1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Vấn đề xây dựng nông thôn mới trên báo chí Bến Tre

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 24,14 MB

Nội dung

Đề vượt qua khó khăn, đạt được mục tiêu mà nghị quyết của Đảng,chương trình của Chính phủ đề ra đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đòihỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, củ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN QUOC TEN

LUAN VAN THAC Si BAO CHi

Vinh Long-2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN QUOC TEN

Chuyên ngành : Báo chi học định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101.01 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Vĩnh Long - 2021

Trang 3

LỜI CAM ƠNĐầu lời, tôi xin bày tỏ lòng tri ân với PGS.TS Nguyễn Thị ThanhHuyền, là người thầy đã tận tâm hướng dẫn về mặt khoa học để tôi hoàn thành

Luận văn này.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như thực hiện các bước

chuẩn bị và hoàn tất Luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình, trách nhiệm từ thầy cô Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông cũngnhư thầy cô đã được Viện mời thỉnh giảng Tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọngnhất đến quý thầy cô Những kiến thức, kinh nghiệm mà quý thầy cô đãtruyền đạt, chia sẻ là những giá trị mà bản thân tôi luôn luôn trân quý

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Báo Đồng Khởi cùng anh chị đồngnghiệp tại đơn vị đã hỗ trợ một phần vật chất và những lời động viên tinh thần Tất cả là động lớn rất lớn giúp tôi hoàn thành chương trình học một cách tốt đẹp.

Trong nỗ lực để hoàn thành Luận văn vẫn còn những giới hạn nhất

định Tôi rat mong được quý thầy cô, anh chị học viên góp ý dé đề tài ngàycàng hoàn thiện và trở thành tài liệu hữu ích, góp phần nâng cao hiệu quả

truyền thông về xây dựng nông thôn mới trên báo chí Bến Tre nói riêng và

khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung

Tác giả Luận văn

Tran Quoc Tén

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong Luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân và chưa từng công bồ trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 08 tang 04 năm 2021

Tác giả Luận văn

Tran Quoc Tén

Trang 5

MỤC LỤC

920000115255 4

1 Lý do chọn đề tài -s- 5-5: 5222222 EEEEEEEEEE21211211211211 111111 re 4

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 2 2 5+ xxx 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU . 5 S5 3+ **+EE+eeseeseeereeeres 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 2 s+x+zxzxzxzrsrred 10

5 Phương pháp nghiÊn CỨU 5 5 + E St E**EESeEEeeEsekereskkrrerke 10

6 Đóng góp của đề tài - 2-52 2 2E EkEEE21211211211211 111111 11x ee 11

7 Ý nghĩa khoa học va thực tiễn của đề tải 2-52-5525 11

8 Kết cấu của luận Van oes seeeccsssseeeseesseeeeesssneeeessnnescessnnecesssneteessssneeses 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE VAN ĐÈ XÂYDỰNG NONG THÔN MỚI TREN BAO CHÍ BEN TRE 13

1.1 Cac khai miém ven e 2Ö 13

1.1.1 Xây dựng nông thOn THỚI << 3E E+xkEEeEseeEsekeekrseeeee 13

1.1.2 Khái niệm tHVÊN lFHVỄỄH - 2-55 SE‡EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerrei 14

1.1.4 Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội -5-©5z©5s+ 191.2 Một số vấn đề cơ bản trong việc chuyền tải vấn đề xây dựng nông thôn

mới trên báo Chi - - s6 s19 vn ng nu HH ng nà 21

1.2.1 Nội dung phản ánh về van dé xây dựng nông thôn mới trên báo

1.2.2 Phương thức tuyén IHVÊN -.- 2: 5£ ©5£©5£+£+E+E+EEeEEerterrcrrerreee 26 1.2.3 Mục đích tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên báo chí 27

1.3 Giới thiệu chung về vân đê xây dựng nông thôn mới và báo chí ở Bên

Trang 6

1.3.2 Giới thiệu về bdo chi Bến Tre trong việc tuyên truyền về xây dựng

HÔNG NON MOT c1 KT ng 33

Tiểu kết chương 1 2 2 2+EeSE£EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEE2EE21111111 1.1 xe 34Chương 2: THUC TRANG VE VAN ĐÈ XÂY DỰNG NONG THONMOI TREN BAO CHÍ BEN TRE 0 sscssssssssesssesssseeseessneeeceessnneeeeesnneee 36

2.1 Khái quát chung về số lượng tin bài tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên báo chí Bến Tre 2 2 2£ EEE+EE+EE+£E+£EE+EE+EE+rxerxerxersee 36

2.1.1 Tuyên truyền trên báo in và báo điện tử Đông Khởi 372.1.2 Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre 402.2 Nội dung phản ánh về đề tài xây dựng nông thôn mới trên báo chí Bến

2.2.1 Tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong van dé xây dựng nông thôn mới - 2 scs+csecse+sa 42 2.2.2 Tuyên truyền, phản ánh, phổ biến những kiến thức, kinh nghiệmtrong thực tiễn xây dựng nông thôn mới - + 2 e+sectersrereereered 452.2.3 Tôn vinh những xã, tập thể, cá nhân tiêu biểu trong tham gia xây

011/1<8/191/1<1/(191/5//11-PPRSPEPTEnEEEE 51 2.2.4 Phê bình những hiện tượng tiêu cực, phan biện những góc nhìn sai

lệch về xây dựng nông thôn mới trên báo chí BEN Tre . - 592.2.5 Báo chi Bến Tre đối với công chúng địa phương - 62 2.3 Hình thức phản ánh về đề tài xây dựng nông thôn mới trên báo chí Bến

¬ 64

hy nnn - 642.3.2 Ngôn ngữ thể hiện (hình ảnh, âm thanh ) - -: 5 ó62.3.3 Chuyên trang, chuyên mục, kết cấu chương trình - 67

2.3.4 Thời ÏƯỢIHg «TH HH TH nh TH HH nh nh 69

2.3.5 Nhận xét bước dau về những thành công của báo chí Bến Tre 69

Trang 7

Tiểu kết chương 2 - 2 2 2+SE+EE£EE£EEEEEEEEE21121121121171 7111.2111 1E1xeE 70

Chương 3: VẤN ĐÈ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ

TUYỂN TRUYEN VE XÂY DUNG NONG THÔN MỚI TREN BAOCHÍ BEN TRE oo.ccecceccccccccscsssessesssesssessesssesssssessecssessecssessesssessessesssessessseeseen 71

3.1 Các van đề đặt ra về xây dựng nông thôn mới trên báo chi Bến Tre

3.1.1 Báo chí Bến Tre tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới chưa

thường XUVEN, LIEN TỤC cv ng, 71

3.1.2 Người dân tiếp nhận thông tin của báo chi viết về xây dựng nôngthôn còn nhiễu Đất CẬp - 5+ ©52+E2+EE+ESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerrees 733.1.3 Báo chí Bến Tre chưa dành dung lượng phù hợp cho việc tuyêntruyền về xây dựng nông thôn tmới -©-+©-++c++ce+c++rterxe+ecrresreee 75 3.2 Giải pháp và kiến nghị dé nâng cao hiệu quả tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên báo chí Bến Tre 2 2 2 s2 ++++£+zE£zxzzzszzsd 76

3.2.1 GiGi PRAD Taa 76

Tiểu kết chương 3 ceccececcccceccscssecseeseessessessessesssesscssesssssessessessessessesseeseeees 85KẾT LUAN 00ooccccccecceccccscsscsssssscssesscsscssesssssssvssscsucsussuessesaessssssssnsssesnessesateaeeaes 86TÀI LIEU THAM KHAO 2u0oooccccccccccccccccssccssessesseseessessscsecssessessessesseesseaes 88

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiBến Tre nói riêng và nhiều tỉnh trong cả nước nói chung luôn quan tâm van đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và được xem đây là nhiệm vụ chiến lược Nhiều thập niên qua, Đảng bộ tỉnh Bến Tre quan tâm đặc biệt đối với

nông nghiệp, nông dân, nông thôn Tỉnh luôn xem nông nghiệp và nông thôn

là lĩnh vực, địa bàn quan trọng đối với sự ôn định chính trị, phát triển kinh tế

-xã hội của tỉnh.

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 của BanChấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về “Nông nghiệp,nông dân, nông thôn” và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây

dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, trong đó xác định những

quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị với nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong bối cảnh phát triển mới.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc

gia - Sự thật, Hà Nội -2011 [1, tr.123] đã chỉ rõ: “Xây dựng NTM: Quy hoạch

phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư Pháttriển mạnh mẽ công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.Triển khai chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm của từng vùngtheo các bước đi cụ thé, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ vững và phát huynhững truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam Day mạnh xây dựng kết cầu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi dé triển khai mọi khả năngđầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệpnhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động Triển khai có hiệu quả Chương trình đàotạo nghề cho | triệu lao động nông thôn mỗi năm”

Trang 9

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM của Nhànước, Đề án xây dựng NTM tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015, định hướngđến năm 2020 và những năm tiếp theo đến nay đã đạt được một số kết quả quan trọng Đến tháng 8/2021, toàn tỉnh có 58 xã đạt chuẩn NTM, 36 xã đạt

từ 15-18 tiêu chí, 48 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và không có xã đạt dưới 10 tiêu chí Trung bình đạt tiêu chí trên xã là 15,87 tiêu chí.

Đề vượt qua khó khăn, đạt được mục tiêu mà nghị quyết của Đảng,chương trình của Chính phủ đề ra đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đòihỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị, sựhưởng ứng tích cực và cộng đồng trách nhiệm của nhân dan, của toàn xã hội.Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về xây dựng NTM trên báo chí Bến Tre

đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.Tuy nhiên, dé đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chính tri ma Trung ương đề ra,Bến Tre, nhất là báo chí địa phương cần có sự đánh giá một cách cụ thể về tính hiệu quả trong công tác tuyên truyền thời gian qua đối với xây dựngNTM để dé ra được những giải pháp thiết thực, góp phan thực hiện tốt hơn

trong thời gian tới.

Với những lý do trên, học viên chọn đề tài “Vấn đề xây dựng nông thônmới trên báo chí Bến Tre” dé làm luận văn Thạc sĩ Báo chí ngành Báo chíhọc định hướng ứng dụng.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiQua tìm hiểu của học viên, mặc dù vẫn đề về xây dựng NTM nói chung

đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng dé tài “Van đề xâydựng nông thôn mới trên báo chí Bến Tre” - lần đầu tiên được triển khai

nghiên cứu góc độ tiép cận chuyên sâu về báo chí học.

Trang 10

Ở góc độ khác, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt làchương trình xây dựng NTM từ lâu đã được đề cập, đã có nhiều công trình vàcác tác giả dành thời gian nghiên cứu tìm hiểu Chăng hạn:

Kỷ yếu Hội nghị phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre giai đoạn 1999 - 2010 (tháng 2-2010), in tại Công ty cổ phần

in Bến Tre nhận xét: Công tác tuyên truyền, vận động quan chúng tham gia phong trào được các cấp, các ngành quan tâm và xem đây như mũi nhọn củaphong trào được thể hiện qua các cuộc tập huấn; triển khai ra nhân dân học

tập; sinh hoạt chi, tô, hội; trên hệ thong Dai Phat thanh va Truyén hinh tinh;

Đài truyền thanh huyện, thành phố; Đài truyền thanh xã, phường, thị tran vatrên báo in Tuyên truyền, vận động và phục vụ quan chúng nhân dân ở các

khu dân cư tập trung vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Cuốn sách “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch

sử” do GS Phan Đại Doãn và PTS Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, NXB

Chính trị Quốc gia, năm 1994, đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thựctiễn về kinh nghiệm tô chức quản lý nông thôn trong lịch sử nước ta, chủ yếu

về các phương diện hành chính, dân sự, các thiết chế làng, ấp, bản, buôn trêncác miền đất nước

Sách tham khảo “Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuốithế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010” của tác giả Trần Văn Bút, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002, đã tập trung làm rõ các chính sách phát triển nông nghiệp ở nước ta trong các giai đoạn trước Cách mang Tháng Tám, trong những năm cải cách ruộng đất và thời kỳ những năm đầu đổi mới, trong

đó đi sâu phân tích những chính sách nông nghiệp, nông thôn từ năm 1986đến nay và đưa ra một số kiến nghị về quan điểm, mục tiêu phát triển, nôngnghiệp, nông thôn, định hướng phát triển lĩnh vực ưu tiên, các vùng của cả

nước Đặc biệt, tác giả đưa ra các kiên nghị vê chính sách phát triên nông

Trang 11

nghiệp, nông thôn, lực lượng nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước

Kỷ yếu “Giáo trình cơ sở xã hội học nông thôn Việt Nam” của tác giả Tống Văn Chung, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2011 Tác giả đã trình bày

một cách có hệ thống, tương đối đầy đủ, toàn diện về xã hội nông thôn, cung

cấp góc nhìn xã hội học về nông thôn Việt Nam, giới thiệu tổng quát về cách thức tiềm hiểu, nghiên cứu, xem xét xã hội nông thôn, giới thiệu về cơ cầu xã hội nông thôn, xem xét, nghiên cứu những thành tố cơ bản của xã hội nôngthôn, xem xét các thiết chế xã hội chính thức của xã hội nông thôn, văn hóa

nông thôn.

Kỷ yếu “Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” của PGS

TS Nguyễn Đức Khién, NXB Nông nghiệp, năm 2014, đã dé cập đến quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thời gian tới và mô hình đổi mới tăng cường; bài học của những năm đôi mới; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững vàxây dựng NTM; kết quả bước đầu của việc xây dựng NTM

Trong cuốn kỷ yếu “Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận vàthực tiễn” do PGS.TS Vũ Văn Phúc chủ biên, NXB Chính tri Quốc gia - Sựthật, năm 2012, gồm các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quanTrung ương, các địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM, vớinhững nội dung: Những van đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM; thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam Nội dung cuốn sách nhấn mạnh kết quả đạt được trong xây dựng NTM, diện mạo NTM từng bước thayđôi Các xã điểm là mô hình tốt để các địa phương khác đến tham quan, họctập Bên cạnh đó, cuốn sách còn chỉ ra những khó khăn, tồn tại như: công tácquy hoạch còn chậm, còn yếu; đội ngũ tư vẫn xây dựng NTM còn thiếu

Trang 12

Kỷ yếu “Một số yếu tố tâm lý của người nông dân ảnh hưởng đến quá

trình xây dựng nông thôn mới” của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện tâm lý học do Lê Thị Thanh Hương chủ biên, Nxb Khoa học xã hội,

năm 2015 đã làm rõ một số yêu tố tâm lý của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình xây dựng NTM Từ

đó, đưa ra đề xuất các biện pháp, nhằm phát huy những yếu tố tâm lý tích cực, giảm thiểu những yếu tố tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng NMT vùngđồng bằng Bắc Bộ

Luận văn thạc sĩ của Trần An Phước về “Báo in dia phương với việcphát triển nông nghiệp ở đồng băng sông Cửu Long”, chuyên ngành Báo chíhọc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội, do PGS.TS Đinh Văn Hường hướng dẫn khoa học, năm 2012 Tác giả

luận văn đã tiến hành khảo sát những liên quan đến nông nghiệp trong hai năm 2011 và 2012 trên ba tờ báo Đảng địa phương là An Giang, Đồng Tháp

và Vĩnh Long Trên cơ sở đó, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, đánhgiá, phân tích, phân loại các yếu tố liên quan đến nông nghiệp để làm rõ tácđộng của báo in đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụngphương pháp phỏng vấn sâu dé đánh giá hiệu quả thực tế của công chúng đọcbáo Đảng đồng bằng sông Cửu Long đối với các tác phẩm báo in Trên cơ sở

đó, tác giả đề ra giải pháp tuyên truyền cho các bài viết, chuyên trang, chuyênmục theo hướng gần gũi, sát thực và dễ hiểu đối với người nông dân; rút ranhững bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, đề xuất các giải pháp cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng nội dung; gợi ý các phương thức liên doanh, liên kết giữa báo in và doanh nghiệp, ngành nông nghiệp dé đưa báođến với đối tượng bạn đọc là nông dân

Luận văn thạc sĩ năm 2016 của Nguyễn Thị Dung về “Báo chí Hà Nội vềvấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở thủ đô hiện nay”, chuyên

Trang 13

ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội Luận văn đã góp phần làm rõ những kinh nghiệm lý luận

và thực tiễn trong công tác tuyên truyền của báo chí Hà Nội về những nội dung liên quan đến chương trình xây dựng NTM trên địa bản thủ đô trên cơ

sở cụ thê hóa những nội dung trong chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội Luận văn đã kiến nghị những giải pháp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống nóichung và nội dung về xây dựng NTM nói riêng trên báo chí dé phù hợp vớitình hình thực té

Luận văn thạc sĩ năm 2015 của tác giả Hoàng Thi Phương về “Báo in vớiviệc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế”

(khảo sát các Báo Nhân Dân, Nông Nghiệp Việt Nam, Nông Thôn Ngày Nay,

Thời Báo Kinh Tế Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 3/2011), Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tác giả của luận văn đã nghiên cứu đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, thực trạng báo chítuyên truyền về lĩnh vực này Từ đó, tác giả của luận văn đề xuất giải pháp,góp phần nâng cao chất lượng tin, bài viết về xây dựng NTM

Những công trình nghiên cứu trên có đề cập đến vấn đề xây dựng NTMtrên báo chí đã có nhiều Nhưng về mặt tổng quan nghiên cứu về công táctuyên truyền NTM trên Báo Đồng Khởi (báo in và báo điện tử) và sóng truyền hình Bến Tre (phát thanh và truyền hình) chưa có công trình khoa học naonghiên cứu sâu và cụ thể Cho nên, luận văn của của học viên hướng đếnnghiên cứu tong thé về van dé này là không bị trùng lặp.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuTrên cơ sở hình thành khung lý thuyết về xây dựng NTM và báo chí BếnTre tuyên truyền về NTM và khảo sát phân tích thực tế việc tuyên truyền xâydựng NTM, luận văn hướng tới mục đích tìm kiếm những giải pháp, khuyến

Trang 14

nghị khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả báo chí Bến Tre trong tham giatuyên truyền về xây dựng NTM trong thời gian tới.

Đề đạt được những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng NTM, báo chí Bến Tre, tức là làm rõ những khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.

Thứ hai, thu thập, phân tích những kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trang van đề tuyên truyền xây dựng NTM trên Báo Đồng Khởi (báo in và báođiện tử) và Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre (phát thanh và truyền

chí học.

Đối tượng khảo sát là số lượng, nội dung, phương thức tuyên truyền xâydựng NTM trên báo in và báo điện tử Đồng Khởi, Đài Phát thanh và Truyềnhình Bến Tre trong thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019

5 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp được áp dụng trong dé tải là:

Phương pháp phân tích tai liệu: Phương pháp nay sé thu thập thông tin

thứ cấp thông qua phân tích các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, các phương thức tô chức tuyên truyền trên báo chí liên quan đến xây dựng NTM Qua đó, cung cấp khung lý thuyết và các cơ sở

thực tiên cho luận van.

10

Trang 15

Phương pháp phân tích nội dung: Đề tài sẽ phân tích các nội dung đượcphản ánh liên quan đến chủ đề xây dựng NTM của báo chí Bến Tre Từ đó, cócách nhìn sâu sắc hơn về vấn đề xây dựng NTM trên báo chí Bến Tre đã được phan ánh như thé nào về cả số lượng và chất lượng.

Luận văn cũng đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu để ghi nhận ý kiến của lãnh đạo tỉnh Bến Tre, giảng viên và đại diện Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, với nội dung liên quan đến vấn đề tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên báo chí Bến Tre.

6 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận:

Luận văn chỉ ra những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, phươngpháp tổ chức thực hiện của báo chí Bến Tre trong hoạt động tuyên truyền về

xây dựng NTM cho các địa phương và người dân.

Luận văn chỉ ra sự cần thiết và những giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về xây dựng NTM trên báo chí Bến Tre.

Về mặt thực tiễn:

Luận văn góp phần cung cấp cho cơ quan báo chí Bến Tre một cái nhìntổng thé về thực trạng công tác thông tin tuyên truyền về xây dựng NTM Từ

đó, luận văn đưa ra các khuyến nghị, giải pháp, góp phần cho cơ quan báo chí

Bến Tre nâng cao chất lượng bài viết, hình thức, chủ đề về hoạt động tuyên

truyền về xây dựng NTM

7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tàiDay là một dé tài nghiên cứu về van đề xây dựng NTM trên báo chí Bến Tre Qua thông tin tuyên truyền trên báo chí Bến Tre về xây dựng NTM, gópphan giúp cho người dân, các địa phương hiểu, nhận thức rõ tam quan trọngcủa Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, mà người hưởng lợitrực tiếp chính là người dân nông thôn

11

Trang 16

Tìm hiểu về đặc điểm thông tin, tuyên truyền trên báo chí Bến Tre vềxây dựng NTM, góp phan cho cơ quan báo chí Bến Tre có phương hướngthông tin, tuyên truyền sao cho hiệu quả Đồng thời, góp phần hệ thống hóa những van dé lý luận và thực tiễn về vai trò của báo chí Bến Tre trong tuyên truyền về xây dựng NTM.

Qua đó, tổng kết những kinh nghiệm, tìm kiếm những giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí Bến Tre trong hoạt độngthông tin tuyên truyền về xây dựng NTM trên địa bàn Bến Tre

Luận văn là một công trình nghiên cứu cơ bản và hệ thống hoạt độngthông tin tuyên truyền của báo chí Bến Tre về xây dựng NTM Do đó, luậnvăn có ý nghĩa chia sẻ kinh nghiệm đối với các cơ quan báo chí Bến Tre cũngnhư các ngành hữu quan trong phối hợp thực hiện tuyên truyền về xây dựng NTM trên địa bàn Bến Tre.

8 Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn bao gồm

Trang 17

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SO LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE VAN ĐÈ XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN BÁO CHÍ BÉN TRE1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Xây dung nông thôn moi

>Khái niệm nông thôn: Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009của Bộ Nông nghiệp va Phát triển nông thôn, cụ thé: “Nông thôn là phần lãnhthô không thuộc nội thành, nội thị các thành phó, thị xã, thị tran được quản lýbởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”

>Xây dựng NTM:

Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn dé congđồng dân cu ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của minhkhang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn đượcđảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

13

Trang 18

Xây dựng NTM mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,

của cả hệ thống chính trị NTM không chỉ là vẫn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn

Chương trình chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành

cho cán bộ Hội Nông dân Việt Nam ở cơ sở do Ban Tuyên giáo Trung ương

và Hội Nông dân Việt Nam phối hợp biên soạn có khái niệm về tuyên truyền như sau: "Tuyên truyền là truyền bá, giáo dục, giải thích, nhằm chuyền biến

và nâng cao về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thànhniềm tin; thúc đây mọi người hành động một cách tự giác, nhằm thực hiệnthắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra” [4, tr.120].

> Công tác tuyên truyénTheo PGS.TS Lương Khắc Hiếu: "Công tác tuyên truyền là một hình

thái, một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng, nhăm truyền bá hệ tư

tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quần chúng, xây dựng choquan chúng thế giới quan thích hợp với lợi ich của chủ thé hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động theo thégiới quan và niềm tin đó" [18, tr.31-32]

14

Trang 19

> Vai trò của công tác tuyên truyềnCông tác tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của côngtác tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân.

Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, dau tranh với

những quan điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựngcon người mới, cuộc sống mới

Công tác tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận

thức, hình thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối song, lẽ

sống: bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên vàquan chúng nhân dân.

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng có nhiều hình thức, phương pháp khác nhau như: bao in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, hệ thốngtrường Đảng nhưng không thể thiếu được công tác tuyên truyền miệng.Công tác tuyên truyền miệng là một vũ khí cực kỳ quan trọng của công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng Nó giải thích cho cán bộ, đảng viên, quần chúngnhân dân thông suốt về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, tìnhhình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước và thế gidi.Trên cơ sở đó, cỗ vũ moi nguoi, mọi tang lớp tích cực thực hiện nhiệm vu da

đề ra

Đảng ta đánh giá rất cao công tác tuyên truyền miệng Chỉ thị CT/TW ngày 03/08/1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khăng địnhcông tác tuyên truyền miệng là công cụ quan trọng hàng đầu trong việc tuyêntruyền, giáo duc đường lối, chính sách, truyền bá những quan điểm của Dang

14-vê những vân đê thời sự lớn và những vân đê mới đặt ra trong cuộc sông,

15

Trang 20

trong công cuộc xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, conngười mới; hướng dẫn sự suy nghĩ và hành động của toàn dân theo nghị quyếtcủa đại hội Đảng; giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng được nghe trực tiếp tiếng nói của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, được trực tiếp hỏi

và giải đáp những van đề mà nhiều người đang quan tâm; góp phan tăng cường mối quan hệ trực tiếp, sinh động giữa Đảng và quần chúng, khắc phục một phần tệ quan liêu mệnh lệnh, xa rời quần chúng, góp phần nâng cao chất

lượng sinh hoạt chính trị của các tổ chức Đảng và đoàn thê.

> Hình thức công tác tuyên truyén

Dé thực hiện nội dung tuyên truyền, có thé thông qua nhiều hình thứcnhư: tô chức học tập, hội thao, sinh hoạt chính tri, tọa dam, báo cáo chuyên đề

và thông qua các phương tiện như: sách, báo, phát thanh, truyền hình, văn hóa văn nghệ Việc sử dụng hình thức nào hoặc kết hợp những hình thức nào với

nhau tùy thuộc vào yêu cầu của nội dung, vào đối tượng và điều kiện cụ thé.

> Phương pháp công tác tuyên truyền

Phương pháp tuyên truyền với ý nghĩa là cách tác động vào đối tượngtuyên truyền cũng đa dạng, phong phú và có nhiều cấp độ khác nhau, tùy

thuộc vào nội dung, đối tượng và hình thức được sử dụng trong hoạt động tuyên truyền.

Một số phương pháp chung có ý nghĩa nỗi bật như: Phương pháp phântích, giải thích, chứng minh Phương pháp tông hợp, kết hợp nói với sử dụngcác đồ dùng trực quan, kết hợp lý luận trừu tượng với thực tế, kết hợp giữa ly

trí và tình cảm

Hồ Chí Minh khang định: “Chúng ta muốn tuyên truyền quan chúng,phải học cách nói của quần chúng mới nói lọt tai quần chúng Cách nói củadân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại rất đơn giản” [21,

tr.301].

16

Trang 21

Hồ Chí Minh luôn chú ý phân loại đối tượng dé tuyên truyền cho phùhợp và hiệu quả Khi nói chuyện với tín đồ Phật giáo, Hồ Chí Minh nói: “Đờisống của nhân dân chúng ta dan dần cảng được cải thiện, cũng giống như tônchỉ mục đích của đạo Phật, nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bìnhđăng, yên vui, no ấm tôi mong các vị tăng ni và đồng bảo tín đồ đã đoàn kết thì càng đoàn kết hơn nữa dé góp phần xây dựng hòa bình chóng thang lợi” Còn khi vận động đồng bảo Công giáo, Người nói: “Từ nay với sự cố gắngcủa đồng bao, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác no 4m thi phần hồn

cũng được yên vui” [22, tr.290 - 291]

Không chỉ có vậy, những người làm công tác tuyên truyền còn tìm thấy

ở Hồ Chí Minh những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình tuyên

truyền, vận động thanh niên, phụ nữ, trí thức, công nhân, nông dân, đồng bảo

dân tộc thiêu số Và cả những người từng ở bên kia chiến tuyến tham gia,góp sức vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp vàgiải phóng con người Đúng như Người thường căn dặn: “Chang những cácngười phụ trách tuyên truyền, những người viết sách, viết báo, những ngườinghệ sỹ là người tuyên truyền, mà tất cả cán bộ đảng viên, hễ những người cótiếp xúc với dân chúng, đều là người tuyên truyền của đoàn thể Vì vậy, aicũng phải học nói, nhất là nói cho quan chúng hiểu” [21, tr.300]

Học theo Bác, để việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng nói

chung, tuyên truyền xây dựng NTM nói riêng nhanh chóng đi vào cuộc sống,

cùng với việc xác định rõ đối tượng tuyên truyền Mặt khác, đội ngũ báo cáo

viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung, tài liệu cần thiết cho vấn đề mình sẽtuyên truyền dé không chi nói đúng, nói đủ, nói chính xác những nội dung cầnthiết, mà còn phải truyền đạt những nội dung các văn bản một cách cô đọng,súc tích nhất, dé những chủ trương, đường lối, nghị quyết mang tính khái quát

cao đó sớm đên được từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên va quân

17

Trang 22

chúng nhân dân Đó là một trong những cách làm thiết thực nhất dé người làmcông tác tuyên truyền sớm đưa chủ trương của Đảng về xây dựng NTM đi vàocuộc sống.

1.1.3 Khái niệm báo chí

Theo cuốn sách “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” doPGS TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và PGS.TS Đỗ Thị Thu Hang biênsoạn, NXB Thông tin và Truyền thông thì các khái niệm này được định

nghĩa như sau:

Báo chí được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm báo in, báo phát thanh,

báo mạng điện tử, báo bảng điện tử và báo chí công dân [3, tr.176].

Báo in là những ân phẩm xuất bản định kỳ, thông tin về các sự kiện vàvấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúng/nhóm đối tượng nhằm mục đích nhất định Trong môi trường truyền thông số, báo in còn có thê phát hành trên mạng Internet, trên các phương tiện cá nhân (gọi là báo chí

đa nền tảng) [9, tr.176].

Phát thanh là kênh thông tin đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ

và hệ thống truyền dẫn đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác côngchúng Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếngđộng và âm nhạc trong việc phản ánh cuộc sống Thông điệp được mã hóatruyền qua kênh phát thanh và người nhận phải có máy thu thu thanh hoặc phương tiện truyền thông cá nhân có khả năng tham gia môi trường Internet mới tiếp nhận được thông điệp Tuy nhiên, phát thanh hiện đại - phát thanh Internet hay radio online lại cần có định nghĩa khác tùy theo cách tiếp cận [9,

tr186].

Truyền hình là kênh truyền thông thời sự định kỳ, chuyền tai thôngđiệp bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lờinói, âm nhạc, tiếng động [1, tr.196]

18

Trang 23

Internet (International Network) là hệ thống thông tin toàn cầu sửdụng giao thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứngdụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông (theo Khoản 14, Điều

3 Luật Viễn thông 2009) [3, tr.221].

1.1.4 Vai trò của báo chí trong đời sống xã hộiTheo nhóm tác giả: Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang thé hiện trong quyên sách “Co sở lý luận báo chí truyền thông” in lầnthứ tư, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [4, tr.29] thì báo chí đóng vai trò quan

trọng trong xã hội bởi lẽ:

Thứ nhát, là kênh tao lập, định hướng và hướng dẫn dư luận

Thứ hai, là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hìnhthời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân.

Thứ ba, là công cụ hữu hiệu dé quan lý, điều hành và cải cách xã hội.

Thứ tw, là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội.

Thứ năm, chủng cũng trở thành một bộ phận hữu cơ không thé thiếutrong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin,kiến thức và giải trí cho người dân

Biểu hiện cụ thể về vai trò của báo chí trong tuyên truyền về xây

dựng NTM:

Thứ nhất, báo chí tuyên truyền hướng dẫn nhận thức và hành động củacông chúng Ở nước ta báo chí nói chung và báo chí Bến Tre nói riêng vừatuyên truyền, phố biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà

nước, vừa là người phát hiện, khang định, nhân rộng những cái hay, cái đẹp,

điển hình và những nhân tố mới trong xây dựng NTM Đồng thời, báo chí tíchcực tuyên truyền phê phán cái xấu, cái tiêu cực, những hành vi sai trái, lệch

lạc trong xã hội Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn

19

Trang 24

hóa của Đảng, là công cụ tham gia quản lý xã hội; công cụ giám sát cán bộ,

đảng viên về đạo đức, lối sống, trong đó có xây dựng NTM Báo chí bám sátchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, biến đường lối đó thành “ý Đảng, lòng dân”, phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân và sự tiễn bộ xã hội.

Thông qua các sản phâm báo chí dé truyền đạt, hướng dan quan chúng nhận thức day đủ, đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lồi của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM Đồng thời, báo chí tham gia tuyêntruyền chống lại các luận điệu phản tuyên truyền, âm mưu diễn biến hòa bìnhcủa các thé lực thù địch về chủ trương xây dung NTM

Thứ hai, báo chí không dừng lại cung cấp thông tin thuần túy, mà còn

có thé hướng dẫn thị trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, giới thiệu những mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất

và kinh doanh Với việc phổ biến các kinh nghiệm thành công hay that bại trong quan lý, kinh doanh va áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, báo chi góp phan tạo nên hiệu quả kinh tế lớn cho người dân ở nôngthôn Đáng lưu ý, báo chí tuyên truyền, phân tích, giải thích, minh chứng chongười dân ở nông thôn nhận thức sự cần thiết phải liên kết trong sản xuấtthông qua mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới, xóa bỏ tư tưởng về môhình hợp tác xã kiểu cũ Từ đó, nhận thức tham gia hợp tác xã là sự tự nguyện, dân chủ, bình đăng và cùng có lợi của những người dân; con đường

đi lên của người dân dé vượt qua khó khăn, nghèo đói, xây dựng cộng đồng văn minh, tương thân tương ái, chống lại mọi sự bất công, áp bức về kinh tế -

xã hội Các tổ hợp tác, hợp tác xã phải liên kết với nhau và liên kết với các tổ chức, loại hình kinh tế - xã hội khác để tạo điều kiện cho sự phát triển.

Thứ ba, báo chí tuyên truyền góp phần bảo tồn, khai thác và phát huygiá trị văn hóa (vật thé va phi vật thé) của dân tộc Van dé này càng trở nêncấp thiết hơn trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập toàn cầu, giao

20

Trang 25

lưu văn hóa phát triển với đầy đủ những mặt tích cực và tiêu cực của nó Báochí có nhiệm vụ và vai trò to lớn trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức,thâm mỹ, giáo dục và giải trí đối với nhân dân Một mặt, báo chí tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, mặt khác giữ gìn va phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thông qua các sản phâm của mình,báo chí có vai trò truyền bá những tiêu chuẩn và giá trị tinh thần được xã hộicông nhận; xây dựng ý thức công dân, chống lại những quan niệm và hànhđộng lệch lạc với chuẩn mực, định hướng công chúng đến với chân - thiện -

mỹ.

1.2 Một số vấn đề cơ bản trong việc chuyển tải vấn đề xây dựng

nông thôn mới trên báo chí

1.2.1 Nội dung phản ánh vé vấn dé xây dựng nông thôn mới

trên báo chí

1.2.1.1.Tuyén truyền về chủ trương chính sách xây dựng nông thôn

mới cua Đảng và Nhà nước cho Nhân dan

Định nghĩa về tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Tuyên truyền là đem lại một việc gi nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm.Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại” [19, tr.162]

Theo nhóm tác giả: Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và TrầnQuang thể hiện trong quyền sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” in lầnthứ tư, NXB Dai học Quốc gia Hà Nội [4, tr.80-81] “Tuyên truyền (tiếng Latinh: Propagare - phổ biến, truyền bá) là hoạt động, nhăm truyền bá những tutưởng, quan điểm cơ bản của hệ tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tớiquần chúng dé hình thành bức tranh về thé giới và lịch sử vận động xã hội.

Ở nghĩa rộng, tuyên truyền là toàn bộ những hình thức hoạt động củacông tác tư tưởng, vận động quan chúng Ở nghĩa hẹp hon, tuyên truyền là tat

21

Trang 26

cả các hoạt động nhằm truyền ba một tri thức, một ý niệm cu thể nào đó cho

quần chúng

Nội dung tuyên truyền của báo chí bao gồm:

Theo nhóm tác giả: Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang thể hiện trong quyền sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” in lần thứ tư, NXB Dai học Quốc gia Hà Nội [27, tr.85-87] “- Đăng tải, phô biến, giải thích đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngànhcác tô chức và các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong

thực tiễn

- Báo chí cùng với nhân dân đề xuất sáng kiến, đưa ra kiến nghị, giảipháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàndiện và khoa học các số liệu, dữ liệu cần thiết, khi báo chí đề cập một van đề kinh té - xã hội bức xúc thì không chỉ nêu thuận lợi, khó khăn, phê phán mà điều quan trọng hon là đưa ra được sáng kiến, giải pháp gì dé khắc phục khó

khăn đó

Nội dung tuyên truyền về xây dựng NTM là tuyên truyền về quan điểm,chủ trương của Dang và Nha nước về xây dựng NTM; tuyên truyền 19 tiêu chíxây dựng NTM theo Quyết định 1681/QĐ-UBND, ngày 26/7/2017 của UBNDtỉnh Bến Tre ban hành Bộ tiêu chí xã NTM tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 - 2020(trên cơ sở căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19-6-2015, Quyếtđịnh số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020,căn cứ quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020),gồm I9 tiêu chí: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vậtchất văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Nhà ở dân cư, Thu nhập, Hộ

nghèo, Lao động có việc làm, Tô chức sản xuât, Giáo dục và Đào tạo, Y tê, Văn

22

Trang 27

hóa, Môi trường và an toàn thực phẩm, Hệ thống chính tri và tiếp cận pháp luật,Quốc phòng và An ninh 19 tiêu chí này được phân thành 5 nhóm: Nhóm 1, Quyhoạch (1 tiêu chí); nhóm 2, Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí); nhóm 3, Kinh tế

và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí); nhóm 4, Văn hóa - Xã hội - Môi trường (4 tiêu chí); nhóm 5, Hệ thống chính trị (2 tiêu chí).

Sơ đồ Mô hình xã nông thôm mới với 19 tiêu chí

1.2.1.2 Phản ánh thực tiễn triển khai chương trình xây dựng nông thôn

mới các địa phương trên cả nước

Quyết định số 3670/QD-BNN-VPDP ngày 7/9/2016 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn “Phê duyệt đề án truyền thông, thông tintuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 -

2020 nêu rõ: Truyền thông, thông tin tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, hiệu quả

và được tiến hành đồng bộ về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

về xây dựng nông thôn mới tới toàn xã hội Nội dung, phương pháp và cách

23

Trang 28

thức thực hiện phù hợp điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị và địaphương cũng như đối tượng được tuyên truyền Tuyên truyền có trọng tâm,tránh lãng phí, huy động thêm các nguồn lực khác theo hướng xã hội hóa, nhằm góp phần đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ tuyên truyền về xây

dựng nông thôn mới

1.2.1.3 Biểu dương những điển hình tiên tiến trong việc triển khai

chương trình xây dựng nông thôn mới

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thé hiện trong quyền sách “Hồ ChíMinh về vấn đề giáo dục”, NXB Giáo Dục - 1990 [18, tr.247-249] “Ngườitốt việc tốt nhiều lắm Ở đâu cũng có Ngành, giới nào, địa phương nao,lứa tuổi nào cũng có.

Bác chỉ muốn nhắc các chú một điều: chớ bỏ qua những việc làm màcác chú tưởng là tầm thường Tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinhthần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta

Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệuquý để các chú xây dựng con người Lay gương tốt trong quần chúng nhân dân

và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là phương pháp lẫy quần chúnggiáo duc quan chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rat lớn Do cũng làcách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục”

Đối chiếu lời dạy của Bác trong tuyên truyền về xây dựng người tốt, dễ dàng nhận ra rang, ở từng tiêu chí trong 19 tiêu chí xây dựng NTM khi triển khaithực hiện đều có những tập thê và cá nhân là tắm gương người tốt việc tốt Minhchứng như: Tiêu chí số 2 - Giao thông, tiêu chí số 5 - Trường học, tiêu chí số 6 -

Cơ sở vật chất văn hóa khi triển khai thực hiện sẽ có không ít cá nhân hiến đấtđai, hoa màu, cây trồng, trường rào để có mặt bằng làm đường giao thông,trường học, nhà văn hóa ấp Hay tiêu chí số 19 - Quốc phòng và An ninh, khi

24

Trang 29

triển khai sẽ có những cá nhân dũng cảm tham gia gìn giữ an ninh, trật tự xã hội

và đảm bảo bình yên.

1.2.1.4 Phản biện, góp ý và đề xuất giải pháp về những van dé phát sinh

trong khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Bài viết “Phản biện xã hội của báo chí và phản biện xã hội qua báo chí” của ThS Nguyễn Văn Minh đăng trên Trang thông tin điện tử tổng hợp

Lý Luận Chính Trị Cơ quan nghiên cứu và ngôn luận khoa học của Học viện

chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Thứ năm, ngày 30-7-2015) cho răng, khi nóiphản biện xã hội của báo chí Việt Nam, có nghĩa là nói đến quan điểm, chínhkiến của các tòa soạn báo và phóng viên báo chí thông qua tác pham báo chícủa mình mà thực hiện phản biện xã hội trước một vấn đề kinh tế, chính trị,

xã hội, luật pháp nào đó đang diễn ra trong đời sống xã hội ở nước ta Mục đích thực hiện phản biện xã hội của báo chí là xây dựng chính sách đúng đắn,

có sức sông trong thực tiễn, gop phan vào giữ vững ồn định chính trị và pháttriển đất nước, mở rộng dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản

lý của Nhà nước đối với xã hội

Cũng theo ThS Nguyễn Văn Minh, chủ thể của sự phản biện ở đây

không phải là các nhà báo hay cơ quan báo chí, ma là các chuyên gia, nhà

khoa học, độc giả, nhân dân thực hiện các quyền dân chủ, quyền tự do ngônluận, mà luật pháp của Nhà nước ta đã cho phép, để phản biện những vẫn đề

đang nảy sinh trong chính sách và việc thực thi chính sách của Nhà nước Lúc

này, báo chí thực hiện chức năng chuyền tải, phản ánh những tiếng nói đồngtình, không đồng tình, tâm tư, nguyện vọng, ý kiến góp ý của người dân trướcnhững vấn đề nảy sinh trong xã hội

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững thé hiện trong quyên sách “Báo chítruyền thông hiện đại” (từ hàn lâm đến đời thờng) NXB Đại học Quốc gia HàNội [7, tr.192] “Giám sát xã hội của báo chí là huy động nguồn lực trí tuệ và

25

Trang 30

cảm xúc của nhân dân với tinh thần trách nhiệm chính trị cao nhất trongviệc theo đõi, kiểm tra quá trình thực hiện đường lối, chủ trương chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể, cũng như tham gia bàn bạc giải quyết các van dé lớn của đất nước Giám sát xã hội của báo chí gồm hai bình diện: theo đõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi, kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai dé uốnnan và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Dang

và pháp luật Nhà nước, cũng như hệ thống giá trị văn hóa và đạo đức xãhội được thực thi trong thực tế”,

1.2.2 Phương thức tuyên truyền Theo từ điển tiếng Việt, phương thức là cách thức và phương pháp tiễn hành [50, tr.1021] Như vậy, phương thức tuyên truyền xây dựng NTM trên báo chí Bến Tre là hoạt động thông qua Báo Đồng Khởi (báo in và báo điện tử) và Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre (đài phát thanh vàtruyền hình), nhằm phổ biến những chủ trương, chính sách của Dang, Nhànước về vấn đề xây dựng NTM, cũng như cách thức giữ vững, nâng chấtcác tiêu chí NTM đã đạt dé thuyết phục, hướng dẫn quan chúng hành độngtheo mục đích đề ra

Phương thức tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM là những hình thức chuyên tải thông tin khá phổ biến, như các thê loại: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, tiểu phẩm, hình ảnh, các chuyên mục, chuyên trang, các chương trình phát sóng định kỳ được báo chí Bến Tre thông tin, phản ánh, phân tích, cập nhật đưa đến công chúng cái nhìn khách quan, chânthật và sinh động, hấp dẫn về chương trình này Phương thức tuyên truyềncòn bao gồm cách thức phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo về chương trình

xây dựng nông thôn mới ở Bên Tre với các cơ quan báo chí địa phương, là sự

26

Trang 31

lắng nghe của các cơ quan báo chí với công chúng khi họ có nhu cầu bìnhluận, khiếu nại, giãi bay về những tâm tư, tình cảm, vấn đề liên quan đến

chương trình xây dựng nông thôn mới.

1.2.3 Mục đích tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên báo chí

Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của

cả hệ thống chính trị NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội tổng hợp.

Những năm qua, việc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôntrên địa bàn tỉnh Bến Tre được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnhđạo nên có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tỉnh thần củangười dân nông thôn không ngừng được nâng lên, góp phần cùng địa phươngphát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên, hiện nay kết cau hạ tang nông thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, ) còn nhiều yếu kém, không đồng bộ Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gan voi thi

truong tiéu thu san pham; chat lượng nông san chưa đủ sức cạnh tranh trên thi

trường Chuyển dich cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nôngnghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hóachưa đồng bộ

Thu nhập của nông dân thấp Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít Người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ởkhu vực nông thôn liên kết chưa chặt chẽ Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợptác xã còn nhiều yếu kém Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều Tỷ lệ lao động nông - lâm nghiệp quađào tạo thấp Tỷ lệ hộ nghèo còn cao

Đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hóatruyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục );

27

Trang 32

nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát Kinh tế - xã hội khuvực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.

Do đó, công tác tuyên truyền xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng NTM, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.

Tuyên truyền xây dựng NTM trên báo chí, nhằm thực hiện các mục

đích sau đây:

Thứ nhất, đề mọi cán bộ và người dân hiểu được tầm quan trọng củaChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là một chương trình pháttriển nông thôn toàn diện, nhằm cụ thể hóa những nội dung phát triển 6n định,bền vững của đất nước được thực hiện ngay trên địa bàn xã, nhằm mục đíchnâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.

Thứ hai, dé mọi cán bộ và người dân hiểu rõ chương trình xây dựng NTM không phải là một dự án đầu tư của Nhà nước mà là một chương trình phát triển tong hợp về kinh tế, văn hóa, chính tri, xã hội và môi trường.

Thứ ba, dé mọi người hiểu rõ vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi trong quátrình xây dựng NTM, trong đó vai trò của cộng đồng là chủ thé, lấy nội lựclàm căn bản, hiểu kỹ nội dung, phương pháp, cách làm và tự tin đứng lên làm chủ, tự giác tham gia và sáng tạo trong tô chức thực hiện Mục tiêu chính của chương trình xây dựng NTM, trước hết, đó là vì lợi ích của người dân, vì không ai khác ngoài người dân là người trực tiếp hưởng được những thànhquả từ việc xây dựng NTM mang lại Do đó, điều quan trọng cần làm là giúpngười dân nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng NTM Chỉ khi thực hiệntốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thì chương trình mớithực sự thành công như mong muốn

28

Trang 33

1.3 Giới thiệu chung về vấn đề xây dựng nông thôn mới và báo chí

ở Bến Tre

1.3.1 Vài nét về van đề xây dựng nông thôn mới ở Bến TreBến Tre là 1 trong 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long Bến Tre

được hợp thành bởi 3 cù lao lớn: Bảo, Minh và An Hóa do phù sa 4 nhánh

sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cô Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ

Về vị trí địa lý của Bến Tre: Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tâygiáp tỉnh Vinh Long và Trà Vinh, phía Đông giáp với biển Đông với chiều dai

bờ biển 65 km Đường bộ, nối liền Thành phố Bến Tre với Thành phố HồChí Minh (qua Long An và Tiền Giang) dai 86 km, cách Thành phố Cần Thơ

120 km.

Bến Tre có diện tích 2.315km”, dân số 1.288.463 người (số liệu thống

kê năm 2019) Đơn vị hành chính gồm 8 huyện và | thành phố; 164 xã, phường và thi tran; trung tâm tỉnh ly là Thành phó Bến Tre.

Qua hai cuộc kháng chiến và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, Bến Tre có trên 35.500 liệt sĩ; 6.873 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiệncòn sông 338 mẹ); trên 19.500 thương, bệnh binh; trên 4.000 người hoạt độngkháng chiến bị địch bắt tù, đày; gần 3.100 người hoạt động kháng chiến vàcon đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; gần 28.000 người hoạt động khángchiến và có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân, Huy chươngkháng chiến Bến Tre còn là quê hương của 28 vị tướng, 76 cá nhân va hon

100 đơn vị được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang; có 4 anh hùng laođộng Năm 1985, Bến Tre được Chủ tịch nước tặng Huân chương Sao vàngcho những thành tích đạt được trong 2 cuộc kháng chiến

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, BếnTre là một trong những tỉnh nghèo nhất của đồng bằng sông Cửu Long Bến

29

Trang 34

Tre không dừng lại cách trở về địa lý, bốn bề sông nước bao bọc mà còn bịtàn phá nặng né trong chiến tranh, cơ sở hạ tang yếu kém, xuất phát điểm củanên kinh tế thấp Điều được là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết thống nhất, vượt qua khó khăn, nỗ lực, phấn dau đã đạt được những thành tựu to lớn.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội, Bến Tre làđịa phương đầu tiên trong cả nước khởi xướng chương trình xây dựng nôngthôn mới ngay từ năm 1985 Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 15-5-1984 củaBan Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình pháttriển văn hóa - xã hội trong 2 năm 1984 và 1985 đã đề cập đến xây dựng

NTM xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, gắn liền với mục tiêu phan dau từ nay đến năm 1985 hoàn thành về cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp trong toàn tỉnh, tiến hành xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa theo những điều kiện đã nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III Những điều kiện đó là: Phải có đủ 9 công trình côngcộng về văn hóa, xã hội: Trạm y tế, trường phổ thông cơ sở, cửa hàng muabán, nhà văn hóa, sân vận động, trụ sở chánh quyền xã, nhà trẻ và lớp mẫugiáo, trạm truyền thanh cơ sở, nghĩa trang Phải thực hiện đầy đủ 5 tiêu chuẩnNTM: có đủ 4 loại tổ chức kinh tế tập thể của nhân dân lao động: có đủ 9công trình phục vụ công cộng; cầu đường thuận lợi cho việc đi lại và vậnchuyên hàng hóa của nhân dân; đời sống nhân dân 6n định và sinh hoạt theonếp sông mới; tô chức cơ sở Đảng và hệ thống chuyên chính vô sản vữngmạnh trong sạch Tiếp tục củng cố, hoàn chỉnh mô hình NTM xã hội chủnghĩa của xã Lương Hòa (Giồng Trôm) và nhân rộng mô hình nay phổ biếntrong toàn tỉnh Đến năm 1985 từ phân nửa đến hai phần ba số xã đã hoànthành hợp tác hóa nông nghiệp phải phát triển theo hướng này Cải tạo và xâydựng các thị tran thành bộ mặt của Trung tâm văn hóa trên địa bàn huyện

30

Trang 35

Trọng tâm xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa là xây dựng hoàn thành các công

trình phục vụ đời sống công cộng, thực hiện nếp sống mới, xây dựng conngười mới, nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân

Tài liệu Hội nghị Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre của Ban Chỉ đạo toản dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre (1999), in tại Xí nghiệp in Bến Tre Học viên đề cập đến tài liệu hội nghị này để cho thấy, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre là tiền đề quan trọng để tiến hành xây dựng NTM Cho nên,hội nghị tiễn hành nhận diện những mặt làm được va ton tại hạn chế là rất cầnthiết Hội nghị đã thống nhất, cuộc vận động này đã thúc đây phát triển sảnxuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội với nhiều cáchlàm đa dạng, năng động và sang tạo Kết quả nôi bật của các cuộc vận động làkhơi dậy hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt

sĩ, các ba mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với nước tập trung

nhất là phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, thực hiện xóa đói giảm nghèo đốivới các gia đình chính sách Đoàn kết giữ gìn kỷ cương, sống và làm việc theopháp luật, bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống tội phạm Đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa, đổi mới cảnh quan khu dân cư Đoàn kết chăm lo sự nghiệpgiáo dục, y tế thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình Đoàn kết

xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.

Tuy nhiên, Hội nghị thừa nhận vẫn còn những ton tại và yếu kém như: Tiến độ thực hiện cuộc vận động còn chậm, quy mô còn hẹp và chưa đồngđều; khí thế quần chúng hưởng ứng chưa ram rộ và rộng khắp Chất lượngtoàn diện chưa nhiều, độ bền vững và tính hướng dẫn của các khu dân cư tiêntiến chưa cao Một số ngành, chính quyền còn quan niệm cuộc vận động làcủa Mặt trận nên thiếu sự phối hợp cần thiết Việc tổ chức phối hợp thống

nhât hành động giữa các thành viên của Mặt trận ở câp trên cơ sở vẫn còn rời

31

Trang 36

rạc, chưa tìm được một phương thức hữu hiệu dé có thé vừa phát huy được sựhoạt động độc lập của mỗi tô chức thành viên vừa làm cho các hoạt động aynằm trong sự phối hợp chỉ đạo thống nhất, có hệ thống kế hoạch chỉ đạo chung, có phân công nhiệm vụ cho từng tô chức thành viên thực hiện phù hợp với chức năng đối tượng và phong trào đặc thù của mình Nhiều nơi hoạt

động của ban chỉ đạo và ban vận động còn mang tính hình thức Một địaphương có quá nhiều ban nhưng nội dung hoạt động trùng lắp, làm cho sựchồng chéo, phân tán, mắt thời gian, tốn công sức, kém hiệu quả, rốt cuộc rồiviệc của ngành nào thi tự lo nhưng lại phải thông qua nhiều tang nac, làm matthời gian không cần thiết

Bến Tre có nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trong là đất nôngnghiệp Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh 18.1821/23.9481ha diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích đất trồng cây ăn trái 29.000ha, sản lượng 320.000 tắn/năm; diện tích đất trồng dừa 72.000 ha, sản lượng 612.000 tan (trái)/năm Bến Tre có thế mạnh về kinh tế thủy sản, với 65km chiều đài bờ biển vàdiện tích các huyện ven biển nên thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủysản, tạo ra nguồn nguyên liệu biển phong phú, với các loại tôm, cua, cá,mực, nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự nhiên Năm 2018, sản lượng đánh bắt210.000 tan, sản lượng nuôi trồng 270.0000 tan Bến Tre cũng là tỉnh channuôi gia súc đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long với đàn heo

470.000 con, bò 220.000 con.

Xây dựng NTM được xem là chương trình tổng thé phát triển nôngthôn toàn điện nhất từ trước đến nay, là “đòn bay” góp phần thực hiện thànhcông Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Dé công cuộc xây dựng NTM mang lại kết quả như mong muốn, rất

cần sự vào cuộc của cả hệ thong chinh tri, cac nganh, cac cap, đặc biệt là các

tầng lớp nhân dân, với vai trò là chủ thể trong xây dựng NTM Vì vậy, trong

32

Trang 37

quá trình xây dựng NTM ở Bến Tre, công tác tuyên truyền, nâng cao nhậnthức về xây dựng NTM luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cácban, ngành, đoàn thể coi là nhiệm vụ trọng tâm, được đặt lên hàng đầu Bởi,

có nắm rõ nội dung, phương pháp, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân

trong việc xây dựng NTM Từ đó, cán bộ, đảng viên mới tạo ra được phong

trào thi đua sâu rộng, sôi nồi trong cộng đồng dân cư nông thôn Đây cũng là điều kiện dé điều chỉnh nhận thức, xóa bỏ tư tưởng y lại, trông chờ của nhân

dân và của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Những năm qua, việc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôntrên địa bàn tỉnh được các cấp Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo nên cónhiều chuyên biến tích cực Đời sống vật chất và tinh thần của người dânnông thôn không ngừng được nâng lên Kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện và kiên cố hóa Các công trình văn hóa, y tẾ, thông tin liên lạc, điện,nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng và phục vụ người dân ngày càng tốthơn Hệ thống chính trị được củng cố Dân chủ cơ sở được phát huy An ninh,chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững, tạo điều kiệnthuận lợi dé thúc đây phát triển kinh tế - xã hội

Đến tháng 8/2021, toàn tỉnh có 58 xã dat chuẩn NTM, 36 xã đạt từ

15-18 tiêu chí, 48 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và không có xã đạt dưới 10 tiêu chi.

Trung bình đạt tiêu chí trên xã là 15,87 tiêu chí Đến cuối tháng 5/2021, tại

142 xã xây dựng NTM có 13.387 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,72% Huyện Chợ Lach đạt chuẩn NTM và Thành phố Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, xã Phú Nhuận (Thành phố Bến Tre) đạt chuẩn NTM nâng cao.

1.3.2 Giới thiệu về báo chí Bến Tre trong việc tuyên truyền về xây

dựng nông thôn mới

Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre và Báo Đồng Khởi (báo in vàbáo điện tử) đã phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình xây dựng

33

Trang 38

NTM tỉnh Bến Tre xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, dành nhiều thờilượng, dung lượng đăng tải tin, bai, anh về các mô hình, nhân tố điển hìnhtrong xây dựng NTM trên địa bản toan tỉnh Đồng thời, báo chí tuyên truyền phản ánh những khó khăn trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM ở

các cơ sở, giúp Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh có những định hướng, chỉ

đạo kip thời.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre mỗi tháng phát hình 2 chuyênmục về xây dựng NTM, thời lượng 15 phút, phát tổng hợp các mô hình sảnxuất, các xã điểm về xây dựng NTM Mỗi tuần có tiết mục “Cùng nông dânlàm giàu” và các phóng sự, thời dự về mô hình sản xuất nông nghiệp tiêubiểu Trên sóng phát thanh ngoài phát lại chương trình truyền hình còn dànhchương trình riêng tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn như: “Chuyện nông thôn”, chương trình “Đồng hành cùng chăn nuôi”

Báo Đồng Khởi, mỗi tuần dành 1 chuyên trang tuyên truyền về xâydựng NTM Mỗi số báo đều có trang kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tuyêntruyền sâu về nông nghiệp, nông thôn, an ninh trật tự nông thông Ngoài báo

in, Báo Đồng Khởi điện tử cũng đã cập nhật thông tin, sự kiện thời sự liênquan đến xây dựng NTM

Tiểu kết chương 1

Xây dựng NTM được xác định là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng,

toàn dân, của cả hệ thống chính trị Những năm qua, việc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre được các cấp ủy Dang, chính quyền tập trung lãnh đạo, có nhiều chuyên biến tích cực, đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng lên, gópphần cùng địa phương phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh

được giữ vững.

34

Trang 39

Công tác tuyên truyền xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàngđầu trong việc tô chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngNTM, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở Tuyên truyền xây dựng NTM trên báo chí thời gian qua đã giúp cho cán bộ và người dân hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa, tính chất, sự cần thiết của Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng NTM.

Thời gian qua, báo chí Bến Tre (Đài Phát thanh và Truyền hình BếnTre và Báo Đồng Khởi) đã phối hợp với Văn phòng điều phối chương trìnhxây dựng NTM tỉnh Bến Tre đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục,dành thời lượng, dung lượng đăng tải tin, bai, anh về các mô hình, nhân tốđiển hình trong xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh Đồng thời, báo chí còntuyên truyền, phản ánh những khó khăn trong việc triển khai thực hiện xây

dựng NTMở các cơ sở, giúp Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh có những định hướng, chỉ dao kip thoi.

Thông qua đó, báo chí tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ vai trò,nghĩa vu và quyên lợi trong quá trình xây dựng NTM Tuyên truyền giúp xácđịnh rõ cộng đồng có vai trò chủ thé, lay nội lực làm căn bản, hiểu kỹ nội

dung, phương pháp, cách làm và tự tin đứng lên làm chủ, tự giác tham gia và

sáng tạo trong tổ chức thực hiện Có thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận

động người dân tham gia thì chương trình mới thực sự thành công.

35

Trang 40

Chương 2: THUC TRANG VE VAN DE XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI TREN BAO CHÍ BEN TRE2.1 Khái quát chung về số lượng tin bài tuyên truyền xây dựngnông thôn mới trên báo chí Bến Tre

Các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, Đài Truyền thanh các huyện, Thành phố BếnTre, website của UBND tỉnh, website của Sở Thông tin - Truyền thông, SởNông nghiệp - Phát triển Nông thôn, website của Sở Khoa học - Công nghệ

đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, dành nhiều thời lượng,dunglượng đăng tải tin, bài, ảnh về các mô hình, nhân tố điển hình trong xây dựngNTM trên địa bàn toàn tỉnh Đồng thời, tuyên truyền phản ánh những khókhăn trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM ở cơ sở, giúp Ban Chỉ

đạo (BCD) xây dựng NTM tinh có những định hướng, chỉ đạo kip thời.

Đặc biệt, hai cơ quan tuyên truyền chính của tỉnh là Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, Báo Đồng Khởi, với sự phối hợp của Sở Nông nghiệp

va Phát triển nông thông, 5 năm qua đã xây dựng nhiều chuyên mục cô định

tuyên truyền về NTM.

Đài Phát thanh và Truyền hình từ năm 2011 đến 2013, mỗi tháng pháthình 2 chuyên mục tuyên truyền về xây dựng NTM thời lượng 15 phút Từnăm 2014 đến nay, chuyên mục đổi tên thành nông nghiệp nông thôn phát tổng hợp các mô hình sản xuất, các xã điểm về xây dựng NTM Mỗi tháng, đài có 2 chương trình trực tiếp thời lượng 60 đến 90 phút, với chủ đề “Tu van nuôi trồng thủy sản” và “Đồng hành cùng nhà nông” Mỗi tuần đều có tiếtmục “Cùng nông dân làm giàu” và các phóng sự, thời sự về mô hình sản xuấtnông nghiệp tiêu biểu Trên sóng phát thanh, ngoài phát lại chương trìnhtruyền hình cũng dành nhiều chương trình riêng tuyên truyền về nông nghiệpnông thôn như “Chuyện nông thôn” sáng thứ hai hàng tuần, phát sóng trực

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN