Bài viết này khảo sát ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương để thấy được tư duy ca từ mới mẻ, sáng tạo, giản dị cũng như những ý niệm trong ca từ của nhạc sĩ. Bằng phương pháp miêu tả ngôn ngữ, bài viết đã phân tích ngữ cảnh để làm rõ bản chất của các mô hình ẩn dụ tri nhận đã cấu trúc hoá tư duy, nhận thức và các hoạt động của con người như thế nào để phát hiện những đặc trưng riêng trong cách tri giác, tư duy cũng như phản ánh thế giới của tác giả. Cùng với thủ pháp thống kê, phân loại dựa trên 217 nhạc phẩm được sáng tác trong giai đoạn 1952 – 2020. Bài viết đã xác định được ẩn dụ tri nhận nổi bật trong ca từ Lam Phương chính là tình yêu và cuộc đời với các miền nguồn tương ứng. Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải các thao tác tư duy, các lập luận trong ca từ Lam Phương. Đồng thời bài viết cũng gợi mở, làm sáng tỏ những ý niệm trừu tượng dưới những vỏ ngôn từ mà nhạc sĩ thể hiện. Qua đó, chúng ta thấy được sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ cũng như là phong cách sáng tác của nhạc sĩ.
Trang 1- -
PHẠM PHƯƠNG LINH
ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM NGỮ VĂN
ĐÀ NẴNG – 2022
Trang 2- -
PHẠM PHƯƠNG LINH
ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu và kết quả trình bày trong công trình nghiên cứu này là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Phạm Phương Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Sáng – người đã tận
tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và triển khai khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã luôn động viên, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Cảm ơn tập thể lớp 18SNV đã luôn động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
Xin được biết ơn gia đình, những người thân đã là điểm tựa vững chắc để tôi
cố gắng hoàn thành công trình này
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022
Tác giả
Phạm Phương Linh
Trang 5MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 2
2.2 Nghiên cứu trong nước 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
4 Tư liệu nghiên cứu 7
5 Mục đích nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
6.1 Phương pháp miêu tả ngôn ngữ 7
6.2 Phương pháp phân tích ngữ cảnh 7
6.3 Thủ pháp thống kê, phân loại 7
7 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8
7.1 Ý nghĩa lí luận 8
7.2 Ý nghĩa thực tiễn 8
8 Cấu trúc khóa luận 8
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 9
1.1 Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận 9
1.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống 9
1.1.2 Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận 10
1.1.2.1 Tri nhận và mô hình tri nhận 10
1.1.2.2 Ẩn dụ tri nhận 11
Trang 61.1.2.3 Ý niệm và sự ý niệm hóa 12
1.1.2.4 Tính nghiệm thân 16
1.1.2.5 Lược đồ hình ảnh 17
1.1.2.6 Cấu trúc của ẩn dụ tri nhận 18
1.1.2.7 Phân loại ẩn dụ tri nhận 20
1.2 Lam Phương, cuộc đời và sự nghiệp 26
1.2.1 Cuộc đời, sự nghiệp Lam Phương 26
1.2.2 Phong cách sáng tác của Lam Phương 27
CHƯƠNG 2: ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ TÌNH YÊU TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG 27
2.1 Xác lập ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca từ Lam Phương 27
2.2 Các miền nguồn ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca từ Lam Phương27 2.2.1 Các miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích TÌNH YÊU 30
2.2.2 Các thuộc tính của miền nguồn chiếu xạ đến miền đích TÌNH YÊU 32
2.2.2.1 Miền nguồn là CĂN BỆNH 33
2.2.2.2 Miền nguồn là THIÊN NHIÊN 37
2.2.2.3 Miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH 41
2.2.2.4 Miền nguồn là SỰ GẦN GŨI 44
2.2.2.5 Miền nguồn là SỰ CHỜ ĐỢI/ KHAO KHÁT BÊN NHAU 47
2.2.2.6 Miền nguồn là TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/ LẠNH 50
2.2.2.7 Miền nguồn là VẬT/BẦU CHỨA ĐỰNG TÌNH CẢM 52
2.2.2.8 Miền nguồn là NỖI NHỚ 55
2.2.2.9 Miền nguồn là SỰ NGÂY NGẤT 57
2.2.2.10 Miền nguồn là KHÚC CA/BÀI THƠ 58
2.3 Tiểu kết 60
CHƯƠNG 3: ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ CUỘC ĐỜI TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG 62
3.1 Xác lập ẩn dụ tri nhận về cuộc đời trong ca từ Lam Phương 62
3.2 Các miền nguồn ẩn dụ tri nhận về cuộc đời trong ca từ Lam Phương 63
3.2.1 Miền nguồn chiếu xạ đến miền đích CUỘC ĐỜI 63
Trang 73.2.2 Các thuộc tính của miền nguồn chiếu xạ đến miền đích CUỘC
ĐỜI 66
3.2.2.1 Miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH 66
3.2.2.2 Miền nguồn là CAY ĐẮNG 68
3.2.2.3 Miền nguồn là THIÊN NHIÊN 71
3.2.2.4 Miền nguồn là DÒNG SÔNG 73
3.3 Cơ sở kinh nghiệm làm nền tảng cho các ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương 75
3.4 Tiểu kết 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Trang 8CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2 Lược đồ chiếu xạ từ miền nguồn CĂN BỆNH 33
2.3 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH 33
2.4 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THIÊN
2.5 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN 38
2.6 Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC
2.7 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 42
2.8 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN
2.9 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 45 2.10 Lược đồ chiếu xạ từ miền nguồn SỰ CHỜ ĐỢI/ KHAO
Trang 92.11
Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ CHỜ ĐỢI/KHAO
KHÁT BÊN NHAU
48
2.12 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/
2.13 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NHIỆT/ LẠNH 51
2.14 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ
2.15
Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT/BẦU CHỨA
ĐỰNG TÌNH CẢM
55
2.16 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NỖI
2.17 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ NỖI NHỚ 55
2.18 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ
2.19 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT 57
2.20 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÚC
2.21 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA/BÀI THƠ 60
3.1 Hệ thống các ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong ca từ Lam
3.2 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích 68
Trang 10trong ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
3.3 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CAY
3.4 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CAY ĐẮNG 69
3.5 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN 71
3.6 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ DÒNG
3.7 Các thuộc tính được chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích
trong ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ DÒNG SÔNG 74
Trang 11CÁC HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thứ tự
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ học tri nhận là một trào lưu mới được phát triển trong vài
chục năm trở lại đây, trong hơn ba mươi năm qua kể từ khi ra đời, thế giới đã ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu lớn và chuyên sâu với những tên tuổi nổi tiếng Như vậy, với sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận, nhân loại đã có rất nhiều những bước tiến vượt bậc trong cách thức nghiên cứu ngôn ngữ Thông qua việc tìm hiểu này, chúng ta hiểu thêm về ngôn ngữ cũng như là bản sắc văn hóa của từng quốc gia, từng vùng miền
1.2 Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong tác phẩm văn học, trong âm nhạc là một
trong những hướng nghiên cứu mới của trào lưu ngôn ngữ học tri nhận, nó được tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên những kinh nghiệm vốn có và cách thức con người tri nhận về thế giới thông qua nhận thức của họ Trong văn học và âm nhạc
ẩn dụ tri nhận giúp ta mở ra sự sáng tạo, phá cách trong cách cảm nhận thế giới và
mở ra khả năng tìm tòi cũng như khám phá các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng chứ không phải là hiểu đơn giản sự phản ánh các sự vật, hiện tượng bằng các cấu trúc thông thường Như vậy, thông qua việc nghiên cứu ẩn dụ tri nhận, con người
sẽ có trí tưởng tượng phong phú và đa dạng hơn
1.3 Lam Phương – người nhạc sĩ tài hoa, tiêu biểu trong nền tân nhạc Việt
Nam, với hơn 217 nhạc phẩm được sáng tác từ năm 1952 đến 2020 Tất cả nhạc phẩm thuộc nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau, có thể nói ông đã dùng cả cuộc đời của mình để gắn bó với lịch sử tân nhạc (hơn 60 năm) Những ca khúc ông viết cho đến ngày nay vẫn được khán thính giả yêu mến và được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trình bày
Các bản nhạc của Lam Phương là các nhạc phẩm được viết bởi “một người
Việt Nam xa xứ tríu nặng nỗi nhớ quê nhà da diết, nhớ vùng đất mình đã đi qua và
Trang 13gởi lại những ca khúc ấn tượng với đời” 1 Nhạc ông là tình yêu người, yêu đời, yêu quê hương Với ngôn từ đơn sơ và mộc mạc, chan chứa cảm xúc hòa cùng giai điệu lưu luyến và êm ái, dễ khắc sâu trong tâm trí khán thính giả
Nghiên cứu ca từ Lam Phương từ góc độ ẩn dụ tri nhận là một hướng nghiên cứu mới, có thể sẽ đem lại những phát hiện bất ngờ; từ đó người đọc nắm bắt rõ hơn về quá trình tư duy trong ca từ, đồng thời cũng gợi mở, làm sáng tỏ những ý niệm trừu tượng dưới những vỏ ngôn từ mà nhạc sĩ thể hiện Nghiên cứu chuyên sâu dưới góc nhìn ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ học tri nhận và hệ thống về ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương là một hướng nghiên cứu mới lạ và chưa xuất hiện
ở bất kỳ đâu
Tiếp nối với hướng nghiên cứu tri nhận từ đề tài nghiên cứu khoa học sinh
viên năm học 2020 – 2021: “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Vi Thùy Linh”, chúng tôi
tiếp tục lựa chọn hướng nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong đề tài tốt nghiệp đại học của mình như một niềm đam mê khám phá những cái mới trong nghiên cứu
Vì tất cả những lí do trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Sáng,
tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương”, với
mong muốn góp phần phát triển nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận - một vấn đề khá mới mẻ với ngôn ngữ học Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận đã được bắt đầu từ những thập kỷ 80 của thế kỉ XX với những tên tuổi nổi tiếng như: G Lakoff & M Johnson, G Fauconnier, R Langacker, M Turner, W Chafe, M Minsky
Từ cuối những năm 70 (thế kỉ XX), với công trình Metaphors We live by
năm 1980, M Johnson và Lakoff đã bắt đầu phát triển những lí thuyết về ẩn dụ tri
nhận Metaphors We live by - là cuốn sách đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát
1 Lời của Trần Ngọc Trác
Trang 14triển nghiên cứu ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác Cũng từ
đó, quan niệm “dĩ nhân vi trung” được lấy làm đối tượng nghiên cứu Theo cách
làm việc của George Lakoff và toàn bộ hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống mang tính ẩn dụ Hệ thống khái niệm của ẩn dụ lúc này được hình dựa vào cấu trúc của kinh nghiệm, và một cấu trúc kinh nghiệm thường được dựa trên cấu trúc kinh nghiệm khác đã được nhắc đến trước đó Hay nói một cách khác là chúng ta dùng kinh nghiệm về loại sự vật A để nói về loại sự vật B, chính vì thế các khái niệm đều mang tính chất ẩn dụ
Đối với số đông trong chúng ta, với các bạn học sinh sinh viên, mỗi khi nhắc đến ẩn dụ, chúng ta thường nghĩ ngay đến đây là một biện pháp tu từ trong văn học hoặc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày Thế nhưng theo công trình này, nếu hiểu bản chất của ẩn dụ là dùng lớp từ vựng diễn đạt loại sự vật A để nói loại sự vật B thì hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống mang tính chất ẩn dụ Ngôn ngữ chính là công cụ
để giao tiếp và tư duy, thế nên có thể nói rằng Chúng ta sống bằng ẩn dụ -
Metaphors We live by
Vào năm 2017, Nguyễn Thị Kiều Thu đã dịch sang tiếng Việt khá chi tiết và
chuyển tải đúng tinh thần của công trình qua cuốn Chúng ta sống bằng ẩn dụ (NXB
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) Ở đây, ẩn dụ và vai trò của ẩn dụ trong tâm trí và ngôn ngữ đã được tác giả giúp ta hiểu thêm về một cách khác Tác giả giải thích rằng ẩn dụ chính là một cơ chế chủ yếu của tâm trí, cho phép con người
sử dụng những gì chúng ta biết về các trải nghiệm xã hội và vật chất của mình để hiểu được nhiều vấn đề khác, đằng sau những lời nói, lời văn được phát ngôn ra
Bởi vì “chúng ta sống bằng ẩn dụ” – những ẩn dụ có thể hình thành nên
nhận thức và hành động, thông qua những nền tảng kinh nghiệm nhất định và xảy
ra hàng ngày nên chúng ta thường ít nhận ra được Trong công trình cũng đã đưa ra được các kiểu loại ẩn dụ tri nhận: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định hướng, ẩn dụ bản thể
và những vấn đề khác liên quan đến ẩn dụ tri nhận
Trang 15Cũng bàn về ẩn dụ tri nhận, trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội) mà Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Hoàng An đã dịch từ
nguyên bản tiếng Anh Cognitive Linguistics: An introduction của David Lee (2016), đã viết: “Ẩn dụ gắn với khái niệm cách diễn giải bởi các cách tư duy khác
nhau về một hiện tượng cụ thể (tức các cách diễn giải khác nhau về hiện tượng đó) gắn liền với các ẩn dụ khác nhau ( ) Thực chất, ẩn dụ là công cụ ý niệm hóa một miền trải nghiệm này sang một miền khác Như vậy, đối với bất kì ẩn dụ nào, chúng
ta cũng có thể xác định được miền nguồn và miền đích” [2, tr.22] Tại công trình
này, tác giả trình bày tương đối dễ hiểu những lí thuyết cơ bản liên quan đến ngôn ngữ học tri nhận, bao gồm cả ẩn dụ tri nhận
2.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, Lý Toàn Thắng (2004) với công trình Ngôn ngữ học tri nhận –
từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội)
chính là người đầu tiên giới thiệu về ngôn ngữ học tri nhận có hệ thống với khung
lí thuyết cụ thể Trọng tâm cuốn sách bàn về vấn đề tri nhận không gian nên nhạc sĩ chưa dành được vị trí xứng đáng nào để nghiên cứu cụ thể và khảo sát đối với khái niệm ẩn dụ tri nhận
Phan Thế Hưng trong hai bài viết “So sánh trong ẩn dụ” và “Ẩn dụ ý niệm” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ năm 2007 [16], [17] đã trình bày quan điểm về ẩn dụ dựa trên cơ sở phủ nhận quan điểm so sánh trong ẩn dụ: “Ẩn dụ không đơn giản là
phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của tư duy” [16, tr.12]
Tại công trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận (NXB Lao động xã hội) vào năm
2009, tác giả Trần Văn Cơ đã giới thiệu khái luận về ngôn ngữ học tri nhận đồng thời giới thiệu lí thuyết ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam thông qua việc tổng thuật có hệ thống và toàn diện những vấn đề có liên quan đến lí thuyết ẩn dụ ý niệm, gồm bốn phần: 1 Ý niệm và ẩn dụ ý niệm; 2 Hoạt động sáng tạo của ẩn dụ tri nhận; 3 Kinh
Trang 16nghiệm luận – phương pháp luận của học thuyết về ẩn dụ tri nhận; 4 Phạm trù hóa thế giới
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về ẩn dụ thời gian, ẩn
dụ tri nhận các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người, ẩn dụ ý niệm về thực vật, được công bố rải rác trên các tạp chí chuyên ngành, trong luận văn, luận án về ngôn ngữ học Nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tình cảm của con
người, các công trình Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng
Việt và tiếng Anh) (Phan Thế Hưng, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh, 2009), Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm
trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận (Trần Bá Tiến,
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, 2012), Nghiên cứu thành ngữ chỉ
tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt) (Vi Trường Phúc, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014), đã khẳng định và chứng minh rằng văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra rất nhiều ẩn
dụ ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang đặc trưng tư duy dân tộc Các cộng đồng dân tộc khác nhau sẽ có tính chủ thể đặc trưng và các phương thức tư duy cũng như mô hình tri nhận trong các biểu thức ngôn ngữ khác nhau
Bàn về ẩn dụ tri nhận và vai trò của ẩn dụ tri nhận trong các tác phẩm văn thơ, đã có nhiều công trình đề cập và khảo cứu cụ thể, rõ ràng, chuyên sâu Võ Thị
Dung với Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Luận văn
thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2003), Nguyễn Thị
Thùy với Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu (Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013),
Trần Văn Nam với Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ mới (Trên cứ liệu thi nhân
Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính) (Luận văn tiến sĩ ngôn ngữ và văn học
Việt Nam, Đại học Thái Nguyên, 2017) đã vận dụng cơ chế tri nhận để khảo sát
Trang 17phạm trù cảm xúc cũng như tìm hiểu ẩn dụ tình yêu trong tiếng Việt và trong thơ tình yêu
Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng quan tâm tìm hiểu về ẩn dụ tri
nhận trong thơ ca và cả trong âm nhạc Tiêu biểu như luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri
nhận trong ca dao của tác giả Bùi Thị Dung (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008), luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ
Nguyễn Duy của Trịnh Thị Hải Yến, (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,
2011), luận án tiến sĩ Ngữ văn Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn của nhạc
sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh (Học viện Khoa học xã hội, 2014) Ở công trình Ẩn dụ
tri nhận trong thơ Nguyễn Duy [13], tác giả Trịnh Thị Hải Yến đã giải quyết những
vấn đề lí thuyết có liên quan đến ẩn dụ tri nhận, từ đó khảo sát hai kiểu ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể trong thơ Nguyễn Duy, thông qua đó để thấy được những quan điểm nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ với quê hương đất nước, với thiên nhiên và những triết lí về nhân tình thế thái
Luận án tiến sĩ Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn của tác giả
Nguyễn Thị Bích Hạnh [6] là một công trình với vấn đề nghiên cứu mới mẻ, khi nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong âm nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Từ việc khảo sát các kiểu ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ định hướng trong ca từ của Trịnh Công Sơn, nghiên cứu đã khẳng định rằng ẩn dụ chính là cơ sở của sự hình thành ý niệm,
là một ánh xạ tinh thần có ảnh hưởng đối với tư duy và hành động trong đời sống hàng ngày của con người Qua đây, công trình đã góp phần làm phong phú về những ứng dụng thực tiễn của ẩn dụ tri nhận trong cuộc sống hàng ngày
Những nghiên cứu trên đây đều là những tiền đề lí luận và thực tiễn để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mô hình ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương
Trang 184 Tư liệu nghiên cứu
Lam Phương (Cát Thị Khánh Vân chịu trách nhiệm sản xuất) (2017), 110 ca
khúc trữ tình lãng mạn – Thuyền không bến đỗ, NXB Văn hóa dân tộc
5 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương để
thấy được tư duy ca từ mới mẻ, táo bạo, những ý niệm trong ca từ của nhạc sĩ Qua
đó, thấy được những nét nổi bật và sắc sảo trong ca từ Lam Phương
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp miêu tả ngôn ngữ
Sử dụng để miêu tả các biểu thức ẩn dụ tri nhận trong 110 ca khúc để phát hiện ra những giá trị ẩn đằng sau mà nhạc sĩ muốn gửi gắm
6.3 Thủ pháp thống kê, phân loại
Thực hiện thủ pháp thống kê nhằm giúp cho người đọc biết được tần số xuất hiện của các ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương Qua đó góp phần làm sáng tỏ nét đặc sắc, táo bạo trong âm nhạc của ông
Trang 197 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa lí luận
Về mặt lí luận, đề tài góp phần khẳng định những lí thuyết vốn có của ngôn ngữ học tri nhận, làm rõ thêm về lí thuyết ẩn dụ tri nhận qua ngôn ngữ ca từ Lam Phương
Cung cấp đầy đủ hơn về bản chất của ẩn dụ, cụ thể hơn là coi ẩn dụ tri nhận không chỉ là một hình thái tu từ của thi ca mà đó còn là vấn đề tư duy, là chiếu xạ tinh thần đặc biệt có ảnh hưởng nhiều đối với cách con người tư duy và hành động trong đời sống hàng ngày
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, đề tài đã tập trung làm rõ cấu trúc mô hình tri nhận, cơ sở
để xây dựng các ẩn dụ tri nhận trong ca từ Lam Phương Thông qua những phương pháp và thao tác cụ thể, đề tài đã sử dụng các mô hình tri nhận của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải các thao tác tư duy, các lập luận trong ca từ Lam Phương – điều tạo nên tính khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ cũng như là phong cách sáng tác của nhạc sĩ
Bên cạnh đó, đề tài góp phần tạo cơ sở cho việc biên soạn các tài liệu phục
vụ các cho công việc dạy, học tập hay tham khảo của ngành Ngữ văn và một số liên ngành khác như: Âm nhạc, Nghệ thuật,…
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận được bố cục thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và những vấn đề liên quan
Chương 2: Ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca từ Lam Phương
Chương 3: Ẩn dụ tri nhận về cuộc đời trong ca từ Lam Phương
Trang 20NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1 Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận
1.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống
Trong ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ là một vấn đề thuộc ngôn ngữ chứ
không phải là vấn đề của tư duy hay hành động Nó là phương tiện của trí tưởng
tượng thi ca và cảm hứng tu từ chứ không phải ngôn ngữ thông thường Vì lẽ đó,
ngôn ngữ học truyền thống đã loại trừ ẩn dụ ra khỏi phạm vi lý luận Từ đây, thơ ca
và nghệ thuật được đặt ở ngoại diên của đời sống tinh thần và cho rằng ẩn dụ không
đóng vai trò gì trong những vấn đề quan trọng của cuộc sống
Khi nói về ẩn dụ, các nhà ngôn ngữ học nước ngoài đã nghiên cứu về ẩn dụ
là: “Bản thân từ Metaphor trong tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là sự chuyển nghĩa,
và khi một từ vẫn còn liên hệ với biểu vật cũ nhưng lại có sự liên hệ mới với cái
biểu vật mới thì hiện tượng ngôn ngữ đó là ẩn dụ” (Theo Ju X Xtepanov) [14,
tr.51-52] Còn với B N Golovin thì ông cho rằng: “Sự chuyển đổi của các từ từ
một đối tượng này sang một đối tượng khác trên cơ sở sự giống nhau của chúng
được gọi là ẩn dụ” [14, tr 81]
Theo quan niệm truyền thống, các nhà nghiên cứu có điểm chung khi nói về
ẩn dụ Nguyễn Đức Tồn đã nói: “Ẩn dụ là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi
dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau” [17,
tr.1]
Cũng bàn về ẩn dụ, Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự
vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp Muốn hiểu được mối
quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, ta theo
tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật, chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ
biểu thị trước thôi Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy mối
quan hệ giữa các sự vật khác nhau” [8, tr.159]
Commented [PPL1]: 1.Ẩn dụ từ vựng (ad ngôn ngữ, ad
- Là một khái niệm mang tính ẩn dụ
-Là đối tượng nghiên của chức năng hệ thống do Hallidays đề xuất.
Thể hiện:
+ Hiện tượng danh hóa + Hiện tượng chuyển hóa
Trang 21Với Nguyễn Thiện Giáp, ông cho rằng: “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa
vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” [4,
tr.126]
Như vậy, dựa trên quan điểm của các tác giả về ẩn dụ, ta thấy rằng ẩn dụ ở đây chỉ đơn thuần là một biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thi ca và nghệ thuật nhằm tăng sức gọi hình và gợi cảm cho tác phẩm Ở những phần tiếp theo, các quan niệm mới về ảnh dụ sẽ làm rõ hơn những vấn đề chưa được giải thích thấu đáo và sâu xa từ các nhạc sĩ
1.1.2 Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận
1.1.2.1 Tri nhận và mô hình tri nhận
Tri nhận là khái niệm trung tâm của khoa học tri nhận Nó “biểu hiện một quá trình nhận thức hoặc tổng thể những quá trình tâm lý (tinh thần, tư duy) – tri giác, phạm trù hoá, tư duy, lời nói phục vụ cho việc xử lí lời nói và chế biến thông tin Nó bao gồm cả việc con người nhận thức và đánh giá cả bản thân mình trong thế giới xung quanh và xây dựng thế giới đặc biệt - tất cả những cái tạo thành cơ sở cho hành vi của con người” [1, tr.90]
Như vậy, “tri nhận là tất cả quá trình trong đó dữ liệu cảm tính được cải
biến khi truyền vào não dưới dạng những biểu hiện tinh thần (hình ảnh, mệnh đề, khung, cảnh ) để có thể lưu lại trong trí nhớ của con người [1, tr.90]
“Đôi khi tri nhận còn được định nghĩa như sự tính toán, nghĩa là xử lý thông tin dưới dạng những kí hiệu, cải biến nó từ dạng này sang dạng khác – thành mật mã khác, thành cấu trúc khác” [1, tr.90]
Các quá trình tri nhận bao gồm: quá trình nhận thức, ý niệm hoá, phạm trù hoá, tri giác và các biểu hiện tinh thần đang diễn ra trong bộ não của con người, nhờ đó con người nhận được những tri thức về thế giới
Mô hình tri nhận “là tổng số các ý niệm đã trải qua và đã tích lũy được cho một lĩnh vực nhất định ở một cá nhân; Mô hình tri nhận là phương thức tổ chức và biểu đạt các kiến thức do con người tạo ra khi tương tác với ngoại giới Thay cho
Trang 22tất cả các hiện tượng mà chúng ta tình cờ thấy hằng ngày, chúng ta đã có kinh nghiệm và lưu giữ một số lớn các ngữ cảnh có quan hệ qua lại Các phạm trù tri nhận không chỉ phụ thuộc vào cái ngữ cảnh trực tiếp mà chúng được ấn vào, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều ngữ cảnh có liên hệ với nó Vì thế, sẽ là rất hữu ích nếu có một thuật ngữ bao trùm tất cả các biểu tượng tri nhận được tích trữ thuộc
về một trường nhất định ( ) Các mô hình tri nhận dựa trên cơ sở tâm lí của tri thức tích trữ về một phạm vi nhất định Bởi vì trạng thái tâm lí luôn luôn là riêng tư
và là những kinh nghiệm cá nhân, việc miêu tả các mô hình tri nhận như thế cần thiết phải bao gồm một mức độ đáng kể của sự lí tưởng hóa Nói cách khác, việc miêu tả các mô hình tri nhận được dựa trên tiền ước rằng có nhiều người có cùng tri thức cơ bản về sự vật” [5, tr.277 – 278]
Theo các nhà ngôn ngữ, trong quá trình tri nhận, các lược đồ ý niệm là lược
đồ tổ chức kiến thức của con người Từ đây, nó tạo ra những mô hình tri nhận về bất kì lĩnh vực nào đó trên thế giới mà chúng ta cần hiểu Những mô hình tri nhận được dùng để nhận thức về những trải nghiệm của con người và suy luận về nó Các mô hình tri nhận thuộc về những kinh nghiệm và tư duy của con người Nói cách khác, mô hình tri nhận thuộc về tiềm thức, được sử dụng một cách máy móc
và dễ dàng, được vận dụng theo vô thức và tự động
1.1.2.2 Ẩn dụ tri nhận
Khi công trình Metaphor we live by của G Lakoff và M Johnson ra đời vào
năm 1980 Công trình đã trình bày quan điểm ẩn dụ không chỉ là một thủ thuật tu từ của văn thơ, mà là một cơ chế cực kì quan trọng giúp cho tư duy của con người lĩnh
hội thế giới Lakoff và Johnson cho rằng: “Hệ thống ý niệm đời thường của chúng
ta, mà trong khuôn khổ của nó chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ” Công trình cũng cho rằng: “Ẩn dụ về bản chất chủ yếu mang tính ý niệm; Ẩn
dụ ý niệm đặt cơ sở trên trải nghiệm hằng ngày” [3, tr.300] Như vậy, ngay cả
trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không chỉ dùng các ẩn dụ được quy ước hoá
và từ vựng hoá những ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) bằng một cách thuần tuý
Trang 23ngôn ngữ học mà sự thật là ta có suy nghĩ hay ý niệm hoá phạm trù “đích” thông qua phạm trù “nguồn” Lý thuyết chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm của
sự xác lập khái quát có tính liên tưởng Trong quá trình đó, những khái niệm trừu tượng hàng ngày như thời gian, trạng thái, thay đổi, nguyên nhân, kết quả, mục đích đều trở nên có tính ẩn dụ
Khác với ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ truyền thống, ẩn dụ tri nhận (hay ẩn dụ ý niệm), ngoài chức năng quy ước hóa và từ vựng hóa, nó còn có chức năng ý niệm hóa, thể hiện cách tư duy, tri nhận về sự vật của con người theo phương thức nhất định Lý Toàn Thắng đã nhắc đến sự quan trọng của ẩn dụ tri nhận trong ngôn ngữ
khi so sánh với ẩn dụ truyền thống và ẩn dụ tu từ học: “Ẩn dụ theo truyền thống
văn học và tu từ học thường được coi là một trong hai (cùng với hoán dụ) kiểu chính của phép dùng từ theo nghĩa bóng, được xây dựng trên những khái niệm về
sự tương tự và so sánh giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ; thí dụ chân núi (so với: chân người); ánh sáng chân lý (so với: ánh sáng mặt trời ) Tuy nhiên, chúng ta chưa khảo sát và chưa đánh giá hết tầm quan trọng của ẩn dụ trong ngôn ngữ đời thường hàng ngày và nhất là như một công cụ tri nhận mạnh mẽ để niệm hoá các phạm trù trừu tượng” [9, tr.28]
Trần Văn Cơ cũng viết: “Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm –
cognitive/conceptual metaphor) – đó là một trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” [1, tr.293] “Về nguồn gốc, ẩn
dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau.” [1, tr.293]
1.1.2.3 Ý niệm và sự ý niệm hóa
Như đã nói ở phần 1.1.2.2, ta có được “ẩn dụ ý niệm” trong tiếng Anh là
“conceptual metaphor”, từ đây suy ra nghĩa tiếng Anh trong từ “ý niệm” là
“concept” Theo từ điển tiếng Anh, “concept” trong tiếng Việt thường mang
Trang 24nghĩa là “khái niệm” Nhưng đối với các nhà ngôn ngữ học tri nhận, “concept” có nghĩa là “ý niệm”- mang nghĩa rộng hơn và bao hàm cả nghĩa gốc
Theo nhà ngôn ngữ học Y Xtepanov thì “khái niệm” là thuật ngữ của triết học, còn “ý niệm” là thuộc về logic toán học và văn hóa học Cụ thể: “Ý niệm tựa
như một khối kết đông của nền văn hóa trong ý thức con người; dưới dạng của nó nền văn hóa đi vào thế giới ý thức (tư duy) của con người, và, mặt khác, ý niệm là cái mà nhờ đó con người – người bình thường, không phải là “người sáng tạo ra những giá trị văn hóa” – chính con người đó đi vào văn hóa, và trong một số trường hợp nhất định có tác động đến văn hóa” [7, tr 3] Từ đây, ta rút ra được ý
niệm là miền đất hội tụ của các nền văn hóa, nó sản sinh ra trong ý thức con người, dựa vào sự tích lũy trong tri thức nền của mỗi cá nhân nhiều hay ít thì ý niệm sẽ nhiều hay ít Cũng từ đây, người tiếp xúc với các ý niệm sẽ hiểu được văn hóa trong các mô hình ý niệm cụ thể
Theo Lý Toàn Thắng nhận định: “Đối với tâm lí học và ngôn ngữ học tri
nhận, ý niệm trước hết không phải và không chỉ là kết quả của quá trình tư duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người; mà nó là sản phẩm của hoạt động tri nhận, nó là cái chứa đựng tri thức hay sự hiểu biết của con người
về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua đời khác, nó vừa mang tính nhân loại phổ quát vừa mang tính đặc thù dân tộc (do chỗ nó gắn kết chặt chẽ với ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc đó)” [11, tr.115]
Dựa trên tâm lý học, hoạt động nhận thức được gắn liền với hai giai đoạn
cảm tính (cảm giác, tri giác) và lí tính (biểu tượng, khái niệm) Khi con người tri giác, sẽ nhận về “hình ảnh” Còn tri nhận là tất cả những quá trình trong đó những
dữ liệu cảm tính được cải biến khi truyền vào não dưới dạng biểu tượng khái niệm (hình ảnh, mệnh đề, khung, cảnh,…) Các hoạt động tri nhận là các hoạt động tiếp thu, lưu trữ, xử lí thông tin thành các tri thức, gắn liền với hoạt động tư duy Khi tư
duy, con người nhận về “ý niệm” Hình ảnh và ý niệm mà chúng ta nhận được khi tri giác hay tư duy được gọi “biểu tượng tinh thần”
Trang 25Đối với khái niệm ý niệm hóa, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ý niệm hóa
có thể được hiểu là quá trình hình thành ý niệm Ý niệm là sự phản ánh những thuộc tính thông thường và thuộc tính bản chất của sự vật trên thế giới trong não
bộ, được hình thành trên cơ sở những khái quát trừu tượng và được đánh dấu bằng các từ Quá trình hình thành ý niệm là quá trình phát triển của nhận thức từ cảm tính sang lí tính, tức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Quá trình phạm trù hóa và quá trình ý niệm hóa liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất Phạm trù hóa thì tập hợp các đơn vị giống hoặc tương tự nhau về mặt nào đó để hình thành các phạm trù tri nhận, còn ý niệm hóa thì trừu xuất những đơn vị tối giản trong kinh nghiệm của con người thành nội dung của các đơn vị ngôn ngữ” [5, tr.602]
Về cấu tạo, ý niệm là cấu tạo đa chiều, nó không chỉ bao gồm những khái niệm được định nghĩa mà còn cả những đặc điểm hàm chỉ, hình ảnh đánh giá, liên tưởng cần được tính đến khi miêu tả ý niệm Các ý niệm liên kết với nhau tạo thành một hệ thống ý niệm Mỗi hệ thống ý niệm có những ý niệm cơ sở (ý niệm xuất phát) và ý niệm thứ cấp (ý niệm phái sinh) Ý niệm thứ cấp được định nghĩa thông qua Ý niệm cơ sở là cơ sở để định nghĩa ý niệm thứ cấp Các ý niệm trong một hệ thống không có ranh giới rõ rệt Có một số ý niệm trong hệ thống ý niệm này lại đồng thời nằm trong hệ thống ý niệm khác
Theo Trần Văn Cơ, ý niệm có cấu trúc trường – chức năng được tổ chức
theo mô hình trung tâm và ngoại vi Hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của
trường – chức năng, mang tính phổ quát của toàn nhân loại Còn ngoại vi là những
yếu tố ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, nằm trong một “khung” hay “nền” văn hoá nhất
định mang tính đặc thù Ý niệm là cái chứa đựng sự hiểu biết của con người về thế giới, điều này được hình thành trong ý thức qua quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ
Các nhà tri nhận cho rằng ý niệm thường bao gồm hai thành tố: hình bóng ý
niệm (concept profile) và hình nền ý niệm (concept base, concept frame: lĩnh vực,
Trang 26khung) Hình bóng ý niệm là những ý niệm được biểu đạt bởi từ đã cho Còn hình nền ý niệm là cấu trúc ý niệm được tiền giả định bởi ý niệm hình bóng Hình bóng
ý niệm trở nên vô nghĩa khi không có hình nền ý niệm “Do vậy, ý nghĩa của đơn vị
ngôn ngữ phải được xác định có tính đến cả ý niệm hình bóng lẫn hình nền, hay nói cách khác – cả “ý niệm” lẫn “khung/ lĩnh vực” Một ý niệm như TAY không thể xác định được nếu thiếu vắng lĩnh vực THÂN THỂ; cũng không thể xác định được một ý niệm như CON (trai, gái) mà bỏ qua khung BỐ MẸ Và một ý niệm như WEEKEND không thể hiểu được nếu không có những tri thức nền về dương lịch (chia ra 7 ngày đêm) và những quy ước văn hóa (chia ra ngày làm việc và ngày nghỉ) ” [10, tr.21-22] Như vậy có thể hiểu rằng không có ý niệm nào có thể tự tồn
tại, tất cả đều phụ thuộc vào sự hiểu biết, các nguồn tri thức và kinh nghiệm của con người về thế giới bằng nhiều cách khác nhau để lĩnh hội chúng…
Mỗi đơn vị ngôn ngữ đều gợi ra một khung ngữ nghĩa nhất định Ví dụ:
(1) Cô gái làm hỏng cái đồng hồ
(2) Cái đồng hồ bị cô gái làm hỏng
Ở hai ví dụ này, nhìn qua thì đều mang ý nghĩa là “cái đồng hồ bị hỏng do
cô gái” Tuy nhiên hai ví dụ khác nhau ở sự ý niệm hóa kinh nghiệm và khung quy
chiếu Trong câu (1) ta tri nhận đến đối tượng gây hậu quả hỏng cái đồng hồ là cô
gái, ở câu (2), ta tri nhận đến đối tượng nhận hậu quả hỏng là cái đồng hồ
Ở trong văn chương cũng vậy, sự ý niệm hóa lúc nào cũng tồn tại trong một
khung nhất định Khi Xuân Diệu viết “Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc/ Anh chỉ xin
về một chút hương” (Muộn màng) thuộc sự chiếu bóng của lĩnh vực tình yêu hay
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”
(Vội vàng) thuộc khung thời gian
Lakoff và Johnson cho rằng ẩn dụ tiêu biểu cho sự ý niệm hóa trong ngôn ngữ Các ý niệm trừu tượng không thể hoàn chỉnh khi không có ẩn dụ Ví dụ, tình yêu sẽ không còn là tình yêu nếu không có sự ẩn dụ về sự rung cảm, điên cuồng, kết hợp, chăm sóc, sẻ chia… Mỗi phát ngôn được tạo ra đều có quá trình ý niệm
Trang 27hóa, thông qua miền kinh nghiệm của con người Hệ thống ý niệm của con người nói chung là không nhất quán vì các ẩn dụ được sử dụng để lí luận về ý niệm có thể
là không nhất quán
1.1.2.4 Tính nghiệm thân
Theo các nhà tri nhận, trải nghiệm của con người với thế giới xung quanh bao gồm các mặt: văn hóa – xã hội, chính trí, kinh tế, đạo đức, y tế, … Những trải nghiệm này đã quyết định phương thức con người hiểu biết thế giới Tính tương tác giữa các cá thể với môi trường vật lí và xã hội được thực hiện qua những quá trình phạm trù, ý niệm, suy lý và tâm trí của con người được hình thành dựa trên cơ sở trải nghiệm Qua những trải nghiệm tương tác với thế giới hiện thực, con người hình thành những lược đồ hình ảnh cơ bản, từ đó tạo nên những mô hình tri nhận, dựa vào đó tiến hành phạm trù hóa, xây dựng các ý niệm Đó chính là tính nghiệm thân của các ý niệm
Thuyết ẩn dụ hiện đại cho rằng trải nghiệm của thân thể vừa kích hoạt, vừa
đặt cơ sở tạo thành ẩn dụ Tức là hệ thống ý niệm của con người bao hàm các ánh
xạ (mappings) từ miền cụ thể sang miền trừu tượng và ánh xạ ẩn dụ không mang
tính chất quy ước mà do bản chất của tính nghiệm thân quy định
Rất nhiều kinh nghiệm nghiệm thân của con người được bắt rễ trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, nó bị ảnh hưởng bởi một chế ước văn hóa cụ thể Tại nhiều nền văn hóa, rất nhiều trải nghiệm của con người được tạo ra từ phong tục tập văn hóa bản địa, do đó, tính nghiệm thân của tâm trí có thể được xem là nó sản sinh từ sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan Nó cũng bị giới hạn trong bối cảnh văn hóa cộng đồng ví dụ như phải cùng ngôn ngữ, quê quán và có cùng phong tục tập quán, nề nếp sinh hoạt trong cộng đồng đó
Vì vậy, khi nói đến tính nghiệm thân là phải xem xét cả kinh nghiệm cá thể
và kinh nghiệm cộng đồng của những người nói cùng ngôn ngữ
Trang 281.1.2.5 Lược đồ hình ảnh
Lược đồ hình ảnh trong trí não con người là những trải nghiệm cơ thể được lặp đi lặp lại thường xuyên tạo nên những cấu trúc tri nhận Nó là mô thức xuất hiện thường xuyên lặp lại trong hoạt động kinh nghiệm của con người, là mô thức
tổ chức kinh nghiệm của con người Việc hình thành các lược đồ hình ảnh dựa trên các tương quan kinh nghiệm của con người
Lược đồ hình ảnh là lược đồ trong nhận thức, tâm trí của con người Nó vừa
có tính trừu tượng vừa có tính cụ thể bởi nó là kết quả của quá trình nghiệm thân Tri nhận là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến cuộc sống thực tiễn Những tư duy này hoàn toàn xuất phát từ trải nghiệm để hình thành nên các biểu tượng tinh thần
Như vậy lược đồ hình ảnh vừa là những trải nghiệm tự thân của con người, vừa là những trải nghiệm thông qua ẩn dụ Lược đồ hình ảnh liên quan chặt chẽ đến quá trình nhận thức/ tri nhận của con người Johnson (1987) đã nêu lên bốn đặc điểm của lược đồ hình ảnh [12, tr.80]:
(1) Lược đồ hình ảnh cấu trúc trở thành tiên nghiệm qua trải nghiệm thân thể của chúng ta
(2) Các khái niệm lược đồ hình ảnh tương ứng thật sự tồn tại
(3) Ẩn dụ là chiếu xạ các lược đồ hình ảnh vào các miền trừu tượng, dựa trên logic cơ bản
(4) Ẩn dụ không mang tính quy ước mà được kích hoạt bởi các cấu trúc có sẵn trong trải nghiệm thân thể hàng ngày
Lược đồ hình ảnh là một trong những vấn đề của ẩn dụ tri nhận, giúp lí giải những tư duy của con người Quan trọng hơn, lược đồ hình ảnh còn là một nhân tố chủ chốt để hiểu và lí giải các ý niệm ẩn dụ Đặc biệt là với đặc điểm ngôn từ mang tính hình ảnh, giàu tính biểu cảm thì việc xác định lược đồ hình ảnh/lược đồ chiếu
xạ là một cách để ta không bị nhầm lẫn sang ẩn dụ truyền thống
Trang 29Ví dụ: Ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH là một ý niệm mang
tính phổ quát của mọi nền văn hóa và có một nền tảng kinh nghiệm vững chắc trong tư duy của con người Nói theo một cách khác đây chính là một trong những
ý niệm mà ai cũng có thể hiểu Cấu trúc cơ bản của cuộc đời giống như là một đường đi bao gồm điểm xuất phát của một chuyển động, con người sẽ chuyển động trên con được đó để đến được đích đến mà mình cần đến Con đường này là một lộ trình mà tất cả chúng ta đều phải trải qua khi tuân theo một lộ trình theo một hướng nhất định từ điểm xuất phát đến điểm đích Tuy nhiên cuộc hành trình này của mỗi người không giống nhau, bởi trên đường đi có thể gặp nhiều trở ngại và mỗi người
sẽ có một thời gian riêng để có thể chạm đến đích Đích đến tùy vào mục đích (trong học tập, công việc, trong cuộc đời, …) mà mỗi người tạo ra (quảng đường ngắn hay dài) Trong cuộc hành trình, ta có thể gặp những trở ngại buộc ta phải chọn lựa hướng đi Những điều đó sẽ được hiểu dưới dạng lược đồ hành trình (đường đi) qua hình 1.1:
Hình 1.1: Lược đồ hành trình (đường đi)
1.1.2.6 Cấu trúc của ẩn dụ tri nhận
Trong ẩn dụ tri nhận có hai miền: miền nguồn và miền đích tồn tại tiền giả
định trong ý thức của con người Miền nguồn là những thuộc tính được ánh xạ, phóng chiếu lên miền đích làm cụ thể hóa miền đích thông qua các quá trình ý niệm hóa Trong đó, miền nguồn cái cụ thể chiếu lên cái trừu tượng của miền đích
Trang 30Với ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH và miền đích là CUỘC ĐỜI Một số thuộc tính được chiếu
xạ từ miền nguồn đến miền đích như sau:
Bảng 1.1 Cơ chế chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
CUỘC ĐỜI Được hiểu giống
như
CUỘC HÀNH TRÌNH
(cái trừu tượng)
Được hiểu như Miền nguồn
(cái cụ thể)
Từ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH và lược đồ hình ảnh
HÀNH TRÌNH (ĐƯỜNG ĐI) ta có thể hiểu rằng miền nguồn CUỘC HÀNH
TRÌNH có những thuộc tính ánh xạ lên miền đích CUỘC ĐỜI như sau:
Bảng 1.2 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH Miền nguồn
CUỘC HÀNH TRÌNH
Miền đích CUỘC ĐỜI
Điểm xuất phát Mục đích đặt ra của con người
Trang 31Từ lược đồ, người đọc có thể hiểu những đặc điểm của miền đích CUỘC ĐỜI thông qua những thuộc tính của miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH do các ánh xạ được phóng chiếu từ miền nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH đến miền đích CUỘC ĐỜI
1.1.2.7 Phân loại ẩn dụ tri nhận
Dựa trên Ngôn ngữ học tri nhận (Ghi chép và suy nghĩ) của Trần Văn Cơ,
ẩn dụ tri nhận được chia làm ba loại: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng
Ví dụ: Ở biểu thức ẩn dụ: “Tình yêu là thiên nhiên” – ý niệm tình yêu chính
là cảm xúc của nhiều người đã, đang và sẽ trải qua Khi ta coi tình yêu là thiên
nhiên tức là có trời, trăng, mây, gió, cỏ, cây, mầm, hoa, lá… từ đó ta nói mầm tình
yêu, tình yêu đơm hoa kết trái, tình yêu mật ngọt, … Trong biểu thức này, những
thuộc tính điển hình của thiên nhiên đã được chuyển sang cho tình yêu Ta có thể
lấy những ẩn dụ tri nhận trong thơ tình yêu của “ông hoàng thơ tình” – Xuân Diệu
để làm sáng tỏ điều này thông qua ẩn dụ cấu trúc “Yêu là chết ở trong lòng một ít”:
Trạng thái trên hành trình
Những cảm xúc của con người: hứng khởi, mệt mỏi, hi vọng, tuyệt vọng, chán nản, buông tay…
Lựa chọn hướng đi Những lựa chọn trước những ngã rẽ
Điểm kết thúc cuộc hành trình Kết quả thực hiện mục đích ban đầu đặt ra
của con người
Trang 32“Yêu là chết ở trong lòng một ít” Tình yêu
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít
Tình yêu là sự gần gũi Tình yêu là sự chia xa
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít
Tình yêu là say đắm Tình yêu là sợi dây vấn vít
“Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu đã vẽ ra bức tranh ngôn ngữ về thế giới
với ý niệm “tình yêu” thông qua những hình ảnh ẩn dụ về “yêu là chết ở trong
lòng một ít” Cấu trúc nghĩa biểu trưng của “yêu là chết ở trong lòng một ít” được
chuyển sang cấu trúc nghĩa của “tình yêu” Như vậy “yêu là chết ở trong lòng một
ít” chính là ẩn dụ cấu trúc
b) Ẩn dụ bản thể
Trần Văn Cơ cho rằng “Ẩn dụ bản thể (ontological) thực chất chính là
phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ranh giới của chúng trong không gian [1, tr.312] Nhưng Lakoff và Johnson (1980) cho rằng việc hiểu kinh
nghiệm của con người dưới dạng vật thể và chất liệu cho phép con người tách các
bộ phận của kinh nghiệm và xử lý chúng như là các thực thể và chất liệu phân lập của một loại thống nhất Khi sự vật không có hình thù và ranh giới rõ ràng, chúng
ta cũng có thể dễ dàng phân loại chúng nhờ ẩn dụ bản thể
Trang 33Ví dụ như: “Đầu óc con người là một cỗ máy” với các biểu thức ngôn ngữ như She broke down (cô ấy bị - hỏng hóc = tinh thần bị suy sụp), hoặc như Trái tim
tan nát (tình cảm, tình yêu là một vật thể dễ vỡ)
Phạm vi của ẩn dụ bản thể mà chúng ta sử dụng cho những mục đích là vô cùng rộng lớn Việc lựa chọn được trải nghiệm của con người dưới dạng vật thể và chất liệu cho phép con người tự chọn ra một số trải nghiệm cho riêng mình Từ việc
chọn lựa đó thì chúng ta có thể tham khảo, phân loại, sắp xếp và định lượng và,
bằng cách này, ta đã có thể tranh luận về những vật thể hoặc chất liệu đó [3, tr
28] Chính vì vậy, ẩn dụ bản thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau và các loại ẩn
dụ khác nhau phản ánh các loại mục đích khác nhau như: định danh, định lượng, nhận diện các khía cạnh, xác định mục tiêu và thúc đẩy hành động, tìm hiểu nguyên nhân, …Ví dụ:
Để định danh:
- Nỗi sợ côn trùng của em gái tôi làm tôi phát điên
- Danh dự của cả gia đình là con phải dành được giải cao trong kỳ thi quốc
gia này
- Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt của một bộ phận lao động trí óc phức tạp và sáng tạo
Để định lượng:
- Cần phải kiên nhẫn lắm mới hoàn thành được công trình nghiên cứu này
- Vẫn còn rất nhiều người tử tế trong cuộc đời này
- Anh ta có nhiều kĩ thuật và bí quyết nấu ăn ngon
Để nhận diện các khía cạnh:
- Ông nội tôi không thể theo kịp nhịp sống hiện đại này
- Lòng bao dung và sự chân thành của cô giáo làm học sinh trở nên ngoan
ngoãn và chăm chỉ
- Tâm lý của mẹ càng tệ hơn từ ngày ba qua đời
Để xác định mục tiêu và thúc đẩy hành động:
Trang 34- Nhà cô ấy chuyển sang Mỹ để kiếm sống và đổi đời
- Tôi đang chuyển sang chế độ ăn “eat-clean” để có thể khiến cơ thể khỏe mạnh và có vóc dáng đẹp
- Đây là những gì bố phải làm để đảm bảo an toàn cho gia đình
Để tìm hiểu nguyên nhân:
- Áp lực thành tích từ ba mẹ đã khiến nhiều học sinh tự tử
- Nội bộ không đoàn kết làm cho cả đội không giành được giải Nhất
- Mẹ đã đánh em ấy vì tức giận
…
c) Ẩn dụ định hướng
Theo Trần Văn Cơ, “ẩn dụ định hướng (orientational) cấu trúc hóa một số
miền và tạo nên một hệ thống ý niệm hóa chung cho chúng; chúng liên quan đến việc định hướng trong không gian với những đối lập kiểu như “lên – xuống”, “vào – ra”, “sâu – cạn”, “trung tâm – ngoại vi”, … [1, tr 319]
Theo Lakoff và Johnson thì ẩn dụ định hướng là “những giá trị cơ bản nhất
trong một nền văn hóa sẽ tương hợp với mô hình ẩn dụ của những ý niệm cơ bản nhất của nền văn hóa” [3, tr 24] “Các hướng chính như lên – xuống, trong - ngoài, tâm -biên, chủ động – thụ động, v.v dường như giống nhau trong tất cả nền văn hóa, nhưng việc đánh giá những ý niệm nào được định vị theo hướng nào và hướng nào là quan trong nhất thì lại khác nhau trong mỗi nền văn hóa” [3, tr 27]
Ví dụ như:
Ví dụ tiếng Việt Ví dụ tiếng Anh Cơ sở vật lý/
văn hóa/ xã hội
Định hướng lên trên/ up
Đời anh ấy lên
hương
Định hướng lên trên/ up
Trang 35Định hướng xuống dưới/ down
Cô ấy bị suy sụp
Định hướng lên trên/ up
Cô ấy bị ốm She is sick Bệnh nặng buộc
con người phải nằm Nên nó định hướng xuống dưới
Định hướng xuống dưới/ down
Cô ấy là người
Định hướng xuống dưới/ down
Anh ấy là giám
đốc điều hành
He is a CEO Là người có địa
vị cao, lãnh đạo nhiều nhân viên thì định hướng lên trên
Định hướng lên trên/ up
Trang 36có hành động phù hợp với những chuẩn mực do xã hội đặt ra
Định hướng lên trên/ up
Tham thì thâm Grasp all lose all Cái xấu, tội lỗi là
hướng xuống dưới
Định hướng xuống dưới/ down
Cô ấy đã tự hoàn
Định hướng lên trên/ up
Cô ấy chỉ hoàn
thành bài tập khi
mẹ nhắc nhở
Her mother reminded her
about doing her
homework
Thụ động thì hướng xuống
Định hướng xuống
dưới/ down
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy:Bản chất của ẩn dụ tri nhận
là sự ngữ nghĩa hóa và cảm nhận những hiện tượng loại này trong thuật ngữ các hiện tượng loại khác [1, tr.324]
Ẩn dụ tri nhận chủ yếu là mở mang kiến thức và cung cấp sự hiểu biết về một đối tượng này thông qua sự hiểu biết về một đối tượng khác đã biết Bằng cách
sử dụng tư duy của mình, con người tạo cho mình sự hiểu biết mới
Đa số các ẩn dụ cơ cở của chúng ta được tổ chức trong những thuật ngữ của một hoặc một số ẩn dụ định hướng Mỗi ẩn dụ quy định một hệ thống có liên hệ
Trang 37chặt chẽ, chứ hoàn toàn không phải là những ẩn dụ rời rạc, ngẫu nhiên và không liên kết với nhau
Ẩn dụ không chỉ dùng trong văn học – nghệ thuật mà còn trong cả các
ngành khoa học và cả cuộc sống đời thường của chúng ta Bởi “chúng ta sống bằng
ẩn dụ”
Ẩn dụ gắn liền với đặc trưng văn hóa của người dân tại vùng miền, quốc gia
đó Kinh nghiệm về vật lý, văn hóa, xã hội giúp ta cung cấp nhiều cơ sở cho ẩn dụ định hướng
1.2 Lam Phương, cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1 Cuộc đời, sự nghiệp Lam Phương
Lam Phương (1937 – 2020) tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang)
Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh Đời ông nội của ông
đã bắt đầu lai Việt Nam
Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ Cuộc sống nghèo nàn khiến ông phải lên Sài Gòn để được cắp sách tới trường khi nương tựa vào nhà người quen, và chỉ vài năm sau đã trở thành Nhạc sĩ Lam Phương, ở tuổi 15
Để rồi hơn 60 năm sau, ông vẫn miệt mài cùng tân nhạc, dòng nhạc dồi dào, phong phú ấy đã được hàng triệu người nghe, ưa thích, trong suốt mấy thế hệ thính giả ở miền Nam Việt Nam, và đã đưa tên tuổi Lam Phương lên cao trong bộ môn
âm nhạc Việt Nam
Các nhạc phẩm của ông thường gắn liền với cuộc tình, cuộc đời của chính
mình, từ những câu chuyện của mình, nhạc sĩ đã “cá nhân hóa” lên thành những
nhạc phẩm trường tồn mãi cùng thời gian Những cuộc tình của chính ông cùng
Trang 38những bản nhạc gắn với các mối tình như: Tình bơ vơ, Chờ người, Tình chết theo
mùa đông, Thu sầu, Trăm nhớ ngàn thương, Đẹp như mơ, Giọt lệ sầu, Bọt biển, Bài Tango cho em, Biển tình…
1.2.2 Phong cách sáng tác của Lam Phương
Nhạc Lam Phương có thể nói là tình – đời – thực, bởi chính nhạc sĩ không hề
tô vẽ gì thêm cho ca từ, nó chỉ đơn giản là những ca từ mộc mạc, giản dị như những điều ông đang suy nghĩ mà thôi Có biết bao nhiêu “bóng hồng” đi ngang qua đời ông, mỗi người đều được dừng chân lại tại đôi ba bản nhạc Tất cả tâm tình của Lam Phương dường như chỉ dừng lại ở trên những bản nhạc mà thôi Đến cuối cùng, trong những ngày tháng còn lại khi ở “cõi tạm”, ông sống cùng với gia đình,
không có vợ, không có bóng hồng nào, giống như câu hát ông viết: “Tình duyên
trăm mối, một kiếp đa đoan”
Để cảm nhận ca từ Lam Phương, cảm nhận được hết những thông tin đã
được “mã hóa” thì không phải ai cũng có khả năng để làm được điều đó Lam
Phương chủ yếu viết những nhạc phẩm về tình yêu, viết một cách rất riêng, rất tình
và rất đời Thi thoảng còn có cả những vấn đề tế nhị, nhạy cảm trong tình yêu Muốn hiểu được ý nghĩa sâu xa mà nhạc sĩ muốn truyền tải, thì ta phải trải đời, nghiệm đời Trải đời ở đây không phải là một độ tuổi quá lớn, một người đi qua quá nhiều biến cố trong cuộc đời, mà là trong suy nghĩ, trong sự tích lũy vốn sống của cá nhân để có thể nghiệm được về những tình cảm mà ông gửi gắm đằng sau đó
Như vậy, ca từ Lam Phương mang đậm dấu ấn cá nhân, luôn luôn đổi mới và
dễ dàng khắc sâu trong tâm trí khán thính giả
CHƯƠNG 2: ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ TÌNH YÊU
TRONG CA TỪ LAM PHƯƠNG 2.1 Xác lập ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca từ Lam Phương
Khảo sát 110 ca khúc trữ tình lãng mạn của Lam Phương, tôi thấy có sự xuất hiện của 276 biểu thức ẩn dụ tri nhận về tình yêu
Trang 39Bảng 2.1: Hệ thống các ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca từ Lam Phương
STT ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ TÌNH YÊU
Số lượng
Số lần xuất hiện/276
Trang 40TỔNG 276 100.0
Từ bảng trên, ta có thể hệ thống được các ẩn dụ tri nhận về tình yêu trong ca
từ của Lam Phương bằng biểu đồ sau:
Qua thống kê phân loại, tôi nhận thấy ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ
Lam Phương khá phong phụ và đa dạng Nổi bật nhất là một số ẩn dụ ý niệm về tình yêu như: TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH với 72/276 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 26.1%); TÌNH YÊU LÀ THIÊN NHIÊN với 34/276 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 12.3%); TÌNH YÊU
LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH với 30/276 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 10.9%); TÌNH YÊU LÀ
SỰ GẦN GŨI với 28/276 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 10.1%); TÌNH YÊU LÀ CHỜ ĐỢI/KHAO KHÁT BÊN NHAU với 21/276 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 7.6%); TÌNH YÊU
LÀ NHIỆT/LẠNH với 17/276 ẩn dụ (chiếm tỉ lệ 6.2%); TÌNH YÊU LÀ VẬT
Hình 2.1: BIỂU ĐỒ ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ TÌNH YÊU
17 TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI
18 TÌNH YÊU LÀ MÙI HƯƠNG
19 TÌNH YÊU LÀ SỰ HI SINH