1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm số 2 thực trạng về hoạt động xuất khẩu trực tiếp gạo tại việt nam

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng về hoạt động xuất khẩu trực tiếp gạo tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Khánh Linh, Hồ Ý Nhi, Ngô Thị Bích Ngọc, Nguyễn Mai Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Cẩm Thủy
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUĐặc điểm nền kinh tế nước ta là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu thamgia các vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam xác định gạo là mặt hàng xuấtkhẩu mũi nhọn khôn

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP GẠO TẠI VIỆT NAM

Thành viên nhóm Mã sinh viên

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Thực trạng về hoạt động xuất khẩu trực tiếp gạo tại Việt Nam 3

1.1 Triển vọng xuất khẩu gạo năm 2024 3

1.2 Khả năng cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam 3

2 Rủi ro gặp phải trong xuất khẩu gạo trực tiếp 5

2.1 Xuất hiện tình trạng “bẻ kèo” 5

2.2 Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường trọng điểm 6

2.3 Rủi ro địa chính trị 7

3 Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt Nam 7

3.1 Cơ hội 7

3.2 Thách thức 8

KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đặc điểm nền kinh tế nước ta là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia các vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam xác định gạo là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn không những tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho sự phát triển đất nước mà còn là nguồn thu nhập chính của đa số các hộ gia đình tại Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay trước xu hướng quốc tế hóa, hội nhập các nền kinh tế, tình hình sản xuất và kinh doanh lúa gạo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối đầu với những thách thức lớn như: thị trường bất ổn định, sản lượng xuất khẩu tăng giảm không đều, xu hướng cạnh tranh của các nước ngày càng ác liệt, thị trường nhập khẩu biến động không ngừng, các vấn đề về phương thức giao dịch… Trong bài tập này, nhóm 14 đã tìm hiểu các phương thức giao dịch trực tiếp trong xuất khẩu từ đó đưa ra những thực trạng trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp, rủi ro trong xuất khẩu trực tiếp, những cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gạo Việt Nam

Từ các tiêu chí trên, sau thời gian học tập và tìm hiểu tài liệu, nhóm 14 đã chọn đề tài “ Thực trạng về hoạt động xuất khẩu trực tiếp gạo tại Việt Nam”

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Cẩm Thủy đã giúp chúng em nâng cao kiến thức để hoàn thành bài tập này Trong bài tập này, do kiến thức chúng em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự phê bình và góp ý của cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn

2

Trang 4

NỘI DUNG

1 Thực trạng về hoạt động xuất khẩu trực tiếp gạo tại Việt Nam

1.1 Triển vọng xuất khẩu gạo năm 2024

- Hoạt động xuất khẩu gạo được nhận định tiếp tục thuận lợi cả về giá và sản lượng, ít nhất trong nửa đầu năm 2024

- Nhiều dự báo cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo tiếp tục có triển vọng tích cực trong năm 2024 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay, sản lượng gạo toàn cầu có thể đạt kỷ lục gần 520 triệu tấn, mức tiêu thụ tiến sát 525 triệu tấn Như vậy, thế giới sẽ thiếu hụt 5 triệu tấn gạo, trong khi lượng tồn kho toàn cầu chỉ còn 160 triệu tấn

- Các chuyên gia trong lĩnh vực hàng hoá của Bloomberg cho rằng, do lệnh hạn chế khấu khẩu gạo của Ấn Độ, ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino, cũng như tình trạng căng thẳng trên Biển Đỏ có thể góp phần đẩy giá gạo thế giới tăng thêm

- Công ty Chứng khoán KB Việt Nam nhận định, giá gạo xuất khẩu sẽ duy trì đà tăng, có thể đạt 700 USD/tấn trong năm 2024, dựa trên 3 yếu tố chính:

1) Ấn Độ và Nga duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo sang năm 2024

2) Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Philippines, Trung Quốc và Indonesia gia tăng

3) Yếu tố thời tiết bất thường và ảnh hưởng của El Nino gây áp lực lên nguồn cung

- Giá gạo trong nước theo đó sẽ tăng, nhưng trong biên độ ổn định hơn, nhờ nguồn cung dồi dào với năng suất cao và việc Việt Nam vẫn luôn ưu tiên bảo đảm an ninh lương thực

1.2 Khả năng cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam

- Báo cáo về tiềm năng xuất khẩu gạo và nhu cầu hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp TP Cần Thơ, ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ cho biết, năm 2023, tổng diện tích lúa xuống giống 216.215 ha; sản lượng lúa thu hoạch 1,36 triệu tấn Sản lượng gạo xuất khẩu của địa phương đạt 976,26 nghìn tấn, ước đạt 520,91 triệu USD, tăng 23,23% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt kế hoạch 35,58%

3

Trang 5

- Thành phố Cần Thơ có 37 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia xuất khẩu gạo trực tiếp; với tích lượng kho chứa: 405.380 tấn thóc, 756.802 tấn gạo; 45 cơ sở xay xát với công suất 1.017 tấn thóc/giờ; 58 cơ sở lau bóng, xát trắng với công suất 1.017 tấn/giờ Bên cạnh đó, có một số cơ sở xay xát, gia công chế biến gạo cung ứng xuất khẩu, phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Philippines, Malaysia, Ghana, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Nam Phi, Úc, Singapore, Trung Quốc, Qatar, …

- Thành phố Cần Thơ duy trì sản lượng, giá trị xuất khẩu do tập trung gạo chất lượng cao, cơ cấu các mặt hàng gạo xuất khẩu có sự thay đổi, chủ yếu gạo thơm chiếm sản lượng lớn Một số doanh nghiệp đầu tư vùng lúa nguyên liệu với các giống lúa chất lượng cao đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, đầu tư vật tư đầu vào cho nông dân đảm bảo chất lượng, giá cả, đồng thời thu mua lúa hàng hóa với giá tương đối

có lợi cho nông dân tham gia liên kết sản xuất

- Tại tỉnh An Giang, diện tích gieo trồng hàng năm, bình quân khoảng 630 nghìn ha, sản lượng khoảng hơn 4 triệu tấn/năm (các giống lúa chất lượng cao chiếm trên 80-90%), chiếm khoảng 10% sản lượng lúa hằng năm của cả nước

- Hiện tại, Tỉnh An Giang có 14/167 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, công suất xay xát thực tế trên 3,2 triệu tấn/năm Hiện sản phẩm gạo đã có mặt và tạo uy tín tại các thị trường lớn trên thế giới Sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay là: gạo thơm, gạo trắng, gạo lức, gạo đồ, tấm, nếp,

- Ông Nguyễn Thành Huân - Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang cho biết, riêng mặt hàng gạo, các doanh nghiệp của tỉnh đã xuất đến 60 thị trường khác nhau trên thế giới, đạt gần 580 nghìn tấn, tương đương 339 triệu USD; so với cùng kỳ tăng trên 9% về sản lượng và tăng gần 16% về kim ngạch Thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất là thị trường Châu Á (Trung Quốc, Malaysia, Singapore,…), Châu Phi (Ghana,…), Châu Âu (Pháp, Đức, Bồ Đào Nha,…), Châu Mỹ (Mỹ, Brazil,…)

và Châu Đại Dương

- Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024 cả nước xuất khẩu 512.265 tấn gạo, tương đương 362,26 triệu USD, giá trung bình 707,2 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 7% về kim ngạch và tăng 2,8% về giá so với tháng 12/2023; còn so với tháng 1/2023 thì tăng mạnh 42,6% về khối lượng, tăng 94,1% về kim ngạch và tăng 36,2% về giá

4

Trang 6

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 53,6% trong tổng lượng và chiếm 39% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt gần 280.944 tấn, tương đương gần 194,28 triệu USD, giá trung bình 691,5 USD/tấn, tăng 7,8% về lượng, tăng 8,1% về kim ngạch và tăng nhẹ 0,3% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 117,2% về lượng, tăng 201% về kim ngạch và tăng 38,5% về giá

Tiếp sau đó là thị trường Pháp chiếm trên 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 17.919 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, giá trung bình 1.040,2 USD/tấn, tăng mạnh 16.339% về lượng và tăng 18.356% về kim ngạch so với tháng 12/2023; trong khi tháng 1/2023 không xuất khẩu gạo sang thị trường này

Thị trường Indonesia đứng thứ 3 đạt 27.256 tấn, tương đương 18,08 triệu USD, giá 663,3 USD/tấn, giảm 35,8% về lượng và giảm 29,3% về kim ngạch nhưng tăng 10% về giá so với tháng 12/2023; giảm 68,3% về lượng, giảm 55,8% kim ngạch và tăng 39,2% về giá so với tháng 1/2023, chiếm gần 5% trong tổng lượng và chiếm 3,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước

Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 351.286 tấn, tương đương 240,54 triệu USD, tăng 24,4% về lượng, tăng 66,2% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTPP đạt 36.278 tấn, tương đương 24,32 triệu USD, tăng 84,4% về lượng, tăng 123,8% kim ngạch Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 341.006 tấn, tương đương 234,08 triệu USD, tăng 46,4% về lượng, tăng 103,7% kim ngạch

2 Rủi ro gặp phải trong xuất khẩu gạo trực tiếp

2.1 Xuất hiện tình trạng “bẻ kèo”

- Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), một DN hàng đầu về XK gạo cho biết, sau lệnh cấm XK gạo của Ấn

Độ, giá gạo XK thế giới (trong đó có Việt Nam) đã tăng thêm hơn 100 USD/tấn, thậm chí có thể tăng thêm 200 USD/tấn nếu lệnh cấm này của Ấn Độ kéo dài

- Trong bối cảnh đó, tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra, dẫn đến việc “hủy kèo”, không tôn trọng các hợp đồng đã thỏa thuận Điều này khiến các DN, nhà máy chế

5

Trang 7

biến gạo không nhận được lượng hàng hóa đã chốt Trong khi đó, cũng có tình trạng nông dân, thương lái bỏ cọc để bán ra bên ngoài với giá cao hơn

- Theo đại diện DN này, do đặc thù của ngành gạo nói riêng và nông sản nói chung là phải bán trước mùa vụ nên các DN XK thường không đủ tài chính để chuẩn bị đủ lượng hàng (thường đáp ứng 50 - 60% lượng đơn hàng ký kết) Trong khi gạo là mặt hàng cần nhiều thời gian và công sức để sấy, xay xát, lưu kho Do vậy, khi giá tăng mỗi ngày thì các DN thường gặp tình trạng mua vào không kịp

- Khi giá biến động quá nhanh như hiện nay, các nhà máy cung ứng thường phải chịu

lỗ để giao các đơn hàng đã chốt hoặc hủy hợp đồng “Chuỗi cung ứng của ngành gạo đã bị đứt gãy ngay từ khâu đầu tiên, làm cho cả ngành phát triển không bền vững, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia do các DN mất khả năng thực hiện hợp đồng,

có thể xảy ra tranh chấp, kiện cáo trong tương lai gần” - DN này nhận định

2.2 Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường trọng điểm

- Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành gạo còn điểm yếu là chưa đa dạng hóa thị trường, phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường trọng điểm "Từ chỗ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc với gần 50% thị phần, nay gạo Việt Nam chuyển sang phụ thuộc thị trường Philippines với hơn 45% thị phần trong năm qua Xuất khẩu gạo Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường" - ông Trần Quốc Toản nhận xét

- Năm 2023, Bộ Công Thương dự kiến sản lượng gạo dành cho xuất khẩu còn khoảng 6,5 - 7 triệu tấn và có một số chương trình phát triển thị trường, xúc tiến thương mại tại các thị trường truyền thống và những thị trường mới có tiềm năng như: Anh, Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc)…

- Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Phi, thông tin tại thị trường Philippines, thị phần gạo Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu của nước này là 83% nhờ có sản phẩm phù hợp thị hiếu "Tuy nhiên, thị trường này rất nhạy cảm về giá, nếu gạo Việt Nam chào giá cao, họ có thể chuyển sang nhập khẩu gạo của các nước khác" - ông Nam lưu ý

2.3 Rủi ro địa chính trị

- Xuất nhập khẩu luôn tồn tại rủi ro, đặc biệt khi tiến hành xuất khẩu trực tiếp diễn ra giữa các quốc gia có khoảng cách địa lý xa cách, dẫn đến những rủi ro khó có thể

6

Trang 8

lường trước Thường những rủi ro này xảy ra do công ty chưa thực sự am hiểu về sản phẩm, đối tác, thị trường

- Chi phí tốn kém do vậy chỉ thực hiện khi có đủ số lượng hàng lớn

3 Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt Nam

3.1 Cơ hội

- Mới đây, quốc gia chiếm hơn 40% thị phần xuất khẩu gạo thế giới là Ấn Độ đã đưa

ra lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường (chiếm hơn 80% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước này) Không lâu sau đó, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Nga lần lượt thông báo ngừng xuất gạo ra nước ngoài

- Sau Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

- Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan nhận định, giao dịch gạo tại thị trường nội địa của Thái Lan đang trở nên hỗn loạn, từ khi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn

Độ dẫn tới đầu cơ tích trữ làm cạn kiệt nguồn cung từ thị trường, khiến ít gạo xuất khẩu hơn Ngoài giá tăng do tích trữ, xứ sở Chùa Vàng đang phải chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán mất mùa do tác động của El Nino khiến lượng mưa thấp hơn bình thường, khiến Thái Lan giảm xuất khẩu gạo trong năm nay và năm tới

- Hiện nay xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có vẻ thuận lợi hơn Thái Lan, do Việt Nam đã có cách “hóa giải” El Nino, nên sản lượng lúa vẫn tăng Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tăng thêm diện tích lúa thu đông lên 50.000 ha so với các niên vụ trước Vì vậy, sản lượng lúa thu hoạch các tháng 11 và

12 sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

- Do vậy, Việt Nam đang đứng trước yếu tố "thiên thời" cực lớn và thế chủ động trên thị trường gạo thế giới Đây là cơ hội cho gạo Việt khẳng định vị thế, đàm phán hợp đồng lâu dài với các đối tác truyền thống lẫn khai phá quan hệ thương mại với các đối tác mới

3.2 Thách thức

- Đứng trước nhiều cơ hội, nhưng gạo Việt vẫn còn nhiều thách thức về mặt chất lượng, trong đó nhiều hộ nông dân sản xuất lúa gạo theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung được thành mô hình hợp tác xã Tại nhiều vùng sản xuất lúa trọng điểm, người nông dân vẫn chưa tiếp cận được giống chất lượng cao, canh tác thiếu

7

Trang 9

tính liên kết giữa các bên trong chuỗi sản xuất chung để có thể áp dụng công nghệ đồng bộ dẫn đến năng suất lúa chưa đạt mức tối ưu

- Bên cạnh đó, trước các áp lực sâu bệnh, dịch hại gia tăng, yêu cầu năng suất nhưng phải giảm lượng nước và các yếu tố đầu vào…, việc áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa trong sản xuất là cần thiết Và đây vẫn là "ải khó" với nhiều hộ nông dân, khiến hiệu quả canh tác lúa không cao như kỳ vọng

- Trong khi để đạt được giá trị kinh tế cao, gạo Việt phải đảm bảo được những yêu cầu chất lượng và đáp ứng bộ tiêu chuẩn khắt khe của các nước nhập khẩu

- Vì vậy để gạo Việt gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng, tạo dựng danh tiếng vững chắc và có thể thâm nhập vào những thị trường khó tính, ngành lúa gạo cần tập trung vào hai mũi nhọn: Thứ nhất là khâu chọn giống, bởi lẽ hạt giống tốt là tiền

đề cho một vụ mùa thắng lợi về năng suất và chất lượng; Thứ hai là người nông dân cần được hướng dẫn cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phù hợp điều kiện đất đai và tập quán canh tác từng địa phương vào sản xuất

- Xuất khẩu tăng khiến giá lúa gạo trong nước tăng nhanh theo từng ngày Tình trạng này dẫn đến việc tranh mua tranh bán, đẩy giá gạo tăng liên tục; xuất hiện cò, thương lái thu gom lúa gạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp do 70% doanh nghiệp không liên kết xây dựng vùng nguyên liệu với các hợp tác xã

- Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới tăng mạnh, giá bán cao nhưng doanh nghiệp khó đáp ứng vì giá lúa gạo trong nước luôn biến động, tăng liên tục Doanh nghiệp gặp khó trong thu mua lúa đáp ứng đơn hàng vì lượng lúa gạo trong nước cung không đủ cầu Vì vậy, dù cơ hội xuất khẩu rộng mở nhưng doanh nghiệp thận trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu mới Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước đây giá cao nhưng vẫn lỗ do giá gạo trong nước tăng liên tục

8

Trang 10

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết hoạt động xuất khẩu giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, vì vậy việc đẩu mạnh xuất khẩu là một trong nhứng nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước ta nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng

Riêng đối với ngành gạo, trong những năm vừa qua đã có những bước củng cố và phát triển Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã khai thác được nội lực, phát huy được tiềm năng và lợi thế, từng bước nâng cao được uy tín, thương hiệu của ngành Gạo nói riêng và thương hiệu Việt Nam chất lượng cao nói chung, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển nền kinh tế và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Song bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm đòi hỏi cần có sự nỗ lực của ngành

và các cơ quan chức năng để khắc phục, từng bước đưa xuất khẩu gạo nói riêng và toàn ngành Gạo nói chung phát triển đi lên, đáp ứng không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường thế giới

9

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w