Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ theo quy định thực thi của EU về việc mở và tiếp nhận HNTQ nhập khẩu cho gạo có xuất xứ từ Việt Nam.. Về mặt hàng gạo,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
🙢🕮🙠
BÀI THẢO LUẬN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA
Nhóm: 10 Lớp học phần: 2122ITOM2011 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Việt Nga
Hà Nội - 2021 MỤC LỤC
Trang 2I TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA 4
1 Quy định của Việt Nam với EU Error! Bookmark not defined.
2 Quy định của EU với Việt Nam Error! Bookmark not defined
II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU 9 1 Kết quả đạt được trong ngắn hạn 9 2 Hạn chế .11 3 Giải pháp trong tương lai Error! Bookmark not defined III CƠ HỘI SAU KHI KÝ KẾT EVFTA 12
1 Đối với nhà nước Error! Bookmark not defined.
2 Đối với doanh nghiệp 12 2.1 Xuất khẩu gạo sang EU: Tận dụng ưu đãi thuế quan 12 2.2 Đầu tư: Cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp châu Âu, tham gia vào chuỗi giá trị 15
IV THÁCH THỨC SAU KHI KÝ KẾT EVFTA 15
1 Đối với nhà nước Error! Bookmark not defined.
2 Đối với doanh nghiệp 15
V CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM TẬN DỤNG MỌI CƠ HỘI VÀ HẠN CHẾ
THÁCH THỨC
16
1 Về phía Chính phủ 16
2 Về phía doanh nghiệp 17
LỜI MỞ ĐẦU
Lúa gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc vào các nước châu Á, điển hình là Philipines và Trung Quốc Trong khi đó, châu Âu là một thị trường nhiều tiềm năng, có nhu cầu lớn về lúa gạo nhưng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này còn hạn chế Việc ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) - một hiệp định thương mại thế hệ mới hướng tới mục tiêu cốt lõi, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa Việt Nam và EU thuận lợi hơn, đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu gạo của Việt Nam Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp lớn trong ngành gạo đã lần lượt xuất khẩu hưởng thuế 0% vào EU theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam
Trang 3và Châu Âu (EVFTA) Nhờ vậy, giá gạo xuất khẩu cũng tăng cao, có nhiều thời điểm, giá gạo Việt Nam đã vượt Thái Lan và vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới Việc vào được thị trường EU sẽ giúp năng cao vị thế ngành gạo Việt Nam trên thị trường gạo thế giới Tuy nhiên, hiệp định EVFTA cũng khiến gạo Việt Nam đứng trước một số thách thức lớn đến từ các rào cản về chất lượng, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, các yêu cầu về lao động và môi trường,
Nhận thấy đây là một trong những đề tài mới mẻ khi hiệp định EVFTA chỉ vừa chính thức đi vào thực thi (từ tháng 8/2020 đến nay), nhóm 10 đã tìm hiểu
và nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA” Qua đó, chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo khi thực thi các cam kết trong khuôn khổ hiệp định EVFTA, đề xuất giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và ứng phó với thách thức từ hiệp định này
I TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TP), là hai FTA có phạm
vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố Ngày 26/6/2018, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA 8/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất
Sau 3 năm đàm phán với 14 phiên họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và
Ủy ban Thương mại quốc tế từ 26.6.2012 đến ngày 4.8.2015 thì Việt Nam và Liên minh châu Âu chính thức kết thúc toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định Ngày 02/12/2015 tại Bruxelles với sự chứng kiến của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký “Tuyên bố kết thúc đàm phán” Hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019 Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020, Hiệp định EVFTA đã chính thức
có hiệu lực sau khi đã được Quốc hội của hai Bên phê chuẩn
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho
cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung
và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và
Trang 4cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế
Trong đó những cam kết về gạo Việt được chính phủ quan tâm nhiều nhất do Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Do đó những quy định về gạo cũng được nêu rõ ràng như sau:
1 Quy định của EU
a, Cam kết về thuế quan: Cắt bỏ/xóa bỏ thuế quan - Hạn ngạch thuế quan
Theo Bộ Công Thương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) mở ra một ô cửa nhỏ cho gạo Việt, khi dành lượng hạn
ngạch thuế quan 80.000 tấn mỗi năm, lượng gạo trong phạm vi này được hưởng thuế suất 0%, tức là dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan
EU quản lý hạn ngạch thuế quan theo các quy định trong nước nhằm tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên theo hướng tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan
Danh mục các hàng hóa thuộc ngành hàng gạo được hưởng hạn ngạch thuế quan và các cam kết cụ thể được trình bày ở bảng sau:
Mặt
hàng
Mã HS (Biểu thuế của EU)
Lượng hạn ngạch thuế quan
Lưu ý
Trang 5Gạo Gạo đã xát:
1006.10.21; 1006.10.23
1006.10.25; 1006.10.27
1006.10.92; 1006.10.94
1006.10.96; 1006.10.98
1006.20.11; 1006.20.13
1006.20.15; 1006.20.17
1006.20.92; 1006.20.94
1006.20.96; 1006.20.98
20.000 tấn/năm
Gạo đã xay
1006.30.21; 1006.30.23
1006.30.25; 1006.30.27
1006.30.42; 1006.30.44
30.000 tấn/năm
1006.30.46; 1006.30.48
1006.30.61; 1006.30.63
1006.30.65; 1006.30.98
1006.30.67; 1006.30.92
1006.30.94; 1006.30.96
Trang 6Gạo đã xay
1006.10.21; 1006.10.23
1006.10.25; 1006.10.27
1006.10.92; 1006.10.94
1006.10.96; 1006.10.98
1006.20.11; 1006.20.13
1006.20.15; 1006.20.17
1006.20.92; 1006.20.94
1006.20.96; 1006.20.98
1006.30.21; 1006.30.23
1006.30.25; 1006.30.27
1006.30.42; 1006.30.44
1006.30.46; 1006.30.48
1006.30.61; 1006.30.63
1006.30.65; 1006.30.67
1006.30.92; 1006.30.94
1006.30.96; 1006.30.98
30.000 tấn/năm
Gạo phải thuộc một trong
số các loại gạo thơm sau: (a) Hoa nhài 85,
(b) ST5, ST20, (c) Nàng Hoa 9, (d) VD20, (e) RVT, (f) OM 4900, (g) OM 5451, và (h) Tài Nguyên Chợ Đào
Các lô hàng gạo đáp ứng quy định hạn ngạch này cần đi kèm giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các loại gạo được nêu trên
Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm Đối với các sản phẩm
từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 – 5 năm
Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ theo quy định thực thi của EU về việc mở và tiếp nhận HNTQ nhập khẩu cho gạo có xuất xứ từ Việt Nam Quy định này được Bộ Công Thương cung cấp chi tiết như sau:
•Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu
- Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu sẽ được nộp tại cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên trong 07 ngày đầu tiên của mỗi tháng theo lịch trong suốt giai đoạn cấp HNTQ, ngoại trừ tháng 12 khi không có đơn nào được nộp
- Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 sẽ được nộp trong giai đoạn từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 11 của năm trước
đó
- Người nộp đơn phải nộp một số tiền bảo đảm là 30 Euro trên một tấn tại
Trang 7thời điểm nộp đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu
•Hệ số phân bổ và cấp giấy phép nhập khẩu
- Giấy phép nhập khẩu sẽ được cấp cho số lượng theo trọng lượng sản phẩm cho mỗi đơn đặt hàng
- Trong trường hợp số lượng đăng ký vượt quá số lượng có sẵn theo
HNTQ cho giai đoạn, EU sẽ cố định một hệ số phân bổ
- Hệ số phân bổ sẽ được công khai thông qua một bài viết trên mạng điện
tử thích hợp, muộn nhất là vào ngày 22 mỗi tháng Đồng thời, EU sẽ công khai lượng hạn ngạch có sẵn cho các giai đoạn sau Trong trường hợp đơn đăng ký được nộp từ ngày 23 đến 30 tháng 11, hệ số phân bổ sẽ được công khai không muộn hơn vào ngày 14 tháng 12
•Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu sẽ có hiệu lực:
- Từ ngày dương lịch đầu tiên của tháng sau khi nộp đơn trong trường hợp nộp đơn đăng ký trong giai đoạn HNTQ;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm sau trong trường hợp nộp đơn đăng ký từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 11 của năm trước
b, Cam kết về sở hữu trí tuệ: Quy định về chỉ dẫn địa lý (GI)
Do các Thành viên EU có truyền thống sản xuất hàng loạt nông sản, thực phẩm có chất lượng đặc trưng theo vùng như rượu vang Bordeaux, pho-mát Mozzarella, giăm bông Parma, v.v nên EU có chế độ bảo hộ cao đối với GI và rất chú trọng nội dung trong đàm phán các FTA
Trong EVFTA, EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao Về mặt hàng gạo, ta có 4 loại gạo được EU bảo hộ, đó là:
•Gạo Hải Hậu
•Gạo Hồng Dân
•Gạo Bảy Núi
•Gạo Điện Biên
c, Cam kết về quy tắc xuất xứ
• Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) C/O được phát hành theo quy định của Thông tư số 11/2020/TT BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định, phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô)
Trang 8•Ngũ cốc nói chung và gạo nói riêng, là các mặt hàng phải có xuất xứ thuần túy tại Việt Nam (Mã HS hàng hóa thuộc Chương 10 trong Biểu thuế của EU)
d, Ngoài các cam kết liên quan trực tiếp đến mặt hàng gạo trong khuôn khổ EVFTA, EU còn có quy định khắt khe đối với các sản phẩm hàng hóa nói chung
và hàng hóa thực phẩm nói riêng Cụ thể, EU đã có những quy định, tiêu chuẩn hiện hành về:
•An toàn vệ sinh thực phẩm
•Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
•Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong sản phẩm
•Hạt nảy mầm
•Quy định kiểm dịch thực vật
•Kiểm soát đối với thực phẩm biến đổi gen (GMO)
•Ghi nhãn thực phẩm
•Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm
EU là thị trường rất “khó tính” với các yêu cầu về giống, truy xuất nguồn gốc; chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bắt buộc cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan
Việc chứng nhận sẽ thể hiện được chất lượng, uy tín, giá trị, thương hiệu của gạo Việt Doanh nghiệp phải có chứng nhận GlobalGap và phải thay đổi quy trình canh tác, trồng trọt so với trước đây; phải xây dựng được chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP ) Từ tháng 1/2018 Ủy ban Châu Âu (EC) quy định mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong gạo nhập khẩu là 0,01mg/kg
2 Quy định của VN
Ngày 04/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định
về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu Theo
đó, điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận như sau:
- Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện, thị xã, tỉnh/thành phố)
- Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%
Nghị định cũng quy định về kiểm tra lô ruộng lúa thơm Theo đó, lô ruộng lúa thơm được kiểm tra 1 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và được lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định, phương pháp kiểm tra độ thuần giống lúa thơm theo quy định Mỗi lô ruộng lúa thơm kiểm tra được ghi mã hiệu
Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được công nhận theo quy định tại
Trang 9Điều 21 Luật Trồng trọt và Điều 7 nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thực hiện kiểm tra lô ruộng lúa thơm
Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm là Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo, hồ sơ chứng nhận, chứng nhận lại chủng loại gạo thơm
Có thể thấy, EU là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng cũng rất khó tính đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm để vượt qua được những quy định EU đặt ra, chinh phục người tiêu dùng khu vực này Các doanh phải nghiên cứu, cải tiến công nghệ và tổ chức dây chuyền sản xuất khép kín theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: HACPP, HALAL hay BRC nhằm đảm bảo khả năng cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và yêu cầu khó tính của các thị trường tiêu dùng cao cấp như EU Bên cạnh đó, việc đạt được các giấy chứng nhận tự nguyện khác phổ biến tại EU sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc XK gạo sang thị trường này
II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU 1
Kết quả đạt được trong ngắn hạn
Hiện nay, về tổng quan hoạt động xuất khẩu gạo, có thể thấy cả 2 mục tiêu lớn do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ra đối với sản xuất - xuất khẩu gạo đều đã đạt được An ninh lương thực được bảo đảm tuyệt đối trong năm
2020, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất, khi dịch bệnh bùng phát và nước ngoài tăng mạnh mua gạo từ Việt Nam Theo ước tính của liên Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu
vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3% Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019 Đây là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa
Cụ thể hơn, Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) mở ra một ô cửa nhỏ cho gạo Việt, khi dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm), kèm theo mức thuế suất 0% với lượng hàng hóa tuân thủ hạn ngạch Đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang EU trong thời gian tới Đặc biệt, việc giảm thuế suất cũng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam trên thị trường EU so với các sản phẩm của
Trang 10các nước khác, những thương hiệu gạo khác
Về thị trường, trong 8 tháng đầu năm 2020, châu Á vẫn là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam, đạt 2,78 triệu tấn, chiếm 60,74% tổng lượng gạo xuất khẩu Châu Phi là thị trường khu vực lớn thứ hai, đạt 0,87 triệu tấn, chiếm 19,06% Mặc dù xuất khẩu sang thị trường châu Âu còn rất khiêm tốn, đạt 0,07 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 1,61% Tuy nhiên, đáng lưu ý là một số thị trường có lượng xuất khẩu tăng mạnh như Tây Ban Nha tăng 219,9%, Pháp tăng 145,8% Đây được đánh giá sẽ là tiền đề tốt để ta tiếp tục khai thác hiệu quả cơ hội thị trường EU khi Hiệp định EVFTA đã bắt đầu có hiệu lực và triển khai thực thi Ngoài ra, điểm nổi bật trong hoạt động xuất khẩu gạo là cơ cấu chủng loại đã và đang dần dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như: gạo thơm (chiếm 27,33% trong tỷ trọng tổng lượng gạo xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020), gạo japonica (chiếm 3,69%), gạo nếp (chiếm 10,13%) Ngoài việc tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu, hiệp định EVFTA cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam Nghị định 103/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chứng nhận gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thơm vào EU phải đáp ứng các yêu cầu về nguồn giống; có diện tích vùng trồng, địa điểm sản xuất đáp ứng yêu cầu; có các biên bản kiểm tra đánh giá chất lượng từng lô hàng ở từng thời điểm kiểm tra để có thể xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này Bởi vậy, các doanh nghiệp đã có sự thay đổi, cải thiện về quá trình sản xuất để đáp ứng được tiêu chuẩn của EU và chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao, không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường EU mà còn nhiều thị trường khó tính khác Hiệp định EVFTA được xem là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và đặc sản cũng như đầu tư, nghiên cứu sản xuất nhiều chủng loại gạo khác để được xuất khẩu vào EU, ngoài 9 loại gạo đã được thị trường này cho phép
Hiệp định EVFTA đã tạo những chuyển biến lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không chỉ trong hiện tại mà còn cả tương lai Hiệp định EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của ta sẽ tăng trung bình 5,21-8,17% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 17,98-21,95% (cho giai đoạn 05 năm sau đó) Cụ thể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo sang EU dự kiến sẽ tăng thêm 65% vào năm 2025 Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho