1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường

207 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DỤC VÀ BAO TẠO TRUNG TAM KHOA HOC XA Hội VÀ NHÂN VĂN QUOC GIA

VIEN NGHIEN CUU NHA NUGC VA PHAP LUAT

ĐỒ NGỌC THỊNH

VAI TRO CUA PHAP LUAT TRONG QUA TRÌNH CHUYỂN ĐỐI

NEN KINH TE KE HOACH HOA, TAP TRUNG, BAO CAP

SANG NEN KINH TE THI TRUONG |

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

MÃ SỐ : 50501

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dan khoa học: PGS - TS TRẤN TRỌNG HỰU

GS - TS HOÀNG VĂN HẢO[ - v

ị xí Hen |

HÀ NỘI - NĂM 2000

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

———— "

Đô Ngọc Thịnh

Trang 3

CHUONG 1.1.1.

CHUONG 2.

MUC LUC

NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VE VAI TRO CUA PHAP LUAT

TRONG QUA TRÌNH CHUYỂN ĐỐI NỀN KINH TE Ở NƯỚC TA 10

Cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật đối với sự phát

"""Í on n 11314 10

Một số đặc điểm khái quát của pháp luật 10

Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế 18

Su quy định của kinh tê đối với pháp luật 30

Sự thay đổi vai trò của pháp luật trong quá trình

chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta eee 38

Vi trí vai trò của pháp luật trong nền kinh tế kế hoạch hóa

tập trung - bao cấp Ở nước ta - - «<< <<<<<=<<s 38Đặc điểm của quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta 4

Sự đổi mới vai trò của pháp luật trong quá trình cải cách

khi #1 6k, a a ae 54

THUC TRANG VỀ VAI TRO CUA PHAP LUAT TRONG QUA

TRÌNH CẢI CÁCH KINH TE 6 NƯỚC TA 22222222 222222222 75

Thực trạng vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh

các quan hệ kinh tế mới 16

Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ sở

ao 16

Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh một số loại hình

thị trường ở Việt Nam . - 2 7<-+2+scs<zzczeeersred 80

Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh và xác lập địa vị

pháp lý của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị

91trường Việt ÌNam << + SH HH ng re

Vai trò pháp luật về hợp đồng kinh tế . - 104

Trang 4

NONtà Độbà

CHUONG 3.

Vai trị của pháp luật trong việc củng cố và bao vệ cácquan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường .

Sự đảm bao pháp luật đối với các quan hệ sở hữu ở nước ta

Sự bảo vệ của pháp luật đối với các quyền và lợi ích của các

chủ thể trong các quan hệ kinh tế thị trường ở nước ta hiệnNAY oe

Sự điều chính pháp luật đối với việc giải quyết các tranh

chấp kinh tẾ - << Ă Ăn ng HH re

Thực trạng sự điều chính pháp luật đối với việc xác định va

tuyên bơ phá sản doanh nghiệp ở nước ta

-Thực trạng vai trị của pháp luật trong quá trình hội

nhập quốc tế của nên kinh tế nước ta

Vai trị thể chế hĩa các đường lối chủ trương chính sách củaDang va Nhà nước thành pháp luật trong lĩnh vực mở cửa và

hoi mhAp Kinh té ooo

Vai trị tao lập cơ sở pháp lý, thu hút đầu tư nước ngồi .

Chuyển hĩa các quy phạm điều ước quốc tế vào pháp luậtquốc gia trong quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế

KÝ XU KH: a a

TANG CƯỜNG VAI TRO CUA PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở

Sự cần thiết đổi mới pháp luật trong quá trình cải cách

cơ chế kỉnh tế .- - 5 7< SSS +2 seeereserrrrke

Hồn thiện các cơ sở pháp luật đổi với sự phát triển

kinh tế thị trường -. -ẶcSSSsseeeeeiiere

Pháp luật nước ta phải thể chế hĩa được các vấn đề cĩ tính

quy luật của các quan hệ kinh tế thị trường Cần thiết phải pháp luật hĩa mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu

tố cơ bản của kinh tế thị trường trong điều kiện cụ thể ở

nước ta: Nhà nước - thị trường và doanh nghiệp .

Tự do kinh doanh là điều kiện đầu tiên và cơ bản quyết định

bản chất cửa thị [rưƯïi sex -s-sasskkxszazasassanre107108

148148

Trang 5

Tính đặc thù của kinh tê thị trường trong điều kiện lịch sử

cu thể ở nước ta khác với nền kinh tế thị trường đang tồntại ở nhiều nước trên thế giới là chúng ta chủ trương một

nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa .Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang trong quá trình hộinhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và kinh tế thê giới trước

xu thế toàn cầu hÓa ¿<< ++<£++<£+2.EssxeerskezseessereHoàn thiện các quy định pháp luật trong một số ngànhluật liên quan đến đời sống kinh tế - xa hội .Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực chính sách xã hội của

DANH HƯỚI, «. ~eSS LERnAcHLenB2 on HE ỊCg41520800181012053-18223G0888Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hành chính Nhà nước .Hoàn thiện pháp luật hình sự . 5-5 <<<<<<+

Tăng cường các biện pháp đưa pháp luật vào thực tiên

đời sống kinh tế - xã hội . . -c2 < 5552

Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp

luật cho các nhà doanh nghiệp và tất cả các đối tượng thamgia vào các quá trình kinh tế - - - «==<<s

Hoàn thiện các biện pháp kiểm soát, kiểm tra hoạt động

tuân theo pháp luật của các doanh nghiệp trong cơ chế kinhtế thị trường, Ở nƯỚC {a - < «5< «<< e=e sec reNâng cao vai trò, hiệu quả của các cơ quan tài phán kinh tế,đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong cáchoạt động kinh tẾ 5555 << eersreerre

176

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc cải cách kinh tế do Đảng chủ trương từ năm 1986 đã đưa đất

nước ta vào một giai đoạn phát triển mới với việc xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch

hóa tập trung - bao cấp, từng bước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa Đất nước đã và đang trải qua một thời kỳ chuyển

đổi cơ chế kinh tế với biết bao bước phát triển đầy khó khăn, phức tạp, phải đối

mặt và giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn luôn đặt ra trong quá trìnhthực hiện các biện pháp cải cách kinh tế - xã hội Mỗi một bước đi trong quá

trình cải cách là một bước đổi mới tư duy trong lĩnh vực tư duy kinh tế và trong

mọi lĩnh vực của nhận thức xã hội, trong đó có tư duy pháp lý Đã một thời do

tính chất của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung - bao cấp, các quan hệ kinh tế

bị hành chính hóa cao độ, pháp luật không xác định được vị trí và chỗ đứng của

mình trong đời sống kinh tế mà cả trong tư duy, nhận thức của các nhà quản lýkinh tế của các tầng lớp xã hội Pháp luật được nhắc tới như một phạm trù không

có nội dung kinh tế, chỉ thuần túy là những quy định của tổ chức quyền lực hay

các quy định về tội phạm và hình phạt Sự mờ nhạt vai trò của pháp luật trong

đời sống kinh tế là một tất yếu khách quan, khi mà nên kinh tế được tổ chức và

vận hành trên cơ sở các nguyên tắc và biện pháp hành chính Một thời đã qua,nhưng không phải không để lại các dấu ấn tiêu cực của mình trong quá trìnhchuyển đổi cơ chế kinh tế xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng ta Mỗi một

bước chuyển đổi cơ chế kinh tế là một bước phải giải quyết các vấn đề pháp lý

và cũng là một bước đổi mới cách nhìn, quan niệm của chúng ta về các giá trị và

vai trò to lớn của pháp luật trong đời sống kinh tế đất nước.

Như một điều hiển nhiên và cơ bản đã được khẳng định trong lý luận va

thực tiễn vận hành cơ chế kinh tế thị trường ở các nước có nền kinh tế thị trường

Trang 7

phát triển, pháp luật đã và luôn là một bộ phận hữu cơ của cơ chế kinh tế thịtrường và là một yếu tố không thể thay thế để điều chỉnh các quan hệ kinh tế thị

trường Thực tiễn cải cách kính tế ở nhiều nước cho thấy, sự thành bại của cácbiện pháp cải cách kinh tế lệ thuộc rất nhiều ở việc xác lập chế độ pháp lý và cảicách pháp luật Nhìn lại quá trình cải cách kinh tế ở nước ta, càng cho thấy rằng

không thể tách rời cải cách kinh tế với cải cách pháp luật và mỗi một thành côngcủa quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta đều gắn liền với vai trò ngàycàng gia tăng của pháp luật, với những thay đổi sâu sắc diễn ra trong hệ thống

pháp luật nói néng va đời sống pháp lý nói chung.

Tuy nhiên không phải lúc nào những cải cách pháp luật cũng theo kịp các

bước phát triển của cải cách kinh tế, tư duy pháp lý cũng theo kịp tư duy kinh tế.

Mười mấy năm qua, Nhà nước ta đã căn bản hình thành được một hệ thống pháp

luật mới, tạo lập được môi trường pháp lý khá thuận lợi cho quá trình chuyển đổi

nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa Nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, hệ thốngpháp luật này vẫn đang đặt ra khá nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được

khai nghiên cứu c ơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề pháp luật, hìnhthành vững chắc tư duy pháp lý mới, xây dựng được một hệ thống các quan

điểm lý luận pháp luật phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng,

Trang 8

góp phần tây dựng một đời sống pháp luật dân chủ, lành mạnh trong đó mỗi

người, mỗ: tổ chức, đơn vị kinh tế đều sống và hoạt động theo Hiến pháp và

pháp luật Trong hàng loạt các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý ấy, vấn đề vịtrí, vai trò, các giá trị của pháp luật trong quan hệ với đời sống kinh tế đang nổilên như mòt vấn đề mang tính lý luận cấp thiết mà còn mang tính thực tiễn đòihỏi phải được nghiên cứu cơ bản, tạo cơ sở để hình thành một tư duy pháp lýmới, góp phần xây dựng và hoàn thiện cả hệ thống pháp luật kinh tế điều chỉnhcác quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Do vậy, dé tài: "Vai trò của pháp luát trong quá trình chuyển doi nền

kinh tê kê hoạch hoa, tập trung, bao cấp sang nên kinh tế thị trường" 6 nước

ta là một vấn đề có tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, cần

được xác định nghiên cứu cơ bản trong giai đoạn hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật trong đời sống kinh tế, về mốiquan hệ giữa pháp luật và kinh tế, về thực trạng của pháp luật trong quá trìnhxây dựng và phát triển nền kinh tế ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học pháp lý

và những nhà khoa học kinh tế nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh và mức độ

khác nhau Trong những công trình nghiên cứu đã được công bố, vấn đề vị trí

vai trò của pháp luật trong đời sống kinh tế, về vai trò của pháp luật trong quá

trình chuyển đổi cơ chế kinh tế là một trong các đối tượng nghiên cứu, tuy

không trở thành nội dung nghiên cứu chính, nhưng đã được đề cập ở những mức

độ khác nhau Trong số các công trình khoa học này có thể kể đến: Dự án

VIE/94/003 "Tang cường năng lực pháp luật tại Việt Nam" với đề tài nghiên cứu"Đánh giá chung về khung pháp luật kinh tế hiện hành và xác định chiến lược

tổng thể hoàn thiện khung pháp luật đối với các hoạt động kinh tế và bảo vệ môi

trường" giữa Bộ Tư pháp - Dự án VIE/94/003 và Học viện chính trị quốc gia Hồ

Trang 9

Chí Minh; Đề tài cấp Nhà nước "Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nướcnhằm tăng cường hiệu lực quản lý các vấn đề chính sách xã hội" do PGS.TS

Trần Trọng Huu làm chủ nhiệm, đã đề cập nhiều vấn đề kinh tế xã hội.

Các công trình khoa học: "Pháp luật và thị trường" (NXB KHXH-1993),

"Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong thời kỳ đổi mới" (NXB

KHXH-1997) của PGS - TSKH Đào Trí Úc ; "Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước

và pháp luật" Tập thể tác giả Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB

Chính trị quốc gia - 1995 đã nghiên cứu một số khía cạnh về sự điều chỉnh pháp

luật đối với các quan hệ kinh tế và vai trò của pháp luật nói chung và của cácngành luật nói néng trong việc củng cố các quan hệ kinh tế mới ở nước ta.

Bài viết của GS-TS Hoàng Văn Hảo "Tìm hiểu vai trò của Nhà nước trong

nền kinh tế thị trường” và các bài viết của TS Lê Minh Thông "Vấn đề hoàn

thiện pháp luật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" ; TS Nguyễn

Như Phát "Xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở nước

ta"; TS Trần Dinh Hảo "Những vấn dé pháp lý trong việc tiếp tục đổi mới và

hoàn thiện pháp luật về tài chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay"; TS Pham

Hữu Nghị "Cơ chế kinh tế thị trường và việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện pháp

luật đất đai" ; TS Hà Thị Mai Hiên "Vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền sởhữu và quyền tự do kinh doanh của công dân trong giai đoạn hiện nay”, đăngtrong cuốn "Dai hội VII Dang Cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp báchcủa khoa học về Nhà nước và pháp luật" NXB KHXH - Hà Nội 1997 PGS-TS.Trần Ngọc Đường "Pháp luật trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước" ; PGS-TS Lê Hồng Hạnh "Kinh tế thị trường và sự cần thiết phảihoàn thiện pháp luật kinh tế”; TS Dương Đăng Huệ "Một số vấn đề cần thiết

giải quyết để dam bảo quyền tự do kinh doanh" TS Hoàng Thế Liên "Mấy vấnđề pháp lý của kinh tế thị trường ở nước ta" ; TS Nguyễn Minh Mãn "Về khung

pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta" Các công trình đã phân

Trang 10

tích nhiều khía cạnh về nhu cầu đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong nên kinh

tế thị trường Ở nước ta.

Vấn đề điều chỉnh pháp luật trong đời sống kinh tế đã được nghiên cứudưới rất nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt được các nhà nghiên cứu pháp luật

kinh tế thể hiện trong nhiều công trình, bài viết đã được công bố Tuy nhiên, cho

đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện,bao quát vai trò của pháp luật trong đời sống kinh tế nói chung và trong cơ chế

kinh tế thị trường nói riêng ở nước ta Luận án là công trình khoa học đầu tiênđặt vấn đề nghiên cứu toàn diện, khái quát các cơ sở lý luận và thực tiễn "Vai tròcủa pháp luật trong mối quan hệ với kinh tế” dưới góc độ và phương pháp

nghiên cứu của lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

Trước những yêu cầu của công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn khoa

học pháp lý, luận án hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực

tiễn của mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, chỉ rõ vị trí, vai trò quan trọng

của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế trong các điều kiện đặc thù ở nước ta,

qua đó nhằm đánh giá thực trạng pháp luật nước ta trong lĩnh vực kinh tế và kiến

nghị những phương hướng nhằm tăng cường vai trò của pháp luật trong quá trìnhxây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Để đạt được mục đích này luận án có nhiệm vụ:

- Phân tích cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật trong quá trình chuyểnđổi nên kinh tế ở nước ta, qua đó làm nổi rõ tính chất của quá trình chuyển đổi

cơ chế kinh tế và sự quy định của kinh tế đối với vai trò pháp luật.

- Lý giải các yếu tố, nguyên nhân làm hạn chê vai trò, vị trí của pháp luật

trong nén kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp ở Việt Nam trước đây.

Trang 11

~ Plan tích các đặc điểm của quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ

cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng

xã hội chủ nghĩa và qua đó làm sáng tỏ những thay đổi sâu sắc trong vị trí, vai

trò của phíp luật với tính cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ kinh tế quantrọng nhất hiệu quả nhất.

- Plân tích thực trạng pháp luật trong một số lĩnh vực cơ ban của đời sống

kinh tế ở tước ta hiện nay để thấy rõ vai trò ngày càng tăng của pháp luật và

những bất cập của sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế cần được

nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện.

- Xìy dựng những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường vai trò củapháp luật :rong đời sống kinh tế hiện nay và trong tương lai khi đất nước bước

vào thế kỷ 21.

4 Giới hạn của luận án

Đề tài luận án là vấn đề rộng lớn và phức tạp, do vậy trong khuôn khổ

chuyến ngành lý luận Nhà nước và pháp luật, luận án chi tập trung phân tích mộtsố nội dung cơ bản có tính chất khái quát lý luận về vai trò của pháp luật đối với

các quan hệ kinh tế trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta, thực trạng

vai trò của pháp luật trong quá trình cải cách kinh tế và trình bầy những định

hướng chung về hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường vai trò của nó trong quá

trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án là luận điểm lý luận trong học thuyết Lénin về mối quan hệ biện chứng giữa thượng tang kiến trúc và hạ tầng kinh tế,

Mác-đặc biệt là mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, các quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, cải cách kinh tế, đổi mới hệ thống

Trang 12

chính trị được thể hiện trong các Nghị quyết Dai hội VI, VII, VIII và các Nghị

quyết Hội nghị Trung ương, các văn bản pháp luật của Nhà nước.

Để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án, tác giả đã sửdụng nhiều phương pháp cụ thể như: Logic hình thức, phương pháp so sánh,

phương pháp hệ thống, phương pháp xã hội học và các phương pháp khác, kết

hợp lý luận với thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong luận án.

6 Cái mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình chuyên khảo khoa học đầu tiên nghiên cứu một

cách hệ thống và tổng quát vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi cơ

chế kính tế ở nước ta, dưới góc độ lý luận về Nhà nước và pháp luật Luận án có

những điểm mới sau:

- Luận án thông qua việc phân tích sự thay đổi đời sống kinh tế để khẳngđịnh vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện dưới ba khảnăng: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế và khả nănglàm chệch hướng sự phát triển kinh tế.

- Luận án đã làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng pháp luật

mất vai trò hoặc trở nên hình thức trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

- bao cấp trước đây ở nước ta.

- Luận án đã chứng minh trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế,

những thay đổi trong nền kinh tế chuyển đổi đã dẫn đến những thay đổi trong vị

trí, vai trò của pháp luật, biến pháp luật từ vai trò "mờ nhạt”, "thứ yếu” và "hìnhthức” trong nền kinh tế ké hoạch hóa tập trung - bao cấp sang vai trò tích cực vớitính cách là công cụ điều chỉnh quan hệ kinh tế cơ bản nhất, hiệu quả nhất, một

yếu tô không thể thay thế, tham gia vào việc giải quyết sự "thành, bại” của các

biện pháp cải cách kinh tế ở nước ta.

Trang 13

- Luận án đã khái quát về mặt lý luận và thực tiễn vai trò cụ thể của pháp

luật trong việc cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh, xác lập chế độ nhiều hình

thức sở hữu, xây dựng các loại hình thị trường, định ra quy tắc kinh doanh, thủ

tục xử lý xung đột kinh tế đảm bảo vai trò quản lý, kiểm soát củng cố và bảo vệ

của Nhà nước với kinh tế, đảm bảo quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Namvới các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Luận án đã khái quát thực trạng điều chỉnh pháp luật trong một số lĩnh

vực cơ bản của đời sống kinh tế đất nước Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị

về các phương hướng hoàn thiện pháp luật, tăng cường vị trí, vai trò của phápluật trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta hiện nay và trong tương lai.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Những kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung quan trọng vào

lý luận pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về các giá tri, vai trò vàtầm quan trọng của pháp luật trong đời sống kinh tế, đồng thời đóng góp vàoviệc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc xây dựng chiếnlược pháp luật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những kết luận, đề xuất, kiến nghị trong luận án có thể góp phần tích cựcvào việc xây dựng khung pháp luật kinh tế, hoàn thiện và đổi mới các văn bản

pháp luật trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trong tổng thể chiến lược phát

triển đất nước từ nay đến năm 2010.

Luận án là một công trình tham khảo có ý nghĩa đối với các chuyên giapháp luật, các nhà nghiên cứu và giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, họcviên cao học luật và sinh viên các trường Luật.

Trang 14

§ Kết cấu của luận án

Luận án gồm có:Lời noi dau.

Chương |: Những vấn dé lý luận về vai trò của pháp luật trong quá trình

chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta.

Chương 2: Thực trạng về vai trò của pháp luật trong quá trình cải cáchkinh tế ở nước ta.

Chương 3: Tang cường vai trò của pháp luật trong quá trình xây dựng và

phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Kết luận.

Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 15

CHUONG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VE VAI TRO CUA PHÁP LUẬTTRONG QUÁ TRÌNH CHUYEN ĐỔI NỀN KINH TẾ

Ở NƯỚC TA

1.1 CƠ SỎ LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIEN KINH TẾ

1.1.1 Một số đặc điểm khái quát của pháp luật

áp luật trong mọi thời đại về ban chất luôn là một hiện tượng mangtính giai cap và tính xã hội sâu sac Vì lẽ đó, pháp luật là hình thức pháp lý của

chuyên chính giai cấp, là công cụ để duy trì xã hội trong sự phù hợp với ý chí và

lợi ích cta giai cấp thống trị, pháp luật còn là hình thức pháp lý của quan hệ

kinh tế và là công cụ để tổ chức đời sống kinh tế xã hội trong từng điều kiện lịchsử cụ thể "Đặc điểm cơ bản của pháp luật là mô hình hóa các quan hệ xã hội,

trước hết và quan trọng hàng đầu là các quan hệ kinh tế, phản ánh các quan hệ

đặc trưng, phổ biến và ổn định nhất Do vậy, pháp luật là hình thức quan trọngcho sự phat triển kinh tế Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, pháp luật hơnbao giờ lết, có sức mạnh rất to lớn trong quá trình tổ chức và quản lý xã hội, tổchức và quản lý kinh tế Mọi sự chậm trễ, sai lầm hoặc duy ý chí trong điều

chỉnh pháp luật đều dẫn tới ảnh hưởng không lành mạnh đối với các quá trình

kinh tế" 112,331]

Quan niệm về pháp luật như là một trong những công cụ quan trọng

nhất, hiệ quả nhất để tổ chức và quản lý các quá trình kinh tế - xã hội, đã vượt

lên trên :ác hình thức điều chỉnh khác, xuất phát từ bản thân các giá trị, thuộc

tính của pháp luật, thông qua đó tạo nên sức mạnh điều chỉnh của nó được biểu

hiện trêr các phương diện sau:

I0

Trang 16

1.1.1.1 Pháp luật là tống hợp các quy phạm phổ biến có tính bat buộc chung

doi hỏi mọi Hgười phải tuân thủ

Quy phạm pháp luật là đại lượng nhỏ nhất của pháp luật, chứa đựng các

khuôn mẫu, quy tắc và mô hình xử sự chung của chủ thể pháp luật Các quy tắcứng xử, các mô hình hành vi được xác định như là những quy tắc chung nhất,

phổ biến nhất để làm căn cứ hành xử của con người trong từng môi trường xã

hội cụ thể Điều này xuất phát từ thực tiễn đời sống là trong một hoàn cảnh cụthé do chịu sự chi phối của những điều kiện khách quan va chủ quan khác nhau

sẽ nảy sinh những khả năng xử sự khác nhau về hành vi của những chủ thể khác

nhau Trong khi đó Nhà nước thông qua nhà làm luật chỉ lựa chọn một khả năngcó lợi cho Nhà nước và cho xã hội phù hợp với xu hướng và lợi ích chung củaNhà nước và xã hội Bằng việc quy phạm hóa các cách thức ứng xử trong các

tình huống được dự liệu thông qua các loại quy phạm pháp luật khác nhau như

quy phạm cấm đoán, quy phạm bắt buộc, quy phạm cho phép, pháp luật quy

định cho phép, ngăn cấm hay khuyến khích các quan hệ xã hội, đặc biệt các

quan hệ kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi Nhànước trong từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.

Tính chất bắt buộc chung, phổ biến và điển hình của các quy phạm pháp

luật đã làm cho pháp luật trong mối quan hệ với các chủ thể các quan hệ xã hội

trở nên các quy tac khách quan, độc lập với ý chí và lợi ích chủ quan của từngchủ thể khi tham gia các quan hệ ấy.

Cố nhiên trong đời sống xã hội không phải chỉ các quy phạm pháp luậtmới có tính quy phạm và không phải chỉ những hành vi pháp lý mới là những

hành vi được dự liệu Các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy phạm

xã hội khác như đạo đức, tập quán, tôn giáo Tuy nhiên các quy phạm xã hội này

trong một chừng mực xác định không mang tính phổ biến và điển hình mà mangnặng tính chủ quan Hơn nữa tính phổ biến của pháp luật được hình thành dựa

Trang 17

trên cơ sở của nhu cầu và khả năng điều chỉnh hành vi xã hội của quyền luc Nha

nước, thể hiện ý chí Nhà nước - một hiện tượng mang tính phổ biến Pháp luật,

do có tính phổ biến và bắt buộc đã làm cho ý chí Nhà nước mang tính chủ quyền

duy nhất và thống nhất trong từng quốc gia.

Xét về mặt bản chất, pháp luật là những chuẩn mực chung bắt buộc vànhờ đó mọi người có được những điều kiện pháp lý bình đẳng khi tham gia vào

các quan hệ, pháp luật là một đại lượng bình đẳng của những chủ thể khôngbình đẳng Những người tham gia vào quan hệ kinh tế có thể rất khác nhau về

địa vị xã hội, về khả năng vốn, khác nhau về điều kiện xã hội, nhưng dù họ khác

nhau như thế nào khi tham gia vào các quan hệ kinh tế trong một lĩnh vực nhất

định, được pháp luật quy định thì họ đều là các chủ thể bình đẳng Họ đều được

tồn tại, lién kết tập hợp, thu hút những chủ thể khác trong những phương diện

khi tham gia vào các quan hệ kinh tế được xác lập.

1.1.1.2 Pháp luật được bảo đảm bằng Nhà nước

Trong một nền kinh tế vai trò của Nhà nước rất lớn, bởi ngày nay nói đến

nền kinh tế dù là kinh tế thị trường cũng không thể nói tới bàn tay vô hình của

thị trường thuần tuý như kiểu Adam Smít Trước đây trong thời kỳ chủ nghĩa tư

ban bat đầu hình thành, Adam Smit cho rằng: Nhà nước không có vai trò đốt vớikinh tế, kinh tế bi chi phối boi thị trường thông qua quy luật giá trị và quy luật

cung cầu mà Adam Smít gọi là bàn tay vô hình điều khiển nền kinh tế, còn Nhà

nước không can thiệp vào kinh tế Chính vì thế, họ cho rằng quyền lực Nhà nước

chỉ đến các chân hàng rào của doanh nghiệp, còn bên trong doanh nghiệp là

quyền lực của thị trường, quyền lực của nhà kinh tế.

Học thuyết của Adam Smít ngày nay không còn phù hợp, bởi nền kinh tếhiện đại không thể phát triển được nếu thiếu bàn tay của Nhà nước Nền kinh tế

thị trường hiện đại ở nhiều nước là sự kết hợp rất hài hòa giữa bàn tay vô hình và

12

Trang 18

bàn tay hữu hình, tức là có sự kết hợp giữa vai trò của thị trường với tính cách làbàn tay vô hình thông qua quy luật giá trị và quan hệ cung cầu với bàn tay hữuhình của Nhà nước tác động vào nền kinh tế.

Rõ ràng Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh

tế Nhà nước lại là người ban hành pháp luật, cho nên vai trò của pháp luật đượcnhân lên rất lớn, bởi vì pháp luật là hiện thân của sự tác động của Nhà nước đối

với kinh tế Nhà nước quản lý điều chỉnh kinh tế thông qua hệ thống pháp luật

của mình Pháp luật không phải là cái gì khác mà chính là hình thức pháp lý củahoạt động quản lý Nhà nước đối với đời sống kinh tế, nó xác lập ý chí của Nhànước trong mối quan hệ tương tác đối với các quy luật chi phối thị trường Phápluật với tính cách là hình thức pháp lý của sự can thiệp cua Nhà nước đốt với

kinh tế, điều chỉnh nền kinh tế nhân danh Nhà nước và được thể hiện trên nhiều

phương diện.

Trước hết, sức mạnh điều chỉnh kinh tế của pháp luật được đảm bảo bởisức mạnh về kinh tế mà bản thân Nhà nước với tính cách chủ thể kinh tế Nhànước nam trong tay một tiềm năng kinh tế to lớn và vì vậy pháp luật của Nhà

nước khi ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế luôn được đảm bảo bởi

toàn bộ sức mạnh kinh tế của Nhà nước Nhờ sức mạnh kinh tế của Nhà nước

thông qua pháp luật, nền kinh tế có sự trợ giúp từ phía Nhà nước, dam bao cho

các quy tắc của Nhà nước được thực hiện trên thực tế chứ không phải là nhữngquy tắc suông, trống rỗng chỉ có tác dụng làm rung động không khí, sức mạnh

kinh tế của Nhà nước làm cho sức mạnh của pháp luật có được nội dung thực tế,

khi Nhà nước ban hành một đạo luật kinh tế thì thực ra Nhà nước đã có một tiềm

năng đảm bảo cho đạo luật đó thực thi Thông qua các hình thức, các điều kiệnkinh tế khác nhau mà pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống, điều chỉnh các

quan hệ kinh tế, pháp luật không phải là một quy tắc chung mà kèm theo nó

được đảm bao bang điều kiện vật chất của cả Nhà nước.

Trang 19

Việc Nhà nước ban hành Luật dầu tư nước ngoài không phải chỉ là sự kêugọi dau tư mà đã dự trù cả sức mạnh kinh tế cua Nhà nước ta trong vấn đề tài

sản, vấn đề khả năng tiếp ứng với nguồn vốn nước ngoài.

Hơn nữa pháp luật tác động mạnh mé tới kinh tế, bởi pháp luật được bao

đảm bởi cả bộ máy hành pháp của Nhà nước Nhà nước có cả một bộ máychuyên thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống bằng chính sức mạnh

cưỡng chế của bộ máy hành pháp, sự dam bảo về mat tổ chức được triển khai từ

Chính phủ, các Bộ ngành, cho đến tất cả các cơ quan Nhà nước khác nhau.

Hoạt động của bộ máy Nhà nước cụ thể hóa pháp luật vào từng vụ việc cụ

thể, đến từng môi trường kinh tế cụ thể, nhờ đó thúc đẩy quá trình nhanh chóng

đi vào đời sống kinh tế của pháp luật Pháp luật được tổ chức thực hiện bằng cảmột bộ máy Nhà nước, được tổ chức chặt chẽ, có năng lực, có phương tiện kỹthuật với một đội ngũ cán bộ được đào tạo thành thạo để đưa pháp luật vào đời

Trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày các cơ quan hành pháp giải thích

pháp luật, áp dụng pháp luật phù hợp với từng đặc điểm của từng quan hệ kinh

tế Nhờ sức mạnh tổ chức của bộ máy Nhà nước đó mà pháp luật được tổ chứcmột cách hoàn hảo, kể cả những lúc xảy ra xung đội trong quan hệ kinh tế thi có

cả một bộ máy để giải quyết các xung đột kinh tế.

Mặt khác pháp luật được đảm bảo bởi sức mạnh tư tướng Pháp luật khác

với các quy phạm xã hội khác còn bởi nó được tuyên truyền phổ biến rộng rãi,

đưa đến từng chủ thể tham gia kinh doanh, bởi hoạt động của một bộ máy tuyên

truyền giáo dục pháp luật và bản thân pháp luật có sức mạnh tư tưởng rất lớn.

Pháp luật tác động vào tâm lý con người, thuyết phục con người về lợi ích, về sự

hợp lý, về sự an toàn, về ý chí của họ được thừa nhận, bảo vệ như thế nào ? Pháp

luật sinh ra để bảo vệ lợi ích của họ, để hướng dẫn họ, để tạo cho họ môi trường

14

Trang 20

pháp lý an toàn chứ không chỉ cung cấp cho họ một niềm tin mà còn cả một hệ

thống hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, pháp luật áp đặt vào

các chủ thể kinh tế, giáo dục, vận động hướng dẫn hàng ngày, nhờ đó pháp luật

luôn luôn hiện hữu trong suy nghĩ, trong việc làm, trong hướng dẫn hành vi của

mọi người trong xã hội nói chung và của các chủ thể kinh tế nói riêng.

Điều đặc biệt có ý nghĩa đối với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong

đời sống kinh tế là khả năng cưỡng chế của bản thân pháp luật.

Pháp luật buộc người ta phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc xử sự,

trong trường hợp có vi phạm các quy định của pháp luật thì phải gánh chịu các

hậu quả bất lợi về mặt pháp lý Pháp luật dự liệu nhiều biện pháp để xử lý các

hành vi vi phạm mà người ta gọi là trách nhiệm pháp lý Pháp luật dự liệu trách

nhiệm ky luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách

nhiệm hình sự.

Việc quy định trách nhiệm pháp lý ấy thông qua các chế tài pháp luật

đảm bảo cho việc xử lý các quan hệ kinh tế, các quá trình kinh tế, các xung đột

kinh tế Đương nhiên khả năng cưỡng chế của pháp luật xuất phát không phải

chỉ là sự phản ứng thuần túy của Nhà nước đối với hành vi vi phạm kinh tế, mà

còn xuất phát từ sự cần thiết khôi phục lại lẽ công bằng trong các hoạt động sảnxuất kinh doanh theo nguyên tắc có lỗi thì phải chịu phạt, làm thiệt hại thì phải

bồi thường Việc quy định ấy không phải lời kêu gọi, mà còn có cả một cơ chế

áp dụng các biện pháp chế tài làm cho các chủ thể kinh tế phải chấp hành

nghiêm chỉnh pháp luật trong trường hợp vi phạm pháp luật thì đều phải gánh

chịu những hậu quả pháp lý bởi những thủ tục pháp lý đặc thù.

Trang 21

1.1.1.3 Vượt lên các quy phạm xã hội khác, pháp luật còn được khẳng định bởi

not uu thé khác, đó là tính logic hình thức chặt chế

Pláp luật là một hệ thống quy phạm pháp luật có hình thức logic chat

chẽ nhất, chác với các quy phạm xã hội khác ở chỗ là các quy tác đều được hình

thức hóa At chặt chẽ theo một logic nhất định từ ngôn ngữ lập luận, các quy tac

sắp xếp đu theo chuẩn mực nhất định, nhờ vậy, pháp luật trở nên rõ ràng, chính

xác, mạc! lac.

Tnh xác định, hình thức chặt chẽ của pháp luật tạo ra một hệ thống cácquy định vita thống nhất vừa đồng bộ, loại bỏ các mâu thuẫn, xung đột trong quátrình điều chỉnh các quan hệ xã hội Nhờ vậy pháp luật tồn tại với tính cách là

một hệ thống thể hiện lôgíc các mối quan hệ bên trong (các quan hệ giữa các

quy pham pháp luật, các chế định pháp luật, các ngành luật) và các mối quan hệbên ngoai (các quan hệ giữa luật cơ bản (Hiến pháp), các bộ luật, đạo luật, pháplệnh và cic văn ban dưới luật).

Chính các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài trong hệ thống phápluật đã t ra những kha năng va mức độ điều chỉnh khác nhau của các quy

phạm pháp luật đối với từng loại quan hệ xã hội cụ thể Qua đó các quan hệ xãhội trong từng lĩnh vực cụ thể, từng tình huống cụ thể của đời sống kinh tế - xã

hội luôn :ó được hình thức, mức độ và phạm vi điều chỉnh thích hợp, đưa lại

hiệu quả nong muốn.

Với ba đặc điểm quan trọng ấy, pháp luật được nhìn nhận như một hiệntượng đặc thù trong thượng tầng kiến trúc chính trị, có tác động to lớn đến các

quan hệ của hạ tầng cơ sở mà biểu hiện tập trung của nó là các quan hệ kinh tế.

Vai trò của pháp luật trong tư cách công cụ tổ chức và điều chỉnh các

quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ kinh tế nói riêng còn được xác định bởi

các chức 1ăng cơ bản của pháp luật.

l6

Trang 22

Thông qua chức năng điều chỉnh, pháp luật xác lập các hành lang pháp

lý cần thiết cho sự xuất hiện, vận động, biến đổi các quan hệ kinh tế, qua đó ổn

định hóa, chính xác hóa, trật tự hóa các quan hệ kinh tế theo các mục tiêu kinhtế - xã hội được xác định Song song với việc thực hiện chức năng điều chỉnh các

quan hệ xã hội, các quan hệ kinh tế, pháp luật thể hiện khả năng bảo vệ của

mình đối với trật tự xã hội, trật tự kinh tế Thông qua việc dự liệu các chế tàipháp lý và khả năng xác định các trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp cácquan hệ xã hội, quan hệ kinh tế được pháp luật điều chính bị vi phạm, pháp luậtloại bỏ các quan hệ kinh tế lỗi thời, bảo vệ các quan hệ kinh tế lành mạnh, đấutranh ngăn ngừa các hành vi xâm hại đến chế độ chính trị, kinh tế xã hội của đấtnước.

Trong quá trình thực hiện các chức năng điều chỉnh và bảo vệ các quan

hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ kinh tế, pháp luật tác động mạnh mẽ lên ý thức

của các chủ thể quan hệ pháp luật, hình thành một ý thức pháp luật tương ứng và

một lối sống theo pháp luật Nhờ đó các chủ thể chủ động lựa chọn cách thứcứng xử trong thực tiễn đời sống phù hợp với các chuẩn mực được luật định.Trong mối quan hệ tâm lý và ý thức của các chủ thể pháp luật, chức năng giáo

dục của pháp luật được thể hiện, nhờ vậy hình thành mối quan hệ phụ thuộc giữa

quy phạm pháp luật - thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật và ý thức, lối sống

theo pháp luật.

Nội dung và quá trình thực hiện các chức năng cơ bản của pháp luật đã

khẳng định vị trí vai trò và các giá trị của pháp luật mà còn chỉ ra rằng bản thân

pháp luật là một khái niệm rộng lớn gồm ba phương diện cơ bản: quy phạm

pháp luật; thực hiện pháp luật và ý thức pháp luật Do vậy tăng cường vai trò củapháp luật trong đời sống xã hội nói chung và đời sống kinh tế nói riêng phải

được xác định và thực hiện đồng bộ trén cả ba phương diện của phạm trù phápluật.

Í =e 4 +g F¿ ì a ee | 4

| * #Y VÀ {W & toa 1 v

Trang 23

1.1.2 Vai trò của pháp luật đối với sự phát triên kinh tế

1.1.2.1 Sự tác động của pháp luật đôi với sự phái triển kinh tế

Kinh tế quyết định pháp luật cũng có nghĩa nền kinh tế nào có hệ thốngpháp luật đó, điều đó không có nghĩa là, trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luậtluôn ở vị trí bị quy định, lệ thuộc và thụ động Nếu sự thừa nhận kinh tế quyết

định pháp luật mà biến pháp luật thành yếu tố thụ động thì trên thực tế là làm

mất đi giá trị của pháp luật Lịch sử phát triển của pháp luật cho thấy, dù pháp

luật bị quy định bởi kinh tế, nhưng tuyệt nhiên đó không phải là sự quy định thụđộng, nó luôn là yếu tố tác động tích cực, mạnh mẽ chi phối các quá trình kinh

tế Vì lẽ đó quan hệ kinh tế - pháp luật không phải là quan hệ một chiều Pháp

luật không thuần túy bị lệ thuộc vào tính chất, trình độ, phương thức của một

nền kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trở lại kinh tế, chi phối quan hệ kinh tế.

Nghiên cứu quá trình vận động của các mô hình kinh tế trong sự chi phối

của pháp luật đã cho chúng ta thấy rằng "Pháp luật trong mối quan hệ với kinh

tế luôn giữ một vai trò quan trọng: Hoặc là thúc đẩy sự phát triển kinh tế hoặc làkìm hãm, làm chệch hướng phát triển của kinh tế”.

Khi pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật kinh tế khách quan và thực

sự là hình thức pháp lý của các quan hệ kinh tế, hay nói cách khác khi pháp luậtphù hợp với tính chất, trình độ đời sống kinh tế thì nó trở nên một yếu tố thúc

day sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong lịch sử, pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô đã thúc đẩy

phát triển kinh tế phong kiến, làm cho nền kinh tế cá thể phát triển, khi tính chất

bóc lột kinh tế trực tiếp thay thế bằng tính chất bóc lột kinh tế gián tiếp đã làm

cho lực lượng sản xuất phát triển và người nông dân tự do hơn so với nô lệ, do

đó làm ra nhiều của cải cho xã hội hơn Khi pháp luật tư sản phản ánh được các

quy luật kinh tế tư bản thì nó trở nên một động lực phát triển to lớn, góp phần

18

Trang 24

giải phóng các tiềm năng phát triển của kinh tế Sở di như vậy vì thời kỳ đầu,pháp luật tư sản đã thể hiện được các giá trị tự do (dù đó là tự do hình thức).

Pháp luật tư sản giải phóng con người trên hai bình diện thân thể và pháp lý, làmcho con người không bị ràng buộc bởi các quan hệ kinh tế xưa nay vốn bó buộc

người lao động vào các quan hệ ruộng đất Chẳng hạn, pháp luật xác định cácquyền tự do cá nhân, nhờ vậy người lao động được quyền tự do dịch chuyển tớinhững khu công nghiệp mới để bán sức lao động, thúc đẩy quá trình phát triểncủa nền công nghiệp tư bản, tạo khả năng bóc lột giá trị thặng dư và tích tụ tư

Các cuộc cải cách kinh tế chỉ có thể mang lại kết quả khi các chủ trương,

biện pháp cải cách được thể chế hóa thành pháp luật Ở đây, pháp luật đóng vai

trò của yếu tố đảm bảo quá trình cải cách kinh tế không thể đảo ngược Bởi vì

khi pháp luật phản ánh đúng các đòi hỏi của cải cách sẽ làm cho các quan hệ

kinh tế mới xuất hiện va được củng cố một cách vững chắc Pháp luật mới phá

vỡ cơ chế kinh tế cũ và khẳng định quan hệ kinh tế mới thông qua những quy tắc

pháp luật chặt chẽ Vai trò của pháp luật có ý nghĩa rất lớn với thắng lợi của cải

cách kinh tế, sự thành công của các nền kinh tế các nước công nghiệp mới gắn

liền với các cải cách hệ thống pháp luật của họ Chính sự thành công trong việc

cải cách hệ thống pháp luật ấy mà thúc đẩy, cởi trói cho các quá trình kinh tế,

tạo ra các hành lang an toàn cho các quan hệ kinh tế phát triển.

Nhu vậy, mỗi một hệ thống pháp luật đều có vai trò nhất định đối với đời

sống kinh tế Vai trò đó tựu trung lại được thể hiện:

a Pháp luật xác lập các cơ sở an toàn cho sự xuất hiện các quan hệ kinhtế, dam bdo cho các quan hệ kinh tế luôn được điều chỉnh trong mot trật tự

Pháp luật xác lập tự do và an toàn cho các quan hệ kinh tế mới xuất hiệnhoặc củng cố ngay các quan hệ kinh tế xuất hiện trước sự tấn công của các quan

hệ kinh tế cũ, làm cho các quan hệ này không ngừng lớn mạnh và phát triển.

Trang 25

b Pháp luật phản ánh các quan hệ kinh tế mới thông qua việc công phá

cơ Chế kinh tế cũ, loại bo những can trở của nền kinh té cũ

Đồng thời pháp luật cũng phá bỏ các quy tắc pháp luật cũ, vốn là sảnphẩm của cơ chế kinh tế cũ, mở ra một môi trường pháp lý rộng lớn cho kinh tế.

Nếu không, kinh tế sẽ gặp những ngồn ngang đổ vỡ va chấc chắn những ng6énngang đổ vỡ đó không được pháp luật dọn đi, loại bỏ đi thì kinh tế không thể

phát triển được.

c Sự tác động của pháp luật đến kinh tế tạo ra các hành lang an toàn cho

kinh tế, dan dắt các quá trình kinh tế phat triển, tức là nó có vai trò mở đường

cho kinh tế

Trong một số trường hợp nhất định pháp luật thậm chí vượt lên trước các

quan hệ kinh tế và giữ vai trò mở đường cho kinh tế phát triển Nếu không có

pháp luật đi trước mở đường trong một số lĩnh vực thì một số quan hệ kinh tế

khó có thể hình thành được Ở đây, về mặt lý luận pháp luật phản ánh quan hệ

kinh tế đương đại mà pháp luật còn phản ánh những quan hệ kinh tế trong tươnglai, do đó ở chừng mực nào đó trong những lĩnh vực và hoàn cảnh nhất định,pháp luật còn đi trước kinh tế trên cơ sở các khoa học dự báo Bởi vì, pháp luật

có đặc điểm phản ánh cái thực tại, pháp luật sẽ chóng lạc hậu vì nền kinh tế luônvận động, luôn luôn phát triển Cái hôm nay không phải là cái của ngày hômqua nữa, cái của ngày mai chắc chắn không phải là cái của ngày hôm nay nữa.

Tức là sự năng động của kinh tế, sự phát triển của kinh tế đòi hỏi pháp luật phải

năng động Mặc khác, sở dĩ kinh tế có được cái năng động của ngày mai là vì

pháp luật đã dự liệu cho ngày mai Chính tính ổn định lâu dài của pháp luật đã

nội hàm một khả năng dự báo, nội hàm một khả năng bao quát trong mình

những tiém năng của tương lai cho sự phát triển Chỉ có thể trên cơ sở những

tiềm năng của tương lai ấy mà kinh tế phát triển theo Cho nên ở đây ta gọi là

20

Trang 26

pháp luật mở lối cho kinh tế phát triển và trong một số trường hợp nó là tiêu chídân đường cho kinh tế phát triển.

Tính chất, trình độ của hệ thống pháp luật là tiền đề, là điều kiện quan

trọng cho sự phát triển của một mô hình kinh tế Sự phù hợp giữa kinh tế và pháp

luật tạo cho pháp luật khả năng dẫn đường cho kinh tế phát triển Điều này thể

hiện rõ trong các cuộc cải cách kinh tế.

Trên thế giới diễn ra nhiều cuộc cải cách kinh tế trong lịch sử nhưngkhông phải cuộc cải cách kinh tê nào cũng thành công Sự không thành công củacác cuộc cải cách kinh tế được giải thích bởi rất nhiều lý do, điều kiện lịch sử cụ

thể Nhung mot trong các lý do căn ban là nó không kèm theo việc cải cách

pháp luật "Liên Xô cũ” đã tiến hành cuộc đại cai cách kinh tế năm 1965, nhucầu cải cách rất lớn, lần đầu tiên nền kinh tế Liên Xô đặt vấn đề hạch toán.Nhưng rõ ràng trong quá trình thực hiện cuộc cải cách kinh tế năm 1965 Liên

Xô đã thất bại Vì sao ? Bởi vì, cải cách kinh tế không gắn liền với cuộc cải cách

pháp luật Người ta mong muốn nền kinh tế hướng tới các quan hệ hạch toán,

nhưng pháp luật vẫn xác lập nguyên tắc bình quân chủ nghĩa, pháp luật Xô Viết

vẫn xác lập chế độ bao cấp trong xã hội và kinh tế, như vậy làm sao thúc đẩy

được quá trình hạch toán kinh doanh Pháp luật xác lập các nguyên tắc của chế

độ quản lý kinh tế kế hoạch hóa hành chính, mà đã kế hoạch hóa hành chính thì

không thể đặt các chủ thể kinh tế hạch toán kinh doanh được Hơn nữa, pháp

luật không xác định địa vị pháp lý của các chủ thể kinh tế với tính cách là chủ

thể độc lập trong nền kinh tế thì không thể có được các chủ thể thật sự có khả

năng hạch toán trong sản xuất, kinh doanh.

Ở nước ta cũng vậy, trong nền kinh tế bao cấp, Đảng, Nhà nước cũng đã

nhiều lần đặt vấn đề tìm kiếm mô hình đối với nền kinh tế Nhưng chỉ đến khi

trong nông nghiệp có đột phá về chính sách khoán 10 TW Chính phủ ban hành

Trang 27

tiếp Nghị định số 169-HĐBT, số 170-HDBT, số 171-HDBT ngày 14/11/1988 đểtriển khai thực hiện Nghị quyết 10, thông qua Quy chế khoán đã được pháp luậtquy định, nó mở đường cho nông nghiệp phát triển.

Một trong những lý do đảm bảo cho cuộc cải cách kinh tế của chúng ta

thành công là nhờ kịp thời nhanh chóng sửa đổi pháp luat, những quan hệ kinh

tế mới được hình thành 1986 đã được khẳng định ngay trong quy định pháp luật.

Mặc dù, Hiến pháp chưa thay đổi, nhưng bản thân các quy định pháp luật đã tạotiền đề và mở lối cho kinh tế phát triển Nếu không có các quy định pháp luật về

công ty, doanh nghiệp thì chúng ta không thể nào xây dựng được mô hình kinh

tế như hiện nay, đó là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó

một trong các điều kiện tiên quyết để đổi mới kinh tế thành công là phải đổi mới

pháp luật.

Vì vậy, những tiến bộ về mặt kinh tế bao giờ cũng gắn liền với sự tiến bộvề pháp luật, một đạo luật được đánh giá là tốt khi nó kích thích kinh tế phát

d Pháp luật có vai trò là dam bảo cho sự mở cửa của các nên kinh tế

Khi pháp luật phù hợp với quy tắc thông lệ quốc tế, hội nhập được với

pháp luật khu vực, tạo những điều kiện pháp lý rất lớn cho các nhà sản xuất kinh

doanh, quan hệ hợp tác kinh tế Sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế quốc gia

đều phải dựa vào sự hội nhập quốc tế của hệ thống pháp luật quốc gia đó, làmcho sự hội nhập quốc tế về kinh tế của quốc gia đó diễn ra một cách có nguyên

tắc và được bảo đảm an toàn.

Hiện nay, Việt Nam đang phát triển một nền kinh tế mở cửa, nhưng đó là

một nền kinh tế mở cửa có tính nguyên tắc: Tức là sự mở cửa đó đã được luật

hóa, trên cơ sở đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Tính chặt

chẽ của pháp luật bảo đảm cho tính nhất quán của kinh tế, tính ổn định của pháp

22

Trang 28

luật đảo bảm cho tính ổn định của kinh tế Đó là điều giải thích vì sao các nhà

đầu tư nước ngoài đều muốn chúng ta ổn định pháp luật và có nhiều đạo luật.

Nhà đầu tư chỉ có thể tin, yên tâm, có thể đầu tư vốn vào một quốc gia khi họbiết rằng chính sách đầu tư đó đã được xác lập về mặt pháp luật.

Pháp luật khi đã được ban hành là khách quan cho nên chỉ có thể khẳng

định được chính sách kinh tế khi các chính sách đó đã được ban hành thành

pháp luật và lúc đó mới có thể tạo ra niềm tin cho các nhà sản xuất được Vì vậy,

không phải ngẫu nhiên khi các nhà đầu tư có ý định tiến hành đầu tư kinh tế vàomột quốc gia nào đó thì những người đầu tiên vào nghiên cứu các khả năng vàcơ hội đầu tư không phải là các nhà kinh doanh mà là các luật gia, các cố vấn

pháp lý Những chuyên gia pháp lý này có nhiệm vụ đến trước nghiên cứu hệ

thống pháp luật của quốc gia định đầu tu để từ đó dé xuất với nhà đầu tư quyếtđịnh có đầu tư hay không Điều đó lý giải vì sao để có một nền kinh tế phát triển

thì phải có được một hệ thống pháp luật phát triển.

Một nên kinh tế chỉ có thể vững vàng khi nó được khẳng định bởi một hệthống pháp luật vững vàng, một nền kinh tế phát triển đúng hướng khi có được

một hệ thống pháp luật phản ánh đây đủ, chính xác nhu cầu khách quan của nền

kinh tế Pháp luật mở lối cho kinh tế, dẫn dắt nền kinh tế, đồng thời là lá chắn

bảo vệ quan hệ kinh tế.

1.1.2.2 Khả năng tác động tiêu cực của pháp luật đốt với kinh tế

Pháp luật về bản chất là một phạm trù khách quan, bị quy định bởi kinh tếvà phù hợp với kinh tế Vì vậy, sự phù hợp giữa pháp luật và kinh tế đảm bảo

cho pháp luật có vai trò tích cực thúc đẩy các quá trình kinh tế Tuy nhiên pháp

luật trong một ý nghĩa nào đó còn là một phạm trù chủ quan khi pháp luật phản

ánh ý chí, lợi ích của nhà làm luật Chính trên phương diện này dễ tiểm ẩn một

nguy cơ, pháp luật trở nên chủ quan, duy ý chí, xa rời thực tiễn Nguy cơ này khi

Trang 29

trở thành hiện thực sẽ thủ tiêu vai trò tích cực của pháp luật và biến pháp luật từ

một động lực đảm bảo và thúc day sự phát triển kinh tế trở thành mot yếu tố cảntrở sự phát triển của kinh tê - xã hội.

Sự nhận thức về khả năng tác động tiêu cực của pháp luật đối với sự phát

triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng trên phương diện lý luận và trên phương diện

thực tiễn Nguy cơ về sự tác động tiêu cực của pháp luật đối với kinh tế có thể

được biểu hiện trong một số trường hợp xác định sau:

a Sự lạc hậu của pháp luật so với nhu câu phái triển kinh tế

Trong trường hợp này xuất hiện mâu thuẫn giữa pháp luật và kinh tế.Pháp luật với tính cách là hình thức pháp lý của các quan hệ kinh tế, luôn là một

yếu tố có tính ổn định và dễ dàng lạc hậu so với yếu tố năng động của sự pháttriển kinh tế Các quan hệ kinh tế chỉ có thể đễ dàng phát triển khi có được các

hình thức pháp lý thích hợp Do vậy, vấn đề có tính nguyên tắc đặt ra là mỗi

bước phát triển kinh tế đều đòi hỏi một bước đổi mới của pháp luật, làm cho

quan hệ giữa kinh tế và pháp luật luôn tuân theo logich của mối quan hệ biện

chứng giữa nội dung và hình thức Nhưng trong thực tiến không phải lúc nào sự

thay đổi của kinh tế cũng kèm theo sự thay đổi của pháp luật Pháp luật chậm

thay đổi, các quy định pháp luật vẫn duy trì, bảo vệ, củng cố các quan hệ kinh

tế, các cơ chế kinh tế cũ, trong lúc kinh tế cần có các hình thức mới, các quan hệ

mới để phát triển Sự trì trệ của pháp luật sẽ thủ tiêu các khả năng phát triển của

kinh tế, làm cho các quan hệ kinh tế mới không được củng cố và tất nhiên quátrình ra đời của một cơ chế kinh tế mới sẽ hết sức khó khăn Trong lịch sử phát

triển của kinh tế, mâu thuẫn giữa cơ chế kinh tế mới và cơ chế pháp luật cũthường xuất hiện rõ nét nhất trong các thời điểm cải cách kinh tế Khi một quốc

gia đưa ra chủ trương cải cách kinh tế mà không kèm theo đó là chủ trương cảicách pháp luật, tất yếu sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa pháp luật và kinh tế Hệ thống

pháp luật cũ sẽ là lực cản ghê gớm cho các hoạt động cải cách và các ý tưởng về

24

Trang 30

cải cách di tốt đẹp và mạnh mẽ đến đâu cũng không thể mang lại kết quả mongmuốn, thận chí thất bại Thật ra khả năng kìm hãm sự phát triển kinh tế của

pháp luật có thể xuất hiện trong các trường hợp hệ thống pháp luật đã trở nên lạc

hậu và cả tong trường hợp pháp luật đổi mới không đồng bộ với sự cải cách củanền kinh té Tình huống này vẫn thường xuất hiện trong các giai đoạn cải cách

cơ bản mô hình kinh tế.

Cuộ: cải cách nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường nhiềuthành phar là một cuộc cải cách có tính triệt để và đồng bộ, chúng động chạm

đến mọi quan hệ kinh tế Trong bối cảnh ấy sự cải cách bộ phận (có tính cục bộ)

của hệ thống pháp luật sẽ không thể đáp ứng các cải cách toàn diện của kinh tế.Hơn nữa, các cải cách pháp luật nếu chỉ được tiến hành có tính cục bộ đối vớitừng đạo luật, từng lĩnh vực điều chỉnh, thậm chí đối với từng ngành luật màkhông tiến hành cải cách toàn bộ hệ thống, tất yếu sẽ xuất hiện sự xung đột ngaytrong bản thân hệ thống pháp luật, xung đột giữa các chế định pháp luật được cảicách với các chế định pháp luật cũ và đặc trưng của cơ chế kinh tế cũ Chính cácmâu thuẫn này sẽ làm phức tạp quá trình cải cách kinh tế, chúng tạo ra nhiềuvùng tối sáng trong bức tranh kinh tế và là một trong những nguyên nhân làm

nảy sinh ra những tiêu cực, đổ vỡ trong tiến trình cải cách các quan hệ kinh tế.b Pháp luật cũng sẽ trở thành mét lực cẩn to lớn đối với sự phát triển

kinh tế trong các trường hợp pháp luật vượt trước sự phat triển kinh tế, phá vỡ

Sự tương quan giữa kinh tế và pháp luật

Đúng ra, pháp luật như đã phân tích là sự phản ánh tập trung các quan hệkinh tế và luôn bị quy định bởi kinh tế Do vậy pháp luật được nhìn nhận là hình

thức pháp lý của kinh tế có xu hướng bảo thủ hơn, ổn định hơn so với xu hướngnăng động và không ngừng phát triển của kinh tế Nhưng, pháp luật không phải

là sự phan ánh thụ động, một chiều các quan hệ kinh tế mà là sự phản ánh tích

Trang 31

cực, da dạng các quan hệ kinh tế Nhờ vậy, pháp luật là một yếu tố củng cố các

quan hệ kinh tế, góp phần mở đường cho các quan hệ kinh tế phát triển lên một

tầm cao mới.

Ở đây, pháp luật được nhìn nhận có vai trò tiên tiến và cho phép trong

những trường hợp cần thiết được vượt trước các quan hệ kinh tế để mở đường

cho các quan hệ kinh tế mới phát triển trong tương lai Nhưng vấn đề có tínhnguyên tắc là tính tiên tiến của pháp luật trong mối quan hệ với kinh tế là tính

tiên tiến có xác định, chỉ được xác nhận trong một phạm vi phù hợp cho phép và

suy đến cùng vẫn bị quy định bởi kinh tế Do vậy, mọi sự đi trước thiếu xác

định, sự vượt lên tùy tiện, duy ý chí của các quy định pháp luật đối với trình độ

phát triển của kinh tế sẽ không tạo được các tiềm năng phát triển của kinh tế, mà

còn kìm hãm và thậm chí làm rối loạn các quan hệ kinh tế.

Sự nôn nóng muốn nhanh chóng xây dựng một hệ thống pháp luật thật sự

tiên tiến phù hợp với trình độ của nền kinh tế thị trường hiện đại sẽ là một nguyhại đối với trình độ thấp kém của một nền kinh tế vừa qua khỏi tính chất tập

trung bao cấp và đang hướng tới kinh tế thị trường Thực tiễn đổi mới kinh tế đòihỏi pháp luật phải luôn bám sát thực tiễn, hỗ trợ, thúc đẩy thực tiễn, chứ khôngthể vượt lên quá xa thực tiễn, theo ý chí bỏ qua các bước chuyển đổi trung gianvà trở nên xa lạ với thực tiễn kinh tế Một khi pháp luật vượt quá xa sự phát triển

của kinh tế, các quy phạm ấy về thực chất không có nội dung thực tiễn và trở

nên các mô hình pháp lý trống rỗng, đứng ngoài đời sống kinh tế Nhưng mộtkhi các quy phạm "vượt xa" này lại bị áp đặt vào thực tiễn theo một ý chí chủquan, tất yếu sẽ tạo các biến dạng của kinh tế, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá

trình phát triển.

Thật ra xét trên bình diện lý luận và thực tiễn, sự "vượt trước” một cáchchủ quan duy ý chí của các quy phạm pháp luật so với tính chất và trình độ của

26

Trang 32

kinh tế đưa lại cho đời sống kinh tế những hậu quả tiêu cực không kém gì các

hậu quả do tình trạng lạc hậu, bảo thủ của pháp luật gây ra cho sự phát triển kinh

c Khd năng tác động tiêu cực của pháp luật diễn ra trong các trường hoppháp luật lạc hậu hoặc pháp luật quá "tiên tiến” theo lối chủ quan duy ý chí so

với trình độ phát triển kinh tế đất nước và xẩy ra trong cả trường hợp thể hiện

không đúng đắn đường lối kinh tế trong tổng thể đường lới chính trị của Đảng

cam quyền thông qua các biện pháp kinh tế của Nhà nước

Nếu trong trường hợp pháp luật bảo thủ, lạc hậu hoặc quá tiên tiến có thể

dân đến các rối loạn của đời sống kinh tế, vô hiệu hóa các tiềm năng phát triển,

thì trong trường hợp pháp luật không quán triệt đầy đủ đường lối chính trị củaĐảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế sẽ tạo ra nguy cơ làm chệch hướng sự

phát triển kinh tế của đất nước.

Kinh tế chịu sự chỉ phối mạnh mẽ của chính trị và vì vậy mỗi một mô

hình kinh tế đều phản ảnh một định hướng chính trị xác định Nhưng sự phản

ảnh các nhiệm vụ chính trị được thể hiện trong đường lối chính sách của Đảngcầm quyền về định hướng phát triển kinh tế và sự điều chỉnh các quan hệ kinh tế

không diễn ra một cách trực tiếp mà diễn ra thông qua các quy định của pháp

Trong một ý nghĩa nào đó có thể thấy rằng, pháp luật đóng vai trò là yếutố liên kết giữa chính trị và kinh tế Nói cách cụ thể hơn, pháp luật là phươngtiện chuyển tải các quan điểm, đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước vào

các quá trình kinh tế Vì vậy, không phải ngẫu nhiên một trong những nhiệm vụ

của hoạt động xây dựng pháp luật là thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế củaĐảng thành các quy định pháp luật, đảm bảo điều chỉnh đúng đắn các quan hệkinh tế và sự phát triển kinh tế theo đường lối chính trị được xác định Do vậy,

Trang 33

định hướng phát triển kinh tế có được đảm bảo một cách nhất quán hay không,điều này lệ thuộc nhiều vào bản thân các quy phạm pháp luật.

Nền kinh tế được xây dựng ở nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhiệm vụ của pháp luật được thể hiện ở

chỗ phải thể chế hóa được các quan điểm của Đảng ta về con đường phát triển

nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và phải đảm bao cho định hướng này

được quán triệt nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế Nguy cơ "chệch hướng"

phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nên kinh tế đã được Dang ta chỉ

rõ trong các văn kiện quan trọng của Đảng.!!

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trong lĩnh vực

kinh tế trong thể giới ngày nay diễn ra phức tạp Các thế lực thù địch với chủ

nghĩa xã hội ra sức tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta, thông qua các biện pháp can thiệp, âm mưu làm chệch hướng phát

triển của nền kinh tế đất nước Một trong những lĩnh vực mà kẻ thù của chủnghĩa xã hội xác định để tấn công nhằm làm chệch hướng phát triển của đất

nước ta là lĩnh vực pháp luật Chủ nghĩa đế quốc âm mưu thông qua các chế

định pháp luật, trước hết là pháp luật kinh tế để làm chệch hướng sự phát triển

kinh tế xa rời các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội °?! Sở di, các thế lực thù địch

nhằm vào pháp luật với ý định thông qua cải cách pháp luật để biến đổi chế độ

chính trị - kinh tế đất nước, bởi lẽ họ ý thức được rằng, pháp luật nếu không

được xây dựng đúng đắn theo đường lối của Đảng sẽ dễ dàng trở thành một

công cụ có hiệu quả làm chệch hướng sự phat triển Kinh tế thị trường xã hội

chủ nghĩa hay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa lệ thuộc khá lớn vào việc xácđịnh chế độ pháp lý đối với các quan hệ sở hữu, chế độ pháp lý của các loại hình

doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, các nguyên tắc

về quan hệ lao động, quan hệ phân phối Nói cách khác là lệ thuộc vào việc xác

định một khung pháp luật kinh tế như thế nào Một khi pháp luật thể chế hóa

28

Trang 34

đúng đắn quan điểm, đường lối chính trị của Dang trong phát triển kinh tế, tất

yếu định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ được quán triệt Nhưng trong trường hợp các

quan điểm chính trị của Đảng không được thể hiện đầy đủ, đúng đắn và nhất

quán trong các quy phạm pháp luật, tất yếu sẽ biến pháp luật thành một công cụ

làm chệch hướng sự phát triển kinh tế, xa rời các vấn đề có tính nguyên tắc của

chủ nghĩa xã hội và hướng nền kinh tế vận động theo các quy luật của kinh tế tư

bản chủ nghĩa.

Nhận thức về nguy cơ và khả năng làm chệch hướng phát triển kinh tế, xa

rời chủ nghĩa xã hội của pháp luật có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống

lại các nguy cơ "diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội

tiến hành trên lĩnh vực pháp luật.

Pháp luật là một lĩnh vực đấu tranh tư tưởng quan trọng, ở đây nảy sinh

các xung đột giữa các quan điểm pháp lý xã hội chủ nghĩa và tư bản, giữa nội

dung các quy phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Chúng ta chủ

trương dùng pháp luật để quản lý xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi

ích và chủ quyền quốc gia, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinhtế thị trường Các thế lực thù địch lại âm mưu sử dụng cải cách pháp luật theo

kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, thông qua các thủ đoạn gây sức ép để làm

chệch hướng sự phát triển của đất nước Chính vì vậy quá trình cải cách pháp

luật ở nước ta và ở nhiều nước đang phát triển diễn ra rất phức tạp Vấn dé này

đặt ra trước các nhà cải cách pháp luật những nhiệm vụ chính trị nặng nề:

Mot là: Tiếp tục cai cách mạnh mé các chế định pháp luật phù hợp vớikinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đúng với đường lối chính

sách của Đảng, đảm bảo cho các quan hệ thị trường hình thành và phát triển,thúc đẩy sự hội nhập vững chắc của nền kinh tế đất nước vào kinh tế khu vực và

kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa.

Trang 35

Hai là: Nêu cao cảnh giác, loại bỏ mọi nguy cơ làm chệch hướng phát

triển kinh tế ngay trong bản thân các quy định pháp luật Đảm bảo pháp luậtthể chế hóa đíng đắn các quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối xây dựngvà phát triển linh tế đất nước trong các điều kiện của thời đại ngày nay.

1.1.3 Sự quy dinh của kinh tế đối với pháp luật

Pháp luật và kinh tê là hai yếu tố tuy khác nhau về vị trí nhưng lại quanhệ chặt chế với nhau, chi phối và quy định lẫn nhau La một bộ phận của thượngtang xã hội, pháp luật xuất hiện trên cơ sở ha tang và bị quy định bởi ha tầng.“Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thì các tiền đề kinh tế không chỉ là

nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định toàn

bộ nội dung, tinh chất và cả cơ chế điều chỉnh pháp luật" "'!*?®! C Mác đã chỉ rõ

“Chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ

vua chúa lại ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được Chẳng qua, chế độ lập

pháp về chính trị cũng như dân sự chỉ là cái việc nói lên ghi chép lại những yêucầu những quan hệ kinh tế mà thôi" 8!

Trong "phê phán kinh tế chính trị học", C.Mác cũng đã chỉ ra rằng:

"Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế, tức là cái cơ so

hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tâng pháp lý và chínhtrị "3531, Như vậy, pháp luật sinh ra từ những tiền đề kinh tế và luôn bị quy

định bởi các điều kiện tiền dé kinh tế Sự quy định ấy được thể hiện ở những

phương diện sau:

1.1.3.1 Tính chất và trình độ của đời sống kinh tế quy định tính chát và trình độcủa pháp luật

Tính chất của nền kinh tế căn bản dựa trên chế độ sở hữu Chế độ sở hữu

sẽ quy định nội dung, tính chất pháp luật.

30

Trang 36

Nếu nhìn vào lịch sử ta thấy nền kinh tế chiếm hữu nô lệ với quan hệ sở

hữu là sở hữu chủ nô đối với nô lệ, sản sinh ra một hệ thống pháp luật tươngứng, hệ thống pháp luật bóc lột của chủ nô đốt với nô lệ Hệ thống pháp luật nàyquy định tính chất bóc lột kinh tế trực tiếp của chủ nô đối với nô lệ, xác lập các

đặc quyền, đặc lợi của chủ nô trong mối quan hệ với nô lệ và địa vị vô quyềncủa nô lệ trong đời sống xã hội.

Quan hệ sở hữu chiếm hữu nô lệ lấy đối tượng sở hữu là bản thân con

người nô lệ Người nô lệ thuộc về chủ nô với tính cách là một đồ vật biết nói Do

vậy, pháp luật chủ nô là thứ pháp luật bạo tàn, dã man nhất trong lịch sử nhânloại.

Nền kinh tế phong kiến với quan hệ sở hữu là các quan hệ dựa trên chế độtư hữu đất đai, pháp luật phong kiến xác lập chế độ sở hữu đất đai thông quaviệc quy định chế độ địa tô, làm biến đổi tính chất bóc lột của phương thức sảnxuất chiếm hữu nô lệ, từ bóc lộc kinh tế trực tiếp của chủ nô sang bóc lột kinh tế

gián tiếp của địa chủ phong kiến.

Tính chất tiến bộ hơn của nền kinh tế phong kiến với việc thay đổi đối

tượng sở hữu, từ con người sang đất đai, đã làm biến đổi pháp luật phong kiến.

Mặc dù vẫn là một hệ thống pháp luật đặc quyền, đặc lợi và đã man nhưng pháp

luật phong kiến đã làm thay đổi mối quan hệ giữa địa chủ phong kiến và các tá

điền Tá điền không còn thuộc về phong kiến như nô lệ thuộc về chủ nô Họ đã

là những cá nhân được giải phóng tuy rằng trên thực tế họ vẫn bị trói chặt vào

địa chủ phong kiến qua chế độ địa tô Pháp luật phong kiến một mặt là pháp luậtbạo lực nhưng có một ý nghĩa to lớn, nó là hình thức pháp lý của chế độ sở hữuđất đai, được xác định bởi hình thức bóc lột chủ yếu của phương thức sản xuấtphong kiến là chế độ bóc lột địa tô.

Trang 37

Phươrg thức sản xuất tư bản quy định tính chất của pháp luật tư bản: phápluật tư bản xic lập chế độ tư hữu là thiêng liêng, nhưng sự tư hữu đó khác chế độ

phong kiến ¢ chỗ, nó không lấy đối tượng tư hữu là đất đai mà đối tượng tư hữu

là vốn Nếu như pháp luật phong kiến trói buộc con người vào đất đai, làm chocon người luôn luôn bị ràng buộc bởi quan hệ đất đai thì pháp luật tư sản đã vượt

xa điều đó Nó giải phóng con người, làm cho con người trở thành những ngườitự do về mat hình thức Do tinh chất của nền kinh tế tư sản cần phải huy động

lao động tự do và dịch chuyển lao động như là quá trình chuyển dịch vốn, cho

nên đòi hỏi phải giải phóng con người khỏi các ràng buộc của quan hệ đất đai,

để có thể dịch chuyển, vận động theo các quan hệ kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

Chính vì thế pháp luật tư bản vượt lên pháp luật phong kiến ở phương diện tínhchất, tức là quy định cho con người những quyền tự do, tuy rằng những quyền tự

do đó là hình thức Tính chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm biến đổi

pháp luật Ở đây pháp luật tư sản hướng tới việc bảo vệ chế độ tư hữu tư sản,

xem quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm Bên cạnh đó phápluật tư sản còn khẳng định chế độ tự do hợp đồng là điều kiện quan trọng cho sự

vận hành của nền kinh tế thị trường.

Sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ta thấy tính chất pháp luật lại một lần

nữa thay đổi Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu

sản xuất cơ bản của xã hội, và như vậy nó quy định tính chất phi bóc lột củapháp luật.

Từ đó có thể rút ra kết luận kinh tế nào thì pháp luật ấy, vì khi phân tích

tính chất của nền kinh tế trong lịch sử, thấy rằng: ứng với tính chất của mỗi một

nền kinh tế thì có tính chất tương ứng của pháp luật Ở đây pháp luật luôn luôn

lệ thuộc và bị quy định bởi tính chất của nền kinh tế.

32

Trang 38

Pháp luật quy định bởi tinh chất của nên kinh tế mà còn bị quy định bởitrình độ của nền kinh tế.

Nền kinh tế phát triển càng cao thì đòi hỏi pháp luật càng phải được hoàn

thiện, kinh tế càng phát triển thì pháp luật càng phức tạp đa dạng hơn Ứng vớimỗi một trình độ, cấp độ phát triển kinh tế là một trình độ phát triển của pháp

luật Trong nền kinh tế sản xuất nhỏ thì nhu cầu pháp luật rất thấp Bởi vì nềnkinh tế không phát triển thì quá trình sản xuất không phức tạp, đương nhiên vaitrò pháp luật sẽ mờ nhạt Khi nền kinh tế sản xuất nhỏ chuyển sang nền kinh tếsản xuất lớn, nhu cầu tổ chức cao lên, thì sự điều chỉnh pháp luật đối với các

quan hệ xã hội càng lớn lên Một nền kinh tế thuần nhất dẫn đến một hệ thốngpháp luật đơn giản, một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dẫn tới một hệthống pháp luật phức tạp, nó đòi hỏi nhiều lĩnh vực điều chỉnh, nhiều quy tắc

pháp luật Vì một khi trình độ của nền kinh tế cao thì trình độ quản lý kinh tế

cũng phải cao, để đáp ứng yêu cầu tổ chức phân phối hợp lý, từ đó sản sinh ra

một hệ thống pháp luật tương ứng với nó.

Kinh tế thời kỳ tập trung bao cấp có pháp luật tập trung bao cấp, ở kinh tế

thị trường có pháp luật của kinh tế thị trường, ở một nền kinh tế đang phát triểnthì có pháp luật của nền kinh tế dang phát triển, ở một nền kinh tế phát triển thìcó pháp luật của nền kinh tế phát triển Bởi vì, cứ mỗi một bước phát triển của

kinh tế lại đòi hỏi một bước hoàn thiện pháp luật Pháp luật không phải là cái gì

khác mà là hình thức pháp lý của các quan hệ kinh tế, nhu cầu kinh tế, quan hệ

kinh tế Khi Mác nói rằng pháp luật không có lịch sử riêng của mình không có

nghĩa là pháp luật không có lịch sử, chỉ có nghĩa lịch sử gắn liền với lịch sử pháttriển kinh tế, nó là lịch sử phản ánh các quan hệ kinh tế, chứ không vượt ra ngoài

các quan hệ kinh tế Cho nên có thể căn cứ vào tính chất, trình độ của các nền

kinh tế để suy đoán ra một nền pháp luật tương ứng và ngược lại, người ta căn cứ

vào một nền pháp luật tương ứng, để biết được tính chất, trình độ của một nền

Trang 39

kinh tế Pháp luật như là một tấm gương phản ánh đời sống kinh tế ở một dạng

vừa tổng quát, vừa phản ánh cô đọng nhất thông qua các quy phạm của mình.Cho nên, cé thể tìm thấy lịch sử phát triển quan hệ kinh tế trong bản thân hệ

thống pháp luật, vì ở đó, kinh tế để lại các dấu ấn trong các quy phạm pháp luật.

Mỗi một thời đại có một quan hệ kinh tế riêng của mình, mỗi một mô

hình kinh tê, một quan hệ kinh tế đều để lại hình bóng dấu ấn của minh trong

bản thân quy phạm pháp luật, nó như là một tấm gương phản chiếu kinh tế, pháp

luật hình thành ngay trong bản thân các quan hệ kinh tế Mỗi một thời kỳ biến

đổi các quan hệ kinh tế, là kéo theo sự biến đổi của pháp luật ở đây pháp luật

phản ánh được các bước tiến, của bản thân sự vận động xã hội thông qua các

biến đổi kinh tế.

1.1.3.2 Cơ chế quan lý kinh tế quy định phương pháp điều chỉnh pháp luật

Mối mô hình kinh tế quy định phương pháp điều chỉnh riêng của minh,

điều đó cũng có nghĩa là nền kinh tế đó được quản lý như thế nào? Trong một

nền kinh tế được quản lý bằng phương pháp hành chính mệnh lệnh thì pháp luật

hành chính rất phát triển, các quan hệ đều xuất phát từ quyền uy, phục tùng, ra

lệnh mà không tính đến tự do ý trí của các bên tham gia quan hệ kinh tế Phươngpháp hành chính mệnh lệnh thông qua hệ thống kế hoạch được xác định từ cấp

cao đã thu hẹp phạm vi điều chỉnh của pháp luật Thực tế cho thấy sự phát triểnpháp luật chỉ có thể quan sát được trong những ngành luật mà ở đó phương pháp

điều chỉnh quyền uy và phục tùng được xác định: như Luật nhà nước, Luật hành

chính, Luật hình sự Tinh chất kê hoạch hóa tập trung cao độ đã hành chính hóacác quan hệ kinh tế, làm cho các quan hệ kinh tế lệ thuộc vào ý chí của nhà quản

lý kinh tế.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì pháp luật đã biến đổi, nó

không thể tồn tại trên chế độ hành chính, mệnh lệnh, áp đặt nữa Ở đây nền kinh

34

Trang 40

tê được điều chỉnh trên cơ sở các quan hệ thị trường, dựa trên các nguyên tắc của

tự do ý chi, tự do kinh doanh Kinh tế thị trường đặt ra các nhu cầu phải áp dungmạnh mẽ các phương pháp điều chỉnh của luật dân sự - tức là phương pháp bình

đăng được xem là phương pháp điều chỉnh pháp luật cơ bản trong quá trình tổ

chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm Tính chất củaphương thức tổ chức kinh tế thị trường đã đòi hỏi phải thu hẹp sự tác động củacác phương pháp điều chỉnh hành chính, loại bỏ các nguy cơ quan liêu hóa su

quản lý kinh tế, hoàn chỉnh hóa các quan hệ kinh tế Vì vậy không phải ngẫunhiên Luật dân sự, Luật thương mại là những ngành luật giữ vị tri then chốt

trong kinh tế thị trường và thực chất toàn bộ pháp luật kinh tế đều dựa trên cácquy tắc pháp luật dân sự.

Trong nền kinh tế sản xuất nhỏ thì lĩnh vực điều chỉnh pháp luật rất ít,như ở pháp luật phong kiến, phần lớn pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ở

dạng luật hình, kèm theo hình phạt trong các quy phạm pháp luật mang tính áp

đặt, nó như một hình thức pháp luật tổng hợp chứa đựng tất cả các quan hệ hình

sự, dân sự, thừa kế, sở hữu, thương mại với những quy định bảo vệ và trừng phạt

bằng hình luật khi có vi phạm.

1.1.3.3 Nhu cầu liên kết kinh tế mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật

Nhu cầu liên kết kinh tế làm cho pháp luật vượt lên các quan hệ xã hội

truyền thống trong khu vực lãnh thổ dẫn đến sự xâm nhập giữa các hệ thống với

Trong nền kinh tế khép kín với tính chất tự cung tự cấp không có quan hệvới nền kinh tế khác, thì pháp luật cũng đóng Kinh tế khép kín như nền kinh tế

phong kiến dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp, với đặc điểm làm ra sản

phẩm và trao đổi sản phẩm bằng vật thể cho nên pháp luật phong kiến không

mở, không tiếp thu pháp luật khác Ở đây mỗi quốc gia có pháp luật độc lập của

mình, không cần biết quốc gia khác có một hệ thống tương đồng như vậy không.

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w