Theo tác giả của công trình thì đây là “thử nghiệm đầu tiên trong việc xác định nội hàm thơ trữtình chính trị, khái niệm kiểu nhà thơ, vận dụng các phạm trù thi pháp họchiện đại như quan
Trang 1NGUYEN THỊ NGUYỆT
NHỮNG BIÊU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TIỂU BIEU TRONG THO TO HỮU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Hà Nội - 2011
Trang 2NGUYEN THI NGUYET
NHUNG BIEU TUQNG NGHE THUAT
TIEU BIEU TRONG THO TO HUU
Luan văn Thạc si chuyên ngành: Ly luận van hoc
Mã so: 60 22 32
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành
Hà Nội - 2011
Trang 3MỤC LỤC
PHAN MỞ ĐẦU 2-2 << sEoEgE7032030100401940p 3
1 LY Ga 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn Ge 5 5s < sSsssssSsSseseEsesesessssrsssse 4
3 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu - 5s < ss s2 s=sesess=sesesssse 8
4 Phương pháp nghiên Cru Go 5< 6 5 5 S99 9999 959994 9955984996 8
5 Kết cấu luận Văn - 5s se 2 93s sEsES£EsEsESESEsEsE5E4ssEsszse 9
PHAN 8)19)8))0 160277 10
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VE BIEU TƯỢNG VA HANH TRÌNH
SANG TAC CUA TO HỮU - s2 s° 2 ++ss£xserEsserkserrsserkserre 10
1.1 Khái niệm biểu tượng và biểu tượng trong văn học nghệ thuật 10
1.1.1 Một số định nghĩa về biểu tượng .- 5 5-52 s<sesess=sese 101.1.2 Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình tượng đặc biệt
TRONG THO TO HỮU - 2 + s£+sseevseerssersseore 41
2.1 Con đường - biểu tượng trung tâm trong thơ Tố Hữu 41
2.1.1 “Ta bước tới Chỉ một dường: Cúch MANY” ««-e.ee««esseeeee 4I
2.1.2 “Những đường Việt Bắc của fd” e-scseescsesssseeeseseseesrsesee 502.1.3 “Đường hạnh phúc gian nan lắm khiúC ” e secscsecseseeeesss 592.1.4 “Đời thường sớm nắng Chieu mwa VẬ)?” eeece<e<cscsseecseseseeeesese 72
2.2 Một số biểu tượng tiêu biểu khác . s ° 5s sessesesssse 76
2.2.1 Biéu tượng dòng SONG -csccccscscskseeeEsEsEseketstsetetsrsrsersrsrsee 76
2.2.2 Biểu tuwong con HH 5c c< Set EsESEEESEsEsEEeEsEseserrsrseeere 82
Trang 42.2.3 BiG tUONG NGON CỜ eccccscc<ceceeveEeekeEseEsEketstketsrtetsrsersrsersrssree 90
CHUONG 3: VAI NET VE NGHE THUAT XAY DUNG BIEU
TƯỢNG TRONG THO TO HỮU 5 5° 5s 2s ssessssesssse 96
3.1 Biểu tượng xuất hiện trong không gian, thời gian lịch sử cụ thé 96
3.2 Biểu tượng xuất hiện trong không gian và thời gian tưởng tượng
— ,ôÔỎ 105
3.3 Biểu tượng được xây dựng bằng nghệ thuật liên tưởng 111
PHAN KET LUẬN 5-5-5-5£ 5£ 5° 5< << S4 4s EsEsEs£S£S£SeEeEeEeEsEsEsesesese 119TÀI LIEU THAM KHẢO < 5-5-5 2 5s 2 s£s£s£Ss£s£sesesseseses 121
Trang 5PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biéu của Việt Nam thời ky hiện đại
Sự nghiệp sáng tác của ông sắn liền với đời sống dân tộc qua nhiều chặngđường cách mạng, dé lại nhiều tác phẩm thi ca có giá trị Thơ Tế Hữu là bài
ca của thời đại Hồ Chí Minh, đấu tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang, bài ca
về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin cách mạng mới mẻ,
trong trẻo Sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu gói gọn trong 7 tập thơ, so với một
số nhà thơ cùng thời thì số lượng đó chưa phải là nhiều nhất Tuy vậy, giá trịthơ ông đã được khăng định, đã “thực sự trở thành một bộ phận không thêtách rời đời sống tâm hồn Việt Nam” Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trởthành đối tượng thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu của giới phê bình và bạn đọcyêu mến
Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bìnhgiới thiệu thơ Tố Hữu Thơ Tố Hữu hau hết đã được đánh giá, phân tích vềmọi mặt từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách; từ đề tài, chủ đề, hìnhtượng tới phương pháp sáng tác, thé loại, ngôn ngữ Với vốn tri thức mà giới
nghiên cứu tích lũy được đã khang định sự phong phú về nội dung tư tưởng và
hình thức nghệ thuật của thơ ông Hầu như không còn tập thơ, bài thơ nào cógiá trị của ông mà không được bàn đến Tưởng như thế giới nghệ thuật thơ TốHữu đã được khai thác đến cạn kiệt Nhưng chưa có ai dám khăng định đã đi
tới tận cùng vẻ đẹp thơ ông, thơ Tố Hữu là một đối tượng đầy sức quyến rũ,
hap dẫn với những người yêu văn học Van đề biểu tượng trong thơ Tố Hữu
chưa được bàn đến nhiều Bởi vậy trong giới hạn đề tài Những biểu tượng
nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tổ Hữu chúng tôi bước đầu tiếp cận thơ ông về
phương diện tư duy thơ Tìm hiểu những biểu tượng tiêu biểu trong hệ thống
Trang 6các biéu tượng thơ Tố Hữu dé thay được sự nhất quán trong tư tưởng của Tố
Hữu về con đường cách mạng và con đường thơ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, Tố Hữu xứng đáng là lá cờđầu trong văn học cách mạng Sáng tác của ông trở thành đề tài thu hút công
sức nghiên cứu của đông đảo giới phê bình So với các nhà thơ cùng thời thì
thơ Tố Hữu được nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều, rất sâu với số lượng bài phêbình nghiên cứu lớn và một số công trình nghiên cứu có giá trị Trong ngànhnghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, sau mảng thơ văn của Chủ tịch HồChí Minh thì thơ Tố Hữu là dé tài có nhiều thành tựu đáng ké Các công trình
phê bình, giới thiệu của các nhà thơ nhà văn như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh,
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Các chuyên luận và bài
nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Ky, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Hà
Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, đều đã đề cập đến nhiều mặt quan trọngkhác nhau của thơ Tố Hữu
Trước hết phải nói đến chuyên luận Tho Ti 6 Hữu (NXB Đại học vatrung học chuyên nghiệp) của tác giả Lê Đình Ky, xuất bản lần đầu vào năm
1979 Day có thé gọi là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ Tố Hữu một
cách hệ thống, toàn diện cả nội dung và nghệ thuật Tác giả Lê Đình Ky
nghiên cứu thơ Tố Hữu qua các tập thơ: Tir dy (1937 1946), Việt Bắc (1946
1954), Gio lộng (1955 1961), Ra trận (1962 1971), Máu và Hoa (1972
-1977) Tác giả đã khái quát những chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu như: chủ đề
về Nhân dân - Đất nước - Đảng - Lãnh tụ Những đặc điểm phong cách tư
tưởng - nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ như: lãng mạn cách mạng - trữ
trình cách mạng, phong cách dân tộc đậm đà Có thể nói Lê Đình Ky đã cónhững đánh giá hết sức khái quát, toàn diện về thơ Tố Hữu Chuyên luận củaông rất có ý nghĩa trong đời sông phê bình, nghiên cứu văn học Tuy vậy, tác
Trang 7giả của chuyên luận bước đầu tiếp cận thơ Tố Hữu về phương diện xã hội học
là chủ yếu Van đề biểu tượng trong thơ Tố Hữu chưa thấy được nghiên cứu,tìm hiểu
Tác giả Hà Minh Đức với công trình giới thiệu, phê bình Tổ Hữu
-Cách mạng và Thơ (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004) tập hợp tất cả các
bài viết của tac giả trong khoảng thời gian gần hai mươi năm Phan Tro
chuyện và ghi chép về thơ có ý nghĩa như một món quà của nhà thơ với bạn
đọc mà tác giả Hà Minh Đức là người trực tiếp lắng nghe và ghi chép đầy đủ
Phần Tiểu luận văn học gồm những bài viết về quá trình sáng tác qua các lời
giới thiệu thơ Tố Hữu, về một tác phâm và cả lời bình về một vài bài thơ tiêu
biểu của Tố Hữu Trong công trình này Hà Minh Đức có những khái quát lớn
về đời thơ Tố Hữu Ông đánh giá Tố Hữu là “một tài năng thơ ca thuộc về
nhân dân và dân tộc” [21; 173], nêu bật được sáng tạo và thành tựu qua những
chặng đường thơ Một lần nữa tác giả Hà Minh Đức nhẫn mạnh Tir ấy là mộttác phẩm xuất sắc của nền thơ ca cách mang, Ra #rán là khúc ca chiến đấu.Cảm hứng về đất nước và nhân dân thê hiện sắc nét, phong vị Huế đậm đà
trong thơ Tố Hữu Trong phần Tiểu ludn văn học, tác giả có lời giới thiệu tập
thơ Ta với ta của Tố Hữu Ong khang định: “Trên sáu mươi năm đã quanhững dòng thơ của Tố Hữu vẫn đi giữa cuộc đời, vẫn giữ sức lay động vàniềm tin ở con người, vẫn là những giá trị tinh thần cao đẹp gắn với đất nước
và nhân dân” [21; 235] Qua công trình Tổ Hữu cách mạng và thơ, tac giả HàMinh Đức đã góp phần vào giới thiệu, nghiên cứu các sáng tác của Tố Hữu
Bên cạnh công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức về thơ Tổ Hữu là haicuốn Tổ Hữu thơ và cách mạng (NXB Hội Nhà văn, 1996) và Tố Hữu về tác
giả và tác phẩm (NXB Giáo dục, 2003) do nhiều tác giả biên soạn, tập hợp tất
cả các bài viết, tiêu luận, phê bình của các nhà nghiên cứu về thơ Tố Hữutrong gần nửa thế kỷ qua Về nội dung, nghệ thuật của thơ Tố Hữu đều được
Trang 8các tác giả khai thác một cách toàn diện, sâu sắc trong hai công trình này Tuynhiên chưa có tác giả nào có sự tìm hiểu, nghiên cứu cụ thé về các biểu tượngtrong thơ ông Hai tác phẩm đó giúp định hướng tìm hiểu thơ Tổ Hữu là chủyếu.
Nếu như Lê Đình Ky khai thác nội dung, nghệ thuật thơ Tố Hữu về mặtchủ đề, đề tài, về những nét lớn trong phong cách nghệ thuật theo phương diện
xã hội học thì Trần Đình Sử lại hướng đến cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở góc độkhác, góc độ thi pháp Chuyên luận Thi pháp thơ Tổ Hữu được xuất bản lần
đầu tiên vào năm 1987 (NXB Hội Nhà văn), tái bản vào năm 1995 (NXB Giáo
dục) Với hướng nghiên cứu mới mẻ, tiếp cận tác phâm ở góc độ thi pháp,chuyên luận của Trần Đình Sử đã thực sự đóng góp nhiều ý kiến quý báutrong việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ Tố Hữu Chuyên luận không xem xétriêng phương pháp sáng tác - một trọng điểm sôi nỗi của giới phê bình đương
thời mà chỉ đi sâu vào bình diện thi pháp loại hình và tác giả Theo tác giả của
công trình thì đây là “thử nghiệm đầu tiên trong việc xác định nội hàm thơ trữtình chính trị, khái niệm kiểu nhà thơ, vận dụng các phạm trù thi pháp họchiện đại như quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thờigian nghệ thuật, các hình thức biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật củanhà thơ” [62; 4] Xuất phat từ quan điểm đó tác giả Tran Dinh Sử đã nghiêncứu các sáng tác của Tố Hữu từ những ngày đầu cho tới tập thơ Máu và Hoa
(1972 - 1977) Chuyên luận thực sự có giá trị trong việc tìm hiểu sáng tác của
Tố Hữu Điều quan trọng là lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu lớn về
thơ Tố Hữu đã đề cập đến vấn đề biểu tượng, cụ thể là con đường trong thơ
Tố Hữu Khi nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, TrầnDinh Sử khang định: “Hình tượng không gian quan trọng nhất, đóng vai tròxuyên suốt trong thế giới thơ Tố Hữu là con đường cách mạng Hình tượng
con đường có thê nói là đặc điêm chung của thơ ca cách mạng Việt Nam và
Trang 9của thơ ca cách mạng thế giới Nhưng ở Tố Hữu được thể hiện nổi bật, nhất
quán trở thành nét tư duy cơ bản nhất của thơ ông” [62; 171] Và lần đầu tiêntác giả khăng định: “Con đường là biểu tượng của sự thống nhất của không
gian và thời gian, là không gian vận động, không gian của con người đi tới”
[62; 171] Như vậy Trần Đình Sử đã nghiên cứu con đường với tư cách là mộthình tượng không gian đồng thời là một biểu tượng về sự thống nhất khônggian và thời gian Nhưng tác giả chưa khai thác sâu sắc biéu tượng con đườngthật cụ thể trong tất cả các tập thơ của Tố Hữu Ông chỉ nêu khái quát những
biểu tượng con đường trong các tập thơ Tir dy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận,
Máu và Hoa - đó là con đường cách mạng, “con đường cách mạng là không
gian của con người tập thé, con người dâng tat cả dé tôn thờ chủ nghĩa” [62;
178].
Trong khi ban về tu duy thơ Việt Nam hiện dai tác giả Nguyễn BaThanh đã đi sâu nghiên cứu sự vận động của tư duy thơ Tổ Hữu từ trước cáchmạng thang Tám cho tới những năm 1980 qua tiêu đề Cái rồi trữ tình trongthơ Tố Hữu [68: 167] Tac giả đã đi sâu nghiên cứu sự vận động cua cai /ôi trữtình theo hướng biện chứng từ hướng nội đến hướng ngoại và sau đó lại trở vềhướng nội của tư duy thơ Tổ Hữu Sự vận động của tư duy thơ Tố Hữu luôn
hướng về phía ánh sáng cách mạng Từ đó tác giả nêu bật được nét khác biệt,
nét đôi mới của tư duy thơ nhà thơ so với các tác giả đương thời cả về mức
độ và hướng vận động Công trình nghiên cứu 7 duy thơ và tu duy thơ hiện
đại Việt Nam đã dong góp nhiều giá trị trong việc tìm hiểu tư duy thơ của các
nhà thơ Việt Nam Đây là hướng nghiên cứu có ảnh hưởng lớn tới việc tìm
hiểu giá trị của các biểu tượng phản ánh sự vận động và phát triển của đời thơ
Tố Hữu
Nghiên cứu về thơ Tố Hữu còn có nhiều tác giả khác: Hoài Thanh,
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huynh Lý, Vũ Duc Phúc, Nguyễn Dinh Thi Trải
Trang 10qua gần bảy mươi năm, các bài viết, phê bình, nghiên cứu về thơ Tố Hữu ngàymột nhiều hơn Nhìn chung sáng tác của Tố Hữu đã được soi chiếu, phát hiệnnhiều giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật Mỗi người có một cách đánhgiá, phân tích riêng, song đều nhất trí cho rằng Tố Hữu là một nhà thơ cáchmạng, là lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam Nói như vậy không cónghĩa là vẻ đẹp thơ Tố Hữu đã được khai thác đến tận cùng Vấn đề biểutượng trong thơ Tố Hữu vẫn chưa thành các đề tài, các công trình lớn Trongkhi đây là đề tài thú vị và là vấn đề có ý nghĩa trong nghiên cứu sự vận động
và phát triển của tư tưởng nhà thơ.
Với đề tài Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tổ Hữuchúng tôi mạnh dạn bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu giá trị của các biểu tượngnay trong hệ thống các biểu tượng trong thơ Tố Hữu Vi vậy đây có thé coiđây là đề tài đầu tiên nghiên cứu thơ Tố Hữu ở góc độ biểu tượng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối trợng nghiên cứu:
Trong thơ Tố Hữu, hệ thống biểu tượng được nhà thơ sử dụng kháphong phú nhưng chúng tôi lựa chọn ra những biểu tượng tiêu biểu như conđường, dòng sông, con thuyên, ngọn cờ dé nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ sáng tác của Tố Hữu tập hợptrong 7 tập tho: Tir ấp, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng
don và Ta với ta.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thông kê, hệ thong hóa:
Sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hóa nhằm tìm ra một các
chính xác số lần xuất hiện của các biểu tượng và so sánh được tấn suất xuất
hiện giữa các biêu tượng.
Trang 114.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Sử dụng phương pháp phân tích để đi vào từng bài thơ, tập thơ cụ thể,khai thác các biểu tượng với các hàm nghĩa của nó Từ đó nhằm làm nỗi bậttính cụ thể, cảm tính và tính tượng trưng, tính kí hiệu, tính thầm mỹ của cácbiểu tượng này trong hệ thống các biểu tượng của thơ Tố Hữu
Sử dụng phương pháp tong hợp đề khái quát lại, rút ra đặc điểm chung
của các biểu tượng mà Tố Hữu thé hiện trong thơ.
4.3 Phương pháp so sánh:
So sánh các biểu tượng trong thơ Tố Hữu với các biểu tượng xuất hiện
trong một số sáng tác của các nhà thơ cùng thời Từ đó làm nổi bật những biểutượng trong thơ Tố Hữu như một đặc điểm riêng, một nét đặc sắc để tìm rabản sắc thơ thơ ông
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái lược về biểu tượng và hành trình sáng tác của Tổ Hữu
Chương 2: Các biéu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu.
Chương 3: Vài nét về nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Tổ
Hữu.
Trang 12PHẢN NỘI DUNG
CHUONG 1: KHÁI LƯỢC VE BIEU TƯỢNG VA HANH TRÌNH
SANG TAC CUA TO HUU
1.1 Khái niệm biểu tượng và biểu tượng trong văn hoc nghệ thuật
Mặc dù biểu tượng là một khai niệm quen thuộc nhưng day lại là một
khái niệm vào loại phức tạp và chưa có sự đồng thuận trong cách hiểu cũngnhư cách sử dụng Ngày nay, trong xu thế phát triển vừa chuyên sâu vừa liênthông với nhau, các ngành khoa học gặp gỡ nhau ở sự phát hiện va khang định
vai trò của biểu tượng trong đời sống con người và cùng hợp lực trong hành
trình tiếp cận bản chất biểu tượng Từ những góc độ của các lĩnh vực nghiên
cứu khác nhau, người ta đã khám phá biểu tượng ở nhiều khía cạnh, chúng
vừa bồ sung lẫn nhau, vừa có thé trái ngược nhau, cho ta hình dung về tinhnăng động và sự đa diện của khái niệm này Đề hiểu rõ hơn về biểu tượngchúng tôi xin nêu ra một số định nghĩa, kiến giải tiêu biểu về biểu tượng
Theo Tir điển tiếng Việt, trên cơ sở khảo sát cách dùng thuật ngữ biểu
tượng trong đời sống hằng ngày, các soạn giả đã nêu lên ba nét nghĩa của biểu
tượng Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên hai nét nghĩa có liên quan đến cách hiểu
biểu tượng của luận văn:
1 Hình ảnh tượng trưng.
10
Trang 132 Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự
vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã cham
dứt.
Ở định nghĩa này, cần lưu ý: ở nét nghĩa thứ nhất, hình ảnh tượng trưng
được hiểu là một sự vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp dé gợi ra
sự liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó Còn định nghĩa thứ hai được rút
ra từ tâm ly học Macxit.
Trong nhịp sống hiện đại, biểu tượng xuất hiện nhiều trong các ngành
PR quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu và cả kỹ thuật tuyêntruyền chính trị nữa Người ta sử dụng nó như một hình thức tín hiệu đầytiềm năng thông tin và có khả năng tác động mạnh mẽ Trên cơ sở tìm hiểu, sosánh, đối chiếu biểu tượng với các dạng thức tín hiệu như biểu trưng, phù
hiệu, huy hiệu, kí hiệu, huy chương, huân chương tác giả Nguyễn Duy Lẫm
đã đúc kết trong cuốn Biểu tuong một khái niệm về biểu tượng là hình thức tínhiệu có nội hàm phong phú hơn cả Tác giả đã kết luận: Biểu tượng là nhữnghình tượng an dụ, mang sức mạnh của tâm thức, thường được bảo tồn lâu bền
trong ký ức con người.
Mỗi ngành khoa học ít nhiều đều sử dụng tới thuật ngữ biểu tượng va dinhiên trong từng ngành, nhất là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều đưa
ra cho mình những kiến giải riêng về biéu tượng Trong lich sử phát triển củamỗi ngành, ở các trường phái, khuynh hướng, trào lưu với những gốc rễ tưtưởng triết học khác nhau, quan niệm về biểu tượng di nhiên không thuầnnhất
Giữa một sự ngôn ngang của những cách hiểu khác nhau như vậy, các
soạn giả của công trình Tir điển biểu tượng văn hóa thé giới đã có một sự nỗ
lực rất lớn dé có thé tổng thuật những thông tin cơ bản, tiêu biểu về biểu
tượng xoay quanh trục văn hóa, và có một sự tiếp cận hợp lý về mặt thuật ngữ
11
Trang 14mà không làm khái niệm trở nên chết cứng Sau khi so sánh biểu tượng vớicác dạng dấu hiệu, kí hiệu; các soạn giả đã phân tích bản chất khó xác định và
sống động của biểu tượng, các chức năng của biểu tượng và điểm qua những
cách phân loại biểu tượng nổi bật Tất nhiên, ở một mức độ nào đó, những ýkiến được lựa chọn nêu ra ở đây là phù hợp với quan niệm của các soạn giả
Lần theo lịch sử biểu tượng, khi nói đến những sự vật có thể mang giá
trị biểu tượng, các soạn giả đã dẫn ra ý kiến của Pierre Emmanuel rằng: “Vật
ở đây không chỉ là một sinh thé hay một sự vat thực mà ca mot khuynhhướng, một hình anh am anh, một giác mơ, một hệ thống định đề được ưutiên, một hệ thuật ngữ quen dùng tất cả những gì có định năng lượng tâmthần hay huy động năng lượng ấy vì lợi ích riêng của mình ” [7; 24] Nhưvậy, vật mang giá trị biểu tượng có thé là một vật cụ thé hoặc một vật trừu
tượng.
Biéu tượng được các nhà phân tâm hoc quan tâm một cach đặc biệt.Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các nhà phân tâm học - họ là những
nhà tiên phong vĩ đại trong việc phát giác và khảo sát lĩnh vực vô thức của con
người Bằng những khám phá táo bạo của mình, họ đã làm sáng tỏ cấu trúcchiều sâu của đời sống tâm linh con người với sức mạnh, vai trò của vô thức.Chính vì vậy họ cũng đưa ra những lý giải thú vị và sâu sắc những hiện tượngtâm linh bấy lâu vẫn chìm trong bóng tối Và biểu tượng trở thành một trong
những đối tượng khảo sát chủ yếu, bởi theo họ, đây là những cầu nối hiếm hoi
bắc từ ý thức qua vô thức, là những tia sáng vừa phát lộ vừa che lấp phát ra từmiền nội tâm của con người
Freud cho rằng: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ítnhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung dot Biểu tượng là mối liênkết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với
ý nghĩa tiềm ân của chúng” [7; 24] Như vậy theo Freud, biểu tượng luôn là
12
Trang 15tiếng nói của những ham muốn bị dồn nén, những xung đột chìm sâu trong vôthức con người Cũng cần lưu ý rằng những ham muốn ở đây, theo Freud, lànhững ham muốn tính dục.
C.G.Jung - môn đệ xuất sắc của Freud - với hướng di riêng của minh,
đã có rất nhiều đóng góp có giá trị trong kiến giải về biéu tượng Từ lý thuyết
về vô thức tập thể, Jung cho rằng tất cả biểu tượng của con người dù phong
phú đa dạng đến đâu, đi đến tận cùng, đều có cấu trúc là những Madu góc Mẫu
gốc là những vết tích tâm lý hình thành từ thời nguyên thủy, duy trì theo loài
và tạo thành những cau trúc tâm thần phổ biến của loài người Thực ra, đây làkết tỉnh của vô số những kinh nghiệm, những tình huống cảm xúc của loài
người Biểu tượng mẫu gốc, do đó, nói liền cái phổ quát với cái cá thé Jung
đã đưa ra định nghĩa trong đó nêu bật được những đặc tính, những giá trỊ cơ
bản của biểu tượng: “Biểu tượng là hình ảnh thích hợp chỉ ra đúng hơn cái bảnchất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh , nó không cắt nghĩa, nó đưa ra bênngoài chính nó đến một ý nghĩa còn năm tận phía xa kia, không thé nắm bắt;được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ nào trong ngôn ngữ chúng ta cóthể diễn đạt thỏa đáng” [tr.24] Nói đến tính chất sống động, khả năng đánhthức những sức mạnh tâm linh con người của biểu tượng, Jung cho rằng biểutượng sống là “biểu hiện tuyệt đỉnh của cái được dự cảm nhưng còn chưanhận ra được”, va “nó giục gọi vô thức tham gia, nó đẻ ra sự sống và kích
thích sự sống” Vì vậy biểu tượng có thể tạo nên những âm vang đồng vọng
sâu xa trong con người, cuốn con người tham gia cùng nó trong một quá trình
sản sinh ý nghĩa.
Còn R.de Becker đã nói đến biểu tượng với tính chất: “Có thê ví biểutượng như một khối tinh thé phục nguyên lại theo cách khác nhau nguồn sángtùy theo từng mặt tinh thê tiếp nhận ánh sáng Và ta có thé nói nó là một thé
sông, một mâu của con người đang chuyên động và biên đôi Đên cứ nhìn
13
Trang 16ngắm nó, năm bắt nó như là đối tượng của suy ngẫm, thì cũng tức là ta đangnhìn ngắm chính cái quỹ đạo sắp lăn theo, ta nắm bắt cái hướng vận độngđang lôi kéo con người ta đi tới.” [tr.25] Tuy nhiên tính chất này của biểutượng phụ thuộc nhiều vào chủ thể tiếp nhận Sự thụ cảm ở biểu tượng đòi hỏi
ở con người một thái độ nhập cuộc thực sự dé tham gia vào biểu tượng băngtất cả con người mình Mặt khác, mỗi biểu tượng có thể xem như một vũ trụtinh thần thu nhỏ với quy luật riêng, tọa độ riêng của nó Do đó, để nắm bắtbiểu tượng cần đặt nó vào “dung môi” nuôi sống nó, tìm ra cái tọa độ mà nótồn tại
Những kiến giải trên đây về biểu tượng được các soạn giả của cuốn Từđiển biểu tượng văn hóa thé giới trích dan trong phần mở đầu của công trình.Những kiến giải đó phần nào đã làm sáng tỏ nguồn gốc, cấu trúc, tính chất của
biểu tượng trong đời sống văn hóa nhân loại Cũng trong phần này, các tác giả
đã tiến hành sự phân loại và phân tích các chức năng của biểu tượng Tóm lại
có các chức năng sau: 1 - thăm dò những vùng miền nằm bên lề ý thức; 2 - là
vật thay thế “cái không xác định của dự cảm”; 3 - trung gian: nối liền thực và
mộng, ý thức và vô thức, vật chất và tinh thần, tự nhiên và văn hóa; 4 - là lực
lượng thống nhất - liên kết các chiều sâu nội tại với cái siêu tại vô tận; 5 - giáo
dục và tri liệu; 6 - xã hội hóa, nghĩa là đưa con người nhập sâu vào hiện thực,
tạo sự lưu thông sâu sắc với môi trường xã hội; 7 - cộng hưởng tạo âm vangrung động trong ý thức cá nhân và tập thé; 8 - chức năng siêu nghiệm, kết nối,điều hòa những lực lượng đối kháng, mở đường cho sự tiến bộ của ý thức; 9 -
chức năng biến đôi năng lượng tâm than.
Đây chỉ là một sự nghiên cứu và đánh giá có ý nghĩa thao tác Các tác
giả cũng đã lưu ý rằng trên thực tế, những chức năng này thực hiện đồng thời
trong những mối quan hệ tương hợp, chi phối lẫn nhau
14
Trang 17Trên đây, chúng tôi điểm qua một số định nghĩa về biểu tượng từ góc
độ văn hoá và tất yếu không tránh khỏi sự sơ lược và phiến diện so với thực tế
đầy đa dạng và phức tạp Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy đây là một cái
“phông” không thê thiếu dé chúng ta đi vào tiếp cận khái niệm từ góc độ mỹ
học, lí luận văn học.
Xuất phát từ những nên tảng triết học khác nhau, các khuynh hướng,trường phải nghiên cứu phê bình văn học có những lý giải không giống nhau
về biéu tượng Trên cơ sở tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong những quan
niệm đó, dưới ánh sang phản ánh luận Mac - Lénin, mỹ học, lí luận văn học
Maexit đã lý giải một cách thỏa đáng van đề biểu tượng trong văn học nghệ
thuật.
Tổng hợp những thành tựu mỹ học, lý luận văn học Maexit, các soạngiả của cuốn Tir điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa biểu tượng như sau:Trong nghĩa rộng biểu tượng thể hiện “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng
hình tượng văn học nghệ thuật” Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức
xã hội đặc thù, phản ánh thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phươngthức, phương tiện riêng Hình tượng - phương tiện phản ánh đời sống của vănhọc nghệ thuật - vừa là sự tái hiện thé giới, đồng thời cũng là hiện tượng đầy
tính ước lệ Các tác giả đã lý giải: “Băng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra
một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng” Như vậy, theo nghĩa rộng kháiniệm biểu tượng gan gũi với tính ước lệ trong van học nghệ thuật
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lờinói” đặt bên cạnh ân dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặcbiệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện
tượng nao day, vừa thé hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu
xa về con người và cuộc đời” Các tác giả còn nhắn mạnh: “Loại biểu tượng làhình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực thông
15
Trang 18qua tính quan niệm, thông qua các mô hình đời sống của văn học nghệ thuật”.
Từ điển cũng đã dé cập đến những phương diện khác của biểu tượng như: quátrình tạo nghĩa “có lịch sử lâu đời hàng vạn năm, gắn với quá trình hình thànhquan niệm về thé giới của con người cô xưa”, sự bổ sung bồi đắp ý nghĩa của
biểu tượng, sự chi phối của yếu tố dân tộc, thời đại và cá tính sang tạo của nhà
văn đối với biểu tượng
Trong khuôn khổ một Tir điển thuật ngữ, những luận giải trên đây đãbao quát được khá toàn diện các khía cạnh của biểu tượng với tư cách là thuật
ngữ của mỹ học, lý luận văn học.
Như vậy, ở phần trên, qua một số định nghĩa về biểu tượng, chúng ta cóthé hình dung sơ bộ về khái niệm trong toàn bộ sự đa dạng và phức tạp của
nó Nhưng càng tiến tới định hình một ý niệm về biểu tượng, ta càng nhậnthấy con đường di tìm cho biểu tượng một định nghĩa gần như nghịch chiềuvới bản chất của nó Sự cứng nhắc của khái niệm rất dễ làm biểu tượng mất đi
sự sống động và trở nên xơ cứng Tuy nhiên như Phan Ngọc đã nói, khái niệm
là cây gậy chống của tư duy, chúng tôi buộc phải xác định cho mình giới hạncủa khái niệm với tư cách là công cụ dé thực hiện dé tài Ngay phan sau đây,chúng tôi sẽ trình bày khái niệm biểu tượng từ góc độc tiếp cận của mình, tấtnhiên đặt trong mối quan hệ với bản chất xuyên suốt của biểu tượng
1.1.2 Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình tượng đặc
biệt
Đề hiểu rõ biểu tượng như một yếu tố thuộc bản thể tác phẩm văn học,
trước hết, chúng tôi xin bàn về một số vấn đề xung quanh nguồn gốc, vai trò,
ý nghĩa của biểu tượng trong đời sống tinh thần con người - đối tượng phản
ánh trung tâm của văn học nghệ thuật.
Từ xa xưa, khi con người bắt đầu thoát thai khỏi loài thú, cái gọi là biểutượng đã tồn tại như một bộ phận cau thành đời sống tỉnh thần con người va từ
16
Trang 19bấy đến nay âm thầm xây cất nên nền tảng văn hoá nhân loại Quả thực, conngười sống giữa một “rừng biểu tượng” - như cách nói của chủ soái thi pháitượng trưng Pháp Baudelaire - điều đó có nghĩa là cả một thế giới biểu tượngsống trong con người.
Sự tạo thành biểu tượng trong tâm thức nhân loại là một quá trình vôthức, nhưng tự bản thân chúng thể hiện nỗ lực của con người muốn xuyên qua
bức man mo mit của hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm cua cá nhân, đơn
lẻ để nhận thức về một thực tại tong thé toan ven Khong phai ngau nhién makhát khao khám phá những bi an là khát vọng thường trực trong bản tinh con
nguoi.
Cac nhà Phan tâm hoc là những người di tiên phong trong việc phát
hiện và “chính danh” vị trí cho thế giới vô thức trong ngôi nhà tinh thần củacon người Lần đầu tiên người ta sửng sốt nhận ra vô thức là người bạn đồnghành có quyền lực không kém gì ý thức trong việc bẻ lái cho đời sống nhân
loại Cái vô thức luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống dưới những hình thức
che giấu, mã hóa, theo những cách khác nhau dé “tránh sự kiểm duyệt của ýthúc” - đại diện cho phần xã hội trong con người theo ý của Freud Từ khi đờisống con người phân chia giai cấp, đời sống tinh thần của con người cũngphân ra thành hai bộ phận: chính thống và phi chính thống Cái bộ phận khôngthê công khai kia vẫn tồn tại như một dòng chảy ngầm mà nơi cư ngụ chủ yêunhất vẫn là dòng văn hóa dân gian Nó sống bằng biểu tượng, bằng nhữnghình thức cải trang Điều này được M.Bakhtin lý giải một cách sâu sắc khi bàn
đến nguồn gốc dân gian của sự hình thành thé loại tiểu thuyết Như vậy không
phải ngẫu nhiên mà các nhà phân tâm học kỳ công tìm hiểu, nghiên cứu Biéu
tượng xuất phát từ vô thức và tác động sâu xa đến đời sống tâm hồn con
người, nó là một thứ mật mã của thế giới nuôi một nguồn sống vô tận cho
nhân loại Trong câu trúc biêu tượng chứa đựng một năng lượng dôn nén là
17
Trang 20những “xung năng nguyên thủy” tiềm ân trong bản chất con người Do đóbiểu tượng không đơn thuần là một kiểu tín hiệu, một vật thay thế thôngthường Nó như hình ảnh có tính chất “khải thị” mà khi xâm nhập vào đó,rung động cùng nó, chúng ta khám phá ra thế giới xuất hiện trong một dạngthức mới mẻ với cái nhìn thấu suốt Nó khơi dậy trong con người những nănglượng tiềm ân, cho con người phút chốc được sống trong sự hội nhập với cáitoàn thể bình thường vẫn bị những nguy tưởng của cái tôi che lấp Tất nhiên
những hiệu ứng lớn lao này còn phụ thuộc vào mức độ tích cực tham gia của
chủ thê vào biểu tượng Có thé nói, biểu tượng là một hình thức nhận thức đặt
ra yêu cầu rất cao đòi hỏi chủ thể thực sự nhập cuộc bằng tất cả con ngườimình trong ý nghĩa toàn vẹn nhất
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong hành trình phát triển của
mình có sự gặp gỡ nhau ở biểu tượng Biểu tượng là chiếc cầu nối văn hóa,
văn học, tín ngưỡng tôn giáo, tâm lý học , bởi rằng đây là lĩnh vực khácnhau, những hình thái khác nhau, phản ánh thế giới tâm linh con người Khó
mà hiểu sâu sắc biéu tượng trong riêng một lĩnh vực nào đó nếu không đặt nótrong mối quan hệ liên tưởng đối chiếu rộng rãi với các lĩnh vực khác
Như đã nói ở phần trước, trong văn học nghệ thuật, khái niệm biểu
tượng chứa đựng nhiều cấp độ ý nghĩa khác nhau Trước khi tiếp cận biểu
tượng với ý nghĩa là một loại hình tượng đặc biệt, thiết nghĩ chúng ta không
thé bỏ qua biểu tượng với tư cách là đặc trưng phản ánh cuộc sông bằng hình
tượng văn học nghệ thuật, bởi vì đây là co sở dé hình thành biểu tượng theonghĩa hẹp Lấy xuất phát điểm từ phản ánh luận của Mác - Lênin, các nhà líluận văn học nghệ thuật macxit đã dành không ít giấy bút cho van đề phan ánhnghệ thuật, bởi đây là những luận điểm có ý nghĩa nền tảng cho toàn bộ lý
luận Đặt trong tương quan với phản ánh thông thường và phản ánh khoa học,
phản ánh nghệ thuật được đặc trưng bởi nguyên tắc phản ánh, phương thức,
18
Trang 21phương tiện, hình thức phản ánh Không thể đồng nhất một cách máy móccái được thé hiện trong tác phẩm văn học với hiện thực khách quan, bởi vì
khác với phản ánh thông thường, phản ánh nghệ thuật không phải là sự sao
chép, chụp ảnh hiện thực mà là một sự phản ánh đầy năng động, sáng tạo, đầytính chủ quan Tất nhiên cũng giống như khoa học, nghệ thuật không thể ômtrùm, chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ quá trình của nó, vì hiện thực là mộtquá trình vô cùng đa diện, phức tạp, biến hóa vô cùng, mãi mãi vận động vàbiến chuyên Phản ánh khoa học phân cắt thế giới thành từng mảnh, đoạn, côlập các tiến trình đời sống, tiến hành một sự trừu tượng hóa triệt dé, biến “cái
tự nó” thành “cái cho ta” dưới hình thức các khái niệm, quy luật, quy tắc.Phản ảnh nghệ thuật cũng chỉ chiếm lĩnh được một vài khía cạnh nào đó củachân lý khách quan, nhưng với vai trò sáng tạo cao độ của chủ thể, mảng hiệnthực được chiếm lĩnh kia được nhào nặn, tái tạo thành một sinh thể có sứcsống nội tại, một tiểu vũ trụ với chiều sâu vô tận những quy luật, những quátrình sinh hoá không ngừng Hiện thực trong tác phẩm đã không còn là mộthiện thực khách quan, nó đã là “cái cho ta” thấm đẫm chủ quan nghệ sỹ.Nhưng hiện lên dưới hình thức “cái tự nó” tác phẩm luôn gợi lên dòng chảybat tận của cuộc sống Thâm nhập vào trường tác pham, người ta phải ngầmđịnh đây là một thế giới mang tính biểu tượng, chấp nhận những quy luậtriêng, những nguyên tắc, tỉ lệ riêng của cái mô hình về đời sống đó Chỉ vớihình thức mang tính biểu tượng như thế, văn học nghệ thuật mới có thé chiếmlĩnh được những chân lý phổ quát ở dang sinh động, cụ thé, cảm tính Nhu
vậy, ở đây, tính biểu tượng là một đặc trưng mang tính bản chất của hình
tượng nghệ thuật làm cho hình tượng là sự phản ánh hiện thực nhưng không bao giờ là chính bản thân hiện thực.
Tuy nhiên, hình tượng nghệ thuật muốn trở thành biểu tượng thì phải có
những đặc tính riêng so với hình tượng thông thường Chúng tôi sẽ đi vào
19
Trang 22những nét cơ bản đề thấy rõ hơn sự phân biệt giữa biểu tượng - hình tượng
đặc biệt với hình tượng văn học nói chung.
Có nhiều cách định nghĩa khái nệm hình tượng nghệ thuật song căn cứvào Tir điển thuật ngữ văn học (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, H.2002) do
Lê Bá Hán chủ biên và 150 thudt ngữ văn học (NXB Dai học Quốc gia HàNội, H.2004) do Lại Nguyên An chủ biên ta có thé hiểu khái niệm hình tượngnghệ thuật “là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiệnthực theo quy luật của nghệ thuật” [27; 122], “là phương thức chiếm lĩnh vàtai tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật” [1; 141]
Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là khách thé đời sống được nghệ
Sỹ tái tạo một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật Gia tri trựcquan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật Nó làm chonguoi ta có thé ngắm nghía, thưởng ngoạn đó có thé là một đồ vật, một phongcảnh thiên nhiên hay một hiện tượng xã hội được cảm nhận Nhưng nói vềhình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng nhân vật bao gồmhình tượng một con người hoặc cả một tập thể người (như hình tượng nhân
dân hoặc là hình tượng Tổ quốc) với những chỉ tiết biểu hiện cảm tính, phong
phú Trong thơ Tố Hữu nỗi bật là hình tượng Tổ quốc, nhân dân, Bác Hồ,
người mẹ và hình tượng con đường, dòng sông, con thuyền, ngọn cờ
Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật thường được xác định trong quan
hệ với hai lĩnh vực hiện thực và quá trình tư duy Hình tượng nghệ thuật tái
hiện đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật,
mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tải năng của
nghệ sỹ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc làm cho
nghệ sỹ cũng như người đọc phải day dứt, trăn trở Hình tượng nghệ thuật vừa
co gia tri thé hién những nét cu thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng
khái quát làm bộc lộ bản chất của con người hay một quá trình đời sống theo
20
Trang 23quan niệm của nghệ sỹ Bởi vậy hình tượng nghệ thuật không chỉ phản ánh mà
còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất biến, cái vĩnh cửu trongcái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên Nhưng khác với các khái niệm trừu tượng,hình tượng lại mang tính biểu hiện, nó bảo lưu tính chỉnh thể, tính độc đáo
không lặp lại của các hiện tượng.
Hình tượng nghệ thuật không chỉ đặc trưng bởi việc phản ánh và lí giải
hiện thực, mà còn bởi việc nó sáng tạo một thế giới khác thế giới thường, thếgiới mang tính hư cấu
Vì những lẽ trên, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật là phương thứcchiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt von có và chỉ có ở nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật thé hiện băng chất liệu ngôn từ nghệ thuật; cũng
có thể gọi đó là hình tượng ngôn từ Chất liệu của tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ không phải là thực thé vật thể mà là một hệ thống kí hiệu ngôn ngữ, hìnhtượng ngôn ngữ, do đó ít tính biểu biểu hiện thị giác so với hình tượng nghệthuật tạo hình Ngay khi sử dụng đậm đặc các từ tạo hình cụ thể cái mà nhàthơ tạo ra không phải là một diện mạo thị giác về sự vật mà chỉ là những liên
hệ, liên tưởng về ngữ nghĩa gợi ra ảo giác về diện mạo ấy
Hình tượng ngôn từ có sự khúc xa của một yếu tổ này trong yếu tố
khác, có sự xuyên thấm lẫn nhau về ngữ nghĩa nhưng ở đó không có sự sáng
rõ, độ phân giải về nét như ở hội họa Do mang tính ước lệ, hình tượng ngôn
từ không thể biến thành kí hiệu, ngược lại nó khắc phục tính kí hiệu của bản
thân ngôn từ.
Đặc điểm nổi bật của hình tượng văn học là sự thống nhất giữa khách
thé và chủ thé sáng tạo hình tượng, giữa hiện thực va lí tưởng, giữa khái quát
và cụ thể Do đó hình tượng văn học mang tính biểu cảm cao Mỗi giai đoạn
văn học có các hình tượng trung tâm khác nhau Khi chế độ phong kiến hưng
thịnh, Nho giáo được coi trọng thì văn học chữ Nho phát triển Hình tượng
21
Trang 24trung tâm của nền văn học trung đại là nhà Nho yêu nước, người quân tử đến thời kỳ văn học hiện đại thì hình tượng trung tâm trong tác phẩm văn họclà: anh bộ đội, Bác Hồ, người mẹ Hình tượng văn học là đứa con tinh thầncủa nhà văn, là tiếng nói, là quan điểm tư tưởng của nhà văn.
Trong tác phẩm văn học, hình tượng và biểu tượng có sự thống nhấtnhưng không đồng nhất với nhau Điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau:Trong tác phẩm văn học, hình tượng và biểu tượng có quan hệ thống nhất vớinhau Có một số hình tượng đồng thời là biéu tượng, chúng là sản phẩm lao
động nghệ thuật của nghệ sỹ Bản thân chúng đã mang tính thâm mỹ, tính
tượng trưng Hình tượng cây xa nu trong tác phẩm cùng tên của nhà vănNguyễn Trung Thành cũng đồng thời là biểu tượng Cây xà nu là biểu tượngphản ánh sức sống bất diệt của con người làng Xô-man nói riêng và đồng bàoTây Nguyên nói chung Vang trăng là một hình tượng văn học và nó cũngđược xây dựng như một biểu tượng trong tác phẩm văn hoc Vang trăng làmột biểu tượng có nhiều tầng nghĩa, nhà văn thường sử dụng vang trang dé
nói lên khát vọng về một cuộc sống êm dém, hạnh phúc tròn day Co rat nhiéu
hình tượng đồng thời cũng là biểu tượng trong văn hoc như: con thuyền, dòngsông, con đường Một tác phẩm văn học xây dựng thành công các hình
tượng, biểu tượng thì tác phẩm đó đã đạt được giá trị đích thực của nghệ thuật.
Bên cạnh sự thống nhất của hình tượng và biểu tượng trong một tácphẩm văn học thì giữa chúng không phải không có những yếu tố khu biệt Đặcđiểm khu biệt rõ nhất giữa hình tượng và biểu tượng là tính kí hiệu Tính kíhiệu ở biểu tượng là một đặc điểm nỗi rõ, quan trọng còn ở hình tượng vănhọc thì không nổi rõ Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện biểu tượng trong tácphẩm văn học là một tín hiệu để người đọc nắm bat được các ý nghĩa của tácphẩm, đi được vào mạch ngầm sáng tạo của nghệ sỹ Con đường trong thơ Tố
22
Trang 25Hữu, ngọn đèn trong thơ Phạm Tiến Duật, vang trang trong thơ Nguyễn Du Chúng là biểu tượng và cũng là hình tượng văn học.
Tuy vậy, hình tượng văn học chưa chắc đã là biéu tượng văn học Trong
sáng tác của nhà văn, xây dựng hình tượng nhân vật là những con người cụ
thé thì những hình tượng này không mang tính ý nghĩa biểu tượng, ví dụ hìnhtượng Bác Hồ, hình tượng người mẹ, anh bộ đội, anh giao liên v.v trong thơ
Tố Hữu Đó đơn thuần chỉ là các hình tượng văn học Như vậy trong tác phẩm
văn học các hình tượng và biểu tượng chỉ có tính thống nhất chứ không đồngnhất với nhau
1.2 Hành trình thơ Tố Hữu
1.2.1 “Từ ấy” đến “Ta với ta”
Tập thơ đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cáchmạng của Tố Hữu chính là Tv ấy Tiếng thơ của một thanh niên giàu nhiệthuyết, giác ngộ cách mạng và nhận ra con đường thực hiện lý tưởng của mình,một con đường day gian lao, day hi sinh nhưng vô cùng cao đẹp
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý choi qua tim
Hon tôi là một vườn hoa lá
Rat đậm hương và rộn tiếng chim
Thơ Tố Hữu viết ra để phục vụ cách mạng như cuộc đời nhà thơ dédành riêng cho cách mang, tho là vũ khí chiến đấu thực sự đắc lực Ông làmthơ không nhằm mục đích giải thoát, càng không phải muốn có một sự nghiệp
thi ca, mà làm thơ như một chiến sỹ cách mạng, làm công tác tư tưởng chính
trị trong quần chúng Vận dụng nghệ thuật vào đời sống cách mạng sục sôi vớinhiều biến động đữ đội, nhưng người ta nhận ra nhà thơ và chiến sỹ trong ông
là một “Sống là hành động, thơ cũng là hành động Thơ, với Tố Hữu là hình
thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của sự sống” [59; 135] Từ ay duoc
23
Trang 26sáng tác trong mười năm (1937 - 1946), gồm 71 bai thơ “dat ta đi từ phongtrào Mặt trận Bình dân (1937) đến những năm chính quyền thực dân Phápnhận chiến tranh dé quốc 1939 bắt giam hàng loạt chiến sỹ cộng sản, đến thời
kỳ tiền khởi nghĩa, đánh đuôi Tây, Nhật (1944), đến cách mạng tháng Tám ởHuế, đến kỷ niệm một năm quốc khánh (2/9/1946) Trang trang, bài bài làmhiển hiện trước mắt ta con đường mười năm “Máu lửa”, “Xiềng xích” đến
“Giải phóng” Người chiến sỹ cộng sản, nhà thơ cách mạng gắn với nhau; nếu
Tố Hữu không làm cách mang thì cũng sẽ không có thơ Tố Hữu như ta đã
đọc” [59; 399].
Phan Mau lia được viết vào những năm cuối 1937 đến đầu 1939 Day
là thời kỳ phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng ở đất nước ta đanglên cao trào ở tất cả các mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Trên thếgiới lại sục sôi phong trào chống lại bọn phát xít trong chiến tranh thế giới thứ
Il Thơ Tố Hữu ra đời phản ánh lại được khá toàn diện những biến động của
lịch sử, của thời đại “Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa tích cực, mỗi đồng tình
với những người bị hắt hủi trên cuộc đời, với tất cả các dân tộc bị áp bức; lòng
căm thù đối với đời sống dâm ô của lũ người ăn bám ích kỷ, với lũ quân phiệt
hong hách, với bao nhiêu cảnh trai ngược trên đời, đối với tinh thần đồi trụy,quan niệm nhân sinh, nghệ thuật yếu đuối của cả một thế hệ: và cuối cùng tìnhgắn bó ruột thịt với giai cấp cần lao, với những chiến sỹ cách mạng và lòng tintưởng sắt đá vào tiền đồ của nhân loại, bấy nhiêu tình cảm cao cả là đề tài
trong phần đấu của tập thơ” [59; 357] Ánh sáng của lý tưởng soi đường ánh
lên trong mỗi vẫn thơ là niềm tin, niềm lạc quan về tương lai của nhà thơ
Con đường cách mạng đầy chông gai đã bắt đầu hiện lên trong phần
Xiéng xích, dõi theo tập thơ, bước lưu ly của một chiến sỹ trung kiên dần hiện
ra Giữa bao đày ải, đòn roi, xiềng xích những đòn tra tấn dã man của kẻ
thù, nhà thơ vẫn giữ vững lòng tin và chí khí của mình, vẫn xúc động mỗi khi
24
Trang 27ngoài kia “nghe tiếng guốc đi về”, mỗi khi “Ta nghe hè dậy bên lòng - Màchân muốn đạp tan phòng hè ôi” Và không chỉ nhà thơ mà còn rất nhiều, rấtnhiều anh em đồng chí khác cũng hiện lên trong thơ ông với tất cả sự trungthành với cách mạng, với tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân loại và căm
thù lũ cướp nước với “tám mươi năm tội ác trên đầu” Nhà phê bình Đặng
Thai Mai đã nhận xét: “Xiéng xích là tho của người chiến sỹ long dặn lòngquyết không bao giờ nản chí, khuất phục trước quân thù Nhưng trên bướcđường chịu đựng đó, thái độ của người chiến sỹ đối với đồng chí và bạn bè
cùng chung số phận đã có tác dụng nhắc nhở mọi người hay giữ vững tinh
thần và tiếp tục chiến đấu”
Đến Giải phóng thì đã có sự chuyên biến nội dung tư tưởng cũng nhưnghệ thuật đã tiến thêm những bước mới Nhìn chung những bài thơ trongphần này tác giả nghiêng về khai thác chất trữ tình phong phú Trong mắtngười chiến sỹ, chân trời đã hiện ra mênh mông hơn:
Chân trời lui mãi lan lan rộng
Hy vọng tràn lên dong mênh mông
Đề rồi từ đó Tố Hữu trở thành người bạn lớn của nhân dân, hăng hái
dau tranh cùng nhân dân “Hiểu nhau rồi, hiểu lắm bạn oi!” “Tình yêu giai
cấp, lòng yêu nước, lòng tin tưởng đối với nhân dân, đối với cách mạng, bấy
nhiêu đề tài đều được biểu hiện vào trong những thể thơ, lời nói và hình ảnhgiản di hơn, gần với nhân dân hơn Tố Hữu ca ngợi quan chúng, ca ngợi lãnh
tụ, ca ngợi cách mạng với nhiệt tình của người chiến sỹ đã góp phần hơi sức
xứng đáng vào thắng lợi chung và đang chuẩn bị xuất phát dé tham gia vào
Trang 28của Tố Hữu, nó thực sự trở thành lời mở đầu day thuyết phục dé nhà tho
khang định lý tưởng cách mạng của mình là đúng dan
Tập thơ thứ hai của Tố Hữu là Viét Bắc, chủ yếu gồm những bài thơsáng tác trong thời kỳ kháng chiến từ sau thắng lợi thu đông 1947, những bàithơ đã làm ấm lòng chúng ta và một số bài thơ sáng tác sau khi hòa bình thắnglợi, những bài thơ này cũng có tác dụng giáo dục, cô vũ cán bộ và nhân dân
Chủ dé bao trùm tập thơ Viét Bắc là tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí
phan đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta Hình ảnh tiêu biểu chotinh thần đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, linhhồn của kháng chiến và anh bộ đội anh dũng thân mến, chị phụ nữ can đảm và
em thiếu niên giàu lòng yêu nước
Hình ảnh anh bộ đội hiện lên dung dị và gần gũi biết bao, chỉ “gần nhau
là thân thiết”, chỉ “một thoáng lặng nhìn nhau” là “âm thầm thương mến”.Nhà thơ nhìn họ băng đôi mắt yêu thương, trân trọng:
Giọt mô hôi rơi
Hoan hô chiến sỹ Điện Biên
Chiến sỹ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ ham, mưa dam cơm vat
Mau trộn bàn non
26
Trang 29Gan không núng Chí không mòn!
Sáng lên trong tập thơ không chỉ hình ảnh anh bộ đội mà hình ảnh của
bà mẹ, chị phụ nữ, em thiếu nhi cũng được tác giả nhắc đến nhiều lần Đó lànhững bà mẹ chiến sỹ, giản dị như đồng quê, thiết tha yêu con và lại giàu lòngyêu nước Em thiếu nhi là những chiến sỹ nhỏ tuổi, can đảm và đáng yêu
Những chị phụ nữ dù “con bế con bồng” van “theo chồng đi phá đường quan”
và biết bao chị ngày đêm ra tiền tuyến phục vụ chiến trường Ngoài ra, TốHữu còn dành tình cảm cho những con người ngoài biên giới như em bé TriềuTiên, nhân dân Triều Tiên đang anh dũng chiến đấu Điều đó bắt nguồn từtình yêu con người và yêu hòa bình trên thế giới của nhà thơ
Nhung có lẽ hình ảnh nỗi bật nhất và tiêu biểu nhất trong tập thơ ViétBắc là Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong bài Sáng tháng Năm, hình ảnh Hồ Chủtịch là người cha thân yêu và hiền từ, là hình ảnh chói lọi làm sáng lòng anh
du kích, làm vững tay người chiến sỹ nông thôn, vững tay anh công nhân quốcphòng, em học sinh đốt đuốc đến trường làng và các chị dân công mòn đêm
vận tải” Trong bài thơ Viét Bac, hình anh Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng ngời
trong bộ áo nâu giản dị, đẹp như một vị tiên đi giữa núi rừng Tây Bắc, và trênhết là một lãnh tụ của nhân dân
Và trong Viét Bắc tình yêu lại được nhắc đến như một điều tất yêu trong
cuộc sông, thêm phần say đắm và đời hơn trong thơ ông Đó là những bài như:
Đợi anh về, Aliosa nhớ chăng của Xi-m6-nép Tô Hữu cảm thông với thi sỹXi-mô-nốp và đồng thời giới thiệu với chúng ta những tình yêu cách mạng.Con người cách mạng là con người cảm xúc nhất, con người biết yêu dam
thắm và cũng biết cách giữ gìn và bảo vệ tình yêu ấy, tình yêu ấy là động cơ
thúc đây chúng ta thêm mạnh trên đường chiến đấu bèn bi và lâu dài
27
Trang 30Tuy nhiên tập tho Viét Bắc cũng còn những hạn chế, nggl ca cuộckháng chiến chống Pháp vĩ đại của nhân dân ta nên Tố Hữu thiên về ca ngợi
chung chung mà chưa đi sâu được cụ thé vào tinh cảm của một cá nhân hay
nói thật xúc động tình yêu của chính con người Việt Nam trong đời thực Mặt
khác, tiếng thơ Tố Hữu thiên về giai cấp công nhân mà chưa nói được tìnhcảm của hàng triệu trái tim con người Việt đang hướng về Đảng về Bác, vềcách mạng một cách rõ nét, cũng như phong trào đấu tranh của nông dân đangSỤC SÔI khắp các vùng nông thôn trên cả nước Người đọc lại chờ đợi sự đôimới của Tố Hữu trong chặng đường thơ sau
Đến Gió lộng thơ Tố Hữu mang theo những ngọn gió mới đúng như têntập thơ Nói như Hoài Thanh: “Gió lông trước hết là một tiếng ca vui của nhândân ta trên miền Bắc sau khi hòa bình lập lại”, hay Vũ Cao nhận xét: “Đọc
Gió lộng tôi cứ thấy dạt dào trong tôi một cái gì sáng lắm trẻ lắm” Sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn tiếp tục trên cả hai miền Nam - Bắc, giai
đoạn đầu của sự nghiệp dựng nước cũng còn đầy gian nan:
Ô đâu phải đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương!
Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường!
Nhìn thấy những điều mới mẻ bắt đầu trên miền Bắc những năm đầu
tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội, những khó khăn cũng không ít nhưng tập
trung rõ nhất trong thơ ông là niềm vui của con người trong không khí mới
Vui chưa phải no 4m déi dào nhiều lắm mà “vui vì trước mắt chúng ta tương
lai đang hiện dần lên lộng lẫy” [59; 597]:
Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường di muôn dặm đã ngời mai sau
28
Trang 31Nhà thơ xúc động khi trở về thăm quê hương mẹ Tơm, đi dọc bờ biển
Hậu Lộc mà trong lòng dậy lên bao xúc cảm, những câu thơ trào dâng như sóng dậy:
Con trở về quê mẹ nuôi xưaMột buổi trưa năng dài bãi cátGió lộng xôn xao, sóng biển du đưaMát rượi hẳn ta ngân nga tiếng hát
Hay nhìn những con đường với bao vẻ đẹp:
Đường nở ngực Những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
Trên miền Bắc, không khí của cuộc sống mới tràn đầy, niềm vui nhânlên khi chứng kiến những đổi thay của quê hương đất nước, miền Bắc nhưmột bài thơ: “O thích thật bài thơ miền Bắc”
Vui với miền Bắc nhưng vẫn không một lúc nào nguôi nhớ đến miềnNam, không hết đau xót vì một nửa Tổ quốc đang chảy máu Trước vụ án xảy
ra tại nhà giam Phú Lợi, tiếng thét căm thù hòa cùng đồng bảo vang lên khắp
đất nước, tiếng thét của người sống và cũng là tiếng thét thay cho người chết:
Đông bào ơi, anh chị em ơi
Hoi lương tâm tat cả loài người
Hãy nghe tiếng của một nghìn cái xácKhông chịu chết vạch trời kêu tội ác!
Và bao lần nhà thơ giật mình xót xa nhớ về miền Nam dẫu chỉ là mộttiếng còi tàu gợi nhớ
Ôi đâu phải con tàu! Trải tim ta đóTiếng đập thình thình muốn vỡ làm đôi
Ta biết em rất khỏe tim ôi
29
Trang 32Không khóc đấy Nhưng sao mà nóng bỏng
Như lửa cháy trong lòng ta gió lộng?
Đặc biệt khi viết về miền Nam, bài thơ thành công nhất của ông là viết
về chị Trần Thị Lý Người ta đọc thấy sự trân trọng, kính yêu của nhà thơdành cho nữ anh hùng và cũng là lời của tất cả những con người Việt Namhướng về những người đã có công với cách mạng:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi
Từ cõi chết em trở về chói lọi
Như budi em di ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về người con gái quang vinh
Cả nước ôm em khúc ruột của mình.
Doc Gio lộng ta thấy được cai dep dé, cái vĩ đại của đất nước đangmạnh mẽ chuyên mình, đồng thời cho thay chưa hết những khó khăn trở ngại
trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, chớ vội quên những bài học
kháng chiến, chớ vội quên công ơn và nỗi đau xót của cha ông, một nửa đất
nước “máu chảy ngày ngày”, đừng hãnh tiến, hom mình “phải yêu đồng chí
yêu người anh em”, phải xây dựng những quan hệ mới giữa người và người,
luôn luôn trau đồi tinh thần quốc tế cao cả Gió /ông chứa đựng những tưtưởng và tình cảm ấy, cần thiết cho phẩm chất mỗi người cách mạng, cho mỗicon người mới xã hội chủ nghĩa “Nếu cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất củavăn nghệ là giáo dục tư tưởng mới, tình cảm mới thì có thé gọi Gid lồng làmột tập thơ rèn luyện đạo đức cách mạng mới Nếu đừng phân biệt chính tri
và nghệ thuật như là những hình thái ý thức xã hội khác nhau mà cho rằng
chính tri của chúng ta là làm cách mạng va làm cách mạng là vì con người, vì
hạnh phúc của dân tộc thì có thé gọi Gid léng là một tập thơ chính trị sâu sắc
30
Trang 33cũng như Tir dy, Việt Bắc đã chiến dau cho con người cho dân tộc trong nhữnghoàn cảnh cụ thé của nó.” [59; 629].
Tập thơ Gio lông thực sự đã đưa đến cho đời sống cách mạng mộtluồng gió mới, cô vũ tinh thần của toàn quân, toàn dân vừa ra sức xây dựngvừa chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc
Đúng như tên gọi cua nó tập thơ Ra tran thực sự đã trở thành “khúc ca
chiến đấu” như cách Hà Minh Đức gọi tên tập thơ này Tập thơ ra đời trongnhững năm tháng cả nước cùng ra trận, chiến đấu chong dé quốc Mỹ, cuộc
chiến đấu cực kỳ khốc liệt nhưng cũng vô cùng vẻ vang, “Ra tran là lš sống
thiêng liêng của dân tộc ta trong giờ phút lich sử này Ra tran là hành động
đúng đắn nhất để giáng trả lại một kẻ thù tàn bạo, xảo quyệt không chỉ củanhân dân ta mà cả loài người tiến bộ Trên đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùngcách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu lại thêm cao thêm rộng, vừa thu hút,tiếp nhận lại vừa tỏa ra trong âm hưởng mềm mai và sâu lắng của thi ca tinhhoa và khí thế tuyệt vời của dân tộc.” [59; 676]
Ra trận nói được nhiều điều về thời đại, lịch sử và con người Tầm thời
đại của cuộc chiến đấu được nhà thơ đặt đúng vi trí của nó Mùa xuân cũng
được Tố Hữu nhắc đến nhiều lần, tiêu biéu là mùa xuân năm 1961 nhưng phải
đến những năm chống Mỹ cứu nước, trên đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng mới có thé thấy được cái nhìn bao quát lịch sử và mang tầm thời
đại.
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phoi dậy tương lai.
Nhà thơ nhắc đến nhiều lần đến dân tộc nhiều lần và với một niềm tự
hào sâu sắc:
Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hóa những anh hùng
31
Trang 34Đến ong dại cũng luyện thành chiến sỹ
Và hoa trải cũng biến thành vũ khí!
Trong tập thơ này nhà thơ lại tiếp tục dành những trang thơ đầy xúcđộng cho miền Nam anh hùng Hai tiếng miền Nam thương yêu và là niềm tựhào của toàn dân tộc đang phải đối đầu với giặc Mỹ, đang “chìm trong lửanước sôi”, Tô Hữu viết “những van thơ lửa cháy”:
Máu đọng chưa khô máu lại day
Hỡi miễn Nam trăm dang nghìn cay
Ham lam năm chang rời tay súng
Đi trước về sau đã dạn dày
Và hình tượng trong tập thơ này cũng tiếp nối 3 tập thơ trước, viết vềanh chiến sỹ, về người mẹ, về Bác Hồ và về những con người góp phần làmnên một đất nước Việt Nam anh dũng, kiên cường Giọng thơ ngân vang lôicuốn, nhịp điệu uyên chuyền, cách ngắt nhịp khỏe khoắn đánh dấu bước
chuyền biến mạnh mẽ trong con đường thơ của ông Tiếng thơ ngân vang gần
gũi với đời sống nhân dân và đó chính là kết quả của sự nhập cuộc hết mình
vào cuộc sống chiến đấu của nhân dân Những thành công trên những chủ đề
lớn, sáng tạo được những bài thơ có giá trị nghệ thuật cao và có ý nghĩa lịch
sử bền vững đã đưa tập thơ Ra ứrận trở thành đỉnh cao của thơ Tố Hữu cũng
như thơ ca cách mạng Việt Nam.
Tap thơ Máu và hoa được sáng tac sau tập thơ Ra trdn, tên gọi của nó
cũng toát lên nội dung chứa đựng trong đó Trên con đường đấu tranh giànhđộc lập thống nhất nước nhà nhân dân ta đã đồ biết bao máu xương, để cóđược thắng lợi vẻ vang mùa xuân năm 1975 Những bài thơ trong tập thơ này
xứng đáng là những trường ca như: Việt Nam mau và hoa, Nước non ngàn
dặm, Bài ca quê hương, Vui thế hôm nay
32
Trang 35Tập thơ rạo rực bao niềm vui của thời đại mới cũng như tác giả ý thức
rõ những đau thương chưa phải chấm dứt:
Chưa dễ lành đâu những vết thương
Nửa mình còn nhức hối quê hương
Chỉ nói thế thôi cũng đủ hiểu nhà thơ đang hướng về miền Nam vớimột tình yêu thương và sự lo lắng tột cùng, tiếp sau bài Việt Nam máu và hoa
là bài Nước non ngàn dam đã dap ứng được sự mong mỏi của người đọc Nhà
phê bình Hoài Thanh từng viết: “Chúng ta tin với mỗi chúng ta, dầu quê ởmiền Nam hay miền Bắc, dầu trải qua những năm thang giống như anh haykhông giống như anh, tiếng thơ của anh lần này cũng giống như nhiều lầntrước vẫn cứ có khả năng là tiếng nói đúng nhất và thật nhất của lòng ta Bởi
vì gọi bằng tiếng lòng cũng ba bảy thứ; chan chứa tình yêu, có; hờ hững nhạt
nhẽo cũng có; lại có thứ phân vân ngơ ngác, thậm chí bực dọc, chua cay
Vấn đề là phải chọn Chọn và nuôi Chọn và nuôi thứ tiếng nào thành tiếngnói thật nhất, tiến tới thành tiếng nói duy nhất của lòng ta Chọn và nuôi đúngkhông dé, nhất là trước những chuyền biến lớn của tình hình Chọn và nuôi sairất nguy hiểm, có thé làm hỏng cả cuộc đời Bài Nước non ngàn dặm quý ởchỗ nó có thê giúp ta tìm ra được đúng tiếng nói thật của lòng ta trong hoàn
cảnh mới” [59; 730].
Sau mười năm, đất nước đã hoàn toàn độc lập, nhân dân sống trong hòa
bình, Tố Hữu trở về với cuộc đời, nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng lãnh đạo
đất nước Một thời kỳ mới của dân tộc với nhiều diễn biến gay gắt và phức tạp
của đất nước và của đời sống dân tộc Mét tiéng don là tập thơ kết tinh trong
mười năm của Tố Hữu Nó tiếp tục là tiếng nói gắn bó chặt chẽ với đời sôngchính trị của đất nước Tập thơ toát lên niềm vui khi đất nước được thanhbình Những vần thơ vẫn gắn với cuộc sống nhân dân nhưng đằm sâu hơn
những suy tư của một con người từng kinh qua nhiều thử thách.
33
Trang 36Từ ấy hon vui mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa chưa cạn ý
Con tăm rút ruột vẫn còn toThuyén con vượt sóng không nghiêng ngả
Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ.
Có những lúc nhà thơ độc thoại, nói với mình cũng là dé tâm sự vớinhiều người giữ vững lòng tin với Đảng, với cách mạng:
Mặc ai lòng dạ đổi thayViệt Nam vẫn trái tim này nguyên trinhXuyên suốt trong tập thơ là tình yêu đất nước, ca ngợi cuộc sống, lý
tưởng của một con người day lòng tin và chí khí Đó là sự nhất quán trong
dòng chảy về cảm xúc, hình tượng thơ Tố Hữu trong giai đoạn lịch sử mới,khi đất nước đang trăn trở vận động vươn tới hạnh phúc mới, dân giàu, nước
mạnh.
Tập thơ cuối cùng Ta với ta của Tố Hữu là những trải nghiệm, chiêm
nghiệm sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc đời Ông gửi vào thơ tâm sự của mộtngười sống hết mình với tình yêu thương, với lý tưởng cách mạng và hơn hết
đó là mong ước của một con người biết sống vì mọi người như một câu thơông viết: “Thơ gửi bạn đường Thơ bón đất - Sống là cho Chết cũng là cho”
chân thực của thơ ca: “Tôi cho người làm thơ trước hết phải chân thật với
34
Trang 37chính mình, với đồng chí mình, với Đảng mình, với nhân dân mình, với thời
đại mình Thơ có tài là thơ nói rõ ra được cái thật, nói cho mọi người sung
sướng thấy minh trong đó” [21; 55] Đã hơn bảy thập ky qua tiếng thơ ông
vẫn ngân vang trong lòng bạn đọc, soi sáng tình yêu với Đảng, giúp con người
vững tin hon trong cuộc sống.
Tổ Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ Làm thơ trước hết là dé phục vụ cho sự
nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng Trong thơ ông từ trước tới sau, dù
dé tài, nội dung có da dang tới đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cáchmạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm vềmọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, ké cả đời sống riêng tư của
chính nhà thơ.
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị Mọi sự kiện, vẫn đề lớn của đờisống cách mạng, lý tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua tráitim nhạy cảm của nhà thơ đều có thé trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuậtthực sự Tố Hữu là nhà thơ của những lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn,niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng Đặc biệt ở những bướcngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thường vang lênnhạy bén và dạt dào cảm hứng, kết tỉnh trong những bài thơ đặc sắc, được sự
đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi trong đông đảo quần chúng Viết về nhân
dân, về dân tộc mình đó là tình yêu của người cầm bút dành cho quê hươngđất nước, nhưng không phải người nghệ sỹ nào cũng thành công Bởi nhândân, dân tộc là cái gốc khơi nguồn sáng tạo và cũng là một thử thách lớn, là
hon đá thử vàng với mọi sáng tac thi ca Tiếng thơ vốn trữ tình, mềm mại,
riêng tư, lại phải gánh trách nhiệm là tiếng nói của cuộc đời chung với baocảm hứng nhiều khi hào hùng, mới lạ Xuân Diệu trong lời nói đầu cuốn Mau
và Hoa, con đường của nhà thơ Tổ Hữu đã khang định: “Tố Hữu đã đưa thochính trị lên đến trình độ rất đỗi trữ tình” Thơ Tố Hữu ngay từ budi đầu đã
35
Trang 38thé hiện khát vọng tìm chân ly và rồi “Mat trời chân lý chói qua tim” của một
thanh niên giàu nhiệt huyết Bởi vậy, vượt khỏi sự uy mi, tiêu cực cua Tho
Mới, Tố Hữu đã cất lên tiếng thơ vui, lạc quan, tin cậy Trong đó nha thơ đãnhận thấy nhân dân mình, tìm ra điểm tựa vững chắc cho đời và cho thơ:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Dé tinh trang trải với trăm nơi
Dé hôn tôi với bao hon khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Đến tập thơ Viét Bắc nỗi bật lên là tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí
phan dau kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta Hình ảnh tiêu biểu cho
tinh thần đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, và anh bộ đội anh dũng,thân mến Tố Hữu đã để cả tâm hồn, tất cả tình cảm đằm thắm nhất của mình
dé diễn tả những hình ảnh đáng kính, đáng trân trọng nhất đó Ba mươi nămdau tranh gian khổ, quyết liệt hiện lên trong thơ Tố Hữu vừa chân thực, vừa
sinh động, vừa gian nan vừa hào hùng, oanh liệt Chủ nghĩa yêu nước vươn
đến đỉnh cao Thơ Tố Hữu cùng vận động với không khí quyết chiến, quyết
thắng của toàn dân tộc Từ những ngày “phá đường” cản giặc cho đến chién
36
Trang 39dich lớn “56 ngày đêm khoét núi ngủ ham, mưa dam com vắt Máu trộn bùnnon Gan không núng Chí không mòn” và niềm vui trong thắng lợi:
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên dat nước như huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng
Đất nước đã sang trang trong những ngày trời đất đã về ta Cảm hứng
về Tổ quốc trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội là cảm hứng “Gió
lộng đường khơi rộng đất trời” Tố Hữu phát hiện và suy tôn cái đẹp của đất
nước va con người trong quan hệ xã hội mới:
Có gi đẹp trên đời hon thé
Người yêu người sống để yêu nhau
Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liềnvới khuynh hướng sử thi, cảm hứng lang mạn Khuynh hướng sử thi nỗi bậttrong thơ Tổ Hữu nhất là ở những thời kỳ sau, ké từ cuối tập Việt Bắc Cái tôitrữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng trở
thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc Đặc biệt từ
tập Gió lộng trở về sau đặc điểm này càng nỗi bật hon trong thơ ông Đến với
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thơ Tổ Hữu lai đạt tới tam cao mới,nhất là từ Gió lộng trở đi tính cá nhân cá thé trong thơ ông nhường chỗ cho
tính Đảng, tính dân tộc Nó tự đặt mình trên đỉnh cao của thời đại, trò chuyện
với lịch sử với nhân loại (Bài ca mùa xuân 61, Chào 1967, ) Nhà thơ tự
xem mình là trường hợp tiêu biểu của mối quan hệ Đảng - tho ca - cuộc sống:
Lam bí thu hoài có bí thơ?
Rang: Thơ với Dang nặng duyên tơ
“Nghé” bí thư, đâu chuyện giấy tờ!
Lắng nghe cuộc sống goi từng giờ
37
Trang 40Phải đâu tìm cứng thành khuôn dấu?
Càng thấu nhân tình nên vẫn thơ!
(Chuyện thơ)
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét về thơ Tố Hữu “Tố Hữutrước hết là một nhà cách mạng Cuộc đời ông, trái tim ông đã dành riêng choĐảng phan nhiều Đảng yêu cầu ông trước hết phải nhằm vào đại chúng mà
tuyên truyền, vận động cách mạng, ý thức về đối tượng ấy đã ảnh hưởng sâu
sắc tới phương hướng phát triển của phong cách nghệ thuật của ông Đại
chúng là nơi kết tinh sâu sắc và bền vững nhất những truyền thống tinh thần
của dân tộc Thơ ông dé đi vào quần chúng vì có tính dân tộc đậm đà” [66;
532].
Nhân vat trữ tinh trong thơ ông là con người thé hiện tập trung nhữngphẩm chat của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nânglên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiềukhi được thê hiện bằng bút pháp thần thoại hóa Cảm hứng chủ đạo trong thơ
Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậyniềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca
nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng Do khuynh hướng cảm hứng
ay mà thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc,
đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ.
Giọng thơ trữ tình thể hiện nổi bật trong thơ Tố Hữu chính nhờ giọngtâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến Giọng điệu ấy mộtphần nhờ thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca,giọng hò tha thiết, ngọt ngào của quê hương Nhưng phần lớn chính là xuấtphát từ một quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu ( ), thơ làtiếng nói đồng ý, đồng tình, là tiếng nói đồng chí” [67; 51] Nhà thơ đặc biệt
dé rung động với nghĩa tinh cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí
38