1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài cơ hội và thách thức từ hiệp định rcep khi việt nam xuất khẩu thanh long sang australia

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong đó, thanh long được coi là một trong số những nông sản xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam.Cùng với đó, thương mại trên thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu cao vềnguồn gốc xuất xứ và ch

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦNKINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ HIỆP ĐỊNH RCEP KHI VIỆT NAM:

XUẤT KHẨU THANH LONG SANG AUSTRALIA Giảng viên hướng dẫn:

Mã học phần:

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Lớp

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Những đóng góp mới của bài tập nhóm 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của bài nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG CỤ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6

1.1 Các chính sách thương mại quốc tế 6

2.1 Tóm tắt các nội dung cơ bản của Hiệp định RCEP 12

2.1.1 Cơ hội của Việt Nam từ Hiệp định RCEP 12

2.1.3 Thách thức của Việt Nam 13

2.2 Thực trạng xuất khẩu thanh long vào Australia trước khi Hiệp định RCEP có hiệu lực 14

2.3 Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu thanh long vào thi trường Australia khi Hiệp địnhRCEP có hiệu lực 15

2.3.1 Hàng rào Thuế quan và cơ hội 15

2.3.2 Hàng rào Phi thuế quan và thách thức 17

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THANH LONG VÀO THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA 20

3.1 Đối với Hiệp hội xuất khẩu Việt Nam tại Australia 20

3.2 Đối với người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu 20

3.3 Đối với nhà nước 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam vốn là một nước có thế mạnh vô cùng lớn trong lĩnh vực nôngnghiệp, sản xuất những mặt hàng nông sản từ những ưu thế về đất đai, khí hậu,con người… Chính vì thế mà nông nghiệp luôn là ngành kinh tế quan trọng củanền kinh tế nước ta Đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuấtkhẩu là một công cụ để giúp nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn Điều nàyđã một phần giúp cho những mặt hàng nông sản mũi nhọn của nước ta có cơ hộiđược xuất khẩu đến các nước trên thế giới như gạo, cà phê, chè, thanh long, vảithiều, điều Trong đó, thanh long được coi là một trong số những nông sản xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam.

Cùng với đó, thương mại trên thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu cao vềnguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm Việt Nam có lợi thế về sản xuất sảnphẩm có chất lượng nhưng còn nhiều thiếu sót trong việc đảm bảo mặt pháp lýcho nông sản và gặp nhiều khó khan trên trường quốc tế Việt Nam cũng đã gianhập nhiều FTAs và đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có sự gia nhập vàoHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Qua đó mang lại nhiều lợithế cũng như khó khăn về việc xuất khẩu nông sản sang các thị trường của cácnước thành viên, trong đó có Australia – một trong những thị trường khó tính Vì

những lý do trên, đề tài “ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ HIỆP ĐỊNHRCEP KHI VIỆT NAM XUẤT KHẨU THANH LONG SANGAUSTRALIA” được nghiên cứu với hy vọng đưa ra những thực trạng, cơ hội và

vấn đề khó khăn mà thị trường xuất khẩu thanh long cần phải tháo gỡ, đồng thờiđưa ra những hướng đi cụ thể nhằm khắc phục tình trạng đó, đưa xuất khẩu thanhlong tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường mới tiềm năng này.

2 Những đóng góp mới của bài tập nhóm

- Bài tập nhóm phân tích chi tiết hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa ViệtNam và Australia trước và sau khi hiệp định RCEP có hiệu lực nhằm đánh giá cụthể tác động tiềm năng của Hiệp định này.

- Bài tập nhóm hệ thống hóa về các nội dung quan trọng, có ảnh hưởng đến thịtrường xuất khẩu nói chung và nông sản Việt Nam, cụ thể là trái cây – thanh

Trang 4

long khi chịu tác động từ hiệp định này.

- Bài tập nhóm cũng đưa ra tương quan so sánh với các nước cùng là thành viên của RCEP để thấy rõ lợi thế xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thông qua triển vọng là những cơ hội và thách thức cho nông sản Việt Nam, trước hết là tráithanh long Từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng những chính sách cho nhànước và doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội lợi ích đem đến và ứng phó vượtqua những khó khăn tồn đọng từ khi hiệp định có hiệu lực mang lại

Thanh long Việt Nam

Quan hệ thương mại hàng hoá nói chung và ngành nông sản nói riêng giữa ViệtNam và Australia

Hiệp định RCEP và các tác động đến thương mại hàng hóa nói chung và ngành nông sản.

*Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Tập trung vào đối tượng thanh long ruột đỏ.Phạm vi không gian: Việt Nam - Australia

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứua Phương pháp định tính

- Nghiên cứu định tính (Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiêncứu, khảo sát hoặc điều tra nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giáchuyên sâu Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quansát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được ápdụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung

b Số liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cơ sở dữ liệu như như OECD,Ngân hàng thế giới (WB), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các nghiên cứu hiện có.

6 Kết cấu của bài nghiên cứu

Đề tài gồm 3 chương chính:

CHƯƠNG 1: Tổng quan về Hiệp định RCEP.

CHƯƠNG 2: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu Thanh long sang thị trường

Australia khi hiệp định RCEP có hiệu lực

CHƯƠNG 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Thanh long vào thị trường Australia

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG CỤ CỦA CÁC CHÍNH SÁCHTHƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Các chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế được xây dựng nhằm mục đích mở rộng thương mại cóthể mang lại một số lợi ích kinh tế cho một quốc gia Nó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinhtế, cải thiện thị trường việc làm, hạ giá thành hàng hóa và nâng cao mức sống Mở rộngthương mại dẫn đến nhiều lựa chọn sản phẩm hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệpnhư:

+ Để có chiến lược phát triển doanh nghiệp và các giải pháp kinh doanh phù họp vớipháp luật nước chủ nhà, khai thác các yếu tố thuận lợi của môi trường chính sách.

+ Nhằm tìm cách thâm nhập, mở rộng thị trường, xác định chiến lược kinh doanh phùhợp đạt hiệu quả kinh tế.

+ Điều chỉnh sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại tuỳ theo sự thay đổi vềchính sách của các nước.

+ Phát triển các quan hệ đối tác, bạn hàng trong quan hệ thương mại và đầu tư.

Việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế giúp:

+ Rút kinh nghiệm, đánh giá thực tiễn chính sách để xây dựng, tổ chức thực hiện chínhsách thương mại quốc tế của quốc gia sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Tham gia hoạch định chính sách kinh tế khác phù hợp với điều kiện thương mại trongvà ngoài nước.

1.2 Thuế quan

Thuế quan là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch đượcphép nhập khẩu,xuất khẩu qua biên giới một quốc gia mà chủ hàng phải nộp cho cơ quan hải quan khi đưa hàng hóa ra hay vào lãnh thổ hải quan của quốc gia đó

Thuế quan bao gồm hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu Cụ thể, thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu; còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu Hiện nay, thuế quan là một trong những công cụ bảo hộ thương mại được sử dụng rộng rãi nhất, bên cạnh hạn ngạch xuất nhập khẩu.

Trang 7

- Thuế quan xuất khẩu: là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.Thuế xuất khẩu hiện nay ít được các quốc gia áp dụng vì hiện nay cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang diễn ra quyết liệt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh mở rộng nên Nhà nước chỉ đánh thuế đối với một số mặt hàng có kim ngạch lớn, mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia

Tác động của thuế quan xuất khẩu:*Tác động tích cực:

- Thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

- Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu quá mức những mặt hàng khai thác từ tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, những mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.

*Tác động tiêu cực:

- Thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của quốc gia do nó làm cho giá cả của hàng hoá bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước làm giảm sản lượng hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là đối với nước nhỏ.

- Thuế xuất khẩu làm giảm sản lượng xuất khẩu, điều này dẫn đến các nhà sản xuất thuhẹp quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng thật nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.

- Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh dựa trên cơ sở cạnh tranh về giá cả.

Tác động của thuế quan nhập khẩu:*Tác động tích cực:

- Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do hàng nhập khẩu bị giảm bớt, tạo thêm công ăn việc làm cho nâng cao đời sống xã hội

- Thuế nhập khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

- Thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp còn non trẻ, có khả năngcạnh tranh còn yếu trên thị trường quốc tế phát triển

- Thuế quan nhập khẩu có thể điều chỉnh hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước

- Thuế nhập khẩu có tác động tới chính sách phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân

Trang 8

cư: từ người tiều dùng sản phẩm nội địa sang nhà sản xuất trong nước và Chính phủ, Chính Phủ có thể sử dụng nguồn thu này để làm phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo có cuộc sống tốt hơn.

*Tác động tiêu cực

- Thuế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức giá nhập khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế này Điềuđó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu và làm hạn chế mức nhập khẩu thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.

- Thuế quan nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả trong nước gây tổn thất cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

- Về lâu dài thuế quan nhập khẩu sẽ tạo ra những vấn đề buôn lậu, trốn thuế tạo ra nền sản xuất nội địa kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến xấu đến đời sống xã hội.

Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù:- Hạn ngạch thuế quan: là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với 2 mức thuế xuất nhập khẩu; hàng hoá trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hoá ngoài hạn ngạch chịu mức thuế quan cao hơn.

- Thuế đối kháng: là loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.

- Thuế chống bán phá giá: : Là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn,đối phó với hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnhtranh không lành mạnh.

Vậy nên, thuế quan là một công cụ tài chính được nhà nước sử dụng để điều tiết hoạtđộng xuất nhập khẩu hoặc bảo hộ sản xuất trong nước Thuế quan là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, vì vậy giá cả hàng hóa thấp hoặc cao có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường và đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Nhà nước áp dụng mức thuế quan thấp nhằm khuyến khích tăng quy mô xuất, nhập khẩu; ngược lại, để hạn chế; giảm qui mô xuất, nhập khẩu Nhà nước áp dụng mức thuế quan cao Ngoài ra, thuế quan còn là công cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực với bạn hàng trong quá trình đàm phán.

Trang 9

1.3 Hàng rào phi thuế quan là gì?

Hàng rào phi thuế quan theo định nghĩa của WTO: “Rào cản phi thuế quan là những biện pháp phi thuế mạng tính cản trở thương mạnh mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng” Còn “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng tới sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước”

Các biện pháp phi thuế quan thường có Vệ sinh và kiểm dịch thực vật (Sanitary and Phytosanitary – SPS) và Rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barrier to Trade – TBT) Những biện pháp này được đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng trong nước nhập khẩu và đảm bảo tiêu chuẩn về sức khoẻ, an toàn vệ sinh và môi trường Tuy nhiên, những biện pháp này cũng là rào cản cho suất khẩu khi chúng góp phần làm tăng giá thành sản xuất và thương mại.

Cụ thể:

TBT (Technical Barriers to Trade - Rào cản kỹ thuật trong thương mại) là một trong những rào cản phức tạp nhất trong số các biện pháp phi thuế quan Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), rào cản kỹ thuật là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật màmột nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó Về lý thuyết, rào cản kỹ thuật được sử dụng để bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người, môi trường sinh thái WTO cũng đã ban hành Hiệp định TBT nhằm tạo ra một quy chuẩn gồm 3 loại biện pháp kỹ thuật mang tính thống nhất trên phạm vi toàn cầu:

- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc ápdụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).

- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được công nhận, nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc.

- Quy trình đánh giá sự phù hợp (conformity assessment procedure): dùng để xác định việc đáp ứng các yêu cầu liên quan trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn (ví dụ như kiểm nghiệm, xác minh, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận).

Trang 10

SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật), theo WTO, bao gồm tất cả luật, nghị định, quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người,vật nuôi, động vật hay thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm, ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật hay thực vật Biện pháp SPS có thể là các yêu cầu về chất lượng, quy trình đóng gói, bao bì, kiểm dịch, cách lấy mẫu, phương pháp thống kê, phương thức vận chuyển động vật hay thực vật Nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý cho vấn đề này, WTO cũng đã ban hành Hiệp định SPS.

-Theo tiến trình tự do hóa thương mại, các công cụ bảo hộ truyền thống dần được gỡ bỏ nên rào cản TBT và SPS trở nên có hiệu quả hơn Cùng với đó, việc bị các nước lạm dụng ngày càng trở nên phổ biến, phức tạp hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, gây khó khăn cho hàng hóa nhập khẩu.

1.4 Hạn ngạch

Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng hay giá trị cao nhất của một hay một nhóm mặt hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Hạn ngạch là công cụ điển hình của nhóm các công cụ hạn chế số lượng.

Có hai loại hạn ngạch là hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu:

- Hạn ngạch nhập khẩu: Được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích bảo hộ thị trường, không cho hàng hóa nước ngoài có giá bán thấp tràn vào thị trường nội địa Hạn ngạch nhập khẩu thường bao gồm những loại sau: Hạn ngạch áp dụng chung, không phân biệt nhập từ thị trường nào; Hạn ngạch nhập từ một thị trường cụ thể nào đó; Hạn ngạch cho cả nhóm hàng;Hạn ngạch riêng cho một mặt hàng cụ thể; Hạn ngạch tính theo số lượng; Hạn ngạch tính theo giá trị.

- Hạn ngạch xuất khẩu: Được sử dụng khi cần bảo vệ người tiêu dùng trong nước khỏi sự thiếu hụt tạm thời mặt hàng nào đó (đặc biệt là lương thực)

* Tác động của hạn ngạch:

- Hạn chế lượng hàng nhập khẩu (người xuất khẩu mặt hàng bị áp hạn ngạch chịu thiệt);- Làm tăng giá tiêu dùng trên thị trường nội địa so với giá quốc tế và do đó hạn chế tiêu

Trang 11

dùng trong nước (người tiêu dùng phải chịu thiệt);

- Bảo hộ sản xuất trong nước: giúp các nhà sản xuất trong nước tăng sản lượng, giữ việc làm (nhà sản xuất nội địa hưởng lợi);

- Tạo lợi ích cho những doanh nghiệp nhận được hạn ngạch;- Tác động tiêu cực: Kích thích buôn lậu và gian lận thương mại.

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w