1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

188 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TR ONG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ HOÀNG NAM

VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT

TRONG VIỆC XÂY DỰNG VAN HOA D0ANH NGHIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TR- ỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ HOÀNG NAM

Chuyên ngành : Chu nghĩa duy vat biện chứngvà chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số : 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Ng ờih ớng dan khoa học: PGS.TS Hồ Trọng Hoài

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi xin cam đoan đáy là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án

là trung thực Những kết luận khoa học của luận

án chưa từng được ai công bé trong bat kỳ công

trình nào khác.

TÁC GIA LUẬN ÁN

Lê Hoàng Nam

Trang 4

Tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với đời

sống văn hóa và với văn hoá doanh nghiệp - một số đánh giá chung

1.3.1 Tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với

đời sống văn hóa và với văn hóa doanh nghiệp

1.3.2 Một số đánh giá chung

Chương 2: VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÂY

DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN

Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp2.1.1 Văn hóa doanh nghiệp

2.1.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệpÝ thức pháp luật

2.2.1 Khái niệm, cau trúc ý thức pháp luật

2.2.2 Những đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật trong hoạt độngcủa doanh nghiệp hiện nay

Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh

nghiệp - một số biểu hiện chủ yếu

2.3.1 Ý thức pháp luật xây dựng văn hóa pháp luật cho các chủ thé

doanh nghiệp

42

Trang 5

2.3.2 Ý thức pháp luật xây dựng môi trường kinh doanh và điều chỉnhcác mối quan hệ cơ bản của doanh nghiệp nhằm hướng tới

những giá trị văn hóa doanh nghiệp

2.3.3 Ý thức pháp luật thúc day các chủ thé doanh nghiệp sáng tao sản

phẩm mang ý nghĩa văn hóa

2.3.4 Ý thức pháp luật tham gia xây dựng triết lý kinh doanh và các

giá trị văn hóa của doanh nghiệp

Chương 3: VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÂY

DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY - THUC TRẠNG VÀ NHỮNG VAN DE DAT RA

Thực trạng vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn

hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

3.1.1 Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa pháp

luật cho các chủ thé doanh nghiệp

3.1.2 Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng môi trường

kinh doanh và các mối quan hệ cơ bản của doanh nghiệp

3.1.3 Vai trò của ý thức pháp luật trong quá trình sản xuất sản phẩm

của doanh nghiệp

3.1.4 Vai trò của ý thức pháp luật trong việc sang tạo các giá tri văn

hóa, triết lý kinh doanh và hệ thống giá trị của doanh nghiệpNhững vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò của ý thức pháp luật

trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

3.2.1 Một bộ phận chủ thé doanh nghiệp chưa nhận thức day đủ về

tầm quan trọng của ý thức pháp luật trong xây dựng văn hóa

doanh nghiệp

3.2.2 Ý thức pháp luật chưa phát huy đầy đủ vai trò tích cực trong quá

trình tạo lập các giá trị văn hóa doanh nghiệp

3.2.3 Thể chế thiếu và yếu, vai trò của Nhà nước trong xây dựng vănhóa doanh nghiệp còn mo nhạt

Trang 6

Chương 4: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP NHAM PHÁT HUY VAI TRO

CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN

HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Quan điểm

4.1.1 Phát huy vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn

hóa doanh nghiệp phải thông qua quá trình hoàn thiện thé chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và lành mạnhhóa đời sống xã hội

4.1.2 Phát huy vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn

hóa doanh nghiệp là trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết là

trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp và cần được các chủ thểdoanh nghiệp tiến hành thường xuyên, liên tục

Giải pháp cơ ban nhằm phát huy vai trò của ý thức pháp luật

trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

4.2.1 Nhóm giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức của các chủ thêdoanh nghiệp và toàn xã hội về tầm quan trọng của ý thức phápluật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay

4.2.2 Nhóm giải pháp thứ hai: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luậtdé tạo khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp tiếp tục xây

dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

4.2.3 Nhóm giải pháp thứ ba: Xử lý nghiêm minh những hành vi viphạm pháp luật của doanh nghiệp, khuyến khích những doanhnghiệp tuân thủ pháp luật và biết theo đuôi các giá trị văn hóa

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TATDNNN

: Doanh nghiệp nha nước: Kinh tế thị trường

: Văn hóa doanh nghiệp

: Văn hóa kinh doanh

: Xã hội chủ nghĩa

: Ý thức pháp luật

Trang 8

MO DAU

1 Ly do lựa chọn đề tài

Doanh nghiệp là nhân tố cau thành quan trọng trong hệ thống hữu cơ nhà nước doanh nghiệp - thị trường của nền kinh tế thị trường (KTTT) Trong dòng luân chuyềnkinh tế vĩ mô, doanh nghiệp với tính cách là chủ thê của hoạt động sản xuất kinh doanh,

-tao ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội Trong nền KTTT định hướng xã hội chủ

nghĩa (XHCN) ở nước ta, doanh nghiệp là lực lượng vật chất đặc biệt, thúc đây quá trìnhhiện thực hóa các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Vì vậy, chăm lo xâydựng, phát triển hệ thống doanh nghiệp là trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết làtrách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các chủ thể doanh nghiệp Tuy nhiên, để doanhnghiệp phát triển bền vững, van dé cần đặc biệt quan tâm là xây dựng, phát huy các yếu tốvăn hóa của doanh nghiệp, hình thành văn hóa doanh nghiệp (VHDN) Đối với sự vậnđộng phát triển của các doanh nghiệp, VHDN có vai trò nền tang, củng cô sự bền vững,

trở thành động lực thúc đây sự phát triển và khăng định vị thế doanh nghiệp trong đời

sống kinh tế - xã hội Có nhiều nhân tố dẫn đến sự hình thành và phát triển VHDN, trongđó nhân tố ý thức pháp luật (YTPL) giữ vai trò đặc biệt quan trọng Việc nâng cao, pháthuy vai trò của YTPL ở các chủ thé doanh nghiệp có thé giải quyết những van đề nảysinh từ thực tiễn hoạt động kinh doanh, thúc đây sự ra doi và hoàn thiện môi trườngVHDN- tạo nên "tinh cách", " bản sắc" độc đáo, hiện đại gắn với "trach nhiệm xã

hội" của các doanh nghiệp.

Quá trình xây dựng VHDN ở Việt Nam phải phù hợp quy luật khách quan, trên

nền tảng KTTT định hướng XHCN Tuy nhiên, thực tiễn tái cau trúc các doanh nghiệp ởnước ta hiện nay cho thấy tính văn hóa trong các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp chưa cao, xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là ý thức tuân thủ pháp luật trongkinh doanh còn thấp Biểu hiện như tư tưởng "phép vua thua lệ làng", tâm lý kinhdoanh, buôn bán kiểu tự phát, "chụp giật", "lách luật", “hw vô pháp luật" cùng các vi

phạm về môi trường, trốn thuế, mua bán hạn ngạch, chạy dự án, vi phạm luật lao động,

làm hàng giả, hàng kém chất lượng, không giữ chữ tín trong kinh doanh, cạnh tranhkhông lành mạnh, tung tin nói xấu đối thủ, xâm phạm bí mật kinh doanh, bán thông tincá nhân của khách hàng, bán hàng đa cấp bat chính, "duy oi ich" Những vi phạm pháp

luật xảy ra ở các doanh nghiệp trong thời gian gần đây như vụ: Vinashin, Vinalines,

Trang 9

"bầu Kiên", Lý Xuân Hải ở ngân hàng ACB đang cho thấy những hạn chế, yếu kémtrong YTPL của các chủ thê doanh nghiệp, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của VHDN.

Điều này tỷ lệ thuận với sự mờ nhạt của VHDN và văn hóa doanh nhân YTPL của

doanh nhân, doanh nghiệp có mối quan hệ biện chứng với văn hóa kinh doanh (VHKD),VHDN Muốn xây dựng các quan hệ văn hóa và các giá trị VHDN, trước hết các doanhnghiệp cần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật bằng cách trau dồi tri thức pháp luật, vănhóa pháp luật Đồng thời, YTPL là tiền đề cho sự ra đời các quan hệ văn hóa và cácnhân tố của VHDN Các yếu tố "hitu hình" và "vô hình" của VHDN ra đời nhanh chóng

khi được YTPL "vạch đường di", "tạo luc đẩy" Do đó, lay YTPL làm tiền đề, là điều

kiện tối thiểu ban đầu cho mỗi doanh nghiệp nước ta biết điều chỉnh hành vi cho cả quátrình hình thành bản sắc văn hóa riêng biệt đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay có ýnghĩa vô cùng quan trọng Tuy nhiên, việc nghiên cứu van dé này từ góc độ lý luận

trong thời gian qua ở nước ta chưa nhiều Mặt khác, quá trình hình thành những giá

trị văn hóa của doanh nghiệp hiện nay mang tính " phat", chạy theo "phong trào".

Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chưa có ý thức về VHDN và xây dựngVHDN; chưa tạo ra được hình ảnh, bản sắc văn hóa riêng Chúng ta cũng chưa xâydựng được bảng thang giá trị cụ thể làm tiêu chí của VHDN Việt Nam.

Với mong muốn góp phần xây dựng VHDN nhăm thúc đây doanh nghiệpphát triển theo hướng bền vững, tác giả lựa chọn đề tài "Vai frò của ý thức pháp

luật trong việc xây dựng van hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài

nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử Hy vọng từ tên đề tài, với những kết quả nghiên cứu sẽgóp phần phát hiện các giải pháp nhằm phát huy vai trò của YTPL đối với việc xây

dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1 Mục đích của luận an

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của YTPL trong việc xây dựng

VHDN dé đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của YTPL đối với việc xâydựng VHDN ở Việt Nam hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ của luận án

- Làm rõ khái nệm VHDN, xây dựng VHDN, YTPL và vai trò của YTPLtrong việc xây dựng VHDN.

Trang 10

- Khảo sát và đánh giá thực trạng vai trò của YTPL trong việc xây dựng

VHDN ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của YTPLtrong việc xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của YTPL trong việc xâydựng VHDN Việt Nam hiện nay.

3.2 Pham vi nghiên cứu của luận án là thực trạng các doanh nghiệp Việt

Nam hiện nay (thông qua khảo sát trực tiếp cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu,đánh giá của những công trình trước đó về thực trạng hoạt động, xây dựng VHDN ởmột số doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàdoanh nghiệp tư nhân).

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Namvề pháp luật, YTPL, văn hóa và xây dựng văn hóa.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vớicác phương pháp cụ thê như: trừu tượng hóa, logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp

- Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (dùng "Phiếu trưng cầu ý

kiến" và phỏng van sâu đối với chủ doanh nghiệp, người lao động, khách hang) dé

đưa ra kết quả (xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) về trình độ hiểu biết pháp luật, ýthức chấp hành pháp luật, lối sống theo pháp luật của chủ doanh nghiệp cũng nhưngười lao động trong một số DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàdoanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay.

- Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành (phương pháp tiếp cậncủa văn hóa học, kinh tế học, luật học ) Tuy nhiên, dé đạt được kết quả nghiêncứu, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận đặc thù - phương pháp tiếp cận triết họcnhằm đánh giá VHDN, văn hóa doanh nhân thông qua các hành vi của doanh nghiệp,doanh nhân trong đời sống xã hội.

10

Trang 11

5 Đóng góp mới của luận án

5.1 Về mặt khoa học

Dưới góc độ triết học, luận án góp phần làm rõ một số vấn đề như VHDN,

nội dung xây dựng VHDN, các nhân tố dẫn đến sự hình thành VHDN, trong đó cónhân tố YTPL Từ đó, luận án làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của YTPL trongviệc xây dựng VHDN cũng như thực trạng và những vấn đề đặt ra từ thực trạng vaitrò của YTPL trong việc xây dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay, làm cơ sở kiến nghịcác giải pháp nhằm phát huy vai trò YTPL trong xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay.

5.2 Về mặt thực tiễn

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập, nghiên cứu về

YTPL và VHDN cho hoc sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu Luận án cũng là tailiệu tham khảo cho các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý xã hội khi giải quyết các

van dé nảy sinh từ thực tiễn quản trị doanh nghiệp và xây dựng VHDN ở Việt Nam

hiện nay.

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnán gồm 4 chương, 10 tiết:

Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Chương 2: Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanhnghiệp - một số vấn đề lý luận.

Chương 3: Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh

nghiệp ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những van đề đặt ra.

Chương 4: Quan điềm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của ý thức pháp

luật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

11

Trang 12

1.1 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE Ý THỨC PHÁP LUAT VA MOT SO

ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là một hiện tượng xã hội phức tạp và có vai trò quan trọng

trong đời sông tỉnh thần của xã hội Do đó, việc bàn về khái niệm YTPL, mối quan

hệ giữa YTPL với đời sống xã hội, vấn đề nâng cao YTPL ở nước ta hiện nay đãđược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Có thé ké đến các công trình nghiên cứu vềYTPL ở nước ta như:

"Xây dựng và củng có ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội" của tác giả Tạ Như Khuê (Tạp chí Luật học, SỐ 7, 1974) đã làm

rõ nội hàm khái niệm YTPL Tác giả khang định YTPL gồm hai yếu tố: yếu tố nhậnthức pháp lý và yếu tố tinh cảm pháp lý Đồng thời, tác giả cũng vạch ra những đặctrưng riêng của YTPL ở nước ta - quá trình chuyên biến từ YTPL dân tộc sang YTPL

XHCN từ năm 1930.

"Y thức pháp luật với cuộc xây dựng nên pháp chế xã hội chủ nghĩa của ta"

của Tân Chi (Tạp chí Luật học, số 1, 1975) Tác giả đã làm rõ YTPL là gi? Vai tròcủa YTPL là điều kiện tiên quyết dé xây dựng nền pháp chế XHCN và giải pháp xây

dựng pháp chế XHCN trong cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc Ở đây, YTPL tiếp

tục được làm rõ trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trở thành cơ sở cho việcnghiên cứu về khái niệm này về sau.

"Náng cao y thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước

ở nước ta hiện nay" (1996) - Luan an pho tiến sĩ Luật học của Lê Đình Khiên Tác

giả chỉ ra những đặc điểm, thực trạng YTPL của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ởnước ta Từ đó tác giả vạch ra những biện pháp nhằm giáo dục YTPL cho đội ngũ

12

Trang 13

cán bộ quản lý hành chính nhà nước Điểm mới là tác giả đã tiếp cận YTPL từ phíachủ thé mang YTPL dé chỉ ra YTPL của bộ phận cán bộ quản lý hành chính ở nước

ta Từ góc độ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thấy răng có thể kế thừa được khái

niệm về YTPL cũng như đặc điểm YTPL của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ởnước ta hiện nay Đây là căn cứ đề chỉ ra những hạn chế trong văn hóa pháp luật củađội ngũ cán bộ quản lý trong các DNNN hiện nay.

"Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiệnnay" (2000), Luận án tiến sĩ Triết học của Dao Duy Tan Tác gia Dao Duy Tan cũngcó cuốn sách "Sw hình thành ý thức pháp luật và giải pháp nâng cao ý thức pháp luậtở nước ta thời kỳ đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Bằng việc chỉ rakhái niệm, chức năng, vai trò của YTPL và những nhân tố tác động đến sự hìnhthành YTPL, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của sự hình thành YTPL ở Việt Nam

như: ảnh hưởng của "lệ làng", tư tưởng phong kiến, thực dân, cơ chế hành chính

quan liêu Từ đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao YTPL ở nướcta hiện nay Có thé khang định điểm mới trong công trình là tác giả tìm ra các nhântố hình thành của YTPL ở nước ta hiện nay.

Tác giả Nguyễn Thúy Van với "Mộ số đặc điểm của ý thức pháp luật Việt

Nam", Tạp chí Triết học số 5 năm 2000 đã tiếp cận sự hình thành và phát triển YTPLViệt Nam từ điều kiện kinh tế - xã hội nước ta qua các quá trình lịch sử, đồng thời tácgiả cũng chỉ ra một số đặc điểm của YTPL Việt Nam như tâm lý thờ ơ coi thường phápluật trong một bộ phận nhân dân, ý thức sợ hãi pháp luật Vì vậy cần có các chính sáchđổi mới, xây dựng, thực thi, phô biến pháp luật Trong Luận án tiến sĩ Triết học - "Logickhách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam", tác giảkhăng định có 3 loại quan điểm khác nhau về YTPL trong nghiên cứu lý luận Đồng thời,tác giả cũng vạch ra quá trình hình thành phát triển, đặc điểm YTPL ở Việt Nam từ giai

đoạn dựng nước đến nay Tác giả cũng chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển

YTPL ở nước ta Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp dé nâng cao YTPL hiện nay Điểmmới của công trình là đã chỉ ra được những đặc điểm của YTPL Việt Nam qua các giai

đoạn lịch sử cũng như những mâu thuẫn trong quá trình phát trién YTPL ở Việt Nam hiệnnay Qua công trình, chúng tôi học tập được phương pháp tiếp cận đối với đặc điểm YTPL

Việt Nam và việc tìm tòi những giải pháp mới nhằm nâng cao YTPL ở nước ta của tác giả."Vai trò của nhân to chủ quan trong quá trình nâng cao ý thức pháp luật ởnước ta hiện nay" của tác giả Hồ Việt Hiệp (Tạp chí Khoa học chính trị, SỐ 2, 2001)

13

Trang 14

đã phân tích nổi bật các nhân tố cấu thành YTPL, trong đó yếu tố tri thức pháp luậtđóng vai trò là phương thức tồn tại của YTPL Công trình đã tạo nên sự khác biệt khiđưa ra các giải pháp thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật Vì vậy, có thé kế thừa

các giải pháp trong việc giáo dục pháp luật, đặc biệt là giải pháp hình thành tri thức

pháp luật trong khi xây dựng văn hóa pháp luật cho các chủ thé kinh tế.

Tác giả Hoàng Thị Kim Quế viết "Bàn về ý thức pháp luật", Tạp chí Luậthọc, số 1, 2003 Trong bài viết, tác giả luận bàn về khái niệm và vai trò của YTPL.Nét mới có thé kế thừa từ tác giả là cách tiếp cận đối với khái niệm YTPL.

Trong Luận án tiễn sĩ Luật học của tác giả Hồ Việt Hiệp -"Sự phát triển ythức pháp luật của nhân dân dong bang sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt

Nam" (2004) cũng chỉ ra những nhân tố khách quan và thực trạng sự phát triển YTPL

của nhân dân đồng băng sông Cửu Long Tác giả đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo,phương hướng, giải pháp chủ yêu nhằm nâng cao YTPL của nhân dân đồng bằng sôngCửu Long trong giai đoạn hiện nay Từ công trình này, có thê tiếp tục kế thừa phươngpháp nghiên cứu YTPL của một chủ thể gắn với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Tác giả Trần Thị Nguyệt với "Vai trò của ÿ thức pháp luật đối với hoạt

động xây dựng và thực hiện pháp luật" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, 2005).

Trong bài viết, tac giả đề cập nhiều đến vai trò của YTPL trong việc xây dựng phápluật, thôi thúc thực hiện pháp luật như là một nhân tô đặc biệt - nét khác biệt của tácgiả Từ công trình này, chúng tôi có thể tiếp thu được những quan niệm về vai trò

của YTPL trong việc xây dựng văn hóa pháp luật cho các doanh nghiệp.

Tác giả Đào Trí Úc (2006) với "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật"(Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07-17), "Thị trường và pháp

luật"(Tạp chi Nhà nước và pháp luật, số 1, 1993) đều tiếp tục làm rõ nội hàm khái

niệm YTPL cũng như vai trò của nó trong đời sống xã hội cũng như hoạt động lậppháp, hành pháp Từ hai công trình trên, có thể kế thừa quan điểm mới của tác giả vềmối quan hệ biện chứng giữa thị trường và pháp luật Đây là cơ sở lý luận cho quátrình nghiên cứu mối quan hệ giữa YTPL với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội.

Trong "Ý thirc pháp luật với đời sống xã hội" (Tạp chi Luật học, số 1-2006)của Tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan đã bàn luận sâu sắc về vai trò của YTPL đối với đời

sống xã hội Vì vậy, có thé kế thừa những quan điểm của tác giả khi nghiên cứu vai

trò của YTPL đối với việc xây dựng VHDN.

14

Trang 15

Luận án tiến sĩ Triết học của Ngọ Văn Nhân (2008) - "Du ludn xã hội và sựtác động của nó đổi với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước tahiện nay" Điểm mới là tác giả đã đưa ra khái niệm YTPL của đội ngũ cán bộ cấp cơ

sở và thực trạng tác động của dư luận xã hội đối với YTPL của đội ngũ cán bộ cấp cơ

sở Đây là tài liệu tham khảo cho chúng tôi kế thừa khi nghiên cứu về YTPL doanhnghiệp với tinh cách là một hình thức của YTPL, xét từ góc độ chủ thé mang YTPL.

"Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay",Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công của Trần Công Lý năm 2009 Đây là côngtrình với nguồn tư liệu phong phú về YTPL của đội ngũ cán bộ, công chức Việt Namhiện nay; là căn cứ cho chúng tôi để đánh giá văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ,

công chức trong đề tài nghiên cứu.

"Ý thức pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiệnnay", luận án tiễn sĩ Triết học của Lê Xuân Huy năm 2010 Tác gia chỉ ra sự cần thiết

nâng cao vai trò của YTPL nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện naycũng như thực trạng, nguyên nhân, giải pháp của van dé này - điểm mới của côngtrình Từ công trình này, chúng tôi tiếp cận được cách thức đưa ra các giải phápnhằm phát huy vai trò của YTPL trong việc xây dựng VHDN.

"Y thức pháp luật" - sách chuyên khảo của PGS,TS Nguyễn Minh Đoan, Nxb

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 201 1 tiếp tục làm rõ nội hàm, thành phần và vai tròcủa YTPL cũng như thực trạng YTPL ở Việt Nam hiện nay Dưới góc độ luật học, tácgiả phân tích khá chỉ tiết khái niệm, đặc điểm, chức năng, thành phan của YTPL Điểm

khác biệt trong công trình này là tác giả phân tích khá chỉ tiết về vai trò của YTPL đối

VỚI đời sống xã hội; thực trạng của YTPL ở Việt Nam hiện nay Từ đó, tác giả đưa racác giải pháp nâng cao YTPL ở nước ta hiện nay Từ công trình này, chúng tôi kế thừađược nhiều luận điểm khi phân tích về kết cấu, vai trò của YTPL trong đề tài nghiên cứu.

điểm của YTPL ở Việt Nam Đồng thời, các tác gia cũng nghiên cứu sâu về cau trúc, chức

năng của YTPL, mối quan hệ của YTPL cá nhân với YTPL xã hội Thí dụ như tác giả

Đào Duy Tắn, Nguyễn Thúy Vân, Lê Xuân Huy, Ngọ Văn Nhân, Nguyễn Minh Đoan

15

Trang 16

Đối với khái niệm YTPL, có tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau vềkhái niệm YTPL dé từ đây chỉ ra sự phiến diện của các quan điểm trước đó và đưa rađịnh nghĩa về YTPL của mình Ví dụ, tac giả Nguyễn Thị Thúy Vân cho răng: "Ý /cpháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, phan ánh ton tại xã hội từ góc độ pháp

luật, thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của các giai

cấp, các tang lớp nhân dân trong xã hội có giai cap" [147, tr 17] Những định nghĩa

về YTPL dù diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng đều vạch ra nội hàm củaYTPL: là một hình thái ý thức xã hội; gồm các quan điểm, tư tưởng pháp luật; théhiện mối quan hệ giữa con người với pháp luật; thé hiện thái độ, ứng xử của conngười đối với pháp luật Nhìn chung, các công trình sau đều kế thừa quan niệm vềYTPL của các công trình trước đó, nội hàm YTPL không đổi, chỉ khác nhau về cáchdiễn đạt Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy đều có thê kế thừa được

những quan điểm của các tác giả trên về khái niệm YTPL.

Về những nhân tô hình thành YTPL: Tác giả Dao Duy Tan phân tích khá rõvề van dé này trong công trình nghiên cứu của mình trên cơ sở kế thừa các công trìnhtrước đây Tác giả khăng định YTPL được hình thành từ những nhân tố khách quan

và những nhân tố chủ quan Do đó, đây là cơ sở dé tiếp tục làm rõ hơn bản chất của

YTPL so với các công trình trước đó.

Về đặc điểm của YTPL: Tác giả Nguyễn Minh Doan phân tích khá kỹ về đặcđiểm YTPL từ góc độ luật học, đó là: YTPL chiu sự quyết định của tồn tại xã hội;YTPL có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội; YTPL mang tính chính tri - giaicấp sâu sắc; YTPL XHCN là hệ tư tưởng quan điểm pháp luật tiến bộ và nhân đạo nhất.

V cơ cấu của YTPL: Khi bàn về YTPL, các tác giả đều phân tích cơ cấu củaYTPL Có thé nói, tác giả Đào Duy Tan và tác giả Nguyễn Minh Doan là hai tác giảbàn khá nhiều về vấn dé nay Tac giả Đào Duy Tan chỉ ra YTPL gồm: hệ tư tưởngpháp luật và tâm lý pháp luật; YTPL thông thường và YTPL khoa học; YTPL ở trình

độ cảm tính và YTPL trình độ lý tính Tác giả Nguyễn Minh Đoan còn phân loại

YTPL bao gồm: YTPL thông thường, YTPL lý luận, YTPL nghề nghiệp, YTPL củacá nhân, YTPL nhóm, YTPL xã hội.

Về chức năng của YTPL: Tác giả Đào Duy Tan phân tích YTPL bao gồm các

chức năng: chức năng nhận thức, chức năng mô hình hóa, chức năng điều chỉnh hànhvi Tác giả Nguyễn Minh Đoan cũng cho rằng YTPL gồm 3 chức năng: chức năng

16

Trang 17

nhận thức; chức năng mô hình hóa pháp lý, hình thành các chuẩn mực pháp luật vàhệ thông các giá trị xã hội; chức năng điều chỉnh.

Vé moi quan hệ giữa YTPL cá nhân và YTPL xã hội: các tác giả khang định

đây là mối quan hệ biện chứng Điển hình như tác giả Đào Duy Tan cho rằng mốiquan hệ biện chứng này diễn ra theo quá trình: từ thực tiễn nảy sinh nhu cầu pháp lý;nhận thức nhu cầu pháp lý để xây dựng pháp luật; quyết định pháp luật.

Thứ hai, các tác giả phân tích vai trò của YTPL đối với một lĩnh vực nào đó

trong đời sống xã hội Ví dụ: đối với dư luận xã hội, thực hiện pháp luật, xây dựng

văn hóa pháp luật, đạo đức, dân chủ ở nông thôn, thị trường Từ đó, các tác giả rútra phương pháp luận và những giải pháp cho việc phát huy vai trò của YTPL đối vớinhững lĩnh vực cụ thé nay trong đời sống xã hội Chang hạn, phân tích mối quan hệ

của YTPL với dự luận xã hội, tác giả Ngo Văn Nhân cho rằng "ý thức pháp luật là cơ

sở, tiễn dé cho sự hình thành thái độ, tình cảm, niém tin đối với pháp luật của côngchúng - điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triển dư luận xã hội về cácvan đề pháp luật" [89, tr 68] Day là cơ sở cho chúng tôi kế thừa khi nghiên cứu vaitrò của YTPL đối với một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội Vé vai trò của

YTPL đối với việc xây dựng dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, tác giả Lê

Xuân Huy cho rằng YTPL cải tạo tâm lý, thói quen lạc hậu ở nông thôn hiện nay;hướng đến "pháp luật hóa, chế định hóa" phương châm "dan biết, dân ban, dân làm,dân kiểm tra" Về vai trò của YTPL đối với đời sống xã hội, tác giả Nguyễn MinhĐoan (phân tích chỉ tiết nhất) cho răng YTPL có vai trò: phản ánh, nhận thức đời

sống xã hội; điều chỉnh hành vi của con người; góp phần xây dựng pháp luật; thực

hiện pháp luật; áp dụng pháp luật; xây dựng văn hóa pháp luật; gia tăng hiệu quảpháp luật Mặc dù còn là sự xem xét vai trò của YTPL một cách chung chung, nhưng

từ quan điểm của tác giả, có thể kế thừa được cách thức xem xét, đánh giá được vai

trò của YTPL đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

1.2 TINH HÌNH NGHIÊN CUU VE VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ MOTSÓ ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp- Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp ở nước ngoài:

Sau thời kỳ các công ty phát huy lợi thế so sánh bằng sức mạnh cạnh tranhđộc quyền, tiếp đó là sức mạnh tài chính, trình độ marketing thì hiện nay sức mạnh

trên thị trường của doanh nghiệp thê hiện ở những giá trị VHDN Cùng với sự hình17

Trang 18

thành và phát trién VHDN của các công ty thì việc nghiên cứu vấn dé này đã đượckhởi đầu vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX Thuật ngữ "văn hóa doanh nghiệp" đượcnêu ra vào những năm 70, sau đó tiếp tục được bồ sung, nghiên cứu sâu sắc Ở Mỹ và

các nước phương Tây Có thể kể tên các tác giả nghiên cứu về vấn dé này như:

Georges de Saite Marie - chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ; EdgarH.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức; Fons Trompennaars; Handy,Deal Các mô hình VHDN cu thé đã được đưa ra dé vận dụng vao việc xây dựng

VHDN Ví dụ: Charles Hampden Turner đưa ra mô hình văn hóa: gia đình, mô hình

văn hóa tên lửa dẫn đường; mô hình tháp Eiffel; mô hình văn hóa lò ấp trứng Những vấn đề về khái niệm VHDN và xây dựng VHDN còn được trình bày trong

các cuốn sách như: "Management" của Stenphen Paul Robbins, "Organizational

Culture" của tac giả Andrew Brown, "Organizatinonal Culture and Leadership" của

Edgar H.Shein (San Francisco, 1992), "Effective Management of Social Enterprises"của James Austin (Harvard University, 2006) Quan niệm về VHDN của các họcgiả phương Tây và Mỹ đã đi từ hiện tượng đến bản chất, vạch ra sâu sắc nội hàmkhái niệm VHDN, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu về khái niệm này nói riêng và

những vấn đề xoay xung quanh VHDN nói chung.

- Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp ở nước ta:

Trong bối cảnh phát triển KTTT thời kỳ đổi mới, xu hướng nghiên cứu vềVHKD, VHDN, văn hóa doanh nhân, đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh, tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp, văn hóa trong kinh tế nước ta đã được nhiều nhànghiên cứu khởi xướng Tuy nhiên, từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nhữngcuộc bàn luận xung quanh vấn đề này của giới học giả Việt Nam mới nở rộ trên các

sách, bao, tạp chí, website và chịu ảnh hưởng nhiều từ quan điểm của các học giả Mỹvà phương Tây.

"Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp" của GS.TS Nguyễn Thị Doan

-TS.Đỗ Minh Cương (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999) và "Van hóa kinh doanhvà triết lý kinh doanh" của Tién sĩ Đỗ Minh Cương do Nxb Chính trị quốc gia xuấtbản năm 2001 Trong các công trình này, các tác giả đề cập đến một khái niệm khá mớiở Việt Nam - triết lý kinh doanh, cũng như vai trò của nó Tác giả bàn luận toàn diện vai

trò của các nhân tố văn hóa trong kinh doanh, trong đó khang định: "Văn hóa kinh

doanh là một nguồn lực và cách thức phát triển kinh doanh bên vững" [24, tr 72].Theo tác giả, văn hóa đóng vai trò quan trọng quản trị doanh nghiệp Tác giả đưa ra

18

Trang 19

khái niệm, chỉ ra những điều kiện ra đời và cách thức tạo lập triết lý doanh nghiệpcũng như những điều kiện phát huy giới hạn của nó Đặc biệt, trong công trình này,tác giả có nghiên cứu về môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn của doanh

nghiệp cùng với sơ đồ về cau trúc của VHDN một cách chỉ tiết Có thể nói đây là tác

giả đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu một cách khá hệ thống về VHKD,VHDN ở nước ta Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của tác giả đã được giới nghiên

cứu sau này kế thừa, sử dụng khá phổ biến.

"Tịnh thân doanh nghiệp - giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt

Nam", Nxb Chính trị quốc gia xuất ban năm 2003 của Trần Quốc Dân Trong cuốnsách, tác giả bàn đến khái niệm "tinh thần doanh nghiệp" cũng như vai trò của nó.Tác giả khang định đây là nhân tô không thể thiếu của VHKD Đây là một hướng

nghiên cứu, tiếp cận vấn đề khá mới mẻ của tác giả Qua công trình, chúng tôi hiểusâu sắc hơn về các nhân tố cau thành VHDN.

Trong bài báo "Xáy dựng văn hóa doanh nghiệp - một doi hỏi khách quan vacấp bách ở nước ta hiện nay" đăng trên Tạp chí Thương mại số 15, 2005, tác giảVTX đã lý giải sự cần thiết khách quan của việc xây dựng VHDN ở nước ta hiện

nay, đồng thời tác giả cũng nêu ra thực trạng và một số giải pháp để xây dựng

VHDN ở nước ta Đây là một bài báo khá toàn diện khi đánh giá thực trạng VHDN

Việt Nam hiện nay Theo tác giả, VHDN có vai trò nâng cao hiệu quả kinh té, taohình ảnh tốt dep cho doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc văn minh Tác giảcũng khang định thực trang VHDN Việt Nam hiện nay là chưa được quan tâm, con

buôn gian bán lận, cá lớn nuốt cá bé Vì vậy, những vấn đề cấp bách cần giải quyết

là nâng cao năng lực người quản lý doanh nghiệp; hình thành văn hóa cho người lao

động; hoàn thiện khung pháp luật; hình thành tiêu chuẩn văn hóa công chức

Trước đó, tác giả Nguyễn Tan Việt đưa ra "7ưực trạng và một số giải pháp xây

dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam" trên Tạp chi Thương mại, số 11 năm 2005 dé

đi tìm những giải pháp thiết thực nhất cho việc xây dựng VHDN Việt Nam hiện nay.Theo tác giả, ở nước ta hiện nay đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vềVHDN Hau hết các doanh nghiệp chưa tạo cho mình được bản sắc riêng Tác giả cũngđề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về vấn

đề VHDN Từ những bài viết này, chúng tôi kế thừa được nhiều quan điểm của tác giả

như: về những nhân tố hình thành VHDN; sự cần thiết khách quan của việc xây dựngVHDN ở nước ta; những thực trạng VHDN Việt Nam; các giải pháp xây dựng VHDN.

19

Trang 20

"Sức hấp dẫn - một giá trị văn hóa doanh nghiệp" do Nxb Chính trị quốc giaxuất bản năm 2005 của Trần Quốc Dân Trong cuốn sách này, tác giả đi làm rõ kháiniệm VHDN và "sức hấp dẫn" của một doanh nghiệp Theo tác giả, "sức hấp dẫn" làmột giá trị của VHDN, vì vậy xây dựng VHDN là phải tạo nên được sức hấp của mộtdoanh nghiệp Ở đây, có thê kế thừa được khái niệm VHDN và khái niệm "sức hấpdan" từ một doanh nghiệp của tác giả.

Đề cập đến những điểm cần chú trọng trong việc xây dựng VHDN và thực

tiễn VHKD Việt Nam hiện nay, tập hợp những bài viết từ Hội thảo, PGS.TS Đào DuyQuát đã chủ biên cuốn "Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong quá trìnhhội nhập" được Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2007 Trong đó, tác giả đưa ramột số điểm cần lưu ý khi xây dựng VHDN: xây dựng và bảo vệ các giá trị truyềnthống trong VHDN; phát triển doanh nghiệp gắn với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh";không vì lợi nhuận mà xâm hại lợi ích quốc gia; bảo đảm an ninh, bí mật quốc gia.

"Quản lý giá trị và văn hóa doanh nghiệp", Tạp chí Nhà quản lý, số 66-2008của Nguyễn Mạnh Quân Trong bài viết, tác giả đã nêu ra vai trò của phương phápquản lý bằng giá trị, quản lý bằng VHDN Bài viết có sự kế thừa các công trình

nghiên cứu trước đây về phương pháp quản trị bằng văn hóa, tiếp tục cung cấp

những thông tin quan trọng về nội dung của VHDN.

"Doanh nghiệp doanh nhân và văn hóa" của Trần Quốc Dân, Nxb Chính trịquốc gia xuất ban năm 2008 Trong cuốn sách, tác giả luận giải về mối quan hệ giữadoanh nghiệp, doanh nhân với văn hóa Theo tác giả, VHDN có vai trò là nền tảng của

sự phát triển doanh nghiệp Vì vậy, xây dựng VHDN cần: xác định được hệ giá trị phù

hợp; lấy con người làm trung tâm; thị trường mang tính quyết định; đạo đức là quantrong; lay tinh thần trách nhiệm xã hội làm căn cứ Do đó, điểm mới có thé kế thừađược của tác giả là luận giải về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và văn hóa trong KTTT.

"Văn hóa doanh nghiệp - một số van dé và giải pháp" của Tiên sĩ Đỗ Minh

Cương - Tạp chí Lý luận chính trị số 7 - 2009 Trong bài viết này, tác giả nêu ra thựctrạng VHDN ở Việt Nam hiện nay Ở đây, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp xâydựng VHDN ở nước ta.

Tác giả Nguyễn Thi Linh cũng bàn sâu về VHDN qua bài "Cấu tric văn hóa

doanh nghiệp" trên Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 2 năm 2009 Đây là bài viết tiếp

tục bàn luận về những nội dung của VHDN, đặc biệt là về mặt cấu trúc Theo tác giả,VHDN gồm 4 nhóm yếu tố: nhóm yếu tổ giá trị; nhóm yếu tố chuẩn mực; nhóm

20

Trang 21

phong cách quản lý doanh nghiệp; nhóm yếu tố hữu hình Vì vậy, có thê tiếp thunhững nội dung này khi nghiên cứu cấu trúc của VHDN.

Có thé nói bàn luận trực diện về van đề này là cuốn "Văn hóa doanh nghiệp"của Tiến sĩ Đỗ Thị Phi Hoai, Nxb Tài chính xuất bản năm 2009 và cuốn "Văn hóadoanh nghiệp" của Tiến sĩ Trần Thị Vân Hoa, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân xuấtbản năm 2009, cuốn "Van hóa doanh nghiệp" của PGS.TS Trần Nhoãn do NXB Dai

học Quốc gia xuất ban năm 2009 Trong những giáo trình này các tác giả đi vào bansâu về khái niệm, vai trò, các nhân tố hình thành, hình thức biểu hiện, phân loại và sựcần thiết xây dựng VHDN trong điều kiện Việt Nam Đặc biệt, các tác giả thườngphân tích lại các mô hình VHDN của các học giả Mỹ và phương Tây.

Theo tác giả Trần Thị Vân Hoa, VHDN thể hiện 3 mối quan hệ chủ yếu:quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài, mối quan hệ giữa con người và

công việc; mối quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp VHDN có 9 đặc

trưng Kế thừa quan điểm của các công trình trước đó, tác giả cũng phân tích các yếutố cơ bản tạo thành VHDN từ các phương diện: từ phương diện nhóm yếu té giá trị;từ phương điện nhóm yếu tố chuẩn mực; từ phương diện nhóm yếu tô môi trường và

phong cách quản lý; từ nhóm yếu tố hữu hình Tác giả cũng đi phân tích 5 chức năng

(chỉ đạo, ràng buộc, liên kết, khuyến khích, lan truyền) và các mô hình của VHDN.

Tác giả cũng vạch ra các bước xây dựng VHDN, những phương hướng và giải phápxây dựng VHDN Việt Nam hiện nay bao gồm: lẫy con người làm gốc; hướng tới thị

trường; coi trọng khách hàng Trong tài liệu của mình, tác giả Đỗ Thị Phi Hoài

phân tích chị tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN, các giai đoạn

hình thành VHDN, các biéu hiện của VHDN và các mô hình VHDN

Từ các tài liệu trên, chúng tôi có thé kế thừa một cách có hệ thống những nội

dung về VHDN phục vụ cho việc nghiên cứu về vấn đề này Tuy nhiên, theo chúngtôi, hạn chế của các tài liệu trên là chưa chỉ ra được một cách đầy đủ các nhân tố hình

thành VHDN cũng như đưa ra mô hình cấu trúc VHDN một cách dé hiéu nhất.

Luận án tiễn sĩ Triết học của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010) "Vấn đề văn hóakinh doanh ở nước ta hiện nay" cũng đề cập đến việc phân biệt VHKD và VHDN,

trên cơ sở đó cho chúng ta thấy được rõ VHDN cũng như những giải pháp xây dựng

VHKD gắn với xây dựng VHDN.

Một số cuốn sách gần đây đã tiếp tục nghiên cứu về van đề VHDN: Trongcuốn "Văn hóa doanh nghiệp" của Nguyễn Duy Chinh - Phạm Văn Quây do NXB

21

Trang 22

Lao động xuất bản năm 2009, hầu hết nội dung cuốn sách là các tình huống cụ thể đểgóp phần cho các doanh nghiệp tham khảo, rút ra kinh nghiệm cho việc xây dựngVHKD, đặc biệt là nghệ thuật marketing Một số cuốn sách bàn về VHDN ở mộtgiác độ nhất định, trong mối quan hệ với các nhân tố khác như: "Đạo đức kinh doanhvà văn hóa doanh nghiệp" của GS.TS Bùi Xuân Phong, NXB Thông tin và Truyềnthông - 2009 Cuốn sách luận giải về mối quan hệ giữa VHDN với đạo đức kinhdoanh Từ cuốn sách, có thể tham khảo được quan điểm của tác giả về đạo đức kinh

doanh và VHDN.

"Văn hóa kinh doanh" của PGS.TS Dương Thị Liễu, nhà xuất bản Đại họcKinh tế quốc dân, 2009 Đây là cuốn sách nghiên cứu một cách toàn diện về VHKD,

trong đó có đi sâu về các nội dung: VHDN, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh

nhân Tác giả đánh giá tác động tích cực của VHDN là: tạo nên phong thái của

doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác; tạo nên lựchướng tâm cho toàn doanh nghiệp; khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế Từ giáotrình nay, chúng tôi có thé kế thừa được quan điểm của tác giả về VHDN, thực trạngVHDN ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, han chế của tải liệu là vẫn chưa đưa ra đượcquan niệm thật cụ thể về cầu trúc VHDN.

"Van hóa doanh nhân - ly luận và thực tién" do nhà văn Lê Luu chủ biên.Tác giả viết về văn hóa doanh nhân Việt Nam - gắn với hình ảnh của nhiều doanhnhân Có thé sưu tầm được nhiều tư liệu của nha văn khi đánh giá về thực trạng vănhóa doanh nhân Việt Nam.

"Văn hóa doanh nghiệp nên tảng phát triển kinh tế doanh nghiệp thời kỳ

2010 - 2020 lý luận và thực tiễn phương Đông, phương Tây" của PGS.TS Lê DoãnTá do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2010 Tác giả đã nêu quan điểmcủa Đảng ta về VHDN cũng như vai trò, giải pháp xây dựng VHDN trong công cuộc

đổi mới hiện nay Ở đây, có thể kế thừa được quan điểm của tác giả về vai trò của

VHDN dựa trên quan điểm của Đảng về văn hóa hiện nay Tuy nhiên, hạn chế củatác giả là đề cập khá sơ sài quan niệm phương Đông về VHDN và các nhân tố ảnh

hưởng, tác động đến VHDN.

"Nhân cách doanh nhân và văn hóa doanh nhân Việt Nam" của PGS,TS ĐỗMinh Cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 Đây là cuốn sách chuyên khảonghiên cứu về cau trúc của nhân cách doanh nhân va văn hóa doanh nhân - một bộphận của VHDN Qua đó, có thể kế thừa được nhiều tư liệu khi nghiên cứu về VHDN.

22

Trang 23

"Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổimới, hội nhập quốc tế" do tác giả Phùng Xuân Nhạ chủ biên được Nxb Chính trị

quốc gia xuất bản năm 2011 Trong công trình này, các tác giả nghiên cứu toàn diện

về VHKD, nhân cách doanh nhân và VHDN Trong đó, các tác giả có đầy đủ kết quakhảo sát về VHDN ở nước ta Qua công trình này, có thé kế thừa được nhận định củacác tác giả khi đánh giá thực trạng xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay.

"Tinh than doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập" do PGS, TS Hoàng VănHải (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012 làm rõ cấu trúc của yếu tốtinh thần doanh nghiệp nói chung và tinh thần doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.Trong cuốn sách này, các tác giả khăng định triết ký kinh doanh, động cơ kinhdoanh, bản lĩnh quản trị là những yếu tố cấu thành tinh thần doanh nghiệp - nhữngnhân tố này tạo nên VHDN Đây là góc nhìn VHDN riêng của tác giả bằng cách điphân tích một yếu tố đặc thù của VHDN.

Hiện nay, một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về VHDN Việt Nam.Vị dụ như luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nộicủa Phan Đức Tú với đề tài "Một số giải pháp xây dựng, thực hành và phát triển văn

hóa doanh nghiệp tại ngân hang dau tư và phát triển Việt Nam"

1.2.2 Một số đánh giá chung

Nhìn chung, có thể thấy nghiên cứu về VHDNở Việt Nam có đặc điểm:

Thứ nhất, các tác giả (theo các phương pháp tiếp cận khác nhau) đi vào

nghiên cứu một cách chi tiết những nội dung của VHDN, đặc biệt là những biểu hiệnvà các mô hình VHDN (để tham khảo và lựa chọn cho việc vận dụng) trên cơ sở có

sự kế thừa quan điểm về VHDN của các học giả nước ngoài Giá trị của các côngtrình là đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về VHDN, cấu trúc của VHDN, các tiêuchí của VHDN Đây là vốn tri thức quý giá cho các công trình nghiên cứu sau này.

Về khái niệm VHDN: Các tác giả đưa ra quan điểm về VHDN theo các cách

diễn đạt khác nhau (Từ khái niệm VHDN của tổ chức ILO đến khái niệm của Marie,

H.Shein ) Ở Việt Nam, những nghiên cứu về VHDN còn rải rác, chưa mang tính hệthống nhưng đã đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục tìm tòi, đặc biệt là vấn đề VHDNViệt Nam Do đó, đã có nhiều định nghĩa, quan niệm về VHDN được giới học giảViệt Nam đưa ra (Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương, Trần Ngọc Thêm ) Mỗi quanniệm nhắn mạnh một khía cạnh của VHDN, trong đó các tác giả đều nhấn mạnh

23

Trang 24

yếu tố giá trị, niềm tin, tình cảm là nhân tố trung tâm của VHDN Trong quá trìnhnghiên cứu, chúng tôi nhận thay có thê ké thừa trực tiếp định nghĩa về VHDN của tácgiả Trần Thị Vân Hoa vì đây là một định nghĩa khá toàn diện trong việc chỉ ra nộihàm VHDN:

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây

dựng trong suốt quá trình tôn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở

thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vàohoạt động cua doanh nghiệp ấy Văn hóa doanh nghiệp chỉ phối tinh cam,

nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việctheo đuổi và thực hiện các mục dich dé ra [54, tr 16].

Về đặc trưng của VHDN: Có tác giả cho rang VHDN có 9 đặc trưng Có tácgiả quan niệm VHDN gồm 4 đặc trưng Ở đây, chúng tôi dựa theo cách phân tích củatác giả Đỗ Thị Phi Hoài - cho rằng VHDN gồm các đặc trưng: tính khách quan, tínhquy phạm tập thẻ, tính kế thừa bền vững, tính chủ quan.

Về cấu trúc của VHDN: Hầu hết các tác giả đều kế thừa quan điểm của

H.Schein về biểu hiện của VHDN ở 3 cấp độ Chỉ có tác giả Đỗ Minh Cương chorằng: "VHDN = môi trường văn hóa của doanh nghiệp + hệ thống các giá trị củadoanh nghiệp + các nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp".

Về vai trò của VHDN: Các tác giả đều đánh giá sát thực vai trò của VHDNnhư: tạo bản sắc cho doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt, đem lại lợi thế cạnh tranh,giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Trong đó, tác giả Trần Quốc Dân chỉ ra

VHDN có 9 vai trò cơ bản đối với doanh nghiệp

V các mô hình VHDN: Hạn chế là đa sô các tác giả đều có cách phân tích và

trình bày khá giống nhau khi đề cập đến các dạng VHDN và mô hình VHDN Các

tác giả đều kế thừa hoặc trình bay lại các quan điểm về mô hình VHDN của các học

giả phương Tây.

Đo lường VHDN: Thậm chí các tác giả còn chỉ ra cách thức đo lườngVHDN Tác giả Trần Quốc Dân cho răng đo lường VHDN trên cơ sở: sự nhận thức

của các thành viên trong doanh nghiệp; thấy được tầm quan trọng của nhóm; lay con

người làm trung tâm; sự thống nhất trong doanh nghiệp; sự tự điều khiển; mức độ

chấp nhận thách thức.

Về tinh tat yếu và thực trạng xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay: Các tácgiả như Nguyễn Tan Việt, VTX, Dương Thị Liễu, Trần Thi Vân Hoa đều đề cập.

24

Trang 25

Nhưng có thé nói, cuốn "Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Namtrong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế" (Phùng Xuân Nha chủ biên) đã có những kếtquả điều tra mới nhất về thực trạng VHDN Việt Nam hiện nay Các tác giả đã kết

luận rằng "các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng

của văn hóa doanh nghiệp Tuy nhiên, van dé này vẫn được cho là "xa xi" Vì vậy,văn hóa doanh nghiệp Việt Nam phần lớn mới dừng lại ở cấp độ 1- tạo dựng các yếuto hữu hình" [87, tr 202].

Mặc dù mang lại nhiều giá trị nhưng hạn chế của các công trình kể trên làtính logic, hệ thống của việc nghiên cứu về VHDN chưa cao.

Thứ hai, các tác giả nghiên cứu VHDN trong quan hệ với VHKD, đạo đứckinh doanh, văn hóa doanh nhân, kinh doanh quốc tế Đôi khi các tác giả còn đồngnhất VHDN với các khái niệm trên.

Về mối quan hệ giữa VHDN với VHKD: Nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa haikhái niệm này, nhiều tác giả cho rằng VHDN là một bộ phận của VHKD (như tác giảNguyễn Thị Ngọc Anh) Cũng có tác giả cho rằng VHDN là VHKD của doanh

nghiệp theo nghĩa hẹp, còn hiểu theo nghĩa hoạt động của doanh nghiệp thì VHKD

trở thành VHDN (tác giả Đỗ Thị Phi Hoài).

Về mối quan hệ giữa VHDN với văn hóa doanh nhân: Có tác giả cho rằngvăn hóa doanh nhân là một bộ phận của VHDN Sự hình thành VHDN không thểthiếu được văn hóa doanh nhân Theo chúng tôi, đây là quan điểm đúng đắn.

Vé moi quan hệ của VHDN với triết lý kinh doanh: Tác giả Đỗ Minh Cươngtrình bay cụ thé về van dé này Theo tác giả, triết lý doanh nghiệp là nền tảng, cốt lõi

của VHDN.

Về moi quan hệ của VHDN với đạo đức kinh doanh: Nhiều tác giả cũngkhang định đạo đức kinh doanh là một bộ phận của VHDN (Nguyễn Thị Ngọc Anh).Ngược lại, nói VHDN là phải nói đến đạo đức kinh doanh của các nhà quản lý

doanh nghiệp.

Do mỗi công trình nghiên cứu có mục đích nghiên cứu riêng nên chưa có

công trình nào xem xét một cách toàn diện về các nhân tố hình thành VHDN cũngnhư mối quan hệ của VHDN với pháp luật, VHDN với YTPL trong đời sống xã hội.

Đây là mảnh đất trống cần tiếp tục khai phá, đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này

làm đê tai nghiên cứu.

25

Trang 26

1.3 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE MOI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC PHÁP

LUẬT VỚI ĐỜI SÓNG VĂN HOA VA VỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - MOT SO

ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.3.1 Tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với

đời sống văn hóa và với văn hóa doanh nghiệp

Nghiên cứu về vai trò của YTPL đối với đời sống văn hóa tinh than của xã

hội cũng như gián tiếp đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố pháp luật đến VHKD đã

được đề cập trong một sé công trình nghiên cứu như:

"Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam" của GS Vũ

Khiêu - PGS Thành Duy, Nxb Khoa học xã hội, 2000 Trong công trình này các tácgiả đã vạch ra lôgic xuyên suốt quá trình lịch sử dung nước, giữ nước ở Việt Namlà sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng "đức trị" và "pháp trị" Do đó, triết lýpháp luật và đạo đức thê hiện sâu sắc trong văn hóa truyền thống Việt Nam cũngnhư trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kết tỉnh trong tư tưởng HồChí Minh Cho nên, pháp luật cũng như YTPL có mối quan hệ biện chứng với đạođức, văn hóa - sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong triết lý phát triển của Việt Nam Từ côngtrình này, có thê kế thừa phương pháp luận khi phân tích về mối quan hệ giữa YTPL

với VHDN.

"Văn hóa pháp lý Việt Nam" của luật sư Lê Đức Tiết, Nxb Tư pháp, 2005.

Tác giả đã khăng định vai trò của YTPL là một trong 3 yếu tố hợp thành nền văn hóapháp lý của một quốc gia, do đó truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam biểu hiệnthông qua YTPL truyền thống của người Việt (YTPL của xã hội bình dân, YTPL của

tầng lớp sĩ phu, nhà nho) Ở đây, tác giả cũng cho thấy góc nhìn quan trọng về mối

quan hệ giữa pháp luật và văn hóa.

"Bàn về văn hóa tư pháp" của tác giả Đỗ Minh Cương trên Tạp chí Thôngtin Khoa học xã hội, số 4 - 2006 đề cập cấu trúc giá trị của văn hóa tư pháp cũng như

những đặc điểm của văn hóa tư pháp Đây là căn cứ để đưa ra các giải pháp xây dựng

văn hóa tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

"Y (hức pháp luật với việc nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ

đảng viên hiện nay" của Bùi Giang Nam, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3, 2007 đã chỉra vai trò của YTPL trong việc giải quyết các mối quan hệ chính trị, giai cấp ở nước

ta Đó là cơ sở cho việc nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ đảng viên Từ bai viết,

có thê kê thừa quan diém của tác giả vê môi quan hệ giữa YTPL với văn hóa.

26

Trang 27

"Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước nhìn từ góc độ phápiy" (Tạp chi Dân chủ và pháp luật, số 10, 2008) của PGS,TS Trịnh Đức Thao Bằngviệc phân tích việc xây dựng văn hóa công sở ở nước ta muốn đạt được mục tiêu đềra, thể hiện tính tự giác, tích cực thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật cũng

như có YTPL cao.

"Y thức pháp luật và văn hóa pháp luật" của tac giả Nguyễn Thị Hồi, Tapchí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 2/2008 đã khăng định mối quan hệ giữaYTPL với văn hóa pháp luật YTPL với các yếu tô cau thành nó là cơ sở dé xây dựngvăn hóa pháp lý Do đó, xây dựng một nền văn hóa pháp luật cần bắt đầu từ việc xâydựng YTPL.

"Về đặc thù văn hóa trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt

Nam" của tác giả Hoàng Thị Hạnh, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 12/2011.Tác giả đã chỉ ra những nét đặc thù trong văn hóa Việt Nam là lối sống trọng lệ hơn

luật, trọng tĩnh khinh lý Vì vậy, hương ước và luật tục đóng vai trò ảnh hưởng quan

trọng đến quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Từ bài viết, có thể tiếpthu được quan điểm của tác giả về vai trò văn hóa đối với pháp luật và nhà nước

pháp quyền.

Ngoài ra các công trình như: "Quan hệ tương tác giữa văn hóa pháp luật và

văn hóa quản ly" của Tiến sĩ Lê Thanh Thập; "Văn hóa pháp luật và những ảnhhưởng tới pháp luật ở Việt Nam" của Thái Vĩnh Thang; "Văn hóa pháp ly và nghệ

thuật áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội" của Lê Quốc Hùng: "Văn hóa pháp lý- dòng riêng giữa nguồn chung của văn hóa dân tộc Việt Nam" của Hoàng Thi Kim

Qué đều đề cập đến tầm quan trọng của công cuộc xây dựng nền văn hóa pháp lý,văn hóa pháp luật Việt Nam trong quá trình xây dựng văn hóa dân tộc ở bối cảnhmới và yếu tố YTPL là một nhân tố đóng góp vào quá trình này.

"Luật văn hóa doanh nghiệp" (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13 năm 2010)

của tác giả Đỗ Hữu Hải đã đi phân tích vai trò quan trọng của VHDN trong KTTT ởnước ta hiện nay Theo tác giả, VHDN có thể coi như một thứ "luật lệ", quy luật vôhình trong hoạt động kinh doanh mà các doanh nghiệp phải tuân theo nếu muốn tồntại và phát triển bền vững Hơn nữa, những luật lệ vô hình này là thước đo sự tương

quan về trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp thế giới.

"Pháp luật với lỗi sống theo pháp luật và văn hóa giao tiếp pháp lý" (NxbChính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013) của PGS TS Nguyễn Minh Đoan đã đề

27

Trang 28

cập đến vai trò của pháp luật và YTPL đối với việc xây dựng lối sống theo pháp luậtở Việt Nam hiện nay Lối sông theo pháp luật này là cơ sở dé đi đến xây dựng vănhóa giao tiếp pháp lý trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

1.3.2 Một số đánh giá chung

Trong thực tiễn KTTT, cùng với xây dựng nhà nước pháp quyền và xâydựng văn hóa ở nước ta hiện nay, những vấn đề về YTPL, VHKD, VHDN đã vàđang được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu Trong đó, các tác giả đã đề

cập đến vai trò của văn hóa đối với pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và văn hóa;

quan hệ giữa đạo đức - văn hóa - pháp luật; văn hóa với nhà nước pháp quyền; YTPLvới văn hóa chính trị, xây dựng văn hóa pháp luật Từ đó, có thể thấy quan điểmcủa các tác giả về mối quan hệ giữa pháp luật, YTPL với văn hóa và các lĩnh vực

khác của đời sống xã hội có giá trị quan trọng cho các công trình nghiên cứu sau này.Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa với pháp luật: giá trị của các công

trình nghiên cứu là các tác giả đều thống nhất khăng định pháp luật có mối quan hệbiện chứng với văn hóa Cho nên, biểu hiện cụ thể mối quan hệ này là triết lý pháttriển, quản lý xã hội ở Việt Nam từ trước cho đến nay là sự nhất quán giữa đức tri và

pháp trị, cũng như sự xâm nhập của văn hóa vào pháp luật dé hình thành nên những

loại hình văn hóa mới như: văn hóa pháp lý, văn hóa pháp luật, văn hóa tư pháp, văn

hóa nhà nước pháp quyên Mặc dù vậy, nghiên cứu về mối quan hệ giữa YTPL vớivăn hóa chỉ được các tác giả gián tiếp bàn tới vì vậy có rất ít tác giả đề cập một cáchtrực diện (chẳng hạn tác giả Lê Đức Tiết, trên cơ sở luận giải về cấu trúc của văn hóa

pháp luật đã chỉ ra vai trò của YTPL với tính cách là một bộ phận của văn hóa pháp

luật Tác giả Nguyễn Minh Đoan coi YTPL là yếu tố xác lập, thúc đây hoặc kìm hãmlối sống theo pháp luật - lối sống có văn hóa).

Luật hóa văn hóa doanh nghiệp là quá trình tác giả thé hiện mong muốn các

doanh nghiệp tự giác xây dựng và tuân thủ các chuẩn mực VHDN như một thứ luậtbất thành văn Đây là vấn đề được đề cập khá mới mẻ trong nghiên cứu lý luận ởnước ta hiện nay Tuy nhiên, tác giả lại chưa đi làm rõ nguyên nhân, điều kiện, các

yêu tố ảnh hưởng cũng như nội dung và giải pháp dé có thé "/uật hóa văn hóa doanh

nghiệp" ở Việt Nam hiện nay.

Mối quan hệ của YTPL với đời sống văn hóa được đề cập đến trong cáccông trình nghiên cứu thé hiện kết tinh ở văn hóa pháp lý Hầu hết các tác giả đều coiYTPL là yếu tố quan trọng góp phần hình thành, xây dựng và phát triển văn hóa

28

Trang 29

pháp lý, văn hóa pháp luật, hệ thống pháp luật cũng như thực hiện pháp luật (trừ mộtvài tác giả nghiên cứu trực tiếp) Điểm không thống nhất giữa các tác giả là do mụcđích nghiên cứu khác nhau cho nên có tác giả nghiên cứu nhiều về quan hệ giữa pháp

luật, YTPL với đạo đức, có tác giả nghiên cứu nhiều về văn hóa tư pháp Cho nên,

có ít công trình làm nôi bật lên vị trí, vai trò của YTPL đối với các lĩnh vực của vănhóa cũng như kết quả của sự giao thoa này Bàn về mối quan hệ giữa YTPL vớiVHDN cũng như phát huy vai trò của YTPL trong việc xây dựng VHDN thì chưa có

một công trình nào đề cập đến (ké cả đề cập một cách gián tiếp), vì vậy đây là lĩnh

vực mới mẻ, cần được quan tâm nghiên cứu.

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, nghiên cứu về YTPL trong các công trình từ trước cho đến nay củacác tác giả thường khá thống nhất với nhau khi định nghĩa và vạch rõ nội hàm YTPL,

trong đó đã có những bước phát triển bổ sung cho nội hàm khái niệm YTPL Ngoài

ra, các tác giả cũng khá thống nhất nhau khi nghiên cứu mối quan hệ, vai trò củaYTPL đối với đời sống xã hội Vì vậy, đây là hướng nghiên cứu cho các công trìnhsau này tiếp tục bổ sung, tim tòi, khắc phục những khoảng trống của các công trình

trước đó trong lĩnh vực này Nghiên cứu về VHDN ở nước ngoài và Việt Nam cũng

đã chỉ ra quá trình các tác gia đi làm rõ khái niệm VHDN từ các khoa học khác nhau,

trong đó đặc biệt là làm rõ cau trúc, chức năng, đặc trưng, vai trò, mô hình củaVHDN Nhìn chung, khái nệm VHDN đã được phân tích một cách toàn diện, trongđó các tác giả đều coi VHDN là "động luc" cho sự phát triển doanh nghiệp hiện nay.

Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa VHDN với kinh tế, môi

trường kinh doanh, phương pháp quản trị doanh nghiệp,VHKD, đạo đức kinh doanh,

chính sách kinh tế Nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa YTPL với VHDNcũng như vai trò của YTPL trong việc xây dựng VHDN mới chỉ được gián tiếp đềcập đến trong một vài công trình nghiên cứu, khá rời rạc, mờ nhạt Do đó, nghiên

cứu về mối quan hệ giữa hai lĩnh vực trên có thé coi là mảnh đất khá mới mẻ, cần

được tiếp tục nghiên cứu từ góc độ các khoa học khác nhau trong thời gian tới.

29

Trang 30

Chương 2

VAI TRO CUA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÂY DUNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - MỘT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN

2.1 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.1.1 Văn hóa doanh nghiệp

* Vé khái niệm văn hóa

Đã có rất nhiều quan niệm về văn hóa trong các công trình nghiên cứu trênthế giới cũng như ở Việt Nam từ trước cho đến nay Theo thống kê của Kroeber vàKluekholn, hai nhà nghiên cứu người Đức từ năm 1952, trong bài viết "Văn hóa,nhìn lại các quan niệm và định nghĩa" thì trên thé giới đã có 164 định nghĩa về vănhóa va chia làm 6 loại chính Văn hóa là khái niệm có ngoại diên rộng và được xemxét trên nhiều bình điện khác nhau Văn hóa cũng có thé được xem xét từ hình thứcbiểu hiện đến phạm vi, hệ thống - cấu trúc, chủ thé sở hữu, đối tượng tác động, chiềudài lich str Theo quan niệm phương Tây, văn hóa (tiếng La tinh Cultus, tiếng Anhlà Culture, tiếng Đức là Kultur) nghĩa là sự trồng trọt (trồng trọt cây trái và trồng trọttinh thần) Trong quan niệm phương Tây về sau này, văn hóa được mở rộng vào lĩnh

vực tri thức, hoc van Tại lễ phát động Thập ky thế giới phát triển văn hóa tại Paris,UNESCO đã định nghĩa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống

động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đangdiễn ra trong hiện tại " [11, tr 29] Cac học giả phương Tây như: Wilhelm Ostwald,

Geert Hofstede, Rober Weber, Czinkota đều đưa ra các quan niệm về văn hóa vớicác cách tiếp cận khác nhau Vi dụ Wilheim Ostwald khang định "chứng ta gọi

những gì phân biệt giữa con người với động vật là văn hóa"; còn E.Heriot thì cho

rang "Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên lang di - đó là văn hóa":Hofstede quan niệm văn hóa như một "chương trinh tu duy tập thể"

Quan niệm phương Đông cho rang văn hóa chính là "nhdn hóa" hay "nhân

văn hóa", là cai đẹp, văn minh, sự lịch thiệp trong mối quan hệ giữa con người Từ

đó, văn hóa được phát triển vào trong các lĩnh vực của đời sống tinh thần (tập quán,phong tục, lễ hội ) Ở nước ta, khái niệm văn hóa bắt nguồn từ khái niệm văn hiến,xuất hiện trong tác pham "Binh Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi - biểu hiện vị thế vànhững giá trị truyền thống, trường tồn của dân tộc Học giả Đào Duy Anh được coi là

người dau tiên đưa ra ý niệm về văn hóa trong cuôn "Việt Nam văn hóa sử cương".

30

Trang 31

Ong khang định văn hóa chi chung các phương diện sinh hoạt của loài người - "vănhóa tức là sinh hoạt" Từ dién Tiếng Việt năm 2002 cũng định nghĩa văn hóa theo 5nghĩa, trong đó văn hóa thiên về giá trị tỉnh thần, kiến thức, trình độ.

Quan niệm mácxít xem xét văn hóa là kết tinh hoạt động có ý thức của conngười Con người trong hoạt động sống đã sáng tạo ra "hiên nhiên thứ hai" theo quyluật của cái đẹp Văn hóa có nguồn gốc "từ lao động, hiện ra như một nhiệm vụ thựctiễn biến đối các quan hệ qua lại giữa con người với thé giới và giữa con người với

nhau" [60, tr 9] Theo ý nghĩa đó, văn hóa gắn với hoạt động sản xuất xã hội và biểu

hiện tinh chủ thé của con người, là tong hợp các giá trị vật chất va tinh than do conngười sáng tạo ra, là phương thức, phương pháp mà con người sử dụng nhằm cải tạotự nhiên, xã hội và giáo dục con người.

Kế thừa quan điểm mácxít về văn hóa, sau này các nhà văn hóa lớn của dântộc như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng đều đưa ra những quan niệmsâu sắc về văn hóa Hồ Chí Minh khăng định: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằmthích ứng những nhu cau đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [81, tr 431].

Đây là nền tảng tư tưởng cho đường lỗi về văn hóa của Đảng Cộng sản Việt

Nam Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóaVII (1993), Dang ta đã khang định: "Văn hóa là nên tảng tinh than của xã hội, mộtđộng lực thúc day sự phat triển kinh tế - xã hội, dong thời la một mục tiêu cua chu

nghĩa xã hội".

Tóm lại, có nhiều quan niệm về văn hóa, tuy nhiên dé nghiên cứu về VHDNcũng như mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chúng tôi sử dụng định nghĩa củaGS TSKH Trần Ngọc Thêm: "Van hóa là hệ thong hữu cơ các giá trị vật chất và

tinh than do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn,

trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [126,

tr 25] và cách hiểu của Czinkota coi "Văn hóa là một hệ thống những cách ứng xửđặc trưng cho các thành viên của bat kỳ một xã hội nào Hệ thống này bao gém moivan dé, từ cách nghĩ, nói, làm, thói quen, ngôn ngữ, sản phẩm vật chất và những tình

cảm - quan điểm chung của các thành viên đó" [theo 3, tr 11] Theo chúng tôi, hai định

nghĩa này đã làm rõ nội hàm khái niệm văn hóa ở các phương diện: Thứ nhất, các tác

giả đã vạch ra van hóa là giá tri vật chất và tinh thần được sáng tạo ra từ mối quan hệ

giữa con người với con người, gitta con người với môi trường tự nhiên, trong đó con

31

Trang 32

người là chủ thể Thứ hai, các tác giả đã chỉ rõ văn hóa được biểu hiện bằng hệ thốngnhững cách hành xử chung cho mọi thành viên của bat kỳ tổ chức xã hội nao.

Như vậy, có thể khăng định văn hóa là sự kết tinh tạo thành những giá trịChân - Thiện - Mỹ của con người Ngày nay, văn hóa được khang định là "động lực của

sự phát triển xã hội": là "linh hồn và hệ điều tiết sự phát triển": "mục tiêu của sự pháttriển quốc gia" Do đó, chúng ta cần thay được những giá trị văn hóa cũng như biểu

hiện cụ thể của các yếu tố văn hóa của các tô chức (trong đó có cả các doanh nghiệp)được biểu hiện ra thông qua mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng,dựa trên nền tảng các hoạt động vật chất, biểu hiện những cách ứng xử cũng như quanđiểm, cách nghĩ, thói quen, ngôn ngữ chung của tô chức Quá trình này có thể đạt được

những tang bậc sâu hơn khi các tổ chức sản sinh các giá trị vật chat và tinh than - giá trịvăn hóa Đây chính là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu về VHDN trong phạm vi của đề tài.

* Khải niệm văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp "là tô chức kinh tế có tên riêng, có tải sản, có trụ sở giao dịchén định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thựchiện các hoạt động kinh doanh" [105, tr 2] Doanh nghiệp cũng được coi là "một xã hội

thu nhỏ" [57, tr L7] có giá trị văn hóa riêng Thông qua các hoạt động kinh doanh, doanh

nghiệp biểu hiện ra các hành vi văn hóa và sản sinh ra các sản phâm văn hóa Mặt khác,cũng chính nhờ các hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp biết sử dụng sức mạnh củacác yếu tố văn hóa Điển hình như những công ty của Nhật Bản và Mỹ như Sony,Toyota, Matsushita.Microsoft, Ford, Apple, Boeing, IBM Thậm chí những công tynay đã làm "thay đồi" cả thé giới Vì vậy, quan niệm ở đâu có hàng hóa của Nhật Banthì ở đó có người Nhật, cũng như quan niệm của người Mỹ - "sống dé làm việc chứkhông phải làm việc dé sống" thé hiện nét phong cách kinh doanh riêng của mỗi quốc

gia (đây là động lực cho các công ty như: MC Donald’s, Tập đoàn CBS, hãng tin

CNN nhanh chóng chiếm thị phần lớn trên thế giới) Tác giả Paul Temporal, trongcuốn sách "Bi quyết thành công những thương hiệu hàng đầu châu A" đã khang định:ngày nay nhiều công ty châu Á giờ đây tập trung vào thương hiệu (biểu hiện VHKD)như một hoạt động nền tảng để thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất - kinh doanh.

Có thé khẳng định VHDN hình thành trên cơ sở thực tiễn hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp cho phù hợp với nhu câu, lợi ích xã hội nhằm tạo ra

những giá trị xã hội phổ biến: Chân - Thiện - Mỹ Như ở chương 1 đã trình bày, từtrước đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về VHDN Trên cơ sở phân tích, kếthừa những định nghĩa đó chúng tôi cho rằng: VHDN là những giá trị vật chất và

32

Trang 33

tinh than do doanh nghiệp sáng tạo ra, tiếp thu,chọn lọc, nuôi dưỡng trong suốt quátrình tôn tại và phát triển, chỉ phối nhận thức và cách thức hành động của các thànhviên trong doanh nghiệp, vì mục tiêu phát triển bên vững của doanh nghiệp và xã hội.

Hiện nay, hau hết các nhà nghiên cứu khi xem xét cấu trúc và các cấp độ của

VHDN đều sử dụng quan điểm của H.Schein vì đây là cách phân chia thuyết phục

nhất trong giới nghiên cứu Theo H.Schein VHDN được chia thành 3 cấp độ:

+ Cap độ thứ nhất bao gồm những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanhnghiệp - Artifacts Chúng ta có thé nhìn thấy, nghe thay, cảm thấy những hiện tượngnày như: logo, kiến trúc, cách bài trí nội thất, nghi thức, bài hát, slogan Như vậy,những sản phẩm hữu hình này cũng bao gồm các sản pham hang hóa, máy móc, thiếtbị, đồ vật của công ty hoặc hành vi của nhân viên công ty - cách ứng xử, trang phục

và bao gồm cả hệ thống các quy định, phương thức tô chức hoạt động của doanh nghiệp.

+ Cấp độ thứ hai (Những giá trị được chấp nhận - Espoused Values) - haygọi là những yếu tố vô hình của công ty Những yếu tố này cần phải được nhận thức ởmức độ cao Những yeu tố này được lãnh đạo đề ra, được mọi người chia sẻ như: ngôn

ngữ, chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp, tầm nhìn hay những tư tưởng, triết lý được lãnh

đạo doanh nghiệp xây dựng và truyền bá Cấp độ này đòi hỏi doanh nghiệp thực sựtrở thành một cộng đồng văn hóa tinh thần, với nhiều ban sắc riêng khác biệt.

+ Cấp độ thứ ba (Những quan niệm, giá trị chung - Basic Underlying

Assumptions) - đây là sự kết tinh những nhân tố văn hóa ở cấp độ 1 và 2, là chiều sâucủa văn hóa một công ty Trải qua thời gian áp dụng, những quy định, quy tắc, triết lý, tưtưởng trở thành niềm tin, thông lệ và quy tắc ứng xử chung mà mọi thành viên đều

thám nhuan - trở thành "những giá trị được chấp nhận" Những giá trị này lặp lại trong

các thành viên, trong toàn doanh nghiệp và trở thành giá trị thực tiễn Do đó, khi bước

vào cộng đồng doanh nghiệp, một nhân viên có thé khoác lên minh bản sắc văn hóa

riêng có, đặc biệt là sẽ mang những giá trị chung của công ty Những giá trị này được

cho là hiển nhiên, nếu một thành viên công ty không tuân theo sẽ bị coi là "ngoạiđạo" và bị sa thải tự nhiên Những giá trị chung hướng dẫn, mách bảo các thành viêncông ty nhận thức, suy nghĩ về mọi thứ xung quanh, Do đó những giá tri, quan niệmchung này được chấp nhận một cách tự nhiên và rất ít biến động [theo 70, tr 260].

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi vừa sử dụng cách phân chiacác cấp độ của VHDN theo quan điểm trên đồng thời cho rằng nội dung VHDN biéuhiện ở 4 thành tố cơ bản:

33

Trang 34

Thứ nhất, VHDN biêu hiện cụ thê ở trình độ văn hóa của các chủ thể doanh

nghiệp Lãnh đạo doanh nghiệp cũng như người lao động của doanh nghiệp có văn

hóa có thể tạo nên một cộng đồng văn hóa trong sự tương tác tích cực Trình độ vănhóa của các chủ thé thé hiện cụ thé trong trình độ tri thức về các lĩnh vực, khả năngứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh, học van, tinh thần doanhnghiệp, động cơ kinh doanh, lối hành xử trong kinh doanh, triết lý kinh doanh củacác chủ thé doanh nghiệp Khi lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ văn hóa, có thé đưara các phương án tổ chức, sắp xếp công ty cũng như các phương tiện phục vụ hoạtđộng kinh doanh, tạo nên các yếu tố hữu hình của doanh nghiệp Lãnh đạo doanhnghiệp và nhân viên có văn hóa sẽ biết sang tao các quy tắc ứng xử, tư tưởng, đạođức nghề nghiệp, nghỉ lễ tạo thói quen, truyền bá và xác lập những chuẩn mực đótrong mọi hoạt động của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp trở thành một cộng đồng

văn hóa Hơn nữa, khi lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên có văn hóa thì những giá

tri ngam định chung sớm được xác lập và có giá trị thực tiễn cao Đối với người laođộng trong doanh nghiệp, trình độ văn hóa cho phép họ thấu hiểu các giá trị cốt lõicủa công ty, cam kết chặt chẽ với giá trị cốt lõi, biết kiểm soát hành vi theo giá trị cốtlõi và khả năng rời bỏ công ty khá thấp Cho nên, có thé khang định chủ thể doanhnghiệp có văn hóa biểu hiện ra ở việc tạo ra các sản phẩm hữu hình cùng các yếu tốvô hình, ngầm định cũng như sự tự giác thực hiện, bảo vệ và phát triển những giá trị đó.

Thứ hai, VHDN được tạo thành từ một môi trường doanh nghiệp văn hóa Cong

đồng văn hóa nay được tạo nên từ những mối quan hệ được xây dựng theo hướng tiếnbộ, phù hợp với các chuẩn mực văn hóa chung của xã hội Hơn nữa, môi trường VHDNđược tạo dựng trên cơ sở lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên biết xây dựng doanhnghiệp mang những yếu tô văn hóa hữu hình và vô hình Do đó, từ cảnh quan, trụ sởcông ty, cách thức bài trí nội thất, kiến trúc công ty, logo, slogan, trang phục, màu sắc,ngôn ngữ, các an phẩm của công ty đã phan ánh VHDN của công ty đó Ngoài ra,nhưng yếu tố như: phong cách quản lý, giao tiếp, thói quen, nghỉ lễ, truyền thống, cácgiá trị chung sớm được hình thành và phát triển Biểu hiện quan trọng nhất của mộtdoanh nghiệp có môi trường văn hóa là hành vi ứng xử giữa các thành viên trong cộngđồng doanh nghiệp Lối hành xử đẹp giữa các thành viên là cơ sở đề bảo vệ và phát triển

các giá trị doanh nghiệp cũng như sáng tạo những phong tục, thói quen, nghỉ lễ, biểu

tượng, giá trị mới cho doanh nghiệp Như vậy, một công ty có môi trường văn hóa sẽcho phép cảm nhận được không gian hữu hình cũng như các yếu tố vô hình xungquanh, trong đó biểu hiện trung tâm là lỗi hành xử giữa các thành viên trong công ty.

34

Trang 35

Thứ ba, biêu hiện của doanh nghiệp có văn hóa là doanh nghiệp sáng tạo racác sản phâm mang đến những giá trị văn hóa cho xã hội, góp phan tạo nên sự bềnvững của doanh nghiệp và xã hội Những sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra vừa mangbản sắc văn hóa riêng (thương hiệu) vừa chứa đựng những giá trị văn hóa chung củanhân loại Những sản pham do doanh nghiệp tạo ra chính là những yếu tố văn hóahữu hình của doanh nghiệp (hàng hóa, ấn pham, logo, trang phục, bài hát ) cùngnhững sản phẩm vô hình (phong tục, truyền thống, nghỉ lễ, niềm tin, giá trị ) Chủthé doanh nghiệp là người khởi xướng dé tạo ra những giá trị này Mặt khác, nhânviên doanh nghiệp là động lực thực hiện và phát triển những sản phẩm văn này.

Thứ tw, VHDN kết tinh ở sự hình thành triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõicủa doanh nghiệp Triết lý và những giá trị này phù hợp với các giá trị văn hóa chung

của nhân loại Triết lý và giá trị doanh nghiệp có được phải trải qua quá trình ra đời,

tồn tại và phát triển của công ty mới có được chứ không phải là một sớm một chiềunhiều công ty đã đưa ra giá trị cốt lõi và giá trị kinh doanh Quan trọng hơn hết làtriết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi phải có giá trị thực tiễn cao Đây là kết tinh củanhững sản phẩm hữu hình cũng như các yếu tố vô hình mà các công ty đã có được.Giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh thắm nhuan trong từng sản phẩm và hoạt độngcủa mỗi thành viên công ty (an phâm, hàng hóa, ngôn ngữ, nội quy, nghỉ lễ, phong

cách quản lý ) Giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh phải luôn trở thành thước đo

trong thực tiễn kinh doanh của công ty Nói cách khác, thực tiễn kinh doanh của cáccông ty là cơ sở kiêm nghiệm chính xác giá trị và triết lý kinh doanh của công ty đó.Mặt khác, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh là cơ sở chỉ đạo xuyên suốt toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Như vậy, khi nghiên cứu khái niệm VHDN chúng ta cần phân biệt dé tránh

đồng nhất nó với các khái niệm như: VHKD, văn hóa doanh nhân, đạo đức kinh

doanh, triết lý kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (phụ lục 2).

VHKD được hiểu là "toàn bộ các nhân to văn hóa được chủ thé kinh doanhchọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắckinh doanh của chủ thể đó" [70, tr 23] Như vậy, VHKD là khái niệm có ngoại diễnkhá rộng, khi gắn với một hình thức tô chức doanh nghiệp thì nó được hiểu là VHDN(nghĩa formal); còn khi hoạt động của doanh nghiệp gan với những biểu hiện văn hóathì đó chính là VHKD (theo nghĩa action).

Văn hóa doanh nhân "là một bộ phận cốt yếu của văn hóa kinh doanh làtam gương và biểu hiện cua hệ thong giá trị chân - thiện - mỹ của doanh nhân trong hoạt

35

Trang 36

động kinh doanh và đời sống xã hội" [24 tr 46] Văn hóa doanh nhân là yếu tố nền tangcủa VHDN, đặc biệt là biéu hiện thông qua thé giới quan và phong cách của doanh nhân.

Đạo đức kinh doanh là "một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác

dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh

đoanh" [70, tr 163] Với chuẩn mực cơ bản là tính trung thực và tôn trọng con người,đạo đức kinh doanh là thước đo các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp Theo nghĩa hẹp, khi gan với chủ thể doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh làmột bộ phận của VHDN.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR)

được hiểu là doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bên vững, thông quaviệc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,

quyên lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triểncộng đồng theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã

hội Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là biểu hiện sâu sắc của những hành vivăn hóa của chủ thể doanh nghiệp Nói cách khác, trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp là biểu hiện ra bên ngoài của VHDN.

Triết lý kinh doanh, là "những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh

doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thểkinh doanh" [23, tr 201] Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp là cốt lõi củaVHDN, định hướng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong cả hoạt độngquản trị chiến lược nói chung cũng như quản lý nguồn nhân lực nói riêng.

- Đặc trưng cua văn hóa doanh nghiệp

Tinh hệ thong - giá trị - kết tinh ở triết lý kinh doanh và giá trị thương hiệucủa doanh nghiệp: Ngay khi mới hình thành, cộng đồng doanh nghiệp cũng đã sớmhình thành một hệ thống, giá trị văn hóa riêng: lối ứng xử, giao tiếp, suy nghĩ, mục đích,chiến lược kinh doanh, ngôn ngữ, khâu hiệu - "một tổng thể những hệ thống biểu trưng(ký hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng" [3, tr 12] Đặcbiệt là sự ra đời của triết lý kinh doanh và thương hiệu doanh nghiệp.

Tinh quy phạm cho tập thể doanh nghiệp: VHDN bao gồm những giá trị chiphối hoạt động nhận thức cũng như cách thức hành động của các thành viên trongdoanh nghiệp Với tính cách của một thiết chế xã hội - văn hóa, những thiết chế vàgiá trị văn hóa trong doanh nghiệp được hình thành, củng có, chi phối, duy trì nhờchính bản thân các thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp.

36

Trang 37

Tinh chủ thể của doanh nhân và người lao động: VHDN là sản phẩm củamỗi thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp, mang dấu ấn của cộng đồng doanhnghiệp Đặc biệt, nó mang đậm dấu ấn thế giới quan, nhân sinh quan của chủ thê

sáng lập, quản lý doanh nghiệp Cho nên, những dấu ấn của Henry Ford tạo nên vănhóa của Ford khác với Kichiro Toyoda và VHKD cua Toyota.

Tinh lịch sử của doanh nghiệp: Sự ra đời của VHDN là một quá trình lâu

dài, tự giác, bền vững gắn với sự ra đời và phát triển của công ty Do đó, các giá trị

VHDN được kế thừa, phát triển qua các thế hệ nối tiếp của doanh nghiệp Trongdòng chảy vô tận của thời gian, những giá trị VHDN có thé được các thế hệ sau sanglọc, đồng thời bổ sung trong quá trình tiếp thu những giá trị văn hóa bên ngoài khi

"thé giới phẳng" hơn và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế xâm chiếm mọi quốc gia.- Những nhân tô hình thành văn hóa doanh nghiệp

Từ góc độ triết học, chúng tôi cho rang có điều kiện khách quan và nhân tổ

chủ quan cho sự hình thành VHDN.

+ Nhân tố khách quan:

Trình độ phát triển kinh tế là nhân tô quyết định sự hình thành, phát triểnVHDN Bởi VHDN ra đời dựa trên nền tảng vật chất của xã hội, đó là khi nền sảnxuất xã hội đã phát triển đến trình độ cao, kết quả của nó chính là sự ra đời của các

doanh nghiệp Xét dưới góc độ văn hóa tổ chức thì sự tồn tại hàng trăm năm của các

công ty đã tạo nên một hệ thống những giá trị văn hóa làm thước đo cho sự ton tại vàphát triển của bản thân chúng.

Thể chế chính trị và những chính sách kinh tế của nhà nước tác động sâu sắcđến sự hình thành VHDN Đường lỗi, cương lĩnh chính trị của các đảng phái, hình

thức tô chức và quản lý của nhà nước chi phối quan trọng đến sự hình thành và phat

triển của doanh nghiệp và VHDN Cho nên bản thân chính các nhà lãnh đạo doanhnghiệp khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình đều đã xác định tôn chỉ, mục đíchkinh doanh trong triết lý kinh doanh của họ: vì lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượnghay vì lợi ích cá nhân.

Pháp luật và YTPL là một nhân tô không thể thiếu tác động đến sự hìnhthành VHDN Pháp luật chế định hóa, chuẩn hóa những quan hệ xã hội ôn định va

được cộng đồng xã hội thừa nhận Do đó, điều kiện và cơ chế pháp luật tác động sâusắc đến các quan hệ của doanh nghiệp và sự hình thành VHDN thông qua các văn bản

luật và đội ngũ viên chức trong bộ máy nhà nước YTPL với tính cách là tiền đề, điềukiện cho việc xây dựng hệ thống pháp luật YTPL là yếu tổ khách quan, ton tại trong nội

37

Trang 38

bộ tổ chức doanh nghiệp và có tác dụng định hướng cho sự phát triển bền vững cũngnhư mục tiêu tự hoàn thiện - xây dựng văn hóa tô chức của bản thân mỗi doanh nghiệp.

Truyền thong văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN Mỗicông ty ra đời nằm trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc, sản phẩm văn hóa của

công ty là sự phản chiếu văn hóa của dân tộc Bản thân mỗi thành viên trong doanh

nghiệp cũng là thành viên của dân tộc, cho nên bản thân mỗi cá nhân mang trongmình những giá trị văn hóa của dân tộc đó; thậm chí người ta còn đồng nhất hau hếtnhững nhân tố văn hóa công ty với những nét dién hình của văn hóa dân tộc Chúngta có thé dé dàng phân biệt văn hóa giữa các công ty Nhật Ban, Hàn Quốc, TrungQuốc, Mỹ hay người Do Thái.

Trình độ khoa học và công nghệ, môi trường kinh doanh quốc tế tác động sâusắc đến việc hình thành VHDN Cách mạng khoa học công nghệ đã góp phần thúc đây

toàn cầu hóa, trong đó có toàn cầu hóa kinh tế Theo Freedman, thì có mười lực làm cho

"Thể giới phăng", trong đó chủ yếu là sự ra đời của các sản phẩm trong cuộc cách mangcông nghệ thông tin Cho nên, trong các công ty, những giá trị văn hóa mới được ra đờitừ ba cách: M6ét Id dé đáp ứng sự tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa Hai lado quá trình giao lưu và tiếp nhận với các nền văn hóa khác Ba /à do ảnh hưởng củakhoa học công nghệ nên đã hình thành những thói quen, trào lưu trong hoạt động củacác công ty, dẫn đến sự ra đời của các giá trị văn hóa mới Trong các doanh nghiệp,cách mạng công nghệ đã tạo nên những trào lưu xã hội - biểu hiện ra bằng những tậpquán văn hóa khác xa so với cách đây vài thập ky Vi dụ như thói quen giao dịch

công việc bằng việc chat qua yahoo, gửi email, giao lưu qua facebook Đó chính là

sự hình thành một nền "văn hóa điện tử" (e-culture) trong các doanh nghiệp.

Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng đến đặc thù xây dựng VHDN vingành nghề sản xuất kinh doanh nảo thì có quy tắc ứng xử và triết lý kinh doanh củangành nghề ấy, khác với những ngành nghề kinh doanh khác Cho nên, "nudi lợn ăncơm nằm, nuôi tằm ăn cơm dung".

+ Nhân tố chủ quan:

Thứ nhất, văn hóa doanh nhân là hạt nhân dẫn đến sự ra đời của VHDN.

Theo chúng tôi, văn hóa doanh nhân khi gắn với một doanh nghiệp cụ thé, cũng là một

bộ phận của VHDN, tỷ lệ thuận với VHDN Bởi vì, doanh nhân là người thuyền trưởng

chéo lái con thuyền doanh nghiệp Do đó, có học giả ví doanh nhân như øñgười nghệ sĩvẽ nên hình ảnh của doanh nghiệp Các yếu tố của doanh nhân dé hình thành nên VHDN

38

Trang 39

chính là: thé giới quan, nhân sinh quan cùng phong cách của họ Do vậy, lãnh đạodoanh nghiệp phải biết phát huy hết phẩm chất sáng tạo của mình, như Steve Jobs đãnói: "Sáng tạo là điểm khác biệt giữa một nhà lãnh đạo và một kẻ ăn theo" [109, tr 47].

Thứ hai, trình độ văn hóa của người lao động có vai trò quyết định đến sự

hình thành và xây dựng VHDN Nhân viên trong công ty là những thủy thủ chèo lái

con thuyền doanh nghiệp đi theo định hướng của thuyền trưởng - lãnh đạo doanhnghiệp Do vậy, trình độ người lao động càng cao thì càng tỷ lệ thuận với việc tổ

chức công ty càng thuận lợi, là cơ sở dé tạo dựng những nguyên tắc hoạt động chung

và hướng tới những giá trị VHDN chung.

Tóm lại, VHDN hình thành dựa trên điều kiện khách quan và các nhân tốchủ quan, trong đó YTPL tác động "đặc thu" đến sự hình thành VHDN, bởi vì cáchthức tác động của YTPL đến quá trình hình thành VHDN khác với sự tác động của

các nhân tố khác YTPL tác động đến VHDN thông qua các chính sách của nhà nước.

Nó xâm nhập tạo nên YTPL doanh nhân, YTPL người lao động, YTPL tập thể doanhnghiệp Hơn nữa, sự tác động của YTPL đến VHDN thường theo phương thức tạo"thói quen, định hướng" cho sự hình thành, biến đổi của VHDN phù hợp với yêu cầu

của nhà nước và xã hội YTPL cũng có khi tác động mang tính "tự giác" (YTPL từ

"thôi thúc" đến sự tự giác) dé đưa niềm tin, thái độ, động cơ pháp luật cho doanh nhân,người lao động hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng yêu cầu của pháp luật và xãhội YTPL đưa đến những giá trị chân thực trong hệ giá trị VHDN, cho nên có thé"giao thoa" với VHDN Cùng với pháp luật, YTPL tao ra cơ chế, môi trường (môi

trường này có thé thúc đây hoặc kìm hãm) và /à diéu kiện cho các hoạt động của

doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả quá trình hình thành nên những giá trị VHDN.

2.1.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Như trên đã khăng định, ngày nay VHDN có vai trò quan trọng trong sự tồn

tại và phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp, như: "tạo động lực làm việc"; "điều

phối và kiểm soát"; "giảm xung đột"; "tạo lợi thế cạnh tranh" Tuy nhiên, VHDN

không phải dễ dàng ra đời ngay khi doanh nghiệp hình thành, mà phải trải qua một

quá trình trau đồi, vun đắp lâu dai mới có Vì vậy, khái niệm xây dựng VHDN có thé

hiểu từ nhiều phương diện Theo từ điển Tiếng Việt online, tính từ "xây dựng" nghĩa

là có thiện ý nhằm mục đích làm cho tốt lên Động từ "xây dựng" có nghĩa là sángtạo ra cái có ý nghĩa Cho nên, xây dựng VHDN có thé hiểu là làm cho các thànhphần của VHDN tốt lên, từ đơn điệu đến đa dạng, trình độ thấp đến trình độ cao Xây

39

Trang 40

dựng VHDN cũng có thê hiểu là sáng tạo ra những nội dung văn hóa của doanh nghiệp,từ chưa có đến có, từ có ít đến có nhiều, từ kém hoàn thiện đến hoan thiện hơn.

Vì vậy, có thể khăng định xây dựng VHDN là quá trình tiếp thu, chọn lọc, sử

dung và phát huy các nhân tổ văn hóa và giá trị văn hóa trong tô chức hoạt động của

doanh nghiệp nhằm mục tiêu phát triển bên vững Như vậy, mục tiêu của xây dựngVHDN là đưa doanh nghiệp trở thành chủ thể có một nền văn hóa "mạnh" và "đẹp",trong đó VHDN trở thành nền tảng, động lực cho nhân viên toàn thê công ty, đồngthời định hướng việc tạo ra những sản phẩm thỏa mãn khách hang với những đặc

trưng độc đáo của doanh nghiệp.

Chủ thể xây dựng VHDN trước hết là các chủ thể ở doanh nghiệp (xét đếncùng giữ vai trò quyết định trong việc chủ động xác định mục tiêu, nội dung, phươngpháp cũng như phát huy các giá trị VHDN) Đồng thời Dang, Nhà nước và các tô

chức đoàn thé xã hội và suy rộng ra là toàn xã hội cũng là chủ thé tác động sâu sắc

đến quá trình xây dựng VHDN, có vai trò định hướng, thúc đây hay kìm hãm quátrình sáng tạo, chọn lọc, tiếp thu, đa dạng hóa các giá trị VHDN.

Theo quan niệm của chúng tôi, xây dựng VHDN cần chú trọng vao việc xâydựng 4 thành phan trong nội dung của VHDN, xoay xung quanh 3 nhân tố tạo nênVHDN - chủ thể doanh nghiệp, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanhnghiệp, sản phẩm doanh nghiệp tao ra.

Thứ nhất, xây dựng VHDN là quá trình các chủ thể doanh nghiệp tích lũy,trau dồi trở thành những chủ thé có văn hóa Chủ thé doanh nghiệp bao gồm ngườilãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp, người chủ sở hữu doanh nghiệp và ngườilao động trong doanh nghiệp đó Doanh nghiệp trở thành một cộng đồng văn hóa khivà chỉ khi chủ thé quản lý doanh nghiệp cũng như nhân viên trở thành những chủ thécó văn hóa Do đó, xây dựng văn hóa doanh nhân, văn hóa cho người lao động có ýnghĩa quan trọng trong việc xây dựng VHDN Doanh nhân và người lao động cầnphải tự giác, chủ động, tích cực nâng cao trình độ học vấn, tri thức; đồng thời hoànthiện nhân cách, đạo đức kinh doanh cũng như lối hành xử theo các chuẩn mực vănhóa tiễn bộ của xã hội dé trở thành những chủ thé có trình độ văn hóa Trong xây

dựng VHDN, các chủ thé quản lý doanh nghiệp cần hướng vào việc xây dựng nhâncách, đạo đức kinh doanh - điều kiện tiên quyết (khi nhà nước và xã hội xây dựng

VHDN cho các chủ thê doanh nghiệp cũng phải luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm).Chủ thể quản lý doanh nghiệp xác định xây dựng văn hóa doanh nhân nhằm hướng

40

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w