1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp trầm cảm, lo âu ở thanh niên

140 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp trầm cảm, lo âu
Tác giả Lưu Ngọc Chinh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Anh Thư
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 30,76 MB

Nội dung

Daniel David và cộng sự 2008 đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫunhiên dé nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý REBT, liệupháp nhận thức CT và trị liệu được lý cho 17

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯU NGỌC CHINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯU NGỌC CHINH

Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng

Mã số: 8310401.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC:

TS NGUYEN THI ANH THU

Hà Nội, 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ với tên: “Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp tram cảm, loâu” được tác giả nghiên cứu và can thiệp hỗ trợ cho một trojờng hợp Các kết quađánh giá và can thiệp là hoàn toàn trung thực Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu hoàn toàn độc lập, kết quả này chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình khoa học nào.

Người cam đoan

Lưu Ngọc Chỉnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Anh Thư, cô đã tận

tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo đang công tác, giảng dạy tại khoa Tâm lý

học — Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ,

giảng dạy và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức trong năm học vừa qua

Xin cản ơn những người bạn đồng nghiệp, những người bạn đồng môn đãluôn nhiệt tình chia sẻ kiến thức, luôn hỗ trợ tôi trong quá trình thực hành

Mặc dù đã có nhiều cô gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu

xót, chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ýkiến từ các nhà khoa học, các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp

Lời cuối, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ tôi trong quá trình

thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cam ơn!

Hà Nội, ngày thang năm 2021

Học viên

Lưu Ngọc Chỉnh

Trang 5

4 Phương pháp nghiÊn CỨU - 6 6 + + 231911911 91 1 vn TH HH ng nh nh nh nàn 5

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOAN TRAM CẢM, LO ÂU 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loan trầm cảm, lo âu - 5: 5¿ 6

TTD In na ốẶa A 61.1.2 Mối quan hệ giữa tm cảm và ÌØ GU vessesscecsecsesseessessessessessessessesssessessessesseeseess 7

1.1.3 Tổng quan nghiên cứu về đánh giá và can thiệp tram cảm, 10 âu - 71.2 Lý luận về trầm cảm - lo âu 2-2 2+ 2+EE+EE£EEt2EE2EESEEeEEerEkrrkrrkerreee 111.2.1 Khái niệm về trẫm CGM vessecscsessssissssessssessssessssssssssssssessssessssessssesssssesseeesnees 11

1.2.2 Khái niệm VỀ 10 GU eesessseecsesssesssiesssesssesssecssecssscessessuecsscesnecsneessseesneesneeeneeesnees 131.2.3 Các lý thuyẾt HIẾP CẬNH ¿5-55 SE E2 2EEEE2151111121121121121111 1111.11.10 141.2.4 Đặc điểm lâm sàng :- + Sk SE EEEEEEEEE11121121211 2112110121111 111i 17

1.2.5 Tiêu chuẩn chẩn AOGN cescccsccssssssssesssessssesssesssssssssssseesssssseessesssssssessseessecssseessecs 191.3 Các phương pháp đánh giá va can thiệp tram cam, lo âu 22

2.5 Đánh giá hiệu quả can thiệp - - - - n3 132 12tr rệt 88

Trang 6

2.5.1 Cách thức đánh giá và các công cụ lâm sàng sử dụng dé đánh giá 882.5.2 Kết quả đánh giá - +55 StEỀE SE EE2E2122121211112112112112112111 1.1 88

2.6 Kết thúc và theo dõi sau can thiệp - 2-2 s22 E2 EeEEerErrrerkerkrrex 91

2.6.1 Tình trạng hiện tại của thân CÏHủ «cv ket 912.6.2 Kế hoạch theo dõi sau tri lÏỆM coececcceccsscssescsseesssesssscsseesssesssstsrssssesassvsetseeveneeee 912.7.Bar 00p 0u 1n Ồ.Ả 92

2.7.1 Bàn về ca lâm sàng đã thực hiện 5-©52©5225EcSE‡EE2ESEEEEerErrsrkerreres 92

2.7.2 Tự đánh giá về chất lượng can tÏiỆp 5:55:55 Ss+St+E£+E+Ee+Eerkertererssree 94

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, - 22 5222Ec2 E2 C21221 97TÀI LIEU THAM KHAO 2: 2© 2+SE2EE£2EE£EEEEEE2EEE2E1271211 21171 re 99

PHU LUC oieoceecceccccccecscsssesssessssssecssecssessesssecsssssessesssssssssesssesssesassssesssesssessesssesssesaees 103

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Bang đáp ứng tiêu chuẩn chan đoán trầm cảm DSM 5 của H 34Bảng 2.2: Bảng tiêu chuẩn chuẩn đoán doi với rồi loạn lo âu lan tỏa theo DSM 5 35

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá thang do đầu vào của thân chủ -. -:52-55¿ 37

Bảng 2.4: Sự khác nhau giữa suy nghĩ CÚG TS 72người có tram cảm, lo âu và người không có tram cảm, lo âu (mẫu suy nghi) 72Bảng 2.5:Su khác nhau giữa suy Hghĩ CÚA - cv KH HH key 73người có tram cảm-lo âu và người không có trdm cảm, lo âu - 5: ©s¿ 73

Bảng 2.6: Các lôi tư duy thường gặp và Vi đụ -. -: 5+ ©c5s+ce+cc>cc+xezxerxerxerxee 73

Bảng 2.7: Bang ví dụ thách thức suy nghĩ của nhà tâm LY «-~~<<<<+ 79 Bảng 2.8: Bang ví dụ thách thức suy nghĩ của thân chủ «-«-<<<<x 80Bảng 2.9: Bảng kết quả đánh giá thang do trước và sau khi trị liệu -. - 89

DANH MỤC BIÊU DO

Biểu đô 2.1:Muc tiêu dau ra và mục tiêu 0728711 - 41Biểu đô 2.2: Tự đánh giá cảm xúc của thân chủ theo từng phiên làm việc 89Biểu đồ 2.3: Bảng điểm chất lượng gidc ngủ của thân chủ qua từng phiên 90

Trang 8

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm là các dạng rỗi loan cảm xúc, đây lànhững rối loạn tâm thần phổ biến và gây ảnh hưởng cho cá nhân, gia đình và xã hội.Trên thế giới, có khoảng 4,4% dân số mắc rối loạn trầm cảm, và 3,6% dân số mắcrỗi loạn lo âu Đối với trầm cảm và lo âu, tỷ lệ mắc ở nữ đều nhiều hơn ở nam Tỷ lệmắc tram cảm ở nữ là 5,1%, ở nam giới là 3,6%; tỷ lệ mắc lo âu ở nữ là 4,6%, ởnam giới là 2,6% Có nhiều người mắc đồng thời hai rối loạn này, điều này khôngđơn giản là việc hai rối loạn trở thành một rối loạn tâm thần chung (WHO,Depression and Other Common Mental Disoders, Global Health Estimates, 2017)

Theo nghiên cứu của Gánh nang bệnh tật toàn cầu (Global Burden of

Disease) năm 2015, Việt Nam có 3.564.934 ca mắc trầm cảm (chiếm 4% dân số) và1.941.166 ca mắc lo âu (chiếm 2,2% dân số) (WHO, Depression and Other

Common Mental Disoders, Global Health Estimates, 2017)

Tram cam, lo âu là những van dé sức khỏe cộng đồng quan trọng, ảnh hưởngđến một bộ phận dân số nói chung và gây tốn kém tiền của cho việc chăm sóc sứckhỏe Ngoài ra, rối loạn này gây ra suy giảm sức khỏe người mắc trầm cảm, lo âu và

hoạt động xã hội, gây ra đau đớn cho người bệnh và gia đình, bạn bè của họ Việcchan đoán và điều trị tram cảm, lo âu rất phức tạp bởi sự chồng chéo của các triệu

chứng (James C.Ballenger, 2000)

Theo tô chức Y tế thế giới (WHO, Depression, 2020), tram cảm, lo âu khác

với những phản ứng tâm trạng thông thường của con người khi đối mặt với nhữngkhó khăn trong cuộc sống Khi những cảm xúc này kéo dai với cường độ vừa hoặclớn, trầm cảm, lo âu có thê trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng Trầm

cảm, lo âu khiến người bệnh bị tôn thương, giảm năng suất hoạt động (làm việc, học

tập) Tệ nhất, trầm cảm, lo âu có thê dẫn đến việc tự tử Mỗi năm có gần 800.00

người chết do tự tử

Trên thế giới hiện nay có những phương pháp điều trị rối loạn tâm thần hiệuquả, nhưng 76- 85% người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình khôngđược điêu trị chứng rôi loạn tâm thân của họ Nguyên nhân khiên người dân hạn chê

Trang 9

tiếp cận với các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần là do thiếu nguồn lực, thiếucác nhà cung cấp dich vụ chăm sóc sức khỏe được dao tạo và sự kỳ thi của xã hộiliên quan đến các rối loạn tâm thần (Wang et al, 2007)

Trong quá trình làm việc, tôi nhận được mong muốn hỗ trợ từ một thân chủ

nam, 34 tuổi, thân chủ bị mat ngủ, cảm giác chán nản, không có hứng thú làm việc,

lo lang Với sự sẵn sàng từ thân chủ và sự phù hợp với định hướng nghiên cứu, tôi

đã lựa chọn trường hợp này đề báo cáo và phân tích trong luận văn

Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn tên dé tài luận văn của mình là “Hỗ tro

tâm lý cho một ca trầm cam, lo âu ở thanh niên ”.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- _ Tổng quan nghiên cứu về tram cảm và lo âu và can thiệp tram cảm và lo âu

nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

- _ Xác định một số khái niệm công cụ của đề tài: (trầm cảm và lo âu, cách đánh

giá, hỗ trợ cho một trường hợp trầm cảm có lo âu)

- _ Thực hiện đánh giá, định hình trường hợp, lập kế hoạch và can thiệp cho một

trường hợp có tram cảm có lo âu

- _ Đánh giá, hiệu quả can thiệp và đưa ra kết luận và khuyến nghị

3 Khách thể nghiên cứu

01 thanh niên 34 tuổi (sinh năm 1987) mắc rối loạn tram cảm có một số biểuhiện lo âu Tuy nhiên các biểu hiện lo âu của thân chủ không đáp ứng tiêu chuẩn

chan đoán, do vậy, chúng tôi xác định vấn dé của thân chủ là tram cảm và có biểu

hiện rối loạn lo âu

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phuong pháp nghiên cứu tài liệu

- Phuong pháp quan sát

- Phuong pháp hỏi chuyện lâm sàng

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp

- Phuong pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo): thang tram cảm Beck, thang lo

âu Zung, thang đánh giá chất lượng giấc ngủ (PSQI)

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOAN TRAM CAM, LO ÂU

1.1 Tong quan nghiên cứu về rối loạn tram cảm, lo âu

1.1.1 Số liệu dịch tễ

Theo khảo sát của National Comorbidity Survey, trong 58% người mắc trầm

cảm, có ít nhất một rối loạn lo âu đi kèm (Kessler RC, Nelson CB, McGonagle KA,

Liu J, Swartz M, Blazer DG, 1996)

Theo phan tich số liệu từ cuộc khảo sát Bệnh tật Tam than Quốc gia củaVương quốc Anh, (2008) được thực hiện trên 8580 người độ tuổi từ 16 đến 74.Theo kết quả nghiên cứu, khi so sánh với các rối loạn tâm thần phổ biến, 1,1% chỉ

mắc tram cảm, 5,1% chỉ mắc rối loạn lo âu (rỗi loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ,

rỗi loạn ám ảnh cưỡng chế, ) và 1,5% mắc rối loạn tram cảm kèm lo âu Như vậy,

có 769 người tham gia (chiếm 8,8%) được chan đoán rối loạn hỗn hợp lo âu và tram

cảm Trong nhóm được chan đoán rối loạn hỗn hợp lo âu va tram cảm, có 8,7%

không có triệu chứng tram cảm và lo âu cụ thể; 24.3% có các triệu chứng tram cảm

cụ thé va không có các triệu chứng lo âu cụ thể; 19,1% có các triệu chứng lo âu cụthé mà không có các triệu chứng tram cam; và 47,9% có cả triệu chứng tram cảm và

lo âu cụ thé Các triệu chứng không đặc hiệu chiếm ưu thế (98,9%) các triệu chứng

cơ thể, mệt mỏi, khó tập trung, khó ngủ, cáu kính hoặc lo lắng

Ở Hy Lạp, một nghiên cứu được tiến hành từ năm 2009 đến năm 2010, trên

phạm vi toàn quốc, có sự tham gia của 4894 cá nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy,14% dân số mac rối loạn tâm than, trong đó rối loạn lo âu lan tỏa chiếm 4,10%, rốiloan tram cảm chiếm 2,90% và rối loạn hỗn hợp lo âu — tram cảm chiếm 2,67%

(Petros Skapinakis et al, 2013)

Trong bài báo “Tram cam và lo âu” của John WG Tiller (2012), Rối loạn

tram cảm và lo âu có thé xuất hiện đồng thời ở khoảng 25% người mắc Khoảng85% người mắc tram cảm có dấu hiệu lo âu và 90% người mắc rối loạn lo âu bị

trâm cảm.

Trang 11

1.1.2 Mối quan hệ giữa tram cảm và lo âu

Nicholas C Jacobson, Michelle G Newman đã thực hiện một nghiên cứu dàihạn, có bốn đợt thu thập dữ liệu: lần đầu năm 1994-1995, có 6504 khách thể; lầnthứ 2 năm 1995-1996, có 4834 khách thé; lần thứ 3 năm 2001-2002 có 4882 kháchthé va lần thứ 4 năm 2007-2008 có 5114 khách thé Khách thé tham gia nghiên cứugồm có người da trắng, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc An Độ và người châuA/Thai Bình Dương Kết quả nghiên cứu cho thấy lo âu kéo dài là dấu hiệu có thédẫn đến trầm cảm Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng yếu tố trung gian giữatrầm cảm và lo âu là né tránh Những người lo lắng sử dụng né tránh như một chiếnlực để giảm bớt cảm giác lo lắng tiêu cực, những người hay né tránh có khả năngcao mắc tram cảm sau này Né tránh có thé làm giảm khả năng trải nghiệm các sự

kiện và hoạt động tích cực, càng ít tham gia các hoạt động, sự kiện tích cực sẽ dẫn

đến tram cảm Bên cạnh đó, không có sự khác biệt giữa né tránh và tram cảm củanhững người đã từng trải qua sự kiện gây sang chấn và những người chưa trải qua

sự kiện gây sang chan (Nicholas C.Jacobson, Michelle G.Newman, 2014)

Tác giả John WG Tiller (2012) cũng cho rằng nếu trầm cảm và lo âu đi cùngnhau sẽ khiến van dé tram trọng hơn; nguy cơ tự tử cao hơn; tăng cảm giác bat lực;

từ chối việc trị liệu; dẫn đến suy yếu về tâm lý, thé chat, xã hội, suy giảm chatlượng công việc hơn là rỗi loạn đơn thuần

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về mối quan hệ giữa trầm cảm và

lo âu, nên trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi chưa đề cập đến nghiên cứutrong nước liên quan đến tram cảm và lo âu

Như vậy, chúng ta có thê thấy lo âu và trầm cảm có liên quan với nhau Theo

tiêu chuẩn chân đoán, có nhiều triệu chứng của lo âu và tram cảm một vài biểu hiệngiống nhau Những người mắc lo âu kéo dài có thé dẫn đến tram cảm Yếu tố trung

gian giữa lo âu và trầm cảm là né tránh Mức độ lo âu và trầm cảm tỷ lệ thuận với

nhau, người có điểm tram cảm càng cao thì điểm lo âu cũng cao Vì vậy, cần phải

cân nhắc cần thận, kỹ lưỡng trước khi đưa ra chân đoán và phương pháp trị liệu

1.1.3 Tổng quan nghiên cứu về đánh giá và can thiệp tram cam, lo âu

Có khoảng 40 — 60 % người mắc mắc rối loạn sức khỏe tâm than đáp ứng

tiêu chí cả lo âu và trâm cảm Những rôi loạn này cùng có yêu tô nguy cơ, yêu tô

Trang 12

duy trì và đáp ứng với các can thiệp tâm thần Khi trị liệu tâm lý, có thé thay đổi cáctriệu chứng lo âu và tram cảm, vi dụ: điều trị lo âu thành công có thể dẫn đến cảithiện các triệu chứng tram cảm Trầm cảm và lo âu, có mối quan hệ với nhau, cácbiện pháp can thiệp nên nhằm vào các triệu chứng thần kinh hơn là tách riêng lo âu

và trầm cảm (Roz Shafran, Abigail Wroe, Sasha Nagra, Eleni PIssaridou, AnnaCoughtrey, 2018)

Nghiên cứu của Nicholas C Jacobson, Michelle G Newman (2014), bangcách tìm ra mối quan hệ trung gian giữa trầm cảm và lo âu, các nhà nghiên cứu chi

ra rằng các biện pháp can thiệp nhằm vào mức độ lo lắng đang ở dưới ngưỡng củathanh thiếu niên có thể làm giảm khả năng mắc trầm cảm ở người trưởng thành

Ngoài ra, nghiên cứu cho rằng biện pháp can thiệp nhằm vào sự lo lắng cũng sẽ

giúp cho quá trình can thiệp trầm cảm và lo âu nếu can thiệp thành công, có thé làmgiảm mức độ né tránh và tram cảm vào những lần sau Với tác động mạnh mẽ của lo

âu, có thé dan dến tram cảm sau này, việc điều trị lo âu dưới ngưỡng sớm ở thanh

thiếu niên có liên quan đến việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý đi kèm với lo âu

và tram cảm ở tuổi trưởng thành, như cải thiện chức năng tâm lý và làm việc, nâng

cao chất lượng cuộc sông và giảm tỷ lệ tự sát

Daniel David và cộng sự (2008) đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫunhiên dé nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT), liệupháp nhận thức (CT) và trị liệu được lý cho 170 bệnh nhân ngoại trú mắc tram cảmnặng, không có loạn thần Các bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên: 14 tuần trị liệuhành vi cảm xúc hợp lý, 14 tuần trị liệu nhận thức, 14 tuần điều trị bằng thuốc(fluoxetine) Thang đánh giá Hamilton và thang Beck được sử dụng để đánh giátrước khi tiến hành trị liệu, trong khi tri liệu (tuần thứ 7), sau quá trình trị liệu Cáckết quả phân tích cho thấy liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý, liệu pháp nhận thức và

liệu pháp được lý đều có hiệu quả khi điều trị bệnh nhân trầm cảm Tuy nhiên, tại

thời điểm đánh giá sau 6 tháng, tri liệu cảm xúc hành vi hợp lý và tri liệu nhận thức

có hiệu quả hơn một chút so với liệu pháp dược lý (nhưng liệu pháp hành vi cảmxúc hợp lý có hiệu quả đáng kê hơn liệu pháp dược lý chi theo đánh giá của thang

Hamition)

Trang 13

Dé nghiên cứu các phương pháp điều trị trầm cảm - lo âu, nhóm tác giảKaloyan Kamenov và cộng sự (2017) đã nghiên cứu 237 bài báo, bao gồm 71 904người tham gia Qua đó, nhận thấy có 66 phương pháp can thiệp được xác định,chúng được chia thành 3 nhóm chính: trị liệu tâm lý (N=22), trị liệu dược lý (N=20), các phương pháp trị liệu khác (N=24) Trong nhóm trị liệu tâm lý, phương

pháp can thiệp phổ biến nhất là CBT Trong nhóm trị liệu dược lý, Floxetine và

nhóm SSRI là thuốc chống tram cảm phổ biến nhất

Trong cùng nghiên cứu trên của Kaloyan Kamevov và cộng sự (2017), khi

phỏng vấn các bác sĩ lâm sàng và người gặp van dé tâm lý, họ cho rang trị liệu tâm

lý và trị liệu dược lý cải thiện ở các lĩnh vực khác nhau Phương pháp trị liệu dược

lý cải thiện các lĩnh vực triệu chứng, ví dụ: van đề liên quan đến giấc ngủ, van đềcảm xúc Phương pháp trị liệu tâm lý cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân, cácvan dé trong giao tiếp, thiếu động lực, các hoạt động tự chăm sóc bản thân

Theo Ellen Driessen va Steven D.Hollon (2010), trị liệu nhận thức hành vi có

hiệu quả trong điều trị trầm cảm giống như khi trị liệu băng các liệu pháp tâm lý và

điều trị băng thuốc chống tram cảm Khi được thực hiện đầy đủ, trị liệu nhận thức

hành vi có thé có hiệu qua với người mắc trầm cảm nặng Trị liệu nhận thức hành vi

làm giảm tỷ lệ tái phát, với mức độ tương đương với việc người mắc rỗi loạn uốngthuốc đều đặn Những người mắc tram cảm đã kết hôn hoặc có rối loạn chức năng

có khả năng đáp ứng trị liệu nhận thức hành vi (CBT) cao hơn so với người mac

trầm cảm chưa kết hôn Những người thất nghiệp, có những trải nghiệm không tốt

trong cuộc sống, nhờn thuốc, đáp ứng với tri liệu nhận thức hành vi tốt hơn so với

sử dụng thuốc

Một nghiên cứu khác của Embling (2002), thực hiện tại trung tâm điều trị vàđánh giá tâm than cấp tính tại cộng đồng Khi đến trung tâm, khách thé sẽ được

phỏng vấn bởi các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm và được chân đoán theo bảng

Phân loại Quốc tế về Rối loan ICD 10 Đối tượng nghiên cứu là người mắc rối loạn

tram cảm Những người tham gia nghiên cứu nhận được 12 buổi trị liệu nhận hành vi, mỗi buổi kéo dài 60-90 phút và được phân trong bốn nhóm kín Trị liệu

thức-liên quan đến việc lập kế hoạch hoạt động, tập trung vào đánh giá hành vi, xác định

Trang 14

và kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, tái cấu trúc băng cách sử dung ban theo

dõi suy nghĩ Nghiên cứu này sử dụng thang đo trầm cảm của Beck II để đánh giá

mức độ của nhóm khách thé Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm thang đo tram cảmcủa Beck giảm hơn sau 12 buổi trị liệu Sự tức giận, lo lắng, buồn bã tăng giữa budi

3 và 9, và đạt đỉnh điểm tại buổi thứ 6 Thử nghiệm Bivariate về sự khác biệt điểmtrung bình thang đo Beck giữa nhóm đối chứng và nhóm điều trị cho thấy sự khác

biệt đáng kế (p<0,01) Tại buổi thứ 12, điển thang đo Beck của nhóm điều trị thấp

hơn đáng kể (p=0,002) so với nhóm đối chứng Nghiên cứu cho thấy mối quan hệtiêu cực giữa mức độ tram cảm và biểu hiện lo lắng, tức giận trong 12 buổi trị liệu.(Sandra Embilng, 2002)

Trong một nghiên cứu cua Strauss C, Cavanagh K, Oliver A, Pettman D,Laks J (2014) phương pháp chú tâm dựa trên lý thuyết về nhận thức đã làm giảmcác triệu chứng tram cảm cấp tính trong thời điểm hiện tại Nghiên cứu khác của Ma

SH, Teasdale JD cũng chứng minh hiệu quả của chú tâm trong việc ngăn ngừa tái

phát ở những người bị trầm cảm (Ma SH, Teasdale JD, 2004)

Trong bài báo “Điêu tri nhận thức đối với bệnh dong thời tram cam, lo âutrong thực hành lâm sàng”, nhóm khách thê từ 20 đến 70 tuổi, trong đó có 65,22%

là nữ, 34,78% là nam Có sự khác biệt đáng kế về điểm trước và sau qua trình điềutrị (PHQ-9 p< 0,01 và GAD-7 p<0,01), cho thấy các triệu chứng trầm cảm và lo âu

giảm đáng ké sau khi kết thúc trị liệu bang nhận thức hành vi, ké cả khi trị liệu nhận

thức hành vi tập trung vào trầm cảm và tập trung vào trầm cảm, lo âu Khoảng 2/3người mắc rối nhiễu cho thấy sự cải thiện và phục hồi từ các triệu chứng trầm cảm

và 3/4 cho thấy sự cải hiện đối với triệu chứng lo âu (Roz Shafran, Abigail Wroe,

Sasha Nagra, Eleni Pissaridou, Anna Coughtrey, 2018)

Tác gia Tran Như Minh Hang (2012) nghiên cứu về “Hiệu quá của liệu pháp

nhận thức hành vi và các yếu to liên quan trong điều trị bệnh trầm cam” Theo tác

giả, đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy

hiệu quả của điều trị nhận thức hành vi trong giai đoạn cấp cũng như trong phòng

ngừa tái phát trầm cảm có hiệu quả Trị liệu nhận thức hành vi có hiệu quả bănghoặc hơn hăn các phương pháp trị liệu tâm lý khác như liệu pháp lý động, liệu pháphành vi, liệu pháp tương tac cá nhân.

10

Trang 15

Tại thành phố Đà Nẵng và Khánh Hòa, với sự hỗ trợ chính của tổ chức quỹcựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, trong chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng

từ năm 2009 đến năm 2013, thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp kích hoạthành vi đã được áp dụng để điều trị cho người mắc trầm cảm tại cộng đồng tại 5xã/phường trong thành phố Kết quả nghiên cứu 30 người mắc trầm cảm đượckhám, điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi(nhóm can thiệp) và 30 người mắc chỉ được điều trị bằng thuốc chống tram cảm.Qua đó, nhóm can thiệp có khả năng phục hồi, tiến triển tốt hơn nhóm chỉ dùng

thuốc (Trevor Turner, 2009)

Như vậy, chúng ta có thé thấy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ

ra rằng, liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi được chứng minh là có hiệu quả đối với

người có tram cảm, lo âu Trị liệu hành vi nhận thức đối với tram cảm được Aaron

T Beck phát triển trong những năm 1950 và được chính thức hóa thành phươngpháp điều trị vào cuối những năm 1970 Mô hình nhận thức mô tả trầm cảm, khi

nào mắc tram cảm, người trầm cảm tập trung vào những quan điểm tiêu cực về ban

thân, về thế giới và về tương lai Liệu pháp này áp dụng một phương pháp giáo dục,

thông qua sự hợp tác, người bị trầm cảm học cách nhận ra các kiểu suy nghĩ tiêu

cực của mình và đánh giá lại suy nghĩ của mình Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũngchỉ ra lo âu và trầm cảm có mối liên hệ với nhau, khi trị liệu không nên tách riêng

từng rồi loan, mà điều trị lo âu có thé giảm triệu chứng của tram cảm và ngược lại

1.2 Lý luận về trầm cảm - lo âu

1.2.1 Khái niệm về tram cảm

Trong “Tir điển Tâm lý hoc” của Vũ Dũng (2008) tram cảm là trang thái xúccảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính, bởi những thay đổi của môi

trường về những quan điểm của động cơ nhận thức và bởi tính thụ động của hành vi

nói chung Về mặt chủ quan, trước hết con người cảm thấy nặng nề, cảm giác dẫn

vat và có cơn cảm xúc mạnh — đó là trạng thái trầm uất, buồn phiền, tuyệt vọng Sự

ham thích, những động cơ, tính tích cực ý chí giảm một cách đột ngột Những suynghĩ về trách nhiệm cá nhân làm phiền lòng với muôn hình vạn trạng, được đăngtrưng bởi các sự kiện nặng nê diễn ra trong cuộc sông con người hoặc gân với con

11

Trang 16

người Cảm giác hối tiếc các sự kiện quá khứ và cảm giác thiếu sự giúp đỡ trướcnhững khó khăn của cuộc sống hòa lẫn với cả giác viễn tưởng Tự đánh giá giảmđột ngột Tri giác thời gian bị thay đổi Trong trạng thái tram cảm điểm nổi bật nhất

là tính chậm chạp, không có sáng kiến, mệt mỏi nhanh; điều đó dẫn đến suy sụp độtngột về sức khỏe Ở tình trạng tram cảm nặng và kéo dài có thể mưu toan tự sát Cóhai loại trầm cảm: Trầm cảm chức năng, có thể có ở cả những người khỏe mạnh ở

ngưỡn chức năng tâm lý bình thường; Trầm cảm bệnh lý là một trong những hội

chứng tâm thần (Vũ Dũng, 2008)

Theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), trầm cảm là một hộichứng bệnh lý, biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc tram, mat mọi quan tâm thích thú,giảm năng lượng dễ mệt mỏi, phổ biến là tăng mệt rõ rệt nhiều sau một cô gắng ratnhỏ Kèm theo các triệu chứng phổ biến khác như: giảm sút sự tập trung chú ý,giảm sút lòng tự trọng va lòng tự tin: cả ý tưởng bị tội và không xứng đáng, bi quan

về tương lai; ý tưởng bị tội và không xứng dang, bi quan về tương lai; ý tưởng vàhành vi tự hủy hoại bản thân, rối loạn giấc ngủ, giảm cảm giác ngon miệng Cáctriệu chứng trên tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu 2 tuần liên tục Cáctriệu chứng này được coi là những triệu chứng điền hình trong chân đoán lâm sàng

(WHO, 1992)

Theo Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ (2020) tram cảm là trạng thái tiêu cực, từ

bat hạnh và bat mãn đến cảm giác buồn bã tột cùng, bi quan, tuyệt vọng, gây cản trở

cuộc sống hàng ngày Ở những người tram cảm có những thay đôi về thé chất, nhậnthức, và mối quan hệ xã hội, bao gồm: thay đổi thói quen ăn hoặc ngủ, thiếu năng

lượng hoặc động lực, khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định, từ chối tham gia

hoạt động xã hội Đó là triệu chứng của một rỗi loạn sức khỏe tâm thần

Qua đó, nhận thấy, tram cảm là một loại bệnh tâm thần ảnh hưởng tiêu cực

đến cảm xúc, nhận thức và hành động của người đó Trầm cảm gây ra cảm giác

buồn bã, mat hứng thú với các hoạt động, đánh giả bản thân thấp, các van dé thé

chất, giảm năng suất làm việc Trầm cảm khác với nỗi buồn thông thường, những

triệu chứng trầm cảm phải kéo dài ít nhất hai tuần, còn với những nối buồn thôngthường, có thê nhạt phai theo thời gian Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sửdụng khái niệm trầm cảm theo Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ

12

Trang 17

1.2.2 Khái niệm về lo âu

Từ điển tâm lý học của Vũ Dũng (2008): “Lo âu là trải nghiệm cảm xúc tiêucực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán,không liên quan đến các sự kiện cụ thê Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong các tìnhhuống nguy hiểm không xác định và được thé hiện trong việc chờ đợi sự tiễn triển

không thuận lời của sự kiện Khác với hoảng sợ, được coi là một phản ứng đối với

một đe dọa cụ thé nào đó, lo âu thé hiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lantruyền, không có đối tượng và thường có liên hệ với việc chờ đợi điều không may

trong tương tác xã hội và thường được tạo bởi sự không có ý thức được nguồn gốccủa nỗi nguy hiểm Khi lo âu ở cấp độ sinh lý, nhịp thở tăng, nhịp đập nhanh hơn,

huyết áp cao hơn, hưng phấn tăng, ngưỡng tri giác giảm Về mặt chức năng, lo âukhông chỉ cảnh báo về sự nguy có thể xảy ra, mà còn kích thích tìm kiếm và cụ théhóa mối nguy hiểm đó, tích cực tìm hiểu thực tế với mục đích xác định đối tượng dedoa Lo âu có thé biểu hiện như cảm giác về sự bat lực, thiếu tự tin vào ban thân, bat

lực trước các yếu tố bên ngoài, phóng đại sức mạnh và tinh đe dọa của chúng Biểu

hiện về hành vi của lo âu nằm ở chỗ hóa giải và các hoạt động làm ảnh hướng đến

xu hướng và hiệu quả của hoạt động Lo âu như một cơ chế phát triển loạn thầnkinh chức năng — lo âu loạn tâm hình thành trên cơ sở các mâu thuẫn bên trong quá

trình phát triển và cấu thành tâm lý Ví dụ: từ mực độ gắn bó (như phụ thuộc giữa

con và mẹ) cao, thiếu cơ sở đạo đức cho động cơ có thể dẫn tới tin tưởng một cáchbất hợp lý về mối đe dọa từ những người khác, của chính cơ thể mình, kết quả từ

chính hành động của mình Trong nghiên cứu thực nghiệm người ta phân ra:

Lo âu tình huống — biéu hiện đặc điểm trạng thái hiện thời của cá nhân

Lo âu như một nét nhân cách — tính lo âu thiên hướng trải nghiệm lo âu cao

từ những nguy hiểm thực tế hoặc tưởng tượng

Có thể giảm lo âu với sự trợ ø1úp của co chế bảo vệ như loại trừ, thay thế,

Trang 18

phản ứng như: căng cơ, hơi thở nhanh và tim đập nhanh Lo âu khác với lo sợ vềkhái niệm và sinh lý, mặc dù hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thếcho nhau Lo âu được coi là một phản ứng xảy ra trong thời gian dải, có địnhhướng trong tương lai, tập trung vào một mối de doa lan tỏa; trong khi lo sợ làphản ứng phù hợp với tình huống hiện tại, xảy ra trong thời gian ngắn với mộtmối đe dọa cụ thể, rõ ràng.

Như vậy, chúng tôi hiểu răng lo âu là phản ứng cảm xúc tự nhiên của conngười trước những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà con người phải tìm cách

vượt qua Lo âu là tín hiệu báo trước nguy hiểm sắp đến, cho phép con người tìmbiện pháp để đối phó với sự đe dọa đó Tuy nhiên, nếu lo âu kéo dài, với những

nguyên nhân không rõ ràng, những mối đe dọa không có thực sẽ dẫn đến lo âumang tính bệnh lý — rối loạn lo âu Tóm lại, trong nghiên cứu này, chúng tôi sửdụng khái niệm lo âu của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ

1.2.3 Các lý thuyết tiếp cận

Tiếp cận hành vi về tram cảm, lo âu

Trong cuốn “Tam lý học di thường và lâm sang” của Paul Bennett (2003),

tiếp cận hành vi về tram cảm và lo âu đều được lý giải thông qua quá trình điều kiện

hóa Tram cảm là kết quả của ít củng cố xã hội tích cực từ môi trường Ví dụ nhưmat việc gây ra trầm cảm vì giảm sự củng cô tích cực từ những người khác Điềunày dẫn đến chán nản, thu hẹp hành vi mang xu hướng được xã hội tán thưởng Cánhân tự tách mình ra khỏi các liên hệ xã hội, hành động thực tế, mục đích làm tăngliên hệ xã hội tạm thời, bởi họ có thể được sự chú ý nhờ hành vi của mình Điều nàytạo ra củng cố khác, được biết đến như lợi ích thứ phát, trong đó cá nhân nhận được

sự tán thưởng nhờ những hành vi có tính trầm cảm của mình Tuy nhiên giai đoạnnày thường đi cùng với sự thu hẹp về chú ý và khí sắc Tuy nhiên, xu hướng này sẽcủng cố hành vi không lành mạnh như khóc lóc, phản nàn, nói về việc tự tử Đến

cuối cùng, điều này sẽ khiến những người bạn thân xa lánh, giảm củng có tích cực,

tăng cô lập và cảm giác bất hạnh Day là một vòng luân quan, day người tram cảmngày càng đi xuống Lo âu cũng vậy, lo âu cũng xuất hiện thông qua điều kiện hóa

cô điện và được duy trì băng điêu kiện hóa tạo tác Đó là một phản ứng có điêu kiện

14

Trang 19

cô điển được duy trì bằng cách né tránh những mệt mỏi đi kèm với các kích thích

âm tính Việc né tránh tạo ra cảm giác dễ chịu Chính sự dễ chịu này lại tạo ra quá

trình điều kiện hóa tạo tác và trở thành củng cố cho sự né tránh những kích thích

gây ra nỗi sợ Sự né tránh cũng ức chế quá trình dập tắt bằng việc ngăn cá nhân trải

qua trạng thái sợ hãi khi không có hậu quả xấu

Ngoài ra, nếu người đó thiếu kỹ năng xã hội hoặc có cấu trúc nhân cách cứngnhắc, họ sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh, tìm kiếm củng cố mới, thay thé hành vi

cũ Vì vậy, họ bị luân quân trong vòng xoáy của mình (Lewinsohn Peter M , 1974)

Tiếp cận nhận thức về tram cam, lo âu

Tiếp cận nhận thức đề cập đến các rối loạn tâm thần và đau khổ tâm lý được

duy trì bởi yếu tố nhận thức Beck và Ellis là hai người tiên phong cho cách tiếp cận

này Họ cho rằng những niềm tin sai lệch góp phần duy trì các vấn đề về cảm xúc

và hành vi Theo Beck, những niềm tin sai lệch bao gồm niềm tin tiêu cực về bảnthân, về thế giới và về tương lai Những niềm tin này dẫn đến những suy nghĩ tựđộng trong những tình huống cụ thể (Stefan G Hofmann, Anu Asnaani Imke, J J.Vonk, Alice T Sawyer, Angela Fang, 2012)

Niềm tin tiêu

Niền tin tiêu cực Niềm tin tiêu

Ví dụ: những người bị tram cảm có xu hướng cho mình bất lực, vô giá trị,

không làm được gì cả Họ diễn giải các sự kiện diễn ra theo cách tiêu cực, thất bạiphi thực tế, và học xem thế giới là những chướng ngại vật cản trở họ Cuối cùng, họ

thấy tương lai hoàn toàn vô vọng vì sự vô dụng của họ, không có gì có thể làm thayd6i/cai thiện tình hình của họ

15

Trang 20

Khi ba thành phần này tương tác với nhau chúng cản trở quá trình nhận thứcbình thường, dẫn đến suy giảm nhận thức, trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề vớingười bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực (Saul McLeod, 2015)

Beck (1967) tin rang các cá nhân dé bị tram cảm họ có sơ đồ nhận thức tiêucực Họ có một tập hợp niềm tin và những kỳ vọng về bản thân một cách tiêu cực

và bi quan Những sơ đồ đó có thé có được trong thời thơ ấu, là kết quả của sự kiệnđau thương Những so đồ hình thành từ thời tho ấu, tồn tại trong khoảng thời giandài, khó thay đổi Những niềm tin thời thơ ấu được duy trì liên tục bởi giải thích sai

lệch về sự kiện trong cuộc sống, có lẽ vì không có điều gì xảy ra khiến cá nhân hoài

nghi những giả định ban đầu của họ Những trải nghiệm có thé tạo ra sơ cau niềm

tin tiêu cực bao gồm:

- _ Cái chết của người thân

- Su từ chối của bố mẹ, sự chỉ trích, bảo vệ quá mức, bỏ bê hoặc làm dụng

- Bătnạtở trường hoặc bị loại trừ khỏi nhóm đồng đăng

Những người có sơ đồ nhận thức tiêu cực dé mắc lỗi logic trong suy nghĩ của

họ, họ có xu hướng tập trung vào khía cạnh nhất định trong khi bỏ qua các thông tin

khác có liên quan Lỗi tư duy này thường là tự đánh giá thấp bản thân, điều này gây

ra lo lắng và trầm cảm Ví dụ: suy luận tùy tiện: kết luận tiêu cực trong khi không

có dữ liệu; Khái quát hóa có chọn lọc: tập trung vào khía cạnh tôi tệ của tình huống;

Phóng đại hóa và tối thiểu hóa: Nếu có vấn đề, họ sẽ làm cho vấn đề lớn hơn, nếu

có giải pháp, họ sẽ làm giải pháp bé đi; Tự vận vào mình: các sự kiện tiêu cực đượchiểu là lỗi của họ; Tư duy phân cực: tất cả mọi thứ được xem là đen và trăng, không

có ở giữa Dần dần, những suy nghĩ này sẽ trở thành suy nghĩ tự động Khi nhữngsuy nghĩ tự động này tiếp diễn liên tục, sẽ dẫn đến trầm cảm Những người trầmcảm luôn giữ suy nghĩ tiêu cực này mặc dù có những bằng chứng trái ngược (Saul

McLeod, 2015)

Có sự tương tác mạnh mẽ giữa khí sắc và nhận thức: nhận thức tiêu cực làm

khí sắc giảm và khí sắc tram làm cho nhận thức tiêu cực nỗi trội hơn Người ta cóthé gây ra những ý nghĩ chán nản ở chủ thé không bị tram cảm bang cách tiễn hành

kỹ thuật kích thích cảm xúc; trong đó, mọi người đọc thành tiếng một chuỗi các tính

16

Trang 21

từ mô tả những trạng thái tâm lý tiêu cực/âm tính Người bị trầm cảm nhớ lại nhiều

ky niệm tiêu cực hơn người bình thường.

Theo Beck, ban đầu, những cá nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa sẽ lý giải một

số tình huống nguy hiểm và bị đe dọa Theo thời gian, họ sẽ áp dụng những suynghĩ này cho nhiều trường hợp khác, và rối loạn lo âu lan tỏa sẽ phát triển ngàycàng cao (Saul McLeod, 2015)

1.2.4 Đặc diém lâm sàng

Theo Cao Tiến Đức và cộng sự (2010) trong cuỗn “Bệnh hoc tâm than” giai

đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần, trong đó phải có ít nhất một trong hai triệu

chứng chủ yếu là khí sắc giảm hoặc là mat hứng thú/ sở thích cho hau hết các hoạt

động Ngoài ra, người mắc tram cảm cần biểu hiện ít nhất 4 triệu chứng trong dãy

triệu chứng bao gồm thay đôi cảm giác ngon miệng hoặc trọng lượng cơ thể, rốiloạn giấc ngủ, rối loạn hoạt động tâm thần vận động, giảm sút năng lượng, cảm giác

vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định, ý nghĩ tái diễn về

cái chết hoặc ý nghĩa, kế hoạch và hành vi tự sát Để xác định một giai đoạn tramcảm điền hình, một triệu chứng cần được biéu hiện gần đây một cách rõ ràng khi sosánh với trạng thái trước khi bị bệnh của người mắc trằm cảm, trong ít nhất 2 tuần

liên tiếp Giai đoạn trầm cảm cần ảnh hưởng rõ ràng đến các lĩnh vực xã hội, nghềnghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác Ở một số người mắc tram cảm giaiđoạn nhẹ, chức năng còn ở phạm vi bình thường nhưng cần cố gắng đáng kể

- Cac triệu chứng cơ thé:

o_ Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân

o_ Mất ngủ hoặc ngủ qua nhiều:

o_ Rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng

o Đầu đầu và đau lưng

- Cac triệu chứng cảm xúc.

o Khí sắc giảm

o_ Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết hoạt động

o Lo âu hoặc lo lắng thái quá

- Cac triệu chứng tư duy:

17

Trang 22

o_ Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.

o Khó suy nghị, tập trung hoặc ra quyết định

o Nhin tương lai am dam, bi quan.

- Cac triệu chứng hành vi:

o Rối loạn hoạt động tâm thần vận động

o Giảm sút năng lượng.

Rối loạn lo âu là sự lo âu hay phiền muộn quá mức, kéo dài liên tục ít nhất là

6 tháng Những nỗi lo của người bị rối loạn lo âu thường liên quan đến những van

đề của đời sống hoặc những vấn đề không mấy quan trọng, họ có thể nhận thức

được, nhưng khó có thé kiểm soát nỗi lo của mình Ngoài ra, lo âu đi kèm ít nhất ba

trong số các triệu chứng: Mat thư giãn hoặc cảm giác kích động, dễ bị mệt mỏi, khó

tập ting chú ý hoặc trí nhớ trống rỗng, dé cáu gat, tăng trương lực cơ, rối loạn giấcngủ Rối loạn lo âu dẫn đến suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chứcnăng khác.

- Cac triệu chứng cơ thé:

o Run tay chân

Trang 23

o Cảm giác cô đơn, không có căn cứ

- Cac triệu chứng tư duy:

o Lo lắng về tương lai

o Lo lắng về bản thân/người thân

o Khó tập trungo_ Làm quá/phóng đại vấn đề

o Bi quan, nhút nhát

- Cac triệu chứng hành vi:

o_ Đứng ngồi không yên

o Hành vi nghi thức

o Giảm/mất định hướng

1.2.5 Tiêu chuẩn chan đoán

Hiện nay, trên thế giới thường sử Hệ thống phân loại bệnh Quốc tế ICD 10

(International Statistical Classiffication of Diseases) là bảng phân loại bệnh quốc tế

do Tổ chức Y tế thế giới chủ trì và Cam nang chan đoán và thống kê rối loạn tâm

thần (Diagnostic and Statiscal Manual of Mental Disorders - DSM 5) Trong phạm

vi nghiên cứu, học viên sẽ sử dung Cam nang chan đoán và thống kê rối loạn tâmthần DSM 5

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm điển hình, mã 296.99 (Major

Depression Disoder) theo DSM 5 (2013):

A Năm (hoặc hon) trong một số các triệu chứng sau được biểu hiện trong

thời gian 2 tuần và biểu hiện một số sự thay đôi mức độ chức năng trước

đây, có it nhất 1 trong các triệu chứng (1) khí sắc giảm, hoặc là (2) mất

thích thú/ sở thích.

19

Trang 24

Ghi chú: Không bao gồm các triệu chứng là hậu quả rõ ràng của bệnh cơthể hoặc hoang tưởng, hoặc ảo giác không phù hợp với khí sắc.

(1) Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày,nhận biết bởi chính thân chủ (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống

rỗng), hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy thân chủ khóc)

Ghi chú: trẻ em và trẻ vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích

(2) Giảm sút rõ ràng các thích thú/ sở thích ở tất cả hoặc hầu như tat cảcác hoạt động, có phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày(được chỉ ra hoặc bởi thân chủ, hoặc từ sự quan sát của người khác).

(3) Giảm cân rõ ràng, cả khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân (ví dụ: thay

đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng cảm

giác ngon miệng hầu nhu hàng ngày Lưu ý: trẻ em mat khả năng đạtđược cân nặng cần thiết

(4) Mắt ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hàng ngày

(5) Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hàng ngày (đượcquan sát bởi người khác, không chỉ cảm giác của thân chủ là không yên tĩnh hoặc chậm chạp).

(6) Mệt mỏi hoặc mat năng lượng hau như hàng ngày

(7) Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) hầunhư hàng ngày (không chỉ là tự khiến trách hoặc kết tội liên quan đến cácvan đề mắc phải)

(8) Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc đưa ra quyết định hầunhư hàng ngày (thân chủ tự thấy hoặc người nhà thấy)

(9) Ý nghĩ tiếp tục về cái chết (không chỉ là sợ chết), ý định tự sát táidiễn không có một kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch

cụ thể đề tự sát thành công

B Các triệu chứng không thỏa mãn cho một giai đoạn hỗn hợp.

C Các triệu chứng được biểu hiển rõ ràng, là nguyên nhân ảnh hưởng đến

các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác

20

Trang 25

D Các triệu chứng không phải là hậu quả sinh lý trực tiếp của một chất (ví

dụ: ma túy, thuốc ) hoặc do một bệnh cơ thể (ví dụ: bệnh nhược giáp)

E Các triệu chứng không được giải thích tốt bởi có tang, nghĩa là sau khi

mất người thân, các triệu chứng bên vững hơn 2 tháng, được đặc trưng

bởi rối loạn chức năng rõ ràng, có ý nghĩ mình là vô dụng, ý tưởng tự sát,các triệu chứng loạn thần hoặc vận động tâm thần chậm

Chan đoán phân biệt:

Giai đoạn hưng cảm kèm theo những phản ứng cáu gắt hoặc pha hỗn hợp

Rối loạn khí sắc do một bệnh co thé khác

Rối loạn tram cảm do một chất thuốc hoặc rối loạn lưỡng cực

Rối loạn tăng động giảm chú ý

Rôi loạn thích ứng có khí săc trâm cảm.

Tiêu chuẩn chân đoán rối loạn lo âu lan tỏa, mã 300.20 theo DSM 5

A Lo âu quá mức hoặc lo lắng xảy ra nhiều ngày không ít hơn 6 tháng, tập

trung vào một số sự kiện hoặc hoạt động (như công việc hoặc học tập)

B Người bệnh khó kiêm soát được lo âu

C Lo âu được phối hợp với ít nhất 3 trong số 6 tiêu chuẩn sau (kéo dài ít

5 Tang trương lực cơ

6 Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ, khó chịu khithức giấc)

D Rối loạn lo âu hoặc các triệu chứng cơ thể là nguyên nhân dẫn đến các

khó chịu, suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năngquan trọng khác.

21

Trang 26

E Rối loạn không do hậu quả của một chất (lạm dùng ma túy hoặc thuốc)

hoặc một bệnh lý cơ thê

F Rối loạn lo âu không phải là các rối loạn tâm thần khác (ví dụ: lo âu hoặc

lo lang có cơn hoảng sợ trong rối loạn hoảng sợ, đánh giá tiêu cực trong

ám ảnh sợ xã hội, sợ ban hoặc các ám ảnh khác trong rối loạn ám ảnhcưỡng bức, lo âu bi tách ra khỏi gia đình trong lo âu bi chia tách, tái hiện

sự kiện chấn thương trong rỗi loạn stress sau sang chấn, lo âu tăng cântrong chán ăn tâm thần, phàn nàn về cơ thể trong rối loạn triệu chứng cơthé, lo âu về dị hình cơ thé trong ám sợ di hình, lo âu bị bệnh nặng trong

ám ảnh nghỉ bệnh hoặc là hoang tưởng trong tâm than phân liệt hoặc rốiloạn hoang tưởng.

Chan đoán phân biệt:

- Lo âu bệnh lý cơ thé

- Rới loạn lo âu do một chat

- Rối loạn lo âu xã hội

- Ri loạn ám ảnh cưỡng bức

-_ Rối loạn stress sau sang chấn và rối loạn thích ứng

- Trầm cảm lưỡng cực và các rối loạn loạn thần

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp tram cảm, lo âu

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng giúp nhà tâm lý thu thập thông tin của

thân chủ về vấn đề thân chủ đang gặp, những yếu tố khởi phát, những yếu tố gây

ton thương cho thân chủ, những yếu tổ duy tri van đề của thân chủ, những điểm

mạnh của thân chủ.

Phương pháp quan sát lâm sàng giúp nhà tâm lý tri giác những biểu hiện vềnhận thức, thái độ, xúc cảm, hành vi, các cơ chế phòng vệ của thân chủ khi ở phòngtrị liệu.

22

Trang 27

Sử dụng Cẩm nang Chân đoán và Thống kê về các Rối loạn tinh thần phiênbản 5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition; DSM-5) của Hiệp hội tam thần học Hoa Ky (American Psychiatric Association, 2013).

Ste dung trac nghiém/ thang do:

- Thang đo tram cam Beck (BDI) gồm 21 câu, mỗi câu gồm bốn lựa chon, chi

báo mức độ của triệu chứng Thang do tram cam Beck được thiết kế dé đánhgiá các triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh trầm cảm

o Cách thực hiện: Người thực hiện trắc nghiệm sẽ được phát 1 phiếu trả

lời, sau khi điền các thông tin cơ bản (tên, tuổi, địa chỉ, ngày thực

hiện), họ sẽ bắt đầu đọc và làm theo hướng dẫn

o Cách tính điểm: Cộng tổng điểm các câu trả lời

- Thang đo lo âu Zung là thang tự đánh giá gồm 20 câu, với bốn mức độ

Thang lo âu Zung dựa trên bốn nhóm triệu chứng: nhận thức, thần kinh tự trị

và hệ thần kinh trung ương

o Cách thực hiện: Người thực hiện trắc nghiệm sé được phat 1 phiéu tra

lời, sau khi điền các thông tin cơ bản (tên, tuổi, địa chỉ, ngày thựchiện), họ sẽ bắt đầu đọc và làm theo hướng dẫn

o Cách tính điểm: Cộng tông điểm các câu trả lời

- Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ (PSQI) đánh giá chất lượng giấc ngủ

dựa trên bảy phương diện: chất lượng giấc ngủ theo cảm nhận của người

23

Trang 28

được đánh giá, độ trễ của giấc ngủ, thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ, rối loạngiấc ngủ, việc sử dụng thuốc dé ngủ, rối loạn chức năng trong ban ngày.

o Cách thực hiện: Người thực hiện trắc nghiệm sé được phát 1 phiếu trả

lời, sau khi điền các thông tin cơ bản (tên, tuổi, địa chỉ, ngày thựchiện), họ sẽ bắt đầu đọc và làm theo hướng dẫn

o Cách tính điểm: Tiến hành đổi điểm theo hướng dẫn và tính điểm tông

các câu trả lời.

o Cách đọc kết quả:

= <5: Chưa có rối loạn chất lượng giấc ngủ

= Từ5- I0: Rối loạn chất lượng giấc ngủ nhẹ

= Từ I0-— 15: Rối loạn chất lượng giấc ngủ vừa

= < 15: Rối loạn chất lượng giấc ngủ nặng1.3.2 Các phương pháp can thiệp

1.3.2.1 _ Trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý trong điều trị trầm cam, lo âu

Trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) là một phương pháp trị liệu tâm lý

đã được chứng minh có hiệu quả với các vấn đề như: trầm cảm, rối loạn lo âu, lạm

dụng rượu và ma túy, vấn đề hôn nhân, rối loạn ăn uống và bệnh tâm thần nghiêm

trọng Nhiều nghiên cứu cho thấy trị liệu nhận thức hành vi giúp cải thiện chức

năng năng là chất lượng cuộc sống Trong nhiều nghiên cứu, tri liệu nhận thức hành

vi đã được chứng minh là có hiệu quả tương đương hoặc hiệu quả hơn so với cáchình thức trị liệu tâm lý hoặc thuốc tâm thần khác

Trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý là lý thuyết về nhân cách và phương pháp trịliệu tâm lý do nhà tâm lý hoc Albert Ellis phát triển vào những năm 1950 Ellis hiểurằng chính con người xây dựng các giả định về bản thân mình, về người khác và thếgiới xung quanh dé hình thành nên mục đích và ý nghĩa về sự tồn tại Ellis nổi tiếng

với mô hình ABC:

24

Trang 29

được chọn tôi thật tồi tệ buồn, từ bỏ

tham gia đội Tôi sẽ không luyện hát

dẫn đến niềm tin B và gây ra các hậu quả về hành vi và cảm xúc Các rối loạn tâm

lý có nguồn gốc từ các niềm tin phi lý (Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Thành Nam,

Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Ngọc Diệp, 2017)

Ellis (2008) cho rằng trong ba yếu tố A, B, C trong mô hình ABC liên quan

chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, không thể xác định yếu tố nào là cơ bản

nhất, quan trọng nhất Vì vậy, tâm lý trị liệu phải tác động đến tất cả phương diện

đó trong một tông thể nhân cách Rối loạn sẽ giảm đi khi niềm tin đó bị bẻ gãythông qua việc thách thức nhận thức và niềm tin (D) để hình thành nên suy nghĩmới, hợp lý hon (E) và cảm xúc lành mạnh hơn, hành vi hiệu quả hơn (E).

Trị liệu nhận thức hành vi dựa trên một sé nguyén tắc cốt lõi, bao gồm:

- Suy nghĩ (nhận thức) là trung gian giữa cảm xúc và hành vi

- _ Nhận thức sai lệch dẫn đến sự đau khổ và rối loạn chức năng

- Ri loạn tâm lý và rối loạn chức năng có thể được giảm bớt thông qua việc

sửa đổi nhận thức và hành vi bị lỗiTrị liệu nhận thức hành vi liên quan đến việc thay đổi mô hình nhận thức,chiến lược này bao gồm:

- _ Nhận ra những suy nghĩ tạo ra van đề, sau đó nhìn nhận/đánh giá lại suy nghĩ

đó

- Hoc các hiêu vê hành vi và động cơ của người khác

25

Trang 30

Sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để đối phó với các tình huống khókhăn

Học cách giúp bản thân tự tin vào khả năng của chính mình Trị liệu nhận thức hành vi liên quan đên việc thay đôi mô hình hành vi cua thân chủ, trị liệu sẽ tập trung vào:

Đối mặt với nỗi sợ hãi thay vì trốn tránh chúng

Sử dụng đóng vai để chuẩn bị cho các tình huống tương tác với người khác

có tiềm ân nguy cơ

Học cách xoa dịu tâm trí và thư giãn cơ thể

Không phải tất cả trị liệu nhận thức hành vi đều sử dụng các chiến lược này.Thay vào đó, nhà tâm lý va thân chủ cùng làm việc với nhau, cùng hợp tác đê hiệu vân dé và lên chiên lược điêu tri Tri liệu nhận thức hành vi nhân mạnh vào việc

giúp cá nhân học các trở thành nhà trị liệu của chính họ, thông qua các bài tậptrong phiên trị liệu và bài tập về nhà, qua đó, giúp thân chủ phát triển kỹ năng ứngphó với các vân đê trong cuộc sông, giúp họ thay đôi suy nghĩ, cảm xúc, hành vi

có vân đê.

Xác định suy nghĩ tiêu cực: Nhà tâm lý giúp thân chủ nhận ra những suynghĩ tự động/ niềm tin không hợp lý Những suy nghĩ đó, không phải dongười khác gây ra hoặc do các sự kiện, mà cách họ làm, cách họ cảm nhận,

phân tích sự kiện tạo ra những suy nghĩ không phù hợp.

Thách thức suy nghĩ tiêu cực: Nhà tâm lý hướng dẫn thân chủ cách đánh giá

các suy nghĩ sai lệch; đặt các câu hỏi về bằng chứng cho những suy nghĩ đó,phân tích những niềm tin đó không có ích và kiểm tra thực tế của những dựđoán tiêu cực.

Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ thực tế (Ricardo F Muñoz et al,

2007)

1.3.2.2 Liệu pháp thư giãn

Thư giãn được xem là một trong những phương pháp thường dùng và rất cóhiệu quả trong việc điêu trị các chứng bệnh tâm trí Đó là quá trình giãn mêm cơbắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó là giảm những cảm xúc tiêu

26

Trang 31

cực hoặc chứng bệnh tâm than do các nhân tổ stress gây ra Thư giãn giúp tập trung

tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngoài giúp tinh thần hết căngthăng, làm chủ được giác quan và cảm giác Thư giãn giúp dập tắt dần những phản

xạ được điều kiện hóa có hại cho cơ thê (Nguyễn Công Khanh, 2017)

Thư giãn được sử dụng đề làm dịu các triệu chứng của vấn đề tâm thần Các

van đề về sức khỏe tâm thần thường gây ra hiện tượng căng thăng (như căng cơ, thởgấp, tim đập nhanh, run chân tay ) Những người bị lo lắng hoặc có cơn hoảng sợ

cần được giúp đỡ dé thư giãn ngay khi sự lo lắng của họ trở nên quá sức Một công

cụ được coi là chiến lược hiệu quả dé thư giãn là bài tap thở

Trương lực có vai trò quan trọng trong đời sống, tăng trương lực quá mức và

thường xuyên liên quan đến lo sợ và hành vi sai lệch Tăng trương lực và mất cânbằng cảm xúc có tương quan với nhau Thư giãn tạo ra tác động sinh lý trái ngượcvới tác động cau lo sợ làm cho nhịp tim chậm lại, lưu lượng máu ngoại bên tăng lên

và hoạt động thần kinh-co ôn định (Nguyễn Văn Siém, 2007)

Trong nghiên cứu “Vai tro của thở sâu trong trị liệu căng thang” của

Valentina Perciavalle và cộng sự (2016), nhóm khách thé gom 38 người từ 18 dén

28 tuổi), họ được chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết

quả cho thấy kỹ năng thở sâu có thê cải thiện tâm trạng và giảm trạng thái căngthăng Kết quả này thể hiện qua bảng tự đánh giá của nhóm khách thê và qua cácthông số như nhịp tim, nồng độ cortisol

1.3.2.3 Liệu pháp chú tâm

Chú tâm bắt nguồn từ giáo lý của nhà Phật Ngày nay, can thiệp dựa trênchánh niệm được nghiên cứu rất nhiều trong thực hành tâm lý học Có hai hướngtiếp cận là sử dụng chú tâm để giảm căng thắng (MBSR) và chú tâm dựa trên liệupháp nhận thức; đây là sự kết hợp việc thực hành chánh niệm ở phương Đông vàthực hành nhận thức — hành vi ở phương Tây.

Chú tâm là một quá trình trạng thái tinh thần đặc trưng bởi suy nghĩ không

phán xét về những trải nghiệm của bản thân, bao gồm cảm giác, suy nghĩ, trạng thái

cơ thể, ý thức và môi trường, đồng thời khuyến khích sự cởi mở, tò mò và chấpnhận Bishop và đồng nghiệp (2004) đã phân biệt hai hướng của chú tâm là tự điều

27

Trang 32

chỉnh sự chú ý và tập trung vào hiện tại với tâm thế cởi mở, chấp nhận (Bishop

SR., 2004)

Trong nghién cuu cua Stefan G.Hofmann va Angelina F.Gomez (2017), cacphương pháp chú tâm và nhận thức hành vi truyền thống có nhiều đặc điểm giốngnhau Cả hai đều nhằm mục đích làm giảm đau khổ và cách tiếp nhận là sử dụng các

bài tập liên quan đến nhận thức và hành vi Cả hai phương pháp này đều xem suy

nghĩ, cảm xúc là tạm thời và không có giá tri/y nghĩa như bản thân người đó vẫn

lầm tưởng Nhưng chú tâm tiếp cận quá trình này thông qua việc quan sát, chú ý;trong khi nhận thức — hành vi tìm cách thách thức trực tiếp những suy nghĩ đó Mặc

dù có sự khác biệt, nhưng chú tâm và nhận thức hành vi đều hướng tới một mục tiêu

là thay đổi quan điểm của một người về suy nghĩ, cảm xúc, để người đó nhận ra

những suy nghĩ và cảm xúc đó không nguy hiểm/khủng khiếp như những gi mình

đã nghi.

Chú tâm là quá trình tập trung một cách có chủ đích vào những trải nghiệm

hiện tại, với thái độ chấp nhận mà không đánh giá/suy xét Những trải nghiệm hiện

tại có thể khởi đầu từ bên trong (ví dụ: nhận thức, cảm giác cơ thể, trạng thái cảm

xúc ” hoặc từ bên ngoài (ví dụ: cảnh vật, âm thanh, mùi ) Ta sẽ học cách chấp

nhận những trải nghiệm những hiện tượng không mong muốn hay không thoải mái;học cách chấp nhận không tìm cách trồn tránh, cham dứt trải nghiệm, không đánh

,

giá hay dan nhãn “tốt” — “xấu” hay “muốn” - “không muốn”

Chú tâm giúp phá vỡ những vòng tròn luân quân của những trải nghiệm tiêu

cực bên trong như sự lo lắng về một sự kiện có thé xảy ra trong tương lai, sự ámảnh của những sự kiện trong quá khứ bằng cách tập trung vào hiện tại, giúp điều tiếtcảm xúc một cách hiệu quả trong não bộ, giúp con người ít phản ứng tự động và tăng sự linh hoạt trong nhận thức và và phản ứng Chú tâm được chứng minh là có hiệu quả với những rôi loạn tâm lý như trâm cảm, lo âu, sang chân, rôi loạn đau, rôiloạn nhân cách ranh giới và nhiều bệnh khác (Nguyễn Hương Mai, 2017)

28

Trang 33

CHƯƠNG 2:

ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP

MOT TRUONG HOP TRAM CAM, LO ÂU Ở NGƯỜI LỚN

2.1 Thông tin chung về thân chủ

- _ Tên: H (tên thân chủ đã được thay đôi)

- Tuổi: 34 tuổi (sinh năm 1987)

- _ Nghề nghiệp: Giáo viên dạy Hóa cấp 2

- Than chủ sống cùng me, vợ và con gái (4 tuôi, phát triển bình thường)

- Than chủ ra Hà Nội sống từ năm lớp 7 (năm 1998, 11 tuổi), mẹ thân chủ

bán hàng hoa qua, bố đã mat (năm 49 tuổi, không rõ năm bao nhiêu), anh

trai 36 tudi (sinh năm 1984) đang làm công an

a) Các thông tin về van dé/roi loạn

Biểu hiện của rồi loạnTheo lời của thân chủ và vợ (chủ yêu là lời của thân chủ, vợ thân chủ chỉ xácnhận thông tin đó có đúng hay không) , bắt đầu từ tháng 7-9/2020, thân chủ có một

số biéu hiện sau:

- Bị mat ngủ liên tục, có hôm ngủ được 2-3 giờ, có những hôm thức trang,

mơ nhiều, ngủ không sâu giấc

- Buon bã, ủ rũ Cảm giác mệt mỏi, không muốn làm gì cả, không muốn

gặp gỡ mọi người.

29

Trang 34

- Lo sợ, lúc nào cũng nghĩ mọi người nói đang nói xấu mình Lo sợ mình

rơi vào trạng thái hoang tưởng

- _ Không thể tập trung trong công việc, không còn hứng thú với công việc

như trước Cảm thấy công việc đơn điệu, áp lực

Mức độ ảnh hưởng đến chức năng

- Than chủ xin nghỉ làm 2 tuần vì không chịu được áp lực (từ 6/12/2021

đến 19/12/2021)

- _ Không tập trung làm việc, mỗi lần nghe học sinh/đồng nghiệp/hàng xóm

nói chuyện, thân chủ nghĩ họ đang nói mình

- _ Không hòa đồng với đồng nghiệp và học sinhQuá trình thăm khám và chẩn đoán

Đầu tháng 9 (trước khi gặp nhà tâm lý), thân chủ từng đi khám một bệnhviện ở Hà Nội, được chân đoán tram cảm va được kê đơn thuốc Thân chủ đã uốngthuốc 5 ngày, nhưng khi sử dụng thuốc, thân chủ cảm thấy khó chịu, tệ hơn, khôngminh man, nhìn “uu” Sau 5 ngày, thân chủ đã dừng, không sử dụng thuốc nữa

Sau khi gặp nhà tâm lý (tuần thứ 3 của tháng 9), thân chủ đã đi khám đông y

vì mất ngủ, đã uống thuốc Bắc Sau khi uống thuốc Bắc, thân chủ ngủ được, nhưng

ban ngày không tỉnh táo, thân chủ cảm thấy bồn chỗồn, vã mồ hôi, cảm giác ù ù.Hiện tại, thân chủ đã dừng uống thuốc Bắc

Sự kiện xảy ra trước khi vấn dé xuất hiện:

Sau 7 năm làm giáo viên, H lần đầu được làm giáo viên chủ nhiệm Giáo

viên chủ nhiệm cũ mang thai nên xin nghỉ Thân chủ gặp khó khăn trong việc hòađồng với học sinh, thân chủ nghĩ học sinh có vẻ thích giáo viên chủ nhiệm cũ hơn(Giáo viên chủ nhiệm cũ viết thiệp cho từng học sinh, thân chủ không biết trongthiệp viết gì, thân chủ cảm thấy học sinh thích giáo viên chủ nhiệm cũ hơn), áp lực

công việc khi làm giáo viên chủ nhiệm, lớp thân chủ nhận là chủ nhiệm là lớp học

kém nhất trường

b) Các thông tin về thân chủ

Năm 2006 khi đang học ở trung cấp cảnh sát, thân chủ cảm thấy mọi người

chế giéu, áp lực vì không thi đỗ đại học phải học trung cấp, gặp khó khăn trong việc

30

Trang 35

thích nghi với môi trường mới, nên đã nhảy từ tầng 5 của ký túc xá, bị chấn thươngnhiều chỗ Sau đó, thân chủ ra khỏi ngành.

Năm 2007 thân chủ thi Đại học và đỗ và trường đại học Sư Phạm Hè năm

2008 (năm nhất sau khi thân chủ học đại học), thân chủ có gang làm mọi thứ, thamgia các hoạt động ở trường, học tập Khoảng thời gian này, thân chủ cũng bị căng

thang, mat ngủ khoảng vài tuần.

Năm 2011, (Năm cuối đại học, tốt nghiệp đại học, ra trường), thân chủ cũng

bị căng thăng, mệt mỏi, mat ngủ khoảng 1 tháng Sau khi thử nhiều cách, thân chủquyết định mặc kệ, thì khoảng 1 tháng, thân chủ có thé ngủ bình thường

c) Các thông tin về mối quan hệ xã hội

Mới quan hệ với vợ

Vợ thân chủ dạy Hóa, dạy cùng trường với thân chủ Thân chủ thường xuyêntâm sự với vợ, vợ là người lắng nghe, thấu hiểu và ủng hộ thân chủ Khi có khókhăn, vợ thân chủ cũng là người giúp đỡ nhiệt tình Vợ thân chủ luôn đi cùng thânchủ trong mỗi buổi trị liệu

Mới quan hệ với bố mẹ

Bồ thân chủ làm công an Thân chủ chia sẻ bố có giai đoạn hoang tưởng, lo

lăng, rỗi loạn giấc ngủ Bồ thân chủ đã mat năm 49 tuổi do tai nạn giao thông Thânchủ đã chứng kiến cái chết của bố (khi đang đèo mẹ đến chỗ bó, thì thấy bố nam ở

dưới đất, chảy rất nhiều máu) Bố và thân chủ không hợp nhau lắm, nên không nói

chuyện, trao đổi nhiều

Hiện tai, thân chủ đang sống cùng mẹ Thân chủ ké rang mẹ mình là ngườichăm chỉ, hiền, tần tảo nuôi con

Anh trai thân chủ sinh năm 1984, là cảnh sát Thân chủ và anh trai không

hợp nhau, nên không thường xuyên nói chuyện, không có mâu thuẫn giữa hai

anh em.

Mối quan hệ với đồng nghiệp

Thân chủ không hòa đồng được với đồng nghiệp ở trường

Ở trường, có các nhóm nhỏ chơi thân với nhau, thân chủ muốn tham gia vàonhóm nào đó, nhưng thân chủ không tham gia vào nhóm nào Bởi vì, trường có ít

31

Trang 36

giáo viên nam, nhóm các thầy ở trường thường đi uống rượu bia và hay trêu đùa.Thân chủ không uống rượu bia, không biết cách nói đùa, cũng không thoải máinhững câu nói đùa của đồng nghiệp liên quan đến tình dục Thân chủ tự nhận thấymình có tư tưởng hơi khác người, sợ người khác đánh giá nên ngại việc nói đùa(Với các môi trường khác, như bạn cấp 3, thân chủ vẫn biết cách nói đùa).

Thân chủ có một vài xích mích với giáo viên trong trường Vì thân chủ làngười cứng nhắc, thực hiện theo nguyên tắc, không đồng ý việc sửa điểm của họcsinh Giáo viên chủ nhiệm của lớp thân chủ dạy, đã sửa điểm của học sinh (1 thành

10); sau đó mới nói lại với thân chủ Thân chủ đã rất bực bội và đã to tiếng với giáoviên đó Giáo viên đó nói với mọi người rằng thân chủ khó tính, xin điểm không

cho Thân chủ cũng không thanh minh cho mình Mãi đến 4 năm sau, thầy cô trongtrường mới biết sự thật

Thân chủ nói rằng có những việc mình quá thật thà, khiến mọi người cười

Ví dụ như lần các thầy trong trường đi uống bia Lúc này, thân chủ đang dạy kèm

cho con của hiệu trưởng Hiệu trưởng nói thân chủ gọi điện về cho con, nói thầy

hiệu trưởng không ăn cơm Thân chủ gọi điện cho con thầy hiệu trưởng, nói răngmọi người đang đi uống bia, không ăn cơm nhà Mọi người đều cười thân chủ

Mỗi khi có việc ở trường, thầy hiệu trưởng hỏi ý kiến của mọi người Có théthân chủ biết thầy hiệu trưởng đang muốn gì, nhưng thân chủ vẫn nói ra suy nghĩcủa mình thay vì nói điều mà thầy hiệu trưởng muốn Khi thân chủ nói suy nghĩ củamình, mọi người phản ứng, nên cảm thấy buồn Nếu thân chủ không nói đúng suynghĩ của mình, thân chủ sẽ cảm thấy khó chịu Nhưng thân chủ không thé không nóisuy nghĩ của mình được.

Hiệu trưởng đã từng nói chuyện với thân chủ về việc phải tổng hòa, chứkhông phải lúc nào cũng một là một, “cứng qua” Thân chủ nghĩ cũng có lúc đúng,việc mình quá cứng nhắc có nhiều bat lợi, nhưng không thé thay đổi được

Mới quan hệ với học sinh

Lớp thân chủ chủ nhiệm là lớp học kém nhất trường, có nhiều học sinh cábiệt, không nghe lời Hơn thế nữa, thân chủ không phải là giáo viên chủ nhiệm từđầu cấp học, do giáo viên chủ nhiệm cũ nghỉ (do có em bé) Thân chủ gặp khó khăn

32

Trang 37

trong việc quản lý học sinh và dù dạy lại nhiều lần nhưng học sinh vẫn không hiểubài Thân chủ không biết đùa với học sinh, không biết cách trò chuyện với học sinh(về những câu chuyện xã hội), nên thân chủ cảm thấy có khoảng cách với học sinh,học sinh nói những điều mình không hiểu (ví dụ: trò chơi điện tử, Huấn hoahồng ) Khi đến kỳ thi giữa kỳ, học sinh trách thân chủ không nhắn tin cô vũ,động viên học sinh Ở trên lớp, thân chủ nghe học sinh nói chuyện về bạn lớptrưởng lấy trộm tiền quỹ lớp, học sinh nói với nhau “hoc lam người di, xin lỗi làxong à”, than chủ chột dạ và nghĩ học sinh nói minh.

d) Các yếu tổ duy trì, yếu tổ tích cực, nguon lực

Yếu to duy trì: Dựa trên thông tin thân chủ và vợ cung cấp, những triệuchứng hiện tại ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của thân chủ Mat ngủ, suy nghĩ nhiêu,

lo lắng, căng thăng thường xuất hiện trong các tình huống có sự thay đổi môitrường, thân chủ phải đảm nhiệm một vai trò mới Những yếu tố này gây ảnh hưởngđến công việc và chất lượng cuộc sống của thân chủ Thân chủ là người cứng nhắc,

cầu toàn, yêu cầu cao ở bản thân, dẫn đến việc khi không được như mong muốn dễ

căng thăng Việc thân chủ cứng nhắc, không linh hoạt cũng ảnh hưởng đến mốiquan hệ với đồng nghiệp và học sinh

Yếu to tích cực: Thân chủ có nhận thức đúng đắn về van đề của mình, hợptác tốt với nhà tâm lý

Nguồn lực: Gia đình, cụ thê là vợ luôn đồng hành, ủng hộ thân chủ

2.2.2 Kết quả đánh giá

Dựa trên việc phân loại các thông tin và phát triển danh sách vẫn đề hiện tại

của thân chủ, tôi nhận thấy thân chủ có triệu chứng (1) Buồn bã, mất hứng thú,

không muốn làm việc/hoạt động, mat ngủ, mệt mỏi, mat tập trung, cảm giác bảnthân kém cỏi, vô dụng; (2) Lo lắng, lo sợ mình bị hoang tưởng, sợ người khác nói

xấu mình, sợ bị buộc thôi việc; (3) Có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp và

học sinh, ngại giao tiếp, không tự tin khi giao tiếp với người khác

Sau khi xem xét các nhóm triệu chứng, và căn cứ vào Cam nang chân đoán

và thống kê rối loạn tâm thần DSM 5 nhận thấy thân chủ có các triệu chứng củatrầm cảm và các triệu chứng của lo âu Sự đáp ứng của thân chủ được thể hiện rõtrong bảng dưới đây:

33

Trang 38

Bang 2.1: Bang đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán tram cảm DSM 5 của H.

Tiêu chuẩn chan đoán Rối loạn tram cảm của DSM 5 oe

A Năm (hoặc hon) trong một số các triệu chứng sau được biéu hiện trong

thời gian 2 tuần và biểu hiện một số sự thay đôi mức độ chức năng trước Có

đây, có ít nhất 1 trong các triệu chứng (1) khí sắc giảm, hoặc là (2) mất | (6/9)thích thú/ sở thích.

1 Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày, nhận

biết bởi chính bệnh nhân (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rỗng), Có

hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy bệnh nhân khóc)

2 Giảm sút rõ ràng các thích thú/sở thích ở tất cả hoặc hầu như tất cả hoạt

-động, có phần lớn thời gian trong ngày, hầu như cả ngày ce

3 Giảm cân rõ ràng, cả khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân giảm hoặc tăng Không cảm giác ngon miệng hâu nhu hàng ngày

4 Mat ngủ hoặc ngủ nhiêu hầu như hàng ngày Có

5 Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hàng ngày Không

6 Mệt mỏi hoặc mắt năng lượng hầu như hàng ngày Có

7 Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thé là hoang tưởng) hầu như

hàng ngày (không chỉ là tự khiển trách hoặc kết tội liên quan đến các vấn | Có

đề mắc phải)

8 Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc đưa ra quyết định hâu Có

như hàng ngày (bệnh nhân tự thây hoặc người nhà thây).

9 Ý nghĩ tiếp tục về cái chết (không chi là sợ chết), ý định tự sát tái diễn

không có một kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thể Không

để tự sát thành công

B Các triệu chứng không thỏa mãn cho một giai đoạn hỗn hợp Có

C Các triệu chứng được biéu hiển rõ ràng, là nguyên nhân ảnh hưởng đến l

các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác có

D Các triệu chứng không phải là hậu quả sinh lý trực tiếp của một chất (ví

dụ: ma túy, thuốc ) hoặc do một bệnh cơ thé (ví dụ: bệnh nhược giáp) có

E Các triệu chứng không được giải thích tốt bởi có tang, nghĩa là sau khi Có

34

Trang 39

mất người thân, các triệu chứng bền vững hơn 2 tháng, được đặc trưng bởi

roi loan chức năng rõ rang, có ý nghĩ minh là vô dụng, ý tưởng tự sát, các

triệu chứng loạn thần hoặc vận động tâm thần chậm

Chân đoán phân biệt:

- _ Giai đoạn hưng cảm kèm theo những phản ứng cáu gắt hoặc pha hỗn hợp: thân

chủ không có biéu hiện của giai đoạn hưng cảm

- _ Rối loạn khí sắc do một bệnh cơ thé khác: thân chủ không bi mắc các bệnh cơ

- Rôi loạn thích ứng có khí sắc tram cảm.

Bảng 2.2: Bảng tiêu chuẩn chuẩn đoán doi với roi loạn lo âu lan tỏa theo DSM 5

Tiêu chuan chân đoán rồi loan lo âu lan tỏa của DSM 5 Đáp ứng

A Lo lăng và lo âu quá mức, số ngày diễn ra nhiêu hơn sô ngày không

diễn ra trong tối thiểu 6 tháng, về một số sự kiện hoặc hoạt động (chăng Có

hạn như hiệu quả làm việc hay hoạt động).

B Cá nhân nhận thay khó có thé kiêm soát sự lo lăng Có

C Sự lo lăng và lo âu liên hệ với 3 (hoặc nhiều hơn) 6 triệu chứng sau l

đây (với tối thiểu một vài triệu chứng có ngày xuất hiện nhiều hơn ngày Không

không xuất hiện trong 6 tháng qua) 659

1 Bồn chồn hoặc cảm giác bị kìm kẹp Không

2 Dễ mệt mỏi Không

3 Khó tập trung hoặc tâm trí trông rỗng Không

4 Khó chịu Không

5 Căng cơ Không

6 Rồi loạn giấc ngủ (khó ngủ hoặc thức, hoặc bôn chôn, giấc ngủ không | Không

35

Trang 40

dễ chịu).

D Sự lo âu, lo lắng hay các triệu chứng cơ thê gây ra sự đau khổ hay

cản trở lâm sàng lớn đến việc thực hiện chức năng xã hội, nghề nghiệp Có

và các lĩnh vực khác.

E Sự rỗi loạn không phải do tác dụng sinh học của một chất, hay điều

; , Có

kiện y tê khác.

E Sự rối loạn không được giải thích tốt hơn bởi những roi loạn tinh than

khac chang han nhu su goi nhac lai su kién sang chan trong rỗi loạn Có

ó

stress sau sang trân, nội dung của niêm tin hoang tưởng trong roi loạn

hoang tưởng hay rối loạn tâm thần phân liệt

Chan đoán phân biệt:

- Lo âu đo bệnh ly cơ thé: Thân chủ không mắc bệnh cơ thé

- _ Rối loạn lo âu do một chat: Thân chủ không sử dụng chất

- Rối loạn lo âu xã hội: Thân chủ không có nỗi sợ rõ ràng về một tình

huống xã hội cụ thé nào đó

- R6i loạn stress sau sang chan: Không xuất hiện sự kiện đe dọa, gây nguy

hiểm đến tính mạng thân chủ và người thân

- Réi loạn ám ảnh cưỡng bức: Thân chủ không có biểu hiện của rối loạn

ám ảnh cưỡng bức

- Rối loạn thích ứng:

Theo tiêu chuân chân đoán của DSM 5, H có các triệu chứng rối loạn giấc

ngủ, mệt mỏi, khó tập trung, khó chịu tuy nhiên thời gian xuất hiện triệu chứng là 2

tháng gần đây (7-9/2021), chưa có triệu chứng nào kéo dài ít nhất 6 tháng, vì vậy, H

chưa đáp ứng tiêu chuẩn chân đoán của rối loạn lo âu lan tỏa

Đề có cái nhìn đa chiều hơn về van dé của thân chủ, chúng tôi đã sử dụngcông cụ cận lâm sàng như thang đo trầm cảm Beck (BDI), thang đo lo âu Zung,

thang đánh giá chất lượng giấc ngủ (PSIQ) Các trắc nghiệm được thực hiện vào

buổi trị liệu thứ hai Khi làm trắc nghiệm thân chủ khá thoải mái, cởi mở và tậptrung Kết quả thang đo:

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w