1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KHOA HỌC - Nhân học - đề tài - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TỪ MƯỢN TIẾNG ANH TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI

28 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 134,98 KB

Nội dung

BÁO CÁO KHOA HỌC THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TỪ MƯỢN TIẾNG ANH TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI Thuộc lĩnh vực: Nhân học văn h

Trang 1

BÁO CÁO KHOA HỌC

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TỪ MƯỢN TIẾNG ANH TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI

Thuộc lĩnh vực: Nhân học văn hóa, Nhân học ngôn ngữ

Trang 2

2 Các khái niệm khoa học………

ChươngII: Thực trạng sử dụng tiếng Anh trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt

1 Đánh giá thực trạng………

1.1 Thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu, quan sát tham gia………

2 Nguyên nhân của việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt

2.1 Nguyên nhân chủ quan

2.2 Nguyên nhân khách quan

3 Ảnh hưởng của việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt

3.1 Ảnh hưởng tích cực

3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Phần kết luận và khuyến nghị

Kết luận………Kiến nghị ………

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

MỞ ĐẦU

I Vấn đề nghiên cứu

1 Tên đề tài

- Thực trạng sử dụng tiếng Anh trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt của sinh viên

- Nghiên cứu cụ thể tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

2 Lý do nghiên cứu

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập thế giới, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, việc

sử dụng và hiểu biết về ngoại ngữ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là tiếng Anh vì đây làngôn ngữ chung của thế giới Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,ngày nay các phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang phát triển với tốc độ cao,đặc biệt là các chương trình truyền hình, báo chí, các mạng xã hội Việc sử dụng từ ngữtiếng Anh trong các kênh truyền thông này đã ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt làcác chương trình dành cho giới trẻ Kinh tế phát triển, đời sống văn hoá, xã hội nâng caolên rất nhiều, giao lưu văn hoá và đối thoại văn hoá giữa các dân tộc được mở rộng Cũng

từ đó ngôn ngữ trong giao tiếp sinh viên đã nâng cao hơn, ngôn ngữ nói cũng như viếtđược bổ sung thêm rất nhiều từ mới, nghĩa mới Có hàng loạt những khái niệm mới màcon người cần phải tiếp thu để có thể bắt kịp với sự phát triển của thời đại

Hiện nay như chúng ta đã thấy, Tiếng Anh là ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổthông, từ học sinh cho tới sinh viên đều có thể tiếp xúc và còn có thể tiếp xúc từ rất sớmtùy điều kiện Đặc biệt là sinh viên trong môi trường có thể gặp gỡ và giao tiếp với ngườinước ngoài một cách dễ dàng Điều đó làm cho những từ ngữ tiếng Anh nhanh chóngchêm xen vào trong việc sử dụng ngôn từ trong giao tiếp, kể cả trong giao tiếp giữa ngườiViệt Nam với nhau.Việc sử dụng một số từ ngữ tiếng Anh vào giao tiếp tiếng Việt nhằm

có thể giải thích điều muốn nói một cách dễ hiểu hơn hoặc cũng có thể do thói quen củanhững người giao tiếp Hiện tượng sử dụng từ ngữ tiếng Anh vào trong lời nói tiếng Việtcủa sinh viên hiện nay là kết quả của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa – ngôn ngữ trong thờiđại toàn cầu hóa Việc sử dụng một số từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt cũng có

Trang 4

những mạt tích cực và mặt tiêu cực, có ý kiến cho rằng hoạt động trên làm mất đi sự trongsáng của tiếng Việt, sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp như vậy không đúng mục đích.Xuất phát từ thực tế này nên chúng tôi chọn vấn đề Thực trạng của hoạt động sử dụngtiếng Anh trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt của sinh viên Trường đại học Khoa học XãHội và Nhân văn Hà Nội

-Không gian nghiên cứu: Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia

Hà Nội

-Thời gian nghiên cứu: Tháng 11/2020- 2/2021

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên trường đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đang diễn ra như thế nào?

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: ( phương pháp chọn mẫu tiện lợi) Sử dụng phiếu điều

tra dành cho các bạn sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Nhằmđiều tra thực trạng và thái độ sử dụng tiếng Anh trong hoạt động giao tiếp của các bạnsinh viên đang diễn ra thế nào Số lượng câu hỏi là 10 câu, số phiếu phát ra: 20 phiếu

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trò chuyện với các bạn sinh viên về thực trạng sử dụngtiếng Anh trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt : 4 bạn sinh viên ngẫu nhiên và 1 cô giáodạy môn tiếng Anh

- Phương pháp quan sát tham gia: Tham gia vào quá trình giao tiếp cùng các bạn sinh viên

và ghi lại việc các bạn sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt như thế nào

7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Tổng quan nghiên cứu

1.1 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam một số công trình ngôn ngữ học là:

- Ngôn ngữ học xã hội của Nguyễn Văn Khang, Tiếng lóng Việt Nam , Từ ngoại lai trongTiếng Việt đã cung cấp cơ sở lí luận và gợi mở vấn đề ngôn ngữ giới trẻ PGS.TS PhạmĐức Dương, PGS Phan Ngọc với công trình “ Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”

Các nhà nghiên cứu cho rằng, liệu những yếu tố như ngữ vực, phạm vi giao tiếp, đốitượng giao tiếp trong những tình huống giao tiếp cụ thể, rồi những vấn đề thuộc về ngônđiệu, những tương quan giữa đặc trưng xã hội và ngôn điệu của người nói… có tham giavào việc hình thành thái độ và sự lựa chọn ngôn ngữ hay không?

Các công trình nghiên cứu biến thể ngôn ngữ dưới tác động của nhân tố xã hội như Ngôn

từ, giới, nhóm xã hội từ thực tiễn xã hội của Lương Văn Hy (2000), Thái độ ngôn ngữvới những hiện tượng biến đổi trong Tiếng Việt trên mạng internet hiện nay của TrịnhCẩm Lan (2014)

- Theo Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học “ Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữatiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả NguyễnThị Thoa ( 2000) Tác giả đã viết về sự tiếp xúc ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Kherme

và hệ quả là sự vay mượn giữa hai ngôn ngữ Sự tiếp xức giữa hai ngôn ngữ thể hiện trêntất cả bình diện của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,… Và quá trình này đã đưađến các hệ quả của nó trong đó có hiện tượng vay mượn

Trang 7

Những công trình nghiên cứu trên đi đến khẳng định có xuất hiện những hình thức ngônngữ phi chuẩn của giới trẻ trong tiếng Việt hiện nay cần được nghiên cứu và đã hệthống hoá các tri thức lý thuyết ngôn ngữ học xã hội về tiếp xúc ngôn ngữ, thái độ ngônngữ, vay mượn ngôn ngữ, Việc hình thành thái độ ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố xã hội như tuổi tác, giới tính, trình độ giáo dục, nghề nghiệp Ngược lại, rấtnhiều những hành vi sử dụng ngôn từ lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của thái độ ngôn ngữ.

1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài có các công trình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trên thế giới tập trung

ở vấn đề chêm xen tiếng Anh vào một ngôn ngữ bản địa như: tiếng Anh và tiếngNga trong The influence of the English language on the Russian youth slang củaDerkach , tiếng Anh và ngôn ngữ giới trẻ Trung Quốc trong The effects of theEnglish language on the cultural identity of Chinese university students của Seppala Những công trình này khẳng định sự ảnh hưởng của tiếng Anh đến ngôn ngữ bản địa, đặcbiệt diễn ra mạnh mẽ ở ngôn ngữ giới trẻ

1.3 Một số bài báo

Theo bài viết “ Lạm dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày và biển quảng cáo”:Tác giả của bài viết đã kể 2 câu chuyện “ Tại đây, chúng tôi được một nhân viên phục vụnhanh nhẹn mở lời: “Dạ cháu chào gia đình ạ! Xin mời cả nhà “o-đờ” (ordor: gọi món),hôm nay nhà hàng của chúng cháu đang có chương trình “seo” (sale: giảm giá) với “côm-bô” (combo: kết hợp các món ăn) rất giá trị, ngoài ra nhà mình còn được “phờ-ri” (free:miễn phí) đồ tráng miệng nữa ạ!” Bố mẹ tôi ngơ ngác và lúng túng khi nghe lời mời nửatây nửa ta, mẹ tôi thì thầm: “Thôi con ơi, mình tìm quán ăn khác đi, nhà hàng này mẹ toànthấy tiếng Anh, chắc phục vụ người nước ngoài, mình ăn ở đây có lẽ không hợp”

Chuyện thứ hai: Trong một lần đi mua sắm tại cửa hàng thời trang Girl xinh trên phố ĐàoDuy Từ, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa), tôi gặp hai vị khách người nước ngoài đangđứng nhìn và chỉ vào tấm biển quảng cáo nửa Việt, nửa Anh: Girl xinh của cửa hàng Saukhi trò chuyện bằng vài câu tiếng Anh, hai vị khách phá lên cười Qua tìm hiểu, tôi được

Trang 8

biết những vị khách này đến từ nước Anh và họ đang cảm thấy ngạc nhiên với một tấmbiển quảng cáo sai về kiến thức ngôn ngữ.” [9]

Bài viết nói về sự tùy tiện sử dụng ngôn ngữ tây hóa và nó ảnh hưởng nhiều đến ngườiđọc Về hình thức hiểu sai ngữ nghĩa, thường thì các bạn trẻ sử dụng những ngôn ngữtrên, hoạt động trên làm lệch chuẩn văn hóa Việc vay mượn tiếng nước ngoài cụ thể làtiếng Anh trong giao tiếp điều đó không sai nhưng việc ấy dễ làm cho các bạn trẻ rời xangôn ngữ mẹ đẻ, tạo ra sự phản cảm trong giao tiếp Tình trạng này nếu không sớm khắcphục sẽ tạo thành “thói quen ngôn ngữ” có hại, nhất là tư duy sẽ mất đi sự rõ ràng, chínhxác, khó tường minh khi diễn đạt, vì ngôn ngữ là phương tiện đắc lực nhất của tư duy Đãđến lúc, chúng ta phải thật sự nghiêm khắc tự nhìn lại và chấn chỉnh, để gìn giữ sự trongsáng của tiếng mẹ đẻ, bảo tồn văn hóa của dân tộc

Theo tác giả Nữ Vương trong bài viết “ Khi người trẻ tìm cách diễn tả bằng… TiếngViệt” Nhiều bạn trẻ hiện nay, có thể đi du học vài năm hoặc làm việc, học tập trong môitrường nhiều người nước ngoài đang có xu hướng không biết dùng từ diễn tả bằng tiếngViệt Lý do các bạn đưa ra là “mình nói tiếng Anh quen rồi” rất nhiều bạn trẻ bị rơi vàotình trạng trên ví dụ: “P.K.L (26 tuổi, cựu du học sinh tại Anh) là một trong những diễngiả trong buổi tọa đàm nói về sự năng động của giới trẻ hiện nay Dẫn chứng minh họa vềmột tính từ để diễn tả cho thế hệ Y, L nhắc đến từ “unofficial” mà không biết diễn đạt thếnào sang tiếng Việt.” Các bạn ấy bị rơi vào tình trạng quên tiếng Việt tạm thời [10]

Từ đó dẫn đến việc lo lắng rằng tiếng mẹ đẻ có bị mai một đi Theo một số giáo sư, tiến sĩcho rằng đó là giới trẻ thích thể hiện mình, biết được một chút ngoại ngữ nào đấy là nóithêm tiếng Tây vào để thể hiện có học vấn, có trình độ Và đây cũng là kết quả của quátrình cố học ngoại ngữ, dành tất cả cho ngoại ngữ nên dẫn đến việc tiếng Anh giỏi hơntiếng Việt Những thầy cô trực tiếp giảng dạy không chú ý đến chuyện uốn nắn nên dẫnđến việc tiếng Anh bị lạm dụng trong giao tiếp hằng ngày

2 Các khái niệm khoa học

2.1 Thái độ ngôn ngữ

Trang 9

Theo cách hiểu thông thường, thái độ ngôn ngữ được định nghĩa như là tình cảmcủa người bản ngữ đối với tiếng mẹ đẻ của họ và đối với các ngôn ngữ khác Cho đếnnay, ngôn ngữ học xã hội thường nhắc đến ba loại thái độ cơ bản, đó là thái độ trungthành ngôn ngữ, thái độ kì thị ngôn ngữ và thái độ tự ti ngôn ngữ.[11]

2.2 Tiếp xúc ngôn ngữ

Tiếp xúc ngôn ngữ là sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận

kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộngđồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau Xét về bản chất,tiếp xúc ngôn ngữ được bắt đầu từ việc học thêm một ngôn ngữ khác, như vậy khi họcngôn ngữ khác thì nội bộ trong một cá nhân đã bắt đầu hình thành quá trình tiếp xúc giữahai hoặc hơn hai ngôn ngữ Tuy nhiên, việc học một ngôn ngữ khác này mới chỉ là điềukiện cần để tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra, do đó, để tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra còn cần phảiđược mở rộng ra toàn xã hội - đó chính là “sự khuếch tán ngôn ngữ” Mức độ tiếp xúccàng rộng rãi, mạnh mẽ bao nhiêu thì kết quả tiếp xúc càng sâu sắc bấy nhiêu trên lĩnhvực ngôn ngữ: đó là việc hình thành các vốn từ vay mượn, từ ngoại lai, các hiện tượnghình thái học mới, các kết cấu cú pháp mới các mô hình liên kết văn bản

2.3 Vay mượn từ ngữ

Các đơn vị từ vựng du nhập vào các ngôn ngữ do hiện tượng vay mượn được gọi là

“từ vay mượn” [11]

2.4 Giao tiếp

Nguồn gốc của từ “giao tiếp” trong tiếng Latin là communicare, có nghĩa là để chia

sẻ hoặc để làm chung Giao tiếp là quá trình tìm hiểu và chia sẻ ý nghĩa giữa người vớingười ( Person, J., Và Nelson, P ( 2000), Giới thiệu về giao tiếp con người, Boston:McGraw- Hill,p.6)

Trong khái niệm này giao tiếp là quá trình Đó là một hoạt động năng động, liên tục thayđổi Nội dung giao tiếp là sự hiểu biết “ Hiểu là để cảm nhận, để giải thích và mở rộngquan niệm và giải thích của chúng ta với những gì chúng ta biết “ McLean, S (2003)

Trang 10

Hiểu các từ ngữ và các khái niệm hoặc đối tượng mà họ tham khảo là một phần quantrọng của quá trình giao tiếp [7]

Tiểu kết: Chương I của đề tài đã tổng hợp, phân tích và đánh giá về cáccông trình trong

và ngoài nước có liên quan đến đề tài, phân tích các khái niêm cơbản và cốt lõi nhất củaphương ngữ xã hội cũng như một số vấn đề liên quan đến sinh viên, bản sắc văn hoá sinhviên và hoạt động giao tiếp phục vụ cho mục tiêuvà nhiệm vụ nghiên cứu sử dụng từ ngữtiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt củasinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TỪ MƯỢN TIẾNG ANH TRONG

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

1 Đánh giá về thực trạng sử dụng từ mượn tiếng Anh trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt

Sự giao thoa văn hóa, xã hội đòi hỏi ngôn ngữ có những thay đổi để đáp ứngcác nhu cầu giao tiếp mới Cùng với sự giao lưu, hội nhập, ngôn ngữ nước ta cũng dầndần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hìnhthành để thêm vào những khái niệm hoặc để làm cho những khái niệm ấy dễ hiểu nhất,thậm chí cả cấu trúc và phong cách mà trong vốn tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng,chẳng hạn trong lĩnh vực tin học, kỹ thuật số, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thịtrường… Đồng hành với mặt tích cực ấy, không ít hiện tượng tiêu cực cũng thâm nhậpvới những cách nói, cách viết khác lạ

Quá trình phát triển và hội nhập với các nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Namtham gia các tổ chức quốc tế thì việc sử dụng ngoại ngữ là rất quan trọng và cần thiết, bởi

nó là phương tiện giúp chúng ta có thể hội nhập với thế giới Bên cạnh việc tiếp nhận, sửdụng tiếng nước ngoài một cách khoa học, có hệ thống, chúng ta còn thể hiện cho bạn bèquốc tế thấy được sự giàu có, sự chuẩn mực và vị trí của ngôn ngữ nước nhà Mặc dù phảiđối diện với nhiều thử thách bởi đặc thù của lịch sử dân tộc, tiếng Việt chúng ta đã làngôn ngữ có một hệ thống các quy tắc chung về phát âm và chữ viết, cách dùng từ, đặt

Trang 12

câu, có phong cách diễn đạt phong phú, đa dạng Nói cách khác, tiếng Việt ngày nay đãtrở thành một ngôn ngữ giàu và đẹp, có bản sắc, đầy tiềm năng Vì vậy, nói và viết đúngquy tắc của tiếng Việt chuẩn mực sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói Sự giàu có

và trong sáng của tiếng Việt không cho phép dung nạp một cách tùy tiện các yếu tố ngoại

lai Sự tùy tiện và

phần nào là sự kém hiểu biết trong vay mượn các yếu tố ngôn ngữ nước ngoài trong các

hoạt động giao tiếp sẽ tạo nên sự pha tạp, lai căng, thậm chí lố bịch Hiện nay, chúng ta dễdàng bắt gặp những người, mà phần lớn là giới trẻ đặc biệt là sinh viên có những lối diễnđạt kết hợp giữa việc sử dụng những từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt

Từ khi bùng nổ công nghệ thông tin, mạng internet được sử dụng phổ biến thì những từmượn tiếng Anh hay được sử dụng cũng nhanh chóng xuất hiện và trở nên quen thuộctrong đời sống của người Việt và đặc biệt là với các bạn sinh viên- là những người trẻnhanh nhạy với mọi thứ Ngay chính từ “Internet” cũng là một từ mượn tiếng Anh chođến nay vẫn được sử dụng phổ biến mà chưa có từ nào tương ứng trong tiếng Việt thaythế Đối với những từ như “chat”, “nick chat”, “website”, “email” cũng vậy Còn một số

từ như “download” (tải về), “forum” (diễn đàn), “game online” (trò chơi điện tử trựctuyến), “hackers” (tin tặc)… mặc dù đã có những từ tiếng Việt tương ứng nhưng vẫnđược sử dụng nhiều và quen thuộc với các bạn sinh viên Việt Nam

Trong giao tiếp các bạn ấy cũng hay sử dụng các kiểu câu dạng :“ok mày”,“thank-kiunhiều”,“sorry nhé”.Hoặc là, “nhìn bé kute quá”; “anh ấy handsome thật!”, “mình là fancủa anh ấy”, “good boy đấy”; “racing boy đấy tránh xa ra”, “Idol của tao kìa”, rồi nào làhotboy, hotgirl, hay có người còn lên facebook đăng dòng tin nhắn: “đây là crush củamình”, kèm với hình chụp

Không chỉ với giới trẻ là các bạn sinh viên, ngay các game show truyền hình cũng thườngxuyên dùng các từ tiếng anh Tiêu biểu như chương trình SharkTank, thương vụ bạc tỷ

Cả các"shark" và những người gọi vốn đều thi nhau chèn các từ tiếng anh vào Chươngtrình phải liên tục hiện "phụ đề" để giải thích đó là gì Bản thân tôi không thấy thoải máikhi 1 chương trình game show như vậy lại lạm dụng tiếng Anh

Trang 13

1.1 Thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu các bạn sinh viên về thực trạng trên

Mẫu câu hỏi khảo sát

Bạn thân mến,

Việc gìn giữ và bảo vệ sự giàu có và trong sang của tiếng Việt đang là một vấn đề mangtính thời sự hiện nay, việc sử dụng ngoại ngữ một cách tràn lan, không đúng đối tượngđặc biệt trong giới trẻ mà sinh viên là chủ yếu, đang làm cho tiếng Việt của chúng ta mấtdần đi vẻ trong sang vốn có của nó

Chính vì vậy mình đã lựa chọn đề tài này để làm Niên luận, tiến hành khảo sát thực trạng

về vấn đề sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp của sinh viên hiện nay, từ đó có thể cung cấpthông tin và hướng giải quyết thực trạng trên.Đề có thể hoàn thiện được bài Niên luậnnày, mình đã thiết kế phiếu lấy ý kiến và gửi đến các bạn Mình rất mong các bạn nhiệttình tham gia cuộc điều tra này bằng cách cung cấp những thông tin khách quan, trungthực theo những câu hỏi dưới đây Xin bạn vui lòng trả lời đầy đủ câu hỏi trong phiếubằng các đánh dấu X vào ô vuông() phù hợp với lựa chọncủa mình, hoặc ghi ý kiến vàonhững chỗ trống(….) và sau đó ấn GỬI lại phiếu này cho mình.Ý kiến của bạn là nhữngđóng góp lớn cho đề tài này! Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Bạn không cần ghi tên hoặc địa chỉ, mình sẽ đảm bảo bí mật mọi thông tin trong bảng khảo sát

Câu 1:Bạn bao nhiêu tuổi?

Câu 2: Bạn đã học tiếng Anh trong bao lâu?

1 Dưới 1 năm

2 Từ 1-3 năm

3 Từ 3-5 năm

4 Trên 5 năm

Câu 3: Ngoài giờ học ngoại ngữ, bạn tiếp xúc với tiếng Anh qua:

1 Giao tiếp hằng ngày

Trang 14

2 Các phương tiện thông tin đại chúng(báo chí, mạng, quảng cáo, trò chơi truyền hình, )

3 Qua bài giảng trên lớp

Câu 5.Bạn sử dụng tiếng Anh trong trường hợp nào:

1 Giao tiếp thông thường

2 Trên mạng Internet

3 Chỉ sử dụng khi bắt buộc( trong lớp tiếng Anh, khi giao tiếp với người nước ngoài, )

4 Trường hợp khác(vui lòng ghi rõ)

Câu 6 Đối tượng mà bạn thường sử dụng tiếng Anh để giao tiếp:

1 Bạn bè

2 Người thân trong gia đình

3 Đồng nghiệp

4 Đối tượng khác(vui lòng ghi rõ)

Câu 7: Khi bạn sử dụng tiếng Anh thay thế tiếng Việt trong giao tiếp, những người xungquanh bạn phản ứng như thế nào:

1 Hưởng ứng

2 Ngạc nhiên

3 Không hiểu gì hết

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w