1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Luật Kinh Tế Chương 2 Những Cơ Sở Của Hành Vi Cá Nhân.pdf

15 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Cơ Sở Của Hành Vi Cá Nhân
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Đắc
Trường học Trường Đại học Đà Lạt, Khoa Kinh tế-Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2018
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 664,14 KB

Nội dung

Những người lãnh đạo nữ thường thể hiện sự sốt sắng và nhiệt tình cao với công việc họ luôn cố gắng truyền nhiệt huyết đó cho những người lao động tạp ra không khí phán khởi và hồ hởi tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LUẬT KINH TẾ

GVHD:TH.S Nguyễn Văn Đắc

Thực hiện: Nhóm 1

ĐÀ LẠT, NGÀY 30/03/2018

Trang 2

HÀNH VI TỔ CHỨC

CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ SỞ CỦA HÀNH VI

CÁ NHÂN

I Những đặc tính tiểu sử:

a Tuổi tác:

Tuổi tác càng cao con người càng ít muốn nghỉ việc Khi tuổi tác càng cao, sẽ có ít sự lựa chọn nghề nghiệp, khi nhiệm kì công tác càng dài sẽ đem lại cho họ hệ số lương cao hơn, lợi ích hưu trí hấp dẫn hơn

Câu hỏi: Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến năng suất?

Tùy vào yêu cầu của công việc cụ thể Công việc đòi hỏi tốc độ, sức mạnh, sự nhanh nhẹn, sự phối hợp tay mắt và những kĩ năng tương tự mà kỹ năng này giảm dần với tuổi tác, năng suất lao động sẽ giảm Nhưng phần lớn yêu cầu của công việc là không

đủ tuyệt đối cho những sự suy giảm này trong cấp độ kỹ năng để có thể ảnh hưởng đến năng suất công việc

b Giới tính:

Có hay không việc phụ nữ cũng làm việc giỏi như nam giới?

Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong năng lực nói chung, năng lực lãnh đạo, năng lực trong hoạt động xã hội , năng lực học tập

Trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh và gay gắt như ngày nay thì kiểu lãnh đạo theo kiểu truyền thống củ đàn ông là không còn phù hợp, mà những đặc điểm nữ tính mang lại thành công cho những nhà lãnh đạo nữ

Những đặc tính :

1 Lãnh đạo bằng cách khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến Khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến để tập hợp được nhiều thông tin và những ý tưởng sáng tạo của mọi người

2 Chia sẻ quyền lực và thông tin Tạo cho người dưới quyền cảm giác là họ được tin cậy và tôn trọng từ đó làm mọi người cởi mở và hợp tác với nhau tốt hơn

Trang 3

3 Nâng cao ý thức tự giác của mọi người Việc tôn trọng người lao động và ghi nhận những đóng góp của họ sẽ nâng cao lòng tự trọng và ý thức tự giác của người lao động

4 Làm cho mọi người trở nên năng động hơn Những người lãnh đạo nữ thường thể hiện sự sốt sắng và nhiệt tình cao với công việc họ luôn cố gắng truyền nhiệt huyết

đó cho những người lao động tạp ra không khí phán khởi và hồ hởi trong tổ chức Không có băng chứng nào chứng minh rằng giới tính của người lao động ảnh hưởng đến sự thỏa mản đối với công việc của người lao động

c Tình trạng gia đình:

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có gia đình có hệ số vắng mặt thấp hơn, hệ số thuyên chuyển thấp hơn, và sự thỏa mãn với công việc cao hơn

Việc lập gia đình tạo ra nhiều trách nhiệm hơn, điều đó tạo cho việc có một công việc làm ổn định và một thu nhập ổn định là quan trọng hơn và giá trị hơn Phần lớn những người lao động tận tâm và thỏa mãn với công việc của họ là những người có gia đình

Trong những năm gần đây, cơ cấu xã hội có sự thay đổi mạnh song các nghiên cứu vẫn chưa nghiên cứu các tình trạng khác của gia đình bên cạnh độc thân hoặc có gia đình

d Số lượng người phải nuôi dưỡng:

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được vấn đề về số người phải nuôi dưỡng ảnh hưởng đến hệ số vắng mặt tỷ lệ thuyên chuyển và sự thỏa mãn

e Thâm niên công tác:

ảnh hưởng của thời gian công tác đối với việc thực hiện nhiệm vụ là quan trọng Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tương quan nghịc biến giũa thâm niên và sự vắn mặt Thâm niên cũng là một căn cứ để giải thích sự thuyên chuyển, người có thâm niên cao thường ít chuyển công tác

II.Tính cách:

1 Khái niệm

“ Tính cách là một tổ chức năng động gắn liền với hệ thống tâm lý của cá nhân mà hệ thống này xác định những sự điều chỉnh thống nhất của cá nhân đối với môi trường của anh ta”

Trang 4

Tính cách có các đặc điểm chủ yếu sau:

- Tính cách thể hiện sự độc đáo, cá biệt, và riêng có

- Những đặc điểm về tính cách là tương đối ổn định ở các cá nhân

Khi xem xét đánh giá tính cách của cá nhân cần xem xét đánh giá trên ba phương diện :

- Phản ứng, tương tác của cá nhân với trách nhiệm và nghĩa vụ mà họ đảm nhiệm

- Phản ứng tương tác với những người xung quanh

- Phản ứng, tương tác với chính bản thân của cá nhân

2 Các yếu tố xác định tính cách

Di truyền

Được thực hiện thông qua gen , gen xác định sự cân bằng hormone, sự cân bằng hormone xác định thể chất, và thể chất tạo ra tính cách

Môi trường

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành tính cách:

 Nền văn hóa: Trong đó con người lớn lên sẽ quy định cách suy nghĩ và hành động của con người

 Môi trường sống của con người, điều kiện sống của họ, cách thức giáo dục của cha mẹ

 Hai yếu tố di thuyền và môi trường đều quan trọng trong việc hình thành nên tính cách cho con người Di truyền tạo ra các yếu tố, nhưng toàn bộ các tiềm năng của một người được xác định bởi khả năng mà con người điều chỉnh với các nhu cầu và đòi hỏi của môi trường

3 Các loại tính cách

Theo phẩm chất cá nhân

Hành vi của một cá nhân có những đặc tính : bẽn lẽn, xông xáo, dễ phục tùng, lười biếng, tham vọng, trung thành, và nhút nhát -> thể hiện ra trong nhiều tình huống khác nhau được gọi là phẩm chất

Có 16 đặc tính mô tả tính cách:

2 Kém thông minh hơn Thông minh hơn

3 Bị chi phối bởi cảm giác Ổn định

Trang 5

4 Dễ phục tùng Thống trị

14 Phụ thuộc vào nhóm Độc lập, tự chủ

15 Không biết kiểm soát Biết kiểm soát

Trên cơ sở các đặc tính của hệ thần kinh:

Hướng

ngoại

Căng thẳng, dễ bị kích động,

không ổn định, nồng hậu, xã hội,

phụ thuộc

Điềm đạm, bình tĩnh, tự tin, tin cậy, thích ứng, nồng hậu, xã hội, phụ thuộc Hướng nội Căng thẳng, dễ bị kích động,

không ổn định, lạnh nhạt, nhút

nhát, bẽn lẽn

Điềm đạm, bình tĩnh, tự tin, tin cậy, thích ứng, lạnh nhạt, nhút nhát, bẽn lẽn

Mức độ tự chủ

Có thể chia ra hai loại người: Loại người nội thuộc,loại người ngoại thuộc

Những người ngoại thuộc ít thỏa mãn với công việc của họ, hệ số vắng mặt cao, ít muốn

tự đề ra nhiệm vụ và ít gắn bó với công việc của họ hơn những người nội thuộc Những người nội thuộc tin rằng sức khỏe, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những thói quen hàng ngày

Trang 6

Quan hệ giữa mức độ tự chủ và thuyên chuyển là không rõ ràng Một mặt, những người nội thuộc có xu hướng hành động một cách dễ dàng trong việc chấm dứt công việc của

họ, mặt khác họ có xu hướng thành công hơn trong công việc của họ và thỏa mãn cao hơn – đây chính là những nhân tố liên quan tới thuyên chuyển thấp

Những người nội thuộc thường chủ động hơn trong công việc Những người ngoại thuộc

dễ tuân thủ và sẵn lòng phục tùng các quy định các chỉ dẫn

Định hướng thành tựu

Người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn theo đuổi việc giải quyết công việc tốt hơn Những người có nhu cầu thành tựu cao thích đương đầu với những công việc mà sự thành công của nó có thể được đóng góp trực tiếp bởi các nỗ lực của họ Những nhiệm vụ

họ thích thực hiện và thực hiện tốt là những nhiệm vụ taọ ra sự thách thức, thông tin phản hồi và trách nhiệm

Độc đoán

Khi công việc là rõ ràng và sự thành công dựa trên sự tuân thủ chặt chẽ các luật lệ thì người độc đoán làm rất tốt còn những công việc đòi hỏi sự nhạy cảm với cảm xúc thì không phù hợp

Thực dụng

Người thực dụng là người biết vận dụng nhiều phải thắng nhiều phải ít bị thuyết phục Một vấn đề nảy sinh với người thực dụng là vấn đề đạo đức

Chấp nhận rủi ro

Việc chấp nhận hay né tránh rủi ro sẽ thể hiện ra ở việc họ ra quyết định lâu hay mau, lượng thông tin mà họ thu thập trước khi ra quyết định là nhiều hay ít Chúng ta cần quan tâm mức độ chấp nhận rủi ro để đảm bảo tạo ra sự phù hợp với từng công việc cụ thể

III Nhận Thức

Nhận thức con người bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thế giới quan của họ…

1 Khái niệm thức ầm quan trọng của nhân thức

Nhận thức được xem là quá trình trong đó cá nhân tổ chức và diễn đạt ấn tượng mang tính cảm giác để giải thích về môi trường của họ

Trang 7

Sơ đồ 2.1: Quá trình nhận thức

Kết quả nhận thức (Thực tế) của mỗi người có sự khác biệt rất lớn do sự ảnh hưởng giác quan, cảm giác, và thế giới quan của mỗi người

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức

Đối tượng nhận thức

 Thứ nhất tương quan vật - nền

 Thứ hai, tương tự, tương đồng

 Thứ ba, gần nhau

 Thứ tư, kết thúc

Người nhận thức

 Thái độ con người

 Động cơ

 Lợi ích

 Kiến thức và kinh nghiệm

 Mong đợi

Tình huống trong đó quá trình nhận thức diễn ra

Chú ý

Cảm giác

Các tín

hiệu

Nhận thức

Thế giới

thức (Thực tế)

Trang 8

Bối cảnh trong đó con người nhìn các đối tượng hoặc sự kiện là quan trọng Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta

3 Nhận thức và việc ra quyết định cá nhân

Quyết định cá nhân là một phần quan trọng của hành vi tổ chức

Quá trình ra quyết định

Sơ đồ 2.2: Quá trình ra quyết định

Xác định cơ hội hoặc vấn đề cần giải quyết

Giải pháp tốt nhất được chọn và được thực hiện Lượng giá các giải pháp Phát triển các giải pháp

Trang 9

- Thứ nhất, người ra quyết định là khách quan và logic, có mục tiêu đơn giản và có thể xác định một cách rõ ràng vấn đề cần giải quyết

- Thứ hai, tất cả các giải pháp có khả năng theo đuổi trong việc giải quyết vấn đề là

có thể xác định được

- Thứ ba, tiêu chí chọn lựa và thứ tự ưu tiên có thể được xác định theo các tiêu thức phù hợp với mọi lúc qua đó để định lượng giá kỹ lưỡng các giải pháp cho việc giải quyết vấn đề

- Thứ tư, giải pháp tốt nhất sẽ được chọn và được thực hiện

Quan điểm hành vi về ra quyết định

Cá nhân không thể luôn luôn lập được các danh mục ưu tiên của họ để từ đó sắp xếp các giải pháp theo thứ tự từ được thích nhất

Con người đưa ra quyết định dựa trên cơ sở sự thoả mãn và đủ, họ không chọn giải pháp tốt nhất mà chọn một giải pháp chấp nhận được Họ tạo ra một bối cảnh đơn giản để có thể thấy được những yếu tố cơ bản tư vấn đề cần giải quyết mà không

có tất cả sự phức tạp của nó Thay vì phát triển danh mục giải pháp đầy đủ người ra quyết định nhận dạnh những chọn lựa dễ thấy nhất, nếu một chọn lựa thoả mãn không được tìm thấy qúa trình tìm thấy sẽ kết thúc

Tại sao cá nhân lại ra quyết định trên cơ sở thoả mãn hơn là tối ưu hoá? Đơn giản

là vì năng lực xử lí thông tin của con nguời bị giới hạn trong việc lĩnh hội sự phức tạp vốn có khi ra quyết định

4 Nhận thức về con người: Phán quyết về người khác

Thuyết quy kết

Nhận thức của chúng ta về con người là khác với nhận thức về đồ vật vì chúng ta thực hiện sự quy kết (suy diễn) về hoạt động của con người- điều mà chúng ta không thực hiện với đồ vật Đồ vật phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên Trong nhận thức đồ vật có sự bất đồng con người có thể đi đến thống nhất bằng việc đo lường Nhưng nhận thức về con người phức tạp hơn rất nhiều

Thuyết quy kết cho rằng: khi chúng ta quan sát hành vi của một cá nhân, chúng ta

cố gắng xác định nguyên nhân hành vi của họ là từ bên ngoài hay bên trong Tuy nhiên, sự xác định đó phụ thuộc vào 3 nhân tố: Sự riêng biệt, Sự nhất trí và sự nhất quán

Trang 10

Sự khác biệt giữa nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài Những hành

vi được cho là nguyên nhân bên trong là những hành vi mà cá nhân có thể kiểm soát Những hành vi có nguyên nhân bên ngoài được xem như là kết quả của các áp lực từ bên ngoài, con người bị ép buộc, bị đẩy vào các ứng xử bởi tình huống Sự khác biệt trong sự quy kết phụ thuộc vào cách mà chúng ta diễn đạt sự riêng biệt,

sự nhất trí, và sự nhất quán

Sự riêng biệt

Nếu hành vi của cá nhân là không thường xuyên, nguyên nhân của các hành vi dường như được quy cho là từ bên ngoài Nếu hành vi không phải là cá biệt nó có thể được phán quyết là do các yếu tố từ bên trong

Sự nhất trí

Nếu tất cả mọi người trong những tình huống tương tự như nhau phản ứng theo những cach giống nhau ta nói hành vi thể hiện sự nhất trí Từ quan điểm quy kết, nếu hành vi thể hiện sự nhất trí cao nó sẽ được quy cho là do các nguyên nhân bên ngoài, nếu sự nhất trí là hành vi sẽ được quy cho là nguyên nhân bên trong

Sự nhất quán

Một người quan sát sẽ tìm kiếm một sự nhất quán trong các hành vi của con người Hành vi có sự nhất quán cao nó sẽ được quy cho là có nguyên nhân bên trong, hành vi có sự nhất quán thấp nó được quy cho là có nguyên nhân bên ngoài Thuyết quy kết trở nên phù hợp khi chúng ta quan tâm tới việc con người phán quyết về những người khác thế nào Những sự quy kết sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách chúng ta diễn đạt và phán quyết hành vi của con người mà chúng ta nhìn thấy

Các ứng dụng cụ thể trong tổ chức

Con người trong các tổ chức luôn luôn phán quyết về người khác và những phán quyết này lại có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của tổ chức Các quyết định về tuyển lựa nhân viên và trả công lao động… thực chất là những phán quyết nhận thức của cá nhà quản lí vói nguòi lao động của mình Những phán quyết này rõ ràng có những kết cục quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức cũng như sự phát triển của từng cá nhân

Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của người lao động là phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nhận thức

Trang 11

Đánh giá về nỗ lực của cá nhân là một sự phán quyết rất chủ quan, nó bị ảnh hưởng bởi sự bóp méo và thiê vị nhận thức

Một sự quan trọng nữa là đánh gía về sự trung thành với tổ chức, các nhà quản trị thường đánh giá về lòng trung thành và việc làm này mang tính phán quyết nhận thức rất cao

Những thiếu sót thường gặp trong phán quyết về người khác

Nhận thức và diễn đạt những điều người khác làm là những điều khó khăn Sự hiểu biết về những nhược điểm này là có ích khi nó có thể dẫn tới sự bóp méo lớn

Để nâng cao hiệu quả của việc nhận thức về con người cần hiểu các thiếu sót thường gặp trong phán quyết về người khác

Nhận thức có chọn lựa

Con người, đối tượng hoặc sự kiện nổi bật sẽ làm tăng khả năng nó được nhận thức, con người không thể tiếp nhận tất cả những điều họ thấy, chỉ có một số tín hiệu được chú ý Đây là một điểm thiếu sót trong khi phán quyết người khác khi chúng ta không thể nhận thức được tất cả những điều mà ta quan sát Chỉ thấy những điều ta muốn thấy sẽ rút ra những kết luận không được đảm bảo từ những tình huống phức tạp

Suy bụng ta ra bụng người

Việc cho rằng họ giống ta sẽ làm phán quyết của một người không chính xác

Vơ đũa cả nắm

Phán quyết này dựa trên cơ sở phán quyết từ một cá thể trong một nhóm và kết luận cho cả một nhóm Điều này cho phép ta duy trì sự nhất quán, nó làm chúng ta trở nên dễ dàng hơn trong việc giải quyết với một số lượng lớn các tín hiệu, song điều này có thể mang sự sai lầm khi chúng ta sử dụng nó không phù hợp

Sự phiến diện

Khi chúng ta kết luận ấn tượng chung về một người dựa trên các đặc tính, sự phiế diện đang hoạt động Trong các tổ chức, sự phiến diện là quan trọng trong việc hiểu biết hành vi của một cá nhân, đặt biệt khi sự lượng giá hoặc phán quyết diễn

ra Trong đánh giá thực hiện nhiệm vụ, sự phiến diện tạ ra sự bóp méo do việc đánh giá bị thiên vị bởi một phẩm chất riêng lẻ nào đó

IV Học tập

Trang 12

1 Định nghĩa về học tập

Học tập là tất cả những thay đổi trong hành vi mà điều này xảy ra như là kết quả của những kinh nghiệm.

1.1 Học tập bao gồm sự thay đổi Nó có thể là tốt hay xấu trên quan điểm của mỗi

tổ chức Con người có thể học tập các hành vi mong muốn cũng như các hành vi không mong muốn

1.2 Sự thay đổi là sự thay đổi luôn, thay đổi hẳn, thay đổi không quay trở lại 1.3 Định nghĩa về học tập quan tâm đến hành vi.

1.4 Một số dạng của kinh nghiệm là cần thiết cho học tập.

2 Các thuyết về học tập.

2.1 Thuyết điều kiện cổ điển.

Học tập phản xạ có điều kiện bao gồm việc hình thành một quan hệ giữa các tín hiệu có điều kiện và các tín hiệu không có điều kiện Sử dụng cặp tín hiệu – tín hiệu có điều kiện và tín hiệu trung tính – tín hiệu trung tính trở thành tín hiệu có điều kiện và tạo thành các phản ứng của tín hiệu không điều kiện

Giải thích cho các hành vi mang tính phản ứng hơn là cho các hành vi tự nguyện

2.2 Thuyết điều kiện hoạt động.

Hành vi là hàm số của những kết cục của nó Con người học tập cách phản ứng, cư

xử để đạt đến cái mà họ muốn và tránh những cái mà họ không muốn Hành vi mang tính hoạt động, tự nguyện hoặc hành vi được khoa học là khác với hành vi mang tính phản ứng hoặc hành vi không được học Xu hướng trong việc lặp lại các hành vi này bị chi phối, hoặc được củng cố bởi những kết cục hành vi Sự củng cố làm tăng cường hành vi và làm tăng khả năng của hành vi được lặp lại

2.3 Thuyết học tập xã hội.

Cá nhân cũng có thể học bằng cách quan sát những điều xảy ra đối với những người khác hoặc được người khác nói về một điều gì đó Phần lớn những điều mà con người học được là từ quan sát các mô hình từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè Tức là chúng ta có thể học thông qua quan sát và kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta

2.3.1 Quá trình chú ý: Con người chỉ học được từ mô hình khi họ nhận ra và chú ý tới các đặc tính quan trọng của nó Con người bị ảnh hưởng mạnh bởi các mô hình hấp dẫn, sẵn có, lặp lại, hoặc các mô hình mà họ nghĩ là quan trọng, hoặc họ thấy

là quan trọng đối với họ

2.3.2 Quá trình tái hiện: Mức độ ảnh hưởng của mô hình sẽ phụ thuộc vào mức độ

mà con người nhớ về hoạt động của mô hình ngay sau khi mô hình không có hoặc không thấy mô hình

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w