1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, việc giao lưu hợp tác, phát triển kinh tế đối ngoại là lĩnh vực quan trọng, đặc biệt đối với các nước có điểm xuất phát thấp, chậm phát triển. Việt Nam đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong muôn vàn khó khăn, thử thách, với xuất phát điểm là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tàn dư của chế độ phong kiến và hậu quả của chế độ thực dân vẫn còn hiện hữu….Vì vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: Lấy mục tiêu phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ VIII (6/1996), Đảng ta nêu rõ quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp; để thực hiện Nghị quyết đó, toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đã không ngừng phấn đấu phát huy nội lực; nhưng, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn chú trọng thu hút ngoại lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Cho đến nay, đất nước đã đạt được rất nhiều thành tựu vượt bậc; một trong những địa phương thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế đối ngoại, nhất là trong thu hút đầu tư nước ngoài là tỉnh Bình Dương, chính lĩnh vực này đã tạo ra sự phát triển nhanh cho Bình Dương.

Trang 1

DẪN LUẬN1 Lý do chọn đề tài.

Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, việc giao lưu hợp tác, phát triểnkinh tế đối ngoại là lĩnh vực quan trọng, đặc biệt đối với các nước có điểm xuất phátthấp, chậm phát triển.

Việt Nam đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong muôn vàn khó khăn, thửthách, với xuất phát điểm là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiếntranh tàn phá nặng nề, tàn dư của chế độ phong kiến và hậu quả của chế độ thực dânvẫn còn hiện hữu….Vì vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta gặp rấtnhiều khó khăn.

Từ thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: Lấy mục tiêu pháttriển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước.Từ Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ VIII (6/1996), Đảng ta nêu rõ quyết tâm phấn đấuđến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp; để thực hiện Nghịquyết đó, toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đã không ngừng phấn đấu phát huy nộilực; nhưng, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn chú trọng thu hút ngoại lực để thúc đẩyphát triển kinh tế – xã hội Cho đến nay, đất nước đã đạt được rất nhiều thành tựuvượt bậc; một trong những địa phương thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế đốingoại, nhất là trong thu hút đầu tư nước ngoài là tỉnh Bình Dương, chính lĩnh vựcnày đã tạo ra sự phát triển nhanh cho Bình Dương.

Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, có vị trí quantrọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phíaNam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáptỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh Tỉnh Bình Dương được tái lập năm 1997,với vị thế của một tỉnh thuần nông, mới được tái lập còn nhiều khó khăn, Đảng bộ,chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương bằng những chính sách năng động, pháthuy khối đại đoàn kết, ra sức thi đua nỗ lực phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dươngngày càng giàu mạnh.

Trang 2

Ngay từ những ngày đầu tái lập, tỉnh Bình Dương đã đi nhanh vào công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế tỉnh Bình Dương luôn đạt mức tăng trưởngcao Trong quá trình phát triển kinh tế, khi nội lực còn hạn chế, tỉnh Bình Dương đãlấy việc thu hút nguồn lực bên ngoài làm động lực chính để phát kinh tế - xã hội củatỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanhthông thoáng, hấp dẫn có tính cạnh tranh mạnh hơn so với các nơi khác kể cả Thànhphố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.

Xuất phát điểm là vùng đất nông nghiệp nghèo nàn, tuy nhiên với nhữngquyết sách đúng đắn của Đảng bộ, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh cónền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước Đặc biệt với chủ trương “trải chiếuhoa” mời gọi các nhà đầu tư, “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài; Bình Dương đang thayda đổi thịt từng ngày Tỉnh Bình Dương cùng với tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ ChíMinh và Bà rịa – Vũng Tàu đã trở thành tứ giác kinh tế quan trọng nhất khu vựcNam Bộ; đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, tình hình chính trị, trật tự an toànxã hội ổn định; an ninh quốc phòng được giữ vững.

Từ một tỉnh phát triển bình thường, đến nay tỉnh Bình Dương là nhân tố tíchcực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.Tỉnh Bình Dương đã tận dụng tốt yếu tố ngoại lực, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; thành quả ấy phản ánh sự năng động củaĐảng bộ tỉnh, vừa biết cách mời gọi, vừa biết giữ chân các nhà đầu tư

Nhìn vào những thành quả kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và vị thế của tỉnhBình Dương trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, rộng hơn là cả nước mớithấy hết sự nỗ lực của Ðảng bộ, của chính quyền và của người dân nơi đây Từ mộttỉnh thuần nông, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, công nghiệp - dịch vụ gần như trốngvắng; thì nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương đã có những thay đổi rõ rệt, côngnghiệp - dịch vụ chiếm 96,2%, nông nghiệp một thời thống trị, nay chỉ còn chiếm3,8% và đang chuyển sang nông nghiệp kỹ thuật cao Hàng chục nghìn ha đất hoanghóa, đất trồng cây một vụ ở tỉnh Bình Dương, năng suất thấp, nay được phủ đầy 28khu công nghiệp, tám cụm công nghiệp tập trung với hơn 3.000 nhà đầu tư nước

Trang 3

ngoài Từ các nhà máy, xí nghiệp này hàng trăm nghìn lao động có tay nghề, từ cácvùng miền trên cả nước hội tụ về đây chung tay biến ước mơ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa của tỉnh Bình Dương sớm thành hiện thực.

Là một người dân sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chứng kiến sự thay đổimạnh mẽ của tỉnh nhà, bản thân tác giả muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sựphát triển của tỉnh; trong đó, nghiên cứu các chính sách để khẳng định sự lãnh đạođúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương là một việc làm cần thiết.

Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Bình

Dương lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại (1997 – 2012)” làm đề tài cho luận

văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Hiện nay, Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển năng động của cả

nước, đóng góp cho ngân sách nhà nước khá lớn, là một tỉnh thực hiện sáng tạo, hiệuquả nhiều chính sách nổi bật Cho nên, có khá nhiều công trình nghiên cứu về tỉnhBình Dương, trong đó có những tác phẩm sau:

Năm 1999, Sở văn hóa thông tin tỉnh Bình Dương, Vũ Đức Thành làm chủbiên cho xuất bản cuốn sách “Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu”, trongđó khái quát những nét lớn về điều kiện tự nhiên, xã hội, kết cấu hạ tầng, tiềm năngvà triển vọng đầu tư.

Năm 2000, Tỉnh ủy Bình Dương phát hành ấn phẩm “Kinh tế Bình Dương –thực trạng và giải pháp”, tác phẩm đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế của tỉnhBình Dương, những thành tựu, hạn chế…., trên cơ sở đó đề ra những giải pháp đểtăng cường thu hút đầu tư.

Năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho ra mắt tác phẩm “BìnhDương – thế và lực mới trong thế kỉ XXI” do Chu Viết Luận làm chủ biên, nội dungcơ bản là khái quát về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trongthời kỳ đổi mới, đồng thời tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và những thách thứcđối với địa phương, cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích.

Trang 4

Năm 2008, Thư viện tỉnh Bình Dương phát hành ấn phẩm “Đất và người BìnhDương”, khái quát những nét chính về địa danh, lịch sử, kinh tế, văn hóa và conngười Bình Dương.

Học viên Huỳnh Đức Thiện với đề tài “Quá trình hình thành và phát triển cáckhu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương (1993 – 2003)”, (Luận văn Thạc sỹ khoa họcLịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhânvăn Thành phố Hồ Chí Minh), nội dung luận văn có đề cập về các dự án đầu tư củanước ngoài vào tỉnh Bình Dương.

Học viên Nguyễn Văn Hiệp thực hiện đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xãhội ở tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh (1997 – 2003)”, (Luận văn Thạc sỹkhoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hộivà Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh), trong luận văn có phần thống kê về các dự ánđầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Dương.

Những tác phẩm trên đã khái quát về vùng đất, con người tỉnh Bình Dương,về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, trong đó có đề cập đếnviệc thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh; tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiêncứu một cách toàn diện về phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh Bình Dương.

Mặc dù vậy, nhưng các công trình trên cũng đã tạo ra những tiền đề làm cơ sởvững chắc giúp tác giả tiếp cận, tham khảo để hoàn thành đề tài luận văn Thạc sỹ“Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại (1997 – 2012)”.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Nội dung của đề tài nhằm làm rõ quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnhBình Dương từ năm 1997 đến năm 2012 trên các phương diện sau:

- Giới thiệu sơ lược về vùng đất, con người ở tỉnh Bình Dương.

- Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Bình Dương.- Đánh giá về quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từnăm 1997 đến năm 2012, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

- Dự báo thời cơ và thách thức đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh BìnhDương và đưa ra những kiến nghị.

Trang 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tìm hiểu quá trình lãnh đạo phát triển kinh tếđối ngoại của tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2012 gồm: đặc điểm lịch sử,kinh tế, xã hội, chính sách và quá trình thực hiện chính sách; thành tựu, hạn chế, thờicơ, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh Bình Dương.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế; trong phạm vithời gian từ năm 1997 đến năm 2012; trong không gian tỉnh Bình Dương.

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở phương pháp luận: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên quan

điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; chủ trương của Đảng cộng sảnViệt Nam về phát triển kinh tế đối ngoại.

6 Hướng tiếp cận nguồn tài liệu nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau:- Các Văn kiện Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh BìnhDương tại các thư viện, thư viện tỉnh Bình Dương, các nhà sách.

- Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của Ủyban nhân dân tỉnh Bình Dương.

- Các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh BìnhDương.

Trang 6

- Các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương từ năm1997 đến năm 2012 tại sở kế hoạch đầu tư, các cơ quan liên quan.

- Các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình phát triển khoa học –công nghệ, chương trình phát triển du lịch, báo cáo về xuất, nhập khẩu ở các sở,ban ngành liên quan.

- Các niên giám thống kê của tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2012 tạicục Niên giám thống kê của tỉnh.

- Các sách, báo, tạp chí, chuyên khảo, luận văn, đề tài… có liên quan đến đềtài.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về phát triển kinh tế đối ngoại củaĐảng Cộng sản Việt Nam; sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương vàođịa phương mình và đóng góp cho các địa phương khác những bài học kinh nghiệmvề quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học,những ai muốn nghiên cứu về tỉnh Bình Dương, làm tài liệu giảng dạy cho các mônhọc liên quan đến đề tài.

8 Bố cục của luận văn.

Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn chia làmba chương:

Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình

Chương 2: Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ tỉnh

Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2012.

Chương 3: Đánh giá quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng

bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2012.

Trang 7

Chương 1

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘICỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tỉnh Bình Dương là vùng đất thuộc miền Đông Nam Bộ, đây là địa bàn có vị

trí chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện lịch sử riêng: Từ thế kỷ XVII, nhất là từnăm 1698, khi Thống suất Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đặt dấu ấnkhai phá vùng đất phương Nam, Bình Dương bắt đầu phát triển với nhiều đợt di dânlớn từ miền Bắc, vùng Thuận Hóa của Trung Bộ với chủ trương khai hoang, phụchóa Theo chiều dài và những biến động của lịch sử, tạo cho tỉnh Bình Dương có nétriêng biệt, khác với những vùng đất khác.

1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kết cấu hạ tầng của tỉnhBình Dương.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương.

Về vị trí địa lý: Tỉnh Bình Dương là vùng đất thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm

trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, được tái lập năm 1997 theo Nghị quyếtkỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày06/11/1996 trên cơ sở chia tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Bình Dương nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn nam của dãy Trương Sơn, nốinam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình nguyên có địahình lượn sóng yếu, từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt nước biển Vịtrí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư 10051’27’’ đến 11024’32’’ vĩ độ Bắc và từ106020’ đến 106025’ kinh độ Đông [1, tr 10].

Tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên 2.694,43 km2, dân số 1.748.001 người[8, tr 23]; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh,phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ ChíMinh Khi mới thành lập, tỉnh Bình Dương có 4 đơn vị hành chính: Tân Uyên, BếnCát, Thuận An và Thị xã Thủ Dầu Một Cuối tháng 8 - 1999, thực hiện quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Dương thành lập thêm 3 đơn vị hành chính là:

Trang 8

huyện Dĩ An, Dầu Tiếng, Phú Giáo và lập thêm xã Định Thành thuộc huyện DầuTiếng, xã Bình An thuộc huyện Dĩ An.

Hiện nay, toàn tỉnh có 91 đơn vị hành chính trong đó có 25 phường, 6 thị trấnvà 60 xã [8, tr 11]; Trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương đặt tại Thành phốThủ Dầu Một (nay chuyển về Trung tâm Thành phố mới Bình Dương vào ngày 20tháng 02 năm 2014).

Bình Dương nằm ở khu vực đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia vàquốc tế: gần sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu, Quốc lộ 1A,Quốc Lộ 13, Quốc lộ 14, Quốc lộ 22, Quốc lộ 51, đường cao tốc Biên Hòa – TâyNguyên; về đường thủy có sông Sài Gòn, sông Đồng Nai Tỉnh Bình Dương còn làđầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo Quốc lộ 14, Quốc lộ 13về Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam cùngvới tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, là khu vựckinh tế phát triển năng động, tạo điều kiện cho tỉnh Bình Dương phát triển kinh tế.Tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên: dầu khí (Vũng Tàu), Bôxít (Đồng Nai, Lâm Đồng), hải sản (Vũng Tàu), rừng (Tây Nguyên), lương thực,thực phẩm (Đồng bằng sông Cửu Long)… Nằm trong vùng có thị trường tiêu thụlớn: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, cácnước Đông Nam Á Do đó, tỉnh Bình Dương có thể phát triển thương mại trong nướcvà thương mại quốc tế một cách thuận lợi.

Tỉnh Bình Dương nằm tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinhtế, văn hóa, khoa học - công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Dương giao lưu,hợp tác phát triển.

Như vậy, tỉnh Bình Dương đã trở thành nơi có vị trí địa lý thuận lợi để giaolưu, phát triển tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế trong đó có kinh tế đối ngoại.

Về mặt địa hình: Bình Dương là tỉnh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nối giữa

Trường Sơn Nam với các tỉnh còn lại của Nam Bộ, cho nên địa hình của tỉnh BìnhDương có dạng thoải thấp theo hướng từ Bắc xuống Nam, các đường đồng mức theo

Trang 9

hướng Đông Tây Vùng thấp ở phía Nam với độ cao trung bình 10m – 30m, vùngcao ở phía Bắc có độ cao trung bình 40m – 60m

Đi dọc từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có thể thấy các vùng địa hìnhsau:

Vùng thung lũng bãi bồi: chủ yếu phân bố dọc theo các con sông Đồng Nai,Sông Bé, sông Sài Gòn; từ Dầu Tiếng, Bến Cát, xuống Thị xã Thuận An và từ LạcAn xuống Thạnh Phước, Thái Hòa huyện Tân Uyên và một số vùng dọc sông Bé.Đây là những miền đất thấp, phù sa mới, bằng phẳng cao từ 6m - 10m, đất đai phìnhiêu.

Vùng địa hình bằng phẳng: nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địahình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 30 đến 120, đất đai phì nhiêu, thích hợp trồngcác loại cây công nghiệp.

Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng: nằm trên các nền phù sa cổ chủ yếu làcác đồi thấp, đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau có độ dốc 50 đến 120 từ Thuận An đếnthị xã Bến Cát; từ Dầu Tiếng qua Tân Uyên độ cao phổ biến 30m – 60m [44, tr 31-32).

Như vậy, địa hình của tỉnh Bình Dương tương đối bằng phẳng, địa chất ổnđịnh vững chắc, không có suối sâu, sông rộng, đèo cao, nên rất thuận lợi cho việcphát triển kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải, tạo điều kiện cho tỉnh Bình Dươnggiao lưu với các tỉnh bạn và nước ngoài.

Về khí hậu: Khí hậu ở tỉnh Bình Dương cũng tương tự như chế độ khí hậu

của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng, mưa nhiều và độ ẩm cao Đó là khí hậunhiệt đới gió mùa ổn định; trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô vàmùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch,vào những tháng đầu mùa mưa thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn rồi sau đódứt hẳn, những tháng 7, 8, 9 thường là những tháng mưa dầm, có những trận mưakéo dài 1 - 2 ngày liên tục Đặc biệt, ở tỉnh Bình Dương hầu như không có bão, màchỉ bị ảnh hưởng những cơn bão gần với địa phương.

Trang 10

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở tỉnh Bình Dương từ 26oC - 27oC Nhiệt độ caonhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC - 17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm.Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vàotháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2)[1, tr 11].

Lượng mưa trung bình hàng năm ở tỉnh Bình Dương là 1.800mm đến2.000mm xếp vào loại cao so với cả nước nhưng phân bố không đều qua các năm vàtrong các vùng của tỉnh Ở phía Bắc của tỉnh, do địa hình cao hơn, đón gió Tây Namnên thường mưa sớm, lượng mưa lên tới 2.117mm/1 năm [44, tr 36].

Hướng gió thịnh hành trong mùa mưa ở tỉnh Bình Dương là Tây Nam, TâyTây Nam và Nam Tây Nam; còn trong mùa khô là hướng Bắc, Tây Bắc và ĐôngBắc.

Như vậy, tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thuận lợi cho conngười sinh sống và phát triển kinh tế.

1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bình Dương.

Bình Dương là tỉnh có các loại tài nguyên thiên nhiên như: đất, rừng, khoángsản, nguồn nước….nguồn tài nguyên này được nhân dân khai thác phục vụ cho cuộcsống và sản xuất

Về đất và rừng: Đất của tỉnh Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng

Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha, phân bố trên các huyện DầuTiếng, Bến Cát, Thuận An, Thị xã Thủ Dầu Một; loại đất này phù hợp với nhiều loạicây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái Đất nâu vàng trên phù sa cổ, cókhoảng 35.206 ha, nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện TânUyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ13, loại đất này thuận lợi trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít,điều Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phíabắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An Đất thấpmùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối,

Trang 11

đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng, loại đất nàysau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v [1, tr 10-11].

Rừng là yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành và điều tiết môi trườngsinh thái, do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở tỉnh BìnhDương xưa rất đa dạng và phong phú nhiều chủng loài Có những khu rừng rộng lớn,bạt ngàn, rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai,giáng hương Rừng ở tỉnh Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làmthuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài độngvật quý hiếm.

Hiện nay, rừng ở tỉnh Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn,chất độc hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh Sau ngày miền Nam hoàntoàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp.

Về khoáng sản: tỉnh Bình Dương cũng được xem là tỉnh giàu “của chìm”, so

với các tỉnh khác ở Nam Bộ Đây là thế mạnh của tỉnh mà từ lâu đã được nhân dânkhai thác, sử dụng, phục vụ cuộc sống.

Đá xây dựng Châu Thới nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ và là một trong nhữngmỏ đá được khai thác sớm; đá ở đây thuộc loại đá xanh, chắc, cứng dẻo, chịu néncao, không bị phong hóa nên dùng làm đá xây dựng rất tốt.

Cát, đá cuội, sỏi xây dựng đang được khai thác nhiều ở dọc sông Đồng Nai vàsông Sài Gòn.

Than bùn, có nguồn gốc tạo thành từ thảm thực vật bị chôn vùi phân hủy, trữlượng than bùn ở tỉnh Bình Dương ước khoảng 3 nghìn tấn, tập trung ở đầm lầy vensông Sài Gòn, sông Đồng Nai.

Đất sét, là khoáng sản có giá trị kinh tế cao, dựa vào các loại đất khác nhaumà sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như: gốm sứ, làm ngói…

Cao lanh, có trữ lượng khoảng 104 triệu tấn phân bố chủ yếu ở: Tân Uyên,Bến cát, Thuận An, Thị xã Thủ Dầu Một, là nguyên liệu làm gốm sứ và làm phụ giacho nhiều ngành công nghiệp khác.

Trang 12

Nguồn nước: tỉnh Bình Dương có mật độ sông suối vào loại trung bình, có ba

con sông lớn: Sông Bé ở phía Bắc giữa tỉnh, sông Đồng Nai ở phía Đông và sông SàiGòn ở phía Tây, cùng với một số sông suối phụ lưu như sông Thị Tính, Suối Giai,suối Mã Đà…

Sông Bé: nằm ở phía Bắc, đoạn chảy vào tỉnh Bình Dương là phần hạ lưu dài80 km trước khi hợp với sông Đồng Nai tại Tân Uyên rồi ra biển Sông Bé bắt nguồntừ độ cao 800 m, lòng sông hẹp, lưu lượng không đều nên ít có giá trị giao thông vậntải, nhưng có giá trị về thủy lợi và là nguồn bổ sung cho nước ngầm trong địa bàntỉnh.

Sông Đồng Nai: có lưu vực rộng đến 37.400 km2 ở tỉnh Đồng Nai, BìnhThuận, sông dài 635 km, đoạn chạy qua địa bàn tỉnh khoảng 90 km ở huyện TânUyên, lưu lượng trung bình 485 m3/giây; sông Đồng Nai có giá trị lớn về mặt giaothông vận tải, thủy sản, khoáng sản, du lịch và sản xuất nông nghiệp.

Sông Sài Gòn: có lưu vực rộng tới hơn 5.000 km2 thuộc Bình Phước, TâyNinh và Bình Dương, sông dài 256 km, chảy qua tỉnh đoạn từ Dầu Tiếng đến LáiThiêu dài 143 km Một chi lưu của sông Sài Gòn chảy trong địa bàn tỉnh BìnhDương là sông Thị Tính dài khoảng 80 km, chi lưu này và sông Sài Gòn là nguồnnước tưới cho vùng rộng lớn từ Dầu Tiếng – Bến Cát – Lái Thiêu với những danhlam thắng cảnh thơ mộng, say đắm lòng người thu hút rất nhiều khách du lịch.

Nguồn nước ngầm ở tỉnh Bình Dương tồn tại dưới hai dạng: nước lỗ hổngtrong các trầm tích và khe nứt của đá; không những thế, nguồn nước ngầm ở tỉnhBình Dương thuộc dạng mở, nghĩa là nó luôn được bổ sung Nước ngầm ở tỉnh BìnhDương là một dạng tài nguyên quý giá trong lòng đất, giúp cho thảm thực vật trênmặt đất được tồn tại xanh tốt, là nguồn nước tinh khiết cung cấp cho đời sống sinhhoạt của nhân dân trong tỉnh [44, tr 38].

Như vậy, tỉnh Bình Dương có nhiều tài nguyên thiên nhiên, những nguồn tàinguyên thiên nhiên này được khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trang 13

1.1.3 Kết cấu hạ tầng của tỉnh Bình Dương.

Hiện nay, Bình Dương được xem là tỉnh có kết cấu hạ tầng khá tốt, đó là nhờsự quan tâm của lãnh đạo xây dựng cơ sở hạ tầng của Đảng bộ và sự đóng góp củanhân dân tỉnh Bình Dương; chính nhờ kết cấu hạ tầng này tạo điều kiện thuận lợi chotỉnh Bình Dương trong giao lưu phát triển kinh tế, xã hội.

Về giao thông: tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực đầu mối giao thông quốc

gia và quốc tế quan trọng Trung tâm của tỉnh cách sân bay Tân Sơn Nhất, cảng SàiGòn khoảng 30 km, cách cảng Vũng Tàu khoảng 110 – 115 km đường bộ.

Trong hệ thống đường bộ quan trọng là Quốc lộ 13, xuất phát từ Thành phốHồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Nam đến Bắc, đi qua tỉnh Bình Phước,nối với vương quốc Campuchia đến tận biên giới Thái Lan Đây là con đường có ýnghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự.

Đường Quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài,Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), xuyên suốt Tây Nguyên; đây là con đường chiến lượctrong chiến tranh cũng như phát triển kinh tế - xã hội hiện nay Ngoài ra còn có liêntỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); liên tỉnh lộ 13 từ ChơnThành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh…, cùnghệ thống đường nối liền thị xã với thị trấn và các điểm dân cư trong tỉnh.

Hệ thống giao thông đường bộ trên đây đã tạo điều kiện cho tỉnh Bình Dươnglưu thông dễ dàng giữa các địa bàn trong tỉnh, với các tỉnh bạn và nước ngoài.

Giao thông đường thủy của tỉnh Bình Dương thuận lợi, “nằm giữa 3 con sônglớn: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé, cùng với các phụ lưu đã tạo nên mạnglưới giao thông đường thủy thuận lợi cho tỉnh Bình Dương nối với các cảng lớn ởphía Nam và giao lưu hàng hóa buôn bán với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” (1,tr 13 – 14).

Về hệ thống điện: tỉnh Bình Dương có nhiều tuyến lưới điện quốc gia đi

xuyên qua từ Nam đến Bắc: tuyến đường dây 66KW Thủ Đức – Lái Thiêu – ThủDầu Một, tuyến đường dây quốc gia 500KV Bắc – Nam, tuyến đường dây 220KVTrị An – Hóc Môn, tuyến đường 110KV Thác Mơ chạy qua địa bàn tỉnh… Hệ thống

Trang 14

điện này, đã tạo điều kiện thuận lợi đối với quy hoạch xây dựng các trạm nguồn, đảmbảo đáp ứng đủ nguồn điện cho sản xuất và cuộc sống sinh hoạt của nhân dân.

Đến năm 2010 dự kiến toàn tỉnh có 11 trạm nguồn với tổng công suất cấp điệnlưới quốc gia từ 1.250 MVA, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho tỉnh, là động lựcphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Về thông tin liên lạc: hệ thống thông tin liên lạc với kỹ thuật số hóa và tổng

đài kỹ thuật số Các dịch vụ điện thoại, fax, telephone, truyền dẫn số liệu, tự độnghóa hai chiều đạt tiêu chuẩn quốc tế Hệ thống cáp quang được rải hầu khắp trongtỉnh và các khu công nghiệp Đài truyền hình tỉnh Bình Dương là một đài truyền hìnhhiện đại, được phát sóng trên băng tần UHF với cột phát sóng cao 118 mét, thời gianphát sóng 18 giờ/ngày, kéo dài liên tục từ 5h30 đến 23h, công suất máy phát từ 5KWlên 10KW; chương trình truyền hình Bình Dương (BTV) thu hút khán giả chỉ sauchương trình của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài truyền hình Thành phố HồChí Minh (HTV).

Về hệ thống cấp thoát nước: được khai thác từ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai

và mạch nước ngầm Trong giai đoạn 2001 – 2005, tỉnh đã đầu tư nâng cấp khai tháctừ sông Đồng Nai lên 200.000 m3/ngày, sông Sài Gòn lên 75.000 – 80.000 m3/ngày.Xây dựng hồ Phước Hòa và hệ thống các kênh cấp nước chính, xây dựng hệ thốngđường ống cấp nước cho nhân dân Với hệ thống cấp nước này, đảm bảo cung cấpnước cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.

Tóm lại, tỉnh Bình Dương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiênnhiên phong phú, kết cầu hạ tầng tương đối hiện đại, là điều kiện thuận lợi để thúcđẩy phát triển kinh tế.

1.2 Đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Dương.

1.2.1 Đặc điểm về lịch sử của tỉnh Bình Dương.

Cũng như hầu hết các địa phương thuộc lưu vực sông Phước Long (nay làsông Đồng Nai) và sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn); vùng đất nay là BìnhDương cho đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII vẫn còn là vùng đất hoang dã, rừngrậm lan tràn, ở đây mới chỉ có một ít cư dân thuộc các thành phần dân tộc như:

Trang 15

Stiêng, Châu-ro, Châu-mạ, Mơ-nông, Khơ-me sinh sống Các dân tộc có số lượngdân số ít, kỹ thuật sản xuất yếu kém, họ sống chủ yếu nhờ vào phá rừng làm nương,tỉa lúa theo phương thức du canh du cư, kết hợp với hái lượm và săn bắn, sống rải rácđây đó theo từng buôn sóc cách xa nhau Cho nên, ngoại trừ một vài vùng đất cao ởbìa rừng và một số gò đồi, đại bộ phận đất đai còn lại đều là rừng rậm chưa hề đượckhai phá.

Năm 1698, chúa Nguyễn phái Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinhlý, lập phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long (kể từ tả ngạn sông Sài Gòn ra đếnbờ Biển Đông) và Tân Bình (kể từ hữu ngạn sông Sài Gòn tới sông Vàm Cỏ Đông).

Năm 1808, Phước Long được đổi thành phủ gồm 4 huyện: Bình An, PhướcChánh, Long Thành, Phước An; huyện Tân Bình cũng được đổi thành phủ gồm 4huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Long.

Địa phận tổng Bình An lúc bấy giờ chính là địa phận hai tỉnh Bình Dương vàBình Phước hiện nay Địa phận tỉnh Bình Dương ngày nay nằm ở phần đất phía dướicủa tổng Bình An [44, tr 52].

Phủ Phước Long là địa bàn của dinh Trấn Biên sau đổi thành tỉnh Biên Hòa,phủ Tân Bình là địa bàn của dinh Phiên Trấn sau đó đổi thành tỉnh Gia Định.

Năm 1832 toàn miền Nam được chia làm 6 tỉnh, năm 1834, gọi là Nam Kỳ lụctỉnh gồm: Biên Hòa, Phiên An (từ 1836 đổi thành Gia Định), Định Tường, VĩnhLong, An Giang, Hà Tiên.

Năm 1837, huyện Bình An chia ra làm hai huyện: Bình An (Thủ Dầu Một) vàNgãi An (Thủ Đức), Năm 1841, huyện Bình Dương chia ra làm hai huyện: BìnhDương (Sài Gòn) và Bình Long (huyện Hóc Môn, Củ Chi).

Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định Sau khi kháng chiến thất bại,triều đình Huế ký Hiệp ước năm 1862 nhượng cho thực dân Pháp ba tỉnh miền ĐôngNam Kỳ gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường Năm 1867, thực dân Pháp đánhchiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên; sau đóchia Nam Kỳ lục tỉnh ra thành hai mươi tỉnh mới.

Trang 16

Thực dân Pháp chia cắt lại địa phận, đặt tên cho các tỉnh mới lập và bỏ các têncủa các đơn vị hành chính cũ và đặt tên mới như: tỉnh Chợ Lớn, Gò Công, Bà Rịa,Bến Tre, Sa Đéc, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá… Dưới thời thực dân Pháp thốngtrị, hai bên bờ sông Sài Gòn là hai tỉnh Gia Định và Thủ Dầu Một Tỉnh Gia Địnhnằm bên hữu ngạn, gồm thêm quận Thủ Đức nằm bên tả ngạn (nguyên là huyện NgãiAn thuộc tỉnh Biên Hòa) Tỉnh Thủ Dầu Một nằm bên tả ngạn và trên địa phận huyệnBình An cộng với địa bàn tổng Dương Hòa Hạ (tức xứ Dầu Tiếng, nguyên thuộcBình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định).

Sau Hiệp định Giơnevơ, chính quyền Sài Gòn không chịu hiệp thương thốngnhất đất nước, ngày 22/10/1956 ra sắc lệnh số 143NV để “Thay đổi địa giới và tênđô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam” [44, tr 58] Từđó địa giới và địa danh các tỉnh thay đổi rất nhiều, hầu hết các địa danh nôm na hoặcphiên âm khó hiểu đều bị bãi bỏ, địa danh Hán Việt cũ được lấy lại hoặc dùng nhữngchữ đẹp để đặt tên mới.

Tỉnh Bình Dương được thiết lập từ đó, tỉnh lỵ được đặt tại Thủ Dầu Mộtnhưng đổi tên là Phú Cường; tỉnh lỵ Bình Dương nằm giữa các tỉnh Gia Định, LongAn, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Long Khánh và Biên Hòa.

Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, việc phân chia và đặt tên mới chocác tỉnh được tiến hành, một số tỉnh bị giải thể, một số tỉnh được mở rộng; ba tỉnhBình Dương, Bình Long, Bình Phước nhập lại thành một lấy tên là tỉnh Sông Bé.

Ngày 6/11/1996, Quốc hội đã ra Nghị quyết tách tám tỉnh, riêng với tỉnh SôngBé, văn kiện ghi: Tỉnh Sông Bé được sát nhập từ hai tỉnh Bình Dương và BìnhPhước, có địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, vừa có miền núi, biên giới, vừa cóđồng bằng và trung du, có diện tích 9.523.72km2, dân số 1.1777.874 người; nay đượcchia thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, lúc mới thành lập, tỉnh BìnhDương có diện tích tự nhiên 2.716,01km2, dân số 685.284 người gồm bốn đơn vịhành chính cấp huyện: Thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Tân Uyên, BếnCát [7, tr 27] Hiện nay, toàn tỉnh có 91 đơn vị hành chính trong đó có 25 phường, 6

Trang 17

thị trấn và 60 xã, Bình Dương trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triểnkinh tế - xã hội cao nhất cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài,xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp.

1.2.2 Đặc điểm dân cư của tỉnh Bình Dương.

Dân cư của tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ lịch sử có nhiều biến động phứctạp, nên không thể phân định rạch ròi được.

Qua các di tích khảo cổ học như Vườn Dạ Dzũ, Cù Lao Rùa – Gò Đá, DốcChùa… cho thấy cách đây hàng ngàn năm, con người đã sinh sống và phát triển trênvùng đất Bình Dương.

Người Vườn Dzũ (thuộc Tân Uyên ngày nay) là lớp dân cư đầu tiên khai phávùng đất Bình Dương nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung.

Cù Lao Rùa – Gò Đá (thuộc Tân Uyên ngày nay) là nơi cư trú của người tiềnsử vào thời hậu kỳ đá mới đến đầu thời kỳ đồng thau Những cư dân nông nghiệpdùng rìu, cuốc là bộ phận quan trọng của cư dân xứ Đồng Nai, Đông Nam Bộ.

Dốc Chùa (thuộc Tân Uyên ngày nay), là di tích cư trú lâu dài của cư dân cổcách ngày nay khoảng 3000 – 2500 năm, tại đây có một xưởng thủ công đúc đồng,một khu mộ táng lớn có các di vật đồ đồng.

Như vậy, cư dân thời tiền sử ở tỉnh Bình Dương là chủ nhân của một trong banền văn hóa kim khí ở nước ta là văn hóa Đồng Nai Đây là cư dân đầu tiên của tỉnhBình Dương nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung cách ngày nay khoảng 4000 –2500 năm Khoảng trước và sau công nguyên, họ đã mở rộng vùng châu thổ sôngCửu Long, tạo nên nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng.

Sau 5 – 6 thế kỷ tồn tại và phát triển, những cư dân của nền văn hóa Óc Eonày bị chôn vùi trong bùn lầy châu thổ ven biển Nam Bộ, thì vùng Đông Nam Bộ lạinhanh chóng phát triển với nhiều lớp cư dân hỗn hợp Trong đó, vùng trung lưu và cảthượng lưu sông Đồng Nai, truyền thống văn hóa tiền sử muộn bắt đầu hồi phục trởlại và phát triển trong sự hiện diện của một số cư dân bản địa mà hậu duệ của họ vẫnsinh sống ở vùng đất Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên cho đến hiện nay Đó lànhững tộc người Striêng, Châu Mạ, Châu Ro… sinh sống, phần lớn họ cư trú ở Bình

Trang 18

Phước và một số cư trú ở các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa Tuyvậy, trong lịch sử vùng đất Bình Dương ngày nay, đã từng là nơi sinh sống một thờicủa các dân tộc nói trên.

Đến cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai – Gia Định hầu như hoang vắngnhưng bỗng trở nên sôi động từ đầu thế kỷ XVII, sự xuất hiện của lớp cư dân mới –lưu dân người Việt từ vùng Thuận Quảng nhập cư vào [59, tr 51] Đây là số nôngdân nghèo không chịu được sự áp bức, bóc lột của nhà nước phong kiến nhà Nguyễnvà bọn địa chủ cường hào, cùng với cảnh sống cơ cực, lầm than, chết chóc do chiếntranh Trịnh – Nguyễn gây ra Hoặc là số người bị tù tội lưu đày, những người trốnthuế, binh dịch, số người Hoa sau cuộc “phản Thanh phục Minh” cũng được ChúaNguyễn cho vào đây lánh nạn.

Số lưu dân này khi vào tới đất Đồng Nai – Gia Định thì dừng chân đầu tiên ởMỗi Xuy – Bà Rịa, rồi tiến dần lên Đồng Nai, cũng có bộ phận lưu dân vào cửa CầnGiờ, ngược sông Bình Phước (sông Lòng Tàu) lên vùng Sài gòn – Bến Nghé và vùngngày nay là huyện Thuận An và huyện Bến Cát.

Tiến trình nhập cư của lưu dân người Việt vào đất Đồng Nai – Sài Gòn đãdiễn ra liên tục trong suốt thế kỷ XVII, đến cuối thế kỷ này, dân số đã lên tới 40.000hộ, phân bố gần như khắp vùng [31, tr 22] Đây chính là cơ sở xã hội để năm 1698chúa Nguyễn quyết định phái Thống suất Chưởng Cơ Lễ thành hầu Nguyễn HữuCảnh vào “kinh lược” (tức là thiết lập hệ thống quản lý hành chính vùng này).

Sau khi thiết lập chính quyền, Nguyễn Hữu Cảnh lập tức chiêu mộ lưu dân từBố Chánh (Quảng Bình ngày nay) trở vào Nam đến khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã,thôn, chia cắt địa phận Sau đó, triều đình nhà Nguyễn đã có nhiều chính sáchkhuyến khích khai hoang, không ít lưu dân đến khai khẩn lập làng ở vùng Gia Định –Đồng Nai; trong bối cảnh đó, vùng đất Bình Dương nhanh chóng được khai phá

Theo nhà nghiên cứu địa bạ Nguyễn Đình Đầu thì vùng Bình An (đất BìnhDương trước đây) là nơi có nhiều ruộng đất nhất của tỉnh Biên Hòa, điều đó chophép đoán định đây là vùng có đông dân cư nông nghiệp nhất Vùng xung quanh ThủDầu Một sau này như Phú Cường, Lái Thiêu, Phú Lợi hay Tân Khánh, Tân Uyên, Cù

Trang 19

Lao Rùa và những xóm làng đông đúc của Bình Dương từ thuở đầu mở nước thờinhà Nguyễn [44, tr 64].

Sang thế kỷ XIX, cư dân của tỉnh Bình Dương đã phát triển nhanh hơn, đặcbiệt trong thời kỳ này, cộng đồng người Hoa di dân đến Bình Dương ngày một đông,họ đến Cù Lao Phố - Biên Hòa và từ Bến Nghé – Gia Định Những làng gốm củangười Hoa xuất hiện ở vùng Lái Thiêu, Phú Cường, Tân Uyên với những sản phẩmđược tạo ra đã có sự chuyên môn hóa khá rõ nét Cho đến nay, người Hoa ở tỉnhBình Dương vẫn tập trung ở một số vùng như Thủ Dầu Một, Lái Thiêu, Tân Uyên.Ngoài nghề buôn bán, họ còn gìn giữ một số nghề truyền thống mà trước hết là nghềgốm, tạo nên nét văn hóa đặc sắc cho người Bình Dương qua các thời kỳ

Một đặc điểm quan trọng khác trong sự biến đổi thành phần dân cư của tỉnhBình Dương vào thời kỳ này là sự xuất hiện đội ngũ công nhân cao su ngày càngđông theo sự mở rộng đồn điền cao su của thực dân Pháp trên địa bàn Thủ Dầu Mộtvà Đông Nam Bộ Bộ phận công nhân cao su này là người ở miền Bắc, miền Trungbị sa cơ lỡ vận bỏ xứ đi làm phu; chính ở tỉnh Bình Dương là nơi đầu tiên xuất hiệnphong trào đấu tranh của công nhân với sự kiện bãi công của công nhân cao su PhúRiềng.

Theo thời gian, thành phần dân cư ở tỉnh Bình Dương không ngừng thay đổivà luôn được bổ sung, đáng chú ý là đợt bổ sung vào năm 1954, từ nguồn di cư củacư dân ở miền Bắc, miền Trung Trong thời kỳ chiến tranh dân cư ở tỉnh Bình Dươngcó sự thay đổi do đây là một trong những chiến trường ác liệt Sau khi miền Namđược giải phóng đất nước thống nhất, nhân dân phiêu tán đã quay trở lại làm ăn,thêm vào đó là bộ phận dân cư làm kinh tế mới Trong một thời gian sau khi đấtnước thống nhất, dân số tỉnh Bình Dương tăng lên rất nhanh khoảng 668 ngàn người(lúc chia tỉnh 1997).

Sự biến động về thành phần dân cư ở tỉnh Bình Dương trong thời gian gầnđây vẫn diễn ra, với sự xuất hiện của các khu công nghiệp, nông trường, trang trại….người lao động khắp nơi tới đây và có nhiều người định cư lại, thành phần dân cư ởtỉnh Bình Dương tiếp tục có sự biến động.

Trang 20

1.2.3 Đặc điểm về văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Dương.

Về giáo dục, đào tạo: Tỉnh Bình Dương rất chú trọng đến giáo dục - đào tạo,

nhiều chủ trương chính sách của tỉnh tạo điều kiện cho giáo dục – đào tạo phát triển.Từ năm 1997, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành công tác xóa mù chữ Mạng lưới cáccơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học phát triển rộng khắp đáp ứng nhu cầu củangười học trong tỉnh và cả nước.

Tỉnh Bình Dương chú trọng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, để từng bướcnâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ cho việc dạy và học.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 208 trường mầm non với số giáo viên 2.156người và 26.033 học sinh; 237 trường phổ thông với 8.983 giáo viên và 191.124 họcsinh; 7 trường trung cấp chuyên nghiệp; 1 trường cao đẳng; 4 trường đại học [8, tr.303- 323]; hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở, gần hoàn thành phổ cập Trung họcphổ thông Hoạt động giáo dục thường xuyên, đào tạo chuyên nghiệp, chuyên sâucũng được quan tâm đầu tư.

Với chủ trương xã hội hóa giáo dục, tỉnh Bình Dương đã huy động đượcnguồn vốn lớn kể cả trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phụcvụ giáo dục – đào tạo Chính sách thu hút nhân tài với chủ trương “rải thảm đỏ thuhút nhân tài”, tỉnh Bình Dương đã thu hút được lực lượng giáo viên trẻ có năng lựcvề công tác Mặt khác, hoạt động liên kết đào tạo phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhucầu của tỉnh và cả nước.

Về tôn giáo, tín ngưỡng: Tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh Bình Dương đa dạng

phong phú: đạo Phật được truyền bá vào tỉnh Bình Dương khoảng cuối thế kỷ XVI,khi những cư dân ở phía Bắc di cư vào và định cư lại; đạo Thiên chúa du nhập vàotỉnh Bình Dương khoảng đầu thế kỷ XVII, khi các nhà truyền giáo phương Tây theochân thương nhân ngoại quốc đến vùng đất này; đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ và lantruyền vào tỉnh Bình Dương; đạo Tin Lành phát triển ở tỉnh Bình Dương vào đầu thếkỷ XX, đa số thuộc Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam.

Trang 21

Các phong tục tập quán, các lễ hội ở tỉnh Bình Dương xuất phát từ cư dân bảnđịa và cư dân nhập cư được duy trì phát triển như: Lễ hội đình, lễ hội miếu, lễ hộinghề, lễ hội chùa phật, lễ hội thờ Mẫu… Ngoài ra, là ngày tết Nguyên Đán (1/1),ngày tết Trung Thu (15/8), tết Đoan ngọ (5/5)… Các ngày lễ mang tính chất dângian như lễ cúng miếu, cầu an tống phong…

Về y tế: Lĩnh vực y tế cũng được lãnh đạo tỉnh quan tâm và phát triển đáp ứng

nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 124 cơ sở y tế; trong đó có 18 bệnh viện, 13phòng khám đa khoa khu vực, 1 nhà hộ sinh, 91 trạm y tế xã, phường với tổng sốgiường bệnh là 3.389 và 3.267 số cán bộ ngành y 100% trạm y tế xã, phường có bácsỹ, nữ hộ sinh; 96,7 % phường, xã, thị trấn đạt chuẩn y tế quốc gia [8, tr 329 - 336].

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm: 100% trẻ em dưới1 tuổi được tiêm chủng, người bệnh được khám, chăm sóc chu đáo; công tác điều trịcho đối tượng theo bảo hiểm y tế, người có công với cách mạng được đảm bảo.

Về văn hóa thông tin: tỉnh Bình Dương luôn chú trọng và thực hiện tốt công

tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương Tổ chức các ngày lễlớn của đất nước; việc nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật cho mọi tầng lớpnhân dân được quan tâm.

Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, gia đình văn hóa, được phát độngmạnh mẽ, rộng rãi và đạt hiệu quả cao; số hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa là202.661 hộ đạt 91, 27 % [8, tr.341 – 342].

Hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên; các buổi liên hoanvăn nghệ, ca nhạc, các hội thi ca hát cũng được tổ chức, nhằm đáp ứng nhu cầu củanhân dân và làm phong phú đời sống văn hóa.

Về thể dục, thể thao: Vấn đề thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe cho toàn

dân được quan tâm Phong trào toàn dân rèn luyện thể dục, thể thao được thực hiệnrộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Trang 22

Các hình thức hoạt động thể dục, thể thao phong phú như: đi bộ, thể dục buổisáng, tập bioga, tập thể lực, thể dục nhịp điệu, tập dưỡng sinh… được tập luyện phổbiến, rộng khắp; trong nhà trường cũng rất quan tâm đến rèn luyện thể lực cho họcsinh.

Các đội tuyển bóng đá, bóng chuyền, xe đạp, bơi lội… được đầu tư phát triển,tham gia các giải đấu quốc gia và quốc tế đạt được nhiều thành tích.

Tóm lại, tỉnh Bình Dương có đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội riêng, tạo nênnét đặc thù của vùng đất và con người nơi đây.

1.3 Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bình Dương.

1.3.1 Đặc điểm kinh tế công nghiệp của tỉnh Bình Dương.

Đi lên từ nền công nghiệp yếu kém, Bình Dương nhanh chóng vươn lên trởthành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu cả nước Lúc đầu, công nghiệpcủa tỉnh Bình Dương là tiểu thủ công nghiệp với nghề gốm sứ và sơn mài; đến nay,công nghiệp phát triển toàn diện với nhiều ngành nghề và các loại hình công ty, xínghiệp quy mô khác nhau.

Nền công nghiệp của tỉnh Bình Dương có thể phân theo các thời kỳ sau:Từ năm 1975 đến năm 1985: Ngành công nghiệp ở tỉnh Sông Bé chủ yếu tậptrung vào thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng kinh tế quốc doanh và tập thể.Đến năm 1985, hai thành phần kinh tế này chiếm 85% về cơ cấu thành phần và 90%giá trị sản xuất công nghiệp, trong đó tập trung vào hai ngành nghề truyền thống làgốm sứ và sơn mài.

Từ năm 1986 – 1996: thời kỳ này đánh dấu sự đổi mới toàn diện đất nước, cácxí nghiệp nhà nước, tập thể làm ăn không hiệu quả bị giải thể và sắp xếp lại Đồngthời, với chủ trương mở cửa thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nền công nghiệptỉnh Sông Bé bắt đầu có sự phát triển.

Từ năm 1997 đến nay: Công nghiệp của tỉnh Bình Dương trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn; phát triển toàn diện, đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau,Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước.

Trang 23

1.3.2 Đặc điểm kinh tế nông nghiệp, thương mại - dịch vụ của tỉnh BìnhDương.

Về nông nghiệp: Bình Dương là tỉnh nằm ở trung tâm miền Đông Nam Bộ,

với nhiều trục đường giao thông quan trọng nên việc giao thương với các địa phươngtrong khu vực thuận lợi Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chế biến,đã tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh Bình Dương phát triển Dịch vụ thumua nông sản phát triển, đã gắn kết được với những địa phương khác trong vùng,đưa tỉnh Bình Dương trở thành đầu mối thu mua nông sản quan trọng của vùng ĐôngNam bộ Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng được cải thiện, phát huycao độ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; với sự tham gia của các doanh nghiệp vàosản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuấthàng hóa.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương duy trì ở tốc độ tăng bìnhquân 5,2%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng 4,4%/năm, chăn nuôi tăng 1,2%/năm.Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa Nhiềuvùng đất trống trước đây, giờ được thay bằng các trang trại tiêu, cao su, cây ăn trái…[31, tr 130].

Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh có gần 26.049 ha cây trồng hàng năm, hơn138.599 ha cây trồng lâu năm, hơn 1.130 trang trại các loại [8, tr 167 - 186] Trongđó, những loại cây trồng chính của tỉnh Bình Dương là cây cao su, điều, cây ăn trái.

Lĩnh vực chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương phát triển nhanh, ngành chăn nuôi đãcó sự chuyển dịch sang chăn nuôi công nghiệp với tổng đàn heo 443.085 con, 3,15triệu con gà và trên 25.116 con bò [8, tr 199 - 201]

Kinh tế trang trại phát triển nhanh chóng, đã tác động tích cực vào kinh tếnông nghiệp – nông thôn; nhiều vùng đất trước đây gặp khó khăn, hiện nay đã pháttriển thành vùng kinh tế trang trại, trù phú, thay đổi diện mạo nông thôn tỉnh BìnhDương.

Trang 24

Các hợp tác xã thực hiện và triển khai một số loại hình dịch vụ như: tín dụng,tưới tiêu, cung ứng phân bón, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm… góp phầnổn định đời sống và nâng cao thu nhập cho các hộ xã viên.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tỉnh Bình Dương cần phải có địnhhướng xây dựng nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mộtnền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững; có năng suất, chấtlượng, sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệtiên tiến; đáp ứng nhu cầu của tỉnh, cả nước và xuất khẩu.

Về thương mại – dịch vụ: tỉnh Bình Dương là địa phương có ngành thương

mại – dịch vụ phát triển so với các tỉnh khác ở khu vực miền Đông Nam Bộ Theothống kê của tổng cục hải quan, trong số 16 nhóm mặt hàng của cả nước lần đầu tiênthâm nhập vào thị trường thế giới thì tỉnh Bình Dương có 6 mặt hàng xuất khẩu gồm:cao su, may mặc, giày da, gốm sứ, vật liệu xây dựng và linh kiện điện tử, được xuấtsang hơn 30 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Ngoài ra tỉnh Bình Dương còncó một số mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng, mang đậm dấu ấn của vùng đất này như:gốm sứ, sơn mài, hạt điều…

Hoạt động thương mại ở tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã hình thànhđược một thị trường thống nhất và ổn định, hàng hóa lưu thông được chuyển đổi từcơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơsở giá trị và quan hệ cung cầu Vì vậy, giá một số mặt hàng thiết yếu luôn ổn định,hàng hóa được tự do mua bán, thương nhân được tự do hoạt động theo quy định củapháp luật Việc tổ chức các phương thức kinh doanh có xu hướng ngày càng đổi mớiphong phú, linh hoạt và đa dạng hơn, nhiều hàng hóa có khối lượng dồi dào, bao bìmẫu mã được cải tiến và chất lượng sản phẩm được nâng cao, đã đáp ứng nhu cầutiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Đội ngũ thương nhân ở tỉnh Bình Dương ngày càng đông đảo, thương mại nhànước được sắp xếp lại, thể hiện vai trò nòng cốt ở những mặt hàng trọng yếu như:xăng dầu, sắt thép, phân bón… Từ khi luật doanh nghiệp được ban hành và có hiệulực từ ngày 01/01/2000, đã tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư

Trang 25

trong nước và nước ngoài, cũng như môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng chocác thành phần kinh tế Do đó, chỉ sau hai năm (2000 – 2002), số hộ kinh doanh tăng63% với lượng vốn tăng 89% và số doanh nghiệp tăng 92% với lượng vốn tăng 86%[31, tr 140].

Sở thương mại – dịch vụ tỉnh Bình Dương đã phát huy vai trò là cơ quan quảnlý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia lưu thônghàng hóa; đồng thời, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, gia tăng xuấtkhẩu.

Hệ thống thương mại – dịch vụ trong tỉnh Bình Dương phân bố khá đều trênkhắp địa bàn tỉnh, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế với quy mô, hìnhthức khác nhau.

Về xuất khẩu của tỉnh Bình Dương tăng mạnh, thị trường xuất khẩu ngày càngmở rộng; hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, đổi mới công nghệ,thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa.

Về dịch vụ của tỉnh Bình Dương phát triển mạnh với nhiều hình thức như: đạilý bán hàng, dịch vụ cho thuê, bảo trì, sửa chữa, đại lý ủy quyền, nhà hàng, kháchsạn…đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

1.3.3 Khái quát tình hình kinh tế đối ngoại của tỉnh Bình Dương trướcnăm 1997.

Kinh tế đối ngoại của tỉnh Bình Dương trước khi tái lập tỉnh (lúc này là tỉnhSông Bé), chưa phát triển:

Giai đoạn trước đổi mới: Theo tình hình chung của đất nước, thời kỳ này

thực hiện nền kinh tế theo cơ chế, kế hoạch hóa tập trung bao cấp Giai đoạn này,Việt Nam chỉ giao lưu, quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chútrọng quan hệ kinh tế với Liên xô Trong giai đoạn này, lĩnh vực thương mại quốc tế(chủ yếu là xuất khẩu) đạt được một số kết quả như: “giá trị xuất khẩu năm 1976 đạt0,785 triệu đồng, đến năm 1978 đạt 7,269 triệu đồng, đến năm 1980 đạt 7,480 triệuđồng” [2, tr 100].

Trang 26

Nội dung đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ II (12/1979) và lần thứ III(4/1983), đều đề cập đến lĩnh vực xuất – nhập khẩu: phương hướng đi lên của tỉnhSông Bé là xây dựng một tỉnh công – nông – lâm nghiệp toàn diện, nhằm cải thiệnđời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, công tác xuất, nhập khẩu đượcquan tâm nên đã đạt được nhiều tiến bộ: kim ngạch xuất khẩu năm 1985 đạt 5 – 7triệu rúp tăng gần 17 lần so với năm 1981; từ năm 1984, các huyện đã hăng hái thamgia xuất, nhập khẩu” [2, tr 186].

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1996: Cùng với công cuộc đổi mới đất

nước, kinh tế đối ngoại của tỉnh Sông Bé bắt đầu có sự chuyển biến Trong nghịquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (11/1986) đã nêu: gắn sản xuất với chế biếnnhằm giải quyết một cách hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, tăng nhanhnguồn hàng xuất khẩu Không chỉ quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước xã hội chủnghĩa mà phải mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên thế giới.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI(12/1986) về chương trình hàng xuất khẩu, Đảng bộ tỉnh Sông Bé đẩy mạnh lãnh đạophát triển lĩnh vực hàng xuất khẩu với chủ trương: Là mũi nhọn có ý nghĩa quyếtđịnh đối với mục tiêu kinh tế trong 5 năm (1986 – 1990); đồng thời, cũng là khâuchủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành mối quantâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp Vì thế, hoạt động kinh tế đối ngoại đạtđược một số kết quả trong việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, đã có 7 đơn vị đượccấp giấy phép theo luật đầu tư với vốn pháp định là 9 triệu 49 ngàn USD…, tổng kimngạch xuất khẩu trong 5 năm (1986 – 1990) đạt 29,14 triệu USD, nhập khẩu đạt23,518 triệu USD” [2, tr 301 – 302].

Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ V (12/1991) đã đề ra chính sách“Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư”, cố gắng tạo ra không gian mở để nền kinhtế phát triển năng động và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả; từ đây, kinh tế đốingoại của tỉnh Sông Bé bắt đầu khởi sắc Năm 1996 có 136 dự án với tổng trị giá là

Trang 27

1.235,3 triệu USD (cả nước có 325 dự án có tổng giá trị là 8.497,3 triệu USD) [4, tr.3].

Tóm lại, hoạt động kinh tế đối ngoại đã được Đảng bộ tỉnh Sông Bé quan tâmphát triển và đạt được một số kết quả nhất định; tuy nhiên, hoạt động kinh tế đốingoại thời kỳ này chưa đáp ứng nhu cầu và tiềm năng của tỉnh, nhưng đây là tiền đềquan trọng để tỉnh Bình Dương kế thừa, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triểnkinh tế đối ngoại của mình đạt kết quả cao hơn.

Tỉnh Bình Dương được tái lập năm 1997, nằm trong vùng tứ giác kinh tế quantrọng phía Nam và của cả nước; có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tương đối bằngphẳng, cơ cấu địa chất vững chắc, khí hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng tương đối hiệnđại; Bình Dương cũng được xem là tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyênđất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước…, những yếu tố này tạođiều kiện thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế Trải qua thời gian dài với nhữngbiến động thăng trầm của lịch sử, đã hình thành nên đặc điểm riêng về vùng đất, conngười, văn hóa và kinh tế nơi đây.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ tỉnh Sông Bé đã quan tâmlãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại và đạt được một số kết quả đáng kể; đây là cơsở, tiền đề để Đảng bộ tỉnh Bình Dương kế thừa, phát huy lãnh đạo phát triển kinh tếđối ngoại ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.

Trang 28

2.1 Khái niệm kinh tế đối ngoại và chủ trương của Đảng cộng sản ViệtNam, Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế đối ngoại.

2.1.1 Khái niệm kinh tế đối ngoại.

Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổngthể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất địnhvới các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thựchiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lựclượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.

Mặc dù kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế là hai khái niệm có mối quan hệvới nhau, song không nên đồng nhất chúng với nhau Kinh tế đối ngoại là quan hệkinh tế mà chủ thể của nó là một quốc gia với bên ngoài - với nước khác hoặc với tổchức kinh tế quốc tế khác Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữahai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế.

Nội dung chủ yếu của kinh tế đối ngoại bao gồm:

Ngoại thương: Ngoại thương hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi

hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu Trong các hoạt động

kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn góp phầnlàm tăng sức mạnh tổng hợp, tăng tích luỹ của mỗi nước nhờ sử dụng có hiệu quả lợithế so sánh giữa các quốc gia trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởngkinh tế; điều tiết thừa thiếu trong mỗi nước; nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu

Trang 29

ngành nghề trong nước; tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người laođộng nhất là trong các ngành xuất khẩu.

Hợp tác khoa học - kỹ thuật: Hợp tác khoa học kỹ thuật được thực hiện dưới

nhiều hình thức như trao đổi những tài liệu - kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép,trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa học kỹthuật, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân.

Đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế

đối ngoại; nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên cùng góp vốn để xây dựng và

triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lợi Có hai loại đầu tư quốc

tế là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư màquyền sở hữu và quyền sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau,tức là người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức quản lý và điều hànhdự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu là của doanh nghiệp và tư nhân Đầu tư gián

tiếp là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư, tức làngười có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, điều hành dự án mà thu lợidưới hình thức lợi tức cho vay hoặc lợi tức cổ phần, hoặc có thể không thu lợi trựctiếp, nguồn vốn đầu tư gián tiếp rất đa dạng về chủ thể và hình thức.

Chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài: Cùng với chính sách ngoại

thương, chính sách thu hút vốn đầu tư quốc tế là một hình thức quan hệ kinh tế đốingoại có tầm quan trọng chiến lược Sau những năm đổi mới, việc thực hiện chínhsách này ở nước ta nói cung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã mang lại những thànhtựu nhất định.

Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế: Các dịch vụ thu ngoại tệ

là một bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại; các hình thức thu ngoại tệ chủ yếu

sau: Du lịch quốc tế, Vận tải quốc tế, Xuất khẩu lao động ra nước ngoài…

Du lịch quốc tế: Kinh tế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu

cầu du lịch - nhất là du lịch quốc tế càng tăng vì thu nhập của con người tăng lên,thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi cũng nhiều hơn Do đó ngành kinh tế du lịch nảy sinh

Trang 30

trên cơ sở nhu cầu khách quan, đó là sản phẩm và là một bộ phận trong hệ thốngphân công lao động xã hội.

Vận tải quốc tế: Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá và hành

khách giữa hai nước hoặc nhiều nước Sự phát triển của vận tải quốc tế có tác dụngtăng nguồn thu ngoại tệ thông qua vận tải và tiết kiệm chi ngoại tệ do phải thuê vậnchuyển khi nhập khẩu hàng hoá Vận tải quốc tế sử dụng các phương thức như:đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không trong các phương thức đó,vận tải đường biển có vai trò quan trọng nhất.

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài: Việc xuất khẩu lao động mang lại nhiều

lợi ích trước mắt và lâu dài đó là: Thu được lượng ngoại tệ đáng kể cho người trựctiếp lao động và cho ngân sách nhà nước; người lao động được rèn luyện tay nghề vàthói quen hoạt động công nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển Khi hết hạnhợp đồng về nước, sẽ trở thành lực lượng lao động có chất lượng; giải quyết việclàm, giảm được tỷ lệ thất nghiệp.

Các hoạt động thu ngoại tệ khác: Ngoài những hoạt động nêu trên, lĩnh vực

kinh tế đối ngoại còn có nhiều hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác như dịch vụ thubảo hiểm, dịch vụ thông tin bưu điện, dịch vụ kiểu hối, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tư

Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạchậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Phát triển nền kinh tế toàn diện, trongđó phát triển kinh tế đối ngoại là động lực để phát triển kinh tế đất nước Việc ổnđịnh và phát triển kinh tế cũng như sự nghiệp phát triển khoa học – kỹ thuật và công

Trang 31

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đạt hiệu quả, điều đó phụ thuộc một phần vào việcmở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại.

Trước thời kỳ đổi mới, chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại cũng đượcĐảng ta đề ra; tuy nhiên, do điều kiện lịch sử và quan điểm cũ nên kinh tế đối ngoạiở nước ta chỉ được chú trọng trong phạm vi các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó chútrọng quan hệ với Liên Xô.

Bước vào thời kỳ đổi mới với nhận thức mới, Đảng ta đã có chủ trương pháttriển kinh tế đối ngoại phù hợp với xu thế chung của tình hình thế giới Vì vậy, tạiĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã xác định: “Muốn kết hợp sức mạnhdân tộc với sức mạnh thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế;trước hết và chủ yếu mở rộng phân công, hợp tác toàn diện với Liên xô, Lào và Cam-pu-chia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời, tranh thủmở mang quan hệ kinh tế và khoa học – kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, cácnước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyêntắc bình đẳng, cùng có lợi” [16, tr 63]

Từ quan điểm ở trên cho chúng ta thấy Đảng Cộng sản Việt Nam có quanđiểm mới về quan hệ kinh tế đối ngoại, không bó hẹp trong phạm vi các nước xã hộichủ nghĩa, mà mở rộng ra các nước thế giới thứ ba.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại có hiệu quả, nâng cao uy tín của ViệtNam với các đối tác, Đảng ta chủ trương: “Chúng ta ý thức sâu sắc rằng làm ăn tốt,khai thác mọi khả năng ở trong nước là tiền đề, điều kiện quyết định để mở mangquan hệ kinh tế với nước ngoài Phải bằng mọi cách ra sức cải tiến sản xuất kinhdoanh, phát huy tính năng động, nhanh nhạy để thích ứng kịp thời với những đòi hỏingày càng cao của thị trường bên ngoài về số lượng và chất lượng hàng hóa, về thờigian và giá cả trao đổi” [16, tr 133 – 134] Đảng ta có quan điểm đúng đắn, nghiêmtúc trong làm ăn để có uy tín, hiệu quả với các đối tác bên ngoài; đồng thời khai tháccác lợi thế của nước ta nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộngra thị trường bên ngoài, Đảng ta chủ trương: “Xí nghiệp có hàng xuất khẩu được nhà

Trang 32

nước tạo điều kiện tiếp cận với thị trường quốc tế Nhà nước quy định những nguyêntắc và điều kiện cho phép xí nghiệp được trực tiếp xuất, nhập khẩu, trực tiếp hợp tácvới bạn hàng ở nước ngoài, chủ động ký kết hợp đồng kinh tế trên nguyên tắc tựhoàn vốn ngoại tệ và có phần đóng góp vào quỹ ngoại tệ của nhà nước” [15, tr 58].

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, năm 1987 luật đầu tư nước ngoàiđược thông qua (12/1987); luật đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tưvào Việt Nam dưới các hình thức: liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợpđồng hợp tác kinh doanh, hình thức xây dựng, khai thác, chuyển giao công nghệ…,môi trường đầu tư được cải thiện thông thoáng hơn.

Việc khai thác và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần ổnđịnh và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm hàng hóa xuấtkhẩu, tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại Đầu tư trực tiếp nước ngoàicũng góp phần mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa các hoạt động kinh tế đốingoại, tạo thuận lợi cho nền kinh tế nước ta hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giớivà khu vực Chủ trương này, mở ra những điều kiện thuận lợi cho những địa phươngcó nền kinh tế phát triển năng động như tỉnh Bình Dương.

Đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia,mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùngcó lợi; đồng thời, phải củng cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quen thuộc vàvới các bạn hàng truyền thống, tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trườngmới, phát triển các quan hệ mới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991), Đảng ta tiếp tục chú trọng lãnhđạo phát triển kinh tế đối ngoại với chủ trương: “Tạo môi trường và điều kiện thuậnlợi cho người nước ngoài vào đầu tư, hợp tác kinh doanh Xây dựng thể chế đồng bộ,ổn định, thuận tiện và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất đầu mối giải quyếtcác thủ tục và yêu cầu đầu tư nước ngoài Đảm bảo những điều kiện thiết yếu về cơsở hạ tầng, phương tiện làm việc và sinh hoạt cho người nước ngoài, trước hết là ởcác khu chế xuất và những địa bàn đầu mối trong quan hệ kinh tế đối ngoại theo cơchế mới, với các đối tượng mới Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền hạn thành viên

Trang 33

của nước ta trong tổ chức quốc tế, gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế khác khicần thiết và có điều kiện” [16, tr 265 – 266].

Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu,xem xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại Tạo thêm cácmặt hàng xuất khẩu chủ lực và nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thịtrường… Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàncầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa nước ta và đối tác được Đảng Cộng sản Việt Namchú trọng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), Đảng ta chủ trương: “Chủđộng tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các địnhchế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thích hợp Việc sử dụng vốn vay vàthu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài phải theo quy hoạch và kế hoạch phát triểnngành và vùng lãnh thổ, bảo đảm các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra” [16, tr 346].

Trải qua thời gian phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế thế giới; từnhững thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại; Đảng ta chủ trương, phải chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế; tuy nhiên, phải có lộ trình, bước đi thích hợp.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001), tiếp tục khẳng định:“Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảođảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA,APEC” [16, tr 530].

Từ những quan điểm trên cho chúng ta thấy Đảng, Nhà nước ta đã có nhữngchính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinhdoanh xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Lãnh đạo các doanh nghiệp nâng caonăng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có khảnăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơchế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm…Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất, nhập khẩu Thực hiện chínhsách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm trong nước.

Trang 34

Đồng thời, Đảng ta có quan điểm phát triển kinh tế đối ngoại một cách toàndiện kể cả lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ như: du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, bưuchính – viễn thông, tài chính – tiền tệ, dịch vụ kỹ thuật, tư vấn, thu hút kiều hối…Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trungtâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranhthủ mọi cơ hội mở thị trường mới.

Mặt khác, phải từng bước hiện đại hóa phương thức kinh doanh phù hợp xuthế mới của thương mại thế giới Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại,thông tin thị trường, bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quanđại diện ngoại giao ở nước ngoài Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước tham gia họat động môi giới, khai thác thị trường quốc tế.

Trên cơ sở đó, Đảng ta chủ trương phải chủ động hội nhập kinh tế sâu hơn,đầy đủ hơn với khu vực và thế giới; thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước,các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006), Đảng ta chủ trương: “Tăngcường thu hút đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư pháttriển xã hội trong 5 năm Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI), hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tậpđoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chấtlượng, hiệu quả nguồn vốn FDI Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nướcngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút mạnh kiều hối và phát triển kinh tế -xã hội Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ranước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam…” [16, tr 703].

Từ chủ trương trên, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã pháthuy tính năng động của mình trong hội nhập kinh tế quốc tế Từng doanh nghiệp tiếnhành đổi mới từ tư duy đến phong cách quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nângcao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thươnghiệu mới Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động liên doanh với các doanhnghiệp nước ngoài, mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài Điều này, khẳng định việc đẩy

Trang 35

mạnh phát triển kinh tế đối ngoại phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đất nước vàhội nhập kinh tế quốc tế.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại tiếp tục được Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XI (1/2011) chỉ rõ: “Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên cótrách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựngvà phát triển đất nước” [17, tr 138 – 139] và “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư,tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, thu hút các nhà đầutư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu” [17, tr.139].

Tóm lại, chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Namđề ra phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; vì vậy, Đảng ta đề ranhững chủ trương để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại; đây là cơ sở để Đảng bộtỉnh Bình Dương triển khai thực hiện phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh nhà.

2.1.3 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế đốingoại.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Trung ươngĐảng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã vận dụng sáng tạo chủ trương phát triển kinh tếđối ngoại vào tỉnh nhà.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI (12/1997), Đại hội chủtrương: “Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, phát huy mạnh hơn nữa các lợi thế vịtrí địa lý, nguồn lực, tiềm năng trong dân, các doanh nghiệp trong tỉnh, thu hút mạnhcác nguồn lực ngoài tỉnh và nước ngoài, tạo động lực để phát triển; hình thành nềnkinh tế mở, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa; mở rộng các quan hệ kinh tế với bên ngoài, hội nhập với vùng kinh tếtrọng điểm [10, tr 35].

Ngay sau khi tái lập tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương đã chú trọng phát huy các tiềmnăng, lợi thế của tỉnh để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh xuất, nhậpkhẩu sang các thị trường mới và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Về hợp tác khoa

Trang 36

học – công nghệ cũng được chú ý phát triển: “Huy động nhiều nguồn vốn để pháttriển khoa học công nghệ Nâng cao tỉ lệ đầu tư ngân sách, có chính sách khuyếnkhích sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trongnước, đầu tư trực tiếp nước ngoài… để tăng cường đầu tư khoa học công nghệ” [10,tr 49].

Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (1/2001), Tỉnh ủy BìnhDương nhấn mạnh vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại: “Đẩy mạnh xuất khẩu theohướng tăng tỷ lệ hàng công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, hàng nônglâm sản tinh chế có sức cạnh tranh cao, giảm xuất hàng nông sản thô và sơ chế” [11,tr 46] Quan điểm trên cho thấy, Đảng bộ tỉnh Bình Dương chú trọng phát huy tiềmnăng và thế mạnh của tỉnh để đẩy mạnh xuất, nhập khẩu.

Phát huy những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế đối ngoại của thời kỳtrước; cùng những thuận lợi và khó khăn của nhiệm kỳ (2005 – 2010); Đảng bộ tỉnhBình Dương tiếp tục chú trọng lãnh đạo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;xuất, nhập khẩu… Điều này được Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhấn mạnh tại Đại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ VIII (12/2005) với nội dung cụ thể: “Đẩy mạnh các hoạt độngxuất, nhập khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại Mở rộng thị trường, tăng nhanh nguồnhàng xuất khẩu, các nguồn hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triểncác nhóm hàng xuất khẩu mũi nhọn… Tăng cường công tác xúc tiến thương mại;thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển thị trường, phục vụ công tác thương mại vàxuất khẩu” [12, tr 98] Như vậy, Đảng bộ tỉnh Bình Dương ngày một nhận thức toàndiện hơn và đề ra những chủ trương đúng đắn, để đẩy mạnh phát triển kinh tế đốingoại.

Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX (9/2010), tiếp tục đề ra chủtrương phát triển toàn diện kinh tế đối ngoại: “Nâng cao hiệu quả hoạt động củachính quyền các cấp, thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoángđể thu hút đầu tư” [13, tr 97]; đồng thời: “Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cácdoanh nghiệp trên địa bàn sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu Xây

Trang 37

dựng nội dung, chương trình mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thịtrường xuất, nhập khẩu” [13, tr 104].

Tóm lại, trong 15 năm qua (1997 – 2012), trên cơ sở chủ trương phát triểnkinh tế đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, căn cứ vào tình hình thực tế và lợi thế củamình; Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đề ra những chủ trương đúng đắn, phù hợp nhằmđẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại Những chủ trương này được đề ra trong các kỳĐại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI, VII, VIII, IX, thể hiện sự năng động,sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong việc vận dụng những chủ trương củaĐảng ta vào hoàn cảnh thực tế của địa phương.

2.1.4 Tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế đối ngoại đối với tỉnhBình Dương.

Việt Nam đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế lạc hậu, đất nướcnghèo nàn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Vì vậy, công cuộc đổi mới đấtnước mà Đảng ta đang tiến hành nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh; trong đó, việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế với tất cả cácnước bên ngoài rất quan trọng Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đốingoại nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung phát triển Việc phát triển kinh tếđối ngoại tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học –công nghệ… Vì vậy, kinh tế đối ngoại có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn đối vớimỗi quốc gia.

Đối với tỉnh Bình Dương, phát triển kinh tế đối ngoại có vai trò rất lớn trongviệc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàumạnh.

Trước hết, phát triển kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thúc đẩy toàn bộ nền kinhtế của tỉnh Bình Dương phát triển nhanh, mạnh hơn; Bình Dương là tỉnh thuần nông,mới được tái lập, kinh tế con nhiều khó khăn; cho nên, phát triển kinh tế đối ngoạiđặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội củatỉnh phát triển.

Trang 38

Kinh tế đối ngoại phát triển sẽ đóng góp cho tổng thu nhập kinh tế của tỉnh; sựđóng góp của kinh tế đối ngoại là nguồn lực góp phần phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương.

Hoạt động kinh tế đối ngoại đạt hiệu quả cao, tỉnh Bình Dương sẽ có nguồnthu ngân sách lớn, có thêm kinh phí để xây dựng cở sở hạ tầng, phát triển giáo dục, ytế và thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội khác.

Mặt khác, thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển các khucông nghiệp sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh, góp phầngiải quyết vấn đề việc làm cho lao động của tỉnh Bình Dương

Tóm lại, kinh tế đối ngoại có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Bình Dương; cho nên, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã vận dụng linh hoạtnhững chủ trương của Trung ương Đảng để phát triển kinh tế đối ngoại phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của địa phương.

2.2 Nhiệm vụ và quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại củaĐảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2012.

2.2.1 Nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ tỉnhBình Dương.

Sau khi được tái lập và đi vào hoạt động ngày 01 tháng 01 năm 1997, Đảng bộtỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vềphát triển kinh tế đối ngoại Với tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo,Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Dương đã khắc phục những khó khăn thử thách, pháthuy lợi thế, đồng thời kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm trước đây để đẩy mạnhphát triển kinh tế đối ngoại một cách toàn diện.

Trước hết cần tập trung vào việc lãnh đạo phát triển thương mại quốc tế baogồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu,trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoạiở nước ta nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng; trong giai đoạn hiện nay cần tăngcường phát triển thương mại điện tử để đáp ứng hội nhập ngày càng cao.

Trang 39

Có chính sách hu hút đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ, hợp lý, chú ýnhững lĩnh vực ngành nghề mà tỉnh Bình Dương đang cần Đề ra những chính sáchphù hợp để cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng uy tín và tạo dựng thươnghiệu trong hoạt động thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút được nhiều nhà đầu tư vàolĩnh vực công nghệ cao, nông nghiệp chất lượng cao, gắn với phát triển đô thị, ít ônhiễm môi trường và các ngành kinh tế mũi nhọn khác Dần hạn chế các ngànhchiếm tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu cao, tập trung xây dựng các khu công nghiệp sảnxuất nguyên liệu phụ trợ, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, từng bước hướng BìnhDương đến phát triển bền vững.

Để phát triển thị trường công nghệ, Đảng bộ tỉnh Bình Dương cần tập trunglãnh đạo thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực khoa học - công nghệ, chuyển giaocông nghệ; đồng thời, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất để tạo ra sảnphẩm chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đảng bộ tỉnh Bình Dương cần tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoạitrên lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ như: hợp tác du lịch quốc tế, vận tải quốc tế, xuấtkhẩu lao động ra nước ngoài….

2.2.2 Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ tỉnhBình Dương trên lĩnh vực thương mại quốc tế.

Nhờ vào lợi thế về vị trí địa lý và chính sách mở cửa, nên từ năm 1997, hoạtđộng xuất, nhập khẩu ở tỉnh Bình Dương trở nên đa dạng, phát triển mạnh dịch vụxuất – nhập khẩu, xuất khẩu tiểu ngạch , tham gia hoạt động xuất khẩu có các doanhnghiệp làm nhiệm vụ xuất khẩu trực tiếp và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu của nhiều thành phần kinh tế.

Thời kỳ 1997 – 2000, để đẩy mạnh xuất, nhập khẩu, Nghị quyết Đại hội Đảngbộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI (12/1997) đã xác định: “Khuyến khích các doanhnghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, tăng nhanh tỉ trọng hàng hóa có chấtlượng cao, cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu Mở rộng thị trường xuấtkhẩu theo hướng tăng tỉ lệ xuất khẩu sang châu Âu (EU), châu Mỹ…, khôi phục thịtrường các nước Đông Âu và Liên Bang Nga Tạo ra ngành và nhóm hàng xuất khẩu

Trang 40

mạnh, làm mũi nhọn để phát triển cao ổn định và bền vững, Đầu tư khai thác thếmạnh về nguyên liệu, nông sản của tỉnh như cao su, hạt điều, vật liệu xây dựng…,nâng cao giá trị hàng hóa, tạo thị trường ổn định Phấn đấu đến năm 2000 đạt kimngạch xuất khẩu từ 800 – 820 triệu USD, tăng bình quân 30 – 32% hàng năm” [10,tr 42].

Từ sự lãnh đạo chung đó, hàng năm Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh BìnhDương đã có lãnh đạo cụ thể để thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu Năm 1998 lànăm thứ hai tỉnh Bình Dương đi vào hoạt động sau ngày tái lập, với những thành quảđạt được và thuận lợi, khó khó khăn trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh BìnhDương đã đề ra chủ trương lãnh đạo về xuất, nhập khẩu là: “Khuyến khích và tạođiều kiện thuận lợi sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu trong tỉnh, pháttriển ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn tạo thị trường ổn định Kim ngạch xuất khẩuđạt 468 triệu USD tăng 30% so với năm 1997; trong đó hàng công nghiệp xuất khẩutăng 43%, hàng nông sản xuất khẩu tăng 7% Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là:cao su, hạt điều nhân, hàng may mặc, giày da; kim ngạch nhập khẩu khoảng 326triệu USD tăng 20%, chủ yếu là tư liệu sản xuất” [54, tr 17].

Năm 1999, căn cứ vào những thành tựu đạt được trên lĩnh vực xuất, nhậpkhẩu năm 1998, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đề ra phương hướng, nhiệu vụtrong năm 1999 là: “Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất, nhậpkhẩu, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụngnguyên liệu trong nước, nhất là hàng nông sản chế biến xuất khẩu, phát triển ngànhhàng xuất khẩu mũi nhọn tạo thị trường ổn định Phấn đấu thực hiện kim ngạch xuấtkhẩu đạt 375 triệu USD tăng 12% so với năm 1998 Kim ngạch nhập khẩu 380 triệuUSD tăng 10% so với năm 1998 (chủ yếu là tư liệu sản xuất)” [55, tr 14].

Năm 2000 - năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dươnglần thứ VI (12/1997), Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra những phương hướng lãnh đạo đểhoàn thành các mục tiêu đã đề ra Đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu Nghị quyết chỉrõ: “Tích cực mở mang thị trường sang các khu vực có sức tiêu thụ lớn, ổn định,chuẩn bị tốt cho việc hội nhập quốc tế Tổ chức và củng cố các thị trường hiện có,

Ngày đăng: 24/06/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w