1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Tục thờ thánh Tam Giang ở vùng ngã ba Xà ( Nghiên cứu trường hợp: Làng Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)

171 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

* ok

NGUYEN THI THU TRANG

TUC THO THANH TAM GIANG O VUNG NGA BA XA

(Nghiên cứu trường hợp:

làng Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

và làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)

Chuyên ngành Dân tộc học

Mã so: 60 22 70Khóa: 2006 - 2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn Khoa học: PGS TS Hoàng Lương

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

+ +

NGUYEN THỊ THU TRANG

TUC THO THANH TAM GIANG O VUNG NGA BA XA

(Nghiên cứu trường hợp:

lang Doai, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tinh Bắc Ninh

và làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Khóa: 2006 - 2009

Hà Nội - 2009

Trang 3

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

2 Mục đích nghiên cứu và đĩng gĩp của Luận văn - «5s ssvssersee 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -:-2¿©22 sosesssecssecssecssesssetsseesseee 74 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu -2 2+2+s£+x+zxezxczxzreee 7

5 Cấu trúc của Luận văn ¿- ¿+ k+Sk+kE SE EEEXE112111111211111111 1111111111110 9

Chương 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH VA DIA BAN NGHIÊN CUU 10

1.1 Quan niệm dân gian về tục thờ Thanh Tam Giang - - - 10

1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng thờ tự nhiên 10

1.1.2 Lịch sử hố thần tự nhiên + + S222 11122251111 111.1.3 Quan niệm dân gian về tục thờ Thánh Tam Giang ở vùng Ngã Ba

amaũiỊùẶIẠIiaiáùầẳắùắùầủaddiiiiíiẳíẳáẳiảiẳảả 12

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu - 22c ++ se 13

1.3 VỊ trí địa lý và đặc điểm tự nhiên vùng Ngã Ba Xà 17

1.3.1 VỊ trí địa Ïý Q cece eee cence eee eee e nent KT TT nh như 17

1.3.2 Đặc điểm tự nhiên cv 2n vn nh eens 191.4 _ Tình hình dân cư và kinh tế, văn hĩa, xã hội vung Ngã Ba Xà 211.4.1 Tinh hình dân cư và kinh tế- văn hố- xã hội lang Đồi 211.4.2 Tình hình dân cư và kinh tế - văn hố — xã hội làng Mai Thuong 24

Tiểu kết chương Ì - c1 2222111111222 1111112551111 2n es 26Chương 2 QUAN THẺ DI TÍCH THỜ THÁNH TAM GIANG 29

2.1 Truyền thuyết, thần tích về Thánh Tam Giang - 29

2.1.1 Nội dung (tĩm tắt truyền thuyết) - - cc c2 2s ccS2 292.1.2 Truyền thuyết, thần tích ở làng Đồi 2-2 ¿+ z+cxtzEczzxerrerred 312.1.3 Truyền thuyết, thần tích ở làng Mai Thượng 2 +: 32

2.1.3 Truyền thuyết, thần tích ở các làng ven sơng CẦu -. -:-5¿ 33

2.2 Quan thé di tích và vai trị của nĩ trong tục thờ Thánh 362.2.1 Quần thể di tích thờ TTG tại làng Đồi 5c 5scxcccczxereerrcres 37

2.2.1.1 Đền Xà 22 222 2211122211221 ieg 38

"9i 0L nh 42

Trang 4

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

2.2.1.3 Miéu thờ Dam Nương - 25s seEềEEeEEE E71 11111 1111111111.45

2.2.2 Quần thé di tích thờ TTG ở làng Mai Thượng - 2-2 22 szs+ 462.2.2.1 Đền làng Mai Thượng - + 2 2 2S2+EE£EE£EE2EEEEEEEEEEEEEErrkerkerkrred 462.2.2.2 Miéu thờ Dam Nương -+- 2S E2E2EEE2E1221211211211211211 211 xe 49Tiểu kết chương 2 -c- c2 1112222111112 21111111 55111111 15111111155 ren 51Chuong 3 PHUNG THO THANH TAM GIANG QUA LE HOI VA PHONG TUC 553.1 Lé hội truyền thống va tục thờ Thánh ở lang Dodi - 56

3.1.1 Phần chuẩn bị lễ Oi cceccccccscessesssessesseessessuessessucssessesssessesssessesssesseeaneess 56

3.1.2 0v so -a.-AỐEÔOÔÔÔ 573.1.3 Chimh 00 57

3.2 Lễ hội truyền thống và tục thờ Thanh ở làng Mai Thượng 61

3.2.1 HOi tung WOa eee cecceeeeeeeceeseeeeeeececeacecceceseeceaeceaeeeeeeeeeseeeseneeeeeeess 613.2.2 Hội bơi chải 2-22 5c 2212211221221127121121111121121121111211 1 xe 65

3.3 Lễ hội và phong tục ở một số làng ven sông Cầu - 713.3.1 Hội Kéo co lang Hữu Chấp - c c2 222111122224 713.3.2 Hội vật cầu làng Vân -L c2 011222111 1x se 75

3.3.3 Lễ tắm phéng làng Châm Khê + cc 222222222 77

3.4 Một số thay đổi trong lễ hội và phong tục của cư dân vùng Ngã Ba Xà 80Tiểu kết chương 3 -LL c2 2111111111111 2115511111111 1 11112 se 88Chương 4 GIÁ TRI VĂN HOA - LICH SU CUA TỤC THỜ TTG 90

4.1 Giá tri văn hóa của tục thờ TT c <c c2 s2 90

4.1.1 Vai trò của tục thờ TTG đối với đời sống cư đân - 904.1.2 Giá trị văn hoá, thẳm mỹ + c ¿c2 2 2111222211111 522k as 92

4.2 Gia tri lịch sử của tục thờ T”TG -c<cccsccccs2 095

4.3 Bao tồn và phát huy tục thờ trong đời sống đương đại 97

Tiểu kết chương 4 - c1 112222222111 11 111111111 22551111 vu 101KET LUẬN << << C23133 1 vn vn ray 103

TÀI LIEU THAM KHẢO << << c2 +5 s33 ££ssses 106

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CAP TƯ LIỆU - - 110

PHU LUC 21 113

Trang 5

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

6 VHDT : Văn hóa dân tộc

7 VHNT : Văn hoá Nghệ thuật

Trang 6

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Sơ đồ minh

học 3.1.Bảng 3.1.

Biểu đồ 4.1.

Nguồn gốc ra đời TTG Tr.34

Quan niệm của người dân về TTG Tr 35

Sơ đồ mặt bằng tông thé di tích đền Xà Tr 38Sơ đồ bai trí tượng thờ và dé thờ trong di tích Tr.40

dén Xà

Sơ đồ mặt bằng tông thé di tích nghè Ngũ Giáp Tr 48

Cây tre dùng trong lễ hội Kéo co ở làng Hữu Tr 73

Trang 7

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Vào những năm gan đây, cùng với sự đôi mới của đất nước, các sinh hoạt

tín ngưỡng dân gian truyền thống đã được phục hồi và phát triển khá mạnh Một

trong số đó phải kê đến sự xuất hiện trở lại của các loại hình tin ngưỡng như tín

ngưỡng Thờ Mẫu, noi bật nhất là các hiện tượng đi cầu mẫu tại các đền, phủ Tin

ngưỡng phon thực biéu hiện rõ là các nghi thức phổn thực trong lễ hội truyềnthống ở một số làng như làng Vân Sa, làng Sơn Đồng (thuộc tỉnh Hà Tây cũ),làng Quang Lang (Thái Binh) Tin ngưỡng thờ Tản Viên ở một số làng thuộcvùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ như làng Vân Gia (Hà Tây cũ), làng Ngọc

Khám (Bắc Ninh) Tín ngưỡng thờ Thánh Chir Đồng Tử được phát triển mạnh ở

các làng Da Hoà (Hưng Yên), làng Chu Xá (Hà N6i), lang Ô Mễ (Thái Bình) Tuy nhiên, hiện tượng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho các cấp, các ngànhtừ trung ương đến địa phương.

Có thể ghi nhận một thực tế rằng đã có nhiều người nghiên cứu về tín

ngưỡng dân gian, về biến đổi văn hoá nhưng chưa có ai nghiên cứu sâu về hiện

tượng thờ TTG không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà cả sự nguyên dạng và biến

đổi của loại hình tín ngưỡng dân gian này.

Ý tưởng thực hiện đề tài này của tôi xuất hiện khá tình cờ Trong thời gianđược tham gia vào dự án Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Phi vật thể các dân

tộc ở Việt Nam, và dự án “Xây dựng hồ sơ văn hoá Quan họ Bắc Ninh trìnhUNESCO” (2005-2007), tôi được trực tiếp đi khảo sát 22 làng quan họ cô và một

số làng ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang Tôi nhận thấy hau hết các làng có tục hátquan họ đều gần sông Cầu hoặc nằm ở nhánh sông Cầu, và 80% các làng chúngtôi khảo sát đều thờ Thánh Tam Giang Hiện tượng thờ Thánh Tam Giang khá

dày đặc ở vùng ven sông Câu Theo thông kê của nhà nghiên cứu Trân Quôc

Trang 8

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Thịnh [30, tr.42] có tới 315 làng quanh vùng sông Cầu thờ thánh Tam Giang.GS Ngô Đức Thịnh cũng cho rang: Thần sông nổi tiếng nhất là Trương Hồng,Trương Hát được thờ ở 316 làng doc sông Như Nguyệt (tức sông Cau) [27, tr.

Hiện tượng văn hoá dân gian này đã được đề cập một phần trong thamluận “Tục thờ Thánh Tam Giang và sinh hoạt quan họ” tại Hội thảo quốc tế “Bảotồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại” Nhưng đến nay, điều mà tôi đặcbiệt quan tâm và muốn tìm lời giải đáp là: Hiện tượng thờ Thánh Tam Giang có

từ bao giờ? Nó được hình thành bởi những yếu tố nào? Tại sao hiện tượng thờThánh Tam Giang lại dày đặc ở vùng ven sông Cầu? Bản chất của loại hình tín

ngưỡng này là gì? Giá trị văn hoá, lịch sử của tín ngưỡng này đối với đời sống

tinh thần của các nhóm cư dân? Môi trường tự nhiên — kinh tế- xã hội ảnh hưởngnhư thế nào đối với truyền thống và biến đổi của loại hình tín ngưỡng thờThánh? Những giải pháp nao là hợp lý, cần thiết cho chiến lược phát triển bền

vững của văn hoá làng.

Từ những yêu cầu cấp thiết cả trên phương diện thực tiễn và lý luận trong

việc nghiên cứu hiện tượng thờ Thánh Tam Giang, với một niềm say mê tìmhiểu, khám phá và mối quan tâm nghiên cứu của bản thân đã là lý do chính cho

tôi chọn van dé Tuc thờ Thánh Tam Giang ở vùng Ngã Ba Xà làm đề tài

nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu và đóng góp của Luận văn

- Xem xét một cách hệ thống các khía cạnh than tích, truyền thuyết, đền

thờ, các lễ hội và nghi lễ thờ cúng trong mối quan hệ với môi trường sinh thái

nhân văn.

Trang 9

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

- Nghiên cứu tục thờ Thánh Tam Giang dé tìm ban chất, sự hình thành vàphát triển của tục thờ trong quá trình phát triển tộc người Việt nói chung và cư

dân Bắc Ninh — Bắc Giang nói riêng.

- Tìm hiểu gia trị lịch sử, văn hoá của tục thờ TTG đối với đời sống vănhóa tinh thần của cư dân Ngã Ba Xà.

- Tập hợp, hệ thống hoá những tài liệu thu được và kết quả nghiên cứu vềhiện tượng thờ Thánh Tam Giang từ trước tới nay, đồng thời góp thêm tư liệucho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vì Thánh Tam Giang được phụng thờ ở nhiều nơi khác nhau, với các nghi

thức, nghi lễ khác nhau' Cho nên, Luận văn này chỉ khuôn lại trong phạm vi hai

lang khá tiêu biểu cho van dé này Do là làng Đoài (xã Tam Giang, huyện YênPhong, tỉnh Bắc Ninh) và làng Mai Thượng (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnhBắc Giang) Đây là hai ngôi làng đối diện nhau, một làng thuộc bờ bắc Ngã Ba

Xà, một làng thuộc bờ nam Ngã Ba Xà Hai làng cùng thờ Thánh Tam Giang va

có nhiều nghỉ thức, nghỉ lễ liên quan mật thiết với nhau.

Phạm vi vấn đề nghiên cứu được chúng tôi tập trung tìm hiểu trên các mặt:từ truyền thuyết đến di tích, lễ hội và phong tục thờ cúng trong mối quan hệ vớimôi trường tự nhiên — kinh tế - xã hội đã sản sinh và nuôi dưỡng nó Chúng tôicũng đặc biệt chú trọng điều tra và trình bảy tục thờ Thánh Tam Giang tiêu biểu

ở một số địa phương, với mong muốn thấy được những nét chung cũng như sắc

thái địa phương của tín ngưỡng này.

! Theo thống kê của chúng tôi (tham khảo phụ lục 1), hiện nay, chỉ riêng hai tỉnh Bắc

Ninh và Bắc Giang đã có 118 làng thờ TTG.

Trang 10

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Các nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:

e Thứ nhất, tư liệu điền dã dân tộc học Đó là các biên bản phỏng vấn

sâu, bảng hỏi, các ghi chép, ảnh được ghi chụp tại địa bàn nghiên

cứu Các bảng biểu thống kê, các báo cáo, tài liệu sưu tầm do Sở Vănhóa Thé thao và Du Lịch tinh Bắc Ninh, Sở VHTT va DL tỉnh BắcGiang, UBND xã Tam Giang, UBND xã Mai Đình va một số cá nhân

cung cấp.

e Thứ hai, các loại tài liệu bao gồm: sách, luận án, chuyên khảo, bài

nghiên cứu từ tạp chí, các website về chủ đề có liên quan.

Trong đó, nguồn tư liệu điền đã đóng vai trò quan trọng nhất được tác

gia thu thập từ khảo sát và nghiên cứu trên thực dia.

4.2 Với nội dung nghiên cứu như trên, chúng tôi sử dụng các phươngpháp chính như sau:

* Phân tích tư liệu san có: Day là phương pháp quan trọng trong nghiên

cứu này Nó cho phép tổng hợp những thông tin từ những người nghiên cứu

đi trước, phân tích các văn bản thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

* Phỏng vấn định tính: Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu trongquá trình điền dã dân tộc học nhằm ghi nhận các ý kiến, các câu chuyện của

bản thân những người quan sát và tham gia lễ hội Các cuộc phỏng vấn định

tính (hay còn gọi là phỏng vấn sâu) cũng được sử dụng để thu thập các thôngtin chung liên quan đến các van đề lịch sử của làng, những nghi lễ liên quanđến tục thờ Thánh.

* Phỏng vấn định lượng: Chúng tôi thiết kế bảng hỏi gồm 50 câu hỏi về

đời sống, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng Ngã Ba

Xà Tôi chọn ngẫu nhiên 200 hộ ở hai làng Đoài và Mai Thượng để phỏng

Trang 11

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

vấn theo bảng hỏi, mỗi làng 100 hộ Sự phân tích định lượng của tôi ở luậnvăn chủ yếu dựa trên số lượng phiếu này.

* Phương pháp quan sát tham dự và phương pháp không tham dự: được

chúng tôi sử dụng đối với diễn trình lễ hội và các cuộc họp liên quan đến lễ

hội diễn ra trong vùng Với cả hai phương pháp này, tôi đều ghi chép điền da

dan tộc hoc chỉ tiết và tại chỗ Thông qua quá trình tham dự của tôi vào sự

kiện lễ hội này — chia sẻ cùng với những chủ thé văn hóa khác những trainghiệm, sự mệt mỏi về thể chất trong lúc cùng đoàn đi rước nước cũng nhưnhững niềm vui và phan khởi về tinh thần — tôi đã cố gắng dan thân, tham dựdé đạt được cái nhìn từ bên trong mà cỗ GS Trần Quốc Vượng đã gợi ý.

* Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, đối chiếu,

tong hợp và so sánh dé đạt hiệu quả tối ưu trong nghiên cứu.

6 Cau trúc của Luận văn

Luận văn gồm 2 phan: chính văn và phụ lục Phan chính văn gồm 101 trangvới Mở đầu ( 5 trang), Kết luận (3 trang) và Tài liệu tham khảo ( 4 trang) Nội

dung Luận văn gồm (89 trang) chia thành 4 chương:

Chương 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH VA DIA BAN NGHIÊN CỨU (18

Chuong 2 QUAN THE DI TICH THO THANH TAM GIANG (25 trang)

Chuong 3 PHUNG THO THANH TAM GIANG QUA LE HOI VA PHONG

TUC (34 trang)

Chuong 4 GIA TRI LICH SU - VAN HOA CUA TUC THO THANH TAM

GIANG ( 12 trang)

Trang 12

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH VÀ DIA BAN NGHIÊN CỨU.

1.1.Quan niệm dân gian về tục thờ Thanh Tam Giang

1.1.1 Khai niệm tín ngưỡng sung bai tự nhiên

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là gì? Trước hết ta phải đồng ý rằng đây làmột loại hình tín ngưỡng Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, fín ngưỡng là niềm

tin tuyệt đối, không chứng minh (không dựa trên các tài liệu khoa học và thực

tiễn), vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên (thần thánh)” Mỗi tín

đồ của một tôn giáo đều có niềm tin riêng của mình, nghĩa là tin vào một thế giới

siêu linh mà mình tôn thờ Tín ngưỡng không phải là một tôn giáo mà chỉ là một

niêm tin tôn giáo [16, tr.29]

Vậy tín ngưỡng sùng bái tự nhiên có thé hiểu là một hình thái biểu thị đứctin, niềm tin của con người và của cộng đồng ở một trình độ phát triển xã hội vànhận thức nhất định vào các yếu to khác nhau của tự nhiên.

Viện sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng: Sùng bái tự nhiên là một giai đoạn tấtyếu trong quá trình phát triển của con người Với người Việt trồng lúa nước thì

sự gắn bó với tự nhiên là càng lâu dài và bền chặt Việc đồng thời phụ thuộc vào

nhiều yếu tô khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức làlỗi tư duy tổng hợp, và trong hình thức tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần [32, tr.

Theo Tạ Chí Đại Trường: dau vết thiên nhiên còn nhiều nên những con vật

ở nước đã trở thành thần nước Rùa thần sẽ có một đại biểu chui vào chuyện xâythành Cổ Loa, những con rắn hoặc còn nguyên vẹn dạng rắn với một vài điểm dị

hình hoặc biến thành cái tên truyền kỳ “con thuồng luồng” có tác động nhiềunhất vào mối tin tưởng của người dân [22, tr 385].

? http: dictionary.bachkhoatoanthu gov.vn

10

Trang 13

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Người Việt có câu: Nhát điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng Nghĩa là Chim,

ran, cá sấu là những loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, do vậy,thuộc loại được sùng bái hàng đầu Thiên hướng này còn được đây các con vật

lên mức tạo thành hai biểu tượng Tiên- Rong, trong đó, tiên được trừu tượng hóa

từ giống Chim (cho nên mẹ Âu Cơ đẻ trứng), còn Rồng được trừu tượng hóa từ

hai loài bò sát rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng sông nước Đông Nam A [31,

tr71] Như vậy, từ lau, người Việt đã tin va sung bái tín ngưỡng tự nhiên, đặc

biệt là tín ngưỡng thờ rắn.

1.1.2 Lịch sử hóa thần tự nhiên

Theo tư duy nguyên thủy, con người luôn tự coi mình là trung tâm của vũ

trụ Con người tạo ra mối quan hệ giữa con người với con người, con người với

thé giới tự nhiên Một trong những đặc điềm của tín ngưỡng đa than là con ngườiluôn biến những lực lượng trong thế giới tự nhiên thành con người Việc “nhânhóa” tất cả những lực lượng tự nhiên như thế là nhăm tăng thêm sự gần gũi, thânthiết giữa thiên nhiên và con người Ngoài ra, tư duy của người Việt Nam xưa làluôn muốn thiêng hóa các vị thần Bằng tắm lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc,

thái độ uống nước nhớ nguồn, người dân các thế hệ đưa nhiều nhân vật lịch sử,

văn hóa của đất nước vào hệ thống các nhân vật được phụng thờ [2, tr 452].

Thực chất, đây là một quá trình sáng tạo folklore Khi người dân kê khai thần

tích của vị thần làng mình, chính là lúc người dân bắt đầu quá trình sáng tạo này.

Dé có được quá trình sáng tao ấy, người dân đã huy động toàn bộ vốn liéng vănhóa mà họ có và lúc này, thần tích lại bắt đầu một đời sống của nó trong tâm

thức dân gian Bởi những bản thần tích ấy đều viết bằng chữ Hán, mà đại đa sốcư dân Việt, thời quân chủ không phải ai cũng biết, cũng đọc được thứ chữ này.Vả chăng, trong con mắt những người dân quê, bản thần tích ấy là vật báu nhàvua ban cho vị Thánh của làng, thành thử nó chứa không ít chất linh thiêng, kì bí

11

Trang 14

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

nên được cất giữ can thận Người dân quê chỉ được nghe lại, ké lại từ các ông đồ

nho, các nhân vật được xã trao cho quyền cất giữ các thần tích Việc truyềnmiệng diễn ra, và đương nhiên, quá trình sáng tạo folklore lại bắt đầu Cứ như

vậy, qua thời gian, diện mạo của vị thần của làng quê này được hoàn chỉnh, dé

trở thành vị thánh của cộng đồng trong tâm thức dân gian [2, tr 447-448].

1.13 Quan niệm dân gian về Tục thờ Thánh Tam Giang ở vùng Ngã

Ba Xà

Ở Việt Nam, tục thờ thánh Tam Giang ra đời trên nền tảng xã hội nôngnghiệp cổ truyền Thánh Tam Giang trở thành thành hoàng của hơn 300 làng

vùng sông nước.

GS Ngô Đức Thịnh đã nhận xét răng “Thành hoàng là một hiện tượng văn

hóa dân gian tổng thể” và việc thờ cúng thành hoàng, hội làng trở thành biểu

tượng của cố kết cộng đồng: từ cộng mệnh đến cộng cam Và từ góc độ tín

ngưỡng tôn giáo, Giao su coi tho thành hoàng như một tín ngưỡng làng xã nói

riêng và là một biểu hiện đặc trưng của văn hóa nông nghiệp Việt Nam nói

tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng: thờ cúng thần, thánh;

biểu tượng có tình truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêubiểu cho những gia tri tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” [33, tr.8].

Ở Việt Nam, ngay từ đầu, tư tưởng thờ Thánh Tam Giang- vị thần củasông nước- đã thể hiện sự tôn thờ trời đất, giới siêu nhiên và thần thánh Hiệntượng thờ Thánh Tam Giang có đầy đủ các yếu tô như đối tượng thờ, cơ sở và

12

Trang 15

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

điện thờ, nghi thức thờ cúng và các trò chơi, trò diễn mang tính nghi lễ Vì thế,

tục thờ thánh Tam Giang chính là một loại hình tín ngưỡng của cư dan nôngnghiệp nói chung và cư dân vùng Ngã Ba Xà nói riêng.

1.2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu.

Nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam, từ lâu đã thu hút được sự quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

như Dân tộc học, Sử học, Xã hội học Các tác phẩm của các nhà khoa hoc nayvới nhiều cách tiếp cận khác nhau đã tạo nên một kho tư liệu khá phong phú Vềđại thể, có thể chia các công trình nghiên cứu này thành hai nhóm Nhóm thứnhất là nghiên cứu về tín ngưỡng dân dã và nhóm thứ hai là các công trình

nghiên cứu về sự biến đối của văn hóa nói chung và tín ngưỡng nói riêng.

Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nói chung và tục thờTTG nói riêng có từ rất sớm và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như cáccông trình: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên soạn năm 1479; Tiếp đó làcác cuốn: Linh Nam chích quái của Vũ Quỳnh- Kiều Phú, được soạn năm 1492;

Việt Nam văn hóa sử cương (1938) của Đào Duy Anh Dưới cách tiếp cận sử

học và văn hoá dân gian, các nhà nghiên cứu đi trước đã cung cấp những tư liệu

quý giá về truyền thuyết, thần tích cũng như một số tập tục, sinh hoạt văn

hoá-tín ngưỡng dân gian của dân tộc.

Tình hình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam vẫn tiếp tục được

duy trì một cách khá đều đặn trong những năm tiếp theo Nhưng phải đến sau1986 việc nghiên cứu nay mới thực sự khởi sắc và có bước phát triển rõ rệt khi

mà những bí ẩn của cõi tâm linh được chú ý nhiều Từ những biểu hiện cụ thécủa nghi lễ, của phong tục, của lễ hội diễn ra thường xuyên trong giai đoạn này,các nhà khoa học đã có công tìm hiểu, nghiên cứu và giải mã niềm tin sâu xa màcon người gửi gam trong tín ngưỡng dé cho ra đời hàng loạt những công trình,

13

Trang 16

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

những bài viết giá trị về tín ngưỡng dân gian như: Tín ngưỡng làng xã (Vũ NgọcKhánh, 1993), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam (Nguyễn Duy Hinh, 1996), Từđiển lễ tục Việt Nam (Bùi Xuân Mỹ, Bùi Thiết và Pham Minh Thảo, 1996), Vé

tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay (Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, 1996), Tì iép

cận tín ngưỡng dan đã Việt Nam của Nguyễn Minh San (1998); Từ cái nhìn văn

hoá của Đỗ Lai Thuý; Văn hoá Việt Nam- tìm tòi và suy ngẫm của cô Gs Trần

Quốc Vượng; Kho tang lễ hội cổ truyền Việt Nam (Nhiều tác giả; 2000); Tínngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ (Vũ Ngọc Khánhchủ biên, 2000), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam (Nguyễn ĐăngDuy, 2001); Tir điển Việt Nam văn hoá tín ngưỡng phong tục (Vũ Ngọc Khanh,Phạm Minh Thảo, 2005) và đặc biệt là cuốn Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở

Việt Nam của GS Ngô Đức Thịnh (2001) Tác giả đã đưa ra một nghiên cứu toàn

diện và sâu sắc về tín ngưỡng thành hoàng Tác giả đã tiếp cận vấn đề từ góc độ

tín ngưỡng tôn giáo, coi thờ thành hoàng như một tín ngưỡng lang xã nói riêng

và là một biéu hiện đặc trưng cua văn hóa nông nghiệp Việt Nam GS Thịnh đãnhận xét răng thanh hoàng là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thé vàviệc thờ cúng thành hoàng, hội làng trở thành biéu tượng của cố kết cộng đồng:từ cộng mệnh đến cộng cảm [26, tr 296)

Ngoài ra, không thé không kế đến cuốn Thdn, người và dat Việt của Tạ

Chí Đại Trường (2006- tái bản) Những thông tin của cuốn sách rất có giá trị với

tôi khi nghiên cứu về TTG Tác gia chỉ ra rang: 7# nhất, Trương Hồng, Trương

Hát là hai thần sông Thi hai, anh em Trương Hồng, Trương Hat là nhiên than,

sau bị nhân hóa thành Nhân thần Thi? ba, từ phân tích nghiên cứu các tài liệu

14

Trang 17

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

nghiên cứu đến các sự kiện lịch sử tác giả đi đến nhận định rằng: hiện tượngthờ TTG đã có từ rất sớm” [35, tr.51].

Phát triển là quy luật tất yêu của bat cứ xã hội nào và có phát triển tất phải

có những biến đổi, trong đó sự biến đối được nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là

các nhà nhân học văn hoá quan tâm là biến đổi văn hoá Lý thuyết về biến đổi

văn hoa đã được dé cập khá sớm như Thuyết 7ruyên bá văn hoá (đại diện là

G.Elliot Smit 1911), Thuyết Tiếp biến văn hoá (đại diện là Redfield 1934,Broom 1954 chi ra sự biến đôi văn hoá trong bối cảnh những xã hội Phươngtây và ngoài Phương Tây, đặc biệt là sự ảnh hưởng của những xã hội có ưu thếđối với người dân bản dia [3] Nghiên cứu về Việt Nam trong sự biến đổi vănhoá phải kế đến các công trình như: Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nayở đồng bằng sông Hồng (Tô Duy hợp chủ biên, 2000); Làng ở vùng châu thổ

sông Hong: van dé còn bỏ ngỏ (Philippe Papin- Olivier Tessier chủ biên, 2002);

cuốn Cuộc cách mạng ở làng: truyền thống và biến đổi ở miễn Bắc Việt Nam

(Lương Văn Hy, 1992); Lương Văn Hy đã tập trung nghiên cứu Việt Nam thời

kỳ sau đôi mới, và ông giành thời gian nghiên cứu viêc “Cải cách kinh tế và tăng

cường nghi lễ tại hai làng ở miền Bắc Việt Nam” [3] Trong cuốn Doi mặt tươnglai, hôi sinh quá khứ (John Kleinen; 2007) thì theo tác giả, sự cải cách kinh tế,nâng cao đời sống của người nông dân đã là nguyên nhân quan trọng dé các lễ

nghỉ được tăng cường: các lễ nghi cũ được khôi phục, các lễ nghi mới được cập

nhật và sáng tạo Tác giả cũng đề cập đến sự thay đổi lễ nghi kéo theo nhữngthay đổi không nhỏ trong đời sống cộng đồng làng: mâu thuẫn giữa các thế hệ,

ảnh hưởng tới dư luận cộng đồng, sức ép cộng đồng và cả những quy định củachính sách đối với việc thực hành lễ nghi.

3 Ý kiến nay của Tạ Chí Đại Trường ngược với ý kiến của một số nhà nghiên cứu khác như Lê Viết Nga, Lê

Danh Khiêm (Xem chỉ tiết tại tr 382 cuốn Lễ hội Bắc Ninh)

15

Trang 18

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Nhắc đến những nghiên cứu về thay đổi các nghỉ lễ, tín ngưỡng không thể

không nhắc đến cuốn Lễ hội truyền thong trong đời sống xã hội hiện đại (DinhGia Khánh, 1993) Sự ác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng (LêHồng Lý, 2008) và công trình nghiên cứu cấp Bộ: Biến đổi văn hoá ở một sốlàng ở Bắc Bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nguyễn Thị

Phương Châm Các tác giả đã cung cấp những cứ liệu, những dẫn chứng hữu íchcho các nhà nghiên cứu về sự phát triển khá đa dạng, phức tạp của văn hóa làng

xã Việt Nam trong truyền thống và trong giai đoạn hiện nay Các tác giả đã phântích hai tiền đề của sự phát triển trở lại của lễ hội trong những năm gần đây: thứnhất là kết quả từ chính sách Đổi mới đã đem lại điều kiện vật chat, thứ hai là

“sự phát huy của nền dân chủ đang được đây mạnh” GS Khánh đã chỉ ra rằng:

những biến đổi trong đời sống xã hội theo hướng kinh tế thị trường đã gây ra sựđảo lộn trong một số mỗi quan hệ xã hội, thậm chí dẫn đến những khủng hoảngvề tâm lý xã hội Chính vì vậy, theo ông, lễ hội là một trong những giải pháp mànhân dân muốn đi tìm dé truy cầu một đời sống tinh thần ôn định hon, một sựthăng bằng xã hội tốt hơn trong tinh trạng lộn xộn hiện nay [9, tr.26] Từ kết quanghiên cứu sự biến đổi văn hóa tại trường hợp ba làng: Đồng Ky, Trang Liệt vàĐình Bảng, TS Châm nhận xét rằng: hai động lực chi phối toàn bộ quá trìnhphục hồi và tái cấu trúc của văn hóa truyền thống ở các làng hiện nay là lợi íchvà thé diện xu hướng trỗi day mạnh mẽ của văn hóa tâm linh ở ba làng quê này

đã khiến các giá trị văn hóa truyền thống biến đồi, thậm chí ran vỡ dé hình thànhnên các giá trị mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân làng thời hiện đại Nhưng

cũng chính những xu hướng nay lại chứng minh sự tồn tại bền bi của nhiều giátrị văn hóa truyền thống [3, tr218].

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu về những vấn đềliên quan đến tục thờ TTG, cùng với việc nhận biết những thiếu hụt, hạn chế của

16

Trang 19

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

các công trình, trong luận văn này, chúng tôi muốn áp dụng phương pháp địa —

văn hóa với mong muốn có được cái nhìn tổng thể (chữ của GS Trần QuốcVượng) về đặc trưng, biểu hiện của hiện tượng tho TTG cũng như sự vận động

của nó trong mối quan hệ với môi trường sinh thái, nhân văn đặc thù của người

Việt vùng doc sông Cau nói chung và cu dân vùng Ngã Ba Xà nói riêng.1.3 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên vùng Ngã Ba Xà

1.3.1 Vị trí địa lý

Ngã Ba Xà là ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Cà Lỗ và sông Cầu.

Sông Cau đồ nước ra Du Dudm ( Thái Nguyên) đến địa phận thuộc 3 tỉnh Bắc

Ninh, Bac Giang và Hà Nội thì được dòng sông Cà Lé đồ vào hợp lưu Sông Cầu

ở ngã ba này có độ rộng trên dưới 200m Bờ sông bên lở, bên bồi, dòng nước

chảy cham tạo nên một khung cảnh bình yên của vùng quê thôn dã Sông Cà Lôchảy qua địa phận Sóc Sơn rồi đồ ra sông Cầu, lòng sông rộng khoảng 60m Haidòng sông này hợp lưu tại một điểm là Ngã Ba Xà, nước được hòa vào nhaunhưng có điều thú vị là nước của sông Cầu trong, xanh còn nước của sông Cà L6

lại vẫn đục, tạo ra dòng nước chảy bên trong bên đục VỊ trí đặc biệt mà Ngã Ba

Xà” có là: một tiếng gà gáy, ba tỉnh cùng nghe.

Đề đánh dấu Ngã Ba Xà, người dân trong vùng đã trồng một cây gạo ngaybên mép sông để khi đi xa, về gần, người ta nhìn thấy nó lại nhớ về cội nguồn.Theo lời các cụ già trong làng kể: Ngã ba xà khi xưa nằm ngay sát đền Xà, và

sông lúc đó rộng 2- 3km Ngã Ba Xà được người dân trong vùng ghi nhớ như

một địa danh gắn liền mật thiết với di tích đền Xà Nơi đây cũng được nhắc đến

mỗi khi người dân nói về bài thơ Than của Lý Thường Kiệt Mặc dù trải quahàng ngàn năm, nơi đây có sự biển đổi khá lớn, ngã ba sông được đây lùi ra xacách đền xã khoảng 1,4km Quá trình biến đổi đó đến nay vẫn còn dấu tích để

* Xem hình minh hoạ tại phụ lục 2.

17

Trang 20

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

lại, đó là quy luật bồi tụ “Phù Lam Sơn”; nghĩa là bên phía trước đền Xà là bồi

tụ, còn bên bờ bắc thuộc địa phận xã Mai đình, Bắc Giang là bên lở.

Hiện nay, bờ nam Ngã Ba Xà, tức bên bồi tụ là địa phận xã Tam Giang,

trong đó làng Đoài là một làng cé nằm ngay ven sông Cầu Địa bàn dân cư giống

như giống như một hình thang, đáy nhỏ nằm ở phía Nam, đáy lớn nằm ở phía

Bắc, giữa làng là một sống đất rất cao và thấp dần về hai bên, chiều ngang của

làng uốn lượn theo hình con ran Thời xưa (từ nhà Lý trở về trước) làng chưa cóđê, chỗ Ngã Ba Xà lại là cửa sông Cà Lỗ, hàng năm nước tràn về đem theo phùsa của hai con sông bồi trúc Đất đai phì nhiêu, màu mỡ Giao thông thuỷ bộthuận tiện, tạo điều kiện lên ngược xuống xuôi Quanh vùng, theo bán kính từ 5-10km có nhiều chợ như chợ Núi, chợ Chờ, chợ Đông Xuyên, chợ Sọ, chợChàng Lại gần các thị tran như Từ Sơn, Da Phúc, gan thị xã Đáp Cau và

đường ra Hà Nội cũng không xa Làng Doai đã ở vào vi trí hội tu đủ “cận thi, cận

giang và cận lộ” Nhờ vị trí này mà thời xưa, làng có điều kiện phát triển nghề épdầu, nghề làm bánh đa, bán gạo cho các làng buôn ở Đáp Cầu rất phát đạt.

Bên bờ bắc Ngã Ba Xa là làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp

Hoà Làng Mai Thượng nằm ở ngoài đê, được con sông Cầu chảy bao quanh bamặt Đông, Tây và Nam của làng Bên kia sông về hướng Tây là đất Sóc Sơn, HàNội Hướng Đông và hướng Nam giáp huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Phía Đông Bắc làng giáp với thôn Vọng Giang ( xã Mai Đình) Vị trí này của

làng rất thuận lợi giao thông đường thủy trong thời chiến và thời bình” Hơn nữa,

> Sách Đại c- ong lịch sử Việt Nam có ghi: “Ngày 18/01/1077, đại quân Quách Quy đến

bờ Bắc của đoạn đầu sông Nh- Nguyệt, đối diện với bến đò Nh- Nguyệt, bên kia là đ- ờng cái

lớn về Thăng Long Địch muốn hành quân tiếp nh- ng tr- ớc mặt là dòng Nh- Nguyệt và chiến

tuyến của ta ở bờ Nam Quách Quỳ định tổ chức v- ợt sông, tấn công quân ta tiến thẳng vềThăng Long nh- theo kế hoạch dự định Nh-ng thuỷ quân địch bặt hẳn tăm tích Quách Quỳquyết định tạm đóng quân ở bờ bắc sông Nh- Nguyệt Với ý đồ chuẩn bị v- ợt sông, tiếp tục

cuộc tiến công đánh chiếm kinh thành Thang Long, nên địch không dàn đều lực 1- ong trên

18

Trang 21

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

đây còn là đại bàn cơ động thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá.

Trong chiến tranh, Ngã Ba Xà là địa bàn trọng yếu, là vị trí đầu cầu mà mỗi bêntham chiến đều muốn giành và giữ.

1.3.2 Đặc diém tự nhiên

Về địa thế của 3 vùng này có sự khác biệt rõ rệt: ở Sóc Sơn và Bắc Giang

có địa thé tương đối bằng Ở ven sông, co tang dat của hai vùng cũng tương đốibang nhau, đều là đất thé đỏ, có nơi cao tới 6m, phía trên bề mặt có một lớp dat

thịt sâu khoảng 40cm, không có phù sa bồi tụ Đồng thời cũng chính là hai bênlở Địa thế đất của bên đền Xà Bắc Ninh thì hoàn toàn ngược lại, cơ tầng đấthoàn toàn khác do được bồi đắp của phù sa sông, lớp trên cùng có độ dày phù sa

là 40cm, phía dưới là tầng đất thịt pha cát có độ sâu khoảng 3,2m Đây chính là

vùng có địa hình thấp Toàn bộ khu vực từ đền Xà trở ra Ngã Ba Xà hiện nayđều do quá trình bồi đắp phù sa mà ra.

Do địa thế, địa hình và cơ tầng đất của ba vùng khác nhau như vậy nêncây trồng ở đây cũng có sự khác nhau Phía bên địa phận Bắc Ninh và Bắc Giang

chủ yếu là trồng lạc, dâu, lúa Phía địa phận Sóc Sơn, cư dân trồng tre chắn sóng

và định cư lập ấp, lập làng ngay cạnh hai bờ sông này Hiện nay, ở Ngã Ba Xà có3 bến đò trên địa phận của 3 địa phương: Bắc Ninh, Bắc Giang và Sóc Sơn Đây

cũng là nét độc đáo mà chỉ có Ngã ba Xà mới có.

Bên bờ Nam Ngã Ba Xà là địa phận làng Đoài, xã Tam Giang Tổng diệntích tự nhiên của xã hiện nay là §64,8 ha, trong số đó có 520ha là đất nông

nghiệp, 30,44 ha đất mặt nước, số còn lại là đất thé cư và đất chuyên dụng Tam

Giang cũng là địa bàn tương đối thuận lợi, có vị thế tiềm năng để phát triển kinh

trận tuyến dài mà chúng đánh thành từng khối ở những vị trí xung yếu nhất là những bến đò,

những con đ-ờng thuận lợi tiến về Thăng Long Một bộ phận quan trọng quân Tống do phó

t-ớng Triệu Tiết chỉ huy đóng ở bờ bắc bến đò Nh- Nguyệt vùng thôn Mai Th- ong, xã MaiĐình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Hà Bắc [22 Tr.158]

19

Trang 22

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

tế, giao thương giữa các vùng Đường giao thông quan trọng nhất là tuyến đường

trục nói liền trung tâm xã di qua thị tran Chờ dài 5km Hệ thống đường xương cácũng được bê tông hóa, hoàn thiện tới từng làng xóm Hệ thống đường thuỷ cũng

rất thuận tiện, hệ thống sông Cau, sông Cà Lé là mạch nối thông thương, giao

lưu kinh tế với các vùng trung tâm kinh tế lớn ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà

Bên bờ bắc Ngã Ba Xà là làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện HiệpHòa, tỉnh Bắc Giang Từ ngàn xưa, làng Mai đã được dòng sông thơ mộng nàybồi đắp tạo nên những lớp phù sa màu mỡ cho soi bãi ven sông, làm tăng thêm

cảnh quan trù phú của làng Tuy nhiên, vào mùa mưa, con sông Cầu cũng là

nguyen nhân dâng nước, gây ra ngập lụt cho làng.

Mạng lưới giao thông thuỷ bộ của làng Mai Thượng khá thuận tiện Vềđường bộ thì từ làng theo đường liên xã 15 km là đến thị tran Thắng Về đườngthuỷ, với bến đò Tiếu có thé dé dàng liên hệ với Thái Nguyên, Dap Cau, Phả Lại

và xa hơn nữa.

Đường bộ và đường sông của làng Mai Thượng tuy có thuận lợi, nhưng

rơi vào vị trí ven rìa và chuyên tiếp so với trục chính Do đó, tuy là vùng có vị tríchiến lược quan trọng, song đây chưa phải là vùng đất mở đối với các luồng vănhoá và kinh tế trong khu vực.

Với một vị trí địa lý và thiên nhiên đa dạng như vậy, Ngã Ba Xà có tất cả

thuận lợi và khó khăn Có thể coi đây là một đặc thù để tạo ra những dáng vẻriêng về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá của một vùng, cũng như tạo nênnhững tính cách và phẩm chất đặc biệt của cư dân Ngã Ba Xà trong quá trình

dựng nước và giữ nước.

20

Trang 23

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

1.4 Tình hình dân cư và kinh tế- văn hóa- xã hội vùng Ngã Ba Xà

1.4.1.Tình hình dân cư và kinh tế- văn hóa- xã hội làng Đoài, xã Tam GiangNam trong vùng cửa sông, nơi hợp lưu của hai dòng sông cổ là Sông Cà

Lồ và sông Nguyệt Đức (sông Cầu), Tam Giang là vùng đất được thiên nhiên ưu

đãi, thuận lợi giao thông thuỷ, bộ Từ thời đại Hùng Vương dựng nước, các

nhóm cư dân Việt cô đã sinh sống tại vùng đất Yên Phong, lập nên nhiều xóm

làng xung quanh vùng chân núi Thất Diệu, vùng ven sông Như Nguyệt (sông

Cau), sông Ngũ Huyện Khê va sông Ca Lé Theo các cứ liệu lich sử, họ là những

bộ tộc, bộ lạc thuộc bộ Vũ Ninh, quốc gia Văn Lang Thời thuộc Hán, vùng đất

Yên Phong nằm trong huyện Long Biên, quận Giao Chỉ Trong suốt chiều dài

lịch sử, Tam Giang là một dia bàn có vi trí quan trọng trong chiến lược phòng

thủ quốc gia, chống lại các đạo quân xâm lược phương Bắc Đây là nơi quan yêutrên phòng tuyến sông Như Nguyệt thời Lý, Trần.

Địa bàn Tam Giang còn đóng vai trò là một trung tâm kinh tế - chính trịquan trọng thời phong kiến Việt Nam Theo các nguồn sử liệu cổ sử từ thời Tran

— Lê, trải qua may trăm năm, xã Hương La (Tam Giang) được chọn là nơi đóng

trụ sở của huyện Yên Phong, đến năm Gia Long thứ nhất (1802) trị sở của huyệnYên Phong mới chuyên về Đông Yên (xã Đông Phong).

Đối với cư dân nông nghiệp nói chung và cư dân của xã Tam Giang nóiriêng, đất trồng trọt là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống kinh tế Tổng diện

tích đất canh tác của xã có 520 ha, chủ yếu là diện tích đất ruộng hai vụ, chấtlượng đất đồng ruộng theo đánh giá của người dân trong vùng thuộc loại

“thượng đăng điền”, “bờ xôi ruộng mật” rất thuận lợi trong việc canh tác lúanước Thôn Đoài là khu vực nằm ngoài đê nên phần lớn diện tích canh tác chịuảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường xuyên bịngập úng, lũ lụt trong mùa mưa Trước đây, đất thôn Đoài chỉ canh tác một vụ

21

Trang 24

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

trong năm Hiện nay, công cuộc chuyển đổi giống cây trồng đã đưa người dânthôn Đoài thoát khỏi sự bất lợi trong canh tác Năm 2008, tổng diện tích gieotrồng của xã đạt 1.184,38ha, hệ số sử dụng đất là 2,34 lần Trong đó, diện tích

trồng lúa cả năm là 960 ha, diện tích đất trồng màu cả năm là 128,38 ha, trong đó

vụ xuân có 22,18 ha, vụ hè có 17,2 ha và vụ đông là 89 ha Có một nghịch lý là

trong 3 năm trở lại đây, diện tích trồng lúa liên tục giảm” nhưng năng suất lúabình quân của xã liên tục tăng, cho thấy hiệu suất sử dụng đất ở đây rất cao.

Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, người dân Tam Giang còn có những hoạtđộng kinh tế phụ trợ, cải thiện đời sống hộ gia đình như nghề mộc và xây dựng.Phần lớn những nghề này do người dân đi ra ngoài xã, học nghề và về hoạt độngtại làng Hiện nay làng có khoảng gần 20 người biết nghề mộc, trong đó có 2 hộmở xưởng mộc, thu hút nhân lực đến làm; khoảng 50 thợ xây vững tay nghề,thường được mời đi làm ăn tại nhiều địa phương trong và ngoài huyện Các hoạtđộng dịch vụ như mộc, nề, sắt vụn, hàng quán nhỏ và các ngành nghề cơ khí, vậntải có bước phát triển khá, thường xuyên thu hút khoảng 2000 — 2200 lao động.Tổng thu nhập từ nguồn này ước đạt 11.000 triệu đồng Hầu hết các hộ trong

làng đều có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện hiện đại như tivi, rađiô, điệnthoại, đồ điện tử, phương tiện đi lại gắn máy

Nhìn chung, trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn từ sau đổi

mới, đời sống kinh tế của người dân Tam Giang có những bước tiến đáng kẻ.

Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt Hệ thống điện, đường, trạm được củng

cố hoan thiện đến từng hộ dân, hệ thống trường học và giảng dạy cũng được

quan tâm đầu tư góp phần đảm bảo cho người dân ngày càng tranh thủ được

° Nguyên nhân giảm diện tích trồng lúa là do đất trồng lúa bị chuyển đổi thành đất thé cư và chuyển đổi mô hình

đồng trũng sang nuôi thả cá

2

Trang 25

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

những lợi ích từ phúc lợi xã hội Chất lượng dân cư cũng ngày càng được nângcao tỉ lệ thuận với sự phát triển về kinh tế.

Đời sống văn hoá -xã hội

Là một khu vực đồng bang nằm trong vùng văn hoá của người Việt cổ, cáccộng đồng dân cư ở Tam Giang hội đủ những yếu tố văn hoá của những ngôi

làng cô vùng đồng bằng Bắc bộ châu thổ sông Hồng Đối với mỗi người dân, quê

hương, bản quán có ý nghĩa đặc biệt Nó không chỉ là nơi sinh thành, nuôi dưỡng

mà còn là nơi nguồn cội, dòng tộc phát tích, là nơi họ mong muốn được gửi thânkhi hết số, về cdi vĩnh hang

Trong quan hệ xã hội, người dân thường cô kết với nhau dưới danh nghĩa

“làng” “Người làng” là đối tượng rất quan trọng, đặc biệt là đối với những

người ly hương, khi ấy, “người làng” là những mắt xích để kết nối chuỗi văn hoáđã thấm đẫm vào mỗi con người từ khi sinh ra Đó cũng chính là những mắt lướitrong mạng lưới xã hội của mỗi thành viên trong cộng đồng Sự đối đãi giữa cácthành viên trong cộng đồng làng bị chi phối bởi nhiều yếu tố như tính cỗ kếttrong quan niệm xã hội, giá trị đạo đức truyền thống, những ràng buộc về dòngtộc hay mạng lưới thân tộc khiến cho quan hệ này bền chặt hơn.

Hẹp hơn mối quan hệ “làng” là quan hệ “dòng họ” Dòng họ là tập hợpnhững người có quan hệ huyết thống với nhau Nếu như quan hệ “làng” có tổchức chính quyên, có các chức sắc cai quản thi dòng họ cũng vậy, nó cũng có

người cầm đầu và những quy định, chế tài riêng cho các thành viên trực thuộc.Mỗi dòng họ ở Tam Giang đều được tổ chức thành một tập hợp cố kết mà biểu

tượng chung nhất là ngôi nhà thờ họ Có thé ké đến một số dong họ như họ Ngô,ho Chu ở làng Vọng Nguyệt, họ Lê Hữu, Lê Duy ở làng Doai, họ Lê Đắc, LêDanh, Lê Duy ở làng Đông Tổ chức dòng họ ở Tam Giang tương đối chặt chẽ,

23

Trang 26

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

có những quỹ tài sản chung, việc quản lý còn được phân xuống từng chi họ ở các

xóm, cụm dân cư trong làng.

Nhìn chung, đời sống xã hội ở Tam Giang hiện nay vẫn còn lưu giữ được

những yếu tố văn hoá truyền thống, là nền tảng tinh thần cho nhân dân Bên cạnh

đó, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của nhân dân còn được quan tâm,

chăm lo bởi các tô chức xã hội nhằm phát triển bền vững cả về con người cũng

như kinh tế xã hội.

1.4.2.Tình hình kinh té- van hóa xã hội làng Mai Thượng

Về đời sống kinh tế

Lang Mai Thượng sinh sống chủ yếu dọc theo sông Cau Đây là vùng đất

trù phú, được bồi đắp bởi phù sa và cung cấp nước tưới của con sông này nên

loại hình kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước gắn liền với các yếu tố văn hoá

nông nghiệp là đặc trưng cơ bản của cu dân vùng nay.

Vi thế, các ngành nghề nông nghiệp trồng lúa nước, nghé trồng dâu và cácloại rau, hoa màu, chiếm tới 85% tổng số dân cư Số dân hoạt động kinh tẾ ở các

lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nghề thủ công truyền thống không nhiều, chiếm

khoảng 15% Đa phần những hoạt động kinh tế này không độc lập, tách biệt khỏinông nghiệp mà ton tại song song cùng với hoạt động kinh tế nông nghiệp Cáchoạt động kinh tế phi nông nghiệp cũng là đặc trưng của làng Mai Khoảng 43%

số hộ dân trong làng vẫn còn lưu giữ nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tư Cả làng

có gần 100 mẫu đất trồng dâu, trong đó có hơn 40 mẫu đất ven sông Hàng năm,nước sông Cầu dâng lên đem phù sa bồi đắp cho ngàn dâu, người dân chỉ việc

tính lứa hái đem về nuôi tằm Một sào dâu có giá khoảng 1.500.000đ Cả làng cóhơn 400 hộ, với gần 2000 khâu, mỗi năm thu được hơn 400 triệu từ nghề trồngdâu, nuôi tam Lợi ích kinh tế của nghề này đã được dân gian tông kết bằng câu:

nuôi lợn cả năm, không băng nuôi tắm một lứa.

24

Trang 27

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Theo ước tính của người dân, vào tháng 4, tháng 5, cứ một nong tằm cho

6kg kén, mà 10 kg kén cho | kg to và 6kg nhộng Mỗi hộ trung bình có 3,5- 5sảo dâu, một năm nuôi trung bình từ 25-30 lứa tằm Trừ chi phí một năm ít nhất

có lãi từ 7-8 triệu Nghề trồng dâu, nuôi tằm đã đem lại khoảng cho người dân

khoảng 60% tông thu nhập.

Về van hoá — xã hội

Cũng như cư dân ở các làng quê khác, người làng Mai thờ cúng tô tiên,

thờ Không Tủ, theo đạo Phật và thờ cúng thành hoàng làng Ngoài ra, một số hộ

dân trong làng còn theo đạo Công giáo Đạo Thiên chúa mới được truyền từ BắcNinh đầu những năm 30 của thế kỉ 20 sang làng Mai nhưng nó đã tác độngkhông nhỏ đến sinh hoạt tín ngưỡng của người dân làng Mai Với giáo lý mềmmỏng, ít tốn kém về nghỉ lễ thờ cúng nên một số hộ dân đã bỏ lương đi theogiáo Ngoài việc thờ cúng theo truyền thống, giáo dân làng Mai còn đi lễ cầuChúa, sống tốt đời đẹp đạo Tuy nhiên, do sự chi phối của giáo lý thiên chúa,những sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và một số phong tục tập quán ở làng Mai cóphần không được tô chức long trọng như xưa.

Trong quan hệ xã hội, bên cạnh quan hệ láng giềng thân thiện “bán anh emxa, mua làng giéng gần”, trong làng luôn tồn tại mối quan hệ huyết thống Đócũng là mối quan hệ trong họ ngoài làng đã được duy trì trong cộng đồng người

Việt Làng Mai Thượng hiện có 10 dòng họ lớn và một vài họ nhỏ đang cư trú ở

trong làng Dòng họ lớn và đông nhất ở làng Mai là họ Hoàng.

Ở làng Mai Thượng, các gia đình trong dòng họ không nhất thiết phải cưtrú gần nhau, nhưng mối quan hệ luôn được xác định rõ ràng Các thành viêntrong họ không được kết hôn với nhau Tổ tiên chính là cầu nối các hộ gia đình,

các chi trong một ho Cac dòng họ luôn tìm cách tạo dựng thanh thế và chỉ phối

làng xã Tổ chức dòng họ ở Mai Thượng tương đối chặt chẽ, có những quỹ tài

25

Trang 28

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

sản chung, việc quản lý còn được phân xuống từng chi họ ở các xóm, cum dân

cư trong làng Thông thường, sinh hoạt déng họ nhằm chăm sóc cuộc sống riêngtư của các thành viên, củng có, xây dựng tình đoàn kết trong nội bộ, tương trợgiúp đỡ những thành viên có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích sự phát triển cảvề tri thức và kinh tế của các thành viên, giáo dục, định hướng sự phát triển nhân

cach của các thành viên trẻ ân sâu trong đó là sự giáo dục truyền thống, giáodục văn hoá, duy trì sự trường tồn của dòng họ.

Tiểu kết chương 1

Việc nghiên cứu thư tịch và qua tình hình nghiên cứu tại địa bàn, chúng

tôi khái quát các yếu tô hình thành nên tín ngưỡng thờ TTG như sau:

Yếu tổ đầu tiên là vị tri địa lý Với vị trí ngã ba sông, nơi thường có các

vùng xoáy nguy hiểm, dé gây ra tai nạn ở trên sông nước khiến con người có ýthức phải sung bái tự nhiên dé cầu mong một cuộc sống yên ôn, mưa thuận gióhòa Trên nền tảng tự nhiên đó tâm thức tôn giáo thờ các vi thần tự nhiên- nhiênthần, đặc biệt là các vị thần sông nước, đầm hồ là một đặc trưng nôi bật trong tín

ngưỡng thờ thần của người dân Việt Nam nói chung và cư dân Ngã Ba Xà nói

Yếu tổ thứ hai là điều kiện tự nhiên Vùng dat này được hình thành nhờ sựbồi tụ phù sa của sông Cầu và sông Cà lồ nên có nhiều điều kiện thuận lợi về đấtđai cho canh tác nông nghiệp Vì thế, cư dân ở đây đều trồng trọt, sản xuất lương

thực và hoa màu làm thức ăn chủ yếu cho mình dé duy trì cuộc sống Môi trường

tự nhiên ấy đã ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa của cư dân nơi đây Do đó, vănhóa nông nghiệp lúa nước đã chi phối khá mạnh vào đời sống của cư dân.

Yếu tô thứ ba là yếu tố lịch sử Vùng đất nay là nơi giáp ranh, nơi giaotranh của nhiều cuộc chiến trong lịch sử dân tộc Một trong những sự kiện đóphải kế đến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) Hai bên bờ Bắc và bờ

26

Trang 29

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Nam sông Cầu (tức đoạn Ngã Ba Xà) là hai chiến tuyến quan trọng trong lịch

sử Bờ Bắc Ngã Ba Xà, là làng Mai thượng, đây là làng ven sông là một địa bànquan trọng yếu, là vị trí quân Tống chiếm giữ và là bước đệm dé quân Tống đánhvề Kinh Thánh Thăng Long.

Bờ Nam Ngã Ba Xà là làng Đoài Đây là phòng tuyến Như Nguyệt, mà

Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến: người đời truyền rằng Thường Kiệt làm

hang rào theo đọc sông dé có thủ [42, tr.279], chính là chỉ phòng tuyến này.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, làng Mai bên bờ Bắc và làng Đoàibên bờ Nam một lần nữa lại đóng vị trí hai đầu cuộc chiến Từ các đồn bốt bên

làng Đoài — bên kia sông, thực dân Pháp liên tiếp nã đạn sang làng Mai hòng xóa

bỏ nút giao thông chiến lược của bộ đội ta Nơi đây trở thành điểm trắng trongcuộc kháng chiến chống Pháp.

Có thé nói, Ngã Ba Xà Cả là nơi có vi trí chiến lược, là địa bàn cơ động,thuận lợi, đa chiều, nhất là trong lưu thông kinh tế và giao lưu văn hóa Trong

chiến tranh, đây là địa bàn trọng yếu, là vị trí đầu cầu mà mỗi bên tham chiến

đều có giành và giữ.

Yếu tố thứ tư là môi trường xã hội Như phần trên đã trình bày, với vị tríđịa lý và điều kiện tự nhiên như trên đã tạo thuận lợi cho nông nghiệp lúa nướcphát triển Nhưng với cư dân nông nghiệp thì yếu tô “nhất nước, nhì phân, tamcan, tứ giống” rất quan trọng Trong khi đó, đây lại là vùng đất ven sông, vi thé,

yêu cầu trị thủy được đặt lên hàng đầu đối với cư dân nơi đây Công việc này đòihỏi sự huy động sức người, sức của lớn lao, một phần do khối lượng công việc

rat lớn quy định, phần khác đo liên quan trực tiếp đến quyên lợi của cộng đồng.

Do đó, từ lâu, cư dân noi đây đã sống quan tụ thành làng Don vị làngkhông chỉ là địa bàn sản xuất mà còn là hành lang bảo vệ quyền lợi, bảo vệ thành

quả cho người nông dân Và nó cũng góp phân tạo dựng một cuộc sông ôn định,

27

Trang 30

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

lâu dài, một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc, với tâm lý bình

quân, cộng cảm trên cơ sở văn hóa va tín ngưỡng chung Đó chính là hai mặt tác

động ngược chiều vô cùng trọng yếu của nước đối với con người nói chung, đối

với làng xã nông nghiệp nói riêng.

Chính những đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và xã hội ấy đã

đưa Ngã Ba Xà trở thành vùng văn hóa đặc trưng, hội tụ tất cả những điều kiện

dé nó trở thành một khu vực tiêu biểu hình thành và nuôi dưỡng tục thờ Thánh

đê nó có sức sông lâu bên với thời gian.

28

Trang 31

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Chương 2.

QUẢN THẺ DI TÍCH THỜ THÁNH TAM GIANG

2.1 Truyền thuyết, Thần tích về Thánh Tam Giang

2.1.1 Nội dung (tóm tắt của truyền thuyết)

Vào thế ky VI (thời Lý Bôn, Lý Bi) ở làng Vân Mẫu, huyện Qué Duong,

sau gọi là Trang Võ Giảng, quận Vũ Ninh thuộc Kinh Bắc, nay là thôn Vân Mẫu,

xã Vân Dương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có một người con gái họ Phùngtên gọi Từ Nhan, mồ côi xinh đẹp, nết na hơn người Vào một đêm (15/11 nămCanh Thìn, 560) nàng Phùng Thị Từ Nhan nằm mơ đi tắm ở sông Lục Đầu,trông thấy rồng cuộn khúc, tỉnh ra thấy trong lòng nôn nao cảm động mà thành

thụ thai Sau đó bà đẻ ra một cái bọc có năm trứng Năm trứng đó nở ra 4 người

con trai là Trương Hồng, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và cô con gái

út Mỹ Đạm hay là Đạm Nương.

Năm các con 18 tuôi, bà mẹ qua đời Vì nhà nghèo, anh em họ Trương chỉđủ tiền mua một cỗ quan tài không có nắp, rồi đang đêm mấy anh em khiêng mẹ

ra đồng, qua tới công làng thì bỗng đâu mưa to gió lớn bất chợt nỗi lên đùng

đùng Chiếc quan tài bị rơi xuống đất Trời tối mịt mùng không sao tìm nỗi, anhem đành phải ra về, đợi tỉnh mơ hôm sau sẽ lại ra chôn mẹ.

Sớm mai, khi anh em Hồng, Hát ra tới chỗ quan tài rơi thì không thấy đâunữa, mà chỉ trông thấy một đống mối to tướng, trên đồng mối hở ra hai các gót

chân của mẹ Đêm hôm ấy, Trương Hồng, Trương Hát ra ấp mồ mẹ Về khuya,chợt có hai con quỷ từ đưới mồ chui lên đùa nhau Chúng đùa hồi lâu, để ý thấy

hai anh em tuy sợ hãi hồn xiêu phách lạc nhưng vẫn ấp mộ mẹ không thôi.Chúng cho là người có hiếu, lại nhìn thấy tướng diện hai người có chí khí kiêncường, nên tặng cho hai chiếc áo tàng hình, gọi là “Xích y quỳ bộ” và “Bạch y

quy bộ”.

29

Trang 32

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Bay giờ, quân Lương xâm lấn nước ta, Trương Hồng, Trương Hát theo

Triệu Quang Phục đánh giặc Nhờ có tài võ nghệ và áo tang hình, nhị nhân tướng

tả xung hưỡ đột đánh thắng nhiều trận, khiến kẻ địch phải mày run mặt vỡ Hiềmmột nỗi giặc đông như kiến cỏ, nên đánh mãi mà vẫn không tiêu diệt được

Một đêm, Trương Hồng, Trương Hát nằm ngủ trong một ngôi chùa ờ làngDiềm, bỗng thấy có một người con gái đi vào tự xưng là người trụ trì ngôi chùaấy, người con gái nói rằng: Nếu hai vị muốn diệt trừ giặc Lương chỉ có một cáchlà kéo quân về đầm Dạ Trạch mà dùng kế mai phục.

Dut lời thì biến mat Hồng Hát giật minh tinh dậy hóa ra là một giấc

chiêm bao Nghĩ rằng âu cũng là lòng trời nên mới cho thần vào báo mộng, haitướng lập tức kéo quân về Dạ Trạch Quân Lương chống cự không nỗi, đại bại.Trương Hống giết được tướng Lương là Trần Bá Tiên Trận đánh đó quân ta

thắng trận hoàn toàn, kéo về làm lễ khải hoàn tại Long Biên Thiên hạ trở lại tháibình, can khôn phang lặng

Nhưng ít lâu sau, Lý Phật Tử đem hơn 60 vạn quân Chiêm Thành và Ai

Lao xâm lấn Vua bèn hạ lệnh cho hai tướng họ Trương ra đánh địch Phật tử

đánh không được bèn xin giảng hoà.

Lý Phật Tử có con trai tên là Nhã Lang muốn được cầu hôn con gái củavua là Cao Nương, hai ông lại can gián và nói rằng:“ Chuyện Trọng Thuy lay

My Châu còn chưa xa, xin vua chớ có ga” Nhà vua không nghe, vẫn cho hứa

hôn Hai ông bèn cởi mũ áo trao trả chức quyền về núi Phù Lan sinh sống.

Triệu Quang Phục mat, Lý Phat Tử chiếm ngôi Truong Hống, TrươngHát không chịu khuất phục kẻ cướp ngôi, liền vứt bỏ nhung y, trở về làng Diềm(Viêm Xá) làm ruộng Lý Phật Tử biết anh em Trương tướng quân là bậc có tải,

muôn mua chuộc lòng người cho yên thiên hạ, bèn sai quân di vời các ông ra làm

30

Trang 33

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

quan giúp mình Hai ông kiên quyết không tiếp chiếu mà nổi trận lôi đình thétmang om som: “Anh em ta là trung than, bat sự nhị quân Có lẽ nào ta thờ một

tên hèn nhát điên đảo chạy giặc hai chúa?” Thấy Hong, Hát nhất định từ chối,

quân triều đình gây nhiều bức bách khiến họ phải đưa cả gia đình lên sống 6 Du

Đuôm (Thái Nguyên) Ở đây vẫn không được yên, hai ông liền đóng hai chiếcthuyền chở cả gia đình xuôi về hai nhánh sông Nguyệt Đức và Nhật Đức (sôngCầu và sông Thương) Đoàn thuyền của gia đình ông cả Trương Hống đi đếnđoạn Ngã Ba Xà, xã Phương La, huyện Yên Phong thì đục thủng thuyền chonước tràn vào chìm xuống sông mà tự vẫn cả nhà Đoàn thuyền gia đình ông haiTrương Hát xuống Ngã Ba Nhãn, thuộc xã Phượng Nhỡn, huyện Phượng Nhỡnthì cũng đục thuyền tự vẫn.

Ngọc hoàng thượng dé biết họ là trung thần không thờ hai vua nên phonghai ông là “Than hà Long quân phó tuần Vũ Lạng Nhị Giang” và “Chi mạnnguyên tuần giang đô phó sứ” Người anh Trương Hồng cai quản vùng sôngCầu Em trai là Trương Hát cai quản vùng sông Thương.

Cảm thương người có công với nước, cả nhà trung nghĩa mà bị thác oan,

nhân dân các làng ở “thượng Ngã Ba Xà - hạ Lục Đầu Giang” đều thờ các ông

làm thành hoảng làng, gọi là Đức Thánh Tam Giang.

2.1.2 Truyền thuyết, thần tích ở làng Đoài

Than tích bang chữ Hán được các cụ làng Xà nhờ cụ Nguyễn Hữu Can —người làm ở Viện Hán Nôm- dich ra chữ quốc ngữ, đặt tên là cuốn Trương TamGiang thánh tích” (Phụ lục 7) Ngoài ra, thần tích làng Đoài còn có bản dịch lưu

tại Viện Thông tin khoa học xã hội ký hiệu TT-TS, FQ 4o18, IV, 55 (Phụ lục 8),

Về nội dung chính của cuỗn Trương Tam Giang thánh tích tại làng Đoàicũng giống như trong ban tóm tắt Nhưng ở phần Thánh Trương Hồng và gia

? Tài liệu này do thủ từ làng Đoài là cụ Nguyễn Lương Hợp cung cấp.

31

Trang 34

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

đình tuẫn tiết thì truyền thuyết có nhắc đến việc họ đặt bộ táo quân lên bờ rồi bàn

nhau chèo thuyền ra giữa lòng sông mà tự vẫn cả nhà Khi thuyền chìm thì rồng,rắn, tom, cá và các loài thủy tộc khác mừng vui, nhảy múa ầm ầm dé đón Thấy

vậy cảm động, ba vị táo quân cũng nhảy xuống Vì thế, hiện nay, ở hậu cung đền

Xà có thờ ba vi tao quân.

2.1.3 Truyền thuyết, Thần tích ở làng Mai Thượng

Hiện nay, ở làng Mai thần tích của vẫn còn nguyên bản bằng chữ Hán(Phụ lục ảnh số 37, ảnh bìa của cuốn Thần tích) Bản dịch được lưu tại Viện

Thông tin khoa học xã hội, ký hiệu TT-TS, FQ 4018, V, 65 (Phụ lục 9, tr170)

Đoạn kết trong thần tích ở làng Mai ghi rằng: Ngày mùng 2 tháng 2, đức

Quý Vương đi tìm đức Thánh cụ phụ, đi đến Ngã Ba Xà hỏi thăm ra thì biết cả

nhà đều tuẫn tiết, Ngài cũng đồng chí tuan tiết nốt Sau lưu Ngọc thé Ngài về đếnbờ sông, cát bồi thành thần mộ cao, có mọc cây cối sam uất, Ngài hiển Thánhlàm Thành hoàng, sau dân lập đền thờ Ngài từ bấy đến nay, ngày sinh khôngnhớ, ngày hoá mồng 2 tháng 2.

Theo lời kế của Ông Hoàng Văn Khon: Khi về, biết tin cả nhà tuan tiết,Ngài vô cùng thương xót Ngài bèn tìm đến Vũ Bình Giang (khúc sông thuộc

Ngã Ba Xà) than khóc răng:

Giời cao soi xét lòng trung.

Sắt son vi nước, thung dung một nhàSống mà thẹn với sơn hà

Cũng xin thác với mẹ cha sông này!.

Than khóc rồi Trương Kiều gieo mình xuống sông ấy mà chết, hôm đó làngày mồng 2 tháng 2 Dân làng Mai cảm động trước tam lòng trung hiếu củaThánh Trương Kiều nên lập đền, thờ cúng Ngài ở chính giữa hậu cung.

2.1.4 Truyền thuyết, Thần tích tại các làng ven sông Cầu

32

Trang 35

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

*Làng Như Nguyệt: truyền thuyết được sưu tầm qua lời kế cụ Trần Văn

Thư - bố cụ từng là nhà nho thời Phong kiến Cụ Thư là người đọc thông viếtthạo chữ Nho Cụ ké khá chi tiết truyền thuyết của Thánh, về các làng thờ va

khang định có 372 làng thờ Tuy nhiên, khi bảo cụ kê tên các làng thì cụ không

nhớ được hết và tên những làng cụ kê thì đều trùng với tên làng có trong cuốnThánh Tam Giang và sự tích thờ thần của Trần Quốc Thịnh- xuất bản năm 1990.

*Làng Phong Cốc, xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh: truyềnthuyết được sưu tầm qua lời ké của Cụ Nguyễn Văn Ý (97 tuổi), đã từng đảmnhiệm vai trò Chủ tế Tóm tắt ý chính của cụ: xưa, có một người đàn bà vùngVân Mẫu, mơ đi tắm ở sông Lục Đầu, chợt có con ran cuốn vào người, tỉnh rathấy trong lòng nôn nao cảm động mà thành thụ thai Sau đó bà đẻ ra một cái bọccó năm trứng Năm trứng đó nở ra 4 người con trai là Trương Hồng, Trương Hát,

Trương Lừng, Trương Lẫy và cô con gái út Mỹ Đạm hay là Đạm Nương.

Ngày tháng thấm thoát thoi đ-a, năm ng-ời con dần khôn lớn Khi quân

L- ong sang xâm I- gc n- ớc ta, Tr- ong Hống- Tr- ong Hát theo Triệu Quang Phucđánh giặc giết đ- ợc t- ớng L- ơng là Trần Bá Tiên Quân L- ơng thua trận phải rút

về n- 6c Triệu Quang Phục x- ng vua, gọi là Triệu Việt V- ong.

Nam 571, Lý Phật Tử đem quân đánh úp, Triệu Việt V- ong bị thua chạy

đến cửa biển Dai Nha và nhảy xuống biển tuẫn tiết Tr- ong Hống, Tr- ong Hát

không chịu khuất phục tr- ớc Lý Phật Tử — kẻ phản bội- nên bỏ về Diém (Viêm

Xá, Yên Phong, Bắc Ninh) làm ruộng.

Sau khi chiếm ngôi, biết anh em Tr- ong t- ớng quân là ng- ời có tài, để mua

chuộc lòng ng-ời giữ yên thiên hạ, Lý Phật Tử cho ng-ời mời hai ông về làm

quan Nh-ng hai ông nhất mực từ chối Lý Phật Tử nổi giận sai ng- ời tìm giết.

Hai ông cùng gia đình bỏ lên Du Đuổm - Thái Nguyên Ở đây vẫn không được

yên, hai ông liên đóng hai chiéc thuyén chở cả gia đình xuôi vê hai nhánh sông

33

Trang 36

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Nguyệt Đức và Nhật Đức (sông Cầu và sông Thương) Đoàn thuyền của gia đìnhông cả Trương Hồng đi đến đoạn Ngã Ba Xà, xã Phương La, huyện Yên Phong

thì đục thủng thuyền cho nước tràn vào chìm xuống sông mà tự vẫn cả nhà.Đoàn thuyền gia đình ông hai Trương Hát xuôi xuống Ngã Ba Nhãn, thuộc xãPhượng Nhõn, huyện Phượng Nh6n thì cũng duc thuyền tự vẫn.

Truyền thuyết và thần tích Thánh Tam Giang ở các làng đều thống nhất ởđiểm: mẹ Ngài là người họ họ Phùng, quê ở Vân Mẫu nằm mơ đi tắm ở sông LụcĐầu Nhưng về cha Ngài thì lại có hai ý kiến khác nhau Ý kiến thứ nhất chorằng: có con rắn cuốn vào người, tỉnh ra thấy trong lòng nôn nao cảm động màthành thụ thai Ý kiến thứ hai cho rằng: trông thấy rồng cuộn khúc, tỉnh ra thấy

trong lòng nôn nao cảm động mà thành thụ thai Khảo sát ở làng Mai Thượng và

làng Đoài về nguồn gốc ra đời TTG cho chúng tôi kết quả sau:

Biểu đồ 2.1: Nguồn gốc ra đời Thánh Tam Giang

Ở làng Đoài 48% người dân cho rằng làng mình thờ rắn, vì rắn là cha củaThánh Một số người còn giải thích là do làng thờ rắn nên tên cô của làng và đền

mới được gọi là Xà Nhưng với làng Mai Thượng chỉ có 22% người dân cho

rằng phụ thân làng mình có gốc tích từ rắn và có tới 42% cho rằng phụ thân củaThánh là rồng Với kết quả trên, chúng tôi mạnh dạn nhận định rằng: các Ngài là

con của thân răn.

34

Trang 37

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Bang 2.1: Quan niệm của ng- di dan về Tam Giang

Lang được phỏng van Lang Doai Lang Mai Thuong

Quan niém Nguoi % Người %

TTG có thật 32 32 64 64TTG không có thật 20 20 21 21

Không biết 48 48 15 15

Tong 100 100 100 100

Từ bang phân tích cho thấy, ở lang Doai 32% số người được hỏi cho rangThánh Tam Giang là có thật, trong khi đó làng Mai Thượng con số này lên đến64% Tuy nhiên, số lượng người không biết Thánh hoàng làng mình có thật haykhông cũng rất lớn Điều này cho thấy, van đề nhận biết về nguồn gốc ra đời và

niềm tin về sự tồn tại của Thánh còn mông lung.

Cuối cùng, chúng tôi đi đến kết luận: các Ngài có là con của thần rắn Theonhà nghiên cứu Đặng Thế Dai, rồng, ran đều có thé xem là thủy thần” Việc cácNgài được trời biết và thương họ là trung thân không thờ hai vua nên phong haiông là “Than hà Long quân phó tuân Vũ Lạng Nhị Giang” và “Chỉ mạn nguyên

tuân giang đô phó sứ ”[42, tr.279] có lẽ chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quântrong Nho giáo Ngoài ra, ở phần sau ở truyền thuyết hoặc thần tích, tùy vào từng

làng mà có sự thêm hay bớt nội dung Ví như làng Mai Thượng, vì là làng thờ

con Trương Kiều nên phan cuối của thần tích làng có nói đến việc Thánh TrươngKiều biết tin gia đình gặp nạn bèn tự vẫn, còn làng Đoài đoạn kết lại giải thíchhiện tượng thờ vợ chồng Táo quân ở gian trái hậu cung

® Nhà nghiên cứu Đặng Thế Đại cũng cho rằng: Rồng, rắn thần đều có thê xem là thuỷ than Điều thú vị là thuéngluồng tiếng Tày- Nùng ngoài một nghĩa giông tiếng Việt là dong, lối, còn có nghĩa là con rồng và có một thành

ngữ là rong thất thé hoá rắn ( luồng that sli pjén pén ngù) [17, tr.385]

35

Trang 38

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Như vậy, qua hệ thống các truyền thuyết, thần tích này, chúng ta phần nào

hình dung được không gian tồn tại của các nhóm cư dân Việt ở ven sông, về đờisong kinh tế - xã hội cũng như những nhu cau tâm linh của họ.

Chính quá trình hình thành và phát triển đất đai, các nhóm cư dân và nghềnghiệp của họ đã tác động và quá trình biến đổi truyền thuyết, thần tích Sự biếnđối này chính là một biểu hiện của sự vận động của hiện tượng thờ TTG.

2.2 Quần thé di tích và vai trò của nó trong tục thờ Thánh

Cũng như các tín ngưỡng khác, Tục thờ TTG cũng có cơ sở để thực hiệnhoạt động tín ngưỡng của cộng đồng Cơ sở tín ngưỡng gồm: đình, đền, miéu,

am, từ đường, nha thờ họ và những cơ sở tương tự khác [129, tr.8] Tuy nhiên,cơ sở tín ngưỡng và điện thờ của TTG là một hiện tượng độc đáo mà chúng tôi

muốn đề cập.

Cho đến nay, ta thấy nơi thờ tín ngưỡng thờ TTG ở Việt Nam hầu hết đều

được thờ ở đình làng Ngoài ra, đôi khi người ta cũng thờ TTG trong các ngôi

đền, nghè của làng nhưng đến ngày hội được rước về đình dé tham dự hội làng.

Đặc điểm chung của các di tích thờ Thánh Tam Giang là nằm gần sông Cầu,

sông Thương và sông Lục Đầu Tuy nhiên, mật độ phân bố ở các di tích cũngkhác nhau Vùng sông Cầu tỉ lệ các di tích dọc theo sông này ở mức độ cao, cònvùng Sông Thương và sông Luc Đầu thì thưa thoáng Riêng vùng Ngã Ba Xà thìmức độ tập trung các di tích thờ Thánh Tam Giang là rất dày đặc Bên bờ Nam

Ngã Ba Xà (địa phận xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) có 3 làng

thờ TTG là làng Đoài, làng Đông va làng Như Nguyệt và gan liền với nó là cáccụm di tích nồi bật: Đền Xà (thuộc làng Đoài), đình Xà (thuộc làng Đông), đìnhNhư Nguyệt, miéu Thánh cô (Dam Nương) Bên bờ Bắc của Ngã Ba Xà (địaphận xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) cũng có 3 làng thờ TTG làlàng Mai Thượng, làng Mai Trung và làng Thắng Lợi) nhưng chỉ có hai điểm di

36

Trang 39

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

tích là đền làng Mai Thượng (còn gọi là Nghè Ngũ Giáp) và miéu thờ DamNương Ly do, xưa làng Mai Trung, Mai Thượng va Thang Lợi đều thuộc vàomột làng Tiếu Mai và thờ cúng chung ở Nghè Ngũ Giáp Nhưng nay, các làng bịtách ra nên làng Mai Trung và Thắng lợi không còn điểm thờ cúng tại đền nữa.

2.2.1 Quân thể di tích làng Đoài2.2.1.1 Đền Xà

Theo tư liệu dân gian ghi chép lại, đền có ba lần được tu sửa lớn, đó làvào: thời Lê Thần Tông (1656), thời Lê Cảnh Hưng (1786) đền Xà có mặtbằng kiến trúc theo hình “Nội công ngoại quốc”, năm 1993 đền được đạitrùng tu lớn Nhưng chu vi đền vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.Tuy nhiên hướng đền đã bị thay đổi, hiện nay hướng đền nhìn chếch raNgã Ba Xà (khi xưa công trình này nhìn thăng ra Ngã Ba Xà).

Về mặt bằng tổng thể: Đền Xà là một khu di tích hoàn chỉnh có khungcảnh tự nhiên và những công trình kiến trúc thờ cúng Di tích có mặt bằng tổngthê hình chữ“ Nh” có chuôi vồ hay còn gọi là “Tiên chữ nhất, hậu chữ định”

gồm: Một tòa Tiền tế 05 gian 02 chai, kết cau kiến trúc theo kiểu“ Tién kẻ - hậu

kể”, vì kèo“ Chông rường giá chiêng” Phía trên nóc tòa Tiền tế có đặt một đôirồng chau mặt nguyệt“ Lưỡng long chau nguyệt” Tòa nhà này nằm trên cấp độnên cao khoảng 40cm, gian giữa rộng 3,25m; hai gian bên rộng 2,8m, di rộng0,9m bước cột cái trước — sau là 3,4m, cột cái cao 3,4m So với nền thì tàu mái

cao 2,6m, thượng lương cao 4,1m, đầu hồi bít đốc tay ngai, giật cấp cánh ga, ba

gian giữa lắp cửa ván ghép.

Phía sau Tiền tế là Hậu cung có 03 gian 02 di và có thêm chuôi vồ ở phíasau khép kín Đơn nguyên này được làm theo kiểu “Tường hồi bít đốc”, đây

cũng chính là nơi thờ gia đình Đức Thánh Tam Giang.

37

Trang 40

Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

SƠ DO MAT BANG TONG THE DI TÍCH ĐÈN XA

(Thôn Xà Doai, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tinh Bac Ninh)

38

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN