Chứng khoán phái sinh đo lường giá trị của tài sản cơ sở chứ không đo lường giátrị của công ty phát hành ra nó.- Chứng khoán phái sinh được niêm yết còn gọi là cổ phiếu phái sinh.Cổ phiế
Trang 1Dfvdfdc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
Tiểu luận HỌC PHẦN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Đề tài: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHỨNG QUYỀN CÓ ĐẢM BẢO - CHỨNG CHỈ QUỸ
Nhóm: 12
Số thứ tự
Lớp : FIN23703 - Chiều thứ 4
GVHD : Th.S Nguyễn Quốc Huy
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11/2022
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2
Trang 3
MỤC LỤC
1.1 Thị trường tài chính phái sinh 4
1.1.1 Khái niệm thị trường tài chính phái sinh 4
1.1.2 Phân loại thị trường tài chính phái sinh 5
1.1.2.1 Hợp đồng giao ngay - Spot 5
1.1.2.2 Giao dịch kỳ hạn - Forward 5
1.1.2.3 Giao dịch hoán đổi – Swap 6
1.1.2.4 Giao dịch quyền chọn – Option 7
1.1.2.5 Giao dịch tương lai – Future 9
1.1.2.6 Giới thiệu thị trường phát sinh VN và cổ phiếu phát sinh VN 30 11
1.2 Chứng quyền có đảm bảo 13
1.2.1 Khái niệm chứng quyền có đảm bảo 13
1.2.2 Đặc điểm chứng quyền có đảm bảo 13
1.3 Chứng chỉ quỹ 14
1.3.1 Khái niệm chứng chỉ quỹ 14
1.3.2 Đặc điểm chứng chỉ quỹ 14
1.4 Lựa chọn danh mục của nhà đầu tư 15
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4NỘI DUNG
1.1 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH
1.1.1 Khái niệm
- Công cụ phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở đã có trước đó Là một hợp đồng giữa 2 bên mua/bán, xác định một ngày nào đó trong tương lai sẽ trao đổi một số lượng tài sản cơ sở cho nhau
- Chứng khoán phái sinh là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác (tài sản cơ sở) Trên thị trường có 2 loại chứng khoán phái sinh:
+ Chỉ số VN30
+ Chứng khoán phái sinh trái phiếu, cổ phiếu
- Mua chứng khoán phái sinh ở sàn giao dịch
- Giá trị của chứng khoán phái sinh là do giá trị của tài sản cơ sở chuyển qua mà
có Chứng khoán phái sinh đo lường giá trị của tài sản cơ sở chứ không đo lường giá trị của công ty phát hành ra nó
- Chứng khoán phái sinh được niêm yết còn gọi là cổ phiếu phái sinh
Cổ phiếu phái sinh thực chất là hợp đồng phái sinh
- Thị trường tài chính phái sinh là thị trường giao dịch các công cụ phái sinh hay các chứmg khoán phái sinh bao gồm: hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng hoán đối (swap), hợp đồng quyền chọn (option), hợp đồng tương lai (future)
- Dựa trên sự phát triển của thị truờng chứng khoản trái phiếu, cổ phiếu, các hợp đồng phái sinh đã phát triển thành chứng khoán phải sinh
Trang 51.1.2 Phân loại thị trường tài chính phái sinh
1.1.2.1 Hợp đồng giao ngay – Spot
Tên hợp đồng: Giao dịch hối đoái giao ngay
- Khái niệm: Là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua, bán
- Đồng tiền giao dịch: Ngoại tệ / VND, Ngoại tệ / Ngoại tệ
- Lưu ý : t chỉ tính ngày làm việc
- Tác dụng của giao dịch hối đoái giao ngay:
+ Giúp khách hàng có ngay lượng ngoại tệ để phục vụ nhu cầu bản thân: mua hàng nước ngoài, du lịch, du học
+ Trả nợ vay nước ngoài, đầu tư nước ngoài, chuyển tiền một chiều
+ Là công cụ phòng ngừa tỷ giá hối đoái trong tương lai
1.1.2.2 Giao dịch kỳ hạn - Forward
Tên hợp đồng: giao dịch hối đoái kỳ hạn
- Khái niệm: Là giao dịch hối đoái trong đó ngân hàng và khách hàng cam kết mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá cụ thể được xác định trước vào thời điểm cam kết mua bán và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai
Điều kiện và thủ tục của giao dịch hối đoái kỳ hạn - Forward:
+ Khách hàng mua ngoại tệ kỳ hạn: khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ, số lượng, loại ngoại tệ và thời hạn thanh toán, chuyển tiền theo quy định về pháp lệnh quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước
+ Trường hợp bán ngoại tệ: không cần cung cấp chứng từ
- Thủ tục giao dịch:
+ Ký hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn
+ Ký quỹ cho ngân hàng
Tác dụng của giao dịch hối đoái kỳ hạn - Forward:
Trang 6+ Giúp khách hàng chủ động có lượng ngoại tệ trong tương lai để phục vụ nhu cầu bản thân: mua hàng nước ngoài, du học, du lịch, trả nợ vay nước ngoài, đầu tư nước ngoài, chuyển tiền một chiều
+ Là công cụ phòng ngừa tỷ giá hối đoái tăng trong tương lai
+ Tối ưu hóa việc quản lý dòng tiền
+ Điểm kỳ hạn cạnh tranh, linh hoạt
1.1.2.3 Giao dịch hoán đổi - Swap
Tên hợp đồng: giao dịch hối đoái hoán đổi
- Khái niệm: Là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng
- Đặc điểm: Giao dịch hoán đổi là sự kết hợp đồng thời của 2 giao dịch:
+ Giao ngay và kỳ hạn
+ Giao ngay và giao ngay khác ngày
Điều kiện và thủ tục của giao dịch hối đoái hoán đổi - swap:
+ Khách hàng mua ngoại tệ kỳ hạn: khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ, số lượng, loại ngoại tệ và thời hạn thanh toán, chuyển tiền theo quy định về pháp lệnh quản lý ngoại hối của NHNN
+ Trường hợp bán ngoại tệ: không cần cung cấp chứng từ
- Thủ tục giao dịch:
+ Ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ
+ Ký quỹ cho ngân hàng
Tác dụng của giao dịch hối đoái hoán đổi - swap:
Trang 7+ Hoán đổi từ đồng tiền tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng sang đồng tiền đang có nhu cầu sử dụng để phục vụ mục đích riêng như: mua hàng nước ngoài, du lịch, du học, trả nợ vay nước ngoài, đầu tư nước ngoài, chuyển tiền một chiều
+ Có thể hưởng lợi từ sự chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền
+ Phòng ngừa rủi ro biến động giá bất lợi (một trong các thành phần chính của rủi
ro thị trường)
+ Tối ưu hóa việc quản lý dòng tiền
+ Điểm kỳ hạn cạnh tranh, linh hoạt
1.1.2.4 Giao dịch quyền chọn – Option
Tên hợp đồng: giao dịch hối đoái quyền chọn
Khái niệm: Là giao dịch mua bán ngoại tệ trong đó khách hàng (là người mua quyền chọn) có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ với một tỷ giá được xác định tại thời điểm giao dịch, trong khoảng thời gian hiệu lực của giao dịch quyền chọn
Đặc điểm của giao dịch hối đoái quyền chọn- Option
- Hợp đồng quyền chọn thường thực hiện với đơn vị 100 cổ phiếu Phí quyền chọn được xác định thông qua cạnh tranh công khai tại sàn giao dịch
- Phần lỗ hoặc lãi được xác định bởi phí quyền chọn (premium) là số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán quyền chọn ngay sau khi chốt giao dịch quyền chọn
- Phần rủi ro sẽ đẩy về phía ngân hàng
a) Các loại quyền chọn
- Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option), quyền chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option)
- Quyền chọn mua (Call Options) cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm trong tương lai tại một mức giá đã định trước Quyền chọn mua với dự đoán tỷ giá sẽ tăng trong tương lai, sẽ giúp khách hàng mua được một lượng ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn tỷ giá thị trường
Trang 8Một quyền chọn mua sẽ
Được giá ( In the money): khi giá thị trươờng của tài sản cơ sở cao hơn giá trị thực hiện
Ngang giá ( At the money ): khi giá thị trường ngang bằng giá thực hiện
Mất giá ( Out of the money ): khi giá thị trường thấp hơn giá thực hiện
- Quyền chọn bán (Put options) cho phép người sở hữu quyền được bán các tài sản được bảo đảm trong tương lai tại một mức giá đã định trước.Với dự đoán tỷ giá
sẽ giảm, quyền chọn bán sẽ giúp khách hàng bán được 1 lượng ngoại tệ với tỷ giá cao hơn tỷ giá thị trường
Một quyền chọn bán sẽ
Được giá ( In the money): khi giá thị trươờng của tài sản cơ sở thấp hơn giá trị thực hiện
Ngang giá ( At the money ): khi giá thị trường ngang bằng giá thực hiện
Mất giá ( Out of the money ): khi giá thị trường cao hơn giá thực hiện
b) Các kiểu quyền chọn
- Quyền chọn kiểu Mỹ ( American option ): Cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền chọn vào bất cứ thời điểm nào trong suốt khoảng thời gian kể từ ngày ký kết hợp đồng, cho đến ngày đáo hạn hợp đồng, kể cả vào ngày đáo hạn
Ngày thanh toán = ngày thực hiện quyền chọn + 2 ngày làm việc
+ Thời gian thực hiện quyền chọn:
Đối với quyền chọn kiểu Mỹ là khảng thời gian từ 7h30-11h30 và từ 13h30-14h30 mỗi ngày làm việc trong thời gian hiệu lực của hợp đồng
- Quyền chọn kiểu Châu Âu ( European option ): Chỉ cho phép người mua quyền chọn, thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng
Ngày thanh toán = ngày đáo hạn ( nếu có thực hiện quyền chọn) + 2 ngày làm việc
+ Với cùng những đặc điểm như nhau trong hợp đồng, một quyền chọn kiểu Mỹ có phí quyền chọn cao hơn một quyền chọn kiểu Châu Âu
+ Thời gian thực hiện quyền lực
Trang 9Đối với quyền chọn kiểu Châu Âu là 14h30 giờ Hà Nội của ngày đáo hạn
Các đặc tính hợp đồng
+ Ngân hàng bán quyền chọn cho khách hàng và không mua quyền chọn từ khách hàng
+ Đồng tiền giao dịch: EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD, USD/CAD, USD/JPY
Chưa áp dụng đối với Vàng và cặp Ngoại tệ/VND tương lai
c) Tác dụng của giao dịch hối đoái quyền chọn – Option
+ Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho loại ngoại tệ mà khách hàng đang nắm giữ + Kiểm soát được chi phí kinh doanh và doanh thu
d) Điều kiện và thủ tục giao dịch
- Điều kiện:
Khách hàng mua quyền chọn mua ngoại tệ: Khách hàng phải xuất trình giấy tờ và chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng, loại ngoại tệ, thời hạn thanh toán, chuyển tiền theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và ngân hàng Các trường hợp còn lại: không cần cung cấp chứng từ
- Thủ tục:
+ Ký hợp đồng nguyên tắc, Bản công bố rủi ro và Phiếu đăng ký giao dịch
+ Mở tài khoản ký quỹ và thực hiện ký quỹ theo quy định
+ Khách hàng cam kết thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá mua quyền chọn theo quy định của ngân hàng
1.1.2.5 Giao dịch tương lai – Future
- Tên hợp đồng: giao dịch hối đoái tương lai
Khái niệm: là giao dịch mua bán ngoại tệ với mức giá xác định tại thời điểm giao dịch mà việc thanh toán / giao nhận được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai, trong đó khách hàng được/ bị thanh toán bù trừ với ngân hàng số tiền chênh lệnh do tỷ giá thay đổi
- Đặc điểm của giao dịch hối đoái tương lai- Future
Trang 10+ Người tham gia hợp đồng tương lai có nghĩa vụ thực hiện ngày đáo hạn.
+ Thanh toán hợp đồng tương lai đáo hạn thanh toán bằng tiền bù trừ chênh lệch đúng bằng giá trị lãi/ lỗ phát sinh
+ Giá mua tương lai ( Premium): là số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán tương lai ngay sau khi chốt đơn hợp đồng
+ Phần rủi ro sẽ đẩy về phía ngân hàng
a) Các loại tương lai
- Tương lai mua (Call future ): với dự đoán sẽ tăng trong tương lai, tương lai mua sẽ giúp khách hàng mua một lượng ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn tỷ giá thị trường
- Tương lai bán ( Put Future): với dự đoán tỷ giá sẽ giảm, tương lai bán sẽ giúp khách hàng bán được một lượng ngoại tệ với tỷ giá cao hơn tỷ giá thị trường
b) Các kiểu tương lai
- Tương lai kiểu Mỹ ( American Future ): khách hàng mua tương lai có thể thực hiện ngày giá trị vào bất cứ thời điểm nào, trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Thời gian thực hiện tương lai
Đối với tương lai kiểu Mỹ là khoảng thời gian từ 7h30- 11h30 và từ 13h30- 14h30 mỗi ngày làm việc trong thời gian hiệu lực của hợp đồng ( giờ Hà Nội )
- Tương lai kiểu Châu Âu ( European Future): khách hàng mua tương lai chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng
Thời gian thực hiện tương lai
Đối với tương lai kiểu Châu Âu là 14h30 giờ Hà Nội của ngày đáo hạn
c) Các đặc tính của hợp đồng tương lai
- Ngân hàng bán hợp đồng tương lai cho khách hàng và không mua hợp đồng tương lai từ khách hàng
- Đồng tiền giao dịch: EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD, USD/CAD,
USD/JPY
d) Tác dụng của giao dịch hối đoái tương lai – Future
- Khách hàng được cập nhật tỷ giá hàng ngày
Trang 11- Khách hàng có thể quản lý rủi ro biến động tỷ giá và giảm bớt thiệt hại.
- Là công cụ đầu cơ kiếm lời từ chênh lệch tỷ giá
- Có thể cắt lỗ nếu tỷ giá biến động theo hướng xấu hơn
e) Thủ tục giao dịch
- Ký hợp đồng nguyên tắc, bản công bố rủi ro và phiếu đăng ký giao dịch
- Ký quỹ cho ngân hàng
- Khách hàng ký vào bản cam kết thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá mua tương lai
1.1.2.6 Giới thiệu thị trường phát sinh VN và cổ phiếu phát sinh VN 30
Khái niệm:Chứng khoán phái sinh bao gồm nhiều công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở (phi tài chính như thực phẩm, kim loại, năng lượng, thời tiết, v.v hoặc tài chính như cổ phiếu, chỉ số, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, v.v)
- Giá trị thực hiện của hợp đồng và thời điểm thực hiện được xác định sẵn khi hai bên bước vào hợp đồng
- Khi hợp đồng kết thúc tại thời điểm đáo hạn, có 2 phương thức thanh toán giữa hai bên là tiền hoặc chuyển giao tài sản cơ sở tại mức giá (giá thực hiện) đã được thỏa thuận trước
- Chứng khoán phái sinh được giao dịch trên Sở giao dịch (các hợp đồng được đảm bảo chuẩn hóa theo bộ tiêu chí nhất định của Sở) & trên OTC (không có tính chuẩn hóa, linh hoạt hơn đồng thời rủi ro cao hơn)
a) Hợp đồng tương lai chỉ số VN 30
- Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là loại Hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở
là chỉ số VN30, mô phỏng kỳ vọng giá của chỉ số VN30 tại thời điểm đáo hạn
- Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giao dịch với 4 mã tương ứng 4 tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý gần nhất
Trang 12- Thời gian giao dịch:
Phiên liên tục sáng 9h- 11h30
Phiên liên tục chiều 13h – 14h30
- Danh sách hợp đồng đang hoạt đồng
b) Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ
- Hợp đồng tương lai trên Trái phiếu Chính phủ (TPCP) là loại Hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là một trái phiếu chính phủ giả định do Sở Giao dịch chuẩn hóa các điều khoản bao gồm: Số năm đáo hạn, tháng đáo hạn, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, hình thức trả gốc, lãi, rổ trái phiếu được chấp nhận để chuyển giao, phương thức thanh toán đáo hạn
- Mỗi hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ sẽ có 3 “tháng” đáo hạn theo chu kỳ quý là các tháng 3, 6, 9, 12 Tại một thời điểm, Sở Giao dịch chứng khoán niêm yết Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ có các tháng đáo hạn là 3 tháng theo chu kỳ quý gần nhất
- Ví dụ: Vào thời điểm tháng 2, SGDCK niêm yết Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ đáo hạn vào các tháng 3, 6, 9
- Đối tượng được cho phép giao dịch: Nhà đầu tư chuyên nghiệp và Nhà đầu tư
tổ chức
Lưu ý: Việc thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển đổi các Trái phiếu giả định
sang các Trái phiếu thực thông qua hệ số chuyển đổi tính cho ngày thanh toán cuối cùng
1.2 CHỨNG QUYỀN CÓ ĐẢM BẢO
Trang 131.2.1 Khái niệm chứng quyền có đảm bảo
- Là sản phẩm do ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở
- Tên giao dịch trên sàn CKVN- Covered warrant ( CW )
- Tên gọi tắt: chứng quyền
- Bảng điện tử: thẻ chứng quyền
1.2.2 Đặc điểm chứng quyền có đảm bảo
- Do Công ty chứng khoán được phát hành ( chứng quyền có đảm bảo – CW ) là công ty được UBCK nhà nước cấp phép
- Chứng quyền luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lãi/lỗ vào ngày đáo hạn
- Chứng quyền có đảm bảo tài sản cơ sở cũng là một cổ phiếu đang có trên sàn giao dịch chứng khoán VN
- Giá của chính quyền được quy định bởi 2 yếu tố:
+ IPO ( ngày đầu tiên phát hành) do công ty phát hành ấn định tại một mức giá xác định
+ Sau niêm yết: giá biến động trên cơ sở tăng giảm của mã chứng khoán cơ sở tăng giảm của mã chứng khoán cơ sở làm tham chiếu
1.3 CHỨNG CHỈ QUỸ
1.3.1 Khái niệm chứng chỉ quỹ
- Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán
- Quỹ đại chúng ở đây chính là quỹ đầu tư được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư và hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu
tư chứng khoản hoặc các dạng đầu tư tài sản khác