Cònmục tiêu chính của những nhà lập nghiệp thường là tạo ra lợi nhuận, chỉ khi họ đạt đượcđược mục tiêu này thì doanh nghiệp của họ mới có thể tiếp tục quan tâm đến bước tăngtrưởng.Cuối
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI : NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP
KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP N GHỀ NHÂN VIÊN KINH DOANH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM HOÀI NAM
DANH SÁCH NHÓM 7
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023
1
Họ và Tên Mã sinh viên
Nguyễn Thị Hoài Thu 25A4051288
Nguyễn Thu Hiên 24A4021390
Lý Phương Anh 25A4011361
Nguyễn Tú Anh 25A4052013
Vũ Phương Anh 25A4041478
Lê Phan Hoàng Phúc 25A4011061
Hà Ngọc Thương 25A4010708
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 4
I Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 5
1 Khái niệm khởi nghiệp 5
2 Phân biệt với “Lập nghiệp” 5
3 Các khái niệm có liên quan đến khởi nghiệp 6
3.1 Nhà khởi nghiệp 6
3.2 Tinh thần khởi nghiệp 6
3.3 Ý tưởng khởi nghiệp 6
3.4 Hệ sinh thái khởi nghiệp 6
II Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp 6
1 Đánh giá bản thân 6
2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp 8
2.1 Xác định mục tiêu ngắn hạn (trong vòng 2 năm trước khi ra trường) 8
2.2 Xác định mục tiêu dài hạn (trong 4 năm đại học và sau khi tốt nghiệp): 9
3 Nghiên cứu công việc 9
3.1 Những đặc điểm liên quan đến công việc nhân viên kinh doanh 9
3.2 Đánh giá về tình hình hiện tại 10
4 Cân nhắc tình hình tài chính 11
4.1 Tình hình tài chính trước khi ổn định công việc: 11
4.2 Tình hình tài chính sau khi ổn định công việc 12
5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới 12
6 Cân nhắc tính ổn định của công việc 13
6.1 Công việc ổn định là gì và những khái niệm và ví dụ liên quan 13
6.2 Thuận lợi và khó khăn khi được đánh giá từ tính ổn định của công việc bán hàng .13
7 Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng 14
7.1 Những việc cần làm 14
7.2 Lộ trình phát triển cho một nhân viên kinh doanh 14
2
Trang 37.3 Những kiến thức, kĩ năng cần chuẩn bị để phát triển bản thân trong công việc nhân viên kinh doanh 15 7.4 Cơ hội và thách thức 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
3
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan bài tập nhóm “Nhận diện những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp nghề nhân viên kinh doanh” là công sức của tất cả các thành viên trong nhóm Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong bài tập này đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các dữ liệu, đánh giá là hoàn toàn xuất phát
từ ý kiến của nhóm em trong quá trình tìm hiểu và thảo luận
4
Trang 5I Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp
1 Khái niệm khởi nghiệp
Theo từ điển Oxford English Dictionary, khái niệm “khởi nghiệp” hiểu theo nghĩa rộng nhất được hiểu là việc bắt đầu một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh, chấp nhận những rủi ro về tài chính với hy vọng thu về lợi nhuận Hiểu sâu hơn về định nghĩa “ khởi nghiệp”, có rất nhiều cách hiểu dành cho khái niệm này do sự khác nhau về cách tiếp cận
về khái niệm của mỗi người Khi tiếp cận từ góc độ khởi nghiệp là một hoạt động thì khởi nghiệp là từ dùng để chỉ việc ấp ủ, lên ý tưởng cho một công việc kinh doanh riêng
và từng bước thực hiện nó Hoạt động này sẽ tạo ra một sản phẩm mới hoặc bằng một cách mới để để giải quyết vấn đề của khách hàng và xã hội Khi tiếp cận từ góc độ kinh doanh là một tổ chức thì khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung Tuy nhiên dù ở cách tiếp cận nào thì khái niệm “khởi nghiệp” cũng có hai đặc điểm là tính đổi mới và tính tăng trưởng
Tính đổi mới của khởi nghiệp
Bản chất của hoạt động khởi nghiệp là giải quyết một vấn đề theo một cách thức mới, do
đó, tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn
Tính tăng trưởng của khởi nghiệp
Một doanh nghiệp khởi nghiệp luôn tìm kiếm cơ hội trở thành một công ty có khả năng tăng trưởng Một doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng,
và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn,
có thể được xem là người khai phá thị trường hay nói cách khác họ có thứ có thể bán cho một thị trường lớn
2 Phân biệt với “Lập nghiệp”
“Khởi nghiệp” là từ khóa hot đối với giới trẻ hiện nay, chưa bao giờ phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam lại “nóng” đến vậy Đáng buồn là xu hướng này vẫn chỉ dừng lại ở phong trào, tỷ lệ thành công nói chung chưa cao, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là sự nhầm lẫn tai hại giữa “khởi nghiệp” với “lập nghiệp” Hai khái niệm trên đều là sự bắt đầu sự nghiệp nhưng khi so sánh những đặc điểm của khởi nghiệp và lập nghiệp có thể thấy ba điểm khác nhau
Về tính đổi mới, khởi nghiệp đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo mới hoàn toàn mà có thể chưa ai nghĩ ra, chưa ai làm hoặc là tạo ra được sự đột biến và sáng tạo nhằm tăng năng suất hoặc giá trị mới cho mô hình đã có sẵn Còn lập nghiệp là sự xây dựng sự nghiệp dựa trên các
mô hình kinh doanh đang có sẵn trên thị trường hiện nay Ví dụ như những năm 9X khi kinh tế nước ta đã dần ổn định, khái niệm “đi ăn nhà hàng” dần trở nên phổ biến nhưng
nó vẫn là một điều xa xỉ đối với người dân bấy giờ Năm 2005 thay vì lập nghiệp như những nhà hàng đã xuất hiện, Golden Gate (Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Cổng Vàng) ra đời và là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam với nhiều phong cách ẩm thực khác nhau cùng chất lượng ẩm thực đột phá nhưng vẫn giữ được giá tiền phù hợp với người Việt
5
Trang 6So sánh về sự tăng trưởng, những công ty khởi nghiệp sẽ có tốc độ tăng trưởng diễn ra nhanh hơn vì nhà khởi nghiệp thường xây dựng một mô hình kinh doanh tập trung nhiều vào sự tăng trưởng để phục vụ cho mong muốn tăng trưởng càng nhanh càng tốt Còn mục tiêu chính của những nhà lập nghiệp thường là tạo ra lợi nhuận, chỉ khi họ đạt được được mục tiêu này thì doanh nghiệp của họ mới có thể tiếp tục quan tâm đến bước tăng trưởng
Cuối cùng là sự khác nhau về nguồn vốn, cả lập nghiệp và khởi nghiệp đều có nguồn hình thành tài sản đến từ bản thân hay từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng nhưng nhà khởi nghiệp có thể gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư hay từ các cộng đồng đầu tư ví dụ như các quỹ đầu tư khởi nghiệp
3 Các khái niệm có liên quan đến khởi nghiệp
3.1 Nhà khởi nghiệp
Nhà khởi nghiệp là người có ý tưởng kinh doanh riêng có xu hướng trở thành người quản
lý, người sáng lập hoặc đồng sáng lập ra những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới,… Nhà khởi nghiệp có thể được coi là doanh nhân nhưng nó vẫn có điểm khác nhau
là nhà sáng lập ra mắt công ty khởi nghiệp với ý tưởng tiết lộ một sự đổi mới để phát triển trong khi doanh nhân thường có sự động lực hơn về mặt tài chính, doanh nhân thường để ý đến các cơ hội kinh doanh và đầu tư mới, đồng thời tìm cách tạo ra lợi nhuận
mà không cần trực tiếp điều hành hoạt động
3.2 Tinh thần khởi nghiệp
Tinh thần khởi nghiệp, còn được gọi là tinh thần doanh nhân hoặc tinh thần kinh doanh,
là khả năng và sự quyết tâm để theo đuổi các cơ hội mới, vượt qua các giới hạn và thách thức bằng những ý tưởng sáng tạo và phát triển bản thân Những nhà doanh nghiệp có tinh thần khởi nghiệp thường sở hữu tinh thần kiên trì, hoài bão, sáng tạo, sẵn sàng đón nhận rủi ro và tận dụng các nguồn lực hiện có một cách hiệu quả để tạo ra giá trị cho cộng đồng
3.3 Ý tưởng khởi nghiệp
Ý tưởng khởi nghiệp là lối suy nghĩ có mục đích tạo ra một sản phẩm có giá trị vật chất hoặc tinh thần khác với những sản phẩm hiện có trên thị trường để tăng tính cạnh tranh, thu hút để kinh doanh và đem lại lợi nhuận Bên cạnh đó ý tưởng khởi nghiệp cần yếu tố mới mẻ, sáng vượt trội để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh với cạnh tranh cho sản phẩm của nhà khởi nghiệp
3.4 Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một hệ thống các doanh nghiệp khởi nghiệp và các tổ chức,
cá nhân, yếu tố hỗ trợ khởi nghiệp trong mối quan hệ liên kết và tương tác lẫn nhau trong một phạm vi hoạt động nhất định (thành phố, vùng,quốc gia, lĩnh vực)
II Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp
1 Đánh giá bản thân
6
Trang 7Tự đánh giá, nhìn nhận bản thân là một kỹ năng rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong cuộc sống Kỹ năng này có thể hiểu là khả năng tự nhận xét, đánh giá chính xác về chính bản thân trong cuộc sống hằng ngày xoay quanh những gì làm được và không làm được
Từ đó giúp cá nhân ấy có sự nhìn nhận rõ ràng hơn về tiềm năng, sở thích của chính mình Nhờ việc nhìn nhận những điểm mạnh và yếu của bản thân, tự cá nhân ấy sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, dám đối mặt với những khuyết điểm, nỗi sợ hãi của mình Đồng thời, cũng giúp họ phát triển hết những năng lực, tiềm năng có thể chưa được “khai thác” đến
Điểm mạnh:
Có hoài bão, đam mê: Một nhân viên kinh doanh cần biết đặt mục tiêu cho bản thân
và lên kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó Họ làm việc bằng niềm đam mê và nỗ lực
để đạt được thứ mà bản thân mong muốn
Nhanh nhẹn, tháo vát: Đối với nhân viên kinh doanh, với đặc tính phải chạy đi chạy
lại để có thể phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất, kể cả nhân viên kinh doanh online hay qua điện thoại thì sự nhanh - gọn - lẹ chính là một điểm mạnh trong mắt nhà tuyển dụng, là một yếu tố rất quan trọng cho công việc, và là chìa khoá cho chính bản thân Đó có thể là nhanh nhẹn trong việc học việc, nhanh nhẹn trong tác phong, nhanh nhẹn trong tiếp thu kiến thức…
Làm việc độc lập: Tự lập, chủ động cao trong công việc Biết cách tổ chức, sắp xếp,
lên kế hoạch công việc theo thứ tự ưu tiên
Suy nghĩ tích cực: Nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn Trước mỗi
thất bại họ không nản lòng mà từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để có thể thành công trong những dự án tiếp theo
Điểm yếu:
Tư duy phản biện hạn chế: Việc xử lý những lời từ chối của khách hàng, vượt qua sự
phản đối từ khách hàng tiềm năng là điều rất khó khăn Đứng trước tình huống đó chúng ta thường rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, thậm chí thất vọng Để trở thành một người bán hàng, chúng ta cần phải học cách vượt qua những sự phản đối và rèn luyện kỹ năng thuyết phục khách hàng tin tưởng vào sản phẩm
Thiếu sự đồng cảm: Cần phải đặt bản thân vào vị trí của khách hàng Bất kì nhân
viên nào cũng cần có sự đồng cảm với khách hàng, hiểu sâu về insight khách hàng Đặc điểm quan trọng này sẽ làm nên chân dung một người bán hàng thành công
Kỹ năng lắng nghe hạn chế: Thiếu kỹ năng lắng nghe dẫn đến mối quan hệ với
khách hàng kém, đây là một trong những lý do dẫn đến việc khách hàng thiếu tin tưởng, không có thiện cảm đối với nhân viên kinh doanh và từ chối mua sản phẩm
Hạn chế trong việc chịu những áp lực lớn: Bên cạnh những áp lực trong cuộc sống,
nhân viên kinh doanh còn phải chịu áp lực trong công việc: áp lực về doanh số, áp lực
từ phía khách hàng, áp lực từ đồng nghiệp, Hãy tự rèn luyện cho chính mình một tinh thần “thép” để vượt qua các thách thức này
Kỹ năng mềm: Để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh ưu tú, cần nâng cao rất nhiều các các kĩ năng Dưới đây thể hiện một số kĩ năng cần có để trở thành một nhân viên kinh doanh:
7
Trang 8- Kỹ năng giao tiếp
- Kiến thức sâu rộng và có khả năng phán đoán
- Kỹ năng tổ chức và quản lí thời gian
- Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị
- Kỹ năng phản biện
- Kỹ năng thuyết phục
- Kỹ năng hợp tác tốt
- Kỹ năng chịu được áp lực và bản lĩnh lớn
Định hướng phát triển: Công việc chính là tiếp cận, giới thiệu, tư vấn và thuyết phục các đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp Lĩnh vực bán hàng có
đa dạng ngành nghề, để xác định đúng lĩnh vực muốn theo đuổi thì có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:
Sự yêu thích: Tự đặt ra những câu hỏi để hiểu bản thân muốn làm về mảng nào Chỉ
khi làm đúng thứ chúng ta yêu thích thì mới có động lực để tìm hiểu, nỗ lực và theo đuổi lâu dài
Sự am hiểu: Có thể chọn lĩnh vực bạn am hiểu, khi ấy sự tự tin sẽ giúp ta làm tốt
nhất, giỏi nhất
Ngành đang hoặc sẽ là xu hướng, có thu nhập tốt: Việc cân nhắc thu nhập, triển
vọng phát triển là điều rất cần thiết Cần dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu để có lựa chọn đúng đắn, và có lợi cho chính mình
Tuỳ thuộc vào sở thích, đam mê, mong muốn, kế hoạch của mỗi cá nhân để xác định trở thành nhân viên kinh doanh ở lĩnh vực nào trong tương lai Việc đánh giá đúng bản thân
sẽ giúp ta chọn được đúng lĩnh vực ta mong muốn, từ đó giúp công việc trở nên dễ dàng
và thuận lợi cho lộ trình phát triển nghề nghiệp
2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mô hình SMART hay mục tiêu SMART là mô hình với các điều kiện, tiêu chí cụ thể giúp nhà quản lý xây dựng, thiết lập và lựa chọn mục tiêu phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình
Mô hình SMART bao gồm 5 yếu tố sau: S – Specific: Tính cụ thể; M – Measurable: Đo lường được; A – Achievable (Attainable): Tính khả thi; R – Realistic (Relevant): Sự liên quan; T – Timely (Time-related): Thời hạn đạt được mục tiêu
2.1 Xác định mục tiêu ngắn hạn (trong vòng 2 năm trước khi ra trường)
Specific (Tính cụ thể): Hoàn thành các môn học đại cương và môn học chuyên ngành.
Tham gia câu lạc bộ liên quan đến kinh doanh hoặc các cuộc thi liên quan đến kinh doanh
để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết trong ngành
Measurable (Có thể đo lường được): Trong các buổi học thì ngoài thời gian trên lớp
nghe giảng còn phải dành thời gian tự học và tự tìm hiểu bài trước Ngoài thời gian học thì có thế tham gia các hoạt động trong câu lạc bộ, hoặc đi thực tập, đi làm thêm để rèn luyện các kỹ năng, kiến thức
8
Trang 9Achievable (Tính khả thi): Hiện tại trình độ tiếng anh đang ở mức 5.5 IELTS và trong
năm 3 đại học sẽ đạt được IELTS từ 6.5 trở lên song song với đó là thi lấy các chứng chỉ tin học như MOS, IC3,…
Relevant (Sự liên quan): Sau khi đạt được bằng IELTS từ 6.5 trở lên có thể trau dồi
thêm để đạt band cao hơn phục vụ cho việc đi du học hoặc làm việc ở nước ngoài Bên cạnh đó, cũng có thể làm những công việc liên quan đến ngoại ngữ, tin học văn phòng để thông thạo hơn từ đó phục vụ cho công việc sau này
Timely (Thời hạn đạt được mục tiêu): Các mục tiêu đề ra đều có thời hạn cụ thể để hoàn
thành nhưng nhìn chung đều sẽ hoàn thành trước khi ra trường
2.2 Xác định mục tiêu dài hạn (trong 4 năm đại học và sau khi tốt nghiệp):
Specific (Tính cụ thể): Tốt nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tập ở vị trí nhân viên
kinh doanh Trong vòng 5-10 năm sau khi tốt nghiệp thì tập trung làm việc để phấn đấu đạt được vị trí phó trưởng phòng, trưởng phòng
Measurable ( Có thể đo lường được): Từ năm 2 và năm 3: Ngoài việc nghe giảng trên
lớp và tự học tại nhà thì tham gia thêm các buổi talkshow, làm thêm, thực tập để tích lũy kiến thức thực tiễn Đến năm 4: Tập trung hoàn thành khóa luận tốt nghiệp song song với việc đi thực tập tại các công ty Bên cạnh đó có thể dành ra 1-2 tiếng mỗi ngày để học một ngôn ngữ khác phục vụ cho công việc
Achievable ( Có thể thực hiện được):
Trước tốt nghiệp: Trong năm 2 và năm 3, hoàn thành các môn đại cương và chuyên ngành từ A trở lên, tích lũy GPA từ 3,2 trở lên Năm 4: Sắp xếp lịch học hợp lý để vừa hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp cũng như có thời gian đi thực tập tại các doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm
Sau khi tốt nghiệp: Trong 2 năm đầu thì đi làm vừa tích lũy thêm các kinh nghiệm thực tiễn đồng thời có thể thi để lấy các chứng chỉ phục vụ cho công việc sau này Trong khoảng thời gian tiếp theo, tiếp tục làm việc để chứng minh thực lực cũng như các kiến thức và kỹ năng của bản thân Và trở thành nhân viên tích cực và hướng đến các chức vụ cao như phó trưởng phòng, trưởng phòng
Relevant (Sự liên quan): Trong quá trình học, nếu bị rớt môn hoặc không đạt được số
điểm như kỳ vọng thì có thể tham gia thêm các khóa học bổ trợ, tham gia các kỳ học hè
để đạt đạt được mục tiêu đã đề ra Bên cạnh đó phải tập trung hoàn thiện các kỹ năng mềm do tính đặc trưng của ngành nghề kinh doanh
Timely (Thời hạn đạt được mục tiêu): Các mục tiêu đề ra càng có thời hạn cụ thể càng
dễ dàng hơn trong việc đạt được
3 Nghiên cứu công việc
3.1 Những đặc điểm liên quan đến công việc nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh hay nhân viên bán hàng là người chịu trách nhiệm quảng bá và truyền thông rộng rãi sản phẩm doanh nghiệp đến khách hàng nhằm thuyết phục họ sử
9
Trang 10dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp Nhờ vào đó, họ có thể giúp tăng doanh thu, lợi nhuận góp phần phát triển doanh nghiệp
3.2 Đánh giá về tình hình hiện tại
Thuận lợi:
Có mức thu nhập hấp dẫn: Bộ phận kinh doanh quyết định đến 30% thành công của
cả doanh nghiệp Chính vì vậy một nhân viên kinh doanh giỏi luôn là người được các công ty săn đón thậm chí giành giật với mức lương vô cùng hấp dẫn
Có điều kiện rèn luyện kỹ năng mềm: Các kỹ năng mềm đa dạng và sâu rộng là yếu
tố bắt buộc hàng ngày với công việc của nhân viên kinh doanh nên trong quá trình làm việc bản thân sẽ được có cơ hội rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cần có
Mở rộng được mối quan hệ: Có thể nói nhân viên kinh doanh là người xây dựng và
nắm giữ nhiều mối quan hệ nhất trong doanh nghiệp, khi tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng cũ là công việc hàng ngày của họ
Không yêu cầu cao về bằng cấp: Nhân viên kinh doanh cần những kỹ năng mềm và
sự kiên trì, mềm dẻo hơn là kiến thức chuyên môn, vậy nên không cần phải có bằng cấp cao để trở thành nhân viên kinh doanh hay thậm chí trưởng phòng kinh doanh Thử thách:
Phải chịu áp lực cao về doanh số: Nói tới những thách thức đầu tiên khi làm nhân
viên kinh doanh, nhất định phải kể đến áp lực về doanh số Những doanh số này do cấp trên đưa ra và mỗi nhân viên sẽ phải cố gắng để ít nhất là đạt mục tiêu, nếu có thể vượt hơn mục tiêu thì thu về thêm những khoản thưởng khác Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bán hàng cũng diễn ra thuận lợi, nhất là khi mới vào nghề, chưa có tệp khách hàng, hoặc trong những tình huống đặc thù khiến việc bán hàng không được thuận lợi
Gặp phải khách hàng khó tính: Những khách hàng bạn cần phải tiếp xúc và làm việc
mỗi ngày không phải ai cũng sẽ dễ chịu, lịch sự Việc gặp phải khách hàng khó tính, nhiều yêu cầu, thậm chí không phối hợp hoặc cố tình làm khó làm dễ là chuyện hoàn toàn có thể diễn ra mỗi ngày
Yêu cầu tính kiên nhẫn cao: Phục vụ khách hàng luôn đòi hỏi nhân viên kinh doanh
phải có tính kiên nhẫn cao, không phải khách hàng nào cũng sẽ chốt đơn hàng ngày sau khi được bạn tư vấn 1 – 2 lần mà ngược lại, có khi sẽ phải dành thời gian tư vấn,
hỗ trợ rất lâu nhưng vẫn không ký kết được hợp đồng Đó là chưa kể việc phải làm việc và tiếp xúc với những vị khách “khó chiều” với những yêu cầu vô cùng bất hợp
lý
Nhu cầu:
Hiện nay, có thể thấy hơn 80% doanh nghiệp đang hoạt động đều là các doanh nghiệp thương mại Trong đó, phòng kinh doanh là một trong những phòng ban được các doanh nghiệp thương mại đặc biệt quan tâm vì chúng đóng vai trò then chốt trong việc đem lại doanh thu cho công ty
Theo báo cáo Thị trường việc làm và thị hiếu người dùng của Glints, nhu cầu săn đón ứng viên thuộc nhóm ngành kinh doanh ghi nhận xu hướng tăng khoảng 20% Theo như
10