1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tổng quan về ctcp chứng khoán tiên phong tps

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CTCP CHỨNG KHOÁN TIÊN PHONG (TPS) (5)
    • 1.1 Giới thiệu chung (5)
    • 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (5)
    • 1.3 Khái quát chung về tình hình hoạt động 5 năm qua (6)
    • 1.4 Bản tóm tắt (7)
    • 2.1 Nghiệp vụ môi giới (8)
    • 2.3 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán (14)
    • 2.4 Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán (16)
    • 2.5 Nghiệp vụ tự doanh (18)
      • 2.5.1 Về danh mục nắm giữ đáo hạn (18)
      • 2.5.2 Về danh mục tài sản sẵn sàng để bán (22)
  • PHẦN III. ĐỊNH VỊ TPS VÀ SO SÁNH CÔNG TY CÙNG NGÀNH (26)
  • PHẦN IV PHÂN TÍCH SWOT CTCP CHỨNG KHOÁN TIÊN PHONG (29)
    • 4.1 Điểm mạnh (29)
    • 4.2 Điểm yếu (29)
    • 4.3 Cơ hội (29)
    • 4.4 Thách thức (30)
  • PHẦN V ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC GIẢI PHÁP (30)

Nội dung

hàng, tập trung mọi nguồn lực và sáng kiến của công ty để đem đến thành côngcho khách hàng, đội ngũ nhân viên và cộng đồng nơi công ty hoạt động.vấn tài chính bao gồm tư vấn và phát hành

TỔNG QUAN VỀ CTCP CHỨNG KHOÁN TIÊN PHONG (TPS)

Giới thiệu chung

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS)

- Ngày bắt đầu niêm yết: 4/11/2021

- Số lượng cổ phiếu phát hành: 200.000.000 (cp)

- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành:200.000.000 (cp)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong được thành lập và hoạt động theo Giấy phép hoạt động kinh doanh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006.

Lịch sử hình thành và phát triển

-Năm 2006: CTCP Chứng khoán Phương Đông được thành lập Vốn điều lệ ban đầu

-Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 240 tỷ VNĐ

-Năm 2010: Niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội

-Năm 2019: Đổi tên thành CTCP Chứng khoán Tiên Phong và tăng vốn điều lệ lên

400 tỷ VNĐ trong đó TPBank trở thành một trong những cổ đông lớn

-Năm 2020: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ VNĐ Top 6 thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE

-Năm 2021: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ VNĐ Chính thức niêm yết trên sàn HOSE vươn lên top 2 thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE

Khái quát chung về tình hình hoạt động 5 năm qua

- Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của TPS trong năm 5 năm qua có sự tăng trưởng qua các năm trong đó trước khi tái cơ cấu công ty, năm 2018 doanh thu và lợi nhuận trước thuế ở mức thấp, tỷ suất LNTT/DTHĐ ở mức -52% Sau quá trình tái cơ cấu lại công ty, kể từ năm 2019 tỷ suất LNTT/DTHĐ có sự tăng trưởng vượt trội lên 29% so với năm 2018, các năm về sau đều có sự tăng trưởng đáng kể.

- Sau khi tái cơ cấu lại công ty từ năm 2019 tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của TPS đều tăng trưởng qua các năm.

- Tổng giá trị tài sản của TPS tại thời điểm 31/12/2022 là 6.707 tỷ đồng, tăng41% so với thời điểm đầu năm.

- Vốn chủ sở hữu của TPS là 2.308 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với thời điểm đầu năm Trong đó có khoảng 290 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối gấp 1,9 lần so với thời điểm đầu năm.

Bản tóm tắt

- Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) hoạt động chính trong năm hiện tại của công ty là môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, bão lãnh phát hành chứng khoán và tự doanh chứng khoán.

Những đặc điểm chính về hoạt động của công ty

❖Quy mô vốn : Tổng vốn điều lệ: 2.000.000.000.000 VND, Tổng tài sản: 6.706.708.866.907 VND, Tổng vốn chủ sở hữu: 2.307.752.209.755 VND

❖Mục tiêu đầu tư : Công ty hoạt động với mục tiêu trở thành đối tác của khách hàng, tập trung mọi nguồn lực và sáng kiến của công ty để đem đến thành công cho khách hàng, đội ngũ nhân viên và cộng đồng nơi công ty hoạt động.

❖Hiệu quả hoạt động kinh doanh : Năm 2020, 2021 Nguồn thu từ hoạt động tư vấn tài chính (bao gồm tư vấn và phát hành trái phiếu), tự doanh chứng khoán mang lại nguồn doanh thu cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh của công ty Trong đó, hoạt động tăng trưởng lớn nhất là tư vấn tài chính Năm

2022, nghiệp vụ lưu ký chứng khoán mang lại doanh thu lớn nhất trong tất cả các nghiệp vụ Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của TPS nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp Vị thế về doanh thu hoạt động năm 2022 của công ty đứng top 6 so với các CTCK lớn mạnh khác

- Năm 2020: Top 6 thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE

- Năm 2021: Vươn lên top 2 thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE

- Năm 2022: Vinh dự đón nhận giải thưởng “Công ty chứng khoán chuyển đổi số sáng tại nhất Việt Nam” “ Giải pháp sản phẩm dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2022”

Những mặt hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh

- Trước khi tái cơ cấu công ty, hoạt động kinh doanh của TPS không mang lại lợi nhuận và hiệu quả hoạt động, gây ra các khoản lỗ tổn thất cho công ty.

Năm 2019, TPS đã thực hiện tái cấu trúc toàn diện về nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức và nhân sự, song nguồn vốn của công ty vẫn chưa được củng cố Để giải quyết vấn đề này, TPS đã phát hành trái phiếu để tăng vốn điều lệ, hỗ trợ hoạt động kinh doanh và phục vụ mục tiêu phát triển.

- Tồn dư các khoản lỗ/luỹ kế 39 tỷ đồng của năm trước khi tái cơ cấu công ty do hoạt động kinh doanh không hiệu quả Tuy nhiên, công ty đã hoàn toàn xoá bỏ được tàn dư các khoản lỗ này sau khi thực hiện công cuộc cải cách cấu trúc hiệu quả mang về lợi nhuận sau thuế quý I năm 2021 là 97 tỷ đồng

Doanh thu mảng kinh doanh của công ty tăng mạnh mẽ, tách riêng mảng tự doanh và cho vay ký quỹ sau quá trình tái cấu trúc và mở rộng hoạt động Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty vẫn còn khiêm tốn do chi phí tăng cao Chi phí quản lý gia tăng đáng kể do chi phí tái cấu trúc, mở rộng văn phòng và nâng cấp đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm.

Tổng kết quá trình hoạt động: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều ghi nhận kết quả hoạt động hiệu quả và tăng trưởng qua các năm kể từ khi tái cấu trúc công ty Hiệu quả của quá trình tái cơ cấu cụ thể: Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định, hoạt động môi giới và tự doanh tăng trưởng rất nhiều so với các năm trước

PHẦN II, PHÂN TÍCH CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TIÊN PHONG (TPS) TRONG 3 NĂM GẦN NHẤT

Nghiệp vụ môi giới

- Doanh thu: Mặc dù phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán top đầu với nhiều chính sách ưu đãi như miễn, giảm phí và áp lực cạnh tranh gay gắt của các công ty chứng khoán có yếu tố ngoại có lợi thế về vốn và công nghệ dẫn đến thị phần của Công ty có xu hướng giảm nhưng doanh thu môi giới của Công ty năm 2020 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ đạt hơn 18,7 tỷ đồng, tăng 18,4 lần so với năm trước ( Doanh thu 2019: 1,016 tỷ đồng)

Bảng doanh thu môi giới 2020

- Nhìn tổng thể so với năm 2019, hoạt động môi giới chứng khoán tăng trưởng tốt. Nguyên nhân khách quan là do thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài có chi phí vốn rất thấp.

- Thị phần môi giới: Năm 2020 TPS đã có sự phát triển vượt bậc khi là công ty chứng khoán đứng thứ 6 về thị phần môi giới trái phiếu trên HOSE Trong năm, công ty đã tư vấn phát hành và phân phối mới hơn 9.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp

- Số lượng tài khoản: Tính đến ngày 31/12/2020, công ty có tổng cộng 10.734 tài khoản gia dịch trong đó có 828 tài khoản mới mở, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân trong nước Tổng giao dịch 8.739 tỷ đồng, tăng 16 lần so với năm 20219, mang lại cho công ty 18,7 tỷ đồng phí môi giới, tăng 18 lần so với năm ngoái.

Bảng thống kê số lượng tài khoản 2020

- Doanh thu: có xu hướng giảm nhưng doanh thu môi giới năm 2021 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ đạt 82,2 tỷ đồng TPS luôn tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro và đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nội bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên môi giới.

Thị phần môi giới trái phiếu năm 2021

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng thị phần môi giới trái phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) trong năm 2021 tiếp tục giữ vị trí thứ 2 tăng 4 hạng so với năm 2020 với thị phần 19.01% năm 2021 xếp sau Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với thị phần 38.87%.

Bảng thống kê số lượng tài khoản 2021

- Năm 2021, TPS đã sẵn sàng để phục vụ và đáp ứng nhu cầu cho khách hàng cá nhân, nhờ vậy số lượng tài khoản tại TPS tăng trưởng nhanh chóng gần 113% lên mức 22.842 tài khoản (từ mức 10.734 tài khoản của năm 2020) Tổng giá trị giao dịch ghi nhận 58 nghìn tỷ, tăng 6,6 lần so với năm trước, mang lại cho công ty hơn 83 tỷ đồng doanh thu môi giới, tăng 4,5 lần so với năm trước

Bảng doanh thu hoạt động môi giới

- Doanh thu: Trong năm 2022, doanh thu hoạt động môi giới chỉ đạt gần 74 tỷ đồng giảm gần 11% so với năm 2021 đối diện với nhiều thách thức từ vĩ mô thế giới đến trong nước, thị trường chứng khoán suy giảm cả về điểm số lẫn thanh khoản, thị trường trái phiếu ảm đạm, kết quả kinh doanh của TPS cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022

Cụ thể, doanh thu hoạt động quý 4/2022 đạt hơn 712 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, hầu hết doanh thu đều tăng mạnh Hoạt động môi giới chiếm gần 74 tỷ đồng trong tổng doanh thu cả năm của công ty và vẫn đang được chú trọng đầu tư, phát triển nhằm mục tiêu mở rộng thị phần.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường chứng khoán, các công ty môi giới đang đua nhau giảm phí giao dịch và tăng hoa hồng cho môi giới để thu hút khách hàng và nhân sự Tuy nhiên, TPS vẫn ưu tiên duy trì lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững.

- Thị phần môi giới: việc thị phần môi giới của TPS bị sụt giảm, và đã bị loại khỏi top

10 thị phần môi giới trái phiếu 2021 trên sàn HOSE.

Biểu đồ thống kê số lượng tài khoản hoạt động môi giới

- Số lượng tài khoản mở mới trong năm 2022 tại TPS đã tăng 16.277 tài khoản Tính đến ngày 31/12/2022, tổng số lượng tài khoản chứng khoán mở tại TPS đạt xấp xỉ 39.119 tài khoản.

2.2 Tư vấn tài chính và bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán

Hoạt đô |ng tư vấn tài chính và bảo lãnh đại lý phát hành chứng khoán cũng là mô |t nghiê |p vụ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường uy tín, mở rộng dịch vụ và tạo cơ hội kinh doanh, tương tác với khách hàng cho công ty chứng khoán TPS

Bảng doanh thu tư vấn và đại lý phát hành

Năm 2022, hoạt động tư vấn tài chính đóng góp đáng kể với doanh thu đạt 306,5 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 150,6 tỷ đồng Nguồn thu chủ lực đến từ tư vấn phát hành trái phiếu, năm 2022 đạt tổng giá trị phát hành và phân phối là 9.600 tỷ đồng, tăng 88% so với năm trước Bên cạnh đó, TPS còn mở rộng nguồn thu từ các hoạt động tư vấn thoái vốn (GVR), tư vấn niêm yết (DC4 niêm yết trên HSX) và tư vấn M&A.

Hoạt động tư vấn tài chính và bảo lãnh, đại lý phát hành tiếp tục có đóng góp quan trọng nổi bật tại TPS năm 2021 với doanh thu lên đến 624 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 372 tỷ đồng tăng lần lượt 104% và 147% so với năm 2020

Trong đó tổng giá trị trái phiếu do TPS đã thực hiện tư vấn phát hành đạt 42.910 tỷ đồng, tăng cao đến 237% so với năm 2020.

=> Với việc tái cấu trúc toàn diện Công ty bắt đầu từ năm 2019, dựa trên thế mạnh sau khi gia nhập hệ sinh thái TPBank, Công ty đã chủ trương thực hiện chiến lược tập trung phát triển vào hoạt động tư vấn tài chính, cụ thể là nghiệp vụ tư vấn và đại lý phát hành trái phiếu

Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

Dưới đây là bảng thống kê doanh thu của nghiệp vụ này trong 3 năm gần đây Nhìn chung, doanh thu có sự tăng trưởng mạnh và đáng kể qua các năm

- Doanh thu của nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán năm 2020 đạt 6,4 tỷ VND (tăng 107,2% so với năm 2019 và chiếm 1,6% trong tổng doanh thu hoạt động của TPS).

Đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và trong nước.

2020, VN-Index đạt 1.103,87 điểm, tăng gần 15% so với đầu năm, gần gấp đôi mức tăng 7,7% của chỉ số này trong năm 2019.

=>Do vậy, doanh thu của nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019 là điều dễ hiểu Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nghiệp vụ này sẽ mang lại nguồn doanh thu cao hơn cho TPS trong tương lai.

Doanh thu của nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán năm 2021 đạt 17,5 tỷ VND (tăng 175,2% so với năm 2020 và chiếm 1,3% trong tổng doanh thu hoạt động của TPS)

- Nhìn vào doanh thu này, ta thấy được rằng TPS vẫn tiếp tục phát triển mạnh đối với nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán Mức tăng trưởng hơn 100% không phải con số mà công ty nào cũng làm được trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau Covid-19.

Doanh thu của nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán năm 2022 đạt 92,3 tỷ VND (tăng426,5% so với năm 2021 và chiếm 3,4% trong tổng doanh thu hoạt động của TPS).

- Năm 2022 là năm đầy sóng gió đối với thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung đã gây ra tác động tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trên diện rộng.

- Tuy chịu ảnh hưởng từ nhiều khó khăn và thách thức chung của thị trường nhưng trong năm 2022, TPS vẫn hoạt động ổn định và có lợi nhuận Chính vì thế mà mức tăng trưởng 426,5% là một con số cực kỳ ấn tượng Với doanh thu này, nghiệp vụ tư vấn đầu tư có sự tăng trưởng mạnh nhất trong các nghiệp vụ khác của TPS.

Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán

- Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán là một trong những nghiệp vụ thúc đẩy doanh thu tăng của công ty TPS trong giai đoạn 2020 - 2022, dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng đó:

Bảng báo cáo kết quả hoạt động TPS

Doanh thu từ nghiệp vụ lưu ký chứng khoán tăng mạnh so với năm 2019, đạt 116,24% do sự phục hồi đáng kể của thị trường chứng khoán Việt Nam TPS đã đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, tập trung đào tạo đội ngũ chuyên môn và chú trọng vào sự an toàn, tin cậy của khách hàng, góp phần vào kết quả kinh doanh vượt trội này.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động TPS

- Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán trong năm này có sự tăng vọt so với năm

Năm 2020, doanh thu của công ty tăng mạnh, đạt 155,1 tỷ VNĐ, tương ứng 581,48% so với cùng kỳ Sự tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu nhờ vào chiến lược nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng Đồng thời, công ty cũng tập trung vào việc chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động TPS

- Trong năm này thì vẫn có sự tăng trưởng về doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán (tăng 472,8 tỷ VNĐ tương đương với 260.15%) do công ty bắt đầu cho việc mở rộng thị trường, tối ưu được quản lý chi phí nên thu hút được nhiều khách hàng mới.

Nghiệp vụ tự doanh

2.5.1 Về danh mục nắm giữ đáo hạn

- Doanh thu hoạt động nhìn chung trong năm công ty trong khoản mục lãi từ các khoản đầu tư giảm một cách trầm trọng so với năm 2019 Cụ thể năm 2019 doanh thu nó lên tận 2 tỷ trong khi năm 2020 chỉ có 5 triệu đồng bị giảm 99,7% và các khoản vay tăng vượt bậc so với năm 2019 và tăng 35 lần

- Danh mục tài sản tài chính FVTPL của công ty cũng tăng so với năm trước từ 187 triệu mà lên tận 4 tỉ cụ thể 21,6 lần đó là một con số đáng ngờ thể hiện phát triển trong tương lai.

- Nguồn thu từ hoạt động này chưa có đóng góp đáng kể do đến tháng 03/2020 TPS mới được Hoạt động tự doanh cấp phép tự doanh trở lại và công ty vẫn đang trong quá trình hoàn thiện đội ngũ tự doanh giàu kinh nghiệm để đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

- Doanh thu từ các khoản cho vay tăng 1329,0% so với năm trước từ 128 triệu đồng mà lên tới tận 1,826 triệu đồng

- Trong danh mục các khoản đầu tư tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu các rủi ro của khoản đầu tư, hoạt động đầu tư năm 2021 ghi nhận 781 triệu đồng doanh thu và từ tài sản tài chính FVTPL cũng tăng mạnh từ 4 tỷ lên tới 233 tỷ khoảng 60% so với cùng kì.

Đến cuối năm 2021, giá trị danh mục đầu tư của TPS gấp 4,8 lần so với đầu năm, chiếm 46% tổng tài sản và đạt mức 2.167 tỷ đồng Trong đó, tài sản tài chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) đạt 1,821 tỷ đồng và chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) là 346 tỷ đồng Hoạt động tự doanh ghi nhận lãi gộp 63 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức 8 tỷ đồng của năm 2020.

- Hoạt động tự doanh cũng có sự khởi sắc khi mang lại mức doanh thu gần 356 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí hoạt động tự doanh thì lợi nhuận hoạt động tự doanh đạt gần 63 tỷ đồng cải thiện đáng kể so với 8 tỷ đồng năm 2020.

- Chi phí hoạt động của Công ty năm 2021 tăng 285% do hoạt động tự doanh và cho vay giao dịch chứng khoán đã hoạt động trở lại từ cuối năm 2020 và tiếp tục mở rộng trong năm 2021, do vậy tổng chi phí hoạt động liên quan đến hai lĩnh vực hoạt động trên tăng cao.

- Năm vừa qua TPS có mức lợi nhuận hợp nhất là trên 2.720 tỷ đồng, cao trên gấp đôi so với năm trước đó Trong đó, lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh hạch toán theo FVTPL đến năm 2022 tăng trưởng hơn ba lần so với năm 2021, từ 356,2 tỷ đồng lên 1.068 tỷ đồng.

- Cùng chiều với doanh thu, chi phí tài chính năm 2022 của TPS cũng tăng gấp 2,6 lần từ 781,1 tỷ đồng năm 2021 lên 2.045 tỷ đồng Chi phí tăng mạnh là vì công ty ghi nhận doanh thu thuần bán chứng khoán đầu tư ghi nhận theo FVTPL trên 1.384 tỷ đồng Kết quả là, TPS ghi nhận lãi ròng xấp xỉ 135,7 tỷ đồng trong năm 2022, sụt giảm tới 35,6% so với năm trước đó là xấp xỉ 210,7 tỷ đồng

-Theo báo cáo, mặc dù doanh thu hàng tháng tăng cùng với sự tăng cao chi phí đã ảnh hưởng khiến hiệu quả hoạt động của năm 2022 sụt giảm so với cùng kì năm trước Về các khoản đầu tư bằng trái phiếu không niêm yết, TPS đang nắm giữ 262,8 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Tập đoàn R & H và 204,5 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai; 96,7 tỷ đồng trái phiếu của CTCP BCG Land; 69,1 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải.

Ngoài ra, TPS cũng đang nắm giữ trái phiếu của các công ty khác như CTCP Điện Biên (61,1 tỷ đồng); CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios (52,9 tỷ đồng); …………

Danh mục tự doanh của Chứng khoán Tiên Phong tại ngày 31/12/2022 (Nguồn: BCTC).

- Hoạt động tự doanh của TPS đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động tự doanh trái phiếu Trong năm 2022, doanh thu hoạt động tự doanh tăng mạnh đặt 1.095 tỷ đồng tương đương với tăng 204% so với cùng kỳ năm trước được tính bao gồm các tài sản tài chính ghi nhận thông qua khi lỗ (FVTPL) các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) và cổ tức là phát sinh từ các tài sản tài chính FVTPL Tuy nhiên do tình hình chung của thị trường chứng khoán kém khả quan trọng năm 2022, lợi nhuận của hoạt động tự doanh đã bị ảnh hưởng mạnh.

2.5.2 Về danh mục tài sản sẵn sàng để bán

- Cụ thể TPS đang nắm những cổ phiếu DCM với giá tại là 671 triệu, và có những cổ phiếu cũng có khoản đầu tư rất là tốt như cổ phiếu BCG hay là HNG thì trước đây mua 2,401 triệu đồng đã tăng lên 2,488 triệu đồng đang lời 86 triệu

Ngoài ra có cổ phiếu nữa là HNG - là 1 cổ phiếu khá là tốt với TPS và thông thường thì những CTCK sẽ không đầu tư cũng không tự doanh như những CTCK khác nhưng TPS có vẻ cũng đang khá là ưa thích cổ phiếu SSI nên đã chi ra 2,401 tỷ đồng đầu tư cho cổ phiếu này Bên cạnh đấy cũng có các cổ phiếu nữa là GEX, DSP…

Năm 2021 Ấn tượng nhất là phải kể đến khoản đầu tư vào STB giúp ORS ghi nhận lãi 16 tỷ đồng, tiếp theo là LPB 13 tỷ đồng

Danh mục cổ phiếu niêm yết mặc dù lời không quá nhiều vỏn vẹn có 3 tỷ đồng nhưng nó cũng góp phần vào thanh khoản của công ty ở mục đầu tư chứng khoán và trái phiếu niêm yết cũng tăng 2 tỷ đồng.

Lãi/lỗ các tài sản tài chính của TPS trong năm 2022 (Nguồn: BCTC)

- Về mảng tự doanh đến năm 2022, Chứng khoán Tiên Phong lỗ do việc bán cổ phiếu không niêm yết 538,6 tỷ đồng do năm trước bị lỗ 96,9 tỷ đồng Ngoài ra, doanh nghiệp cũng lỗ do việc bán cổ phiếu niêm yết 40,4 tỷ đồng khi đến năm 2021 thua lỗ 52,9 tỷ đồng

ĐỊNH VỊ TPS VÀ SO SÁNH CÔNG TY CÙNG NGÀNH

Định vị TPS với những công ty khác

Do vừa tái cơ cấu lại công ty, vực dậy sau nhiều năm hoạt động kinh doanh không mấy khả quan nên tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của TPS khá khiêm tốn so với các công ty chứng khoán lớn mạnh trên thị trường chứng khoán

Tuy nhiên, công ty cũng đã có những thành tích nỗ lực cố gắng nằm trong top thị phần để khẳng định vị trí cũng như tên tuổi của mình trên thị trường chứng khoán.

- Năm 2020: Top 6 thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE

- Năm 2021: Vươn lên top 2 thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE

- Năm 2022: Vinh dự đón nhận giải thưởng “Công ty chứng khoán chuyển đổi số sáng tại nhất Việt Nam” “ Giải pháp sản phẩm dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2022”

Năm 2022 ghi nhận kỷ lục doanh thu đạt gần 2.721 tỷ đồng đứng thứ 6 về doanh thu trên thị trường chứng khoán nói chung và so với các công ty chứng khoán nói riêng

Trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 176 tỷ đồng cho thấy công ty có một nguồn vốn khá vững chắc, nguồn doanh thu lành mạnh ổn định đến từ các nghiệp vụ của công ty, tuy còn non trẻ so với mặt bằng chung nhưng định giá cổ phiếu ORS ở vẫn ở mức hấp dẫn và ổn định

So sánh về nghiệp vụ chứng khoán với đối thủ cạnh canh có doanh thu gần tương đương Công ty cổ phần chứng khoán Mirae Asset (MASC): 2.640 tỷ đồng TPS: 2.721 tỷ đồng

Do diễn biến bất lợi của thị trường chứng khoán năm 2022, hoạt động môi giới của TPS gặp nhiều khó khăn, dẫn đến kết quả kinh doanh kém khả quan Vào năm 2021, TPS vẫn giữ vị trí thứ 2 với thị phần 19,01%, chỉ xếp sau TCBS Tuy nhiên, đến năm 2022, TPS đã bị đẩy khỏi Top 10 nhà môi giới có thị phần lớn nhất trên sàn HOSE.

- Về CTCP chứng khoán Mirae Asset (MASC), năm 2022, MASC đứng vị trí thứ 4 về thị phần môi giới trên sàn HOSE với 6,31% thị phần lọt vào top 8 thị phần môi giới trên sàn HNX với thị phần là 3,40% và đứng thứ 7 trên sàn UPCOM có thị phần là 3,39%.

=> Nghiệp vụ môi giới của TPS năm 2022 kém khả quan hơn MASC.

3.2 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của TPS ghi nhận doanh thu năm 2021 đạt 17,5 tỷ VND và năm 2022 đạt 92,3 tỷ VND => tăng 426,5%.

- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của MAS ghi nhận doanh thu năm 2021 đạt 39,7 tỷ VND và năm 2022 đạt 8,1 tỷ VND => giảm 79,8%.

So sánh doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán, TPS cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong khi MAS lại sụt giảm rõ rệt Sự khác biệt doanh thu đáng kể này cho thấy TPS có sự phát triển mạnh mẽ hơn MAS trong lĩnh vực này.

3.3 Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy:

- Doanh thu của nghiệp vụ lưu ký trong năm 2020-2021 của công ty MASC tăng khá ít( khoảng 2,255 tỷ VNĐ tương đương với 26,13%) trong khi đó thì TPS lại có mức tăng rất lớn( tăng 155,077 tỷ VNĐ tương đương với 581,48%).

- Trong giai đoạn 2021-2022 thì doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán của công ty MASC tăng 4,354 tỷ VNĐ( 40%), còn công ty TPS tăng đến 472,813 tỷ

Trong lĩnh vực nghiệp vụ lưu ký chứng khoán thì công ty TPS có vị thế cao hơn so

Năm 2022, lợi nhuận từ tài sản tài chính được định giá theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của MASC giảm mạnh 68,7% còn 464 tỷ đồng Ngược lại, lỗ do bán tài sản tài chính FVTPL tăng đột biến lên 725 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, cùng chi phí hoạt động tự doanh 12,7 tỷ đồng, kéo theo nghiệp vụ tự doanh của MASC lỗ tới 273 tỷ đồng, giảm đáng kể so với năm trước đó.

- Về ORS thì năm 2022 ghi nhận lợi nhuận từ các tài sản tài chính FVTPL tăng 50% đạt 484 tỷ đồng Trong khi đó, lỗ do bán tài sản tài chính FVTPL là 1,075 tỷ đồng và chi phí nghiệp vụ tự doanh là 1,389 tỷ đồng, do đó nghiệp vụ tự doanh của ORS đem lại âm 304 tỷ đồng

=> Mặc dù đến năm 2022 lỗ nghiệp vụ tự doanh của cả MASC và ORS đã giảm so với năm trước, tuy nhiên theo các con số lại cho rằng nghiệp vụ tự doanh của MASC đem lại lợi nhuận cao so với ORS nhưng chi phí của ORS lại cao đưa đến doanh thu phải âm vào thanh khoản

PHÂN TÍCH SWOT CTCP CHỨNG KHOÁN TIÊN PHONG

Điểm mạnh

- Kinh nghiệm và uy tín ( thương hiệu): Công ty Chứng khoán Tiên Phong : là một công ty chứng khoán nổi tiếng và có uy tín trong ngành Nhờ lịch sử hoạt động lâu dài khi hình thành và hoạt động vào năm 2006 nên đã xây dựng được uy tín trong ngành chứng khoán tại Việt Nam.

- Công ty Tiên Phong có một mạng lưới rộng khắp cả nước, với nhiều chi nhánh và đại lý Điều này giúp công ty tiếp cận được nhiều khách hàng và tạo ra sự thuận lợi trong việc cung cấp dịch vụ chứng khoán Công ty có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và sẵn sàng phục vụ khách hàng, được đào tạo tốt trong lĩnh vực chứng khoán

- Dịch vụ đa dạng: Công ty cung cấp một loạt các dịch vụ chứng khoán, bao gồm môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý tài sản, phân tích thị trường và nghiên cứu, và nhiều dịch vụ khác.

Điểm yếu

-Nhóm nhâ |n thấy công ty tuy đã tăng thêm vốn điều lê | nhưng con số này khi so với các công ty lớn như SSI, VNDIRECT, thì vốn của TPS vẫn còn khá nhỏ Điều này sẽ gây ra mô |t số hạn chế trong viê |c mở rô |ng đầu tư cho từng nghiê |p vụ của công ty

- Công ty phân bổ danh mục đầu tư vào cổ phiếu rất nhiều dẫn đến viê |c thua lỗ khá nă |ng nề nhất là trong 2022 Chi phí của mục tự doanh gần như cao gấp đôi doanh thu vào năm 2022.

Cơ hội

- Lạm phát được kiểm soát tốt hơn sau đại dịch khiến cho người dân có tâm lý thoải mái trong đầu tư hơn Do các NĐT ở VN vẫn còn khá non trẻ, không có kinh nghiê |m nên họ sẽ sử dụng các dịch vụ tư vấn mà công ty có sẵn để đảm bảo rủi ro cho các khoản đầu tư

- Chính phủ ban hành nghị định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc phát hành trái phiếu

- Kinh tế trong nước phục hồi nên công ty có thể dễ dàng tính toán linh hoạt các chi phí hoạt đô |ng để tạo ra lợi nhuâ |n cần thiết.

Thách thức

Để thu hút khách hàng, các công ty chứng khoán thường xuyên đưa ra những sản phẩm và dịch vụ mới, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

- Xu hướng kinh tế biến đổi: Thị trường chứng khoán thường xuyên biến động và không ổn định có thể ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty TPS.

- Nhu cầu của khách hàng thay đổi: Theo thời gian, nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi, công ty cần phải đáp ứng với nhu cầu mới của khách hàng.

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC GIẢI PHÁP

- Nâng cao công nghệ và dịch vụ: Đầu tư các công nghệ mới nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thông qua quản lý rủi ro khách hàng và phân tích thông tin Áp dụng những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy và liên khối để hỗ trợ cải thiện hiệu quả cung ứng dịch vụ và đơn giản hóa quá trình công việc

-Tiếp tục tăng cường đầu tư thêm vốn điều lê | nhằm mở ra cơ hô |i phát triển chuyên sâu các nghiê |p vụ thế mạnh của công ty

-Tiếp tục nâng cao năng lực đào tạo nhân sự để qua đó nâng cao năng lực nhân sự và chuyên nghiệp hoá đội ngũ nhân sự thông qua việc đi học để nâng cao trình độ và kỹ năng mềm trong xử lí vấn đề phát sinh

CTCK là một tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường Nên thông qua bài trên chúng ta cũng nắm bắt được một phần nào đó về các nghiệp vụ trong chứng khoán và nó hoạt động ra sao, mang tính hiểu quả như nào đến thị trường trong và ngoài nước Tóm lại, Công Ty Chứng Khoán Tiên Phong là một công ty có triển vọng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều sai sót cũng như rủi ro diễn ra.Bài tiểu luận của chúng em đã bao hàm về những khó khăn và phát triển của TiênPhong một cách thật chi tiết để thầy và các bạn được hiểu rõ hơn Nếu có sai sót mong thầy và các bạn thêm ý cũng như bổ sung vào bài làm của chúng em được hoàn thiện một cách tốt nhất.

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:50