1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập về nhà tuần 11 pháp luật đại cương

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ngành luật hình sự điều chỉnh quan hệxã hội này qua việc xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể -Nhà nước và người phạm tội, trong quan hệ này, người phạm tội có nghĩavụ pháp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN: THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

-BÀI TẬP VỀ NHÀ TUẦN 11MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

Câu 1: Phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam?

a, Đối tượng điều chỉnh của luật hình là:

- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự trước hết là quan hệ xãhội giữa Nhà nước và người phạm tội Khi có sự kỉện tội phạm xảy ra -một loại quan hệ xã hội đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thể đã gây ra sựkiện tội phạm đó được phát sinh Ngành luật hình sự điều chỉnh quan hệxã hội này qua việc xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể -Nhà nước và người phạm tội, trong quan hệ này, người phạm tội có nghĩavụ pháp lí phải chịu Trách nhiệm hình sự, trong đó có hình phạt cồn Nhànước có quyền buộc người phạm tội phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí đó.Đối với người phạm tội, Nhà nước có qưyền buộc họ phải chịu Tráchnhiệm hình sự; đối với xã hội, Nhà nước có ttách nhiệm xử lí nghiêmminh những người đã thực hiện hẳnh vi phạm tội để bảo đảm ttật tự xãhội, trấn áp tội phạm Người phạm tội, tuy có nghĩa vụ pháp lí phải chịuTrách nhiệm hình sự nhưng cũng có quyền yêu cầu Nhà nước chỉ đượcbuộc mình chịu Trách nhiệm hình sự đúng với quy định của pháp luật.

- Với việc quy định Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, luậthình sự Việt Nam đã mở rộng phạm vi chủ thể phải chịu Trách nhiệmhình sự và do vậy cũng mở rộng đối tượng điều chỉnh của mình Theo đó,ngành luật hình sự cũng điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhânthương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự Trong quan hệ này, Nhà nướccó quyền và nghĩa vụ đối với pháp nhân thương mại phải chịu Tráchnhiệm hình sự tương tự như đối với người phạm tội Trái lại, pháp nhân

Trang 3

thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự cũng có nghĩa vụ và quyềntương tự như người phạm tội.

- Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xầ hội có tính đặc thù.Quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự khôngnhững không cần thiết cho Sự tồn tại và phát triển của xã hội mà ttái lại,xã hội đã phải chịu sự tác động xấu khi quàn hệ xã hội này phát sinh Cácquan hệ xã hội cần thiết cho xã hội được các ngành luật khác điều chỉnhnhư quan hệ sở hữu được ngành luật dân sự điều chỉnh, quan hệ Vợchồng được ngành luật hôn nhân và gia đình đỉều chỉnhi V.V đều không

phải là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự nhưng có thể là đối

tượng bào vệ của ngành luật hình sự- khi bị xâm hại ở mức độ nhất định.

Các ngành luật khác có thể vừa điều chỉnh và vừa bảo vệ cùng nhóm cácquan hệ xã hội nhất định, còn ngành luật hình sự chỉ đỉều chỉnh một loạiquan hệ xã hội - quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội cũng như vớipháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự và bảo vệ nhiềuloại quan hệ xã hội khác được các ngành luật khác điều chỉnh Với lí do

này mà quy phạm pháp luật hình sự có thể được coi là quy phạm pháp

luật bảo vệ mà không phải là quy phạm pháp luật điều chỉnh Quy phạmpháp luật hình sự không chỉ xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của cácchủ thể của quan hệ pháp luật hình sự mà còn là tiêu chuẩn để xác địnhgiới hạn và đánh giá hành vi của con người có phải là tội phạm haykhông Là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người, quy phạm pháp luậthình sự tuy không trực tiếp điều chỉnh xử sự của con người trong cuộcsống hàng ngày như các ngành luật khác (mà chỉ điều chỉnh xử sự củaNhà nước và người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại phải chịuTrách nhiệm hình sự sau khi có sự kiện tội phạm xảy ra) nhưng vẫn có tácđộng điều chỉnh xử sự đó của con người Quy phạm pháp luật hình sự xác

Trang 4

định tội phạm, quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hìnhphạt và qua đó gián tiếp “cấm đoán” việc thực hiện những hành vi bị coilà tội phạm - những hành vi đã được quy định ưong luật hình sự Với lí donày mà quy phạm pháp luật hình sự còn có thể được coi là quy phạmpháp luật cẩm đoán và sự cấm đoán này gián tiếp điều chỉnh xử sự củacon người theo hướng ưánh thực hiện hành vi phạm tội Bên cạnh các quyphạm pháp luật có tính “cấm đoán” như vậy, luật hình sự cũng có một sốquy phạm pháp luật “cho phép” như là sự bổ sung để đảm bảo tính hoànchỉnh của hệ thống quy phạm pháp luật hình sự Ví dụ: Cho phép gâythiệt hại khi phải phòng vệ v.v

b, Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là:

Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng điều chỉnh cũng như nội dungquyền, nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự,có thể rút ra phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phươngpháp mệnh lệnh - phục tùng Trong quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nướccó quyền buộc người phạm tội phải chịu Trách nhiệm hình sự, phải chịuhình phạt; người phạm tội có nghĩa vụ pháp lí phải thực hiện Trách nhiệmhình sự, chấp hành hình phạt và việc chấp hành này không thể tránh khỏivì nó được bảo đảm bằng cưỡng chế của Nhà nước.

Trong trường hợp pháp nhân thương mại cùng phải chịu Trách nhiệmhình sự với cá nhân về tội phạm đã xảy ra, Nhà nước có quyền buộc phápnhân thương mại phải chịu hình phạt; pháp nhân thương mại có nghĩa vụpháp lí phải chấp hành hình phạt.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnhlệnh - phục tùng Theo đó, các quy phạm pháp luật hình sự đều có cách

Trang 5

thức tác động chung là bắt buộc người phạm tội cũng như pháp nhânthương mại trong trường họp nhất định phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí làTrách nhiệm hình sự.

Qua đó, quy phạm pháp luật hình sự cũng gián tiếp điều chỉnh hành vi

của con người trong cuộc sống hàng ngày với cách thức tác động là cấm

Như đã trình bày, trong luật hình sự còn có một số quy phạm pháp luậtmà cách thức tác động là cho phép (được thực hiện quyền nhất định nhưquyền phòng vệ chính đáng V.V.) Tuy nhiên, cách thức tác động cấmđoán và cho phép đều không phải là cách thức tác động đặc trưng củangành luật hình sự.

Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương phápmệnh lệnh - phục tùng và cách thức tác động đặc trưng là bắt buộc.

Câu 2: Phân tích dấu hiệu của tội phạm?* Các dấu hiệu của tội phạm là:

a, Dấu hiệu ( đặc điểm ) nguy hiểm cho xã hội:

- Nguy hiểm cho xã hội bao gồm tính gây thiệt hại về khách quan và tínhcó lỗi về chủ quan Trong đó, tính gây thiệt hại có nghĩa là gây ra hoặc đedọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Đólà:

" độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ

quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc

Trang 6

phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợppháp của tổ chức, quyền con người, quyền, lợi ích hợppháp của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự phápluật ” (khoản 1 Điều 8 BLHS).

- Tính có lỗi tuy là bộ phận hợp thành của tính nguy hiểm cho xãhội nhưng để nhấn mạnh nguyên tắc có lỗi, BLHS Việt Nam đãtách tính có lỗi thành dấu hiệu độc lập Do vậy, nội dung về tính cólỗi được trình bày ở phần tiếp theo.

- Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính khách quan Mộthành vi có tính nguy hiểm cho xã hội hay không cũng như tính nguy hiểmcho xã hội của hành vi đó ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào các yếutố khách quan Đó có thể là:

+ Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại.

+ Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả thủ đoạn, côngcụ, phương tiện thực hiện hành vi.

+ Tính chất, mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra + Tính chất, mức độ lồi.

+ Tính chất của động cơ, mục đích phạm tội.

b, Dấu hiệu có lỗi

Trang 7

- Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi (có tính gây thiệthại cho xã hội) của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dướidạng cố ý hoặc vô ý Người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xãhội bị coi là có lỗi nếu họ đã lựa chọn và thực hiện trong khi họ có đủđiều kiện lựa chọn xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội.

- Khi xác định “có lỗi” là một dấu hiệu của tội phạm cùng với dấu hiệu“nguy hiểm cho xã hội”, BLHS muốn nhấn mạnh nguyên tắc có lỗi Luậthình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là truycứu TNHS chỉ căn cứ vào việc một người đã thực hiện hành vi gây thiệthại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của họ Việc áp dụng hình phạtkhông chỉ nhằm mục đích trừng trị mà qua đó còn nhằm mục đích giáodục ý thức tuân thủ pháp luật, phòng ngừa tội phạm xảy ra Mục đích giáodục này chỉ có thể đạt được khi hình phạt được áp dụng cho người có lỗi.Đối với người không có lỗi, hình phạt không thể phát huy được tác dụnggiáo dục Do vậy, “có lỗi” phải được xác định là một nguyên tắc của luậthình sự và cần được coi là một dấu hiệu quan trọng của tội phạm.

c, Dấu hiệu được quy định trong luật hình sự

- Theo Điều 8 BLHS, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là

tội phạm nếu " được quy định trong BLHS " Như vậy, tính được quy

định trong luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tộiphạm Việc xác định tội phạm phải được luật hình sự quy định là sự thừanhận nguyên tắc đã được ghi nhận ttong Tuyên ngôn toàn thế giới vềnhân quyền của Liên hợp quốc:

Trang 8

"Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luậtpháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm" (khoản 2

Điều 11).

- Trong sự thống nhất với việc xoá bỏ nguyên tắc tương tự và cấm hồitố, việc khẳng định dấu hiệu này của tội phạm là biểu hiện cụ thể củanguyên tắc pháp chế.

Trong BLHS, dấu hiệu “được quy định trong luật hình sự” không chỉđược thể hiện ở Điều 8 mà còn được thể hiện ở Điều 2 và Điều 7 Khoản

1 Điều 2 BLHS quy định: "Chi người nào phạm một tội đã được BLHS

quy định mới phải chịu TNHS Khoản 2 Điều 7 quy định:

"Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặnghơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vỉ ápdụng án treo, miễn TNHS, loại trừ TNHS, miễn hình phạt,giảm hình phạt, xoá án tích và quy định khác không có lợicho người phạm tội, thì không được áp dụng đổi với hành viphạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thihành".

- Việc xác định “được quy định trong luật hình sự” là dấu hiệu của tộiphạm không những là cơ sở đảm bảo cho việc chổng tội phạm được thốngnhất, tránh tuỳ tiện mà còn là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp phải

Trang 9

kịp thời bổ sung, sửa đổi luật theo sát sự thay đổi của tình hình tội phạm.Tính được quy định trong luật hình sự tuy chỉ là dấu hiệu về mặt hìnhthức pháp lí, phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu về mặt nộidung chính trị, xã hội của tội phạm nhưng vẫn có tính độc lập tương đốivà có ý nghĩa quan trọng Nếu chỉ coi trọng tính nguy hiểm cho xã hội sẽdễ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện trong việc xác định tội phạm Ngược lại,nếu quá coi trọng tính được quy định trong luật hình sự sẽ dễ dẫn đến tìnhtrạng xác định tội phạm một cách hình thức, máy móc Nhằm tránh nhữngtrường hợp như vậy, khoản 2 Điều 8 BLHS quy định:

"Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tínhchất nguy hiểm cho xã hội không đáng kế thì không phải làtội phạm ".

- Luật hình sự Việt Nam coi tính được quy định trong luật hình sự là dấuhiệu của tội phạm nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất mà chỉ là dấuhiệu biểu hiện mặt hình thức pháp lí của tính nguy hiểm cho xã hội - dấuhiệu cơ bản của tội phạm Hai dấu hiệu - tính nguy hiểm cho xã hội vàtính được quy định ttong luật hình sự có quan hệ biện chứng giữa nộidung và hình thức Dấu hiệu được quy định trong luật hình sự tuy có tínhđộc lập tương đối nhưng vẫn là dấu hiệu được xác định bởi tính nguyhiểm cho xã hội Chỉ trên cơ sở thừa nhận tính nguy hiểm cho xã hội, kếthợp tính nguy hiểm cho xã hội và tính được quy định trong luật hình sựmới có thể nhận thức được một cách đầy đủ dấu hiệu được quy định trongluật hình sự.

Trang 10

- Hiện nay, theo quy định của BLHS, dấu hiệu “được quy định trong luậthình sự” phải được hiểu là “được quy định trong BLHS” mặc dù dấu hiệu“được quy định trong luật hình sự” có nghĩa rộng hơn vì luật hình sự baogồm BLHS và các luật khác có quy phạm pháp luật hình sự.

d, Dấu hiệu “do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện”:

- Đây là dấu hiệu về chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người cónăng lực TNHS Đó là người đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của luậtvà không thuộc trường hợp mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điềukhiển hành vi do mắc bệnh Năng lực TNHS là năng lực pháp lí đượcNhà nước xác định và thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước Do có ýnghĩa như vậy nên dấu hiệu về chủ thể cần được coi là một dấu hiệu củatội phạm, mặc dù dấu hiệu này thực ra đã được phản ánh qua dấu hiệuđược quy định trong luật hình sự vì ttong nội dung “được quy định” đã cónội dung về chủ thể về dẩu hiệu chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm choxã hội, BLHS năm 2015 còn xác định pháp nhân thương mại cũng là mộtchủ thể bên cạnh chủ thể “người có năng lực trách nhiệm hình sự”, vềthực chất, pháp nhấn thương mại chỉ là chủ thể của TNHS đối với tộiphạm do cá nhân thực hiện nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân thươngmại như Điều 75 BLHS đã xác định Theo đó, chủ thể thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội chỉ có thể là cá nhân “Mọi hoạt động của phápnhân được tiến hành (đều) thông qua hành vi của những cá nhân ”.

- Tuy nhiên, khi pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện thì pháp

Trang 11

nhân thương mại cũng có thể bị coi là đã thực hiện tội phạm và như vậy,pháp nhân thương mại cũng có thể bị coi là chủ thể thực hiện tội phạm.

e, Dấu hiệu phải chịu hình phạt

- Tính chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải làthuộc tính bên trong của tội phạm như các dấu hiệu trên Do vậy, Điều 8BLHS năm 1999 không đề cập dấu hiệu này trong định nghĩa tội phạm.Hành vi bị coi là tội phạm vì về nội dung, có tính nguy hiểm cho xã hộivà về hình thức, được quy định trong luật hình sự chứ không phải vì cótính chịu hình phạt Ngược lại, hành vi sở dĩ có tính chịu hình phạt vì làtội phạm - vì nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong luật hình sự.Như vậy, tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của tính nguyhiểm cho xã hội và tính được quy định trong luật hình sự Tính nguy hiểmcho xã hội vừa là cơ sở của việc phân hoá tính chịu hình phạt trong luậtvừa là cơ sở để cá thể hoá hình phạt trong áp dụng luật hình sự Tính chịuhình phạt được coi là dấu hiệu của tội phạm vì nó được xác định bởichính những thuộc tính khách quan bên trong của tội phạm Chỉ có hànhvi phạm tội mới phải chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt; không cótội phạm thì cũng không có hình phạt Đây là lí do để coi “phải chịu hìnhphạt” là một đặc điểm của tội phạm BLHS năm 2015 bổ sung đặcđiểm “phải bị xử lí hình sự” trong định nghĩa khái niệm tội phạm tạiĐiều 8 mà không sử dụng đặc điểm “phải chịu hình phạt” vì cho rằngbiện pháp xử lí hình sự không chỉ là hình phạt mà còn gồm cả các biệnpháp hình sự phi hình phạt Tuy nhiên, hình phạt vẫn là biện pháp xử líhình sự cơ bản có tính đặc trưng Xét về bản chất, đặc điểm “phải bị xử líhình sự” và đặc điểm “phải chịu hình phạt” không có sự khác nhau Đặc

Trang 12

điểm “phải bị xử lí hình sự” phản ánh bao quát hơn còn đặc điểm “phảichịu hình phạt” phản ánh được nội dung chính có tính đặc trưng, cụ thểcủa biện pháp hình sự.

- Nói tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ hành vi phạm tộinào, do tính nguy hiểm cho xã hội cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạtlà biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính nghiêm khắc nhất trong hệthống những biện pháp cưỡng chế nhà nước Nhưng điều đó không cónghĩa là việc áp dụng và thi hành trong thực tế hình phạt cụ thể là có tínhchất bắt buộc tuyệt đối cho mọi trường hợp phạm tội Trong thực tế vẫncó trường hợp người phạm tội không phải chịu hình phạt Đó là nhữngtrường hợp có tội nhưng được miễn TNHS, được miễn hình phạt hoặcđược miễn chấp hành hình phạt

- Vì có những trường hợp không phải chịu hình phạt như vậy nên có thểcó ý kiến cho rằng không nên coi tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu củatội phạm Quan niệm như vậy sẽ không thấy được mối liên hệ giữa tộiphạm và hình phạt Trong các hành vi của con người, chỉ có tội phạm làhành vi có thể bị áp dụng hình phạt Có thể có tội mà không phải chịuhình phạt nhưng không thể áp dụng hình phạt khi không có tội Nếukhông coi tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm thì sẽ khôngthấy được hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất luôn gắnliền với tội phạm Trong những trường hợp được miễn TNHS, được miễnhình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt, người phạm tội tuy khôngphải chịu hình phạt nhưng không có nghĩa tội phạm mà họ thực hiệnkhông có tính chịu hình phạt mà trái lại, khả năng đe dọa phải chịu hình

Trang 13

phạt vẫn có Người phạm tội không phải chịu hình phạt vì đã được miễnvới những lí do khác nhau Đó là những lí do đã được quy định trong cácđiều 29, 59, 62 và 65 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm2017.

- Như vậy, nói tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bẩt cứ hành viphạm tội nào cũng đều bị đe dọa có thể phải chịu biện pháp cưỡng chếnhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt.

- Với việc thừa nhận TNHS của pháp nhân thương mại, tính chịu hìnhphạt không chỉ đối với chủ thể thực hiện tội phạm mà còn đối với cả phápnhân thương mại khi pháp nhân thương mại có quan hệ nhất định với tộiphạm và người phạm tội theo quy định của Điều 75 BLHS

Câu 3: Phân loại tội phạm trong bộ luật hình sự?

- Căn cứ Điều 9 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, có 4 loại tội phạm:

- Một là, Tội phạm ít nghiêm trọng, là loại tội phạm có tính chất và mứcđộ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hìnhphạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạokhông giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Trang 14

- Hai là, Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luậtHình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.Ba là, Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độnguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộluật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

- Bốn là, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mứcđộ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Câu 4: Khái niệm, đặc điểm và phân loại cấu thành tội phạm?

a, khái niệm cấu thành tội phạm:

- Tội phạm theo như quy định của Bộ luật hình sự hiện hành có giảithích đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực tráchnhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặcvô ý, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và đượcquy định trong Bộ luật hình sự Những hành vi có dấu hiệu tội phạmnhưng mức độ ảnh hưởng xã hội không đáng kể thì không được coi là tộiphạm.

- Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (kháchquan và chủ quan) được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành

Trang 15

vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệuđó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.

b, Đặc điểm cơ bản của cấu thành tội phạm đó là:

- Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủquan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chấtcủa tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác Ngoàicác dấu hiêu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng đểphản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.

- Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộluật Hình sự.

- Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mớikhẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.

c, Phân loại cấu thành tội phạm:

- Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặctrưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.- Trong đó, cấu thành tội phạm được phân thành các loại khác nhau theotừng khía cạnh:

- Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thànhtội phạm phản ánh thì cấu thành tội phạm phân thành:

+ Cấu thành tội phạm cơ bản: là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu địnhtội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.+ Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấuhiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính

Trang 16

nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bìnhthường).

+ Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệuđịnh tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tínhnguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợpbình thường).

- Trước hết, nhà làm luật xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản cho mỗiloại tội phạm, trên cơ sở cấu thành tội phạm cơ bản đó nhà làm luật căncứ vào tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống với mỗi loạitội có thể xây dựng một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hoặcgiảm nhẹ Những dấu hiệu có thêm trong cấu thành tội phạm tăng nặnghoặc giảm nhẹ trong luật hình sự được gọi là những dấu hiệu định khung.- Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm, có thể chiacấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tộiphạm hình thức:

+ Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu củamặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vivà hậu quả

+ Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệucủa mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Ngoài ra, dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt kháchquan, có thể phân chia cấu thành tội phạm thành loại thứ ba – cấu thànhtội phạm cắt xén.

Câu 5: Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm?

Trang 17

a, Mặt khách quan của tội phạm

- Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội : tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ của tội phạm còn có các dâu hiệu khác nhau như: phương tiện, công cụ tội phạm, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện phạm tội.

b, Mặt chủ quan của tội phạm

- Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm : lỗi, mục đích, va động cơ phạm tội Bất cư tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi Lỗi có hai loại lỗi : lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý phạm tội.

- Cố ý phạm tội là cố ý trong các trường hợp sau:

+ Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hành vi đó sẽ xảy ra.

+ Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiềm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn những vẫncó ý thức để mặc nó xảy ra.

- Vô ý phạm tội bao gồm các trường hợp sau:

+ Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Ngày đăng: 27/06/2024, 18:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w