1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Niềm bi cảm (Aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HOC XA HỘI VA NHÂN VĂN

KHOA VAN HOC

HOANG THI MY NHI

TOM TAT

LUẬN VAN THẠC SĨ KHOA HỌC NGU VĂN

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 602230

Hà Nội, tháng 10 năm 2008

Trang 2

ì ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI Ỹ || TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN )

ý KHOA VĂN HỌC q

HOANG THI MY NHI

NIEM BI CAM(AWARE) TRONG

“TRUYEN GENJI” CUA MURASAKI SHIKIBU

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC NGU VAN

Chuyên ngành: Van học nước ngoài

Trang 3

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

MỤC LỤC

2 MỤC DICH, NHIEM VỤ CUA LUẬN VAN

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU se 2< s°©s£ss+ss£sseEvsevserssersserssers

4 PHAM VI VĂN BẢN SỬ DỤNG -.-s-s<sscscssssersetssessersetssersersssrsersee5 LICH SU 0206)

5.1 Tài liệu tiếng And woccceccecceccsscessesssessessscssessvcssesscssessecsecssessessvsssessesssessesseessessvessesses

5.2 Tài liệu tiếng VIiỆC ¿- 2: ©52+S1 2k2 2E122112112711211211211211 111111171 11 11c.

6 CÁU TRÚC LUẬN VAN -s 2 se ©cssEEssEEssErseErseEEseErsetsserssersserssersserse

CHƯNG lI 2< VS®<EECLA4EESEE A.EESEE A.EEEEE 441EE0221441E2022141p9Eardke

NIEM BI CAM VỚI SỐ PHAN CÁC NHÂN VAT « s<©cssecvssesssee

I1 Bi cảm với thời gian đã mat của các nhân Vật 2 + s+s+cs+rzrszrszrs

ID Thod gian tr6i Chay oe

11.1.2 Thời gian đồng hiện và dòng ý thức nhân vật -:- 2+ s+++=+zzs+2

HI.2 Bi cảm trước sự vô thường của Cái đẹ s- 5< < 5< S1 95 156856.56

IL.2.1 Cái đẹp bat tử, cái đẹp cứu vớt thé giới -¿©-¿©c++cx+zerxerxeerxerxrres

IIL2.2 Sự vô thường của cái đẹp - - cv TT HH TT ngàn Hàng gà nưệt

NIEM BI CAM VỚI THIÊN NHIÊN TƯƠI DED -s<©ssccssecssee

HI.1 Thiên nhiên bi cảm trước cuộc đời luân chuyển

HI.2 Thiên nhiên bi cảm với nỗi niềm hoài cỖ -s- 5c sssscssessess

I3 Niềm bi cảm trước sự phù du của vé đẹp thiên nhiên . 5 <- 89

$000/.0 005775 93

THU MỤC TÀI LIEU THAM KHAO -°- se s2 ©ssesseesseesseessecse 97

Hoàng Thị Mỹ Nhị 1 Luận văn thạc sĩ

Trang 4

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

MỞ ĐÀU

1 Ý NGHĨA CUA DE TÀI

1.1 Nếu ai đó muốn tìm kiếm một huyền thoại lãng mạn về quả cầulửa vĩ đại - Mặt Trời của vũ trụ thì ngay tại vùng Đông Á nghìn lẻ một bían, hãy đến chân ngọn Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tìm một cánh hoa anh

đào còn sót lại từ vô lượng kiếp sinh, cùng một chút tĩnh tâm, tram mặc củaThiền tông Nơi đây, ánh sáng của nữ thần Mặt Trời Amaterasu sẽ khai mởmột huyền sử tuyệt đẹp cho đất nước có tới 4000 hòn đảo lớn nhỏ này và

lưu danh cho nó cái tên gọi Phù Tang hay Nhật Bản với ý nghĩa là xứ sở

Mặt Trời mọc.

Từ những cuộc thiên di từ Trung Quốc, Triều Tiên của người

Môngôlôít châu A sang các quan dao này, đến một nền văn minh phát trién,

đó là khoảng thời gian khá dai Nhưng với các huyền sử Kojiki va Nihonshoki, bình minh cả lịch sử Nhật đã bắt đầu với nhiều hoa trái và nhiều bất

ngờ Dù là quần đảo biệt lập lục địa, văn hóa Nhật vẫn sớm hình thành phát

triển và tiếp thu hết sức tài tình các nguồn văn hóa ở châu Á lúc bấy giờ là

văn hóa Trung Quốc và An Độ Cùng với mạch ngầm déi dào của văn hóabản địa, vườn hoa mới của nhân loại bắt đầu bừng nở cho cái đẹp hiện sinh,

cho những gi thiêng liêng và cao rộng của tâm hồn con người hòa nhập với

thiên nhiên, đất trời, vũ trụ.

Nhắc đến văn học Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến một xứ sở văn

học diệu kỳ của những bài thơ ngắn đến bất ngờ (thơ haiku) và cuốn tiểu

Hoàng Thị Mỹ Nhị 2 Luận văn thạc sĩ

Trang 5

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

thuyết trường thiên dài cũng bất ngờ (Truyện Genji) Truyện Genji được

xem là một tiểu thuyết dai độc đáo, ra đời trong khoảng thời gian những

năm đầu của thế kỷ XI (1004-1011) Đây là một hiện tượng văn học sớm vềmặt thể loại Nó đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển

của văn học trên thế giới Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Truyện Genji

là tiểu thuyết tâm lý xuất hiện sớm nhất, đã chinh phục chúng ta bang thế

giới tâm hồn sống động, chân thực và gợi cảm Tiểu thuyết đã phản ánh

những cung bậc đời sống xã hội phức tạp của con người thuộc tầng lớp quýtộc thời Heian Tất cả năm trong ngòi bút tài tình của Murasaki

Shikibu(978? — 1016?), một người phụ nữ quyền quý và đa cảm.

Truyện Genji noi tiếng không chỉ bởi sự khai sáng của nó về mặt thé

loại mà còn bởi xuyên suốt tác phẩm là tư duy tham mĩ độc đáo: niém bicảm(aware) Truyện Genji đề cao yếu tô mĩ, quan niệm thâm mĩ trong bối

cảnh thời trung cô Nhật Ban Cảm thức aware trong tác phẩm mang đếnnhững xúc cảm tinh tế về thiên nhiên, con người, về nỗi buồn, cái đẹp của

vạn vật Đó chính là đặc trưng mỹ cảm truyền thống của Nhật Bản và cũng

là chủ đề chính của tác phẩm.

Tuy vậy, trong nghiên cứu và giới thiệu văn học Nhật Bản ở Việt

Nam chúng ta còn rất ít chú ý nghiên cứu, khai thác đặc trưng thâm mỹ này

của văn học Nhật Bản vốn ra đời từ thời kì đầu trung đại Vì thế, đề tài

“Niềm bi cảm(aware) trong Truyện Genji cua Murasaki Shikibu” có ý

nghĩa khoa học thiết thực và cần thiết Một mặt nó góp phan giúp các nhànghiên cứu và bạn đọc Việt Nam hiểu rõ hơn cơ sở mỹ cảm làm nên nétđộc đáo của văn học Nhật Bản Mặt khác, cũng từ cơ sở này, chúng ta có

thê lí giải phần nào các hiện tượng, các đường nét riêng của văn học hiện

đại Nhật Bản - một nên văn học đồng văn với Việt Nam nhưng lại khác xa

với Việt Nam, thậm chí với cả Trung Hoa - một nền văn học đồ sộ mà nó

chịu ảnh hưởng.

Hoàng Thị Mỹ Nhị 3 Luận văn thạc sĩ

Trang 6

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

1.2 Văn học Nhật Bản đã được đưa vào chương trình giảng dạy

trong nhà trường phố thông, Cao đăng, Đại hoc ở Việt Nam Dé tài nghiêncứu về niềm bi cảm góp phần làm rõ hơn cái dep của Truyện Genji, có thé

còn là một tư liệu chuyên sâu về một tác phẩm nồi tiếng trong văn học Nhật

Bản, giúp ích ít nhiều cho việc giảng dạy và giới thiệu văn học Nhật Bảntrong nhà trường Từ đó góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữahai nền văn hoá, văn học Việt - Nhật, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác

phát triển của hai quốc gia trong kỷ nguyên toàn cau hoá kinh tế và văn hoácủa nhân loại.

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

Mục đích của luận văn là phân tích bình luận tác phâm, các mối quanhệ trong tác pham dé làm rõ phạm trù bi cảm, một phạm trù mỹ học thời

Heian của Nhật Ban Từ đó có thé thấy quan niệm về cái đẹp, những biểuhiện của cái dep trong văn học Nhật Bản trung cô làm nên tính duy cam,

duy mỹ độc đáo của người Nhật.

Dé đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là khảo sát vàphân tích cái bi cam trong sô phận của các nhân vật, trong cái dep vô

thường của cảnh vật thiên nhiên.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề dat được hiệu quả tốt, luận văn sử dụng phương pháp khảo sát,

phân tích các môi quan hệ đê triên khai và làm nôi bật vân đê nghiên cứu.

Trang 7

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

Khoa Học Xã hội xuất bản năm 1991 làm đối tượng nghiên cứu chính, bên

cạnh đó còn tham khảo bản tài liệu tiếng Anh của Arthur Waley, Edward

G Seidensticker, bản tóm tắt tiếng Anh của tác giả: Mari Nagase từ nguồnUNESCO cung cấp.

Ở Việt Nam, văn học Nhật Bản được biết đến nhiều là Kawabata Yasunari,

sau đó là Oe Kenzaburo, Yamamoto Banana va Haruki Murakami và một

số tác giả khác Còn Truyện Genji vẫn chưa được quan tâm thích đáng Tuy

vậy tác phẩm cũng đã được tìm hiểu trên vài phương diện mang lại nhữnggợi mở sâu sắc, quý báu hỗ trợ cho chúng tôi có những định hướng cụ thé

khi tiến hành thực hiện đề tài.

5.1 Tài liệu tiếng Anh

Trên các kênh thông tin về văn học Nhật ở nước ngoài, tư liệunghiên cứu bằng tiếng Anh khá phong phú Các học giả quan tâm đến vănhọc Nhật đã dịch và giới thiệu, thảo luận thông qua Anh ngữ nhằm đưa tácphẩm văn học gần với cộng đồng quốc tế hơn Từ việc tìm hiểu những tàiliệu nghiên cứu tác phẩm Truyện Genji, chúng tôi rút ra được những van đềcó liên quan như:

Trong cuốn: “A reader’s guide to Japanese Literature°(Hướng dẫn

độc giả làm quen văn học Nhật Bản)[SI], J.Thomas Rimer đã đánh giá hệ

thống nhân vật của tác phẩm Truyện Genji mang tính chân thực, tiêu biểu

Hoàng Thị Mỹ Nhị 5 Luận văn thạc sĩ

Trang 8

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

là nhân vật Genji Từ nhân vật đóng vai trò trung tâm này, nhiều mối quan

hệ xung quanh tạo nên những câu chuyện, tình tiết phức tạp được chuyền

tải qua cảm quan Phật giáo Nó giống như vòng tròn của cuộc đời trôi chảytheo kiếp luân hồi Khả năng thâm thấu nghệ thuật của tác giả qua niém bicảm déi với sự phù du của kiếp người Tác giả J.Thomas Rimer đã đánh giá

tác phẩm trên ba khía cạnh cơ bản: tính hiện thực, cảm quan Phật giáo và

niềm bi cảm tồn tại trong toàn bộ tác phẩm Trong đó, tính hiện thực là

công cụ nhằm chuyền tải tư tưởng của tác giả qua sự ảnh hưởng của Phật

giáo và quan niệm thâm mi niềm bi cam(aware).

Cuốn “A dictionary of Japanese culture”(Từ điển văn hod NhậtBan) [76] của Seisuko Kojima và Gene A.Crane cũng đưa ra hai van dé

chính trong Truyện Genji: âm hưởng Phật giáo và mỹ quan thâm mi Tác

giả đã cho rằng chủ đề về Phật giáo trong tác phẩm tập trung vào khía cạnhsự ngắn ngủi, phù du của cuộc đời và yếu tô nghiệp hiển hiện trong tác

phẩm Cảm quan thâm mĩ của tác pham là: “xúc cảm thẩm mỹ gắn với noi

buôn man mác” hay được gọi là niém bi cảm Hai yếu tố trên có sự ảnh

hưởng to lớn đối với tác giả và tác phẩm và đó là ý nghĩa sâu sắc, chủ đềchính được rút ra từ tác phẩm.

William J Puett trong cuốn “Guide to the Tale of Genji” (Huong danvé fác pham Truyện Genji)[84] dé cập khái niệm aware được hiểu trong

nhiều hoàn cảnh, trên nhiều phương diện và từ nhiều ý kiến tranh luận khác

nhau Các tác giả Morris, Valey, Tsunoda, Keene, De Bary, Miner,

Cranston, Anesaki đều có cách định nghĩa về khái niệm aware, và họ cũng

có những điểm chung bổ sung cho nhau cùng đi đến thống nhất về kháiniệm và cách biéu hiện của quan niệm thâm mĩ này Tác giả chỉ ra rằng: có

hai nguyên lý đang vận hành trong Truyén Genji Trong khi tiểu thuyết laycớ miêu tả đời sông cung đình Heian đã khéo léo thê hiện đê tài của mình

Hoàng Thị Mỹ Nhị 6 Luận văn thạc sĩ

Trang 9

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

qua miêu tả sự ngắn ngủi của tình yêu, miêu tả cuộc sống tao nhã và cái

đẹp Và rốt cuộc là tiểu thuyết viết về niém bi cảm, nỗi buồn Cái đẹp trong

tác phẩm còn thé hiện trong miyabi (tao nhã), một quan niệm thâm mĩthanh cao, đặc sắc của đời sống cung đình thời Heian tiếp nối cho đến ngày

nay của người Nhật Một trong những đối tượng của miyabi là người phụ

nữ đẹp, thậm chí tiêu thuyết được viết bởi người phụ nữ Người phụ nữ

trong tiêu thuyết xuất hiện trong thời điểm đỉnh cao nhất của họ như là đối

tượng của vẻ đẹp hoàn hảo Từ tiêu thuyết, hiện thực về đời sống đã trảiqua như: sự tao nhã, tinh tế, cái đẹp được ghi chép như sự hoài cổ về cảnh

buồn bã, u hoài, một cách sống hay một khoảnh khắc toa sáng trong văn

con nhà quyền quý, tài sắc, đức độ vẹn toàn Tác giả bài viết cho răng, đểxây dựng hình tượng Genji như vay, nha văn đã có một quá trình nung nautừ chính cuộc đời riêng tu của minh Khi còn trẻ, Murasaki đã m6 côi mẹvà được cha dạy dỗ cùng với người anh trai trong môi trường học vấn bậc

cao Bà tỏ ra có trí thông minh hơn người và học nhanh hơn anh trai, biếtđọc cả chữ Hán, thứ chữ chỉ dành cho Nam giới Bà sớm ý thức về bản thânmình và vì vậy lấy chồng muộn khi đã 29 tuổi xuân Chồng là một người

đàn ông đã có vợ cũng không tài cán gì Cuộc sông dường như quá ngắn

ngủi và bât hạnh so với những gì bà mong muôn.

Hoàng Thị Mỹ Nhị 7 Luận văn thạc sĩ

Trang 10

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

Genji là hình tượng nhà văn muốn gửi gắm những niềm mơ ước về

một người đàn ông lý tưởng Ở chàng hội tụ tat cả những gi tinh tuý nhất.

Tuy vậy đã có nhiều người khen, chê về hình tượng lý tưởng này Theo họcgiả Pin Fang Su có nhiều lí do dé có thé khang định Genji là người đàn ông

lý tưởng trên cơ sở đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử xã hội thời bấy giờ.

Trước hết, Heian là thời kỳ kéo dài từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI, thời

Trung cô Nhật Bản với chế độ phong kiến đa thê Tuy nhiên chính bản thân

chàng Genji hào hoa cũng có sự cuốn hút đặc biệt Genji rất thông minh vàkhéo léo trong thê hiện tình cảm của mình Genji là người chu đáo, ân cần,

có trách nhiệm khi chăm sóc tất cả các người tình của mình Chàng là mộtngười đa cảm, lãng mạn Trong khi thế sự luôn thay đổi, chàng không

màng đến chính trị mà say mê với nghệ thuật, hội hoa, thi ca, nhảy múa,

chữ nghĩa Như vậy, Pin Fang Su đã đưa ra quan điểm của mình khi bình

giá về nhân vật từng có nhiều tranh cãi dé từ đó khang định tính hiện thựccủa tác phâm và sự ảnh hưởng đối với tư tưởng của chủ thể sáng tạo ra nó

là niềm bi cảm(aware).

Ở một nghiên cứu khác, đăng tải trên website http:/vww.wsu.edu[67], viết về cơ sở của mono no aware được trình bày bắt nguồn từ ý thứccủa người Nhật Motoori Norinaga, một học giả người Nhật, cho rằng, ý

thức đó xuất hiện đầu tiên ở người Nhật và kết nối với thế giới qua ngônngữ thi ca bằng cách làm riêng của họ Mono no aware là khái niệm trungtâm, cơ bản của quan niệm thâm mĩ người Nhật trong thời hiện đại Đó làcông cụ giao cảm đầu tiên của con người với thế giới chỉ có ở Nhật.

Nói đến aware trong Manyoshu(Vạn diệp tập), người Nhật cho rằng

đây là tác phẩm thể hiện đặc trưng quan niệm thâm mĩ của họ lẫn quanniệm sống của họ trong quá khứ Bằng cách cảm nhận đặc biệt về cuộc

sống thông qua aware, người Nhật đã phản ánh bi kịch của cuộc sống con

người trên trái dat này Từ đó phát hiện ra quan niệm thâm mi aware và

Hoàng Thị Mỹ Nhị 8 Luận văn thạc sĩ

Trang 11

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

mono no aware là nguyên li cơ bản trong cách thê hiện của các sáng tácvăn học việt và phim hiện đại.

Kondo Tomie trong cuốn: 105 key words for understandingJapan(105 từ khoá dé hiểu dat nước Nhật Bản) [66] đã xác định thuật ngữaware là kết tỉnh quan niệm thâm mĩ thời kì Heian Con người thời Heian

say mê cái đẹp, đặc biệt là nữ giới trong cung đình Đỉnh cao của cảm giáckhi thưởng thức cái đẹp thé hiện trong aware khi tiếp xúc với cái nhất thời,thoáng qua, phù du của sự vật như: mùa, sự cầu nguyện hay tiếng reo vui,hay cảnh vật buôi sáng cũng làm cho con người xúc động sâu săc.

Trong bài báo: Genji monogatari: a romance in three parts (Truyện

Genji: tác phẩm lãng man gồm ba phan) [65], Leslie Inamasu đã trình bày

quan điểm của mình về tình yêu trong ba người phụ nữ với ba tính cách, số

phận khác nhau nhưng cả ba hợp lại thì trở thành một người phụ nữ hoàn

hảo Ở họ, phẩm chất của người phụ nữ vượt qua mọi giới hạn của mẫungười phụ nữ Heian theo quan điểm của Murasaki Shikibu Nếu Yugao là

một mẫu phụ nữ nồng nhiệt, say đắm trong tình yêu thì Akashi là một

người vợ người mẹ quý tộc, còn Ukifune là nguyên mẫu của một Nicô.

Ukifune là sự tiếp nối của Yugao trong mối quan hệ: Genji và Tono ChuJo,

Kaoru và Niuo Ở ba người phụ nữ này xuất hiện tình yêu chớp nhoáng,

lãng mạn, cuồng nhiệt khi tình yêu đến với mình Tất cả họ đều nằm trongsự chi phối của quan niệm thầm mĩ của nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm.

Nhà văn đã hư cau nên câu chuyện về triều đình Heian và những người phụnữ có vi trí trong xã hội đó với những mối quan hệ phức tạp nhằm làm nồi

bật đời sống tỉnh thần của họ trong mối quan hệ với hiện thực đời sống

cung đình.

5.2 Tài liệu tiếng Việt

Hoàng Thị Mỹ Nhị 9 Luận văn thạc sĩ

Trang 12

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

Công trình “Lich sw văn hoc Nhat Bản ”(44| của Suichi Kato do TranHải Yến dich là bức tranh đầy đủ nhất về văn học Nhat Bản Trong phanviết về Truyện kể Genji, tác giả cuôn sách đã đưa ra những phân tích giá trivề hình thức lẫn nội dung của tác phẩm Tác giả bàn về lối tự sự, phongcách văn chương, ngôn ngữ, sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với tác phẩm.Đặc biệt, nhà nghiên cứu đã đề cập đến dòng chảy thời gian trong tác phẩmlà sự phát hiện rất có giá trị liên quan đến cảm thức thâm mỹ aware “Vay

cái gì là riêng chỉ Genji monogatari có và thê hiện trong suốt 54 chương

sách? Theo tôi đó là sự nhận thức về tính hiện thực của dòng chảy thời

gian, cảm giác về tính hiện thực của thời gian như một cái gì đó khiến cho

mọi hoạt động và cảm xúc của con người ý thức rằng họ chỉ sinh ra trên tráiđất này chỉ một lần: “Đời chang dài chi hãy tận hưởng nó dù chỉ còn lạimột hay hai ngày”(Tenarai) Điều này nghĩa là sự hữu hạn của đời người và

sự vĩnh hăng đều gói gọn trong “chỉ một hai ngày” [44,153] Van đề nàyđược tác giả dé cập trên nhiều khía cạnh biéu hiện trong tác phẩm và nghệthuật của tác giả mang lại những gợi mở sâu sắc cho người đọc Chính tác

giả đã dé cao vai trò của dòng chảy thời gian như là một yếu tố quan trong,quyết định thành công của tác phẩm sau này: “ Murasaki đã thành côngtrong việc truyền đạt cường độ thời gian Sự thật về tính nhân đạo mà Genjimonogatari trình bày với chúng ta không phải là số phận, cũng không phảisự phù du của kiếp người mà là dòng chảy thời gian, một điều rất bình

thường nhưng lại rất căn bản đối với chúng ta Dé thé hiện hoặc lí giải sự^

thật này quả thật cần đến một tiêu thuyết trường thiên” [44,153].

Trong “Cam nhận mới về văn hoá và văn học Trung Quốc ”148], LêHuy Tiêu đã so sánh tác phẩm “Truyện kề Genji” với tác pham “Hồng Lâu

Mộng” Ông đã tìm ra mối quan hệ giống nhau giữa hai tác phẩm thé hiệnqua hai nhân vật chính: Genji và Gia Bảo Ngọc - những chang trai dep, tài

Hoàng Thị Mỹ Nhị 10 Luận văn thạc sĩ

Trang 13

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

hoa, phong lưu Cả hai đều có tài chiếm trái tim của các mỹ nhân và cũng

đem lại không ít đau khổ Hệ thống các nhân vat nữ cũng tài hoa mệnh bạc,

song trong tình yêu thuỷ chung, son sắt Bên cạnh đó về mặt nghệ thuật:phương pháp tả thực, kết cấu chặt chẽ, về độ dài tác phẩm, xây dựng hình

tượng nhân vật, kết cầu thơ ca lẫn văn xuôi đều có sự giống nhau Tác giảbài viết còn đưa ra sự khác biệt trong hai tác phẩm như về hôn nhân, thái

độ phản ánh của nhà văn.

Một trong những cuốn sách nghiên cứu khá sâu và đầy đủ về văn họcNhật Ban là cuốn “Văn hoc Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868 ”[5] của NhậtChiêu Tác giả đã đề cập nhiều van đề về tác phâm Genji monogatari Ôngcho rang thời ki Heian là thời kì của cái đẹp và Truyện Genji thé hiện thégiới của niềm bi cảm Tác phẩm chịu sự chi phối của cảm thức chung tinh

tế đó “Genji là tác phâm cô điển hiếm hoi cố gắng phát hiện thé giới bêntrong ấy qua những cảm thức say mê, mơ mộng, tưởng nhớ, tuyệt vọng, ubuồn xao xuyến đặc biệt là niém bi cảm đỗi với thời gian”[5,116] Và“Thời gian có thể huỷ diệt tất cả, nhưng các nhân vật của Murasaki thường

vượt ra khỏi sự chế ngự của thời gian dù họ vẫn bị huỷ diệt Ta vẫn nhớ vềhọ như nhớ tuổi trẻ và sắc đẹp Họ không tàn tạ”[5,119] Như vậy, NhậtChiêu đã phát hiện niềm bi cảm trong tác phẩm thê hiện rõ nhất qua yếu tốthời gian trong vòng đời của nhân vật Niềm bi cảm ấy còn thấm đẫm vàothiên nhiên “Tóm lại aware là một niềm bi cảm trước vẻ đẹp não lòng của

thiên nhiên và nhân thê” [5,121].

Cuốn “Văn học Nhật Ban từ cô đến cận đại "[42] của N.I.Kônrat do

Trịnh Bá Đĩnh dịch đã nêu ra năm ý kiến khác nhau của giới phê bình vềtác phâm Truyén Genji Đầu tiên là cuốn tiểu thuyết như sự truyền bá ngắm

ngầm cho đạo Phật, tác phẩm được viết với mục đích giáo huấn, Truyện

Genji là tác phầm vô luân, khiêu dâm, đây là cuôn sử biên niên tra hình và

Hoàng Thị Mỹ Nhị H Luận văn thạc sĩ

Trang 14

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

cuối cùng tác phẩm chuyên làm sáng tỏ những nguyên tắc độc đáo của mĩ

học Nhật Bản biểu hiện trong định thức mono no aware(su quyến rũ của sựvật) Tác giả dẫn quan điểm của nhà sử học Nhật Bản Igarashi “ đối vớiMurasaki viết tiêu thuyết không phải là việc tô chức tài liệu dé tiêu khiển

cho những bà buồn chán trong những lúc rỗi rãi, mà là công việc tái tạo lại

bức tranh của cuộc sống con người với tất cả những biểu hiện của nó trong

đó có cả những người tốt và những kẻ ngu ngốc Cái đó một lần nữa lại làđiều mới mẻ với nhà văn Nhật Ban thời kỳ này.”[42,177] sau đó khang

định: “thé loại của tác phẩm là tiêu thuyết hiện thực, phong cách - vabun,

dé tài - người bạn tình và người phụ nữ Heian Do là ba toa độ củaGenji”.[42,186] Bên cạnh đó, còn có cách lí giải về bố cục tác phâm của

giáo sư Phujioka Từ cách chia tác phẩm ra thành ba tập lớn, giáo sư cho

rằng: “Khi đọc tác phẩm dù không chủ tâm thì vẫn có cảm giác rằng nó có

ba phan: “tuổi trẻ, những năm trưởng thành và khi về già của nhân vật hoặctheo một kết cau khác: những năm vô tư, những năm vinh quang, những

năm tra giá”[42.204] Qua đó giáo sư đặt tác phẩm trong sự vận động của

thời gian và hoàn cảnh với sự phát triển của nhân vật chịu sự ảnh hưởng

của lý thuyết Phật giáo.

Trên đây là những công trình nghiên cứu chính đã công bô có liênquan đên đê tài nghiên cứu của tác giả trong luận văn này Tât cả các kêtquả nghiên cứu của các học giả đi trước đã giúp cho tác giả luận văn có cơ

sở dé triên khai đê tài nghiên cứu của mình.

6 CÁU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn đượccấu trúc thành ba chương:

Chương I: Thời đại Heian và khái niệm niém bi cảm(aware)

Hoàng Thị Mỹ Nhị 12 Luận văn thạc sĩ

Trang 15

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

Chương II: Niém bi cảm với số phận các nhân vật

Chương III: Niém bi cảm với thiên nhiên tươi đẹp

CHƯƠNG |

THO! ĐẠI HEIAN VÀ KHÁI NIỆM

NIEM BI CAM (AWARE)

I.1 Thoi dai Heian

Thời ki Heian kéo dai từ năm 794 đến năm 1185 Năm 781, Thiênhoàng Kammu lên ngôi và dời kinh đô từ Nara về kinh Heian vào năm 794

đánh dấu đất nước bước sang một thời đại mới kéo dài khoảng 400 năm.

Đây được xem là thời kì văn hoá, xã hội phát triển mạnh mẽ và đa dạng.

Trong thời kì này đặc biệt có sự phát triển của dòng họ nhiếp chính

Fujiwara, dòng họ thống trị triều đình, bành trướng thế lực Dựa vào vị thế

Thiên hoàng, các nhánh của dòng họ này một mặt có những cải cách đểcủng có luật lệnh, một mặt tranh giành quyền lực lẫn nhau tạo nên nhữngbiến cố về chính trị Các gia tộc khác đều bị dòng họ này đồng hoá bằngcác cuộc hôn phối Vậy nên, giới quý tộc thời kì này rất giàu có, xa hoa,hưởng lạc Các công trình văn hoá được xây dựng nhiều phục vụ cho tínngưỡng và sự phát triển của đô thị Cuối thời Heian, loạn chiến tranh giành

quyền lực diễn ra khiến chính trị xã hội bất an Tầng lớp võ sĩ, cũng nhưcác thế lực mới khác bắt đầu có vị trí trong xã hội Xã hội đang chuyên dansang xu hướng khác, nhường lại một thời kì vàng son đã qua dé bước vàomột thời kì mới với nhiêu biên cô, thời kì Kamakura.

Hoàng Thị Mỹ Nhị 13 Luận văn thạc sĩ

Trang 16

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

Có thé nói, bất kỳ một quan niệm thầm mĩ thuộc thời kỳ nào trong xãhội cũng đều chịu sự ảnh hưởng của các tư tưởng thời đại đó Niém bicam(aware) được xem là một quan điểm thâm mĩ bị ảnh hưởng sâu sắc từ

tôn giáo mà đậm nhất vẫn là Phật gido(Thién Zen) trong thời dai Heian.*Tôn giáo

Những thay đổi trong thế giới quan của người Nhật có sự xâm nhậpcủa các hệ thông tư tưởng nước ngoài: Phật giáo, Khong giáo, Cơ đốc giáo

và chủ nghĩa Mác về sau, trong đó Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến vănhoá Nhật và xuất hiện từ rất sớm trên đất nước mặt trời mọc này Phật giáovào Nhật qua con đường Bách Tế vào khoảng thế kỷ thứ VI, còn Khônggiáo du nhập vào Nhật sớm hơn (thế kỷ IV) nhưng Phật giáo đóng vai tròquan trọng trong bộ máy nhà nước của họ Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVIảnh hưởng Phật giáo đậm nét nhất Tuy nhiên, người Nhật vẫn có sự ton tại

lâu bền của văn hoá bản xứ Vậy nên, thế giới quan người Nhật là hệ thốngtư tưởng đa thần , phức tạp Bởi vậy J.Mtel một nhà Nhật Bản học đã cho

rằng: “Người Nhật mượn Phật giáo và Nho giáo cũng như người châu Âu

đã mượn đạo cơ đốc và triết học Hy Lạp về cái Logos Nhưng họ từ chốicái mệnh trời, những khoa thi và các viên chức Nho sĩ sự hoa mỹ bồng bộtcủa một số nghệ thuật tạo hình Sau cùng, hoàn cảnh đảo quốc đã cho phépNhật Bản có ý thức về cả tính độc đáo của nó lẫn sự tồn tại của các nền vănminh khác Trung Quốc chỉ biết có một nền văn minh, nghĩa là bản thân nó,

còn những người khác đều là man rợ Nhật Bản, trong khi giữ khoảng cách

với nền văn minh Trung Hoa, thậm chí còn có khả năng hơn đề hiểu về tính

đa dạng của các giá trị về văn minh, và như vậy là nó có thể mở cửa mà

Trang 17

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

dân nghèo khổ Cuộc sống bị đảo lộn bởi thế lực nhà sư lên ngôi Vào thời

Heian, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người

dân theo đúng nghĩa của nó, bởi có sự can thiệp của giai cấp thống trị nhămkìm giữ sự lộng hành của giáo giới, tăng ni phật tử, không để xảy ra như

thời Nara Phật giáo tạo cho người dân niềm tin vào cuộc sống, vào thế giới

bên kia của cuộc đời, tin vào đức Phật dé con người sống hướng thiện Tuynhiên, đây là thời kỳ cực thịnh của giai cấp quý tộc nên đã tác động rất lớn

tới đời sống chính trị và tôn giáo Lúc này ở Nhật xuất hiện các tông pháiPhật giáo mới Các giáo phái du nhập từ Trung Hoa như: Thiên thai tông

và Chân ngôn tông Trong số các tín đồ có nhân vật Kukai đã sáng lập raMật giáo, được xem là người thông tuệ nhất trong lịch sử tôn giáo NhậtBản, đã ảnh hưởng đến ngay cả giới quý tộc, triều đình phong kiến Hànhđạo của Mật giáo, Chân ngôn tông có nhiều yếu tố trong đó có Thiền định.

Ông truyền dạy con đường thành Phật thông qua thực hiện các thực hànhcủa Mật giáo trong đó có việc ngồi Thiền Và con người khi đạt đến tốithượng gọi là Chân ngôn Chân ngôn đã trở thành tôn giáo của dân tộc, do

đó văn học nghệ thuật được khuyến khích dưới sự ảnh hưởng của Kukai.

Chính nghệ thuật bị ảnh hưởng, đi liền với tôn giáo vì bàn đến nghệ thuật là

đến với cái chân-thiện-mỹ và văn học đã làm nên công cụ là phương tiện

sinh động nhất về nhân sinh quan tôn giáo Trong văn hoá, đặc biệt là văn

học, tác phẩm Manyoshu(Vạn diệp tập) đề cập đến “sự phù du của kiếp

người” và có thể xem một phần ảnh hưởng của Phật giáo Tuy nhiên quanniệm sự phù du của kiếp người không phải hạt nhân triết học của Phật giáo.

Sự ảnh hưởng của Phật giáo còn thé hiện rõ vào thời ky Heian, tuynhiên, nó đã bị biến đổi trong cảm quan của người Nhật cùng với sự xâmnhập của Thần đạo(Shinto) Sự dung hợp giữa Phật giáo và Thần đạo diễn

ra vào thời Nara Đến thời Heian Phật giáo có sự bảo trợ của chế độ phong

Hoàng Thị Mỹ Nhị 15 Luận văn thạc sĩ

Trang 18

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

kiến nên phát triển mạnh và chia nhiều tông phái, trong đó có Thiền tông.Một số giáo phái Phật giáo cho rằng: chúng ta đang sống trong thời thứ ba,xét trong sự luân chuyên về mặt thời gian thì thế giới này đang nằm trongsự suy thoái Vậy nên đời sống của con người được xem là suy đồi trầm

trọng Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong suy tư của người Nhật về

thực tại tối hậu Cho dù họ bị ảnh hưởng sâu rộng của quan niệm Thần Đạo

về thế giới, nhân sinh nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi viễn tượng Phật giáo vềcái vô thường, vô ngã, duyên khởi nghiệp.

Nghệ thuật Phật giáo ở Nhật cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng

đến cảm quan thẩm mĩ người Nhật Nhất là khi xã hội xem Phật giáo làquốc giáo, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của dé chế cai trị Nghệthuật Phật giáo được sử dụng rất nhiều trong hành đạo nhằm mục đích làm

cho không khí tiến hành nghỉ lễ, tạo nên không gian và thời gian linhthiêng, nhằm tăng cường quyền năng tối thượng của Phật giáo Mặc dùnghệ thuật Phật giáo Trung Hoa du nhập vào Nhật nhưng đã được văn hoácủa dân bản xứ tái tạo lại Nghệ thuật Thiền Zen ở Nhật chịu ảnh hưởngquan niệm thâm mĩ của đời nhà Tống ở Trung Hoa Đặc điểm của nó là sửdụng những khoảng trống cần thiết, sự kiềm chế dé tạo nên một cảm giácgọi là “sắc là không, không là sắc” theo quan niệm của Đại Thừa “Nghệthuật Phật giáo ở Nhật Bản, giống như nghệ thuật Shinto(Than đạo), luôn

luôn phản ánh mối quan tâm về tính tự nhiên và giản di, mang lại quan

niệm rằng đời sống là nghệ thuật sống đẹp và thanh cao”[56,354].

Bên cạnh đó, quan niệm phi nhị nguyên của Đại Thừa về luân hồi vàniết bàn biểu hiện dưới dạng cái Đẹp trong đời song thuong nhat Quanniệm về cái Dep rat đơn giản nhưng rất khó biéu hiện Chang hạn như nétchấm phá trong bức tranh thiên nhiên hoặc trong những bài thơ Phật giáo

Hoàng Thị Mỹ Nhị 16 Luận văn thạc sĩ

Trang 19

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

năm bắt một cảm nhận sâu xa của trải nghiệm niết bàn trong khoảnh khắcngay giữa đời sống tự nhiên đề diễn tả cảm thức về cái vô thường Chính vìvậy tất cả “niềm bi cảm” bị chi phối bởi thế giới quan Phật giáo, đậm đặc ở

Thiền Zen.

Quan niệm đạo đức của Thiền trong Phật giáo đã khăng định thực tạicó ca đúng và sai, thiện và ác Và moi giá tri đạo đức đều là tương đối Đức

hạnh không chỉ tuân giữ giới luật mà còn phải trải nghiệm, thức tỉnh nội

tâm mà thành Như vậy, Thiền tông đã dé cao sự vận động nội tại của bảnthé con người Tinh hướng nội thé hiện rõ trong quan niệm về đạo đức này.

Chính vì vậy Thiền ở Nhật đã chỉ ra con đường chuyền hoá rất đặc trưng là

không chủ đích, không chủ tâm Dogen khuyên rằng chỉ nên ngồi yên lặng

không làm gì, dé cho tâm trí trống rỗng Dé như vậy dé nhận ra tâm thanhtịnh của Phật giáo và trải nghiệm trạng thái giác ngộ và thực hành thamthiền Thiền khi vào Nhật Bản đã lột bỏ tính huyền bí của Ấn Độ và tínhchất trừu tượng, siêu hình, quan điểm nghịch thường của Đạo Lão và tưtưởng thực dụng của Không Giáo Thiền mang đặc điểm tinh tế, chính xácvà đơn giản ở Nhật Vừa là nguồn gốc phát sinh cũng là cơ sở của văn họcnghệ thuật ở Nhật Bản, Thiền gợi hứng cho Trà đạo, Hoa đạo, Thư đạo,Thiền hoạ, Khứu đạo, Cung đạo, Kiếm đạo

Thần đạo là một tín ngưỡng tôn giáo bản địa xuất phát từ Nhật Bản,

tuy vậy nó vẫn có ảnh hưởng của Phật giáo và mỗi quan hệ đó qua lại lẫn

nhau Do tính chất mặt trời của Phật đại nhật mà các tín đồ của Chân Ngôncho là vị thần tối cao của Thần đạo: Amaterasu(nữ thần mặt trời) là hiệnthân của đại Phật ở Nhật Đó là cái sốc của Thần đạo Nhị nguyên, có sựbao hàm cả Đạo Phật và Thần đạo Vì thế việc hành đạo của cả hai cùngmột lúc nhưng không mâu thuần với nhau Vậy nên vẫn có người theo quan

điểm tôn giáo kết hợp giữa Phật giáo và Thần đạo Tuy nhiên giữa chúng

Hoàng Thị Mỹ Nhị 17 Luận văn thạc sĩ

Trang 20

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

có sự khác biệt rõ nét Thần đạo dạy rằng tự nhiên và con người vốn trong

sạch tự nguyên khởi thì Phật giáo Nhật Bản nhấn mạnh rằng: ý nệm về “su

giác ngộ tự bản nguyên” Hay Thần đạo cho răng sự ô nhiễm và uế tạp ámcái bản tính tự nhiên thì Phật giáo chỉ ra rằng cái giác ngộ bản nguyên bịmờ ám bởi tham, sân, si Than đạo cho rằng sự thất bại và cái chết xảy Ta,gan liền với sự sinh ra đời sống Moi tội lỗi là ué tạp và Kami(than) làthanh sạch Tuy nhiên tội lỗi và bạo hành cũng có Kami, chúng là nguồn

gốc sinh ra cái thiện và cái ác trên thế giới Vì vậy Motoori Norinaga giảithích rằng: “Shinto nhìn nhận cái chết và cái ác như một phần của sự sốngmà không phải từ chối bằng niềm hi vọng vào kiếp sau Chăng có gì đáng

buôn hơn cái chết, còn sai lầm thì như bụi ban bay vào cơm”[56,31 I] Điềuđó cho chúng ta thấy rang nha Shinto học nổi tiếng này đã chỉ ra van đề cơbản của Thần đạo khi phủ nhận cái chết để đề cao sự sống có ý nghĩa trên

thế giới thực tại này Và trong quan niệm của Thần đạo điều con người trởnên sống có ý nghĩa hơn, viên mãn hơn chính là con đường thanh tay Thanđạo chỉ ra rằng con đường thanh tay trước hết phải có trái tim trong sáng.

Thanh tây cả về thể xác và tâm hồn Vì vậy phải cải biến nội tâm, hình thành

tình cảm kính sợ và trọng vọng, ngưỡng mộ va sung bái đối với Kami.

Quan niệm Thần đạo cho rằng: các thành tố tự nhiên đều là những đứa

con thanh khiết, đẹp của Kami(Than), con người cùng với Kami kết hợpnhằm phát triển những điều tốt đẹp đó Sự hiện diện của Kami không chi

qua lời nói mà còn thé hiên qua năng lực nhận thức thâm mĩ về cái đẹptrong giới tự nhiên Điều này gần gũi với cách cảm thụ cái đẹp trong quanniệm thâm mĩ aware Nhân sinh quan của Thần đạo đã mang lại cho hìnhthức nghệ thuật ý thức về tính giản dị, tự nhiên, sự phản ánh trái tim trong

sáng và chân thật Qua các nghỉ lễ thờ cúng, lễ hội, nhac, cho thấy Than

đạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm nghệ thuật đương đại khi Thần đạo

Hoàng Thị Mỹ Nhị 18 Luận văn thạc sĩ

Trang 21

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

có vai trò quan trọng trong đời sống tỉnh thần của người dân Nó còn ảnhhưởng sâu sắc đến văn học trong các tác phâm thờ cúng cô xưa theo hìnhthức Uta hay waka ton tại nhiều trong các văn bản huyền thoại và đặc biệttrong tập thơ Manyoshu(Vạn diệp tập) Nhiều bài thơ thể hiện mối tương

giao, tương cảm tự do giữa con người va Kami.

Quan niệm đạo đức của Thần đạo xem cảm thức đạo lý là thuộc tính tựnhiên của nhân sinh Trong xã hội tồn tại các trạng thái: chết, tình dục,

trộm cắp Cái ác xuất hiện là do Kami nổi giận, cái thiện xuất hiện khiKami nguôi giận và ban cho sự sống những ân huệ Tat cả đều từ Kami mà

ra Như vậy điều may mắn và rủi ro xảy ra không tuân theo một chuẩn tắcnào, cái ác, cái thiện không theo nguyên lý và không kiểm soát được.

Shinto là phóng túng, vô luân? Không hoàn toàn như thế Nói chung con

người phải tuân theo một trái tim chân thành, cư xử phải tao nhã, phù hợp,hướng đến cái thiện Cái ác tâm, thù hận, ích kỷ phải từ bỏ và làm việctheo thiện chí, hợp tác trong con đường đến với cái thiện Như vậy, nhằmvào sự phát triển nội tại của bản thể trong sự chuyên biến Shinto đã đưa ra

một quy tắc về con tim chân thành, phẩm chất đạo đức quan trọng là chânthực và trọng danh dự Xuất phát từ nhân sinh quan ấy, Shinto đặt việc xửthế trong mối tương tác phải hợp cảnh, hợp tình và mang tính tự nhiên chủnghĩa Bởi lẽ, tất cả sự vật và con người đều bắt nguồn từ Kami nên luôn

mang trong mình bản chất thanh khiết lành mạnh và đời sống thiện lành làđời sống hoàn toàn tự nhiên Con người không đối lập với tự nhiên Nhucầu của con người là bản năng tự nhiên, những đam mê, ham muốn đềulành mạnh và làm theo trái tim chân thành, ngay thăng-tình dục Bởi vậy,người Nhật luôn mở lòng đón lấy thiên nhiên tươi đẹp và làm cho nó trở

nên tươi đẹp hơn Chính một số khía cạnh của sự hoà hợp đó là giá trị mà

người Nhật luôn mong muốn ở nghệ thuật ý thức được trách nhiệm của con

Hoàng Thị Mỹ Nhị 19 Luận văn thạc sĩ

Trang 22

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

người đối với Kami làm cho đời sống của họ cùng với thế giới tự nhiên trở

nên đẹp nhất.

Đạo đức trong quan niệm của người phương Đông là những hành

động của xã hội thuộc về con người, một mô hình về cách sông, hay là

quan niệm sống, bao gồm cả thái độ của con người đối với thần thánh(tôngiáo), những nguyên tắc hành xử giữa sinh vật này và sinh vật khác Đạođức Nhật Bản có nét riêng biệt, độc đáo tuy van nằm trong sự chi phối của

hệ thống tư tưởng phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc Người Nhật Bản

cô đại cho rằng mọi hiện tượng đều là biểu hiện của thần (Kami) TrongNihon shoki, người Nhật quan niệm rằng con cháu của đôi vợ chồngIzanagi và Izanami ban sơ là đảo và đất liền chứ không phải con người.

Cho nên con người không được xem là trung tâm hay có vị thế cao hơn

hoặc đối lập với tự nhiên Tất cả đều nằm trong mối quan hệ gia đình Con

người, thiên nhiên và thần linh luôn có mối quan hệ gần gũi trong đời sốngcộng đông, trong nghệ thuật cũng như trong tư tưởng thâm mi moi thời đại

ở Nhật.

Quan hệ qua lại giữa tín ngưỡng bản địa với Phật giáo và Thần đạo tạo

nên một sự gặp gỡ chung ở lòng vị tha, trung thành và lối sống hướng đến

cái thiện Sự dung hợp đó hun đúc cho tính cách của người Nhật mang đậm

tính nhân văn, nhân ái Họ có xu hướng di sâu vào cái tâm linh, hướng nội

với những giá tri đạo đức cao đẹp, thánh thiện, trong sáng, dep dé nhằm

mang lại những quan niệm thâm mĩ về cuộc đời về con người trong mốitương giao, hoà hợp với thiên nhiên tươi đẹp trên xứ sở hoa anh đào Tưtưởng tâm linh của người Nhật được bắt nguôn, tiếp biến qua nhiều thế hệ.Theo nhà nghiên cứu Vladimir Devidé cho rằng: “ thiên hướng cơ bản

trong triết học và văn hoá phương Tây dựa trên sự rõ ràng và dựa vào cáiđang thực sự ton tại Cái tốt, cái đẹp và sự sáng tạo, tất cả đều được định

Hoàng Thị Mỹ Nhị 20 Luận văn thạc sĩ

Trang 23

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

nghĩa trong sự tồn tại của nó Vì thế sự không hoàn hảo hay khuyết thiếu sẽ

bị coi là một dạng không tồn tại Ngược lại, thiên hướng cơ bản trong triếthọc và văn hoá Phương Đông lại nghiên về hư vô, không phải với nghĩaphủ định của phương Tây, một thuật ngữ rất vô thức song lại có ý nghĩacực kì to lớn trong cội nguồn văn hoá và tâm lí con người NhậtBan ”[80,125] Như vậy, mỹ cam aware thấm nhuan trong văn hoaNhật Ban và được bat nguồn từ sự kết hợp giữa các tôn giáo khác nhau.

Trong đó, thâm mĩ Thiền có ảnh hưởng lớn nhất, trong đặc tính văn hoá

của người Nhật đã góp phần làm nên sự hoà hợp tuyệt vời giữa nghệ

thuật và tôn giáo.

Có thé nói cảm xúc aware phát triển theo tự nhiên, trong sự xung đột

mâu thuẫn giữa tín ngưỡng tự nhiên của Shinto giáo và những điều cắm của

Phật giáo Sự xung đột đó đã một phần thúc đây đi đến sự thống nhất tư

tưởng hoà hợp với thiên nhiên nhằm chống lại triết lý có tính siêu nghiệmcủa một thế giới khác ngoài tự nhiên Nằm trong ý thức hệ đó, thời Heian,người Nhật đã biết cách cảm thụ cái đẹp u huyền.

* Phong tục

Quan niệm thẩm mĩ của người Nhật có nét độc đáo riêng biệt Ảnhhưởng mạnh nhất đối với nghệ thuật là quan niệm về cái đẹp, cách cảm

nhận cái đẹp và tạo nên cái đẹp của người Nhật Ở Nhật, đi khắp đất nước

từ Hokkaido đến Kyushu chúng ta thấy ở đâu cũng có hoa đua nở bốn mùa

khoe sắc, hoa trong vườn, hoa trồng trong chậu, hoa trên các nẻo đườngkhiến du khách phải ngỡ ngàng vì sao mảnh đất căn cỗi này lại có nhữngsắc màu của sự sống mon mon và tươi đẹp đến thế Do là xuất phát từ quanniệm sống của họ thích làm đẹp bang cách trang trí tỉ mi cho mình từnhững cái nhỏ nhất, tuy đơn giản nhưng toát lên vẻ đẹp tiềm tàng đầy sức

sông Không rac roi câu ki trong bô trí mau sac hay đô vật nhưng người

Hoàng Thị Mỹ Nhị 21 Luận văn thạc sĩ

Trang 24

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

xem vẫn thấy một sự thanh nhã, lịch thiệp, sang trọng và tìm thấy cái đẹp

trong sự đơn giản đó Đó cũng chính là sở trường của người Nhật khi nắmbắt thần thái của sự vật đề làm tôn thêm cái đẹp của nó Khi nhìn vào sự vật

người xem cảm nhận cả cảm xúc của người tạo ra nó Họ đặt cái đẹp trên

một quan niệm cao hơn bao quát lay nó là Đạo: trà đạo, hoa đạo, kiếm

đạo Khi tạo ra các phạm trù được xem là đạo người Nhật đã đưa quan

niệm tâm linh vào bên trong để nó có sức sống trong cuộc đời.

Ở Nhật cái dep gắn với nỗi buồn, với sự mong manh, yếu đuối, khónăm bắt Từ sự vật đến con người, từ hình thức đến nội tâm, cái đẹp ân sâukhông hiền hiện, nếu bắt gặp một tâm hồn biết cảm nhận thì vẻ đẹp đó cànglong lanh, thắm đượm hay thâm tram, nhẹ nhàng, mênh mang Như phù du

trong cuộc đời, cái dep có thé xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng cũng matđi trong giây lát, để rồi nó vẫn còn tồn tại mãi trong nhân gian về một cái

đẹp vĩnh hằng Quan niệm đó cắm sâu cội rễ trong cảm quan truyền thốngcủa người Nhật từ xa xưa và được phát triển khi có tôn giáo chắp cánh Bởithế, nền nghệ thuật Nhật Bản đã có những cách xử thế rất độc đáo, vượt lên

trên các quan niệm đạo đức, tôn giáo, dé đạt tới cái đẹp thuần khiết, hướngtới cái vô tận của thé giới Người Nhật có tín ngưỡng tôn thờ cái đẹp và họxem cái đẹp là tiêu thức, chuẩn tắc trong cuộc sông: hay ho lay cái đẹp dé

tạo nên thước đo đạo đức của con người.

Có thé thấy người Nhật có tính duy mỹ Từ xa xưa họ đã quen sông

trong tư duy mỹ thuật độc đáo đó Mọi vật hợp rồi tan, còn cái đẹp thì tontại mãi nên đã tao nên sự nuối tiếc cho cuộc đời và chính sự nuối tiếc đócũng là vẻ đẹp cao cả nhất Vậy nên con người giữa thế giới này bình tâm,tự tại mà sống, không cần bám vào bất cứ cái gì nhưng vẫn tha thiết với

cuộc đời, sống hết mình với cuộc đời Bởi vậy đến bây giờ có người chất

vân vì sao thê hệ trẻ ngày càng xa rời tôn giáo? Không có tôn giáo làm sao

Hoàng Thị Mỹ Nhị 22 Luận văn thạc sĩ

Trang 25

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

trị được lòng dân? Người Nhật có quan điểm sống riêng, luôn luôn tuântheo quy tắc của xã hội, theo chuẩn tắc của truyền thống dân tộc và các mối

quan hệ xã hội ràng buộc khác Dù một dân tộc có bị văn hoá phương Tây

xâm nhập nhưng nó vẫn giữ cho mình những sợi dây liên hệ cơ bản không

bao giờ mất với cội nguồn dân tộc.

Như vậy từ xa xưa đến thời ky Nara cho đến thời kỳ kinh đô chuyênvề ở Heian, Nhật Bản đã phát triển thịnh vượng văn hoá bản địa mang lại

sự phát triển năng lực cảm thụ nghệ thuật tinh tế Điều đó thé hiện rõ trongnghệ thuật, đặc biệt là trong văn học Quan điểm thẩm mĩ aware và mono

no aware cũng không nằm ngoài quy luật của sự phát triển đó Do vậy

aware là trạng thái của cái đẹp do chủ quan tạo ra hơn là kinh nghiệmkhách quan mang đến, một trạng thái cơ bản bên trong hơn là trạng thái bên

ngoài Nó khác với quan niệm về vẻ đẹp ở phương Tây là tìm kiếm sự hoàn

hảo ở bên ngoài khách thể, một tác phâm đạt đến sự cao quý, hoàn thiện,tuyệt vời nhất hoặc là một tác phẩm với bố cục khó hiểu đòi hỏi người cảmnhận phải biết cách thưởng thức nó Một vẻ đẹp đạt đến đỉnh cao và duy

nhất Còn ý tưởng người Nhật là nhìn thấy vẻ đẹp trong kinh nghiệm củamột trái tim, tâm hồn có xúc cảm, đồng cảm đối với khách thé “Đối với

thiên nhiên, người Nhật đứng trước mối quan hệ nhiều chiều: vừa bình

đăng, gần gũi trong sự giao cảm thuần phác, vừa xa lạ, huyền bí trong niềm

thành kính thiêng liêng pha lẫn nỗi hãi hùng trần tục Cách ứng xử chủ đạocủa người Nhật đối với thiên nhiên là cố găng thích ứng, truy cầu những lợiích của nó để phục vụ cho mình, không phá vỡ hệ sinh thái, bảo vệ môitrường”[53,112] Thiên nhiên thường được miêu ta trong trạng thái nguyênsơ Sự cảm kích trước cái Đẹp như là một trạng thái nhất thời và không

năm bắt được giống như thuyết hư vô và nó bắt nguồn, quan hệ với triết lý

của Zen(Thién), tính siêu nghiệm của thê giới trân tục.

Hoàng Thị Mỹ Nhị 23 Luận văn thạc sĩ

Trang 26

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

*Truyén thong văn học

Nói đến cơ sở dé hình thành nên khái niệm thẩm mi aware không thékhông nhắc đến yếu tô truyền thống văn học Tuy nhiên cho đến thời Heianvà từ tác phẩm Genji monogatari mới có thé xem là cái mốc quan trọng

trong quá trình phát sinh và phát triển sau này của aware, vậy nên những

yếu tố văn học tạo nên tiền đề trước đó còn rất mờ nhạt, hầu như chưa đượcchi mặt, đặt tên mà biểu hiện trên các yếu tổ riêng lẻ.

Có thé xem Vạn điệp tập là tập thơ đánh dấu những bước đi của aware

trước thời Genji monogatari Đây là tập thơ đến bây giờ vẫn chưa xác định

rõ soạn giả là ai Người đóng góp to lớn cho tập thơ đó là OtomonoYakamochi Những bài thơ trong Manyoshu(Vạn diệp tập) chủ yếu được

sáng tác trong thé ky thứ VII, thứ VIII trên nhiều dé tài về đời sống xã hội,về tình yêu thiên nhiên, nam nữ, anh em của các tác gia từ người bình dân

đến thái tử, từ người vô danh đến những người có tên tuổi trong giới vănhọc Các tác giả tiêu biéu như Hitomaro, Kurohito, Akahito, Otokami Tậpthơ ghi rõ nhiều trạng thái tình cảm của con người rất chân thật và sinh

động Trong tập thơ những cảm giác của con người được trải nghiệm thê

hiện trong thơ với nhiều tình huống rat đặc biệt có thé là cảm giác của con

người trước cái chết, trước những tình huống oái oăm của cuộc tình, trướcvẻ đẹp thâm u của thiên nhiên Tất cả đem lại tiếng nói đa thanh cho tậpthơ và trong đó bao gồm những âm thanh buồn, dịu dàng phảng phất những

nỗi sầu muộn khôn tả trước thời thế, nhân sinh Tat cả tạo nên một nguồnsống mới cho cảm thức thâm mĩ sau này của văn hoc: aware.

Nếu Vạn điệp tập biểu hiện bao quát toàn bộ cuộc sống với nhữngcung bậc tình cảm hồn nhiên, phong phú thì đến thời Heian, Kokinshu(Cékim tập) thé hiện tài năng sáng tạo mang tính nghệ thuật cao hơn Tập thơđược xem như: “một núi đá rêu phong, cô kính và hùng vĩ trong nên thơ ca

Hoàng Thị Mỹ Nhị 24 Luận văn thạc sĩ

Trang 27

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

trữ tình Nhật Bản”[5,79] Trong tập thơ này có một người nỗi tiếng tài hoa,

đa tình với cuộc đời trôi nổi, phiêu lưu tính ái Ariwara Narihira Thơ ôngtràn đầy những khát khao yêu đương và trường cửu Không kém phần mây

mưa với chữ tình, nhà thơ nữ Ono no Komachi mang vào trong các tác

phẩm của mình sự ám ảnh của tàn phai và u tịch Thơ nàng luôn đượm

buồn và ảo mộng Trong Cổ kim tập, đề tài tình yêu chiếm lĩnh chủ đạo.Bên cạnh đó những bài thơ viết về thiên nhiên cũng không kém phần sôi

Bên cạnh sự lan toả mạnh mẽ của thơ ca thời đại, sự ảnh hưởng của

trào lưu văn học nữ lưu cũng tạo nên nguồn cảm hứng lớn, định hướng choxu thé chung của các tác giả nữ trong cách phan ánh Họ thường hay chú ýđến cách phân tích tâm lý của con người, thường viết lại câu chuyện cuộcđời với tất cả nỗi buồn vui khi trải nghiệm những trạng thái tình cảm éo le

trong xã hội phù hoa, và phút chốc bỗng nhận ra sự bất 6n đang nằm trongsự bền vững, sự đau khổ đang nằm trong niềm hạnh phúc lớn lao Họ dựđoán về cuộc đời dưới sự ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo sâu rộng.Đội ngũ nữ nhi thường tình ấy đã tạo nên tiếng nói độc đáo riêng biệt cũng

bởi sự uy mi, yếu ớt, kín đáo, dam thắm mà không kém phan dữ dội, mạnhbạo của những tâm hồn biết nói với cuộc đời qua trang giấy.

Trong thời đại này, trào lưu văn học nữ giới bắt đầu xuất hiện TheoHữu Ngọc thì đây là “một thời trữ tình ngọt ngào nữ tính” và “Cuộc sống ởcung đình thanh lịch, êm đềm trôi trong cầm kì thi hoạ và thú vui, mang cáiduyên dáng đôi khi uy mi nữ tính Nhưng do ảnh hưởng của đạo Phật, xã

hội quý tộc hưởng lạc và duy mỹ ay van đượm một nỗi buồn ngao ngán vềkiếp phù du ở trần thế [37,16] Phụ nữ là người đóng vai trò quan trọngtrong văn học viết bằng chữ Kana Thời kì Heian các quý cô thường sống

trong điêu kiện day đủ và được day dỗ cân thận về mọi mặt Phụ nữ ở chốn

Hoàng Thị Mỹ Nhị 25 Luận văn thạc sĩ

Trang 28

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

kinh đô ân mình trong sách vở và cảm xúc sâu kín trong các tác phẩm của

họ Cho nên hàng loạt các tác phẩm văn học mà chủ yếu các cuốn nhật kí ra

đời Kagero monogatari (Truyện kiếp phù du) do mẹ của FujiwaraMichitsuma viết Lối viết của bà ảnh hưởng đến các tác phẩm sau này:Nhật ki Izumi Shikibu, Nhật ki Murasaki, Nhật Ký thời ở Sarashina, Truyện

Genji, Sách Gối Đâu Trong đó Truyện Genji là thành quả cao nhất của vănchương nữ giới Tác phẩm đã được hư cau dé diễn ta đầy đủ cội nguồn tâm

lí đa dang, phức tap của con người Tập tuỳ bút Sách gối dau có cách xử lí

không kém phần tinh tế và trau chuốt, đi sâu vào thế giới mỹ quan với bối

cảnh là sinh hoạt cung đình thời Heian.

* Murasaki Shikibu với niềm bi cảm cuộc đời

Nha văn nữ Murasaki Shikibu(978?-1016?) hay To Shikibu là con gái

của một quan địa phương Fujiwari Tametoki Họ hàng của bà là chi phía Bac

của đòng họ quý tộc Fujiwara sống trong thời Heian của Nhật Bản, kinh đôđang đóng ở Kyoto thời đại Thiên hoàng Ichijo (986-1011) Họ hàng của ba

có truyền thống văn chương Tsutsumi Chuunagon là thi nhân waka có tiếng.

Tametoki cha của nhà văn đã từng dạy thiên hoàng Kazan khi là thái tử ÔngTametoki còn rất giỏi thơ chữ Hán và thơ quốc âm.

Khi lên bốn, bà sống trong một gia đình thiếu văng hình bóng mẹ.Sau đó một thời gian hai người chị và em của bà cũng đã mat sớm Nữ sĩđược sự chăm sóc trực tiếp của cha và sớm bộc lộ tài năng học van của

mình nhất là khi bà tiếp xúc với các kiến thức văn hoá thời đại đến từ

Trung Hoa.

Hai mươi chín tuổi Murasaki làm vợ lẽ cho Fujiwara Nobutaka Bốn

năm sau thì chồng chết, bà ở một mình nuôi con nhỏ lúc đó mới lên ba tuổi

tên là Kenshi - nữ thi nhân Daini-no-Sammi Năm 1005, Thiên hoàngIchijô triệu bà vào cung hầu hoàng hậu Chugu Shoshi và được đãi ngộ như

một nữ học sĩ Trong thời gian này Murasaki Shikibu viết Nhật

Hoàng Thị Mỹ Nhị 26 Luận văn thạc sĩ

Trang 29

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

kí(Murasaki nikki) và vẫn viết tiếp Truyện Genji Năm 1013, bà không làm

việc nữa và mat sau đó khoảng năm 1016 khi đó mới ngoài 40 tuổi.

Murasaki Shikibu là người có công ghi lại sự phát triển của chữ viếtdân tộc Nhật được gọi là chữ viết từ phụ nữ Chứng kiến cảnh sống cungđình, sớm man cảm với cuộc đời, nhà văn đã có cách cảm nhận về cuộcsống rất sâu sắc Hơn nữa, do tác động của các yếu tô văn hoá, cùng với

kiến thức sâu rộng của mình, nhà văn đã dé lại những trăn trở về cuộc đời

mang hơi thở thời đại Điều đó thê hiện rõ nét trong cuốn nhật kí Murasaki

Shikibu nikki của ba.

Trong nhật ki, nữ sĩ thể hiện rõ thái độ của mình đối với thời đạimình đang sống, với thế thái nhân tình mà trực tiếp là cuộc sống cung đình

xa hoa, phon thịnh Một nỗi buồn mênh mang bao trùm lấy cả tinh thầncuốn Nhật kí mà nguyên do cơ bản là nỗi cô đơn khôn cùng xâm chiếm cả

tâm hồn nhạy cảm của nhà văn Thật vậy, trong nhật kí có viết: “Mảnh đấtTsuchimikado vẫn mang vẻ đẹp thần tiên cứ mỗi độ thu về Những ngọncây bên hồ hay những cây bụi nhỏ gần bên con suối như được nhuộmnhững sắc màu khác nhau mà những sắc màu đó lại càng sâu thắm hơntrong ánh sáng dịu dàng của màn đêm Thanh âm của nước hoà vào trong

đêm tối hay là tiếng rì rằm tụng kinh không bao giờ ngừng lại làm nhẹ vơinỗi sầu như cơn gió nhẹ làm mát lòng người”[60,71] Từ cuộc sống riêngtư, từ cuộc hôn nhân không may suôn sẻ đến cuộc sống trong cung đình đãlàm cho nhà văn cảm thấy cuộc đời tẻ nhạt và khô hạnh Sự cô đơn càng an

sâu trong một tâm hồn nồng nàn với tình yêu và cuộc sống Duong như tatcả những gi phon hoa ở cung đình không làm cho nha văn cảm thấy thoảmãn Bà cho rang “Tôi nhớ cuộc sống trước kia của mình như một người lữkhách lang thang trên những nẻo mộng đời, và tôi chán ghét mình đã quá

quen thuộc với nếp sống cung đình ”[35], hay “định mệnh của tôi là cô

Hoàng Thị Mỹ Nhị 27 Luận văn thạc sĩ

Trang 30

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

Khả năng nhận thức cuộc song của Murasaki rất tinh tế khi ở bên

cạnh hoàng hậu Akiko Có lẽ là do chứng kiến cảnh sống cung đình nênMurasaki Shikibu có một vốn sống khá phong phú, tạo nền tảng cho chất

liệu hiện thực trong Truyén Genji Từ chuyện mâu thuần trong mối quan hệ

giữa hoàng hậu Teishi (Sadako) và Shoshi (Akiko) cùng với dòng dõi quý

tộc Fujiwara đến với hình tượng văn học Kokiden ghen ghét với Kiritsubo

trong Truyện Genji Hơn thé, hình ảnh Murasaki Shikibu được nhìn thấu

qua nhân vật Murasaki no Ue Còn riêng hình anh Genji thì không có nhân

vật nào ngoài đời làm nền tảng bởi vì theo nhà văn: "khắp trong triều

không có lấy được một người như Genji" Hình ảnh của chàng hoàng tửxinh đẹp, hào hoa, phong nhã này là kết tinh những tâm nguyện về mau

người đàn ông mà tác giả gửi gắm niềm mong ước trong cuộc đời Không

chỉ là chuyện cuộc đời mà còn là chuyện của lòng người được chuyên tải

qua nhân sinh quan của tac giả xuyên suôt toàn bộ tác phâm.

1.2 Khái niệm về niém bi cảm (aware)

Quan niệm thâm mỹ niém bi cảm theo ngôn ngữ Nhật được phiên âmbang Romanji là aware, được xem là thuật ngữ rất khó dich Theo nghĩa

gốc thì aware có nghĩa là buồn Nó đã được nhiều học giả định nghĩa theo

nhiều cách khác nhau.

Theo Morris thì day là một từ được dùng thường xuyên trong Truyén

Genji và những tác phâm văn học cô điển khác Hiểu theo nghĩa bóng, nó

có nghĩa là xúc cam (pathetic), rung động (moving), cai dep(beautiful).Cum từ mono no aware tương ứng với Sự tiếc nuối trước sự vật (the pityof thing) Nó luôn được đóng vai trò làm chủ dé chính trong tiêu thuyết của

Hoàng Thị Mỹ Nhị 28 Luận văn thạc sĩ

Trang 31

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

Còn Valey cho là: “Tiếng kêu thé hiện sự thương cảm hay nỗi buồn

dau” (exclamation of sympathy or distress)[84,105].<4

Hay “ Loi than van không rõ rang vê noi buôn mo hô” (anejaculation of vague and undefined sadness)[84,254] là định nghĩa của

Seidensticker vé aware.

Tsunoda, Keene, De Bary đều thống nhất cho rang aware xuất hiện:“Trong những tác pham cũ, lần đầu tiên được sử dụng như một tiếng kêuthé hiện sự ngạc nhiên hay vui thích, sự phản ứng rất tự nhiên của con

người Các nhà phê bình phương Tây về văn học Nhật Bản gọi đó là

“ahness” của sự vật Còn trong hoàn cảnh nào đó nó biểu thị nỗi đau đớndịu dàng.”[84,172].

“ Từ lúc dau là lời nói “Ah!” “Oh” Từ thời Heian, nó được sử dụng

dé biéu thị cảm giác một cách rõ rang Như là một tư tưởng thẩm mĩ làm cơsở, nó có tính thanh nhã, kết hợp với cảm xúc bi ai” (Hisamatsu).[84,103]

Điều này giống trong tác pham Heike monogatari, phan chú thích củadịch giả: “Nét sầu khổ siêu pham mà đạo Phật thường gọi là“aware” Thật khó có thể định nghĩa một cách hoàn chỉnh từ này trongmột cuốn sách Nói ngắn gon thì aware bắt nguồn từ chữ “A! Ware” đây là

một câu cảm thán được sử dụng từ trước thời kỳ Heian Đầu thời kỳ Heian

(thé ki XI câu này biến thành một danh từ dé chỉ một kiểu cảm xúc nào đó.Xúc cảm này bao giờ cũng có những yếu tố cơ bản như nhau, tuy có thé thé

hiện trong những hoàn cảnh khác nhau ”[73 |

Còn Miner thì “ Từ thuật ngữ cho rằng vẻ u sầu mang lại nét thâm mĩ

hay xúc cảm trước nỗi buôn của cái đẹp thuần khiết Sự biến đổi của cảmxúc khi năm bắt được vẻ đẹp, nỗi buồn và sự phù du của cuộc đời”[84, 103]

Hoàng Thị Mỹ Nhị 20 Luận văn thạc sĩ

Trang 32

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

“ Aware có một quá trình phát triển lâu dài Từ một tiếng kêu cảmphục, ngạc nhiên hay vui thích cho tới ý nghĩa hiện tại “sự đau khổ” Trongthời Heian nó được sử dụng điển hình nhất là biểu thị một cảm giác dịu

nhẹ, nhuốm nỗi buồn tiếc nuối trước cái đẹp ngắn ngủi, chóngtàn”(Cranston)[84,232 |.

* „Một cảm giác thích sự dịu dàng mà ở đó có cả sự nông nàn và khô

hạnh, trong những khoảnh khắc như vậy xúc cảm bản thé trỗi dậy, trong sự

hân hoan hoà lần nỗi sâu muộn xâm chiêm” (Anesaki)[84,64]

Theo Morinaga, mono no aware là cảm xúc thuần khiết và cao thượnggan với suy nghĩ của con người và tự nhiên Theo lý thuyết nghĩa của mono

no aware mang tính bao quát, toàn diện như toàn bộ dải cảm xúc của con

người và có thê xem là một giá trị nhân văn, nhưng trong thực tế sử dụng,thường tập trung vào vẻ đẹp của sự phù du và tâm hồn nhạy cảm có khả

năng hiệu được cái dep ay.

Theo Suichi Kato, “Mono no aware là xu hướng hướng thượng đưavăn học từ chỗ tam thường lên trình độ thâm mĩ hàm dưỡng những gì thanhcao, thiện và mỹ đề đem lại những gì thư thái cho tâm hồn con người Kháiniệm này thường được dich theo nghĩa đen “thương cảm” hay “buồnthương””[45, L7].

Kondo Tomie cho rang aware còn thé hiện xúc cảm mãnh liệt Điều đó

có nghĩa bao gồm cả sự cảm kích, niềm vui thích, sự khoái lạc, hân hoan,vui sướng và có thé thốt nên lời “sugoi-wow!” có nghĩa là “tuyệt vời!”.Vào thời Heian thuật ngữ được ghi lại có thể đó là tâm trạng của con ngườitrước mùa xuân dang dan rụng rơi theo thời gian, hay vẻ đẹp hào quang của

con người và sự vật, vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của một căn phòng được

Hoàng Thị Mỹ Nhị 30 Luận văn thạc sĩ

Trang 33

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

trang hoàng khéo léo, ngát hương Tất cả đều xuất phát từ sự nhạy cảmtrước cái đẹp Và có thé được miêu tả qua thuật ngữ: aware Ong cũng chorằng: “cảm xúc không đơn thuần thể hiện cái đẹp như thế nào mà còn thể

hiện cảm xúc hầu như không chịu đựng được Aware được xuất hiện có thể

trong giây lát, khoảnh khắc của sự sửng sốt, ngạc nhiên hay cảm giác bỗng

thấy rùng mình, run sợ”[66,185] Vào thời Heian cảm thức về cái đẹp quảthực đã kết tỉnh trong thuật ngữ này.

Nhật Chiêu cho rằng: “Aware thường được hiểu là bi cảm, một cảm

XÚC XaO xuyến trước mọi cái đẹp của sự vật mà bản chất là vô thường Dođó aware là một trực giác thầm mĩ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Awarenói đầy đủ hơn, mono no aware, dịch sát nghĩa “nỗi buôn của sự vật” Nókhông phải cái bi dat trong mỹ học phương Tây cổ điển hay cái buồn lãngman Không ngông cuồng cũng không bi tráng, aware là một cảm thứcthâm tram trước cái đẹp não lòng của thiên nhiên và con người”[ŠS,67].

Như vậy, thuật ngữ aware xuất hiện sớm trước thoi Heian thườngdùng để chỉ thái độ, xúc cảm ngạc nhiên, vui thích hay buồn bã trước hoàncảnh nao đó mà con người không kiểm soát được cảm xúc của mình và thốtnên lời: aware! Đến thời Heian, aware dùng để chỉ xúc cảm, nhạy cảm.

Trong nghĩa rộng hơn, là những cảm xúc sâu kín được gợi lên bởi sự tác

động của đối tượng bên ngoài như hoàn cảnh, thiên nhiên, con người đóng

vai trò đồng cảm, bị tương tác Trên thực tế, aware có nghĩa phô biến là

một cảm giác buôn nhất thời Aware được hiểu là niém bi cảm trước vẻ đẹpphù du Đến thế kỷ XVII, học giả nỗi tiếng: Motoori Norinaga (1730-1801) đã phát triển aware thành mono no aware Theo nghĩa gốc của từ thì:mono là sự vật, no là của, aware là sự buồn bã; mono no aware dich sát lànoi buôn cua sự vật Day là khái niệm dùng dé chi cảm thức thâm mĩ độc

Hoàng Thị Mỹ Nhị 31 Luận văn thạc sĩ

Trang 34

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

đáo của người Nhật: cảm xúc xao xuyên, nôi niêm bị cảm trước sự vật hay

trước cái đẹp Trong đời sông hiện đại, aware còn có thê hiệu thêm đó là sự

khôn khô, bat hạnh Và cũng có ý tưởng cho răng mono no aware đã tạo

nên tính đặc trưng giá trị văn hoá ở Nhật Bản.

Không chỉ có mono no ware tôn tai trong cảm quan thâm mi của ngườiNhật, trong tiên trình phát triên lâu dài trước và sau nó còn thây xuât hiện

các khái niệm cũng mang những đặc điêm, có môi liên quan chung và riêng

với nhau cùng nằm trong hệ thống mỹ học của Nhật Bản.

Yugen là khái niệm thâm mi của Nhật Bản rất khó dịch và hầu như

không định nghĩa rõ ràng được Từ này xuất hiện đầu tiên trong các tácphẩm viết về triết học của Trung Hoa, nó có nghĩa là mơ hồ, than bí Tácgiả cuốn Hojoki là Komo no Chomei đã cho rằng Yugen là mỗi quan tâm

đầu tiên của ông Ông đưa ra ý kiến rằng: “Nó như một buổi sáng mùa thubao la, thanh vắng và tĩnh mịch, chúng ta mơ tưởng lại và tự nhiên khôngkìm nén được những giọt lệ tuôn trào Những cách hiểu khác đều đề cập

đến khả năng tưởng tượng rất quan trọng Ví như khi ngắm một ngọn núitrong sương mờ thì cảnh vật rất mờ ảo, mơ hồ chưa thé đoán định ra kíchthước của nó cao rộng bao nhiêu Hay dù cho có thể nhìn thấy những chiếclá thu trong sương, thì cảnh vật rất quyến rũ Phong cảnh và khung cảnh vôhạn tạo nên cho chúng ta sự tưởng tượng phong phú, thú vị hơn và bat cứ

cái gì cũng có thé rõ ràng hơn trong sự tưởng tượng đó Như vậy Yugendùng để chỉ cái sâu thăm huyền bí của vạn vat”[82] Nó gợi nên sự huyềndiệu, sự thăm thăm của cuộc đời trong mối quan hệ với vũ trụ bao la này.Có thể gọi Yugen là nỗi u huyền “Aware chú trọng đến khoảnh khắc, nỗi

vô thường, đến bản thân sự vật, không mấy quan tâm đến cái bóng vô tận ởsau hoặc ở trong sự vật Còn Yugen thì không dừng lại hình sắc, nó gol ra

tính chat huyện diệu thăm thăm của cuộc sông, cái ân giau nhưng lại là sự

Hoàng Thị Mỹ Nhị 32 Luận văn thạc sĩ

Trang 35

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

sông, là linh hôn của hình sắc Aware có màu sắc lãng mạn, Yugen là bóng

tối biểu tượng Aware thuộc về cảm xúc, Yugen nằm ở tâm linh”15,146].

Sab¿ là khái niệm có từ trước khi Basho và các môn đệ của ông đề cậpnhiều trong tho Haiku Thuật ngữ này thường xuất hiện trước đó, trong Van

điệp tập Sau đỗ nó được thể hiện trong Haiku, đến thời của Basho thì nởrộ Và trong haiku thì nghĩa Sabishi (cô độc, buồn bã) được nhắn mạnh hơnvà sabi(shi) được khắc hoạ băng sự tinh mich và cô độc dường như thườngxuyên tạo nên sự độc đáo giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan Nghĩa

rộng của Sabi là cô tịch, cô liêu Sabireru có nghĩa là hoang vắng Sabihướng đến cái cô độc, nhẫn nhục, thanh bình, mang tính chất bình dântrong nền văn hoá thời Edo(1600-1868) Nó còn dùng để diễn tả cái hiuquạnh, cô liêu đến mức vẻ đẹp xuất hiện hầu như rất nhạt nhoà Làm nền

tảng cho My học này là quan điểm vũ trụ điển hình của Phật tử trung dai,công nhận sự cô độc hiện hữu ở mọi chúng sinh và cố tự mình nhẫn nhục,

hoặc thậm chí tìm kiếm vẻ đẹp bên trong sự cô độc ấy”[13,435] Như vậy

hiểu một cách đơn giản là vẻ đẹp được tìm thấy trong sự cô liêu, tàn phai

của nhân thế Cái đẹp nằm trong cái buồn đang hiển hiện trên đỉnh côphong Do là quan niệm mỹ học sâu xa liên quan đên niém bi cam.

Iki và sui là quan điểm mỹ học và đạo đức của thị dân trong thời ky

Edo(1600 - 1868) “Về mặt mỹ học, cả hai khái niệm đều hướng đến vẻ đẹpkiểu tư sản, hợp thời trang, thanh lịch mang sắc thái gợi cảm Về mặt đạo

đức, người ta hình dung một đời sống tao nhã(miyabi) của một con ngườigiàu có nhưng không gan với tiền bạc, thích thú vui khoái lạc nhưng khônghề có ham muốn xác thịt, hiểu được mọi rắc rối, phức tạp của cuộc sốngtrần tục nhưng có kha năng tự mình thoát khỏi ràng buộc”[13,437] Dac

điểm của Iki va Sui giỗng với aware thể hiện ở những hiểu biết đồng cảm

xúc ở con người /ki chỉ tam hôn, tình cảm cao thượng, cách ăn mặc, tác

Hoàng Thị Mỹ Nhị 33 Luận văn thạc sĩ

Trang 36

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

phong của một con người có tâm hồn cao thượng Jki thường được nói tới

vẻ đẹp gợi cảm hon, tinh tế hơn nên dùng dé mô tả phụ nữ mà đặc biệt làngười liên quan đến việc vui chơi giải trí.

Như vậy, “những quan niệm thâm mĩ như mono no aware thờiHeian, yugen thời Kamakura, wabi va sabi thời Muromachi, iki thời

Tokugawa đã không tan lui trong thời ky chúng được tạo ra ma vượt lên détồn tại bên cạnh tư duy thâm mĩ của thời đại kế tiếp Ngay sau thời kì

Meiji(Minh Trị 1862-1912) các nhà thơ đã tiếp tục duy tri mono no aware,

các diễn viên kịch no duy trì kyogen, các nghệ nhân trà duy tri sabi và

geisha duy trì iki, tất cả những điều này vẫn như vậy cho tới ngày hômnay”[45,2] Cùng với sự phát triển mọi mặt của văn hoá, xã hội Heian,quan niệm thâm mĩ niém bi cam(aware) được đặt nên móng và hình thành

trên cơ sở tư duy triết học, tôn giáo, phong tục và truyền thống văn học củaxứ sở Phù Tang Tắt cả tạo nên một thời kì thịnh vượng và tươi đẹp.

Hoàng Thị Mỹ Nhị 34 Luận văn thạc sĩ

Trang 37

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

CHUONG II

NIEM BI CẢM VỚI SO PHAN CÁC NHÂN VAT

II.1 Bi cam với thời gian đã mat của các nhân vật

Không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới không chịu sự chi

phối của thời gian Nếu thời gian vật lí tồn tại khách quan thì thời gian

nghệ thuật vừa mang tính chủ quan lẫn khách quan Cho nên “sự miêu tả,

trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểmnhìn nhất định trong thời gian”[1§,322] “Cac nhà tiêu thuyết trình bày tiểu

thuyết theo quan điểm và cách đánh giá của anh ta Cuộc đời tức là thờigian Mỗi một cá thê “tiêu thụ” thời gian theo cách thức của riêng mình.

Qua tác phẩm, nhà văn bộc lộ quan niệm của mình về thời gian trong sự thể

hiện cuộc đời và con người Và vì con người là trung tâm của mọi ngành

nghệ thuật xưa nay nên nó cũng mang những âu lo về sự hữu hạn của sinhtồn vào đó “Vết ngoạm của thời gian” đã bật lên thành tiếng kêu than,thành kinh nghiệm đau đớn trong văn chương của nhiều thời đại và trongnhiều quốc gia ”[19,65] Qua thời gian, người nghệ sĩ bộc lộ quan điểm,tư tưởng của mình về cuộc đời Bên cạnh đó, nó còn là biéu tượng thể hiện

cách cảm nhận của con người về nó.

II.1.I Thời gian trôi chảy

Thời gian trôi chảy theo dòng đời các nhân vật trong tác phẩmTruyện Genji báo hiệu những số phận con người đang trôi vô định giữanhân gian Chỉ có một sô nhân vật găn bó với cuộc đời trong thời gian dài,

Hoàng Thị Mỹ Nhị 35 Luận văn thạc sĩ

Trang 38

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

còn các nhân vật khác đều diễn ra ngắn ngủi Nhưng trong khoảng thời gian

ngắn ngủi ấy họ sớm nếm trải vị đăng của cuộc đời Thời gian cuộc đời trôi

qua nhanh như một giấc mơ, “ cảm giác về tính hiện thực của thời giannhư một cái gì đó khiến cho mọi hoạt động và cảm xúc của con người ýthức răng họ chỉ sinh ra trên trái đất này chỉ một lần: “Đời chẳng dài chihãy tận hưởng nó dù chỉ còn lại một hay hai ngày (Tenarai) Điều nàynghĩa là sự hữu hạn của đời người và sự vĩnh hằng đều gói gọn trong “chỉ

một hai ngày [45,154] Số phận con người như hạt sương đêm chỉ chờvang dương lên là tan hết, tan lui đi Ý thức được sự ngăn ngủi của cuộc

đời, các nhân vật trong tác phẩm được nha văn thôi vào hơi thở dài trién

miên những sầu lo Thời gian! Nếu hiện thực là giác mộng đời thì con

người sẽ ra sao khi tỉnh mộng Sự vật vần xoay giữa biển đời đau thương,chốn bụi trần nhiều cám dỗ.

Thời gian trong Truyện Genji trở thành một cảm thức đặc biệt nổi bật.Thời gian của cảm xúc u buồn, mất mát, sầu khổ và tiếc nuối Thời gianđang diễn tiến ngay trong tác pham và thời gian đã mat Thời gian củanhững phút giây thăng hoa của hạnh phúc tràn đầy gắn với những nỗi đau

mat mát của cái chết đầy bi ai Thời gian như bánh xe quay đi không baogiờ trở lại cuốn theo tuổi thanh xuân, sự sống tươi trẻ, bao vinh hoa trên cõiđời này dé rồi bắt con người phải đối diện với sự tan lui của cuộc đời là cáichết Thời gian quá khứ càng dải thì tương lai càng ngắn ngủi và con người

không biết ngày mai hay ngày nào là ngày cuối cùng bởi cuộc đời là phùdu, khó định đoạt Hệ thống nhân vật trong tác phẩm luôn bị chi phối bởithời gian Hai mối quan hệ thời gian và nhân vật có sự tương tác lẫn nhaukhông tách rời Bởi thời gian là định mệnh Con người tồn tại trong hai thếgiới khác biệt Một thế giới với bao thăng trầm của cuộc đời và một thế

giới bên kia mit mờ sương khói - cõi vĩnh hăng.

Hoàng Thị Mỹ Nhị 36 Luận văn thạc sĩ

Trang 39

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

Thời gian rong ruồi cùng với các nhân vật của mình, trôi chảy như một

dòng sông không ngừng nghỉ Thời gian dài, có tính biên niên xuất hiện rõnhất với các nhân vật chính như: Genji và Kaoru Cuộc đời của hai nhânvật này nối tiếp nhau tạo nên cho tác phẩm sự liền mach của hai vòng đờilàm trung tâm cho toàn bộ cốt truyện với các sự kiện bao quanh, nhữngbiến cố phức tạp Bên cạnh đó còn có nhiều mảnh đời đan xen trong cuộcđời họ với những số phận nổi trôi, phù du Sự xuất hiện của hàng loạt nhân

vật bạc mệnh đã tô điểm cho cảm thức thời gian trong tác phẩm thêm hiệuquả và mang sắc màu Phật giáo - quan niệm về sự tồn tại của con người ởCÕI đời.

Trong suốt 54 chương của tác phẩm, cuộc đời Genji hầu như chiếmphan lớn nội dung Genji được nhà văn miêu tả từ khi sinh ra cho đến khi

qua đời lúc năm mươi hai tuổi Suốt năm mươi hai năm sống trên cõi đời

được phản ánh trên trang sách gan với những mốc thời gian đặc biệt Khitiếp nhận tác phẩm, người đọc dé dàng nhận ra diễn tiến dòng đời như cuốnsử biên niên được phiêu bồng trên từng trang cảm xúc Mỗi chương sách là

một khúc tình ca lãng du, là những trải nghiệm của muôn vàn phút giây

tình cảm đắm đuối, si mê “Có người nói Genji dam màu sắc dục Thì đúngnhư vậy Nhưng người ta vẫn tìm thấy sắc dục trong kinh Phật và kinh

Thánh Đấy là Phương tiện, là Upaya, như Murasaki đã nhắc nhởta”[4,221].

Sự xuất hiện của nhiều người phụ nữ xung quanh Genji xinh đẹp, hàohoa, mỗi người có một vị trí khác nhau đối với chàng Đầu tiên là người mẹxuất hiện cùng với mối tình đẹp với nhà vua đã ra đi dé lại kết quả là Genji

hào quang ra đời Mẹ chàng là người phụ nữ xinh đẹp nhưng bị nhiềungười dèm pha Buồn khổ nàng xin rời cung và trở nên “võ vàng tàn úa vì

noi buôn đau Nàng chìm sâu vào những ý nghĩ sâu não, nhưng khi nàng cô

Hoàng Thị Mỹ Nhị 37 Luận văn thạc sĩ

Trang 40

Niém bi cảm (aware) trong "Truyện Genji" của Murasaki Shikibu

gang dé thốt nên lời thì hau như không ai nghe được tiếng nàng Nàng nói“Rời bỏ người, đi con đường mọi chúng sinh phải đi” Rồi nàng ra đi về với

cõi vĩnh hang để lại bao nỗi nhớ nhung, đau buồn của vua cha Lên ba,chang đã phát tiết khôi ngô tuấn tú Lên sáu tuổi, Genji đẹp tuyệt vời đếnnỗi hầu như khó mà tin được rằng cậu được dành cho cõi trần thế, người tasợ rang cậu ở trần gian này không được lâu dài Lên bảy tuổi, thông hiểu

kinh sách Trung Hoa sau đó được nhận vào cung Kokiden Khi nhà vua

đón tiếp các sứ giả vào cung, họ nhìn thấy Genji không giấu sự giật mình

kinh ngạc.

Đến mười hai tuổi, chàng thành thạo các bài học vỡ lòng và nghi lễ.

Sau khi được làm lễ thăng chức và cắt tóc, Genji cưới vợ là con gái của

quan tả thừa tướng Từ đây cuộc đời của chàng bắt đầu có nhiều cuộc phiêulưu tình ái, những nỗi khổ đau mat mát Từ nhỏ chàng đã mat mẹ, lớn honmột chút mất bà ngoại, người đã nuôi nắng chàng sau khi mẹ mất Dườngnhư nỗi bat hạnh đầu đời đã khiến cho Genji là người đa cảm Đã có ý kiến

cho răng cuộc đời chàng là một cuộc kiếm tìm một hình ảnh người phụ nữ

chính là mẹ chàng Quá khứ không chút kí ức đã làm chàng luôn trăn trở,

tưởng tượng, khao khát và dan thân Cuộc đời luôn đi theo tiếng gọi yêuthương và chàng trở thành con người sống phóng túng hình hài với nhiều

phụ nữ Điều đó làm cho chàng cảm thấy thú vị Chàng đến với nhữngngười phụ nữ thường là trong thoáng chốc, có khi chỉ là chuyện tình mộtđêm hay là sự phũ phàng hờ hững như với Utsusemi(nàng xác ve),

Yugao(ctic chiéu) `

Trong thời gian ở trong cung chàng phải lòng Fujitsubo - người mẹ

kế Chàng đến thăm Fuitsubo, nhưng nàng cố tỏ ra không may may động

lòng Ngày lại ngày trôi qua, buồn bã và vô vị Mối gắn bó giữa họ mớimong manh, phù du làm sao! Kết quả của mối tình vụng trộm đó là nàng

sinh hạ cho chàng một hoàng tử xinh đẹp giống hệt chàng, đã làm cho

Hoàng Thị Mỹ Nhị 38 Luận văn thạc sĩ

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN