Xã hội thay đổi vàphát triển, đi cùng với sự giao thoa của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt độngkinh tế, từ đó tạo ra các quan hệ lợi ích kinh tế.Hơn nữa, hiện nay, Việt Nam đang
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
ĐỀ TÀI 4:
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ KINH TẾ Ở
VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khánh Vân
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
ĐỀ TÀI 4:
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ KINH TẾ Ở
VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khánh Vân
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2023
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG
ST
ĐÁN
1 Lưu Kiều Vân Anh
(nhóm trưởng) 31221021525
Soạn nội dung chương I, lời mở đầu, kết luận, thuyết trình
100%
2 Nguyễn Phương Mai 31221027082
Soạn nội dung chương I, thuyết trình
100%
3 Nguyễn Ngọc Minh
Đăng 31221022533
Soạn nội dung chương I, II, thuyết trình
100%
4 Bùi Lê Bảo Hân 31221021548
Tổng hợp nội dung, hoàn thiện
đề cương, làm slide thuyết trình
100%
5 Trần Thị Mai Ly 31221022599
Soạn nội dung chương I, thuyết trình
100%
6 Nguyễn Thị Thanh 31221023382
Soạn nội dung chương II, thuyết trình
100%
Trang 4NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Chữ ký giảng viên
2
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
4
Chương I Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế 5
1.1 Lợi ích kinh tế 5
1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Sự thống nhất và mâu thuẫn 6
1.2.2.1 Sự thống nhất 6
1.2.2.2 Sự mâu thuẫn 7
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế 7
1.2.4 Một số trường quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường 8
1.2.5 Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu 9
Chương II Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích 10
2.1 Khái niệm 10
2.2 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế 10
2.3 Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội 10
2.4 Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội 11
2.5 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế 12
TỔNG KẾT 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm có lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần Trong mỗi điều kiện lịch sử, tùy từng bối cảnh mà vai trò quyết định đối với hoạt động của con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần Nhưng xuyên suốt quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã hội Khi tiến hành các hoạt động kinh tế, con người sẽ thu được lợi ích kinh tế Xã hội thay đổi và phát triển, đi cùng với sự giao thoa của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh tế, từ đó tạo ra các quan hệ lợi ích kinh tế
Hơn nữa, hiện nay, Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Điều đó là phù hợp và thức thời với nhiều loại hình doanh nghiệp và nhiều loại hình kinh tế đang cùng tồn tại và tham gia vào sản xuất, thu lợi nhuận góp phần phát triển nền kinh tế đất nước Cơ chế này đòi hỏi sự thay đổi, tầm nhìn và hành động dứt khoát Tuy nhiên, vấn đề nào cũng
có hai mặt, ảnh hưởng tốt và xấu, chính vì vậy, vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ kinh tế là cực kỳ quan trọng Điều đó giúp các doanh nghiệp
có được những lợi ích một cách công bằng và minh bạch Từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế lớn trên thế giới và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân cả nước
4
Trang 7Chương I Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
1.1 Lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế thực chất là các lợi ích về vật chất, lợi ích thu lại thông qua các hoạt động kinh tế giữa người với người trong xã hội
Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
o Về bản chất: lợi ích kinh tế được thể hiện bề mặt xã hội của các quan hệ lợi ích,
do đó lợi ích kinh tế phản ánh bản chất quan hệ kinh tế của xã hội
o Về biểu hiện, lợi ích kinh tế biểu hiện thông qua lợi ích của các chủ thể kinh tế
Vai trò của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường:
o Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội: trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động với mục tiêu nâng cao thu nhập, đảm bảo lợi ích kinh tế của mình; tất cả các chủ thể kinh tế đều phải tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế qua đó đóng góp vào sự phát triển xã hội
o Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác: lợi ích kinh
tế được thực hiện tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể trong xã hội
Đó cũng là mục đích và động cơ dẫn đến các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước Nó nắm vai trò quan trọng trong xã hội, là nền tảng cho xã hội, con người tồn tại và phát triển
Ví dụ: Với chủ doanh nghiệp thì lợi ích kinh tế chính là các khoản lợi nhuận thu về, còn người lao động là tiền thu nhập được nhờ làm việc
1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế
1.2.1 Khái niệm
Trang 8Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với người, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lợi ích kinh tế có thể thiết lập theo chiều dọc (giữa tổ chức kinh tế với cá nhân trong tổ chức kinh tế đó), cá nhân được trao cơ hội hoàn thành dự án đem lại lợi ích cho công ty thì cũng nhận được tiền thưởng và kinh nghiệm Như vậy, cả cá nhân và công ty đều hưởng lợi ích kinh tế Quan hệ kinh tế cũng có thể thiết lập theo chiều ngang (giữa các chủ thể, giữa các tổ chức với nhau) Điển hình là hình thức hợp tác giữa 2 doanh nghiệp để mở rộng tệp khách hàng và đem về lợi nhuận cho cả 2 bên
1.2.2 Sự thống nhất và mâu thuẫn
1.2.2.1 Sự thống nhất
Sự thống nhất là khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung thì các lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với nhau
Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động đều đi làm vì lợi ích riêng của mình, đồng thời các cá nhân đó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó Doanh nghiệp có đầu tư phát triển kỹ thuật và tạo ra doanh thu tốt thì có đủ cơ sở đảm bảo lợi ích của nhân viên Và chỉ khi nhân viên cảm thấy bản thân được tôn trọng, được đảm bảo lợi ích mới có động lực cống hiến cho doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác Như vậy, khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc thống nhất thì các lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với nhau Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của mình,
6
Trang 9doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và càng thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triển Khi đó, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội thống nhất với nhau, đều là đem về lợi nhuận
1.2.2.2 Sự mâu thuẫn
Sự mâu thuẫn là khi các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau Khi sự khác nhau đó đến mức đối lập thì mâu thuẫn xuất hiện
Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là gốc rễ của các xung đột xã hội Do vậy, điều hòa mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn định xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác, là do: i) nhu cầu cơ bản, sống còn trước hết thuộc về các cá nhân, quyết định hoạt động của các cá nhân, nhằm mục đích đạt lợi ích riêng ii) thực hiện lợi ích cá nhân là cơ sở để thực hiện các lợi ích khác, nhằm mục đích làm nền tảng cơ sở cho các tổ chức, doanh nghiệp vì cá nhân cấu thành nên tập thể, giai cấp, xã hội Do đó, lợi ích cá nhân chính đảng cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất càng cao lợi ích kinh tế của các chủ thể ngày càng đáp ứng tốt hơn
Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội Quan hệ sở hữu về
tư liệu sản xuất quyết định quan hệ lợi ích kinh tế
Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước Chính sách phân phối thu nhập
của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập, theo đó, lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi
Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có những tác động tích
cực và tiêu cực đến lợi ích kinh tế của các chủ thể
Trang 101.2.4 Một số trường quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường:
Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động Lợi ích kinh
tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập (trước hết là tiền lương, tiền thưởng) Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động vừa thống nhất, mâu thuẫn với nhau
Sự thống nhất được thể hiện: nếu người sử dụng lao động sản xuất, kinh doanh
có hiệu quả, thu được lợi nhuận thì người lao động tiếp tục có việc làm và tiền lương
Sự mâu thuẫn được thể hiện: Trong những điều kiện nhất định, lợi nhuận của
người sử dụng lao động và tiền lương của người lao động vận động ngược chiều nhau
Khi mâu thuẫn xảy ra, Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi người lao động Nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp là tổ chức của người sử dụng lao động Việc giải quyết mâu thuẫn giữa các bên cần tuân thủ quy định pháp luật
Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động Trong cơ chế thị trường,
những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo
ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên
kết, hỗ trợ lẫn nhau
Sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ
cạnh tranh với nhau quyết liệt
Quan hệ lợi ích giữa những người lao động Trong nền KTTT, những người
lao động phải cạnh tranh với nhau để bán sức lao động Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống, một bộ phận người lao động bị sa thải Để hạn chế mâu thuẫn những người lao động, cần thống nhất với nhau trong các yêu sách của mình dựa trên quy định của pháp luật
8
Trang 11Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
o Nếu việc thực hiện lợi ích cá nhân theo đúng quy định của pháp luật sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện tốt lợi ích kinh tế của xã hội Ngược lại, việc thực hiện lợi ích cá nhân không dựa trên quy định của pháp luật khi đó lợi ích kinh tế của xã hội sẽ bị tổn hại
o Các cá nhân, tổ chức trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau
để thực hiện tốt hơn lợi ích của họ hình thành nên “lợi ích nhóm” Nếu
sự liên kết diễn ra trong các ngành, lĩnh vực khác nhau sẽ hình thành nên
“nhóm lợi ích”
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù hợp với lợi ích xã hội cần được tôn trọng và bảo vệ Ngược lại, khi chúng mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, làm tổn hại các lợi ích khác thì cần phải ngăn chặn
1.2.5 Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
Thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường
o Các quan hệ lợi ích, các chủ thể lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng, song để
có thể thực hiện được lợi ích của mình, trong bối cảnh kinh tế thị trường cần phải căn cứ vào các nguyên tắc của thị trường Cách tiếp cận này là chung cho mọi nền kinh tế thị trường, trong đó có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
Thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội
o Việc thực hiện các lợi ích kinh tế, cho dù chỉ dựa trên nguyên tắc thị trường, tất yếu dẫn đến những hạn chế về mặt xã hội Vì vậy, để khắc phục những hạn chế của nguyên tắc thị trường, cần quan tâm đến phương thức thu lợi nhuận dựa trên chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tạo bình đẳng và thúc đẩy tiến bộ xã hội
Trang 12Chương II Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích 2.1 Khái niệm
Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể, hạn chế mâu thuẫn, khuyến khích thống nhất
Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước thông qua công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế… để hạn chế mâu thuẫn và tăng cường thống nhất lợi ích kinh tế
2.2 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế
Các hoạt động kinh tế luôn diễn ra trong một môi trường nhất định, môi trường càng thuận lợi sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế diễn ra hiệu quả và không ngừng mở rộng
Nhưng môi trường thuận lợi đó không tự hình thành mà là do nhà nước tạo ra,
trên hết là việc giữ vững ổn định chính trị để xây dựng niềm tin và tạo cơ hội cho nền kinh tế nhận được đầu tư từ cả trong và ngoài nước
Để tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế cần:
o Xây dựng môi trường pháp luật thông thoáng (bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nước)
o Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế (đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh tế)
o Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường
2.3 Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, ví dụ: chính sách phân phối thu nhập, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế
10
Trang 13Đồng thời cần thừa nhận sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các tập thể, cá nhân là khách quan và ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ góp phần làm giảm sự phân hóa xã hội thái quá tránh được xung đột xã hội không đáng có
2.4 Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội
Vì lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của việc phân phối thu nhập nên phân phối công bằng và hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng lợi ích kinh tế Vì vậy, nhà nước phải tích cực và chủ động bảo đảm phân phối thu nhập một cách công bằng
Hiện nay, có hai khái niệm chính về công bằng phân phối: công bằng mức độ
và công bằng chức năng Hai khái niệm này có ưu và nhược điểm riêng vì vậy nên được sử dụng kết hợp như sau:
o Nhà nước phải cung cấp đời sống vật chất cho mọi người dân, đồng thời cần thực hiện hiệu quả các biện pháp xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện,
cơ hội giúp người dân được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển
và thụ hưởng các phúc lợi xã hội cơ bản và cung cấp dịch vụ
o Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội, khuyến khích toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện giúp đỡ người nghèo, vùng thiên tai…
o Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ người dân
Để lợi ích kinh tế thực sự là động lực của hoạt động kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động cần hiểu rõ các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường để đảm bảo phân phối tiền lương và lợi nhuận hợp lý