1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội nhân dân Việt Nam trong phòng, chống "Diến biến hòa bình" hiện nay

191 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TR ONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THÀNH LONG

LUAN AN TIEN Si TRIET HOC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TR- ỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THÀNH LONG

VAI TRO CUA GIANG VIÊN LÝ LUẬN CHINH TRI

0 CAC NHÀ TRUONG QUAN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TRONG PHONG, CHONG "DIEN BIEN HOA BÌNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên

cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dan của

PGS.TS Phạm Công Nhất và PGS.TS NguyễnBá Dương Các số liệu nêu trong luận án là

trung thực Những kết luận khoa học của luậnán chưa từng được ai công bồ trong bat kỳ công

trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Lê Thành Long

Trang 4

Các công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của giảng viên lý

luận chính trị trong phòng, chống "diễn biến hòa bình"

Thành tựu và những van đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về phòng,chống "diễn biến hòa bình", vai trò của giảng viên lý luận chính tritrong phòng, chống "diễn biến hòa bình"

Chương 2: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA GIẢNGVIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG

QUẦN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG PHÒNG,CHONG CHIẾN LƯỢC "DIEN BIEN HOA BÌNH"

Quan niệm về chiến lược "dién biến hòa bình" và phòng, chống

chiến lược "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam

Quan niệm về giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội

và nội dung vai trò của họ trong phòng, chống chiến lược "diễn biến

hòa bình"

Chương 3: THUC TRANG VÀ NHỮNG VAN DE DAT RA DOI VỚIVIEC THUC HIEN VAI TRO PHONG, CHONG CHIENLƯỢC "DIEN BIEN HOA BÌNH" CUA GIẢNG VIÊN LYLUẬN CHÍNH TRI O CÁC NHÀ TRUONG QUAN DOINHAN DAN VIET NAM HIEN NAY

Thực trạng thực hiện vai trò phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa

bình" của giảng viên lý luận chính tri ở các nhà trường quân đội

Trang 5

Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò

phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình" của giảng viên lý luậnchính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay

Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của giảng viên lýluận chính trị ở các nhà trường quân đội trong phòng, chống chiến

lược "diễn biến hòa bình" hiện nay

Chương 4: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CUA

GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNGQUẦN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG PHÒNG,

CHONG CHIẾN LƯỢC "DIEN BIEN HÒA BÌNH" HIEN NAY

Dự báo những yếu tố tác động và quan điểm về phát huy vai trò của

giảng viên lý luận chính tri ở các nhà trường quân đội trong phòng,

chống chiến lược "diễn biến hòa bình" hiện nay

Giải pháp phát huy vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà

trường quân đội trong phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình"

152

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

DBHB : Diễn biến hòa bình

GVLLCT: Giảng viên lý luận chính trịQDND : Quân đội nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo mô hình Xô viết ở Liên Xôvà Đông Âu sup đồ, chiến lược "diễn biến hòa bình" (DBHB) của chủ nghĩa dé quốc,

do Mỹ đứng đầu đã chuyền trọng tâm vào các nước XHCN còn lại, trong đó, Việt

Nam được chúng xác định là một mục tiêu trọng điểm của sự chống phá Tại Hội

nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1994) của Đảng và tiếptheo là các kỳ đại hội gần đây, Đảng ta luôn xác định chiến lược "DBHB" là mộttrong những nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam Nguy cơ đó đến nay khôngnhững không mất đi mà đã trở thành thách thức lớn đối với sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

nhận định:

Các thé lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến

hòa bình", gây bao loạn lật đồ, sử dụng các chiêu bài "dân chu", "nhân

quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta Trong nội bộ,

những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tựchuyên hóa" có những diễn biến phức tạp [27, tr 185].

Quân đội nhân dân (QDND) cùng với Công an nhân dân là lực lượng nòng

cốt tạo ra sức mạnh quân sự, quốc phòng, an ninh của đất nước Do vậy, trong quá

trình chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch thực hiện "phi chính trị

hoa" quân đội, nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, làm cho quân đội mất phương hướng, mục tiêu chiến đấu, không làm tròn

chức năng: đội quân chiến dau, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất.

Yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đặt ra đối với

toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhiệm vụ phòng, chống "DBHB" Sao nhãng, coi

thường hoặc phòng, chống "DBHB" không hiệu quả sẽ trực tiếp dẫn tới nguy cơ đe

dọa sự tồn vong của chế độ XHCN.

Trang 8

Giang viên lý luận chính trị (GVLLCT) ở các nhà trường QDND Việt Nam(gọi tắt là GVLLCT ở các nhà trường quân đội) là một lực lượng đông đảo hoạt

động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Đảng trong quân đội Đây cũng là lực

lượng được trang bị một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về chủ nghĩaMac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước Nhiệm vụ chính trị trung tâm của họ là giảng dạy, nghiên

cứu chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng trong quân đội Yêu cầu bắt buộc trong giảng dạy lý luận chính

trị là "xây" đi đôi với "chống" Thực hiện yêu cầu đó, việc trang bị, truyền bá chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng chohọc viên hiện nay, đồng thời phải gắn với phòng, chống, làm thất bại âm mưu, thủđoạn "DBHB" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận Mặt khác,

GVLLCT ở các nhà trường quân đội còn là một lực lượng quan trọng tham gia đảo

tạo, bồi dưỡng lực lượng kế cận, kế tiếp thế hệ cha, anh, tiếp tục bố sung, pháttriển và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Vì vậy, GVLLCT ở các nhà trườngquân đội có vai trò rất quan trọng trong phòng, chống "DBHB" trên lĩnh vực tưtưởng, lý luận.

Với vị trí, vai trò như vậy, nhưng trên thực tế những năm qua vẫn còn mộtbộ phận không nhỏ GVLLCT ở các nhà trường quân đội chưa nhận thức day đủ vị

trí, vai trò của mình trong phòng, chống "DBHB"; sức "đề kháng", hiệu quả phòng,

chống "DBHB" chưa tương xứng với vị trí, vai trò và khả năng hiện có; vấn đề nhận

thức về lực lượng, tổ chức lực lượng GVLLCT ở các nhà trường quân đội trongphòng, chống "DBHB" vẫn còn bị xem nhẹ Những biểu hiện trên đã làm chonhiệm vụ phòng, chống "DBHB", chống "phi chính trị hóa" quân đội chưa đáp ứngyêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

Những bat cập ké trên là một "khoảng trồng khoa hoc" cần được tiếp tục

nghiên cứu cơ bản, hệ thống, chuyên sâu, làm cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn và

tổ chức phòng, chống "DBHB" một cách hiệu quả ở quân đội và các nhà trườngquân đội hiện nay.

Trang 9

Xuất phat từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Vai rò của giảngviên lý luận chính trị ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong

phòng, chong "dién biến hòa binh" hiện nay" làm luận án tiễn sĩ triết học, chuyên

ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của GVLLCT ở cácnhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB" và đề xuất quan điểm, giải phápphát huy vai trò của GVLLCT ở các nhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB"hiện nay, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "DBHB" của các thế lực thù địchnhằm chống phá Việt Nam.

* Nhiệm vu nghiên cứu

- Làm rõ quan niệm về phòng, chống "DBHB" ở Việt Nam; quan niệm vềGVLLCT ở các nhà trường quân đội; đặc điểm và nội dung vai trò của GVLLCT ở

các nhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB".

- Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò, xác định những vấn đề đặt ra đối

với việc thực hiện vai trò của GVLLCT ở các nhà trường quân đội trong phòng,

chống "DBHB" hiện nay.

- Dự báo những yếu tố tác động, đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy

vai trò của GVLLCT ở các nhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB" hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án* Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của GVLLCT ở các nhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB".Pham vi nghiên cứu

Vé nội dung: Nghiên cứu làm rõ vai trò của GVLLCT ở các nhà trường

quân đội, chủ yếu là giảng viên các bộ môn triết học; kinh tế chính trị; CNXH khoahọc; tư tưởng Hồ Chi Minh; lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác đảng,công tác chính trị trong phòng, chống "DBHB", trong đó tập trung nghiên cứu vai

Trang 10

trò phòng, chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận phù hợp với chức năng,

nhiệm vụ của GVLLCT ở các nhà trường quân đội.

Vé không gian: Trong hệ thông các nhà trường quân đội, luận án tập trungnghiên cứu, khảo sát và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đãcông bố có liên quan trực tiếp đến đối tượng GVLLCT và học viên dao tạo cán bộ

cấp phân đội, trình độ đại học ở các nhóm trường cụ thé sau đây:

- Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Lục quân (đào tạo, bồi dưỡng sĩquan chỉ huy, tham mưu);

- Trường Si quan Chính tri; Học viện Chính tri (đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan

chính tri);

- Học viện Hậu cần (dao tạo, bồi dưỡng sĩ quan hậu cần);

- Học viện Kỹ thuật quân sự (dao tạo, bồi đưỡng sĩ quan kỹ thuật);

- Một số trường sĩ quan phía Nam (đảo tạo, bồi đưỡng sĩ quan chuyên môn khác).

Về thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng các tài liệu phục vụ công tác nghiên

cứu từ năm 2005 đến nay.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án* Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp và đấu

tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng gắn với điều kiện

cụ thé của cách mạng Việt Nam.

* Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thê, như: phân tích và tông hợp, hệ

thống, lịch sử - lôgíc, tổng kết thực tiễn, chuyên gia, điều tra xã hội học, v.v

5 Đóng góp khoa học của luận án

Phân tích, làm rõ quan niệm: phòng, chống "DBHB" ở Việt Nam; quanniệm về GVLLCT ở các nhà trường quân đội; đặc điểm và nội dung vai trò củaGVLLCT ở các nhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB".

Trang 11

Đánh giá đúng thực trạng thực hiện vai trò của GVLLCT ở các nhà trườngquân đội trong phòng, chống "DBHB"; nguyên nhân chủ yếu của thực trạng và mộtsố vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của GVLLCT ở các nhà trường quânđội trong phòng, chống "DBHB" hiện nay.

Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của GVLLCT ở các nhàtrường quân đội trong phòng, chống "DBHB" hiện nay.

6 Ý nghĩa của luận án

* Về mặt lý luận

Phân tích, làm rõ thực chất vai trò của GVLLCT ở các nhà trường quân đội

trong phòng, chống "DBHB", góp phần củng cố, khang định quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp

và đấu tranh giai cap, đấu tranh dân tộc, kiên quyết làm thất bại âm mưu, thủ đoạn

"DBHB", "phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch.* Về thực tiễn

Kết quả của luận án không chi có ý nghĩa phòng, chống "DBHB" trongphạm vi quân đội mà còn có ý nghĩa phòng, chống "DBHB" trong xã hội, đồng thờigóp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tập hợp và tôchức đội ngũ GVLLCT ở các nhà trường ngoài quân đội trong phòng, chống

"DBHB" hiện nay.

Luận án có thê làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng

dạy, học tập ly luận Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các bộ môn khác trong

và ngoài quân đội Đồng thời, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho độingũ chính ủy, chính trị viên trong toàn quân và những người quan tâm về vấn đề này.

7 Kết cau của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung củaluận án gồm 4 chương, 10 tiết.

Trang 12

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN DEN DE TÀI

1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về "diễn biến hòa bình" vaphòng, chống "dién biến hòa bình"

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

"Diễn biến hòa bình" và phòng, chống "DBHB" là van dé đã va đang đượcnhiều tác giả, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài quan tâm nghiên cứu,

trong đó tiêu biéu là các công trình khoa học của các tác giả Trung Quốc và Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào.

Tập thể tác giả: Lương Văn Dong, Tân Trọng Can, Vương Triều Văn, Vương

Hạnh Phương trong cuốn sách Chiến lược diễn biến hòa bình của Mỹ, (Lưu hành

nội bộ), Tổng cục II - Bộ Quốc phòng Việt Nam dịch và xuất bản năm 1993, cuốnsách cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng thể về chiến lược "DBHB" của Mỹ: Lịchsử ra đời, sự hình thành, phát triển của "DBHB" gắn với các chiến lược gia Hoa Kỳ:Gi Kennan; Aricheson; Marshall; A Dalét ; việc tiễn hành và kết quả của chiếnlược "vượt trên ngăn chan" hiện nay (thực chất là chiến lược hành động mang tínhtoàn cầu, giương cao ngọn cờ hòa hoãn Đông Tây, thực hiện "DBHB" các nướcXHCN), và xu hướng biến động của thập kỷ 90, thế kỷ XX Cuốn sách cũng phântích khá kỹ những âm mưu, thủ đoạn thúc đây tự diễn biến ở Trung Quốc của Mỹvới các thủ đoạn như: 1) Ủng hộ cải cách ở Trung Quốc, thúc day Trung Quốc tựdiễn biến; 2) Phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước Mỹ - Trung, phản đối thựchiện trừng phạt kinh tế; 3) Không nên can thiệp quá nhiều vào công việc nội bộ

Trung Quốc, không nên giáo huấn Trung Quốc về van đề nhân quyền [35, tr 267-269].

Đây là cuốn sách hữu ích đối với các nhà nhiên cứu về "DBHB" ở Việt Nam.

Cuộc chiến tranh thé giới không có khói súng là cuén sách của các tác giảLưu Đình A (chủ biên), U Tự Cường - La Viễn Bằng - Xa Minh Châu (có van),NXB Viện Khoa học xã hội Thiên Tân ấn hành năm 1991 (NXB Chính trị quốc gia -

Trang 13

Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam xuất bản năm 1994) Cuốn sách đưa ra quanniệm về "DBHB", phân tích hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển, âm mưu, thủđoạn, giải pháp đấu tranh chống "DBHB" Đề cập đến lý do chủ nghĩa dé quốcchuyên trọng điểm chiến lược sang "DBHB" đối với các nước XHCN, các tác giả

cho rằng: 1) Chủ nghĩa đế quốc không thê tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (CNXH) bằng

vũ lực; 2) sau những năm 70 của thế kỷ XX, quyền bá chủ của Mỹ suy giảm, Mỹphải điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại, buộc phải chuyển trọng điểm chiến lược từtiến công quân sự sang "DBHB"; 3) từ những năm 80 lại đây, công cuộc cải cáchcủa các nước XHCN mắc phải những sai lầm, gặp phải khó khăn và thất bại Do

vậy, các nước tư bản phương Tây quyết định lợi dụng cơ hội này gây áp lực, dùngvấn dé viện trợ và kỹ thuật làm môi, ép buộc các nước XHCN dần dần chuyểnhướng phụ thuộc vào các nước phương Tây lớn [1, tr 38-39] Dé cập đến các biện

pháp đấu tranh chống "DBHB, cuốn sách đưa ra bảy giải pháp cơ bản, trong đó cógiải pháp: đảo tạo và giáo dục tốt thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược dé chống "DBHB".

Cac tac gia cho rang, bên cạnh những đặc điểm mang tính tích cực, thế hệ thanh niên,

học sinh ngày nay còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế: thiếu kinh nghiệm thực tế xã hội,

không hiểu rõ đặc điểm tình hình Trung Quốc, chưa chin mudi về chính trị, rất dễ

mắc các bệnh lý luận xa rời thực tẾ, tư tưởng, tình cảm dễ bị kích động, tự cho mìnhlà đúng Mặt khác, họ bị tác động bởi những biến đổi dữ đội, tình hình quốc tế,trong nước, tình hình đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng phức tạp [1, tr 381].Đây là cuốn sách dé cập cách nhìn tổng thé về "DBHB", đặc biệt là đặc điểm của

thế hệ trẻ hiện nay, dưới góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc.

Cuốn sách Cuộc do sức giữa hai chế độ xã hội của tác giả Cốc Văn Khang,

NXB Hồ Nam, Trung Quốc ấn hành năm 1991 (NXB Chính trị quốc gia - Tổng Cục II,Bộ Quốc phòng Việt Nam xuất bản năm 1994), cuốn sách đi sâu phân tích cuộc dautranh gay gắt và quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nhau trên mọi lĩnhvực: tư tưởng, chính tri, kinh tế - xã hội, nêu lên những thành tựu to lớn mà các nước

XHCN dat được, đồng thời vạch rõ những mặt hạn chế và những sai lầm của các nước

Trang 14

này trong qua trình xây dựng CNXH Đề cập đến cuộc đọ sức trên lĩnh vực chính trỊ,tác giả cuốn sách cho răng: thủ đoạn mà "DBHB" thường lợi dụng chống phá CNXH

trên các van đề sau đây: "da nguyên hóa chính trị", "da đảng đối lập", những kẻ thực

hiện tự do hóa tư sản luôn thông qua việc thực hiện "đa nguyên hóa chính trị" để cuốicùng thực hiện chế độ "nhất nguyên hóa" của họ theo chủ nghĩa tư bản; vấn dé danchủ, chủ nghĩa dé quốc thường công kích các nước XHCN "không dân chủ", các thélực thù địch trong nước cho răng: "dan chủ chính là lay tôi làm chủ, tôi muốn nói gi thìnói, tôi muốn làm gì thì làm"; vấn dé nhân quyên, chủ nghĩa dé quốc công kích cácnước XHCN "vi phạm nhân quyền", hàng năm, thông qua dự luật nhân quyền với các

nước khác; van đề xây dựng pháp chế; vấn dé "cdi cách tiến lên" cũng được tac

giả phân tích làm rõ những thủ đoạn của chủ nghĩa dé quốc [53, tr 40-60] Cuốn

sách đưa ra những giải pháp cơ bản trong cuộc đấu tranh chống "DBHB", đó làđường lối là cơ bản; giáo dục lại có hệ thong cho toàn Dang, toàn dân; không được

quên trọng tâm là xây dựng kinh tế; điều chỉnh và cải cách; nắm vững giới hạn chínhsách và "độ" nhất định; kiên trì toàn diện bốn nguyên tắc cơ bản [53, tr 279-286].

Ngoài ra còn có một số bài viết của các học giả Trung Quốc, như: "Tổngquan lý luận về dân chủ và dân chủ hóa", Tap chí Thông tin lý luận, sô 12-1990);

Cai cách thể chế chính trị (1996), Tập thé các tác giả (sách tham khảo), NXB Chínhtrị quốc gia, Hà Nội; "Kiên trì và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa" (1997), LýLâm và Ngô Ngọc Trương (Tài liệu phục vụ nghiên cứu), Viện Thông tin Khoa họcxã hội, Hà Nội, Các công trình kể trên bàn tới việc xây dựng hệ thống chính trị,

xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ XHCN Đề cập đến van dé dân

chủ, các nhà nghiên cứu Trung Quốc luôn khăng định bản chất giai cấp của dân

chủ, trực tiếp là dân chủ trên lĩnh vực chính tri; khẳng định vai trò lãnh đạo củaĐảng Cộng sản trong hệ thống chính trị XHCN Mặt khác, các tác giả cũng đề cậpđến những thiếu sót, khuyết điểm trong tô chức, vận hành hệ thống chính trị đã từng

bước làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng ở các nước XHCN, làm xuất hiện hàng loạt

nguy cơ đôi với sự tôn vong cua cả hệ thông chính tri.

Trang 15

Đề tài luận án tiến sĩ triết học của Phon chay Kham Bun My: Vai tro củaQuân đội nhân dân Lào trong đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hòa bình" ở

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, năm 2011, Luận án nghiên cứu về

chiến lược "DBHB" ở Lào, nhiệm vu, vai trò của QDND Lào trong dau tranh chống

"DBHB"; đánh giá thực trạng vai trò của QĐND Lào trong đấu tranh chống "DBHB";

đưa ra một số bai học kinh nghiệm, yêu cầu và một số giải pháp chủ yếu nhằm phathuy vai trò của QĐND Lao trong đấu tranh chống chiến lược "DBHB" Đề cập đến vaitrò của QĐND Lao trong đấu tranh chống "DBHB", theo tác giả, vai trò đó được biểuhiện ở những điểm cơ bản sau đây: một la, QDND Lào là một lực lượng xung kích,

nòng cốt của cả nước trong dau tranh chống chiến lược "DBHB"; hai /à, QĐND Lao

là lực lượng quan trọng tham gia phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, xây dựng cơ sởchính trị xã hội, thế trận và lực lượng quốc phòng toan dân và an ninh nhân dân

cũng như mọi tiềm lực của đất nước dé chống "DBHB"; ba la, QDND Lào là lựclượng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nhận rõ và thực hiện thắng lợiđường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nêu cao cảnh giác chống lại âm mưu,

thủ đoạn "DBHB"; bén là, QDND Lào là lực lượng quan trọng trong dau tranh tưtưởng - lý luận bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, tư tưởng Chủtịch Caysỏn Phômvihăn, quan điểm, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào,

góp phần ngăn chặn sự tuyên truyền xuyên tạc về chính trị, tư tưởng "DBHB" của cácthế lực thù địch [79, tr 62-69] Đây là công trình khoa học có ý nghĩa to lớn trong cuộcdau tranh chống chiến lược "DBHB" ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay.

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu của các tac giả trong nước

Các công trình xuất bản dưới dang sách, tiêu biéu là: Tổng cục II - Bộ Quốc

phòng phát hành nội bộ cuốn sách của tác giả Nguyễn Anh Lân (chủ biên), Chiến

lược diễn biến hòa bình của dé quốc Mỹ và các thé lực phản động quốc tế chong

chủ nghĩa xã hội và chống Việt Nam xã hội chủ nghĩa, 1993, cuỗn sách cung cấp cho

bạn đọc các vấn đề cơ bản về "DBHB": Bản chất, quá trình hình thành và hoàn chỉnh

chiến lược "DBHB", bài học rút ra từ thực hiện chiến lược "DBHB" góp phần dẫn

Trang 16

đến sự sụp đồ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, những thuận lợi và khó khăn

của chiến lược "DBHB" khi thực hiện ở Việt Nam trong thời điểm đầu thập kỷ 90của thé kỷ XX Nghiên cứu các biện pháp, thủ đoạn "DBHB" của chủ nghĩa dé quốcđối với Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, các tác giả chỉ rõ, các thế lực thù

địch tập trung vào những thủ đoạn chính sau đây: xâm nhập phá hoại về tư tưởng

hong gây biến động chính trị; day mạnh chiến tranh tâm lý - tư tưởng thâm độc,xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, tuyên truyền ca ngợi chủ nghĩa tư bản, sùng bái dân

chủ và kinh tế tự do của chủ nghĩa tư bản; khuyến khích cải tổ, thực hiện đa nguyên

chính trị, kích động phản động trong tôn giáo và các tổ chức quan chúng chống chế

độ XHCN; gây mơ hồ, làm mất phương hướng và lòng tin đối với CNXH, tung ra

nhiều quan điểm lệch lạc xa rời; kích động làm suy yếu tinh thần, tư tưởng quân độivà an ninh; xâm nhập lũng đoạn kết hợp chống phá kinh tế để gây biến động kinh tế -

xã hội [57, tr 136] Cuốn sách là một trong những tài liệu nội bộ đầu tiên của Việt

Nam đề cập sâu đến van đề "DBHB" và dau tranh chống "DBHB", góp phan giúp cácnhà nghiên cứu có cách nhìn tông thé về "DBHB" ở Việt Nam.

Cuốn sách Phỏng, chống "diễn biến hòa bình" và "cách mạng màu" ở ViệtNam của Giáo sư, Tiến sĩ Pham Ngọc Hiền (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, HàNội, 2010, đã chỉ rõ những nguy cơ, thủ đoạn, những nhân tố làm gia tăng nguy cơ"DBHB" va "cách mạng mau" ở Việt Nam do các thế lực thù địch, phản động quốc tếtiến hành và phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp phòng, chống nguy cơ "DBHB"và "cách mạng màu" trong thời kỳ Việt Nam đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Nghiên cứu mối quan hệ giữa "DBHB"

và "cách mạng mau", các tác giả chỉ rõ: "cách mạng mau" - một biến thé của "diễn

biến hòa bình" trong thời kỳ hậu "chiến tranh lạnh" [37, tr 64]; "diễn biến hòa bình"

là nguồn gốc dẫn đến các kịch bản của "cách mạng màu" "cách mạng màu" trở

thành một "công nghệ lật đồ" của các thé lực thù dich, phản động ở Mỹ, phương

Tây áp dụng với các quốc gia theo những thé chế chính trị khác nhau [37, tr 102].

Đề cập đến những nhân tổ gia tăng nguy cơ "DBHB" và "cách mang màu" ở Việt

10

Trang 17

Nam, các tác giả cho rằng, có nhiều nhân tố: Nhân fố bên ngoài, tác động của xu thétoàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; biến động phức tạp về kinh tế, chính trị thế giới và

khu vực; âm mưu và hoạt động chống Việt Nam của các thé lực thù địch Nhân tổ

bên trong, hệ thông chính trị còn bộc lộ sự bất cập; trong nội bộ xuất hiện dấu hiệu

"tự chuyên hóa"; sự phân tầng biến động về cơ cấu giai cấp xã hội va xu thế dân chủ

hóa; tình trạng khiếu nại, tố cáo, đình công, bãi công diễn biến hết sức phức tap vađã có những dấu hiệu bị lợi dụng vao các hoạt động chống đối chế độ; tình trạng

tiêu cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội [37, tr 106-153] Day là một trong số

it các cuốn sách đề cập sâu đến một "biến thé" của "DBHB" đó là "cách mạng

màu” Vì vậy, cuốn sách là tai liệu bổ ích đối với các nhà nghiên cứu về các thủ

đoạn mới của "DBHB" ở nước ta hiện nay.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Dương xuất bản cuốn sách Phòng, chống

diễn biến hòa bình trên lĩnh vực chính trị và vấn dé bảo vệ nên tảng tư tưởng của

Đảng hiện nay, NXB QĐND, Hà Nội, 2010 Nội dung dé cập đến rất nhiều van dé,

trong đó di sâu phân tích vi trí của QDND Việt Nam- lực lượng chính trị của Đảng

và do Đảng lãnh đạo Tác gia chỉ rõ: nếu Đảng Cộng san mắc phải những sai lầm vềđường lối chính trị, đường lối xây dung quân đội và bảo vệ Tổ quốc, thiếu quan tâmcủng có, tăng cường sự lãnh dao của Đảng đối với quân đội, coi nhẹ vai trò công tácđảng, công tác chính tri thì quân đội sẽ rệu rã, nhanh chóng thoái hóa biến chất, mấtphương hướng xây dựng, chiến đấu, mat mục tiêu, lý tưởng cách mang Sức mạnhchiến dau của quân đội đã bị kẻ thù vô hiệu hóa, quân đội trở thành "cái xác không

hồn", quân đội ay da tring muu ké "phi chính tri hóa" của các thế lực thù địch.

Thực tiễn những sai lầm về đường lối chính trị, đường lối xây dựng quân đội của

Đảng Cộng sản Liên Xô và sự biến chất, mat phương hướng chiến dau của Quân

đội Xô viết và quân đội các nước XHCN ở Đông Âu trong những năm 90 của thế

kỷ XX đã chứng minh điều đó [16, tr 224] Day là bài học kinh nghiệm xương máu

đối với chúng ta trong quá trình chăm lo xây dựng quân đội về mặt chính trị, tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đôi với quân đội.

11

Trang 18

Tiến sĩ Trần Ngọc Tuệ (chủ biên) cuốn sách Dau tranh chống "diễn biếnhoa bình" trên lĩnh vực chính trị - tu tưởng trong quân đội hiện nay, NXB QDND,Hà Nội, 2012 Cuốn sách tập trung làm rõ âm mưu, thủ đoạn "DBHB" của các thếlực thù địch và một số vấn đề lý luận về đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực

chính tri - tư tưởng trong quân đội Đánh giá thực trang, rút ra một số kinh nghiệm

dau tranh chống "DBHB" và dự báo tình hình, xác định yêu cầu, đồng thời đề xuấtnhững giải pháp cơ bản đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực chính trị - tư tưởngtrong quân đội Đánh giá về những hạn chế, khuyết điểm trong đấu tranh chống

"DBHB" trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng trong quân đội những năm qua, các tác

giả chỉ ra bốn vấn đề sau: mét Id, việc quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện cácchỉ thị, nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên về đấu

tranh chống "điễn biến hòa bình" trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng chưa đầy đủ, sâu

sắc; hai là, công tac chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện "tự diễn biến"

còn nhiều thiếu sót; ba Jd, còn thiếu những biện pháp tích cực, cụ thé dé ngăn chan

va kiêm soát các tài liệu, các nguồn thông tin thâm thấu vào trong các đơn vị quan

đội; bốn là, chưa phát huy tốt sức mạnh tổng hop trong t6 chức đấu tranh chống"DBHB" trên lĩnh vực chính tri - tư tưởng [105, tr 91-99].

Góp phân phát triển tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc là cuỗn sách của PhóGiáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Dương, NXB QDND, Hà Nội, 2013 Tac gia đã di sâuphân tích những tác động của tình hình thế giới và khu vực đến sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là sự tác động của thời cơ, vận hội, đan xen với cácnguy cơ, thách thức đã và đang đặt ra nhiều van dé mới, rất phức tạp Trong đó,

các thế lực thù địch đang đây mạnh chiến lược "DBHB", đây nhanh "tự diễn biến","tự chuyên hóa" từ bên trong nội bộ Đảng, Nhà nước ta Khăng định tính nhất

quán về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tác giả

chỉ rõ: xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng

ta luôn xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức bảo vệ Tổ quốc phù

hợp với từng giai đoạn cách mạng Đặc biệt là tư duy mới của Đảng về nhiệm vụ

12

Trang 19

bảo vệ Tổ quốc hiện nay bao giờ cũng xác định nhiệm vụ bảo vệ trên hai phương

diện tự nhiên - lịch sử và chính tri - xã hội Hai mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau,

bổ sung và quy định lẫn nhau [17, tr 49-62] Từ những luận giải trên, tác giả đã đi

sâu phân tích sự cần thiết bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh về con đường đi lên CNXH; sự cần thiết phải đấu tranh chống "tự diễn biến",

"tự chuyền hóa" trong nội bộ ta; sự cần thiết và cấp bách phòng, chống "giặc nộixâm" [17, tr 63-99; 123-148] Cuốn sách giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn tính

đúng đắn, sáng tạo của tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong

giai đoạn hiện nay, là cơ sở dé dau tranh phòng, chống "DBHB" một cách hiệu quả.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Phúc (chủ biên) cuốn sách Phòng, chống "tự

diễn biến" "tự chuyển hoa" trong can bộ, đảng viên hiện nay, NXB Chính trị quốc

gia - Sự thật, Hà Nội, 2013, cuốn sách gồm 48 bài tham luận của các đồng chí lãnhđạo, quản lý các cấp; các nhà khoa học được tuyên chọn từ Hội thảo cùng tên do

Tạp chí Cộng sản, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Đảng ủy

Khối các cơ quan Trung ương phối hợp tổ chức Nội dung cuốn sách được chia làm

ba phan: phần thứ nhất, về "tự diễn biến", "tự chuyên hóa"; phần thứ hai, thực tiễn

phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyền hóa" va những van đề đặt ra; phan thứ ba,

yêu cầu, nhiệm vụ mới trong phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyền hóa" Các tácgiả đánh giá một cách tổng thể, hệ thống, đa diện, nhiều góc cạnh, nhận diện rõ nhữngbiểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyền hóa" trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xãhội với tư cách là một thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong

của chế độ ta; đồng thời, phân tích những nguyên nhân của tình trạng "tự diễn biến",

"tự chuyển hóa"; luận giải, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

phong, chống "tự diễn biến", "tự chuyên hóa" trong nội bộ ta Đánh giá về mức độ

nguy hiểm của "tự diễn biến", "tự chuyển hoa", các nhà khoa học cho rằng: loại kẻ

thù này rất khó nhận biết, vì chúng biến ảo khôn lường: chủ nghĩa cá nhân, chủnghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa đầu hàng được ngụy trang, trá hìnhdưới muôn van mau sac, trong đủ thứ cái gọi là "nhân danh", "dan chủ hóa”, "liên

13

Trang 20

kết", "hội nhập" cùng với những thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thùdich từ bên ngoài, những lầm lẫn chuyển hóa thành sai lệch từ bên trong và những"giặc nội xâm", tất cả hợp thành kẻ thù hung bạo tiêu diệt chúng ta hoặc làm chúngta tự rã rời, tự băng hoại, tự sụp đồ bat cứ lúc nào [80, tr 8-9] Cuốn sách là tài liệutham khảo hữu ích cho cán bộ, đảng viên và những người quan tâm về vấn đề này.

Những năm gần đây, đã có những luận án và nhiều công trình khoa họcnghiên cứu về "DBHB" và phòng, chống "DBHB".

Luận án Tiến sĩ triết học của Trần Doãn Tiến: Phê phán các quan điểm saitrái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ

nghĩa ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,

2010, luận án đề cập một cách khá toàn diện về những van đề: Quan niệm về tư

tưởng, chính trị và phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng, chính trị; nhận diệncác quan điểm sai trái về tư tưởng, chính trị trên mạng Internet; tính đặc thù của

việc phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng, chính trị trên mạng internet; đánh

giá thực trạng việc phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng, chính trị trên mạng

internet ở nước ta thời gian qua; đưa ra một số quan điểm và giải pháp nâng caohiệu quả phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng, chính trị trên mang internet,góp phần bảo vệ chế độ XHCN ở nước ta trong tình hình mới Luận giải những vấnđề đặt ra trong quá trình phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng, chính trị trênmạng internet, tác giả cho rằng: Trạng thái mất cảnh giác đang mâu thuẫn với mụctiêu bảo vệ chế độ trong tình hình mới, bằng công cụ đặc thu mạng internet; phương

thức dau tranh tư tưởng trên mang internet chậm được đổi mới đang mâu thuẫn với

thủ đoạn chống phá tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch; thông tin chính

thống trên mạng internet hạn chế, đang mâu thuẫn với số lượng lớn quan điểm sai

trái phong phú, đa dạng, đa chiều của các thế lực thù địch.

Bài viết "Về một số biểu hiện "tự diễn biến trong nội bộ ta” cần phòng

ngừa và khắc phục" của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Bach, Tap chí Tuyên

giáo, số 11/2009 Tác giả chỉ rõ một số biểu hiện của "tự diễn biến" trong nội bộ ta

14

Trang 21

có nguy hại lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu, con đường "Độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội " cần phòng ngừa và khắc phục Đó là

các biểu hiện cho rằng: "DBHB" của chủ nghĩa dé quốc đã có từ giữa thế ky XX,

đến nay "đã lạc hậu rồi", nếu cứ lo "DBHB" thì làm sao mà mở rộng hợp tác và hội

nhập quốc té"!; "không nên nói đến CNXH hay định hướng XHCN nữa mà chỉ cầnnêu mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"! đề cao tư

tưởng Hồ Chí Minh một cách đơn giản, cực đoan đến mức tách rời, thậm chí phêphan, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lénin

"Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh

thô mà phải gắn chặt với bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa" là bài viết của

Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, Tài liệu của Ban Chỉ đạo 94,

Quân ủy Trung ương, về đấu tranh phòng, chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, 28 luận cứ đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái với quan điểm,

-đường lỗi của Đảng, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thé lực thù

địch, Hà Nội, tháng 01 năm 2014 Tác giả chỉ rõ: Gần đây, dé chống lại đường lối,quan điểm của Đảng ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, các thế lực thù địch đã đưa

ra quan điểm: "Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia,chứ không phải là bảo vệ một thé chế chính trị hay một đảng phái nào" Với quanđiểm đó, các thế lực thù địch muốn dùng một vấn đề nhạy cảm dé đánh vào niềm tincủa quần chúng đối với Đảng và chế độ XHCN, đối với đường lối, quan điểm cơbản, nhất quan của Dang ta về bảo vệ Tổ quốc Chúng muốn dùng một mũi tên dé

đạt hai mục đích: Thứ nhất, là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội vàNhà nước, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta; thir hai, phi chính trị hóa quân đội va

công an nhân dân Trên cơ sở vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù

địch, tác giả đưa ra những luận cứ khoa học về sự gắn kết giữa chủ quyền quốc giavà chế độ chính trị trong bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài các công trình khoa học nêu trên, còn rất nhiều các công trình khác

cũng nghiên cứu về "DBHB" và phòng, chống "DBHB" như: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

15

Trang 22

Nguyễn Vĩnh Thắng (chủ biên) cuốn sách Diễn biến hòa bình và dau tranh chốngdiễn biến hòa bình (hỏi và đáp), NXB QĐND, Hà Nội, 2006; Đại tá Phạm Quang

Định (chủ biên) cuốn sách Dién biến hòa bình và cuộc đấu tranh chống diễn biến

hòa bình ở Việt Nam, NXB QDND, Hà Nội, 2006; Học viện Chính trị xuất bản

cuốn sách Bao vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh trong

điều kiện mới, NXB QĐND, Hà Nội, 2008; Học viện Chính trị xuất bản cuốn sáchPhòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những van dé lý luận và thực tiễn,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; cuốn sách Giữ vững nên tang tư tưởng tang

cường sự lãnh đạo cua Đảng trong tình hình mới, NXB Chính trị quốc gia, 2010;Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Vụ và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Dương (đồng

chủ biên) cuốn sách, Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng trong thờikỳ mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012; Viện Khoa học Xã hội và Nhân vănquân sự xuất bản cuốn sách, Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, NXB Chính trị

quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014; Quân ủy Trung ương, Ban Chỉ đạo 94 về dautranh phòng, chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, xuất bản tài liệu: 28luận cứ đấu tranh phản bác những luận điệu sai trải với quan điểm, đường lối củaĐảng, làm thất bai âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thé lực thù địch, Hà Nội,tháng 01 năm 2014, v.v

1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của giảng viên lýluận chính trị trong phòng, chống "dién biến hòa bình"

1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của giảng viên lý luận chính

trị ở các nhà trường ngoài quân đội trong phòng, chỗng "diễn biến hòa bình"

Nghiên cứu về vấn đề này đã có một số luận án tiến SI, dé tai khoa hoc cac

cấp như: Luận án Tiến sĩ triết học của Phạm Van Thanh, Xây dung đội ngũ tri thức

khoa hoc Mác - Lénin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay, Học viện Chính

tri quốc gia Hồ Chí Minh, 2001 Mặc dù luận án không bàn trực tiếp đến vai trò củaGVLLCT trong đấu tranh chống "DBHB"; tuy nhiên, với việc luận giải vai trò củađội ngũ trí thức (trong đó có đội ngũ giảng viên) khoa học Mác - Lénin ở các trường

16

Trang 23

đại hoc trong giáo dục, dao tạo, chúng ta cũng có thể nhận thấy GVLLCT nói

chung, giảng viên khoa hoc Mác - Lénin ở các trường dai học nói riêng có vai trò

rất quan trọng trong đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng Tácgiả chỉ rõ, đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lénin ở các trường đại học trong hệ

thống giáo dục, đào tao có vai trò sau day: thir nhất, tham gia đào tạo cán bộ trí thức

mới: trong đó họ đảm nhiệm trang bi cho sinh viên thé giới quan duy vật và phươngpháp luận khoa học; tuyên truyền cho sinh viên đường lối, chủ trương của Đảng,pháp luật và chính sách của Nhà nước, trong đó trọng tâm hiện nay là đường lối đồimới toàn diện đất nước; giáo dục nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, đạo đức cáchmạng cho sinh viên, xây dựng cho sinh viên lý tưởng và niềm tin vào CNXH; gópphan phát triển nhân cách con người mới XHCN cho sinh viên; thi hai, trực tiếp

đào tạo cán bộ lý luận cho đất nước; thir ba, thực hiện công tác nghiên cứu khoa

học: nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và phát triển bản thân đội ngũ giảngviên khoa học Mác - Lênin; góp phần làm luận cứ khoa học cho xây dựng đường

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; góp phan đấu tranh với những biểu hiện tư

tưởng và hành động sai trái với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật và chính

sách của Nhà nước, lợi ích của nhân dân lao động, giữ vững mục tiêu độc lập dân

tộc và CNXH; góp phần phát triển khoa học Mác - Lênin, v.v [91, tr 38-66].

Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Ngô Thị Phượng, Vai tro của đội ngũ trithức Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, năm 2006.Bằng việc luận giải thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức (trong đó có giảng viên)

khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, có thể nhận thấy

họ luôn tích cực tham gia dau tranh chống "DBHB" Theo tác giả, trí thức khoa họcxã hội và nhân văn Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh chống "diễn biến hòabình" của các thế lực thù địch trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, biểu hiện: thir nhát,

trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, tuyên truyền,vạch trần âm mưu, thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch sử dụng trong

chiến lược "DBHB", giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ tinh chất gay go,

17

Trang 24

phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay; thir hai, ho là những

chiến sĩ trực tiếp tác chiến, chống lại những luận điệu xuyên tac, sai trái, phản động

của các thế lực thù địch trên các diễn đàn khoa học, các phương tiện thông tin đại

chúng; thw ba, họ góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến

lược an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện mới [81, tr 99-101].

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu đề tài khoa học cấpBộ, Vai tro của đội ngũ can bộ khoa học ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý

luận hiện nay, năm 2006 Với quan niệm, đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện là

đội ngũ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu lý luận và quản lý chuyên môn nghiệp

vụ, họ là lực lượng nòng cốt góp phần quyết định đối với thăng lợi của cuộc đấutranh chống "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực lý luận, nhất là trong giảng dạy vànghiên cứu khoa học Trong giảng dạy, họ là lực lượng có vị trí trọng yếu, xungkích trong việc giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước; là những ngườitham gia trực tiếp, thường xuyên, hàng ngày vào cuộc đấu tranh chống lại các quanđiểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc, thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXHva Dang Cộng sản Thông qua đó dé người học có sức mạnh tự bảo vệ minh và bảovệ cách mạng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, trong đó có chiến lược "diễn

biến hòa bình" và sức phá hủy tự bên trong của tự diễn biến hòa bình Trong lĩnh

vực nghiên cứu khoa học lý luận và tổng kết thực tiễn, đội ngũ cán bộ khoa học của

Học viện, nhất là các nhà khoa học, các chuyên gia có trình độ cao, có kinh nghiệm

nghiên cứu đóng vai trò nòng cốt nghiên cứu nhiều chương trình, đề tài trọng điểm

nhằm phục vụ trực tiếp yêu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác

tham gia trực tiếp vào việc cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạchđịnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phan trực tiếp vào cuộc đấu

tranh chống các luận điệu xuyên tạc, thù địch, phê phán các quan điểm sai trái để

củng cô sự thống nhất nhận thức trong Đảng và trong xã hội, xác lập hệ quan điểm

18

Trang 25

của Đảng trong lĩnh vực công tác tư tưởng, lý luận, trong xây dựng Đảng, nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Đây là đề tài nghiên cứu khá côngphu, với nhiều nội dung phong phú cần tham khảo.

12.2 Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của giảng viên lý luận

chính trị ở các nhà trường quân đội trong phòng, chong "dién bién hòa bình"

Tiến sĩ Mai Văn Hóa và Thạc si Trần Xuân Phú xuất bản cuốn sách Nangcao tinh giáo dục trong day học khoa học xã hội và nhân văn từ thực tiễn đào tạochính trị viên trong quân đội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Với cách tiếpcận từ việc bảo đảm tính giáo dục trong day học khoa học xã hội va nhân văn đối

với đào tạo chính trị viên trong quân đội, các tác giả cũng gián tiếp luận giải vai trò

của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong cuộc dau tranh chống "DBHB"

hiện nay Theo các tác giả, khi tiến hành giảng day các môn khoa học xã hội va nhânvăn cho đảo tạo chính trị viên không thể không mang tính Đảng Cộng sản (tính định

hướng chính trị), không thể đứng ngoài thế giới quan cộng sản chủ nghĩa, mácxít lêninnít, đứng ngoài đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Bởi vì, dạy họckhoa học xã hội và nhân văn là quá trình xây dựng một cách tích cực thế giới quan

-khoa học, khâu quan trọng nhất dé tiễn hành giáo dục hệ thong phẩm chất, nhất là lýtưởng, đạo đức, niềm tin, thái độ, hành vi cho học viên Đề đạt được yêu cầu đó trong

dạy học phải chú trọng cả "day chit" và "dạy người”, đây là hai mặt của một quá trình

thống nhất đề hình thành và phát trién nhân cách Trong quá trình day học, nếu chỉtập trung vào việc truyền thụ kiến thức môn học, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng mà

không quan tâm đến giáo dục thế giới quan, niềm tin cộng sản, thái độ, hành vị đạo

đức, thì khác gì "chế tạo ra những cỗ máy thông minh" nhưng không biết sống,công tác, chiến dau vì mục đích gì? Những con người đó sé dé vô cảm trước nỗi đau

của đồng chí, đồng đội và nhân dân, thậm chí trong những lúc khó khăn, thử thách,

trước những bước ngoặt của cách mạng, những người này sẽ dé sa ngã và quay lưng lai

với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Thực hiện yêu cầu đó, không ai khác chính là

nhiệm vụ của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong dạy học [41, tr 31-37].

19

Trang 26

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Dương xuất bản cuốn sách "Binh mới,

rượu cũ" của chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá Việt Nam, NXB QĐND,

Hà Nội, 2015 Cuốn sách tập trung phân tích, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ mớicủa chiến lược "DBHB" chống phá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế hiện nay; trong đó, tác giả nhấn mạnh: Âm mưu cơ bản, lâu dài và

xuyên suốt của chiến lược "DBHB" chống phá cách mạng nước ta là xóa bỏ vai trò

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thủ tiêu chế độ XHCN và thành quả cáchmạng mà nhân dân ta bằng xương máu của mình xây đắp nên; từ đó hướng lái nướcta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa có lợi cho chủ nghĩa đế quốc Một trongnhững đóng góp quan trọng của cuốn sách là tác giả đã đề xuất hệ thống các giải

pháp, biện pháp ngăn chặn, đây lùi âm mưu, thủ đoạn "DBHB", "tự diễn biến", "tự

chuyển hóa", "phi chính trị hóa" quân đội của các thế lực thù địch và bọn cơ hộichính tri Đồng thời, nhắn mạnh sự cần thiết phải đây mạnh nghiên cứu dự báo, nắmtình hình địch; chủ động dau tranh phòng, chống "DBHB" của các tổ chức, các lựclượng, trong đó, tác giả đã phân tích khá sâu sắc nội dung các giải pháp về dao tạo,

bồi dưỡng lực lượng kế cận, kế tiếp là đội ngũ cán bộ nghiên cứu, GVLLCT ở cácnha trường quân đội, cơ quan báo trí, truyền hình, v v., dé ho tự tin, phat huy tốt vai

trò nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống "DBHB" trước bối cảnh toàn cầu hóa và

hội nhập quốc tế hiện nay Theo tác giả, trước, trong và sau Đại hội lần thứ XII của

Đảng, đặc biệt là khi triển khai, đưa Nghị Quyết Đại hội lần thứ XII vào cuộc sống,

cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu,

GVLLCT ở các nhà trường quân đội với ba cấp độ: thir nhát, nghiên cứu đưa nội

dung Nghị quyết vào các bài giảng; thir hai, tổ chức biên soạn các tài liệu phổ biếnnội dung văn kiện Đại hội XII cho các đối tượng, trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ

phòng, chống "DBHB"; thi? ba, phát huy vai trò của đội ngũ này trong đấu tranh chống"DBHB" trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các trang mang xã hội.

Trong khuôn khổ đề tài luận án tiến sĩ triết học, Nang cao năng lực đấu

tranh tu tưởng - ly luận cua giảng viên khoa học xã hội ở các trường Quân đội

nhân dân Việt Nam hiện nay của tác giả Phạm Văn Thuan, Học viện Chính trị Quân

20

Trang 27

sự, năm 2003 Luận án tập trung nghiên cứu năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận

của giảng viên khoa học xã hội ở các trường quân đội Luận giải vai trò năng lực

dau tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các trường quân đội,

tac giả cho rang: năng lực dau tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã

hội ở các trường quân đội góp phân nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cán bộ

về chỉnh trị - tư tưởng và xây dựng quân đội về chính trị Vai trò đó được thể hiện:năng lực dau tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội ở các

nhà trường quân đội trực tiếp bồi dưỡng năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận, liên

kết và định hướng phát triển các năng lực khác cho học viên Bởi vì, năng lực đấu

tranh tư tưởng - lý luận có nội dung rộng lớn, bao gồm cả năng lực nhận thức lý luận,

năng lực tư duy khoa học, năng lực thu thập, xử lý thông tin, phát hiện vấn đề đấutranh, năng lực tổ chức thực tiễn đấu tranh ; năng lực đấu tranh tư tưởng - ly luận

của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân đội góp phan giữ vững, tang

cường trận địa tư tưởng - chính trị của quân đội, nâng cao chất lượng xây dựng

quân đội về chính trị Hoạt động dau tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa

học xã hội ở các nhà trường quân đội góp phan làm cho cán bộ, chiến sĩ nam vữngnhững quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước kiên quyết phê phán nhữngquan điểm cơ hội, xét lại, nêu cao cảnh giác cách mạng, không mơ hồ địch - ta, dautranh, ngăn chặn và đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên mặt

trận chính tri, tư tưởng, văn hóa, lối sống ; năng lực đấu tranh tư tưởng - lÿ luậncủa giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân đội góp phan nâng cao hiệu

quả đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận Giảng viên khoa học xã hội ở cácnhà trường quân đội tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận trên các phương

tiện thông tin đại chúng, sách, báo , trong các diễn đàn khoa học Vì vậy, năng lực

dau tranh tư tưởng - lý luận của họ góp phan trực tiếp nâng cao hiệu qua đấu tranh

chống lại các quan điểm sai trái, bảo vệ, phát triển sự trong sáng của chủ nghĩa Mác

-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh va quan điểm đường lối của Đảng [94, tr 48-58].

21

Trang 28

Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam dautranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, mã số: 2009.83.015, đơn

vị chủ trì: Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng, 2011 Thực

chất đề tài đi sâu nghiên cứu hoạt động đấu tranh phòng, chống "DBHB" của Quân

đội nhân dân Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay Đề cập đến lực

lượng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của quân đội, các nhà khoa học cho

rằng: Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và trực tiếp tô chức đấu

tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận trong quân đội là cấp ủy, t6 chức đảng, cơ quan

chính trị, chính ủy, chính trị viên, đội ngũ cán bộ các cấp Lực lượng nòng cốt đấu

tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận là cơ quan chính trị, đội ngũ chính ủy, chính trịviên, đội ngũ cán bộ tuyên huấn, đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luậnchính trị, khoa học xã hội nhân văn trong các học viện, nhả trường và các cơ quan

nghiên cứu, đội ngũ phóng viên các báo, tạp chí khoa học xã hội và nhân văn quân

đội [15, tr 19; 42] Vai trò của lực lượng nòng cốt thê hiện ở chỗ, họ là lực lượng

trực tiếp tác chiến, đấu tranh tư tưởng, lý luận; đồng thời họ còn là lực lượng định

hướng, hướng dẫn và tô chức các bộ phận, các "binh chủng”, tạo nên mặt trận đấu

tranh tư tưởng, lý luận thống nhất, rộng khắp có chiều sâu, có mũi nhọn [15, tr 19].

Đánh giá thực trạng quân đội tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, đềtài nhân mạnh: toàn quân đã có nhận thức đúng, chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ và tô

chức triển khai tốt nhiệm vụ đấu tranh chống "DBHB"; từng bước xây dựng, tôchức lực lượng nòng cốt và huy động sức mạnh tổng hợp của cán bộ, chiến sĩ, nhất

là các đồng chí công tác trong lĩnh vực báo chí, tuyên truyền tham gia hoạt động

này Kết quả đấu tranh tư tưởng, lý luận trong quân đội đã góp phần quan trọng vàoviệc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị Tuy nhiên, ngoài những mặt mạnhlà cơ bản, thực trạng đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trong quân đội vẫncòn những hạn chế nhất định: nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ ở

một số đơn vị về mục tiêu, nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận chưa đầy đủ, chưa

sâu sắc Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và sức chiên đâu của các tô chức cơ sở đảng

22

Trang 29

trong đấu tranh tư tưởng, lý luận còn hạn chế, bất cập Công tác tư tưởng, lý luận cómặt thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu chưa cao, chưa kịp thời,

linh hoạt Tính khoa học, sức thuyết phục của một số bai đấu tranh trực điện với các

quan điểm phản diện, sai trái, thù địch chưa cao, sỐ lượng chưa nhiều Trên cơ sở

đánh giá thực trạng, đề tài đưa ra những yêu cầu đối với quân đội đấu tranh trên mặttrận tư tưởng, lý luận trong tình hình mới: thir nhất, giữ vững và mở rộng trận địa tư

tưởng của Đảng, bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm củaĐảng, bảo đảm cho quân đội vững mạnh về chính trị; thir hai, gắn chặt cuộc đấutranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, chống sự suy thoái về phâm chất chính

trị, dao đức, lối sống với xây dựng trận địa tư tưởng vững mạnh trong quân đội; thir

ba, phải có các giải pháp toàn diện, đồng bộ, khoa học, không ngừng tăng cường

sức mạnh tổng hợp đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của quân đội trong tình

hình mới; thir tu, đây mạnh tổng kết thực tiễn đấu tranh, coi trọng nghiên cứu, dựbáo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinhtrên mặt trận đấu tranh tư tưởng, ly luận Trên cơ sở thực trạng va yêu cầu, đề tảiđưa ra các giải pháp cơ bản: Nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các tôchức, lực lượng trong quân đội với nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận;tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các cơ quan,đơn vị đối với nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; xác định đúng, trúngnội dung và sử dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp đấu tranh trên mặt trận tưtưởng, lý luận; tô chức, xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân độiđầu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách,

tăng cường cơ sở vật chất cho quân đội dau tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận.

Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn MạnhHưởng làm chủ nhiệm đề tài, Xây dung đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới,Mã số: 2010.83.014, năm 2012 Với quan niệm cho rằng: "Trí thức quân đội là trí

thức Việt Nam trong quân đội, có trình độ học vấn đại học hoặc tương đương trở

lên đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu ;

23

Trang 30

có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, tạo ra những sản phẩm tỉnh thần và vật chất có

giá trị về quân sự, quốc phòng, trực tiếp phát trién khoa học quân sự Việt Nam, góp

phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [52, tr 17] Như vậy, GVLLCT giảng dạy ở các

nhà trường quân đội là một bộ phận của đội ngũ trí thức quân đội, và đội ngũ này có

vai trò "tiên phong trong đấu tranh tư tưởng, lý luận, trực tiếp trên các lĩnh vực quân

sự, quốc phòng" Vai trò nòng cốt, tiên phong thể hiện ở chỗ: thir nhát, họ là nhữngngười tham gia tô chức và triển khai cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong quân

đội; thir hai, với cương vị công tác của mình, họ trực tiếp đấu tranh tư tưởng, lý

luận trên bục giảng, trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, lý luận, trong giáo

dục cán bộ, chiến sĩ và đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng Vai trò

nòng cốt, tiên phong đó là khách quan do đặc điểm, nhiệm vụ và trình độ lý luận,

trình độ tư tưởng của đội ngũ trí thức quy định [52, tr 37-38] Đánh giá về thực

trạng vai trò của đội ngũ trí thức quân đội tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận, đềtài chỉ rõ: Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn quân sự có nhiều công trìnhnghiên cứu góp phần đấu tranh kịp thời, có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn của địchchống phá ta về hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước góp phan bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng HồChí Minh, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ, củng cố lòng tin của nhân dân

vào sự lãnh đạo của Đảng Tuy nhiên, đội ngũ trí thức quân đội trong đó có đội ngũ

GVLLCT ở các nhà trường quân đội vẫn còn một bộ phận hạn chế về năng lực tưduy độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, năng lực phản biện, tham mưu,khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết nhiều vấn đề về thực tiễn quân sự, quốcphòng Dé xây dựng đội ngũ trí thức quân đội thời kỳ mới đáp ứng yêu cầu, nhiệmvụ bảo vệ Tổ quốc, đề tài đưa ra nhiều giải pháp mang tính đồng bộ: giải pháp về

nâng cao nhận thức đối với các cấp, các ngành trong quân đội; giải pháp về công tácquy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức quân đội; giảipháp về xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với đội ngũ trí thức quân đội;

giải pháp về phát huy tính sáng tạo, tích cực tự học, tự rèn của trí thức quân đội.

24

Trang 31

Đề tài khoa học cấp Tổng cục Chính trị: Nang cao chất lượng đội ngũgiảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong các học viện, trường sĩ quan quân độihiện nay, năm 2012 do Tiến sĩ Lê Văn Thanh làm chủ nhiệm, bàn về vai trò của độingũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong các học viện, trường sĩ quan quânđội, đề tài khăng định, họ có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định chất lượnggiáo dục và dao tạo ở các học viện, trường sĩ quan QDND Việt Nam, biểu hiện là: Độingũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn giữ vai trò trực tiếp góp phần thực hiệnthắng lợi mục tiêu, yêu cầu đảo tạo ở các học viện, trường sĩ quan Bởi lẽ, họ là ngườitrực tiếp truyền thụ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Thông qua quá trình lĩnh hội hệ thốngkiến thức đó, người học hình thành và phát triển nhân cách của người sĩ quan, cóthé tham gia dau tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phan bảo vệ, phát triểnchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng,chính sách, pháp luật Nhà nước; góp phần giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng củaĐảng trong quân đội; là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học dé

luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn quân sự đặt ra [92, tr 14-17].

Bài viết "Nang cao năng lực đấu tranh chống quan điểm sai trái cho đội

ngũ giảng viên lý luận Mác - Lênin ở các nhà trường quân đội" của tác giả Đỗ Thị

Quỳnh Anh, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, số 09-10/2013 Đề cậpđến âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "DBHB" trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, tác

giả chỉ rõ: Các thé lực thù địch coi tấn công trên mặt trận chính trị - tư tưởng là mũi đột

phá chiến lược, mục đích là nhằm gây ra căn bệnh "nhạt Đảng, khô Doan, mơ hồ chínhtrị", làm khủng hoảng niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng - lý luận, tạo ra khoảng trôngđể dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào nước ta Trước những âm mưu, thủ đoạn đó, việcgiảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin ở các nhà trường quân đội đã góp phần xâydựng niềm tin, lý tưởng cho người học, trang bị cho họ thế giới quan, phương pháp

luận khoa học; xây dựng ý thức cảnh giác cách mạng, vạch trần âm mưu, thủ đoạn phá

hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng Tuy nhiên, thực tiễngiảng dạy lý luận Mác - Lénin vẫn còn bộc lộ những hạn chế Dé nâng cao năng lực

25

Trang 32

dau tranh chống những quan điểm phản diện trong giảng dạy các môn lý luận Mác Lênin của đội ngũ giảng viên ở các nhà trường quân đội, theo tác giả cần tập trungvào một số van dé sau: một /à, tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viênvề tầm quan trọng của công tác giảng dạy lý luận Mác - Lênin trong việc dạy chữ -dạy người; hai là, tiếp tục đây mạnh công tac dao tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn cho đội ngũ giảng viên; ba /à, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trìnhgiảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin theo hướng cơ bản, thiết thực, hiệu quả.

-Bài viết "Giữ vững bản lĩnh chính trị tư tưởng, khai thác hiệu quả thông tinmạng, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy trong quân đội”, của Phó Giáo su,

Tiến sĩ Hồ Khang trong sách Phòng, chống "tw diễn biến" "tự chuyển hóa" trongcán bộ, dang viên hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013 Mặc dù khôngtrực tiếp bàn đến vai trò của GVLLCT ở các nhà trường quân đội trong phòng,

chống "tự diễn biến", tự chuyển hóa", nhưng với việc phân tích làm rõ những yêucầu về bản lĩnh chính trị, tư tưởng trong khai thác, sử dụng thông tin mạng phục vụ

công tác nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các

nhà trường quân đội, chúng ta cũng có thê nhận thấy vai trò quan trọng của đội ngũnày trong phòng, chống "tự diễn biến", tự chuyên hóa" Theo tác giả: Với những

người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trên lĩnh vực xã hội và nhân văn trong

quân đội nếu không giữ được bản lĩnh chính trị, tư tưởng trong khai thác thông tin

mạng internet thì chính những thông tin này biến thành công cụ "chuyển hóa" với

chính đối tượng khai thác nó Nếu những cán bộ nghiên cứu, giảng dạy bị rơi vàotrạng thái "tự diễn biến", "tự chuyên hóa" thì sản phẩm của họ tất yếu tác động xấuđến công tác chính trị tư tưởng trong quân đội Vì rằng, những cán bộ này ngoàiviệc tự mình chống lại "tự dién biến", "tự chuyền hóa", họ còn phải là những chiếnsĩ đi đầu trong hoạt động này [80, tr 483].

Bài viết: "Kết quả xây dựng lực lượng đấu tranh phòng, chống "diễn biến

hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyền hóa" ở Việt Nam" của Phó Giáo sư, tiến sĩ

Nguyễn Ba Dương, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Bộ Công an, tháng 6 năm2015, đã đề cập đến những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, của Quân

26

Trang 33

ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng đội ngũ cán bộ đấu tranh chống"DBHB" và chống "tự diễn biến", "tự chuyên hóa", "phi chính trị hóa" quân đội.Đánh giá kết quả xây dựng lực lượng và đấu tranh phòng, chống "DBHB" từ năm

1991 đến nay, tác giả khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ

khoa học, GVLLCT trong đấu tranh phòng, chống "DBHB" của Quân đội Theo tácgiả: Kết quả, thành tựu lớn nhất của hoạt động này là đã góp phần giữ vững độc lập,

chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ được Đảng, Nhànước, nhân dân; bảo vệ được chế độ XHCN Nhờ có được thành tựu Ấy, chúng ta

mới có được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 30 năm đôi mới toàn diện đấtnước Một trong những lực lượng nòng cốt, có công trong đấu tranh phòng, chống"DBHB" là đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học ở các học viện, nhà trường quân đội, cáccơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, v.v., trong quân đội.

Ngoài các công trình khoa học đã đề cập ở trên còn một số công trình khác

ít, nhiều cũng đã bàn về vai trò của GVLLCT trong cuộc đấu tranh chống "DBHB":

Luận án Tiến sĩ triết học của Nguyễn Dinh Trãi, Nâng cao năng lực tu duy lý luận

cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở trường chính trị tỉnh, năm 2001; bài viết

"May vấn dé lĩnh hội ban đầu qua đổi mới giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lénin trongquân đội", bài in trong cuốn sách Về hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng Đảng và xâydựng Quân đội nhân dân về chính trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; luậnán Tiến sĩ triết học của Vũ Thanh Bình, Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luậnchính trị trong các trường đại học, cao dang ở nước ta hiện nay, năm 2012, v.v

1.3 Thành tựu và những vẫn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về

phòng, chống "diễn biến hòa bình", vai trò của giảng viên lý luận chính trị

trong phòng, chống "diễn biến hòa bình"1.3.1 Những thành tựu

* Thành tựu nghiên cứu về "DBHB" và phòng, chống "DBHB"

Nghiên cứu về phòng, chống "DBHB" tuy hướng tiếp cận khác nhau, song,

các công trình khoa học đã được công bố đều tập trung luận giải và thống nhất

những vân đê cơ bản sau đây:

27

Trang 34

Thứ nhất, chiến lược "DBHB" là chiến lược tổng hợp của chủ nghĩa déquốc và các thế lực thù địch dùng biện pháp "phi vũ trang" là chủ yếu chống phá,

tiễn tới lật đồ chế độ chính trị ở các nước XHCN, các nước tiến bộ, các nước không

đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai, "DBHB" là sản phẩm của chủ nghĩa dé quốc xuất hiện từ sau chiến

tranh thế giới thứ hai, khi "chiến lược ngăn chặn”, sử dụng thủ đoạn cứng rắn, trong

đó coi trong thủ đoạn quân sự của chủ nghĩa dé quốc, đặc biệt là Mỹ dé "ngăn chan"

sự phát trién của CNXH không có hiệu quả, quyền ba chủ của Mỹ bị suy giảm.

Thứ ba, âm mưu, thủ đoạn "DBHB" ngày cảng tinh vi, xảo quyệt, được

thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với các thủ đoạn như: thúcđây đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền",những sai lầm, khuyết điểm trong cải cách, mở cửa ở các nước XHCN; lợi dụng thế

mạnh về kinh tế, kỹ thuật, lối sống thực dụng phương Tây làm cho XHCN"DBHB"; khoét sâu và lợi dụng mâu thuẫn dân tộc, vấn đề tôn giáo trong nội bộ các

nước XHCN dé đạt mục đích "DBHB"; chọn trí thức trẻ làm điểm ngắm dé tiến

hành "DBHB”; thực hiện "phi chính trị hoa" quân đội, v v Cac thủ đoạn "DBHB"dù có che đậy tinh vi đến đâu, bản chất của các thủ đoạn trên là không thay đôi.Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của các thế lực thù địch là thực hiện "DBHB" kết hợpvới bạo loạn lật đỗ làm sup đô chế độ XHCN ở các nước XHCN còn lại, trong đóViệt Nam là một trọng điểm.

Thứ tu, QDND Việt Nam là một lực lượng quan trọng trong đấu tranh làm

thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "DBHB" Vai trò của quân đội trong đấu tranh trên

lĩnh vực chính trỊ, tư tưởng được biểu hiện ở việc nghiên cứu phát triển lý luận cáchmạng; tổ chức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quânđội và toàn xã hội; tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống "DBHB", nhất làchống âm mưu, thủ đoạn "phi chính tri hoa" quân đội của các thế lực thù địch.

Thứ nam, "tự diễn biến", "tự chuyển hoa" ở nước ta hiện nay đã trở thành

một nguy cơ, thách thức lớn đôi với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tôn vong của

28

Trang 35

chế độ ta Các nhà khoa học cho răng: loại kẻ thù này rất khó nhận biết, vì chúngbiến ảo khôn lường: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng, chủnghĩa đầu hàng được ngụy trang, tra hình dưới muôn vàn màu sắc, trong đủ thứcái gọi là "nhân danh", "dan chủ hóa", "liên kết", "hội nhập" cùng với những thủ

đoạn "DBHB" của các thế lực thù địch từ bên ngoai, những lầm lẫn chuyên hóa thành

sai lệch từ bên trong và những "giặc nội xâm", tất cả hợp thành kẻ thù hung bạo tiêudiệt chúng ta hoặc làm chúng ta tự rã rời, tự băng hoại, tự sụp đồ bat cứ lúc nào.

Thứ: sáu, quân đội còn có mặt hạn chế trong phòng, chống "DBHB" trên lĩnh

vực chính trị, tư tưởng, như: việc quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện các chỉ thị,

nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên về dau tranh chồng

"DBHB" trên lĩnh vực chính tri, tư tưởng chưa đầy đủ, sâu sắc; công tác chủ độngphòng, ngừa, ngăn chặn các biểu hiện "tự diễn biến" còn nhiều thiếu sót; còn thiếunhững biện pháp triệt đề, tích cực, cụ thê để ngăn chặn và kiểm soát các tài liệu, cácnguồn thông tin thẩm thấu vào trong các đơn vị quân đội; chưa phát huy tốt sức

mạnh tổng hợp trong tổ chức dau tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực chính tri, tư tưởng.

Thứ bảy, các công trình đã đề xuất các giải pháp phòng, chống "DBHB" mangtính tổng thé: giải quyết vấn đề nhận thức về nguy cơ "DBHB"; về xây dựng, củngcố vững chắc trận địa tư tưởng XHCN; đôi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, tăng

cường vai trò lãnh đạo của Đảng; xây dựng, phát triển kinh tế; thực hiện đường lối,

chính sách đối ngoại; giải quyết các vấn đề phức tạp, nhạy cảm phát sinh; hoànthiện hệ thống phap luật; đào tạo, giáo dục tốt thé hệ trẻ hoặc các giải pháp trên từng

lĩnh vực cụ thé (kinh tế; chính trị, tư tưởng; văn hóa - xã hội; quốc phòng, an ninh, v.v * Thành tựu nghiên cứu về vai trò của GVLLCT trong phòng, chong "diễnbiến hòa bình"

Thứ nhát, các công trình khoa học nghiên cứu về GVLLCT nói chung đều

cho rằng: GVLLCT ở các trường đại học, cao đăng thực hiện công tác nghiên cứukhoa học phục vụ giảng dạy, xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướcgop phan đấu tranh với những biểu hiện tư tưởng và hành động sai trái; là lực lượng

29

Trang 36

trực tiếp tác chiến chống lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, phản động của cácthế lực thù địch; là lực lượng nòng cốt góp phần quyết định đối với thắng lợi của

cuộc đấu tranh chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, v.v

Thứ hai, GVLLCT ở các nhà trường quân đội là một trong những lực lượngnòng cốt trong phòng, chống "DBHB" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận Quan điểmnày được hầu hết các công trình khoa học đã nghiên cứu đề cập đến, như: giảng

viên khoa học xã hội và nhân văn trong các trường đảo tạo sĩ quan có vai trò quan

trọng trên mặt trận nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị và dau tranh với tư tưởng

sai trai, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lên", tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm

của Đảng [93, tr 19-21]; đội ngũ cán bộ giảng dạy khoa hoc xã hội và nhân văn

trong các học viện, nhà trường là một lực lượng nòng cốt đấu tranh trên mặt trận tư

tưởng, lý luận trong quân đội [15, tr 42]; trí thức quân đội trong đó có giảng viên ở các

nhà trường quân đội là lực lượng "tiên phong trong đấu tranh tư tưởng, lý luận, trựctiếp trên các lĩnh vực quân sự, quốc phòng" [52, tr 37]; giảng viên khoa học xã hội và

nhân văn ở các nhà trường quân đội là lực lượng trực tiếp góp phan hình thành và phát

triển nhân cách của người học, dé trên cơ sở đó người học có thé tham gia đấu tranhtrên mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước;

góp phần giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng của Đảng trong quân đội [92, tr 14-17];những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong quân đội, nhất là trên lĩnhvực khoa học xã hội và nhân văn có vai trò chống lại "tự diễn biến", "tự chuyềnhóa" trong chính bản thân mình Đồng thời họ còn là chiến sĩ đi đầu trong phòng,

chống "tự diễn biến", "tự chuyên hóa" trong xã hội [80, tr 480-485], v.v

Thứ ba, các công trình khoa học đã công bố đều thống nhất đánh giá: bêncạnh những thành tựu đã đạt được trong đấu tranh phòng, chống "DBHB" trên lĩnhvực chính trị, tư tưởng, GVLLCT ở các nhà trường quân đội cũng bộc lộ một số mặthạn chế Trong đó, đáng chú ý là nhận thức về vị trí, vai trò của một số tổ chứcđảng, người chỉ huy và của một bộ phận không nhỏ cán bộ, GVLLCT ở các nha

30

Trang 37

trường quân đội về phòng, chống "DBHB" và năng lực phòng, chống "DBHB" trên

từng mặt trận còn nhiều hạn chế.

Thứ tr, các công trình khoa học đã công bố đều đưa ra yêu cầu và giải pháp

cơ bản, trong đó các giải pháp co bản đều tập trung vào: nâng cao nhận thức; dao

tạo, bồi dưỡng; xây dựng môi trường; tạo cơ chế, chính sách mới nhằm xây dựng,

bồi dưỡng đội ngũ GVLLCT ở các nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu xây dựngquân đội nói chung, phòng, chống "DBHB" nói riêng trong tình hình mới.

Các công trình khoa học đã được công bố là nguồn tài liệu quý giúp tác giả

có thé tham khảo, kế thừa và phát triển trong luận án của mình.

1.3.2 Những van đề đặt ra can tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về "DBHB" và

phòng, chống "DBHB", nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách

toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về vai trò của GVLLCT ở các nhà trường Quân đội

nhân dân Việt Nam trong phòng, chống "DBHB" hiện nay với tư cách là một lực

lượng tiên phong, nòng cốt, dưới góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử Đó được coi là "khoảng trống khoa học" cần được nghiên cứu, giảiđáp Trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình khoa học đã công bố, vớimục đích đã xác định, luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ dưới góc độ chuyênngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử các vấn đề sau:

- Luận giải làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận: quan niệm về phòng, chống"DBHB" ở Việt Nam; quan niệm về GVLLCT ở các nhà trường quân đội; đặc điểm và

nội dung vai trò của GVLLCT ở các nhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB".

- Phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của GVLLCT ởcác nhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB"; xác định những van dé đặt ra

đối với việc thực hiện vai trò của họ trong phòng, chống "DBHB" hiện nay.

- Dự báo những yếu té tác động đến việc phát huy vai trò của GVLLCT ở

các nhà trường quân đội trong phòng, chống "DBHB", đề xuất những quan điểm và

giải pháp nhằm phát huy vai trò của họ trong phòng, chống "DBHB" hiện nay.

31

Trang 38

Kết luận chương 1

Đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến phòng, chống "DBHB", vớinhiều hướng tiếp cận khác nhau Nhìn chung, các công trình đã được công bố đềutập trung luận giải: quan niệm về "DBHB" (nguồn gốc, quá trình hình thành, phát

triển, bản chất, âm mưu, thủ đoạn của "DBHB" đối với CNXH nói chung và với

Việt Nam nói riêng); quan điểm, phương châm, các luận cứ, luận điểm của chủnghĩa Mác - Lénin và của Dang ta về dau tranh chống "DBHB"; bai học kinh nghiệm

rút ra từ sự sụp đô chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu dưới "bàn tay" của "DBHB";

các giải pháp mang tinh tong thé trong phòng, chống "DBHB".

Các công trình nghiên cứu về vai trò của GVLLCT nói chung, GVLLCT ở

các nhà trường quân đội nói riêng trong phòng, chống "DBHB" còn ít Một vài công

trình đề cập về vấn đề này nhưng lại xem xét nó ở các khía cạnh, đối tượng khác,

như: vai trò năng lực đấu tranh chính trị, tư tưởng của giảng viên khoa học xã hội và

nhân văn ở các trường quân đội; vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và

nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đôi mới; vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học ởHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong cuộc dau tranh chống "DBHB" trên

lĩnh vực tư tưởng, lý luận hiện nay, v.v Có công trình đề cập đến GVLLCT ở các

nhà trường quân đội với tư cách là một lực lượng có vai trò nòng cốt trong đấu

tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay, nhưng các công trình này cũng chỉ

dừng ở việc "kê tên" mà không đi sâu luận giải vai trò của nó.

Từ việc khảo cứu các công trình khoa học đã công bố, có thể khẳng định:chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, cơ bản về: Vai rò của giảng viên lýluận chính trị ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong phòng, chống

"DBHB" hiện nay.

Với việc chỉ ra những van dé nghiên cứu, có thé khang định: dé tài luận ánlà một công trình khoa học mới, không trùng lặp với bất cứ công trình nào đãnghiên cứu trước đây.

32

Trang 39

Chương 2

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬNCHÍNH TRI Ở CÁC NHÀ TRUONG QUAN DOI NHÂN DAN VIỆT NAM

TRONG PHÒNG, CHÓNG CHIEN LƯỢC "DIEN BIEN HÒA BÌNH"

2.1 Quan niệm về chiến lược "diễn biến hòa bình" và phòng, chốngchiến lược "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam

2.1.1 Quan niệm về chiến lược "dién biến hòa bình"

* Quá trình hình thành và phát triển của chiến lược "DBHB"

Thuật ngữ "diễn biến hòa bình" xuất hiện lần đầu tiên năm 1949 Ngày 20tháng 7 năm 1949, ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Akisơn trong một bức thư gửi Tổngthống Truman đã sử dụng khái niệm "diễn biến hòa bình" dé chỉ sự chuyền hóa chếđộ xã hội chủ nghĩa thành chế độ tư bản chủ nghĩa Sau đó, khái niệm này đã nhanhchóng trở thành phổ cập trên thế giới [105, tr 9].

"Diễn biến hòa bình" (peaceful evolution) còn có các tên gọi khác như:"chuyển hóa hòa bình" (peaceful transformation), "biến đổi hòa bình" (peacefulchange), "vượt trên hòa bình” (beyond peace) Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận,định nghĩa khác nhau về "DBHB" Tuy nhiên, các cách tiếp cận và lý giải về chiếnlược "DBHB" đều thống nhất cho răng:

"Diễn biến hòa bình" là chiến lược tổng hợp của chủ nghĩa để quốc và các

thé lực thù địch sử dụng các biện pháp phi quân sự là chủ yếu, kết hợp với ran de

quán sự, nhằm lật đồ chế độ XHCN mà không cân chiến tranh.

"Diễn biến hòa bình" là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa dé quốc và các thélực thù địch nhằm lật đỗ chế độ chính trị - xã hội của các nước XHCN từ bên trong,chủ yếu bằng biện pháp phi quân sự Tính chất phản động của chiến lược "DBHB"được thé hiện ở mục tiêu xóa bỏ CNXH với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội

tiên tiến nhất và là xu thế vận động, phát triển của tiến bộ xã hội "DBHB" chống

phá các nước XHCN một cách toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đờisông xã hội.

33

Trang 40

"Diễn biến hòa bình" chủ yếu dùng lực lượng gián tiếp là con người vàphương tiện mọi mặt của chính đối phương, đánh phá từ trong nội bộ kết hợp với hỗ

trợ bên ngoài làm cho đối phương sụp đồ và tan rã nhanh chóng, nhưng người ta dễ

mơ hồ, ngộ nhận rang chủ nghĩa tư bản đã thay đôi về bản chất, không còn hiểu chiến.

Chiến lược "DBHB" chủ yếu dựa trên các mối quan hệ xã hội để luồn lách

sử dụng theo ý đồ của kẻ chủ mưu bằng những thủ đoạn khôn khéo, tỉnh vi tạo nênsức "hủy diệt" lớn bên trong, day đối phương đến trạng thái suy yếu toàn diện dẫnđến rối loạn nội bộ và sup đồ nhanh, rat nhẹ nhàng, êm ả mà kẻ chủ mưu vẫn tạođược vỏ bọc "trong sạch", "hữu nghị", "nhân đạo", "không can thiệp vào công việcnội bộ" của nước khác.

Phương tiện chủ yếu dé đạt được mục đích của "DBHB" là sự hap dẫn vềvật chất, núp dưới danh nghĩa viện trợ bằng con đường quan hệ nhà nước hoặc phi

chính phủ, được tiến hành rất đa dạng và linh hoạt, làm cho đối phương, mê muội,mắc mưu.

Chiến lược "DBHB" mang tính chất toàn cầu, không có giới hạn về khônggian, thời gian, khó phân biệt chiến tuyến Day là cuộc chiến dai dang, gam nham

lòng người, phá từ trong nội bộ, kết hợp với hỗ trợ tích cực bên ngoài, làm tiêu tan ý

chí của đối phương Nhịp điệu phát triển và kết cục của "DBHB" diễn ra từ từ,không vội vã, ít khốc liệt như chiến tranh, nhưng hiệu quả thu được lại rất lớn, vượtxa dự đoán khi nó đã chin mudi.

Thủ đoạn chủ yếu trong chiến lược "DBHB" là tạo dựng và thúc day nhữngnhân tố phản động chống đối ngay trong lòng các nước XHCN, đây các nước nàyvào tình trạng khó khăn, khủng hoảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, kinh tế, khoahọc kỹ thuật, văn hóa, quân sự, ngoại giao; trong đó lấy tiến công về chính trị, tưtưởng là then chốt, kinh tế là mục tiêu cơ bản, quân sự giữ vai trò răn đe Qua đó,làm chuyền hóa từng bước các nước XHCN theo con đường tư bản chủ nghĩa; hoặc

sử dụng lực lượng chống đối ngay trong nước kết hợp với sự hỗ trợ bên ngoài để

thực hiện bạo loạn phản cách mạng, lật đồ chính quyền các nước XHCN.

34

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w