1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Vai trò của các thiền sư trong văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay

186 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TĂNG XUÂN DẪN(Thích Quảng Tiếp)

VAI TRÒ CỦA CÁC THIÊN SƯ TRONG VĂN HÓAĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRAN VÀ Ý NGHĨA DOI VỚI

VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIET HOC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TĂNG XUÂN DẪN(Thích Quảng Tiếp)

VAI TRÒ CỦA CÁC THIÊN SƯ TRONG VĂN HÓAĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRAN VÀ Y NGHĨA DOI VỚI

VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành :CNDVBC & CNDVLS

Mã số : 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIET HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Anh Tuấn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các s6 liệu trong luận án là trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng Các kết luận khoa học của luậnán chưa từng được công bố trên bat kỳ công trình

nào khác.

Tác giả luận án

Tăng Xuân Dẫn

(Thích Quảng Tiếp)

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ DAU 5c 52 212 E21 2112712112711211211211111 11111.111.111 |Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH VÀ NHUNG VAN ĐÈ NGHIÊNCỨU LIEN QUAN DEN LUẬN AN eocccccccccscsscsseesessessessesstsstsstssessessesseane 5

1.1 Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu - 2 ese esseeseessessessessessesseees 5

1.1.1 Tài liệu gốc và tài liệu nghiên cứu về lich sử, văn hóa, xã hội thời Lý - Trần 51.1.2 Tài liệu nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và các Thiền sư thời

1.2 Các vấn dé và thuật ngữ dùng trong nghiên cứu của luận án 22

1.2.1 Các van đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu -2 s+csscseez 22

1.2.2 Một số thuật ngữ và khái niệm dùng trong luận án - 24

Chương 2: KHÁI QUAT VE VĂN HÓA ĐẠI VIỆT VÀ PHẬT GIÁOTHOT LY - TRẦN - 2 SE E1 1 1112111121111 11 1111111111111 re 28

2.1 Khái quát về văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần 5c se: 282.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành văn hóa Đại Việt thờiLý - TrẦN 2-52 SE 1E215112112112111111 1111112112111 1111012101111 1 re 282.1.2 Đặc trưng của văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần -¿-ccccccrxseersree 322.2 Phật giáo Đại Việt thời Lý - Trần 2-2 s2 E2 eEerErrerkerree 362.2.1 Sự phát triển của Phật giáo thời Lý - Trần - 2 ++cx+zszcsz 36

2.2.2 Đặc điểm cơ bản và một số Thiền sư tiêu biểu của Phật giáo thời Lý - Tran42

Tiểu kết chương 2 - 2 2¿©2S2S19EE22EE2EE221127112712112711271211211 11.2 cee 54

Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC THIÊN SƯ TRONG XÂY DỰNG,PHÁT TRIEN VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẢN 56

3.1 Vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần trong lĩnh vực chính trị - xã hội 563.1.1 Hộ quốc trên tinh thần từ bi hi xả của Phật giáo, hợp lòng dân 563.1.2 Góp phan hình thành ý thức hệ dân tộc, chính sách ngoại giao mềm dẻo,On định xã hội -: 25+222+t2E2 2E tt tre 613.2 Vai trò của các Thiền sư thời Ly - Trần trong phat triển tư tưởng tôn

giáo và xây dựng đạo đức xã hội (S12 S2 HH Hye, 69

3.2.1 Phát triển tư tưởng yêu nước, đoàn kết, hoà đồng cùng các tôn giáo 693.2.2 Nêu gương sáng, phát triển nền đạo đức dân tộc nhân bản 75

Trang 5

3.3 Vai trò của các Thiền thời Lý - Trần trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật8§ I3.3.1 Thiền sư thời Lý - Trần: lực lượng chủ lực trong sáng tác văn học 81

3.3.2 Thiền sư thời Ly - Trần bao lưu, tổ chức, thực hiện các lễ hội và hoạt động

Tiểu kết chương 3 2-22 2222S2EEE2E1221127121122112711211211 111221 cty 102

Chương 4: Ý NGHĨA TỪ VAI TRÒ CỦA CÁC THIÊN SƯ THỜI LÝ - TRÀNDOI VỚI VIỆT NAM HIEN NAY 25c 5c SE erketrrrrrree 104

4.1 Ý nghĩa từ vai trò “Hộ quốc an dân” của các Thiền sư thời Lý - Trần đối

với lĩnh vực chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay s5 5555: 104

4.1.1 Phật giáo Việt Nam phát huy tinh thần "hộ quốc an dân" trong thời đại

4.1.2 Hoạt động đồng hành cùng dân tộc, góp phần ổn định xã hội của Giáo

008308510 53 114

4.1.3 Phật giáo góp phần xây dựng nền đạo đức hướng thiện trong xã hội Việt

luyện óip¡) ccCciaiÝ.d.AẢIẢ 122

4.2 Ý nghĩa từ vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần đối với phát triển vanhọc và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Phật giáo Việt Nam hiện nay 127

4.2.1 Văn học Phật giáo ở Việt Nam kế thừa và tiếp thu tinh thần nhập thế

của các Thiền sư Phật giáo thời Lý - Trần 2-2-2 2+ s+£xezx+rszred 127

4.2.2 Kiến trúc, điêu khắc Phật giáo thời Lý - Trần khăng định giá trị vô giá

đối với nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện nay 2-55 ©52+cs=s+ 136Tiểu kết chương 4 - 2-52 SE St SE EEEEE121121121111111 111111111111 re 149

KẾT LUẬN 5 5c Ss SE 1E 112112111111 011 01111111111 1111 11x Erreo 151

DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA CO LIEN

QUAN DEN LUẬN AN oooieocccececcescsscssessessscsvessessesstssessessssessessessessteseeaees 153

TÀI LIEU THAM KHẢO 2252+S<+EE‡EE£EESEEEEEEEEEEEEEerkerkervees 154

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Phật giáo thời Lý - Trần đánh dấu mốc son chói ngời trong lịch sử dân tộc, mởra thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam Phật giáo thời Lý - Trần với tinh thầntùy tục, tùy duyên, hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, nhập thế hành đạo nên đãsản sinh ra những Thiền sư luôn luôn hướng về cuộc sống, hòa nhập với thời cuộc.Các Thiền sư luôn tận tụy hy sinh cho đất nước, cho dân tộc, luôn quan tâm tới vận

mệnh của quốc gia, dân tộc, ra sức đóng góp tài đức xây dựng và phát triển đất nước.

Nhà nước phong kiến Đại Việt đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của các

Thiền sư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực: kinh

tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là văn hóa Dưới thời Lý - Trần, Phật giáo có điềukiện phát triển mạnh mẽ Một mặt, vì đương thời, các Thiền sư đều là những ngườivừa giỏi Phật học lại vừa biết Nho học, họ đã trở thành những trí thức hữu ích cần

thiết cho vương triều Mặt khác, ở những thế kỷ đầu độc lập, nhà nước phong kiến

trung ương tập quyền mới thành lập chưa lựa chọn được ngay hệ tư tưởng của mình,

nên Phật giáo lúc bấy giờ dé dàng được thu nhận dé làm công cụ định hướng tinh

thần cho vương triều và dân tộc Với sự cố vấn của các Thiền sư, nhà nước phongkiến Đại Việt thời Lý - Trần đã sớm tìm ra phương sách quản lý đất nước, cai trịmuôn dân, lập pháp và hành pháp xuất phát từ chữ “nhân”, theo quan điểm “từ bị,

hỷ xả”, “cứu nhân, độ thế” của nhà Phật Sự gặp gỡ rất gần gũi giữa những tư tưởng

cao đẹp của đạo Phật với tư tưởng “thương dân như con”, “lấy dân làm gốc” của cácvua Lý - Trần không chỉ góp phần to lớn tạo nên sức mạnh "cả nước đồng lòng"trong chiến thắng quân Tống (1075 - 1077) và ba lần chiến thắng quân NguyênMông (1258; 1285; 1288), mà còn xây dựng được một nền văn hóa Đại Việt khở

sắc rực rỡ trên mọi mặt: giáo dục và đạo đức, tôn giáo và tư tưởng, văn học và nghệ

thuật biểu diễn, tạo hình

Trong cuốn Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX, tập 2, cư sỹ Võ Dinh

Cường - Trưởng ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam viết lời giớithiệu: “Phật giáo Việt Nam cùng với vận mệnh đất nước đã trải qua bao hưng suy

Trang 7

thăng trầm của lịch sử Nếu như nước nhà thời nào cũng có anh hùng thì Phật giáogiai đoạn nào cũng có danh tăng dựng đạo giúp nước Đó là những tam gương san ggóp phan tạo nên lịch sử Công lao các bậc cao Tăng tiền bối, các vị sứ giả NhưLai, những danh Tăng hộ quốc kiên trì giữ đạo, tịnh tiến tu hành là những nhân

cách, chí hướng, tư tưởng có giá trị cho chúng ta học hỏi noi gương” [xem 3, tr.3].

Thật vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử đất nước Phật giáo luôn đồng hànhcùng dân tộc, vai trò của các danh tăng rất to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống

kinh tế, văn hóa, xã hội Có thê thấy, so với các thời đại khác, vai trò của các danhtăng thời Lý - Tran là quan trọng hơn cả và được thê hiện rất rõ trong việc cô vấn về

chính trị, quân sự, chính sách đối nội , đối ngoại Họ tham gia vào các công việc

triều chính giúp các vua thời Lý - Trần và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Không chỉ trong thời Lý - Trần, mà trong mọi thời đại, với sự phát triển củaPhật giáo, các Thiền sư đều có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp xây dựng

văn hóa, kinh tế, xã hội, phát triển đất nước Các Thiền sư với vị thế là những nhà tu

hành, chức sắc tôn giáo, đã luôn là những người chăm lo cho nhân dân trong cả việc

“đạo” và việc “đời” Vừa hướng đạo nhưng đồng thời cũng giáo dục truyền thống

yêu nước, truyền thống văn hóa và đạo đức, lối sống cho quần chúng nhân dân.Nhận thức được tầm quan trọng của hàng ngũ chức sắc, các nhà tu hành tôn giáo

nói chung, Phật giáo nói riêng, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, chương I điều 2 đã ghi rõ: “Chức sac, nha tu hành va côngdân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân va có trách nhiệmthực hiện nghĩa vụ công dân Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên

giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền nghĩa vụ công dân và ý thức

chấp hành pháp luật” [15; tr.8] Như vậy, Đảng va Nhà nước ta đã sớm nhận thayvai trò to lớn của các nhà tu hành đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước;họ chính là những người góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống văn hóa,

đạo đức dân tộc trong mọi thời đại.

Do vậy, nghiên cứu vấn đề nêu trên không chỉ có ý nghĩa nền tảng nhằmkhẳng định những đóng góp của các Thiền sư, các nhà tu hành nói riêng, của Phật

Trang 8

giáo Việt Nam nói chung đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam trong quá khứ, mà còn dé hiểu đúng hơn về vai trò, tầm quan trọng của các

Thiền sư, của Phat giáo đối với đất nước, khuyến khích ho đóng góp nhiều hơn nữavào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộchiện nay Chính vì vậy, NCS chọn vấn đề Vai trò của các Thiền sư trong văn hoáDai Việt thời Lý - Tran và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên

cứu trong luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành CNDVBC & CNDVLS.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1 Mục đích nghiên cứu:

- Luận án phân tích vai trò của các Thiền sư trong xây dựng và phát triển vănhóa Đại Việt thời Lý - Trần và rút ra ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhát, luận án trình bày khái quát về văn hóa Đại Việt và Phật giáo thời

Lý - Trần, các Thiền sư tiêu biểu thời Lý - Trần.

Thứ hai, luận án phân tích vai trò của các Thiền sư trong xây dựng, phát triển

văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần.

Thứ ba, luận án phân tích ý nghĩa từ sự nghiên cứu vai trò của các Thiền sưthời Lý - Trần đối với các lĩnh vực: chính trị - xã hội, tư tưởng tôn giáo và đạo đức,

văn học và nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của các Thiền sư trong sự nghiệp xâydựng và phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với Việt

Nam hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của các Thiền sư tiêu biểu trong sự nghiệpxây dựng phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần trên các lĩnh vực: Chính trị và

xã hội, tư tưởng tôn giáo và đạo đức, văn học và nghệ thuật.4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận và phương pháp luận:

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ

nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử; nhất là phần học thuyết về mốiquan hệ giữa ý thức xã hội va ton tại xã hội, về sự tương tác giữa giữa các hình thái

ý thức xã hội.

Trang 9

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học

mác xít, nghiên cứu liên ngành, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên

cứu văn bản tài liệu gốc, phương pháp thống nhất lịch sử - lôgíc, phương pháp phântích - tổng hợp, so sánh đối chiếu, khái quát hoá, khảo sát thực địa

5 Đóng góp mới của luận án

- Một là, luận an phân tích một cách có hệ thống bối cảnh và tiền đề của sựnghiệp xây dựng, phát triển, cùng các đặc điểm và các Thiền sư tiêu biéu của Phật

giáo Việt Nam, văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần.

- Hai là, luận án phân tích vai trò của các Thiền sư trong sự nghiệp xây dựng vàphát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần trên một số lĩnh vực chính như: chính trị - xã

hội, tư tưởng tôn giáo và đạo đức, văn học và nghệ thuật.

- Ba là, luận án phân tích ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu vai trò của các

Thiền sư thời Lý - Trần đối với các lĩnh vực: chính trị - xã hội, tư tưởng tôn giáo và

đạo đức, văn học và nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hoàn thiện hơn những hiểu biết của thế hệ

hiện nay về vai trò của các Thiền sư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển vănhóa Đại Việt thời Lý - Trần trên các lĩnh vực: chính trị - xã hội, tư tưởng tôn giáo và

đạo đức, văn học và nghệ thuật dé từ đó rút ra được ý nghĩa của nó đối với Việt

Nam hiện nay.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thé làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch

định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo, phục vụnghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo ở Việt Nam nói chung, Phật giáo nói riêng.

7 Kết cau của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bài viết của tác giả và danh mụctài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương 9 tiết.

Trang 10

Chương 1.

TONG QUAN TINH HÌNH VÀ NHỮNG VAN ĐÈ

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN

1.1 Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu

Phật giáo thời Lý - Trần là một trong những hiện tượng tôn giáo và văn hóa

luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoai nước.

Những nghiên cứu đó cũng đều dựa trên các văn bản, tài liệu gốc, vì vậy trước tiên

luận án khảo sát các tài liệu thuộc nhóm này.

1.1.1 Tài liệu gốc và tài liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội thời

Lý - Trần

Hoạt động của Phật giáo Lý - Trần và của các thiền sư thời kỳ này được ghichép lại khá trung thực trong các tài liệu gốc dưới dạng các biên niên sử, trong văn

bia và thông qua các sáng tác văn học của họ Thuộc loại này có những công trình

tiêu biểu dưới đây:

- Đại Việt sử ký toàn thư, 2 tập [25], là bộ sử lớn, có giá trị về nhiều mặt, là

di sản quý báu của văn hóa dân tộc Trong tác phẩm sử học lớn này, các tác giả đã

liệt kê các sự kiện và nhân vật thời Lý - Tran Ky nha Lý (1010 - 1225) được ghi lại

trong các quyên II, II, và quyên IV Ky nhà Tran (1226 - 1399) - trong các quyền

V, VI, VII, và quyển VIII Trong các quyên đó đã nhắc đến các sự kiện thé hiện vai

trò của các Thiền sư trong các lĩnh vực triều chính và đời sống xã hội như của Thiền

sư Vạn Hạnh với công lớn đưa Lý Công Uan lên ngôi vua, Quốc sư Khuông Việt;

Từ Đạo Hạnh; Quốc sư Trúc Lâm

- Đại Việt Sử ký tiền biên [134], cũng là văn bản sử liệu đồ sộ, căn ban dựatheo Đại Việt sử ký toan thu, nhưng có thêm giá trị chủ yếu là ở những bình luận

sắc sảo về những van dé văn hóa, lịch sử và thời đại Tác phâm gồm 17 quyền, đóng

thành 7 sách, trong đó 7 quyên đầu là Ngoại ky; 10 quyên sau là Bản kỷ Phan

Ngoại kỷ chép từ họ Hồng Bàng năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đến Bản kỷ thuộc

Minh năm Đinh Mùi trở lên gồm 4354 năm Phần Bản Kỷ, thời Lý, Trần được trìnhbày ở các quyên: Quyền II, II, IV là Ky nhà Lý với 9 đời vua, bắt đầu năm Canh

Trang 11

Tuất, kết thúc năm Đinh Mùi, gồm 202 năm; Quyền V, VI, VIL, VII, IX, X là Kỷnhà Trần với 12 đời vua, phụ kỷ Hồ Quý Ly, nhà Hậu Trần 2 vua và kỷ Nội thuộcMinh, bắt đầu là năm Bính Tuất, kết thúc là năm Dinh Mùi, gồm 202 năm (từ trang231 đến 632) Tác phâm này cũng nhiều lần nhắc đến vai trò của các Thiền sư đối

với việc xây dựng quốc gia, triều đại Ví như, khi nhắc đến Thiền sư Vạn Hạnh, có

viết: “Sử thần Ngô Thì Sĩ bàn: Lý Thái Tổ lớn lên ở Cửa Phật, Khánh Văn nuôi

nắng, Vạn Hạnh dạy dỗ, hai người đó đều là sư cả Từ nhỏ vua đã là học trò của sư

Vạn Hạnh, cái thuyết “báo ứng”, “nhân quả” của nhà Phật thường được nghe luôn.Phàm những điều như song chết, mat còn, thịnh suy, thành bại đều phó thác vào sốmệnh viễn vông! Vạn Hạnh khéo về nghề bói toán, lại đặt ra chuyện sét đánh vào

cây gạo cho thêm vẻ thần dị Vì thế, vua càng tin theo, niềm tin đó bắt rễ vào lòng,

không thể lay chuyển được” [134, tr.234].

- Van bia thoi Lý [89, thực ra là 88] của nhóm biên soạn do nhà nghiên cứu

Nguyễn Văn Thịnh (chủ trì) là công trình sưu tầm công phu về các tác phẩm di vănkim thạch thời Lý Các văn bia thời Lý hiện còn phần nhiều gắn với những côngtrình quan trọng liên quan đến tang lớp quý tộc, những người có công với nước, với

dân, xây chùa và những Thiền sư có uy tín như: Thiền sư Từ Dao Hanh

“Nhi kim tức hữu Đạo Hạnh Thiền su, ấu nhỉ tú cốt, trưởng nãi kỳ tư Tụngtập liên kinh, ngọc kiết hầu nhi liêu lượng; xuất gia vận độ, Phật sinh ý nhi từ bi.Kiến bát chủng nhi hải ngung tận nghiêm; cứu tam kíp nhi thiền kinh cộng quán.Cấu thời đại hạn, nhiên nhất chỉ nhi vũ tất bái nhiên Học cô hưu lương, tọa đa niênnhi dung vô cơ sắc Vạn dân khởi lệ, trì thủy sái nhi hạnh tuyệt bệnh nguyên; chư sựvị manh, dự ngôn tri nhi đích như phù khé” [89, tr.102].

Dich nghia: “Nay co Thiền sư Dao Hạnh: tuéi nhỏ thanh tú khác thường, lớnlên thiên tư kỳ lạ Khi tụng tập Liên kinh, tiếng ngọc vang sang sảng; lúc xuất giahành lễ, tâm Phật thấm từ bi Dựng Bát chủng tháp mà khắp cõi hết mực uy nghiêm;đọc Tam kíp thư mà kinh Phật thảy đều quán triệt Gặp thời đại hạn, đốt một ngóntay mà mưa xuống tràn tré; học người xưa không ăn, ngồi đó nhiều năm mà mặtkhông sắc đói Dân mắc bệnh, bưng nước vảy mà dứt hết 6m đau; việc chưa manh

nha, dự đoán trước ma trúng như bùa phép” [89, tr.106].

Trang 12

Sang thời Trần, các văn bia liên quan đến chùa tháp và các thiền sư cũngchiếm một số lượng khá lớn Có thé kê đến các văn bia trong các công trình sưu tamvà dịch: Văn bia thời Lý - Trần vùng Hải Hưng và lân cận [44] của tác giả Tăng BáHoành (1985) và Nguyễn Văn Thịnh; Nguyễn Quang Hồng (chủ biên, 2002) Van

khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2: Thời Trần [135].

- Năm 2010, Hội sử học Hải Dương đã thực hiện đề tai Sưu tam, nghiên

cứu, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chu giải di sản Han Nôm Hai Dương tại các

Di tích xếp hạng Quốc gia tỉnh Hải Dương [45] do Tăng Bá Hoành làm chủ nhiệm

dé tài Trong đó, đáng lưu ý là phan sao dịch di sản Hán Nôm tại chùa Thanh Mai

(Chí Linh - Hai Dương) Bia mang tên Thanh Mai Viên Thông Tháp Bi, do thị gia

Trung Minh là đệ tử chân truyền của Pháp Loa, biên soạn sau khi Pháp Loa viêntịch (1330), nhưng trước khi Huyền Quang về cõi Niết Bàn (1334), phải đến 28năm sau, tức năm Đại TrỊ ngũ niên (1362) đệ tử mới hoàn thành khắc dựng Nói

về công đức vô lượng của Điều Ngự Giác Hoàng, các đệ tử có chép:

“Hưng Long thập nhị niên Giáp Thìn, sư nhị thập nhất tuế Thị niên, NhânTông Đầu Đà biến du chi đạo, trừ dâm từ, thí pháp được trị chư ban bệnh giả, diệc

cầu pháp tự chỉ thiết” [45, tr.9].

Dịch: “Năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), Sư 21 tuổi.Chính năm này, Nhân Tông Điều Ngự đầu đà đi khắp các miền trừ bỏ những đềnthờ dâm thần, bố thí phép chữa bệnh cho những người nghèo bệnh tật, cùng vớimục đích cấp thiết là tìm người nối dòng pháp” [45, tr.16].

- Một số vấn dé về văn bia Việt Nam [64] do Trịnh Khắc Mạnh (2008) chủbiên, là tập chuyên luận nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của vănbia Việt Nam Một số văn bia thời Lý - Trần được tác giả nhắc đến như: Thác bản

bia An Hoạch sơn niên đại 1110, Bia Sùng Thiện Diên Linh ở Doi Sơn, niên đại1121, Bia Thanh Hư niên đại 1373 - 1377 ở Côn Sơn, Hải Dương thông qua các

văn bia có thê thấy sự phát triển của Phật giáo thời kỳ Lý - Trần.

- Thiên Uyén Tập Anh [87] do Phân viện Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội vànhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1990, là công trình ghi lại các tông phái Thiền

học va sự tích các vị Thiên sư nôi tiêng vào thời từ cuôi Bac thuộc cho đên thời

Trang 13

Đinh, Lê, Lý Đây cũng là cuốn sách tập hợp các tác phẩm thuộc dòng văn học sửcho nên không những có giá trị về lịch sử Phật giáo mà còn là một cuốn truyện kýcó gia tri về mặt văn học, triết hoc, văn hóa dân gian Khi nhận định về các vị Thiềnsư, trong bài tựa tác giả tuyển chọn sách có viết:

“Nước Đại Việt ta được lời Phật thấm nhuan khắp cả, được mưa pháp gội

sóng nhiều nơi, người cạo tóc xuất gia được ấn chứng ngộ đạo có lẽ cũng đã có rồi.Chứng tích dé lại còn cho thay lòng thiền của họ sáng như mặt trời, gương đạo củahọ trang ngời như băng tuyết Có bậc ra giúp nước yên thân, có người vào đời dé

cứu vớt kẻ bị sa ngã, chim đắm Có người sớm lĩnh ngộ tâm ấn, chống gậy Thiền délàm rõ lẽ cơ vi của Té Dat Ma, cũng có kẻ muộn đến cửa huyền ma làm hiển rạng bí

chú của Đồ Trừng' Họ có đức thuần phục chim rừng, khiến chúng tìm đến cửanghe kinh, khiến đã thú vây tụ quanh, vào nhà dâng quả Đó là do lòng thành củabậc ay cảm hóa ma chúng tin theo, do cai học sở đắc mà các bậc ay có phép thầnthông biến hóa” [87, tr.24 - 25].

Thơ van Lý - Tran, tập 1 [146], (quyên thượng); Tho văn Lý - Tran, tập 2

[91], (quyền trung); Tho văn Ly - Tran, tập 3 [146] (quyên hạ), đều là những công

trình đã tuyên chọn số lượng lớn tác phẩm của các Thiền sư, đồng thời giới thiệu

văn tắt và chính ý các nội dung khái lược về tiểu sử, hành trạng và tác phâm của đa

phần các nhà thơ, văn thời Lý - Trần.

Công trình Hop tuyển văn học Việt Nam [S1] tập 1 (từ thếkỷX - thé kỷ

XVII) đo Bùi Duy Tân (chủ biên, 2004) là bộ sách giới thiệu những tác phẩm chọn

lọc trong dòng văn học viết, còn gọi là văn học thành văn, văn học cổ, văn học Hán

Nôm thời Trung đại Bộ sách tuyển chọn các tác pham văn học của hàng ngànnăm, từ thế kỷ X khi dòng văn học trung đại được khai sáng, đến cuối thế kỷ XIX,

đầu thé ky XX Công trình này cũng trình bày về hành trạng và tac phâm của nhiềuthiền sư Ly - Trần như Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Mãn Giác; Thiền sư QuảngNghiêm; Trần Thái Tông; Trần Thánh Tông; Trần Nhân Tông và Huyền Quang,

qua đó đánh giá về những đóng góp của các Thiền sư Lý - Trần cho dòng văn học

' Thường gọi là Phật Đồ Trừng, nhà sư An Độ đến Lac Dương (Trung Quốc) năm Vinh Gia (307-313) đờiTấn.

Trang 14

thời kỳ này Trên đây đều là những tư liệu, văn bản gốc mà luận án sẽ thường xuyênphải dựa vào dé minh chứng cho các luận điểm của minh.

Bên cạnh đó có thé kế đến nhóm tài liệu nghiên cứu về lich sử, văn hóa, xãhội thời Lý - Trần như:

Văn học Phật giáo từ thế kỷ XI đến hết thế kỷ XIV là một mảng đề tài luôn

thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới học thuật trong và ngoài nước Đặc

biệt, những nghiên cứu về văn học Phật giáo song thường đề cập đến các Thiền sư,

với vai trò là chủ thé sáng tạo, những tác giả tiêu biểu của dong văn học này Có thé

kế đến một số công trình tiêu biểu sau đây:

- Dương Quảng Hàm (1941) trong Văn học Việt Nam sử yếu [26] cho rằng,các vị sư đều là những người thâm Nho học, nhiều vị làm thơ có nhiều tập thơ văn

nói về giáo lý đạo Phật.

Qua khảo cứu tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, từ những năm cuốithập kỷ 20 của thế kỷ XX cho đến nay, các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm tìmhiểu nhiều về văn học Phật giáo thời Lý - Trần, vai trò chủ thể sáng tạo của cácThiền sư thời Lý - Trần trong dòng văn học thời ky này trên các phương diện như

văn bản: sưu tầm, giới thiệu và dịch thuật, tìm hiểu tác giả và nghiên cứu tác phẩm.

Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, các nhà nghiên cứu thường chú trọng đếnviệc sưu tầm, dịch thuật và cũng Ít nhiều đã tìm hiểu giá trị văn bản văn học của cáctư liệu Phật giáo thời Lý - Trần mà tiêu biểu là Đinh Văn Chất, Nguyễn Hữu Tiến,

Ngô Tất Tố thì sau năm 1945, việc tìm hiểu văn học Phật giáo thời Lý - Trần

được quan tâm hơn và ngày càng có nhiều thành tựu Ngoài việc sưu tầm thêm dégiới thiệu văn ban mà bộ Tho văn Ly - Trần gồm ba tập [146] là khá đầy đủ, thì concó nhiều công trình nghiên cứu đã khai thác trên nhiều bình diện khác nhau về tácgiả, nội dung và nghệ thuật tác phẩm của bộ phận văn học này Đặc biệt, từ những

năm sau Đổi mới, trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh

tế thị trường, các nhà nghiên cứu có nhiều điều kiện hơn để tập trung tìm hiểu giá trịcủa những tác phẩm văn học Phật giáo thời Lý - Trần ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô,vừa khái quát, vừa cụ thể và đưa ra những bình luận, đánh giá khá xác đáng về

Trang 15

những thành tựu của văn học Phật giáo thời Lý - Trần, vị trí, vai trò của nó trongtiễn trình văn học Việt Nam Có thé tóm lược một số bình luận của các học giả:

- Đáng chú ý hơn cả là Đinh Gia Khánh (1976) trong khi nêu tiến trình lịch

sử của văn học cô có bàn đến văn học Phật giáo thời Lý - Trần trong trong Loi giới

thiệu “Tam thé ky cua tiến trình văn học” cho cuốn sách Hop tuyén tho van Viét

Nam, tap 2 [49] Khi nhan dinh vé tho thién thoi Ly - Tran tac gia cho rang: bén

cạnh ý nghĩa triết học và tôn giáo, nhiều bài thơ lại có ý nghĩa nhân sinh va giá trịvăn học, những ảnh hưởng trên (của Nho, Phật, Lão) không hề làm lu mờ tinh thần

dân tộc chính hào khí tiếp thu được từ cuộc chiến đấu của dân tộc lại khiến các

tác giả uốn nắn và nâng cao nội dung của những tư tưởng đó cho phù hợp yêu cầu

phản ánh thiên nhiên, xã hội và con người trong nước Đại Việt độc lập, tự cường.

- Nếu công trình Tim hiểu xã hội Việt Nam thời kỳ Ly - Trần [137] của Việnsử học (1980), là công trình sử học, chủ yếu đề cập đến tình hình kinh tế, xã hộiViệt Nam thời kỳ Lý - Trần thì công trình Nước Đại Việt Thời Lý - Trần [93] của

Nguyễn Khắc Thuan (2002), là công trình tiếp cận một giai đoạn lịch sử Việt Nam

dưới góc độ văn hóa học và đã nêu được một số nét khái quát tổng quan nhất về

nước Đại Việt thời kỳ đó Cả hai công trình đều có nhắc đến các Thiền sư tiêu biểu

ở mỗi thời đại trong công việc cô vấn triều chính, đưa ra những mưu kế, sách lượcồn định trật tự xã hội.

Bùi Văn Nguyên (1987) trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 (thế kỷ X XVII) [74] có nhận xét rằng: Thơ thiền thời Lý mang nặng ý thức hệ Phật giáoThiền tông, nội dung đạo Thiền ở nước ta đã biến thiên cho phù hợp với thực tiễnđịa phương Chính nhờ thế mà các nhà sư đã có tác dụng tích cực trong việc xây

-dựng nền độc lập buồi đầu Điểm thú vị là các nhà sư thường trở thành nhà thơ và

có tâm hồn rung động trước cảnh vật và lòng người, thơ văn của các nhà sư biểu lộ

tư tưởng tự do phóng khoáng, vượt ra ngoài khuôn khô của triết lý thiền tông, biểu

hiện tinh thần yêu nước chống xâm lăng Về văn học Phật giáo thời Trần, tác giảcho rằng: Phật học thời Trần cũng có những tư tưởng độc đáo, không rập khuôntheo phương Bắc, văn học thời Trần mở đầu loại văn bút chiến và văn chương phêbình, các vua thời Trần thường là thi nhân hơn là Thiền sư so với thời Lý.

10

Trang 16

- Bản sắc dân tộc trong văn học Thiên tông Lý - Trần [59] của Nguyễn CôngLý (1997), là công trình chỉ ra được đặc điểm và nội dung, các gia tri nghệ thuật tiêubiểu của văn học Thiên tông thời Lý - Tran, qua đó khang định tư tưởng của các thiền

sư như một lực lượng sáng tác đông đảo và chủ đạo của nền văn học nước nhà thời kỳ

này và đã lưu giữ rất nhiều nét bản sắc dân tộc.

Trong tác pham Văn học Việt Nam thé kỷ X - XVIII [8L] do Bùi Duy Tân chủbiên (2004), các tác giả đã có những nhận định sắc bén về văn học Phật giáo thời Lý- Trần, khi cho rằng: Văn học Phật giáo thời Lý mang nặng ảnh hưởng Phật giáo dù rằng phần đông tác giả là nhà sư, nhưng văn học thời Lý không phải chỉ là vănhọc Phật giáo, ngay trong các tac phâm văn học Phật giáo thời Lý thì nhiều khi vẫntim thay những nội dung liên quan đến việc xây dựng nhân phẩm và có ý nghĩa tíchcực, văn học Thiền tông thời Ly dù sao không phải lúc nào cũng thuần túy Nhiềunhà sư Thiền tông mà tu luyện theo giới luật Mật tông, cơ sở tư tưởng của văn họcThiền tông thời Lý là ở quan niệm phiếm thần luận, sự hòa đồng giữa con người và

thiên nhiên đã khơi cảm hứng cho những tử thơ độc đáo và những hình tượng thơ

rất sinh động Thiên nhiên được miêu tả với tình cảm thăm thiết và niềm lạc quanyêu đời thể hiện thái độ an nhiên tự tại, bản lĩnh vững vàng, tự tin của con người.Văn học thời Lý mở đầu những truyền thống lớn của dòng văn học viết và văn học

Thiền tông nên đã có vị trí nhất định; thơ Thiên thời này thật gắn bó với đời sốngdân tộc Về văn học Phật giáo thời Trần, các tác giả đã nhận định: xét về mặt họcthuật, trước hết phải nói đến những trước tác về Phật học, văn học thời Trần phảnánh sự dung hợp của Tam giáo, đồng thời chỉ ra xu hướng phân công giữa Phật và

Nho, thơ của các vị vua tu thiền, các nha sư thé hiện một niềm yêu đời, yêu thiên

nhiên tha thiết Đặc biệt, trong Lởi giới thiệu tác pham có viết:

“Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV đã hình thành một lực lượng sáng tác văn họcngày càng đông đảo Căn cứ vào những tài liệu hiện có thì trong non năm thế kỷ của

lịch sử văn học viết có khoảng một trăm hai mươi tac giả Từ thé kỷ X đến thé kyXII có trên 50 tác giả trong số đó đa số là các nhà sư , từ thế ky XIII đến thé kỷ thứ

XIV có trên 60 tác giả trong số đó đa số là nhà Nho ” [81, tr.15].

11

Trang 17

Điều khăng định trên cho thấy, cùng với quá trình Phật giáo du nhập vào Việt

Nam, quá trình hình thành và phát triển nền văn học viết Việt Nam, dòng văn học

Phật giáo Việt Nam cũng được hình thành và trở thành ngọn cờ tiên phong trong

công cuộc khai phóng văn hóa dân tộc Dòng văn hoc Phật giá o đã đạt được đỉnh

cao của minh dưới thời Lý - Trần với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu là những di

sản văn học vô giá của nền văn hóa Đại Việt nói riêng và của dân tộc Việt Nam ;được lưu truyền mãi muôn đời Ngoài các bình chú của các soạn giả hoặc ngườidịch rất đáng được tham khảo, thì các công trình trên đều là nguồn tư liệu gốc déluận án lay làm minh chứng cho những đóng góp về mọi mặt của các thiền sư thờiLý - Trần.

Như vậy, văn học Phật giáo thời Lý chủ yếu là của thién sư, còn thời Trần thiít hơn, điều này cho thấy, văn học Phật giáo thời Lý mang đậm tư tưởng triết lý Phậtgiáo, trình bày nhiều về nội dung giáo lý nhà Phật hơn sơ với thời Trần.

- Trong công trình Các khuynh hướng văn học thời Lý - Tran [48] tac giả

Nguyễn Phạm Hùng (2008) qua nghiên cứu các khuynh hướng văn học thời Lý

-Trần, đã nhận định rằng khuynh hướng văn học thiền chiếm vị thế là dòng chủ lưu,bởi vì phần lớn những tác phẩm văn học tiêu biểu có giá trị tạo nên bước ngoặt thời

đại đều của các tác giả là Thiền sư.

- Thích Giác Toàn (2011) trong tác phâm Thẩm mỹ Phật giáo thời Lý - Tranqua văn chương [107] đã một lần nữa khăng định, thơ văn thời Lý - Trần chăngnhững mang tính thâm mỹ Phật giáo của riêng thời đại mà còn là cái đẹp muôn đời

của dân tộc và nhân loại Với lối viết giản di của một vi sư chứng ngộ lẽ vô thường

và qua cái nhìn minh triết của Phật giáo, tác giả đưa đến cho người đọc những trảinghiệm, những cảm nhận thật sâu sắc về lẽ vô thường và thường, về vô ngã và ngã,về có và không, về bat tịnh và tịnh Và ngay trong những cặp phạm trù ấy đã théhiện rõ sự dung hợp của hai mặt đối lập, mà ranh giới giữa chúng chỉ là một hơi thở,một phan nhỏ trong niệm thức (sát - na) Ví như, khi tác giả quán niệm, vô thường

và thường tương tự như hai mặt của một tờ giấy Giác ngộ thì là cái đẹp, cái trác

tuyệt; không giác ngộ (không thấu triệt) thì nó sẽ trở thành bi kịch, vì khi biết thân

12

Trang 18

vô thường rồi, thì bi quan, chán nản, bé tắc cuộc song đều xem như là bi kịch dosự sợ hãi trước cái vô thường Tác giả chia nội dung cuốn sách này làm bốn phan.Ba phan dau là nội dung chính thé hiện những nghiên cứu khoa học nghiêm túc củatác giả trên cơ sở Phật giáo Việt Nam trong mối tương quan với dân tộc, văn hóa

dân tộc, đặc biệt là dấu ấn của nó trong văn chương thời Lý - Trần, và những giá trị

thâm mỹ tự thân của nó Phần bốn, là những đánh giá, kết luận của tác giả chongười đọc dễ lĩnh hội.

1.1.2 Tài liệu nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và các Thiền sư thời

Lý - Tran

Mang tài liệu nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo thời

Lý - Trần có đề cập đến vai trò của các thiền sư thời kỳ này trong công cuộc xây

dựng và phát triển văn hóa Đại Việt có khá nhiều và đều khang định quá trình Phậtgiáo song hành cùng dân tộc, Phật giáo gắn bó với dân tộc và đã ảnh hưởng sâu đậmđến đời sống văn hóa, tâm linh Việt Nam như thế nào ké từ khi du nhập và phát triển

cho đến ngày nay Có thể kê đến các công trình về lịch sử Phật giáo sau đây:

- Lịch sử Phật giáo Việt Nam [101] do Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1988), là

công trình tiếp cận các vấn đề liên quan đên Phật giáo dưới góc độ lịch sử, được cáctác giả trình bày thành năm phan Phan thứ nhất: Phật giáo Việt Nam thời kỳ dunhập và Bắc thuộc (từ đầu công nguyên đến dau thé kỷ X); Phan thứ hai: Phật giáotừ thời Ngô đến thời Trần (giữa thế kỷ X - XIV), trong phần này có giới thiệu về

một số thiền sư tiêu biểu của hai triều đại Ly - Trần; Phần thứ ba: Phật giáo từ Hậu

Lê đến Tây Sơn (thé kỷ XV - XVIII); Phần thứ tư: Phật giáo dưới triều Nguyễn (thếkỷ XIX) và Phần thứ năm: Phật giáo từ đầu thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX) đến

Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Lịch sử Phật giáo Việt Nam [95] của Nguyễn Đăng Thục (1991), là tác

phẩm trình bày toàn bộ tiến trình lịch sử Phật giáo từ khi du nhập cho đến thời hiệnđại Công trình tiếp cận van đề dưới góc độ lịch sử nên cũng dé cập đến hành trangvà tiểu sử của các thiền sư tiêu biểu trong lịch sử Phật giáo dân tộc.

- Lược sử Phật giáo Việt Nam [116] của Thich Minh Tuệ (1993) gồm có 8

chương Chương 1: Nguồn gốc lịch sử và đặc điểm chung của Phật giáo; Chương 2:

13

Trang 19

Phật giáo thời đại du nhập và Bắc thuộc; Chương 3: Phật giáo thời Hậu Lý Nam Dévà Bắc thuộc lần thứ ba; Chương 4: Phật giáo thời Ngô, Dinh, Tiền Lê; Chương 5:

Phật giáo thời nhà Lý; Chương 6: Phật giáo thời nhà Trần; Chương 7: Phật giáo từnhà Hồ đến Tây Sơn; Chương 8: Phật giáo Triều Nguyễn và Pháp thuộc Trong tácphẩm này, chương 5 và 6, khi nói về Phật giáo đưới triều Lý - Trần, tác giả cũng đã

đề cập đến các chùa tháp và Thiền sư của hai thời kỳ này.

- Đạo Phật Việt Nam [70] của Thích Đức Nghiệp (1995), là công trình nêu

lên rất nhiều vẫn đề của Phật giáo dân tộc như: lịch sử, chùa tháp, về đặc điềm Phật

giáo, đạo đức Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa, nghệ thuật và

nhân sinh quan của người Việt Nam và cả kinh điển Phật giáo Việt Nam Đây là

công trình được xuất bản trên cơ sở sưu tầm và tuyển chọn các bài nghiên cứu của

tác giả về những vấn đề liên quan đến Phật giáo Việt Nam Tuy nhiên, đây là công

trình nghiên cứu toàn bộ Phật giáo Việt Nam trong lịch sử nên chỉ trình bày khá sơ

lược về bức tranh thời Lý Trần ở những điểm chính Riêng về Phật giáo thời Lý

-Trần cuốn sách mới nêu một số đóng góp của Phật giáo mà chưa thực sự nghiên cứu

một cách hệ thống và chuyên sâu.

- Góp phân tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông [30] của

Nguyễn Hùng Hậu (1996), và cùng tác giả này (1997) trong công trình Lược khảo

tư tưởng Thiên Trúc Lâm Việt Nam [31] đã giới thiệu những nội dung cơ bản trong

tư tưởng của Thiền Trúc Lâm Việt Nam Đây là Thiền phái đã làm nổi bật nhữngnét cham phá của Phật giáo Việt Nam Cùng một chủ dé nêu trên còn có cuốn Tur

tưởng triết học của Thién phái Trúc Lâm đời Trần [8] của Truong Văn Chung(1998) Chúng đều là các công trình giới thiệu và phân tích những tư tưởng triết họcđặc sắc của Trần Thái Tông qua các tác phẩm tiêu biểu của ông và những nội dungtư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Các tác giả nêu trên đều đãkhẳng định những đóng góp cũng như vai trò của Trần Thái Tông đối với sự pháttriển của triết học Phật giáo và sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm đời Trần.

- Việt Nam Phật giáo sử luận gồm 3 tập [56] của Nguyễn Lang (2000) đãcung cấp nhiều tư liệu quý cho giới nghiên cứu văn hóa, văn học và lịch sử Phậtgiáo Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại và đã dành trọn 9 chương dé viết về Phật

14

Trang 20

giáo thời Lý - Trần (từ trang 184 đến trang 390) Tác giả đánh giá: “Phật giáo TrúcLâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh than của nó là uy tin tinh thần quốcgia Đại Việt Nó là xương sống của một nền văn hoá Việt Nam độc lập Nền Phậtgiáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, An Độ và

Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình” [56, tập 1, tr.482].

Cùng một chủ đề lớn như công trình trên, Lê Mạnh Thát (2001) có Lịch sử

Phật giáo Việt Nam gồm 2 tập [85], là công trình biên soạn về lịch sử Phật giáo,được tác giả chia làm ba thời kỳ lớn Thời kỳ thứ nhất, từ khởi nguyên đến khi LýBôn xưng dé lập nhà nước Vạn Xuân; Thời kỳ thứ hai, từ lúc dòng thiền Pháp Vanra đời cho đến cuối đời Trần Thời kỳ thứ ba, từ đầu nhà Lê tới cận đại Trong đó,khi viết về Phật giáo ở thời ky thứ hai, tác giả có đề cập nhiều đến các Thiên sư tiêubiểu như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Pháp Loa, Huyền Quang trên các phương diệnhành trạng va tiểu sử, tư tưởng cơ bản của họ.

- Lịch sử đạo Phật Việt Nam [40] của Nguyễn Duy Hinh (2009) cũng là công

trình đặc sắc về lich sử Phật giáo Việt Nam Tác pham gồm bốn chương ứng với các

thời kỳ chính Chương 1: thời kỳ truyền nhập (thế kỷ II - V); Chương 2: thời kỳ

phát triển (thế kỷ VI - X); Chương 3: thời kỳ cực thịnh (thế kỷ XI - XIV); Chương

4: Phật giáo chan hưng và canh tân (thế kỷ XV - XX) Ở chương 3 khi nói về thờiPhật giáo cực thịnh tác giả cũng liệt kê những sự kiện lịch sử, một sé dong gop cuacác Thiền sư trong việc phát triển giáo hội Phật giáo, văn hóa, xã hội Đại Việt.

Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981) [20] của Bồ đề Tân Thanh

-Nguyễn Đại Đồng (2012), là cuốn sách giới thiệu về Phật giáo Việt Nam từ khởinguyên đến năm 1981 - thời điểm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nội dungcó 12 chương trình bày về Phật giáo từ khi ra đời ở Ấn Độ, lan truyền sang TrungHoa và Việt Nam Trong chương 6 và chương 7 có trình bày về Phật giáo thời Lý -

Trần (1009 - 1400), và có một số khái quát sơ lược về các Thiền sư.

Trên đây là những công trình cơ bản nhất cung cấp một tổng quan chung về

lịch sử Phật giáo, có đề cập đến triết học Phật giáo, it nhiều đều nói về một số đóng

góp của Phật giáo, về vai trò của các Thiên sư đối với tư tưởng, văn hóa, xã hội Việt

Nam trong các giai đoạn khác nhau nhưng ở mức độ khái quát chung.

15

Trang 21

Đối với công trình nghiên cứu chuyên về các Thiền sư thời Lý - Trần, có thékể đến các công trình tiêu biểu:

Các nhà nghiên cứu đã đề cập khá nhiều đến vấn đề lịch sử thời Lý - Trần,trong đó có nhắc đến Phật giáo cũng như một số Thiền sư tiêu biểu cho giai đoạn

lịch sử này.

- Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiên tông Việt Nam (nhiều tác giả, 1993) [147],

là công trình sưu tầm và giới thiệu về Tuệ Trung Thượng sĩ và một số Thiền sư lớn

thời Trần Công trình này đã tiếp cận nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp văn học nghệthuật của các Thiền sư và chỉ ra những giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong

các tác phẩm văn học của họ ở thời kỳ này.

Cũng giống như các tác phẩm khác thiên về tổng quan bức tranh lịch sử Phậtgiáo Việt Nam, tác phẩm Lược sử Phật giáo Việt Nam [116] của Thích Minh Tuệ(1993) cũng chưa phải là tác phẩm chú trọng viết về các Thiền sư trong công cuộcxây dựng và phát triển văn hóa dân tộc, song tác giả cũng trình bày sơ lược (từ trang

474 đến 480) về các Thiên sư, liệt kê tương đối đầy đủ những nhân vật nổi bật của

Phật giáo từ khởi nguyên cho đến 1975 Khi nói về vai trò của các Thiền sư trongcông cuộc dựng nước và phát triển văn hóa dân tộc với tinh thần nhập thế, tác giảnhận định: “Các Thiền sư luôn luôn có quan điểm quần chúng Với tỉnh thần “nhậpthế”, Thiền sư tham dự các mặt hoạt động của đất nước, nhân dân Kê từ các triều đại

Dinh, Lê, Lý, Tran trở về sau, tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam vô cùng rõ

nét Các nhà tu vừa là Thiền sư, vừa là nghệ sĩ, vừa là nhà chính trị ngoại giao, vừa làngười nông dân chit khăn mỏ qua, xuống đồng cày cấy ” [116, tr.476-477].

Nghiên cứu trực tiếp, toàn diện về Phật giáo thời Lý - Trần và các Thiền sư

thời Lý - Trần là một mảng đề tài khá thú vị, dù đã được khai thác ở nhiều bình diệnkhác nhau nhưng vẫn luôn hấp dẫn và người nghiên cứu khi tiếp cận các nguồn tàiliệu mới vẫn tìm được những giá trị mới mẻ Có thé ké đến các công trình loại này:

- Thiên học đời Trần [139] tập hợp các bài viết của nhiều tác giả (1995), là tácphẩm tiêu biểu giới thiệu về nội dung tư tưởng của các Thiên sư thời Trần tiêu biéu nhưTam tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang Trong tác phẩm này,các tác giả khăng định những giá trị tư tưởng, phân tích đặc điểm cũng như diện mạo

16

Trang 22

của thiền tông thời Trần Đó là một thời kỳ phát triển mạnh mẽ và tạo dựng được dòngthiền tông mang sắc thái Việt Nam.

- Trong Thién học Tran Thái Tông [97] Nguyễn Đăng Thục (1996) đã giớithiệu và phân tích những nội dung tư tưởng thiền học của Trần Thái Tông, một ông

vua, đồng thời cũng là một Thiền sư tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho dòng thiền

học thời Trần.

Tham đồ hiển quyết và thi tụng các thiên sư đời Ly [118] của Thich ThanhTừ (1997), là công trình tiêu biểu về tư tưởng và các tác phẩm thi tung của thiền sư

thời Lý Đây là công trình tiếp cận dưới góc độ lich sử văn học Điểm nổi bật là

trong công trình này, tác giả đã rất công phu và hệ thống khi lựa chọn và giới thiệu

những thiền sư tiêu biểu đã có công tạo ra bước ngoặt cho lịch sử Phật giáo thời Ly

như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Từ Đạo Hạnh

- Ban sâu về một thiền sư, tác giả Nguyễn Duy Hinh (1999) có tác phẩm TuéTrung, nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ [38] là công trình điển hình về tư tưởng của TuệTrung Thượng Sĩ Ông thực sự vừa là một cư sĩ nhưng đồng thời cũng là một tu sĩ,một Thiền sư Phật giáo tiêu biểu thời Trần Nội dung chính của công trình tập trungphân tích các tác phẩm tiêu biéu của Tuệ Trung Thượng sĩ và khang định những giá

trị cũng như những đóng góp của ông cho Phật giáo, cho tư tưởng và văn hóa ViệtNam là không nhỏ.

- Trong công trình Việt Nam Phật giáo Sử luận [56], tập 1, Nguyễn Lang

(2000) đã dành một số chương riêng viết về các Thiền sư của thời kỳ này như Thiền

sư Thường Chiếu, Hiện Quang, Trúc Lâm Quốc sư, Đại Đăng quốc sư, Tiêu Diêu

thiền sư (chương IX, trang 205 đến trang 217); Thiền sư Pháp Loa, Huyền Quang(chương XIII, XIV, trang 313 đến trang 354) và một số Thiền sư khác (chương XV,

trang 354 đến trang 371) Khi nhận định về vai trò của các Thiền sư trong côngcuộc dựng nước, giữ nước và xây dựng nền văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần, tác giảviết: “Y hướng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam độc lập của các Thiền sư rất rõrệt Về phương diện địa lý học đã muốn đời kinh đô tới một nơi có thể dựng nên sự

nghiệp độc lập lâu dài Về phương diện học thuật, họ có công đảo tạo một lớp tríthức không cố chấp, biết dung hợp các ý thức hệ dị biệt như Nho, Lão, Phật về

17

Trang 23

phương diện văn hóa, họ dựng nên được cả một triều đại thuần từ, lay đức từ bi lamcăn bản cho chính trị Về văn học, họ là những người đóng góp vào van dé sáng tacnhiều nhất trong nước, dù phần lớn những sáng tác này nằm trong những chủ đềPhật giáo Về mỹ thuật, những công trình kiến trúc và điêu khắc của Phật giáo cũnglà những đóng góp mỹ thuật quan trọng nhất trong thời đại” [56, tập 1, tr.189].

- Thiển sư Việt Nam [120] do Thích Thanh Từ (biên soạn, 2004), là côngtrình về lịch sử và hành trạng của các Thiền sư trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

- Việt Nam văn minh sử cương: Văn minh Đại Việt [78] của Lê Văn Siêu

(2004) Đây là công trình lịch sử, được tác giả chia làm ba phần lớn: Phần thứ nhất:giao thời Ngô, Đình, Lê; Phần thứ hai: chính sự Trung Hoa; Phần thứ ba: thời Trần.Trong phần thứ hai, tác giả trình bày về danh sách cao Tăng thời Lý (trang 209 đến224), tuy nhiên, cũng mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra các thông tin có tính liệt kê về

tên tuổi, sơn môn và nơi tu nghiệp Khi đánh giá về vai trò của các Thiền sư trong

công cuộc xây dựng nền văn hóa Đại Việt, ông viết: “Ta thấy những bậc thầy về tư

tưởng như Cứu Chỉ, Ngộ An, Viên Chiếu hiện diện bên những Thiền sư nhúng tayvào thế sự với những tài ba lỗi lạc như Vạn Hạnh, Viên Thông cả những Thiền sưmà công tu chứng đến đỗi đích viên mãn tối cao với thành quả cho người đời nhìn

thấy thực rõ ràng về tài y lý và pháp thuật thần thông như Không Lộ, Giác Hải,Thông Huyền hoặc sự ướp xác như Từ Đạo Hạnh” [78, tr.235].

Hay, “Những cuộc thuyết pháp giảng kinh sách cho các môn đồ, những cuộcthi tôn giáo để sa thải những tăng chúng thất học bắt phải hoàn tục đã nâng giá trị

người tu hành lên khi đã có hồi (cuối Lý) bị hạ thấp quá Những nhà lãnh đạo tinh

thần mới, không chỉ là những thường dân mà là những vị vua, những vương hầuquý tộc và những quan lại cao cấp đã khiến các tăng đồ cảm thấy một niềm hãnh

diện khi tu hành để lo học hỏi và đào sâu giáo lý” [78, tr.420].

Công trình Nhà Trần và con người thời Trần [51] của Vũ Ngọc Khánh[2004] đã tiếp cận nghiên cứu lịch sử đưới góc độ văn hóa học Tác giả đã dànhnhiều nhận định về các Thiền sư trong lịch sử các triều đại phong kiến ở Việt Nam:“Hình như khá nhiều trường hợp chúng ta viết về Phật giáo Việt Nam, nhưng ta ítquan tâm đến việc các vua, các nhà sư đời Trần đã có chủ trương xây dựng một thứtôn giáo riêng của người Việt Nam, dù đó là tôn giáo Phật Thử theo dõi vị Tô TrúcLâm thứ nhất (Trần Nhân Tông), ta sẽ thấy ông vua này gần như là một hiện thân

18

Trang 24

khác của Tất Đạt Đa ở đất nước Việt Nam này Hiểu như vậy, ta mới không ngạcnhiên là khi tiếp thu các yếu tố Phật, phái Trúc Lâm đã chuyển được những gì tiêucực thành tích cực, để cho con người Phật tử, với con người xây dựng đất nước,người chiến sĩ cứu nước thành một với nhau Phật giáo nhà Trần là một bình diện

văn hóa mới trong lịch sử văn hóa dân tộc” [51, tr.7-8].

- Van minh Đại Việt [39] của Nguyễn Duy Hinh (2005) được chia thành 2

chương 8 tiết nhằm trình bày cuộc đại hội nhập văn hóa Việt - Trung - An dé hìnhthành văn minh Đại Việt từ năm 111 TCN đến năm 1883 Đặc biệt, trong tiết 2 (từtrang 525 đến 660) chương 2, khi nói về Phật giáo Đại Việt, tác giả cũng nhắc nhiềuđến vai trò tạo dựng và khai sáng văn hóa dân tộc của các thiền sư thời Lý - Trầnnhư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Thiền Lão, Viên Chiếu, Mãn Giác,

Diệu Nhân, Thông Biện, Trần Thái Tông, Pháp Loa và Huyền Quang Viết về vai

trò của Phật giáo và của Thiền sư thời Lý, tác giả nhẫn mạnh: “Các vua nhà Lý đều

luôn luôn gắn bó với Phật giáo hoặc tự thân tu tập, hoặc sử dụng các nhà sư danhtiếng vào chức vụ tăng quan hay quốc sư, hoặc luôn tham van quốc sự với các nhà

sư tài năng Các nhà sư danh tiếng thường tỉnh thông Nho giáo và tuy họ tham

chính nhưng không thấy một chính sách kinh tế xã hội nào của nhà Lý xuất phát từgiáo lý Phật giáo Lý do rất đơn giản bản thân Phật giáo không phải là lý luận kinh

bang tế thế mà chỉ là giáo lý tâm linh thuần túy” [39, tr.564].

- Nhà Lý trong văn hóa Việt Nam [66] và Nhà Trần trong văn hóa Việt Nam

[67] là hai công trình của Nguyễn Bích Ngọc (2009) có đề cập và giới thiệu một

cách tông hợp về những con người thời Lý - Trần: các vị minh quân, phụ nữ, các vị

danh tướng, các nhà văn hóa, các trạng nguyên, các vị thánh, các đền chùa (lễ hội)liên quan đến thời Lý - Trần Trong hai tác phẩm này, tác gia đã trình bày một sốđánh giá về vai trò của các Thiền sư, trong đó có những Thiền sư xứng danh lànhững nha văn hóa Đại Việt Ví như, trong Nhà Tì ran trong văn hóa Việt Nam, tac

giả đã dành riêng viết về các Thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang ở phần 5 “Cácnhà văn hóa đời Trần” (từ trang 101 - 107) Điều này chứng tỏ, trong lịch sử dântộc, các vị Thiền sư xuất sắc va tiêu biểu cũng chính là những nhà văn hóa, tư tưởng

của thời đại.

- Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội [142] là Kỷ yếu hộithảo khoa học (2010) tập hợp các bài viết, trong đó có những bai viết đề cập đến một

19

Trang 25

số đóng góp của các Thiền sư tiêu biểu thời Lý, như Dấu ấn thién sw Vạn Hanh vớikinh thành Thăng Long của Thích Nữ Viên Giác; Vai trò nhập thé của các thién sưthời Lý của Lê Đức Hanh; Lý Thái Tông: Người khởi dau loại hình tác gia Hoàng dé- thién sư - thi sĩ của Nguyễn Hữu Son

- Các công trình Phật giáo đời Lý [140], và Phật giáo đời Trần [141] của ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam (năm 2010, 2011) đều là tập hợp những bài viết vềPhật giáo thời Lý và Trần Về thời Lý, có 30 bài viết của các học giả nghiên cứu, traođổi, đánh giá về Phật giáo thời kỳ này Tiêu biểu có thé kế đến một số bài viết của các

tác giả có đề cập đến đóng góp của các thiền sư như: Những đóng góp của Phật giáo

thời Ly đối với Thăng Long - Hà Nội của tác giả Nguyễn Dai Đồng; Thiên sư VanHạnh trong chiến lược dựng nước và giữ nước thời Lý của Thích Nữ Viên Giác; Nisư Diệu Nhân - t6 sư khơi nguồn cho Ni giới Việt Nam của Thich Nữ Bồn Giác

Trong “Lời đầu sách”, ban biên soạn viết: “Thời Lý, khi nền Phật giáo phát triển huyhoàng thì cũng là thời mà đất nước Đại Việt vươn lên một cách hùng cường đến đỉnhcao tột Cũng chính lúc này, các vị Tăng lữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ônđịnh nếp sống xã hội, hướng mọi người đến với những điều tốt đẹp trong cuộc sống,đồng thời rèn luyện nội tâm mỗi người trở thành một nhân cách hoàn mỹ dé phụng sự

cho dân tộc.

Do đó, Phật giáo thời Lý là nét son trong nền văn hóa Việt Tìm về bản sắc

Phật giáo đời Lý là tìm về bản sắc dân tộc Đâu những: Vạn Hạnh, Không Lộ, Mãn

Giác, đều là nhân cách lớn của mọi thời đại ” [130, tr.8 - 9].

Về đời Trần, cuốn Phát giáo đời Trần [141] tập hợp tới 47 bài nghiên cứu

toàn diện về những đóng góp, vai trò và giá trị của Phật giáo đối với nhà nước Đại

Việt thời Trần Có thé ké đến một số bài nghiên cứu, đánh giá về vai trò của cácThiền sư trong giai đoạn này như Tuệ Trung Thượng sĩ - Một Thiên sư cư sĩ triểuTran của Thich Nữ Giác Bình; Đóng góp cua thiển phái Trúc Lâm vào quá trình

phát triển văn hoá Đại Việt của tác giả Thich Nữ Giới Dinh; 7 ran Thánh T ông - Vi

vua kiệt xuất, Thiên sư lỗi lạc đời Tran của Nhật Nguyệt; Thién sư Huyền Quang Người có tâm hồn nghệ sĩ của Thích Nữ Quảng Phước; Những gương mặt Ni giới

-va Nữ cư sĩ tiêu biểu của Phật giáo thời Tì ran của Nguyên Huệ Khi nhận định về

vai trò của thiên sư đôi với văn minh Đại Việt, tác gia Lời nói dau sách viet:

20

Trang 26

“Triều đại nhà Trần còn là giai đoạn vàng son trong lịch sử Việt Nam Vớihào khí “Đông A” ba lần đại thắng giặc Nguyên Mông xâm lược, trang sử Đại Việtnói chung, trang sử Phật giáo Việt đời Trần nói riêng, đã đóng góp cho xã hội nhiềugiá trị quý báu Cung cách hành xử của các dang quân vương kiêm Thiền sư sốngthoát tục, vô nhiễm giữa cuộc đời như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, TrầnNhân Tông đã soi roi vào tâm thức nhân quan xã hội bằng triết lý tùy duyên batbiến, cư trần lạc đạo, vô ngã vi tha” [141, tr.5 - 6].

Các cuốn sách trên đã không chỉ cung cấp một bức tranh tổng thê về lịch sửPhật giáo Việt Nam, mà còn giới thiệu nhiều về thân thế, sự nghiệp của các Thiềnsư Việt Nam; Vai trò của Phật giáo trong các triều đình với các chức danh chính

thức như Quốc sư, Tăng lục và Ký lục được đặt trong triều Lý; Sự tham gia của các

thiền sư vào các công việc triều chính; Các chuyến du hành sang Ấn Độ và Trung

Quốc tìm Phật pháp của các Thiền sư; Biên soạn lại và truyền bá trong nước các

sách kinh điển Phật giáo; Những tư tưởng thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức

của Phật giáo và sự nội địa hoá những tư tưởng đó cho phù hợp với hoàn cảnh Việt

Nam; Xây dựng chùa chiền, kiến trúc, âm nhạc và văn hoá Phật giáo nói chung ởViệt Nam; Các triều đại Lý và Trần là giai đoạn Phật giáo phát triển toàn thịnh

nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, nên các tài liệu trên phần lớn đều dành thời

lượng đáng ké khảo cứu Phật giáo giai đoạn này.

- Quan hệ nhà nước quân chủ Lý - Trần với Phật giáo [109] của Thích Minh

Trí (2012), là công trình viết về mối quan hệ giữa Phật giáo với chính trị đưới triềuđại Lý - Trần Trong công trình này, tác giả khang định tinh thần “hộ quốc an dân”

của Phật giáo và cho đó là bệ đỡ cho những nỗ lực xây dựng nhà nước quân chủ

thân dân, bảo vệ toàn vẹn lãnh thé và tạo ra một xã hội phát triển về mọi phương

diện Công trình cũng phân tích và làm nổi bật lên được vai trò cô vấn chính trị,

quân sự, ngoại giao của các Thiền sư dưới thời Lý - Trần và có những đánh giá xácđáng về giá trị và bài học của những đóng góp đó trong lịch sử Việt Nam.

Ngoài ra, các tạp chí như Nghiên cứu Tôn giáo; Triết học; Công tác Tôngiáo cũng thường xuyên dành số trang nhất định in các bài nghiên cứu Phật giáoViệt Nam thời Lý - Tran Chang hạn Kiều Thu Hoạch (1965) có bài Tim hiểu thơ

văn các nhà su thời Lý Tran [43], Nguyễn Hùng Hậu (1990) với bài Tinh than nhập

21

Trang 27

thé của Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần [28], hay bai Phật giáo Việt Nam hiệnnay học tập và tiếp thu được gì ở Phật giáo đời Tran [4] của tác giả Minh Chi(2005), Phật giáo và moi liên hệ với xã hội Đại Việt thời Tran thé kỷ XIII - XIV [7]của tác gia Nguyễn Thi Phương Chi (2008), Vai trò của Phật giáo đối với sự ổn

định và phát triển xã hội [53] của Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thế Cường(2008), Các bai báo này đều có giá trị nhất định, đáp ứng phần nào yêu cầu tìmhiểu các van dé lịch sử Phật giáo và các thiền sư Phật giáo đối với sự nghiệp xây

dựng và phát triển văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần

không có hạnh phúc Không ai muốn khổ dau, ai cũng muốn hạnh phúc Do là mộtthực tế Thông thường con người thường tránh nói chuyện đau khổ, tuy nhiên trong

Phật giáo, người thực hành Phật pháp không hề chạy trốn khổ đau mà trái lạithường quán sát về nó, nhờ thế mà có thê thực nghiệm đời sống tâm linh.

Như vậy, có thé nói, vai trò của các Thiền sư với tinh thần nhập thé gópphần xây dựng và hoàn thiện nền văn hóa Đại Việt là rất lớn Tuy nhiên, qua điểm

lại tình hình nghiên cứu nêu trên, thì vẫn còn một số van đề cần được nghiên cứutiếp như sau:

- Các nghiên cứu về Phật giáo đều có đề cập đến vai trò của các Thiền sư đối

với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Đại Việt thời Ly - Trần nhưng chưathật hệ thong va các phân tích chưa that toàn diện, các công trình mới chi tiếp cận ởmột số khía cạnh cụ thể như đóng góp của các Thiền sư trong văn học, nghệ thuật,

quân sự, ngoại giao Phần lớn các công trình đều dừng lại ở mức độ nêu lên vấn

đê mà chưa có sự đánh giá và phân tích thật sâu sắc, chi tiết.

22

Trang 28

- Chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện tất cảnhững đóng góp, vai trò của các Thiền sư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển

nền văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần.

- Do vậy, rất cần nghiên cứu vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần đối vớiviệc xây dựng và phát triển nền văn hóa Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảovệ đất nước, góp phần chỉ ra vị trí của các Thiền sư, trí thức Phật giáo, cũng như vaitrò của Phật giáo làm bệ đỡ tư tưởng của mô hình tập quyền dé từ đó rút ra những

bài học lịch sử đối với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

- Khi nghiên cứu vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần đối với nền văn hóa

Đại Việt, từ sự phân tích những giá trị, những kinh nghiệm và bài học lịch sử,

chúng tôi hy vọng sẽ góp phần minh định vai trò của Phật giáo trong xã hội Việt

Nam nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng không chỉ trong quá khứ lịch sử, mà

còn cả đối với hiện tại Với đường lối hiện nay của Đảng và Nhà nước Phật giáo trở

thành một nhân tố quan trọng dé giữ gìn và phát huy ban sắc văn hóa dân tộc, điểmtựa tinh thần vững chắc cho công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước Trong sự

nghiệp cao cả đó các Thiền sư Việt Nam cần phải là những người đi đầu trong việc

khẳng định vai trò của Phật giáo đối với văn hoá dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

Vượt lên trên tất cả, theo suy nghĩ của chúng tôi, vào thời Lý - Trần và xuyên

suốt chiều dải lịch sử Việt Nam, cơ sở của văn hoá, chất keo kết dính văn hoá, làtỉnh thần yêu nước, hoà đồng cùng dân tộc của các nhà tu hành Phật giáo Tinh thần

yêu nước đó như một giá trị thiêng liêng, không đơn giản là một thành tố, dù rất cơ

ban của văn hoá, mà chủ yếu là thành tố khởi tạo dẫn dắt mọi suy nghĩ và hành

động của các Thiền sư Và đây cũng là điểm mau chốt luận án cần làm rõ.

Chính vì những lý do đó mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài khó khăn nàyvới mong muốn hệ thống hóa và đánh giá một cách toàn diện nhất những đóng gópcơ bản cũng như vai trò của các Thiền sư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triểnvăn hóa Việt Nam thời Lý - Trần Từ kết quả nghiên cứu đó chúng tôi hy vọng sẽrút ra được ý nghĩa về sự kế thừa, khai thác và phát huy những giá trị vô biên màcác Thiền sư đã dé lại cho nền văn hóa Việt Nam, và nói riêng là vai trò của họtrong văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc tế, hội nhập

và phát triên toàn câu như hiện nay.

23

Trang 29

1.2.2 Một số thuật ngữ và khái niệm dùng trong luận án

- Thuật ngữ Thién sư: Trong tài liệu Phật giáo chính tin [73] của Pháp sưThánh Nghiêm có định nghĩa về Thiền sư như sau: Từ Thiền sư vốn được dùng déchỉ vị Tỷ khiêu tu thiền Vì vậy, cuốn Tam đức chỉ quy quyền 3 viết “Tu tâm tịnh ly

là Thiền sư” Nhưng ở Trung Quốc, từ Thiền sư được dùng trong 2 trường hợp: Một

là nhà vua dùng từ “Thiền sư” khi phong tặng những Tỷ khiêu có đức có học Như

vua Trần Tuyên Dé, năm Đại Kiến nguyên niên, phong Hòa thượng Huệ Tư ở NamNhạc là Đại Thiền sư Vua Đường Trung Tông, năm thứ 2 niên hiệu Thần Long, sắcphong Hòa thượng Than Tú là Đại Thông Thiền sư Trường hợp thứ hai là tăng sĩngày nay tôn gọi các cao tăng tiền bối là Thiền sư Càng về sau, bất cứ một Tỷkhiêu nào có ít nhiều danh tiếng, đều được tôn là Thiền sư Ở Trung Quốc, Thiền sưkhông chỉ giới hạn ở thiền tông, mà những người chuyên tu tập tọa thiền của ThiênThai Tông, Tịnh Độ Tông cũng được gọi là Thiền sư Như sách Tuc cao tăngtruyện nêu các vị Đạt Ma Thiền sư, Tuệ Văn Thiền sư, Bảo Cái Thiền sư, Đạo XướcThiền sư " [38; tr 145].

Từ điển Nho - Phật - Đạo [123] của Lao Tử và Thịnh Lê (chủ biên, 2001) lại

định nghĩa: Thiền sư là một kiểu danh xưng trong Phật giáo, dùng dé chỉ những viTỷ khiêu thông đạt thiền định Thời Phật giáo nguyên thủy, các vị A la hán là nhữngngười thông hiểu mọi thiền pháp Đến thời hình thành các phái bộ Phật giáo, xuấthiện các vị Tỷ khiêu có học vấn chuyên môn như: Kinh sư, Luật sư, Tam Tạng sư,

Pháp sư, Thiền sư Trong đó, người chuyên tu tọa thiền, thông hiểu thiền định thì

gọi là Thiền sư Tóm lại, 7 hiền sư là tu sĩ Phật giáo có tài, đức và danh tiếng hơnngười, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đạo pháp và quốc gia.

Hiểu theo nghĩa đó, từ Thién sư được sử dụng ở Việt Nam còn có nghĩa là các danhtăng Phật giáo, những người có trí tuệ xuất chúng, đạo hạnh và có nhiều đóng góp

cho đạo pháp và dân tộc trong những thời kỳ lịch sử nhất định.

- Thuật ngữ Dai Viét: Theo tác giả Nguyễn Duy Hinh (2005) trong Văn minh

Đại Việt [39], Đại Việt là tên gọi dùng để chỉ một truyền thống văn hóa từ năm 938

khi Ngô Quyền xưng vương đến năm 1883 khi nước Pháp đặt chính quyền đô hộ ở

nước ta Tat cả trải qua 944 năm bằng khoảng 80% thời gian bị chính quyền Han

Đường đô hộ Chính thức thì danh hiệu Đại Việt chỉ đến năm 1054 mới xuất hiện và

24

Trang 30

có một khoảng thời gian ngắn nó bị gián đoạn do quân Minh chiếm Việt Nam, và

phải đến thời Nguyễn (vua Gia Long) mới đổi tên nước thành Việt Nam”, nhưng tác

giả cho rằng vẫn nên đưa thời gian đó vào trong khái niệm Đại Việt dé biểu thi tinh

thần dân tộc xuyên suốt hơn 900 năm Đồng ý và kế thừa quan điểm của học giả

Nguyễn Duy Hinh, trong luận án này tác giả dùng từ Dai Viét với ý nghĩa chỉ tinh

thần, truyền thống văn hóa độc lập dân tộc từ năm Ngô Quyền xưng vương (939)đến khi nhà Nguyễn ký hiệp ước 1883 thừa nhận sự đô hộ của thực dân Pháp TừĐại Việt trong luận án không có nghĩa chỉ quốc hiệu dù xuất phát từ quốc hiệu, màgiới hạn phạm vi nghiên cứu là văn hóa Dai Việt ờ thời Lý - Tran Như vậy, thuậtngữ Đại Việt hiểu theo khía cạnh lịch sử chỉnh là chỉ một giai đoạn lịch sử của dantộc Việt Nam được các triều đại phong kiến sử dụng làm quốc hiệu lên gọi nay

chính thức có từ thời trị vì của vua Ly Thánh Tong (1054-1072), vua thứ 3 cua nhà

Ly Quốc hiệu Đại Việt ton tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt dau từ thờivua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054 - 1804), tên gọi Đại Việt đượcdùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyên nhà Lý, nhà Tran, nhàHậu Lê, nhà Mac, nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn (1802 - 1804) Trongquá trình này tên gọi chính thức Đại Việt bị gián đoạn một lần ngắn ngủi 27 năm

vào thời nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400 - 1427) Năm 1804, vua Gia Long đổi tên

nước thành Việt Nam, quốc hiệu Đại Việt chấm dứt hoàn toàn Hiểu theo nghĩa vănhóa Đại Việt chính là chỉ một truyén thong văn hóa từ năm 938 khi Ngô Quyển

xưng vương đến năm 1883 khi nước Pháp đặt chính quyên đô hộ ở nước ta.

- Văn hóa là khái niệm đa nghĩa, đa tầng lớp, do vậy có nhiều cách tiếp cậnnghiên cứu và nhiều định nghĩa khác nhau về nó Tuy nhiên, trong luận án nghiên

cứu về vai trò của Thiền sư đối với văn hóa Đại Việt thời Ly - Trần, tác giả lựachọn cách hiểu của UNESCO trong Tuyên bố quốc tế về tính đa dạng văn hóa

(2001) làm khái niệm công cụ: Văn hóa nên được xem như một tập hợp các đặc

điểm nổi bật về tinh than, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội, ngoài văn học,

nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sông, cách suy nghĩ, giáo dục, các giá tri, các truyền

thống, tư tưởng chính trị và tín ngưỡng Hiểu như vậy, trong luận án, tác giả chỉ lựachọn phân tích vai trò và ý nghĩa của những đóng góp của Thiên sư thời Lý - Trần

? Nếu nói khái quát về quốc hiệu thì Việt Nam đã có các quốc hiệu: Đại Cổ Việt (968 — 1054), Đại Việt

(1054 - 1400), Đại Ngu (1400 — 1407), Đại Việt (1428 — 1804), Việt Nam (1804 — 1883).

25

Trang 31

trên một số lĩnh vực văn hoá Đại Việt như chính trị - xã hội, tư tưởng tôn giáo và

đạo đức, văn học và nghệ thuật.

Sâu xa hơn, luận án này cô gắng hướng đến văn hóa được hiểu không han làcái có thể trực tiếp quan sát được trong hiện thực, mà là cái con người tách biệt ra từhiện thực với tư cách là cái quan trọng, có giá tri, ý nghĩa cho họ Cách hiểu này vềvăn hóa buộc phải tập trung chú ý không phải vào các dữ kiện bề ngoài quan sát haymô tả được bằng kinh nghiệm, mà phải chú ý vào các nguyên tắc cho phép quy cácdit kiện đó về văn hóa.

- Đối với thuật ngữ văn hóa truyén thống NCS lựa chọn cách hiểu như củaNgô Đức Thịnh (2010) trong cuốn Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

[89], theo đó, văn hóa truyền thống hay giá trị văn hóa truyền thong được hiểu như

là văn hóa và giá trị gắn với xã hội tiền công nghiệp, phân biệt với văn hóa, giá trị

văn hóa thời đại công nghiệp hóa Dĩ nhiên, khái niệm truyền thống (tradition) đểchỉ những gì đã hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được trao truyền từthé hệ này sang thé hệ khác Hon thế nữa còn là sự kết nối giữa thời đại tiền công

nghiệp với thời đại công nghiệp hóa thể hiện trong từng giá trị văn hóa ngày nay.

- Khái niệm gid tri (value), cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức đều

dùng dé chỉ sản phẩm của các quá trình có sự tham gia tích cực của tư duy, sản xuất

tỉnh thần của con người, là cái có ý nghĩa nhất định đối với đời sống con người, làyếu tố cốt lõi nhất của văn hóa.

- Khái niệm giá tri văn hóa dùng dé chỉ cái có ý nghĩa về mặt văn hoá đốivới đời sống tỉnh thần, tuy nhiên nó không chỉ phản ánh và kết tinh những giá trị

của đời sống văn hóa tinh thần của con người, mà còn cả của đời sống vật chat.

- Khái niệm bản sắc văn hóa được hiểu là một đặc trưng của văn hóa, đãhình thành, tổn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Cácđặc trưng văn hóa đó mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm an, do vậymuốn nhận biết bản sắc phải tìm hiểu qua vô vàn các sắc thái biểu hiện của văn hóa.

- Khái niệm đi sản văn hóa dùng để chỉ sản phẩm tỉnh thần, vật chất có giá

tri lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ nảy qua thế hệ khác và rất

26

Trang 32

đáng được tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, kế thừa va phát huy Di sản văn hóa bao gồm cảvật thể và phi vật thê.

- Khái niệm thoi Lý - Trần, là thời đại bao gồm triều Lý (1010 - 1225) vatriều Trần (1225 - 1400) - hai triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam Thời Lý - Trần

cũng là giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh

mẽ trong sự nghiệp xây dựng va bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử chói loitrong sự nghiệp đánh giặc giữ nước Tuy mỗi triều đại có những đặc điềm phát triểnriêng, nhưng xét chung thục tiễn lịch sử của dân tộc các giai đoạn Lý và Trần, đều

sẽ thấy, khi các triều đại đang lên, nhà nước phong kiến còn đóng vai trò tích cực, tổ

tiên ta thường xuyên chăm lo xây dựng Tổ quốc, làm cho dan giầu nước mạnh, sẵn

sàng đối phó với nguy cơ xâm lược Trong các thế kỉ XI và XIII, nhân dân ta đã anh

dũng chiến dau và chiến thang các thé lực xâm lược lớn mạnh Thế ky XI, quân dân

Đại Việt đánh tan 30 vạn quân xâm lược Tống; thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm

(1258 - 1288), dân tộc ta ba lần đương đầu thắng lợi những đạo quân xâm lược của

dé quốc Nguyên - Mông khét tiếng nhất thời đó.

Triết học Phật giáo là hệ thông quan điểm của Phật giáo về thế giới quan và

nhân sinh quan của nhà Phật Nội dung của triết học Phật giáo chính là những

nguyên lý cơ bản được thê hiện trong giáo lý Hệ thống giáo lý của Phật giáo là mộthệ thống rất đồ sộ nằm chủ yếu trong Tam tạng kinh điển, gồm Kinh tạng (ghi lờiPhật dạy), Luật tạng (các giới luật), và Luận tạng (các bài kinh, tác phẩm luận giải,

bình chú về giáo pháp của các cao tăng và học giả sau này).

Trên đây là những khái niệm công cụ chủ yếu nhất mà NCS thường xuyên

phải sử dụng trong luận án của mình Vì vậy một sự giải thích sơ bộ các hàm nghĩa

của chúng dé đạt được sự đồng thuận của người đọc là việc làm cần thiết để cuối

cùng luận án sẽ dẫn dắt đến sự hiểu biết chung rằng, Việt Nam đã là mảnh đất màu

mỡ dé Phật giáo ươm mam và nay nở phát triển tốt lành Phật giáo đã tìm thấy nơiđất Việt thương yêu những điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập văn hoá, biến nơinày thành địa bàn “của mình”, biến những giá trị văn hoá Phật giáo thành giá trị vănhoá Việt Nam Còn Việt Nam thông qua hoạt động của các Thiền sư đến thời Ly -

Trân đã dung nạp được và biên văn hoá Phật giáo thành phân nào là “của mình”.

27

Trang 33

Chương 2.

KHÁI QUÁT VE VĂN HÓA DAI VIỆT VÀ PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRAN

2.1 Khái quát về văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần

2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành văn hóa Đại Việt thờiLý - Tran

Sự hình thành nền văn hóa Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm gắn liềnvới quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc trong lịch sử.Nền văn hoá đó đã được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau như

nhà nghiên cứu văn hoá Vũ Ngọc Khánh (2004) viết, “Văn hóa Việt Nam là cả mộtlịch trình mà từ lâu chúng ta đã có thể phân biệt ra các thời đại, tạm mệnh danh là

thời đại văn hóa Đông Sơn, văn hóa Thăng Long, văn hóa Đại Việt Khi nói như

vậy, ta quan niệm văn hóa là bao trùm mọi lĩnh vực sinh hoạt tinh thần vật chất,chứng minh những thành quả lao động của dân tộc, đạt đến một trình độ nhất định”

(51, tr.391].

Nền văn hóa Đại Việt được mở đầu, có lẽ, từ trước cả triều đại nhà Lý, từ khiNgô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 939) và kéo dàicho đến thế kỷ XIX Mặc dù, theo Nguyễn Quang Ngọc (2007): “Năm 1054, vua Lý

Thánh Tông [mới| đặt quốc hiệu Đại Việt - quốc hiệu này sẽ tồn tại mãi cho đếnđầu thế kỷ XIX Năm 1175, nhà Tống chính thức công nhận chủ quyền quốc gia củaĐại Việt khi đổi danh hiệu sắc phong từ Giao Chỉ quận vương thành An Nam quốc

vương Quốc gia Đại Việt được bảo vệ củng cô qua cuộc kháng chiến chống Tống(1075 - 1077) và mở rộng lãnh thé về phía nam qua cuộc chiến tranh với Champa

(1069), sáp nhập các châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình và Bắc Quảng

Trị ngày nay)” [68, tr.72].

Nền văn hóa Đại Việt được khang định từ thời Ly và cùng với các triều đạinhà Trần là thời kỳ đỉnh cao phát triển của văn hóa Việt Nam Đây cũng là thời kỳgan với sự phát triển cường thịnh của Phật giáo, thời kỳ Phật giáo chiếm ưu thếtrong hệ tư tưởng tam giáo Và các thiền sư Phật giáo là những người đã cống hiến

rất lớn cho việc khai quốc, mở nước và định hình nền văn hóa Đại Việt Đó là cuộc

đại hội nhập giữa tam giáo với văn hóa, tin ngưỡng truyền thống của dân tộc, hình

28

Trang 34

thành nên bản sắc của văn hóa Đại Việt Nhận định về điều này, tác giả NguyễnDuy Hinh (2005) có viết:

“Sự có mặt của Phật giáo An Độ trong cuộc đại hội nhập này sẽ dẫn đến sự

hình thành một tư trào Phật giáo áp đảo Nho giáo dù Nho giáo là công cụ

quan phương chiếm địa vị thống trị trong chính quyền đô hộ Thời kỳ ĐạiViệt thứ nhất — thời kỳ Lý - Trần — là thời kỳ Tam giáo với tính trội thuộc vềPhật giáo, tuy Phật giáo không phải là quốc giáo Vị trí của Nho giáo đượcxếp sau Phật giáo mặc dù thuật ngữ dùng trong trật tự là “Nho - Đạo -

Thích” Thứ tự ưu tiên lại tính ngược Thích - Đạo - Nho” [39, tr.9].

Nền văn hóa Đại Việt thời kỳ đó tiếp tục hình thành trên cơ sở của nhữngđiều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khá thuận hoà có nhiều khởi sắc và chuyền biếnrõ rệt Văn hóa Đại Việt được hình thành từ chính những điều kiện và thiết chế về kinh

tế, chính trị và xã hội thời Lý - Trần.

Vào thời Lý - Trần, sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã đấutranh và giành được độc lập, nước ta vững bước tiến vào và trải qua kỷ nguyên độclập tự chủ và thống nhất (905 - 1527), mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.

Giai đoạn đầu của kỷ nguyên độc lập va thống nhất đất nước gắn với 5 triều đại nối

nhau trị vị: Họ Khúc (905 - 930), Họ Dương (931 - 937), Họ Ngô (938 - 965), Họ

Dinh (967 - 980), Nhà Tiền Lê (980 - 1009) Nền văn hóa Đại Việt được khang địnhvà phát triển vượt bậc trong suốt thời Lý - Trần (1010 - 1400).

Bước vào kỷ nguyên đầu của nền văn minh Đại Việt, dưới thời Lý - Trần,nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và dựa trên chế độ điền trang thái ấp Chế độruộng đất có hai loại cơ bản: quan điền và dân điền Ngoài ra còn có công điền khâuphần và ruộng chùa.

Quan điền là ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý, chủ yếu là ruộng đất bịtịch thu nhập quan và đồn điền Dân điền là ruộng đất của người dân trong các làngxã Công điền khâu phan là ruộng đất do nhà vua ban cho quan lại, quý tộc, không

phải là ruộng đất tư, chỉ có quyền sử dụng, hưởng thụ hoa màu mà không có quyền

sở hữu Ruộng chùa là loại ruộng ban cho các chùa.

Như vậy, quyền sở hữu ruộng đất công hữu và tư hữu đã tôn tại song song.

Trong các làng xã có ruộng công và ruộng tư Người cay ruộng công phải nộp tô

29

Trang 35

thuế cho Nhà nước Đây là đặc trưng điển hình cho phương thức sản xuất châu Á.

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh nhận định:

“Công xã nông thôn từ trước đã hình thành có gốc rễ bền vững và có những

mối tương quan gắn bó với nhau tạo nên một sự thống nhất nhất định: sự

thống nhất của nhiều don vị tiểu nông dé thành ra một “nước” Từ bộ tộc xaxưa đến một dân tộc dần dần có ý thức sâu sắc hơn về một cộng đồng lớn

có quyền chung, có trách nhiệm chung về sự tồn tại của giống nòi và đất

nước, nguyên nhân của sự đoàn kết toàn dân Văn hóa làng xã cổ truyềnvẫn không ngừng tiếp nối truyền thống của mình, không gặp trở ngại Các

chủ điền trang thái ấp đều tự giác ý thức trách nhiệm đối với vương triều,tức là đối với nhà nước mỗi khi nhà nước cần kêu gọi” [51, tr.391].

Đặc thù của phương thức sản xuât châu Á ở nước ta thời Lý - Trần là chế độtô thuế và đây là thời kỳ tập trung quyền lực, hình thành nhà nước phong kiến vìmục dich trị thủy và thủy lợi, có kết cộng đồng rõ rệt: “Ở Việt Nam trong phươngthức sản xuất châu Á các chức năng đó được thể hiện rất rõ, theo hoàn cảnh đặc thùViệt Nam Cụ thé: việc thu tô thué, cống nạp đã được thực hiện rất nghiêm ngặt về

chức năng thứ ba là làm các công trình công cộng thì tiêu biểu nhất là trị thủy, thủy

lợi đã làm rất hiệu quả” [141, tr.91].

Bên cạnh chế độ điền trang thái ấp thì kinh tế thủ công nghiệp và thương

nghiệp dưới thời Lý - Trần cũng bước dau phát triển Thủ công nghiệp phát triển

các nghề kéo sợi, dệt vải, nghề đúc đồng, chế tạo công cụ sản xuất băng kim khí

Trong thương nghiệp đã hình thành mạng lưới chợ ở các làng xã và phố phường Hệ

thống đường bộ, đường thuỷ qua các sông, kênh cũng được xây đắp và mở rộng.

Những biến đổi trong đời sống kinh tế, tất yêu kéo theo những biến đổi sâusắc trong xã hội thời Lý - Trần Tương ứng với chế độ ruộng đất là một cơ cau xã

hội với chế độ đăng cấp mới, bao gồm 4 tầng lớp chính.

Một là, hoàng tộc, tức vua và tôn thất là đăng cấp đặc quyền đặc lợi Đăngcấp này thời Lý không đông Họ hưởng thuế từ các lộ, có thang mộc ấp, có gia nô.Họ chỉ được thu tô thuế ở một địa phương, một số lượng nào đó nhưng không cóquyền sở hữu ruộng đất đó Đến thời Tran thì đăng cấp này có đại điền trang sở hữutư nhân, đồng thời vẫn được hưởng bồng lộc của triều đình.

30

Trang 36

Hai là, quan lại trong ngoài triều đình Họ làm quan hưởng bồng lộc băng

thóc, gạo, mắm muối, tiền lụa theo từng phẩm cấp Họ cũng có SỐ lượng ruộng

đất và gia nô nhất định.

Ba là, đăng cấp thứ dân là tầng lớp chiếm số đông trong xã hội Họ chủ yếulà bộ phận nông dân tự do, tự canh tác trong các làng xã, đa số cày ruộng công vàmột số Ít có ruộng tư, có nghĩa vụ nộp tô thuế, lao dịch và binh dịch cho Nhà nước.

Bon là, dang cấp nô tì (nô: nam, tì: nữ) Tuy không han là một dang cấpriêng biệt, nhưng là một tầng lớp xã hội đông đảo Nô tì có nhiều nguồn gốc có thêlà nông dân bị ban cùng hóa, hoặc những người bi gan nợ, các phạm nhân mắc tộidé, tù binh (Champa và Nguyên), người nước ngoài bị bắt giữ Có nhiều loại nô:quan nô (của Nhà nước) làm việc trong các đồn điền, trại lính; gia nô (của các nhàquý tộc) làm việc trong các gia đình và điền trang; tam bảo nô phục vụ trong các

chùa chiền [xem 39, tr.493-494].

Nhìn một cách khái quát có thé thấy, kinh tế thời Lý - Trần đã phat triển, đặcbiệt là kinh tế nông nghiệp Ruộng đất đã tư hữu hóa, trâu bò là nguồn sức kéo chủ

yếu và người canh tác không còn là lạc điền Xã hội phân chia thành 4 đăng cấp,phù hợp với bước phát triển của lịch sử Nhận định về tình hình kinh tế - xã hội thời

Lý - Trần, Nguyễn Hùng Hậu (2005) viết:

“Về kinh tế, nhà nước đặc biệt thời Lý - Trần đã quan tâm nhiều đến nông

nghiệp Từ thời Tiền Lê đến thời Lý - Tran, dé cỗ vũ ý thức trọng nông của

nhân dân, vào tháng giêng hàng năm, nhà vua thường cử hành lễ cày ruộng

làm gương (lễ tịch điền) Nhà nước chủ trương khan hoang, xây dựng các

công trình thủy lợi, đắp đê ngăn nước úng mặn Triều đình còn đặt nhiềuchức Hà đê chính phó sứ để chăm sóc đê điều Sức kéo trâu bò được nhànước bảo vệ Ruộng dat chủ yêu do nhà nước đứng đầu là vua quan lý Ngoàira còn có ruộng của làng xã, điền trang thái ấp của quí tộc quan lại, ruộng

của nhà chùa Chế độ tư hữu về ruộng đất cũng dần dần xuất hiện và có chiều

hướng ngày càng tăng vào cuối thời Trần.

Nông nghiệp phát triển đã khiến nhiều ngành thủ công nghiệp như dệt lụa,nung gạch ngói, làm đồ gốm, luyện kim, đúc chuông ra đời Việc trao đổi

hàng hóa ở trong nước cũng như với nước ngoài được mở rộng, các đườnggiao thông thủy bộ được mở mang” [33, tr.107-108].

31

Trang 37

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, xã hội thì văn hóa Đại Việt cũng có nhiềukhởi sắc rõ rệt, những yếu tố bản sắc văn hoá đậm chất dân tộc đã hình thành trong

thời kỳ độc lập tự chủ này.

2.1.2 Đặc trưng của văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Đại Việt thời Ly - Tran da tao cosở vật chat vững vàng cho những thành tựu văn hóa thời kỳ nay nở rộ Mọi khíacạnh, bình diện văn hoá đều được định hình với tinh thần khai phóng, thể hiện một

cách sâu sắc cuộc sông và tâm hồn dân tộc Các tác giả cuốn Lịch sử tu tưởng Việt

Nam tập 1 viết: “Từ thế kỷ X trở đi trong điều kiện của một quốc gia phong kiếnđộc lập tự chủ, nên văn hóa tinh thần của nước Đại Việt cũng phát triển mạnh Nhấtlà khi vương triều Lý được xác lập thì sự phát triển ay đã dat được những thành tựu

TỰC TỠ Mấy thế kỷ sau sự phát triển Ấy vẫn tiếp tục, đặc biệt là vào thời Trần sau khi

nhân dân ta đã ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông” [144, tr.155].

Trước hết là trên lĩnh vực giáo dục, khoa cử Ở thế kỷ XI, các chùa vẫn là

những trung tâm văn hóa giáo dục Các nhà sư vừa thông kinh kệ, vừa giỏi Nho

học, nhà chùa đồng thời là trường học Do nhu cầu tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏiphải phát triển giáo dục mà nền giáo dục Nho học xuất hiện dưới thời Lý có tínhchất thế tục do nhà nước phong kiến quản lý, và đã có một ý nghĩa to lớn đối vớisinh hoạt văn hóa và tư tưởng của nước Đại Việt Nền giáo dục ấy đã góp phần hìnhthành nên đội ngũ trí thức cho dân tộc va sự tuyển lựa nhân viên cho bộ máy quan

lại thời kỳ này, như Huỳnh Công Bá (2008) nhận xét: “Trong hoàn cảnh xã hội

đương thời, con đường duy nhất mà giai cấp thống trị có thé theo là chế độ giáo dụcNho học Do đó, dưới thời Lý bắt đầu mở mang việc học tập và thi cử dé dao tạo

nhân tai và tuyển chọn quan lạt” [2, tr 451-452].

Bên cạnh đó, nền giáo dục Nho học cũng ảnh hưởng đến thế giới quan và

những quy phạm chính trị, đạo đức của con người Năm 1070 Nhà Lý lập Văn

Miếu Năm 1075, mở khoa thi Tam trường tuyển chọn “minh kinh bác học” Năm1076 lập Văn Miếu Quốc Tử Giám và liên tiếp các năm kế đó đều mở các khoa thi:

1086, 1152, 1193, 1195 Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn thời Ly,

bô dụng thêm các học quan để cai quản việc học hanh ở các lộ phủ Thời kỳ này

cũng mở một sô khoa thi Tam giáo.

32

Trang 38

“Sang thời Trần, chế độ học hành và thi cử càng ngày càng có quy củ vàchính quy hóa Tại kinh thành, nhà nước lập Quốc học viện dành riêng chocon em quý tộc, quan lại vào học và về sau được mở rộng thêm cho các Nhosĩ Bên cạnh hệ thống giáo dục nhà nước, các trường lớp tư thục cũng xuấthiện trong các làng xã do các nhà Nho đứng ra tổ chức Các kỳ thi quốc gia

được tô chức đều đặn hơn trước” [2, tr 453].

Nền giáo dục Nho học đã tạo ra những tên tuổi đỗ đạt và lưu danh sử sáchcủa dân tộc như: Trạng Nguyên Nguyễn Hiền (đỗ đạt năm 13 tuổi), Trạng NguyênMạc Đĩnh Chi, Bảng nhãn Lê Văn Hưu (nhà sử học nổi tiếng), Hoàng Giáp NguyễnTrung Ngạn (thi đỗ năm 16 tuổi), và các nhà Nho nổi tiếng là Lê Quát, Trương Han

Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An

Trên lĩnh vực văn học, nền văn học bác học được sáng tác bằng chữ Háncũng phát triển Bên cạnh thơ văn của các thiền sư, xuất hiện thơ văn của quan lạivà trí thức dân tộc Các tác gia văn học chữ Hán tiêu biểu như: Lý Công Uan, LýThường Kiệt, Mãn Giác, Viên Chiếu, Không Lộ thiền sư, Quảng Nghiêm thiền sư thêm vào đó, những thắng lợi huy hoàng của kháng chiến chống ngoại xâm cũng là

nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của văn học nghệ thuật thời kỳ này.

“Ở thời Lý, nhiều áng thơ văn đã xuất hiện Bên cạnh những bài thơ và văn biaxoay quanh các chủ đề của đạo Phật là những áng văn chính luận nổi tiếng,

phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Bước sang thời

Trần, hoạt động văn học sôi nổi hơn nữa Lúc này lực lượng sáng tác ngoài cácnhà sư còn có quý tộc và nho sĩ Do đó, chủ đề của thơ văn thời Trần khôngnhững xoay quanh những vấn đề của đạo Phật mà còn xoay quanh những vấnđề của đạo Nho và nhất là đời sống hiện thực Nhưng nổi bật hon cả là chủnghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến

chống Nguyên Mông Không những thế, văn học thời Trần còn có sự phong

phú về thé loại Điều đáng lưu ý là đến thời Tran chữ Nôm được vận dụngrộng rãi trong văn học Điều đó chứng tỏ nền văn hóa tư tưởng có tính chấtđộc lập của dân tộc ta đã phát triển tới mức vận dụng tiếng nói và ngôn ngữdân tộc thì mới có thé vươn lên một cách mạnh mẽ” [144, tr 156].

33

Trang 39

Thời Lý - Trần, các thể loại nghệ thuật biểu diễn như sân khấu, ca múa nhạc,ca kịch, hát ả đào, chèo, tuồng, múa rối nước cũng phát triển góp phần làm phongphú đời sống tinh thần và văn hóa của cư dân Đại Việt Nhà nghiên cứu Đinh Gia

Khánh nhận xét:

“Cùng với múa rối, đặc biệt là múa rối nước, các loại hình sân khấu dân gian

khác, từ trì nhại đến hát chèo cũng được đưa vào cung đình thời Lý ở

Thăng Long đã có diễn trò hát Chèo Từ Đạo Hạnh, một nhân vật lịch sử

được truyền thuyết hóa, một nhà sư có quan hệ mật thiết với cung đình thời

Lý, lại đồng thời là người dẫn trò nổi tiếng trong hát chèo và được coi nhưmột trong những vị tô sư nghề hát chèo Vua Lý Nhân Tông lại am hiểu kha

tinh tường âm nhạc và múa hát” [50, tr 46].

Ngoài các loại hình văn hóa cung đình, văn hóa dân gian Đại Việt dưới thời

Lý - Trần cũng rat phát triển Các trò vui dan gian như ném còn, đánh phét, bơi chải,chơi đèn kéo quân cũng được tô chức trong những dịp quốc lễ Đặc biệt, kiến trúc,điêu khắc Đại Việt đã tạo những điểm nhắn, những di sản đặc sắc có giá tri chomuôn đời sau Có thé kế đến các công trình kiến trúc, điêu khắc như: Văn Miếu,

chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Phổ Minh

“Cái quý trong di sản ấy là trình độ nhận thức vững chắc về tự nhiên và xã

hội, về cuộc sống đấu tranh chống thiên tai địch họa và một tâm lý có bảnsắc riêng thé hiện trong phong tục, nếp sống va sự ứng xử giữa mọi người.Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm dé bảo vệ tô quốc và lậtđồ ách thống trị của ngoại bang nhằm giải phóng dân tộc như một ngọn lửarực cháy trong di sản ấy” [144, tr 157].

Về tư tưởng tín ngưỡng, tôn giáo, trong nền văn hóa Đại Việt có sự ton tạisong hành của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo Riêng Phật giáo, thời Lý - Trần còncó điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn Các nhà sư đều là những người vừa giỏi Phậthọc vừa biết Nho học, do vậy đã trở thành những người trí thức cần thiết cho triềuđình Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong đông đảo tầng lớp nhân dân, được cảvua quan lẫn dân chúng tôn sùng, và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội, đãdé lại nhiều dấu ấn về mọi mặt trên các lĩnh vực văn hóa tinh thần dân tộc Nhà chùa

sở hữu khá nhiêu ruộng dat, có cơ sở kinh tê, va là nơi đào tạo các bậc sư tăng giữ vai

34

Trang 40

tro là những tri thức của thời đại, những bậc danh y chữa bệnh cho dân Ở nông thôn,

chùa còn là nơi quy tụ tín ngưỡng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, hội hè và văn nghệ

quan chúng Qua sinh hoạt tín ngưỡng của chùa, Phật giáo tác động đến tư tưởng, tâmlý, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân ở trong làng xã.

Đối với Nho giáo, thé kỷ XI khi vương triều Lý được thành lập, việc củng cốchế độ phong kiến và phát triển nền văn hóa phục vụ cho chế độ đó được đặt ra cấpthiết, các triều đại Lý - Trần dần đề cao Nho giáo và sử dụng Nho giáo như một vũkhí sắc bén trên lĩnh vực chính trị văn hóa và tư tưởng Do vậy, Nho giáo đã bámvào những yêu cầu của xã hội và nhà nước phong kiến mà vươn lên Đến giữa thếkỷ XIV, Nho giáo đã chiếm được ưu thế trong cung đình và đi sâu vào sinh hoạtvăn hóa tinh thần của cư dân Đại Việt trên nhiều mặt [xem 144, tr 159] Tầng lớpNho sĩ ngày một đông và dần bước lên vũ đài chính trị Quan lại xuất thân từ Nho sĩngày một chiếm ưu thế trong bộ máy chính quyền và họ nắm giữ các chức vụ quantrọng trong triều đình Từ tang lớp này xuất hiện nhiều nhà tư tưởng, nhà thơ, nhàvăn và những học giả xuất sắc như: Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương

Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Thuyên

Còn Đạo giáo cũng tồn tại và được lan truyền trong xã hội Đại Việt Nhà

nước phong kiến coi trọng vai trò của Đạo giáo trong đời sống tinh thần bên cạnh

Phật giáo và Nho giáo Triều đình tô chức thi Tam giáo dé chọn người có kiến vănrộng về cả ba hệ tư tưởng Phật, Nho, Đạo nhằm giup vua tri nước Nhiều đền đài

đạo quán được xây dựng Trong triều đình ngoài hệ thống Tăng quan có cả hệ thống

Đạo quan Đạo giáo cũng xâm nhập vào đời sống nhân dân và trí thức Nhiều pháp

thuật Dao giáo xuất hiện và phố biến trong nhân dân như tiên thánh cho xăm, phátthuốc, cầu đảo, bùa phép trừ yém, đồng bóng

“Nhìn chung, dưới thời Lý - Tran, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đều đồng

thời phát triển và có mặt thâm nhập lẫn nhau trong tinh thần “Tam giáo đồngnguyên” Nhưng mặt khác, trong xã hội Lý - Trần, tàn dư công xã nông thônvẫn còn ton tại phố biến Người dân làng xã thời Ly đã kết hợp chặt chẽ ýthức bảo vệ xóm làng, quê hương cùng với ý thức quốc gia dân tộc, gắn liềnlàng với nước và vẫn duy trì những quan hệ cộng đồng bền chặt, cùng vớinhững phong tục tập quán cổ truyền và tín ngưỡng dân gian của cư dân nông

nghiệp” [2, tr 463].

35

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w