1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình huống phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ trên thị trường chứng khoán việt nam

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình huống phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Anh, Nguyễn Đinh Quỳnh Anh, Lý Vân Khanh, Lê Thị Phương Linh, Trần Thị Diệu Linh, Vũ Khánh Linh, Bùi Thị Khánh Ly, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thu Thủy, Vương Thu Thủy
Người hướng dẫn Lê Thị Bích Ngân
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Thị trường chứng khoán
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁCTHÀNH VIÊNSTTHọ tênMã sinh viênPhân công nhiệm vụĐánh giámức độđóng góp1 Hoàng Thị2 Nguyễn Đinh3 Lý Vân Khanh 25A4010142Phần 2.1: Phương

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH



-BÀI TẬP LỚN

Học phần: Thị trường chứng khoán

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU NHẰM TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Bích Ngân

Lớp học phần: 232FIN13A04

Nhóm thực hiện: 02

Hà Nội, tháng 5 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 02

STT Họ tên Mã sinh

1 Hoàng Thị

Ngọc Anh 25A4011362 0368837460 hoangngocanh2710a@gmail.com

2 Nguyễn Đinh

Quỳnh Anh 25A4011357 0911043060 quynhanhnd16824@gmail.com

Khanh 25A4010142 0846210404 rubycifer01@gmail.com

Phương Linh 25A4010446 0858122705 lethiphuonglinh9503@gmail.com

5 Trần Thị

Diệu Linh 25A4010462 0912535953 tt.dieulinh61@gmail.com

6 Vũ Khánh

Linh 25A4010465 0367465232 nabiforstudy2k4@gmail.com

Khánh Ly 25A4010476 0376151689 buithikhanhly201004@gmail.com

8 Nguyễn Thị

Kim Ngân 25A4010754 0975516406 nganntk490@gmail.com

9 Nguyễn Thu

Thủy 24A4072469 0975954391 thuy2403pchy@gmail.com

10 Vương Thu

Thủy 25A4011791 0985827290 thuyvuongthu12@gmail.com

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC

THÀNH VIÊN

STT Họ tên Mã sinh viên Phân công nhiệm vụ

Đánh giá mức độ đóng góp

1 Hoàng Thị

2 Nguyễn Đinh

3 Lý Vân Khanh 25A4010142

Phần 2.1: Phương thức tăng vốn Phần 2.2: Thông tin tăng vốn Phần 2.3: Kết quả

4 Lê Thị Phương

Phần 3: Giải quyết 1 số tình huống giả định về việc nắm giữ cổ phiếu và hưởng quyền trong đợt tăng vốn này

5 Trần Thị Diệu

Phần 3: Giải quyết 1 số tình huống giả định về việc nắm giữ cổ phiếu và hưởng quyền trong đợt tăng vốn này

6 Vũ Khánh Linh 25A4010465

Phần 2.4: Tính toán lại giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền

7 Bùi Thị Khánh

Phần 3: Giải quyết 1 số tình huống giả định về việc nắm giữ cổ phiếu và hưởng quyền trong đợt tăng vốn này

8 Nguyễn Thị

9 Nguyễn Thu

Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp niêm yết FPT và lịch sử tăng vốn của

công ty FPT

10 Vương Thu

Trang 4

MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT FPT VÀ LỊCH

SỬ TĂNG VỐN CỦA CÔNG TY FPT 1

1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp niêm yết FPT 1

1.2 Lịch sử tăng vốn của FPT: 2

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐỢT TĂNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 4

2.1 Phương thức tăng vốn 4

2.2 Thông tin tăng vốn 4

2.3 Kết quả 7

2.4 Tính toán lại giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền 7

PHẦN 3: GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH VỀ VIỆC NẮM GIỮ CỔ PHIẾU VÀ HƯỞNG QUYỀN TRONG ĐỢT TĂNG VỐN NÀY 9

3.1 Tình huống mua cổ phiếu 9

3.1.1 Mua cổ phiếu vào ngày giao dịch liền trước ngày GDKHQ 9

3.1.2 Mua cổ phiếu vào ngày GDKHQ 9

3.2 Tình huống bán cổ phiếu 9

3.2.1 Bán cổ phiếu vào ngày GDKHQ 10

3.2.2 Bán cổ phiếu vào ngày liền trước ngày GDKHQ 10

3.3 Tình huống nắm giữ 10

Trang 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT FPT VÀ LỊCH

SỬ TĂNG VỐN CỦA CÔNG TY FPT

1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp niêm yết FPT

FPT được thành lập vào năm 1988 và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán

TP Hồ Chí Minh (HOSE) vào năm 2006 (Mã CK: FPT) Tập đoàn có trụ sở chính tại

Hà Nội và có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với hơn 100.000 cán bộ nhân viên

- Cổ đông lớn:

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với 63,506,626 cổ phần

Nhóm CĐ lớn - Amersham Industries Limited với 63,909,958 cổ phần

- Công Ty con

Công ty TNHH Phần mềm FPT Công ty TNHH FPT Digital

Công ty TNHH Giáo dục FPT CTCP Dịch vụ Trực tuyến FPT (UPCoM: FOC) Công ty TNHH Hệ thống Thông

CTCP Đầu tư FPT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT ( HOSE: FRT ) Công ty TNHH FPT Smart Cloud CTCP Viễn thông FPT (UPCom: FOX ) Công ty Cổ phần FPT hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Viễn thông, Giáo dục, Bất động sản, Dịch vụ bán lẻ

Công nghệ: Bao gồm tư vấn chuyển đổi số; phát triển phần mềm; tích hợp hệ thống; và dịch vụ CNTT

Viễn thông: bao gồm dịch vụ viễn thông; truyền hình FPT và nội dung số Giáo dục: từ tiểu học đến sau đại học, liên kết quốc tế và đào tạo trực tuyến

Vị thế công ty: FPT là công ty cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin lớn của Việt Nam, top 3 Nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu Việt Nam, có 5 trung tâm dữ liệu chuẩn quốc tế trên toàn quốc, được Brand Laureate đánh giá là Tổ chức giáo dục và Trường Đại học xuất sắc

Chiến lược phát triển: FPT chú trọng vào lợi nhuận, năng suất và đổi mới hướng tới mục tiêu lớn dài hạn là trở thành doanh nghiệp số và đứng trong Top 50 Công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030

1

Trang 6

1.2 Lịch sử tăng vốn của FPT:

Năm 2006: Niêm yết trên HOSE

Năm 2007: Tăng vốn điều lệ từ 20.000 lên 923.526 triệu VNĐ do phát hành thêm

cổ phần

Năm 2008: Tăng vốn điều lệ từ 923.526 lên 1.411.621 triệu VNĐ do thưởng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1

Năm 2009: Tăng vốn điều lệ từ 1.411.621 lên 1.438.320 triệu VNĐ cho phát hành thêm cổ phiếu

Năm 2010: Phát hành thêm cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu theo

tỷ lệ 3:1, tăng vốn điều lệ từ 1.438.320 lên thành 1.916.659 triệu VNĐ

Năm 2011: Công ty đã thực hiện phát hành cổ phần phổ thông tăng vốn điều lệ lên 2.160.827 triệu VND

Năm 2012: FPT đã thực hiện chi trả cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu cho các

cổ đông làm tăng vốn điều lệ lên: 2.160.827 triệu VNĐ

Năm 2013: FPT đã thực hiện phát hành cổ phần phổ thông tăng vốn điều lệ lên 2.752.017 triệu VND

Năm 2014: Vốn điều lệ tăng lên 3.439.766.000.000 đồng do Công ty thực hiện trả cổ tức năm 2013 bằng cổ phiếu cho cổ đông

Năm 2015: Vốn điều lệ trong năm 2015 tăng 02 đợt, lên 3.456.959.170.000 VNĐ

do phát hành cổ phiếu và lên 3.975.316.400.000 VNĐ do Công ty thực hiện trả cổ tức năm 2014 bằng cổ phiếu cho cổ đông

Năm 2016: Vốn điều lệ trong năm 2016 tăng hai đợt, lên 3.995.184.690.000 đồng

do phát hành cổ phiếu và lên 4.594.266.840.000 đồng do thực hiện trả cổ tức năm

2015 bằng cổ phiếu cho cổ đông

Năm 2017:Vốn điều lệ trong năm 2017 tăng hai đợt, lên 4.617.230.540.000 đồng

do phát hành cổ phiếu và lên 5.309.611.050.000 đồng thực hiện trả cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu cho cổ đông

Năm 2018:Vốn điều lệ trong năm 2018 tăng hai đợt, lên 5.336.156.610.000 đồng

do phát hành cổ phiếu và lên 6.136.367.720.000 đồng thực hiện trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu cho cổ đông

Năm 2019: Vốn điều lệ tăng hai đợt, lên 6.167.039.720.000 đồng do phát hành cổ phiếu cho CBNV và lên 6.783.586.880.000 đồng do thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông

Năm 2020:Vốn Ðiều lệ của công ty không thay đổi,

2

Trang 7

Năm 2021: Vốn điều lệ tăng làm hai lần 7.891.973 và 9.075.516 triệu VND Năm 2022: Trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2021 cho cổ đông theo tỷ lệ 20%, chốt tại ngày 14/06/2022 Thực hiện phát hành thêm 4.537.265 cổ phiếu làm vốn điều lệ tăng làm hai đợt lần lượt lên 9.141.959 và 10.970.266 triệu VND

Năm 2023: Vốn điều lệ tính đến tháng 5 là 11.043.316 triệu VND

3

Trang 8

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐỢT TĂNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

FPT

2.1 Phương thức tăng vốn

Qua phương thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, FPT đã phát hành thêm hơn 7.3 triệu cp, bao gồm gần 5.5 triệu cp theo chương trình phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên có thành tích đóng góp trong năm 2022 và hơn 1.8 triệu cp theo chương trình phát hành cổ phiếu cho cán bộ lãnh đạo cấp cao năm 2023

Ở diễn biến khác, HĐQT FPT đã thông qua phương án chi trả cổ tức còn lại năm

2022 bằng tiền mặt Với hơn 1.1 tỷ cp đang lưu hành, ước tính FPT cần chi hơn 1,100

tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông

Toàn bộ số cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng Dự kiến, FPT sẽ chốt danh sách cổ đông và chi trả cổ tức tiền mặt trong tháng 6/2023, việc phát hành

cổ phiếu sẽ hoàn thiện ngay sau khi được chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền

2.2 Thông tin tăng vốn

Mã chứng khoán: FPT

Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

Mệnh giá: 10.000 đồng (mười nghìn đồng)

Ngày giao dịch không hưởng quyền: 05/07/2023

Ngày đăng ký cuối cùng: 06/07/2023

Lý do và mục đích:

- Trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền

+ Tỷ lệ thực hiện: 10%/mệnh giá

+Thời gian thực hiện: 13/07/2023

- Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022

+ Tỷ lệ thực hiện: 20:3 (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu được nhận thêm 03 cổ phiếu mới)

+ Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: 165.649.743 cổ phiếu

- Nguồn vốn phát hành: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thuộc quyền sở hữu của

cổ đông Công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán ngày 31/12/2022

- Phương án làm tròn, phương án xử lý cổ phiếu lẻ: Số lượng cổ phiếu mới phát hành

sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị Phần lẻ thập phân phát sinh (nếu có) sẽ bị hủy bỏ

4

Trang 10

Hình 2 1 Thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về

ngày đăng ký cuối cùng của Công ty Cổ phần FPT

6

Trang 11

2.3 Kết quả

Về kết quả kinh doanh, FPT công bố BCTC hợp nhất quý 1/2023 với doanh thu thuần hơn 11,681 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 2,121 tỷ đồng, tăng lần lượt 20% và 19% so với cùng kỳ Riêng lãi ròng tăng 21% lên gần 1,494 tỷ đồng Theo giải trình, lợi nhuận tăng chủ yếu từ tăng trưởng của khối công nghệ và khối viễn thông Năm 2023, FPT đặt kế hoạch doanh thu 52,289 tỷ đồng và lãi trước thuế 9,055 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 18% so với kết quả 2022 Kết thúc quý đầu năm, Công ty thực hiện được 22% mục tiêu doanh thu và 23% kế hoạch lợi nhuận năm

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FPT chốt phiên 12/05 ở mức 80,500 đồng/cp, tăng 5% so với đầu năm

Sau phát hành, vốn điều lệ của FPT được nâng từ hơn 10,970 tỷ đồng lên hơn 11,043 tỷ đồng Thời điểm thay đổi vốn, hoàn thành việc thanh toán là 08/05/2023

2.4 Tính toán lại giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền

- Ta có giá đóng cửa của FPT ngày 4/7/2023 là 87000đ

- Ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/7/2023

=> P = P0 đóng cửa ngày liền trước = 87000đ

- Trả cổ tức bằng tiền mặt:

Tỷ lệ thực hiện: 10%/mệnh giá → D = 10% x 10.000 = 1000 (đ/cp)

- Trả cổ tức bằng cổ phiếu:

Tỷ lệ thực hiện: 20:3 → Nn=20

3 → Nn=3 20

Thực hiện trả cổ tức → P = 0PH

- Giá điều chỉnh ngày giao dịch không hưởng quyền là:

7

Trang 12

Ptc = N ×(P¿¿0−D)+n× PPH

N +n =

P0−D+n

N× PPH

1+n N

=

87000 1000− +3

20×0 1+3 20

¿ = 83333,333 đồng

Trong đó:

Ptc: giá tham chiếu của cổ phiếu vào ngày GDKHQ

Po: giá đóng cửa của cổ phiếu tại ngày giao dịch liền trước ngày GDKHQ (giá cổ phiếu trước khi phát hành)

N: số cổ phiếu trước khi phát hành

n: số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức bằng cổ phiếu

D : Cổ tức bằng tiền trên 1 cổ phiếu

PPH: giá phát hành cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu

8

Trang 13

PHẦN 3: GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH VỀ VIỆC NẮM GIỮ CỔ PHIẾU VÀ HƯỞNG QUYỀN TRONG ĐỢT TĂNG VỐN

NÀY

Giả sử vào ngày 06 tháng 07 năm 2023, Công ty Cổ phần FPT (Mã chứng khoán: FPT) chốt danh sách cổ đông, ngày 05 tháng 07 năm 2023 là ngày giao dịch không hưởng quyền Trước ngày chốt danh sách cổ đông, nhà đầu tư A đang nắm giữ 10000

cổ phiếu với tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 20:3 (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu được nhận thêm 03 cổ phiếu mới) và tỉ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 10%

3.1 Tình huống mua cổ phiếu

3.1.1 Mua cổ phiếu vào ngày giao dịch liền trước ngày GDKHQ

Ngày 4 tháng 7 năm 2023, nhà đầu tư A mua thêm 100 cổ phiếu của FPT Theo chu kỳ T+2, nhà đầu tư A sẽ nhận được cổ phiếu vào ngày 6 tháng 7 năm

2023 (tức ngày chốt danh sách cổ đông)

→ Nhà đầu tư A có tên trong danh sách cổ đông và được hưởng các quyền của

cổ đông như: quyền nhận cổ tức, quyền tham dự đại hội đồng cổ đông, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm,

- Mức cổ tức bằng tiền mặt mà nhà đầu tư A nhận được là:

(10000 + 100) × 10% × 10000 = 10100000 (VNĐ)

- Mức cổ tức bằng cổ phiếu mà nhà đầu tư A nhận được là:

(10000 + 100)× 3/20 = 1515 (cổ phiếu) 3.1.2 Mua cổ phiếu vào ngày GDKHQ

Ngày 5 tháng 7 năm 2023, nhà đầu tư A mua thêm 100 cổ phiếu của FPT Theo chu kỳ T+2, nhà đầu tư A sẽ nhận được cổ phiếu vào ngày 7 tháng 7 năm

2023 (tức đã qua ngày chốt danh sách cổ đông)

→ Nhà đầu tư A không có quyền được hưởng phần cổ tức từ 100 cổ phiếu đã mua thêm mà chỉ được hưởng phần cổ tức từ 10000 cổ phiếu đã sở hữu trước đó A được hưởng mức cổ tức trả bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu tương tự như tình huống nắm giữ cổ phiếu

- Mức cổ tức bằng tiền mặt mà nhà đầu tư A nhận được là:

10000 × 10% × 10000 = 10000000 (VNĐ)

- Mức cổ tức bằng cổ phiếu mà nhà đầu tư A nhận được là:

10000 × 3/20 = 1500 (cổ phiếu)

3.2 Tình huống bán cổ phiếu

9

Trang 14

3.2.1 Bán cổ phiếu vào ngày GDKHQ

Ngày 5 tháng 7 năm 2023 (tức ngày GDKHQ), nhà đầu tư A bán 2000 cổ phiếu FPT Theo chu kì thanh toán T+2, 2000 cổ phiếu FPT của sẽ chuyển khỏi tài khoản của nhà đầu tư A vào ngày 7 tháng 7 năm 2023

→ Vào ngày 6 tháng 7 năm 2023 (tức ngày chốt danh sách cổ đông), nhà đầu tư

A vẫn được hưởng phần cổ tức từ 2000 cổ phiếu đã bán và 8000 cổ phiếu đang sở hữu

- Mức cổ tức bằng tiền mặt mà nhà đầu tư A nhận được là:

10000 × 10% × 10000 = 10000000 (VNĐ)

- Mức cổ tức bằng cổ phiếu mà nhà đầu tư A nhận được là:

10000 × 3/20 = 1500 (cổ phiếu) 3.2.2 Bán cổ phiếu vào ngày liền trước ngày GDKHQ

Ngày 4 tháng 7 năm 2023 (tức ngày liền trước ngày GDKHQ), nhà đầu tư A bán

2000 cổ phiếu FPT Theo đúng chu kỳ thanh toán T + 2, vào ngày 6 tháng 7 năm 2023

là ngày chốt cổ đông, 2000 cổ phiếu FPT đã được chuyển khỏi tài khoản của nhà đầu

tư A Vào ngày 6 tháng 7 năm 2023, nhà đầu tư A chỉ nắm giữ 8000 cổ phiếu và được quyền cổ đông với 8000 cổ phiếu đó

- Nhà đầu tư A nhận được cổ tức bằng tiền mặt là

(10000 - 2000) × 10% × 10000 = 8000000 (VNĐ)

- Nhà đầu tư A nhận được cổ tức bằng cổ phiếu là

(10000 - 2000) × 3/20 = 1200 (Cổ phiếu)

3.3 Tình huống nắm giữ

Ngày 5 tháng 7 năm 2023 (tức ngày GDKHQ), nhà đầu tư A vẫn quyết định nắm giữ 10000 cổ phiếu FPT và không thực hiện thêm giao dịch nào khác Nhà đầu tư A được hưởng quyền trên 10000 cổ phiếu đang nắm giữ

Trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt Tỷ lệ thực hiện: 10% mệnh giá (01 cổ phiếu nhận được 1000 đồng)

- Nhà đầu tư A nhận được cổ tức bằng tiền mặt là:

10000 × 10% × 10000 = 10000000 (VNĐ) Trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu Tỷ lệ thực hiện là 20:3 (cổ đông sở hữu 20

cổ phiếu được nhận thêm 03 cổ phiếu mới)

⇒ Nhà đầu tư A nhận được cổ tức bằng cổ phiếu là:

10000 × 3/20 = 1500 (cổ phiếu)

10

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 CTCP FPT (n.d.) Retrieved from VietstockFinance:

https://finance.vietstock.vn/FPT/ho-so-doanh-nghiep.htm

2 Mạnh, T (2023, 5 15) FPT tăng vốn lên hơn 11 ngàn tỷ, sắp trả cổ tức tổng tỷ

lệ 25% Retrieved from Vietstock: https://vietstock.vn/2023/05/fpt-tang-von-len-hon-11-ngan-ty-sap-tra-co-tuc-tong-ty-le-25-764-1070862.htm

3 Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng (2023, 6 26) Retrieved from vietstock: https://static2.vietstock.vn/vietstock/2023/6/27/20230627_20230626 _fpt _t b_ngay_dkcc_tra_co_tuc_con_lai_2022_bang_tien_va_bang_cp.pdf

11

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w