1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo

148 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

-TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

SAC THÁI HIỆN SINH NHẬT BAN QUA HAI TÁC PHAM:

NGƯỜI DAN BA TRONG CON CAT VÀ KHUÔN MAT NGƯỜI KHÁC

CUA ABE KOBO

Luan văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số : 60 22 30

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Ninh

Hà Nội — 2010

2

Trang 2

MỞ ĐẦU1 Ý nghĩa của đề tài

Nền văn học Nhật Bản có lịch sử phát triển khá phong phú và đạt đượcnhiều thành tựu Nói tới văn học Nhật Bản người ta không thể bỏ qua TruyệnGenji (Genji Monogatari - J ACH) (thé ki XU, thơ Haiku - HEA)(thé ki

XVII) va các sáng tác văn học thời kì hiện đại Lan gió văn hóa phương Tay

6 ạt tran vào quốc đảo sau bao nhiêu thé kỉ “bế quan tỏa cảng” ở Nhật Bản đãđem đến cho nền văn học hiện đại của đất nước này một luồng sinh khí thật

mới mẻ Tat cả đã ươm mam cho mảnh đất văn chương phát triển nở rộ với

nhiều đề tài phong phú và đặc sắc với nhiều cây bút tài hoa Đã có hai nhàvăn Nhật Bản vinh dự đoạt giải Nobel của Viện hàn lâm Thụy Điển là

Kawabata Yasunari (1899-1972) va Oe Kenzaburo (1935-) Văn chương

Kawabata tượng trưng cho vẻ đẹp trinh nguyên, tinh tế của xứ sở hoa anh đào

nghìn năm truyền thống: con Oe đi vào lòng người từ “một nổi dau riêng”thấm thía chua xót, mang tính nhân văn sâu đậm Ta cũng thấy một Mishima

Yukio (1925-1970) kết hợp được “ca thể văn kê chuyện bản địa lẫn phương

Tây với truyền thống bi hùng miêu tả những tâm trạng bệnh hoạn, thé hệ

thanh niên hậu chiến hoang mang trước hiện tại, ít gan bo voi di vang” [39,

tr 195] Hay một Abe Kobo (1924-1993) với ngòi but mang đậm chất hiện

sinh, trong đó “hiện thực lẫn với hư cau, đặt van dé số phan con người quabiéu tuong” [39, tr 195] Dat nước Nhat Bản, con nguoi Nhat Ban sau chiéntranh đã được tái hiện với tất cả các khía cạnh của nó, tao nên diện mao mộtnên văn học chân thực, sinh động mà vô cùng da dạng, phong phú Văn họchiện đại Nhật Bản có nhiều dòng, nhiều trường phái sáng tác khác nhau và

Ở nước ta, việc nghiên cứu và dịch thuật nên văn học Nhật Bản cho

đên nay van con rat ít Các công trình nghiên cứu chủ yêu tập trung vào hai

Trang 3

tác giả đoạt giải Nobel là Kawabata Yasunari va Oe Kenzaburo còn các tác

giả nổi danh khác chưa được chú ý nghiên cứu Bởi vậy, việc đi sâu tìm hiểutác phâm của một tác giả nỗi tiếng hàng dau trong nên văn học Nhật Bản nhưAbe Kobo là cần thiết để thấy toàn diện và sâu rộng hơn về nền văn học, văn

hóa Nhật Bản Do đó, việc chọn sáng tác của Abe Kobo với các tác phẩm văn

chương hiện sinh dé nghiên cứu, phân tích là một việc làm có ý nghĩa, nhằm

khang định giá trị va vai trò của nhà văn trong tiến trình văn học Nhật Bản.

Vấn đề hiện sinh là vấn đề trung tâm, nổi trội trong sáng tác của AbeKobo, đặc biệt là qua hai cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trong con cát vàKhuôn mặt người khác của ông Do vậy, van đề chủ nghĩa hiện sinh trong hai

tác phẩm của Abe Kobo vừa có ý nghĩa khoa học, vừa phục vụ thiết thực cho

công việc giảng dạy bộ môn văn học Nhật Bản ngày càng được chú trọng

trong các trường đại học ở Việt Nam Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa

đang diễn ra sôi nỗi những năm trở lại đây, khi mối quan hệ giao lưu của hai

nước Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được mở rộng, thì việc đây mạnhnghiên cứu văn hóa, văn học Nhật càng góp phan tăng cường, thúc day tình

hữu nghị, hợp tác phát triển giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản.

Tác giả cuỗn Một cuốn sách hướng dan cho độc giả đến với văn học

Nhật Bản - A Reader's Guide to Japanese Literature (J Thomas Rimes) đã có

công dan dat độc giả phương Tây đến với văn học Nhật Bản với niềm say mê,

7

Trang 4

thích thú Ông có hứng thú đặc biệt đối với nền văn học hiện đại với các nhà

văn lừng danh như Abe Kobo, Endo Shusaku, Tanizaki Junichiro, ShigaNaoya, Kawabata Yasunari, Oe Kenzaburo Tác gia cũng đã có những nhận

định độc đáo về cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trong côn cát của Abe Kobo.Hisaaki Yamanouchi trong bài: Abe Kobo và Oe Kenzaburo: sự kiếm

tìm tính tương đồng trong nên văn học Nhật Bản đương đại (Abe Kobo and

Oe Kenzaburo: the search for identity in contemporary Japanese literature)

đã đánh gia rất sâu sắc: “Mặc dù khoảng cách về tuổi tac, (Oe trẻ hon Abe

đến mười một tuổi), có khá nhiều điểm tương đồng và khác biệt thú vị giữahai nhà văn Cả hai đều băn khoăn về tình trạng cô độc của con người bị xalánh, ruéng bỏ trong xã hội đương thời và đau khổ bởi sự mat mát cá tính.Bên cạnh chủ đề có tính tương đồng trong tác phẩm của cả hai nhà văn, Abe

va Oe cùng gặp nhau ở chỗ có sự chệch hướng có ý khỏi khuynh hướng ưu

thế của tiêu thuyết Nhật Bản trước chiến tranh Họ hoàn toàn thoát khỏi đặc

điểm về tính đa cảm hay tự thương xót của tiêu thuyết ngôi thứ nhất (tiêu

thuyết cái Tôi) Phong cách tự sự của họ cũng là một dấu hiệu của sự chệchhướng khỏi truyền thống văn xuôi Nhật Bản Phong cách của Abe là khách

quan, logic và trong sang Con Oe, mặt khác, lại bóp méo một cách hữu ý cú

pháp mang tính truyền thống, nhưng ông lại là người có một không hai về

khả năng sử dụng trí tưởng tượng vô cùng sinh động của mình Mọi sự so

sánh đều lạc điệu, nhưng thế giới văn chương của Abe có một moi quan hé

thân thuộc với thé giới của Kafka và một vài nhà văn Châu Âu đương đại hơnlà Oe Hiển nhiên, Oe say mê và hấp thụ nhiều từ Jean-Paul Sartre, Henry

Miller va Norman Mailer” [102, tr 166] Nhiều nhà nghiên cứu trong vàthuyết gia hiện sinh Abe Kobo va Oe Kenzaburo Tác giả bai viết này cónhững nhận định sâu sắc về tiểu thuyết Người đàn bà trong côn cát: “Đôi vớiđộc giả phương Tây thì bộ phim Người đàn bà trong cồn cát đã trở nên nỗi

8

Trang 5

tiếng như bản thân cuốn tiểu thuyết Cuốn tiêu thuyết thé hiện được tat cả cácchủ đề chính của Abe và bộc lộ một nghệ thuật tài tình bậc cao” [102, tr 169]

Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô cũ đã viết: “Abe Kobo, nhàvăn hiện đại Nhật Bản, sinh năm 1924 Đề tài quen thuộc của ông là mối

quan hệ ghẻ lạnh giữa cá nhân và xã hội ở xã hội tư bản, trong đó cá nhân

luôn là một thực thé tồn tại đối lập và xa lánh xã hội, hoài nghi xã hội và hoài

nghi, phủ nhận ngay cả sự tồn tại của bản thân mình” [Chuyên dẫn 2, tr 5].Từ điển Bách khoa Anh nhận xét về Abe Kobo là: “nhà văn va nhà soạn kịchngười Nhật được chú ý bởi lối sử dụng những tình huống kỳ dị và phúng dụ(biểu tượng) dé nhấn mạnh sự cô độc của cá nhân Và mặc dù chuyên ngànhchính của ông là Toán học, nhưng ông lại “rất có hứng thú với việc sưu tập

côn trùng và bản thân đã mải mê với những sáng tác của FyodorDostoyevsky, Franz Kafka, Rainer Maria Rilke, Edgar Allan Poe, and LewisCarroll ” [103].

Trong các tu liệu băng tiêng Việt, nhiêu nhà nghiên cứu cũng có những

1924), học y khoa, sau viết tiểu thuyết tâm lý gần triết học hiện sinh, hiệnthực lẫn với hư cấu, đặt van dé số phận con người qua biểu tượng” [65, tr.

Tác giả Hoang Long trong bai: “Người dan bà trong côn cát và thảm

kịch nhân sinh” đã dựa trên co sở sự tương chiếu giữa nhà triết học MartinHeidegger và nhà văn Abe Kobo dé phân tích hành trình đi tìm kiếm lại chính

mình của nhân vật người đàn ông trong tác phẩm Tác giả cũng viết: “Từ Abe

Kobo đến Oe Kenzaburo đều trải qua những năm tháng của chiến tranh thế

giới thứ hai nên dé dàng thấm thía vị cay đắng giòn mỏng của thân phận conngười trong guồng quay của lịch sử Và vì thế mà trong tác pham của minh,họ xoáy sâu vào sự hiện sinh của con người là điều tất nhiên thôi” [51].

9

Trang 6

Nhà nghiên cứu Phạm Vũ Thịnh trong bài: “Abe Kobo: tac gia Nhật

Bản đương đại” cũng xác nhận: Abe Kobo thuộc lớp nhà văn tiền vệ, có tưtưởng và thủ pháp đi trước thời đại Trong tác phẩm Người dan bà trong con

cát, “Abe Kobo đã cho nhân vật của ông trải qua đủ thứ tình cảm, từ lòng tự

hào, sợ hãi cho đến dục vọng và thất vong, dé thấm thia sự phi ly của thân

phận con người” “Abe Kobo chuộng lối văn khô khan nhưng hàm súc va

khoa học, đối lập với lối văn ướt át, thắm đẫm tình cảm và chủ quan vẫn tiếptục được ưa chuộng thời bấy giờ Ông không ngừng thử nghiệm những thủ

pháp và tư tưởng mới lạ, ké cả khoa học viễn tưởng, triết lý hiện sinh, chủnghĩa hiện thực thần kỳ Đề tài của Abe Kobo là sự cô lập, tha hóa của conngười, áp lực của xã hội khiến con người vong thân, đánh mất căn cước bảnngã, cảm thay khó khăn gần như bat khả trong việc truyền dat tâm tình, suynghĩ với người khác, khiến cho toàn bộ xã hội trở thành thế giới quái gở, kỳdị đối với cá nhân” Tác giả cho rằng cuốn tiểu thuyết Khuôn mặt người khác

là “một câu chuyện ngụ ngôn tân thời về ước vọng của đàn ông muốn kiếm

cho mình một căn cước khác” Và: “Abe Kobo đã đi trước thời đại với những

phê bình trên thế giới cho rằng ông là một trong số ít tác gia Nhật Bản xứngđáng được xem là tác gia tiêu biểu của thé ki 20” [79].

Gần đây nhất, GS Numano Mitsuyoshi người Nhật đã xếp Abe Kobo

vào danh sách mười nhà văn được cho là quan trọng nhất trong nền văn học

Nhật Bản cận hiện đại (bao gồm: Mori Ogai, Natsume Soseki, Tanizaki

Junichiro, Akutagawa Ryunosuke, Dazai Osamu, Kawabata Yasunari,

Mishima Yukio, Abe Kobo, Oe Kenzaburo, Murakami Haruki) Ong khangđịnh: “Abe Kobo (1924~1993), theo quan điểm cua tôi, là một trong những

nhà văn sáng tạo nhất do đất nước Nhật Bản sinh thành từ nửa sau thế kỷ 20.

Phong cách huyén tưởng khoét sâu vào những vô lý của hiện thực của ông có

thê được so sánh với Franz Kafka trong văn học thế giới thế kỷ 20 Bản thân

10

Trang 7

Abe nói rằng ông hầu như không chịu ảnh hưởng của nền văn học cô điển

Nhật Bản, thậm chí những nha văn nước ngoài như Elias Canetti hay Garcia

Marquez còn gần gũi với ông hơn Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuỗntiêu thuyết Người dan bà trong côn cát đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng Day

là tác phẩm khắc họa một tình cảnh vô lý của nhân vật chính bị lạc vào mộtngôi lang cát và không có lỗi về Tác phẩm từng được dựng thành phim.

Ngoài ra, còn có các tác phâm tiêu biêu khác trong lĩnh vực tiêu thuyét như

Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào có quy mô rộng lớn và

chuyên sâu về Abe Kobo, mà chủ yếu là giới thiệu tác phẩm qua bản dịchhoặc giới thiệu khái quát về tác giả, tác phâm Chúng tôi tiếp nhận ý kiến củanhững người đi trước và tiếp tục phân tích sâu hon tác phẩm dé chỉ ra nhữngđặc điểm biểu hiện của sắc thái hiện sinh trong hai tác phẩm của Abe Kobo,qua đó khăng định những đóng góp mới mẻ của tác giả đối với nền văn học

Nhật Bản hiện đại.

4 Pham vi nghiên cứu

Khi nghiên cứu về sắc thái hiện sinh Nhật Bản trong tác phẩm của AbeKobo, chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu hai tác phẩm tiêu biểu của ông:

của nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đặc biệt là việc xây dựng nhân vật - conngười mang sắc thái hiện sinh và việc xây dựng không gian, thời gian trong

| Bai thuyét trình của GS Numano Mitsuyoshi tại Hội thao Van học Nhật Ban do Dai học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quoc gia thành phô Hô Chi Minh phôi hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhat Bảntại Việt Nam tô chức vào ngày 26/9/2009.

Trang 8

Việt Nam vào các năm 1999 và 2001.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu về sắc thái hiện sinh trong hai tác phẩm của Abe Kobo,

chúng tôi sử dụng hệ thống lý thuyết thi pháp học và lý thuyết về chủ nghĩahiện sinh trong quá trình hình thành, phát triển và chuyền thê từ triết học vào

văn học.

- Phương pháp chủ yếu của chúng tôi khi thực hiện đề tài này là

phương pháp phân tích tác phẩm theo nguyên tắc hệ thống, tổng hợp và kháiquát các đặc điểm biểu hiện của sắc thái hiện sinh Bên cạnh đó, chúng tôi sửdụng một số thao tác khác như thống kê tư liệu, thao tác tiếp nhận so sánh vàđối chiếu, nhăm làm nổi bật những nét khác biệt trong phong cách nghệ thuật

của nhà văn Abe Kobo.

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được kết cau thành 3 chương:

Chương |: Văn học Nhat Bản trước tác động của các làn sóng văn hóa văn học phương Tây

-Chương 2: Nhân vật hiện sinh trong hai tác phẩm của Abe Kobo

Chương 3: Thời gian, không gian và bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong

hai tác phẩm của Abe Kobo

Sau nội dung luận văn là phụ lục và thư mục tài liệu tham khảo.

Trang 9

Chương 1

VĂN HỌC NHẠT BẢN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LÀN SÓNG

VĂN HÓA - VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

1.1 Sự tiếp xúc và tiếp biến văn học phương Tây của văn học Nhật BảnCó thể khăng định rằng, bất cứ nền văn hóa nào muốn phát triển đều

tiếp nhận ảnh hưởng ở mức độ ít hay nhiều, hẹp hay rộng các nền văn hóa

khác ở bên ngoài nó bởi những thay đổi về lịch sử, xã hội và thời đại Văn

học Nhật Bản đã trải qua một tiễn trình phát triển lâu dài, tới hơn một nghìnnăm cùng với những sự kiện, biến cố của lịch sử dân tộc Ban đầu, nền vănhọc Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc của chữ Hán cô Tuy sau đó, qua mộtthời gian dài nó đã phát triển theo phong cách riêng của mình, song nền văn

học này vẫn chịu ảnh hưởng của văn hóa và văn học Trung Hoa cho đến cuối

thời ki Edo” Vào nửa thế ki XIX, sau khi Nhật Bản bãi bỏ chính sách bế

quan tỏa cảng và thiết lập ngoại giao với các nước phương Tây thì nền vănhọc Nhật Bản từ đó đến nay đã chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách văn

học phương Tây.

Không thể không kể đến tác động của cuộc Duy Tân Minh Trị năm

1868 Nó có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của Nhật

Bản Nó tạo ra một bước ngoặt mới có thể coi là bắt đầu cho công cuộc hiệnđại hóa Nhật Bản Cuộc cải cách đã giúp đất nước nay phát triển về mọi mặt.

xu hướng văn học mới ra đời Và chính các nhà văn thuộc nhiều thế hệ khác

nhau đã lần lượt làm nên diện mạo của nền văn học Nhật Bản hiện đại Văn

học đi theo xu hướng chung, hòa nhập vào quỹ đạo thế giới và dần dần lại tự

tạo dựng cho mình những giá trị riêng biệt Nước Nhật đã từng tuyên bố đitheo phương Tây, học phương Tây, đuôi kịp và vượt phương Tây.

? Thời kì Edo - YL (Tokugawa - ƒ#8JI|): 1603-1867

13

Trang 10

Làn sóng văn học phương Tây tràn vào Nhật Bản trước hết là qua cáccuốn sách dịch Thêm vào đó là con đường tiếp xúc trực tiếp của các tác giả

văn học Nhật Bản khi họ du học ở các nước Tây phương Từ khi có cuộc duy

tân thời Minh Trị, rất nhiều du học sinh Nhật Bản ra ngoại quốc Trong số đó

hai nhà văn, vốn là hai du học sinh có tiếng nhất là Mori Ogai (đi Đức) và

Natsume Soseki (Anh) Ngoài ra còn có Futabatei Shimei (Nga), Takamura

Kotaro (Mỹ, Pháp), Nagai Kafu (Mỹ, Pháp), Arishima Takeo (Mỹ), Hori

Tatsuo (Pháp) Futabatei Shimei là người tiếp nhận lý luận của chủ nghĩa

hiện thực đạt đến trình độ cao qua nên văn học Nga; con Mori Ogai sau khilưu học ở Đức về đã nỗ lực mở ra những hoạt động khai trí mang khuynh

hướng lãng mạn trên các lĩnh vực như thơ, phê bình văn học và dịch thuật.

Đó là tên tudi của một số tác giả đặt nên móng quan trọng cho sự hiện đại hóanền văn học Nhật Bản thời kì này Đồng thời, các nhà văn Âu Mỹ cũng đã đặt

chân lên đất Nhật và tiến hành những công trình nghiên cứu của họ Các nhàvăn thuộc thế hệ sau của Nhật Bản ngày càng có cơ hội tiếp xúc nhiều với cáctác phâm văn học phương Tây và chịu nhiều ảnh hưởng từ sáng tác của họ.

Sự tiếp xúc với phương Tây nhờ các con đường như thế đã phân luồng

văn học Nhật Bản thành những khuynh hướng, những trường phái rất khác

nhau Trong thời Minh Tri’, nền văn học được đặc trưng bởi năm khuynh

hướng: Phái truyền thống, phái sáng tạo, phái Cơ đốc giáo, phái xã hội chủnghĩa, phái tự nhiên chủ nghĩa với các đại diện tiêu biểu mà sáng tác của

họ được nhiều người biết đến ở cả trong và ngoài nước Đến đầu thế kỉ XX,những sáng tác theo khuynh hướng tự nhiên dần chiếm ưu thế trên văn đàn,

nhưng đã bị lắng xuống dưới thời Đại Chính” trước những thành công củakhuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa Giai đoạn thế chiến đầu thời Chiêu

3 Meiji - HAYA (1868-1912), ? Taisho - XIE (1912-1926)* Showa - 4 (1926-1989)

14

Trang 11

cua hai dòng văn học chính: văn học vô sản “vi nhân sinh” và trường phái tancảm giác “vi nghệ thuật”.

Ở thời Minh Trị, sáng tác của các nhà văn Nhật Bản chịu ảnh hưởng từcác dịch phẩm của Moliere, Zola, Emily Bronte, Jean-Jacques Rousseau,

Dostoievsky Đến thời Đại Chính (1912-1926), nhà văn nổi tiếng Akutagawatiếp thu những kiến thức Âu Mỹ và chịu ảnh hưởng của nhiều tác giả nổi

tiếng phương Tây như Strindberg, Nietzsche, Tourgueniev, Tolstoi, Gogol,

Dostoevski, Flaubert, Baudelaire đến cả Jonathan Swift va Samuel Butler.

Kiến thức của Akutagawa trai rộng tir Shakespeare cho đến các nhà soạn kịchAilen, từ Francois Villon đến Paul Valéry.

Ngay từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên, dù trực tiếp hay gián tiếp, vănhọc ngoại quốc đã không ngừng ảnh hưởng tới văn học Nhật Bản Trước hết

là ảnh hưởng từ văn học Nga với các sáng tác của Dostoievski, Tolstoi,

Gogol, Tchekhov va văn học chủ nghĩa Marx-Lenin (đối với phong trào vănhọc vô sản - Puroretaria Bungaku 7 2 ¥ ) 7 #32) Tiếp đó là ảnh hưởng

của văn chương Anh với các kịch pham của William Shakespeare

(1564-1616), tho Thomas Gray (1716-1771), sáng tác lãng mạn của William

Wordsworth (1770-1850) va Dorothy Wordsworth (1771-1855), Byron (Lord

với Nhật Ban buổi đầu mạnh mẽ nhất có lẽ là trong lĩnh vực thi ca Những

nha tho được giới thiệu có Baudelaire, Verlaine, Mallarmé va MauriceMaerterlinck Cac nhà văn lớn của Pháp như Honoré de Balzac, Stendhal,

Anatole France, Alphonse Daudet, Emile Zola, Guy de Maupassant,

Raymond Radiguet cũng đã dé lại những ảnh hưởng sâu sắc đối với các nhàvăn Nhật Bản Sáng tác của một số nhà văn Đức như: Friedrich Schiller(1759-1805), Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832), truyện cô của anh

em nhà Grimm, thơ Heinrich Heine (1790-1856), Rainer Marie Rilke 1926) Va trong khi Mishima Yukio yéu thich Thomas Mann (1875-1955) thi

(1875-15

Trang 12

Abe Kobo lại ngả theo phong cách viết của Franz Kafka (1883-1924) Ngoàira, văn học Nhật Bản còn tiếp xúc và chiu ảnh hưởng cua nên văn hoc TâyBan Nha và các nước châu Mỹ La Tinh Đó là tác phẩm Don Quixote của

Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616) hay Gabriel Garcia Marquez

(1928-), người gốc Columbia đoạt giải Nobel văn chương năm 1982, với tácphẩm Tram năm cô don (1967) kiệt xuất.

Nhật Bản có tiếng là một dân tộc dịch sách và đọc sách nhiều nhất trênthế giới Hoạt động dịch thuật và nghiên cứu các tác phẩm văn học phương

Tây dé truyền bá vào Nhật Ban đã góp phan vào việc khai sáng và canh tâncho nền văn hóa của đất nước này Có thé nói, làn sóng phương Tây hóa ởNhật Bản, bắt đầu vào những năm 1880, trải qua hai mươi năm và từ sauchiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) đã ngày cảng trở nên mạnh mẽ, đã tác

động to lớn đến sự chuyển biến của văn hóa, văn học Nhật Bản từ thời Minh

Trị đến nay Chính sự chủ động Âu hóa của nước Nhật đã thúc đây nhanhchóng quá trình chuyền biến này Không nghỉ ngờ rằng, những năm đầu thờiMinh Trị, văn đàn Nhật Bản đã “mở rộng cửa đón gió Tây lồng lộng thôi

vào” [65, tr 91] Nhiều trào lưu tư tưởng của văn học phương Tây đã được

các nhà văn Nhật Bản tiếp thu: chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn,chủ

nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên Các nhà văn

hiện đại Nhật Bản về sau vẫn bị cuốn hút bởi sáng tác của các tác giả phươngTây, đồng thời ở một số nhà văn, cái truyền thống của đất nước nhiều khi lạikhơi nguồn cảm hứng trong họ Do đó, ở họ đôi khi xảy ra sự xung đột Đông

- Tây và điều đó được biểu hiện khá rõ nét trong tác phẩm Ví như trườngvề chu dé tinh dục bệnh hoạn và chủ nghĩa duy mỹ rất Tây hóa thi quan điểm

thâm mỹ của Kawabata lại bắt nguồn từ những truyền thống cũ Từ sau chiếntranh thế giới thứ hai, nền văn học hiện đại Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triểnvà nở rộ với tên tuổi của các nhà văn nổi tiếng như Dazai Osamu, Mishima

16

Trang 13

Yukio, Abe Kobo, Oe Kenzaburo, Murakami Haruki và nhiều nhà vănthuộc thế hệ trẻ sau này.

Có thể thấy được rằng, những ảnh hưởng của văn hóa, văn học phươngTây, đặc biệt là từ các nước Nga, Anh, Pháp, Đức đối với Nhật Bản sau cuộc

cải cách Minh Trị là vô cùng lớn lao và đem lại những sự chuyển biến rõ rệt.Nếu như đất nước Nhật Bản thực hiện được quá trình hiện đại hóa một cách

nhanh chóng và hiệu quả trên mọi lĩnh vực thì cũng có thê thấy bước chuyênminh ay duoc thé hién ro rét qua van hoc Sự chu động tiép xuc voi van hoaphương Tây va khả năng tiếp thu, tiếp biến tài tình của các nhà văn Nhat Ban

cận - hiện đại đã tạo nên những thành quả lớn lao trong văn học Các tác giả

không bắt chước một cách rập khuôn sáng tác của các nhà văn phương Tây,mà họ đã đưa vào tác phẩm cái hồn cốt của con người, của văn hóa, của dântộc Nhật Bản - một nước Á Đông trong sự hòa trộn, có khi còn xung đột vớinên văn minh phương Tây Chính vì thế, nền văn học Nhật Bản đã vươn ra

tâm nhân loại với những tên tuôi nôi tiêng mà các tác phâm của họ được dịch

Tang, một Oe Kenzaburo luôn oăn mình vì nỗi đau nhân loại Hai nhà văn ayđã xứng đáng đoạt giải Nobel về văn học Bên cạnh đó, chúng ta còn có thékể đến tên tuổi của rất nhiều nhà văn khác, những người đã góp phan tạo nêndiện mạo riêng cho nền văn học Nhật Bản với nhiều phong cách sáng tác thậtđặc sắc: Mori Ogal, Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro, Ryunosuke

Akutagawa, Dazai Osamu, Abe Kobo, Mishima Yukio, Murakami Haruki

Mỗi nha van ấy sáng tác theo những phong cách khác nhau và đều dé lại dấuấn riêng của minh trong tác phẩm Tất cả đã tạo nên điện mạo riêng cho nền

văn học Nhật Bản hiện đại với những đặc điểm đa dạng và phong phú.

Gan với đặc điểm địa lý tách biệt, con người Nhật, dân tộc Nhật đãbằng ý chí, nghị lực và sự sáng tạo của mình không ngừng vươn lên, trở

thành cường quốc của châu Á và sánh ngang tầm với các cường quốc châu

17

Trang 14

Âu Tinh cách độc lập của con người Nhật chính là một yếu tố quan trọng déthấy rằng, trong khi tiếp thu và chịu ảnh hưởng những thành tựu của văn hóa,văn học phương Tây, họ cũng vẫn giữ được những nét truyền thống lâu bền,đồng thời tiếp thu một cách sáng tạo và có chọn lọc, cải biến chúng, tạo thànhsản phẩm của riêng họ Chính vì thế, sáng tác văn học của các nhà văn NhậtBản, dù chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của văn học phương Tây, đều mangtrong mình nó những sắc thái Nhật Bản riêng biệt và độc đáo.

Nền văn hóa, văn học Nhật Bản đã chứng tỏ được gia tri ton tại tự thân

của nó trong khi tiếp nhận văn hóa phương Tây Tiếp thu cái ngoại quốc, kếthop với cái trong nước và day nó lên đỉnh cao của sự phát triển là một trongnhững đặc điểm quan trọng của văn học Nhật Bản “Mô hình phát triển đặcbiệt của văn học trong lịch sử: Nhật Bản thâu nhận tất cả và không loại bỏ gì

hết Haiku không hề xóa bỏ waka, kabuki không hề thay thé No và Kyogen.Nói cách khác, ở Nhật, không có sự xung đột một mat một còn giữa cái cũ và

cái mới Nếu Kyoka (cuồng ca, một loại thơ ngăn hài hước và bình dân) có

mất đi cũng chi vì không hop với thời đại mới va bi đào thải một cách tựnhiên thôi (nhưng đây vẫn là ngoại lệ) Những khái niệm thâm mỹ của người

Nhật thuở trước như aware thời Heian, yugen thời Kamakura, wabi va sabithời Muromachi va iki thời Tukugawa ngày nay hãy còn đó cả Sau thời

Meiji (1868-1912), người viết waka vẫn đi tim aware, kẻ đóng tuồng Nô vandựa vào yugen, trà đạo hãy còn lấy wabi và sabi làm căn bản và các nàng

geisha vẫn nhắc đến iki như đỉnh cao của pham chất nghệ thuật của mình”[85] Có thé nói, những yếu tố ngoại lai từ phương Tây xâm nhập vào Nhật

Bản không làm chìm lâp đi cái “nội sinh” vôn có của nó, mà nó thúc đây

Phương châm của cuộc cải cách Minh Trị: “học tập phương Tây, đuổikịp phương Tây và vượt qua phương Tây” đã thúc đây nhanh chóng sự phát

18

Trang 15

trién của nước Nhật - từ một nước phong kiến thành nước tư bản chủ nghĩalớn mạnh trong khu vực và trên thế giới Cuộc cải cách thực sự đã đem lạinhiều biến đổi trong đời sống xã hội nói chung và trong văn học nói riêng củaNhật Bản Các thế hệ trí thức của Nhật Bản là những người góp phần làm

thay đôi sâu săc bộ mặt của nên văn học nước này.

1.2 Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Nhật Bản

1.2.1 Chủ nghĩa hiện sinh như một trào lưu trong văn học thế giới

1.2.1.1 Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh

Thuật ngữ Chu nghĩa hiện sinh có nguồn gốc đầu tiên từ trong Triếthọc Đây là một trào lưu triết học thịnh hành ở châu Âu sau hai cuộc chiếntranh thế giới, nhất là sau chiến tranh thế giới II, có ảnh hưởng lớn đến giới

trí thức và thanh niên châu Âu Trên thực tế, những yếu tố hiện sinh đã manhnha xuất hiện trong triết học cô Các lãnh tụ tôn giáo từ lâu đã nhấn mạnh sự

biến đổi của hiện hữu cá nhân như là mối quan tâm hệ trọng của con người.

Triết gia Socrates (470-399 TCN) từng đề cập đến vấn đề con người Các nhà

thân phận con người và nhấn mạnh vai trò cứu vớt của sự biến đổi và cam kếtcá nhân “Thánh Augustin (354-430) đã cho rằng giá trị của con người phụ

thuộc vào những giây phút hiện tại hoàn hảo mà con người được trải nghiệm:

đó là những giây phút làm được những điều thiện hay khi con người có địp

được gặp Chúa Cuộc đời chỉ có ý nghĩa ở những thời điểm như vậy màthôi” [81, tr 56] Tuy nhiên, triết học cổ truyền từ Platon, Aristote đếnDescartes, Kant, Hegel là thứ triết học thuần túy tư biện và xa cách con

người Trong triết học này, con người không có chỗ đứng riêng, mà conngười được coi là một trong hàng vạn vật Vũ trụ lan at con nguoi, con người

bị bỏ quên.

Trang 16

Đến cuối thé ki XIX, ở trong lòng xã hội phương Tây nảy sinh nhữngkhủng hoảng về đời sống tâm linh con người Một số nhà triết học bắt đầu cótư tưởng hoài nghỉ triết học duy lý của R Descartes và mọi hệ thống duy lýchủ nghĩa Họ thiên về khuynh hướng hiện sinh Có thé kế đến các nhà triết

học nổi tiếng: F Nietzsche (1884-1900), S Kierkegaard (1813-1855), E.Husserl (1859-1938) S Kierkegaard - triết gia tôn giáo người Dan Mạch,

là người khởi xướng thuyết hiện sinh hiện đại Mối quan tâm chính của ông

thể hiện trên hai mặt: làm thé nào dé trở nên ban ngã chân thực của chínhminh, và làm thé nào dé trở thành một tín hữu Cơ đốc giáo Con Nietzsche,triét gia Đức được xem là một vi cha đẻ khác cua thuyết hiện sinh hiện đại.

Ông nhìn con người hiện đại như một tạo vật suy đồi, không có tinh thần và

hao mòn sinh lực, đang có thoát ra khỏi thực tại khủng khiếp của thân phậnminh bang một thứ triết học nông can và một thứ tôn giáo an thần Ong cho

rằng, sứ mệnh của con người là sáng tao ra sự biến đổi của riêng mình thôngqua ý chí cương quyết, khổ đau cá nhân và sự trải nghiệm chiều sâu và đỉnhcao của cuộc nhân sinh Ông phản đối triết học truyền thống như sự thỏa mãnhão huyền cho những nhu cầu tâm lý, và chống lại Cơ đốc giáo như sự phủ

nhận những giá trị của hiện hữu trần thế Cống hiến lớn nhất của ông là vềtính chủ thể của nhân vị làm nền tảng cho chủ nghĩa hiện sinh Từ đó đã hìnhthành nên hai kiểu thuyết hiện sinh: tôn giáo và vô thần - được các nhà hiệnsinh thế hệ sau làm đại diện Chúng có chỗ thống nhất là cùng quan tâm đến

luận của Husserl với tính chất như là một phương pháp luận, đã góp phần

làm cho tư tưởng cua Kierkegaard va Nietzsche thực sự trở thành một trào

lưu triết học theo đúng nghĩa của nó.

Vào dau thé ki XX, chủ nghĩa tu bản phương Tây bước sang thời kìhiện đại Những cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học kỹ thuật liên tiếpdiễn ra, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt xã hội phương Tây Củng với đó, con

20

Trang 17

người bị kiềm tỏa trong guéng quay của xã hội mà sự duy lý hóa ngày càngthống trị Các cuộc chiến tranh thế giới liên tiếp né ra, như một tất yếu, sốphận của con người trở nên mờ nhạt và day hiém hoa Triét hoc hién sinh rađời trên nền của sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần do chủ nghĩa duy lýgây nên mà chiến tranh chỉ là ngòi lửa châm cho nó bùng nổ Nó ra đời déphản ứng lại, đối lập lại chủ nghĩa duy lý thống trị trong xã hội phương Tây

suốt một thời kỳ dài.

Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện đầu tiên ở Đức vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX với các đại diện tiêu biêu như: M Heidegger (1889-1976),

20-K Jaspers (1883-1969); sau đó được J.P Sartre, A Camus, G Marcel, M.Merleau Ponty đưa vào Pháp Trong đó, Sartre được tôn xưng là cây dai

thụ của chủ nghĩa hiện sinh trong ba thập kỉ 50-70 của thế kỉ XX Người ta

mô ta sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp như sau: “Ay là một buổi sángmùa đông (1946), vừa thức giấc, cả thành phố Paris thấy mình “hiện sinh”,sách báo đầy hiện sinh quyến rũ tràn khắp phố phường, những “đám thanh

niên nam nữ vui vẻ” kéo đến những căn nhà hầm ở Saint-Germain, ầm vangđiệu nhạc Jazz trong những trang phục mới lạ với mái tóc xõa, quần tim ốngvà ăn nói chào mời phóng túng Người ta bảo đó là một lối sống mới, là mộtphong trao mốt đã trở thành như một huyền thoại” [21, tr 5] Trong bốn nămtừ 1945, Paris trở thành thủ đô văn hóa của thế giới nhờ sức hút của lối sốnghiện sinh và danh tiếng của J.P Sartre, người được mệnh danh là “giáo

hoàng” của chủ nghĩa hiện sinh và nó lan rộng đên nôi, một khâu hiệu theo

ở răng” Tất nhiên, không nên nhằm lẫn cái gọi là lối sống hiện sinh với triết

Trang 18

1.2.1.2 Nội dung của triết học hiện sinh

Từ “Chủ nghĩa hiện sinh” (Existentialism) được tao ra bởi nhà triết học

người Pháp Grabiel Marcel vào giữa năm 1940 và được sử dụng bởi Sartre

trong bai thuyết trình của mình vào 29/11/1945 tại Paris Bai thuyết trình sau

đó được xuất bản thành cuốn sách ngắn mang tựa đề "L'existentialisme est un

humanisme - Existentialism is a Humanism - Chủ nghĩa hiện sinh là chu

nghĩa nhân đạo" Cuốn sách này khiến tư tưởng hiện sinh trở nên nổi tiếng.

Khi dùng từ “hiện sinh”, thực chất các triết gia hiện sinh muốn nói tớisự hiện tổn của con người Đó là “sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù, chứkhông phải tat cả loài người Van dé của con người, trong cái nhìn của họ,phải trở nên có ý thức đầy đủ về bản ngã chân thực của mình trong hoàn cảnh

đặc thù mà hắn ta tìm thấy chính mình dang ở trong đó” [11] Sứ mệnh trở

thành bản ngã của chính mình đòi hỏi sự quyết định, cam kết, dấn thân.Chính nhờ quyết định mà con người đạt tới sự hiện hữu tự thức, chứ không

đơn thuần nhờ những lý tưởng cao vời hay những ý định tốt đẹp Do dự là

một tình trạng hư vô.

Triết học hiện sinh đối lập hoàn toàn với triết học duy lý củaR.Descartes và cả với mọi hệ thống duy lý chủ nghĩa Nếu như trong các hệ

thống đó, con người được coi như một “tồn tại” ngay từ lúc đầu tiên đã có lí

trí, thì chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, đầu tiên con người chỉ là hư vô, và chỉ

việc con người tồn tại thôi đã là “phi lý” rồi Vì vậy, chính con người phải

đem lại cho đời mình một ý nghĩa Luận đề này được thể hiện trong câu nóinồi tiếng của J.P Sartre: “Hiện sinh có trước bản chất” Thực chất, triết học

truyền Đó là triệt học về ý nghĩa cuộc nhân sinh, tức triệt học vê con người.Nó chỉ chú trọng đên than phận con người, tìm hiệu ý nghĩa của cuộc sông va

cái chêt Vì vậy, chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyêt mà đôi tượng là sự tôn

22

Trang 19

tại của con người xét trong hiện thực cụ thể của nó, và trong điều kiện cánhân con người dan thân vào xã hội Sartre khang định rằng: con người làtương lai của con người, con người là chính những gì mình tự tạo nên Ôngnhấn mạnh trách nhiệm của con người trong cuộc đời: “việc đầu tiên màthuyết Hiện sinh làm là chỉ rõ cho mỗi người những gì anh ta có và trao choanh ta toàn bộ trách nhiệm về cuộc đời của anh ta Nói rằng con người có

trách nhiệm với bản thân mình không có nghĩa là con người chỉ có trách

nhiệm đối với bản thân anh ta, mà anh ta còn có trách nhiệm đối với toàn thé

loài người” [82, tr 167].

Nhà nghiên cứu Lộc Phương Thủy trong bài viết Tiểu thuyết hiện sinh”đã nêu lên ba đặc điểm chính của chủ nghĩa hiện sinh, bao gồm: chủ nghĩahiện sinh chia thành hai nhánh - vô thần và hữu thần; quan tâm đến vấn đề

thân phận con người; khẳng định tồn tại có trước bản chất Tuy nhiên, các

nhà hiện sinh chủ nghĩa dù là hữu than hay vô thần, đều có tư tưởng bi quan

sâu sắc đối với con người và cuộc sống Họ cho rang, trong thé giới nay, mọi

giá trị tinh thần đang mat hết ý nghĩa mà không thé bù đắp lại được Con

người đang bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn giữa cái hiện hữu thù nghịch, cho nên

cuộc đời chỉ là một sự vô nghĩa Đề khắc phục tình trạng Ấy, các nhà hiện

sinh chủ nghĩa kêu gọi con người quay về với cá nhân mình, “đưa vào cáimình có dé không ngừng nâng mình lên” đề “tự do sáng tạo ra minh bang

môi hành động cua mình, tự do mang đến cho sự sinh tôn của mình một ý

Sartre) [§1, tr 53] Họ nhấn mạnh những khái niệm “dan thân”, “nhập cuộc”.Con người, theo họ, phải hành động trước hết chỉ vì cá nhân mình, vì sự tự

vượt lên mình Luận điểm nổi tiếng của Sartre: “cái hiện sinh có trước bảnchất” nói lên rằng, không hề có những bản chất của con người tồn tại trước

khi có sự hiện hữu của con người trên mặt đât và tôn tại chăng qua chỉ là quá

: Trong cuốn Tiểu thuyết Pháp thé kỷ XX - Truyền thống và cách tân

23

Trang 20

trình hình thành liên tục Trong một hoàn cảnh, con người có thé chọn mộttrong nhiều cách Và sự lựa chọn ay sé tao ra con người, tức ban chất của anh

ta vào hoàn cảnh ay Con người buộc phải lựa chon va sự tự do cua con người

năm trong sự lựa chọn ấy Con người không đứng yên, anh ta phải liên tụclựa chọn và phải chiu trách nhiệm về bản thân mình Ở khía cạnh này, triếthọc hiện sinh đã thé hiện mặt tích cực của nó khi nhấn mạnh đến sự hoạt

động tích cực của con người Nhưng mặt hạn chế là nó nhấn mạnh thái quá

tính năng động của con người, không tính hết đến tác động của hoàn cảnh

khách quan.

Chủ nghĩa hiện sinh lấy con người làm trung tâm, làm đối tượng vàmục tiêu để hướng tới Triết học hiện sinh coi con người là một nhân vi, nhờ

đó mà con người mang một bộ mặt riêng biệt, khác với mọi tính cách mang

tính pho quát Con người tu do lựa chon cách song, thai độ song cua minh,

nghĩa là con người có ý thức dé trở thành hiện sinh; và do đó mà con ngườiluôn đau khổ, dan vặt, lo âu trong cuộc kiếm tìm va lựa chọn tự do.

Nếu như các ngành khoa học đề cập đến con người như là một đối

tượng dé nghiên cứu thì chủ nghĩa hiện sinh lại muốn dé cập đến con ngườiay như là một hiện sinh cua tự do, vượt khỏi mọi khoa hoc Đó là một sinhlực tinh thần thực sự sống băng tự do của mình, trong những tình trạng cụ thécủa thé giới loài người Nói tới tự do là nói tới lựa chon, mà mỗi lựa chon,mỗi quyết định là một giá trị hiện sinh, bởi mỗi quyết định đòi hỏi một ý thứcthận trọng và một tinh thần trách nhiệm cao Mỗi quyết định ấy còn là sự

chiên thăng của tự do đôi với bản tính người Từ vân đê trung tâm của chủ

được phái sinh, làm cho vân đê con người trở thành cụ thê hơn, nhăm đê diễntả và biêu dat sâu sac hơn các cảnh huông của con người Đó là các phạm trù:

hữu thê, hư vô, buôn nôn, cô đơn, lo âu, tha hóa, cái chết, trách nhiệm, sự

thăng hoa, dự phóng và tự do.

Trang 21

“Sự lưu đày của thân phận con người trần thế (căn tính đau khổ, bệnhtật, chết chóc, sự không hiểu được “kẻ khác”) vào những cảnh ngộ hoàn toànbị che đậy, việc đưa ra bất cứ hành vi quyết định nào như thể đặt nền tảngcho cả một sự cải tổ mang giá trị thế giới quan, đó là những dấu hiệu cấu trúc

mà thứ văn học đậm chất trí tuệ triết lý của chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh.Sự đánh tráo hình ảnh của tồn tại vốn có ở bản thân bằng cái tự ý thức nhânđó nảy sinh đã dẫn tới việc huyền thoại hóa của cá nhân (có thể giữ được

trong khuôn khổ kiểu giống như thực hay phóng lên thành kiểu bóng gió ngụ

ngôn mà Kafka là người được coi là ông tổ) Áp lực của tính xác thực đời

sống ở đây hoàn toàn không đồng nhất với sự sắc sảo hiện thực chủ nghĩa,mà chuyền thành sự mã hóa những gì không hiểu được nhưng chính cá nhânđã trải nghiệm, trong những huyền tích tượng trưng, đi kèm những chỉ tiếthiển hiện như sờ mó được nhưng trong chỉnh thê lại mang tính huyền hoặc,được vay mượn từ thần thoại, truyền thuyết cô (Rudi của J.P.Sartre, Antigonecua Anouinlh) hoặc hu cầu mới (Dịch hạch của A Camus, Chua ruồi của

Golding, Người dan bà trong cồn cát của Abe Kobo) Do chỗ những kiểu

lương tâm, trạng thái con người “tha hóa” trong cái thế giới thù địch với nó cho nên khi chuyền sang ngụ ý nó cũng thiên về các dạng: lo âu, chán chường

hoảng loạn Nhờ lối bản thé hóa siêu hình học ay, van hoc hién sinh da “tu

bổ” lại sự sinh tồn, làm cho nó nếu chưa được nhận biết thì sẽ được nhận

biết” [12, tr 74]

1.2.1.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học

Ra đời với tính cách là một trào lưu triết học, chủ nghĩa hiện sinh đã

lan rộng ở Đức, Pháp và nhiều nước khác trên thế giới Kêu gọi con ngườiquay về với cá nhân mình, triết học hiện sinh cho ta thấy, không gì tha thiếtvới con người bằng chính con người Bởi thế, tiếng nói của hiện sinh đã được

25

Trang 22

moi người, nhất là thanh niên, lớp người nhiều lo âu về thân phận mình, chàođón nông nhiệt Trào lưu triết hoc chủ nghĩa hiện sinh đã ảnh hưởng trực tiếpvà sâu sắc đến văn học va các ngành nghệ thuật khác, thậm chí ở nhiều nơi vànhiều lúc trở thành mốt, có xu hướng tách xa với các quan điểm của chủnghĩa hiện sinh Các nhà hiện sinh thé ki XX không chỉ trình bay những quan

điểm của mình thông qua sách báo lý luận tư biện thuần túy mà họ cònchuyền tải tới đông đảo quần chúng bằng cả hình thức các tác phẩm vănchương (truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, nghiên cứu văn học ) Do vậy mà

mức độ phô biến của triết học hiện sinh ngày càng trở nên sâu rộng Và nhưthế, triết học hiện sinh đã đi được vào đời sống và văn học một cách tự nhiênnhất có thể Con đường di vào văn học của triết học hiện sinh, do đó, có thểcoi là con đường trực tiếp mà các triết thuyết khác hầu như không có được.

Cũng từ đó xuất hiện một trào lưu văn học hiện sinh ở châu Au, trước hết là ởPháp vào những năm trước và sau chiến tranh thé giới thứ II với các đại diện

là những nhà văn đồng thời là những triết gia hiện sinh: G Marcel, J.P.

Sartre, A Camus; và tiép đó, nhanh chóng lan rộng sang một sô nước khác

khác nữa.

Triết học hiện sinh thường gắn với văn học, có lẽ bởi vì nó cùng có

một đối tượng chung với văn chương, nó là thứ triết học gắn liền với conngười, với cuộc sống và cái chết của con người Từ những người vốn đượccoi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh như Kierkegaard, Nietzsche đến nhữngtriết gia như Jaspers, Husserl, Marcel, Heidegger tuy là những nhà triết học

thuần túy, nhưng họ lại rất chú ý đến văn học Đến thế hệ các nhà hiện sinh

như Sartre, Simone de Beauvoir, Merleau-Ponty thì họ vừa viết những tác

phẩm triết học thuần túy tư biện vừa sáng tác văn học để truyền bá triết

26

Trang 23

thuyết hiện sinh Thậm chí có những người chỉ sáng tác như A Camus,Hermann Hesse Triết học hiện sinh và văn chương hiện sinh rất phong phúvà phức tạp, tùy theo những biểu hiện khác nhau trong quan điểm của từngtriết gia về hiện sinh Ví như ở Sartre và Camus, nhiều khái niệm cơ bảntrong học thuyết của họ được giải thích rất khác nhau và họ sử dụng cácphạm trù cũng khác nhau Do vậy mà cái hiện sinh biểu hiện trong văn học

cũng mang màu sắc rất khác biệt Sự trải nghiệm cuộc sống diễn ra hàng ngàyđã làm cho các triết gia có những cảm nhận riêng không ai giống ai Cuộc

sống ở “trạng thái đồ vật” đã làm cho Sartre buồn nôn, Camus thì cảm thấyphi lý, còn Heiddegger thì gọi nó là tam thường

Milan Kundera, một trong những nhà tiểu thuyết lớn nhất của thé kiXX từng viết: tiêu thuyết “thé hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”,“hiền minh của hoài nghỉ”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu

hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính

ngay bản chất sự tồn tại của con người” [77, tr 90] Mà bản thể mỗi conngười lại vô cùng phức tạp, không dễ để định nghĩa rạch ròi Theo Sartre,

bền vững những thuộc tính và một hiện sinh, nghĩa là một hiện diện có thựcnào đó trong thế giới ở con người và chỉ ở con người thôi, hiện sinh cótrước bản chất, con người phải tạo ra bản chất của chính nó, chính là bằngcách tự ném mình vao trong thế giới, đau khổ ở đấy mà con người tự địnhnghĩa dần dần, và cái định nghĩa luôn luôn mở ra” [78, tr 252].

Trong văn học hiện sinh thế giới, Sartre và Camus là hai kiểu nhà hiện

sinh tiêu biểu Sartre xây dựng một triết thuyết độc đáo của mình: chủ nghĩa

hiện sinh hành động Sartre cho rằng, không có một bản chất có trước, màcon người bằng hành động của mình phải tự tác thành lay cuộc sống của

minh Và con người là dự phóng cua mình, cho nên nó phải chịu trách nhiệmvới người khác Khi hành động, con người hoàn toàn tự do, buộc phải hoàn

27

Trang 24

toàn tự do Tự do, với Sartre, không phải là thứ tự do trừu tượng, mà là thứ tự

do cụ thể của con người trong xã hội Bởi, con người lúc nào cũng đang sống

trong một hoàn cảnh nào đó, nên nó buộc phải lựa chọn Và tự do của con

người năm trong sự lựa chọn này Vì vậy, chủ nghĩa hiện sinh hành động của

Sartre khác với Camus là chủ nghĩa hiện sinh phi lý, với Marcel là chủ nghĩa

hiện sinh Cơ đốc, với Marleau-Ponty là chủ nghĩa hiện sinh tương đối.

Khác với Sartre, Camus không viết những tác phẩm hiện sinh thuầntúy tư biện, nhưng triết ly hiện sinh tham dam trong những tác phẩm văn học

của ông Tư tưởng hiện sinh của Camus xoay quanh hai khái niệm mau chốtlà cái phi lý và sự nổi loạn Cuộc đời, thực ra, tự thân nó không phi lý, cũngnhư tự thân con người không phi lý Nhưng tính chất phi lý năm ở chỗ mộtbên là cuộc đời đầy rẫy trái tai gai mắt mà bên kia con người sáng suốt lại đòihỏi mọi sự phải rạch ròi Hai mặt ấy đối lập nhau kịch liệt, ấy vậy mà lại phảihiện hữu bên nhau hàng ngày Những cuốn tiểu thuyết của Camus như Người

xa lạ, Dịch hạch, Caligula đã nói lên rằng, tính chất phi lý này là sự thật chủyếu của cuộc đời chúng ta Trên hành trình tư tưởng của mình, Camus đãkhởi đầu từ cảm giác phi lý trước cuộc đời, bước qua tâm trạng nổi loạn

nhằm mục đích bảo vệ các giá trị người, dé cuối cùng đi tới chủ nghĩa nhânbản đặc biệt của ông: con người phải là mục đích tự tại và duy nhất của nó.

Vậy là từ triết học chuyên biến vào văn học, chủ nghĩa hiện sinh cũngmang trong lòng nó những yếu tố, những khuynh hướng khác nhau, thậm chícó khi là trái ngược với nhau Chính điều đó tạo nên sự đa dạng về mặt biểu

hiện của các tác phẩm văn học hiện sinh, buộc người nghiên cứu phải đi sâuvào từng tác phẩm của từng tac giả cụ thể, mới khám pha được hết những nét

Văn học hiện sinh đậm chất trí tuệ triết lý với những dấu hiệu cấu trúcvề sự lưu day của thân phận con người tran thé (căn tính đau khổ, bệnh tật,

chết chóc, sự không hiểu được “tha nhân” - kẻ khác) vào những cảnh ngộ

28

Trang 25

hoàn toàn bị che đậy; về việc đưa ra những hành vi quyết định và lựa chọncủa cá nhân Trong văn học hiện sinh, các nhà văn viết về cái phi lý, cái trực

giác, cái bản năng của con người.

Ra đời và phát triển ram rộ trong một khoảng thời gian khá dài nhưng

vé sau, phong trào văn hoc hiện sinh lâm vao tình trạng bat hòa và đi dan đến

suy tàn trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” Những tranh cãi triết học và văn học

về phương tiện để đạt mục đích, về đạo đức và cách mạng đã nhanh chóngtrở nên căng thăng về tư tưởng chính trị, làm phân rã chủ nghĩa hiện sinh

thành những nhóm đối địch và càng day nhanh nó tới gần sự suy tàn Vì

những ly do khác nhau, chủ nghĩa hiện sinh đã không đứng vững được lâu dai

trong lịch sử Và trào lưu văn học này đã chấm dứt lịch sử ton tại của nó vàonửa sau những năm 50 của thé ki XX.

1.2.2 Chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Nhật Bản

Lan sóng phương Tây hóa đã có tác động lớn lao đến sự chuyên biếncủa nên văn học Nhật Ban thời kì cận - hiện dai Trong khi tiếp thu ảnh

hưởng của các nhà văn phương Tây, văn học Nhật Bản đã hình thành những

trào lưu, những trường phái khác nhau Một số nhà văn Nhật Bản, đặc biệt làthế hệ những người trưởng thành trong và sau chiến tranh, có nhiều cơ hộitiếp xúc với các tác gia phương Tây (Abe Kobo, Oe Kenzaburo ) đã chịuảnh hưởng bởi các nhà văn hiện sinh tiêu biểu như J.P Sartre, A Camus hay

F Kafka Có thé nói, chủ nghĩa hiện sinh là triết học của sự khủng hoảng,

nảy sinh trong thời kì của những chan động và tai biến xã hội Kiểu thức sinh

tôn cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh là trạng thái con người tha hóa trong cái

Oe Kenzaburo là con đẻ của thời đại mà tư tưởng hiện sinh đang lan khắp

toàn cầu Thêm vào đó, đất nước Nhật Bản thời ông sinh ra và trưởng thành

đang ở trong thời kỳ hậu chiến khốc liệt, nhiều khủng hoảng và đồ vỡ, rất

29

Trang 26

thích hợp cho sự du nhập và phát triển của tư tưởng hiện sinh Nhưng ngườita thường nhắc đến Abe Kobo với tư cách là tác gia có tư tưởng hiện sinh tiêubiểu của nền văn học Nhật Bản hiện đại.

Thêm vào đó, trong quỹ đạo chung của sự biến đổi toàn cầu và nhữngchuyền biến trong lịch sử thời kì hiện đại, các nước phương Đông, trong đócó Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật Cuộc chiến tranh thế giới có tác

động trực tiếp đến đất nước này trên mọi lĩnh vực của đời sống Những cuộc

khủng hoảng kinh tế, chính trị diễn ra, thậm chí trên cả lĩnh vực tinh thần.

Chiến tranh làm con người hoang mang trước số phận cuộc đời mình, họkhông hiểu cuộc đời sẽ đi về đâu và con người sẽ là gì trong cái vòng xoáycủa vũ trụ, nơi những biến thiên lịch sử diễn ra trién miên, dai dang.

Dat nước Nhật Bản bước vào thời kì hiện đại và thực hiện quá trìnhhiện đại hóa một cách nhanh chóng cũng đã tạo nên những biến đôi lớn lao

trong đời sống xã hội Nhật Ban Con người bị đây vào guéng quay của xã hội

ấy, khiến nhiều khi họ mất đi bản ngã của mình Chiến tranh chà đạp lên số

phận con người, biên cuộc đời con người thành bê khô Không ít những nhà

lên án xã hội là những nguyên nhân trực tiếp đây con người vào những cảnhhuống trớ trêu ấy Cũng không ít trong số họ đã trực tiếp chứng kiến nhữngcảnh ngộ thương tâm, bi dat của kiếp người trong khi vật lộn với cuộc chiếntranh để sinh tôn, với cả những biến chuyên liên hồi của xã hội Dấu hỏi lớn

về thân phận con người, về số kiếp người dường như là không có lời giải đáp.Nếu như ở Pháp, văn học hiện sinh phát triển mạnh mẽ nhất và trở

thành một trào lưu được phổ biến rộng khắp vào những năm trước và sauchiến tranh thế giới thứ II, thì ở Nhat Ban, van học hiện sinh không phát triểnđến độ mạnh mẽ như thế Nó không quy tụ vào một nhóm tác giả, một trườngphái hay khuynh hướng văn chương cụ thé nào Chủ nghĩa hiện sinh trong

văn học Nhật Bản không nở rộ như một trào lưu trong văn học phương Tây

30

Trang 27

mà nó tồn tại riêng lẻ như những yếu tố trong tác phẩm hay trong phong cáchcủa một tác giả Tuy vậy, những yếu tố của chủ nghĩa hiện sinh xuất hiệntrong tác phẩm của một số tác giả lại mang tính chất tiêu biểu và có nhữngbiểu hiện đặc sắc Cần phải thấy răng ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinhtrong văn học phương Tây khi chuyên thể vào Nhật Bản đã tạo ra những nétriêng, mang hồn cốt của con người, của dân tộc này - một dân tộc dù đã Âu

hóa nhiều song vẫn còn những bản sắc Á Đông rõ rệt Mặc dù không phát

triển thành trào lưu văn học hiện sinh mạnh mẽ và pho biến như ở Pháp,nhưng văn học hiện sinh Nhật Bản đã ton tại và đạt được những thành tựu nồibật ở một số tác giả Trong đó, nổi bật nhất là nhà văn Abe Kobo.

Như đã nói, Nhật Bản là một quốc gia phương Đông Và trong một

thời gian dài trước đó, đã chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn minh Trung Hoa.

Vì vậy, nó vẫn mang trong mình những nét riêng về lịch sử, về văn hóa, khác

biệt rõ rệt với Tây phương Cho nên, quan niệm về con người, về cá nhân

trong văn học cũng có những nét khác biệt so với phương Tây Do ảnh hưởng

từ phương Tây, một số nhà văn Nhật đã ngả theo lối viết hiện sinh chủ nghĩavà tác phẩm của họ đã đạt được nhiều giá trị Những nhà văn thế hệ Showa

30 (1955 về sau) có khuynh hướng đi tìm một thủ pháp mới tìm cách bắt gặpcon người toan thé như một sinh vật có tính xã hội va chính trị (Kaiko

Takeshi (1930-1989), Oe Kenzaburo (1935-), Inoue Mitsuharu

(1926-1992) ) Trong số đó có cả nhà văn Abe Kobo Các nhà văn nay muốn tìm

hiện đại.

Văn học hiện sinh bao giờ cũng miêu tả đời sống như như một thảm

kịch, một hư vô, như những bờ vực thăm ma con người bị treo chơi vơi va lơlửng Ở đó, họ hoàn toàn bất lực Thế nhưng, trong tác phẩm của Abe Kobo,ta van thay có một điểm tựa dé con người không sa vào bề tắc tuyệt đối, ma

lúc nào họ cũng có ý chí vùng vay dé thoát ra - bằng hành động của chính

31

Trang 28

mình Điểm tựa ấy chính là bản thân con người, bản thân cuộc sống mà AbeKobo đã tìm thấy Do chính là sắc thái riêng của chủ nghĩa hiện sinh trong tácphẩm của Abe Kobo.

Như một điều tất yếu, khi văn học hiện sinh Pháp và thế giới rẽ theo

những ngả khác nhau tùy vào quan điểm của các nhà hiện sinh chủ nghĩa, thì

văn học hiện sinh Nhật Bản cũng có những biểu hiện vô cùng đa dạng của nó,làm nên những sắc thái riêng của nền văn học ấy và góp phần làm phong phúthêm cho diện mạo nền văn học nước này Khi đi sâu vào tìm hiểu những sắcthái của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện trong hai tác phẩm của Abe Kobo,chúng tôi chú ý phân tích những biểu hiện da dạng về hiện sinh mà các tácphẩm đó chứa đựng.

1.3 Các tác phẩm văn học hiện sinh của Abe Kobo

(Abe Kobo - #8278; bút danh: Kimifusa; 1924-1993), nhà văn, nhà

soạn kịch Nhật Bản Bồ ông là bác sĩ dạy học tại Trường Đại học Y ở

Mucđen (Mukden) [nay là Thâm Dương (Shenyang)], Trung Quốc Abe

Kobo sống ở đó đến năm 17 tuổi Năm 1941, ông trở về Tôkyô dé học ngành

y nhưng lại theo đuổi nghề văn và trở thành một nhà văn nổi tiếng của Nhật

Bản Chủ đề thường gặp trong tác phẩm của Abe Kobo là tâm trạng cô đơn

của con người sống trong xã hội công nghiệp Ở giữa những nơi đô thị, chật

chội, ồn ào, vô tình và độc ác, con người có cảm tưởng lạc vào mê cung, luôn

luôn tìm “đường sinh” để thoát ra nhưng không bao giờ tìm thấy Tác phẩm

chính của ông là: "Người đàn bà trong côn cát" (1962), "Khuôn mặt người

Abe Kobo được coi là nhà văn có tư tưởng tiên phong, đi trước thời đại

của văn đàn Nhật Ban thế ki XX Qua các tác phẩm của ông, độc giả tìm thay

những môtÍp về sự tron chạy, sự săn đuôi, sự xa lạ với chính mình và với mọingười xuyên suốt các sáng tác Ở giữa sự phi lý, kỳ dị đó, thân phận con

32

Trang 29

người được miêu tả giống như một quá trình không có khởi đầu và kết thúc,không còn tồn tại trong không gian và thời gian Ở đó con người chỉ tự mìnhra đi và tự mình sinh trưởng, giữa họ không có điểm tương đồng Với nhiềuchủ đề đa dạng, phong cách sáng tác độc đáo và sự thành công trong nhiều

thé loại sáng tác, tên tuổi của Abe Kobo được nhiều người trên thế giới biếtđến và khâm phục.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu có tiếng ở Nhật Ban và thé giới,Abe Kobo là nhà văn sáng tạo vào bậc nhất nước Nhật, với phong cách tiền

vệ (advant-garde) đi trước thời đại Ông cũng là nhà văn hiện sinh tiêu biểucủa văn học Nhật Bản hiện đại Trong tác phẩm của mình, ông đã thể hiệnnhững vấn đề con người, những vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh với một bútpháp nghệ thuật độc đáo, mới mẻ và hấp dẫn Ông được coi là một trong số ítnhững nha văn có văn phong độc đáo nhất ở Nhật Tác phẩm của ông dao sâu

vào những vấn đề của thân phận con người, của tự do cá nhân với một giọng

văn khô khan nhưng chính xác, mang tính biểu tượng cao độ Không sáng tác

theo lối truyền thống như Kawabata hay một số nhà văn khác, cũng khônggiống với các nhà văn học tập phong cách phương Tây, Abe tìm cho mình

một lối viết mới mẻ, tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của riêng mình.

Abe Kobo sinh ra và lớn lên trong thời kì nước Nhật có nhiều biếnđộng về chính trị, kinh tế và xã hội Trải qua cuộc chiến tranh thế giới thứ I

với từng bước vươn lên của đất nước và con người ở đó, Abe Kobo thấm đẫm

những noi niêm về thân phận con người trong xã hội công nghiệp Vân đê

chết chóc, ban cùng; ma còn đặc biệt lộ rõ trong quá trính nước Nhật trở nênmột cường quốc tư bản ngày càng giàu mạnh Khi đó, mọi giá trị dường như

bị đảo lộn, con người mat đi bản ngã của chính mình, bị dồn vào guồng quaycủa xã hội công nghiệp Van dé cá nhân, con người được các nhà văn thé hệsau chiến tranh đặc biệt quan tâm Cùng với sự tiếp nhận những ảnh hưởng

33

Trang 30

của sách báo và văn hóa phương Tây, Abe Kobo đã sáng tạo nên một cách

viết thật độc đáo, riêng biệt Tác pham cua ông tạo nên sự tò mò và nhữngtìm tòi, suy ngẫm sâu sắc trong lòng độc giả Nếu như Oe Kenzaburo, quanhững biểu hiện của con người tha hóa trong tác pham, muốn gửi gam tới độc

giả thông điệp về tâm trạng của thế hệ người Nhật sau chiến tranh với nhiềuđô vỡ và mat mát; thì Abe Kobo, thông qua các biểu tượng và ấn dụ, muốnđặt vấn đề cái hiện tồn, hiện sinh của con người trong xã hội tư bản công

nghiệp Sự hiện tồn của con người trong tác phẩm của ông trở thành một vandé nhức nhối, có khi con người bị rơi vào trạng thái bi dat, không lối thoát.Các tác phâm cũng chứng tỏ tài năng độc đáo của nha văn với nhiều thủ pháp

nghệ thuật hiện đại.

Abe Kobo không trực tiếp chịu ảnh hưởng của các tác giả hiện sinh

phương Tây (đến mức như Oe say mê tác phẩm của Sartre) nhưng những vấnđề mà ông đặt ra trong một số tác phẩm của mình đã cho thấy lối viết hiện

sinh chủ nghĩa thấm đẫm trong sang tác của ông Với lỗi viết siêu thực đi

van dé con người va thân phận con người trong đời sống xã hội Nhật Ban

thời kì đó với không khí thật ngột ngạt, trong đó con người phải gắng đi tìmtự do và sự lựa chọn cho chính bản thân mình Ông được coi là nhà văn hiệnsinh tiêu biểu của nền văn học hiện đại Nhật Bản Trong tác phẩm của mình,nhà văn đã thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh với một bút pháp

nghệ thuật độc đáo, mới mẻ va hấp dẫn, đặc biệt trong hai tác phẩm Ngườiđàn bà trong côn cát và Khuôn mặt người khác của nhà văn Chúng tôi chútrọng soi xét hai tac pham trong hoàn cảnh lịch sử, văn hóa va xã hội Nhat

Bản thời kì nước Nhật thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dẫn

tới những thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội, tác động sâu sắc đến cuộcsống con người Là một nhà văn thuộc thế hệ Showa 30 (1955 trở đi), AbeKobo muốn tìm hiểu đâu là lối sống thích hợp của con người trong những

34

Trang 31

điều kiện của xã hội hiện tại Nó buộc con người phải lựa chọn tự do cho

riêng mình.

Nhà nghiên cứu Phạm Vũ Thịnh đã nhận xét rằng: “Trước Murakami

Haruki trên 20 năm, Abe Kobo đã được biết đến như một tác gia Nhật Bản

nổi tiếng quốc tế về các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Ban,

sáng tạo mới mẻ, dùng nhiều ân dụ, ngụ ngôn, nhiều hình tượng cu thé hay

siêu thực dé diễn tả nội tâm và tiềm thức của con người bị tha hóa, vong ngã

trong xã hội đô thị ngày càng tiện lợi và máy móc” [79].

Tác phẩm của Abe Kobo đã được dich ra nhiều thứ tiếng trên thé giớivà được độc giả mến mộ Ông vẫn thường được xem là một “nhà văn quốctế” với ý nghĩa là nhà văn được nước ngoài đọc hiểu mà không phải đụngchạm những tinh cách “thuần Nhật” Tác phẩm của ông hiền nhiên chang liên

quan gì đến anh đào nở hoa hay núi Phú Sĩ đầy tuyết trắng Nhân vật của ônglà cư dân của những thành phó hiện đại trong các xứ sở công nghiệp mà ta cóthé bat gặp ở mọi nơi trên toàn thé giới Con người bị tha hóa trong xã hội tubản là dé tài quen thuộc của Abe Kobo Với tư tưởng triết lý tiềm tàng trongvăn mạch và cách viết mới mẻ, ông là nhà văn tiên phong của Nhật có một

danh tiếng quốc tế đáng kê.

Tác phẩm Người đàn bà trong côn cát in năm 1962 đã nhận được giải

Độc mãi văn học thưởng (Yomiuri Bungakusho - Z2Š'3“?ƒ) và giải thưởng

cao nhất của Pháp dành cho tác phẩm văn học nước ngoài Cuốn tiểu thuyết

được biết đến nhiều nhất trên thế giới nhờ các bản dịch ra tiếng nước ngoài

và cuốn phim của đạo diễn Teshigahara Hiroshi vào năm 1963 Bộ phim nàycũng đã được giải thưởng đặc biệt tại liên hoan phim Canes.

Câu chuyện kê vê Niki Jimpei, một giáo viên trung hoc có sở thích sưu

biên, nơi mà những côn cát cao hơn cả các mái nhà đên chục mét và ngôilàng có nguy cơ bị cát chôn vùi bât cứ lúc nào Anh hy vọng tìm được những

35

Trang 32

con côn trùng cánh cứng để bổ sung vào bộ sưu tập của mình Bị lỡ chuyếnxe buýt cuối cùng về thành phố, anh ngỏ ý ở trọ qua đêm va được dân làngđưa anh xuống trọ tại nhà của một thiếu phụ nằm sâu dưới hé cát và lênxuống bằng một chiếc thang dây Trong hồ cát, có một người đàn bà sống dé

hàng ngày dọn cát cho ngôi nhà không bị cát chôn vùi như bao nhiêu ngôi

nhà khác trong làng Chồng và con chị đã bị con bão cát năm trước vùi matxác không tìm thấy Đinh ninh là chỉ ngủ trọ lại đó một đêm nhưng sáng hômsau tỉnh dậy, anh nhận ra chiếc thang dây đã biến mất Hóa ra anh đã bị sậpvào cam bay của dân làng, giống như người bán bưu ảnh hay một chàng sinhviên bán sách cũ trước đó Họ định bắt ép anh làm công việc dọn cát cùngngười đàn bà Không thé chịu đựng được một sự thực vô lý như thế diễn ravới mình, anh tìm đủ mọi cách đề thoát ra khỏi hé cát ấy Anh leo vách tường

cat đề thoát lên trên nhưng lại bị cát làm tụt xuống Anh xúc cát dé hạ bớt độdốc thì cát lở đồ ập vào người Anh lấy cớ nói chuyện phải trái với dân làngdé họ thả anh ra Nhưng tat cả những hành động của anh đều thất bại Tham

chí, anh không làm việc và giả vờ ốm để dân làng gọi bác sĩ đến, anh trói

người thiếu phụ không cho chi xúc cat dé họ phải nhượng bộ anh Nhưng dân

làng đã không cung cấp nước cho họ trừ khi họ bắt đầu làm việc trở lại.Không thể làm gì được, anh trút mọi bực tức lên đầu người thiếu phụ, nhưngchị có một sức chịu nhẫn nhục đến lạ thường Chi hầu như câm lặng, khôngđối thoại với anh Vậy là anh càng trở nên tuyệt vọng Anh không thể hiểu

nồi sao con người ta lại có thể sống một cuộc sống luan quan và vô nghĩa đến

như vậy Ban ngày họ ngủ, ban đêm họ dọn cát Ngày nào cũng như ngày

dưới một cai 6 dé che cát, ngủ dé tran cơ thé cho cát khỏi lọt vào làm loét thịt

da Cuộc sông ấy thật ngoài sức tưởng tượng của anh Lúc nào anh cũng nungnau kế hoạch và ý định vượt thoát khỏi đây.

Trang 33

Thời gian trôi đi và anh nghĩ rằng anh phải ra khỏi đây càng nhanhcàng tốt Có một lần, với sợi dây thừng được kết băng những dải áo kimônôvà vài thứ khác, anh đã lên được trên miệng hỗ Lợi dụng trời về tối có Sươngmù, anh định bụng băng qua làng ra đường cái dé thoát thân Nhưng kế hoạchchạy trồn không thành, bởi trong khi bị dân làng phát hiện và rượt đuổi, anhmặc bẫy của họ và bị sa vào vũng cát lầy Đối mặt với cái chết, anh đã vanxin họ cứu anh lên, thà chấp nhận cuộc sống trong hồ cát Cũng từ đó anh trởnên trầm lặng hơn và dường như chấp nhận cuộc sống với người thiếu phụ.

Anh lam các công việc thường ngày: sang gạo, rửa bat và xúc cát ban đêm,

đến nỗi sau một tháng anh quên hăn trên đời lại có cái gọi là báo chí.

Trong thâm tâm, anh vẫn nung nấu ý chí vượt thoát khỏi nơi này Anhlàm chiếc bẫy quạ trên nóc nhà hòng viết thư buộc vào chân nó Anh chấpnhận rủi ro có thé bị dân làng phát hiện lá thư Nhưng chang có con qua nàosa lưới Đi lại, anh phát hiện ra rằng, nước đọng lai trong chiếc gầu bay quarất nhiều Vậy là một niềm hy vọng mới trỗi dậy trong anh, anh như tìm được

ý nghĩa của cuộc sông mới ở nơi đây Anh hiéu rang, băng việc tìm ra cách

muốn Bởi vì anh không còn phải phụ thuộc vào dân làng Vào một ngày trờiam đạm, người dan bà chửa ngoài da con phải đưa đi cấp cứu Chiếc thang

dây còn đó dé anh leo lên miệng hố, nhưng anh tự nhủ không vội ra đi Anh

còn nhiều cơ hội khác mà dân làng không thể trói buộc anh được nữa Câu

chuyện kết thúc với thông báo mắt tích của Tòa án nội vụ sau bay năm ròng

không một mảy may tin tức, và anh được coi như đã chết.

Câu chuyện tuy đơn giản nhưng lại có sức hấp dẫn độc giả đến lạ lùng.Người đọc cứ chăm chú dõi theo từng hành động của nhân vật, bồi hồi trước

kế hoạch vượt thoát tưởng chừng như rất hoàn hảo rồi cuối cùng lại thấtvọng Nếu như trong tác phẩm, tác giả dé cho nhân vật nếm trải bao nhiêutâm trạng, thì người đọc, cũng như thế, đi hết từ cảm xúc nảy sang cảm xúc

37

Trang 34

khác, từ đầu đến cuối tác phẩm Cát, người đàn bà cũng gây ra cho độc giảbiết bao sự tò mò, khó hiểu và mong muốn được giải đáp những thắc mắcriêng Không nhiều nhân vật, không nhiều đối thoại, câu chuyện lại chỉ tậptrung trong khoảng không gian nhỏ hẹp của một hồ cát, ấy vậy mà nó có sức

cuốn hút đến lạ kỳ Có thể nói, tài năng của Abe Kobo chính là ở chỗ đó.

Cuốn tiêu thuyết Khuôn mặt người khác in năm 1964 cũng là một tácphẩm tiêu biểu của Abe Kobo về dé tài hiện sinh chủ nghĩa Câu chuyện kế

về một nhân vật là chủ nhiệm phòng nghiên cứu hóa chất cao phân tử tại mộtViện khoa học, bỗng dưng bị hỏng cả khuôn mặt do né oxy lỏng Từ khuônmặt bị phá hỏng đã dẫn đến nhân cách của anh cũng dan bị hủy hoại Bềngoài cố giữ vẻ bình than với khuôn mặt quan băng, nhưng từ đó trong anhbùng nô con bão của tâm trạng dăn vặt, suy tư dữ dội, luôn dau khổ và mặc

cảm, hoài nghi ở thái độ mọi người đối với bộ mặt kỳ di của mình Đồngnghiệp của anh ngại tiếp xúc với anh, đến cả người vợ cũng e sợ anh khi anhmuốn gần gũi cô với khuôn mặt quấn băng kín mít.

Với nỗ lực lay lai những gi da bi mất di khi khuôn mặt bị tàn phá,giành lại tình yêu của người vợ, anh ta đã quyết định sáng chế ra một chiếcmặt nạ hoàn hảo Anh thuê một căn hộ nằm sâu trong góc khuất của thànhphó, theo như anh mô tả trong thư gửi cho vợ là “thế là em đã vượt qua đượccái mê cung rắc rỗi mà tìm đến” Anh thuê một người dan ông hoàn toàn xalạ dé lay mẫu khuôn mặt và để không bao giờ phải gặp lại người đàn ông đó

Khuôn mặt anh bị tàn phá, thế giới của anh sụp đồ, tinh thần anh suy sup, anhmất tự tin vào bản thân mình Anh muốn dùng chiếc mặt nạ dé khôi phục lại

sự tự tin, giành lại chính bản thân mình: một cuộc chiến đầy mâu thuẫn và bikịch Nhưng rồi anh nhận ra mình dan bị chi phối bởi tính cách của cái mặtnạ Anh không những chăng đạt được mục tiêu chiến thắng bản thân, khăng

Trang 35

định con người mình mà còn dần đánh mất chính bản thân và đang dần hóathân vào chiếc mặt nạ!

Khi anh dé dàng quyến rũ được người vợ, anh bàng hoàng đau xót nghĩrằng vợ minh sao có thé sa ngã quá dé dang như thế với một người đàn ôngxa lạ (dù người ấy cũng chính là anh - chồng cô - nhưng dưới chiếc mặt nạ).Rồi anh lại tiếp tục luân quân trong vòng bi kịch của chính mình: anh và

chiếc mặt nạ, đâu mới là cái có thực? Cuối cùng anh không muốn gặp vợ nữamà gửi cho cô một lá thư chỉ dẫn tỉ mi đường đến căn hộ anh đã bí mật thuê,

phơi bày tất cả sự thực cho cô xem: chiếc mặt nạ và toàn bộ câu chuyện góighém trong ba quyên sô.

Thế nhưng anh ta đã lầm Từ đầu đến cuối chiếc mặt nạ chăng giúp anhcải thiện được bat cứ điều gì, thậm chí nó cũng chang thực hiện được nhiệm

vụ cơ bản nhất của mặt nạ: che giấu nhân dạng của người đăng sau nó Vàhơn ai hết, vợ anh là người biết rõ nhất con người anh Cô đã vạch trần gầnnhư toàn bộ con người thực của anh ta, trong một bức thư ngắn ngủi, có thể

xem như một lá thu chia tay Người vo ay sẽ không trở vê nữa, chiéc mặt nạ

nạ là mặt nạ hay mặt thật của anh Tác phẩm kết thúc khi anh còn lại một

mình, vô cùng cô độc và bắt lực trong nỗi phẫn uất củng cực đối với cả xã hội

và cuộc sống đang vây quanh mình Đoạn kết tác phẩm đã in dấu sâu đậmtrong lòng độc giả Đó là chuyện kế về một bộ phim mà nhân vật chính chợt

nhớ đến sau khi đọc xong bức thư của người vợ: về cô gái xinh đẹp có khuônmặt bị bom hủy hoại mất một bên Tác phẩm làm ta liên tưởng đến mộttruyện ngắn của Andersen: Cái bóng Một nhà bác học đồng hành cùng cáibóng của ông Cái bóng không có những kiến thức, tâm hồn như ông: nó chỉ

là cái bóng; nhưng nó thay ông tiếp xúc với con người ở thế giới bên ngoài.Nhà bác học sống trong tháp ngà Người ta tưởng cái bóng là nhà bác học.Đến một ngày, cái bóng càng lúc càng hiện hữu, nhà bác học càng lúc càng

39

Trang 36

nhạt nhòa Người ta tin rằng cái bóng chính là nhà bác học, còn nhà bác họclại là cái bóng của chính ông Rồi cái bóng xui người ta giết nhà bác học Cáivốn không có thực lại ton tai, cái vốn có thực thì bị hủy diệt.

Câu chuyện đơn giản nhưng có sức hấp dẫn mạnh mẽ bởi tính chất bí

hiểm và thú vị cộng với sự sâu sắc đầy trí tuệ xuyên suốt những trang suy tưgiàu chất triết lý, được trình bày dưới dạng các trang viết của người chồng“tự thú” với vợ về tất cả sự việc đã diễn ra trong bi kịch cá nhân cua mình.Các khía cạnh của tâm hồn con người đã được mô xẻ cực kỳ tinh tế và phô

bày ở trạng thái sống động tat cả các dạng vẻ phức tạp của nó và qua từng nétsuy tư của nhân vật, là những vấn đề về cuộc sống tự nhiên và xã hội rộnglớn - những vấn đề khiến người đọc phải suy nghĩ khi đã gấp sách lại Tácphẩm của Abe Kobo đã đề cập đến những vấn đề về con người, về cuộc sôngtrong một xã hội công nghiệp hiện đại, với mọi sắc thái hiện hữu của nó trong

lòng nước Nhật tư bản chủ nghĩa Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề chủ

nghĩa hiện sinh trên các khía cạnh: nhân vật, không-thời gian và một vài bút

Trang 37

2.1 Nhân vật với cái phi lý của sự tồn tại và sự tron chạy khỏi thực tai

Với việc trình bày về văn học hiện sinh ở trên, có thể thấy, nhân vật làtâm điểm quan trọng nhất trong tác phâm văn học hiện sinh của nhà văn Quanhân vật văn học - con người, nhà văn hiện sinh đã gửi gam cả quan niệm

nghệ thuật về con người và xã hội, cả những tư tưởng triết học về tự nhiên vàxã hội để đạt được ý đồ nghệ thuật của mình Vì thế, chúng tôi thấy cần thiết

đi sâu vào bình điện xây dựng nhân vật, hệ thống nhân vật trong hai tác pham

của Abe Kobo.

Chủ nghĩa hiện sinh nêu lên hai đặc trưng về con người: 1) Tính chủthể của con người, con người tự tạo nên mình, tự làm cho mình thành người.

2) Sự tự khẳng định đó chính là sự lựa chọn cơ bản, lựa chọn tự do Trong

cuốn tiêu thuyết Người dan bà trong côn cát, Abe Kobo đã dé cho nhân vậtcủa ông nếm trải đủ thứ tình cảm, từ sự ngạc nhiên, khó hiểu, sợ hãi cho đếndục vọng, thất vọng vả cuối cùng là sự tự hào, tự tin vào lựa chọn của chính

bản thân mình Suốt quá trình trải nghiệm ấy, nhân vật thâm thía sự phi lý củathân phận con người và luôn cố gang dé tìm cách vượt thoát ra Ngay từ đầutác phẩm, Abe Kobo đã đặt nhân vật vào trong một hoàn cảnh dường như làgiả tưởng, hoan toàn không có thực Có thể nhận thay một sự tương hợp kỳ lạgiữa tư tưởng của Abe Kobo gửi gam qua tác pham với tiến trình suy tưởng

của Martin Heidegger - một triết gia của chủ nghĩa hiện sinh phương Tây thế

ki XX Khởi điểm suy tư của Heidegger: con người là một hữu thé bị quăngném vào cõi nhân sinh Cũng như thế, nhân vật trong tác phẩm Nguoi dan bà

trong con cát là một người đàn ông mà đến tận trang cuối cùng của tác phẩm,

chúng ta mới biết tên anh là Niki Jimpei nhờ bản thông báo mất tích của Tòaán Ngay mở đầu câu chuyện, nhân vật ấy bị đây vào một hoàn cảnh thật trớtrêu: rơi vào cam bay của dân làng cát, phải sống trong hồ cát sâu ngoài dự

4I

Trang 38

tưởng của mình mà không có cách nào thoát thân ra được Thoạt đầu anh rấtngạc nhiên, ngạc nhiên vì sự bắt giữ người trái phép và vô lý, rồi ngạc nhiênvề công việc lao động thường ngày của dân làng Người dân ở đây đọn cáthăng đêm dé chống đỡ cho từng ngôi nhà khỏi bị cát lở, và bằng cách làm

việc miệt mài, họ được dân làng cung cấp cho thức ăn, nước uống Thế rồi,

anh cảm thấy bực bội và bắt đầu nghi ngờ về một điều gì đó mờ ám đang diễnra mà anh không được biết Và điều đầu tiên mà anh nhận thấy là, ban đêm ởđây có vẻ náo động hơn ban ngày Hóa ra cuộc sống của người dân ở đây là

như thế Họ ngủ vào ban ngày và đọn cát vào ban đêm Anh bật cười ngạcnhiên hơn nữa khi nghe chị phụ nữ nói về cái thứ “tình yêu dành cho nơichôn nhau cắt ron của mình”.

- Thì ra các chị chỉ sống dé mà dọn cát thôi a? [1, tr 36]

Và hết ngạc nhiên này lại đến ngạc nhiên khác Khi nghe người thiếu

phụ nói về những tác hại của cát đối với ngôi nhà: “cát làm cho các xà ngangbị mục đi” thì “anh cảm thấy sự hiểu biết riêng của anh về cát bị xúc phạmbởi sự dốt nát của người phụ nữ” [1, tr 24] Theo anh, cat vốn khô mà, nókhông có tác hại nhiều như chị nói Người đàn bà trở nên lạnh lùng và im

lặng, không đối thoại với anh nữa.

Trong thâm tâm mình, anh không mảy may có ý định gia nhập cái cuộc

sông kỳ dị này chút nào! Nhưng đúng là chỉ có anh ngạc nhiên thôi, còn tất cả

những người khác đều bình thản Họ coi việc dọn cát là cả cuộc sống của họ,giống như cái khâu hiệu treo trước công làng: “Hãy yêu nhà của bạn!” Ngạc

nhiên, ấy chính là khởi điểm của suy tư Sự ngạc nhiên ngày một tăng sẽ dẫnanh đến sự tò mò, buộc anh phải tìm hiểu cho rõ cái hoàn cảnh mà mình bị

rơi vào Và điều đầu tiên anh tìm thấy chính là sự phi lý của thân phận, của

hiện tại mà cụ thê là cuộc sông của dân làng nơi đây Anh ngạc nhiên không

không làm một cách hữu hiệu hơn việc bỏ phí sức lao động hàng ngày của

42

Trang 39

con người thay bằng việc trồng những hàng cây chắn cát dọc bờ biển? Tạisao người ta cứ mặc nhiên chấp nhận kiếp sống ấy mà không hé kêu ca điềugi, mà vẫn sống hồn nhiên như cây cỏ? Và trên hết, tại sao người ta lại cỗtình giữ anh ở chốn này, nơi anh hoàn toàn xa lạ, nơi anh không thuộc về nó?Danh rang anh đi xa thành thi may ngày là bởi sở thích sưu tập côn trùng và

chăng qua anh muốn xa lánh “cái cảnh sống nặng nè trách nhiệm và nhàmchán tại thành phố mà thôi” [1, tr 38] Nhưng đường đường anh là một giáoviên, một công chức nhà nước, có thẻ căn cước va đóng day đủ các loại thuế

và bảo hiểm Lẽ nào người ta dám giam hãm anh ở đây mà không sợ sự canthiệp của chính quyền, của những cuộc tìm kiếm người mất tích! Mọi suytính của anh đều có vẻ như hợp lý, nhưng ngay sáng hôm sau tỉnh dậy, khithấy chiếc thang dây biến mat, anh đã bàng hoảng và hoảng hốt, tưởng nhưkhông thê nào tin được.

Trong tác phẩm, Abe Kobo hầu như không nhắc đến cuộc sống nơithành thị của nhân vật Tác giả chỉ nói qua răng, đó là một cuộc sống nhàm

chán mà anh - một giáo viên trung học đôi khi cảm thây nặng nê vì trách

ra đi Theo những gì điều tra được, người ta cho biết anh không chết, khôngtự tử, không bị bắt cóc, không bỏ đi, cũng không phải có một người đàn bàdính dáng vào Vợ anh cho biết mục đích cuộc hành trình của anh là để sưutập các mẫu côn trùng Thật lạ lùng là tất cả các đầu mối về sự việc Xảy ra đối

với người đàn ông này đều không hề có chút dấu vết nào Chỉ duy có một

người làm công tại ga xe lửa S nhớ rằng có một người đàn ông đã xuống tàu.

“Người ấy có dáng dấp của một nhà leo núi vai đeo bình nước và chiếc hộpgỗ mà ông đoán là hộp đựng đồ vẽ” [1, tr 6] Tất cả những giả thuyết, những

phán đoán về cuộc ra đi bất thường của anh ta đều không có một cơ sở nào dé

khăng định chắc chắn cả Nghĩa là, cuộc sống hiện tại của anh ở chốn đô

thành, dẫu đôi lúc có nhàm chán, nhưng hoàn toàn không phải là một cuộc

43

Trang 40

sống vô nghĩa đối với anh Anh vẫn có gia đình, vẫn có công việc, vẫn là mộtcông dân thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình Không ainghi ngờ gì ý muốn và ly do tồn tại của anh “Cuốn sách dang đọc dở còn mởkhi anh để sách xuống Số tiền lẻ anh bỏ trong túi áo đồng phục của cơ

quan cuốn ngân phiếu chưa rút tiền ra phong thư dan tem trong có tờ đặtmua một bộ sưu tập sắp gửi đi Tất cả những cái đó chứng tỏ anh vẫn muốntiếp tục sống” [1, tr 84].

Sự phi lý bắt đầu xảy ra là khi anh bị lâm vào hoàn cảnh trớ trêu tưởngnhư kiếp sống ngục tù trong hồ cát và chứng kiến cuộc sống hàng ngày, hànggiờ của con người ở nơi đây Bữa ăn đầu tiên có canh nấu với sò và cá luộc.Đúng là một bữa ăn miền biển Nhưng đúng lúc anh bắt đầu ăn, người đàn bàbắt đầu giương một chiếc du rộng bằng giấy và che trên đầu anh Thoạt tiênanh ngạc nhiên không hiểu liệu đây có phải là một phong tục của miền nàykhông Chị giải thích rằng nếu không che dù thì cát sẽ rơi xuống đồ ăn mắt.

- Cat vào nhà bằng moi ngả Mỗi ngày cát rơi xuống khoảng hai phân rưỡi nếu em

không quét nó đi [1, tr 23]

Trong trận bão cát năm ngoái, chồng và con chị đã bị cát chôn sốngcùng với dãy chuồng gà mà không thé nao tim thấy xác Biết bao gia đình ở

cái làng này cũng phải chịu cảnh sống mat người thân như vậy Nhưng hobảo vệ cả cái làng ấy Ban đêm ở đây náo động hơn ban ngày, bởi ban ngàyhọ ngủ, còn ban đêm họ dọn cát, vì lúc này cát dễ dọn hơn do cát âm Nhà

nao cũng vậy Mỗi thing cát xúc day được người ta thả dây thừng từ trênmiệng hồ kéo lên và chở đi bán rẻ Cả ngôi làng bị cát tàn phá mà con ngườinơi đây vẫn bám trụ và có gắng hết sức dé chống đỡ cho ngôi nhà của minh,giống như có một sự ràng buộc nào đó thật chặt chẽ Công việc của người

phụ nữ và của cả dân làng nơi đây là như thế, cứ lặp đi lặp lại, mà theo anh

nó thật là vô hiệu:

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN