Tính hợp pháp và hiệu quả của nó dựa trên niềm tin mà công chúng đặt vào sự không thiên vị, công bằng, và độc lập của các thẩm phán - người có vai trò tối thượng trong hoạt động xét xử b
Trang 12
LỜI MỞ ĐẦU 3
ĐỀ BÀI 4
NỘI DUNG 6
Câu 1: Bình luận về câu nhận định trong Bộ quy tắc ứng xử của Thẩm phán Hoa Kỳ 6
Câu 2: Tình huống 8
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 23
Luật sư và nghề Luật sư là một phần không thể thiếu của môi trường pháp lý dân chủ
và văn minh, là sự đòi tất yếu của xã hội hiện đại ngày nay Nghề luật sư là nghề gắn với
số phận con người và sự thực thi pháp luật nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về tiêu chuẩn và điều kiện để một người có thể trở thành luật sư và hành nghề luật sư Đạo đức nghề luật là môn học nghiên cứu về các chuẩn mực, quy tắc đạo đức đặt ra cho những cá nhân và tổ chức hành nghề luật, trong đó trọng tâm nghiên cứu là các tiêu chuẩn đạo đức đối với luật sư và thẩm phán Môn học cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức nghề luật với sự biến động không ngừng của các hiện tượng xã hội Trong bài
tiểu luận này, em xin phép được bình luận và giải quyết những vấn đề được nêu ra
Trang 34
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (4 điểm)
Anh/chị hãy bình luận về câu nhận định trong Bộ quy tắc ứng xử của thẩm phán Hoa Kỳ: “Deference to the judgments and rulings of courts depends on public confidence
in the integrity and independence of judges” (Tạm dịch: “Sự tôn trọng của công chúng đối với các bản án và phán quyết của toà án phụ thuộc vào niềm tin của công chúng về sự liêm chính và độc lập của các thẩm phán”)
Nguồn: Phần bình luận Nguyên tắc 1
https://www.uscourts.gov/sites/default/files/code_of_conduct_for_united_states_judges_e ffective_march_12_2019.pdf
Câu 2: (6 điểm) Đọc tình huống dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Ngày 23/9/2022, Bà A đã ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Văn phòng Luật sư B thuộc Đoàn Luật sư Tỉnh H do Luật sư K làm trưởng văn phòng Theo hợp đồng thì Văn phòng Luật sư B có trách nhiệm soạn đơn khởi kiện và cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho bà A ở cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện D tỉnh H Phí dịch vụ pháp lý mà hai bên
thỏa thuận là 100.000.000 triệu đồng (Một trăm triệu đồng) Luật sư K nói rằng mình là thông gia của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án này, nên bà hãy tin tưởng mình
sẽ thắng kiện Vì thế, bà A đã thanh toán toàn bộ thù lao cho Văn phòng Luật sư B (có biên lai thu phí) Luật sư K với tư cách là trưởng Văn phòng Luật sư B và là người hướng
dẫn cho người tập sự hành nghề luật sư C đã phân công cho C thực hiện việc này
Theo sự phân công của Văn phòng Luật sư B, C làm đại diện cho Bà A tham gia tố
tụng tại phiên tòa sơ thẩm Nhưng do luận cứ của C không đủ sức thuyết phục nên Hội đồng xét xử đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A Do kết quả bất lợi cho mình,
bà A đã gặp Luật sư K đề nghị giải thích Sau đó, Luật sư K đã nói cho bà A biết C chưa
phải là Luật sư mà chỉ là người tập sự hành nghề Luật sư tại Văn phòng Luật sư B Để
bảo vệ quyền lợi của bà A, Luật sư K sẽ trực tiếp tham dự phiên tòa phúc thẩm
Bà A cho rằng mình đã bị lừa gạt nên đã làm đơn lên Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư
tỉnh H đề nghị xử lý kỷ luật với người tập sự hành nghề Luật sư C và Luật sư K vì đã lừa
gạt khách hàng, đồng thời yêu cầu Luật sư K phải trả lại toàn bộ tiền thù lao mà bà A đã thanh toán cho Văn phòng Luật sư B
Trang 45
1 Anh/Chị hãy nhận xét hành vi của Luật sư K và người tập sự hành nghề Luật sư C? (4 điểm)
2 Nếu anh/chị ở vào trường hợp của người tập sự hành nghề Luật sư C thì anh/chị
sẽ giải quyết như thế nào? (2điểm)
Trang 56
Câu 1: Bình luận về câu nhận định trong Bộ quy tắc ứng xử của Thẩm phán Hoa Kỳ
Nội dung của Nguyên tắc 1 về việc Thẩm phán phải duy trì tính liêm chính và độc lập của tòa án đã nhấn mạnh sự thiết yếu của một nền tư pháp độc lập và liêm chính, chỉ
rõ trách nhiệm của Thẩm phán cũng như nghĩa vụ tuân thủ của từng cá nhân thẩm phán, đồng thời để rõ mục tiêu duy trì tính liêm chính và độc lập của ngành tư pháp
Để bổ sung thêm cho tính thiết yếu của tính độc lập và thanh liêm của Thẩm phán, cũng như nghĩa vụ tuân thủ của từng cá nhân thẩm phán, câu nhận định của nguyên tắc này đã chỉ rõ “Sự tôn trọng của công chúng đối với các bản án và phán quyết của toà án
phụ thuộc vào niềm tin của công chúng về sự liêm chính và độc lập của các thẩm phán” Tính hợp pháp và hiệu quả của nó dựa trên niềm tin mà công chúng đặt vào sự không thiên vị, công bằng, và độc lập của các thẩm phán - người có vai trò tối thượng trong hoạt động xét xử bản án
a Tầm quan trọng của công chúng
Yếu tố quan trọng nhất quyết định một nền tư pháp có lớn mạnh, có quyền uy hay không chính là sự tin tưởng, tôn trọng của đại chúng nhân dân, nó là nền tảng giúp cho toàn bộ hệ thống pháp lý đứng vững theo thời gian Các thẩm phán, những người nắm trong tay quyền tài phán, phân xử không thiên vị trước pháp luật, có quyền lực cao cả đối
với cuộc sống của người dân vì thế kết quả công việc của Thẩm phán ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị - xã hội của con người Nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được hiến định cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thẩm phán
Khi thẩm phán được làm việc trên tinh thần liêm khiết, độc lập, các phán quyết của thẩm phán sẽ trở nên công bằng, chính xác hơn Từ đó, thúc đẩy người dân tìm tới Tòa án
để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội Do đó, dù các phán quyết của thẩm phán có thể không như mong muốn của người dân nhưng họ vẫn sẽ có xu hướng dễ dàng chấp nhận đó chính là công lý của mình hơn Sự chấp nhận từ xã hội này đối với các phán quyết của thẩm phán xuất phát từ niềm tin của người dân đối với con người của thẩm phán
b Sự liêm chính của các thẩm phán
Câu nhận định được đề cập để làm nổi bật vai trò của việc giành được và duy trì sự tin tưởng từ xã hội đối với phẩm chất của các thẩm phán Các thẩm phán phải hành xử
Trang 67
một cách công bằng, bình đẳng, từ đó đưa ra quyết định dựa trên quy định của pháp luật
và các tình tiết khách quan có trong vụ án Quá trình làm việc của thẩm phán cần phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Điều này góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng bên ngoài đến hoạt động xét xử của thẩm phán, từ đó đảm bảo các phán quyết của thẩm phán được công bằng, chính xác, hợp pháp
Bất kỳ sự tham nhũng, thiên vị nào ảnh hưởng tới tính công bằng, chính trực của phán quyết thẩm phán, hoặc hành vi trái với đạo đức làm mất đi lòng tin của con người vào cơ quan tư pháp, đều có khả năng gây ra những tổn thất lâu dài đến uy tín, sự tôn nghiêm của
hệ thống pháp lý
c Độc lập tư pháp
Độc lập tư pháp đảm bảo rằng các quan tòa có thể đưa ra quyết định một cách khách quan, không bị tác động từ các yếu tố bên ngoài hay bị can thiệp bởi các yếu tố chính trị Tòa án liên bang Hoa Kỳ được đảm bảo sự độc lập chủ yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, tức là sự độc lập của các thẩm phán, nhằm giúp các thẩm phán không chịu bất
kỳ sức ép nào từ các nhánh quyền lực khác, từ đó có thể áp dụng pháp luật một cách khách quan Sự đảm bảo này được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, các thẩm phán tòa án liên bang Hoa Kỳ được bổ nhiệm bởi Tổng thống trên
cơ sở sự phê chuẩn của Thượng viện Việc được bổ nhiệm chứ không phải được bầu đã giúp các thẩm phán tự do hơn khi không phải chạy đua tranh cử, kêu gọi tài chính cũng như không phải thể hiện lập trường đảng phái trong các phán quyết của mình
Yếu tố thứ hai giúp các thẩm phán duy trì được sự độc lập là nhiệm kỳ suốt đời Nhiệm kỳ suốt đời tạo ra sự an toàn cho hoạt động nghề nghiệp của các thẩm phán, giúp
họ thực hiện việc xét xử theo đúng quy định của pháp luật
Thứ ba, các quan toà sẽ không bị cắt giảm lương Đảm bảo này giúp các quan toà an tâm thực hiện chức trách của mình một cách công tâm theo quy định của pháp luật, giúp
họ tránh được sự tác động tiềm ẩn từ các cơ quan hành pháp và lập pháp khi giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan
Độc lập tư pháp cũng là một phương thức để bảo vệ quyền lợi của công dân Nó cho phép các quan tòa bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số và tuân thủ các nguyên tắc hiến pháp ngay cả khi những quyết định này có thể không được đa số người ủng hộ
d Thách thức và duy trì sự tin tưởng của công chúng
Việc duy trì lòng tin của công chúng vào phẩm hạnh và sự độc lập của các quan tòa không phải lúc nào cũng dễ dàng Trong thời đại công nghệ số hiện tại, cùng với sự chú ý mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông đại chúng, các thẩm phán buộc phải chịu sự
Trang 78
giám sát cao từ công chúng nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm ảnh hưởng tiêu cực tới danh tiếng của cơ quan tư pháp
Để đối mặt với những thách thức này, sự minh bạch và tinh thần trách nhiệm là rất cần thiết Các thủ tục tư pháp phải dễ tiếp cận với công chúng để đảm bảo rằng công dân
có thể chứng kiến sự công bằng và khách quan của quá trình tố tụng
Những hướng dẫn về đạo đức và bộ quy tắc ứng xử, như nguyên tắc được đề cập trong câu nói, được xem như là “kim chỉ nam” cho các thẩm phán định hướng hành vi, cách xử sự khi thực hiện đúng quyền tài phán của mình theo quy định của pháp luật dưới
sự giám sát của Nhà nước và người dân
Hiện tại, trong hệ thống tư pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nguyên tắc này vẫn được xem là nguyên tắc cơ bản, nền tảng và quan trọng hàng đầu đối với các thẩm phán trên con đường bảo vệ sự uy quyền và tôn nghiêm của cán cân công lý
Câu 2: Tình huống
1 Anh/Chị hãy nhận xét hành vi của Luật sư K và người tập sự hành nghề Luật sư C?
Khẳng định: Hành vi của Luật sư K và người tập sự hành nghề Luật sư C đã vi phạm vi phạm Luật luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, cụ thể là:
Với Luật sư K:
Thứ nhất, Luật sư K đã nói với bà A rằng mình là thông gia của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án này Đây là hành vi vi phạm quy tắc 9.6 của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam về Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng: “Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời
lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc
nhằm mục đích bất hợp pháp khác.”
Ngoài ra, việc Luật sư K hứa hẹn vượt ngoài tầm kiểm soát về khả năng thắng kiện của mình với bà A đã vi phạm quy tắc 9.8 của Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam về Những việc luật sư không được làm trong quan hệ
với khách hàng
Trang 89
Thứ hai, Luật sư K đã vi phạm khoản 3 điều 14 Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2015) vì mặc dù Luật sư K biết người tập sự Luật sư C không có quyền tham gia đại diện tuy nhiên vẫn phân công cho Luật sư C đại diện pháp lý cho bà A Với tư cách là người hướng dẫn cho C, Luật sư K không được giao cho C những công việc vượt quá thẩm quyền mà phải giám sát, hướng dẫn K và phải chịu trách nghiệm về các hoạt động của C trong thời gian tập sự
Với người tập sự hành nghề Luật sư C:
Thứ nhất, việc người tập sự hành nghề luật sư C đã đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà A tại phiên tòa sơ thẩm đã vi phạm khoản 3 điều 14 Luật luật sư
2006 (sửa đổi, bổ sung 2015) về Tập sự hành nghề luật sư: “Người tập sự hành nghề
luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.”
Thứ hai, người tập sự hành nghề luật sư C cũng đã không trung thực, thẳng thắn
khi không thông báo cho bà A về tư cách tranh tụng của mình
2 Nếu anh/chị ở vào trường hợp của người tập sự hành nghề Luật sư C thì anh/chị
sẽ giải quyết như thế nào?
Nếu tôi ở vào trường hợp của người tập sự hành nghề Luật sư C thì tôi sẽ giải quyết như sau:
Thứ nhất, ngay từ đầu tôi sẽ từ chối việc được phân công của Luật sư K, vì tôi biết rằng theo khoản 3 điều 14 Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2015) về Tập sự hành nghề luật sư thì tôi không có đủ năng lực và quyền hạn để đại diện cho bà A tại phiên tòa sơ thẩm
Thứ hai, cũng theo khoản 3 điều 14 Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2015)
thì sau khi từ chối, nếu Luật sư hướng dẫn (Luật sư K) muốn, tôi cũng có thể đi cùng Luật sư K khi tham gia tố tụng với điều kiện Luật sư K phải liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức để xuất trình Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy
tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng theo khoản 2 điều 27 Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2015) Tôi còn có thể giúp Luật sư K trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ
việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác dưới sự giám sát của Luật sư K Tôi sẽ cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình một cách cẩn thận, chuyên nghiệp và trung thực và luôn báo cáo cho Luật sư K
về tiến độ và kết quả của công việc mà tôi đảm nhận
Trang 910
Để hoàn thiện bài tập phía trên, em đã vận dụng và tuân thủ các quy tắc của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2015) Dưới góc nhìn của một luật sư chuyên nghiệp, em tiếp cận vấn đề và xử lý các tình huống một cách phù hợp nhất theo giáo trình đã được thầy cô giảng dạy Qua bài tập lần này, em đã được trau dồi, nâng cao về kiến thức và đạo đức cũng như cách xử lý tính huống cụ thể dựa trên thực tế sao cho đúng, đủ và phù hợp với các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
Trong quá trình làm bài tiểu luận, em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nên rất mong nhận được sự góp ý và xây dựng từ thầy cô để hoàn thiện tốt hơn!
Trang 1011
* Tài liệu:
- Nguyễn Phương Thảo, “Quy định về tiêu chuẩn và tuyển chọn thẩm phán một số nước”, Trang thông tin điện tử tổng hợp - Ban Nội chính trung ương, 23/05/2014
- Bùi Thị Huệ, “Nâng cao vai trò của Thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán nhân dân địa phương trong xét xử vụ án hình sự”, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015
- Nguyễn Thúy Hiền, “Sự công bằng, đúng mực của đạo đức Thẩm phán”, trang Tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử của cơ quan của Tòa án Nhân dân tối cao, 29/09/2018
- Sandra Day O'Connor, “Tầm quan trọng của độc lập tư pháp”, trong Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến - Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, Nxb.Lao động xã hội, Hà Nội, 2012
- Code of Conduct of the United States Judges, 1973
* Văn bản quy phạm pháp luật:
- Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung 2015
- The constitution of the United States
* Thông tư, nghị định, quyết định:
- Thông tư số 10/2021/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư
- Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ 2019 về Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam