1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Ngã ba Đồng Lộc - quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)

156 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THU HƯƠNG

LUẬN VAN THAC Si KHOA HỌC LICH SỬ

HA NỘI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: KHÁI QUÁT VE HOẠT ĐỘNG BAO DAM GIAOTHONG VAN TAI Ở KHU 4 VA HÀ TĨNH TRONG CHONG CHIEN

TRANH PHA HOẠI LAN THỨ NHAT (1965- 1968) 5 5s <2

1.1 VỊ trí địa lý và vai trò của giao thông vận tải trên địa bàn

1.2 Chủ trương và hoạt động bảo đảm GTVT của ta trước âm

mưu phá hoại, ngăn chặn của Mỹ - nguy trên địa bàn Khu 4

1.3 Bảo đảm giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong chống chiến

tranh phá hoại lần thứ nhất -2- ¿5£ £S£+£E+£E+£Et£EZEEzEE+rxrrxerxeeChương 2: NGÃ BA DONG LOC- QUYET CHIEN DIEM TREN

MAT TRAN GTVT TRONG CHONG CHIEN TRANH PHA HOAI LAN

THỨ NHAT (1965 - 1968) c cccccccccccscesceccsscesccsscssecsssssecsscsecsessseeseseseeees

2.1 Ngã ba Đồng Lộc và sự hình thành quyết chiến điểm trên

mặt trận GT VT ở Khu 4 - 2< E321 223311131 11933111 key

2.2 Phát huy thế mạnh cả nước và sức mạnh tại chỗ, Đảng bộ

và nhân dân Hà Tĩnh tập trung lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ bảo

đảm GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc (4 1968 - 10

1968) . 2.3 Kết quả và ý nghĩa thang lợi tại quyết chiến điểm Ngã ba

Đồng Lộc trong thé trận chung của cuộc chiến đấu bảo đảm GTVT

ở Khu 4 và Hà Tĩnh - - - - CC E1 S111 SE vn ky

1010

Trang 3

Phần kết: MỘT SÓ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CUỘCCHIEN DAU TREN MAT TRAN BAO DAM GTVT Ở QUAN KHU 4,HA TINH VA NGA BA DONG LOC TRONG CHONG CHIEN TRANHPHA HOAI LAN THU NHAT THUC TIEN VA NHUNG VAN DE RUTRA TRONG CONG CUOC XAY DUNG VA BAO VE TO QUOC HIEN

Trang 4

: giao thông vận tai.

: thanh niên xung phong.

: lực lượng vũ trang.

: hợp tác xã.

: Uỷ ban hành chính.

: hợp tác xã nông nghiệp.

: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta,

GTVT giữ một vi trí cực ky quan trọng, là mạch máu nối liền hậu phương lớnmiền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam Hơn 20 năm đấu tranh trường kỳ gian

khổ, mọi nguồn chi viện sức người, sức của từ căn cứ địa miền Bắc được vận

chuyển chủ yếu theo đường bộ và đường biển, bằng nhiều phương thức vào

chiến trường miền Nam, giúp cách mạng miền Nam vượt qua bao khó khăn,tiễn lên giành thắng lợi.

Từ việc xác định rõ vai trò đặc biệt của GTVT trong đấu tranh giành độclập, ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng

ta đã chú ý ngay đến việc củng có, xây dựng và phát triển mạng lưới GTVT.

Theo phương châm chỉ đạo của Người: “Giao thông là mạch mau của mọi

việc Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ

dàng” [26; tr.79], với sự nỗ lực của toàn Đảng, toan dân, chỉ sau 10 năm

(1954-1964) các trục đường giao thông chính của miền Bắc được củng cố vàphát triển, hệ thống GTVT ở các địa phương được củng cô và mở rộng thêm.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất, Ngành GTVT đã gópphần quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và chuẩn bị cơ

sở vật chất cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Khi dé quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ra phạm vi cả nước,

Ngành GTVT cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã phục vụ đắc lựccho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu bảo vệ miền Bắc và ra sức chi viện chochiến trường miền Nam Cũng từ đó, việc đánh phá hệ thống GTVT nhằm cắtđứt sự chi viện từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam luôn là

mục tiêu chiến lược của không quân, hải quân Mỹ Giao thông vận tải trởthành một mặt trận vô cùng khó khăn, gian khổ, là nơi đọ sức quyết liệt giữa ý

Trang 6

chí và trí tuệ Việt Nam với những âm mưu, thủ đoạn va sức mạnh tối tân củabom đạn Mỹ Công tác bảo đảm GTVT trên tuyến chi viện chiến lược Bắc -Nam chính là đảm bảo cho mạch máu giao thông giữa tiền tuyến và hậu

phương luôn được thông suốt - một nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cuộc

kháng chiến.

Do đặc điểm và vị trí địa lý đặc biệt của đất nước ta, dải đất hẹp Khu 4

(bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) - nơi hànhlang vận tải chiến lược đi qua, trong kháng chiến chống Mỹ trở thành địa banđặc biệt hiểm yếu Nơi đây hội tụ đủ tất cả các tuyến giao thông chiến lược

Bắc - Nam và là nơi khởi nguồn của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.

Từ hậu phương miền Bắc gần như hết thay lực lượng, vật chất chi viện chomiền Nam, Trung - Hạ Lào, Cam-pu-chia đều phải qua vùng đất Khu 4.

Sớm nhận biết được điều này, trong thời gian tiến hành chiến tranh ở

Việt Nam, dé quốc Mỹ đã dùng moi thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt, gây ra

nhiều loại hình chiến tranh, ném xuống nơi đây hàng triệu tan bom đạn cácloại nhằm hủy diệt sự sống, ngăn chặn tuyến chi viện huyết mạch, làm lunglay ý chí và quyết tâm của nhân dân miền Bắc đang đêm ngày dốc sức cho sự

nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Chính vì vậy, mặt trận

giao thông vận tải qua địa bàn Khu 4 trở nên nóng bỏng trong suốt cuộc chiến

Nằm trên vùng tuyến lửa Khu 4, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ

nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968), Ngã ba Đồng Lộc trở thành một quyết

chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải Đặc biệt, trong 7 tháng “ném bomhạn chế” (từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968) khi đường số 1 qua địa bàn Hà

Tĩnh bị không quân Mỹ tập trung đánh phá, cắt đứt trên đoạn Thượng Gia Cô Ngựa thì Ngã ba Đồng Lộc trở thành một “điểm nut” giao thông rat quantrọng, nơi duy nhất cho con đường vận tải chiến lược đi qua, tạo lập chân

Trang 7

-hàng cho tuyến 559 - đường Trường Sơn và cũng là điểm nối giữa đường 15

với các đường liên tỉnh, sang Lào Giặc Mỹ tập trung đánh phá vào đầu mối

giao thông Ngã ba Đồng Lộc là nằm trong âm mưu ngăn chặn, nhằm tạo ra

những “điểm tắc” dài ngày, đi đến cắt đứt tuyến chi viện Bắc - Nam qua địa

2 Lich sử nghiên cứu van đề

Từ những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đảm bảo giaothông vận tải, chi viện cho tiền tuyến qua địa bàn Khu 4, tỉnh Hà Tĩnh nóichung và Ngã ba Dong Lộc nói riêng Do là:

- Ngã ba Đồng Lộc - Quyết chiến điểm trên mặt trận GTVT (3.1968 - 10.

1968) - Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của Nguyễn Văn Ngọc, Khoa Sử - Đạihọc Tổng hợp Hà Nội năm 1981 Nội dung khóa luận đã viết khá cụ thé, sinh

động về cuộc chiến đấu trên mặt trận GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc trong thời kỳdé quéc My tiến hành “ném bom han chế”; đã phân tích và nêu ra những nhận

xét chính xác, khoa học về vai trò lãnh đạo và tô chức của Đảng, sự hy sinh

và đóng góp của các lực lượng cùng nhân dân địa phương làm nhiệm vụ trên

tuyến Luận văn đã rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học bồ ích trong công tác

lãnh đạo, xây dựng hệ thống GTVT thời bình Tuy nhiên, do phạm vi đề tài

tác giả chọn địa bàn chủ yếu là Ngã ba Đồng Lộc mà chưa chú ý đặt trong bối

Trang 8

cảnh chung của cuộc chiến đấu trên mặt trận GTVT ở Khu 4 và Hà Tĩnh thờikỳ chiến tranh phá hoại lần thứ nhất nên chưa nêu rõ ý nghĩa của thắng lợi ở

Đồng Lộc đã góp phần đánh bại âm mưu thâm độc của giới cam quyền Nhàtrắng sau thất bại của cuộc Tổng tiễn công đợt Tết Mậu thân và trước khi phải

ngồi vào bàn đàm phán Hội nghị Pa - ri.

- Mặt trận GTVT trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chong Mỹ,

cứu nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học do Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân

sự Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tổ chức năm 2001 Cuốnsách tập trung nhiều chuyên luận, bài viết đề cập khá toàn diện, sâu sắc về

hoạt động GTVT, ý nghĩa và vai trò của công tác vận tải chi viện Bắc - Namqua địa bàn Quân khu 4 giai đoạn 1954 - 1975, đặc biệt trong hai cuộc chốngchiến tranh phá hoại băng không quân và hai quân của dé quốc Mỹ ra miền

Bắc Trong tập sách này có bài viết của tác giả Hoàng Trọng Tình: “Ngã ba

Đồng Lộc - một trọng điểm trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Hà Tĩnh trong

kháng chiến chống Mỹ” Bài viết tập trung khai thác vị trí địa lý, vai trò củatrọng điểm giao thông Đồng Lộc, hoạt động bảo đảm GTVT và những hy

sinh, đóng góp của các lực lượng và nhân dân Đồng Lộc thời kỳ Mỹ thực hiện

“ném bom hạn chế”.

Cuốn sách: Lịch sử Hà Tĩnh, tập I - II, Nxb CTQG, 2001 của nhóm tacgiả: Đặng Duy Báu (chủ biên), Định Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn;

Lich sử Đảng bộ Hà Tĩnh, tập I, Nxb CTQG, 1997 do nhóm tác giả: Dang

Duy Bau (chủ biên), Dinh Xuân Lâm, Ngô Đăng Tri, Nguyễn Xuân Đình biên

soạn; Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chong Mỹ, cứu nước (1954 - 1975),Nxb QĐND, 1994 là những công trình nghiên cứu, tong kết khoa học có giátrị cao, giàu tính lý luận và thực tiễn Trong đó, nội dung đề cập dến cuộc

chiến dau trên mặt trận GTVT ở Hà Tĩnh và Khu 4 khá day đủ, phong phú với

Trang 9

nhiều số liệu sinh động, chân thực Song, phần đề cập đến Ngã ba Đồng Lộcchỉ có tính chất minh họa.

Các cuốn sách: Tong kết hậu can trong kháng chiến chong Mỹ, cứu nước(1954 - 1975), Nxb QDND, 2001; Hau phương chiến tranh nhân dân ViệtNam (1954 - 1975), Nxb QĐND, 1997; Lịch sử hậu can LLVT Quân khu 4

(1945 - 2005), Nxb QDND, 2008 là những công trình tổng kết đạt giá trị cao

về công tác hậu phương - quân đội, công tác bảo đảm hậu cần - một yếu tố

quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ Nội

dung đề cập đến công tác bảo đảm hậu cần trên địa bàn Khu 4 cũng được khaithác từ nguồn tư liệu lưu trữ ở Bộ Quốc phòng, cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu

4 Tuy nhiên, phần viết về Ngã ba Đồng Lộc còn ít ỏi, hạn chế.

Trong các cuốn sách: Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh pháhoại của dé quốc Mỹ, tập 1, Nxb QĐND, 1982; Tổng kết bảo đảm GTVT

trong chong chiến tranh phá hoại bằng không quân của dé quốc Mỹ tại địa

bàn Nghệ An (1964 - 1973), Nxb QDND, 2005, Lich sử vận tai Quân độinhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Lịch sử Quân chung Phong không, Tập 2,Nxb QDND, Lịch sử Su đoàn phòng không 367 (1953- 2003) nội dung bảo

đảm GTVT ở Khu 4 và Hà Tĩnh được đề cập đến như là một nội dung trongquá trình chiến đấu, xây dựng, bảo đảm của các lực lượng làm nhiệm vụ trêntuyến.

Ngoài ra, còn có một sé công trình, bai viết đăng trên các báo, tạp chí

như: Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Lịch sử quân sự, báo HàTĩnh.v.v Nội dung các bài viết tập trung nghiên cứu về công tác bảo đảmGTVT ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc trên những nội dung cụ thể.

Tất cả các công trình trên là nguồn tài liệu quý giá, gợi mở để tác giả

tham khảo và kế thừa, phát triển, đồng thời đối chiếu, so sánh khi tiếp xúc với

các sự kiện lịch sử, xử lý tư liệu trong quá trình nghiên cứu đê tài.

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ những hoạt động, kết quả và ý nghĩa của công tác bảo đảm

GTVT ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc trong thé trận hậu cần, bảo đảm chi

viện cho tiền tuyến qua địa bàn Khu 4.

- Chứng minh việc bảo đảm GTVT qua Ngã ba Đồng Lộc là vẫn đề có ýnghĩa chiến lược trên tuyến chi viện bằng đường bộ từ hậu phương miền Bắcvào chiến trường miền Nam, sang chiến trường Lào Từ đó, làm rõ vai trò củahậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước Sức mạnh của ý chí và trí tuệ Việt Nam đã thắngMỹ trong cuộc đối đầu không cân sức ở ngay tại một quyết chiến điểm trên

mặt trận GTVT.

- Bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sinh động củacuộc chiến đấu trên mặt trận bảo đảm GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh vàKhu 4 Từ đó góp phần chứng minh một số luận điểm trong công tác nghiên

cứu, tông kết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung.

Những bài học kinh nghiệm của lịch sử đã và đang đóng góp vào kho tàng lýluận của Đảng, giúp cho việc hoạch định những chủ trương, giải pháp đúng

dan, phi hợp với điều kiện thực tiễn xây dựng thé trận vận tải kết hợp kinh tế

- quốc phòng ở đất nước ta hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Từ việc tổng hợp một số vấn đề chung, trình bày, phân tích và kháiquát hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm GTVT trên tuyếnNgã ba Đồng Lộc, góp phần giữ vững giao thông thông suốt trong điều kiện

dé quốc Mỹ tiến hành chiến tranh hủy diệt đối với vùng đất này.

- Phân tích làm rõ vai trò lãnh đạo và tổ chức lực lượng của Trung ươngĐảng và các cấp chính quyền địa phương trong bảo đảm giao thông, khắc

Trang 11

phục thé độc tuyến Bang nhiều biện pháp sáng tạo đã khơi dậy, động viênđược sự hy sinh, đóng góp công sức của nhiều lực lượng và nhân dân, thựchiện thắng lợi nhiệm vụ trên mặt trận GTVT, bảo đảm cho tuyến chi viện Bắc

- Nam luôn thông suốt.

- Nhận xét và rút ra một số bài học kinh nghiệm.

4 Phạm vi nghiên cứu4.1 Nội dung

Trên cơ sở khái quát hoạt động va kết quả trên mặt trận GTVT ở Khu 4và Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nội dung luận văntập trung đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trò, hoạt động và kết quả đạt được trong

cuộc do sức quyết liệt, cam go giữa quân dân Đồng Lộc với không quân Mỹthời kỳ “ném bom hạn chế” Từ đó, đề tài sẽ làm rõ hơn vị trí, ý nghĩa của

công tác giao thông vận tải trên một quyết chiến điểm chiến lược đã góp phầnlàm thất bại mưu đồ “ngăn chặn”, đi đến cắt đứt tuyến chi viện Bắc - Nam vớinhững cô gắng cao độ dé cứu van những that bại của giới cầm quyền Nha

Trăng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

4.2 Thời gian

Thời gian quân và dân ta tiến hành chống chiến tranh phá hoại miền Bắclần thứ nhất của dé quốc Mỹ (1965 - 1968).

4.3 Không gian

Chủ yếu tập trung ở vùng Ngã ba Đồng Lộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)

va mở rộng phạm vi ra tinh Hà Tinh và Khu 4.

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguôn tài liệu

- Một số văn kiện của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và Đảng

bộ huyện Can Lộc.

Trang 12

- Nguôồn tư liệu đã xuất bản được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia, Thư việnQuân đội, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Đồng Lộc.

- Nguồn tư liệu chưa xuất bản (dự thảo, bản đánh máy) được soạn thảo

và lưu giữ tại Ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Bộ chỉ huy quân sự

tỉnh Hà Tĩnh.

- Nhân chứng là cán bộ, cựu thanh niên xung phong tham gia làm nhiệm

vụ tại Ngã ba Đồng Lộc; cựu chiến binh thuộc Trung đoàn cao xạ 210.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu Ngoài ra, có sử dụngphương pháp thống kê, lô gíc, mô tả, so sánh, phân tích để làm rõ các luận

điểm nêu ra.

6 Đóng góp của luận văn

Những đóng góp cơ bản của luận văn, đó là:

Thứ nhất: Tái hiện trung thực, sinh động về cuộc chiến đấu trên mặt trận

bảo đảm GTVT tại Khu 4 và Hà Tĩnh trong những năm chống chiến tranh pháhoại lần thứ nhất Những chủ trương và biện pháp kịp thời, đúng đắn, sáng tạo

của Đảng; các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trong cuộc đốiđầu không cân sức với những âm mưu, thủ đoạn và sức mạnh của lực lượng

không quân, hải quân Mỹ.

Thứ hai: Lần đầu tiên tái hiện khá đầy đủ cuộc chiến đấu trên mặt trậnbảo đảm GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc - một quyết chiến điểm ở địa bàn Khu 4trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất Cuộc chiến đấu ở đây được đặt

trong toàn cảnh cua mặt trận bảo đảm GTVT trên địa ban Khu 4 và Hà Tinh

đồng thời là minh chứng cụ thể, sinh động cho cuộc chiến đấu nhiều cam go,

thử thách đó Thực tiễn ở Ngã ba Đồng Lộc cho thay rõ hon về cuộc chiếndau mang tính chat tổng hợp sức mạnh của các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ

Trang 13

đội địa phương, TNXP và nhân dân ma thắng lợi ở đó là thắng lợi của ý chívà trí tuệ Việt Nam được Đảng khơi dậy và phát huy trên một tầm cao mới.

Thứ ba: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến đấu trên mặttrận bảo đảm GTVT ở Khu 4, ở Hà Tĩnh và Ngã ba Đồng Lộc sẽ góp phầnvào công tác nghiên cứu, tổng kết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước của nhân dân ta - một dé tài vô cùng phong phú trong kho tàng lý luậncủa Đảng Cộng sản Việt Nam Thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc hiện nay đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết Với những bài học từ trongthực tiễn đấu tranh cách mạng để giành độc lập, thống nhất sẽ giúp ngườinghiên cứu có cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn, góp phần cùng Đảng và nhândân thực hiện những chủ trương, biện pháp đúng đắn, sáng tạo trong công

cuộc xây dựng đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục củaluận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Khái quát về hoạt động bảo đảm giao thông vận tải ở Khu 4và Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968).

- Chương 2: Ngã ba Đồng Lộc - Quyết chiến điểm trên mặt trận GTVT

trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968)

- Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm trong cuộc chiến đấu trên mặttrận GTVT ở Ngã ba Đồng Lộc Thực tiễn và những vấn đề rút ra trong công

cuộc xây dựng và bảo vệ Tô quôc hiện nay.

Trang 14

1.1 Vi tri địa ly và vai trò của giao thông vận tải trên địa ban Khu 4.

Trên dải đất Việt Nam hình chữ S, Khu 4 ở vào khoảng 16,2 đến 20,3 độ

vĩ Bắc, 103,5 đến 108,10 độ kinh Đông Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975), địa bàn Khu 4 bao gom cac tinh: Thanh Hoa, Nghé An, Ha Tinh,Quang Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên' Phía Bắc giáp các tinh Hoà Binh, Ninh

Binh (Khu 3), Sơn La (Khu 2) Phía Tây giáp các tỉnh Sam Nua, XiéngKhoảng, BO Li Kham Xay, Kham Muon, một phan tinh Xa Van Na Khét

(thuộc nước Cộng hoa dân chủ nhân dân Lao), có đường biên giới trên

1000km Phía Đông giáp biển Đông có bờ biển dai 644 km Phía Nam giápQuảng Nam, Đà Nẵng Khu 4 có địa thế dài và hẹp dần về phía Nam, nghiêngdan về phía Đông Nơi rộng nhất là Nghệ An (207 km), nơi hẹp nhất 46,5 km

thuộc huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Diện tích tự nhiên toàn Khu 4 thời kỳ

này khoảng trên 52.000 km” trong đó vùng đồi núi chiếm 3/4 điện tích đất tự

nhiên Núi hiểm trở, có nhiều điểm cao và nhiều dãy núi liên tiếp tạo thànhnhững bức chắn ngang dọc, đều xuất phát từ dãy núi Trường Sơn, vươnxuống vùng trung du, đồng băng và men tới biển làm cho địa hình nơi đây bị

chia cắt mạnh.

Hệ thống sông suối ở Khu 4 nhiều và đều bắt nguồn từ tây - tây bắc chảyvề hướng đông - đông nam Các con sông lớn như sông Chu, sông Mã, sông

Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phó, sông Gianh, sông Thạch Hãn,

1 Sự phân chia hành chính này có sự thay đôi trong một 86 giai doan.

10

Trang 15

sông Hương tạo nên các vùng đồng bằng ở Nông Cống (Thanh Hoá), Yên

Thành (Nghệ An), Can Lộc, Đức Thọ (Hà Tĩnh), Lệ Thuỷ (Quảng Bình) và

vùng đồng bằng Quảng Trị, Thừa Thiên Dọc ven biển có 16 con sông, lạch

lớn nhỏ bao gồm: Lạch Trường, Lạch Cờn, Lau Chẹt, Lạch Quèn, Lạch Vạn,

Cửa Lò, Sông Lam, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu, Cửa Ròn, Cửa Dinh,

Gianh, Nhật Lệ, Cửa Tùng, hình thành những “càng cua” lợi hại trong phòng

thủ đất nước Sông suối ở Khu 4 từ miền núi cao chảy cắt ngang giữa các tỉnh,

huyện, qua đường số 1, đường sắt tạo nên một hệ thống cau pha phức tap.Đây cũng là những trọng điểm đánh phá ác liệt của dé quốc Mỹ, gây cho ta ratnhiều khó khăn trong việc khắc phục, cơ động lực lượng và vận chuyên theo

đường bộ, đường sắt.

Vùng biển và ven biển Khu 4 ngoài khơi gần bờ có 11 đảo lớn nhỏ, trongđó có những đảo lớn: Hòn Mê, Hòn Mắt, Hòn Ngư, Cén Cỏ có vị trí quan

trọng về chiến lược, chiến thuật.

Về khí hậu, Khu 4 thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bìnhtrên dưới 2.000mm/ 1 năm nhưng phân bố không đều Lượng mưa tập trungvào tháng 8, 9, 10 Ở Thanh Hoá mưa sớm hơn Nghệ An, Nghệ An mưa sớm

hơn Quảng Bình, Vinh Linh khoảng I tháng, do đó mùa mưa ở Khu 4 thường

kéo dài đến cuối tháng 12 mới hết Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,

kèm theo gió Tây tạo ra khô nóng, nhiệt độ trung bình 25 - 30C, có lúc lênđến 40° C Do mưa lớn và hạn hán kéo dài nên thường bị lũ lụt hoặc hạn han

từ tháng 7 đến tháng 10 Nơi đây cũng thường phải hứng chịu những cơn bãolớn hoặc áp thấp từ biển tràn vào, thỉnh thoảng có lốc xoáy trên diện rộng.

Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt trên đây đã

ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội của cư dân sống trênđịa bàn Khu 4, đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đối với việc xây dựng và hoạt

động GTVT.

11

Trang 16

Ngay khi hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được ký kết, với tầm nhìn xa, trôngrộng, ngày 15-7-1954 tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá II) Chủtịch Hồ Chí Minh đã nhận định: Mỹ là kẻ thù chính của hoà bình thế giới, là

kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào Chính sách của ta là

tranh thủ hoà bình dé chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ Với dé quốcMỹ thì bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải năm vững chủ động,

phải thấy trước, phải chuẩn bị trước [ 29; tr.509] Nhận định sáng suốt và tư

tưởng chiến lược của Người đã trở thành kim chỉ nam cho Đảng ta, kịp thờiđánh giá tình hình chính xác và định ra những quyết định đúng đắn, chuẩn bịcho đất nước bước vao cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dai, giankhổ để giành thắng lợi vẻ vang.

Trên tinh thần đó, dưới sự lãnh đạo của Dang và Chủ tịch Hồ Chí Minh,

nhân dân ta ra sức xây dựng, củng cố miền Bắc, phát triển chế độ dân chủnhân dân, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, trước hết bằng việc thực hiện kế

hoạch khôi phục kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý khôi phục Ngành GTVT.Phối hợp với cán bộ, công nhân Ngành GTVT, lực lượng vũ trang đã khantrương tu tạo lại những tuyến đường sắt, đường bộ bị phá huỷ trong khángchiến chống Pháp; xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông mới đểcủng cô miền Bắc, làm hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam và

sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu của kẻ thù, trực tiếp là đế quốc Mỹ.

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cầu đường là

mạch máu của một nước”, “Giao thông vận tải thắng lợi tức là chiến tranhđã thắng lợi phan lớn roi”, tháng 5 năm 1959 Doan vận tải 559 được thành

A 2 ` : tA z rN 2 ` A x Nà

lập, mở đường chi viện cho cách mạng miên Nam“ Từ hơn bon tram người

2 Khi mới thành lập, có tên là Đoàn công tác quân sự đặc biệt Đồng chí Võ Bam đượcTrung ương Đảng cử làm Đoàn trưởng đầu tiên Về sau thời gian quyết định thành lập

(tháng 5-1959) được lấy làm phiên hiệu chính thức của Đoàn 559.

12

Trang 17

áo bà ba, đầu trần, chân đất, lặng lẽ giữa đại ngàn Trường Sơn “Đi không dấu,nau không khói, nói không tiếng”, gui cõng từng khẩu súng, viên dan, soi

đường về Nam; sau 7- 8 năm đã phát triển lên gần 30 nghìn người với nhiềulực lượng Cùng với sự phát triển của cách mạng miền Nam, Doan 559 - Bộđội Trường Sơn - tuyến đường mang tên Hồ Chí Minh đã tiến lên từ thô sơ,gui cong đến vận tải cơ giới Cũng từ đó, nhiệm vụ bảo đảm giao thông vàvận tải qua địa bản Khu 4 tạo chân hàng cho tuyến chi viện chiến lược

Trường Sơn càng được đặt ra khẩn thiết hơn bao giờ hết.

Xuất phát từ vị trí địa lý đặc biệt và nhiệm vụ cách mạng chiến lượctrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Khu 4 vừa là hậu phương trựctiếp của chiến trường miền Nam và chiến trường Nam Đông Dương, vừa là

tiền tuyến của hậu phương miền Bắc XHCN Đây cũng là nơi hội tụ đủ tất cảcác tuyến giao thông chiến lược Bắc- Nam, nơi khởi nguồn của tuyến đườngTrường Sơn huyền thoại Từ hậu phương miền Bắc gần như hết thảy lực

lượng, vật chất chi viện cho miền Nam, Trung - Ha Lào, Cam-pu-chia đềuphải qua vùng đất Khu 4.

Trong 10 năm (1955 - 1964) tranh thủ thời gian hoà bình, quân và dân

Khu 4 đã ra sức khôi phục kinh tế, ôn định đời sống nhân dân, xây dựng củng

có quốc phòng - an ninh, trong đó chú trong củng cố và xây dựng hệ thốnggiao thông vận tải, tuy chất lượng chưa cao nhưng đa tuyến, có giá trị về kinhtế và quốc phòng, lúc thời bình cũng như thời chiến Theo Trung tướngNguyễn Khắc Dương - Nguyên Tư lệnh Quân khu 4 trong bài viết tham gia

hội thảo khoa học “Mat trận GTVT trên địa bàn Quân khu 4 trong khang

chiến chống Mỹ, cứu nước ” cho biết: Tuyến đường sắt Bắc- Nam qua địa bàn

Quân khu dài 774,6 km, có 70 ga lớn nhỏ, phần lớn chạy dọc đồng bằng gần

như song song với đường số 1 cùng với các tuyến đường phụ (Cau Giát

-Nghĩa Đàn; Vinh - Cửa Lò; Vinh - Bến Thuỷ) Khối lượng vận chuyên qua

13

Trang 18

đường sắt khá cao nhưng rất dễ bị địch khống chế, chia cắt Tuyến đường bộcó đường số 1 chạy dọc ven biển gần đường sắt, qua hai đèo cao (đèo Ngang,

đèo Lý Hoà); qua nhiều phà, cầu lớn nên dễ bị địch phát hiện, đánh phá.

Đường 15 từ Vạn Mai (giáp giới Thanh Hoá, Hoa Bình) chạy dọc Đông

Trường Sơn qua các “chốt” Quan Hoá, Triệu Sơn, Nghĩa Đàn, Đức Thọ, Can

Lộc, Hương Khê, Tuyên Hoá, Bãi Hà, Hướng Hoá cùng với các tuyếnđường ngang như đường 217 (Đồng Tâm - Na Mỡi - Bắc Lào), đường số 7(Diễn Châu - Nam Can qua Lào), đường số 8 (Bãi Vot - Huong Son, Na Pê -Lạc Xao) Các đường 10, 12, 16, 20 nối đường 15 đoạn Quảng Bình qua Làocùng các đường liên huyện, liên xã, đường lên các nông, lâm trường Tuyếnđường thuỷ bao gồm đường biển và hệ thống sông suối, kênh nhà Lê Do

nhiều sông suối nên số cầu lên đến 406 chiếc, bình quân mỗi cầu dai 15m với10 phà lớn (Ghép, Bến Thuy, Sông Gianh, Quán Hau, Xuân Sơn, Long Dai,Đô Luong, Nam Dan, Linh Cam, Dia Lợi ); có một số cầu lớn khi chiếntranh xảy ra phương tiện đi qua phải chuyển sang pha (Do Lèn, Hàm Rồng,

cầu Tào, Hoàng Mai, Bùng, Phương Tích, Nghèn, Già, Cày, Phủ, Họ, Rác, LýHoà, Cầu Dai ) Trên tuyến đường số 1 bình quân 2 đến 3km có một cầu lớn(trên 15m), cứ 800- 1.200m có một cầu nhỏ Riêng địa phận Hà Tĩnh có tới300 cau [5; tr.64-65].

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Dang về

nhiệm vụ cách mạng chiến lược của hai miền Nam - Bắc trong giai đoạn mới,

tranh thủ những năm hoà bình, quân và dân Khu 4 đã chủ động xây dựng, mởmang mạng đường giao thông liên huyện, liên tinh.

Tuyến đường sắt Hà Nội- Vinh mà chủ yếu là đoạn Thanh Hoá - Vinh

nhanh chóng được khôi phục và đưa vào sử dụng góp phần đưa mức vận

chuyên bằng đường bộ tăng gấp đôi so với trước Đường quốc lộ số 1 được tu

sửa, mở rộng nâng câp nhanh chóng, đảm bảo vận chuyên hàng hoá chủ yêu

14

Trang 19

từ các tỉnh phía Bắc vào Nam Khu 4 Đường 15 chạy từ miền Tây Thanh Hoádoc theo các trién núi Đông Trường Son được củng cố, đảm bảo thông thương

với Tuyến 559 Trên đường 15 đoạn qua Quảng Bình cũng là điểm xuất phátcủa các nhánh đường 10, 12, 16, 20 nối sang đất Lào và vào tuyến TâyTrường Sơn Ngoài ra, các trục đường ngang nối Việt Nam với Lào nhưđường 217 (Đồng Tâm - Sam Nua), đường số 7 (Diễn Châu - Nam Can),đường 8 (Bãi Vot - Lạc Xao) cũng nhanh chóng được hoàn thành Trên tuyến

đường thủy hầu hết các cầu cảng, kho tàng, bến bãi, luồng lạch ở những vị tríxung yếu đã được nạo vét, tu sửa, xây dựng thuận tiện cho tàu thuyền của hảiquân và dân quân ra vào, xếp dỡ hảng neo đậu Kênh nhà Lê được nạo vét,khơi thông Nhiều ghénh thác trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố miền núi rừngHà Tĩnh, Quảng Bình được hạ thấp, nắn chỉnh, mở rộng cho thuyền mảng

xuôi ngược Các sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh được thăm dò,

khảo sát, cắm phao, biên báo và xây dựng thêm nhiều bến vượt dự phòng v.v.Như vậy, đến trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, hệ thống giao

thông đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn Khu 4 đã được củng cố, mở rong,đáp ứng được yêu cau phát triển kinh tế, văn hoá tại địa phương và dam bảomột phần cho mặt trận giao thông vận tải sau này Tuy nhiên, với những đặcđiểm về địa hình, thời tiết, khí hậu đã gây cho ta nhiều khó khăn Địa hìnhKhu 4 là nơi hẹp nhất, đặc biệt là Hà Tĩnh, Quảng Bình có núi sát biển, độ

dốc rất lớn, có nơi núi cắt hắn đường vượt, lắm sông ngòi Đây là những nơidễ bị chia cắt nhất, đặc biệt khi bị địch đánh phá Tuyến giao thông huyếtmạch Bắc - Nam là quốc lộ 1A qua địa bàn Khu 4 chủ yếu chạy sát biển nênthường xuyên bị lực lượng không quân Mỹ từ hạm đội trên biển bay vào đánh

phá Trên tuyến đường I lại phải qua nhiều cầu pha, sông ngòi mà địchthường thả thủy lôi phong tỏa Việc khắc phục dé thông đường, thông tuyếnđòi hỏi nhiều thời gian và công sức Khi tuyến đường 1 gặp nhiều khó khăn,

15

Trang 20

tuyến đường 15 (có hai đường ngang là 12 và 20) chạy men theo chân phía

Đông dãy Trường Sơn trở thành đường chính nhưng cũng gặp không ít khó

khăn Trên đường 15 chủ yếu là đường đất, một số ít được rải đá, lại nằm trênđịa hình đổi núi có độ dốc lớn, hiểm trở, nhiều đoạn qua thung lũng hoặc suốisâu, khi Mỹ tập trung bom đạn, nơi đây bị biến thành những trọng điểm giaothông - những “túi bom”, “chảo lửa” Việc khắc phục và bảo đảm giao thôngvô cùng gian nan, đặc biệt là vào mùa mưa Hệ thống sông suối trên địa bàn

Khu 4 dày đặc nhưng nhỏ hẹp, có thuận lợi cho vận chuyên đường thuỷ vớinhững thuyền bè trọng tải nhẹ song lại gây khó khăn cho vận tải cơ giới Trêncác sông suối nhỏ đọc theo tuyến đường 15 ta chưa xây dựng được nhiều cau.Vì vậy, xe hành quân đều phải qua pha Vào mùa mưa, trên các sông suối này

lũ đột ngột dâng cao, nước chảy xiết Muốn xe qua được ta phải làm ngầmcao Hơn nữa, mùa mưa ở Khu 4 thường kéo dài, lượng mưa lại phân bốkhông đều Vùng miền núi dọc theo dãy Trường Sơn thường có mưa nhiều

hơn những nơi khác, dễ bị ngập úng, đặc biệt là vùng trũng, gây khó khăn và

ách tắc dài ngày cho lực lượng và phương tiện lưu thông trên tuyến.v.v Đócũng là những khó khăn chủ yếu của GTVT trên địa bàn Khu 4 trong hoàn

cảnh bị không quân, hải quân địch đánh phá dữ dội với mật độ bom đạn lớn

chưa từng có Địch quyết đánh phá, ngăn chặn; lực lượng ta quyết giữ, đảm

bảo mạch máu giao thông luôn thông suốt Vì vay, cuộc chiến đấu trên mặttrận giao thông vận tải ở địa bản Khu 4 cảng trở nên gian khô, ác liệt hơn bao

giờ hết.

1.2 Chủ trương và hoạt động bao đảm GTVT của ta trước âm mưu

phá hoại, ngăn chặn của Mỹ - nguy trên địa bàn Khu 4.

Trong cuộc kháng chiến chống chống Mỹ, cứu nước, vùng đất Khu 4 giữvai trò trọng yếu bởi những yếu tổ liên quan tới vị trí địa - quân sự, địa - chính

trị Nơi đây cùng lúc vừa là hậu phương, vừa là tiên tuyên, vừa làm nhiệm

16

Trang 21

vụ dân tộc vừa làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là tuyến đầu của miền Bắc XHCNvừa là hậu phương trực tiếp của các chiến trường Trải qua hai lần chốngchiến tranh phá hoại, vùng đất Khu 4 đã trở thành tâm điểm đọ sức quyết liệt

giữa bản lĩnh, ý chí, mưu lược của người Việt Nam với các thủ đoạn đánh

phá, ngăn chặn bằng nhiều loại khí tài, bom đạn tối tân của dé quốc Mỹ.

Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, cùng với âm mưu tiêu diệt

phong trào cách mạng ở miền Nam, dé quốc Mỹ rat chú trọng đến việc đánh

phá, ngăn chặn sự tiếp tế, chi viện của miền Bắc cho miền Nam vì chúng chorằng miền Bắc là “nguồn gốc của mọi vấn đề” Đặc biệt từ năm 1964, trướcnguy co phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt? Mỹ- ngụy quyết địnhtăng cường các hoạt động phá hoại miền Bắc lên một bước mới Chúng triển

khai cùng lúc ba kế hoạch chống phá đó là: “Kế hoạch 34”, “Kế hoạch tô” (DESOTO) và kế hoạch sử dụng không quân đánh phá ở Lào Tháng 8-1964, dé quốc Mỹ gây ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, tạo cớ dé thực hiện các hoạt

Đề-sô-động công khai đánh phá miền Bắc Việt Nam Đầu năm 1965, Mỹ chính thứctiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, nhăm mục đích:

Thủ nhất, ngăn chặn nguồn viện trợ từ bên ngoài vao miền Bắc và sự chiviện từ miền Bắc vào miền Nam; nhằm bao vây, cô lập, làm suy yếu đi đếntiêu diệt các lực lượng cách mạng, dập tắt cuộc chiến tranh cách mạng ởmiền Nam.

Thứ hai, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng

CNXH ở miền Bắc, làm cho miền Bắc kiệt quệ, không thê tiến hành một cuộcchiến tranh lâu dài, đồng thời gây cho ta những khó khăn trong xây dựng đất

nước khi chiến tranh kết thúc.

Thứ ba, uy hiếp tinh than, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nướccủa nhân dân ta, buộc ta phải nhân nhượng chấm dứt chiến tranh theo điều

kiện của Mỹ [10; 34].

17

Trang 22

Nhận thấy vị trí hiểm yếu của tuyến giao thông trên địa bàn Khu 4 đốivới cuộc cách mạng ở hai miền, dé quốc Mỹ đã tập trung cao độ các loại vũkhí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm ngăn chặn di đến cắt đứt hệthống giao thông chiến lược Bắc - Nam qua nơi đây “Quân khu đã trở thànhtrọng điểm quan trọng bậc nhất của chiến tranh phá hoại bằng không quân vàhải quân hiện đại nhất của Mỹ Chúng đã trút hàng vạn tấn bom đạn xuống

mảnh đất “cán xoong” dài và hẹp này hòng biến địa bàn này thành một nơi

không còn sự sống” [32; tr.3] Điều này còn thể hiện rất rõ qua diễn biếnchiến tranh phá hoại của dé quốc Mỹ ở miền Bắc và chỉ số bom đạn mà Mỹném xuống vùng này Đây là nơi đế quốc Mỹ tiến hành những hành độngkhiêu khích đầu tiên, thậm chí ngay cả trước khi gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ

(5-8-1964) Đó là vào đêm 30-7-1964, tại đảo Hòn Mê, Hòn Ngư của Nghệ

An, dé quốc Mỹ đã ra lệnh cho tàu biệt kích ngụy Sai Gòn ban phá Và tronglúc tàu Ma-đốc (Maddox) tiến hành tuần tiễu sâu vào hải phận Vịnh Bắc Bộcủa ta thì máy bay T-28 của Mỹ ném bom Nậm Cắn (31-7- 1964) và Noọng

Dẻ đều thuộc miền Tây Nghệ An Và đúng ngày sự kiện Vịnh Bắc Bộ nỗ ra,cùng với Hòn Gai (Quảng Ninh), các địa danh như Vinh, Bến Thủy, sôngGianh là những mục tiêu được Mỹ “ưu tiên” bắn phá hàng đầu Từ đó cho đếnkhi dé quốc Mỹ phải ngừng toàn bộ các hoạt động đánh phá dé ngôi vào bảnđàm phán tại Pa-ri thì Khu 4 cũng là địa bàn cuối cùng không quân Mỹ hoạt

động và cũng là nơi chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ bị ban rơi trên miềnBắc Đó là chiếc thứ 4.181 (bị bắn rơi ở Quảng Bình ngày 17-1-1973).

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), My-nguy liên

tục tiến hành các chiến dich Mũi lao lửa I & II (Operation Flaming Dart), Sám

Rén (Rolling Thunder) mở rộng phạm vi đánh phá ra nhiều tỉnh miền Bắc ỞKhu 4, ban đầu, chúng nhăm vào các mục tiêu kinh tế, quân sự, sau đó chủyếu tập trung ban phá ác liệt hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy; hệ

18

Trang 23

thống cầu, cống, bến phà, bến vượt và các đường giao thông quan trọng nhưđường số 1, 7, 8, 12, 15 hong biến nơi đây thành những điểm nút “that cổ

chai” gay ach tắc nghiêm trọng nhất, như Do Lèn, Hàm Rồng, Pha Ghép,

Phương Tích, Xuân Sơn, Long Đại, Đồng Lộc Mặt trận bảo đảm giao thông

vận tải qua địa bàn Khu 4 trở nên nóng bỏng nhất trong suốt cuộc chiến

Từ việc sớm nhận thức được vị thế của Khu 4 đối với toàn bộ cuộc chiến

tranh chống My, đặc biệt là nhiệm vụ bao đảm giao thông vận tải, chi việnchiến trường nên ngay sau khi dé quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoạimiền Bắc, Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân ủy Trung ươngBộ Quốc phòng đã xác định: Bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, chi việnchiến trường là nhiệm vụ trung tâm số một của toàn Đảng, toàn quân, toàn

dân; đồng thời đã có nhiều giải pháp đồng bộ kịp thời chỉ đạo sâu sát, tăng

cường lực lượng cho mặt trận giao thông vận tải ở Khu 4.

Ngày 7 tháng 5 năm 1965 Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ

ra Quyết định (Số 119-NQ/TW) Về một số van dé trong công tác giao thôngvận tải ở các tỉnh Khu IV xác định rõ: việc thống nhất quản lý các phươngtiện giao thông vận tải; Thống nhất việc chỉ huy các bến pha và tổ chức cáctrạm dân quân địa phương báo động và bắn máy bay Nhằm thống nhất trong

công tác lãnh đạo, chỉ huy, Trung ương quyết định thành lập Ban giao thôngvận tải các cấp bao gồm Ban giao thông vận tải các tỉnh thuộc Khu 4 và Ban

giao thông van tải khu vực Tang cường Ty giao thông vận tải các tinh, do

một đồng chí tỉnh ủy viên có năng lực, có sức khỏe làm trưởng ty Tại Ban

GTVT khu vực có đại diện của Bộ Giao thông vận tải làm trưởng ban, đại

diện của Bộ Quốc phòng và một đồng chí Tỉnh ủy viên Ban này có nhiệm vụ

đảm bảo và giải quyết toàn bộ vấn đề giao thông vận tải ở khu vực mình phụtrách trong bất cứ tình huống nào.

19

Trang 24

Dé chủ động đánh bại chiến tranh phá hoại của dé quốc Mỹ từ trênkhông và pháo hạm từ phía biển, Bộ Quốc phòng tăng cường các lực lượng

phòng không, công binh, thông tin, vận tải cho Quân khu 4 làm nhiệm vụ

chiến đấu bảo vệ các tuyến đường Các đơn vi vận tải mới được củng có và bổsung tiếp tục khắc phục khó khăn, ác liệt, vận chuyển tạo chân hàng cho tuyến

chi viện chiến lược 559- đường Hồ Chí Minh và chiến trường nước bạn Lào.

Từ thực tiễn thời kỳ đầu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên

địa ban, trong hai ngày 7 và 8-5-1965, Hội nghị Quân khu ủy 4 (mở rộng)

được tiến hành Nghị quyết Hội nghị khang định: “Quyết tâm lay chiến tranhnhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại, bất luận cuộc chiến tranh đó quyếtliệt đến mức nào Sẵn sảng nhận và làm tốt nhiệm vụ chi viện và đi chiến đấuở miền Nam Tích cực, liên tục làm nhiệm vụ ở Lào Chuyển hướng mọi

hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhà nước, của nhân đân thích hợp với thờichiến, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh làm cho công cuộc xâydựng CNXH vẫn tiếp tục phát triển ngay trong chiến đấu Trước mắt, tập

trung chống chiến tranh phá hoại với mức độ cao nhất Khan trương chuẩn bịsẵn sàng đối phó thăng lợi với “chiến tranh cục bộ” với bất cứ hình thức vàmức độ nào”[32; tr.130-131] Với chủ trương đó, Hội nghị Quân khu ủy 4 lầnnày đã đặt nền tảng cho cơ chế và nền nếp hoạt động lãnh đạo chiến tranh và

xây dựng hậu phương trong suốt thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.

Tiếp theo Hội nghị Quân khu ủy, Hội đồng quốc phòng Quân khu 4 họp

dưới sự chủ tọa của Thiếu tướng Lê Hiến Mai - ủy viên Trung ương Đảng, Bí

thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu Quán triệt Quyết định ngày 7-5-1965 của

Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Chính phủ về một số

vấn đề trong công tác GTVT ở các tinh Khu 4, Hội nghị dé ra một số chủ

trương cụ thể, nhằm: “ làm cho mọi người hiểu rõ bảo đảm GTVT là nhiệm

vụ cách mạng của mình, bằng bất kỳ giá nào cũng phải bảo đảm cho được

20

Trang 25

tuyến đường số 1, đường số 15, đường số 8, đường số 12 thông suốt” Hộinghị đã quyết định những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt việc phối hợphiệp đồng, tô chức lãnh đạo chỉ huy, kết hợp giữa đánh địch với bảo vệ

GTVT: tổ chức làm đường, động viên lực lượng và phương tiện phục vụ

GTVT, bảo dam bí mật an toan [32; tr I3 1-132].

Đảm nhận hoàn toàn nhiệm vụ bao đảm giao thông và ứng cứu trên các

tuyến đường chiến lược đi qua địa bàn, với lực lượng được Bộ tăng cường và

lực lượng tại chỗ, Quân khu 4 đã thành lập và củng cố nhiều đơn vị Trung

đoàn 152 công binh và cao xạ hỗn hợp vừa làm nhiệm vụ đánh địch bảo vệ

đường, vừa mở đường số 15 ở khu vực tây Quảng Bình và đường số 12 Lựclượng vận tải tập trung cua Quân khu từ 1 đại đội xe 36 chiếc phát triển thành6 binh trạm, biên chế 1.160 người với 130 xe ô tô, 22 ca nô, 35 xà lan chuyên

vận chuyên cung cấp cho các lực lượng vũ trang quân khu (cả số làm nhiệmvụ ở Lào) Các tông đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước ở các

tỉnh gồm hơn 12.000 người chuyên lo làm đường mới vừa sửa đường ở một

số tuyến Một số tuyến đường mới khác: từ Bò Lăn đi Tam Lê, từ Hoàng Mai

đi chợ Tuần, Tân Ky di déc Lui (Nghệ An), Ba Trai (Quang Bình) được khan

trương xây dung Lực lượng công nhân giao thông do Bộ Giao thông vận tải

quản lý tập trung thi công các tuyến đường số 7, 12, 21 và 22.

Đến cuối tháng 9 năm 1965 các tuyến đường số 1, 7, 8, 12, 15 và cáctuyến sông trên địa bàn cơ bản thông suốt Đường sắt thông đến Hoàng Mai,đường goòng nối liền Đức Thọ - đò Vàng Lưu lượng xe và vòng quay tăng 2

lần Thời gian tắc xe trên các bến giảm 50% [32; tr.138].

Trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù, tại Hội nghị lần thứ 12

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng(ngày 27-12-1965) đã đề ra Nghị quyếtVề tình hình và nhiệm vụ mới, trong đó nêu rõ: “Phải động viên lực lượng

của cả nước, kiên quyêt đánh bại cuộc chiên tranh xâm lược của đê quôc Mỹ

21

Trang 26

trong bat cứ tình huống nào, dé bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoànthành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiệnhòa bình thống nhất nước nhà” [12; tr.634] Nhiệm vụ của miền Bắc được

Trung ương Đảng xác định là phải vừa sản xuất, vừa chiến đấu để bảo vệmiền Bắc, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, bảo vệ sự nghiệpxây dựng CNXH; ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc

phòng, động viên cao nhất sức người, sức của tăng cường chi viện cho chiến

trường miền Nam và giúp đỡ cách mang Lào [12; tr.643-644-645].

Trong khi lực lượng ta đang cô gắng cải thiện tình hình giao thông thì đầutháng 12 năm 1965 Mỹ tiễn hành một đợt đánh phá tập trung quyết liệt trêntoàn bộ tuyến giao thông vận tai của ta Từ Thanh Hóa trở ra chúng đánh mạnh

để cắt chân hàng; từ Nghệ An trở vào, chúng đánh dứt điểm từng đoạn xungyếu, nhất là phía Nam Khu 4 Có những nơi như : Km 39- 40 đường số 15, chỉ

trong 5 ngày chúng đánh 43 lần; Km 19 đường số 12 đánh 152 lần với 70 quả

bom, pha Quán Hau với 19 lần, 190 quả Trên tuyến đường số 1, ở các đoạn

Lý Hòa, sông Gianh, Roòn, Đèo Ngang, địch còn dùng máy bay chỉ điểm chopháo tàu biển bắn phá bổ sung sau mỗi đợt máy bay ném bom nhằm ngăn chặnlực lượng ta khôi phục giao thông Âm mưu của địch là phá kế hoạch vậnchuyển của ta trong dịp lễ Nô-en, Tết Duong lịch và Tết Nguyên đán mà ta

đang tranh thủ dé tạo chân hang cho tuyến chi viện Trường Sơn khi mùa khôđến.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng

lần thứ 12, những ngày cuối năm 1965, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Khu 4

đồng loạt tiến quân vào chiến dịch bảo đảm GTVT mang tên “Chiến dịch

Quang Trung”.

Trong chiến dich này, hang trăm nghìn lượt người lên mặt đường tậptrung san lap hàng nghìn hỗ bom, làm hàng trăm ki-lô-mét đường vòng tránh.

22

Trang 27

Hàng chục nghìn mét khối đất đá được vận chuyền lên các tuyến đường phụcvụ yêu cầu hàn vá, nâng cấp mặt đường Hàng chục trọng điểm bị bom địchbiến thành ao đều được đắp lại như Khoa Trường, cầu Hay, cầu Quan, cầu

Cam, khe Rinh, Thác Coc, Long Đại ở Nghệ An, Hà Tinh hình thành thêm

một hệ thống cầu phao song song với cầu phà ở các bến trên tuyến đường số

1; hàng chục thác nước trên rào Trỗ từ Kỳ Lâm (Kỳ Anh) đi Minh Cam

(Tuyên Hoa) dai 50 km được cai tạo, khống chế; ta còn mở thêm một số tuyến

mới đề vận chuyền hàng hoá và chở thương binh.

“Tết Quang Trung” Bính Ngọ (1966) làm sông dậy hào khí thời QuangTrung Toàn dân lên mặt đường, ăn Tết trên mặt đường, bến sông và tại cáckho tàng, trên các chuyến xe Các binh trạm tô chức ăn Tết theo ca kíp.

Thương nghiệp đưa hàng ra mặt đường phục vụ bộ đội và nhân dân Công

binh các bến pha trực suốt ngày đêm với khâu hiệu: “Phd chờ xe, không để xechờ pha” Phong trào “Những hòn đất, hòn đá chống Mỹ bảo đảm GTVT”

dây lên từ xã Diễn Phúc (Diễn Châu) được nhân nhanh ra các nơi Kết thúc“Chiến dịch Quang Trung” hàng đưa vào Vinh thực hiện được 115% kếhoạch (36.781 tan/ 33.210 tấn theo kế hoạch) Hàng vào Quảng Bình thực

hiện được 25.396 tan so với yêu cầu 25.222 tan, đạt 59% kế hoạch cả năm1966 Hàng vào Vĩnh Linh, thực hiện được 123,5% chỉ tiêu (2.470 tan/ 2.025

tan) Vòng quay xe từ Thanh Hoá đến Vinh thông thường mat bốn ngày, trongchiến dịch rút xuống còn một ngày; Vinh- Quảng Bình từ sáu đêm rút xuốnghai ngày” [32; tr.139-140].

Trong những năm hòa bình, mặc dù ta đã chủ động mở mang mạng lưới

giao thông, nhưng khi dé quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại thì hệ thốnggiao thông vận tải Khu 4 bộc lộ nhiều hạn chế, gây khó khăn lớn cho công tác

3 Chiến dịch Tết Quang Trung còn được tổ chức vào dip Tết các năm 1967, 1968 và dathiệu quả cao trong công tác vận tai, kịp thời chi viện cho các chiến trường.

23

Trang 28

vận chuyên hàng lên tuyến trước cũng như cơ động lực lượng trên địa ban Hệthống quốc lộ, tinh lộ phải chạy qua nhiều vùng thấp dé bị ngập lụt, hệ thống

cầu cống chất lượng thấp, chóng hỏng Sông nhiều nhưng bến phà, bến vượtquá ít, không đáp ứng yêu cầu Lực lượng bảo vệ giao thông mỏng, khi địch

đánh phá hàng loạt, hệ thống cầu đường hư hỏng, đường sắt ngừng vận

chuyên, đường 1A đoạn qua Hà Tĩnh bị tắc nghẽn trong 2 tháng (thang 4 đếntháng 6-1965) Việc hiệp đồng chỉ huy giữa các lực lượng trong và ngoài

quân đội chưa thống nhất chặt chẽ Ở chừng mực nhất định, Bộ Tư lệnh Quânkhu 4 lúc đầu cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo

đảm GTVT, có tư tưởng cho đó là nhiệm vụ của co quan giao thông địa

phương nên chưa tập trung hết khả năng của mình vào nhiệm vụ này.

Đầu năm 1966, Quân khu ủy Quân khu 4 họp ra nghị quyết chuyên đề về

bảo đảm GTVT Nghị quyết yêu cầu cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các tỉnhKhu 4 cần quán triệt sâu sắc hơn nữa tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trungương lần thứ 12 và quyết tâm của Đảng là động viên và tập trung cao độ lực

lượng để giành thắng lợi quyết định trên mặt trận GTVT, trong đó nêu rõ:Phát huy đầy đủ trách nhiệm và chức năng cua mọi don vi, mọi ngành, mọingười, mọi địa phương trong công tác bảo đảm GTVT; Chan chỉnh lại côngtác vận tải ở các cầu pha, tổ chức tốt hơn thông tin liên lạc ở các tuyến, các

chốt trọng điểm, các bến phà; chan chỉnh va kiện toàn bộ máy chỉ huy GTVTtrên toàn tuyến; cần rút kinh nghiệm tăng cường kiểm tra, chuẩn bị kế hoạchbảo đảm GTVT trong mùa mưa; đây nhanh hơn nữa phong trào nhân dântrồng cây ngụy trang dọc đường giao thông.v.v.

Nghị quyết cũng chỉ rõ những khuyết điểm cần khắc phục như nhiệm vụ

thì nặng nề, phạm vi hoạt động rộng, lực lượng bao đảm giao thông lớn nhưngtô chức chưa thích hợp, việc chuẩn bị vật tư, phương tiện dự trữ, công tác khaithác đường bộ, đường sắt, đường sông, làm thêm đường tránh, bến pha dự bị

24

Trang 29

tuy có nhiều cô gắng nhưng so với yêu cầu thì chưa được bao nhiêu Tinhtrạng dé hư hỏng, mat mát phương tiện, khí tài, vật chất, làm âu còn phô biến,

có hiện tượng nghiêm trọng

Thực hiện nghị quyết Quân khu ủy, trung tuần tháng 5-1966, Bộ Tư lệnh

Quân khu đã triệu tập hội nghị liên tịch với các tinh Nghệ An, Ha Tinh,

Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh bàn chuyên đề bảo đảm GTVT quân sựthời chiến Tham gia và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Tường Lân -Thứ trưởng Bộ GTVT Hội nghị khang định quyết tâm : băng bat cứ giá nao,

lực lượng và phương tiện của Bộ cùng với nhân dân Khu 4 sẽ giữ vững mạch

máu giao thông đưa hàng lên phía trước Về phương châm, phương pháp tiến

hành, Hội nghị nêu rõ:

- Dựa vào nhân dân, động viên nhân dân tham gia vào công tác bảo đảm

GTVT, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, dam nghĩ, dám làm Tập trung

phương tiện, nguyên liệu san có tại chỗ là chính, tận dụng và phát huy những

kinh nghiệm hay, kết hợp hiện đại - cơ giới với thô sơ.

- Làm nhiều đường song song và xen kẽ, xây dựng mạng lưới đường ô tô

hình bậc thang, hình bàn cờ, địch đánh hỏng đường này, xe chạy đường khác.

Mỗi bến vượt sông có hai đến ba bãi, mỗi bến bãi có nhiều phương tiện vượt

- Trên mọi hướng phải phát huy tất cả các phương tiện vận tải ô tô, chốt

từng cung đoạn, đặc biệt chú trọng phát triển vận tải đường sông, kiên trì giữvững vận tai đường goòng, tận dụng đường biên, phát triển cơ giới đồng thời

tích cực sử dụng phương tiện thô sơ.

- Phòng tránh tốt địch đánh phá, kết hợp các biện pháp phân tán mọi

công sự, ngụy trang, bí mật bat ngo, triét dé loi dung thoi tiết: trời tối xe chạy

không đèn hoặc “đèn rùa”, trời nhiều mây xe chạy ban ngày và chạy lấn

chuyên, trời mưa coi như ngừng bắn, chạy cả ngày lẫn đêm.

25

Trang 30

- Tổ chức hàng chục trạm gác của dân quân tại các bến phà, cửa lạch vensông, các trọng điểm hàng ngày bám sát 24/ 24 giờ để theo dõi số lượng

bom, điểm bom rơi đánh dấu trên bản đỗ và trên thực địa, kịp thời xử lý thông

tuyến trong đêm.

Kết thúc hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Bộ GTVT nêu lên tư tưởng chỉ

đạo của Bộ được đúc kết trong 6 chữ “Dich đánh - ta sửa - ta di” [6;

Triển khai nội dung hội nghị liên tịch và thực hiện Điện mật của Ban Bíthư Trung ương Đảng (số 283 ngày 29 - 10 -1965) về tập trung chỉ đạo, đảmbảo GTVT, Quân khu và các tỉnh thống nhất chủ trương và triển khai các biệnpháp cụ thé, tạo sự chuyền biến tốt trong công tác GTVT Lực lượng công binh

nhân dân lấy công binh làm nòng cốt tích cực khắc phục đường sá bị địch đánh

phá hư hỏng Lực lượng vận tải gồm ba thứ quân: GTVT chuyên nghiệp, công

binh Quân khu, tinh; từng huyện tổ chức các đội chuyên trách bảo đảm giao

thông của huyện, các xã dọc trục đường tổ chức các đội dân quân công binh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã tiến hành khẩn trương việc tô chức cho cáccông ty 2, 3, 4, 8 và các đơn vị công trình với tổng biên chế 12.665 ngườiđảm nhiệm việc làm mới, sửa chữa đường các tuyến đường 1, 15, 7, 21, 22;thành lập các trung đoàn công - pháo phụ trách các tuyến đường 12, 15 phía

Tây Quảng Bình Tổ chức thêm 2 tiểu đoàn và 26 đại đội công binh cho các

tỉnh với quân số 4000 người Tỉnh đội các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh xây dựngđược 182 tổ dan quân công binh với 2.580 người Về lực lượng đường sông, ở

Nghệ An có đoàn 7 với 108 người, Hà Tĩnh có đoàn 8 với 280 người Quảng

Bình tổ chức đội xung kích bảo đảm giao thông từng xã gồm thanh niên và

dân quân tự vệ Thanh Hóa tô chức thêm 4 đại đội công binh, tiếp nhận thêm1 tiêu đoàn của tỉnh Hòa Bình, huy động 750 xe đạp thé, 680 thuyền các loạivà 3.450 thủy thủ tổ chức thành các đơn vị chuyên chở hàng quân sự, chuyên

26

Trang 31

thương binh Các cơ sở sản xuất phao, phà được mở rộng về quy mô và nănglực sản xuất.v.v.

Tại các bến vượt và những trọng điểm bị địch đánh phá, các trạm điềuchỉnh xe được củng có, tăng cường nhằm khắc phục tinh trạng ùn xe, tắcđường hoặc bị bom dich phá hỏng do thiếu thông tin.

Các địa phương tổ chức thêm các trạm quan sát, báo động ban đêm,hướng dẫn xe vào các nơi cất giấu Dọc các tuyến đường, nhân dân trồng cây

ngụy trang, làm cọc tiêu, quét vôi các thân cây còn lại Kỹ thuật và kỷ luật

chạy xe bằng đèn gầm, kỷ luật sử dụng ánh sáng, lửa trong mọi sinh hoạt banđêm được quy định và kiểm tra nghiêm ngặt [6; tr.299-300].

Vì cả nước và với cả nước, bằng nhiều chủ trương và biện pháp kịp thời,những năm tháng đầu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân và dân Khu 4

đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua muôn vàn gian

khổ, hy sinh với quyết tâm “Đánh địch mà di, mở đường mà tiến ”, quyết giữ

vững mạch máu giao thông cho những chuyến hàng ra mặt trận Tiêu biểu cho

tỉnh thần ấy là Đảng ủy và nhân dân xã Võ Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình)tự nguyện tháo dỡ nha, đóng góp mọi nguyên vật liệu có thé để cứu đoàn xevận tải bị lầy lún trước khi trời sáng: là nhân dân xã Hải Linh tự vác đá chuẩnbị xây nhà đem lấp hồ bom và lát đường, từ đây, phong trào “Hòn đá chống

My” được phát động sôi nồi trong toàn tinh và Khu 4.v.v Chính bởi những hy

sinh đó đến cuối năm 1965 tình hình GTVT trên địa bàn Khu 4 được cải

thiện, đi vào thé ồn định Các bến sông, bến phà, cầu hư hỏng được khắc phục

thành ngầm hoặc phà, các bến lớn có đường vòng tránh và dự bị, các tuyến

đường 1,7 12, 15 đều thông suốt, vận tải đường sắt bằng xe goòng được duytrì hoạt động liên tục trên toàn tuyến.

Trước những thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếpđưa quân Mỹ vảo tham chiến trên chiến trường miền Nam mà không đạt được

27

Trang 32

ý đồ, dé quốc Mỹ càng đây mạnh chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Đối vớiKhu 4, không quân - hải quân Mỹ dùng nhiều thủ đoạn thâm hiểm với đủ loạibom đạn, khí tài tối tân, hiện đại Toàn Khu 4 bước vào chế độ thời chiến với

sự phân vùng rõ rệt, có những vùng tạm chiếm ở bắc Quảng Trị và cả những

vùng tự do (Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An) Thời gian này Mặt

trận Đường 9 - Bắc Quảng Tri được thành lập (tháng 6-1966) Tất cả mọi hoạt

động của Khu 4 đều nhằm giải quyết hai vấn đề chủ yếu:

“1 Tập trung mọi khả năng bảo đảm đầy đủ mọi nhu cầu của tiềnphương và quyết giành cho được thắng lợi to lớn ở đó.

2 Xây dựng, bảo vệ hậu phương chống chiến tranh phá hoại cho tốt,chuẩn bị tốt việc chống “chiến tranh cục bộ” mở rộng ra phạm vi quân khu.

Nhiệm vụ nỗi bật của quân khu là tập trung mọi khả năng hoàn thành thắng

lợi nhiệm vụ tác chiến ở mặt trận Quảng TrƑ”.

Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ dé ra, trên mặt trận bảo

đảm GTVT được tăng cường lực lượng và huy động cao độ sự đóng góp của

nhân dân các địa phương Khắp 26 bến vượt lớn và khắp nơi trên các tuyến

giao thông, lực lượng công binh ba thứ quân cùng với thanh niên xung phong

ngày đêm đối đầu với gian khổ, hiểm nguy, thực hiện: “Sống bam trụ cauđường, chết kiên cường dũng cảm”, “Tăng từng tấn, lấn từng chuyến” Trên

mặt trận bảo đảm GTVT đã xuất hiện nhiều tắm gương tiêu biểu như: đội cầuphà 3 - 4 bến phà Ghép (Thanh Hoá) với nhiều cá nhân dũng cảm và mưu trí,sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước: Đó là anh hùng liệt sỹ

4 Trích nội dung Hội nghị Thường vụ Quân khu uỷ 4 ngày 19-20 tháng 8 năm 1966 Dự

Hội nghị có các đồng chí Lê Hiến Mai, Trần Văn Quang, Trương Công Cần, Vũ Lăng,Đàm Quang Trung và Trần Sơn Đồng chí Lê Thanh, Tham mưu trưởng và đồng chíNguyễn Ích Tỷ, Phó tham mưu trưởng quân khu được mời dự Văn bản lưu tại bảo mật

Quân khu 4.

28

Trang 33

Mai Xuân Điển; anh hùng cảm tử phá bom từ trường Vũ Hùng út một mìnhđiều khiển chiếc canô 90 sức ngựa với tốc độ cao kích thích cho bom né déthông tuyến; các “trung đội thép” xung kích trên các đoạn đường ác liệt, cáctrạm điều chỉnh trên các trục đường ở Nghệ An, tiêu biểu như các chiến sỹ ở

Truông Bồn, Bến Thuy , rồi phong trào thi đua sôi nổi ở các đơn vị: công

trường 50, 12A, Quyết Thắng, bến phà Ròn, Gianh, Quán Hàu, Xuân Sơn,

Long Đại (Quảng Bình)

Với phong trào “Toàn dan làm giao thông vận tai” đã thu hút được sự

tham gia, đóng góp tích cực của nhân dân trên địa bàn Khu 4 Ở Thanh Hoá,các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên đã trồng và bảo vệ được trên 13 van câycác loại, nguy trang được gần 100 cầu cống lớn nhỏ, có tác dụng che mắt

địch; đặc biệt đã làm được 2 cầu nghi trang ở Vạy và Ghép có tác dụng thuhút bom đạn địch, hạn chế bớt sự đánh phá của chúng vào các trọng điểm ỞNghệ An, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 6 năm 1966 đã huy động gần 2 triệungày công ứng cứu bảo đảm giao thông và sửa chữa các tuyến đường số 7,

15 mở rộng các trọng điểm Truông Bồn - Cổ Văn - Ru Trét va làm đườngtránh; ở Quảng Bình lại có sáng kiến áp dụng chiến thuật “sâu đo” trong vậntải Hàng vào bắc Gianh được rải ra nhiều bến từ xã Quảng Phúc lên đến xã

Quảng Trường, Cảnh Hoá Nhờ có tỉnh thần của nhân dân thuộc lòng công

thức: “Đảng uỷ là chủ hàng, dân quân là công nhân bốc xếp, nhà dân là khotàng” mà hàng hoá của Nhà nước luôn được bảo đảm an toàn Trong chiến

dịch vận tải VT5, chiến dịch tiếp nhận gạo từ tàu Hồng Kỳ (Trung Quốc) tại

đảo Hòn La (tỉnh Quảng Binh), đã huy động hàng vạn người tham gia, bốc đỡ

hàng chục vạn tấn hàng về nơi an toàn chỉ bằng các phương tiện tự có của

nhân dân

Chiến trường càng đánh lớn, việc bảo đảm nhu cầu cho chiến trườngmiền Nam, Lao và Mặt trận đường số 9 - bắc Quảng Trị ngày càng tăng Năm

29

Trang 34

1966, khối lượng vận chuyển tăng gấp đôi năm 1965, trong khi cường độoanh tạc của địch trở nên đữ đội, ác liệt hơn nhiều So với năm 1965, chỉ

riêng số bom né chậm của địch ném xuống đường sá, cầu phà ở Khu 4 năm1966 tăng 4 lần và năm 1967 tăng 18 lần Trên các đoạn đường hiểm yếu phíaTây, các bến vượt, phương tiện vượt sông và vận tải, các chân hàng và hệthống cầu cống là mục tiêu đánh phá liên tục của không quân Mỹ Cứ mỗituần trăng, trước mỗi đợt ngừng bắn, trước mùa mưa, đợt mưa, địch tập trung

đánh hỏng đường sá, cầu, ngầm, gây nhiều khó khăn cho ta trong việc khắcphục hậu quả và tổ chức vận chuyên Giao thông vận tải trên địa ban Khu 4ngày càng trở nên nóng bỏng, đầy gian khổ, hy sinh Trước tình hình đó, từ

tháng 12 năm 1966, Trung ương Đảng va Quân uỷ Trung ương giao cho Bộ

Tư lệnh Quân khu 4 chỉ huy thống nhất các lực lượng bảo đảm giao thông vận

tải trên các tuyến đường chiến lược số 1, 7, 8, 12, 15 thuộc địa bàn Lực lượngvận tải Quân khu tô chức thêm ba binh trạm mới, hình thành hệ thống binhtrạm (1, 2, 3, 4, 5), bồ trí trên 6 khu vực: Vinh - Chu Lễ - Gianh - Long Đại -

Trường Thủy - Thái Thủy Hình thức to chức binh trạm như một đơn vị hậucần tổng hợp vừa tiếp nhận, dự trữ, cấp phát cơ sở vật chất, trang bị, vũ khí kỹthuật vừa vận chuyên đảm bảo cho một hướng chiến thuật hoặc chiến dịch.

Theo đó, cơ quan bảo đảm giao thông được củng cố từ tỉnh đến xã, cơ quan

quân sự tỉnh, huyện và các công ty, phòng giao thông làm tham mưu cho cấpuy Các địa phương phát triển thêm lực lượng bao đảm giao thông tại chỗ, lay

lực lượng giao thông công binh làm chủ lực, thanh niên xung phong làm nòng

cốt, kết hợp giữa làm giao thông thường xuyên với tổ chức các chiến dịch.

Nhân dân các địa phương đã cùng lực lượng bảo đảm giao thông mở 619km

đường vòng, chuẩn bị 1.319.859m đất, 152.384m' đá dự trữ Lực lượng của

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh tập trung xây dựng nhanh 462km đường

mới trên các tuyến đường số 20, 21, 22A, 22B và 15; làm 1.000 cầu gỗ,

30

Trang 35

1.515m cầu phao, 88 phà Các cầu bị hỏng có cầu thấp, cầu dự bị; nơi nướccạn thì làm ngầm Mỗi điểm vượt sông đều có từ ba đến bốn bến, mỗi vùngtrọng điểm địch đánh phá, có hai tới ba đường vòng tránh Nhân dân đónggóp hon 1 triệu ngày công san lấp hố bom, sửa chữa đường sa, làm đường

giao liên, đường vòng tránh và các thiết bị báo hiệu, trồng cây nguy trang cầucống, bến vượt; làm cầu giả, pha giả dé nghi binh lừa địch Đến tháng 12 năm1967 Thanh Hoá đã mở thêm và sửa chữa 200km trên tuyến đường chiến

lược, 784km đường liên huyện, hơn 1.500km đường thôn xã, làm mới 2.115m

cầu phao bằng luồng, 21 pha loại 18 tan Tinh Hà Tinh làm mới và sửa chữa122 lượt cầu gỗ, làm thêm 8km đường ray, 103km đường dây thông tin phụcvụ bảo đảm giao thông Tỉnh Nghệ An tổ chức nạo vét 29km kênh nhà

Lé [32; tr.185-186].

Luc lượng vận tai do Bộ va Quân khu tổ chức được bồ trí theo các cung,

trạm do các binh trạm quản lý Ngoài ra, còn có các lực lượng của tỉnh đội và

các đơn vị quân đội được chính quyền và nhân dân giúp đỡ đã tự đảm nhận 40

đến 60% tổng khối lượng vận chuyền.

Trên các tuyến giao thông thuộc địa ban Khu 4, bên cạnh 600 đội dânquân - công binh gồm 3.578 người ở Nghệ An, Hà Tĩnh, 132 đội quân xungkích ở Quảng Bình, các huyện trọng điểm trong quân khu đều tổ chức đại đội

chủ lực bảo đảm giao thông 273 đội rà phá bom TN bằng các dụng cụ thô sơđược tô chức huấn luyện và đưa vào hoạt động Cán bộ, chiến sĩ ở 140 đàiquan sát cắm tiêu bom TN và bom né chậm được bồ trí ở các trọng điểm đánh

phá của địch thực sự là những con người gan vàng, dạ thép Lúc địch némbom, đánh pha, họ có mặt tại vi tri quan sát từng đoạn đường, từng khúc sông

đánh dau điểm bom rơi; quả nào đã nổ, quả nào chưa nỗ Vừa dứt tiếng máy

bay, các chiến sỹ nhanh chóng bò vào giữa “túi bom” làm nhiệm vụ Tiêubiểu như tiểu đoàn 27 công binh với các đồng chí: Nguyễn Tan Kiêng, Võ

3l

Trang 36

Xuân Nở, Hà Huy Ty, Trần Ngọc Mật, Cao Viết Danh, Nguyễn Văn Nhỏ,Nguyễn Đức Điềm Đó là trung đội nữ dân quân công binh do Võ Thị Đởn

chỉ huy dù trong điều kiện sống chết chỉ tắc gang vẫn kiên quyết không rờitrận địa Cả trung đội của chị đã bám chắc, trụ vững trên đoạn đường này suốt

thời gian địch đánh phá ác liệt, bảo dam mach mau giao thông [32; tr.188]

Bằng sự nỗ lực lớn, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã phá được thé

độc tuyến, đơn luéng Lợi dung lúc địch đánh ở trọng điểm này ta mở chiến

dịch vận tải ở chỗ khác Trong các đợt không quân Mỹ ngừng hoạt động, lực

lượng giao thông vận tải tranh thủ mở các chiến dịch vận chuyền, tạo chânhàng dự trữ, tạo nguồn hàng liên tục Nơi nào địch đánh phá quyết liệt, khôngthé phát triển đường ô tô thì ta tổ chức vận tai thô sơ bằng gui, cong, xe thô,

xe ba gác bố trí theo từng chặng ngắn Nhờ công tác bảo đảm giao thông tốtvà tổ chức vận tải đạt hiệu quả, trong năm 1967 hàng vào Quảng Bình tănggấp 2,67 lần so với năm 1965 và 19 lần năm 1966 Kế hoạch vận chuyên cho

Mặt trận đường 9 đạt 360%; vận chuyển cho Trung- Hạ Lào đạt 134% Khốilượng hàng vận chuyên bằng đường sắt vào Nghệ An năm 1967 tăng 31% sovới năm 1965, chiếm 53% tổng khối lượng vận chuyên Khối lượng vậnchuyên đường sông, đường biển tăng: Quảng Bình tăng 322 lần so với năm1966, chiếm 14% tổng khối lượng vận chuyền, Nghệ An tăng 147 lần [32;

Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) của quân và dan ta trênchiến trường miền Nam và thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc(1965- 1968), cuối tháng 3 năm 1968, Mỹ tuyên bố “xuống thang” chiếntranh, “ném bom hạn chế” Nhưng thực chất của quyết định này là Mỹ thực

hiện thủ đoạn bỏ “diện”, tập trung “đánh điểm” Không quân và hải quân Mỹtập trung mọi nỗ lực đánh phá ngăn chặn địa bàn từ vĩ tuyến 20 trở vào Cuộc

đọ sức, đâu trí giữa một bên tiên hành chiên tranh ngăn chặn với một bên tiên

32

Trang 37

hành chiến tranh chống ngăn chặn đã được đây lên đỉnh điểm ở “vùng cánxoong” Tap chí không quân (Mỹ), tháng 4 năm 1969 viết: “Trên một diệntích hẹp băng 1⁄4 miền Bắc, số trận ném bom tăng 2,6 lần, còn khối lượng,

mật độ bom, đạn mà Mỹ rải xuống tăng 20 lần”.

Trước tình hình đó, dé tăng cường công tác tô chức, chỉ huy bao đảm

giao thông vận tải, ngày 3 tháng 7 năm 1968, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra

Thông tri về việc tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo và chỉ đạo bảo đảmGTVT ở Khu 4, trong đó quyết định: Bồ sung đồng chí Phan Trọng Tuệ - Bộtrưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban chỉ đạo bảo đảm GTVT; đồng chí LêQuang Hòa làm Chính ủy; đảm nhiệm Phó ban là các đồng chí: Lê Văn Tri -Phó tư lệnh Phòng không - Không quân; Hoàng Văn Thái - Tổng cục trưởng

Tổng cục Hậu cần Tiền phương; Nguyễn Tường Lân - Thứ trưởng Bộ GTVT.Tiếp đó, dé tăng cường tô chức hệ thống chỉ huy thống nhất bảo đảm GTVT

Khu 4, ngày 2-8-1968 Ban Bí thư ra Thông tri nêu rõ: Thành lập Bộ Tư lệnh

Bảo đảm GTVT Khu 4 (thay Ban Chi đạo bao đảm GTVT Khu 4 trước đây).

Bộ Tư lệnh này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, BộQuốc phòng và của Thường vụ Hội đồng Chính phủ Thành phần Bộ Tư lệnhBảo đảm GTVT Khu 4 gồm:

+ Tư lệnh: Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Bộ GTVT.+ Chính ủy: Thiếu tướng Lê Quang Hòa, Chính ủy Quân khu 4.

+ Phó Tư lệnh:

- Đại tá Hoàng Văn Thái, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Tiền phương

(sau này đổi thành Bộ Tư lệnh 500).

- Đồng chí Nguyễn Tường Lân, Thứ trưởng Bộ GTVT.

- Đại tá Lê Văn Tri, Phó Tư lệnh Phòng không - Không quân.

- Đồng chí Chu Mạnh, Chủ tịch UBHC tỉnh Nghệ An.

- Đồng chí Nguyễn Tiến Chương,Chủ tịch UBHC tinh Hà Tĩnh.

33

Trang 38

- Đồng chí Cô Kim Thanh, Chủ tịch UBHC tinh Quảng Bình.

Ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thành lập Ban Chỉ huy bảo

đảm GTVT do ba đồng chí vừa làm Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo đảm GTVTKhu 4 đồng thời kiêm Trưởng ban” [15; tr.324-325-326] Từ đó, dưới sự chỉ

huy thống nhất, chặt chẽ của Bộ Tư lệnh bảo đảm GTVT Khu 4 và Ban Chỉ

huy bảo đảm GTVT các tỉnh, với lực lượng của Bộ tăng cường (ba sư đoànphòng không 367, 377, 368, một sư đoàn pháo binh 351, hai trung đoàn công

binh, năm tiểu đoàn vận tải cơ giới) và lực lượng phòng không của quân khu(6 trung đoàn phòng không, 4 tiêu đoàn công binh, 2 tiêu đoàn vận tải, 528đội trực chiến của dân quân các tỉnh) được bồ trí trên các khu vực trọng điểm:Cầu Cam, Phương Tích, Bến Thuỷ, sông La, Đồng Lộc, Xuân Sơn, Long Đại,

Linh Cảm các lực lượng mặt đất đã kiên cường đánh trả có hiệu quả không

quân, hải quân địch, bảo vệ tuyến chi viện thông suốt.

Với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, sức mạnh chiến tranh

nhân dân - quân dân làm vận tải, kết hợp các hình thức, phương tiện vận tải

thô sơ, truyền thống với cơ giới; kết hợp vận tải băng đường bộ, đường sông,đường biển, đường sắt chiến đấu trong thế trận hiệp đồng binh chủng; từ vận

chuyền nhỏ lẻ ta đã tiễn tới tổ chức chiến dich vận tải VT5 - chiến dich 500,giành thăng lợi; đưa khối lượng hàng chuyền giao qua tuyến trong năm 1968

tăng hơn năm 1967.

Trong hơn 7 tháng (từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1968) “ném bom hạnchế” trên địa bàn Khu 4 ta đã huy động được 10 triệu lượt người ra mặt

đường, khôi phục va làm mới 2.500km đường cơ giới, 173 đường goong,

đóng mới hàng chục phà, cầu phao, 200 thuyền gỗ Khối lượng hàng vậnchuyền vào miền Nam và Lào tăng gấp 2 lần so với năm 1967 Chiến thắng

5 Xin xem thêm nội dung Thông tri ở phần Phụ lục.

34

Trang 39

trên mặt trận giao thông vận tải ở Khu 4 góp phần quan trọng đánh bại cuộcchiến tranh phá hoại lần thứ nhất trên miền Bắc.

Trong cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù trên mặt trận bảo đảm giao

thông vận tải ở Khu 4, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung

ương, trực tiếp là Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu 4, quân và dân ta trên địa

bàn đã vượt qua mọi khó khăn gian khô, ác liệt, hy sinh, thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ chính trị cấp trên giao Đó là thắng lợi của chiến tranh nhân dân

phát triển cao với sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố: sức mạnh của chínhtrị - tỉnh thần, của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng

và sức mạnh vật chất của cả dân tộc và thời đại được nhân lên gấp bội Thựctế diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho chúng ta thấy rõ: mỗibước trưởng thành, chiến thăng trên mặt trận bảo đảm giao thông vận tải Khu

4 đều gắn liền với sự phát triển chung của cuộc kháng chiến Thắng lợi trên

mặt trận bảo đảm GTVT trong chống “chiến tranh phá hoại” lần thứ nhất là

thắng lợi có ý nghĩa tạo đà cho thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống chiếntranh phá hoại lần thứ hai (1972); góp phần quyết định vào việc duy trì, giữ

vững va tăng cường sự chi viện toàn diện, liên tục của hậu phương lớn miền

Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam - một nhân tố bảo đảm cho thắng lợi vĩ đại

của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

1.3 Bảo đảm giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong chống chiến tranh

phá hoại lần thứ nhất

Hà Tĩnh cũng như các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình nằm toàn bộ trên phần

cuối của tuyến đường trung chuyên Bắc - Nam Đặc điểm địa hình nơi đây rấtđa dạng và phức tạp, đổi núi chiếm 80% diện tích, phía trên là núi rừng

Trường Sơn, phía dưới là biển Với địa thế dốc và hẹp, lại có hệ thống sôngngòi dày đặc với nhiều nhánh sông nhỏ nên dễ bị chia cắt khi có bão, lụt haybị địch đánh phá Khí hậu cũng là một thách đố dữ dan với người dân nơi đây -

35

Trang 40

mùa khô hạn thì nắng cháy da với những cơn gió Tây Nam khô nóng; mùamưa thì ngập lụt với những trận bão lớn dé bộ.

Là một tỉnh có nhiều trục đường giao thông chiến lược quan trọng đi

qua: quốc lộ 1A nối liền Bắc- Nam chạy dọc theo vùng đồng bằng, đi qua các

huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cam Xuyén va Ky Anh dai149 km; quéc lộ 15A chạy ven trién núi Truong Sơn và tinh lộ 8, Hà Tĩnh là

địa bàn có nhiều tuyến chi viện chủ yếu cho chiến trường miền Nam va nước

bạn Lào Nơi đây lại có bờ biển đài 130km tương đối bằng phăng với 4 cửabiển: Cửa Hội, Cửa Sot, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu rất thuận tiện cho thuyềnbè ra vào đánh cá và vận chuyền hang hoá Hệ thống đường thuỷ ở Hà Tinhhoạt động theo hai sông chính là sông Ngàn Phố (Hương Sơn) và sông Ngàn

Sâu (Hương Khê) chảy về Linh Cảm nhập thành sông La, qua huyện Đức Thọsau đó nhập với sông Lam qua huyện Nghi Xuân đồ ra Cửa Hội Ngoài ra còncó thê vận tải hàng hoá bằng thuyền nhỏ trên các sông khác với độ dài gần500km như sông Nghèn, Rao Cái, sông Quyền, kênh nhà Lê Với những đặc

điểm đó, Hà Tĩnh đã trở thành một điểm tranh chấp ác liệt giữa ta với địchtrên mặt trận GTVT, đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của dé

quốc Mỹ.

Nhận thấy rõ vị trí hiểm yếu của hệ thống giao thông Hà Tĩnh trên “vùng

cán xoong” Khu 4, dé quốc Mỹ đã cé gắng đến mức tối da hong chặn tuyếnvận chuyền huyết mach của miền Bắc qua vùng đất này Trong cuộc chiến

tranh phá hoại lần thứ nhất, sau mấy ngày đầu đánh vào các cơ sở kinh tế và

quốc phòng, từ tháng 4-1965, dé quốc Mỹ tập trung đánh phá vào giao thôngvận tải Không quân Mỹ đánh liên tiếp ngày càng nhiều và càng ác liệt vào hệthống đường sa, cầu công, bến xe, bến pha ở Hà Tĩnh Không chỉ ném bom

phá hoại bằng không quân, địch còn sử dụng tàu chiến bắn phá bừa bãi từ

biên vào đường sô 1, trên dọc các con sông ven biên và xóm làng từ đường sô

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 06:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w