Hình 2.7: Đánh giá mức độ hài lòng của công chúng đối với chương trình Truyền hình, Phát thanh tiếng Khmer về thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc trên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BAO CHÍ TRÀ VINH (TIENG KHMER) VỚI CÔNG TÁC
TUYEN TRUYEN GIÁO DỤC PHAP LUAT
TRONG VUNG DONG BAO DAN TOC
LUẬN VĂN THẠC Si BAO CHÍ HOC
Vĩnh Long - Năm 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRAN VĂN PHƯƠNG
BAO CHÍ TRÀ VINH (TIENG KHMER) VỚI CÔNG TAC
TUYEN TRUYEN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG VUNG DONG BAO DÂN TỘC
Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD)
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
PGS.TS ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG PGS.TS ĐINH VĂN HƯỜNG
Vĩnh Long - Năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn tận tình,
trách nhiệm của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương Các số liệu dé triển khai
luận văn này là hoàn toàn trung thực, là kết quả lao động tích cực, nghiêmtúc và sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân Các số liệu được sử dụng trong
luận văn chưa từng được công bô.
Tác giả luận văn
Trần Văn Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoan thành chương trình học cao học báo chí và viết luận văn này, tôi đãnhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo Viện Đảo tạo Báo chí vàTruyền thông (Trường Đại học KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội)
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Đào tạo Báo chí
và Truyền thông đã tận tình chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Thị Thu Hương đã tận tình hướng
dẫn tôi nghiên cứu đề tài này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Biên tập Báo Trà Vinh, Ban Biên tập Báo
Cần Thơ, Ban Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh, Ban Giám đốc
Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng; bạn bè, đồng nghiệp, cùng Sư Sãi, đồngbào Phật tử, cán bộ Khmer đã đóng góp ý kiến đánh giá những mặt được và hạn chếtrong quá trình tôi khảo sát thực tế, qua đó giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luậnvăn này.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu hạn chế, chắc chắn luận văn vẫn còn
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
dé dé tài ngày càng hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Văn Phương
Trang 5MỞ ĐẦU one eecceecsssssssssssesssneeessnsecssnnsccssnseessnscesnssecsnnseessnseessuseeesuneesunessnneeesneeesnnsees 6
1 Lý do lựa chọn để tầi nh t1 T1 1211111111 111151111111111111 1111111111111 11511 1x11 xe 6
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ¿2 s+x+E+EE+EESEEEEE2E12717112112711121.1 1xx 9
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU - 5 c1 3+ 92 9 rrrrrirrrkrrrerree 13
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - ¿¿++2+++x++£x+zx++zx++rxzrxerxesree 13
5 Phương pháp nghién CỨU - - 1xx 9v vn TH HH HH ng 14
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-5252 E2EEeEEeEErrkrrkerreee 15
7 BO cục của luận VAM v eececssecescssesessesesecsesececsssveucessvsncassvsucacavsveusavsvsusacsesececavaeeeanes 16
Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TUYEN TRUYEN GIÁO DUCPHAP LUAT TRONG VUNG DONG BAO DAN TOC TREN BAO CHI TRA
VINE — 17
1.1 Các khái niệm cơ bảnn - + + 2E +22 133223118 2311 2311 231 1 2 vn nen 17
1.1.1 Báo chí và thông tỉn DGO CÍ c3 E11 ESEEESreeEkskkrseeerseeeree 171.1.2 Tuyên truyền "— 19IRENt x san n6 20 ID) 0.9 21 DDS PGP UG nốố.ố 221.2 Quan điểm của Dang và Nhà nước về chính sách dân tộc, và về tuyên truyén,giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc -. - ¿+2 + ++£++£++E+Eerxerxerxrrxxee 231.3 Những yếu tốt ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên hệthống báo chí Khmer ở Trà Vinh - 2-2 +¿22++2+++EE+2EE+EEE+EE+SEEzExerkrerxerrsres 281.4 Khái quát về hệ thống báo chí Khmer ở Trà Vinh z2 s25: 34
Tiểu kết Chương 2-2 25s E+EE2EE£EE£EEEEEE2EEEE17117112117111.11211 1.1.1, 36
Chương 2 VẤN ĐÈ TUYÊN TRUYÈN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG VUNG DONG BAO DAN TỘC Ở TRÀ VINH TREN BAO CHÍ TRÀ VINH 38
2.1 Tần suất, mật độ tin, bài về tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồngbao dan tOc O Tra Vinh 0 1777 .1‹A: 382.2 Nội dung chính các van đề pháp luật được tuyên truyền . -5 412.2.1 Phổ biến chính sách srecscssssesssevssessesesseessssesseessuesessueseesanseesinesessneeesuneeesnneeeen 4I2.2.2 Tuyên truyén kết quả thực hiện chính sách, + se s+cs+x++£+x+xerxees 442.2.3 Tuyên truyền gương người tốt, VỈỆC ẨỐI 2-52 £©cSE‡cteESE+EzErrerterree 482.2.4 Tuyên truyén các mô hình kinh tế hiệu quả - gương làm kinh tế giỏi 53
2.2.5 Tuyên truyền giáo dục pháp luật và an ninh quốc phòng -. - 57
2.3 Hình thức chuyên tải thông tin 2-2252 SE2Et2EE2EE£EEtEEEEErrkerkrrkrres 60
Trang 62.3.1 Xây dựng chuyên trang, ChUYEN MUC ĂẶ Street 62
2.3.2 Sử dụng các tác phẩm, thể loại một cách hiệu Qua -. -:-c5-55c552 63
2.3.3 Sự tiếp nhận thông tin của công CHUNG -¿©-z+ce+eeceecesrsrsscez 652.4 Đánh giá thành công và hạn chế - ¿+ + + s+££+E++E+EezEerxerxersrxee 672.4.1 Kết quả đạt đẪWỢC +55 SE EE k2 E21122121121211211211.1111.11.1 1e 672.4.2 Những hạn CUE veccecsesscscsessessessssssessessesssessessessusssessessessusssessessessesssessessessesssesses 70Tiểu kết Chương 2 - 2-52 2S SSềEEỀEE9 E9 1211211 215117111211111 11111111 xe 72
Chương 3 GIẢI PHAP VÀ KIEN NGHỊ VE VAI TRO CUA BAO CHÍ TRÀ
VINH TRONG TUYỂN TRUYEN GIÁO DỤC PHAP LUAT TRONG VUNG
DONG BAO DÂN TỘC ¿ 6 t2 22112111211 21112111 211111 11211 73
3.1 Những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùng đồng bàoCAN 2 a3 73
3.1.1 Tuyên truyền còn chậm, chưa kịp thời; nặng tinh áp đặt, không theo thói quen
tiếp nhận của đông bào Khmer - 2-52-5222 +EEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkErkerkrrkrree 733.1.2 Trình độ nguôn nhân lực của đội ngũ người làm báo Khmer còn hạn chế T5
3.1.3 Bộ máy tổ chức còn công kênh, nặng tính hành chính -:- 77
3.1.4 Vấn đề thông tin đến đồng bào Khmer còn bộc lộ nhiều hạn chế 773.2 Giải pháp về vai trò của báo chí Trà Vinh trong tuyên truyền giáo dục pháp luậttrong vùng đồng bào dân tỘC -¿- 2 2 +99 1911211211 217111711111 111 cre 78
3.2.1 Đối mới nhận thức về tuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào
GN TỘC - -G c0 0 KT kg 783.2.2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùngđồng bào dân tỘC 52 5£+S£+E‡EE‡EEEEEEEEEEEE12112112111111111211111.111E 11111111 e 80
3.2.3 Dau tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan bdo chỉ 83
3.2.4 Xây dựng đội ngũ người làm báo vững về chính trị, giỏi chuyên môn nghiệp
vụ, năng động, sáng tạo trong tác ng hiỆT) Ăn hhihiikssrkseereesee 843.2.5 Tăng kỳ báo và thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức - 85
3.3 Đề xuất kiến nghị - 2-52 22EE2EEEEEE2112112717112112111111121121111 11.1 863.3.1 Đối với cơ quan TPUNG WONG veesesseeceessessessesssessessessesssessessessessessessessessseeseeseess 86
3.3.2 Đối với lãnh đạo địa DỈƯƠI SH HH HH HH kh 893.3.3 Đối với các cơ quan Bao Trà Vinh, Đài PT-TH Trà Vĩnh -‹- 89
Tiểu kết Chương 3 2 25s SE EEE2E1EE1EE1211211211111211211 11111.211.111 91KET LUẬN - 22-52-55 2E2E2E1EE1271211211271 7121121111111 111111111 93TÀI LIEU THAM KHAO 22 2£ 222E2+EESEE£EEEEEEESEECEEEEEEEEEErrkrrrkerrree 95
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
CBCNV Cán bộ công nhân viên
ĐBSCL đồng bằng sông Cửu Long
DTTS&MN Dân tộc thiểu số và miền núi
GS.TS Giáo sư - Tiến sĩ
PGS.TS Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Nxb Nhà xuất bản
PT-TH Phát thanh và Truyền hình
THTV Truyén hinh Tra Vinh
UBND Uy ban Nhân dân
KT-XH Kinh tế - xã hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
PVS Phỏng vấn sâu
Trang 8DANH MỤC CAC BANG BIEU
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Trang 1 Báo Trà Vinh (tiếng Khmer).
Hình 2.2: Chuyên mục Người tốt - việc tốt trên Báo Trà Vinh (tiếng
Khmer)
Hình 2.3: Chương trình văn nghệ được bố trí xen kẽ trong chương trình
thời sự tổng hợp tiếng Khmer của Đài PT-TH Trà Vinh.
Hình 2.4: Đánh giá của độc giả về Báo Trà Vinh (tiếng Khmer).
Hình 2.5: Đánh giá của kháng giả về chương trình Truyền hình, Phát
thanh (tiếng Khmer) của Đài PT-TH Trà Vinh
Hình 2.6: Đánh giá mức độ hài lòng của công chúng đối với thông tin
tuyên truyền giáo dục pháp luật dân tộc trên Báo Trà Vinh (tiếng
Khmer).
Hình 2.7: Đánh giá mức độ hài lòng của công chúng đối với chương
trình Truyền hình, Phát thanh (tiếng Khmer) về thông tin tuyên truyền,
giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc trên Đài PT-TH Trà
Vinh.
Hình 3.1: Sự hài lòng về thông tin tuyên truyền giáo dục pháp luật trong
vùng đồng bào dân tộc
Hình 3.2: Đánh giá hình thức thể hiện trên Báo Trà Vinh (tiếng Khmer)
Hình 3.3: Đánh giá hình thức thể hiện trên Đài PT-TH Trà Vinh
Trang
46 49
51
61 61 66
67
75
81 82
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài:
Nhận thức vai trò của báo chí trong công tác tư tưởng đối với vùng đồng bàodân tộc thiểu số, thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và dau tư kịp thời,hiệu quả Ngày 31/12/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1637/QĐ-TTg
về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiêu số và miền núi.ngày 20/7/2006, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 975/QD-TTg thay thế quyết định 1637/QĐ-TTg về việc cấp miễn phí 18 số báo và tạp chícho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thông qua các loại sách báo, tạpchí này, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được đồng bao đón nhận mộtcách phan khởi, tao động lực to lớn trong thực hiện sáng tao đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Khu vực ĐBSCL, có khoảng 1,3 triệu đồng bào Khmer đang sinh sống, có
nhiều cơ quan báo chí xuất bản ấn phẩm tiếng Khmer Các ấn phẩm này ngày càngthực hiện tốt chức năng tuyên truyền giáo dục pháp luật dân tộc của Đảng và Nhànước đến với đồng bào Qua đó, giúp đồng bào Khmer hiểu biết, thực hiện đúngtrong đời sống, giữ vững an ninh chính trị; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa cácdân tộc; đồng thời bài trừ mê tín, di đoan, các phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựngđời sống văn hóa tiễn bộ; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Trongquá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, các cơ quan báo chí còn góp phần tuyêntruyền, cô vũ các phong trào hành động cách mạng tại các tỉnh có đồng bào Khmersinh sống, nêu gương điển hình tiên tiến, phổ biến thông tin khoa học, các van déthời sự, chính trị lớn, vấn đề dân tộc liên quan đến đồng bào Khmer Ngoài ra còndau tranh chống những luận điệu xuyên tac của các thé lực thù địch nhằm gây chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp đồng bào Khmer hiểu rõ sự quan tâm chăm
lo của Đảng và Nhà nước dé cùng đoàn kết với các dân tộc xây dựng quê hương đấtnước ngày càng giàu đẹp.
Trà Vinh là tỉnh thuộc ĐBSCL, gồm có 09 đơn vị hành chính (thành phố TràVinh, thị xã Duyên Hải, huyện Càng Long, huyện Châu Thành, huyện Cầu Ngang,
Trang 11huyện Cầu Kè, huyện Duyên Hải, huyện Trà Cú, huyện Tiểu Cần) Diện tích tựnhiên 2.292km? với dân số gần 1,1 triệu người Trong đó có 31,5% dân số là đồngbào Khmer, là tỉnh có số đồng bào Khmer Được sự quan tâm của Đảng và Nhànước, sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền các cấp ưu tiên phát triển vùng đồngbào Khmer, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào Khmer được nâng lên rất nhiều
đồng bào Khmer trong tỉnh
- Báo Trà Vinh:
Hiện nay, Báo Trà Vinh (tiếng Việt) phát hành 03 số/tuần thứ Hai, thứ Tư và
thứ Sáu, mỗi số báo 12 trang khổ 28 x 42cm
Báo Tra Vinh (tiếng Khmer) phát hành 02 số/tuần vào thứ Ba và thứ Sáu, mỗi
số báo 08 trang, khổ 28 x 42cm (trước đây phát hành tuần kỳ, mỗi số 04 trang)
Nhân dịp Chôl-Chnam-Thmây (Tết cô truyền của đồng bào Khmer) hang năm,Báo Trà Vinh (tiếng Khmer) phát hành ấn phẩm đặc biệt (giống như ấn Báo Xuânchữ Việt).
- Đài PI-TH Trà Vinh:
+ Chương trình phát thanh của Đài PI-TH Trà Vinh phát trên sóng FM, thời
lượng 10 giờ 30 phút/ngày Trong đó chương trình tiếng Khmer là 45 phút, lúc 6
giờ 30 phút sáng, gồm: 20 phút thời sự, 10 phút chuyên mục; 15 phút văn nghệ giải trí Chương trình được phát lại lúc 18 giờ 30 phút (tổng thời lượng phát sóngtiếng Khmer trong ngày 01 giờ 30 phút)
-+ Chương trình truyền hình phát trên kênh 35 UHF thời lượng 18 giờ 30
phút/ngày Trong đó chương trình tiếng Khmer là 60 phút, lúc 17 - 18 giờ; trong đó
20 phút thời sự, 10 phút chuyên mục, 30 phút văn nghệ - giải trí.
Trang 12Trong những ngày lễ, tết cổ truyền của đồng bào Khmer, Đài PT-TH Trà Vinhtăng thời lượng phát sóng chương trình tiếng Khmer trên sóng PT-TH 03 giờ/ngày.
Tuy có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật dân tộc đếnvới đồng bào Khmer, nhưng nhìn chung báo chí Trà Vinh chủ yếu còn bao cấp,
chậm cải tiến, thay đồi hình thức, nội dung nhằm phục vụ tốt hơn việc tuyên truyền,
giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc trên báo chí Một số nội dung cònbộc lộ nhiều khiếm khuyết thé hiện ở chất lượng thông tin, cách thức tổ chức bộmáy và chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên làm báo, số lượng kỳ báo phát hành,chương trình phát thanh, phát hình, việc đưa báo đến đồng bào Khmer còn hạn chế
Từ đó làm hạn chế vai trò của báo chí trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật củaĐảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer
- Báo Cần Thơ (tiếng Khmer):
Báo Cần Thơ (tiếng Khmer) là tờ báo chữ Khmer cấp vùng duy nhất tạiĐBSCL với phổ thông tin bao trùm toàn bộ những vùng có đồng bào Khmer sinhsống được thành lập căn cứ theo Công văn số 1037/VPCP-NC, ngày 28/12/2005 củaVăn phòng Chính phủ gửi Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ truyền đạt ý kiến
của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận “Kế hoạch tuyên
truyền phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch tác động vào vùngđồng bào Khmer Nam bộ” Báo in Cần Thơ (tiếng Khmer) kỳ đầu tiên ra mắt bạnđọc vào ngày 16/4/2007 Sau đó, vào ngày 22/12/2007, trang tin điện tử Cần ThơKhmer - ngữ chính thức phát trên mang internet.
Bộ phận Báo Cần Thơ (tiếng Khmer) là Ban Khmer, nhân sự hiện nay gồm 19người (Kinh 02, Khmer 17) Trong đó, cán bộ có 01 Phó Tổng Biên tập, 01 Trưởngban, 02 Phó Trưởng ban, 01 biên tập viên tiếng Việt, 01 biên tập viên tiếng Khmer,còn lại là phóng viên và kỹ thuật viên.
Báo Cần Thơ (tiếng Khmer) phát hành theo phương thức cấp không thu tiềnqua hệ thống bưu điện, dựa vào địa chỉ được duyệt Báo in kích thước 29 x 42cm;
08 trang (4 trang in 04 mau; 4 trang in 02 màu), số lượng phát hành hiện nay 4.000to/ky.
Trang 13- Đài PT-TH Sóc Trăng:
Chương trình truyền hình tiếng Khmer được ra đời và phát thử nghiệm vàotháng 4/1998, với thời lượng 15 phút/ngày, sau đó chuyên sang phát chính thức vàođầu năm 2000 Chương trình Truyền hình tiếng Khmer luôn được quan tâm cải tiễnnội dung và hình thức thé hiện; tăng thêm thời lượng phát sóng Chương trình phátthanh, Truyền hình tiếng Khmer đảm bảo sản xuất 140 phút phát trên 2 kênh Truyền
hình và 120 phút trên phát thanh mỗi ngày.
Là một nhà báo có hơn 20 năm công tác tại địa phương, tôi thấu hiểu tâm tư,nguyên vọng của đồng bào và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé cho sự pháttriển của tỉnh nhà, đặc biệt cho đồng bào Khmer, từ lâu tác giả muốn nghiên cứumột chuyên khảo về vấn đề báo chí với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
trong vùng đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nước Nhận thấy đây là cơ hội, tác
giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài: Báo chi Trà Vinh ( Tiếng Khmer) với công tác
tuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc Qua đây, tôi cũng
hy vọng sẽ góp phần phân tích, đánh giá đúng hơn vị trí, vai trò, cũng như đề xuấtmột số giải pháp để việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật dân tộc của Đảng và Nhà
nước trên báo chí Trà Vinh đạt chất lượng cao hơn
2 Lich sử nghiên cứu van đề:
Trong giới hạn đề tài Báo chí Trà Vinh (Tiếng Khmer) với công tác tuyêntruyền giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc tôi thay có một số côngtrình đã từng được nghiên cứu có những điểm tương đồng với đề tài trên một số
phương diện:
2.1 Công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò của báo chí trong việctuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc
Ở Việt Nam, báo chí là một kênh quan trọng để tuyên truyền, giáo dục chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân nên đã có một
số nghiên cứu về dé tài báo chí dành cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số có thé
kế đến một số công trình như:
Công trình: “Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX”, Nxb Chính trị quốc
Trang 14gia, Hà Nội xuất bản năm 2001, gồm nhiều bài viết của một số tác giả về sự phát
triển các dân tộc thiểu số; chính sách dân tộc; xây dựng phát triển kinh tế, đời sống
văn hóa - xã hội, bảo vệ tổ quốc của đồng bào các dân tộc thiểu số Trong đó cóbài "Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số" của ông Hồ AnhDũng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Bài viết cho thấy sự cầnthiết và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường đầu tư cho công tác thông tin tuyêntruyền của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung và truyền hình địa phương nói riêngđối với vùng DTTS trong tình hình mới
TS Lưu Văn An, năm 2008, Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chứcquyền lực chính trị ở các nước Tư bản phát triển, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội; TSTran Bảo Khánh, năm 2011, Công chúng Truyền hình Việt Nam, Nxb Thông tan;
PGS.TS Nguyễn Văn Dững - TS Đỗ Thị Thu Hằng, năm 2012, Truyền thông lý
thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật Hà Nội; Cục văn hóa cơ
sở, năm 2003, Tập tục của người Khmer Nam bộ, Trang thông tin điện tử Cục văn
hóa cơ sở Hà Nội.
Hay một số công trình nghiên cứu “Tin ảnh dân tộc và miễn núi với van đề bảo
lưu và phát triển vốn văn hóa các dân tộc thiêu số” của Au Văn Vượng; Phương
pháp thể hiện tin trên “Tin ảnh Dân tộc và Miền núi” của Phạm Phương Thảo; “Báochí với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng bào dân tộc miền núi” của TrầnThi Minh, năm 1997 (Khảo sát trên báo Nhân Dân và Tin ảnh Dân tộc và Miền núi);
“Thông tin kinh tế của tin ảnh Dân tộc và miền núi với việc góp phần phát triển kinh
tế của đồng bào miền núi” của Nguyễn Thị Thu Hương; “Sự phản ánh công tác xóa
đói giảm nghèo trên chuyên đề Dân tộc và Miền núi” của Nguyễn Thu Hiền Ngoài
ra còn có một số công trình nghiên cứu để phục vụ giảng dạy khoa báo chí - truyềnthông trong các viện, trường đại học và một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí
chuyên ngành.
“Truyền thông phát triển - Truyền thông dân tộc: Những vấn dé lý luận và thực
tiễn (Nghiên cứu trường hợp vùng Tây bắc, Việt Nam), năm 2018 do PGS.TS Đặng
Thị Thu Hương làm Chủ biên.
10
Trang 15- Hà Thị Tuyến, năm 2011, Phổ biến pháp luật cho người nông thôn và đồng bào
dan tộc thiểu số trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyên, Luận văn thạc sĩ
2.2 Công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò của báo chí trong việc
tuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc ở địa phương
Đối với vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối vớiđồng bào Khmer ở ĐBSCL thì không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu,chỉ có một số nghiên cứu gần với chủ đề này như: TS Huỳnh Thanh Quang, năm
2011, Giá trị văn hóa Khmer vùng ĐBSCL, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật HàNội Đây là công trình tập trung nghiên cứu một số giá trị cơ bản của văn hóaKhmer ĐBSCL, thực trạng việc phát huy giá trị văn hóa Khmer thời gian qua, trên
cơ sở đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa
Khmer vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay Công trình là một tài liệu tham khảo
bổ ích, nhất là đối với những nhà nghiên cứu dân tộc hoc và những đọc giả quantâm đến văn hóa Khmer nói riêng, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam nói chung
Hay một số công trình nghiên cứu khá tương đồng về thực hiện chính sách dân
tộc, cũng như tuyên truyền giáo dục pháp luật, thực hiện chính sách dân tộc trong
vùng đồng bào Khmer như: Đề tài cấp Viện: ThS Đào Thị Hồng Minh làm Chủ
nhiệm, năm 2011, “Tìm hiểu kinh nghiệm dạy - học tiếng dân tộc cho học sinh tiểuhọc người Khmer ở tỉnh Trà Vinh”; Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn
giáo và dân tộc ở ĐBSCL (Khảo sát báo chí địa phương và khu vực 2004 - 2005);
ThS Võ Thanh Hùng, năm 2012, Thực hiện chính sách dân tộc ở vùng đồng bàoKhmer (trường hợp tỉnh Sóc Trăng), công trình nghiên cứu của Ban Chỉ đạo TâyNam bộ; Đại tá, ThS Nguyễn Xuân Nghĩa, năm 2013, Phát huy vai trò của đồng bàoKhmer vùng Tây nam bộ trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ tuyến biên giớiTây Nam, công trình nghiên cứu của Phòng khoa học Quân sự Quân khu 9; ThS VõThanh Hùng và Nguyễn Như Hạnh, năm 2012, Một số mô hình phối hợp giữa hệthống chính trị cơ sở, biên phòng và nhân dân trong việc tham gia xây dựng và bảo
vệ tuyến biên giới Tây Nam của đồng bào Khmer Tây Nam bộ, công trình nghiên
cứu của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ.
11
Trang 16Qua tìm hiểu, hiện tại còn thiếu những công trình nghiên cứu khoa học chuyên
sâu về vấn đề tuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc ở địa
phương Do đó, Báo chí Trà Vinh (Tiếng Khmer) với công tác tuyên truyền giáodục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc là đề tài mới Vì vậy, công trình nghiêncứu sẽ xoáy sâu vào những mặt được và chưa được trong việc tuyên truyền, giáodục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt dân tộc Khmer của báo chí TràVinh rút ra những kiến nghị, giải pháp cho tương lai đối với công tác tuyên truyền,giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào Khmer
2.3 Giá trị của các công trình đã công bố và định hướng những van dé
nghiên cứu
Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu, luận văn, khóa luận nêu trên chỉ nghiên
cứu một, hay hoặc một số khía cạnh về nội dung thông tin Đồng thời, phần
nhiều các công trình tập trung nghiên cứu các ấn phẩm báo chí của Trung ương(như Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Đài truyền hình Việt Nam, ĐàiTiếng nói Việt Nam) chứ chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp tương đương
đi sâu tìm hiểu về vai trò của báo chí Trà Vinh, nhất là các công trình nghiên cứu
về công chúng là đồng bao Khmer, người tiếp nhận thông tin, một nhân tổ quan
trọng trong việc xác định hiệu quả thực té
Nhu vậy, cho đến nay các công trình nghiên cứu về tuyên truyền, giáo dụcpháp luật trong vùng đồng bào dân tộc chưa nhiều, đặc biệt các công trình đã công
bố còn một số hạn chế:
- Chưa làm rõ những vấn đề lý luận về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật trong vùng đồng bào dân tộc của báo chí tỉnh Trà Vinh
- Chưa đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề đặt ra về công tác tuyêntruyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc của báo chí tỉnh Trà Vinh
- Chưa đề xuất hệ giải pháp có tính đột phá nhằm nâng cao công tác tuyêntruyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc của báo chí tỉnh Trà Vinh
Những hạn chế này, cũng là khoảng trống dé đề tài đi sâu tìm hiểu nhu cầu,thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin cũng như những nhận xét đánh giá của
12
Trang 17đồng bào Khmer về báo chí dành riêng cho họ, để từ đó đưa ra kiến nghị, đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
trong vùng đồng bào dân tộc Tuy nhiên, tác giả sẽ kế thừa, tiếp thu kiến thức cóđược từ các bài viết, công trình nghiên cứu ké trên và qua trực tiếp làm phân tích,đúc kết thành hệ thống lý luận và thực tiễn, góp phần có thêm kênh thông tin đểnhững ai quan tâm đến van dé này dé có thêm nguồn tư liệu để nghiên cứu, ứngdụng vào thực tiễn nghề nghiệp
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ những van dé lý luận liên quan đến dé tài, luận văn khảo sát
và đánh giá thực trạng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật của báo chí Trà Vinh(tiếng Khmer) cho vùng đồng bào dân tộc, chỉ ra thành công, hạn chế, nguyên nhânthành công và hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chat
lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc ở địa phương
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luậttrong vùng đồng bào dân tộc của báo chí địa phương (cụ thê là tỉnh Trà Vinh)
- Đánh giá đúng thực trang và những van dé đặt ra về công tác tuyên truyền,giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc của báo chí Trà Vinh
- Đề xuất hệ giải pháp có tính đột phá nhằm nâng cao công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc của báo chí Trà Vinh
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứuCông tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc trênbáo chí tỉnh Trà Vinh.
4.2 Pham vi nghiên cứuVới đề tài Báo chí Trà Vinh (Tiếng Khmer) với công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật trong vùng đông bào dân tộc, tác giả tài tiễn hành khảo sát Báo Trà Vinh
13
Trang 18chữ Khmer và Chương trình phát thanh - truyền hình tiếng Khmer của Đài PT-TH TràVinh trong năm 2019 Ngoài ra, thực hiện khảo sát một số địa phương có cùng đặc thùnhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu; cụ thê như Báo Cần Thơ (tiếng Khmer),chương trình phát thanh và truyền hình (tiếng Khmer) của Đài PT-TH Sóc Trăng.
5 Phương pháp nghiên cứu
đó có đồng bào Khmer Từ đó, vận dụng vào việc khảo sát, phân tích sự phát triển
trên Báo Trà Vinh chữ Khmer và Chương trình phát thanh - truyền hình tiếngKhmer của Đài PT-TH Trà Vinh.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện mục đích và nhiệm vu nghiên cứu, tác giả thực hiện nhữngphương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giúp cho người nghiên cứu nắm đượcphương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến thức sâu,rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát sự phát triển của Báo Trà Vinh (tiếngKhme), Chương trình phát thanh - truyền hình (tiếng Khmer) của Đài PT-TH TràVinh dé rút ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong việc thực hiện nội dung, phươngthức và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc
- Phương pháp điều tra bằng bang hỏi dé tổng hợp, phân tích sự hài lòng củacông chúng đối với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dântộc trên báo chí Tra Vinh Trong đó, tác gia đã khảo sat 298 người tại tỉnh Trà Vinh,Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ Đối tượng cụ thé gom: cán bộ, công chức, viên
chức chiếm 42%; học sinh, sinh viên 20,5%, lực lượng vũ trang 9,5%, đối tượng
14
Trang 19khác 28% Về giới tính: nữ chiếm 43%; nam chiếm 57% Độ tudi: Dưới 20 tuổi09%; từ 20 - 29 tuổi 27,8%; từ 30 - 39 tuổi 11,8%; từ 40 - 49 tuổi 47,8%; 50 tuổi trở
lên chiếm 3,6% Trình độ học vấn: Trung học phô thông 12%; cao đăng, đại học
chiếm 85,7%; trên đại học chiếm 2,3%
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu
từ công chúng nhằm mong muốn của họ dé cải tiến các tờ báo, nội dung chương
trình này.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6.1 Ý nghĩa khoa họcLuận văn sẽ góp phần hệ thống hóa thêm khung lý luận về báo chí Khmercủa tỉnh Đồng thời nêu ra những yêu cầu cần thiết đối với người làm báo chữ
và tiếng Khmer để góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luậttrong vùng đồng bào dân tộc ở tương lai
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công chúng cũng như nghiên cứu về báo chídành cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đây là một công trình nghiêncứu về công chúng là đồng bào Khmer, và tìm hiểu những ý kiến, đánh giá của họ
về chương trình dành riêng cho mình
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở cho các nhà hoạch địnhchính sách báo chí, chính sách về đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó có đồng bàoKhmer) có những chính sách hợp lý, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nângcao nhận thức về pháp luật cho đồng bào Khmer
Đề tài là một trong những nguồn tư liệu thực tế hữu ích dé các cơ quan báo chí
- đặc biệt là cơ quan báo chí tại tỉnh và người làm báo tham khảo, từ đó xây dựngnhững phương pháp, cách thức tuyên truyền pháp luật phù hợp với tâm lý tiếp nhậncủa công chúng là đồng bào Khmer
Thông qua việc nghiên cứu công chúng đồng bào Khmer, đề tài cũng mạnhdan đề xuất một số giải pháp và kiến nghị dé nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo
dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc ở Trà Vinh
15
Trang 206.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số giải pháp nhằm thay déi những mặt tồn tại của báo chí Khmer
trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc, để có thê đápứng tối đa nhu cầu và tâm lý tiếp nhận thông tin của đồng bào Khmer, từ đó họ thựchiện đúng theo pháp luật của Nhà nước.
Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát trién nghề của nhữngngười làm báo ở Trà Vinh nói riêng, ở những tỉnh, thành có đông đồng bào Khmernói chung và là nguồn thông tin cho các đối tượng có quan tâm đến lĩnh vực này
7 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội
dung chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương:
- Chương 1: Một số van dé lý luận về tuyên truyền giáo dục pháp luật trongvùng đồng bào dân tộc trên báo chí Trà Vinh
- Chương 2: Thực trạng việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùng đồngbào dân tộc ở Trà Vinh.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về vai trò của báo chí Trà Vinh trong
tuyên truyền giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc
16
Trang 21Chương 1
MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE TUYÊN TRUYEN GIÁO DỤC PHÁP
LUAT TRONG VUNG DONG BAO DAN TOC TREN BAO CHÍ TRÀ VINH
1.1 Cac khái niệm cơ ban
1.1.1 Báo chi và thông tin báo chi
Trong tiễn trình phát triển của nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội, rađời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người Thông tin làchức năng sơ khai của báo chí, theo nghĩa sử dụng là phương tiện kỹ thuật để phốbiến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo Thực hiện chức năng thông tin, báo chícung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứngnhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội Khoản 1, Điều 4 Luật Báo chí
2016 ghi nhận: “Bdo chi ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương
tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của
các tổ chức của Dang, cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổchức); là diễn đàn của nhân dân”
Báo chí là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị
trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng,
chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng Do đó, trong nhiềutrường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng: và ngược lại, nói đếntruyền thông đại chúng - trước hết phải nói đến báo chí
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, khi nhìn nhận xã hội như một hệ thốngtrong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần được tiếp cận từ quan điểm hệthống; nhìn nhận báo chí như một tiêu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội nóichung; trong đó, báo chí là một bộ phận cau thành và chịu sự chi phối của hệ thốnglớn cũng như sự tác động của các tiêu hệ thống (hoặc hệ thống con)
Báo chí có chức năng, vai trò ngày cảng quan trọng trong đời sống xã hội Đó
là các chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng khai sang - giải trí, chứcnăng tô chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ
Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguôn của báo chí Báo chí ra
17
Trang 22đời là dé đáp ứng, thỏa mãn nhu cau thông tin giao tiếp của con người và xã hội Xã
hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng
cao, càng đa dạng phong phú.
Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thé hiện tính mục đích của báochí Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phươngtiện quan trọng dùng dé truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo duc lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận này trở thành chủđạo, chiếm ưu thé trong đời sống tinh than, tư tưởng của đông đảo nhân dân
Chức năng khai sáng - giải trí được hiểu rang báo chí không chỉ là kênh thôngtin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, mà còn là diễn đàn traođổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao trình độ dân trí, dap
ứng nhu cầu phát triển bền vững Văn hóa là hiện tượng xã hội đặc biệt Hệ thốnggiá trị văn hóa được tôn tại và phát triển trong quá trình giao lưu và truyền tải từ
người này sang người khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác và từ thế hệ nàyđến thế hệ khác Báo chí là kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục,giao lưu, truyền tải, tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất
Giải trí là nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao trong điều kiện kinh tế thị trường Đó
là quá trình báo chí tham gia và tạo điều kiện giúp công chúng sử dụng thời gian rỗihợp lý, đáp ứng nhu cầu cân băng trạng thái tâm lý để tái sản xuất sức lao động
Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thé hiện ở chỗ,báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể quản lýthông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo đảm cho các quyết
định quản lý được thông suốt và thực thi Giám sát có thể được hiểu là “theo dõi,
kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không” Giám sát có ý nghĩarất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện đúng mục đích vàđạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch
đã đề ra
Chức năng kinh tế - dịch vụ Chức năng này xuất phát từ đòi hỏi khách quan
của họat động báo chí trong nên kinh tế thị trường
18
Trang 23Như vậy, báo chí trước hết là thông tin được hiểu là tri thức, tư tưởng do nhà
báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sông Tat cả những vấn đề, sự kiện, hiện
tượng trong tự nhiên và xã hội báo chí phản ánh nhăm thực hiện nhu cầu tìm hiểu,khám phá con người Đồng thời là phương tiện, công cụ chuyên tải tác phẩm báo chíđến công chúng Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu dé nhà báothực hiện mục đích của mình Thông tin trở thành cầu nối báo chí và công chúng.Căn cứ việc phân loại theo hình thức thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thànhcác loại hình: Thông tin bằng chữ viết (báo in); thông tin bang tiếng nói (phátthanh); thông tin bằng hình ảnh (truyền hình); thông tin trên mạng internet (đaphương tiện).
Hiện nay, trong đời sống xã hội, thông tin đại chúng là một nhu cầu của đờisông tinh thần xã hội Con người cần thông tin không chi dé tồn tại mà còn dé sống.Thông tin không chỉ là nguyên liệu, là vật liệu của sự sáng tạo mà còn là chất kíchthích, chất men say của sự sáng tạo của con người Hiện nay việc sử dụng thông tin,
tiêu dùng thông tin là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa của mỗi cá
nhân, mỗi quốc gia và mỗi khu vực Nhờ có thông tin đại chúng con người có điềukiện hưởng thụ những giá tri văn hóa do minh tạo ra ở moi noi.
1.1.2 Tuyên truyềnTuyên truyền là truyền bá giáo dục giải thích nhăm chuyền biến và nâng cao
về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc day mọingười (đối tượng tuyên truyền hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắnglợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra) [44, tr.1367]
Từ khái niệm về tuyên truyền như trên có thé thay công tác tuyên truyềntrong đồng bào Khmer là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm phổ biến, giảithích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,làm cho đồng bào Khmer hiểu rõ, cô vũ, động viên họ tự giác làm theo Đồng thời,tuyên truyền cho đồng bào Khmer còn nhằm giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lỗisông, nếp sống mới, văn minh, tiến bộ, về truyền thống cách mạng của dân tộc; bồi
dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật và các kiến thức cần thiết khác dé đồng bào
19
Trang 24Khmer tham gia xây dựng phum sóc văn hóa, góp phần tích cực vào sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.3 Giáo dụcTheo từ điển Tiếng Việt: “Gido duc là hoạt động nhằm tác động một cách có
hệ thống đến sự phát triển cua tinh thân, thé chất của một đối tượng nào đó, làmcho đối tượng ay dan dan có được những phẩm chất và năng lực như yêu cau dé
ra” [44, tr.510].
Còn theo các giáo trình về Giáo dục học ở Việt Nam: “Giáo duc là hiện tượng
xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xãhội của các thế hệ loài người ” Dinh nghĩa nay nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnhhội giữa các thế hệ, nhân mạnh đến yếu tô dạy học, nhưng không dé cập đến mục
đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó
Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định
được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) củacác cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách.Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua những hoạt động như báo cáo
thời sự, biểu diễn văn nghệ, căm trại, tham quan được tổ chức ngoài giờ lên lớp,
sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách củangười được giáo dục, dưới tác động của giáo viên, của nhà giáo dục.
Giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách ngườiđược giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức Sự ra đời và phát triển của giáodục gắn liền với cự ra đời và phát triển của xã hội Một mặt, giáo dục phục vụ cho
sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát triển thêm một bước nào nếu nhưkhông có những điều kiện cần thiết cho giáo dục tạo ra Mặt khác, sự phát triển củagiáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao vànhững điều kiện ngay cảng thuận lợi do sự phát triển xã hội mang lại
Có thé kết luận rằng, giáo dục là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là
mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng,
20
Trang 25phải truyền tải lại cho thé hệ sau tat cả những gì có thé dé làm cho thế hệ sau trở nênphát triển hơn, hoàn thiện hơn.
1.1.4 Dân tộc
Khái niệm dân tộc trong tiếng Việt được hiểu theo các nghĩa:
Dân tộc (cộng đồng): Theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền vănhóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, ngudn góc, lich sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắctộc Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân [44,tr.331].
Sắc tộc: Chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sảnvăn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ
Theo từ điển tiếng Việt: “Dân tộc là tên gọi các cộng dong người hình thànhtrong lịch sử ở những giai đoạn phát triển khác nhau; tên gọi những cộng dongngười có chung ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nên kinh tế và một truyền thống văn
hoa” Còn theo ông Cư Hòa Van, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Của Quốc hội (khóaX), dân tộc Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng dé chỉ tat cảcác dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, khôngphân biệt nguồn gốc Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi
là quốc gia - dân tộc
Hiện nay chúng ta đang sử dụng thuật ngữ dân tộc da số và dân tộc thiéu sé,vậy nên hiểu thong nhất là: Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam, tức là dân tộc Kinh (Việt), dùng thuật ngữ nay lànói trên phạm vi cả nước chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phương nao đó.Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càngkhông phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có sỐ người ít hơn sovới dân tộc đa số Trong đó ké cả dân tộc Hoa, còn người Hoa không có quốc tịch ViệtNam là Hoa Kiều
Một số quan điểm cơ bản được Đảng ta xác định cùng với việc khẳng định vị
trí của vấn đề dân tộc là: (1) Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đăng,đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng
21
Trang 26lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc (2) Phát
triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địaban vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết van dé xã hội,thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bôi dưỡng nguồn nhân lực;chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị,bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triểnchung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất (3) Ưu tiên phát triển KT-XHcác vùng dân tộc và miễn núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và kếtcau hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của
từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tínhthần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của
Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước (4) Công tác dân tộc và
thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các
cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị
1.1.5 Pháp luật
Theo Từ điển tiếng Việt thì “pháp luật” là “những quy phạm hành vi do Nhànước ban hành, mọi công dân buộc phải tuân theo, nhăm điều chỉnh các quan hệ xãhội và bảo vệ trật tự xã hội” [44, tr.987].
Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làquốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Cácdân tộc bình dang, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cắmmọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc cóquyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tậpquán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chính sáchphát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùngphát triển với đất nước”
Trên thực tế, việc xác định việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng
đông bào dân tộc phải dựa trên nhu câu, điêu kiện, đặc điêm
22
Trang 27của đối đối tượng cần giáo dục mới có hiệu quả Trên phương diện lý luận thì việcxác định tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc do chủ thể
quyết định Vì nội dung đó phát sinh từ nhu cầu quản lý Nhà nước bằng pháp luật,
từ yêu cầu của việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chính trị, KT-XH, chínhsách, pháp luật của Đảng và của Nhà nước.
Dé đối tượng được tuyên truyền, giáo dục pháp luật tiếp nhận được tri thứcpháp luật từ đó làm biến đồi về chất trong nhận thức của họ thì bản thân mục đích
và nội dung việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộckhông thể tự nó đi vào nhận thức Vấn đề là ở chỗ cần phải thông qua các phươngthức truyền tải thông tin, các hình thức giao tiếp giữa chủ thé giáo dục vào đốitượng giáo dục khác nhau.
Hiện nay có rất nhiều hình thức dé thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật,một trong những hình thức tuyên truyền qua báo chí
1.2 Quan điểm của Dang và Nhà nước về chính sách dân tộc, và về tuyêntruyền, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có 54 dân tộc anh em cùng chung sống,
trong đó có 53 DTTS, với dân số 12.250.436 người, chiếm khoảng 14,3% dân số cả
nước Đồng bào DTTS cư trú chủ yếu ở 52 tỉnh, thành phố Vùng DTTS&MN
chiếm 3⁄4 diện tích tự nhiên, có vi trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh
tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái
Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọngtrong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Có thể khẳng định, chính sáchdân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trongsuốt hơn 90 năm qua theo nguyên tắc: bình đăng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thầntôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) đề ra chính sách
dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước là “giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc
là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam
23
Trang 28nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là ra sức tăng cường khối đoàn kếtkhông gi lay chuyên nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy tinh thần cáchmạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa” Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt dé quyénbinh dang moi mặt giữa các dân tộc, tao những điều kiện cần thiết dé xóa bỏ tận sốc
sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa
số, đưa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân tộc tiễn bộ, cùng cócuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN.
Các Nghị quyết Dai hội Dang toàn quốc lần thứ V, VI đặt ra van đề đổi mới
việc thực hiện chính sách dân tộc, được cụ thé hóa tại Nghị quyết số 22/NQTW,ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định số 72/HĐBT, ngày 13/3/1990 củaHội đồng Bộ trưởng đề ra những chủ trương chính sách lớn về phát triển KT-XH
miền núi Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nêu lên chính sách dân
tộc thời kỳ 1996 - 2000 là van dé dân tộc có vị trí chiến lược lớn
Thé chế hóa những chủ trương của Đảng, những năm qua, Chính phủ đãban hành hàng loạt chính sách trợ giúp đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo,trong đó có đồng bào Khmer Như: Quyết định số 135/1998/QD-TTg, ngày31/7/1998 “Phê duyệt Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khănmiền núi, vùng sâu, vùng xa”; Quyết định số 134/2004/QD-TTg, ngày 20/7/2004
“Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”; Quyết định số
32/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 “Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối
với hộ đồng bào dân tộc thiêu số đặc biệt khó khăn”
Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Ủy ban Dân tộc và Hội Nông dân Việt Nam đã ký kết Nghị quyết liên tịch số01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND, ngày 07/9/1999 về việc phối hop
phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc it người.
24
Trang 29Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phô biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 212/2004/QD-TTg,ngày 16/12/2004 phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dụcpháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân ở xã, phường, thịtran từ năm 2005 đến năm 2010 (Chương trình 212) và Quyết định số 28/2006/QD-TTg, ngày 28/01/2006 phê duyệt 04 dé án chi tiết thuộc Chương trình 212
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg, ngày12/3/2008 phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến
+ Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Sóc Trăng "Về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2006 -
2010"; Đề án số 01-DA/BTCTU của Ban Tổ chức Tinh ủy Sóc Trăng "Về xây dựng
tổ chức cơ sở đảng, đảng viên vùng đồng bào dân tộc Khmer"; Kế hoạch số 10KH/BTCTU của Ban Tô chức Tinh ủy Sóc Trăng "Về củng cố, nâng cao chất lượnghoạt động hệ thống chính trị cơ sở nơi có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo"
Tính đến tháng 10-2020, có 118 chính sách đang có hiệu lực triển khai thựchiện ở vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó có 54 chính sách trực tiếp cho các đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng DTTS&MN, 64 chính sách chung có ưu tiên cho đồng
25
Trang 30bào các DTTS Ngoài những chính sách tác động trực tiếp đến vùng DTTS&MN,
hiện nay còn 21 chương trình mục tiêu có nội dung gián tiếp tác động đến vùng này
Từ năm 2003 đến năm 2020, Nhà nước đã tập trung bố trí đầu tư, hỗ trợ kinhphí nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, với tông kinh phí:giai đoạn 2003 - 2008 là khoảng 250.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 690.000
tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 998.000 tỷ đồng Trong 5 năm qua, từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã xây dựng hàng vạn công trình đường điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, phục vụ sản xuất và đời sông của đồng bào Nhờ đó, đến nay 100% đường từ tỉnh đến trung tâm huyện được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm; tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng điện lưới đạt 96,7%; 100% xã có trường tiêu học, trung học cơ sở; 99,7% xã có trường mam non, mẫu giáo; 99,5% xã có trạm y tế; 76,7% thôn có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng: tỷ lệ thôn có đường giao thông được kiên cố tăng
16,7% so với năm 2015.
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả ấn tượng, được bạn bè quốc tế
đánh giá cao; Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả bước đầu đáng
khích lệ Theo đó, hằng năm tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS&MN giảm 02 - 03%;
các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm 03 - 04%; các huyện nghèo giảm 04 - 05%;
đã có 22 huyện, 125 xã, 1.298 thôn ra khỏi tinh trạng đặc biệt khó khan.
Công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ đạt kết quả tốt, tỷ lệ người đủ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tiếng phổ thông tăng 1,7%; tỷ lệ đi học đúng độ
tuổi cấp tiểu học tăng 08%, trung học cơ sở tăng 09%, trung học phô thông tăng
145,7% Đã xây dựng được 316 trường phô thông dân tộc nội trú, 1.097 trường
phổ thông dân tộc bán trú; 4 trường và 3 khoa dự bị đại học dân tộc, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS Đến nay, vùng DTTS&MN có
99 5% sỐ Xã có trạm y tẾ, 83,5% trạm y tế đạt chuẩn quóc gia; 77,2% số trạm y
tế có bác sỹ; 93% người DTTS được cấp thẻ BHYT; tỷ lệ tảo hôn giảm 4,7%, hôn nhân cận huyết thống giảm 0,9%
26
Trang 31Có thể nói, cho đến nay, hệ thong chính sách dân tộc được ban hành kha đầy
đủ, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ đồng bào các DTTS phát triển kinh
tế, giảm nghèo bền vững: phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa; phát triểnnguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh Các chươngtrình đã đem lại những hiệu quả tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của đồngbào các DTTS nước ta.
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính toàn diện,
tong hợp tat cả các lĩnh vực đời sống xã hội Chính sách dân tộc còn mang tinh cách
mạng và tiến bộ, đồng thời mang tính nhân đạo, bởi vì nó không bỏ sót một dân tộcnào, nó tôn trọng quyền làm chủ của mỗi con người và quyền tự quyết của các dântộc Mặt khác, nó còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ
có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một trong những công tác quan trọng trongđời sống xã hội, đặc biệt là thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa; đây được xem là chiếc cầu nối và là phương tiện không thể thiếu trong việcnâng cao tri thức pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của mọi tầng lớpnhân dân Khi họ hiểu đúng, đủ về pháp luật thì họ thực hiện tốt chính sách dân tộc
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng công táctuyên truyền, phô biến giáo dục pháp luật cho mọi tang lớp nhân dân trong xã hội dé
đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống xã hội, giáo dục ý thức pháp luật
xã hội chủ nghĩa cho nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước băng xãhội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của côngtác giáo dục chính trị, tư tưởng, phải được thường xuyên quan tâm đổi mới phươngthức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các
đoàn thê xã hội và các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tô chức thực hiện
Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và
thiết thực, hiện nay, các cấp ủy đảng đã liên tục củng cố, nâng cao nhận thức vàtăng cường sự lãnh đạo về công tác này, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
các cơ quan nha nước, các đoàn thé, các tổ chức dé xác định rõ trách nhiệm và huy
động sức mạnh tông hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ
27
Trang 32biến giáo dục pháp luật; đảm bảo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thê cán bộ, đảng viên và
nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành
pháp luật của toàn thể cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính tri trong sạch, vững mạnh
Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đã rất chú trọng xây
dựng pháp luật theo đúng và thể hiện rõ ràng các chủ trương, chính sách của Đảng;
để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống xã hội, bằng nhiềuhình thức da dang và phong phú, đã liên tục tuyên truyền, phổ biến cho mọi tang
lớp nhân dân; và đã phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thé và các cơ quan thôngtan, báo chí cùng kinh nghiệm của các nước khác dé từng bước day mạnh và nângcao hiệu quả của công tác này.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sáchnhằm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nâng cao đời sống người dân trong vùng đồngbào Khmer Cụ thé như: Chi thị số 68-CT/TW, ngày 18/4/1991, của Ban Bi thưTrung ương Đảng khóa VI “Về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer”; Thôngbáo Kết luận số 67-TB/TW, ngày 14/3/2007, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa
X “Về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Kết
luận số 57-KL/TW, ngày 03/11/2009, của Bộ Chính trị “Về công tác dân tộc”; Kết
luận số 28-KL/TW, ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ,
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồngbằng sông Cửu Long, thời kỳ 2011 - 2020”
1.3 Những yếu tốt ảnh hướng đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật
trên hệ thống báo chí Khmer ở Trà Vinh
Các yếu tổ thuộc về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội:
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chính sách dân tộc, chính sách đó là hoàn toàn
đúng đắn và sáng tạo Song mới thé chế vào Hiến pháp, chưa được cụ thé hóa bangpháp luật Nước ta là một nước có nhiều dân tộc, theo đường lối đổi mới của Đảng
về xây dựng Nhà nước pháp quyền Vì vậy trong việc xây dựng nhà nước pháp
28
Trang 33quyền cần thiết phải thể chế chính sách dân tộc của Đảng thành luật pháp của nhànước Như vậy, chính việc chưa có Luật Dân tộc phần nào ảnh hưởng đến công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong đồng bào Khmer Mà ở đây, các phương tiện
truyền thông đại chúng tiếng Khmer khu vực ĐBSCL cũng cần dựa vào Luật Dân
tộc để triển khai thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính xác, phù hợp và đem lại
hiệu quả cao nhất
Các yếu tô thuộc về báo chí:
Những chủ trương, chính sách của Đảng, sự quan tâm thường xuyên của các
cấp chính quyền địa phương ở ĐBSCL đã mở ra các cơ hội thuận lợi cho các đại
diện của đồng bào Khmer tham gia vào các công việc xã hội và công tác quản lý xãhội Nhìn tổng thể, chất lượng đội ngũ cán bộ Khmer ở ĐBSCL trong những nămgan đây đã chuyên biến một cách rõ rệt, đạt nhiều tiến bộ: các chi số gia tăng sốlượng đảng viên hằng năm, trình độ học van ngày càng nâng cao, năng lực công tác
được hoàn thiện, kinh nghiệm hoạt động ngày càng dày dạn, bản lĩnh chính tri vững
vàng, đạo đức lối sống chuẩn mực Tuy nhiên, cuộc sống kinh tế khó khăn, mặtbăng dân trí thấp và các thói quen cố hữu trong nhận thức tộc người đã hạn chếkhông nhỏ đến phát triển quy mô số lượng đội ngũ cán bộ dân tộc, cản trở việc nângcao, rèn luyện, bồ túc kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ dân tộc
Đặc biệt, đội ngũ những người trực tiếp làm nên sản phẩm báo chí Khmerđang là một van dé mà hau hết lãnh đạo các cơ quan báo chí tại khu vực ĐBSCLquan tâm Hiện do thiếu nguồn nhân lực nên một cơ quan như Cần Thơ, Sóc Trăngcán bộ quản lý, trực tiếp xử lý thông tin còn là người Kinh, ít am hiểu phong tục tậpquán cũng như những nét riêng của đồng bào Khmer dẫn đến thông tin trên báochưa đi sâu, sát, đáp ứng nhu cầu của đồng bào Bộ phận những người Khmer làmbáo thì hầu hết chỉ qua đào tạo tiếng Khmer hay Pa-li tại các chùa hoặc theo học hệ
tại chức các đại học khác mà lại chưa qua đào tạo báo chí nên việc thể hiện tác
phẩm, trình bày trang báo còn rối ram, chưa đảm bao tính mỹ thuật cũng như yêu
cầu ngày càng cao của báo chí hiện đại [PVS 1]
Cách thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật dân tộc trên phương tiện truyền
thông tiếng Khmer đang theo lối mòn, thiếu sáng tạo, nội dung dàn trải chưa tập
trung Hầu hết chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề được cơ cấu từ đầu khô cứng
29
Trang 34và it được cải tiến hoặc chậm cải tiến Ví dụ như tờ Báo Cần Thơ (tiếng Khmer) sau
hơn 10 năm hoạt động chỉ cải tiễn cơ cầu trang mục 01 lần vào năm 2011 Hầu hết
các trang mục từ cải tiễn đến nay đã 05 năm vẫn giữ nguyên dẫn đến theo lối mòn,
thiếu sức hút độc giả [PVS 2]
Yếu tố thuộc về công chúng:
Không phải như truyền hình chỉ nghe, xem là được, báo in tiếng Khmer đòihỏi đọc giả phải biết chữ Khmer nhưng đây là một vấn đề nan giải Nhiều năm qua,
các địa phương đã quan tâm hơn đến việc dạy chữ Khmer cho đồng bào Khmer
thông qua các chương trình kèm với dạy chữ phô thông trong trường học Ở đây,các em được dạy chữ Khmer theo khung của Bộ Giáo dục và Dao tạo nhưng số tiết
ít nên nhiều em khi học xong đến các tháng hè thì học sinh đã quên hết Một sốđiểm chùa Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức dé các nhà sư tập hợp con em đồngbào Khmer để dạy chữ Khmer nhưng còn rất ít do đồng bào nghèo chưa quan tâmcho con em di học, ngoài ra thiếu sự hỗ trợ nên các lớp mở ra tại chùa đạt hiệu quảbiết đọc, viết chữ Khmer chưa cao [PVS 3]
Yếu to chính sách:
Hiện chưa có chính sách đặc thù hỗ trợ tuyên truyền, giáo dục pháp luật trongvùng đồng bào Khmer, vì hầu hết các chính sách hỗ trợ tuyên truyền đều chung chođồng bao dân tộc thiểu sé Tuy nhiên, do đặc trưng văn hóa, phong tục, tập quán và
cả tính vùng miền nên những chính sách áp dụng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu
Sự quan tâm đầu tư của cơ quan chủ quản cho các tờ báo tiếng Khmer: Hiện
các cơ quan báo chí có xuất bản ấn phẩm Khmer đều là một bộ phận của tờ báo
Đảng địa phương hay bộ phận của Đài PT-TH địa phương, do đó kinh phí hoạt độngthường gói chung trong kinh phí hằng năm của đơn vị Một số tờ được hạch toánriêng như Báo Cần Thơ (tiếng Khmer) thì kinh phí lại quá ít
Trong bối cảnh hiện nay tình hình dân tộc và vấn đề dân tộc là hết sức nhạycảm Do đó, việc đầu tư cho các tờ báo tiếng Khmer là rất quan trọng đề qua đó giúp
đồng bào hiểu rõ sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước Đồng thời là một kênhquan trong dé tuyên truyền, phản bác lại những luận điệu xuyên tac, ray chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc [PVS 3]
Khái quát lại, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đôi với đông bào
30
Trang 35Khmer có những nội dung cơ bản sau:
+ Thứ nhất, tập trung phát triển KT-XH nâng cao đời sống vật chất của đồngbào Khmer.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ
đồng bào Khmer thoát nghèo, ôn định cuộc sống và nâng cao đời sống vật chất, nhưxây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng đồng bào Khmer, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất,
cho vay vốn sản xuất, hỗ trợ mua nông cụ sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho đồng bào Khmer Về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số74/2008/QĐ-TTg về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho
đồng bao dân tộc thiêu số nghèo đối với đồng bào Khmer Về hỗ trợ kinh phi, đàotạo nghề, giải quyết việc làm và vay vốn sản xuất, tính đến nay, đồng bào Khmerđược thụ hưởng chính sách này Nhờ có những chính sách trên mà đời sống vật chấtcủa đồng bào Khmer không ngừng được tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồngbào giảm 04%/năm Nhiều hộ từ thoát nghèo vươn lên đủ ăn, có thu nhập khá, có hộtrở thành giàu có.
Bang 1.1: Số hộ Khmer được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số
Trang 36Bang 1.2: Số người Khmer được hỗ trợ kinh phí, đào tạo nghệ, giải quyết việc lam
và vay vốn sản xuất
Hỗ trợ giải quyết việc Vay vốn
làm,đào tạo nghê, chuyên doi phát triên sản
sách cử tuyển học sinh Khmer vào cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đăng, trung
cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chính sách dự bị đại học cho học sinh
Khmer, mỗi năm, học sinh dân tộc Khmer được tham gia các lớp dự bị đại học, góp
phần to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc Khmer
Chính sách y tế vùng đồng bào Khmer được các địa phương quan tâm thực
hiện tốt Các xã, phường có đông đồng bào Khmer đều có cơ sở y tế, 100% cơ sở y
tế vùng đồng bào Khmer đều có y, bác sĩ khám, chữa bệnh 100% hộ nghèo Khmerđược cấp thẻ bảo hiểmy tế
32
Trang 37Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chính sách nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa của người Khmer như chính sách dạy và học chữ Khmer trong
các trường học có đông đồng bào Khmer và trường dân tộc nội trú, trong các điểmchùa Khmer; các đài PT-TH, báo chí khu vực và cấp tỉnh đã có chuyên mục riêngbằng tiếng Khmer Nhiều loại hình nghệ thuật và các lễ hội truyền thống của ngườiKhmer được tôn vinh và phát huy.
Đảng và Nhà nước ta cũng rat quan tâm dau tu dé các ngôi chùa phát huy vaitrò trong cộng đồng Khmer Cả vùng ĐBSCL có trên 450 ngôi chùa Phật giáo NamTông Khmer.
+ Thứ ba, đôi mới công tác dân vận, tăng cường vận động đồng bào Khmerthực hiện đường lối, chủ trương của Dang
Đề đồng bào có thêm thông tin và nhận thức toàn diện, khách quan, thời gian
qua, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai việc cấp không thu tiền một số loại báo, tạp
chí (khoảng 20 ấn phẩm) cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người
Khmer Ngoài ra, còn tổ chức các cuộc nói chuyện giữa chính quyền, các cấp, cácngành chức năng với đồng bào Khmer
+ Thứ tw, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ người Khmer vững mạnh
Cán bộ là người Khmer được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý.Khu vực ĐBSCL hiện có khoảng 12.000 cán bộ, công chức là người Khmer và cókhoảng gần 12.000 đảng viên Khmer, nhiều đảng viên Khmer tham gia vào cấp ủycác cấp
+ Thứ năm, từng bước làm thất bại âm mưu phá hoại, gây chia rẽ khối đại
đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch
Công tác nắm bắt tình hình, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh, làm thất bạimọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thé lực thù dich và các tô chức phản động
ở nước ngoài luôn được chú trọng Các địa phương phát huy tốt vai trò của nhữngngười có uy tín, nhất là trong công tác vận động quần chúng thực hiện các phong
trào thi đua yêu nước và thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương Nhờ vậy, các
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đều bị vô hiệu hóa Tình hình an ninh
33
Trang 38chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bao Khmer giữ được 6n định, khối đạiđoàn kết dân tộc tiếp tục được phát huy.
1.4 Khái quát về hệ thống báo chí Khmer ở Trà Vinh
- Báo Trà Vinh (tiếng Khmer):
Trong các tờ báo Khmer tại ĐBSCL, Báo Tra Vinh (tiếng Khmer) là có lịch sửlâu đời nhất Theo lịch sử Báo Trà Vinh, năm 1960 cùng với sự ra đời của Báo TràVinh chữ phô thông là Báo Trà Vinh (tiếng Khmer) Trong kháng chiến, nhữngngười làm Báo Khmer ở Trà Vinh vừa cầm bút cầm súng, không ngại gian khổ hysinh Dù gặp rất nhiều khó khăn, Báo Trà Vinh cả 02 thứ chữ vẫn được xuất bản phục
vụ cho cuộc kháng chiến
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và sâu
sát của Tỉnh ủy, Ban Biên tập Báo Trà Vinh tập trung nguồn lực khắc phục khókhăn yếu kém, đưa tờ Báo Trà Vinh (tiếng Khmer) không ngừng phát triển Bộ phận
làm báo Khmer được sự tăng cường lãnh đạo về tổ chức, xây dựng bộ máy tinh gọn,chất lượng hoạt động cao hơn Nhiều người được đưa đi đào tạo trung cấp, cao cấp
lý luận chính tri, cử nhân báo chí trình độ lý luận chính tri, nghiệp vụ được nâng
lên Hơn nửa số cán bộ công nhân viên chức của bộ phận làm báo Khmer là đảng
viên, có đồng chí tham gia cấp ủy Trong làm báo, đội ngũ này đều sử dụng songsong cả tiếng nói và chữ viết Việt - Khmer, viết và dịch đi đôi, thay vì trước đóthường là biên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Khmer Cơ sở vật chất được đầu tư,khâu phát hành báo từng bước đi vào 6n định Năm 2002, Báo Trà Vinh (tiếngKhmer) bắt đầu tăng từ 04 trang khổ 42 x 28cm lên 08 trang (4 trang in 04 màu; 4trang in 02 màu), tăng từ 01 kỳ/tuần lên 02 kỳ/tuần phát hành vào thứ Ba và thứ Sáuhăng tuần
Sau thời gian tăng kỳ, tăng trang, Báo Trà Vinh (tiếng Khmer) đã có bước pháttriển khá vững chắc, chất lượng và hiệu quả của tờ báo được nâng lên rõ rệt, gópphần đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc
sông đồng bào Khmer mà đối tượng chủ yếu là cán bộ, sư sãi, người có uy tín, học
sinh Khmer trong tỉnh Hiện nay, Báo Trà Vinh (tiếng Khmer) có một đội ngũ gồm
34
Trang 3907 người: 01 Phó Tổng Biên tập, 01 phó phòng, 05 phóng viên kiêm biên dịch và kỹ
thuật viên trình bày Báo xuất bản mỗi kỳ 2.350 bản, có 143/143 chùa Khmer, 15 cơ
quan đơn vị, trên 70 xã - phường - thị tran, 06 trường pho thông dân tộc nội trú trong tỉnh đăng ký tiếp nhận và đọc báo Khmer thường xuyên (báo phát hành theophương thức cấp không thu tiền qua hệ thống bưu điện, dựa vào địa chỉ đăng ký và
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh kip thời
các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh; đáp ứng nhu cầu thông
tin, nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật và nâng cao dân trí cho các tầng lớp nhân dân
Đài PT-TH Trà Vinh tách ra từ Đài PT-TH Cửu Long và được thành lập theoQuyết định số 449/QD-UBT, ngày 31/10/1992 của UBND tinh Trà Vinh Tuynhiên, trước tháng 5/1992, bộ máy của Đài PI-TH Trà Vinh đã được hình thành
cùng với một số trang thiết bị dé chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc phát đi
tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Trà Vinh vào thời điểm tỉnh Trà Vinh vừađược tái lập bắt đầu đi vào hoạt động Budi phát sóng đầu tiên là ngày 01/5/1992
Từ buổi phát sóng đầu tiên, Đài PT-TH Trà Vinh đã nhận thức đúng dan vềtầm quan trọng của thông tin đại chúng, thực hiện tốt chức năng là người “cô động,tuyên truyền và tô chức tap thé’’ Đã tích cực tuyên truyền, thông tin, quảng bá cáchoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, các thành tựukhoa học, các mô hình làm ăn tiên tiến, các tập thể cá nhân điển hình trong lao độngsản xuất góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, 6n địnhchính trị ở địa phương, góp phần đây mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, nâng caođời sống của nhân dân Về sóng phát thanh, từ chỗ phát thanh lúc đầu chưa đầy haitiếng/ngày Đến năm 2003, đài được đầu tư máy phát sóng FM 10KW trên tan số96,6MHz Hiện nay, theo quy hoạch mới, phát sóng FM, phát thanh với công suất
35
Trang 4010KW trên tần số 92,7 MHz, thời lượng 10 giờ 30 phút/ngày.
Về sóng truyền hình, giai doan đầu phát hình trên kênh 11VHF, phần lớn
chương trình phát sóng là các chương trình tiếp sóng đài Trung ương, chương trìnhkhai thác, trao đổi với các đài bạn; riêng chương trình tự sản xuất chỉ ở mức rấtkhiêm tốn bởi chưa đủ nguồn nhân lực, kinh phí, cũng như các phương tiện và trangthiết bị Từ năm 2003 do yêu cầu quy hoạch lại tần số phát sóng trong cả nước nênđài đã chuyền sang phát hình trên kênh 35 UHE
Hiện nay:
+ Chương trình phát thanh cua Đài PT-TH Trà Vinh phát trên sóng FM, thời
lượng 10 giờ 30 phút/ngày Trong đó chương trình tiếng Khmer là 45 phút, lúc 6
giờ 30 phút sáng, gồm: 20 phút thời sự, 10 phút chuyên mục; 15 phút văn nghệ
-giải trí Chương trình được phát lại lúc 18 giờ 30 phút (tổng thời lượng phát sóng
tiếng Khmer trong ngày 01 giờ 30 phút)
+ Chương trình truyền hình phát trên kênh 35 UHF thời lượng 18 giờ 30
phút/ngày Trong đó chương trình tiếng Khmer là 01 giờ, lúc 17 - 18 giờ; trong đó
20 phút thời sự, 10 phút chuyên mục, 30 phút văn nghệ - giải trí.
Trong những ngày lễ, tết cổ truyền của dân tộc Khmer, Đài PT-TH tăng thời
lượng phát sóng chương trình tiếng Khmer trên sóng phát thanh và truyền hình 03giờ/ngày.
Tiểu kết Chương 1
Đồng bào Khmer ĐBSCL là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam có một lịch sử, một truyền thong đấu tranh cách mạng anh hùng dé cùng với
các dân tộc khác giành độc lập cho Tổ quốc Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựngvào bảo vệ Tổ quốc, vai trò của đồng bào Khmer càng thêm quan trọng Chính vì lẽ
đó, Đảng và Nha nước luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chat, tinh thần cho
đồng bào Khmer thông qua hệ thống chính sách, dé qua đó khang định chính sách
đại đoàn kết dân tộc là nhất quán và bat di bat dịch
Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sựnghiệp cách mạng Như vậy, sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với củng
36