1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án thạc sĩ Luật học: Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam

112 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam
Tác giả Trần Văn Sơn
Người hướng dẫn PGS, PTS, Nhà Giáo Ưu Tú Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Luật Hà Nội
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại Luận án thạc sĩ
Năm xuất bản 1996
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 73,14 MB

Nội dung

Về thực tiễn áp dụng : Trong thực tiễn 4p dụng pháp luật hình sự khi quyếtđịnh hình phạt cho thấy hình phạt trong một số bản án mà Tòa án đã tuyên cho kẻphạm tội không tương xứng với tín

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chuyén nganh : Luat Hinh su

Mã số: 5.05.14

Người hướng dẫn khoa học :PGS, PTS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngoc Hòa,Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Ha Nội

HA NOI, 1996

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHUONG | : NHUNG VẤN DE CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH

PHAT

1.1 Ý nghĩa của quyết định hình phạt

1.2 Lịch sử lap pháp hình sự Việt Nam về chế định quyết định hình

phạt

1.3 Các nguyên tác quyết định hình phạt

CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

2.1 Căn cứ thứ nhất - Các quy định của Bộ Luật Hình sự

2.2 Căn cứ thứ hai - Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của

tội phạm 2.3 Căn cứ thứ ba - Nhân thân người phạm tội

2.4.- Can cứ thứ tư - Các tình tiết tang nặng, giảm nhe trách nhiệm

hình sự

CHƯƠNG 3 : QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG CÁC TRƯỜNG

HỢP ĐẶC BIỆT

3.1 Quyết định hình phạt nhẹ hơn luật quy định

3.2 Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

3.3 Quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án

3.4 Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội,

phạm tội chưa đạt

3.5 Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

3.6 Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

KẾT LUẬN

25 24

29 be 35

aol

62 71 85

90 oY 102

Trang 3

HOÀN THÀNH LUẬN ÁN NÀY TÔI XIN BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN : THẦY NGUYEN NGOC HOA, PHO GIÁO SƯ, PHO TIẾN SY, NHÀ GIAO UU TÚ, PHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI, THAY TRAN DINH NHA, PHO TIẾN SY LUẬT HOC, PHO VỤ TRƯỞNG VỤ PHAP CHE,

BO NỘI VU; THAY TRAN VĂN ĐỘ, PHO TIEN SY LUAT HỌC, THAM PHAN TOA AN QUAN SỰ TRUNG UONG; THẦY KI£U DINH THU, PHO GIÁO SU, PHO TIEN SY LUAT HOC, PHO CHU NHIEM KHOA LUAT, TRUONG DAI HOC AN NINH NHAN DAN; CO LE THI SON, PHO TIEN SY

LUẬT HOC, PHO HIỆU TRƯỞNG TRUONG DAI HỌC LUAT HÀ NỘI;

THẦY VÕ KHÁNH VINH, PHÓ TIẾN SỸ LUẬT HỌC, VIỆN NHÀ NƯỚC

VÀ PHÁP LUAT; CÁC CÁC THAY, CÔ GIÁO ĐÃ THAM GIA GIẢNG DẠY LỚP CAO HỌC LUẬT KHÓA I VÀ CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP QUA ĐÂY TÔI CŨNG XIN CÁM ƠN CÁC CƠ QUAN : TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIEN KIEM SÁT NHÂN DAN TOI CAO, TOA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH, VIỆN

NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT, BỘ TƯ PHÁP, THƯ VIEN

QUOC GIA ĐÃ GIÚP TÔI THỰC HIỆN LUẬN ÁN NÀY.

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã và đang tổn tại trong xã hội

nước ta Việc đấu tranh phòng, chống tội phạm để bao vệ lợi ích của minh và duy

trì trật tự xã hội là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta Pháp luật nói chung và

pháp luật hình sự nói riêng là một trong những công cụ chủ yếu mà Nhà nướcdùng để đấu tranh phòng, chống tội phạm Bằng việc xác định những hành vinguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và qui định hình phạt đối với người thực

hiện tội phạm ấy, Bộ luật hình sự đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các cơ quan

điều tra, truy tố, xét xử xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt

kẻ phạm tội và không để oan người vô tội Trong quá trỉnh áp dung pháp luật hình

sự để xử lý người phạm tội thì giai đoạn quyết định hình phạt là một giai đoạn rất

quan trọng trong quá trình xét xử của Tòa án Bởi vì mục đích của việc Nhà nước

áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là nhằm cải tạo, giáo dục người bị kết

án trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung Do

đó nếu Tòa án quyết định một hình phạt đúng pháp luật, công bằng, nghiêm minh

và hợp lý sé tạo tiền dé và điều kiện cho việc đạt được mục đích của hình phat.Ngược lại nếu Tòa án quyết định một hinh phạt khong đúng pháp luật, khôngcông bằng, không hợp lý thì không có khả năng đạt được mục đích của hình phạt.Chính vi vai trò quan trong của giai đoạn quyết định hình phạt như đã nói ở trêncho nên việc nghiên cứu vấn đề quyết định hình phạt là một trong những nhiệm

vụ quan trọng của khoa học luật hình sự Việc nghiên cứu làm sáng tổ tiene van

đề lý luận về quyết định hình phat sé là cơ sở khoa hoc cho quá trình xây dung va

áp dụng pháp luật hình sự về vấn đề quyết định hình phạt Hiện nay tình hìnhnghiên cứu, thực tiễn 4p dung và những qui định của Bộ luật hình sự về vấn déquyết định hình phat đang có những tồn tại sau đây:

Về luật thực định: Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985

và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1986 Qua hơn 10 năm thi hành, Bộ luật hình

sự đã phát huy được tác dụng to lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội

Trang 5

phạm Trong tinh hình hiện nay, trước những thay đổi về kinh tế- xã hội va trướcnhững diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm và đặc biệt là yêu cầu của công

tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu thi một số qui định của Bộ luật hình sự

nói chung và các qui định về vấn đề quyết định hinh phạt nói riêng to ra bất cập,

không phù hợp với thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm Do đó một yêu cầu

đặt ra là các quy định của Bộ luật hình sự nói chung và các quy định về quyếtđịnh hình phạt nói riêng phải được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Về thực tiễn áp dụng : Trong thực tiễn 4p dụng pháp luật hình sự khi quyếtđịnh hình phạt cho thấy hình phạt trong một số bản án mà Tòa án đã tuyên cho kẻphạm tội không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tộiphạm và nhân thân người phạm tội, do nhận thức về những qui định của luật hình

sự về quyết định hinh phạt chưa đúng và chưa thống nhất Nhất là việc quyết định

hình phạt trong những trường hợp đặc biệt như: Quyết định hình phạt trong trường

hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, đồng phạm; quyết định hình phạt nhẹ

hơn luật quy định; quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và trongtrường hợp có nhiều bản án; quyết định hình phạt đối với người chưa thành niênphạm tội Trong những trường hop này việc quyết định hình phat còn có sai lầm

hoặc vận dụng không thống nhất do chưa hiểu đúng nội dung và tinh thần của luật

hoặc do nhận thức còn khác nhau về cùng một vấn đề Những sai lầm trong quátrình áp dụng pháp luật hình sự khi quyết định hình phạt trong thực tiễn nói trêncòn có nguyên nhân là nhiều vấn đề từ thực tiễn nảy sinh mà công tác nghiên cứu

lý luận và luật thực định chưa dap ứng được kip thời

Tình hình nghiên cứu: Mặc dù vấn đề quyết định hình phạt đã dược nghiêncứu và đề cập ở khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về khoahọc pháp lý và một số sách chuyên khảo, song vấn đề quyết định hình phạt vẫn

chưa được nghiên cứu một các đầy đủ, toàn điện và có hệ thống Một số vấn đề

lý luận về quyết định hình phạt phải được nghiên cứu sâu mới dap ứng được

những đòi hỏi và yêu cầu của việc xây dựng, hoàn thiện và 4p dụng pháp luật

Trang 6

hình sự về vấn đề quyết định hình phạt Qúa trình phát triển của xã hội là quátrình vận động thay đổi, phát triển không ngừng, do đó diễn biến của tình hìnhphạm tội và thực tiễn của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã nảy sinh

và đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải được nghiên cứu, làm sang to về phươngdiện lý luận để làm cơ sở cho việc áp dụng pháp luật hình sự và hoàn thiện luật

thực định

Từ những tồn tại nêu trên về cả ba phương diện: Luật thực định, thực tiễn ấpdung và tình hình nghiên cứu cho thấy vấn dé quyết định hình phạt phải đượcnghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống trên cả bình diện rộng và sâu.Đây cũng là lý do dẫn đến việc tôi chọn dé tài " Quyết định hình phat trong luậthình sự Việt Nam” làm đề tài cho luận án Thạc sỹ luật học của mình

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản

về quyết định hình phạt, làm sáng tỏ những qui định hiện hành của Bộ luật hình

sự về quyết định hình phạt Bước đầu tác giả tập chung nghiên cứu, lý giải, đưa ra

ý kiến của của mình về một số vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tài còn có

ý kiến khác nhau Quá trình thực hiện dé tài tác giả cũng sẽ nghiên cứu, khảo sat thực tế, qua đó có có sự đánh giá ở mức độ nhất định hiệu quả thực tế các qui định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt, từ đó đưa ra những kiến nghịsửa đổi, bổ sung

Quyết định hình phạt là một vấn đề lớn trong khoa học luật hình sự, do đó bước

đầu luận án chỉ nghiên cứu và giải quyết những vấn dé sau đây: Khái niệm, ý

nghĩa của chế định quyết định hình phạt; lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam vềquyết định hình phạt; các nguyên tắc quyết định hình phạt; các căn cứ quyết định

hình phạt; quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt bao gồm: Quyết

định hinh phạt nhẹ hơn luật quy định, quyết định hình phạt trường hợp phạmnhiều tội, quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm,quyết định hình phạt đố: với người chưa thành niên phạm tội

Trang 7

Cơ sở phương pháp luận của đề tài luận án là các luận điểm của Triết họcMac-Lé nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trongquá trình nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin

và của Dang Cong sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật và chính sách hinh sựcủa Nhà nước ta Phương pháp nghiên cứu là đi từ cái chung đến cái riêng, cái cụ

thể bằng việc phân tích, minh họa, tổng hợp, khái quát hóa vấn đề Trong quá

trình nghiên cứu tác giả có khảo sát hoạt động thực tiễn của các cơ quan điều tra,truy tố, xét xử đặc biệt là khâu quyết định hình phạt của Tòa án, nghiên cứu một

số vụ án điển hình để phục vu cho việc nghiên cứu đề tài

Với mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu nêu trên thi luận an sẽ làmột công trình nghiên cứu vấn đề quyết định hình phạt một cách có hệ thống,toàn diện, một số vấn đề bước đầu được nghiên cứu sâu đồng thời có giới thiệu so

sánh với Bộ luật hình sự một số nước Với mục đích khiêm tốn tác giả mong rằng

luận án sẽ là một công trình chuyên khảo góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứunhững cơ sở khoa học và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Bộ luật hình sự.Luận án cũng là một công trỉnh làm phong phú lý luận khoa học pháp lý hình su,

gop phần nâng cao nhận thức cho những cán bộ trực tiếp 4p dụng luật hình sựtrong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ì

Từ mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu nêu trên bố cục của luận

an như sau:

PHAN MỞ ĐẦU

- Chương | : Một số vấn đề chung về quyết định hình phat

- Chương 2 : Các căn cứ quyết định hình phạt

- Chương 3: Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt

KẾT LUẬN

Trang 8

Chương 1NHỮNG VÂN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

I.1.Ý NGHĨA CUA QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHAT

Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực xâm hại đến lợi ích của giai cấp

thống trị trong xã hội mà Nhà nước là người đại diện, do đó tội phạm mang bảnchất giai cấp sâu sắc.Khi một người thực hiện mot tội phạm thì người ấy phải chịu

một trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước - Do là trách nhiệm hinh sự Trach

nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý mà đặc trưng của nó là việc kẻ

phạm tội phải chịu một chế tài nghiêm khắc nhất của Nhà nước - Đó là hình phạt.Điều 2 của Bộ luật hình su qui định rõ: "Chỉ người nào phạm mot tội đã được luậthình sự qui định mới phải chịu trách nhiệm hình su Hình phạt phải do Toà ấnquyết định" Trong hoạt động xét xử của Toà án có hai khâu cơ bản là khâuđịnh tội danh và khâu quyết định hình phạt Định tội danh là xác định về mặt

pháp lý sự phù hợp biện chứng khách quan giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã

được thực hiện trong thực tế với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quiđịnh trong Bộ luật Hình sự Sau khi đã xác định được hành vi của người phạm tộicấu thành tội phạm gi, được qui định tại điều khoản nào của Bộ luật hinh sự thì

Toà án chuyển sang khâu tiếp theo là quyết định một hình phạt cho người phạm

toi.

Quyết định hình phat là việc Toà án nhán danh Nhà nước, căn cứ vào các

qui định của luật hình sự dé lựa chon và xác định loại hình phạt cụ thể vớimức độ cụ thể để áp dụng cho người phạm tội

Quyết định hình phạt là một giai đoạn trong hoạt động xét xử của Toà án

-Cơ quan nhân danh Nhà nước chính thức xác định về mặt pháp lý một người bịcoi là có tội và tuyên hinh phat cho người ấy Quyết định hình phat là một hoạtđộng mang tính chất chính trị, pháp lý và đạo đức, bởi vì việc Toà án tuyên hình

Trang 9

phạt cho người phạm tội là thể hiện sự đánh giá và lên án của Nhà nước và xãhội đối với tội phạm do người ấy đã thực hiện.

Quyết định hình phạt có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo cơ sở, tiền đề cho việc

đạt được mục đích của hinh phat Nhà nước áp dụng hình phạt đối với ngườiphạm tội có đạt được mục đích hay không, hiệu quả của hình phạt đạt được ởmức độ cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định hình phạt Khi Nhànước áp dụng hình phạt cho người phạm tội bao giờ cũng nhằm đạt đến nhữngmục đích đã được xác định, đó là mục đích của hình phạt Mục đích của hình

phạt chính là kết quả cuối cùng mà Nhà nước mong muốn: đạt được khi áp dụng

hình phạt đối với người đã thực hiện tội phạm Điều 20 của Bộ luật hình sự

nước ta qui định: ” Hình phat không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm lội

mà còn nhằm cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức Iuân theopháp luật và các qui tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm lội mới.Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật đấu tranh chống

và phòng ngừa tội phạm" Điều luật này đánh dấu bước phát triển tiến bộ của

pháp luật hình sự nước ta về chế định quyết định hình phat, vi đây là lần đầu tiên

mục đích của hình phạt được qui định cụ thể rõ ràng trong luật, tạo ra sự nhận

thức và cơ sở pháp lý cho quá trỉnh áp dụng hình phạt cho người phạm tội

Theo qui định của điều 20 Bộ luật hình sự thì hình phat có mục đích: Đối vớingười phạm tội hình phạt có mục đích trừng trị và giáo duc cải tạo họ trở thành

người có ích cho xã hội; đối với những thành viên không vững vàng trong xã hộihình phạt có mục đích ngăn ngừa họ phạm tội; đối với những thành viên kháctrong xã hội hình phạt có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, động viên

họ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm Như vậy

mục đích của hình phạt luôn luôn có hai mặt: Trừng trị và cải tạo giáo dục Haimặt này có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau Việc quyết định hình phạt phải dambao cho hình phạt đã tuyên có kha năng đạt được hai mục đích này Trừng tri vàcai tao piáo duc là hai mặt của một thể thống nhất Khi quyết định hình phạt Toà

án không được coi nhẹ mặt nào Nếu coi nhẹ mặt cải tạo, giáo dục, xem hình

Trang 10

phat như là phương tiện chủ yếu là để trả thù tội phạm thì sẽ dẫn đến việc quyếtđịnh hình phạt quá nặng Và nếu như vậy sẽ tạo ra tâm lý ở người phạm tội là họ

nhận được một hình phạt không hợp lý, không công bằng, do đó họ luôn luôn

mang tư tưởng là mình phải chịu một hình phạt không tương xứng với hành viphạm tội , từ đó họ không tin tưởng vào cơ quan xét xử và thí hành án Một

hình phạt như vay không tao ra được tiền dé và điều kiện để người phạm tội cảitạo giáo dục trở thành công dân có ích cho xã hội Ngược lại nếu coi nhẹ mặttrừng trị, không thấy hết được hình phạt là công cụ để đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc trừng trị bằng hình phạt là sự phản ứng của Nhà nước đối với lộiphạm thì có thể dẫn đến việc quyết định hình phạt quá nhẹ không tương xứng vớitinh chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, như vậy sẽ làm nay sinh 6

chính người phạm tội và những người khác, ý thức coi thường pháp luật, không

tạo ra được sự tin tưởng đồng tinh cần thiết để giáo dục đông đảo quần chúng

nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm

Nhận thức đúng mục đích của hình phạt tạo cơ sở vững chắc để nhận thức đúng những căn cứ quyết định hình phạt đã được luật qui định và như vậy sẽ quyết định

hình phạt đúng

Để tạo tiền dé và cơ sở đạt được mục dich của hình phat thì việc quyết địnhhình phạt phải đúng pháp luật và công bằng Vậy căn cứ vào đâu để đánh giá việc quyết định hình phạt là đúng? Theo chúng tôi, tiêu chuẩn chung nhất đểđánh giá việc quyết định hình phạt ding hay sai là ở chỗ loại và mức hình phạt

mà Toà án đã tuyên cho người pham tội có dam bao cho hình phạt đạt được mụcđích đã đặt ra hay không? Nếu hình phat Toà ấn đã tuyên cho người phạm tội

có đủ cơ sở và tiền dé để dam bao cho việc 4p dụng hình phạt đạt được mục đích

đã dat ra thì đó là hình phat đúng Ngược lại, hình phạt mà Toa 4n đã tuyên cho

người phạm tội không tạo ra tiền dé và cơ sở để dam bao cho việc đạt được mụcđích của hình phạt thì đó là hình phạt sai

Khi đánh giá hình phạt đã tuyên cho người phạm tội có dam bao cho việchình phạt đạt được mục đích đã đặt ra hay không? theo chúng tôi cần căn cứ vào

Trang 11

các tiêu chí sau đây: Mot là hình phạt đã tuyên phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội và các tỉnh tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình su; hai là hình phạt đã tuyên phải đạt độ công lý, người phạm tội có thể bằng lòng và chấp nhận hình phạt mà Tòa ấntuyên cho họ, từ đó họ quyết tâm cải tạo trở thành người công dân có ích cho xãhội; ba là hình phạt đó phải được dư luận xã hội đồng tình và phù hợp với ý

thức pháp luật của đại đa số quần chúng nhân dân

Quyết định hình phạt còn là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả của hình phạt Hiệu quả của hình phạt là mức độ đạt được mục đích của hình phạt khi 4p dụng hình phat cho người phạm tội trong thực tiễn Hiệu qua

càng cao khi kết quả đạt được trong thực tế càng gần với mục đích được xác

định trước Để đánh giá được hiệu quả của hình phạt đạt đến mức độ nào, cầnphải có những tiêu chí nhất định để xem xét đánh giá Những tiêu chí này là cơ

sở để đánh giá mức độ đạt được mục đích của hinh phạt Những tiêu chí đó bao

gồm: Người đã chấp hành xong hình phạt không phạm tội mới, không tái phạm ;

động thái của tỉnh hình phạm tội ; chỉ số tái phạm và diễn biến tội phạm trongtùng thời kỳ nhất định, trên phạm vi cả nước hay ở từng địa phương; mức độ áp dụng hình phạt Bởi vì hình phạt có hiệu quả cao thường được 4p dụng phổ biến hơn, vì vậy tính hiệu quả của hình phạt đã được xác định ngay tại thời điểm quyết định hình phạt”)

Căn cứ vào những tiêu chí trên chúng ta có thể đánh giá xem xét hiệuquả của hình phạt cao hay thấp, từ đó phát huy hoặc khắc phục những yếu tố đảm

bảo và nâng cao hiệu quả của hình phạt Những yếu tố đảm bảo và nâng cao hiệuqua của hình phạt bao gồm: Một là những yếu to thuộc về phương diện lập pháp :

Đó là những điều kiện tác động ở giai đoạn xây dựng hệ thống hình phạt và từng

_Tong thuật kết qua dé tài nghiên cứu “ Mol số căn cứ lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu qua của hình phat trong luật hình sự Việt Nam " của Viện Nghiên cứu khoa học phấp lý- Bộ Tư pháp (Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam- Nhà Xuất bản chính trị quốc gia 1995, tr 27-42.)

Trang 12

loại hình phạt cũng như việc qui định chế tài cho các tội phạm cu thể; hai lànhững yếu tố tac động trong khi quyết định hình phat ; ba là những yếu tố trongquá trình chấp hành hình phạt; bốn là những điều kiện xã hội trực tiếp liên quan

đến tình hình phạm tội

Trong các yếu tố dam bao và nâng cao hiệu quả của hình phat nói trênthi yeu tố quyết định hình phạt giữ vai trò quan trọng hang đầu Bởi vì yếu tố thuộc về phương diện lập pháp chi có ý nghĩa thực tiễn và ý tưởng của nhà làm luật chỉ có thể trở thành hiện thực trong cuộc sống khi quyết định hình phạt

đúng Việc chấp hành hình phạt chỉ có điều kiện phát huy được tác dụng khiTòa án quyết định hình phạt đúng Nếu quyết định hình phạt không đúng sẽ tạo

ra tâm lý hoài nghi, không tin tưởng vào pháp luật ở người phạm tội do đó việcchấp hành hình phat để cải tạo giáo dục trở thành công dân có ích cho xã hội củangười phạm tội sẽ kém hiệu quả, thậm chí không có hiệu quả

Những yếu tố xã hội khác đảm bảo hiệu quả của hình phạt như: Giáo dục ýthức pháp luật cho công dân, những biện pháp củng cố kết quả đạt được sau khichấp hành hình phat sẽ không thể phát huy được tác dụng khi quyết định hình

phat không đúng Chang hạn quần chúng nhân dân sẽ không đồng tình, tạo tâm

lý hoài nghi khi Toà án quyết định hình phạt quá nhẹ hay quá nang, không tương

xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thânngười phạm tội cũng như những tỉnh tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệmhình sự, từ đó sẽ có tác động tiêu cực đến ý thức pháp luật của quần chúng Nhân

dân.

Qua sự phân tích mối quan hệ giữa những yếu tố đảm bảo và nâng cao hiệuqua của hinh phat cho ta thấy vấn đề trung tâm, vấn dé mau chốt là yếu tố quyếtđịnh hinh phạt Từ đó cho thấy vi trí, vai trò, ý nghĩa của việc quyết định hìnhphạt trong việc nâng cao hiệu qua của hình phat

1.2 LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH

HÌNH PHAT

Trang 13

Cùng với những chế định khác của luật hình sự, chế định quyết định hìnhphạt cũng đã được đề cập và qui định trong luật hình sự Việt Nam trước khi Nhànước ta ban hành Bộ luật hình su Nhung do điều kiện lịch sử và trinh độ lập

pháp cho nên nội dung của chế định quyết định hình phạt chỉ được dé cập ở mức

độ chung chung, các qui định về các vấn dé cụ thể còn tan mạn,do đó chưa hinhthành một chế định độc lập Các qui định về quyết định hình phạt chủ yếu théhiện đưới hỉnh thức là các văn bản tổng kết vận dụng, hướng dẫn đường lối xét

xử của ngành Toà án , chỉ có một số vấn dé được qui định trong một các phấp

lệnh, sắc lệnh về hình sự Vi vậy trước khi có Bộ luật hình sự chế định quyết định

hình phạt chưa hình thành một chế định riêng biệt trong luật hình sự

Sau đây chúng tôi xin nêu khái quát một số nội dung của chế định quyết

định hình phạt đã được đề cập trong luật hình sự Việt nam trước khi có Bộ luật

hình sự:

Về các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phat: Qua các qui định cu

thể của các văn bản pháp luật hình sự, chưa có sự phân biệt giữa nguyên tắcquyết định hình phạt với căn cứ quyết định hình phạt Tại Điều 10 của Sắc luật

số 03/ SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời cộng

hòa Miền Nam Việt Nam qui định: "Khi xét xứ Toad án dựa vào lương tri cách

mạng và căn cứ vào những điều khoản của sắc luật này, vào tính chất và mức độ

nguy hại của tội phạm, vào lai lịch của kẻ phạm lội, và những tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của kẻ phạm tội mà quyết định hình phạt mội cáchnghiêm minh" hoặc "Chúng ta phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy haicủa phạm pháp để phân biệt phạm pháp nặng, phạm pháp nhẹ Chúng ta cũngcan cứ vào người phạm pháp tuổi bản chất, có tiền án hay không, khả năng cải

tạo, thành tích ) và trường hợp tăng hoặc giảm nhe lội” ”

Như vậy về căn cứ quyết định hình phạt được qui định tương đối cụ thể, tạo

cơ sở pháp lý để Toà án vận dụng khi quyết định hình phạt, còn nội dung các

Trích ban tổng kết và thảo luận báo cáo công tác ngành Tòa án Nhân dân năm 1959 Hệ thong hóa luật lệ

hình su, tập 1, tr 76

Trang 14

nguyên tac quyết định hình phạt cũng được thể hiện qua mot số qui định cụ thể ởnhững khía cạnh khác nhau Ví dị “Khi xu thì xứ đúng người, dung lội dung

)

pháp luật và được nhân dân dong tinh" a hoặc : “Cdn nhắc hình phat phải cho

dung chính sách, dung pháp luật Hình phat phải phù hợp với chính sách phải

có tính cách chính trị, sách lược " ~ Nguyên tắc quyết định hình phạt còn được thể hiện ở trong mội số văn ban qui định nguyên tắc xử lý tội phạm, đường

lối xử lý nói chung và đường lối xử lý một số loại tội phạm và một số đối tượngphạm tội nói riêng

Về quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt như: Tong hophình phat trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt trong trường hợp

có nhiều bản án, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm

tội chưa đạt và đồng phạm, quyết định hình phạt đối với người chưa thành niênphạm tội, quyết định hình phạt nhẹ hơn luật qui định, nói chung cũng đã được

dé cập nhưng chưa cu thể, rõ ràng, phần lớn chỉ được nêu trong các báo cáo tổngkết ngành hàng năm hoặc báo cáo tổng kết chuyên đề của ngành Toà án, do đóchưa có cơ sở pháp lý thống nhất để áp dụng

Vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hop hình phạt của nhiều bản án đã được dé cập, hướng dẫn khá chi tiết cụ thể trongbáo cáo tổng kết công tác năm 1964 của ngành Toà án nhân dân, những qui địnhnày gần giống với qui định hiện hành của Bộ luật hình sự Về nguyên tắc tổng

hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đã qui định "Đổi với bị can cónhiều hành vi phạm pháp hoặc có một hành vi phạm pháp nhưng phạm nhiều lội,

khi xét xử nói chung trong những trường hợp thấy can thiết và có thể Toà án nên

phân tích và kết luận rõ đối với từng hành vi định tội và quyết định hình phat cụthể cho từng hành vi rồi quyết định hình phat chung bắt bi can phải chấp hành"

(3) Thông tư hướng dan số 556/Ttg ngày 24/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh dao dối với việc bat, giữ, truy tố, xét xử Hệ thống hóa luật lệ hình sự, tap |, tr 76

“ Trích han tổng kết và thao luận báo cáo công tác ngành Tòa án Nhân dân năm 1959 Hệ thống hóa luật

lệ hình sự, tap 1, tr 76.

Trang 15

hoặc "Poi với trường hợp bị can bị xử về nhiều tội, trừ khi bị xử tit hình hoặcchung thản thì hình phat tổng hợp bắt bị can phải chấp hành it nhất cũng phảibăng hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên cho từng tôi vànhiều nhất là bằng tổng số đã tuyên cho từng toi cộng lại nhưng không duoc

gud 20 năm tà" Trong ban báo cáo tổng kết này còn hướng dẫn phương pháp

định tội khi bị cáo có nhiều hành vi phạm nhiều tội (trường hop nào nên xử mộttội, trường hợp nào xử nhiều tội), khi bị cáo có một hành vi nhưng phạm nhiều

tội, cách thức tổng hợp hình phạt bằng phương pháp thu hút và phương pháp

cộng toàn bộ các hinh phạt.

Trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án cũng được hướng dẫn cụ

thể chia làm hai loại: Trường hop một người đang phải chấp hành một bản án mà

lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này ; trường hợp một người đangchấp hành một bản án mà lại phạm tội mới

Nói chung về nguyên tắc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án gần giốngvới qui định hiện hành của Bộ luật hinh sự

Vấn đề quyết định hình phạt dối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa có văn ban pháp luật hình sự nào qui định cụ thể căn cứ

để quyết định hình phạt Tại bản tổng kết số 452/ HS-2 ngày 10/8/1970 của Toà

án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người, có hướng dẫn về việcquyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nhưng chỉ ở loại tộigiết người, chưa khái quát nên được thành nguyên tắc: "Về hậu quả giết người đãthành thương bị xứ nặng hơn giết người chưa dat vì hậu quả nghiêm trong hơn.Cũng vì lễ đó trong những trường hợp giết người chưa đại những trường hop

da gây thương tích nặng thường bị xứ phạt nặng hơn những trường hợp chi gây

thương tích nhẹ Những trường hop chỉ gây thương tích nhẹ thường bị xứ phat

nặng hơn những trường hợp chưa gây thương tích").

(5) He thống hóa luật lệ hình sự, tập 1, tr 139, 140.

(6) Hệ thống hóa luật lệ hình sự, tập 1, tr 28.

Trang 16

Đối với vấn dé quyết định hình phat trong đồng phạm chưa có van ban quiđịnh nguyên tắc quyết định hình phạt, do đó chưa có cơ sở pháp lý thống nhất

để áp dụng trong thực tiễn Chi có trong một số pháp lệnh (như Pháp lệnh trừng

trị các tội phan cách mạng ngày 30/10/1967, Pháp lệnh trừng trị céc tội xâmphạm tài san XHCN ngày 21/10/1970) có nêu ra nguyên tắc xử lý mot số loại tộiphạm trong đó có nguyên tắc đối với những vụ phạm tội có đồng phạm như

sau: “Có phán biệt giữa các hình thức cộng phạm khác nhau (như nghiêm tri

bọn phạm lội có tổ chức để phan biệt với các hình thức cộng phạm giản don); có

phan biệt giữa các vai trò khác nhau trong cộng phạm (như nghiêm trị bọn cam

ddu ); có phan biệt giữa hành vi "oa trữ" tức là hành vi chứa chấp tiêu thụcủa gian - là cộng phạm ( nếu có hứa hẹn trước) với hành vi "oa trữ"- không là

cộng phạm mà là một hành vi phạm lội riêng biệt (nếu không có hứa hẹn

Irước )"" Me

Về van đề quyết định hình phat đôi với người chưa thành niên phạmtội, chưa có văn bản pháp luật hình sự nào chính thức qui định nguyên tắc xử lý,nguyên tắc quyết định hình phat đối với người chưa thành niên phạm tội Chỉ có

một sô văn ban tong kết thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao như: Bản

tổng kết số 452/ HS2 ngày 10/8/1970 về thực tiễn xét xử loại tội giết người:chuyên đề sơ kết kinh nghiệm xét xử các vụ án về người chưa thành niên phạm

tội (kèm theo công văn số 37/NCPL ngày 16/1/1971) có nêu đường lối chung và

một số vấn dé cụ thé khi xử lý người chưa thành niên phạm tội như: Độ tuổi,

mức xử phạt, nguyên tắc xử lý : “Nói chung cần truy tố, xét xử những trường hợp

giết người mà can phạm từ 14 tuổi trở lên Tuy nhiên vì nhận thức của các can

phạm con non not cho nên cần xứ phat nhẹ hơn so với người lớn Mức hình phạt

đôi với can phạm này nói chung chỉ nên từ nên từ khoảng 15 năm tà xuống Đối

với các can phạm đã có tit 16 tuổi tròn trở lên cho đến dưới 18 tuổi mot it cũng

(7) Hệ thong hóa luật lệ hình sự, tap 1, tr 29,

Trang 17

có thể xứ nhẹ hơn một phần so với can phạm đã lớn, và đối với tất cả các loại

can phạm này nói chung không nên áp dụng mức án tử hình".

Đối với trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn luật qui định cũng đã

được dé cập và hướng dẫn trong ban tổng kết thực tiễn vận dụng các tình tiết tangnang giảm nhẹ trong công tác xét xử về hình sự ngày 16/1/1976 cua Toà án

Nhân dân tối cao như sau: “Về các trường hợp cần xu nhẹ nói chung mức hìnhphat cũng nam trong phạm ví của chế tài Nhưng cũng không loại trừ khả năng

có những trường hợp cá biệt mà ngay giới han tối thiểu của chế tài cũng là quá

nghiêm khắc Trong những trường hợp ấy, Toà án có quyền giảm nhẹ hình phạt

dưới mức tối thiểu và cũng có quyền chuyển sang mot loại hình phạt khác nhẹ

hơn không ghi trong điều luật Việc giảm nhẹ dưới mức tối thiểu không phải do

những tình tiết đặc biệt nào quyết định Thông thường phải là trường hợp tập

trung nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng kể vừa thuộc về đặc điểm cụ thể của hành vi

phạm tội, vừa thuộc về đặc điểm nhân thân kể phạm tội"”).

Qua nghiên cứu lịch sử của chế định quyết định hình phạt trước khi Nhànước ban hành Bộ luật hình sự nhận thấy: Nội dung của chế định quyết định hình

phạt không những quy định tan man, rải rác trong một số văn bản pháp luật hình

sự và các văn bản hướng dẫn đường lối xét xử của Tòa án nhân dân tối cao màcòn chưa day đủ, do đó chưa hình thành một chế định độc lập trong luật hình sựViệt Nam Phần lớn các vấn đề của chế định này chưa được quy định trong các

văn bản pháp luật hình sự dưới hình thức luật hoặc pháp lệnh, chủ yếu thể hiện

dưới hình thức văn bản hướng dẫn đường lối xét xử của Tòa án nhân dân tối cao,

do đó về hiệu lực pháp lý còn hạn chế, một số quy định không cu thể rõ rang,

Trang 18

hành Bộ luật hình sự - Bộ luật đầu tiên của Nhà nước ta Bộ luật hình sự nướccộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thong qua ngày

27/6/1985và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1986, đã tạo cơ sở pháp lý vô cùng

quan trong trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Việc ban hành Bộ luật

hình sự đã đánh dấu mội sự kiện quan trọng trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự của Nhà nước ta, vấn đềquyết định hình phạt được quy định thành một chế định độc lập Nội dung củachế định quyết định hình phạt được quy định tập chung, thống nhất trong một văn

bản pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đó là Quốc hội, do đó đã

tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất để Tòa án quyết định hình phạt cho người phạmtội Các quy định của Bộ luật hình sự về chế định quyết định hình phat vừa dambao tính kế thừa, tính hiện thực và tinh dự báo Sự ra đời của Bộ luật hình sự có ý

nghĩa quan trong cả về phương diện lập pháp và phương diện 4p dụng pháp luật

Từ đây các cơ quan bao vệ pháp luật đã có trong tay công cụ pháp lý quan trọng

để đấu tranh một cách có hiệu quả với tội phạm Sự ra đời của Bộ luật hình sự

đã tạo tiên dé quan trọng để Toà án tuyên một hình phạt đúng người, đúng tội,đúng pháp luật và đạt tới mức công lý

1.3 CÁC NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Quyết định hình phạt là một giai đoạn quan trọng trong hoạt động xét xử

của Toà án, là một khâu then chốt trong cả quá trình hoạt động tố tụng hình sựcủa các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử nhằm đấu tranh chống và phòng ngừa

tội phạm Cũng giống như bất kỳ một giai đoạn nào trong hoạt động xét xử của Toà án khi 4p dụng pháp luật hình sự để quyết định hình phạt, Toà án phải tuânthủ những nguyên tắc nhất định, đó là các nguyên tắc quyết định hình phạt Đây

là những tư tưởng chỉ đạo, là sợi chỉ do xuyên suốt trong quá trinh Toà ấn ap

dụng những qui phạm pháp luật hình sự để quyết định hình phat cho người phạm tội Các nguyên tắc quyết định hình phạt là một nội dung quan trọng của

Trang 19

chê định quyết định hình phạt cùng với các nội dung khác nó phải được nhậnthức một cách đầy đủ, toàn điện va sâu sắc, nó phải được thấm nhuần trong khi

ấp dụng các chế tài hình sự để quyết định hình phạt Việc nghiên cứu làmsáng to các nguyên tắc quyết định hình phạt góp phần vào việc nhận thứcđược sâu sắc bản chất, nội dung của chế định quyết định hình phạt tạo tiền đề

để quyết định hình phạt đúng pháp luật

Nếu nhận thức không đúng các nguyên tắc quyết định hình phạt sẽ dẫn đếnviệc 4p dụng không đúng các qui phạm pháp luật hình sự và do đó dẫn đến việcquyết định hình phạt sai Bởi vì các nguyên tắc quyết định hình phạt là nhữngnguyên lý, những tư tưởng được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong

các qui phạm pháp luật hình sự, mà các qui phạm pháp luật hình sự lại là căn cứ

pháp lý để Toà án dựa vào đó để quyết định hình phạt Do đó nhận thức đúngcác nguyên tắc quyết định hỉnh phạt sẽ giúp nhận thức đúng và áp dụng đúng các

qui phạm pháp luật hình sự.

Quyết định hình phạt là một chế định của luật hình sự, do đó mối quan hệgiữa các nguyên tắc quyết định hình phạt với các nguyên tắc của luật hình sự là

mỗi quan hệ giữa cái riêng và cái chung Các nguyên tắc của Luật hình sự là cái

chung, còn các nguyên tắc quyết định hình phạt là cái riêng Các nguyên tắc củaLuật hinh sự là các nguyên tắc chung nhất đặc trưng cho tất cả các chế định của

luật hinh sự, còn các nguyên tắc quyết định hinh phạt là nguyên tắc riêng đặc

trưng cho chế định quyết định hinh phạt Nếu như các nguyên tắc chung của luật

hình sự là tư tưởng chỉ dao cho toàn bộ quá trình xây dựng và 4p dụng pháp luật

hình sự thi các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo chomột giai đoạn hoạt động của Toà án trong quá trình 4p dung pháp luật hinh sự,

đó là giai đoạn quyết định hình phat Do đó giữa hai loại nguyên tắc trên đềuđược tồn tại một cách khách quan và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ vớinhau, có phần thâm nhập bổ sung cho nhau trong quá trình áp dụng pháp luật

hình sự vào thực tiễn Khi 4p dụng những qui định của luật hình sự về quyết

định hình phạt phải thấm nhuần những nguyên tắc chung của luật hình sự, đồng

Trang 20

thời cũng phải xuất phat từ những nguyên tac đặc thù của chế định quyết địnhhình phạt Có như vậy thi việc 4p dụng các qui phạm pháp luật hinh su mớichính xác và đạt hiệu quả cao.

Vậy các nguyên tắc quyết định hình phạt là gì? Nguyên tắc theo tiếng Việt

được hiểu là "điểu co bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong mot loại việc

làm”! Nguyên tắc là tư tưởng đầu tiên, tư tưởng chỉ đạo của một hiện tượng

hoặc quá trinh.

Các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư trởng chi đạo xuyên

suốt quá trình Toà án áp dụng các qui phạm pháp luật hình sự để quyết định

hình phạt đôi với người phạm! tội

Giữa các nguyên tắc quyết định hỉnh phạt với các qui định cu thể (Điềuluật) của Luật hình sự có mối quan hệ khăng khít với nhau Trong hoạt độnglập pháp các nguyên tắc quyết định hình phạt có vai trò xác định và định hướngcho việc xây dưng các qui phạm pháp luật hình sự Nghĩa là các qui định cụ thểtrong luật phải thể hiện được tinh thần của nguyên tắc một cách trực tiếp hoặcgián tiếp, tuyệt đối không được trái với nguyên tắc Trong thực tiễn 4p dung luật

hình sự phải xuất phát từ tỉnh thần tư tưởng chi dao của các nguyên tắc để hiểu

đúng và áp dụng đúng qui phạm pháp luật hình sự vào cuộc sống Khi Toà ángiải thích một Điều luật nào đó để quyết định hình phạt cũng phải xuất phát từ tư

tưởng chỉ đạo của các nguyên tắc quyết định hình phạt để giải thích cho chính

xác, cụ thể nhằm làm sáng tỏ nội dung của Điều luật

Các qui định của luật hình sự về quyết định hình phạt là sự biểu hiện cu thểtinh thần và tư tưởng chỉ đạo của các nguyên tắc quyết định hình phat Trong Bộluật hình sự các Điều luật thể hiện các nguyên tắc quyết định hình phạt được quiđịnh cả ở phần chung và phần các tội phạm cụ thểnhư các Điều: 2, 3, 15, 17, 20,

21, 37, 38, 39, 41, 42, 59, 60, 61, 62, 63, Như vậy nguyên tắc quyết định

hinh phạt là những tư tưởng chỉ đạo được thể hiện trong các qui phạm pháp luậthinh sự

(10) Từ điển Tiếng Viet Vien Ngôn ngữ học - 1992, tr 668

“ow LA 4200

Trang 21

Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn hình phạt cụ thể để áp dụng đốivới người phạm tội, do đó bản chất của các nguyên tắc quyết định hình phạt doban chất, mục dich của hình phạt quyết định Bởi vì mục đích của hình phat là cáiđích cần phải đạt đến khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Do đó mụcđích này sẽ chi phối và quyết định đến việc qui định loại, mức hình phạt, bảnchất của hình phạt và các nguyên tac, căn cứ dé quyết định hình phat

Các nguyên tắc quyết định hinh phat là một nội dung quan trọng củachính sách hình sự của Nhà nước ta Do đó nội dung của các nguyên tắc quyếtđịnh hình phạt phải phù hợp với chính sách hình sự nói riêng và các chính sáchchung của Nhà nước nói chung Chính sách hình sự cũng chỉ là một loại chínhsách của Dang và Nhà nước, muốn thực hiện có hiệu quả thì nó phải được thựchiện một cách đồng bộ trong toàn bộ chính sách chung của Nhà nước và phảiphù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

Căn cứ vào tiêu chuẩn là các nguyên tắc quyết định hình phạt phải là

những tu tưởng chủ đạo (duoc qui định trực hoặc gián tiếp trong luật) quá trình

Toa án áp dụng hình phạt đối với người phạm tội và các nguyên tắc đó phải phù

hợp với các nguyên tắc chung của luật hình sự, chúng tôi xác định có ba nguyên

tắc quyết định hình phạt sau đây: Nguyên tắc pháp chế XHCN; nguyên tắc nhânđạo XHCN; nguyên tắc cá thé hoá hình phạt

Các nguyên tắc trên tạo thành một hệ thống các nguyên tắc quyết định hìnhphat mà Toà án phải tuân thủ khi lựa chọn và xác định loại và mức hinh phat cụ

thể cho người phạm tội Các nguyên tắc trên vừa có tính độc lập tương đối, vừa

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạothành một hệ thống thống nhất Cùng với nguyên tắc chung của luật hinh sự, cácnguyên tắc quyết định hình phạt góp phần định hướng chỉ đạo quá trình áp dụngpháp luật hình sự vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm

1.3.1.Nguyén tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trang 22

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tac cơ

bản trong hoạt động của bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội Điều 12, Hiến

pháp năm 1992 qui định: “Nhà nước quan lý xã hội bang pháp luật, không ngừng

tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xãhội 16 chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm

chính chấp hành Hiên pháp và pháp luật đấu tranh chống và phòng ngừa lộiphạm các vi phạm hiến pháp và pháp luật" Nguyên tắc pháp ché xã hội chủnghĩa còn là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Với tính chất

là một nguyên tắc của luật hình sự, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng

là một nguyên tắc quan trọng định hướng hoạt động xét xử của Toà án khiquyết định hình phạt Trong các nguyên tắc quyết định hình phạt thì nguyên tắcpháp chế xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng hàng đầu, vi phạm nguyên tắcpháp chế thi cũng có nghĩa là vi phạm các nguyên tắc khác ở những mức độkhác nhau Tư tưởng cơ bản bao trùm của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ

nghĩa khi quyết định hình phạt là Toà án phải triệt để tuân thủ các qui định của

luật hình sự.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thể hiện cu thể trong khi Toà

án quyết định hình phạt qua những nội dung sau đây:

Nội dung thứ nhất của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là Tòa án chỉ

được áp dụng hình phạt đối với người đã thực hiện tội phạm Điều 2 Bộ luật hình

sự qui định rõ :“ Chi người nào phạm mội tội được luật hình sự qui định mới

phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt" Sau khi đã tiến hành xét xử mộtcách công khai, Toà án có đủ cơ sở pháp lý để kết luận hành vi của một người đã

có đủ yếu tố cấu thành mội tội phạm cụ thể được qui định trong luật hình su, thiToà án mới có quyền áp dụng hình phạt đối với người đã thực hiện tội phạm ấy

Nội dung thứ hai của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là khi quyết

định hình phạt Toà án chỉ được lựa chọn và xác định những hình phạt đã được

qui định trong luật hình sự Hình phạt với tính chất là biện pháp cưỡng chế

nghiêm khắc nhất của Nhà nước được dùng để áp dụng đối với những người đã

Trang 23

thực hiện tội phạm Do đó chỉ có luật hình sự mới được qui định loại chế tài này

để áp dụng cho người phạm tội Như vậy khi quyết định hình phạt Toà án không

được căn cứ vào những biện pháp cưỡng chế mà không phải là hình phạt và

không được luật hình sự qui định để áp dụng cho người phạm tội Trong hệ

thống pháp luật của Nhà nước qui định rất nhiều loại chế tài có mức độ nghiêm

khắc khác nhau như chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền ) chế tài dân sự (buộc bồi thường thiệt hại ) chế tài kỷ luật (cảnh cáo, buộc thôi việc ) Trong

số các loại chế tài này thì chỉ có chế tài luật của luật hình sự ( hình phạt) mớiđược áp dụng cho người phạm tội Nếu trong khi quyết định hình phạt, Toà áncăn cứ vào các chế tài không phải là hinh phạt để áp dụng cho người phạm tội thi

chang những vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà việc làm đó sẽ

không đạt được mục đích của hình phạt Trong phần chung cua Bộ luật hình sự

đã qui định cụ thể (từ Điều 21 đến Điều 32) các loại hình phạt chính và hình phạt

bổ sung có thể áp dụng cho người phạm tội Trong phần các tội phạm cụ thể của

Bộ luật hình sự ở mỗi tội phạm đều qui định cụ thể loại và mức hình phạt có thể

ap dụng đối với người đã thực hiện tội phạm đó

Nội dung thứ ba của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là khi quyết

định hình phạt Toà án phải tuân thủ các qui định của Bộ luật hình sự về nội dung,phạm vi, điều kiện 4p dụng các loại hình phạt Khi qui định các loại hình phạt luật

hình sự đã qui định cụ thể nội dung từng loại hình phạt (với tính chất, mức độnghiêm khắc khác nhau) phạm vi áp dụng ( đối với những tội phạm nào 2 đốitượng nào?) và điều kiện áp dụng loại hình phạt đó Chẳng hạn luật qui định một

tội phạm chỉ được tuyên một hình phạt chính hoặc chỉ được áp dụng hình phạtcải tạo không giam giữ đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng (điều24); không được áp dung hình phat chung thân, tử hình đối với người chưa

thành niên phạm tội (Điều 27, 28, ) Tất cả các qui định trên Toà án phải triệt đểtuân thủ khi xác định và lựa chọn loại hình phạt cụ thể cần 4p dụng cho người

phạm tội

Trang 24

Nội dung thứ tư của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là khi quyếtđịnh hình phạt, Toà án phải căn cứ vào các qui định của luật hình sự về quyếtđịnh hình phạt để lựa chọn loại hình phạt cụ thể với mức độ cụ thể để áp dụngcho người phạm tội và hình phat đó phải tương xứng với tinh chat và mức độ

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội cũng như với

các tình tiết tăng nặng, giam nhẹ trách nhiệm hình su

1.3.2 Nguyên tắc nhán đạo xã hội chủ nghĩa

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa nhân đạo là một trong những giátrị cao đẹp Tư tưởng nhân đạo duoc thể hiện trong mọi hoạt động của bộ máynhà nước và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực phápluật Nhân đạo theo giải thích của từ điển tiếng Việt là " dao đức thé hiện ở sự

thương yêu quí trọng và bảo vệ con người"!'') Nhân đạo hiểu theo nghĩa chungnhất là hệ thống các quan điểm, tư tưởng thể hiện sự tôn trọng phẩm giá và

quyền con người, thể hiện thái độ nhân từ, đại lượng khoan dung, từ thiện đối vớicon người, thái độ chăm lo đến con người và coi con người là một giá trị tuyệtđối Nguyên tắc nhân đạo cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của luậthình sự việt nam, nó được thể hiện trong nhiều chế định của luật hình sự như:Nguyên tắc xử lý tội phạm, quyết định hình phạt, miễn và giảm hình phạt, tráchnhiệm hình sự của người chưa thành niên v v

Nguyên tắc nhân đạo XHCN được thể hiện trong quá trình Toà án quyếtđịnh hinh phạt đối với người phạm tội qua những nội dung sau đây:

Nội dung thứ nhất của nguyên tắc nhân đạo xã chủ nghĩa thể hiện khi Toà

án quyết định hình phạt đối với người phạm tội là: Khi 4p dụng hình phạt đối vớingười phạm tội Toà án thể hiện thái độ khoan hồng, đặt mục đích cải tạo, giáodục họ trở thành người có ích cho xã hội lên hàng đầu Đây là tư tưởng rất quantrọng, nó chi phối quá trình Toà án lựa chon và xác định loại và mức hình phat

(11) Từ điển Tiếng Việt Viện Ngôn ngữ hoc - 1992, tr 702.

Trang 25

cụ thê cho người phạm tội Bởi vì trong các mục đích của hình phat thì mục dichcai tạo, giao dục người phạm tội là mục đích cơ bản nhất, chủ yếu nhất Khiquyết định hình phat mà Toà án quá thiên về mục đích trừng trị thì việc 4p dụnghình phạt sẽ không đạt được mục đích Đúng như Các Mac đã nói "Cu lịch su lan

ly trí đều vác nhận như nhau cái sự that là: Sự tàn nhân không đếm xia tới bất kỳ

sự khác biệt nào, làm cho sự trừng phat trở nên hoàn toàn vô hiệu bởi vi sự tànnhân thủ tiêu su trừng phat với tu cách là kết qua của pháp ludt Nhấn mạnh tutương nhân đạo, khi quyết định hình phat Toa án không được coi nhẹ mặt thứ hai

là bao vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân khác Khi quyết địnhhình phạt Tòa án phải xử lý một cách hài hoà hợp lý hai mặt: Nhân đạo đối vớingười phạm tội và bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội, sao cho hai mặt này phùhợp với việc đạt mục đích cải tạo, giáo dục con người và đạt được những yêu cầucủa công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm Hai mặt trên là một thể thốngnhất, do đó không được quá đề cao mặt này, coi nhẹ mặt khác, đồng thời cũngkhông được đặt chúng đối lập nhau, sẽ dẫn đến việc quyết định hình phạt sai

Nội dung thứ hai của nguyên tắc nhân đạo XHCN thể hiện trong khi Toà ánquyết định hình phạt là: Toà án phải cân nhắc tất cả những đặc điểm tốt về nhân

thân của người phạm tội trong phạm vi luật định Các đặc điểm tốt về nhân thân

người phạm tội thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lao động sản xuất, công

tác, học tập, hoạt động xã hội, thái độ đối với mọi người, lối sống , công lao đóng

góp đối với Tổ Quốc Trong các biểu hiện tốt của nhân thân kẻ phạm tội cần chú

ý nhất dén thái độ đối với lao động có ích cho xã hội vì đó là tiêu chuẩn cao nhất

để đánh giá con người và ở đó thể hiện bản chất chân chính của con người Đâycũng là biểu hiện để đánh giá khả năng đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người

phạm tội.

Nội dung thứ ba của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa khi quyết định

hình phạt là Toà án phải cân nhắc các đặc điểm tâm, sinh lý của người phạm tội,

cũng như điều kiện hoàn cảnh cu thể của người đó Tư tưởng này duoc thể hiệntrong một loạt các quy định của Bộ luật hình sự như : Không áp dung hinh phạt tử

Trang 26

hình, tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ cĩ thai khiphạm tội họộc khi xét xử (Điều 27); khi xử phạt tù cĩ thời han,Toa án cho ngườichưa thành niên duoc hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đãthành niên phạm tội; phạm tội do trình do lạc hậu, phạm tội vì hồn cảnh đặc biệtkhĩ khăn mà khơng do tự minh gây ra được xử nhẹ hơn

Noi dung thứ tw của nguyên tắc nhân đao xã hội chủ nghiã là khi quyết

định hình phạt Tịa án cần lựa chọn một hình phạt cụ thể, thích hợp, đảm bảo đạt

duoc mục đích trừng trị và cải tạo, pláo dục người phạm tội

1.3.3 Nguyên tắc cá thể hĩa hình phat

Cá thể hĩa hình phạt là một trong những nguyên tắc quan trọng, nguyên tắc

đặc thù của chế định hình phạt Tư tưởng bao trùm của nguyên tắc này là: Khiquyết định hình phạt Tịa án phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xãhội của tội phạm, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹtrách nhiệm hình sự để lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng cho ngườiphạm tội sao cho hợp lý, cơng bằng và nhân đạo tạo tiền dé cho việc đạt duocmục đích của hình phạt Nguyên tắc cá thể hĩa hình phạt địi hỏi : Dù trong khiquyết định hình phạt phải xuất phát từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa vànguyên tắc nhân đao xã hội chủ nghiã nhưng phải gắn với hành vi phạm tội cụ

thể và con người cụ thể

Nội dung của nguyên tắc cá thể hĩa hinh phạt duoc thể hiện ở trong luật hình

sự và trong khi 4p dụng luật hinh sự để quyết định hình phạt Ở trong luật, nội

dung của nguyên tắc cá thể hĩa hình phạt được thể hiện cả ở phần chung và phần

các tội phạm của Bộ luật hình sự Ở phần chung, nguyên tắc này thể hiện ở Điều 3

(nguyên tắc xử lý tội phạm), Điều 8 (phân loại tội phạm nghiêm trọng và tội phạm

ít nghiêm trọng), Điều 15 khỏan 3 (trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị

phạm tội và phạm tội chưa đạt, Điều 17 khoan 4 (nguyên tắc trách nhiệm hình sựtrong đồng phạm), từ Điều 21 đến Điều 32 (quy định hệ thống hình phat, nội

Trang 27

dung, điều kiện áp dụng các loại hình phạt) và đặc biệt nguyên tắc cá thể hóa hình

phat duoc thể hiện rõ nét và tổng hợp nhất ở Điều 37 Bộ luật hình sự quy định các

căn cứ quyết định hình phạt Ở phần các tội phạm cụ thể, nguyên tắc cá thể hóa

hình phat duoc thể hiện ở chế tài của các tội phạm cu thể Việc quy định này tao

cơ sở pháp lý cho Tòa án cá thể hóa hình phat duoc linh hoạt và chính xác, phùhợp với hành vi phạm tội cụ thể

Nội dung cua nguyên tắc cá thé hóa hình phat còn duoc thể hiện khi Tòa

quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội Những tư tưởng của nguyêntắc cá thể hóa hình phạt được thể hiện trong luật mang tính tổng quát, trừu tương,

do đó chúng không thể hàm chứa hết những tỉnh tiết phạm tội cụ thể do những

con người cụ thể thực hiện Do đó, tiếp tục quá trình cá thể hóa hình phạt, xuất

phát từ các quy định của luật hình sự, Tòa án sẽ đi từ cái chung đến cái cu thể đểcân nhắc các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội đã thực hiện, cân nhắc những

đặc điểm cụ thể của nhân thân người phạm tội và cân nhắc những tình tiết tăng

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt Khi cá thể hóa hìnhphạt, Tòa án vẫn phải tuân thủ các yêu cầu đòi hỏi của luật, cái đặc thù ở đây là

sự cụ thể hóa các quy định của luật vào trường hợp phạm tội cụ thể và con người

cụ thể

Cá thể hóa hình phạt trong luật là cơ sở của quá trình cá thể hóa hình phạt

của Tòa án khi quyết định hình phạt Ngược lại, cá thể hóa hình phạt của Tòa án

là quá trình đưa các quy phạm pháp luật hình sự (cá thể hóa hình phạt trong luật)vào thực tiễn Hai mặt của quá trình thể hiện nguyên tắc này phai duoc coi trọngnhư nhau, không được xem nhẹ mặt nào Nếu coi nhẹ mặt cá thể hóa hình phattrong luật sẽ không tạo ra duoc cơ sở pháp lý đúng đắn để định hướng cho Tòa ánkhi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Nguoc lại, nếu coi nhẹ mặt cá théhóa hình phạt của Tòa án thì nguyên tắc cá thể hóa hình phạt không được thực

hiện triệt để khi quyết định hình phạt

Trang 28

Chương 2CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng

hoạt động xét xử của Tòa án khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Dé cu

thể hóa những nguyên tắc quyết định hình phạt vào hoạt động xét xử của Tòa án,nhằm dam bảo cho việc 4p dụng hình phạt dat được mục đích đã đặt ra, luật hình

sự đã qui định những căn cứ cụ thể làm cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng hình

phạt.

Về góc độ Triết học căn cứ là một hiện tượng thể hiện ra như một điều kiệncần thiết, một điều kiện để tồn tại một hiện tượng khác và dùng để giải thích hiện

tượng này Trong luật hình sự các căn cứ để quyết định hình phạt là điều kiện cần

thiết, một điều kiện để tồn tại các nguyên tắc quyết định hình phạt và dùng để giải

thích làm sáng tỏ bản chất, nội dung của các nguyên tắc quyết định hình phạt nóiriêng và toàn bộ chế định quyết định hình phạt nói chung Như vậy các căn cứquyết định hình phạt là những yêu cầu của luật có tính bắt buộc mà Tòa án phải

tuân thủ khi lua chon và xác định hinh phat cụ thể cho người phạm tội

Trong lịch sử lập pháp hình sự của Nhà nước Việt nam không có văn bảnpháp luật hình sự nào dùng thuật ngữ "căn cứ quyết định hình phạr", thuật ngữ

này chỉ được dùng trong các Thông tư hướng dẫn, Báo các tổng kết hướng dẫn

đường lối xét xử của Tòa án nhân dan tối cao Hiện nay Điều 37 Bộ luật hình sựqui định các căn cứ quyết định hình phạt, nhưng lai dùng với tiêu dé là "Nguyén

tắc quyết định hình phat" Đối chiếu giữa tên gọi và nội dung của Điều luật là

không phù hợp với nhau Nội dung của Điều 37 Bộ luật hình sự chỉ ra những căn

cứ mà Tòa án phải tuân thủ khi quyết định hình phạt, chứ không phải là nhữngnguyên tắc quyết định hình phạt- với tính chất là những tư tưởng chỉ đạo khiquyết định hình phạt Do đó tên gọi của Điều 37 Bộ luật hình sự hiện hành cần

được sửa đổi lại là "Những căn cứ quyết định hình phạt" cho phù hợp với nội

dung của Điều luật

Trang 29

Vay các căn cứ quyết dinh hình phạt là những yêu cầu, doi hoi có tính bat

buộc do luật hình sự qui định mà Tòa án phải tun thủ khí quyết dinh hìnhphạt doi với người phạm lội

Nếu như nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong luật hình sự thì những can cứ quyết định hình phạt phải được qui định một cách cu thể trong luật để tạo cơ sở pháp lý choTòa án quyết định hình phạt Một khi các căn cứ quyết định hình phat đã được

luật hình sự qui định, nó có tính bắt buộc chung đối với Tòa án khi áp dụng hinhphạt đối với người phạm tội

Giữa các căn cứ quyết định hình phạt với các nguyên tắc quyết định hìnhphạt có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau Các nguyên tắc quyết định hìnhphạt tồn tại ở các căn cứ quyết định hình phạt Những căn cứ quyết định hìnhphạt là những biểu hiện, yêu cầu cu thé mà Tòa án phải tuân thủ khi quyết định

hình phạt

Theo qui định của Điều 37 Bộ luật hình sự hiện hành thì các căn cứ quyếtđịnh hình phạt bao gồm: 1 Các qui định của Bộ luật hình sự; 2 Tính chất, mức độ

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm; 3 Nhân thân người phạm tội ; 4 Những tình

tiết tang nang, giảm nhẹ trách nhiệm hình su

Để có thể áp dụng chính xác những căn cứ trên đây khi quyết định hình phạtđòi hồi phải nhận thức đúng nội dung, bản chất, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ,

cũng như mối liên hệ giưã những căn cứ này với nhau Các căn trên vừa có tính

độc lập tương đối, lại vừa có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một thể thống nhất, đó là cơ sở pháp lý mà Tòa án tuân thủ khi

quyết định hình phạt

Về căn cứ quyết định hình phạt, Bộ luật hình sự của một số nước cũng qui

định khá cụ thể làm cơ sở pháp lý để Tòa án quyết định hình phạt Chẳng hạn

Điều 57, chương IV của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa qui

định" Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cần phải căn cứ vào thực

tế, tình tiết và mức độ gây nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội, cần phải dựa

Trang 30

vào những qui định có liên quan trong Bộ luật hình sự "."Khi có các tình tiết tăngnặng, giảm nhẹ đã được qui định trong Bộ luật hình sự cần phải cân nhắc, đánhgia chúng trong khi ra bản án trong phạm vi khung hình phat mà luật pháp qui

dinh"(Diéu 58) Hoặc trong Điều [ Bộ luật hình sự của Thụy Điển qui định” Hình

phạt được quyết định căn cứ vào kết qua xét xử và khung hình phạt áp dụng, tùy

theo tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện” (chương 29 Việc

quyết định hình phạt, miễn và giảm hình phạt)

Qua việc qui định các căn cứ quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự của

Trung Quốc và Thụy Điển cho thấy: Dù qui định căn cứ này hoặc căn cứ khác

nhưng trong luật đã chỉ rõ những cơ sở pháp lý cụ thể mà Tòa án phải tuân thủ khi

quyết định hình phạt, đây là yêu cầu cao nhất mà Tòa án phải tuân thủ khi lựa

chọn và xác định cho người phạm tội một hình phạt cụ thể Trong các căn cứ đểquyết định hình phạt thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

bao giờ cũng là căn cứ có tính quyết định để Tòa án cân nhắc khi quyết định hìnhphạt Trong Bộ luật hình sự của Trung Quốc qui định rõ các tinh tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ có giá trị tăng, giảm trong phạm vi khung hìnhphạt đã được xác định Qui định này giống với qui định của Bộ luật hình sự Việt

Nam.

Sau đây chúng tôi phân tích nội dung, bản chất, ý nghĩa pháp lý của từngcăn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 37 Bộ luật hình sự:

2.1 CĂN CU THỨ NHẤT - CÁC QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Đây là một căn cứ có tinh bao trùm, căn cứ này bao dam cho việc thực hiệnnguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử của Tòa ấn khiquyết định hình phạt nói chung, đồng thời nó bảo đảm tính thống nhất và tínhpháp chế trong khi áp dụng các căn cứ khác Căn cứ này có tính chất "địnhhướng” và "định tinh" cho việc quyết định hình phạt cũng như cho việc vận dụngcác căn cứ khác Bởi vì các căn cứ khác ở mức độ này hay mức độ khác cũng đề

Trang 31

được cụ thể hóa trong các các quy định của luật hình sự Khi quyết định hình phatthi các quy định của luật bao giờ cũng là tiêu chuẩn pháp lý cao nhất để dam baocho Toa án quyết định được một hình phạt đúng, tạo kha năng lớn nhất để đạt

được mục đích của hinh phạt

Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự tức là căn cứ vào các quy định

trong ca phần chung và phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Xét về giai đoạn

quyết định hình phạt trong hoạt động xét xử,Tòa án phải căn cứ vào những nhómquy định sau đây của Bộ luật hình sự :

Nhóm quy định chung về trách nhiệm hình sự bao gồm: Cơ sở của tráchnhiệm hình sự (Điều 2); Nguyên tắc xử lý (Điều 3); Hiệu lực của Bộ luật hình sự

về thời gian và không gian (Điều 5, Điều 6, Điều 7); Về tội phạm (Điều 8); lỗi(Điều 9, Điều 10); Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Điều 11, Điều

12, Điều 13, Điều 14); Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm lội,

phạm tội chưa đạt (Điều 15); Đồng phạm (Điều 17)

Nhóm các quy định chung về hình phạt và quyết định hình phạt bao gồm : Mụcđích của hình phạt (Điều 20); Nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng các loại hình

phạt (từ Điều 21 đến Điều 32); Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiềutội hoặc tổng hợp hinh phat của nhiều bản án (Điều 41, Điều 42, Điều 43); Các

quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, Các quy định đối với quân nhânphạm tội

Nhóm qui định chung về miễn hình phạt ở Điều 48, khoản 2, Bộ luật hình sự

Nhóm những quy định về loại và mức hình phạt cụ thể đối với từng tội trong phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự Tùy theo mỗi tội phạm cụ thể, Bộluật hình sự có thể quy định chế tài ở các dạng tùy nghi, lựa chọn hoặc tùy nghi

và lựa chọn Căn cứ vào đó, Tòa án xác định và lựa chọn loại hình phạt cụ thể vớimức độ cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội

Như vậy với yêu cầu của căn cứ này khi quyết định hình phạt Tòa án phảiviện dẫn cu thể trong bản án những Điều luật duoc 4p dụng để quyết định hình

Trang 32

phat Bởi vi đây là một trong những co sở để kiém tra tính hợp pháp va tính có

căn cứ của ban an

Trong khi quyết định hình phạt Tòa án dựa vào căn cứ thứ nhất này, cho phép kết luận được những vấn đề sau đây đối với người phạm tội : Có đủ cơ sở

pháp lý để miễn trách nhiệm hình sự hoac miễn hình phạt cho người phạm tội hay

không ? Nếu không có đủ cơ sở để tha miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho người phạm tội thì có thể áp dụng khung chế tài nào để quyết định hình

phạt đối với người phạm tội?

Nhu vậy, dua vào căn cứ thứ nhất, Tòa án chưa quyết định duoc loại và mức hình phạt cu thể, mà mới chỉ cho phép xác định duoc khung chế tài cụ thể được

phép áp dụng đối với người phạm tội

2.2 CAN CU THỨ HAI - TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CHO

XÃ HỘI CUA TOI PHAM

Cân nhắc tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là sự đánh

giá, khách quan, toàn diện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm lrên cơ sở đó Tòa án quyết định hình phat duoc chính xác và đúng đắn Xét về cấu trúc thi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tạo thành tính nguy hiểm cho

xã hội của tội phạm đó, trong đó tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện về "chất", còn mức độ nguy hiểm cho xã hội thể hiện về "lượng" của cùng một "chất" Như vậy, hai khái niệm "tính chất" và "mức độ" nguy hiểm cho xã hội của tội phạm,không tách rời nhau mà có môi quan hệ qua lại lẫn nhau, tạo nên tính nguyhiểm cho xã hội của tội phạm.

Khi nói đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì khái niệm này cóthể phan ánh các ranh giới sau đây: Mức độ khác nhau trong cùng một khunghình phạt; mức độ khác nhau trong cùng một tội phạm; mức độ khác nhau giữacác tội phạm trong cùng một nhóm tội; mức độ khác nhau giữa các nhóm tội phạm với nhau Vậy, đến đây một vấn đề đặt ra là : Khái niệm "tính chất” nguy hiểm cho xã hội của tôi phạm là khái niệm phan ánh "ranh giới” nào ? còn "mức

Trang 33

do" nguy hiểm cho xã hội phản ánh ranh giới nào trong các ranh giới nêu trên củatội phạm nói chung? Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự cho thấy,

không có quy định cụ thể nào xác định ranh giới giữa tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội của tội phạm Còn trong giới khoa học pháp lý hiện nay có ba

loại ý kiến khác nhau về vấn đề này :

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: Giữa các nhóm tội này với các nhóm tội

khác, giữa các tội phạm trong cùng một nhóm; giữa những trường hợp phạm tội ởcác khung hình phạt khác nhau trong cùng một tội phạm là có sự khác nhau về

tính chất nguy hiểm Còn giữa những trường hợp phạm tội khác nhau trong cùngmột khung hình phạt của mot tội phạm cu thé chỉ khác nhau về mức độ nguyhiểm

Loại ý kiến thứ hai cho rằng : Giữa các nhóm tội này với các nhóm tội khác;giữa các tội trong cùng một nhóm là có sự khác nhau về tính chất nguy hiểm Cònkhái niệm "mức độ" nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dùng để so sánh mức

độ nguy hiểm khác nhau giữa các khung hình phạt trong cùng một tội và mức độnguy hiểm khác nhau trong cùng một khung hình phạt

Loại ý kiến thứ ba cho rằng : Chỉ có giữa các nhóm tội phạm này với cácnhóm tội phạm khác là có sự khác nhau về tinh chất nguy hiểm Còn giữa các tội

trong cùng một nhóm, giữa các khung hình phạt trong cùng một tội và giữa các

trường hợp phạm tội trong cùng một khung hình phạt chỉ có sự khác nhau về mức

độ nguy hiểm “”

Chúng tôi đồng tỉnh với ý kiến thứ nhất cho rằng : Giữa các khung hình phạt

trong cùng một tội (như khung | với khung 2 hoặc khung 3 ), giữa các tội trong

cùng một nhóm (như tội cướp với tội trộm ), giữa các nhóm tội với nhau (nhưgiữa nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia với nhóm tội xâm phạm các quyền

tự do dan chủ của công dan ) là có sự khác nhau về chất Còn đối với các trường

”” Xem Lê Cam- Về bản chất pháp lý của " qui phạm nguyên tắc quyết định hình phat” tại điều 37 BLITS

Việt Nam- Tạp chí Tòa an nhân dân số I+2-1989,

Trang 34

hợp phạm tội khác nhau trong cùng một khung hình phạt thi không có sự khác

nhau về tính chất nguy hiểm mà chỉ có sự khác nhau về mức độ nguy hiểm `°'

Khi nhà làm luật xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thông

qua việc xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể (bao gồm cấu thành tội phạm cơ

ban, cấu thành tội phạm tang nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ) đã dự liệu ởnhững loại cấu thành tội phạm đó những loại và mức hình phạt nhất định tươngxứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó Vi vậy khi quyết định hình

phạt Tòa án phải xem xét một cách khách quan toàn diện tất cả những tình tiết cóliên quan để đánh giá, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội

phạm mà người phạm tội đã thực hiện.''')

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm duoc xác định bởicác tình tiết sau đây : Tính chất của quan hệ xã hội (là khách thể của tội phạm) bị

xâm hại hoặc đe dọa bị xâm hại; tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao

gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội: tính

chất và mức độ của hậu quả tội phạm; tính chất và mức độ lỗi; mục đích, động cơcủa người có hành vi phạm tội; hoàn cảnh chính trị- xã hội lúc và nơi xảy ra hành

= Hiện nay cũng có ý kiến cho rang khi quyết định hình phạt Tòa an chi cân nhac mức độ nguy hiém cho

xã hội của tội phạm, còn khi xây dựng luật nhà làm luật dã đánh giá và xác định tính chất nguy hiểm cho

xã hội của tôi phạm thông qua việc xây dung các cấu thành tội phạm cụ thể Bởi vì khi quyết định hình phạt Tòa án chỉ lựa chon và xác định loại hình phạt cu thể với mức độ cụ thể để tuyên cho người phạm tội trong phạm vi một khung hình phạt Còn việc định tội danh vã xác định khung hình phạt không thuôc phạm vi của quyết định hình phat Do đó ý kiến này cho rằng Điều 37 qui định khi quyết định hình phạt Tòa án căn

cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vị phạm toi dé quyết dinh hình phat là không

chính xác (xem Nguyên Ngọc Hòa- Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam- Tạp chí Tòa án nhân dan số 1-1993.)

Trang 35

vi phạm tội; nhân thân của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội; những tình tiếtlang nặng, giảm nhẹ khác.

2.3 CAN CU THỨ BA - NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI

Nhân thân người phạm tội không những là đối tượng nghiên cứu của khoahọc luật hình sự mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác

như: Tội phạm hoc, xã hội học Nhân thân là phạm trù xã hội phức tap, duoc

nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc và mục đích nghiên cứu củatừng ngành khoa học cụ thể Dưới góc độ khoa học luật hình sự, nhân thân đượcnghiên cứu với tính chất là một căn cứ để quyết định hình phạt

Nhân thân bao gồm nhiều mặt, thể hiện những đặc điểm, đặc tính xã hộikhác nhau, thể hiện tính cá biệt và tính không lặp lại của mỗi con người cụ thể.Đúng như Mác nói : "Bản chất con người không phải là cái trừu tượng, cố hitu của

cá nhân riêng Diệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa

những mối quan hệ xã hội“).

Trong khoa học luật hình sự, nhân thân người phạm toi là tổng hopnhững đặc điểm mang tính chất xã hội của người phạm tội, mà những đặc điểm

này có anh hưởng đôi với việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phathoặc tha miên trách nhiệm hình sự hay hình phạt

Khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội với tính chất là một căn cứ đểquyết định hình phat, cần làm sáng tổ những vấn dé sau đây :

2.3.1 Giữa hai căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tôi

phạm với nhân thân người phạm tội thì căn cứ nào có tính quyết định ?

Theo chúng tôi, căn cứ có tính quyết định là tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội của tội phạm Bởi vì, hình phạt với tính chất là một chế tài nghiêm

1! Mắc - Ang- ghen tuyển tap, tập |, NXB Sư thật, Hà Nội, 1980, tr 257

Trang 36

khác nhất của Nhà nước luôn luôn là hậu quả pháp lý của tội phạm chứ khôngphái là hậu qua pháp lý của nhân thân người phạm tội Hơn nữa, tội phạm còn làthước đo duy nhất của trách nhiệm hinh sự, là cơ sở để luật quy định loại và mức

hình phạt cho mỗi tội phạm Mặc dù tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội

của tội phạm là căn cứ có tính quyết định nhưng khi quyết định hình phạt, Tòa ánphải thấy đựơc mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ

trợ cho nhau giữa hai căn cứ Tội phạm là một hiện tượng khách quan, còn nhân

thân người phạm tội là một hiện tượng chủ quan Nếu như hiện tượng khách quanquyết định quá trình lựa chọn loại và mức hinh phat cu thể cho người phạm tội,thi hiện tượng chủ quan cũng có ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn đó Bởi vì giữahành vi phạm tội với những đặc điểm thuộc về nhân thân của người thực hiệnhành vi đó luôn luôn có một quan hệ qua lại, trong một số trường hợp, những đặcđiểm thuộc về nhân thân quyết định việc thực hiện hành vi phạm tội

2.3.2 Phan biệt những dấu hiệu đặc trưng cho chủ thể của tội phạm với

các đặc điểm thuộc về nhân than người phạm lội.

Mặc dù đều gắn với một con người cụ thể đã thực hiện tội phạm, nhưng khái

niệm chủ thể của tội phạm và khái niệm nhân thân người phạm tội là hai khái

niệm hoàn toàn khác nhau Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu

thành tội phạm - cơ sở của trách nhiệm hình sự Các dấu hiệu của chủ thể tội

phạm như : Tuổi, năng lực trách nhiệm hinh sự (hoặc các dấu hiệu đặc trưng cho

chủ thể đặc biệt của tội phạm như : giới tính, quốc tịch, chức vụ, quyén hạn ) có

vai trò là một trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm - cơ sở củaviệc định tội danh Còn nhân thân người phạm tội không phải là một trong bốnyếu tố cấu thành tội phạm mà chỉ là một trong những căn cứ quyết định hình phạt

Các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội như : Tiền án, tiền sự, hoàncảnh gia đình, thành phần xã hội, có vai trò trong việc cá thể hóa hinh phạt đối

Trang 37

| Z ~ ` , s ” Pony

"Do đó trong những trường hợp các đặc điểm của người

với người phạm tội

phạm tội được quy định là dấu hiệu bat buộc để định tội danh thì khong duoc cânnhác chúng (với tính chất là những đặc điểm thuộc về nhân thân) khi quyết định

hinh phat.

2.3.3 Những đặc điểm nào thuộc về nhân thân người phạm tội cần được

xem xét, cân nhac, đánh giá khi quyết định hình phạt ?

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có rất nhiều, nhưng

không phải tất cả những đặc điểm đó đều được cân nhắc khi quyết định hình phạt

Theo chúng tôi, tiêu chuẩn để xác định đặc điểm nào thuộc về nhân thân người

phạm tội cần phải được xem xét, cân nhắc khi quyết định hình phạt phải dựa vàomột trong hai tiêu chí sau đây :Một là những đặc điểm thuộc về nhân thân ngườiphạm tội có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội; hai là những đặc điểmthuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan đến việc đạt được mục đích củahình phạt

Dựa vào hai tiêu chuẩn trên có thể phân chia các đặc điểm thuộc về nhân

thân người phạm tội cần đựơc cân nhắc xem xét khi quyết định hình phạt thanh ba

nhóm sau đây :

a Nhóm những đặc diém thuộc về nhân than người phạm tội có ảnh

hướng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Đây là những đặc điểm

mà khi có ở người phạm tội thi làm tăng họăc giảm mức độ nguy hiểm cho xã

hội của tội phạm Những đặc điểm này được luật quy định thành những tỉnh tiếtđịnh khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như :Phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyênnghiệp, tự thú, thật thà hối cải, lập công chuộc tội

b Nhóm những dặc điểm thuộc về nhan than người phạm tội phản ảnh

kha năng cải tạo giáo duc họ trở thành người có ích cho xã hội Day là những

i) Trong một số cấu thành tội phạm của BLHS có qui định dấu hiệu nhân thân là tinh tiết dinh tội như tộikinh doanh trái phép (Điều 168), Tôi trốn thuế (Điều 169), Tội lừa dối khách hành (Điều 170) v.v

Trang 38

đặc điểm có liên quan đến việc đạt được mục đích của hình phạt Cân nhắc nhữngđặc điểm này dam bao cho Tòa án lựa chọn được hình phạt cụ thể cho ngườiphạm tội sao cho tạo khả năng lớn nhất để đạt được các mục đích của hinh phat.Những đặc điểm thuộc nhóm này bao gồm : Thành phần xã hội, nghề nghiệp, thái

độ đối với lao động, thái độ chính trị, điều kiện hoàn cảnh sinh sống của ngườiphạm tdi

c Nhóm những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội phản ảnh

hoàn cảnh đặc biệt của họ Cân nhắc những đặc điểm thuộc nhóm này khi quyếtđịnh hình phạt giúp cho Tòa án lựa chọn được hình phạt cụ thể sao cho hình phạt

đó có tính thực tế, tính khả thi, phù hợp với các quy định của luật hình sự và tạođiều kiện, kha năng lớn nhất để dat duoc mục dich cải tạo giáo dục họ Những đặc

điểm thuộc nhóm này bao gồm : Những người mắc bệnh hiểm nghèo, người già

yếu, phụ nữ có thai hay đang nuôi con nhỏ, là người có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn

2.4 CAN CU THU TƯ - CAC TINH TIẾT TANG NANG

VA GIAM NHE TRACH NHIEM HINH SU

Các tinh tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không duoc quyđịnh trong các cấu thành tội phạm cụ thể mà được quy định tại phần chung của Bộluật hình sự Điều 37 Bộ luật hình sự quy định khi quyết định hình phạt, Tòa ánphải căn cứ vào các tinh tiết tang nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chính làquy định có tính chất hướng dẫn, bắt buộc để cụ thể hóa một phần khi xem xét,cân nhắc căn cứ thứ hai và thứ ba Bởi vi các tình tiết tăng nặng va giam nhẹ trách

nhiệm hinh sự và nhân thân người phạm tội cũng là một trong những cơ sở để

đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, trong số các

tinh tiết tang nặng và giảm nhe trách nhiệm hình sự có những tỉnh tiết thuộc về

nhân thân người phạm tội Do vậy, nếu xem xét, cân nhắc một cách tổng thể các

Trang 39

căn cứ quyết định hình phạt thì căn cứ thứ tư này đã thuộc về một phần nội dungcủa căn cứ thứ hai và căn cứ thứ ba

Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết

phản ảnh mức độ nguy hiểm cho xá hội của tội phạm (tăng lên hoặc giảm xuống) trong phạm vi một khung hinh phat của một tội phạm cụ thể.

Nghiên cứu các tỉnh tiết tăng nang , giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với tinhchát là một căn cứ để quyết định hình phạt theo chúng tôi cần làm sáng tỏ những

vấn đề sau đây:

a Phan biệt tình Hết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với tinhtiết định tội va tinh tiết định khung

Việc phân biệt này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nếu có sự nhầm lẫn giữa

ba loại tình tiết trên trong quá trình định tội danh và quyết định hinh phat sẽ dẫnđến việc xét xử sai toàn bộ vụ án

Trong khoa học luật hình sự đã xác định ba loại tinh tiết có ý nghĩa về pháp

lý hình sự để xác định và đánh giá tội phạm đó là : Tình tiết định tội, tỉnh tiết địnhkhung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Trong bất kỳ một tội phạm nào, để xác định

và đánh giá đúng đắn trách nhiệm hình sự của người phạm tội, các cơ quan điềutra, truy tố và xét xử phải xác định được chính xác, đầy đủ ba loại tình tiết trên

Tình tiết định tội là tỉnh tiết nêu lên dấu hiệu đặc trưng, điển hình của một

loại tội phạm nhất định, phản ảnh bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

đó, là cơ sở, ranh giới để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác Ví dụ :

“Người nào dùng vũ lực, de dọa dùng ngay tức khắc vũ lực họác có hành vi kháclàm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằmchiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa " là tình tiết định tội của tội cướp tài sản xãhội chủ nghĩa, quy định tại khỏan 1, Điều 129 Bộ luật hình sự Tỉnh tiết định tội là

cơ sở để định tội danh, do đó nó được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm đó.

Trang 40

Tình tiết định khung là tinh tiết phan ánh tính nguy hiểm cho xã hội cua tộiphạm tăng lên hoặc giảm xuống đáng kể so với trưởng hợp bình thường (cấuthanh tội phạm cơ bản) trong phạm vi một tội phạm cụ thể ; tinh tiết định khung

là cơ sở, là ranh giới để phân biệt mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tôi

phạm trong phạm vi một tội phạm cu thể, do đó nó là dấu hiệu bat buộc của cấuthành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ của tội phạm đó

Có hai loại tình tiết định khung : Tình tiết định khung giảm nhẹ và tỉnh tiếtđịnh khung tăng nặng Tinh tiết định khung tang nang là tinh tiết phan ánh mức

độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên so với trường hợp bìnhthường (cấu thành tội phạm cơ bản) trong phạm vi một tội phạm cu thể, vi vaytinh tiết định khung tăng nặng là dấu hiệu bat buộc của cấu thành tội phạm tăngnặng của tội phạm đó Ví dụ : tinh tiết “Có 16 chức hoặc có tính chất chuyênnghiệp” là tinh tiết định khung tăng nặng của tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩađược quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 129 Bộ luật hình sự Tình tiết định khunggiảm nhẹ là tinh tiết phản ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạmgiảm xuống so với trường hợp bình thường (cấu thành tội phạm cơ bản) trongphạm vi một tội phạm cu thể, vì vậy tỉnh tiết định khung giảm nhẹ là dấu hiệu bắtbuộc cua cấu thành tội phạm giảm nhẹ của tội phạm đó Ví du: “Pham tdi trongtrạng thái tinh than bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trong củanạn nhân doi với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó” làtinh tiết định khung giẩm nhẹ của tội giết người được quy định tại khoản 3 Điều

101 Bộ luật hinh sự

Tình tiết tăng nặng và giảm nhe trách nhiệm hình sự là tinh tiết phan ảnh tộiphạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên hodc giảm xuống trong phạm vimột khung hinh phạt Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sựkhông được quy định trong các cấu thành tội phạm cụ thể ma quy định trongphần chung của Bộ luật hình sự, Điều 38 quy định các tỉnh tiết giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự, Điều 39 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Ngày đăng: 28/05/2024, 22:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w