Dân tộc và giai cấp là vấn đề quan trọng của cách mạng, giữa dân tộc và giai cấp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Dân tộc xuất hiện trong xã hội có giai cấp, do đó dân tộc có tính giai cấp và mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp phải nhận thức trên hai quan điểm: Thứ nhất, dân tộc là một bộ phận phụ thuộc vào giai cấp vì: dân tộc chỉ xuất hiện khi những điều kiện kinh tế xã hội đạt đến mức độ nhất định; dân tộc hình thành chủ yếu do biến đổi về kiện kinh tế xã hội chứ không phải nhân tố tộc người. Trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thường gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp và chịu tác động nhất định bởi đấu tranh giai cấp, trong đó giai cấp nào có lợi ích tương đồng với lợi ích dân tộc trở thành giai cấp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Trang 1TIỂU LUẬN
Đề tài:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP GIAI ĐOẠN 1945 - 1954
BÀI LÀM
Dân tộc và giai cấp là vấn đề quan trọng của cách mạng, giữa dân
tộc và giai cấp có mối quan hệ biện chứng với nhau Dân tộc xuất hiện trong
xã hội có giai cấp, do đó dân tộc có tính giai cấp và mối quan hệ giữa dân tộc
và giai cấp phải nhận thức trên hai quan điểm: Thứ nhất, dân tộc là một bộ phận phụ thuộc vào giai cấp vì: dân tộc chỉ xuất hiện khi những điều kiện kinh
tế xã hội đạt đến mức độ nhất định; dân tộc hình thành chủ yếu do biến đổi về kiện kinh tế xã hội chứ không phải nhân tố tộc người Trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thường gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp và chịu tác động nhất định bởi đấu tranh giai cấp, trong đó giai cấp nào có lợi ích tương đồng với lợi ích dân tộc trở thành giai cấp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc Thứ hai, sự phát triển của dân tộc có quy luật nội tại của nó vì: nhân
tố tộc người có tính năng động riêng, trong quá trình quan hệ với các tộc người khác, nhân tố tộc người có tính năng động trong việc tiếp nhận những giá trị của tộc người khác, phục vụ cho sự tồn tại của mình Sự kết dính tộc
người bền chặt và mạnh mẽ hơn cả kết dính kinh tế Như vậy, trong mối quan
hệ giữa dân tộc và giai cấp thì áp bức dân tộc là những nguyên nhân căn bản sâu xa của áp bức dân tộc Do đó muốn xóa bỏ triệt để nạn áp bức dân tộc thì phải xóa bỏ triệt để nguồn gốc của nó là chế độ người bóc lột người Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào dân tộc, do đó giai cấp nào lãnh đạo dân tộc, trong dân tộc thực hiện liên minh giai cấp ra sao? Đều là vấn đề quan trọng của cuộc cách mạng Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc có
Trang 2mối quan hệ tác động với nhau Nêu dân tộc chưa có độc lập thì muốn trở thành giai cấp dân tộc (tức là giai cấp lãnh đạo dân tộc) và muốn trở thành giai cấp đứng đầu lãnh đạo cách mạng thì bắt buộc giai cấp đó phải đi đầu trong cuộc đấu tranh Nếu lợi ích của giai cấp lãnh đạo dân tộc phù hợp với lợi ích của dân tộc thì giai cấp đó được ủng hộ, suy tôn là lãnh tụ, do đó giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là hệ trọng, có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của cách mạng Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, căn cứ trên những cơ sở lí luận và thực tiễn, Đảng ta đã giải quyết một cách đúng đắn, hợp lí vấn đề dân tộc và giai cấp trong suốt tiến trình của cách mạng nước ta, trong đó giai đoạn 1945 – 1954 là một minh chứng cụ thể
Sau cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cuộc đấu tranh cho khẩu hiệu độc lập và người cày có ruộng của cách mạng nước ta có những chuyển biến Nếu trước cách mạng tháng Tám nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh giành chính quyền, thì nay nhiệm vụ trung tâm
là đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân Đứng trước tình hình mới, ngày 25/11/1945, Ban thường vụ Trung ương
Đảng cộng sản Đông Dương đã ra bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” khẳng
định nhiệu vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt và đề ra những chính sách lớn chỉ đạo toàn Đảng toàn dân đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng xây
dựng chế độ mới, chỉ thị nêu: “…Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là một
cuộc cách mạng dân tộc giải phóng…” Căn cứ tình hình thực tế, thái độ các
thế lực thù địch và so sánh lực lượng, bản chỉ thị nêu lên khẩu hiệu: “Dân tộc
là trên hết”, “Tổ quốc là trên hết” Chính vì vậy, Ban thường vụ Trung ương
Đảng xác đinh 4 nhiệm vụ cấp bách:
- Một là, củng cố chính quyền cách mạng
- Hai là, chống thực dân pháp xâm lược
- Ba là, bài trừ nội phản
- Bốn là, cải thiện đời sống nhân dân
Trang 3Để đứng vững trong vòng vây của các nước đế quốc, Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương tranh thủ sự đồng tỉnh ủng hộ của các từng lớp xã hội vì
sự nghiệp cứu nước Từ sự xác định nhiệm vụ cơ bản, xác định kẻ thù chính
và nguy hiểm nhất là thực dân Pháp, Đảng ta có những quyết sách đúng đắn như: chấp nhận cho các tổ chức đối lập tham gia Quốc hội, Chính phủ, nhân nhượng Tưởng ở phía Bắc tập trung đánh pháp ở miền Nam, sau đó kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chấp nhận quân Pháp vào miền Bắc để gạt quân Tưởng ra khỏi nước ta Thái độ mềm mỏng với quân Tưởng là chủ trương đúng đắn khéo léo để góp phần giữ vững và cũng cố chính quyền non trẻ
Để thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, Đảng ta đã tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6/1/1946 và ban hành Hiến pháp dân chủ năm 1946 Trong Quốc hội gồm 333 đại biểu có đầy đủ các thành phần công nhân, nông dân, trí thức, quan lại cũ… Việc tổ chức bầu cử Quốc hội đã chứng
tỏ niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào chính phủ và Đảng ta Mặt khác Hiến pháp 1946 chứa đựng những tư tưởng về nhà nước pháp quyền, nhà nước dân chủ nhân dân kiểu mới và các quyền dân chủ rộng rãi cho nhân dân Trong thời gian này Đảng chủ trương thực hiện tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công theo nguyên tắc dân chủ, chia cho cả nam và nữ, tạm giao hết ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng
Ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân Bắc bộ gửi Thông tư cho Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc Bắc Bộ về việc chỉ đạo
“giảm bớt địa tô cho tá điền và những người cấy rẽ, cấy thuê, đảm bảo quyền hưởng hoa màu cho tất cả điền chủ Ngày 26/10/1945, Bộ trưởng bộ tài chính
ra Nghị định giảm thuế điền đồng loạt 20%, miễn cho các địa phương bị bão lũ
Ngày 25/11/1945, Chính phủ lâm thời ra thông báo cho các điền chủ và
tá điền, nông dân trong đó quy định các điền chủ có nhiệm vụ sau: Giảm một
Trang 4phần tư địa tô cho tá điền trọng vụ này; cho tá điền hoãn nợ; xóa bỏ những địa
tô phụ
Ngày 28/11/1946, Thông tư số 287 NV-VP của liên bộ nội vụ-canh nông nhắc lại Thông cáo ngày 25/11/1945 của Chính phủ lâm thời về việc giảm địa tô 25% cho tá điền Tuy nhiên, Thông tư này vẫn thể hiện việc tôn trọng quyền tư hữu của các loại điền chủ Mặc dù nó mang lại cho nhân dân nhiều quyền lợi, nhất là việc xử lí chia ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ tay sai phản động, chia ruộng công cho nhân dân thiếu ruộng Điều này đã trở thành động lực cho nhân dân tin tưởng và đi theo sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ
Trước dã tâm muốn xâm lược nước ta một lẫn nữa của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết định phát động toàn dân kháng chiến, kêu gọi mọi người không phân biệt già, trẻ, gái, trai, tôn giáo, đảng phái… cùng đứng lên chống Pháp, như vậy lúc này độc lập dân tộc là trên hết nhiệm
vụ dân tộc là cao nhất Mặc dù giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc nhung Đảng vẫn không quên bảo vệ lợi ích các giai cấp Đầu năm 1947, đồng chí Trường Chính đã viết một loạt bài nêu bật chủ trương của Đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ độc lập dân tộc và người cày có ruộng Đồng chí Trường Chinh cho rằng cuộc kháng chiến là tiếp tục cuộc cách mạng giải phong dân tộc bằng hình thức chiến tranh Nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện dân chủ và chính sách ruộng đất vẫn phải nằm trong mối quan hệ với nhiệm vụ chống đế quốc Vì giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu nên dân chủ không thể ngang hàng bằng với yêu cầu độc lập Đồng thời chủ trương thực hiện từng bước chính sách ruộng đất với nội dung cụ thể là: lấy ruộng đất của thực dân Pháp chia cho dân cày nghèo, chia ruộng đất công, giảm tô, giảm tức…
Trong năm 1949, Chính phủ ra sắc lệnh số 78/SL về việc giảm tô, sau
đó liên bộ canh-nông ra Thông tư để thi hành sắc lệnh 78/SL với những nhiệm
vụ sau:
Trang 5- Thực hiện giảm tô 25% so với địa tô trước cách mạng tháng Tám
- Triệt để xóa bỏ địa tô phụ
- Triệt để xóa bỏ, bài trừ mánh khóe, gian xảo của địa chủ Thành lập hội đồng giảm tô cấp tỉnh để thực hiện việc giảm tô
Sang năm 1950, Chính phủ ra nhiều sắc lệnh, nghị định, thông tư về việc giảm tô, giảm tức, giải quyết vấn đề ruộng đất Cùng với việc tổ chức hoàn thành giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất… Đảng còn chú y vận động địa chủ hiến ruộng, điều này chứng tỏ sự đoàn kết toàn dân
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư hai của Đảng (tháng 2/1951) Đại hội đã đưa ra và luận giải một cách cụ thể khái niệm “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” Đại hội xác định rõ kẻ thù là đế quốc xâm lược và thế lực phóng kiến, trong đó kẻ thù số một của cách mạng hiện nay là đế quốc Đại hội khẳng định nhiệm vụ phản đế và phản phong có mối quan hệ khăng khít, nhưng lúc này phải tập trung lực lượng kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc
Tuy coi nhiệm vụ chống đề quốc là trọng tâm, nhưng nhiệm vụ phản phong nhất định phải làm đồng thời với nhiệm vụ phản đế nhưng phải có kế hoạch và thực hiện từng bước Vì mục đích phân hóa và tranh thủ rộng rãi giai cấp địa chủ để thực hiện đại đoàn kết cùng nhau kháng chiến chống đế quốc xâm lược, nên nhiệm vụ phản phong tiến hành từng bước, trước hết thực hiện giảm tô, giảm tức để làm suy yếu thế lực phong kiến, thực hiện khẩu hiệu
“Người cày có ruộng”
Đại hội thảo luận nhiều vấn đề của cách mạng Việt Nam, những quan điểm này được trình bày trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam Theo đó Đảng khẳng định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất định sẽ đưa đất nước tới chủ nghĩa xã hội, nhưng con đường này phải đấu tranh lâu dài trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất có nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng toàn dân tộc; giai đoạn hai có nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những tàn tích chế
độ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, phát triển kỷ nghệ, hoàn chỉnh
Trang 6chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn ba với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội
Ba giai đoạn ấy không tách rời mà kế tiếp, xen kẻ nhau Trong đó nhiệm vụ giai đoạn thứ nhất là chống đế quốc xâm lược, do vậy Đảng chưa chủ trương cải cách ruộng đất trong kháng chiến mà thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức, đưa ra những quy định về chế độ lĩnh canh, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công, sử dụng hợp lí ruộng đất vắng chủ bỏ hoang, để ttranh thủ rộng rãi mọi lực lượng thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc
Như vậy, đường lối giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thư hai tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán ưu tiên hành đầu cho nhiệm vụ dân tộc, nhiệm vụ giai cấp được thực hiện dần dần từng bước
Sau Đại hội lần thứ hai của Đảng, cuộc kháng chiến của chúng ta ngày càng thu nhiều thắng lợi trên tất cả các mặt trận; trong các năm sau Đại hội Đảng ta có nhiều sắc lệnh, chỉ thị để giải quyết vấn đề giai cấp
Ngày 15/8/1952, Chính phủ ra chỉ thị bổ sung số 37 về chính sách ruộng đất của Đảng đã đề cập toàn diện các chính sách của Đảng về giảm tô, giảm tức và tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo, trong khi thực hiện giảm tô phải kiên quyết chống mọi hình thức thu tô trá hình của địa chủ
Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vì nhân dân đặc biệt là nông dân vì nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất Do vậy, Đảng xác định việc mang lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân là một trong hai nhiệm
vụ cơ bản của cách mạng của cách mạng Việt Nam Nhưng do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng là phải tập trung cho nhiệm vụ dân tộc, cho nên Đảng đã dùng phương pháp cải cách ruộng đất để thu hẹp dần phạm vị boc lột, lược lượng địa chủ phong kiến, đồng thời sửa đổi chính sách ruộng đất cho phù hợp
Trang 7hơn với việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp, đó là chủ trương phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam
Căn cứ vào tình hình cụ thể của cuộc kháng chiến và yêu cầu cấp bách của việc bồi dưỡng sức dân, củng cố hậu phương, chi viện cho tiền tuyến, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Đảng vào tháng 1 năm 1953 đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất ở vùng
tự do
Tuy nhiên, chưa thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất ngay, mà nhiệm vụ trước mắt là phát động triệt để giảm tô, giảm tức để tiến tới cải cách ruộng đất
Sau ba đợt thí điểm chính sách ruộng đất từ tháng 4 đến tháng 12 năm
1953 ở một số tỉnh của Liên khu IV và Liên khu Việt Bắc, cuộc phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất thu được nhiều thành tựu, nông dân đã thực sự làm chủ rộng đất, giai cấp địa chủ phải chấp hành theo chủ trương của Đảng
Tại Hội nghị lần thứ nhất (khóa II) của Đảng lao động Việt Nam, sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Đảng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, chấm dứt tình trạng bần cùng, lạc hậu của nông dân, từ đó mới có thế phát động được lực lượng to lớn để phát triển sản xuất và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn Như vậy, Đảng luôn linh hoạt trong việc chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách
Hội nghị đã thông qua Cương lĩnh của đảng lao động Việt Nam về vấn
đề ruộng đất, Cương lĩnh nêu rõ: cần xóa bỏ quyền chiếm hữu của đế quốc ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng Cương lĩnh quy định đối tượng bị tịch thu, trưng thu, trưng mua; tuyên bố xóa nợ của nông dân đối với địa chủ; không đụng tới
Trang 8ruộng đất, trâu bò, nông cụ, tài sản của phú nông, trung nông nhằm tập hợp tối
đa lược lượng thực hiện cuộc kháng chiến
Ngày 4/12/1954, Quốc hội đã biểu quyết thông qua “Luật cải cách rộng đất”, sau khi nêu rõ mục đích, y nghĩa của cải cách ruộng đất, đã quy định các điều khoản cụ thể áp dụng việc trưng thu, trưng mua đối với từng loại địa chủ, cách chia ruộng đất, phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất và điều khoản thi hành Luật cải cách ruộng đất đã thể hiện được chủ trương của Đảng là phải kêu gọi và dựa vào sự ủng hộ cuả tất cả các giai cấp, tầng lớp, huy động mức cao nhất sức người sức của toàn thể dân tộc đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng
Từ tháng 4 năm 1953 đến tháng 9 năm 1954, miền Bắc tiến hành 5 đợt đấu tranh giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất, bước đầu đạt nhiều thắng lợi ảnh hưởng lan rộng khắp nước và cả vùng sau lưng địch Sau đó từ năm 1954 đến năm 1956 chúng ta tiếp tục tiến hành 4 đợt cải cách ruộng đất nữa và thu nhiều thành tựu: thành phần trung nông, bần nông đoàn kết hơn; phú nông không phá hoại cuộc đấu tranh của nông dân như trước; tranh thủ được sự ủng
hộ đồng tình của các tầng lớp nhân dân; cô lập được giai cấp địa chủ; liên minh công-nông được củng cố, nông dân hăng hái đi dân công, thanh niên xung phong ra mặt trận…
Tóm lại, Sau thắng lợi của trận Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp
định Giơ-ne-vơ về Việt Nam được kí kết; Pháp công nhận nền độc lập của nước ta và phải rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Có được những thắng lợi vẻ vang ấy, bênh cạnh tài thao lược của Đảng,
sự hy sinh xương máu của nhân dân, sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế; thì còn là kết quả của chính sách sách giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của Đảng trong lãnh đạo cách mạng nước ta Như vậy, trong giai đoạn 1945 – 1954, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn, phù hợp mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp