1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề công tác quản lý chương trình kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã tự tân năm 2024

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ MÔN TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ

BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

CHỦ ĐỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH HÓA GIAĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỰ TÂN NĂM 2024

Bộ môn hướng dẫn: Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y tếNhóm sinh viên lớp Y5A - Khóa 49

Hoàng Như NgọcNguyễn Đăng Dũng

Thái Bình, 2024.

Trang 2

tế Để đạt được mục tiêu đó, Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã trang bị cho sinh viên không những kiến thức, học tập lý thyết tại giảng đường, thực hành lâm sàng tại bệnh viện, tại phòng thí nghiệm mà còn đưa sinh viên đến thực tập tại cộng đồng.

Nhóm sinh viên 2B - lớp Y5A-K49 chúng em được phân công về học tập tại trạm y tế xã Tự Tân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Với thời gian học tập từ

03/06/2024 – 13/06/2024, chúng em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu do Nhàtrường và Ban Chỉ đạo Thực tập Cộng đồng đề ra.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, chúng em đã nhận được nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, bộ môn Tổ chức quản lý y tế trường Đại học Y Dược Thái Bình, Đảng ủy – UBND, trạm y tế xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Trước hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, cùng các thầy cô trong bộ môn Tổ chức quản lý y tế đã hướng dẫn chúng em trong quá trình thu thập và xử lý số liệu để hoàn thành bản báo cáo này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, cán bộ nhân viên trạm y tế xã Tự Tân, huyện Vũ Thư đã tận tình tạođiều kiện, giúp đỡ chúng em về nơi ăn ở để hoàn thành tốt đợt học tập cộng đồng này.

Với thời gian học tập là 2 tuần, mặc dù chúng em đã có nhiều cố gắng tổ chức học tập, nghiên cứu, điều tra xử lý và phân tích số liệu, nhưng vì thời gian không dài và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Trang 3

Chúng em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Trang 7

1.5 Tổ chức mạng lưới y tế địa phương 4

1.6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, khoa phòng, thuốc tại TYT xã 4

1.7 Hoạt động chương trình KHHGĐ tại địa phương 5

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 6

2.1 Địa điểm thu thập thông tin 6

2.2 Đối tượng thu thập thông tin 6

2.3 Thời gian thu thập thông tin 6

2.4 Phương pháp thu thập thông tin 6

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 7

Trang 8

3.1 Kết quả 7

3.1.1 Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 7

3.1.2 Tình hình thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn xã Tự Tân 7

3.2 Bàn luận 9

3.2.1 Đặc điểm nhóm tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu 9

3.2.2 Tình hình thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn xã Tự Tân 10

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 12

4.1 Kết luận 12

4.2 Khuyến nghị 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trên thế giới, quản lý công tác Kế hoạch hóa gia đình chính là mộttrong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, cácchương trình kế hoạch hóa gia đình hiện nay được coi là một phần quan trọng củachiến lược phát triển toàn diện Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Ytế Thế giới, KHHGĐ là việc xem xét số con mà một người mong muốn có, bao gồmcả việc lựa chọn không có con và độ tuổi mà họ mong muốn có con, bao gồm cả cácdịch vụ thụ thai KHHGĐ đôi khi được sử dụng để chỉ việc tiếp cận và sử dụng cácbiện pháp tránh thai, đồng thời được sử dụng phổ biến cho phần lớn công việc đượcthực hiện trong chính lĩnh vực này.

Tại Việt Nam, chương trình KHHGĐ bắt đầu như một chương trình khôngchính thức vào năm 1963, chính thức được thực hiện thông qua Nghị định của Hộiđồng Bộ trưởng số 162-HĐBT/1988 và được củng cố thêm bằng Nghị quyết4/1993 Việt Nam luôn quan tâm đến công tác Kế hoạch hoá gia đình, được coi làmột bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước, là một trongnhững vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu ở nước ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chấtlượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội Trong các chươngtrình KHHGĐ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những thập kỷgần đây Tốc độ tăng trưởng dân số giảm từ 3,8% năm 1960 xuống 2,4% năm1975[1], sau đó tiếp tục xuống còn 1,07 % vào năm 2016[2] Tổng tỷ suất sinh(TFR) giảm từ 6,3 con trên một phụ nữ năm 1960 xuống còn 2.09 vào năm 2014[1].Có thể thấy quản lý công tác Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam đã góp phần kiềmchế tỷ suất sinh, đã đạt được mức sinh thay thế Tuy nhiên, chất lượng dân số vẫnchưa cao, cơ cấu dân số mà đặc biệt là cơ cấu giới tính khi sinh chưa hợp lý và phânbố dân cư chưa phù hợp.

Tại Thái Bình, trong 6 tháng đầu năm 2022 tỷ số giới tính khi sinh là 114,8nam/100 nữ; 6 tháng đầu năm 2023 là 117,9 nam/100 nữ Điều này cho thấy thựctrạng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra tại nhiều địa phương tại Thái Bình, trở

Trang 10

thành một trong những vấn đề nóng và nan giải đối với công tác dân số - KHHGĐ.Ngoài ra, kết quả giảm sinh chưa ổn định và thiếu vững chắc,tỷ lệ sinh con thứ batrở lên còn cao, tình trạng nạo phá thai có xu hướng tăng ở vị thành niên và thanhniên, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đúng mức là những hạnchế trong công tác dân số hiện nay tại tỉnh Thái Bình.

Trạm y tế xã/phường là tuyến đầu tiên trong hệ thống y tế Việt Nam, làmcông tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân Trong chương trìnhKHHGĐ, TYT tuyến xã/phường là kênh cung cấp dịch vụ KHHGĐ chủ yếu tạicộng đồng Trên địa bàn xã Tự Tân, quản lý công tác Kế hoạch hóa gia đình đãđược các cấp ủy Đảng, chính quyền và Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đìnhrất quan tâm Xã Tự Tân đã tích cực triển khai, thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật, các Đề án, Dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về Dân số – Kếhoạch hóa gia đình Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại xã Tự Tân, huyện VũThư, tỉnh Thái Bình, chúng tôi nhận thấy trong năm 2023 xã Tự Tân có tỷ lệ sinhcon thứ ba trở lên cao (3,7%) và tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mứcbáo động (200 nam/100 nữ), chất lượng dân số chưa đáp ứng yêu cầu của xã, một sốbộ phận người dân chưa nhận thức đúng đắn về KHHGĐ Nhận biết được tầm quantrọng của vấn đề này, để có thể nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng nhưcải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ tại địa phương nhằm giảm tỉ lệmang thai ngoài ý muốn thì việc tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến vấn đề

KHHGĐ trở nên rất quan trọng, nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Công tác quản lýchương trình kế hoạch hóa gia đình xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

năm 2024” với mục tiêu:

Mô tả công tác quản lý chương trình KHHGĐ tại xã Tự Tân năm 2024.

Trang 11

CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG XÃ TỰ TÂN1.1 Vị trí địa lý

Tự Tân là một xã thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nằm ở phía Đông củahuyện, diện tích 9,23 km2 Xã Tự Tân có vị trí địa lý thuận lợi và gần gũi với nhiềuxã/phường trong huyện Vũ Thư và tỉnh Thái Bình Cách thành phố Thái Bìnhkhoảng 9,2 km và cách trung tâm hành chính huyện Vũ Thư khoảng 2,6 km.

- Phía đông giáp xã Hòa Bình.- Phía tây giáp xã Tân Lập.- Phía bắc giáp xã Tam Quang.

1.2 Tình hình dân số

- Dân số là 7378 người Trong đó: Nữ 3535- Số phụ nữ 15-49 là 1793

- Số trẻ em dưới 15 tuổi là 1318- Số trẻ em dưới 5 tuổi là 397- Số trẻ em dưới 1 tuổi là 70.

- Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ: 1218

- Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có sử dụng biện pháp tránh thai hiệntại: 966 cặp

1.3 Tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội và phong tục tập quán

Tự Tân là một xã thuần nông, nghề nghiệp chính của nhân dân là trồng trọt vàchăn nuôi nhỏ lẻ Trong các đột phá phát triển kinh tế - xã hội của xã Tự Tân, độtphá về cải cách hành chính được xã đặt lên hàng đầu và đây cũng là phong trào thiđua mà xã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện Các phong trào thi đua đã tạođộng lực đưa kinh tế - xã hội của Tự Tân có bước phát triển vượt bậc Năm 2023,tổng giá trị sản xuất tăng 6,66% so với năm 2022, đạt 578,8 tỷ đồng; khởi công xâydựng và hoàn thành 5 công trình trị giá trên 10 tỷ đồng phục vụ phát triển kinh tế -xã hội, đời sống nhân dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,95%; xã được huyện lựa chọnvề đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2024 Tỷ lệ người dân tham gia bảo

Trang 12

hiểm y tế là chiếm 95.4 % Thu nhập bình quân qua các năm tại xã gia tăng, mứcthu nhập bình quân đầu người năm 2023 là 16.500.000đ.

Phong tục tập quán của mỗi nơi đều rất phong phú, có những phong tụctruyền đời nhau qua các thế hệ con cháu như tục ăn trầu giao thiệp gắn liền với nétvăn hóa của con người Việt Nam

1.4 Đặc điểm an ninh – chính trị

An toàn, xã hội giữ được tình hình ổn định Các ban ngành, chính quyền, cácđoàn thể có hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết tốt, phối hợp hoạt động hiệu quả.

Tại xã Tự Tân có: 5 công an chính quy và 10 công an thôn.

1.5 Tổ chức mạng lưới y tế địa phương

Tổ chức cán bộ trạm y tế xã Tự Tân gồm 06 cán bộ:

2 Nguyễn Đắc Mười Phó trưởng trạm Y sỹ đa khoa3 Nguyễn Thị Thanh Huyền Nhân viên trạm y tế Bác sỹ YHCT4 Đặng Minh Phong Nhân viên trạm y tế Dược sĩ đại học5 Nguyễn Thị Nguyệt Nhân viên trạm y tế Điều dưỡng đa khoa6 Nguyễn Thị Dần Nhân viên trạm y tế Hộ sinh cao đẳng

Mỗi thôn có từ 1 hoặc 2 y tế thôn phụ trách.Cán bộ y tế thường xuyên được tập huấn, bổ sung kiến thức y học.

1.6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, khoa phòng, thuốc tại TYT xã

Trạm hiện đang có các phòng như: 1 phòng trực, 1 phòng bệnh, 1 phòng tiêmchủng, 1 phòng theo dõi sau tiêm, 1 phòng thuốc, 1 phòng sinh đẻ, 1 phòng sau sinh, 1 phòng bệnh, 1 phòng dân số

Trang 13

Trang thiết bị: Đầy đủ, đảm bảo chất lượng các dụng cụ thiết yếu phù hợp cho công tác khám chữa bệnh của nhân dân, thuốc thiết yếu đầy đủ.

1.7 Hoạt động chương trình KHHGĐ tại địa phương

1.7.1 Các chương trình KHHGĐ đã và đang diễn ra tại địa phương

- Truyền thông tư vấn KHHGĐ, tuyên truyền thực hiện KHHGĐ.- Cung cấp dịch vụ, kỹ thuật KHHGĐ

Trang 14

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN2.1 Địa điểm thu thập thông tin

Báo cáo được thực hiện tại xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

2.2 Đối tượng thu thập thông tin

1793 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hiện đang sinh sống trên địa bàn xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Phụ nữ độ tuổi 15 - 49 tuổi

+ Đang sinh sống trên địa bàn xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

2.3 Thời gian thu thập thông tin

Báo cáo được tiến hành từ ngày 07/06/2024 đến ngày 09/06/2024.

2.4 Phương pháp thu thập thông tin

- Số liệu được lấy thứ cấp từ sổ theo dõi chương trình KHHGĐ của Trạm Y tế xã Tự Tân.

- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ trạm y tế xã về những hoạt động trong công tác quản lý, tuyên truyền, theo dõi và điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại xã.

Trang 15

3.1 Kết quả

3.1.1 Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu.

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổiNhận xét:

Phụ nữ độ tuổi từ 15 - 49 chiếm 50,7% tổng số phụ nữ xã Tự Tân Trong đó, nhóm tuổi từ 15 - 19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (16,8%), sau đó đến nhóm tuổi từ 30 - 34 tuổi (16,3%), thấp nhất là nhóm tuổi từ 20 - 24 tuổi (11,5%).

3.1.2 Tình hình thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn xã Tự Tân

Bảng 3.1 Tình hình phá thai của phụ nữ xã Tự Tân từ tháng 01/2024 đến nay

Trang 16

Tổng 0

Nhận xét:

Chưa ghi nhận trường hợp phá thai nào trong nửa đầu năm 2024.

Bảng 3.2 Thực hiện các biện pháp tránh thai tại Bệnh viện, TTYT, TYT

Tỷ lệ(%)

Tỷ lệ(%)

Tỷ lệ(%)15 - 19

Trang 17

tuổi35 - 39

20-3.2 Bàn luận

3.2.1 Đặc điểm nhóm tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phụ nữ độ tuổi 15 - 49 tuổi chiếm 50,7% tổng số phụ nữ xã Tự Tân, trong số đó có 42,3% thuộc nhóm tuổi từ 20 - 35 (độ tuổihoạt động sinh sản tốt nhất của phụ nữ)

Trong 1793 phụ nữ độ tuổi từ 15 - 49 tuổi, có 1218 phụ nữ có chồng (chiếm 67,9%), trong đó số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai là 966 cặp (79,3%), điều này cho thấy công tác quản lý chương trình KHHGĐ tại xã Tự Tân đã có hiệu quả, tuy nhiên vẫn có thể cải thiện thêm.

3.2.2 Tình hình thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn xã Tự Tân

* Tình hình phá thai của phụ nữ xã Tự Tân từ tháng 01/2024 đến nay

Trang 18

thai nào Điều này có thể lí giải theo hai hướng Một là công tác KHHGĐ đã đạt kếtquả tốt, người dân đã tự ý thức phòng tránh thai dẫn đến không xảy ra có thai ngoài ý muốn Hai là công tác KHHGĐ chưa thực sự có hiệu quả, người dân có thai ngoàiý muốn và lựa chọn sinh con thứ 3 hoặc lựa chọn thực hiện phá thai tại các phòng khám, gây khó khăn cho công tác thống kê.

* Thực hiện các biện pháp tránh thai tại Bệnh viện, TTYT, TYT

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các trường hợp lựa chọn tránh thai bằng cách đặt dụng cụ tử cung (97,1%) Sử dụng biện pháp triệt sản nữ là 2,5% và sử dụng thuốc tránh thai tiêm chỉ có 0,3% So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Xuyến trên phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng tại phường Tân Phú,quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2019[3], đặt dụng cụ tử cung vẫn chiếm tỉ lệ cao (36,3%) chỉ sau biện pháp tránh thai tự nhiên là xuất tinh ngoài (43%) Điều này là do việc sử dụng dụng cụ tử cung có độ an toàn, tính thuận tiện và tính hiệu quả cao, ngoài ra biện pháp tránh thai này có tỉ lệ để lại biến chứng và tỉ lệ phụ nữ gặp các tác dụngbất lợi đều rất thấp.

* Tình hình sinh sản của phụ nữ xã Tự Tân từ tháng 01/2024 đến nay

Phụ nữ sinh con chủ yếu có độ tuổi từ 25-29 (8 trường hợp), sau đó là từ 20-24 tuổi (5 trường hợp) và từ 30-35 tuổi (4 trường hợp) Không có trường hợp phụ nữ trong độ tuổi 15-19 và 45-49 sinh con Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi độ tuổi mang thai tốt nhất đối với phụ nữ là từ 20-35 tuổi, việc mang thai sau 35 tuổi làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ, tử vong mẹ và các biến chứng sau sinh Điều này cũng làm tăng đáng kể nguy cơ sinh non, tử vong thai nhi, tử vong sơ sinh sớm, tử vong chu sinh, nhẹ cân và ngạt khi sinh, nhập viện chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sau sinh[4].Phần lớn các trường hợp là sinh con lần thứ nhất và lần thứ 2 (18 trường hợp, chiếm85,7%) Mặc dù mới chỉ trong 5 tháng đầu nhưng đã có 03 trường hợp sinh con lần thứ 3 trở lên (chiếm 14,3%), so với cả năm 2023 chỉ có 2 trường hợp sinh con thứ 3.Việc muốn có con trai để nối dõi, không hiểu về pháp lệnh dân số, vỡ kế hoạch là

Trang 19

xã Tự Tân.

Trang 20

4.1 Kết luận

- Tỷ lệ phụ nữ độ tuổi 15 - 49 chiếm 50,7% tổng số phụ nữ xã Tự Tân.

- Nhóm phụ nữ có độ tuổi 15 - 19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm 15 - 49tuổi (16,8%), 42,3 % thuộc nhóm 20 - 34 tuổi (độ tuổi hoạt động sinh sản tối ưu của phụ nữ).

- Không ghi nhận trường hợp phá thai từ tháng 01/2024 đến nay.

- Trong 05 tháng đầu năm 2024 có 21 trường hợp sinh sản, trong đó có 06 trường hợp sinh con lần thứ nhất (28,6%), 12 trường hợp sinh con lần thứ 2 (57,1%), 03 trường hợp sinh con lần thứ 3 (14,3%).

- 97,1% phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai cần có can thiệp y tế lựa chọndụng cụ tử cung, 2,5% chọn triệt sản nữ và số còn lại chọn tiêm thuốc tránh thai.

Trang 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Study on the quality of family planning services in Vietnam.” Accessed: Jun 09, 2024.

[2] “Vietnam Population (2024) - Worldometer.” Accessed: Jun 09, 2024.

[3] Xuyến N T K et al., “Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ từ 15 -

49 tuổi có chồng tại phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2019”.

[4] “Advanced maternal age and pregnancy outcomes: a multicountry assessment - Laopaiboon - 2014 - BJOG: An International Journal of Obstetrics &

Gynaecology - Wiley Online Library.” Accessed: Jun 09, 2024

Ngày đăng: 26/06/2024, 15:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w