1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ẩn Dụ Tri Nhận trong thơ Vi Thùy Linh

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 80,84 KB

Nội dung

Mục đích của bài viết này là khảo sát ẩn dụ tri nhận trong thơ Vi Thùy Linh để thấy được tư duy thơ mới mẻ, táo bạo cũng như những ý niệm trong thơ của nữ sĩ. Bằng phương pháp miêu tả ngôn ngữ, bài viết đã phân tích ngữ cảnh để làm rõ bản chất của các mô hình ẩn dụ tri nhận đã cấu trúc hoá tư duy, nhận thức và các hoạt động của con người như thế nào và phát hiện những đặc trưng riêng trong cách tri giác, tư duy và phản ánh thế giới của tác giả. Cùng với thủ pháp thống kê, phân loại dựa trên hai tập thơ “Khát” và “Đồng tử”, bài viết đã xác định được ẩn dụ tri nhận nổi bật trong thơ Vi Thùy Linh chính là ẩn dụ tri nhận về tình yêu với các miền nguồn tương ứng. Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải các thao tác tư duy, các lập luận trong thơ Vi Thùy Linh nhằm chỉ ra tính khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ cũng như là phong cách sáng tác của tác giả.

Trang 1

ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ VI THUỲ LINH

Phạm Phương Linh1 Trần Văn Sáng2

Tóm tắt: Mục đích của bài viết này là khảo sát ẩn dụ tri nhận trong thơ Vi Thùy Linh để thấy được

tư duy thơ mới mẻ, táo bạo cũng như những ý niệm trong thơ của nữ sĩ Bằng phương pháp miêu tả ngôn ngữ, bài viết đã phân tích ngữ cảnh để làm rõ bản chất của các mô hình ẩn dụ tri nhận đã cấu trúc hoá tư duy, nhận thức và các hoạt động của con người như thế nào và phát hiện những đặc trưng riêng trong cách tri giác, tư duy và phản ánh thế giới của tác giả Cùng với thủ pháp thống kê, phân loại dựa

trên hai tập thơ “Khát” và “Đồng tử”, bài viết đã xác định được ẩn dụ tri nhận nổi bật trong thơ Vi

Thùy Linh chính là ẩn dụ tri nhận về tình yêu với các miền nguồn tương ứng Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải các thao tác tư duy, các lập luận trong thơ Vi Thùy Linh nhằm chỉ ra tính khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ cũng như là phong cách sáng tác của tác giả.

Từ khóa: ẩn dụ tri nhận; biểu thức ẩn dụ tri nhận; mô hình ý niệm; tình yêu; thơ Vi Thùy Linh.

1 DẪN NHẬP

Ngôn ngữ học tri nhận là một trào lưu mới được phát triển trong vài chục năm trở lại đây, từ cuối những năm 70 (thế kỉ XX) M Johnson và Lakoff đã bắt đầu phát

triển những lí thuyết về ẩn dụ tri nhận công trình nổi tiếng Metaphors We live by

(1980) Đây được xem là cuốn sách đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển nghiên cứu ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa học tri nhận Cũng từ đó, quan

niệm “dĩ nhân vi trung” được lấy làm đối tượng nghiên cứu Theo cách làm việc của

George Lakoff, toàn bộ hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống mang tính ẩn dụ Hệ thống khái niệm của ẩn dụ lúc này được hình thành dựa vào cấu trúc của kinh nghiệm, và một cấu trúc kinh nghiệm thường được dựa trên cấu trúc kinh nghiệm khác đã được nhắc đến trước đó Hay nói một cách khác là chúng ta dùng kinh nghiệm về loại sự vật

A để nói về loại sự vật B, chính vì thế các khái niệm đều mang tính chất ẩn dụ

Đối với số đông trong chúng ta, mỗi khi nhắc đến ẩn dụ, chúng ta thường nghĩ ngay đến đây là một biện pháp tu từ trong văn học hoặc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày Thế nhưng theo công trình này, nếu hiểu bản chất của ẩn dụ là dùng lớp từ vựng diễn đạt loại sự vật A để nói loại sự vật B thì hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống mang tính chất ẩn dụ Ngôn ngữ chính là công cụ để giao tiếp và để tư duy, thế nên có thể

nói rằng Chúng ta sống bằng ẩn dụ - Metaphors We live by.

Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong tác phẩm văn học là một trong những hướng nghiên cứu mới của trào lưu ngôn ngữ học tri nhận, nó được tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên những kinh nghiệm vốn có và cách thức con người tri nhận về thế giới thông qua nhận thức của họ Trong văn học, ẩn dụ tri nhận giúp ta mở ra sự sáng tạo, phá cách trong cách cảm nhận thế giới và mở ra khả năng tìm tòi cũng như khám phá các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng chứ không phải là hiểu đơn giản sự phản ánh các sự vật, hiện tượng bằng các cấu trúc thông thường

Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm – cognitive/conceptual metaphor)

là một trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” [1, tr.293] Hơn nữa, “Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau.” [1, tr.293] Như vậy, ẩn dụ tri nhận là một hình thái tư duy của loài người

về thế giới xung quanh, là một công cụ hiệu quả giúp con người có thể ý niệm hóa những khái niệm trừ tượng và dễ dàng tư duy dựa trên cở sở của các ý niệm

Trang 2

Ý niệm hóa có thể được hiểu là quá trình hình thành ý niệm Ý niệm là sự phản

ánh những thuộc tính thông thường và thuộc tính bản chất của sự vật trên thế giới trong não bộ, được hình thành trên cơ sở những khái quát trừu tượng và được đánh dấu bằng các từ Quá trình hình thành ý niệm là quá trình phát triển của nhận thức từ cảm tính sang lí tính, tức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Quá trình phạm trù hóa và quá trình ý niệm hóa liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất Phạm trù hóa thì tập hợp các đơn vị giống hoặc tương tự nhau về mặt nào đó để hình thành các phạm trù tri nhận, còn ý niệm hóa thì trừu xuất những đơn vị tối giản trong kinh nghiệm của con người thành nội dung của các đơn vị ngôn ngữ

Ẩn dụ tri nhận tồn tại tiền giả định trong ý thức của con người thông qua hai

miền không gian: miền nguồn và miền đích Các mô hình tri nhận thường nhấn mạnh

vào bản chất tinh thần, kinh nghiệm và tư duy của con người dựa trên sự nhận thức khoa học của họ Chính vì thế hình thức ẩn dụ này mang tính nghiệm thân Với vai trò

là cơ sở của tư duy, ẩn dụ tri nhận còn được xem như là một công cụ quan trọng để khám phá những điều còn bí ẩn của bản thân mình

Khác với những nghiên cứu ẩn dụ tri nhận ở nước ngoài, khi nghiên cứu vấn đề này theo hướng ứng dụng ở Việt Nam, người ta thường sử dụng lý thuyết ẩn dụ tri nhận để tìm hiểu sâu hơn về văn chương, trong đó không thể không nhắc đến thơ Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong thơ Vi Thùy Linh là một trường hợp như thế

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã nhân xét về nữ thi sĩ như sau: “Vi Thùy Linh, nữ thi sĩ trẻ tuổi trên con ngựa chữ nghĩa dậy thì đã “độc mã” phi thẳng vào rừng rậm thi ca” Đúng như vậy, sự xuất hiện nữ thi sĩ đã tạo nên một “hiện tượng Vi Thùy Linh” Những sáng tác của bà luôn tạo được dấu ấn riêng, một cái tôi cá nhân đặc sắc

và nổi bật thông qua mỗi bài thơ của mình Thơ Vi Thùy Linh là những tiếng lạ, độc

và mang đầy tính tính dục Nghiên cứu thơ Vi Thùy Linh từ góc độ ẩn dụ tri nhận là một hướng nghiên cứu mới, có thể sẽ đem lại những phát hiện bất ngờ; từ đó người đọc nắm bắt rõ hơn về quá trình tư duy trong thơ, đồng thời cũng gợi mở, làm sáng tỏ những ý niệm trừu tượng dưới những vỏ ngôn từ mà nữ thi sĩ thể hiện

2 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Với công trình nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

Phương pháp miêu tả ngôn ngữ: Sử dụng để miêu tả các biểu thức ẩn dụ tri

nhận trong hai tập thơ để phát hiện ra những giá trị ẩn đằng sau mà nữ thi sĩ muốn gửi gắm

Phương pháp phân tích ngữ cảnh: Sử dụng để phân tích các biểu thức ngôn

ngữ chứa các ẩn dụ thuộc phạm trù tri nhận trong thơ Vi Thùy Linh

Thủ pháp thống kê, phân loại: Sử dụng để biết được tần số xuất hiện của các

ẩn dụ tri nhận trong thơ Vi Thùy Linh Qua đó góp phần làm sáng tỏ nét đặc sắc, táo bạo trong thơ

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong thơ Vi Thùy Linh, còn các vấn đề ngôn ngữ khác liên quan đến ngôn ngữ tri nhận nói chung chỉ được nhắc đến như là một phương tiện nhằm làm sáng tỏ mô hình ẩn dụ tri nhận.

Ở nghiên cứu này, nguồn ngữ liệu được lấy từ hai tập thơ sau:

- Tập thơ Khát (Vi Thùy Linh, Nhà xuất bản Hội nhà văn, tháng 01/1999)

- Tập thơ Đồng tử (Vi Thùy Linh, Nhà xuất bản Văn nghệ, tháng 4/2006).

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 3

3.1 Thơ Vi Thùy Linh và những ẩn dụ tri nhận tiêu biểu

Qua khảo sát hai tập thơ, chúng tôi nhận thấy: Trong 115 bài thơ, có 256 biểu thức ẩn dụ ý niệm về tình yêu và cuộc đời Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.1: Hệ thống các ẩn dụ ý niệm trong thơ Vi Thùy Linh

STT Các ẩn dụ ý niệm trong thơ Vi Thùy Linh Số lượng

Số lần/256 Tỉ lệ % TÌNH YÊU

CUỘC ĐỜI

Qua thống kê phân loại, tôi nhận thấy ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh khá phong phụ và đa dạng Nổi bật nhất là một số ẩn dụ ý niệm về tình yêu như: TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN với 85/256 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 33.2%); TÌNH YÊU LÀ SỰ NHỤC CẢM với 57/256 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 22.3%); TÌNH YÊU LÀ NHIỆT LẠNH với 20/256 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 7.8%); TÌNH YÊU LÀ SỰ ĐỢI CHỜ với 18/256 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 7.0%); TÌNH YÊU LÀ KHÁT KHAO BÊN NHAU với 15/256 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 5.9%); TÌNH YÊU LÀ MỘT HÀNH TRÌNH với 11/256 ẩn

dụ (chiếm tỉ lệ 4.3%); TÌNH YÊU LÀ NIỀM ĐAU với 8/256 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 3.1%)

và tiếp theo đó là một số ẩn dụ ý niệm khác như đã nêu

Trong quá trình phân tích, chúng tôi không tách riêng thành ẩn dụ cấu trúc và

ẩn dụ bản thể Bản thân ẩn dụ tri nhận là phương thức tư duy, mỗi loại ẩn dụ có một chức năng riêng Song về bản chất, ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể vẫn có cùng một cơ chế chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích trên cơ sở kinh nghiệm và tư duy của con người Vì thế, chúng tôi muốn hướng đến từng nhóm đối tượng trong tư duy thơ của

Vi Thùy Linh Cách làm này cũng giúp tránh sự lặp lại vì ở cả hai dạng ẩn dụ cấu trúc

và ẩn dụ bản thể đều có những ẩn dụ ý niệm về tình yêu và cuộc đời

3.1.1 Ẩn dụ tri nhận về TÌNH YÊU trong thơ Vi Thùy Linh

Trong phạm trù tình cảm, TÌNH YÊU là một trong những ý niệm cơ bản và quan trọng nhất Miền đích TÌNH YÊU là một phạm trù thiêng liêng, tồn tại rất nhiều trong cuộc sống đời thường, và đây cũng là đề tài bất tận của nền văn học Tình yêu được định nghĩa rất nhiều trong văn học nước ngoài và Việt Nam

Đối với các ẩn dụ ý niệm về tình yêu, mỗi miền nguồn chiếu xạ đến miền đích TÌNH YÊU đều làm nổi bật những đặc điểm, cảm xúc của tình yêu đôi lứa Tình yêu

Trang 4

cũng hiện lên với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau qua mỗi ý niệm Song tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh đa số hướng về sự nhục cảm và những đau buồn, khao khát chiếm lĩnh tình yêu hơn là những hạnh phúc trong tình yêu như các nhà thơ khác đương thời Tình yêu là hành trình gian nan cần phải vượt qua nhiều thử thách của hai con người, nó không chỉ dừng lại ở sự đồng hành cùng nhau mà còn là sự kề cận gần gũi (nhục cảm), là sự nóng bỏng như lửa đốt, mát lạnh như gió mùa hè, là khát khao được ở bên cạnh nhau, là sự say chông chênh chưa trọn vẹn của tình yêu, là khao khát

sở hữu, ôm lấy nhau trong cuộc đời của những người đang yêu nhau

Để phân tích những thuộc tính được chọn lọc cho miền nguồn được chiếu xạ lên những thuộc tính của miền đích, chúng tôi chia các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn

dụ thành từng miền riêng lẻ để dễ nhận diện Các miền nguồn chiếu xạ lên miền đích nhằm khiến cho miền đích từ trừu trượng trở nên cụ thể hóa

Trong quá trình khảo sát, một số ẩn dụ ý niệm xuất hiện ít và không thật sự tiêu biểu trong thơ Vi Thùy Linh nên trong công trình này chúng tôi chỉ nhắc đến chứ không đi sâu vào phân tích và tìm hiểu cụ thể các thuộc tính của các miền nguồn chiếu

xạ lên các miền đích đó

a) Miền nguồn THIÊN NHIÊN

Bảng 3.1: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN

STT Miền nguồn: THIÊN NHIÊN Miền đích: TÌNH YÊU

1 Các hiện tượng, sự vật tồn tại trong

thiên nhiên; màu sắc sự vật hiện

tượng

Tình yêu của hai người yêu nhau

2 Trạng thái tồn tại Trạng thái biểu hiện của tình yêu Qua khảo sát thơ Vi Thùy Linh, chúng tôi thấy ẩn dụ ý niệm THIÊN NHIÊN là nguồn biểu trưng từ thế giới tự nhiên bao gồm 85 ẩn dụ/ tổng số 256 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 33.2%) Bảng sau đây cho ta thấy mô hình chiếu xạ những thuộc tính thiên nhiên đến tình yêu:

Bảng 3.2: Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN

TT Sự tương đồng giữa miền nguồn

và miền đích

Các thuộc tính được chiếu xạ

Tần số xuất hiện

Số lần /85

Tỉ lệ (%)

1

Các hiện tượng, sự vật tồn tại

trong thiên nhiên Đàn kiến/ bầy kiến 4 4.7

Tế bào nhỏ nhất 01 1.2

Bong bóng/

Trang 5

Bão tố/ bão lốc 2 2.4

Sắc cầu vồng/

Vầng trăng/ mùa trăng/ dòng trăng 4 4.7

Đồng ruộng/

cánh đồng hạn/

cánh đồng khát nước/ cánh đồng ướt lạnh

Bầu trời/ mảng

Trang 6

Bình yên 2 2.4

Đau đớn/ đau

Lạnh/ lạnh toát/

giá lạnh/ lạnh buốt

Hi vọng/ kỳ

Qua thống kê, ta thấy các thuộc tính của tự nhiên được chiếu xạ lên miền đích TỈNH YÊU, làm cho tình yêu có nhiều hương vị Trong thơ Linh, cô nguyện chết vì tình yêu, chết để được yêu Người ta viết về tình yêu nhẹ nhàng bao nhiêu, thơ Linh lại mạnh bạo bấy nhiêu:

Ám ảnh đuổi em như sói hoang băng qua cánh đồng trống trải

Em trốn mình bằng một cái khép mắt

Tiếng sói khô khốc trong hang sâu không tận của trí nhớ nhắc em

một đêm cốc vũ

(Anh và thời gian – [Ngữ liệu 2, tr 48])

b) Miền nguồn là SỰ NHỤC CẢM

Đôi lứa yêu nhau luôn khao khát sự gần gũi, va chạm, tình yêu là song hành cùng với tình dục Có lẽ vì vậy, niệm tình yêu này tương đối dễ hiểu Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ NHỤC CẢM được cụ thể hóa về lược đồ chiếu xạ như sau: khoảng cách địa lí – khoảng cách của hai người yêu nhau; trạng thái gần gũi – trạng thái cảm xúc của tình yêu

Bảng 3.3: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ NHỤC CẢM

TT Sự tương đồng giữa miền nguồn

và miền đích Các thuộc tính được chiếu xạ

1 Tương đồng về sự gần gũi Khoảng cách của hai người yêu nhau

2 Tương đồng về trạng thái gắn bó Sự gắn bó giữa hai người yêu nhau

Trang 7

3 Tương đồng về cảm xúc gắn bó Cảm xúc của hai người yêu nhau

4 Tương đồng về thời gian gắn bó Khoảng thời gian gắn bó như thế nào

Có thể khái quát lại sự chiếu xạ giữa miền nguồn với miền đích theo bảng:

Bảng 3.4: Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NHỤC CẢM

TT Sự tương đồng giữa miền nguồn và miền đích Các thuộc tính được chiếu xạ

Tần số xuất hiện

Số lần /57

Tỉ lệ (%)

1 Tương đồng về sự gần gũi

Tay/cánh tay/

2 Tương đồng về trạng thái gắn bó

3 Tương đồng về cảm xúc gắn bó

Khát vọng dâng

4 Tương đồng về thời gian gắn bó

Cho ví dụ:

Chúng mình yêu nhau từ bao giờ

Trang 8

Có lẽ từ khi những câu thơ em chảy vào tim anh

Dâng hiến…

Hãy để tình yêu tự cất lời, anh nhé!

Nào, lặng im…

… Mái tóc em nằm trên ngực anh Mỗi sợi tóc là một lời yêu anh

Những câu thơ bay lên như bầy chim khắc khoải

Đông về, chim trời tìm phương khác tránh rét

Em một đời ở bên anh

(Bầy chim lửa, [Ngữ liệu 2, tr.63])

Miền nguồn SỰ NHỤC CẢM được cụ thể hóa qua những ý niệm chúng mình yêu nhau từ bao giờ qua hình ảnh mang câu thơ em chảy vào tim anh, đó là sự tương đồng về trạng thái gắn bó, sự nhục cảm khao khát hòa quyện vào nhau: dâng hiến

c) Miền nguồn là NHIỆT/ LẠNH

Nhiệt/lạnh là những trải nghiệm cơ bản của con người Miền nguồn NHIỆT/ LẠNH điển hình cho nhiều ẩn dụ ý niệm, trong đó có ý niệm về tình yêu Để có nhiệt cần các yếu tố tạo lửa, bản chất của lửa là tỏa nhiệt và tạo ánh sáng Lửa là trạng thái đắm say, mãnh liệt của những người đang yêu Còn lạnh chính là yếu tố hạ nhiệt, làm mát và dịu nhẹ đi những nỗi lo toan, nỗi đau của những người đang yêu Từ những thuộc tính đó, khảo sát trong thơ Vi Thùy Linh, ta có được bảng mô hình chiếu xạ về

sự chuyển hóa giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/ LỬA:

Bảng 3.5: Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/ LẠNH

TT Sự tương đồng giữa miền nguồn và miền đích Các thuộc tính được chiếu xạ

Tần số xuất hiện

Số lần /8

Tỉ lệ (%)

1 Tương đồng về bản chất

Vi Thùy Linh đã viết:

Trang 9

Có yêu thương nhau thì vượt đêm mà về

Có nhớ nhau có khát nhau hãy cuộn tung thác nguồn

Cuộn lửa tình mà cháy

Em – đốm lửa giữa đời Chỉ cháy lên chỉ sáng lên khi anh khơi mầm sống…

(Cất giấu – [ Ngữ liệu 2, tr.52 - 53])

Bản chất của lửa là cháy đã góp phần tạo nên một biểu thức ngôn ngữ mang

tính ẩn dụ rất độc đáo Từ hiện tượng vật lí là sự cháy của lửa đã được chuyển thành

cảm giác tâm lí khát khao cháy bỏng, dâng trào của nỗi nhớ khi phải xa anh

d) Miền nguồn là SỰ ĐỢI CHỜ

Chờ đợi là miền nguồn điển hình cho ẩn dụ ý niệm về tình yêu Chờ đợi là một hành động trông ngóng, chờ mong ai đó, thường là hi vọng nhưng ít khi thu về được như ý Việc chờ đợi có thể khiến bất cứ ai cũng đều cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là phải thực hiện sự chờ đợi ấy trong một khoảng thời gian vô định Chờ đợi có hai mặt, tích cực và tiêu cực Nó có thể khiến con người hạnh phúc nhưng cũng có thể đạp họ xuống hố sâu của sự thất vọng Từ những thuộc tính đó, khảo sát hai tập thơ Vi Thùy Linh, ta có được bảng mô hình chiếu xạ về sự chuyển hóa giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ ĐỢI CHỜ:

Bảng 3.6: Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ ĐỢI CHỜ

TT Sự tương đồng giữa miền nguồn và miền đích Các thuộc tính được chiếu xạ

Tần số xuất hiện

Số lần /12

Tỉ lệ (%)

1 Tương đồng về bản chất

2 Tương đồng về trạng thái

Đợi chờ là cảm giác mà chẳng ai mong muốn, nhưng vì tình yêu và sự hi vọng,

vì niềm tin rằng tình yêu sẽ quay trở về kiếm tìm và ở bên mình Chính vì lẽ đó, SỰ ĐỢI CHỜ được xem là một miền nguồn khá tiêu biểu trong tình yêu:

Khi em tựa cửa

Là khi em cần anh

(Khi em tựa cửa – [ Ngữ liệu 2, tr 66])

Ở đây nhân vật trữ tình em tựa cửa giống như là hành động chờ đợi anh đến và

hi vọng anh sẽ đến bởi vì lúc đó em đang cần anh

Hello, em chờ Anh tới

Tiếc lúc bên nhau, không có được hết điều mình muốn

Em đã cho Anh hiểu biết về em, và dường như Anh không biết gì về em cả

Trang 10

Anh cứ yêu em ngoài mọi chọn lựa của mình.

(Một lá thư chưa gửi – [ Ngữ liệu 1, tr 70]

Hay:

Em ôm em ngủ mơ anh

Em nhớ anh nhiều lắm

Như chiếc lá trong mơ, em bé bỏng Anh đi biền biệt bao ngày…

(Nói với anh – [ Ngữ liệu 2, tr 50])

Như đã đề cập ở trên, ở đây chỉ lập bảng chiếu xạ ở những miền thật sự tiêu biểu và xảy ra ở nhiều biểu thức Còn ở những miền nguồn khác sẽ được chỉ ra bằng ví

dụ cụ thể Mặc dù mỗi người dường có mỗi định nghĩa riêng về tình yêu, nhưng cho

dù viết bao nhiêu sách vở cũng chẳng thể nào tả đủ hết những thỏa mãn tất cả những cung bậc cảm xúc, trạng thái tình cảm mà tình yêu mang đến cho con người Phải chăng vì tình yêu chính là một ẩn số, tình yêu luôn đong đầy những bất ngờ và tình yêu luôn mới mẻ Nhưng con người ta thật lạ kỳ, những điều gì càng bí ẩn, càng khó hiểu thì con người lại càng muốn tìm hiểu, càng muốn cắt nghĩa và bàn về tình yêu Là một nhà thơ trẻ và có những suy nghĩ trong cả suy ngữ và táo bạo trong từng câu chữ

Có lẽ chính vì vậy mà trong thơ Vi Thùy Linh, TÌNH YÊU là phạm trù xuất hiện nhiều

ý niệm con hơn cả Dưới đây là ví dụ đối với các ẩn dụ ý niệm khác về TÌNH YÊU:

- TÌNH YÊU LÀ NIỀM ĐAU

Quay lưng về em, anh đi

Để lại mùa đông trong lòng mùa hạ

Để lại em – cánh đồng hạn

Nứt nẻ và nhợt nhạt

Những – vết – chai (Còn lại – [Ngữ liệu 2, tr.34])

- TÌNH YÊU LÀ SỰ NHỤC CẢM

Trong dữ dội, em khao khát bình yên

Em muốn ngủ bên anh như rễ cây trong đất

… Đất của em ơi!

Hàng triệu tú cầu cùng đêm trườn qua những ngón mềm khi chúng mình gắn nhau bằng hơi thở

(Một mình tháng tư – [Ngữ liệu 2, tr.36 -37])

- TÌNH YÊU LÀ SỰ CHỜ ĐỢI

Và đêm và em và mùa đợi anh

Gió vẫn thổi lạc tiếng chim qua khung cửa

(Tỉnh giấc, [Ngữ liệu 2, tr.55])

- TÌNH YÊU LÀ KHAO KHÁT BÊN NHAU

Hơi thở cuối em dành nói yêu anh

Và chúng mình gần nhau đến không thể gần hơn được nữa

Những ngôi sao khẽ chìm vào thăm thẳm Rưng một nụ cười xa lắc

(Lặng lẽ, [Ngữ liệu 2, tr.90])

- TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/ LẠNH

Lò sưởi mùa đông, gió mát mùa hè –

Cánh tay Anh như làn đường chật đưa em vào bao la

Bóng tối, cái lạnh của sự chết không thể làm ta sợ

Vì trong các con, chúng ta truyền đời sống truyền đời yêu.

Ngày đăng: 28/06/2024, 21:01

w