1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo thực tập Thẩm phán tại Tòa án (Lớp ĐTC - 3 chung)

79 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập Thẩm phán tại Tòa án
Trường học Học viện Tư pháp
Chuyên ngành Kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 214,65 KB

Nội dung

PHẦN 1: CHỨC NĂNG VÀ QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Trang 9 PHẦN 2: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN CỦA THẨM PHÁN TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM Trang 10 PHẦN 3: CÁC KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ SƠ THẨM Trang 34 PHẦN 4: KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Trang 54 PHẦN 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH HỒ SƠ VỤ ÁN Trang 67

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

-o0o -HỒ SƠ BÁO CÁO THỰC TẬP

Lĩnh vực: Kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán (TT2)

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: CHỨC NĂNG VÀ QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN

NHÂN DÂN

Trang 9

PHẦN 2: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN CỦA THẨM PHÁN

TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM

Trang 10

PHẦN 3: CÁC KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC

GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ SƠ THẨM

Trang 34

PHẦN 4: KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI

QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Trang 54

PHẦN 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC

HÀNH HỒ SƠ VỤ ÁN

Trang 67

Trang 3

Mẫu số 05

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Phần dành cho giảng viên đánh giá)

thành phần

Điểm đạt được Phần

1: 6

điểm

Đánh giá hồ sơ báo cáo thực tập

- Hình thức hồ sơbáo cáo thực tập

Đầy đủ giấy tờ tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ vụ

việc theo mục 4 Kế hoạch thực tập 0,5

- Nhật ký thực tập

Đầy đủ nội dung, thời gian và địa điểm thực

hiện các công việc đối với mỗi vụ, việc được

tham gia theo sự phân công của người hướng

dẫn, trong đó nêu rõ về cơ sở pháp lý, cách

thức giải quyết vụ, việc và kiến thức pháp

luật, kỹ năng hành nghề thu nhận được từ quá

trình tham gia giải quyết vụ, việc

1

- Thực tập tại Học viện tư pháp

Tham dự đầy đủ các buổi thực tập tại Học

- Báo cáo thực tập

Tóm tắt nội dung vụ án, vụ việc 0,5

Kết quả thực hiện các yêu cầu/công việc trong

Các kinh nghiệm, bài học qua quá trình thực

tập liên quan đến vụ, việc;

0,5

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TÀO CHUNG NGUỒN

THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

Trang 4

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình

thực tập và đề xuất, kiến nghị

- Phần nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Năng lực, trình độ chuyên môn; 0,25

Kỹ năng hành nghề và khả năng đáp ứng chất

lượng công việc được giao; 0,25

Ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật; 0,25

Việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp của học viên thực tập 0,25

Phần

2:

4 điểm

Phần đánh giá về kiến thức (vấn đáp)

Trình bày và bảo vệ quan điểm về vụ án, vụ

Trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống do giảng

Trang 5

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Phần dành cho giảng viên đánh giá)

thành phần

Điểm đạt được

1 Ý thức, thái độ của học viên trong quá

trình thực tập

Thực hiện đầy đủ nội dung, thời gian và địa

điểm thực hiện các công việc đối với mỗi vụ,

việc được tham gia theo sự phân công của

người hướng dẫn, tham dự đầy đủ các buổi

thực tập tại Học viện Tư pháp, tích cực học

hỏi các kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm nghề

nghiệp

2

2 Hồ sơ Báo cáo thực tập

- Nhật ký thực tập

Đầy đủ nội dung, thời gian và địa điểm thực

hiện các công việc đối với mỗi vụ, việc được

tham gia theo sự phân công của người hướng

dẫn, trong đó nêu rõ về cơ sở pháp lý, cách

thức giải quyết vụ, việc và kiến thức pháp

luật, kỹ năng hành nghề thu nhận được từ quá

trình tham gia giải quyết vụ, việc

2

- Báo cáo thực tập

Tóm tắt nội dung vụ án, vụ việc 0,75

Kết quả thực hiện các yêu cầu/công việc trong

Các kinh nghiệm, bài học qua quá trình thực

tập liên quan đến vụ, việc;

1,5

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TÀO CHUNG NGUỒN

THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

Trang 6

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình

thực tập và đề xuất, kiến nghị

- Phần nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Năng lực, trình độ chuyên môn; 0,5

Kỹ năng hành nghề và khả năng đáp ứng chất

lượng công việc được giao; 0,5

Ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật; 0,5

Việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp của học viên thực tập 0,5

3

- Hình thức hồ sơbáo cáo thực tập

Đầy đủ giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ đúng

quy định về hình thức theo yêu cầu 1

TỔNG ĐIỂM

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023

Giảng viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VKSND Viện Kiểm sát nhân dân

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực tập từ ngày đến ngày, tôi đã được nghe tổng quan

về quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sởvật chất và hoạt động của Tòa án Nhân dân thành phố TĐ, Thành phố Hồ ChíMinh

Qua đó đã giúp tôi được tiếp cận với thực tế, học được nhiều kiến thức vànghiệp vụ của ngành Tòa án cũng như vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán trongviệc giải quyết các vụ án nói riêng cũng như chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nóichung Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thànhvới Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộcsống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác

Để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán,tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tòa án Nhân dân thành phố TĐ, Thành phố

Hồ Chí Minh và toàn thể anh, chị Thẩm phán, thư ký đang công tác tại Tòa ánNhân dân thành phố TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điềukiện để tôi hoàn thành tốt công việc trong suốt thời gian thực tập

Trang 9

PHẦN I:

CHỨC NĂNG VÀ QUYỀN HẠN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

I Chức năng của Toà án nhân dân:

Điều 102 Hiến pháp năm 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dânnăm 2014 quy định:

- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp

- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thànhvới Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộcsống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác

Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổchức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnhchấp hành

Hệ thống Toà án nhân dân:

Nhà nước bảo đảm chế độ 02 cấp xét xử gồm sơ thẩm và phúc thẩm (Điều

6 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014)

Theo Điều 3 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, hệ thống Toà ánnhân dân hiện nay của nước ta bao gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân cấp cao;

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tươngđương;

- Toà án quân sự Điều 50 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, tổchức Tòa án quân sự gồm: Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu

và tương đương; Tòa án quân sự khu vực

Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm vụ việc theo quy địnhcủa pháp luật và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 44 Luật

Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014)

III Nhiệm vụ và Quyền hạn của Toà án nhân dân

Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định: Khi thực hiệnnhiệm vụ xét xử, Toà án nhân dân có các quyền sau đây:

3.1 Giải quyết các vụ án Hình sự:

a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụngcủa Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạmđình chỉ vụ án;

b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quanđiều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can,

Trang 10

bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung;yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh,thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày vềcác vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu pháthiện có việc bỏ lọt tội phạm;

e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật

Tố tụng hình sự

3.2 Giải quyết các vụ việc về Dân sự:

Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân

sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thựchiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng

3.3 Giải quyết các vụ án Hành chính:

Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước

và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền conngười, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật

3.4 Quy trình xử lý Thi hành án:

Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạmđình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích,miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thựchiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Hình sự, Luật thi hành án hình

sự, Luật thi hành án dân sự

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lýhành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định củaLuật xử lý vi phạm hành chính

3.5 Các quyền hạn khác:

Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan

có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái vớiHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,

tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý vănbản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giảiquyết vụ án

Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử

Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật

PHẦN II:

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN CỦA THẨM PHÁN

TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM

Toà án nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng Nhà nước thông qua Toà án

để thực hiện quyền tư pháp của mình Chính bằng hoạt động xét xử, TAND giáo

Trang 11

dục công dân trung thành với Tổ chức, tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng vàchống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân.

I Kỹ năng của thẩm phán trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự sơ thẩm

Ngoài chức năng chính là xét xử vụ án, tại phiên toà HĐXX còn có thẩmquyền ra Quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện Kiểm sát (VKS) khởi tố vụ

án Khoản 4 Điều 153 BLTTHS năm 2015 quy định “Hội đồng xét xử ra Quyếtđịnh khởi tố hoặc yêu cầu Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xửtại phiên toà mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”

1 Phát hiện tội mới, người phạm tội tại phiên toà:

Trong trường hợp HĐXX phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm tại phiên tòa mà

có đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng, đủ yếu tố cấuthành tội phạm thì HĐXX ra Quyết định khởi tố vụ án ngay tại phiên tòa Khi đó,HĐXX ra Quyết định khởi tố vụ án không ra Quyết định khởi tố bị can Căn cứĐiều 36, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 162, Điều 179, Điều 180 BLTTHS năm

2015, Cơ quan điều tra (CQĐT) các cấp, VKS, các cơ quan khác được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, như: Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển,

Bộ đội biên phòng và một số cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân độinhân dân có quyền khởi tố bị can HĐXX không được khởi tố bị can

Đối với HĐXX sơ thẩm, qua việc xét xử tại phiên tòa Thẩm phán thấy cóviệc bỏ lọt tội phạm và có đủ căn cứ để khẳng định hành vi của đối tượng có dấuhiệu phạm tội thì HĐXX sẽ ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết địnhyêu cầu điều tra bổ sung (căn cứ khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015) khi “b)

Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà VKS đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vikhác mà BLHS quy định là tội phạm; c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạmkhác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liênquan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can” HĐXX trả hồ sơđiều tra bổ sung một lần tại phiên toà

2 Trình tự, thủ tục Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa hoặcyêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự:

HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ ánhình sự sau khi đã tiến hành các trình tự giải quyết vụ án tại phiên tòa, tức là raQuyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án sau khi HĐXX đã thảoluận và biểu quyết tại phòng nghị án Quyết định khởi tố vụ án hình sự của HĐXXphải được lập thành văn bản, trong trường hợp HĐXX yêu cầu VKS khởi tố vụ ánthì việc yêu cầu khởi tố của HĐXX được nêu trong nội dung, quyết định của bản

án mà không phải lập thành văn bản riêng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 154 BLTTHS năm 2015: Trường hợpHĐXX yêu cầu VKS khởi tố vụ án, VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình

sự thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định khởi tố, VKS phải gửi quyếtđịnh đó đến CQĐT có thẩm quyền để tiến hành điều tra, nếu VKS quyết địnhkhông khởi tố vụ án thì phải có văn bản thông báo cho Tòa án đã xét xử biết

Trang 12

Trong trường hợp tại phiên tòa, HĐXX xét thấy có đầy đủ căn cứ chứng minhhành vi phạm tội của đối tượng, HĐXX ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự vàtrong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố, Tòa án phải gửi Quyết định

đó kèm theo tài liệu liên quan đến VKS cùng cấp Tuy nhiên, trong trường hợpQuyết định khởi tố vụ án hình sự của HĐXX không có căn cứ thì VKS có quyềnkháng nghị lên Tòa án trên một cấp (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS)

II Kỹ năng của Thẩm phán trong thời gian chuẩn bị xét xử vụ án hình sự

Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bắt đầu từ việc Tòa án nhận hồ sơ

và thụ lý vụ án do VKS chuyển sang Toà án sẽ nhận toàn bộ hồ sơ gốc của vụ ánhình sự, kèm Quyết định truy tố và bản Cáo trạng Cán bộ được phân công nhận

hồ sơ vụ án phải kiểm tra kỹ bảng kê danh mục hồ sơ kèm các tài liệu, vật chứngđính kèm, nếu không đầy đủ so với bảng kê thì chưa nhận hồ sơ vụ án (hoặc đềnghị VKS bổ sung đầy đủ trước khi thụ lý)

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản Cáo trạng, Tòa án phảivào sổ thụ lý vụ án Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa

án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán tiến hành các công việc để chuẩn bịxét xử vụ án, bao gồm: Nghiên cứu hồ sơ, ra một trong các Quyết định theo khoản

1 Điều 277 BLTTHS năm 2015, chuẩn bị kế hoạch điều khiển phiên tòa, kế hoạchxét hỏi, mời hội thẩm nhân dân, dự thảo bản án và thực hiện các công việc khácchuẩn bị cho việc mở phiên tòa

1 Nghiên cứu hồ sơ:

Trong quá trình giải quyết vụ án, các thông tin về vụ án được thu thập, ghilại bằng hình thức văn bản, sơ đồ, bản ảnh, băng đĩa ghi hình, ghi âm theo trình tự,thủ tục do BLTTHS quy định Các văn bản, tài liệu đó được tập hợp và sắp xếptheo thứ tự hợp lý trong hồ sơ vụ án Trong quá trình khởi tố, điều tra, tài liệu củaCQĐT hoặc do VKS thu thập đều phải đưa vào hồ sơ vụ án theo đúng trình tự tốtụng Sau khi kết thúc điều tra, các tài liệu trong hồ sơ vụ án do CQCSĐT thốngnhất đánh số thứ tự (bút lục) một lần Khi vụ án chuyển sang giai đoạn truy tố, saukhi đã nhận hồ sơ vụ án, những tài liệu do VKS thu thập ở giai đoạn này phải đượcđưa vào hồ sơ vụ án và đánh số thứ tự tiếp theo số hồ sơ do CQCSĐT chuyểnsang; không được thay đổi thứ tự hồ sơ vụ án Tương tự, sau khi thụ lý vụ án,Thẩm phán đánh số bút lục tiếp theo đối với các tài liệu mới bổ sung Như vậy, có

03 cơ quan cùng lưu hồ sơ vụ án gồm Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát vàToà án; tuy nhiên chỉ có Toà án là cơ quan lưu trữ hồ sơ gốc của vụ án để phục vụviệc xét xử

Các nhóm tài liệu thường gặp trong hồ sơ vụ án bao gồm:

- Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

- Các văn bản về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;

- Các tài liệu về kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,thực nghiệm điều tra, khám xét, thu giữ, kê biên tài sản;

Trang 13

- Các tài liệu về giám định, định giá tài sản;

- Các tài liệu về lời khai của những người tham gia tố tụng;

- Các tài liệu về nhân thân bị can, bị hại;

- Các tài liệu về đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ, tạm đình chỉ vụán;

- Tài liệu kết thúc điều tra (Kết luận điều tra vụ án; Biên bản giao nhận Kếtluận điều tra cho bị can; Thông báo kết quả điều tra cho đương sự; Thống kê tàiliệu có trong hồ sơ; và Biên bản giao nhận hồ sơ giữa CQCSĐT và VKS)

- Các tài liệu về truy tố (các tài liệu bổ sung của VKS; Cáo trạng; Biên bảngiao nhận Cáo trạng; Biên bản giao nhận hồ sơ giữa VKS và Tòa án)

- Tài liệu bổ sung sau khi Tòa án thụ lý vụ án (nếu có)

Ngoài ra, trong trường hợp Tòa án cấp trên hủy bản án để điều tra lại hoặcxét xử lại thì hồ sơ vụ án bao gồm toàn bộ hồ sơ đã xét xử sơ thẩm (lần 1); các tàiliệu phát sinh sau khi xét xử sơ thẩm (như kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại, bản

án, biên bản phiên toà của cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm )

Nghiên cứu toàn diện, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ của vụ án; và cần ghichép kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án để tiện cho việc xem lại

1.1 Kiểm tra hồ sơ vụ án hình sự:

Thẩm phán đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ với bảng kê danh mụccác tài liệu có trong hồ sơ để đảm bảo đủ số bút lục và đầy đủ các tài liệu đã liệt

kê, thông thường theo trình tự tố tụng, cụ thể như sau:

- Bảng mục lục hồ sơ vụ án để nắm sơ bộ hồ sơ

- Kiểm tra thống kê tài liệu trong hồ sơ

- Tài liệu về tin báo, tố giác tội phạm

- Biên bản tiếp nhận người tố giác tội phạm; Xác minh việc khởi tố

- Đề xuất, báo cáo nội dung vụ việc lên Lãnh đạo CQCSĐT

- Khởi tố vụ án; Khởi tố bị can (được VKS phê chuẩn)

- Tài liệu của giai đoạn điều tra (lấy lời khai, khám nghiệm, giám định, địnhgiá, thời hạn tạm giam, tạm giữ và Lệnh bắt, lệnh tạm giam liên quan, …)

- Kết luận Điều tra của CQĐT

- VKS nghiên cứu để ra Quyết định truy tố kèm bản Cáo trạng

- Toà nhận hồ sơ; Kiểm tra bút lục hồ sơ, bảo quản hồ sơ; xem đã có đủQuyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị cáo, Kết luận điều tra, Cáo trạng

có thống nhất về tội danh truy tố, địa điểm xảy ra vụ án, thông tin nhân thân bịcáo; Kiểm tra biên bản thu giữ vật chứng, bắt người quả tang, trao trả tài sản, cácbiên bản khác Nếu thiếu 01 biên bản nào thì Toà không nhận hồ sơ Hiện nay cácphiên toà xét xử trực tuyến sẽ được Toà án, VKS, CQĐT, nhà tạm giữ, tạm giam

sẽ phối hợp, thống nhất, phân loại vụ án, các vụ án như nhiều bị cáo cùng bị tạmgiữ, bị hại ở xa hoặc phiên toà mã số hoá ngày càng được áp dụng để giảm tải việc

di chuyển bị cáo, đưa vật chứng ra phiên toà, người tham gia phiên toà khác khôngthể đến tham gia vì lý do khách quan

- Xác định tội danh và điều khoản BLHS mà bị cáo bị truy tố để chuẩn bị

Trang 14

thời hạn chuẩn bị xét xử và kế hoạch giải quyết vụ án trong thời hạn phù hợp vớiquy định của pháp luật Tương ứng với từng tội danh khác nhau theo Điều 9BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thời gian chuẩn bị xét xử khác nhau theokhoản 1 Điều 277 BLTTHS năm 2015, cụ thể kể từ ngày thụ lý vụ án gồm:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng: trong thời hạn 30 ngày

+ Tội phạm nghiêm trọng: trong thời hạn 45 ngày

+ Tội phạm rất nghiêm trọng: trong thời hạn 02 tháng

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: trong thời hạn 03 tháng

1.2 Nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự

Khi nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ vụ án, Thẩm phán còn kiểm tra,đánh giá xem tài liệu được thu thập trong hồ sơ có thỏa mãn các thuộc tính củachứng cứ gồm tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp hay không Đối vớimỗi tài liệu trong hồ sơ vụ án, khi nghiên cứu Thẩm phán cần đánh giá về mặt tốtụng và về mặt nội dung

1 Về mặt tố tụng, Thẩm phán kiểm tra xem tài liệu có được thu thập cóđúng với quy định trong BLTTHS hay không Thông thường, Thẩm phán có thểkiểm tra về một số vấn đề để phát hiện tài liệu được thu thập có vi phạm thủ tục tốtụng hay không:

- Thời gian, thời hạn tiến hành hoạt động điều tra, lưu ý về thời gian lấy lờikhai, hỏi cung

- Chủ thể tiến hành hoạt động điều tra có đúng thẩm quyền theo quy địnhcủa BLTTHS hay không

- Trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động điều tra, lưu ý ban hành các quyếtđịnh, lệnh đúng thời hạn

- Thành phần tham gia hoạt động tố tụng

- Hình thức văn bản tố tụng Theo Điều 132 BLTTHS năm 2015, văn bản tốtụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, cáo trạng, bản án và các vănbản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất Đối vớibiên bản, khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất vàđảm bảo các nội dung theo quy định tại Điều 133 BLTTHS năm 2015

2 Về mặt nội dung, khi nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ vụ án, Thẩmphán phải làm rõ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy địnhtại Điều 85 BLTTHS năm 2015, bao gồm:

Làm gì xảy ra hành vi phạm tội xảy ra, thời gian, địa điểm và những chi tiếtkhác của hành vi phạm tội Việc chứng minh vấn đề này cho phép khẳng địnhhành vi phạm tội có xảy ra trên thực tế hay không Các tình tiết liên quan đến hành

vi phạm tội như thời gian, địa điểm, diễn biến, công cụ, phương tiện phạm tội nhưthế nào Đây là những dấu hiệu thuộc khách thể và mặt khách quan của tội phạm

Chủ thể ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do

cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơphạm tội Tiếp đó, cần chứng minh là lỗi vô ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệmhình sự hay không; xét người thực hiện hành vi phạm tội có là chủ thể đặc biệt

Trang 15

Đây là những yếu tố về chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm, có ý nghĩa trongviệc xác định người đã thực hiện hành vi vi phạm với trách nhiệm hình sự haykhông.

Xác định được hành vi phạm tội và người phạm tội, tổng hợp các tình tiết

có ý nghĩa quyết định hình phạt đối với bị cáo như các tình tiết giảm nhẹ, tăngnặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51 và Điều 52 BLHS năm 2015; haynhững tình tiết đó định khung định tội, xét về nhân thân của bị can, bị cáo Tínhchất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là vấn đề cần được chứngminh vì tùy từng vụ án mà đây sẽ là tình tiết có ý nghĩa định tội, định khung hìnhphạt, quyết định mức hình phạt và hoặc nhằm giải quyết vấn đề dân sự trong vụ

án Việc làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội một mặt nhằm cân nhắc xử lýphù hợp với bị cáo, mặt khác giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa ranhững kiến nghị, yêu cầu để loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phòngngừa tội phạm

Đối với tình tiết tăng nặng: Thẩm phán cần phân biệt rõ giữa tình tiết tăngnặng và tình tiết định khung tội phạm, trên cơ sở kiểm tra hành vi phạm tội đó cóthuộc loại tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm hay không, đã được xoá án tích haychưa

Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễntrách nhiệm hình sự, miễn hình phạt như quy định tại chương IV, từ Điều 20 đếnĐiều 26 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Đó có thể là sự kiện bất ngờ, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình

sự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ ngườiphạm tội, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật

và công nghệ, thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Những yêu tố xét miễn trách nhiệm hình sự như:

- Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gâynguy hiểm cho xã hội;

- Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần hiệu quả vào việc pháthiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tộiphạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừanhận;

- Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do

vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản củangười khác và được bị hại hoặc người đại diện của bị hại tự nguyện hòa giải và đềnghị miễn trách nhiệm hình sự

- Những trường hợp miễn hình phạt như bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ trởlên theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, bị cáo phạm tội lần đầu, làngười giúp sức trong vụ án, là đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể màđáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hìnhsự

* Kỹ năng nghiên cứu từng loại tài liệu trong hồ sơ cụ thể như sau:

Trang 16

- Nghiên cứu Cáo trạng: Giới hạn xét xử của Tòa án được xác định trên cơ

sở nội dung truy tố của VKS, trừ trường phát hiện bỏ lọt tội phạm Theo Điều 298BLTTHS năm 2015, Tòa án xét xử bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKStruy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử Cáo trạng và Quyết định truy

tố (đối với thủ tục rút gọn) là tài liệu mà Thẩm phán bắt buộc phải nghiên cứu đểxác định nội dung vụ án, làm rõ giới hạn xét xử của Tòa án Khi nghiên cứu Cáotrạng, Thẩm phán cần lưu ý các nội dung sau đây:

+ Sự việc phạm tội đã xảy ra: Thời gian, địa điểm, diễn biến, hành vi cụ thể,vai trò của từng bị can trong trường hợp vụ án có nhiều bị can Qua việc nghiêncứu Cáo trạng, Thẩm phán sẽ xác định được nội dung cơ bản của vụ án (theo quanđiểm của VKS), số lượng bị can, bị hại; hành vi phạm tội cụ thể của từng bị can

+ Các chứng cứ mà VKS viện dẫn để chứng minh tội phạm và người phạmtội Trong Cáo trạng, khi trình bày sự việc phạm tội, VKS sẽ viện dẫn các chứng

cứ trong hồ sơ vụ án (tên tài liệu, số bút lục) để chứng minh cho từng nội dung;theo đó Thẩm phán cần ghi chú để lưu ý khi nghiên cứu các tài liệu tương ứngxem có phù hợp với nội dung truy tố hay không

+ Quan điểm truy tố của VKS đối với các bị can trong vụ án Quan điểmtruy tố của VKS trong Cáo trạng chính là căn cứ để Tòa án xác định giới hạn xét

xử Theo đó: (i) Tòa án xét xử đối với các bị can mà VKS truy tố, những người tuy

có thực hiện một số hành vi được nêu trong nội dung vụ án nhưng không bị VKStruy tố thì Tòa án không được đưa ra xét xử; (ii) Tòa án xét xử đối với các hành vi

bị truy tố, một bị can thực hiện nhiều hành vi nhưng VKS chỉ truy tố đối với mộthành vi thì Tòa án sẽ không xét xử đối với các hành vi khác không bị truy tố; (ii)Tòa án xét xử theo tội danh mà VKS truy tố Tòa án có thể xét xử bị cáo theokhoản khác với khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tộikhác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố

+ Các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng, các tình tiết giảm nhẹ, tăngnặng trách nhiệm hình sự đối với bị can Đây là các tình tiết được nêu và phân tíchtrong Cáo trạng như việc bị can phạm tội có tính chất côn đồ; phạm tội đối với trẻem; các tình tiết về nhân thân thể hiện bị can có thành tích trong lao động, sản xuất

đã được tặng bằng khen

+ Mức độ thiệt hại và yêu cầu cụ thể về bồi thường thiệt hại (nếu có) Khinghiên cứu Cáo trạng, Thẩm phán cần làm rõ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ranhư thế nào, việc xác định thiệt hại căn cứ vào đầu (ví dụ: Lời khai của bị hại; kếtluận định giá tài sản ); việc bồi thường thiệt hại đã được tiến hành trong giai đoạnđiều tra, truy tố (nếu có) như thế nào; yêu cầu bồi thường thiệt hại cụ thể củanhững người tham gia tố tụng

Thẩm phán kiểm tra biên bản giao nhận Cáo trạng cho bị can, bị hại vànhững người tham gia tố tụng khác Thẩm phán cần lưu ý ý kiến của bị can về nộidung Cáo trạng, bị can có đưa ra chứng cứ gì để gỡ tội một phần hay toàn bộ nộidung Quyết định truy tố hay không; bị can có yêu cầu mời người bào chữa khi xét

xử hoặc thuộc trường hợp phải có người bào chữa

Trang 17

Nghiên cứu bản Kết luận điều tra: Khi kết thúc điều tra, CQĐT phải ra bảnKết luận điều tra theo Điều 232 BLTTHS năm 2015 Trong trường hợp đề nghịtruy tố, bản kết luận điều tra ghi rõ:

- Diễn biến hành vi phạm tội, chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bịcan, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành viphạm tội gây ra;

- Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡngchế;

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thâncủa bị can;

- Việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng;

- Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ýnghĩa đối với vụ án;

- Lý do và căn cứ đề nghị truy tố;

- Tội danh, điều, khoản, điểm của BLHS được áp dụng;

- Những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án

Khi nghiên cứu Kết luận điều tra, Thẩm phán cần lưu ý một số nội dungnhư sau:

+ Điểm khác biệt giữa Kết luận điều tra và Cáo trạng về nội dung vụ án; lý

do của sự khác biệt giữa Kết luận điều tra và Cáo trạng về các vấn đề này

+ Các chứng cứ được CQĐT viện dẫn để làm rõ nội dung vụ án

+ Quan điểm của CQĐT về hướng giải quyết vụ án: Đề nghị truy tố bị cannào, về hành vi gì, theo tội danh và điều, khoản nào của BLHS Quan điểm củaCQĐT có điểm gì khác biệt với quan điểm truy tố của VKS hay không, lý do của

sự khác biệt này là gì

3 Nghiên cứu lời khai của những người tham gia tố tụng: Thể hiện tại biênbản hỏi cung, biên bản ghi lời khai Thẩm phán cần nghiên cứu kỹ lưỡng các biênbản này và lưu ý những vấn đề về tố tụng như thời gian hỏi cung, lấy lời khai; việcgiải thích quyền và nghĩa vụ cho người tham gia tố tụng trong lần hỏi cung, lấy lờikhai đầu tiên; việc tham gia hỏi cung của người đại diện hợp pháp, người bào chữacủa bị can, bị hại dưới 18 tuổi; việc đọc lại biên bản hỏi cung, lấy lời khai chongười tham gia tố tụng nghe; việc ký xác nhận của người được hỏi cung, lấy lờikhai (ký đầy đủ các trang), ngoài chữ ký họ có ghi thêm ý kiến gì hay không Nộidung và hình thức biên bản thực hiện theo Điều 133, Điều 178, Điều 188 BLTTHSnăm 2015

4 Nghiên cứu lời khai của bị can: Lời khai của bị can có thể được thể hiệntrong bản tường trình, bản kiểm điểm, bản tự khai; biên bản hỏi cung; biên bản đốichất Thông thường lời khai ban đầu của bị can thể hiện tính trung thực nhất dochưa chuẩn bị tâm lý đối phó, do đó Thẩm phán cần tập trung vào lời khai này,nhưng đây cũng là lúc hoảng sợ có khai mang nên cần lưu ý Khi nghiên cứu lờikhai của bị can, Thẩm phán cần lưu ý làm rõ bị can nhận tội hay không

Nếu bị can nhận tội thì diễn biến hành vi phạm tội theo lời khai của bị can

Trang 18

như thế nào, xét mâu thuẫn, không đồng nhất với chứng cứ, tài liệu được thu thập.Hành vi được nêu trong Cáo trạng và Kết luận điều tra hay không có mâu thuẫnvới lời khai không, xác định mối quan hệ giữa bị can với bị hại để xác định mốiquan hệ nhân quả, với những người tố tụng khác để xác định lời khai về sự việc đó

về độ chính xác; nguyên nhân, động cơ, mục đích của việc thực hiện hành vi phạmtội, sự ăn năn hối cải của bị can như thế nào Về các tình tiết này, Thẩm phán cầnđối chiếu giữa các tài liệu ghi lời khai của bị can xem bị can có thay đổi lời khaitrong quá trình khai báo hay không, thay đổi như thế nào, bị can lý giải như thếnào về sự thay đổi lời khai

Nếu bị can không nhận tội, Thẩm phán nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can

để nắm được các lý lẽ, chứng cứ mà bị can đưa ra để bào chữa cho mình, đặc biệtlưu ý chứng cứ, lý lẽ mà bị can đưa ra liên quan đến người tham gia tố tụng nàotrong vụ án để làm rõ khi nghiên cứu lời khai của những người này trong hồ sơ vụán

Khi nghiên cứu lời khai bị can, Thẩm phán nên đọc các bản tường trình,biên bản hỏi cung theo thứ tự thời gian và ghi chú: Hành vi nào bị can đã thừanhận được ghi trong Cáo trạng (ghi rõ thể hiện tại biên bản nào, ngày bao nhiêu,bút lục nào); Hành vi nào bản Cáo trạng nêu nhưng bị can không thừa nhận; các lý

lẽ bào chữa của bị can chứng minh mình không thực hiện hành vi đó; Hành vi nàoban đầu bị can nhận tội nhưng sau đó không nhận tội; Động cơ, nguyên nhân, điềukiện phạm tội; Các tình tiết về nhân thân của bị can; Các tình tiết tăng nặng, giảmnhẹ trách nhiệm hình sự của bị can Nội dung và hình thức biên bản thực hiện theoĐiều 133, Điều 178, Điều 183 và Điều 184 BLTTHS năm 2015

5 Nghiên cứu lời khai của bị hại, người đại diện hợp pháp của họ: Thẩmphán cần lưu tâm mối quan hệ giữa bị can và bị hại; hành vi của bị hại; những thiệthại do hành vi phạm tội gây ra đối với bị hại và gia đình của họ; yêu cầu của bị hạiđối với việc giải quyết vụ án về hình sự và dân sự Nội dung và hình thức biên bảnthực hiện theo Điều 133, Điều 178, Điều 188 BLTTHS năm 2015

6 Nghiên cứu lời khai của nguyên đơn dân sự, bị dơn dân sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự: Thông thường lời khai của họliên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền và lợi ích trong vụ án bị xâmphạm, từ đó giúp Thẩm phán giải quyết vấn đề dân sự Nội dung và hình thức biênbản thực hiện theo Điều 133, Điều 178, Điều 188 BLTTHS năm 2015

7 Nghiên cứu lời khai của nhân chứng và người làm chứng: Nhân chứng làngười chứng kiến vụ việc, hoặc biết được các tình tiết khách quan của vụ án; do đócác lời khai của nhân chứng cần đảm bảo khách quan, trung thực Do đó, Thẩmphán cần lưu ý đến mối quan hệ của người làm chứng, nhân chứng với bị can, bịhại và những người tham gia tố tụng khác Nội dung và hình thức biên bản thựchiện theo Điều 133, Điều 178, Điều 186 và Điều 187 BLTTHS năm 2015

8 Nghiên cứu biên bản đối chất: Thẩm phán cần làm rõ việc đối chất giữanhững người tham gia tố tụng nào, lời khai của họ mâu thuẫn như thế nào, lý docủa sự mâu thuẫn Nội dung và hình thức biên bản thực hiện theo Điều 133, Điều

Trang 19

178, và Điều 189 BLTTHS năm 2015.

9 Nghiên cứu biên bản khám xét, biên bản khám nghiệm hiện trường,khám nghiệm tử thi, thu thập vật chứng, biên bản nhận dạng, biên bản thựcnghiệm điều tra: Thẩm phán đánh giá tính hợp pháp của hoạt động tố tụng có tuânthủ BLTTHS hay không Đối với hoạt động thu thập vật chứng, Thẩm phán cầnchú ý tới địa điểm và cách thức thu thập vật chứng, các đặc điểm riêng của vậtchứng, quá trình thu thập vật chứng (tại đâu, ai giao nộp, thông qua hoạt động tốtụng nào, ai tiến hành) Nội dung và hình thức biên bản thực hiện theo Điều 133,Điều 178, và từ Điều 201 đến Điều 204 BLTTHS năm 2015

10 Nghiên cứu Kết luận giám định: Thẩm phán cần xem xét điều kiện để raKết luận giám định có đúng không (số lượng, chất lượng, tài liệu, mẫu vật gửigiám định, việc niêm phong, mở niêm phong, ai thực hiện…); phương pháp giámđịnh, thủ tục trưng cầu giám định; kết quả giám định cụ thể

11 Nghiên cứu tài liệu về nhân thân của bị can, bị hại: Thẩm phán cần đọc

lý lịch bị can, danh bản, chỉ bản, căn cước can phạm để hiểu về nhân thân của họ.Chú ý ghi lại những điểm có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án như tuổi của bịcan (đặc biệt là trường hợp có sự “giáp ranh” giữa đủ 14 tuổi và chưa đủ 14 tuổi,

đủ 16 tuổi và dưới 16 tuổi; đủ 18 tuổi và dưới 18 tuổi; bị can là người già); tiền án,tiền sự của bị can (bị can có tiền án, tiền sự hay không; nếu có tiền án thì đã đượcxóa án tích hay chưa); các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như hoàn cảnhgia đình bị can, thành tích của bị can

Đối với tài liệu về nhân thân bị hại, Thẩm phán cần đặc biệt lưu ý nhữngđặc điểm về nhân thân của bị hại có ý nghĩa định tội, định khung hình phạt hoặcquyết định hình phạt với bị cáo như bị hại là trẻ sơ sinh, trẻ em; bị hại là người lệthuộc vào bị can hoặc là người bị can có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng

12 Đối với pháp nhân phạm tội: Nghiên cứu các tài liệu về pháp nhânthương mại và hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại bị truy tố Thẩm phánnghiên cứu các tài liệu về pháp nhân thương mại như Giấy đăng ký doanh nghiệp(lần đầu và các lần thay đổi), các loại giấy phép kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp,ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật Thẩm phán kiểm tra nhằmlàm rõ hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại đã đủ điều kiện bị truy cứutrách nhiệm hình sự hay chưa, căn cứ Điều 75 BLHS năm 2015

Việc Thẩm phán ra quyết định nào phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu hồ sơ

vụ án và những diễn biến mới trong thời hạn chuẩn bị xét xử Các kỹ năng cụ thể

Trang 20

đối với từng loại quyết định như sau.

2.1 Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biệnpháp cưỡng chế

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán phải kiểm tra các tài liệu

về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế xem bị can có đang bịVKS áp dụng biện pháp nào không Trường hợp thấy việc áp dụng biện pháp ngănchặn, biện pháp cưỡng chế không còn cần thiết nữa, Thẩm phán được phân công

có quyền quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡngchế Nếu bị can đang bị tạm giam mà thấy việc tạm giam không còn cần thiết (vídụ: Bị can đủ điều kiện xét không tiếp tục tạm giam, bị can được hủy bỏ biện pháptạm giam hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn khác như bị bệnh hiểm nghèo, ),Thẩm phán đề xuất để Chánh án, Phó Chánh án huỷ bỏ biện pháp tạm giam hoặcthay đổi biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn như cấm đi khỏi nơi cư trú

Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố các cơ quan tiến hành tố tụng không ápdụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, nhưng đến khi chuẩn bị xét xửthấy cần áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế thì Thẩm phán có thểquyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế phù hợp; riêng biệnpháp tạm giam, Thẩm phán báo cáo căn cứ áp dụng để Chánh án, Phó Chánh ánTòa án quyết định áp dụng biện pháp này

Trong Lệnh tạm giam, cần đặc biệt lưu ý thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét

xử không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277BLTTHS năm 2015; thời hạn tạm giam cần được ấn định cụ thể từ ngày, tháng,năm nào đến ngày, tháng, năm nào, không ghi chung chung là “bằng thời hạnchuẩn bị xét xử”

2.2 Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 280 BLTTHS năm 2015, Thẩmphán Chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; VKS

có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung Việc trả

hồ sơ để điều tra được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau:

- Thứ nhất, khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn

đề quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa

Đó là những vấn đề mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minhtrong vụ án hình sự, bao gồm:

+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tìnhtiết khác của hành vi phạm tội

+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ýhay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội

+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bịcáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo

+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội

+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn

Trang 21

trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Như vậy, khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán cần xác định đồng thời các nộidung: (i) hồ sơ vụ án có thiếu chứng cứ hay không, chứng cứ còn thiếu có phải làquan trọng hay không; (ii) chứng cứ còn thiếu có thể bổ sung làm rõ tại phiên tòahay không; và (iii) nếu trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì có thể thu thập được chứng

cứ còn thiếu hay không

- Thứ hai, khi có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà VKS đã truy tố, bị cancòn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm, tức bị can phạm nhiềutội nhưng VKS chỉ truy tố một tội hoặc truy tố không đầy đủ

- Thứ ba, có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm hoặc có người khác thựchiện hành vi phạm tội liên quan đến vụ án mà chưa bị khởi tố; tức bỏ lọt tội phạm

- Thứ tư, việc khởi tố, điều tra, truy tố có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tốtụng Tức là trong quá trình điều tra, truy tố, cơ quan tiến hành tố tụng, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, khôngđầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, đã xâm hại nghiêm trọng đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việcxác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án Khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩmphán cần nghiên cứu kỹ về mặt tố tụng để xác định các hoạt động điều tra, truy tố

có vi phạm thủ tục tố tụng hay không; nếu có vi phạm thì vi phạm đó có phải là viphạm nghiêm trọng hay không để quyết định có cần trả hồ sơ để yêu cầu điều tra

bổ sung hay không

Theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015, thì Thẩm phánchủ tọa phiên tòa chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần, và HĐXX chỉ trả hồ sơ

để điều tra bổ sung một lần Do đó, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu

kỹ hồ sơ vụ án để phát hiện hết những vấn đề cần điều tra bổ sung Thẩm phán cầntận dụng thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án; việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung (nếucó) nên tiến hành ở thời điểm cuối của thời hạn chuẩn bị xét xử

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được soạn theo Mẫu số 30-HS (đốivới Thẩm phán) và Biểu mẫu số 33-HS (đối với HĐXX) ban hành kèm theo Nghịquyết số 05/2017/NQ-HĐTP của TANDTC Thẩm phán cần lưu ý một số nội dung

cơ bản trong Quyết định như sau:

- Căn cứ ban hành quyết định cần ghi cụ thể theo điểm nào của khoản 1Điều 280 BLTTHS năm 2015

- Phần yêu cầu điều tra bổ sung cần ghi cụ thể yêu cầu điều tra bổ sung vềvấn đề gì, yêu cầu khắc phục vi phạm thủ tục tố nào, tránh ghi chung chung “đểđiều tra bổ sung theo quy định của pháp luật”

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được gửi cho VKS kèm theo hồ sơ

vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định Nếu kết quả điều tra bổsung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì VKS ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báocho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định Nếu kết quả điềutra bổ sung dẫn đến kết quả phải thay đổi Quyết định truy tố thì VKS ban hành bảnCáo trạng mới thay thế bản Cáo trạng trước đó Trong trường hợp này, bản Cáo

Trang 22

trạng cũ phải được lưu trong hồ sơ vụ án Trong trường hợp VKS không bổ sungđược những vấn đề mà Tòa án yêu cầu, giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa ánvẫn tiến hành xét xử vụ án.

2.3 Quyết định tạm đình chỉ vụ án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 281 BLTTHS năm 2015, Thẩm phán Chủtọa phiên tòa ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ sauđây:

- Thứ nhất, có kết luận giám định tư pháp xác định bị can, bị cáo bị tâmthần hoặc bị bệnh hiểm nghèo Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án ngay saukhi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can, bị cáo bị tâm thần hoặc bị bệnhhiểm nghèo

- Thứ hai, khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nướcngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn chuẩn bị xét xửmặc dù việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục tiến hànhcho đến khi có kết quả

- Thứ ba, không biết rõ bị can, bị cáo ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét

xử Trường hợp này, Tòa án phải yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã trước Chỉkhi hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà không bắt được bị can thì Tòa án mới ra Quyếtđịnh tạm đình chỉ vụ án

- Thứ tư, chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị Khi kếtthúc thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS năm

2015 mà vẫn chưa có kết quả thì Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ khôngliên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can,

- Thứ hai, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịutrách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyếtđịnh đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác

- Thứ ba, VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa Nếu

Trang 23

so sánh các căn cứ này với căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tạiĐiều 157 BLTTHS năm 2015 thì căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Đièu 282

là không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm không phải lànhững căn cứ mà Tòa án được phép đình chỉ vụ án Vì vậy, nếu sau khi nghiên cứu

hồ sơ, Thẩm phán đánh giá không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấuthành tội phạm thì vẫn quyết định đưa vụ án ra xét xử Qua tranh tụng tại phiêntòa, nếu thấy có đầy đủ chứng cứ chứng minh không có sự việc phạm tội hoặchành vi không cấu thành tội phạm thì Tòa án ra bản án tuyên bị cáo không có tội

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ không liênquan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bịcáo

Quyết định đình chỉ vụ án được biên soạn theo Biểu mẫu số 39-HS (dùngcho Thẩm phán) hoặc Biểu mẫu số 40-HS (dùng cho HĐXX) ban hành kèm theoNghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP của TANDTC

2.5 Quyết định phục hồi vụ án

Phục hồi vụ án là trường hợp Tòa án quyết định tiếp tục việc giải quyết vụ

án mà trước đó đã bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ khi có lý do để hủy bỏ Quyết địnhtạm đình chỉ hoặc Quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu tráchnhiệm Theo Điều 283 BLTTHS năm 2015, Thẩm phán ra Quyết định phục hồi vụ

án trong các trường hợp sau:

- Lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có một trong nhữngcăn cứ: Bị can, bị cáo bị tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo đã được tạm đình chỉ

vụ án nay đã khỏi bệnh; đã có kết quả trưng cầu giám định, định giá tài sản, tươngtrợ tư pháp đối với những vụ án hoặc bị can, bị cáo đã được tạm đình chỉ vụ án; đãbắt được bị can, bị cáo bị truy nã theo yêu cầu của Tòa án trước khi tạm đình chỉ

vụ án đối với họ; đã có kết quả sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạmpháp luật trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủyban thường vụ Quốc hội theo kiến nghị của Tòa án

- Lý do để hủy bỏ Quyết định đình chỉ vụ án khi vụ án được đình chỉ theoyêu cầu của bị hại quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 nhưng sau

đó phát hiện căn cứ cho rằng, bị hại đã rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ

do bị ép buộc, cưỡng bức

- Vụ án được đình chỉ khi có một trong những căn cứ sau đây nhưng xuấthiện lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án: Người thực hiện hành vi nguyhiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạmtội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đãhết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thựchiện hành vi nguy hiêm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối vớingười khác

Đối với vụ án có nhiều bị can cùng được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ nhưngchỉ có lý do hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ đối với một hoặc một số

bị can thì ra quyết định phục hồi vụ án đối với từng bị can, bị cáo

Trang 24

Quyết định phục hồi điều tra được lập theo Biểu mẫu số 41-HS ban hànhkèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HTP của TANDTC.

2.6 Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu thấy các chứng cứ trong vụ án đã đầy

đủ thì Thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo nội dung theo quy địnhtại Điều 255 BLTTHS năm 2015 Ngày ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử

là căn cứ để xác định thời hạn mở phiên toà hình sự sơ thẩm theo khoản 3 Điều

277 BLTTHS năm 2015

Quyết định đưa vụ án ra xét xử được biên soạn theo Biểu mẫu số 20-HSban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP của TANDTC Quyết địnhđưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bàochữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên toà theo Điều 286BLTTHS năm 2015

3 Kỹ năng xác minh, thu thập chứng cứ, bổ sung chứng cứ

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án có quyền xác minh, thu thập, bổsung chứng cứ Các hoạt động xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ vụ án hình sự

do Tòa án thực hiện bao gồm: Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vậtliên quan đến vụ

án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cungcấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (Văn bản yêu cầu theo khoản 2 Điều 132BLTTHS năm 2015); xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa; xemxét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án;trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phảitrưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215BLTTHS năm 2015; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giálại tài sản

Ngay sau khi nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cánhân cung cấp thì Tòa án phải chuyển cho VKS cùng cập cùng với biên bản tiếpnhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật

4 Kỹ năng lập kế hoạch điều khiển phiên toà hình sự sơ thẩm

Kế hoạch điều khiển phiên toà giúp Thẩm phán chủ động trong quá trìnhđiều khiển phiên toà nhằm tránh việc bỏ sót hoặc không đúng thủ tục tố tụng theoquy định của luật tố tụng Kế hoạch phiên toà được lập theo trình tự tiến hànhphiên toà gồm thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục tranh tục tại phiên toà, nghị án vàtuyên án theo quy định từ Mục IV, V, VI BLTTHS năm 2015 Cụ thể như sau:

KẾ HOẠCH ĐIỀU KHIỂN PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM

I THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TOÀ

1 Khai mạc phiên toà (Điều 301 BLTTHS)

- Thẩm phán – chủ toạ và thư ký, kiểm tra thành phần người tiến hành tụng

và người tham gia tố tụng; sự chuẩn bị phòng xử, thiết bị, vật chứng, tài liệu theoQĐXX (nếu có), vị trí ngồi trong trường hợp nhiều bị cáo, người tham gia khác.Trường hợp xét xử trực tuyến thì chuẩn bị phòng xử và kết nối với các điểm cầu.Trường hợp xét xử mã hoá tài liệu, chứng cứ thì phải chuẩn các thiết bị cho phần

Trang 25

và Cáo trạng chưa, trước khi mở phiên toà hơn 10 ngày) (Điều 301 BLTTHS)

- Giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (Điều 301BLTTHS)

- Chủ toạ hỏi ý kiến HĐXX, VKS, Luật sư, bị cáo, bị hại về sự vắng mặtcủa những người được Toà triệu tập Sau đó, HĐXX hội ý để tiếp tục (Điều 91 –

4 Công bố bản án trên cổng thông tin điện tử của TAND tối cao

- Chủ toạ hỏi bị cáo, bị hại có đồng ý đăng toàn văn bản án hay mã hoáthông tin cá nhân

Chủ toạ chuyển sang phần tranh tụng, trước khi chuyển chủ toạ hỏi ý kiếnHĐXX, VKS, Luật sư, bị cáo, bị hại, người tham gia khác về phần thủ tục bắt đầuphiên toà

II THỦ TỤC TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ

II.1 Xét hỏi (Điều 306, từ Điều 307 đến Điều 311 BLTTHS)

- Chủ toạ đề nghị đại diện VKS công bố Cáo trạng (Điều 306 BLTTHS)

- Chủ toạ hỏi bị cáo: Đã nghe rõ cáo trạng chưa? Có giống cáo trạng mà bịcáo đã nhận? Có ý kiến gì không?

- Chủ toạ hỏi bị cáo về nội dung vụ án, nguồn gốc lỗi, mục đích, nhận thứccủa bị cáo đối với hành vi phạm tội, hậu quả gây ra, các vấn đề bồi thường dân sự,

và gia cảnh của bị cáo

- Chủ toạ hỏi bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng(nếu có) về hành vi của bị cáo, hậu quả, lỗi của ai

- Chủ toạ đề nghị HĐXX tiến hành xét hỏi (bị cáo, bị hại, đương sự)

- Chủ toạ đề nghị VKS tiến hành xét hỏi (bị cáo, bị hại, đương sự, ngườilàm chứng)

- Chủ toạ đề nghị Luật sư tiến hành xét hỏi

Trang 26

Chủ toạ chuyển sang phần Tranh luận, trước khi chuyển Chủ toạ hỏi ý kiếnHĐXX, VKS, Luật sư, bị cáo, bị hại về phần xét hỏi không.

II.2 Tranh luận

- Chủ toạ đề nghị VKS bắt đầu Luận tội (Điều 321 BLTTHS)

- Chủ toạ hỏi bị cáo đã nghe rõ bản Luận tội? Có ý kiến tự tranh luận haynhờ luật sư tranh luận?

- Chủ toạ mời Luật sư trình bày bản Luận cứ báo chữa / bảo vệ

- Chủ toạ điều khiển phần tranh luận, đề nghị VKS đối đáp với các ý kiếncủa luật sư và bị cáo (nếu có) (Điều 320, 322 BLTTHS)

- Lưu ý những nội dung đã nêu thì không lặp lại, không tranh luận trùng.Chủ toạ chuyển sang phần Nghị án, trước khi chuyển chủ toạ hỏi ý kiếnVKS, Luật sư còn ý kiến gì tranh luận không

- Chủ toạ đề nghị bị cáo nói lời sau cùng (Điều 324 BLTTHS)

- Chủ toạ giao cho thư ký quản lý phiên toà, giao bị cáo cho lực lượng công

an và hỗ trợ tư pháp để giám sát, HĐXX vào phòng nghị án

- Đề nghị mọi người nghỉ tại chỗ và yêu cầu có mặt để nghe tuyên án

III NGHỊ ÁN (Điều 326 BLTTHS)

- Chỉ có HĐXX vào phòng nghị án làm việc, có biên bản nghị án theo quyđịnh Thư ký và VKS không tham gia nghị án Nghị án là họp kín thảo luận

IV TUYÊN ÁN (Điều 327 BLTTHS)

- HĐXX vào phòng xét xử, mọi người đứng dậy để nghe Chủ toạ tuyên án.Nếu Bản án dài thì sau phần mở đầu, Chủ toạ có thể mời mọi người ngồi xuống,riêng (các) bị cáo đứng nghe tuyên án

5 Kỹ năng dự thảo bản án hình sự sơ thẩm

Toà án ban hành Bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, thể hiện quan điểm của Nhà nước đối với việc xử lý tội phạm, người phạmtội và việc giải quyết các vấn đề khác trong vụ án Bản án được soạn thảo theoBiểu mẫu số 27-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP củaTANDTC Bản án phải có căn cứ, hợp pháp, chính xác, có tính thuyết phục và cóthể thi hành

Cơ cấu bản án gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung vụ án, Phần nhận địnhcủa Toà án (về tố tụng và về nội dung giải quyết vụ án), và Phần Quyết định

(1) Phần mở đầu gồm: Thông tin thành phần HĐXX, những ngườitiến hành tố tụng; Thời gian và địa điểm tiến hành xét xử Tên vụ án theo Thôngbáo thụ lý và Quyết định đưa vụ án ra xét xử Tên bị cáo, thông tin nhân thân bịcáo, bị VKS truy tố về tội gì Bị tam giam hoặc tại ngoại, có mặt hoặc vắng mặt.Danh sách những người tham gia tố tụng

(2) Phần nội dung vụ án: Tóm tắt nội dung vụ án, lời khai của (các) bị cáo,

bị hại, những người tham gia khác

(3) Phần nhận định của Toà án: Nhận định các dấu hiệu tội phạm của bị cáo

đã thực hiện căn cứ tội danh bị VKS truy tố; nhận định về hành vi, mục đích vàđộng cơ phạm tội, mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến xã hội, tình tiết tăng nặng

Trang 27

và tình tiết giảm nhẹ, nhân thân bị cáo; lời khai của bị cáo và những người thamgia tố tụng; tranh luận giữa đại diện VKS với phía bị cáo, người bào chữa vànhững người tham gia tố tụng khác; xử lý vật chứng; giải quyết các vấn đề dân sự;

án phí; kiến nghị khắc phục, phòng, chống tội phạm

(4) Phần Quyết định: Trên cơ sở nhận định, HĐXX áp dụng các quy địnhcủa pháp luật để tuyên bị cáo có phạm tội hay không, tội gì, hình phạt áp dụng làgì; xử lý vật chứng; giải quyết vấn đề dân sự; án phí; quyền kháng cáo, khángnghị; nghĩa vụ thi hành án

6 Kỹ năng giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, khi có những yêu cầu, đề nghị thì Thẩmphán Chủ tọa phiên tòa trực tiếp giải quyết những yêu cầu, đề nghị sau đây: Yêucầu về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; Triệu tập người làm chứng, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; Đề nghị

về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp tạm giam), biện phápcưỡng chế; Đề nghị về việc xét xử công khai hoặc xét xử kín (thông thường Thẩmphán chấp nhận xét xử kín đối với vụ án về các tội xâm phạm tình dục, vụ án đốivới người dưới 18 tuổi)

Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án đượcphân công giải quyết vụ án hình sự giải quyết đối với các yêu cầu về việc thay đổithành viên HĐXX, Thư ký Tòa án; Đề nghị về việc xét xử theo thủ tục rút gọn

7 Kỹ năng thực hiện các công việc cần thiết cho phiên toà

- Lựa chọn Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử: Thẩm phán căn cứ vào nộidung của từng vụ án để đề xuất Chánh án quyết định

Nếu bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là

tử hình, Thẩm phán lưu ý thành viên HĐXX phải có 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩmnhân dân theo Điều 254 BLTTHS năm 2015 Nếu vụ án bị cáo, bị hại là ngườidưới 18 tuổi hoặc trường hợp đặc biệt khác, Thẩm phán cần đề xuất mời ít nhất làmột Hội thẩm là giáo viên, cán bộ đoàn hoặc người có hiểu biết về tâm lý, giáodục người dưới 18 tuổi

- Triệu tập thành phần tham gia phiên toà và những việc khác chuẩn bị choviệc mở phiên toà: Thẩm phán cần xác định rõ danh sách những người mà Toà áncần triệu tập đến phiên toà, tư cách tham gia tố tụng của từng người, kiểm tra việctống đạt Giấy triệu tập, Giấy đề nghị đảm bảo đúng nội dung và thời gian thựchiện Ngoài ra, Thẩm phán cần kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị; đề nghị lựclượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, chính quyền địa phương (nếu cần) chuẩn

bị phương án bảo vệ phiên toà để đảm bảo phiên toà diễn ra đúng quy định

III Kỹ năng Thẩm phán tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

1 Thủ tục bắt đầu phiên toà

1.1 Những công việc chuẩn bị để HĐXX vào phòng xử án

- Yêu cầu Thư ký kiểm tra sự có mặt của KSV, những người tham gia tốtụng, phổ biến nội quy phiên toà và báo cáo cho Chủ tọa để mời HĐXX vào phòng

xử án (Điều 300 BLTTHS năm 2015)

Trang 28

1.2 Khai mạc phiên toà (khoản 1, 2 Điều 301 BLTTHS năm 2015)

- Chủ tọa ổn định trật tự rồi tuyên bố khai mạc phiên tòa, tuyên đọc Quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử, bị cáo đứng tại chỗ nghe đọc Quyết định đưa vụ án ra xétxử

- Chủ tọa yêu cầu Thư ký báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những ngườiđược triệu tập và lý do vắng mặt của họ

1.3 Kiểm tra lý lịch của những người được triệu tập có mặt (khoản 3 Điều

301 BLTTHS năm 2015)

Thẩm phán kiểm tra lý lịch của những người được triệu tập có mặt

a) Đối với bị cáo: Thẩm phán hỏi bị cáo về các nội dung: Họ, tên, tuổi,thành phần xã hội, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, nơi làm việc, trình độ vănhoá, họ tên cha mẹ, hoàn cảnh gia đình, tiền án, tiền sự, vợ/chồng, con Nếu bị cáo

bị tạm giữ, tạm giam thì hỏi họ bị tạm giữ, tạm giam từ khi nào, có được trả tự dongày nào không và bắt lại khi nào

Thẩm phán hỏi bị cáo đã nhận được bản Cáo trạng và Quyết định đưa vụ án

ra xét xử chưa, đảm bảo bị cáo đã nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử trên

10 ngày Nếu có yêu cầu hoãn phiên toà thì HĐXX phải hoãn phiên toà, trừ trườnghợp bị cáo đồng ý xét xử

b) Đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Thẩm phán lần lượt kiểm tra căn cước từng ngườitham gia tố tụng bằng cách hỏi rõ các nội dung: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ởcủa họ Đối với bị hại là người dưới 18 tuổi, Thẩm phán lưu ý hỏi rõ ngày, tháng

và năm sinh

c) Đối với người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, ngườidịch thuật, người phiên dịch, ĐTV và những người khác được Tòa án triệu tập:Thẩm phán hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở của họ; nơi làm việc của họ

1.4 Phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, bị hại, đương sự (khoản 3 Điều

c) Đối với nguyên đơn dân sự: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của

họ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 63 BLTTHS năm 2015

d) Đối với bị đơn dân sự: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của họtheo quy định tại khoản 2, 3 Điều 64 BLTTHS năm 2015

e) Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Thẩm phán phổ biếnquyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 65 BLTTHS năm2015

Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, Thẩm phán còn giải thích và hỏi ý

Trang 29

kiến của bị cáo, những người tham gia tố tụng về việc công bố bản án trên Cổngthông tin điện tử của Tòa án theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày17/02/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

1.5 Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên,Thư ký tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, ngườidịch thuật (Điều 302 BLTTHS năm 2015)

Chủ tọa phiên toà giới thiệu các thành viên của HĐXX, KSV, Thư ký phiêntòa; người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật(nếu có) Chủ tọa hỏi KSV và những người tham gia tố tụng xem có ai đề nghịthay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, ngườiphiên dịch, người dịch thuật hay không

- Hỏi Luật sư;

- Hỏi từng bị cáo;

- Hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Trường hợp có người đề nghị thay đổi thì Chủ tọa yêu cầu họ nói rõ lý docủa việc xin thay đổi, xuất trình tài liệu chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đại diệnVKS cho ý kiến về yêu cầu đó Sau đó, HĐXX sẽ thảo luận tại phòng nghị án đểquyết định việc có thay đổi hay không, căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều

1.8 Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi

có có người vắng mặt (Điều 305 BLTTHS năm 2015)

a) Vắng mặt bị cáo: Thực hiện theo Điều 290 BLTTHS năm 2015.Nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phảihoãn phiên toà

Nếu bị cáo vắng mặt trong một số trường hợp vẫn tiếp tục phiên tòa:

- Bị cáo trốn và lệnh truy nã không có kết quả;

- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà;

- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được HĐXX chấp nhận;

- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không dotrở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại xét xử

Trang 30

Thông thường, Toà án xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp phạm tộiđơn giản, rõ ràng, ít nghiêm trọng, chế tài quy định đối với tội phạm đó ít nghiêmkhắc, bị cáo đã được tại ngoại và không chối tội

Vắng mặt người đại diện theo pháp luật của bị cáo trong trường hợp bị cáo

là người dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì phải hoãnphiên toà

Người phạm tội dưới 18 tuổi không khai báo về địa chỉ, CQĐT xác minhlàm hết trách nhiệm nhưng bị cáo cố tình giấu địa chỉ, không xác định được ngườiđại diện hợp pháp hoặc các tổ chức tham gia phiên toà thì Tòa án có thể xét xử vụ

án mà không cần phải có người đại diện hợp pháp của bị cáo

b) Vắng mặt người bào chữa: Thực hiện theo Điều 291 BLTTHS năm 2015.Nếu người bào chữa vắng mặt, HĐXX cần xác định người bào chữa vắng mặt lầnthứ nhất hay lần thứ hai; lý do người bào chữa vắng mặt; hỏi ý kiến của bị cáohoặc đại diện của bị cáo (trong trường hợp chỉ định người bào chữa) xem có đồng

ý xét xử vắng mặt người bào chữa hay không Tùy từng trường hợp mà HĐXXquyết định như sau:

- Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả khánghoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáođồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa Nếu người bào chữa vắng mặt không vì

lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệlần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử

- Nếu vắng mặt người bào chữa trong trường hợp bị cáo bị xét xử về tội cómức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc bị cáo

có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; bị cáo là người dưới 18 tuổihoặc người có nhược điểm về tâm thần thì HĐXX phải hoãn phiên toà trừ trườnghợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa

c) Vắng mặt bị hại, đương sự hoặc những người đại diện hợp pháp: Thựchiện theo Điều 292 BLTTHS năm 2015 Nếu thấy cần có lời khai của bị hại tạiphiên tòa mới giải quyết đúng đắn vụ án về mặt hình sự thì HĐXX cần hoãn phiêntoà

Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại, đương sự đã

có lời khai và các chứng cứ của vụ án đã rõ ràng, đầy đủ tại các cơ quan tiến hành

tố tụng, sự vắng mặt không trở ngại cho việc xét xử thì HĐXX vẫn tiến hành xétxử

Nếu thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ chỉtrở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại thì HĐXX có thể tách việcbồi thường để xét xử sau theo quy định pháp luật

d) Vắng mặt người làm chứng: Thực hiện theo Điều 293 BLTTHS năm

2015 Trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ởCQĐT thì vẫn xét xử, và Chủ tọa phiên tòa sẽ công bố các lời khai của người làmchứng trong phần tranh tụng Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọngcủa vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn

Trang 31

ai đề nghị thì HĐXX giải quyết theo quy định.

2 Kỹ năng điều khiển phần tranh tụng

2.1 Đề nghị Kiểm sát viên công bố bản Cáo trạng (Điều 306 BLTTHS năm2015)

Bắt đầu thủ tục tranh tụng, Chủ toạ phiên toà đề nghị KSV công bố bản Cáotrạng và trình bày những ý kiến bổ sung bản Cáo trạng (nếu có) Nhưng khôngđược trái ngược hoặc dấu hiệu tăng nặng mà không có quyết định gửi Tòa án hoặcCQĐT

Sau khi KSV công bố Cáo trạng hoặc Quyết định truy tố theo thủ tục rútgọn và trình bày ý kiến bổ sung, Chủ toạ phiên tòa hỏi bị cáo đã nghe rõ nội dungCáo trạng và tội danh, điều khoản của BLHS mà bị cáo bị truy tố chưa

2.2 Kỹ năng xét hỏi và điều khiển phần xét hỏi

Theo quy định tại Điều 307 BLTTHS năm 2015, HĐXX phải xác định đầy

đủ các tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng bị cáo Việc xét hỏiđược thực hiện bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo (Điều 309), hỏi bị hại,đương sự (Điều 310), hỏi người làm chứng (Điều 311), hỏi người giám định,người định giá tài sản (Điều 316), xem xét vật chứng (Điều 312), xem xét tài liệu(Điều 313, Điều 315), và xem xét tại chỗ (Điều 314) Mọi chứng cứ làm cơ sở choHĐXX kết luận đều phải được xem xét tại phiên toà

Về trình tự xét hỏi: Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến Thẩmphán (trường hợp có 05 Thẩm phán), Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, ngườibào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự Trong quátrình xét hỏi, HĐXX có thể công bố lời khai của bị cáo, bị hại, đương sự trong giaiđoạn điều tra, truy tố

2.3 Kỹ năng điều khiển phần tranh luận của Thẩm phán

a) Điều khiển trình tự phát biểu (Điều 320 BLTTHS năm 2015)Sau khi kết thúc phần xét hỏi, chủ toạ phiên toà đề nghị đại diện VKS trìnhbày bản Luận tội (Điều 321 BLTTHS năm 2015)

Trong luận tội, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủchứng cứ của vụ án, KSV đề nghị HĐXX kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phầnnội dung Cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tội đã truy tố, đồng thời đề nghị:

Áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; loại và mức hìnhphạt chính, hình phạt bổ sung đối với bị cáo; tổng hợp hình phạt (nếu thuộc trườnghợp phải tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 86, Điều 87

Trang 32

BLHS năm 2015); cho hưởng án treo; áp dụng biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồithường thiệt hại; xử lý vật chứng Nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn

bộ Quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tuyên bố bị cáo không có tội

Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo quy định tạiĐiều 155 BLTTHS năm 2015 thì bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bàylời buộc tội sau khi KSV trình bày lời luận tội Khi trình bày lời buộc tội, bị hạihoặc người đại diện hợp pháp của họ vẫn có thể đề nghị HĐXX giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự cho bị cáo

(i) Bị cáo, bị hại và đương sự phát biểu khi tranh luận

Theo quy định tại Điều 322 BLTTHS năm 2015, bị cáo, người bào chữa, bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến

vụ án, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bịhại, đương sự có quyền: Trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận củamình để đối đáp với KSV về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định

vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả dohành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự,

xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và nhữngtình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án

(ii) Đưa ra đề nghị của mình về việc giải quyết vụ án

- Bị cáo, người bào chữa trình bày lời gỡ tội, bào chữa

- Bị hại, đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháptrình bày ý kiến

b) Điều khiển phần đối đáp: Thực hiện theo Điều 322 BLTTHS năm 2015,Thẩm phán đề nghị Kiểm sát viên và phía bị cáo, những người tham gia tố tụngđối đáp từng vấn đề được nêu ra, tránh trùng lặp

c) Giải quyết việc trở lại xét hỏi: Thực hiện theo Điều 323 BLTTHS năm

2015, HĐXX quyết định tiếp tục việc xét hỏi người tham gia tố tụng, xem xét vậtchứng, xem xét tại chỗ, tài liệu nếu thấy có vấn đề chưa được hỏi, cần làm sáng tỏ

d) Bị cáo nói lời sau cùng: Thực hiện theo Điều 324 BLTTHS năm 2015

3 Nghị án

Trước khi vào phòng nghị án, Chủ toạ giao bị cáo cho lực lượng hỗtrợ tư pháp giám sát bị cáo, đề nghị những người tham gia tố tụng nghỉ tại chỗ.Theo quy định tại Điều 326 BLTTHS năm 2015, HĐXX vào phòng nghị án,không có sự tham gia khác Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết tại phòngnghị án bao gồm:

- Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ

để điều tra bổ sung hay không;

- Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do CQĐT, ĐTV, VKS, KSVthu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;

- Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo Trường hợp đủ căn cứ kết tội thìphải xác định rõ điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng;

Trang 33

- Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồithường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;

- Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt haykhông;

- Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tàikhoản bị phong tỏa;

- Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của ĐTV, KSV, người bàochữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

- Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm

Các thành viên HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằngcách biểu quyết đa số về vấn đề của vụ án HĐXX lần lượt biểu quyết theo thứ tự

về tội danh, điều luật áp dụng; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hìnhsự; hình phạt; vấn đề bồi thường thiệt hại; xử lý vật chứng; án phí Ngoài ra, nếutrong trường hợp tại phiên toà cần xác định vụ án còn có đồng phạm khác chưa bịtruy tố hoặc bị cáo bị truy tố còn sót tội, thì HĐXX có thể quyết định khởi tố vụ ánhình sự hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án; yêu cầu điều tra bổ sung; kiến nghịphòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm

Khi biểu quyết, Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết saucùng Các vấn đề đưa ra biểu quyết được quyết định theo đa số Nếu thành viênnào có ý kiến thiểu số thì ý kiến đó được ghi vào biên bản nghị án hoặc người đó

có thể trình bày ý kiến của mình bằng văn bản lưu trong hồ sơ vụ án

Thời gian nghị án có thể kéo dài nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kếtthúc việc tranh luận (khoản 5 Điều 326 BLTTTHS năm 2015)

3.1 Các vấn đề thảo luận khi nghị án

a) Vấn đề xác định tội danh và điều luật áp dụng

Chủ toạ căn cứ Điều 85 BLTTHS năm 2015 để nắm rõ các vấn đề cầnchứng minh trong vụ án hình sự Để xác định đúng tội danh và điều luật áp dụng,HĐXX cần phân tích các dấu hiệu tội phạm mà VKS đã truy tố

b) Các tình tiết liên quan đến căn cứ quyết định hình phạt

HĐXX căn cứ Điều 51, 52 BLHS năm 2015 để xác định các tình tiết giảmnhẹ và tình tiết tăng nặng; đồng thời cần phân biệt tình tiết định khu hình phạt vàtình tiết tăng nặng; theo đó HĐXX phải kiểm tra xem hành vi phạm tội đó cóthuộc trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm hay không

c) Quyết định hình phạt

Căn cứ các quy định cuả BLHS năm 2015, tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo, các tình tiết tăng nặng vàgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự để HĐXX quyết định mức hình phạt (hình phạtchính và hình phạt bổ sung)

Nếu quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS thì phải đủ điều kiệntheo quy định tại Điều 54 BLHS năm 2015

Nếu quyết định hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì phải có đủ điềukiện theo quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 Nếu phạt tù có thời hạn thì xác

Trang 34

định thời điểm phải chấp hành án

d) Các vấn đề khác: Bồi thường thiệt hại; Xử lý vật chứng của vụ án; Ánphí; quyền kháng cáo, nghĩa vụ thi hành án

Các nội dung nghị án phải được lập thành biên bản nghị án theo Mẫu số

25-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP của TANDTC

3.2 Quyết định của HĐXX khi nghị án

Kết thúc việc nghị án, HĐXX phải quyết định một trong các vấn đềtheo khoản 6 Điều 326 BLTTHS năm 2015

4 Tuyên án

Việc tuyên án được thực hiện theo Điều 327 BLTTHS năm 2015.Chủ toạ phiên toà thay mặt HĐXX tuyên bản án Bị cáo và những người trongphòng xử án phải đứng lên để nghe tuyên án

Chủ toạ phiên toà cần giải thích quyền kháng cáo của bị cáo vànhững người tham gia tố tụng, việc chấp hành bản án, chế định án treo và nghĩa vụcủa người được hưởng án treo

Nếu HĐXX ra quyết định bắt giam bị cáo (Điều 329 BLTTHS năm2015) hay trả tự do cho bị cáo ngay sau tuyên án (Điều 328 BLTTHS năm 2015)thì Chủ toạ cũng phải công bố và cho thi hành các Quyết định đó

5 Công việc sau khiết thúc phiên toà hình sự sơ thẩm

Sau khi kết thúc phiên toà, Thẩm phán và Toà án tiến hành gửi tríchlục bản án, giao bản án cho bị cáo, những người liên quan đến vụ án, VKS, Cơquan thi hành án và những đơn vị có liên quan theo Điều 262 BLTTHS năm 2015.Đồng thời, bản án phải được mã hoá để công bố lên Cổng thông tin điện tử củaToà án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án được công bố có hiệu lực phápluật theo quy định tại Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP

PHẦN III CÁC KỸ NĂNG CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT

VỤ VIỆC DÂN SỰ SƠ THẨM

I Kỹ năng của Thẩm phán trong việc thụ lý vụ việc dân sự

1 Kỹ năng tiếp nhận, kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèmtheo

1.1 Kỹ năng tiếp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theoTheo Điều 190 BLTTDS năm 2015: Người khởi kiện có thể nộp đơn khởikiện kèm theo tài liệu, chứng cứ trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đườngdịch vụ bưu chính và gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tinđiện tử của Tòa án

1.2 Kỹ năng kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theoThủ tục nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện thực hiện theo Điều 191 BLTTDSnăm 2015 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Thẩmphán được phân công phải xem xét, kiểm tra hồ sơ, đánh giá việc khởi kiện Thẩmphán kiểm tra hình thức và nội dung đơn khởi kiện dựa trên quy định tại Điều 189

Trang 35

BLTTDS năm 2015; lưu ý chủ thể ký tên trên Đơn khởi kiện là Nguyên đơn, hoặcngười đại diện hợp pháp trong một số trường hợp pháp luật cho phép.

Ngoài ra, Thẩm phán còn kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp pháp của tài liệu,chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn BLTTDS 2015 quy định việc thụ lý,giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường và thủ tục rút gọn Do đó, trường hợpsau khi xem xét, kiểm tra đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ nếu phát hiện tranhchấp đảm bảo điều kiện thụ lý vụ án theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều

317 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện ra quyết định thụ lý vụ

án theo thủ tục rút gọn

2 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; bổ sung tài liệu, chứng cứ Thẩm phán yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện theo quy địnhtại Điều 193 BLTTDS 2015 Thời gian thực hiện việc sửa đổi là trong 01 thánghoặc có thể được gia hạn thêm 15 ngày, việc bổ sung đơn khởi kiện không đượctính vào thời hiệu khởi kiện Thông báo áp dụng theo Biểu mẫu số 26-DS banhành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của TANDTC

Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung theo đúng nội dung thôngbáo thì Toà án thụ lý vụ án theo khoản 2 Điều 193 BLTTDS 2015 Trường hợpngười khởi kiện không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn thì khi hết thời hạn ghitrong thông báo, Tòa án ra Thông báo trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiệntheo Điều 192 BLTTDS năm 2015

3 Kiểm tra, xác định điều kiện thụ lý, và thụ lý vụ án

3.1 Kiểm tra, xác định điều kiện thụ lý vụ án

Dựa trên hiểu biết về pháp luật, Thẩm phán xác định các điều kiện thụ lý vụ

án gồm các yếu tố sau:

+ Tư cách, quyền khởi kiện của nguyên đơn, căn cứ quy định tại Điều 186,Điều 187 BLTTDS năm 2015

+ Phạm vi khởi kiện, yêu cầu khởi kiện

+ Quan hệ pháp luật tranh chấp

+ Thẩm quyền giải quyết vụ án theo vụ việc, theo lãnh thổ, theo cấp xét xử,theo sự lựa chọn của đương sự (từ Điều 26 đến Điều 40 BLTTDS)

+ Thời hiệu khởi kiện, nếu đương sự yêu cầu áp dụng (Điều 184BLTTDS năm 2015)

+ Thủ tục tiền tố tụng, thường áp dụng đối với tranh chấp về quyền

sử dụng đất, ly hôn, tranh chấp lao động

+ Nộp tạm ứng án phí (nếu có): Thẩm phán xác định người khởi kiện

có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn; tiền tạm ứng án phítheo quy định tại các Điều 143, 146, 147 BLTTDS 2015; và Nghị quyết số326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định

về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án

Trường hợp các bên tranh chấp vừa thỏa thuận trọng tài, vừa thỏa thuậnTòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp mà các bên không có thoả thuận lại hoặcthỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc

Trang 36

trường hợp Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có thỏa thuận trọng tài thì thựchiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Về điều kiện khởi kiện vụ án ly hôn: Thẩm phán cần xác định thông tin vềtình trạng mang thai hoặc sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi của người vợ,tránh thụ lý vụ án khi người chồng bị hạn chế quyền khởi kiện Khoản 3 Điều 51Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôntrong trường hợp vợ đang có thai, sinh hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”

Đối với việc khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế, Thẩm phán cầnkiểm tra, xác định những người thừa kế có thỏa thuận việc chia di sản sau một thờihạn không hoặc việc chia di sản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên

vợ hoặc chồng còn sống và gia đình không (Điều 661 BLDS năm 2015) Việc chia

di sản thừa kế có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồngcòn sống và gia đình là trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu đem disản này chia cho những người thừa kế được hưởng thì vợ hoặc chồng còn sống vàgia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như: không có chỗ ở, mất nguồn

tư liệu sản xuất duy nhất

Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, Thẩm phán phân biệt từng vụviệc trường hợp thuộc tranh chấp về quyền sử dụng đất có phải tiến hành hòa giảitại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản tranh chấp theo quy định tại Điều 202của Luật Đất đai năm 2013 là điều kiện cần để khởi kiện theo quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 Các tranh chấp khác liên quan đến đất đai cơbản không buộc phải qua thủ tục hoà giải cơ sở

Đối với tranh chấp lao động cá nhân thì bắt buộc phải qua hòa giải viên hoàgiải lao động trước khi khởi kiện ra Toà án (Điều 188 Bộ luật Lao động năm2019)

3.2 Thụ lý vụ án dân sự

Sau khi kiểm tra, xác định đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán tiến hành thủ tụcthụ lý vụ án dân sự và thông báo cho đương sự theo quy định tại Điều 195, 196BLTTDS năm 2015; sử dụng Biểu mẫu số 30-DS ban hành kèm theo Nghị quyết

số 01/2017/NQ-HĐTP của TANDTC

4 Trả lại đơn, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về đơn khởi kiện

4.1 Trả lại đơn khởi kiện

Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 192 BLTTDS 2015, khithiếu một trong các điều kiện thụ lý vụ án theo phân tích nêu trên

Thông báo trả lại đơn khởi kiện được soạn theo Biểu mẫu số 27-DS banhành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của TANDTC Trong Thôngbáo, Thẩm phán phải nêu rõ căn cứ trả lại đơn khởi kiện, và gửi cho Viện kiểm sátcùng cấp Đơn khởi kiện và tài liệu bị trả lại cho người khởi kiện phải được saochụp và lưu tại Tòa án để phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại (nếu có)

4.2 Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện

Việc giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện thực hiện theo Điều 194

Trang 37

BLTTDS năm 2015.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công giải quyếtviệc khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện, Thẩm phán phải tổ chức phiên họp xemxét giải quyết khiếu nại, kiến nghị Cuộc họp có sự tham gia của đại diện Việnkiểm sát và đương sự khiếu nại Qua buổi họp, thảo luận, nếu thấy việc trả lại đơnkhởi kiện không đúng pháp luật, đủ điều kiện thụ lý vụ án thì Thẩm phán ra quyếtđịnh nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tiến hành thủ tục thụ lý

vụ án theo Điều 195 BLTTDS năm 2015

4.3 Chuyển đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án cóthẩm quyền giải quyết:

Qua quá trình kiểm tra nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

án khác thì Thẩm phán được phân công sẽ ra Quyết định chuyển đơn khởi kiện vàtoàn bộ tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án khác theo quy định tại điểm ckhoản 3 Điều 191 BLTTDS năm 2015; đồng thời phải thông báo bằng văn bản choViện kiểm sát cùng cấp và người khởi kiện biết để họ thực hiện quyền kiến nghị,khiếu nại

II Kỹ năng của Thẩm phán trong hoạt động xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ.

1 Xác định các điều kiện để Tòa án thu thập chứng cứ

Theo quy định tại Điều 6, Điều 91 BLTTDS năm 2015, về nguyên tắc,đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, cònTòa án chỉ có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ

2 Kỹ năng tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015, Tòa án có thể ápdụng một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làmchứng;

Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định;

Định giá tài sản;

- Xem xét, thẩm định tại chỗ;

- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được,nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;

- Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;

- Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này

Khi áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, Thẩm thực hiện các kỹ năngnhất định, cụ thể như sau:

a) Lấy lời khai của đương sự: Thực hiện theo Điều 98 BLTTDS năm 2015.Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án, khi cần thiết có thể tiếnhành lấy lời khai ngoài trụ sở Toà án Đối với đương sự từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ

15 tuổi, quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 BLTTDS năm 2015, việc lấy lời

Trang 38

khai phải có mặt người đại diện hợp pháp, và người đại diện hợp pháp phải ký tênhoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản lấy lời khai.

b) Lấy lời khai của người làm chứng: Thực hiện theo Điều 99 BLTTDSnăm 2015

c) Đối chất: Thực hiện theo Điều 100 BLTTDS năm 2015 Thẩm phán xácđịnh tiến hành đối chất theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫntrong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chấtgiữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa nhữngngười làm chứng với nhau

d) Xem xét, thẩm định tại chỗ: Thực hiện theo Điều 101 BLTTDS năm

2015 Thông thường phương pháp này tiến hành đối với việc xem xét, đánh giá tàisản về hiện trạng thực tế khi xảy ra tranh chấp

Đối với xem xét, thẩm định tại chỗ phải lập hội đồng, Toà án và UBND tuy

có hiểu biết về tài sản nhưng không đầy đủ thiết bị chuyên môn, nhân lực, nên một

tổ chức khác chuyên môn tham gia

Quy định tại khoản 3 Điều 97 BLTTDS năm 2015, Thẩm phán ban hànhQuyết định xem xét, thẩm định tại chỗ và Quyết định đề nghị thành lập hội động

và gửi cho UBND cấp xã/phường Hội đồng đã có, Thẩm phán chuẩn bị công tácmời và ký kết với tổ chức chuyên môn, thời gian tham gia cùng thời điểm Ưuđiểm của quy định là làm cơ sở quan trọng giải quyết vụ việc Nhược điểm củaquy định này là các bên đương sự huỷ bỏ nếu không đồng ý; khó xác định đượcnguồn gốc vì người dân từ chối cung cấp

e) Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định: Thực hiện theo Điều 102BLTTDS năm 2015 Kết luận giám định là chứng cứ quan trọng để xác định tínhđúng đắn của sự việc, giúp giải quyết vụ tranh chấp chính xác Một số nghiệp vụgiám định được áp dụng như giám định chữ viết, chữ ký, vân tay, mẫu ADN, thựcphẩm, sức khoẻ con người và các tài sản khác bị yêu cầu hoặc tranh chấp Khoản 1

và 2 Điều 102 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự có quyền yêu cầu Tòa ántrưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa ántrưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự Toà án phải raQuyết định trưng cầu giám định khi áp dụng biện pháp này

f) Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo: Thực hiện theo Điều

103 BLTTDS năm 2015 Toà án phải ra Quyết định khi áp dụng biện pháp này.Trong trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án sẽchuyển cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình

sự đối với người đó theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Theo quy địnhcủa BLTTDS năm 2015 thì “người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo” cónghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại chongười khác Đồng thời, người đó phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyếtđịnh trưng cầu giám định

g) Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản: Thực hiện theo Điều 104BLTTDS năm 2015 Định giá tài sản là một biện pháp thu thập chứng cứ có ý

Trang 39

nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Tòa án có thể tiến hànhđịnh giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự hoặc chủ động tiến hành mà khôngcần có yêu cầu của đương sự Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranhchấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp Các đương sự có quyền thỏa thuậnlựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản vàcung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án

Khoản 3 Điều 104 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án chủ động ra quyếtđịnh định giá tài sản tranh chấp thuộc một trong các trường hợp:

- Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

- Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá;

- Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theomức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giánhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy

tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá

h) Ủy thác thu thập chứng cứ: Thực hiện theo Điều 105 BLTTDS năm

2015

* Điều kiện ủy thác thu thập chứng cứ: Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự cóthể ủy thác cho Tòa án khác trong trường hợp cần thu thập chứng cứ ở địa phươngkhác trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó

và Việt Nam đã ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp hoặc cùng là thànhviên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này đối với trường hợp cần thuthập chứng cứ ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thực hiện việc thu thập chứng cứ, xácminh các tình tiết của vụ việc dân sự

* Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ: Khi tiến hành việc ủy thác thu thậpchứng cứ, Thẩm phán phải ra Quyết định ủy thác Tòa án nhận ủy thác có tráchnhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngàynhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã raQuyết định ủy thác Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thôngbáo bằng văn bản, nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc ủy thác choTòa án đã ra quyết định ủy thác

Trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa ánlàm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan

có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên củađiều ước quốc tế có quy định về vấn đề này

i) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ: Thực hiệntheo Điều 106 BLTTDS năm 2015 Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu,chứng cứ phải làm đơn yêu cầu, ghi rõ vấn đề chứng minh cần cung cấp; tài liệu,chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉcủa cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng

cứ cần thu thập đó

III Kỹ năng của Thẩm phán trong nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w