — xã châu thổ Bắc Bộ hiện nay đang trải

qua một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ dưới tác động của công cuộc công nghiệp

hoá và hiện đại hoá Hai quá trình kể trên diễn ra đồng thời và có tác động lẫn nhau,từ đó đặt ra nhiều vấn đề cho nhà nghiên cứu Mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới,giữa truyền thống và hiện đại là những câu hỏi đặt ra từ hiện tượng quay trở lại củacác tổ chức phi quan phương Liệu trong bối cảnh đương đại, vai trò và các khuônmẫu của các tổ chức này có thay đổi như thế nào so với quá khứ? Đâu là những yếutố của truyền thông được bảo lưu và đâu là những yếu tô mới được bổ sung từ cuộcsống hiện đại? Qua mối quan hệ giữa các yếu té cũ và mới đó thé hiện những xuhướng biến đổi gì đang diễn ra trong đời sống xã hội nông thôn hiện nay? Đồngthời, ở tam mức cao hơn, việc nghiên cứu các tô chức phi quan phương trong bối

cảnh đương đại cho thấy những thay đổi đang diễn ra trong mối quan hệ hằng xuyên

của lịch sử làng — xã, mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân? Và từ đó, đặt ra vấnđề về trình độ phát triển của xã hội nông thôn hiện nay ra sao?

Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy, nghiên cứu về những biến đổi của cơcau tổ chức làng — xã và những biến đổi trong vai trò, khuôn mẫu của các tổ chức xãhội phi quan phương sẽ góp phan vào tìm hiểu các động thái biến đổi của đời sốngxã hội nông thôn hiện nay Đây là một loại nghiên cứu cơ bản ở tầm vĩ mô, cần phải

tiễn hành trong một thời gian dai mới có thé trả lời cho van dé này một cách khái

Trang 8

quát Tuy nhiên, nghiên cứu trong phạm vi một tổ chức xã hội cụ thé trong mộtkhoảng không gian và thời gian nhất định cũng có thé cho thấy những biến đổi xã

hội mang tính bộ phận đang diễn ra ở đây Những nghiên cứu trường hợp này nếu

được đặt trong sự so sánh với các kết quả tại những không gian và thời điểm khácnhau, sẽ giúp ta thay rõ hơn sự biến đổi qua thời gian của xã hội làng — xã trong quá

trình đôi mới và phát triển.

Trong số các tô chức phi quan phương được phục hồi hiện nay, hội đồng niên(HĐN) được coi là một nhân tố nổi bật Tổ chức này có mặt tại nhiều làng — xã

nông thôn vùng châu thổ Bắc Bộ, nhất là ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương,

Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định , thu hút một bộ phận đông đảo người dân tham

gia Thông qua việc nghiên cứu đối tượng cụ thể này, có so sánh, đối chiếu một

phan với các tổ chức khác, tác giả mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc về quátrình van dụng các yếu tô truyền thống vào đời sống đương đại của người dân làng— xã hiện nay Qua đó có những cứ liệu cụ thể để hiểu rõ hơn những xu hướng biếnđổi của các tổ chức phi quan phương nói riêng và đời sống xã hội nông thôn nói

chung trong quá trình chuyền đổi hiện nay.

Nghiên cứu về các HĐN được thực hiện tại làng Quan Đình, xã Văn Môn,huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, một làng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía

Bắc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội Với vị trí này, làng Quan Đình nằm trong khuvực chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thịhoá Làng trở thành tâm điểm của sự va đập giữa các yếu tố cũ và mới, giữa cáitruyền thống và cái hiện đại Điều này đã dẫn tới những thay đổi sâu sắc trong đờisống xã hội nơi đây, thể hiện ở sự đa dạng trong kết cầu xã hội va cấu trúc văn hoácủa làng Trong bối cảnh như vậy, các HĐN đã được phục hồi và nở rộ với số lượnglớn ở Quan Đình trong những năm vừa qua, đảm nhận nhiều chức năng xã hội đượccộng đồng công nhận Thông qua HĐN, chúng ta có thé hiểu được các ứng xử củangười nông dân đương đại với truyền thống và khả năng thích ứng của họ đối với

đời sống đương đại Thực tế này và những nhu cầu nghiên cứu đặt ra ở phần trên đã

Trang 9

khiến tác giả quyết định lựa chọn các HĐN tại Quan Đình làm đối tượng nghiên

cứu cho luận văn của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề làng - xã là vấn đề rất được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trongvà ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Dân tộc học, Sử học, Xã hội học,Kinh tế học Các tác phẩm của các nhà khoa học này với nhiều cách tiếp cận khácnhau đã tạo nên một kho tư liệu khá phong phú về làng — xã Về đại thể, có thể chiacác công trình nghiên cứu này thành hai nhóm Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu vềlàng - xã truyền thống, và nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về sự biến đổi

của làng — xã hiện tại.

Các công trình nghiên cứu về làng — xã truyền thống đã được thực hiện từ

rất sớm bởi các nhà nghiên cứu người Pháp như P.Ory (1894), Y.Henry (1932),C.Briffault (1939), P.Gourou (1936) sau đó là học gia người Việt như Phan Kế

Bính với Việt Nam phong tuc (1915), Đào Duy Anh với công trình Viet Nam văn

hoá sử cương (1938), Nguyễn Văn Huyén với các tác phẩm được in trong Góp phannghiên cứu văn hoá Việt Nam (1995), các công trình này cho ta hiểu được nhữngnét đại cương về xã hội Việt Nam và truyền thống văn hoá Việt Nam trong lịch sử.Đây là những công trình khảo cứu, mô tả khá đầy đủ về các lĩnh vực trong đời sống

xã hội Việt Nam cô truyền Những nghiên cứu này cung cấp nguồn tư liệu rất giá trịdé có thé hình dung được bối cảnh xã hội Việt Nam cô truyền.

Bên cạnh những công trình mang tính khảo tả các làng — xã trên những nét

đại cương, còn có những công trình nghiên cứu về quá trình biến đổi của làng — xã

trong lịch sử sau khi các ngành khoa học xã hội được xây dựng trên quan điểm mácxít Thuộc nhóm công trình này phải ké đến Xã thôn Việt Nam (1959) của NguyễnHồng Phong, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (1977,1978), Nông dan và nông

thôn Việt Nam thời cận đại (1990, 1992) do Viện Sử học phát hành; Thiết chế làng

-xã cô truyền và quá trình dân chủ hoá hiện nay ở nước ta (1992) của Vũ MinhGiang Những công trình này không hắn chỉ quan tâm đến các vấn đề của làng -

Trang 10

xã cô truyền mà là những nghiên cứu về làng - xã trong quá trình biến đổi của lịch

Những năm gần đây, việc nghiên cứu về làng — xã đương đại được chú trọngtheo hướng tiếp cận chuyên ngành và dựa trên các nghiên cứu trường hợp, được cácnhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước tiến hành Trong nhóm các công trìnhnghiên cứu về làng - xã đương đại phải kể đến những nghiên cứu trường hợp vềnhững làng - xã cụ thé như Hai Vân - một xã ở Việt Nam, Đóng góp của xã hội học

vào việc nghiên cứu những sự quá độ (2001) của F.Houtart và G.Lemercinier - là

hai tác giả người Bi, Làng Nguyễn (1994) của Diệp Đình Hoa và nhiều công trình

nghiên cứu khác Đặc biệt trong số các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mộtlàng, phải kể đến các công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài với cách tiếpcận nhân học đã phân tích rất tỉ mi và sâu sắc về đời sống làng Việt Đó là các tác

phẩm Cuộc cách mang ở làng, truyền thong và sự chuyển đổi ở miền Bắc Việt Nam,

1925 — 1988 (Revolution in the village, Tradition and Transformation in North

Vietnam, 1925-1988) (1992) của Hy V.Lương, hay Làng Việt đối diện tương lai, hồi

sinh quá khứ (2007) của John Kleinen Nhóm những công trình này là những

nghiên cứu chuyên sâu về các làng - xã cụ thể, và qua đó không chỉ cung cấp nhữngcứ liệu, những dẫn chứng hữu ích cho các nhà nghiên cứu mà còn có những kiếngiải mới về lang — xã Việt, về sự phát triển khá đa diện, phức tạp của làng — xã ViệtNam trong truyền thống và trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh các nghiên cứu trường hợp là những nghiên cứu mang tính khái

quát, định hướng về sự phát triển nông thôn đương đại trong đó làng - xã là một đơn

vị xã hội cơ bản Về xu hướng này phải kế đến những nghiên cứu như dé tài 05 về Những đặc trưng và xu thé phát triển của cơ cầu xã hội dang đổi mới (1991-

KX07-1995), đề tài KX 07-02 về Các giá trị truyén thống và con người Việt Nam hiện nay(1991-1995), đề tài cấp Bộ Văn hoá nông thôn trong phát triển (1996-1998) do

Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật (nay là viện Văn hóa — Thông tin) tiến hành,

công trình Tác động của quá trình đổi mới tới các quan hệ xã hội cơ bản trong làng

- xã đồng bằng Sông Hong (1996-1998) do Tô Duy Hợp chủ biên, Luận cứ khoa

Trang 11

học cho việc điều chỉnh chính sách xã hội nhằm phát triển nông nghiệp, nông thônViệt Nam ngày nay (2000-2001) của Tô Duy Hợp và các cộng sự, Đề tài nhà nướcKX 05-02 Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa vùng nông thôn dongbằng sông Hong và sông Cửu Long trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

(2001-2005) do Viện Văn hoá — Thông tin chủ trì Nhóm công trình này cung

cấp những tri thức về thực trạng của xã hội nông thôn đang chuyên đổi và đặt ranhững vấn đề ở bình diện chính sách, chiến lược phát triển nông thôn đương đại.

Như vậy, các công trình nghiên cứu về làng — xã truyền thống và đương đạiđược thực hiện trong nhiều năm qua đã mang lại những nguồn tài liệu phong phú vàcó vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dữ kiện chung về đời sống làng xã.Trong số các công trình viết về làng xã nói chung kể trên, ít nhiều cũng đã đề cập

đến khía cạnh cơ cấu tô chức của làng xã và các tổ chức phi quan phương Tuy

nhiên, việc phân tích tỉ mi và hệ thống về các cơ cấu tổ chức làng — xã và các tôchức phi quan phương chỉ được bắt đầu vào đầu thập kỷ 80, đặc biệt là với côngtrình Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (1984) của cỗ học giả TừChi Tác phâm cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá cụ thể, sinh động, về tổ chứcgiáp, về cơ cấu tổ chức, chức năng, cách thức vận hành, những tác động của nótrong đời sống làng Việt cổ truyền và đối với chính những thành viên trong lòng nó.Tác phẩm còn đưa ra những luận giải rất khoa học về phe, giáp, về phường, hội

cùng những cung cách vận hành của chúng Tác giả không chỉ dừng lại ở việc mô tả

các tô chức mà tập trung vào việc nghiên cứu các tô chức truyền thống từ phươngdiện lý luận, trong đó đề cập đến khía cạnh vai trò của các tổ chức xã hội đối vớiđời sống cộng đồng Có thé coi đây là những viên gạch đầu tiên - những viên gachkhá vững chắc, đặt nền móng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về cơ câu tổ

chức của làng Việt cỗ truyền ở đồng bằng Sông Hồng Sau này, tác phẩm này được

biên soạn lại cùng với các công trình nghiên cứu khác của học gia Từ Chi trong

cuốn chuyên khảo Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người (2003).

Tiếp ngay sau đó, cuốn Lệ làng phép nước (1985) của Bùi Xuân Đính đã ra

mắt giới khoa học Đây là tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lệ làng cổ truyền Việt

Trang 12

Nam từ tat cả các góc độ của nó, thông qua các bản hương ước cổ, ở tác phẩm này,các tô chức xã hội cô truyền được thé hiện ở một góc độ khác, thông qua những quyước liên quan tới cơ cấu tô chức và các quan hệ xã hội trong làng xã của hương ước:

về việc lập ra các tô chức trong làng, chức năng, quyền hạn và lề lối làm việc củatừng tô chức cũng như của các thành viên trong đó, từ ngõ, xóm, dòng họ đến giáp,

phe, phường, hội

Năm 1991, tập thé tác giả của Viện Kinh tế học thuộc Viện Khoa học Xã hộiViệt Nam đã cho ra đời cuốn chuyên khảo Ảnh hưởng của các yếu tô truyền thống

đối với tổ chức sản xuất nông nghiệp, trong đó điễn giải về các hình thức hội, họ cổ

truyền trong nông thôn (mà các tác giả cuốn sách gọi là các hình thức tín dụng cổtruyền trong nông thôn), cùng với mặt tích cực và hạn chế của chúng.

Cùng với các tác phẩm trên, nhiều công trình nghiên cứu của GS Phan Đại

Doãn đã góp phần quan trọng vào việc nhận diện rõ hơn các tổ chức xã hội truyền

thống cũng như sự vận động của nó, tiêu biểu là cuốn Làng xã Việt Nam một số vấndé kinh tế - văn hóa - xã hội (1992) Xuất phát từ góc độ lịch sử, xã hội học gắn vớithực tiễn nước ta và kinh nghiệm của các nước, nội dung cuốn sách đã tập trungphân tích những van dé chính thuộc làng xã Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại,từ kết cấu kinh tế đến kết cấu văn hóa, xã hội Tiếp đến, tác giả lại biên soạn cuốnMáy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử (2004) đã góp phần nhậndiện về kết cấu cộng đồng làng - xã truyền thống đồng bằng sông Hồng và ảnh

hưởng của nó trong nông thôn ngày nay.

Gần đây nhất, các nghiên cứu về giáp của nhóm nghiên cứu do PGS.TS.

Lương Hồng Quang chủ trì đã cung cấp cho chúng ta những cách nhìn mới, cách xửlý mới về dé tài các tổ chức xã hội cổ truyền, thông qua việc nghiên cứu tổ chức

giáp trong làng xã vùng đồng bằng Sông Hồng, trên giả thiết cho rằng giáp là một tổ

chức có quyền lực cao hơn các tổ chức khác và không bình đăng như các chiêu rổchức khác trong làng xã và nó không mất đi han mà tồn tại ở những dang thức khác,

đó là các HDN hiện nay và một vai dạng thức giáp còn lại tại một 36 lang hién nay.

Trang 13

Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam, còn phải kểđến các nghiên cứu của các học giả nước ngoài Đáng chú ý là cuốn Lang ở châuthổ sông Hong: vấn dé còn bỏ ngỏ (2002) do Philippe Papin — Olivier Tessier chủbiên cùng tập thể đông đảo các học giả trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu.Các nhà khoa học cũng đã bàn về nguồn gốc và bản chất của các tô chức xã hội cổ

truyền, mối quan hệ của chúng với cơ cấu tô chức của làng Việt Day là những tài

liệu tham khảo có ích đối với các nhà nghiên cứu và các nhà quan lý về văn hóatrong bối cảnh hiện nay.

Rõ ràng là, trong những năm qua việc nghiên cứu về làng Việt cổ truyền nóichung và về các tô chức xã hội truyền thống của nó nói riêng, đã thu hút được sựquan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước Những công trình này đã

góp phần bảo lưu được giá trị văn hóa truyền thống của làng xã Việt Nam trên các

tai liệu thành văn Từ đó giúp cho chúng ta có một cách nhìn toàn diện về giá trị củacác tổ chức xã hội truyền thống dé phát huy thế mạnh, khắc phục những điểm yếukém của chúng trong đời sống cộng đồng; góp phần xây dựng văn hóa làng xã Việt

Nam “tiên tiễn” nhưng vẫn thé hiện rõ bản sắc dân tộc.

Nhưng các nghiên cứu trên vẫn còn thiếu một sự tập hợp đi sâu về các tổchức xã hội phi quan phương, mới chỉ tập trung vào nghiên cứu một vài tổ chứcquan trọng như giáp, hay mới chỉ đưa ra những khái quát chung về một số tô chứcnhư Hội Tư văn, Ban Khánh tiết và các tổ chức xã hội phi quan phương khác, đặc

biệt là các HĐN chưa được chú ý nghiên cứu đúng mức.

Cho đến nay, có thể nói chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào về

các HĐN Tô chức này chỉ được nhắc đến trong một số công trình của các nhà dân

tộc học, sử học Đặc biệt, trong tác phẩm Cơ cầu tổ chức làng Việt cổ truyền ở

dong bằng Bắc Bộ (1984), khi bàn về tổ chức giáp, tác gia Trần Từ đã dé cập một

cách sơ lược đến các HĐN và mô tả mối liên hệ giữa hai tổ chức này Sau này,HĐN cũng được nhắc đến trong các công trình của GS Phan Đại Doãn, của nhà dântộc học Diệp Đình Hoa mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên Tuy vậy, trong cáctác phâm này, HĐN chỉ được nhắc đến với tư cách là một loại hình tổ chức xã hội

Trang 14

phi chính thống ở làng xã cổ truyền Việc mô ta tổ chức nay chỉ dừng lại ở khía cạnhcơ cầu tô chức và nguyên tắc hoạt động của nó.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển trở lại của các HĐN, các côngtrình nghiên cứu về làng — xã đương đại cũng đã nhắc đến tổ chức này, điển hìnhtrong công trình Sự biến đổi của làng — xã Việt Nam ngày nay ở dong bằng sôngHồng (2000) của nhóm tác giả Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang Ở nghiên cứunày, các tác giả không chỉ mô tả về các HĐN mà còn đặt ra các vấn đề về sự biếnđổi của loại hình tổ chức này từ truyền thống đến hiện tại Tuy nhiên, việc dé cậpđến các HĐN cũng chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ bé trong nội dung của cuénsách này.

Như vậy, thực tế nghiên cứu trong những năm qua cho thấy, tư liệu về cácHĐN không có nhiều, nhất là các HĐN ở thời điểm hiện tại Việc đề cập đến tổ

chức này trong các công trình nghiên cứu từ trước đến nay còn khá mờ nhạt và thiếu

hệ thống.

Tóm lại, từ việc xem xét tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đếnnội dung của luận văn, chúng ta có thé thay rang, các nghiên cứu về làng - xã ở trênlà nguồn tư liệu quan trọng trong việc cung cấp các ý tưởng, dữ kiện, cách nhìnnhận, phân tích và đánh giá về các khía cạnh khác nhau của đời sống làng - xã gópphần hình thành các ý tưởng cho nghiên cứu nay, trong đó cần ghi nhận một số

nhận định sau:

- Cộng đồng làng - xã đóng vai trò quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử

phát triển của đất nước và điều này vẫn tiếp nối trong hiện tại và tương lai.

- Làng - xã đương đại đang đứng trước những thay đổi trên hầu hết cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá Điều này đặt làng - xã trước những vậnhội mới đồng thời cũng là những khó khăn, trở ngại không dễ vượt qua.

- Các tô chức phi quan phương là một phan quan trọng trong cơ cấu tôchức của làng — xã, góp phần tạo nên những đặc trưng về văn hoá, xã hội của làng —

xã, Cũng như các thành tố khác, các tổ chức phi quan phương tai các làng — xã cũng

_——| Comment [u2]: Về các nhóm công trình, cần lànnguồn ghi rõ trong loại van dé này có những tác

phâm nao, theo kiêu ghi tên tác giả, năm xuât bản, vidụ (Lương Văn Hy- 2000)

Trang 15

đang có những thay đổi nhất định và việc thay đổi đó có ảnh hưởng đến đời sống

làng — xã.

- Các nghiên cứu về các tổ chức phi quan phương cho đến nay chủ yếuvẫn là những nghiên cứu mô tả Các quan tâm về vai trò của các tổ chức phi quanphương truyền thống truyền và những biến đổi của nó trong xã hội đương đại hầu

như ít được nhắc đến hoặc chi đừng lại ở những ý tưởng lẻ tẻ và mang tính gợi mở,

thiếu tính hệ thống

3 Đối tượng, phạm vi, dia bàn nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn phân tích vai trò, khuôn mẫu và ứng xử củaHĐN ở một làng châu thé Bắc Bộ như là sự tiếp nhận truyền thống và thích ứng củangười đương thời nhằm đảm bảo sự kết nối truyền thống và hiện đại Thông qua cácphân tích này, tác giả muốn ghi nhận những động thái biến chuyển về văn hoá, xã

hội đang diễn ra trong xã hội nông thôn đương dai.

Pham vi nghiên cứu: Có rất nhiều vẫn đề khác nhau liên quan đến các HDN,tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ xác định phạm vi nghiên

cứu cua minh là các HDN trong xã hội đương đại mà không di sâu vào nghiên cứu

về lịch sử hình thành cũng như hoạt động của các HDN trong xã hội truyền thống.

Địa bàn nghiên cứu: Luận văn được tiến hành trên cơ sở một nghiên cứu

trường hợp (case study) tại làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh

Bắc Ninh.

4 Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Với việc nghiên cứu về các HĐN, luận văn đặt ra mục đích tìm hiểu về quá

trình tiếp nhận các giá trị văn hoá và tổ chức truyền thống của người dân nông thônđương đại, cũng như các thích ứng của các giá trị và tô chức ấy nhằm đáp ứng nhu

cầu của con người qua những biến đổi về thời gian Để làm được điều đó, tác giả

luận văn sẽ tiến hành phân tích vai trò, các khuôn mẫu và các ứng xử liên quan đếncác HĐN thông qua tiếng nói, sự trải nghiệm và câu chuyện của chính các thànhviên trong các tô chức này Đồng thời, từ một khảo sát có tính đại diện, luận vănmuốn xác định rang, các hoạt động của HĐN hiện nay đang phản ánh những xu

Trang 16

-10-hướng biến đổi nhất định của xã hội nông thôn Trên cơ sở các nghiên cứu này, tácgiả luận văn dé xuất một số gợi ý cho việc nghiên cứu và quản lý các tổ chức phi

quan phương nói riêng và xã hội nông thôn vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung trong

thời gian tới.

5 Các khái niệm cơ bản và khung phân tích

% Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: '“ Tổ

chức phi quan phương, ” Hội Đồng niên, “Vai trò, “Khuôn mẫu văn hoá, ”' Ứng xử,® Xã hội nông thôn, “Chuyên đổi.

- Tổ chức phi quan phương: Trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử,

khái niệm phi quan phương thường được sử dụng trong sự đối lập với khái niệmquan phương dé chỉ mỗi quan hệ giữa các yếu tố nằm ngoài nhà nước và các yếu tôthuộc về nhà nước Chắng hạn, trong một bai viết về chủ đề lịch sử pháp luật ViệtNam, GS.TSKH.Vũ Minh Giang đã cho rằng: “Luật pháp - những chế định quanphương của nhà nước chỉ có thể coi là “phan cứng” trong hệ thong điều chỉnhhành vi xã hội Đề bồ sung cho pháp luật, xã hội còn can tới những chế định khôngchính thức khác, chúng tôi gọi là những chế định phi quan phương.” (Vũ Minh

Giang, 1993)

Như vậy, khái niệm phi quan phương có thể được coi là đồng nghĩa với các

khái niệm phi chính thức (hay không chính thức), phi nhà nước đang được sử dụng

rộng rãi hiện nay Nó được dùng để chỉ tính chất của một yếu tố nào đó xét trongmối tương quan với hệ thống chính trị, trong đó, nhắn mạnh việc nằm ngoài sự

kiểm soát, quản lý của nhà nước một cách trực tiếp, “nằm ngoài” hệ thống chính trị

chính thức.

Trong lịch sử Việt Nam, các yếu tố quan phương và phi quan phương, chínhthức và không chính thức luôn tồn tại song hành cùng nhau Bên cạnh các tô chứcquan phương nằm trong cơ cau quyên lực chính trị hay cơ quan chính quyền, còn córất nhiều các tô chức được thành lập một cách tự phát từ các liên hệ của những

người có chung một nhu cầu nào đó Các tô chức này chính là các tổ chức phi quan

phương Khái niệm tô chức phi quan phương được hiểu là các tô chức xã hội, các

Trang 17

nhóm xã hội của quần chúng nằm ngoài cơ cấu quyên lực chính trị hay cơ quanchính quyền của nhà nước, không chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp cũng như hỗtrợ về mặt tài chính của nhà nước Nó được phát triển trên nền tảng tự nguyện và

cùng chia sẻ những giá trị và lợi ích chung của nhóm.

- Hội đồng niên: Bản thân khái niệm này đã xác định đặc trưng của loại hìnhtổ chức này Đó là một tô chức tự nguyện, một tổ chức phi quan phương của nhữngngười có cùng năm sinh, HDN còn có các tên gọi khác là Hội đồng tué hay Hộiđồng canh (HDC) Trên lý thuyết, tat cả những người có cùng năm sinh đều có théthành lập các HĐN và thực tế tại một số nơi cũng có các HĐN của nữ giới hay cósự tham gia của cả nam và nữ trong cùng một hội Nhưng đa phần các HĐN chỉdành riêng cho nam giới Việc nữ giới gia nhập vào tô chức này chỉ mới xuất hiệnthời gian gần đây Vì vậy, trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam', Hội đồngniên vẫn được định nghĩa như sau: “Hồi đồng niên còn được gọi là Hội đồng tuế, làtổ chức của những người đàn ông sinh cùng một năm (tính theo tuổi và năm âmlịch) Hội tổ chức đơn giản, hằng năm hội họp với nhau một lần để ăn uống, vuichơi Mỗi năm hoặc có khi hai năm tuỳ theo từng nơi, bau một người đăng cai locông việc của năm đó Họ quý mễn nhau vi cùng tuổi tác, tính tình dé hợp nhau; họcũng giúp đỡ nhau nhưng đấy không phải là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi thành viên.Nhìn chung, HDN tổ chức it chặt ché hon so với các hội khác trong làng xóm”.

- Vai tro: Trong nghiên cứu xã hội học và nhân học, khái niệm vai trò là một

khái niệm then chốt, gắn liền với trường phái lý thuyết chức năng và tên tuổi củanhà nhân học Mỹ Linton Ông cho rằng: một người giữ một địa vị khi họ được giaocho quyền hoặc nhiệm vụ ứng xử và được đối xử theo một cách nào đó trong giaotiếp xã hội Khi họ hành động như được mong đợi theo địa vị đó, họ thực hiện vaitrò có liên quan Theo lý thuyết này:

- Một vị thé là một vị trí trong một dạng quan hệ xã hội.

- Một vai trò bao gồm những hình thức ứng xử có liên quan đến địa vị đó.

' http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

Trang 18

-12-Như vậy, vai trò trong lý thuyết nhân học và xã hội học không phải dé chỉ những

vai trò một cách chung chung mà đó là các vai frò xã hội Khái niệm này diễn đạt sự

tương tac xã hội, sự thực hiện chức năng của mỗi cá nhân trong tập đoàn, hay của cá

nhân và tập đoàn trong toàn bộ xã hội Vai trò xã hội là hàng loạt những hành động,hành vi của ca nhân tương ứng với địa vi cua cá nhân trong tập đoàn; đó là mặt

động của địa vị xã hội Vi dụ, các từ "mẹ", "lính gác", "thầy giáo" có nghĩa là dia vicủa con người trong một tập đoàn xác định, đồng thời cũng có nghĩa là cả một hệthống những hành vi xác định Mỗi người có một địa vị xã hội nào đó, buộc phải

quan tâm đến điều mà tập đoàn mong đợi, yêu cầu đối với vai trò xã hội tương ứng.

Tham gia vào nhiều tập đoàn khác nhau, mỗi người thường thực hiện một số vai trò;giữa những vai trò này, có thể phát sinh mâu thuẫn Sự tương tác xã hội đòi hỏi mọithành viên phải nhất trí với nhau về nội đung của vai trò; quan niệm khác nhau về

những vai trò có liên quan đến nhau thì dẫn đến sự căng thắng, xung đột Không có

một sự phân loại rành mach nao về các vai trò xã hội Thường hay nêu ra những vaitrò về yêu cầu hành động (vd thầy thuốc, lính gác), về phạm vi hay ngoại diên (vd.công dân, hành khách), về ý nghĩa (vd bạn hữu, người quen) Có người nêu ra nhữngvai trò đối xứng, vd, cha, con; những vai trò đo tự nhiên mà có (tuổi, giới tính, xuất

thân) và do thành đạt mà có (trong kinh doanh, học tập).

- Khuôn mẫu: Theo nguyên gốc của từ này, khuôn mẫu được dùng để chỉviệc làm theo một cái gì đó để tạo ra hàng loạt cái khác cùng kiểu Hay một cái gìđó có thé cho ta hiểu biết về hàng loạt những cái khác cùng một kiểu (Hoàng Phê,

1988, tr.649)

Như vậy, theo nghĩa hẹp, khuôn mẫu thé hiện các đặc trưng hợp thành tiêuchuẩn theo đó người khác làm theo, hay tạo ra các hàng loạt sản phẩm khác cùngkiểu Khái niệm khuôn mẫu được dùng nhiều trong toán học, tin học, tâm lý học,

ngôn ngữ học và các khoa học khác Việc áp dụng khái niệm này trong từng lĩnh vực

? http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

Trang 19

cụ thé đã làm thay đổi phan nào nội hàm và ngoại diện của nó, ở đề tài này, kháiniệm khuôn mẫu được hiểu là các khuôn mẫu về văn hoá.

Khuôn mẫu văn hoá: Khái niệm văn hoá được coi là hệ thống các giá tri vàchuẩn mực xã hội Trong bài phát biểu khai mạc Thập kỷ thế giới phát triển vănhoá, ông Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor Zaragoza coi văn hoá là tổng thểsông động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thékỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thốngvà thị hiéu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc (Federico Mayor

Zaragoza, 1998) Quan điểm này của ông khăng định hệ thống giá trị và chuẩn mực

là kết quả của sự vận động lịch sử, biểu hiện thông qua các khuôn mẫu văn hoá vàbiểu tượng.

Như vậy, khái niệm khuôn mẫu được dùng trong luận văn này được đưa ra từ

góc độ tiếp cận nhân học văn hoá Nó bao gồm hệ thong các giá tri va chuẩn mực

thể hiện những ưóc muốn, ý nguyện của cộng dong và các tiêu chuẩn qui định cách

thức ứng xử và tư duy của con người.

- Ung xử: Tir điển tiếng Việt giải thích khái niệm ứng xử là "có thái độ, hành

động, lời nói thích hợp trong việc xử sự" Ứng xử theo nguyên gốc tiếng Anh làBehaviour, khi được dịch sang tiếng Việt, nó còn được dịch là “Hành vi” Hai từứng xử và hành vi thường được dùng thay thế cho nhau (Hoàng Phê,1988, tr.1091).Các soạn gia của cuốn Tir điển Tâm I) cho rang "Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng củađộng vật khi một yếu t6 nào đó trong môi trường kích thích; các yếu tô bên ngoài và

tình trạng bên trong gộp thành một tình huồng, và tiến trình ứng xử dé kích thích có

định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghỉ với hoàn cảnh Khi nhắn mạnh về tinhkhách quan, tức là các yếu t6 bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những

hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nói là ứng xử.

Khi nhắn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi." (Nguyễn Khắc Viện,

2001, tr.12)

Trong nghiên cứu nhân học văn hoá, khái niệm ứng xử được xem xét gắnliền với các yếu tố văn hoá Nhân học văn hóa không chú trọng đến hành động ứng

Trang 20

-14-xử có tinh chat cá biệt mà nghiên cứu môi trường xã hội văn hóa ảnh hưởng thé nào

đến ứng xử con người Những ứng xử của con người ở các nền văn hoá khác nhau

thì không giống nhau do họ có được định hướng bởi các khuôn mẫu văn hoá khác

nhau Trong khung cảnh văn hoá, con người có khả năng gán cho những ứng xử

một ý nghĩa ước định mà họ bắt buộc phải theo, các ý nghĩa đó thé hiện các khuônmẫu và biểu tượng văn hoá, đồng thời tương ứng với các vai trò của cá nhân trong

các tương tác.

- Xã hội nông thôn: Khái niệm “nông thôn” là một khái niệm khá bất định.

Hiện nay các nhà nghiên cứu thường sử dụng bộ ba phạm trù “nông thôn”, “nông

nghiệp”, “nông dân” dé chứng tỏ nông dân và nông nghiệp là những đặc trưng cobản của nông thôn Nhưng đó chỉ là những đặc trưng vốn có trong lịch sử chứkhông phải là đặc trưng đuy nhất hiện có Theo tác gia Tô Duy Hợp, “xa hội nôngthôn được hiểu là hệ thống xã hội, hay nói chính xác hơn là một khu vực của hệthống xã hội tổng thể, với hệ đặc trưng sau đây Nông thôn vốn là một khu vực cưtrú, hoạt động của nông dân, làm nông nghiệp, với tổ chức và thiết chế xã hội riênglà xóm làng và với nén văn hoá đặc thù vốn có là văn hoá dân gian” (Tô Duy Hợp

và cộng sự, 2002, Tr.8) Những đặc trưng cơ bản nêu trên làm thành cái mà người

ta gọi là thudn nông (thuần nông nghiệp hoặc thuần nông thôn) Tuy nhiên, nông thônngày nay không còn thuần nông như thế, hay nói một cách chính xác hơn, bộ phận thuần

nông đã và đang bị thu hẹp dần Nông thôn ngày nay đã bị biến dạng, thậm chí đã bị biến

chất đáng kể Đó là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển theo các khuynh hướng đô thịhoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá Như vậy, khái niệm xã hội nông thôn bao gồm bình

diện "nông thôn" là phạm trù xã hội tổng thé, tong hợp; bình diện "»ông nghiệp" thuộc

phạm trù kinh tế, bình diện "nông dan" là phạm trù nhân vật xã hội chủ yếu ở nông thôn.

- Chuyển Nỗi: Nghiên cứu về cơ câu xã hội thường gắn liền với khái nệm - 1biến đổi xã hội Cuốn Tir điển Xã hội hoc của G.Endruweit và G Trommsdorff

định nghĩa Biến đổi xã hội là sự thay đổi các cơ cấu xã hội (G.Endruweit,G.Trommsdorff, 2002, tr.109) Ở đây chúng tôi dùng khái niệm chuyển đổi để chỉsự quá độ của một xã hội (transformated society) với những thay đổi về cơ cấu xã

Comment [u3]: Chú ý, transformation khac với

change, em đã lâm

Trang 21

hội, thé chế xã hội Sự chuyên đổi trong văn hóa ở nước ta thường mang tính tiếpbiến, chồng xếp lên nhau các lớp văn hoá, thay vì sự chuyên đổi có tính cách mạng,thay cái cũ bằng một cái mới hoàn toàn, do một loạt các yếu tố môi trường tự nhiên,

chính trị, kinh tế, xã hội khác chi phối Sự thay đổi của bản thân văn hoá cũng làmột yếu tố góp phần vào quá trình trên.

Các tổ chức quan phương hiện nay

Khung phân tích trên đặt việc nghiên cứu về các HĐN trên cả hai phương diệnđồng đại và lịch đại.

- Là một trong số các tổ chức phi quan phương nằm trong cơ cấu tô chức xãhội của làng — xã, các HĐN chịu sự tác động của bối cảnh lịch sử và các đặc trưngcủa cộng đồng làng — xã mà nó thâu thuộc Những thay đổi của lịch sử, cụ thể làquá trình chuyên đổi từ làng — xã truyền thống (Khối 1) đến các làng — xã đương đại(Khối 3) sẽ dẫn tới những biến đổi về đặc trưng của thiết chế này Điều này tất yếu

sẽ dẫn tới những thay đổi nhất định về cơ cấu tổ chức xã hội, trong đó có những

biến đổi về vai trò, khuôn mau và các ứng xử của các HĐN (Khối 2).

- Tại mỗi giai đoạn lịch sử cụ thé, với tư cách là một thành tố của cơ cấu tổchức làng — xã, các HDN không thé năm ngoài các mối tương tác với các tổ chức xã

Trang 22

-16-hội khác, trong đó tất yếu có cả các tô chức quan phương Khối 2 thể hiện mối quanhệ giữa các loại hình tổ chức này là sự tác động qua lại hai chiều Thông qua mối

quan hệ này mà các vai trò, khuôn mẫu và các cách ứng xử của các HDN được bộc

6 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Các nguồn tư liệu được sử dụng cho luận văn bao gồm:

1 Nguồn thứ nhất: tư liệu điền đã dân tộc học: các biên bản phỏng vấn sâu,các ghi chép, ảnh được ghi chụp tại địa bàn nghiên cứu Các bảng biểu thống kê,

các báo cáo, tài liệu sưu tam do UBND xã Văn Môn, thôn Quan Đình và một số cá

nhân cung cấp.

2 Nguồn thứ hai: sách, luận án, chuyên khảo, bài nghiên cứu từ tạp chí, các

website về chủ dé có liên quan.

Trong đó, nguồn tư liệu điền đã đóng vai trò quan trọng nhất được tác giả thu

thập từ việc khảo sát và nghiên cứu thực địa.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

1 Phân tích tư liệu sẵn có: Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên

cứu này, cho phép tổng hợp những thông tin từ những nghiên cứu đi trước, phân

tích các văn bản thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

2 Phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong quá trìnhđiền đã dân tộc học nhằm ghi nhận các ý kiến, các câu chuyện của bản thân nhữngngười tham gia các HĐN Các phỏng vấn sâu cũng được sử dụng đề thu thập cácthông tin chung liên quan đến các vấn đề lịch sử của làng, lịch sử của các HĐN

3 Quan sát - tham dự: Nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp này đểtìm hiểu các hoạt động của các HDN và đánh giá thái độ của họ khi tham dự cáchoạt động này Đặc biệt bằng phương pháp quan sát tham dự, tác giả đã cùng thamgia một số hoạt động của các HDN dé có thé đánh giá chính xác và khách quan hơnvề những thái độ cũng như độ tin cậy về thông tin mà các thành viên HĐN cung

cấp.

Trang 23

7 Kết cấu của luận văn: Nội dung của luận văn được trình bày trong cácphần sau:

- Phần mở đầu (18 trang)

Phần này trình bày về tính cấp thiết của đề tài, sơ lược về tình hình nghiên

cứu trước đó, nêu phạm vi, đối tượng, mục đích, các khái niệm cơ bản và khung

phân tích, các nguồn tư liệu và phương pháp được sử dung trong nghiên cứu.

- Chương 1: Hội đồng niên trong cơ cấu tổ chức làng — xã đồng châu thé

Bắc Bộ và ở làng Quan Đình (32 trang)

Chương này được chia thành 2 phần Phần đầu nêu tổng quát về cơ câu tổchức làng Việt cô truyền và đương đại, trong đó đưa ra giả thuyết về nguồn gốc vàmối liên hệ của các HĐN trong lịch sử và sự phục hồi của tổ chức này ở thời điểmhiện tại Phần thứ hai giới thiệu cụ thé về lang Quan Dinh và các HĐN ở làng QuanĐình Chương này có tính chất xác định bối cảnh cho các phân tích ở các chươngtiếp theo.

- Chương 2: Hội đồng niên, các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử (44 trang)Chương này phân tích cụ thé về vai trò, khuôn mẫu và ứng xử của các HDN

trên hai phương diện: các tương tác giữa các thành viên bên trong hội và HĐN trong

Phan này tông kết những kết quả nghiên cứu của luận văn, xem xét tính đúngđắn của các giả thuyết đặt ra ban đầu, từ đó đưa ra một vài kiến nghị về việc pháttriển cộng đồng và quản lý xã hội tại các làng — xã hiện tại.

Trang 24

-18-CHƯƠNG 1

HỘI ĐÒNG NIÊN TRONG CƠ CẤU TỎ CHỨC LÀNG - XÃ

CHAU THO BAC BO VA O LANG QUAN ĐÌNH

Lang - xã Việt Nam cũng như các thành tố của nó không phải là “nhất thành

bất biến”, ngược lại, nó ra đời và vận động, biến đổi không ngừng cùng với lịch sử.

Chính vì vậy, mặc dù mục tiêu của luận văn là tìm hiểu về các HĐN trong bối cảnhxã hội đương đại, nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không lưu tâm đúng mức đến lịch sửcủa t6 chức này Liệu HDN đã từng hiện diện trong các làng - xã cé truyền hay đơn

giản nó chỉ là sản phẩm của xã hội đương đại? HDN được định vị ở đâu trong tông

thể các tô chức xã hội phức tạp của thôn làng truyền thống và đương đại? Thực chấtcủa việc trả lời các câu hỏi trên là xác định một bối cảnh lịch sử của các HĐN Vấndé này sẽ được xem xét ở hai góc nhìn: tổng quan chung trên các làng - xã châu théBắc Bộ và tại một làng cụ thé - làng Quan Đình.

1.1 Bức tranh chung trên châu thổ Bắc Bộ1.1.1 Làng Việt: khái niệm và cơ cấu tổ chức

Làng - xã của người Việt ở châu thô Bắc Bộ luôn gợi ra cho các nhà nghiêncứu niềm hứng thú khám phá nhưng đồng thời cũng mang lại vô vàn những tháchthức Bởi lẽ, cho đến nay, trải qua hàng thập kỷ tìm tòi, nghiên cứu, bức tranh vềlàng - xã vẫn còn dang dé và ân chứa những điều bi ấn Thật khó có thể xác địnhmột mô thức chung cho làng - xã Việt Nam bởi tính đa dạng là một phần tất yếu củathực thể này Tuy vậy, từ các nghiên cứu trong nhiều năm qua của các nhà khoahọc, có thể mang lại cho chúng ta một khái nệm chung nhất có thể về làng — xã.

Trang 25

Làng, theo nhà dân tộc học Nguyễn Tw Chi, là từ Nom, chỉ đơn vi tụ cư nhỏ

nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân Xã, từ Hán chỉ đơn vị hành chính thấpnhất ở các vùng nông thôn Việt Trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, xã củangười Việt có thé bao gồm từ một đến nhiều làng, tùy từng trường hợp Được tíchhợp vào một xã, làng trở thành yếu tố cấu thành của một đơn vị hành chính, và bấy

gid, mang tên thôn (lại một từ Hán) Như vậy, với làng và thôn, ta có hai thuật ngữ

gần như đồng nghĩa, nhưng mang sắc độ khác nhau: làng với hàm nghĩa tình cảm sử dụng trong ngôn ngữ thông thường còn thôn, biểu nghĩa nặng chất hànhchính.(Trần Từ, 1984, tr.135)

-Xã là từ dùng dé chỉ một cấp hành chính Nếu một xã chi gồm một làng, haymột làng là một xã mà người ta quen gọi là kết cầu “nhất xã nhất thôn” Trong bi ký

và các văn bản hành chính, tên các làng đó thường được gắn với khái niệm “xã” Ví

dụ làng Dương Liễu thuộc huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ làmột xã thì các văn bản đều ghi là “Dương Liễu xã tục lệ”, “Dương Liễu xã địa bạ”.

Nếu một xã gồm nhiều làng thì trong bi ký, văn tế và các văn bản hành

chính, từ làng được thay bằng từ thôn là một từ Hán-Việt và đứng sau là từ xã.

Chẳng hạn, xã Vân Canh (thuộc huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Ha Nội cũ)gồm 3 làng: Kim Hoàng, Hữu Ai, An Trai thì các văn bản đều ghi: “Vân Canh xã,

Hữu ái thôn khoán lệ”.

Như vậy nếu hiểu theo nội dung trên đây thì trong cả hai trường hợp “nhất xãnhất thôn” hay “nhất xã nhị tam thôn” làng đồng nhất với thôn hay nói một cáchkhác từ thôn trong các văn bản Hán Nôm là một làng truyền thống được nhà nướclắp ghép thành đơn vị hành chính cơ sở (xã) mà số làng được tích hợp tuỳ vùng, tuỳ

giai đoạn lịch sử.

Nghiên cứu về làng - xã, hầu hết các nhà nghiên cứu đều công nhận tính

phức tap trong mối quan hệ giữa làng và xã trong lich sử Việt Nam Làng và xã đôikhi tích hợp vào nhau, hoặc ít nhất cũng có quan hệ phụ thuộc, liên thông, liên kết

với nhau Sự phân biệt giữa làng và xã đặt ra vấn đề nan giải về mặt lý thuyết và cả

về thực tiễn Nó phản ánh mối quan hệ rắc rối giữa XHDS và nhà nước trong suốt

- 20

Trang 26

-quá trình lịch sử biến đổi và phát triển của nông thôn đồng băng sông Hồng nóiriêng, nông thôn Việt Nam nói chung (Nguyễn Lâm Tuấn Anh, Nguyễn Thị Minh

Phương, 2006, tr.70)

Trong lịch sử Việt Nam, làng được coi là “tế bào sống của xã hội Việt”, nó

không chi là một đơn vi cư trú mà ở đó chứa đựng và phản ánh những đặc trưng lịch

sử và quá trình biến đổi của xã hội Việt Nam về kinh tế, chính trị, văn hoá Ở làng,người ta tìm thấy những dấu ấn của các công xã nông thôn còn sót lại qua mảnhruộng công Ở làng, người ta sẽ một cộng đồng những người nông dân trồng lúa

nước với sự đan xen của những người thợ thủ công và những người buôn bán Cũng

ở làng, người ta sẽ thấy những lễ hội, những sinh hoạt văn hóa dân gian, những hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng với trung tâm là đình làng, chùa làng

Và còn quá nhiều điều để kể về làng nhưng tựu chung lại, có thể nói làng là một

cộng đồng địa lý-chính trị, kinh tế, văn hoá.

Tính cộng đồng dường như được coi là một đặc trưng không thể chối bỏ củalàng Việt Từ đó đã hình thành nên các khái niệm “cộng đồng làng - xã” hay “làngtruyền thống” Ở đó, mỗi người dân làng thường không tồn tại với tư cách cá nhânmà luôn luôn là thành viên của một cộng đồng nhất định Và tổng thé cơ cấu tổchức xã hội của làng là sự hợp thành của nhiều mối quan hệ, nhiều loại hình tổ chứcvới các chức năng và cách vận hành riêng Các hình thức tô chức này dan xen vàchồng chéo lên nhau, có lúc mâu thuẫn nhau, nhưng nhìn chung các quan hệ này

được coi là bé sung cho nhau, khiến cho làng đường như là một cộng đồng dân cưđa chức năng, rất 6n định, liên kết chat.

Nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi là người đầu tiên cố gắng hệ thống hóa một

cách đầy đủ về cơ cấu tổ chức xã hội làng Việt Theo ông, tổng thể cơ cấu xã hội ở

làng - xã cỗ truyền được tạo thành bởi 5 hình thức tập hợp người sau:

1 Tập hợp người theo địa vựa: ngõ, xóm

2 Tập hợp người theo huyết thống: Họ tộc

3 Tập hợp người theo lớp tuổi: Giáp

Trang 27

phường sơn, phường chèo (Trần Từ, 1984, tr.31-95)

Bán quan phương Quan phương Phi quan phương

Hình1.1: Thiết chế chính trị xã hội nông thôn năm 1945

Nguồn: GS Phan Đại Doãn — PTS Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên): Kinh nghiệm tổ chức

quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử - NXB Chính trị quoc gia, H, 1994, Tr 58.

Cơ cấu tổ chức như Trần Từ mô tả được nhiều nhà khoa học sau này đồngtình Các tác giả Phan Dai Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã mô hình hoá kết câuchính trị - xã hội truyền thống ở nông thôn nước ta theo như hình vẽ trên đây Giữamô hình thiết chế này và những gì mà nhà dân tộc học Trần Từ mô tả có nhiều điểm

tương đồng Tuy vậy, đằng sau cái mô hình tổ chức tưởng chừng như đã định hình

thành một kết cấu ổn định đó là những giá trị và đặc trưng của xã hội nông thônViệt Nam thì cho đến nay vẫn còn là một vấn đề gây nên nhiều tranh luận.

Trang 28

-22-Đặc điểm lớn nhất về tổ chức của làng - xã người Việt theo mô hình trên là sựđa hệ thống, với ít nhất là hai hệ thống thiết chế tổ chức cùng tồn tại song hành: cáctổ chức quan phương và phi quan phương Mỗi loại hình tổ chức khác nhau cónhững cách vận hành riêng và chức năng riêng Tuy nhiên, dưới cái vẻ bề ngoàitưởng như rời rạc, lẻ tẻ Ấy là một sự thống nhất với nhau và phụ thuộc lẫn nhau chặt

chẽ của các tô chức xã hội Các tổ chức chính thức cùng với những tô chức phi

chính thức hợp thành một kết cấu chỉnh hợp, nhằm quản lý mọi mặt hoạt động củalàng — xã Phương sách quản ly và vận hành của các tô chức chính thức thôngthường dựa vào thể chế kinh tế, chính trị và những văn bản pháp luật nhất định Cònphương sách vận hành và quan lý của các tổ chức phi chính thức chủ yếu thông quatác dụng ràng buộc của những quy phạm đạo đức và dư luận xã hội được gọi tắt làlệ làng Cái kết cấu tô chức như trên được GS Phan Đại Doãn gọi là kết cấu quyển

lực kép (Khoa Lich sử, 2006, tr 67) Một mặt, nó thé hiện mối quan hệ giữa các tổ

chức, các lực lượng bên trong các làng - xã Mặt khác, nó cho thấy mối quan hệgiữa làng với cấp quản lý cao hơn của nó là Nhà nước Việc nhận thức và nghiêncứu về các quan hệ phức tạp trên trong cơ cấu tô chức của làng Việt đã đem lạinhững quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học trong nhiều năm qua.

Trong suốt một thời gian dài trước đây, các nhà khoa học xuất phát từ việc coitinh tự tri, năng lực tự quản và kết cầu chặt chẽ là đặc trưng nổi bat của làng Việt vàviệc dé cao khái niệm “cộng đồng làng - xã” đã trở nên bat biến đã dẫn tới việc môtả làng — xã như một cộng đồng đóng kin, mang tính hướng nội và được định

hướng sâu sắc bởi truyền thống Ở đó, mỗi người dân đều cố gắng “hòa nhập với

cộng đồng” hay “gắn bó với cộng đồng” Cơ cấu xã hội của làng vì vậy được coi làmột tập thể hoàn hảo có những chức năng kỳ diệu, ở đó tư cách đạo đức của cộngđồng thay cho mỗi cá nhân trong làng (Philippe Papin, Olivier Tessier, 2002, tr.21).Tính cộng đồng của làng-xã do vậy được lý tưởng hóa, người ta thường mô ta théchế làng-xã như là một hệ thống hài hòa hay ít ra là đang vươn tới sự hài hoà Và

như vậy, người ta lờ đi những vấn đề về quyền lực, tranh chấp, tương quan lực

lượng, đấu đá và những nguy cơ tiềm an dẫn đến rạn nứt hay đồ vỡ của quan niệm

Trang 29

nêu trên Cuối cùng, chính vì làng được coi là khép kín và tự trị nên mối quan hệ

làng - nước chỉ dừng lại ở ở ba nghĩa vụ cơ bản là: thuế, dân công, quân địch Còn

lại, làng hầu như thoát khỏi những can thiệp của nhà nước.

Quan niệm trên về làng Việt là hoàn toàn không chính xác Các nghiên cứu vềlàng - xã hiện nay, nhất là các nghiên cứu nhân học của các học giả nước ngoàiđược tiến hành sau thời kỳ đổi mới đã đem lại những nhận định mới và chính xáchơn về cộng đồng làng — xã Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng xã hội làng - xã

ở châu thé Bắc Bộ luôn cởi mở và phóng khoáng hơn nhiều so với quan niệm cũ

trước đây (John Kleinen-2007; Philippe Papin, Olivier Tessier-2002; Hy.V

Lương-1992, Benedict J.Tria Kerkvliet - 2005) Làng-xã không phải là một thực thé gắn kếthoàn toàn và thụ động trong mối quan hệ với nhà nước Mà ngược lại, bên trongmỗi làng-xã đều có những đời sống chính trị đầy biến động, ở đó có sự tương tác,

đồng thuận và cả những xung đột giữa các lực lượng, tổ chức xã hội Cơ cấu làng

-xã trải qua nhiều biến đổi và luôn có sức phản kháng đối với những đe dọa từ bêntrong và bên ngoài Khi trình bày về quan điểm này, nhóm các tác giả Philippe

Papin va Olivier Tessier cho rằng: “Làng là một cộng đông được hình thành nên từ

quá trình tranh chấp, vi phạm, điều chỉnh, thỏa hiệp và trao đổi, rằng “lang” biếnđổi không ngừng và những qui ước xã hội là nên tảng của “làng” thay đổi tùythuộc vào hoàn cảnh, cơ cầu xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo cũng như vào lợiích của mỗi cá nhân” (Philippe Papin, Olivier Tessier, 2002, Tr 25) Chia sẻ quanđiểm với các nhà nghiên cứu trên, John Kleinen cũng nhấn mạnh đến “sức mạnh

nội luc” của cơ câu làng — xã Ông viết: “Làng Việt Nam truyền thống không phải

là những cộng dong tự nhiên, bền vững và có tính chất tương hỗ lẫn nhau, nơi màcộng dong và khu vực chồng chéo lên nhau, Thay vào đó, nó kha giống những thé

giới thu nhỏ có tổ chức, cũng chịu sự đe dọa của cả các thế lực bên trong và bên

ngoài” (John Kleinen, 2007, tr.240) Hơn thé nữa, làng không hé là một thực théđóng kín và thụ động trong mối quan hệ làng - nước Trong truyền thống, làng - xã

châu thổ Bắc Bộ thường phản đối sự can thiệp của nhà nước, trước hết là ở vấn đề

Trang 30

-24-nguồn lực lao động và đất đai mà hiện tượng di dân là một biểu hiện quan trọng

(John Kleinen, 2007, tr L8).

Hộp 1.1: Đặc trưng kép của làng - xã truyền thống

Thực ra nếu không tuyệt đối hoá các đặc trưng cơ bản của làng - xã truyền thốngnhư tính tự trị, tính tự cung tự cấp, tính đồng thuận, tính biệt lập thì ta sẽ thấy làng

- xã với tư cách hệ thống tổ chức, thiết chế xã hội cơ bản của xã hội nông thôn cóđặc trưng kép, tức là lưỡng tính mâu thuẫn thống nhất:

1 Tw trị và phụ thuộc,

2 _ Tự cung tự cấp và thị trường,3 Đồng thuận và xung đột,

4 Biệt lập và giao lưu,

Như vậy, các căn tính tự trị, tự túc, đồng thuận và bất biến một cách dai dang chi lanhững đặc tinh ưu trội trong lich sử, có khi áp dao nhưng chưa bao giờ là duy nhất,

Đó chỉ là những hằng số chính của lịch sử biến đổi nông thôn Việt Nam, Những

hằng số đối lập như phụ thuộc, thị trường, xung đột, giao lưu là những hằng số phụ

rất quan trọng xét theo quan điểm biện chứng lịch sử và cả theo quan điểm tương

lai học biện chứng.

Nguồn: Tô Duy Hợp và cộng sự (2002), Luận cứ khoa học cho việc diéu

chỉnh chính sách xã hội nhằm phát triên nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

ngày nay, Nhiệm vụ cập Bộ, Dé tài do Trung tâm KHXH& NV (nay là Viện

KHXH Việt Nam) tài trợ, tr.50.

Rõ ràng, quan niệm truyền thống coi làng Việt là một thực thé khép kin canđược thay đổi Xét về mặt cơ cấu tổ chức, làng Việt không phải là một cấu trúcđóng kín, không có mối liên hệ với bên ngoai, mà trong thực tế nó là một cấu trúcđộng luôn chịu sự tác động của các mối quan hệ bên trong và bên ngoài và luônluôn biến đôi trong tiến trình lịch sử Việc vận dụng quan điểm này, cho phép chúngta có được một phương pháp luận hợp lý và những nguyên tắc làm việc khoa học.Lang- xã cần được nhìn nhận trong sự biến đổi va vận động, trong mối liên hệ vớimôi trường chính tri, kinh tế, xã hội của vùng và quốc gia.

1.1.2 Hội Đồng niên trong làng - xã cỗ truyền: đi tìm một mối liên hệ

Từ việc xem xét cơ cấu tổ chức của làng - xã một cách tông thể, và cách tiếpcận như đã xác định ở trên Việc tìm hiểu về nguồn gốc và các mối liên hệ có thé cócủa các HĐN trong quá khứ là điều rất cần thiết Bởi lẽ, ý nghĩa của việc vận dụngmột tô chức truyền thống trong bối cảnh xã hội đương đại sẽ có những ý nghĩa khác

hăn so với việc sáng tạo ra một hình thức tô chức hoàn toàn mới.

Trang 31

Như phan đầu đã xác định, HĐN là tổ chức dựa trên hai tiêu chí chính là giớitính và lứa tuổi Nó là hình thức tập hợp của các nam giới có cùng năm sinh Như

Vậy, trong cơ cấu tổ chức xã hội làng - xã truyền thống, HĐN được định vị ở đâu

trong tông thé hệ thống đó và nó có mối liên hệ nào với tổ chức khác cùng loại?

Trong cơ cấu tô chức xã hội ở làng Việt, giáp là tổ chức theo lớp tuổi được chúý nhiều nhất Theo cố học giả Từ Chi, giáp là một hình thức tổ chức dành riêng chonam giới, mà ở đó tồn tại một loại quan hệ đặc biệt giữa người và người: quan hệtuổi tác Các thành viên của một giáp là những nam giới và dan chính cư (dân sốngở làng đã được trên ba đời) từ sau khi làm /é trinh làng hay lễ vọng giáp tại đìnhlàng, con trai trong làng được vào giáp.Và từ đó theo thứ bậc lớp tuổi mà lần lượtgiữ các vị trí trong giáp, được hưởng quyền lợi và phải làm nghĩa vụ đối với giáp,với làng Từ 18 tuổi trở lên là lên đỉnh, 50 tuổi lên lão thì được miễn trừ nghĩa vụ.

Trong đời sống của làng, giáp là tổ chức da năng, dam nhận nhiều công việc hệ

trọng: “phù sinh tống tử” (công nhận một người mới sinh, đưa người chết về với tổtiên), quan lý nhân đinh (nam giới trong làng), phân cấp và quản lý công điền côngthổ, tổ chức việc biện lễ và thờ cúng thành hoàng Giáp còn là đơn vị dé thu thuế,điều động phu phen tạp dịch, binh dich, giúp cho làng - xã dam bảo những nghĩa vụvới Nhà nước phong kiến.

Bàn về giáp, nhất là nguồn gốc của giáp, cho đến nay còn nhiều tranh luận khácnhau, một số người cho rằng, giáp có nguồn gốc từ một đơn vị hành chính của

Trung Hoa được du nhập vào nước ta dưới thời Khúc Hạo (Tran Từ, 1984, 159) Về mặt dân tộc học, Từ Chi cho rằng, giáp là tàn dư của thiết chế lớp tuổi ở xã

tr.156-hội nông nghiệp sơ khai Ngược lại với ý kiến trên, nhà dan tộc học Diệp Đình Hoa

lại khẳng định giáp mang tính ban địa, “ở góc độ Dân tộc học, việc hai giới nam và

nữ tự tô chức ra những hội riêng, sinh hoạt theo giới tính thường gặp ở nhiều tộc

người trên khắp thé giới Đối với người Việt cổ, việc tổ chức ra các câu lạc bộ namgiới, theo từ ngữ hiện nay, cũng là chuyện bình thường Dau thé kỷ X, vào những

năm 907-910, khi Tiết độ sứ Khúc Hạo đổi Hương thành Giáp thì sự kiện này không

phải là chuyện du nhập một hình thức tổ chức chính quyển ngoại lai vào vùng dong

- 26

Trang 32

-bang Bắc Bộ Sức sống của giáp và ảnh hưởng của nó đối với dân làng, từ lúc sinhcho đến lúc chết, cho phép lý giải rằng đó là một tổ chức mang sức sống bản địamãnh liệt Vào dau thé kỷ X, các nhà cai trị, bước đâu là Khúc Hạo đã sử dụng tổchức này thành một đơn vị hành chính Đó là thời điểm cơ cấu tổ chức giới nam từ

hình thức tương trợ, hình thức giới di vào lĩnh vực chính trị” (Diệp Dinh Hoa,

Cho dù có những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của giáp nhưng điểm thốngnhất của các học giả ở chỗ, thừa nhận rằng trước khi được chuyên giao cho các vaitrò về chính trị, giáp là một thiết chế văn hoá - xã hội của những người dân nôngnghiệp trong các xã hội cô xưa Như vậy, về bản chất, trước hết giáp là một tổ chức

về lớp tuổi và giới tính.

Là một môi trường tiễn thân đặc biệt, các “lễ chuyên tiếp” là các cột mốcquan trọng của mọi thành viên trong giáp Tuy nhiên, những cột mốc đó chỉ xuấthiện một vài lần trong đời mỗi con người Các mối quan hệ theo chiều đọc tronggiáp được tính dựa trên các nac thang mà mỗi thành viên đã trải qua Thành viênnao được sinh ra trước, anh ta sẽ may mắn được tham dự các lễ thành đinh, lên lão

trước các thành viên khác và đương nhiên, anh ta sẽ có thân phận cao hơn so vớinhững người sinh ra sau mình Tuy nhiên, không phải trong đời ai cũng được may

mắn gánh hết các trọng trách trong lòng giáp, bởi lẽ, trong cùng một dịp lên đỉnh,lên lão sẽ có nhiều người cùng được tham dự Nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi đãlưu ý chúng ta đến vấn đề này và từ đó đề cập đến các HĐN.

Theo có học gia này, HĐN là một tổ chức phụ nằm trong lòng giáp Mỗi HĐN

là tập hợp của tất cả các thành viên có cùng một năm sinh trong một giáp Nếu như

tôi và anh A, anh B sinh cùng năm nhưng ở hai Giáp khác nhau thì không được coi

là '“bạn đồng niên” Mục đích chính của các HĐN chủ yếu là tập hợp bạn bé cùngtuổi trong một giáp dé chè chén với nhau, và qua đó ‘‘thdt chặt tình dong niên, mộtmỗi tình thân ái đặc biệt nối liền những con người mà thân phận xã hội được đánh

dấu bởi một nhịp điệu tiến thân chung’? (Trần Từ, 1984, tr.55) Như vậy, HĐN chỉ

là một tổ chức không chính thức, không quyền lực và quyền lợi trong lòng các giáp

Trang 33

ở làng Việt cổ truyền Nó chỉ là hình thức liên kết tự nguyện giữa những thành viêncùng tuổi giáp Trong mối tương quan với toàn bộ cơ cấu tổ chức xã hội của làng -

xã, các HĐN hau như không có tiếng nói và vai trò gì thực lực ngoài tư cách của

các ““giáp viên”).

Những gợi ý của có học giả Từ Chi đã giúp chúng ta định vị được vị tri củacác HĐN trong lòng cơ câu tô chức làng - xã Việt cô truyền Tuy nhiên, các HĐNcó từ bao giờ, nó được hình thành ngay từ khi có giáp hay là kết quả sau này? Đâyvẫn có là một câu hỏi chưa thé có lời giải đáp Những nghiên cứu về đời sống làng -xã của nhiều nhà nghiên cứu như Diệp Đình Hoa (1990, 2000), Phan Đại Doãn(1992, 2000) Nguyễn Tùng (2003) cũng nhắc đến HĐN, nhưng chỉ với tư cách làmột tô chức tự nguyện theo lớp tuổi mà không đề cập gì sâu hơn đến nguồn gốc

cũng như những mối liên hệ của tổ chức này với các tổ chức khác Những nghiên

cứu của nhóm tác giả Viện Xã hội học sau này cũng đã đưa ra gia thuyết về mối liên

hệ giữa giáp và các HĐN khi mà ở một số nơi như Mẫn Xá, Đồng Ky (tỉnh BắcNinh) hiện nay, chức danh Cai dam hay anh Đám, ông Đám, von thuộc về ngườiđứng đầu các giáp xưa, nay lại được dùng một cách luân phiên trong HĐN, chỉngười đứng dau, với trách nhiệm tổ chức, triệu tập hội viên (Tô Duy Hợp (chủ

biên), 2000, tr.124)

Tuy nhiên, liệu mô hình mà nhà dân tộc học Từ Chi đưa ra ở trên về sự tíchhợp các HĐN trong tổ chức giáp có phải là mô thức chung cho mọi làng - xã trênchâu thé Bắc Bộ? Những cuộc điền đã trong ba năm vừa qua của chúng tôi tại một

số làng cho thấy vẫn tồn tại những HĐN với tư cách là một tổ chức độc lập, ít nhấtlà tại làng Giang Xá, chúng tôi đã được các cụ già ở đây ké về việc sinh hoạt đồng

niên xưa kia với những mô tả khác với những gì mà học giả Từ Chi đã đưa ra Lang

Giang Xá xưa có 9 giáp được đặt tên từ giáp Nhất đến giáp Cửu Cách đây khoảng

80 năm, giáp Cửu ít người quá, nên làng cho sát nhập vào giáp Ba nên chỉ còn lại 8

> Lang Giang Xá thuộc thị tran Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, tinh Hà Tây Làng nằm cách thủ đô Hà Nộikhoảng 20km Tại đây, đoàn nghiên cứu của Ban nghiên cứu chính sách và phát triển văn hóa (Viện Văn hoá

- Thông tin) đã tiền hành những cuộc điền đã từ đầu năm 2004 đề tìm kiếm tư liệu cho các đề tài khác nhau,

trong đó có mối quan tâm về giáp và các HĐN.

Trang 34

-28-giáp (bát -28-giáp).Giáp ở Giang Xá được tổ chức theo dòng họ” Nam giới của các họ

từ khi sinh ra đã gia nhập vào giáp theo nguyên tắc cha ở giáp nào thì con ở giáp ấy.

Nam giới ở các giáp cũng tham gia vào các HĐN (theo cách gọi của người Giang

Xá là Hội đồng canh) Tuy nhiên, khác với những gì mà cụ Từ Chi đã viết, cácHDC ở Giang Xá là tổ chức của những người nam giới có cùng năm sinh trongphạm vi cả làng Có thể anh và tôi là thành viên của hai giáp khác nhau nhưngchúng ta có cùng năm sinh tức là chúng ta là ‘‘ban đồng canh”? của nhau Mục dich

chính của HĐC vẫn chỉ là vui vẻ và tương trợ lẫn nhau nhưng so với giáp, nó là một

tổ chức độc lập, có tiếng nói riêng, có tư cách thành viên riêng, thậm chí nó còn có

cơ sở kinh tế riêng”.

Như vậy, sự đa dang của lang - xã Việt Nam cùng với những bí ấn của nó mộtlần nữa mang lại cho chúng ta những thách thức trong việc khám phá Thật khó déđưa ra được một mẫu hình chung bởi mỗi làng là một thực thể đầy sống động và cónhững đặc điểm rất riêng biệt Nghiên cứu của những người đi trước cùng với tu

4 Giáp Nhất (còn gọi là giáp Đông) có bốn dòng họ Nguyễn, gọi là họ Nguyễn giáp Đông.

Giáp Hai có hai dòng, họ Nguyễn Đức, họ Trịnh (nay họ Trịnh không còn ai nữa).

Giáp Ba có ba dòng, họ Nguyễn, họ Tran, họ Đỗ.

Giáp Tư có ba dòng, họ Nguyễn Phú (còn gọi là họ Nguyễn lớn), Nguyễn Hữu (còn gọi là họ Nguyễn con),

họ Giang.

Giáp Năm có ba dòng, họ Đỗ Phú, họ Bùi Trung, họ Hà.

Giáp Sáu có 2 dòng, họ Lê, họ Đỗ.

Giáp Bảy có 4 dòng, Họ Trần, hai dòng họ Đỗ.

Giáp Tám có ba dòng, họ Bui, họ Nguyễn, họ Cao.

> Theo các cụ cao tuổi trong làng, ngày xưa các HĐC có ruộng, lần lượt canh điền Có hội có tới hàng mẫu

ruộng Mỗi hội viên HĐC góp vào quỹ hội một số tiền và cho vay sinh lợi, từ đó sẽ tạo ra được một sào

ruộng, ngày xưa một sào ruộng cấy được khoảng | ta thóc, liên hoan hết không đáng bao nhiêu, chỉ khoảnghai chục cân, còn lại tám chục cân cho vay lãi tiếp, chỉ cho các thành viên trong Hội vay, mục đích là để giúp

đỡ nhau lúc khó khăn Khi một người trong hội chết đi thì ruộng đó được chuyên cho con trưởng hay con thứ

của người đó, tùy theo tình hình kinh tế gia đình anh trưởng đã đầy đủ rồi, người em kinh tế kém hơn thì

nhường cho em dé em vào hội đó đề hội giúp đỡ.Tức là đến đời con cũng được sinh hoạt trong HDC của bố,cũng được dự lễ xuân thu nhị kỳ, ai canh điền thì biện lễ, còn lại sản phẩm thu được thì sẽ giúp đỡ nhau Cho

nên, người ta gọi hội của những người con là Hội giúp đỡ, chứ không gọi là HĐC nữa Trong một gia đìnhcó thể có nhiều Hội giúp đỡ, giúp nhau về việc canh nông, bởi vì có thê vừa thừa kế được của ông, vừa thừa

kế được của bố Khi đã chuyên sang Hội giúp đỡ rồi thì không còn căn cứ vào tuổi nữa, những người con đãcó sẵn sào ruộng ấy thì chơi với nhau trong một hội Bây giờ, phương thức sinh hoạt Hội như thê không còn.Các con cháu trong HDC không còn có mỗi liên hệ gì với nhau nữa vì không còn ruộng.

Năm 1945, nạn đói lớn xảy ra, HĐC giúp nhau mỗi người một cân thóc, cứu được các gia đình qua được năm

tháng đói.

Cho đến năm 1956, cải cách ruộng đất, toàn bộ số công điền đó đem chia cho nông dân, làm cho các hội đó

mat đi.

Trang 35

liệu thu thập được từ những cuộc điền dã của bản thân chưa mang lại cho chúng tôinhững nhận thức thật rõ ràng về nguồn gốc và vị trí của các HĐN trong các làng -xã cô truyền Tuy vậy, những kí ức của lớp người già về những ngày ““sinh hoạtđồng nién’’ xa xưa cũng mang lại cho chúng ta ít nhiều sự tưởng tượng về một tôchức xã hội đã từng hiện diện và tham gia vào đời sống của người nông dân ViệtNam ở các làng — xã Như vậy, ở một góc độ nào đó, tô chức ấy cũng đã tham giavào đời sống xã hội vô vàn phức tạp ở nông thôn châu thô Bắc Bộ trước đây vớinhững vai trò và chức năng nhất định Và trong bối cảnh nông thôn hiện nay, tổ

chức ay đã được phục sinh và được vận dung trở lại trong những điều kiện nhất

định dé phục vụ cho những mục đích cụ thé của người dan đương đại.

1.1.3 Những biến chuyến của làng - xã đương dai và sự phục hồi của HDNVào thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau năm 1954, làng -xã châu thổ Bắc Bộ có những biến chuyển to lớn Công cuộc cải cách ruộng đất và

phong trào hợp tác hóa ở nhiều nơi đã xóa bỏ cấp thôn, đưa xã trở thành đơn vịhành chính cơ sở Xã được hình thành với sự sáp nhập của nhiều làng lân cận Cơ

cau tổ chức làng xã bị bãi bỏ, hương ước không còn cơ sở dé tồn tại Xã hội làng xã trong các làng đần dần được cải tạo theo mô hình của chính quyền dân chủ nhândân Mọi qui định của lệ làng dần dần được thay thế bằng qui định của pháp luậtnhà nước Các tô chức tự quản của người dân dần dần được thay thế bởi các tổ chứcquần chúng với sự chỉ đạo theo mô hình kim tự tháp (chỉ đạo từ trung ương xuống

-đến các địa phương).(Nguyễn Tùng (chủ biên), 2003, tr.81)

Từ một cơ cấu xã hội đầy phức tạp với kết cấu chặt và đan xen, chồng xếp của

nhiều loại hình tô chức, sau Cách mạng tháng Tám, cơ cấu này đã có sự giảm sút rõrệt Sự không tồn tại hay nói chính xác hơn là sự giảm sút của các loại hình tổ chứcxã hội, nhất là các tổ chức phi quan phương trong xã hội làng - xã giai đoạn này làdo nhiều nguyên nhân khác nhau Thứ nhất: chế độ ruộng công bi bãi bỏ đã làm matđi cơ sở kinh tế của các tô chức này Thứ hai: mọi quyền hạn, nhất là nghĩa vụ của

từng người dan được pháp luật hay các chi thị của cấp trên triển khai đến tận người

Trang 36

-30-dân Thứ ba: công cuộc thay đổi lệ làng là một trong những nội dung phan dé, phan

phong của Cách mạng tháng Tám (Khoa Lịch sử, 2006, tr.160 -161)

Tuy nhiên, sức sống lâu bền của làng - xã là điều không dễ bị lu mờ Những biếnđộng về chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn đó không thé làm mất đi sức sốngđã được định hình của làng - xã, nó vẫn chảy như những mạch ngầm Công cuộc đổimới được tiến hành ở nước ta đã đem lại những thay đổi căn bản cho nông thônchâu thổ Bắc Bộ Thực chất quá trình đổi mới ở nông thôn chính là việc đưa cáclàng - xã trở về với quá trình phát triển tự nhiên và bình thường của nó Làng - xã

được khôi phục với việc tái lập cấp thôn, chức danh trưởng thôn được thừa nhận và

chính thức hóa, hương ước vốn là một công cụ hiệu quả tổ chức quản lý nông thôntruyền thống được khuyến khích xây dựng.

Kết quả của quá trình đưa làng - xã trở về đúng quy luật phát triển của nó đã dẫn

tới sự phục hồi của hàng loạt những thành tố dân sự, những tổ chức, thiết chế truyềnthống như các hộ gia đình, dòng họ và các tổ chức phi quan phương, các lễ hộitruyền thống Quá trình phục hồi các yếu tố truyền thống tại các làng - xã được

coi là quá trình “?4¡ cấu trúc” hay một sự ' Sáng tạo của truyền thong’’ Chính từquá trình hồi sinh này, một lần nữa người ta thấy được sự đúng đắn của quan điểmcoi làng-xã là một cộng đồng ““mở'' Bởi lẽ, khi đi tìm nguyên do của quá trình taicấu trúc, nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến 2 yếu tố: 1./Những cai cách vềkinh tế đã dẫn tới việc tô chức lại cấu trúc chính trị, xã hội ở vùng nông thôn; 2/Ảnh hưởng của những phan kháng từ phía các làng — xã đối với các chủ trương củaNhà nước buộc Nhà nước phải nới lỏng việc kiểm soát và tăng cường dan chủ cơ sởở nông thôn Như vậy, có thể thấy, trong một chừng mực nào đó, sự tác động củacác làng-xã thông qua các truyền thống mới về văn hóa đã khiến nhà nước phải điềuchỉnh chính sách của mình Tái cấu trúc văn hóa nông thôn được coi là một hệ quảtất yếu của quá trình đổi mới mà trong đó có một phần không nhỏ bắt nguồn từnhững đòi hỏi thực tiễn của các làng - xã đối với nhà nước.

Tuy nhiên, bối cảnh của xã hội nông thôn đương đại còn bị chi phối bởi quá

trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Trang 37

Điều này chắc chan góp phan làm cho xã hội làng-xã mở hơn nữa Chính vi vậy,bên cạnh các tổ chức truyền thống được phục hồi, ở nông thôn hàng loại những

quan thé xã hội mới với nhiều hình thức tô chức da dạng, phong phú nhưng cũng rất

phức tạp Cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế — xã hội, các thiết chế kinh tế, xãhội ở nông thôn đang có sự vận động Những thiết chế chính thống, quan phương;

những thiết chế mới được phục hồi hay mới xuất hiện, có cái là chính thống, có cái

ngoài chính thống (còn gọi là bán chính thống hay phi chính thống, bán phi quanphương hay phi quan phương), có cái tập trung, có cái phân tán Có thé nói trong

quá trình chuyển biến lớn nao này, con người — tổ chức — xã hội cũng sẽ có những

thay đổi không bình thường và bình thường, trong cơ cấu, trong chức năng Sự thayđổi trên là không thể tránh khỏi, là một tất yếu lịch sử (Phan Đại Doãn, NguyễnQuang Ngọc (chủ biên), 1994, tr.49) Hay nói cách khác, nhìn từ góc độ cơ cấu, xã

hội nông thôn châu thổ sông Hong là sự chống xếp của các cơ cấu văn hóa truyén

thống, truyền thống bị biến dạng và hiện đại hóa (Tô Duy Hợp (chủ biên), 2000,

Nam trong bối cảnh chung của việc phục hồi các thiết chế truyền thống, HDNở nhiều làng - xã cũng đã sống đậy và tham gia vào đời sống của người nông dânđương thời, ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc vàngoại thành Hà Nội , các HĐN dang phát triển rất mạnh mẽ cùng với các tô chức

xã hội truyền thống khác.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang trong

những năm qua đã bước đầu khẳng định sự hiện diện của các HĐN trong các làng

-xã đương đại.

Hộp 1.2: Hội Đồng niên tại làng Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnhBắc Ninh)

“ Dường như các đứa trẻ thuộc giới nam, sau khi đã qua lễ “bán con” trước ban thờ

Thành hoàng ở đình, nghiễm nhiên đã được gia nhập Hội đồng niên Thế nhưng, vì

các “hội viên” còn quá nhỏ, mãi đến 9, 10 năm sau hoặc có thé còn lâu hơn, hội mới

chính thức ra mất, do người lớn đứng ra sắp xếp, , 0p tiền, don cỗ tại một nha nao

day của một thành viên nhỏ tuổi, Mung hội ra mắt xong, các hội viên tiến hành cửCai đám (do người lớn nhận hộ phần trách nhiệm cho con, cháu) Trong năm ấy, gia

đình một thành viên trong hội có việc cần giúp đỡ, phụ huynh các thành viên cũng

đứng ra thay mặt mà thực hiện lệ của hội Đến khi các thành viên đã đủ sức tự giảiquyết công việc của hội, phụ huynh của họ mới thôi đóng vai trò thay mặt Theo

Trang 38

-32-cách tô chức của Hội dong niên, trong nhà có bao nhiêu nam (trừ các cụ ông từ 50 đỗ

lên) thì cũng có bây nhiêu thành viên của các hội riêng Đã là hội tự nhóm họp, có lẽ

không phải bat cứ “đồng niên” nào cũng phải gia nhập Và có lẽ bất cứ hội viên nào

cũng có quyền tuyên bố không tham gia hội nữa.Đấy là nói về nguyên tắc, về quyền

tự do của các “đồng niên” „ nhưng có lẽ gia nhập hội vẫn có một lực tinh thần nào đóthúc day, chí ít cũng do “cái tiếng” kẻ sống giữa làngmà nếu không đứng trong hộidễ bị lên án ngầm, bị coi là kẻ lạc lõng”.

Nguồn: Tô Duy Hợp (chủ biên) (2000), Sw biến đối cia làng-xã Việt Nam ngàynay ở đồng bằng sông Hong, Nxb Khoa học xã hội, H, Tr 125 -126

Cũng giống như ở Mẫn Xá, tại Giang Xá, các HDN cũng được khôi phục ngàycàng nhiều Năm 1989, nhân địp cụm di tích đình và đền của làng được Nhà nướccông nhận là Di tích lich sử và kiến trúc nghệ thuật, lễ hội truyền thống của làngđược phục hồi Lúc đó, các giáp không còn nữa, không còn tổ chức nào đảm nhiệmvai trò thù ứng việc làng nên anh em trong làng từ 25 tuổi trở lên mới tự vận độngnhau vào HDC dé phục vụ hội lang Từ đó đến nay, phong trào thành lập HDC ngày

càng phổ biến va trở thành một hình thức sinh hoạt không thé thiếu của các lứa tuổi

nam giới trong làng Ngoài mục đích cộng cảm, tương thân, tương ái, xây dựng tình

đoàn kết trong hội, việc vào HĐC còn là cơ sở cho chính quyền nắm được lực lượngthanh niên và trung niên trong làng, dé khi việc làng cần đến thì ông trưởng Ban tô

chức chỉ cần nắm được danh sách các Hội Đồng canh là có thể phân công công việc

cho phủ hợp Tính tới thời điểm mà cuộc khảo sát của chúng tôi được tiến hành vàonăm 2005, làng Giang Xá có khoảng 53 HDC với các thành viên có độ tuổi từ 22

(Hội Giáp Tý) đến 84 (Hội Nhâm Tuất) Không chỉ có nam giới mà phụ nữ cũng

tham gia HĐC, tuy nhiên họ không vào chung các hội với nam mà thành lập hội của

riêng mình và số lượng của các Hội HĐC cũng rất khiêm tốn (hiện nay ở Giang Xáchỉ có khoảng 2 HĐC nữ, đó là Hội Nhâm Thìn và Hội ất Mùi), điều đặc biệt là

riêng Hội Giáp Tý cả nam và nữ cùng tham gia trong một HĐC.

Với tư cách là một tổ chức tự tập hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất địnhcủa người đân làng - xã, các HĐN đang được phục hồi và hiện điện ở khắp nơi trênchâu thé Bắc Bộ ở nhiều nơi, các HPN nhiều đến mức không thể đếm được nếutính theo số lượng những người có cùng năm sinh Nếu như cố học giả Từ Chi cho

Trang 39

rằng, trong làng - xã truyền thống, các HĐN chỉ là một tổ chức phụ trong lòng các

giáp thì trong xã hội đương đại, các HĐN dường như đã thoát ra khỏi cái bóng bao

trùm đó và trở thành một tổ chức độc lập, có vai trò và chức năng cụ thể trong đờisống làng — xã Trong cơ cấu xã hội của làng - xã đương đại, các HĐN ngày nay cóthé được xem như là những thiết chế văn hóa — xã hội cô truyền còn lưu lại, dù dướihình thức biến tướng (Tô Duy Hợp (chủ biên), 2000, tr.125)

1.2 Một trường hợp cụ thể: Làng Quan Đình

1.2.1.Téng quan về làng Quan Dinh

1.2.1.1.Vi trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Từ thủ đô Hà Nội, qua cầu Chương Dương theo đường quốc lộ 1A khoảng 28km đến trung tâm Thành phố Bắc Ninh, rẽ tay phải theo đường quốc lộ 286 đến thịtran Chờ, rồi rẽ tay trái theo đường tỉnh lộ 271 khoảng 4 km là đến làng Quan Dinh,xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Xã Văn Môn nằm giáp ranh giữa hai huyện Yên Phong và Từ Sơn (xưa là ĐôngNgàn), gồm 5 thôn và có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp xã Yên Phụ và Thị trấn Chờ (cùng huyện); phía Nam giáp xã

Hương Mạc (huyện Từ Sơn); phía Đông giáp xã Đông Thọ (cùng huyện); phía Tâygiáp xã Thuy Lâm (Đông Anh - Hà Nội).

Năm trong xã Văn Môn, làng Quan Đình có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp

thôn Phù Xá (cùng xã); phía Nam giáp thôn Quan Độ (cùng xã); phía Đông giáp

thôn Mẫn Xá (cùng xã); phía Tây giáp xã Thuy Lâm (Đông Anh - Hà Nội).

Thôn Quan Đình có diện tích tự nhiên là 686.918 m, trong đó diện tích đất canh

tác là 524.160 m’, đất thổ cư là 116.000 m’, ao hồ, bờ bãi là 46.758 m” Dân cư

sông trong làng theo 5 xóm (ngõ): Ngõ Trại, Ngõ Đông, Ngõ Ngay, Ngõ Tiền, Ngõ

Quan Đình nam ở vùng đất giáp ranh giữa hai huyện Đông Ngan (nay là huyệnTừ Sơn) và Yên Phong Huyện Đông Ngàn xưa nỗi tiếng là vùng đất màu mỡ được

bao bọc và chia cắt bởi các con sông cổ như: Sông Thiên Đức (sông Đuống), sông

Ngũ Huyện Khê (sông Thiếp) và một phần của con sông Tiêu Tương thơ mộng Từ

Trang 40

-34-xa xưa vùng đất nay đã là địa bàn tụ cư của các làng Việt cô với các tên gọi như: KẻSat, Kẻ Bàng, Kẻ Cẩm, Kẻ Hồi, Kẻ Me, Kẻ Nét Thuở ấy, con người đến đây cưtrú ven bên bờ các con sông và trên các gò đồi như: Tam Sơn, Tiêu Sơn ở đây cácnhà khảo cổ đã khai quật và phát hiện thay dấu tích những làng xóm cổ ở chân núi

Tiêu, dau ấn còn dé lại ở những di vật gốm, đồng được xác định vào thời đại Hùng

Vương, có niên đại cách ngày nay khoảng 3000 năm.

Trong khi đó, huyện Yên Phong là vùng đất nằm dưới chân dãy Thất Diệusơn, là nơi chuyển tiếp giữa miền núi trung du và châu thé, nên vẫn còn những dãy

núi sót lại giữa đồng bằng Đây là vùng đất vừa có núi, sông, đầm hồ, ruộng đồng,

bờ bãi, nên sớm là địa bàn tụ cư của người Việt cổ Chính dãy núi Thất Diệu và cáccon sông cô Cà Lé, sông Cầu, Ngũ Huyện Khê đã thu hút các cư dan Việt cô về đâysinh cơ lập nghiệp, tạo lập nên các làng Việt cô với những cái tên như: Kẻ Chờ, KẻNét, Kẻ Đọ, Kẻ Triền Thư tịch, tài liệu cổ như “Đại Nam nhất thống chí”, “Lịchtriều hiển chương loại chí”, “Bắc Ninh toàn tinh địa dư chí” đều có ghi chép vềdãy Thất Diệu sơn phản ánh dấu ấn lịch sử văn hoá thời Hùng Vương - An DươngVương ở đây khá rõ nét Bên cạnh dãy núi Thất Diệu, vùng đất này còn được baobọc bởi các con sông cổ: Cà Lồ, Nguyệt Đức (Cầu), Ngũ Huyện Khê đã mang nặngphù sa bồi đắp lên những cánh đồng màu mỡ ở hai bên bờ của nó, tạo điều kiện chocu dân ở đây sinh cơ lập nghiệp bằng nghé trồng lúa nước Đồng thời, nó cũng tạođiều kiện để họ phát triển nghề phụ như: đánh bắt thủy sản, các nghề thủ công và

giao thương buôn bán.

1.2.1.2 Lịch sử hình thành

Theo truyền ké lại thì xưa kia Quan Đình có tên là “Lan Dinh” nằm ở chânnúi Sái thuộc dãy Thất Diệu Sơn, sau do dân cư phát triển đông đúc mà chuyển đếnvị trí hiện nay (cách dãy núi Thất Diệu chừng 1,5 km theo đường chim bay) Thờiđiểm làng Quan Đình chuyển về nơi ở mới có từ bao giờ? Day là cả một van đề lớncần được nghiên cứu, tìm hiểu Song căn cứ vào dấu ấn văn hoá vật chất là ngôiđình làng còn nguyên kiến trúc của năm trùng tu lớn “Cảnh Hung năm thứ 34”(1773) thì đã cho biết ít nhất làng Quan Đình đã được chuyên về vị trí hiện nay trên

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:01

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w