1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Thông tin Đối ngoại Quốc phòng trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam

160 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

THỤC THANH THỦY

THONG TIN DOI NGOẠI QUOC PHÒNG

LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

THỤC THANH THỦY

THONG TIN DOI NGOẠI QUOC PHÒNG

TREN KENH TRUYEN HINH QUOC PHONG VIET NAM

Luan văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học (Dinh hướng ứng dung)

Mã số: 8320101.01 (UD)

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

PGS.TS Dương Xuân Sơn PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “7hồng tin Đối ngoại Quốc phòng trên

Kênh Truyén hình Quốc phòng Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá

nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Dương Xuân Sơn.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, rõnguồn và chưa được công bồ trong các công trình nào khác Trong Luận văncó sử dụng, kế thừa và phát triển các tư liệu, các kết quả nghiên cứu từ các

sách, giáo trình liên quan đến đề tài và các thông tin trích dẫn trong luận vănđều được trích dẫn nguồn cụ thể.

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Tác giả Luận văn

Thục Thanh Thủy

Trang 4

Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc nhất đến PGS.

TS Dương Xuân Sơn người Thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn nay.

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp về sự hỗ trợ của

họ cả về chuyên môn và tinh thần Trong quá trình thực hiện luận văn, vớithời gian nghiên cứu hạn hẹp, chắc chắn không thé tránh được những hạn ché,

sai sót, tôi rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự hướng dẫn của các Thay, Cô

giáo và góp ý của bạn bè, đồng nghiệp dé luận văn chất lượng hon.

Hà Nội, tháng 3 năm 2021

Trang 5

MỤC LỤC

MO ĐẦU - S5 2t 2E E1 11211211211211 1111111111111 11111 11 1 1 1 eo 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE THONG TIN DOI

NGOẠI QUOC PHONG TREN TRUYEN HÌNH - - - s+s+z+zxecx2 191.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài: 2-2 2 2 £+£x+zx+zxerxzez 191.1.1 Thông tin đối ngoại - 2-2 5£ St +E2E2EE£EE£EEEEEeEkerkerkerkrrei 19

1.1.2 Đối ngoại quốc phòng - ¿2£ ¿+ £+E£+E££EE+EE£EEtEEerkerxerrrree 231.1.3 Truyền hình -¿- 2 2 s+SE+EE+EE£EEEEE2EE211211211221271 712121 re 251.1.4 Thông tin đối ngoại quốc phòng trên truyền hình 261.2 Đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về thông tin đối ngoại, đốingoại quốc phòng và hoạt động đối ngoại quốc phòng của Quân đội Nhân

dân Việt Nam - 211 1111111112935 11 111g 1 kg ket 27

1.2.1 Đường lối, quan điểm của Dang, Nhà nước về thông tin đối ngoại 27

1.2.2 Đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về đối ngoại quốc phòng.29

1.2.3 Tóm lược hoạt động đối ngoại quốc phòng của Quân đội Nhân

dân Việt Nam ¿- +©2z+2E+EE2E1E211221711271711211 71.1111 111 301.2.4 Nội dung các hoạt động đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới(2001-nay) ¿52-55 22< SE SE1EE12E1271127171121171121111 1111.1111.111 32

1.3 Các tiêu chí dé đánh giá TTĐN và thông tin ĐNQP trên truyền hình 4

1.3.1 Các tiêu chí đánh giá TTDN trên truyền hình 5- 421.3.2 Các tiêu chí đánh giá Thông tin DNQP trên truyền hình 48TIỂU KET CHƯNG l 2-2 2 SE +E£+E£EE££E£EE£EEEEEEEEEEEerkerkerkeres 51

CHUONG 2: THUC TRANG THONG TIN DOI NGOAI QUOC PHONG

TREN KENH TRUYEN HINH QPVN ceccccsccesssscsececsesesececsescecsesvecececsveeees 522.1 Giới thiệu về Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam 52

2.1.1 Tôn chỉ mục đích và nhiệm VỤ - . + + << +++<<+++<<xx+seexsss 53

Trang 6

2.1.2 Các chương trình đối ngoại trên Kênh truyền hình Quốc phòng

46 @ø 0 55

2.2 Khảo sát thông tin đối ngoại quốc phòng trên Kênh truyền hình QPVN 602.2.1 Khảo sát số lượng, tần suất thông tin đối ngoại quốc phòng trênKênh truyền hình QPVN 2-52 SESES2 22 2E1211211211221 21-1 61

2.2.2 Nội dung thông tin đối ngoại quốc phòng trên Kênh truyền hình9)2'8ùàỔỔŨỔỐ Ô 62

2.2.3 Hình thức thể hiện thông tin đối ngoại quốc phòng trên KênhTruyền hình QPVN 2- 2-52 SE2ESEE2EEEEE2E1211211211211211 111111, 76

2.3 Nguyên nhân của thành công và hạn chế 2 2 2s s2 82

2.3.1 Đánh giá thành công - - s11 E191 vn ng 82

3.1.3 Chưa chủ động về nguồn tài chính -2¿22 52222 101

3.2 Một số nhóm giải pháp - 2-2 £+E£+E£+EE+EE£EE£EEeEEerkerkerkered 102

3.2.1 Nâng cao chất lượng nhân lực 2 2 2 s2 s+zx+zx+zxezxzez 1023.2.2 Đổi mới nâng cao chất lượng nội dung và hình thức 1043.2.3 Phát trién nguồn lực tài chính 2 2 s+s+cx+zxezxrxrez 1123.2.4 Tăng cường hợp tác với các kênh truyền hình trong và ngoài nước 1133.3 Một số khuyến nghị, - 2 2© SESE2E2EE2EE2EE2EEEEEEEEerEerkerrrrei 114

Trang 7

3.3.1 Đối với cấp ủy, Ban giám đốc Kênh truyền hình Quốc phòng 1143.3.2 Đội ngũ nhân lực trực tiếp tô chức sản Xuất -:-cscss: 116

TIỂU KET CHUONG 3 - 2-2-2 SE +E£SE££E£2EE£EEEEEEEEEEEEEErrkrrkervee 117

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2- 5222 5522z+£xe2zzzzx2 119PHU LUC oieceeccsscsssessssssesssessecssessessssssecsuessecsusssessuessessusssecsuessesssessessuessesssessecaseess 1

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Thông tin đối ngoại

Đối ngoại quốc phòngQuốc phòng Việt Nam

Gìn giữ hoà bình

Liên hợp quốc

Quân đội Nhân dân

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Tỷ lệ chương trình có nội dung thông tin DNQP trên kênh QPVN từ

2/20/0220 0010Ẽ0Ẻ57 61Bảng 2.2 Thống kê số lượng tin bài theo thể loại truyền hình trên ba chương

trình được khảo sát từ 1/2020 - 2/202 Ì «¿+ *++£+k£*£vEereeekreereee 76

Bảng 2.3 Rating các chương trình trên Kênh truyền hình QPVN (năm 2020) 81Bảng 2.3 Rating các chương trình trên Kênh truyền hình QPVN (năm 2020) 85

Trang 10

Biểu đồ 2.3 Số lượng thé loại báo chí (tin, phóng sự, phỏng van) dùng

phản ánh các hoạt động ĐNQP khác nhau trên kênh QPVN từ tháng

1/2020 đến 2/202 1 ¿- 5c ©2<22k 2E EEEE21122121127121122121121111 1111 78Biểu đồ 2.4 Khán giả đánh giá độ tin cậy, chính thống của thông tin đối

ngoại quốc phòng (%) ¿- 2 + ©E+SE+EE+E£EE+EE9EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrree 85Biểu đồ 2.5 Khan giả đánh giá về các ban tin tiếng nước ngoài (%) 91

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Trước xu thế tăng cường hội nhập quốc tế, hoạt động đối ngoại giữaViệt Nam với các nước thé giới ngày càng phát triển năng động, đa dạng trêntất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Việc kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với đối ngoại giúp chúng tatận dụng tốt hơn thời cơ, khai thác tốt hơn những mặt tương đồng, tranh thủ

thêm nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm tiên tiến, hạn chế được các mặt bất

đồng, tiêu cực trong quan hệ với các nước, tạo môi trường hòa bình, 6n định

phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nâng cao vi thé đất nước.

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các

văn kiện trình Dai hội XIII của Dang do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng

Bí thu, Chủ tịch nước, Trưởng tiêu ban Văn kiện trình bày ngày 26/1/2021nêu rõ: “Xdy đựng nên ngoại giao hiện dai, trong đó chu trọng đẩy mạnh

ngoại giao quốc phòng, an ninh dé bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”.

Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng

Việt Nam xác định: “Lay đối ngoại quốc phòng làm công cụ quan trọng giảiquyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyên, lợi ích quốc gia-dân tộc; tạo lợi thể

chính trị trong mọi biến động của tình hình, đóng góp cho hòa bình, ồn định

của khu vực” Nghị quyết cũng xác định các nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạothực hiện công tác DNQP: “Chu động, tích cực hội nhập quốc tế và đối ngoại

quốc phòng, góp phan nâng cao vị thé, uy tín quốc tế của đất nước, Quân đội

nhân dân Việt Nam; ngăn ngừa nguy cơ, vượt qua thử thách ”.

Chính vì vậy công tác thông tin đối ngoại quốc phòng - một bộ phận

quan trọng trong công tác đối ngoại quốc phòng đã và đang nhận được sự

quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và Bộ quốc phòng Đây là kênh thôngtin tuyên truyền các hoạt động và hình ảnh của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trang 12

với nước ngoài, nhằm tạo nên sức mạnh quốc phòng toàn diện, cân đối, gópphần vào hội nhập quốc tế của đất nước, giữ vững hòa bình, đây lùi và ngănchặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ

nhiệm vụ phòng thủ đất nước, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dướimọi quy mô và hình thức.

Thực tiễn ở nước ta hiện nay, nhiều cơ quan báo chí, hoặc có các kênh,an phẩm chuyên biệt về thông tin đối ngoại hoặc có các chương trình đốingoại của riêng mình như kênh VTV4, VTC10, QPVN, Báo Quân đội Nhân

dân, Truyền hình nhân dân (tạp chí đối ngoại)

Trong phạm vi luận văn, tác giả xin được đề cập đến Kênh Truyền hìnhQPVN đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích của mình cơ

quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực

lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam; được xác định là một trong bảy kênh

truyền hình thiết yếu quốc gia, nhằm đáp ứng tuyên truyền, quảng bá sâu rộng

về xây dựng QĐND, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc

trong thời kỳ mới; đồng thời tuyên truyền các lĩnh vực đời sống xã hội trong

nước và quốc tế Đến nay, sau gần 8 năm hoạt động, với 55 format, trong đócó 2 format phát sóng hằng ngày bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, I

format chuyên biệt về Đối ngoại quốc phòng phát sóng hàng tuần, Kênh

QPVN đã tích cực tham gia vào công tác thông tin đối ngoại nói chung và đốingoại quốc phòng nói riêng của đất nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường đối ngoại phức tạp, khó lường do

sự điều chỉnh, cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn ngày càng quyết

liệt, tiềm ân nguy cơ, nhân tố bat ồn; tranh chấp lãnh thé, chủ quyền bién, đảotiếp tục diễn biến phức tạp, khó đoán định; các cơ chế kiểm soát bất đồng,khủng hoảng chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả; vai trò của các thể chế có xu

hướng suy giảm; chủ nghĩa cường quyên, dân tộc cực đoan có xu hướng gia

Trang 13

tăng: các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh COVID-19 đangdiễn biến phức tạp đặt ra cho công tác thông tin đối ngoại nói chung và đối

ngoại quốc phòng nói riêng nhiệm vụ hết sức nặng né, đòi hỏi các cơ quan,

đơn vị báo chí trong và ngoài quân đội, cụ thé là kênh Truyền hình QPVN cần

phải tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả tuyên truyền phục vụ đắc lực mục

tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thé củaTổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định dé phát triển đất nước; bảo

đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; mở rộng và đưa vàochiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thựchiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thếvà uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó với vai trò là kênh truyền hình có nhiều chương trìnhchuyên biệt về quốc phòng và an ninh, yêu cầu đổi mới, sáng tạo, nâng cao

chất lượng dé không chi dam bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ,

mục đích của mình là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốcphòng mà còn dé đem đến những sản phẩm báo chí chất lượng, hap dan hon

về thông tin đối ngoại quốc phòng dé thu hút người xem, phục vụ tốt hon chocông tác tuyên truyền cũng dang là van đề đặt ra cho kênh Truyền hình

Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Thông tin đối ngoại quốcphòng trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ

ngành Báo chí học (định hướng ứng dụng) Dựa trên việc nghiên cứu thực

trạng, phân tích công tác tuyên truyền, đồng thời đề xuất một số kiến nghị và

giải pháp để thúc đây công tác thông tin đối ngoại quốc phòng trên kênh

QPVN ngày càng hiệu quả.

Trang 14

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tàiNhững tài liệu liên quan đến TTDN

Trong những năm qua, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, khóa luận,

luận văn, bài nghiên cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại; công tácthông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Trong cuốn News Media and Foreign Relations: A multfacedPerspective (Truyền thông và đối ngoại: Một cái nhìn da chiêu) của tác giả

Abbas Malek, Nhà xuất ban Greenwood Publishing Group, 1997 Tác gia đãđưa ra các thuật ngữ, khái niệm có liên quan đến truyền thông va đối ngoại,

gan chặt chẽ với các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ Trong chương 1, tácgiả đi sâu phân tích, làm rõ các van dé lý thuyết liên quan đến truyền thông và

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như tự do hóa thông tin, tái cấu trúc chính

sách đối ngoại, hoạt động TTĐN trên các phương tiện truyền thông dai

chúng Chương 2 là tập hợp các công trình nhiên cứu thực tiễn, kỹ lưỡng, và

đa chiều về hoạt động TTĐN liên quan đến hoạt động, vai trò, chức năng của

Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu; hoạt động TTDN

cùng các chính sách, thực thi chính sách của Hoa Ky trong quan hệ với cácnước như Canada, Trung Mỹ, Iran Các nghiên cứu đều phân tích kỹ tính

hiệu qua và hiệu lực của hoạt động TTDN trên các phương tiện thông tin đại

chúng đối với kết quả thực thi các chính sách đối ngoại khác nhau với các đốitượng khác nhau của chính phủ Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó cũng có các công trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp

các kinh nghiệm, bai học trong hoạt động TTDN trên các phương tiện thông

tin đại chúng thế giới như cuốn Global Communications, International

Affairs, and the Media since 1945 (Truyền thông toàn câu, các vấn đề về quốc

tế và phương tiện truyền thông từ năm 1945) của tác giả Phillip M Taylor,Nhà xuất bản Routledge, 1997 Trong cuốn sách này, tác giả cho rằng hoạt

10

Trang 15

động thông tin nói chung và hoạt động TTDN nói riêng đã không hoàn toàn

như ban đầu mà đã biến đổi, phát triển theo lịch sử, cụ thé là theo tình hình

địa chính trị trên thế giới, đặc biệt là các chính sách ngoại giao của các nước.

Tác giả đã khảo cứu và phân tích để từ đó xem xét vai trò, ảnh hưởng lẫn

nhau của hoạt động TTDN trên các phương tiện thông tin đại chúng và chính

sách ngo ai giao trong từng giai đoạn kế từ sau năm 1945 Trong đó, tác giảcũng đặc biệt chú ý tới sự phát triển của báo chí truyền thông về cách thức,phương tiện đưa tin, thậm chí cả thị hiếu và thói quen tiếp cận thông tin của

khán giả.

Ở Việt Nam, công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng

trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ

thường xuyên, lâu dài Cuốn sách Thông tin đối ngoại Việt Nam - một số vấn

dé lý luận và thực tiền được xuất bản năm 2011 do tác giả Phạm Minh Sơn(2011) chủ biên gồm có 8 chương Đây có thê coi là công trình đầu tiên đã hệ

thống hóa cơ sở lý luận về thông tin đối ngoại một cách đầy đủ nhất Cuốnsách đã phân tích được những đặc điểm cơ bản về thông tin đối ngoại và công

tác thông tin đối ngoại với các nhóm công chúng khác nhau như nhân dân,chính phủ các nước trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,

người nước ngoài ở Việt Nam Đồng thời cũng làm rõ những ưu điểm và hạn

chế của các loại hình truyền thông đại chúng trong hoạt động thông tin đốingoại.

Cuốn sách Sử dung các phương tiện truyền thông mới trong hoạt độngngoại giao kỹ thuật số hiện nay do tác giả Phạm Minh Sơn (2016) chủ biên,đã tập trung nghiên cứu, xác định rõ và hệ thông hóa khái niệm ngoại giao kỹ

thuật số, phương tiện truyền thông mới và các khái niệm có liên quan Làm rõ

một số lý thuyết làm nền tảng cho hoạt động ngoại giao kỹ thuật số, đồng thời

chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa hiệu quả hoạt động ngoại giao với việc chủ

II

Trang 16

động, tích cực sử dụng hợp lý các phương tiện truyền thông mới trong côngtác đối ngoại Trên cơ sở đó mở ra một hướng nghiên cứu về ngoại giao vàquan hệ quốc tế khi phân tích hoạt động ngoại giao gắn với việc sử dụng

phương tiện truyền thông mới Vai trò to lớn của việc sử dụng các phương

tiện truyền thông mới trong hoạt động ngoại giao kỹ thuật số có thể nhận thấy

qua một số điểm cơ bản: một là, tạo môi trường thuận lợi để quảng bá, tuyêntruyền về chính sách đối ngoại; hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao

tiếp, tương tác giữa người truyén tin với người tiếp nhận thông tin; ba là, giúpquảng bá hình ảnh đất nước, con người của quốc gia một cách hiệu quả Sự

phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, báo điện tử và các phươngtiện truyền thông mới đã đem lại những thay đổi về quan niệm va phương

thức hoạt động của các hãng tin, các tờ báo, đài truyền hình đồng thời cũng

tạo ra những thay đổi trong thói quen tìm kiếm và tiếp cận thông tin của công

chúng Các cơ quan báo chí đối ngoại của Việt Nam cần nhận thức được vai

trò của các phương tiện truyền thông mới dé dé ra những chiến lược và triénkhai linh hoạt trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí nhằm tiếp cận tốt

hơn với công chúng của mình.

Năm 2010, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương có đề tài

“Nâng cao chất lượng hiệu quả công tac thông tin đối ngoại trong một số cơ

quan thông tấn báo chí chủ lực ở nước ta hiện nay — thực trạng và giải pháp”

do tác giả Phạm Van Linh — Ban Tuyên giáo Trung ương (2010) lam chủ

nhiệm Đề tài đã đi sâu làm rõ cơ sở lý luận về vị trí, vai trò, các tiêu chí đánh

giá hiệu quả của các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực trong hoạt động thôngtin đối ngoại, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thông tin đối ngoạicủa các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực, làm rõ thực trạng những vấn đề

đặt ra trong hoạt động thông tin đối ngoại của các cơ quan đó thời gian qua.

Những tài liệu về thông tin báo chí và truyền hình

12

Trang 17

“Giáo trình báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn, NXBĐại học Quốc gia Hà Nội, 2012 là một trong những giáo trình đầu tiên ở Việt

Nam về môn truyền hình, đã trình bày một cách hệ thong các van đề như: lịch

sử ra đời và phát triển của truyền hình, chức năng, nguyên lý truyền hình, cácthể loại tin, phóng sự, bình luận truyền hình giúp ích khá nhiều cho những

người muốn có một cái nhìn tổng quan về báo chí truyền hình nói chung.

Cuốn sách “Phóng sự truyền hình” của hai tác giả người Pháp Brigitte

Besse và Diddier De Sormeaux, NXB Thông Tan, 2003 trình bày các kỹnăng, phương pháp làm một phóng sự truyền hình; từ những quy tắc tiếp cận,

xử lý các sự kiện đến sản xuất thông tin; cách xây dựng phóng sự; cách dàndựng cảnh, bồ trí kỹ thuật trường quay, âm thanh, hình ảnh; cách viết lời bình,

biên tập

Bên cạnh đó là một số công trình tập trung nghiên cứu về tình hình

công tác thông tin đối ngoại; hoạt động thông tin đối ngoại trên một số báo,

đài cụ thé: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Thương Huyền (Học viện Báo chí

và Tuyên truyền, 2018) Quy trình sản xuất sản phẩm bdo chí đối ngoại ở Việt

Nam hiện nay; Nguyễn Thi Mai (Đại học KHXH&NV) (2012), Thông tin đốingoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay,

Nhìn chung, các công trình đa số nghiên cứu về hoạt động thông tin đốingoại và tuyên truyền đối ngoại trên các phương tiện thông tin đại chúng, cáccơ quan thông tấn, báo chí Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên

cứu chuyên sâu nào về công tác thông tin đối ngoại trong lĩnh vực quân sựquốc phòng trên truyền hình, đặc biệt là trên một kênh truyền hình chuyênbiệt về quốc phòng — an ninh như Kênh truyền hình QPVN.

13

Trang 18

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp lý luận và khảo sát thực tiễn hoạt động tuyên

truyền trên Kênh Truyền hình QPVN, luận văn có mục đích nghiên cứu về

việc thông tin đối ngoại quốc phòng của kênh QPVN, chỉ ra những ưu điểm

và hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm day mạnh hoạt động này.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động thông tin đốingoại quốc phòng, tìm hiểu phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn sao

cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại quốc phòng củakênh QPVN.

- Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin đốingoại quốc phòng trên kênh QPVN.

4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Thông tin Đối ngoại Quốc phòng trênKênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam”.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Tên đề tài đã nói lên phạm vi nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm vềthông tin đối ngoại quốc phòng trên Kênh Truyền hình QPVN Kênh Truyềnhình QPVN là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng,

tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam Đây là kênh truyềnhình chuyên biệt của lực lượng quân sự, quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu

tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam,

xây dựng nền quốc phòng toàn dân và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

14

Trang 19

Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn về hoạt động thông tin đốingoại quốc phòng trên Kênh Truyền hình QPVN trong hơn 1 năm, từ tháng

1/2020 đến 2/2021.

5 Phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử

trong nghiên cứu.

- Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí học.

- Các đường lỗi, quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và chính sách

pháp luật của Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại nói chung, công tácthông tin đối ngoại đối với báo chí nói riêng.

- Tham khảo hệ thống lý luận (giáo trình, sách tham khảo) và các tài liệu về

báo chí học và truyền thông.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp một số phương pháp

sau đây:

5.2.1 Phương pháp phan tích tai liệu:

Phương pháp này được tiến hành đối với các công trình khoa học lýluận về báo chi, thông tin đối ngoại, quy trình sản xuất sản phẩm báo chí củatác giả trong và ngoài nước đã công bố Phương pháp này được sử dụng vớimục đích khái quát, bô sung hệ thống lý thuyết về báo chí, báo chí đối ngoại,thông tin đối ngoại, quy trình sản xuất sản phẩm báo chí Đây là những lý

thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp

khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

5.2.2 Phương pháp Phân tích nội dung:

Phương pháp phân tích nội dung là phương pháp được sử dụng khá phố

biến trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông, báo chí nhằm tìm hiểu ý nghĩa

15

Trang 20

của nội dung truyền thông được chủ thé/ nguồn tin thực hiện trong giao tiếpcủa mình Phân tích nội dung được áp dụng rộng rãi trên các kênh của truyền

thông đại chúng, tất nhiên việc áp dụng phương pháp này trên các kênh cần

dựa trên sự nhận thức với đặc điểm của từng kênh tức là cách cung cấp thôngđiệp trên từng kênh cụ thể Người nghiên cứu cần biết rõ phương pháp phân

tích nội dung thực nghiệm và phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học.

Đây là phương pháp dùng dé phân tích các đặc điểm nội dung, hình thức théhiện, những ưu thế và hạn chế trong công tác Thông tin đối ngoại quốc phòng

trên Kênh Truyền hình QPVN và vấn đề cần đặt ra.5.2.3 Phương pháp phỏng van sâu:

Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 06 người, bao gồm: 03 lãnh đạo của

Truyền hình QPVN nhăm hiểu rõ hơn về các kế hoạch, chiến lược, quy trình

tạo ra chương trình về thông tin đối ngoại trên kênh QPVN; 02 phóng viêncủa Kênh QPVN; 01 chuyên gia về đối ngoại (nguyên Thứ trưởng Bộ ngoạigiao); với tư cách khán giả xem truyền hình Phương pháp phỏng vấn sâu

nhằm thâm định và thu thập thông tin dé đánh giá đúng hiệu quả thông tin đối

ngoại quốc phòng trên kênh QPVN hiện nay; từ đó lấy ý kiến về quan điểmbáo chí đối ngoại, yêu về sản xuất nội dung và hình thức các sản pham về

thông tin đối ngoại quốc phòng sao cho phù hợp với mục tiêu của sản phẩm.

5.2.4 Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi anket:

Nhằm làm rõ tác động và hiệu quả của thông tin đối ngoại quốc phòngtrên kênh QPVN đến công chúng, tác giả phát ra 400 phiếu tới các các đơn vị

trong quân đội, các đơn vị dân sinh, và các tổ chức nước ngoài Trong đó, tácgiả đã có sự chú ý tới sự cân bang các đơn vị trong và ngoài quân đội, các tôchức nước ngoai, cũng như lứa tuổi được khảo sát Bao gồm:

+ Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng: 30 phiếu+ Cục Gìn giữ Hoà bình: 30 phiếu

16

Trang 21

+ Báo Quân đội Nhân dân: 30 phiếu

+ Điện ảnh Quân đội: 30 phiếu

+ Học viện Khoa học quân sự: 30 phiếu+ Trường Đại học Bách khoa: 30 phiếu

+ Trường Đại học Kinh tế quốc dân: 30 phiếu

+ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 30 phiếu

+ Tổ dân phố số 5, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trung, Hà Nội:

30 phiếu

+ Tổ dân số 4, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội: 30 phiếu

+ LHQ tại Việt Nam: 20 phiếu

+ Đại sứ quán Hoa Kỳ: 20 phiếu

+ Đại sứ quán Trung Quốc: 20 phiếu

+ Đại sứ quán Liên Bang Nga: 20 phiếu+ Đại sứ quán Cuba: 20 phiếu

Với số lượng 400 bảng hỏi phát ra, tác giả thu về được 300 bảng khảo

sát hợp lệ (tỷ lệ 100%).

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Là luận văn lần đầu tiên nghiên cứu về thông tin đối ngoại quốc phòngtrên Kênh Truyền hình QPVN, luận văn nghiên cứu, hệ thống hoá chủ trương,đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên

quan đến hoạt động báo chí đối ngoại nói chung và đối ngoại quốc phòng nói

riêng Công trình hy vọng sẽ góp phần ý nghĩa vào việc nâng cao chất lượng

và hiệu quả thông tin đối ngoại của báo chí nói chung, và truyền hình nói

Kết quả của việc đánh giá thực trạng cũng là một căn cứ khách quan và

quan trọng dé kênh truyền hình QPVN nói riêng và các đơn vị truyền hình nói

chung nhìn nhận lại công tác thông tin đối ngoại quốc phòng của đơn vị mình,

17

Trang 22

từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, mục tiêu pháttriển mới, góp phần quan trọng vào việc đạt mục tiêu chung của nhiệm vụ

thông tin đối ngoại quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Đồng thời, đề tài cũng là một trong những căn cứ giúp cơ quan quản lýNhà nước về báo chí và thông tin đối ngoại đề ra những biện pháp, chính sách

và phương hướng chi đạo phù hợp dé phát triển công tác thông tin đối ngoạiquốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Và hy vọng rằng, dé tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho các phóng viên,

biên tập viên truyền hình làm thông tin đối ngoại quốc phòng, giúp các phóng

viên, biên tập viên có thêm kỹ năng và kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốtnhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại trên truyền hình.

Đề tài nghiên cứu cũng sẽ là một tư liệu tham khảo cho những người

nghiên cứu thông tin đối ngoại và báo chí, cũng như các sinh viên, học viênmuốn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài.

7 Cau trúc luận văn

Ngoài phần Mở dau, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cau luận

Trang 23

CHƯƠNG 1: MOT SO LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE THONG TINDOI NGOAI QUOC PHONG TREN TRUYEN HINH

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài:

1.1.1 Thông tin doi ngoại

Thông tin (Information) là khái niệm của khoa hoc cũng là khái niệm

trung tâm của xã hội Sự quan tâm đến hiện tượng thông tin gia tăng đột biếnvào thế kỷ XX và ngày nay, chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiềungành chuyên môn, trong đó có ngôn ngữ học, thông tin học và báo chí truyền

thông cùng nhiều ngành khoa học xã hội Có rất nhiều cách hiéu về thông tin.

Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng,phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành

trong quá trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ người

khác thông qua các phương tiện thông tin dai chúng, từ các ngân hang dữ liệu,

hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.

Sự bùng nỗ thông tin mang tính toàn cầu thúc đây sự phát triển, giaolưu kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học- kỹ thuật giữa các quốc gia, dân tộc.

Như cầu giữ và tiếp nhận thông tin cũng tăng lên nhanh chóng Trong kỷnguyên số của cuộc Cách mang 4.0, thế giới ngày càng trở nên “phang hơn”

và con người giao tiếp không giới hạn không gian, thời gian.

Đối với mỗi quốc gia, thông tin được xác định nhằm phục vụ hai mụcđích: thông tin đối nội và thông tin đối ngoại Công tác thông tin đối ngoại làmột bộ phận trong chiến lược thông tin để phục vụ lợi ích quốc gia Trong

quan hệ quốc tế hiện đại, thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại được coi làcông cụ quan trọng mà các quốc gia ra sức triển khai nhằm tăng sức ảnhhưởng của mình tới dư luận quốc tế để phục vụ cho những mục tiêu chunghay cụ thé của chính sách đối ngoại Hiện nay, các thuật ngữ như “thông tin

333 66

đôi ngoại”, “công tác thông tin đôi ngoại”, “đôi ngoại quôc phòng” xuât hiện

19

Trang 24

với tần suất ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuynhiên, vẫn chưa có định nghĩa chính thức về thông tin đối ngoại nào được các

cơ quan chức năng đưa ra Theo những lập luận khác nhau của các học giả

hoặc các tổ chức nghiên cứu thì có khá nhiều cách hiểu về thuật ngữ nay.

Trên thế giới, một thuật ngữ hay được sử dụng để phản ánh tính chất

hoạt động của thông tin đối ngoại là “public diplomacy” hoặc “people’sdiplomacy” Theo định nghĩa trong Từ điển Thuật ngữ Quan hệ quốc tế củaBộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thuật ngữ trên chỉ “những chương trình được chính

phủ bảo trợ nhằm thông tin và tác động lên quan điểm cua nhân dân các

nước khác Phương tiện chủ yếu của hoạt động này là thông qua các ấnphẩm, phim ảnh, giao lưu văn hóa, phát thanh, truyén hình [34].

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, 2003: “Thông tin là

truyền cho nhau dé biết [24, tr.953], đối ngoại là đối với nước ngoài, bênngoài, đường lối, chính sách, sự giao thiệp của Nhà nước, của một tổ chức(24, tr 228]” Trong định nghĩa này đã chỉ ra nội hàm của thông tin và đối

ngoại, tuy nhiên sự găn kết để cho ra đời một định nghĩa hoàn chỉnh mang

tính khoa học, đầy đủ, ý nghĩa và nội hàm của nó thì vẫn chưa chỉ ra được.

Tại Chi thị số 10/2000/CT-TTg, ngày 26/04/2000, của Thủ tướng

Chính phủ “Về tăng cường quản lý và đây mạnh công tác thông tin đối

ngoại”, có đưa ra khái niệm về thông tin đối ngoại dựa trên nhiệm vụ của

công tác này: “Thông tin đổi ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công

tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nướcngoài (bao gầm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam),người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước,con người Việt Nam, đường lỗi, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mớicủa ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ung hộ của nhân dân thể giới, sự đóng góp

20

Trang 25

cua cong dong người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dung va baovệ Tổ quốc [33] ”

Nhằm tăng cường chức năng quản lý nhà nước và tập trung thống nhất

các hoạt động thông tin đối ngoại, ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đãký quyết định số 79/2010/QĐ-TTg, ban hành Quy chế quản lý Nhà nước về

thông tin đối ngoại Quy chế này gồm 3 chương, 11 điều, quy định một số nộidung quan trọng trong đó khái niệm “thông tin đối ngoại được quy định trong

điều 2 của quy chế: “7hồng tin doi ngoại được quy định tại Quy chế này làthông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa

dan tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật,chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thé giới và thông tin về thé giới vào

Việt Nam [34]”.

Kết luận số 16-KL/TW, ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị về Chiếnlược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ: “Công fác

thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên

truyền, công tác tu tưởng cua Dang và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu

Và tại Điều 6, Nghị định 72/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành

ngày 07/09/2015 về Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại đã nêu rõ: “Thông

tin doi ngoại bao gom thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng báhình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thé giới vào Việt Nam [107 ” Trongđó, thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lỗi

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình ViệtNam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác

(Điều 7) Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con

người, lich sử văn hóa của dân tộc Việt Nam (Điều 8) Thông tin tình hình thé

giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình quôc tê trên các lĩnh vực, vê quan

21

Trang 26

hệ giữa Việt nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc day quan hệchính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước,

phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thúc day tiến trình hội nhập quốc tế của

Việt Nam (Điều 9) Ngoài ra, thông tin đối ngoại còn bao gồm cả việc cungcấp thông tin giải thích, làm rõ, tức là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận

nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên tất cả các lĩnhvực (Điều 10).

Theo tài liệu “Công tác thông tin đối ngoại - Những điều cần biết” do

Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương biên tập và phát hành:

“Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại vàcông tác tư tưởng nhằm làm cho thé giới hiểu rõ đường lối, chính sách của

Đảng, Nhà nước; quan điểm và lập trường của Việt Nam trong các vấn dé

quốc tế và khu vực; giới thiệu những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới;

về đất nước, con người, lịch sử, văn hoá dân tộc; đấu tranh chống lại nhữngluận điệu sai trái, xuyên tạc về Việt Nam, qua do tranh thu sự dong tinh, unghộ, hợp tác, giúp đỡ của ban bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp cua đồng

bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [1] ”.

Từ những tham chiếu trên, có thể đưa ra khái niệm chung nhất: Thông

tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại, thông qua

những phương thức khác nhau để thông tin quảng bá về đất nước, con người,

lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lỗi củaĐảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thé giới và thông tinvề thé giới vào Việt Nam, đông thời phản bác các thông tin sai lệch, quanđiểm sai trái, những luận điệu xuyên tac cua các thé lực thù địch, góp phanvào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quảng bá và nâng cao vị thé của

đát nước.

22

Trang 27

Đối tượng của công tác thông tin đối ngoại bao gồm 4 nhóm: Một là,nhân dân, chính phủ các nước, bao gồm bộ máy nhà nước của các quốc gia;các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quan chúng, giới

doanh nhân, báo chí, học giả, bạn bè Việt Nam, các nhà hoạt động xã hội Hai

là lực lượng đông đảo hơn 4,5 triệu người Việt Nam ở trên 100 quốc gia vàvùng lãnh thổ Ba là, người nước ngoài ở Việt Nam gồm Đoàn ngoại giao, cáctổ chức quốc tế, các đoàn khách quốc tế; giới doanh nhân, các nhà đầu tư,chuyên gia, công nhân, giới học giả, nghiên cứu, lưu học sinh, giới báo chí,

nghệ sỹ, vận động viên và khách du lịch Bốn là, nhân dân trong nước, các cơ

quan, tổ chức hoạt động thông tin đối ngoại đột xuất.1.1.2 Đối ngoại quốc phòng

Ở Việt Nam, “Đối ngoại quốc phòng” nói chung được xác định “Ja bộ

phận quan trọng của nén ngoại giao Nhà nước, mục tiêu của đối ngoại quốcphòng là thiết lập và phát triển quan hệ về quốc phòng với tat cả các nước

trên cơ sở bình dang, tôn trọng lan nhau nhằm góp phan vào công cuộc xâydựng đất nước, xây dung lực lượng vii trang, củng cố quốc phòng, an ninh,

bảo vệ Tổ quốc, góp phan giữ vững hoà bình và an ninh ở khu vực và trên thégiới [26]”.

Có định nghĩa cho rằng “PNOP là những hoạt động tiếp xúc và liên hệgiữa nhà nước và nhà nước, lấy việc bảo vệ an ninh quốc gia làm muc đích

chủ yếu và được xây dựng trên cơ sở quân sự, cùng các loại tổ chức hiệp ướcquân sự và cơ cấu an ninh quốc gia” [36, tr.334]

Quan điểm khác lại cho rằng: “PNOP là hoạt động đối ngoại của Đảng

và Nhà nước trên lĩnh vực quốc phòng do Quân đội nhân dân Việt Nam trựctiếp tiền hành bang phương pháp đàm phán và các hình thức hòa bình khácnhằm góp phan thực hiện thắng lợi đường lỗi, chính sách của Dang, Nhànước về đối ngoại và quốc phòng trong từng thời kỳ cách mạng” [22, tr 18].

23

Trang 28

Theo Đại tướng NGO XUAN LICH, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,

Nguyên Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:

“DNOP là bộ phận, kênh đối ngoại quan trọng; tổng thể các hoạt động, biện

pháp hòa bình nham thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại, chính sách

quốc phòng trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, góp phan thực

hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Ti 6 quoc, tham gia gin

giữ hoa bình, ổn định của khu vực và trên thé giới PNOP không phải là công

tác đối ngoại đơn thuần của Bộ Quốc phòng, của quân đội mà bao gồm các

hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực quốc phòng với các nước, các tổ chức

quốc tế, liên quan đến độc lập, chủ quyên, lợi ích quốc gia-dân tộc của Việt

Nam và an ninh, hòa bình cua khu vực, thé giới, đặt dưới sự lãnh đạo của

Đảng, sự quản lý của Chính phú, trực tiếp, thường xuyên là Quân uy Trung

ương và Bộ Quốc phòng [51]” (trong bài viết “Đối ngoại quốc phòng góp

phan nâng cao vị thé của Việt Nam” đăng trên trang web của Báo Quân độinhân dân ngày 27/05/2019).

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc

phòng: “Đối ngoại quốc phòng là một bộ phận của đối ngoại Nhà nước Đặc

trưng của đối ngoại quốc phòng là xây dựng lòng tin Lực lượng quân sự là

lực lượng chiến dau dé bảo vệ Tổ quốc, nhưng trong thời bình thì đây lại làlực lượng rất đặc biệt bảo vệ hòa bình, tình hữu nghị giữa các quốc gia bằngsu họp tác, cam kết không sử dụng vũ lực trong mọi vấn đề trong quan hệ

quốc tế”.[41]

Như vậy ĐNQP có thê hiểu là một bộ phận quan trong của ngoại giaonhà nước, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vựcquốc phòng và những nội dung liên quan, nhằm xây dựng lòng tin, thiết lậpvà phát triển quan hệ về quốc phòng với tat cả các nước trên cơ sở bình đẳng,

tôn trọng lẫn nhau, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng đất

nước, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cô quôc phòng, an ninh, bảo vệ Tô

24

Trang 29

quốc, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ôn định, an ninh ở khu vực và

trên thế giới.

Thực tiễn khẳng định, DNQP là một thành tố quan trọng của đối ngoại

quốc gia, với những đặc trưng: Một là, vừa hợp tác vừa dau tranh dé bảo vệ

chủ quyền, toàn vẹn lãnh thé, an ninh, lợi ích quốc gia-dân tộc; hai là, góp

phan bảo vệ hòa bình, tạo môi trường thuận lợi, tranh thủ điều kiện quốc tế dé

xây dựng, phát triển đất nước; ba là góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt

Nam trên trường quốc tế; bốn là tranh thủ điều kiện từ bên ngoài để xây dựngquân đội Trong nền ngoại giao toàn diện Việt Nam, DNQP là một trong các

trụ cột Dé DNQP thật sự trở thành “kế sách bảo vệ Tổ quốc từ xa bằng biện

pháp hòa bình”.

1.1.3 Truyền hình

Hiện nay có nhiều khái niệm, quan niệm về truyền hình Tác giả Tạ

Ngoc Tan trong cuốn “Truyền thông đại chúng” cho rang: “Truyền hình là

một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằnghình ảnh động va âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình

(television) bắt dau từ hai từ tele có nghĩa là “ở xa” và vision là “thấyđược”, tức là “thấy được ở xa” (32,tr.127] Với sự kết hợp giữa hình anh

động và âm thanh, truyền hình mang lại cho con người “cam giác về mộtcuộc sống rất thật, đang hiện diện trước mắt Đó là cuộc sống thật nhưng đã

được cô đọng lai, làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sang rõ hon về hình thức và

làm phong phú hơn về những khía cạnh, bình diện, đường nét sinh động”.[32 tr.128].

Theo Dương Xuân Sơn: “Truyền hình là một loại hình truyền thông đại

chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặcmột cảnh di xa bang sóng vô tuyến điện” [28.tr.13] Truyền hình ra đời vàphát triển do nhu cầu khách quan của xã hội Truyền hình có khả năng tạo

25

Trang 30

dựng dư luận xã hội nhanh hơn cả vì nó tác động tới công chúng và thông tin

mà họ nhìn thấy: nó sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của họ trong đời

sống Trong quá trình phát triển, vai trò, vị trí, ảnh hưởng và tác động của

truyền hình đối với công chúng nói chung và định hướng dư luận nói riêngngày càng gia tăng “Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư

tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.Dan dan truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát

xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát

triển văn hóa, quảng cáo và các dich vụ khác [28, tr.8].

Như vậy, có thể hiểu chung truyền hình là một loại hình truyền thôngđại chúng chuyên tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh Nếu xem xét

truyền hình dưới góc độ kỹ thuật thì nó là hệ thống cho phép truyền hình ảnh

và âm thanh tương ứng từ trạm phát đến người xem ở một khoảng cách nhấtđịnh Phương thức truyền dẫn là sử dụng khả năng truyền lan của sóng điện từtrong môi trường xác định Môi trường ở đây có thé là không gian, bề mặt

kim loại Khi truyền ra không gian thì người ta gọi là sóng vô tuyến Khi

được truyền trên bề mặt của dây dẫn băng kim loại thì gọi là hữu tuyến.

Thế mạnh của truyền hình là khả năng tích hợp trong nó hầu hết các

loại thông tin từ báo in, phát thanh, điện ảnh Sự kết hợp hài hoà giữa hình

ảnh và âm thanh, tạo ra cho nó khả năng truyền tải thông tin vô cùng phongphú, có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ việc tạo sự giao tiếp VỚI COn người bằng cảthị giác và thính giác.

1.1.4 Thông tin đối ngoại quốc phòng trên truyền hình

Thông tin đối ngoại quốc phòng có thé hiểu là một bộ phận của TTDNnói chung, của Đảng và Nhà nước ta về lĩnh vực quân sự và quốc phòng.

Thông tin đối ngoại quốc phòng là một bộ phận quan trọng trong công tác đối

ngoại quốc phòng, là kênh thông tin truyền thông về các hoạt động và hình

26

Trang 31

ảnh của Quân đội nhân dân Việt Nam với nước ngoài, nhằm tạo nên sức mạnh

quốc phòng toàn diện, cân đối, góp phần vào quá trình hội nhập quốc tế của

đất nước, giữ vững hòa bình, đây lùi và ngăn chặn các hoạt động gây chiến

của kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhiệm vụ phòng thủ đất nước, sẵnsàng đánh thang chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô Hoạtđộng thông tin đối ngoại quốc phòng có thể bao gồm đưa tin, phản ánh những

hoạt động đối ngoại của Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội nước

ngoài trên cả hai phương diện song phương và đa phương.

Thông tin đối ngoại quốc phòng trong phạm vi nghiên cứu của tác giảkhu biệt trên kênh truyền hình QPVN, tức sử dụng truyền hình là kênhchuyền tải thông tin chính về quốc phòng Ngoài những đặc thù chung nêutrên của thông tin đối ngoại quốc phòng, thì ¿hông tin đối ngoại quốc phòng

trên truyền hình còn chứa đựng những ưu điểm, thế mạnh, cũng như nhữnghạn chế riêng có của truyền hình.

1.2 Đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về thông tin đối ngoại, đối

ngoại quốc phòng và hoạt động đối ngoại quốc phòng của Quân đội Nhân

dân Việt Nam

1.2.1 Đường lỗi, quan điểm của Đảng, Nhà nước về thông tin doi ngoại

Ngày 26/04/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số10/2000/CT-TTg “Về tăng cường quan lý và day mạnh công tác thông tin đốingoại” trong đó nêu rõ “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọngcủa công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước,người nước ngoài (bao gdm cả người nước ngoài dang sinh sống, công tác tại

Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu vềđất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu

doi mới cua ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ung hộ của nhân dân thê giới, sự

27

Trang 32

đóng góp của cộng dong người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc [33].”

Nhằm tăng cường chức năng quản ly nha nước và tập trung thống nhất

các hoạt động thông tin đối ngoại, ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đãký quyết định số 79/2010/QĐ-TTg, ban hành Quy chế quản lý Nhà nước về

thông tin đối ngoại Tuy nhiên Quyết định này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định

72/2015/NĐ-CP từ ngày 20/10/2015.

Ngày 14/02/2012, Bộ Chính trị ra Kết luận số 16-KL/TW về Chiến

lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ: “Công tac

thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyêntruyền, công tác tư tưởng của Đảng và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu

hệ giữa Việt nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc day quan hệ

chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước,phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thúc đây tiến trình hội nhập quốc tế củaViệt Nam (Điều 9) Ngoài ra, thông tin đối ngoại còn bao gồm cả việc cung

cấp thông tin giải thích, làm rõ, tức là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận

28

Trang 33

nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên tất cả các lĩnh

vực (Điều 10).

Theo Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT quy định việc đăng, phátnội dung thông tin đối ngoại trên báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thôngban hành, nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí gồm thông tin chính thứcvề Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam, thông tin tình hình thế

giới vào Việt Nam và thông tin giải thích, làm rõ quy định tại khoản 1 các

Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủvề quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.

1.2.2 Đường lỗi, quan điểm của Đảng, Nhà nước về đối ngoại

quốc phòng

Tiếp tục triển khai hoạt động theo đường lối đối ngoại được xác định

trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI)về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết 22-NQ/TW,

ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Hội nhập quốc tế”; Nghịquyết 806-NQ/QUTW ngày 31/12/2013 của Quân ủy Trung ương về “Hội

nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếptheo” và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X Qua đó,nhận thức đúng đắn đối ngoại quốc phòng, hội nhập quốc tế về quốc phòng làmột trong những phương thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, bằng biện pháphòa bình Chủ động hợp tác, lay hợp tác làm tiền đề thúc day xây dựng lòng

tin, tạo sự đan xen, gan két, ràng buộc, can bằng lợi ích giữa Việt Nam với

các nước và các tổ chức quốc tế; đây lùi các nguy cơ xung đột, duy trì môitrường hòa bình, én định dé xây dựng và phát triển đất nước Tiếp tục triển

khai đồng bộ, hiệu quả Đề án “Hội nhập quốc tế về quốc phòng đến năm2020, tam nhìn đến năm 2030”.

29

Trang 34

1.2.3 Tóm lược hoạt động đối ngoại quốc phòng của Quân đội

Nhân dân Việt Nam

Là một bộ phận của lĩnh vực đối ngoại, đối ngoại quân sự, quốc phòng

Việt Nam trên thực tế đã được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gây dựng từ

pu-chia, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở bộ đội ta “giúp bạn là tự giúp

mình” Nhờ đó, tình đoàn kết liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của banước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia không ngừng được vun dap, nhân lêngấp bội: từ chỗ yếu trở thành mạnh, đã mạnh càng mạnh hơn, góp phần đưa

cách mạng của mỗi nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Từ cuối năm 1960 cho đến khi nước nhà thống nhất, thực hiện chủtrương đối ngoại chung của Đảng, trực tiếp là sự chỉ đạo của Đảng ủy Quân

sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), lực lượng đối ngoại toàn quân

đã đồng thời tô chức triển khai nhiều nhiệm vụ lớn, như quản lý, giải quyếtmọi công tác có liên quan với nước ngoài, tiếp nhận sự giúp đỡ của quốc tế,

bảo đảm phục vụ các chuyên gia và tùy viên quân sự nước ngoài tại Việt

Nam; tham gia củng có liên minh chiến dau với lực lượng vũ trang cách mạng

Lào, Cam-pu-chia; giới thiệu với bạn bè quốc tế kinh nghiệm về xây dựng lực

lượng, đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và nghệ thuật tiễn hành chiếntranh nhân dân; tham gia hoạt động đối ngoại quân sự trong thành phần Ủy

ban Liên hợp quân sự bốn bên về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở

30

Trang 35

Việt Nam Thực hiện các nhiệm vụ đó, trong điều kiện hết sức khắc nghiệtcủa cuộc chiến tranh, cán bộ đối ngoại luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng, chủ

động khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần

đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đi đến thăng lợihoàn toàn Đại thắng mùa Xuân 1975 là mốc son lịch sử, đánh dau kỷ nguyên

mới cua dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước di lên chủ nghĩa xã hội.

Sau năm 1975, trong bối cảnh đất nước phải đương đầu với cuộc chiến xâm

lược để bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam, phía Bắc, cùng chính sáchthù địch, cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, các lực lượng đối ngoại

đã chủ động tham mưu cho Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòngnhiều chủ trương, giải pháp quan trọng, nhằm giảm thiểu sự chi phối trong

chính sách bao vây, cắm vận của Mỹ đối với cách mạng Việt Nam; hạn chế

tác động tiêu cực trước sự sụp đô của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ởĐông Âu; giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng; đồng

thời, từng bước mở rộng quan hệ với quân đội các nước, nhất là việc thúc daytién trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nhu cầu mở rộng quan hệ đốingoại, hợp tác quốc tế của ta ngày càng lớn, không chỉ trong lĩnh vực quân sự,

mà còn trong lĩnh vực quốc phòng Kế thừa tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh,

dưới ánh sáng đường lối Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, lựclượng đối ngoại toàn quân đã quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại độc lập,

tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; từ đó, xâydựng sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quan hệ, đánh giá, xử lý

tình hình; đồng thời, tích cực tham mưu và chủ động tô chức thực hiện các

hoạt động đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới.

Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, cùng với hoạt động đối ngoại của

Đảng, ngoại giao của Nhà nước, ngoại giao nhân dân, hoạt động DNQP

3l

Trang 36

không ngừng được đây mạnh theo hướng phát triển sâu, rộng cả về phạm vi

và mức độ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức, định chế quốc tế, góp phantừng bước đưa quốc phòng Việt Nam hội nhập thế giới.

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết số806-NQ/QUTW, ngày 31-12-2013, của Quân ủy Trung ương, về “Hội nhập

quốc tế và đối ngoại về quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”,đồng thời, cụ thé hóa quan điểm, đường lối đối ngoại của Dang trong Chiến

lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và cácchiến lược khác, Quân ủy Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng

kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Hội nhập quốc tế về quốc phòng đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030, đưa công tác này ngày càng đi vào chiều sâu,

thực chất, hiệu quả, bảo đảm cho quan hệ quốc phòng thực sự là một trụ cột

trong quan hệ quốc tẾ, gan kết chặt chẽ, tao điều kiện thuận lợi cho hội nhập

quốc tế và đối ngoại trên các lĩnh vực khác, nhằm thực hiện kế sách “bảo vệTổ quốc từ sớm, từ xa” băng biện pháp hòa bình.

Đến nay, Bộ Quốc phòng đã có quan hệ về mặt quốc phòng quân sự với

hơn 80 quốc gia trên thế giới với nhiều lĩnh vực trên cả bình diện song

phương và đa phương.

1.2.4 Nội dung các hoạt động đối ngoại quốc phòng trong tình hình

moi (2001-nay)

1.2.2.1 Trén binh dién song phuong

Trên bình diện đối ngoại quốc phòng song phương, trong tình hìnhmới, “Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng với tất cả

các nước, nhất là các nước láng giéng, các đối tác chiến lược , đối tác toàn

diện, xây dựng lòng tin, tạo sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế dé ngăn ngừa nguy cơvà đối phó với chiến tranh xâm lược, giúp đỡ nước khác khi được yêu cầu

bang khả năng của minh, bảo đảm tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và lợi ích

32

Trang 37

quốc gia - dân tộc, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc

tế ” [5, tr.28].

e Hoạt động trao đổi đoàn các cấp và duy trì các cơ chế song phương:

Về quan hệ song phương, Việt Nam tiếp tục xử lý tốt quan hệ quốc

phòng với các nước, đặc biệt là các nước lớn, tạo thé dan xen chiến lược, góp

phần tạo môi trường hòa bình cho công cuộc đổi mới đất nước, góp phần

quan trọng vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh

thô của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân; bảo vệ thành

triển về chất trong quan hệ quốc phòng song phương, góp phần tạo môi

trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển, phù hợp với nguyệnvọng và lợi ích lâu dai của các quốc gia Tính đến nay, QDVN đã có quan hệquốc phòng với 80 nước.

e Hoạt động duy trì tuyến biên giới hoà bình, 6n định, và phát triển:

Đối ngoại biên giới là một trong những điểm sáng của đối ngoại quốc

phòng trong những năm gần đây Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và lãnhđạo mỗi nước, quân đội Việt Nam, Lào, Campuchia và Trung Quốc tiếp tục

triển khai xây dựng tuyến biên giới hữu nghị, an toàn, ôn định, phát triển vàvững mạnh toàn diện [17, tr.223] Các lực lượng chức năng của ta đã chu

động phối hợp với các nước láng giéng triển khai công tác quản lý biên giới

theo đúng các văn kiện pháp lý và thoả thuận liên quan như lập các nhómchuyên gia liên hợp khảo sát song phương xác định hướng đi của đường biên

giới, xử lý kịp thời các vi phạm Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới,

33

Trang 38

thường xuyên thực hiện tuần tra đơn phương, song phương nhằm quản lý, bảovệ tốt mốc giới, kết nghĩa đôn - trạm, trao đôi kinh nghiệm quản lý biên giới,tăng cường giao lưu biên giới Đặc biệt, từ hiệu quả thiết thực của mô hình“Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới” với Trung Quốc, ta đã nhân rộngvới Lào và Campuchia; tổ chức “Giao lưu biên cương thắm tình hữu nghị”

giữa lực lượng bảo vệ biên giới của Việt Nam, Trung Quốc, Lào vàCampuchia Qua đó, góp phần quan trọng vào việc xây dựng biên giới hòabình, hữu nghị, én dinh va phat triển.

Hiện nay, tranh chấp trên Biển Đông là một trong những vấn đề quan

trọng nhất trong việc giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thé của Tổ quốc; đồng thời là van đề rất nhạy cảm và phức tạp Dé góp

phần từng bước giải quyết những tranh chấp này, đối ngoại quốc phòng đã

tích cực tham mưu cho Đảng và Nhà nước những quyết sách, biện pháp đấutranh hòa bình phù hợp với tình hình thực tế, luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộclên hàng đầu; kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và

quyền tài phán của nước ta trên cơ sở luật pháp quốc tế Các cơ quan chức

năng đã phối hợp nhịp nhàng, kết hợp chặt chẽ giữa thực thi pháp luật trênthực địa và kiên trì giao thiệp đối ngoại cùng sự ủng hộ của quốc tế khăng

định chủ quyền, quyền chủ quyên, quyên tài phán; làm rõ thiện chí, mong

muốn hòa bình, hữu nghị cùng những quyên, lợi ích hợp pháp, chính đáng củaViệt Nam và được sự ủng hộ rộng rãi của quốc té Đồng thời, chúng ta đã tích

cực đối thoại, đàm phán với các nước láng giềng dé phan định các khu vực

chồng lấn, qua đó tạo lập ranh giới trên biển phù hợp với luật pháp và tập

quán quốc tế.

e Hoạt động hop tác về quân sự - quốc phòng trên các lĩnh vực nhưđào tạo, công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, quân y

34

Trang 39

Thông qua các hoạt động hợp tác, ĐNQP góp phần nâng cao kiến thứcquân sự hiện đại của thế giới cho đội ngũ cán bộ quân đội Việc cử cán bộ đidao tạo ở nước ngoài không chỉ dé tiếp thu kiến thức khoa học, kỹ thuật quân

sự hiện đại mà còn thông qua thực tiễn hoạt động hợp tác quốc phòng đề bồi

dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ Hiện nay, các học viện, nhà trường QDVN

hiện đảo tạo học viên quân sự từ nhiều nước như Lào, Campuchia, Thái Lan,Singapore, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Cuba Hình

thức đào tạo rất đa dạng như đảo tạo chính quy, bồ túc ngắn hạn, tập huấn cán

bộ [26, tr.31] Ngoài hình thức dao tạo tại Việt Nam, QDVN còn cử chuyêngia quân sự sang gø1úp các cơ quan, đơn vi, học viện, nhà trường của Quân đội

Lào, Campuchia Đôi lại, Việt Nam cử học viên đi học tập, đào tạo tại nhiều

nước, điển hình như: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, An Độ,

Anh, Pháp, Australia, New Zealand

Bên cạnh hoạt động hợp tác dao tao nguồn nhân lực chất lượng cao choquân đội, Việt Nam còn đây mạnh quan hệ thương mại quốc phòng nhằm

cung cấp cho quân đội những trang thiết bị, vũ khí phù hợp với yêu cầu tác

chiến Hợp tác công nghiệp quốc phòng của QDVN chủ yếu được triển khai

với các nước như: Trung Quốc, Cuba, Nga, Israel, Nhật Bản, Ấn Độ và một

số nước châu Âu Hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Liên bang Nga,

Việt Nam và Nhật bản cũng có những bước phát triển về chất Từ việc thuầntúy mua sắm các loại vũ khí trang bị quân sự đã bước sang giai đoạn chuyên

giao công nghệ, sữa chữa, cải tiễn, nâng cấp và sản xuất tại Việt Nam.

Các hoạt động thương mại quốc phòng và các cơ chế hợp tác côngnghiệp quốc phòng, giúp tranh thủ các nguồn lực về vốn, khoa học-công

nghệ, trình độ quản lý tiên tiến dé trang bị cho quân đội các loại vũ khí, khítài ngày càng hiện đại, phù hợp với điều kiện và nghệ thuật quân sự Việt

Nam, làm cho đất nước ngày càng tự chủ về khoa học, kỹ thuật quân sự, đáp

35

Trang 40

ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện Điềnhình là năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam đưa các sản phẩm công nghiệp quốcphòng tự thiết kế và sở hữu trí tuệ tham dự triển lãm quốc phòng tạiIndonesia, trong đó có các trang bị, vũ khí lục quân, các sản pham phục vụnganh đóng tàu, một số thiết bị công nghệ cao, đạt trình độ tiên tiến trong khu

vực và thé giới và cũng đã được xuất khâu sang một số nước.

e Hoạt động hỗ trợ nhân đạo và hợp tác khắc phục hậu quả

chiến tranh:

Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế

trong việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực giúp Việt Nam khắc phụchậu quả chiến tranh, tập trung vào giải quyết vấn đề nạn nhân chất độc da

cam/dioxin; làm sạch vùng đất, vùng nước bị ô nhiễm chất độc hóa học và

bom min, hợp tác cùng các bên giải quyết van đề những người còn mat tin,mất tích trong chiến tranh [6, tr.29] Cụ thể, Việt Nam đã và đang hợp tácvới Hoa Kỳ, Australia trong việc giải quyết vấn đề quân nhân mất tích trongchiến tranh và hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ triển khai dự án rà phá bommìn.

Bên cạnh những nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam cònđóng góp rất nhiều vào những hoạt động cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ nạn nhânthiên tai bão lũ và sự cố vỡ đập thuỷ điện tại Lào; hỗ trợ người nghèo, trao

quà, cấp phát thuốc, khám bệnh miễn phí, xây nhà tình nghĩa cho bà con biên

giới Lào, Campuchia, Trung Quốc

1.2.2.2 Trên bình diện da phương

Việt Nam đánh giá cao và tích cực tham gia vào các hoạt động đốingoại quốc phòng đa phương của các tổ chức, các diễn đàn khu vực và quốctế Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng đa phương nham góp phan baođảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia [6, tr.28-29].

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w