1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bảo hiểm

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

00000000000000000000000000000111111111111111111111111111111111111112222222222222222222222222222222222222233333333333333333333333333333333333333333333333333333333334444444444444444444444444444444444444444444444444444444445555555555555555555555555555555555555566666666666666666666666666666666666666

Trang 1

1 Dịch vụ logistic là gì?

Điều 233 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa về dịch vụ logistic như sau:

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ logistic.

Trang 2

2 Đặc điểm pháp lý dịch vụ Logistic

Thứ nhất, nội dung của dịch vụ logistics bao gồm nhiều công việc khác nhau liên quan đến sự dịch

chuyển của hàng hóa.

Trong nhóm dịch vụ logistics chủ yếu, các công việc này có thể bao gồm các hoạt động sau: bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi ,container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị, dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa và các dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container

Trang 3

2 Đặc điểm pháp lý dịch vụ Logistic

Thứ hai, chủ thể cung ứng dịch vụ logistics là những thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể chuỗi

dịch vụ logistics Theo quy định của pháp hiện hành, nhiều hoạt động trong chuỗi hoạt động logistics là hoạt động thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện Ví dụ như đối với dịch vụ logistics liên quan đến vận tải như vận tải hàng không, vận tải đường biển, vận tải đường sắt

Thứ ba, dịch vụ logistics góp phần làm gia tăng giá trị của hàng hóa và góp phần thúc đẩy sản xuất và

tiêu dùng hàng hóa Tuy nhiên, dịch vụ logistics là một dịch vụ đặc thù, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này không thể can thiệp vào chất lượng của hàng hóa là đối tượng tác động của dịch vụ Đồng thời đây cũng là một loại hình dịch vụ có độ rủi ro cao do hàng hóa trong quá trình dịch chuyển có thể được quản lý bởi bên thứ ba và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan Chính vì vậy luật pháp thường có những quy định nhằm mục đích miễn hoặc giới hạn trách nhiệm cho các thương nhân kinh doanh dịch vụ đặc thù này, đặc biệt là đối với dịch vụ logistics có liên quan đến vận tải.

Trang 4

3 Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm các dịch vụ

Dịch vụ bốc xếp hàng hóa (bao gồm cả hoạt động bốc xếp container).

Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa (bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị).

Dịch vụ đại lý vận tải (bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa).

Các dịch vụ bỗ trợ khác, bao gồm: hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics Hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó, hoạt động cho thuê và thuê mua container.

Ngoài các dịch vụ logistics chủ yếu trên, còn có các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

• Dịch vụ vận tải hàng hải.

• Dịch vụ vận tải thủy nội địa.• Dịch vụ vận tải hàng không.• Dịch vụ vận tải đường sắt.• Dịch vụ vận tải đường bộ.• Dịch vụ vận tải đường ống.

Trang 5

4 Đặc điểm hợp đồng dịch vụ logistics– Là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù

– Chủ thể của hợp đồng bắt buộc 1 bên (bên làm dịch vụ) phải có tư cách thương nhân;bên còn lại (khách hàng) có thể là thương nhân hoặc không.

– Đối tượng của hợp đồng là các dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán; vận chuyển hàng hoá như: +Tổ chức việc vận chuyển hàng hoá

+Giao hàng hoá cho người vận chuyển

+Làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hoá

+Nhận hàng từ người vận chuyển để giao cho người có quyền nhận hàng…

– Hình thức của hợp đồng: hợp đồng không bắt buộc phải ký kết dưới hình thức văn bản.

Trang 6

5 Điều kiện chung của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic

1 Đủ năng lực về quản lý và tổ chức: Phải có khả năng quản lý và tổ chức hoạt động logistic một cách hiệu quả, từ việc vận chuyển hàng hóa đến quản lý kho bãi và thông tin.

2 Kiến thức về luật pháp và quy định: Phải hiểu rõ về các quy định về giao thông vận tải, an toàn hàng hóa, bảo hiểm, và các quy định thuế liên quan.

3 Khả năng tài chính: Cần có nguồn lực tài chính đủ để đầu tư vào hạ tầng, thiết bị và công nghệ cần thiết cho hoạt động logistic.

4 Mối quan hệ và liên kết: Có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác với các nhà sản xuất, nhà cung cấp và đối tác vận chuyển khác để đảm bảo hoạt động logistic suôn sẻ.

5 Sự linh hoạt và đổi mới: Phải linh hoạt trong việc thích ứng với biến đổi trong thị trường và có khả năng áp dụng các công nghệ mới để tối ưu hóa hoạt động logistic.

Trang 7

6 Nội dung hợp đồng dịch vụ logistics:

– Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ giao nhận hàng hoá thực hiện.– Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ

– Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ.

– Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ

– Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách đối với người làm dịch vụ.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng những nội dung khác.

Trang 8

7 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic

Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

• Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;

• Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân

kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;

• Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của

khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;

•Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

Ngoài ra, đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá còn có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 239 và 240 Luật Thương mại 2005.

Ngày đăng: 21/06/2024, 20:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w