1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định

197 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu Hút Vốn Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Tỉnh Bình Định
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Trà
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, TS. Vũ Nhữ Thăng
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

- Phương pháp kế thừa khoa học: sử dụng một số kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố về các nội dung như cơ sở lý luận về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu

Trang 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS ĐINH TRỌNG THỊNH

2 TS VŨ NHỮ THĂNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chính xác Những kết luận khoa học của luận án là mới

và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Trà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tác giả xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc

đến hai nhà khoa học PGS.TS Đinh Trọng Thịnh và TS Vũ Nhữ Thăng đã

hướng dẫn tận tình, tâm huyết và giúp đỡ nhiệt tình cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án cho đến kết quả hôm nay

Xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô giảng dạy và quản lý chương trình nghiên cứu sinh của Học viện Tài chính, các Thầy cô là Lãnh đạo Bộ môn, Khoa Tài chính quốc tế đã hỗ trợ, động viên tác giả hoàn thành luận án

Tác giả gửi lời cảm ơn đến Quý Cơ quan đóng trên địa bàn đã giúp đỡ nhiệt tình cho tác giả về tiếp cận thực tế, chia sẻ số liệu, tài liệu và cho ý kiến đóng góp

Tác giả xin gửi lời biết ơn về sự động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất từ gia đình, các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu, tạo động lực to lớn cho tác giả hoàn thành luận án

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Trà

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xii

DANH MỤC CÁC HÌNH xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Những đóng góp mới của luận án 6

6 Kết cấu của luận án 7

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 8

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8

1.1.1 Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư 8

1.1.2 Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 14

1.2 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 28

1.3 Khoảng trống nghiên cứu 29

1.4 Hướng nghiên cứu của luận án 29

1.4.1 Hướng nghiên cứu về mặt lý luận 29

1.4.2 Hướng nghiên cứu về mặt thực tiễn 30

Trang 6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT

VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 31

2.1 Những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 31

2.1.1 Khái niệm vốn đầu tư, vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 31

2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 35

2.1.3 Tác động của vốn đầu tư đến phát triển kinh tế địa phương 39

2.2 Những vấn đề cơ bản về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 44

2.2.1 Khái niệm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 44

2.2.2 Nội dung thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 45

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 52

2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư trong nước phát triển kinh tế địa phương 52

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế địa phương 53

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tác động thu hút vốn đầu tư đến phát triển kinh tế địa phương 54

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương 55

2.4.1 Yếu tố tự nhiên 55

2.4.2 Yếu tố chính trị- xã hội 55

2.4.3 Yếu tố cơ sở hạ tầng 56

2.4.4 Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực 57

2.4.5 Yếu tố chất lượng dịch vụ công 57

2.4.6 Yếu tố chi phí 58

Trang 7

2.5 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa

phương 58

2.5.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương của các địa phương trong nước 58

2.5.2 Bài học kinh nghiệm cho thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH 71

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triền kinh tế tỉnh giai đoạn 2012-2022 71

3.1.1 Điều kiện tự nhiên Tỉnh Bình Định 71

3.1.2 Điều kiện xã hội 72

3.1.3 Điều kiện kinh tế 73

3.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế Bình Định 76

3.2.1 Thực trạng chung về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định 76

3.2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trong nước vào phát triển kinh tế tỉnh Bình Định 81

3.2.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế tỉnh Bình Định 85

3.2.4 Tác động của kết quả thu hút vốn đầu tư đến phát triển kinh tế tỉnh Bình Định trong thời gian qua 90

3.3 Thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định thời gian qua 97

3.3.1 Chính sách về môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế tỉnh Bình Định 97

3.3.2 Chính sách về xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế tỉnh Bình Định 102

Trang 8

3.4 Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư phát

triển kinh tế tỉnh Bình Định 103

3.4.1 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 103

3.4.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 105

3.4.3 Chọn mẫu 108

3.4.4 Kết quả nghiên cứu 109

3.4.5 Phân tích các yếu tố kết quả hoạt động của các doanh nghiệp đang đầu tư tại tỉnh Bình Định trong thời gian qua 121

3.5 Đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế Bình Định 125

3.5.1 Những mặt đạt được 125

3.5.2 Những mặt hạn chế 127

3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 129

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 131

Chương 4: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030 132

4.1 Quan điểm và định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 132

4.1.1 Quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định đến năm 2030 132

4.1.2 Định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định đến năm 2030 132

4.2 Giải pháp tài chính tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định đến năm 2030 136

4.2.1 Giải pháp tài chính xúc tiến đầu tư 136

4.2.2 Giải pháp tài chính cải tạo môi trường đầu tư 138

4.2.3 Nhóm các giải pháp tài chính thu hút vốn đầu tư 141

Trang 9

4.2.4 Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các

nhà đầu tư 145

4.2.5 Nhóm các giải pháp phối hợp giữa địa phương với các nhà đầu tư 151

4.3 Lộ trình thực hiện giải pháp 152

4.3.1 Giai đoạn 2024-2030 152

4.3.2 Giai đoạn những năm sau 2030 152

4.4 Kiến nghị đối với các cơ quan liên quan 153

4.4.1 Kiến nghị đối với Quốc hội 153

4.4.2 Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành khác 154

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 155

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

PHỤ LỤC 167

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt

CNTT Công nghệ thông tin

DN NNN Doanh nghiệp ngoài nhà nước

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

KHĐT Kế hoạch đầu tư

NĐ-CP Nghị định Chính phủ

NHTM Ngân hàng thương mại

NQ-HĐND Nghị quyết Hội đồng nhân dân

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

2 Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh

ASEAN

Association of Southeast Asian

Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCC Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trang 11

FDI Foreign Direct Investment

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

FIC International Finance Corporation Công ty đầu tư tài chính

FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do

GO Gross Output Giá trị sản xuất

GRDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước

IC Intermediate Comsumption Chi phí trung gian

ICOR Incremental Capital - Output Ratio

Hệ số sử dụng vốn hay còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng

IIA

International Investment

Agreements Hiệp định đầu tư quốc tế

ODA Official Development Assistance Hỗ trợ Phát triển Chính thức

OECD

Organization for Economic

Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PMG Pooled Mean Group Phương pháp ước lượng trung gian

USD United States dollar Đồng đô la Mỹ

VA Value Added Giá trị gia tăng

Trang 12

2011-2022 86Bảng 3.6 Tình hình đầu tư FDI theo quốc gia vào Bình Định giai đoạn

2011-2022 87Bảng 3.7 Lũy kế số dự án và vốn FDI thu hút vào các ngành giai đoạn

2011-2022 89Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu ngành nghề của tỉnh

Bình Định trong giai đoạn 2011-2022 91

Bảng 3.9 Cơ cấu kinh tế theo ngành nghề của tỉnh Bình Định trong giai

đoạn 2011-2022 93

Bảng 3.10 Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người của tỉnh Bình

Định trong giai đoạn 2011-2022 94

Bảng 3.11 Thu nhập bình quân một tháng của người lao động hân theo

loại hình DN của tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011-2022 96Bảng 3.12 Thang đo và mã hóa thang đo 106

Trang 13

Bảng 3.13 Thống kê loại hình DN 110

Bảng 3.14 Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha 111

Bảng 3.15 Hệ số Cronbach alpha của nhân tố phụ thuộc 114

Bảng 3.16 KMO Barlet Test 115

Bảng 3.17 Kết quả phân tích nhân tố EFA 116

Bảng 3.18 KMO và Barlet Test 117

Bảng 3.19 Kết quả kiểm định hệ số tương quan 118

Bảng 3.20 Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy 120

Bảng 3.21 Kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình 120

Trang 14

Biểu đồ 3.4 Vốn SXKD bình quân từ các DN NNN theo loại hình DN

tại Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2022 84 Biểu đồ 3.5 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định giai

Bình Định trong giai đoạn 2011-2022 92

Biểu đồ 3.9 Cơ cấu kinh tế theo ngành nghề của tỉnh Bình Định trong

giai đoạn 2011-2022 93

Biểu đồ 3.10 Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người của tỉnh Bình

Định trong giai đoạn 2011-2022 95

Biểu đồ 3.11 Thu nhập bình quân một tháng của người lao động phân

theo loại hình DN của tỉnh Bình Định trong 96

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Cơ cấu nguồn vốn thu hút phát triển kinh tế địa phương 45

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 104

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội cũng như các thách thức cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế - xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên sâu, rộng hơn Các quốc gia rất cần nguồn vốn để thực hiện CNH, HĐH đất nước Đặc biệt sau đại dịch covid 19 đã làm chuyển dịch, cắt đứt chuỗi giá trị toàn cầu, mức độ cạnh tranh thu hút vốn giữa các quốc gia càng gay gắt hơn Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế rất lớn Vốn đầu tư có tính chất quyết định sự phát triển, trong đó vốn đầu tư trong nước, đặc biệt vốn Ngân sách nhà nước có một vị trí rất quan trọng nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho một số ngành, lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế theo định hướng, chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, vùng và cả nước Nguồn vốn trong nước là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ở các nước đang phát triển thì vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng thấp so với nhu cầu phát triển, vốn đầu tư nước ngoài là vốn bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế Bên cạnh về quy mô vốn thu hút cho đầu tư phát triển kinh tế là khả năng tiếp cận công nghệ mới của các nhà đầu tư ở các quốc gia phát triển toàn cầu Đây là con đường ngắn nhất đưa quốc gia hội nhập với kinh tế thế giới và nâng tầm cạnh tranh trên thị trường rộng lớn hơn

Tỉnh Bình Định có những thế mạnh, lợi thế so sánh trong thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế như là đầu mối giao lưu kinh tế, góp phần mở rộng thị trường khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và là cửa ngõ sang Lào, Campuchia, Thái Lan Tỉnh Bình Định cần tạo nên một môi trường thuận lợi nhất nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương sao cho thích ứng với sự biến đổi của thế giới và các khu vực kinh tế Theo Nghị quyết

18/2020/NQ-HĐND nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Bình Định 2021

Trang 17

(Chính phủ, 2020a), đã nêu rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2021: tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng và thân thiện với môi trường Đặc biệt, Luật số 61/2020/QH14 của Quốc hội về Luật Đầu tư có hiệu lực đã tạo ra một hành lang pháp lý lớn để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế của tỉnh (Quốc hội, 2020)

Trong thời gian qua tỉnh Bình Định đã áp dụng nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển kinh tế địa phương Kết quả thu hút vốn đầu tư tại Tỉnh Bình Định chưa đạt được kỳ vọng đã đặt ra với nguồn vốn thu hút vẫn còn thấp, quy mô các dự án nhỏ, đại đa số các DN hoạt động là

DN nhỏ và vừa, chưa tận dụng triệt để công nghệ

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thu hút vốn phát triển kinh tế quốc gia và địa phương Nhưng các nghiên cứu tập trung rất lớn vào nguồn vốn FDI bởi tác động tích cực của nguồn này đến phát triển kinh tế rất lớn đã được thừa nhận Nhưng với một địa phương là một tỉnh nằm trong vùng kinh

tế trọng điểm quốc gia, cần có những giải pháp thu hút vốn tổng thể từ nước ngoài và trong nước để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế của tỉnh là chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào được thực hiện Với ý nghĩa đó tác giả

lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định" làm

đề tài nghiên cứu luận án của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư và đề xuất

các giải pháp tài chính tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa trên cơ sở chắt lọc, bổ sung những vẫn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương

Trang 18

- Phân tích thực trạng thu hút vốn ĐTNN và vốn đầu tư trong nước vào tỉnh Bình Định

- Đánh giá tác động thu hút vốn đầu tư đến sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Định

- Đề xuất các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn đã nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát

triển kinh tế tỉnh Bình Định từ vốn ĐTNN và vốn đầu tư trong nước được thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Định

- Phạm vi về thời gian:

+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 2011-2022

+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát tại các DN có vốn ĐTNN và trong nước đang đầu tư tại tỉnh Bình Định được thực hiện ở năm 2022

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:

Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định, đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của chính quyền địa phương Vốn thu hút được xem xét dưới hai nguồn là nguồn vốn ĐTNN và nguồn vốn đầu tư trong nước Để đạt được mục tiêu nghiên cứu

đã đề ra, trên cơ sở thực tiễn của một tỉnh với môi trường thu hút vốn đầu tư chưa thật sự hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư Luận án lựa chọn nguồn vốn để thu hút đối với nguồn vốn ĐTNN là DN có vốn FDI, nguồn vốn đầu tư trong nước là các DN NNN

Trang 19

Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính về chi Ngân sách nhà nước; Thuế; Tín dụng; Tỷ giá; đất đai…nhằm tăng cường thu hút vốn đầu

tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài là hai nội dung nghiên cứu trên

4 Phương pháp nghiên cứu

“Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử để đảm bảo nhận thức về vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương có tính logic giữa tư duy đến thực tiễn và các mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng hệ thống phù hợp với quy luật vận động vốn có của nó Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng sau đây nhằm phân tích, đánh giá, lập luận các vấn đề dựa vào các căn cứ khoa học giúp xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu của luận án có cơ sở:

- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: đây là phương pháp cơ bản và quan trọng xuyên suất luận án, được sử dụng phổ biến để nghiên cứu xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học Quá trình nghiên cứu tổng hợp các vấn đề về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế địa phương và có tính hệ thống thể hiện ở việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan

- Phương pháp kế thừa khoa học: sử dụng một số kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố về các nội dung như cơ

sở lý luận về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, từ đó triển khai nghiên cứu thực trạng, chọn lọc thông tin xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định.”

- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh nguồn vốn thu hút đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011 - 2022

- Phương pháp phân tích thống kê: thu thập các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến các kết quả thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định từ các báo cáo

Trang 20

của các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, Sở Công Thương tỉnh Bình Định, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, các Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của Chi cục thống kê tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định; các tạp chí chuyên ngành kinh tế trong và ngoài nước, các nghiên cứu được đăng tải trên các website uy tín để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án

- Phương pháp phân tích các chỉ số: sử dụng phương pháp này để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế kinh tế tỉnh Bình Định theo

có chỉ tiêu đã được định hướng nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả thực hiện điều tra khảo sát bằng phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện, qua hai bước:

Bước 1: Tiến hành khảo sát bảng về “Thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế tỉnh Bình Định” bằng bảng hỏi khảo sát các DN FDI và các DN NNN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định

“Bước 2: Thu thập xử lý các phiếu được phản hồi và tổng hợp các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng

- Phương pháp định lượng: sau khi thu thập dữ liệu từ các bảng hỏi, tác giả tiến hành phân loại và loại đi những bảng không đạt yêu cầu Sau đó dữ liệu được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20 Công cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis) Sử dụng hồi quy tuyến tính (OLS - Ordinary Least Squares) được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra định hướng và những giải pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý hoạt động đầu tư của các DN trong nước và

Trang 21

nước ngoài đang hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Định tại Sở Kế hoạch

và đầu tư tỉnh Bình Định, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Định, Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định; các chủ DN có hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Định, các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực đầu tư

DN trong nước và DN nước ngoài để có thêm các thông tin, góp ý hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.”

5 Những đóng góp mới của luận án

5.1 Về lý luận

Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về vốn đầu tư, vốn

đầu tư phát triển kinh tế địa phương và thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh

tế của một địa phương

Thứ hai, nguồn vốn thu hút được tiếp cận từ cả hai nguồn là nguồn vốn

ĐTNN và nguồn vốn đầu tư trong nước với các đặc điểm, vai trò của các nguồn này

Thứ ba, luận án phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư

phát triển kinh tế địa phương theo góc độ môi trường đầu tư

Thứ tư, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư cho hai

nguồn vốn trên và bộ tiêu chí tác động kết quả thu hút vốn đầu tư đến phát triển kinh tế địa phương

5.2 Về thực tiễn

“ Thứ nhất, luận án phân tích được thực trạng thu hút vốn đầu tư phát

triển kinh tế tỉnh Bình Định Phân tích thực trạng thu hút vốn ĐTNN và thu hút vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn năm 2011-2022

Thứ hai, luận án chỉ ra được những tác động của thu hút vốn đầu tư đến

phát triển kinh tế tỉnh Bình Định

Thứ ba, luận án sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA, mô

hình cấu trúc tuyến tính dựa trên bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM)

Trang 22

để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định

Từ đó rút ra được kết luận về sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố cũng như ảnh hưởng của các biến quan sát Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trên

Thứ tư, luận án làm rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng thu hút vốn đầu

tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định

Thứ năm, luận án đề xuất các nhóm giải pháp tài chính nhằm tăng cường

thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định trong bối cảnh mới dưới góc độ cơ chế chính sách và công tác tổ chức thực hiện về các nội dung chi Ngân sách nhà nước; Thuế; Tín dụng; Tỷ giá và đất đai

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu cung cấp thông tin có giá trị cho việc hoạch định và thực thi chính sách huy động vốn đầu tư phát triển kinh

tế tỉnh Bình Định nói riêng và các địa phương khác trong nước nói chung.”

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục thành 4 chương

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thu hút vốn

đầu tư phát triển kinh tế địa phương

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư phát triển

kinh tế địa phương

Chương 3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh

Bình Định

Chương 4 Giải pháp tài chính tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển

kinh tế tỉnh Bình Định đến năm 2030

Trang 23

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư

Nghiên cứu Attracting Foreign Investment Through Privatization: The

Zambian Experience (Rolfe & Woodward, 2004), nghiên cứu tại Zambia được

thực hiện phân tích mô hình sở hữu nước ngoài và trong nước sau khi nhà đầu

tư mua các tài sản thuộc sở hữu nhà nước Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được ủy thác qua các công ty đầu tư tư nhân Các nhà đầu tư chú trọng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa hơn tiêu thụ tại thị trường nội địa Các nhà đầu tư Nam Phi tập quan tâm đến các lĩnh vực bán lẻ và luôn muốn tìm kiếm mua lại các DN như một hoạt động thâu tóm

Bên cạnh đó, Zambi là một nước tại Châu phi tập trung đầu tư cho công nghệ Nhưng hoạt động này chưa mạnh, khả năng thu hút của quốc gia chưa đủ

để tìm kiếm các nhà đầu tư lớn nên đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân với các quy mô vừa và hướng đến thị trường xuất khẩu là đặc trưng của quốc gia này

Nghiên cứu The system of the key indicators of formation of attractive

investment climate of Ukraine and peculiarities of their management

(Корбутяк, 2020), nghiên cứu nhằm đánh giá môi trường đầu tư và khả năng

thu hút đầu tư của Ukraine, đây là chỉ số quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư bên ngoài Nghiên cứu thực hiện phân tích SWOT về các yếu tố và điều kiện hình thành nên sức hấp dẫn trong thu hút đầu

tư Kết quả nghiên cứu đưa ra các biện pháp cần được tính đến nhằm cải thiện tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Ukraine:

- Môi trường chính trị ổn định là điểm mạnh để thu hút các nhà đầu tư

Trang 24

- Tính minh bạch về tài chính, các thủ tục hành chính và các chính sách ưu đãi về hành chính từ trung ương đến địa phương đã tạo ra những thuận lợi rất lớn cho các nhà đầu tư

- Đấu tranh và xóa bỏ tham nhũng ở tất cả các cấp chính quyền, cũng như đảm bảo tính minh bạch của các thủ tục ra quyết định của các cơ quan hành pháp trung ương và địa phương Áp dụng công nghệ trong thủ tục hành chính

để đảm bảo cải thiện pháp lý, pháp luật, là một sự phát triển ổn định của chính quyền điện tử

- Cập nhật hệ thống tư pháp, cải thiện sự thống nhất trong các cơ quan tư pháp, thẩm quyền của tòa án và thẩm phán không nên bị thẩm vấn

- Cải thiện tình hình và hạn chế biến động có tính chu kỳ trong nền kinh

tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp

- Áp dụng mức thuế linh hoạt nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước

- Xây dựng cơ chế kinh tế cho bảo hiểm rủi ro đối với nhà ĐTNN

Nghiên cứu về Attraction of Foreign Capital, Investment Projects and

Mechanism of Production Sharing Agreements (Igor & Ekaterina, 2015):

- Nghiên cứu nhấn mạnh sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nhờ vào dòng vốn quốc tế, cụ thể ở Liên Xô vào năm 1987 đã sử dụng Luật ĐTNN

và các biện pháp thu hút ĐTNN với quy mô vốn lớn vào lĩnh vực sản xuất Quốc gia này đã áp dụng các chính sách ưu đãi như thuế, các thủ tục pháp lý để thu hút

- Thực tế các quốc gia đã sử dụng chính sách ưu đãi để thỏa thuận chia sẻ lợi ích giữa quốc gia thu hút và nhà đầu tư Điều này đã thành công ở các quốc gia phát triển ngành dầu khí Các điều khoản thỏa thuận tập trung vào: Tính pháp lý trong công tác quản lý hoạt động; quyền kiểm soát tài chính và sự dịch chuyển dòng vốn; vấn đề thuế và phân chia lợi nhuận giữa nhà gọi vốn và nhà đầu tư

Trang 25

Nghiên cứu Role of Economic Freedom in Attracting Investments in the

Context of Azerbaijan (Suleymanov & Alirzayev, 2019), nghiên cứu về vai trò

của tự do kinh tế trong thu hút vốn đầu tư ở Azebaijan Nghiên cứu cho thấy dòng vốn FDI đổ vào đất nước này gây những thiệt hại cho hoạt động xuất nhập khẩu phi dầu mỏ và góp phần làm tăng phụ thuộc vào dầu mỏ ở Azerbaijan

Trong giai đoạn 2007-2017 đất nước này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vị trí địa lý tốt, chi phí sản xuất cạnh tranh, lao động có trình độ tăng và đẩy mạnh hiệp định song phương về thương mại Tuy nhiên, tình trạng quan lieu, nạn tham nhũng đã khó khăn trong việc thu hút đầu tư các ngành ngoài năng lượng Từ đó, chính phủ đã có những bước thay đổi lớn về sự tự do và thực hiện hệ thống một cửa khá thuận lợi Có các chính sách thu hút qua ưu đãi thuế, thủ tục hành chính, tăng hiệp ước song phương đa phương về đầu tư để trở thành trung tâm trung chuyển năng lượng và hậu cần Với sự cải thiện các chỉ số tự do hóa kinh tế đã thu hút nhà đầu tư vào quốc gia

Nghiên cứu Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi

trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân-Nghiên cứu tại Long An (Đặng Văn

Sáng, 2017), luận án tiếp cận rộng rãi các luận thuyết truyền thống và hiện đại liên quan đến đề tài nghiên cứu; đồng thời kết hợp với tìm hiểu về các hoạt động thực tiễn thông qua hệ thống dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp), thông tin, các sự kiện, ý tưởng hữu quan; đi đôi với việc tham vấn các chuyên gia kinh tế, các lãnh đạo của tỉnh, các nhà quản lý đang làm việc tại các cơ quan có liên quan của tỉnh,

lãnh đạo các DN về các vấn đề thuộc đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

Dưới góc nhìn của DN, các nhận định, đánh giá của nhà đầu tư về môi trường đầu tư của Long an có nhiều khác biệt so với góc nhìn của các cơ quan chính quyền Dưới góc nhìn của DN, môi trường đầu tư tốt không chỉ thuần túy

từ các qui định về cơ chế, chính sách mà còn từ hành vi của con người đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư Những trì trệ hiện nay

Trang 26

trong việc thu hút đầu tư đều bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm trong thực thi các cơ chế, chính sách của một bộ phận cán bộ chính quyền thực thi công vụ Theo ý kiến của DN, những điều cần cải thiện về môi trường đầu tư là cần nhanh chóng thay đổi thái độ, nhận thức và tác phong làm việc của các cán bộ nói trên

Về vai trò của chính quyền trong xây dựng môi trường đầu tư: Điều DN quan tâm nhiều nhất và đặt niềm tin vào chính quyền địa phương là Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách tốt tạo điều kiện cho nhà đầu tư nâng cao hiệu quả SXKD Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhà đầu tư có một số kì vọng đối với Nhà nước, cụ thể như sau:

- Chính quyền địa phương cần xây dựng đội ngũ công chức có năng lực,

có tâm huyết, luôn luôn hành xử công việc vì lợi ích của của xã hội nói chung

và lợi ích cộng đồng DN nói riêng Đồng thời xem DN là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng quản lý

- Chính quyền địa phương hỗ trợ DN những dịch vụ cơ bản: theo kì vọng của DN, địa bàn đầu tư phải có tính kết nối cao thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông, không những kết nối trong phạm vi nội tỉnh mà còn hướng đến các tỉnh, thành trong vùng và cả nước Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư của tỉnh và của cả Trung ương

- Chính quyền địa phương hỗ trợ DN về dịch vụ đầu vào: hỗ trợ các yếu tố sản xuất, hỗ trợ dịch vụ hành chính, hỗ trợ định hướng ngành nghề, hỗ trợ chi phí tiếp cận mặt bằng, hỗ trợ trong việc tiếp cận vốn, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiếp cận và ổn định nguồn cung ứng nguyên liệu, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tiếp cận công nghệ và mô hình quản lý mới

- Chính quyền địa phương hỗ trợ DN về dịch vụ đầu ra: dịch vụ thông tin thị trường, dịch vụ phân phối, dịch vụ quảng cáo, bảo vệ bản quyền, thương hiệu, hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp DN liên kết và hình thành các chuỗi cung ứng trong tỉnh, trong nước và toàn cầu

Trang 27

Theo quan điểm của DN nếu chính quyền địa phương thực hiện tốt các kì vọng trên, môi trường đầu tư của tỉnh sẽ tạo ra động lực mới để thu hút đầu tư tư nhân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Nghiên cứu Foreign and Domestic Investment: Regional Development or

Crowding Out? (Driffield & Hughes, 2003), nghiên cứu về phát triển mô hình

đầu tư trong nước dựa trên nền tảng các mô hình phát triển kinh tế vĩ mô và nền kinh tế công nghiệp Nghiên cứu được thực hiện tại nước Anh, đã cho thấy

sự khác nhau giữa phát triển các ngành nghề ảnh hưởng đển khả năng thu hút

nguồn vốn từ trong nước và từ nước ngoài

Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những ngành công nghiệp phát triển việc thu hút vốn đầu tư FDI mang lại những ưu điểm nhất định trong việc cạnh tranh trên thị trường Các ngành khác còn lại còn tùy thuộc vào nội lực phát triển Việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước tùy thuộc vào ngành, lĩnh vực

và quy mô của các DN hoạt động trên thị trường Các DN có quy mô kinh doanh lớn với kết quả hoạt động được xem xét qua chỉ tiêu lợi nhuận cao thì có

cơ hội thu hút nhiều hơn Ngoài ra, khả năng thu hút vốn còn tủy thuộc vào sự phát triển kinh tế của các khu vực trong nước

Nghiên cứu Dynamic Linkages between FDI Inflows and Domestic

Investment: A Panel Cointegration Approach (Apergis et all 2006), nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và trong nước đầu tư cho một nhóm quốc gia được lựa chọn thông qua phương pháp đồng liên kết và hệ quả của nó Nghiên cứu dựa trên 30 quốc gia trên dòng vốn FDI và đầu tư trong nước, kết quả phân tích cho thấy có sự tác động qua lại giữa nguồn vốn FDI và đầu tư trong nước thông qua các yếu tố tác động như sự phát triển công nghệ, kỹ năng quản lý, mức độ cạnh tranh, tốc độ phát triển kinh tế nó tác động tích cực đến phát triển các hoạt động sản xuất trong nước và nó phù hợp với các nước Châu

Á và nhóm các nước đang phát triển Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích mô hình

đa lượng biến thì sự thu hút FDI vào các công ty trong nước không thể theo sau

Trang 28

do cạnh tranh gia tăng và khai thác hơn nữu các cơ hội có thể và điều này được thực hiện ở nhóm các nước phát triển như Châu Mỹ và Châu Âu.

Nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các

vùng của Việt Nam (Nguyễn Minh Tiến, 2014), luận án đã nghiên cứu đưa ra

các kết quả liên quan đến các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam bao gồm:

- Quy mô thị trường tác động dương đến thu hút dòng vốn FDI Kết quả cho thấy tác động dương của quy mô thị trường đến FDI Kết quả ước lượng với phương pháp GMM, cho thấy sự tác động của quy mô thị trường đến dòng vốn FDI đáng kể và đồng nhất Cụ thể, 1% tăng quy mô thị trường tác động tăng FDI thấp nhất 1,15%, ở mức ý nghĩa 5% và tác động cao nhất 1,25%, ở mức ý nghĩa 5% Theo hồi quy PMG, 1% tăng quy mô thị trường tác động đến FDI tăng 1,45%, với mức ý nghĩa 1%, kết quả cho thấy quy mô thị trường tác

động rất mạnh đến hấp dẫn nguồn FDI vào Việt Nam

- Nguồn nhân lực tác động đến dòng vốn FDI Kết quả thực nghiệm với phương pháp PMG cho thấy: 1% tăng nguồn nhân lực làm cho dòng vốn FDI tăng 5,0%, với mức ý nghĩa 1% Điều đó, cho thấy vai trò của nguồn nhân lực

có ý nghĩa quyết định quan trọng đến hấp dẫn dòng chảy FDI ở tổng thể vùng của Việt Nam

- Lao động có kỹ năng tác động đến FDI Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động có kỹ năng tác động rất lớn đến việc hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam Với mô hình PMG, 1% tăng tỷ lệ lao động có kỹ năng tác động dương đến việc hấp dẫn dòng vốn FDI 23%, ở mức ý nghĩa 1%

- Chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến FDI Chính sách kinh tế vĩ mô có tác động dương đến thu hút dòng vốn FDI với mô hình PMG ở mức ý nghĩa 1% Đối với hồi quy GMM cũng cho kết quả tác động dương ở mức ý nghĩa 5% Ngoài ra, độ mở thương mại, ổn định kinh tế vĩ mô có tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua Cụ thể, độ mở thương mại

Trang 29

chưa được ghi nhận tác động tích cực trong thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua.”

1.1.2 Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương

Theo nghiên cứu Way to attract investment with assessment of

investment potential of the regions (Jumaev và c.s., 2019), nhấn mạnh việc

phát triển hoạt động thu hút đầu tư tại địa phương ở Jizzakh có tác động trực tiếp đến việc tạo ra giá trị gia tăng, trong khi tỷ trọng của các nguồn huy động nước ngoài với tổng sản lượng của hàng hoá có quan hệ thuận chiều nhau Mối tương quan giữa vốn đầu tư và tổng sản phẩm trong nước của các

vùng được thể hiện qua các yếu tố:

- Đảm bảo tỷ trọng thu hút đầu tư ổn định trong khu vực trong tổng sản phẩm khu vực

- Ngăn chặn xu hướng đầu tư tăng mạnh so với năm trước

- Tỷ trọng đầu tư trong GDP theo tiêu chuẩn quốc tế (25-40%) để đảm bảo rằng các khoản đầu tư mạnh mẽ vào việc tạo ra một sản phẩm khổng lồ Trong hoạt động thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào khu vực cần quan tâm đến các yếu tố sau:

- Vị trí đầu tư có tính đến điều kiện tự nhiên và khí hậu

- Thực hiện các dự án đầu tư, có tính đến mức độ chuyên môn hóa

- Đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, có tính đến lợi thế cạnh tranh

- Có tính đến tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế, không tính đến khối lượng đầu tư

Nghiên cứu The Assessment of the Intellectual Capital as a Factor of

Investment Attractiveness of the Region (Kireeva & Galiakhmetov, 2015),

nghiên cứu đề cập đến sự gia tăng thu hút đầu tư của các khu vực khác nhau được thực hiện thông qua việc đánh giá vốn trí tuệ Trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại, tài sản vô hình luôn đi đầu và ảnh hưởng tương ứng đến sự gia tăng hấp dẫn đầu tư Vì vậy, gần đây các nhà đầu tư không chỉ chú ý đến

Trang 30

các loại tài sản truyền thống Xu hướng hiện nay cho thấy nhu cầu sử dụng các phương pháp đánh giá vốn tri thức của từng địa phương để phân tích cụ

thể hơn về sự hấp dẫn đầu tư

Nghiên cứu cho thấy cần phải cải tiến phương pháp ước lượng chi tiết của từng địa phương và nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh các thành phần vốn tri thức của các vùng khác nhau Sử dụng phương pháp này tại các khu vực khác nhau của Liêng bang Nga được đánh giá tùy theo mức độ hiệu quả sử dụng của vốn tri thức Điều này cho phép ước tính lợi ích hoạt động đầu tư từ nguồn vốn thu hút đầu tư đối với khu vực và tạo ra một danh mục đầu tư trên cơ sở vốn tri thức

Phương pháp nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài ở các khu vực khác nhau được sử dụng như một phương pháp giảm thiểu rủi ro khi cung cấp thông tin cho việc thu hút đầu tư vốn từ bên ngoài Chính phủ cần sử dụng những thông tin về vốn tri thức của địa phương, khu vực như một yếu tố quan trọng để giới thiệu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài

Nghiên cứu của The effectiveness of tax incentives in attracting

investment: evidence from developing countries (Parys, 2012), nghiên cứu

thực nghiệm về mối quan hệ giữa thuế TNDN và đầu tư ở các nước đang

phát triển, đặc biệt chú ý đến các ưu đãi thuế với mục đích trả lời ba câu hỏi:

(i) Việc giảm gánh nặng thuế TNDN có hiệu quả để khuyến khích đầu

tư ở các nước có môi trường đầu tư tương đối kém hấp dẫn như ở các nước

có môi trường đầu tư tương đối hấp dẫn?

(ii) Các ưu đãi thuế cụ thể có hiệu quả trong thu hút đầu tư không? (iii) Chính phú các quốc gia có tính đến chính sách liên thuế quan khi đưa ra các quyết định chính sách thuế không?

Nghiên cứu cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài ít nhạy cảm hơn với thuế TNDN ở các nước có môi trường đầu tư tương đối kém hấp dẫn và thuế

Trang 31

suất thuế TNDN thấp hơn Thời gian miễn thuế dài hơn có hiệu quả trong việc thu hút nguồn FDI ở Mỹ La tinh và Caribe nhưng không phải ở Châu Phi Kết quả này được khẳng định rằng hiệu quả của ưu đãi thuế tập trung trong khối liên minh tiền tệ: Liên minh tiền tệ Đông Caribe và khu vực Franc CFA Châu Phi Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ ra rằng việc giảm độ phức tạp của hệ thống thuế và đảm bảo pháp lý chặt chẽ hơn sẽ giúp thu hút đầu tư vào khu vực CFA Franc Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuế suất thuế TNDN và việc miễn giảm thuế là hai công cụ trong chính sách thuế

mà chính phủ các quốc gia đề cao nhất

Nghiên cứu Concession development as a tool to attract investment into

the region’s economy (Shor, D.,Shor, I., Gukova, A., & Shelestova, D,

2019), nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp định tính, nhằm

nêu ra tầm quan trọng của hoạt động nhượng quyền Với hoạt động này sẽ

có khả năng thu hút đầu tư của các khu vực tư nhân, giúp cho các địa phương nói riêng và các quốc gia phát triển hoạt động tăng thu nhập và giảm chi tiêu công thông qua sự phát triển hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực Nhượng quyền còn tác động đến năng lực cạnh tranh, sự phát triển bền vững

về kinh tế và xã hội của các quốc gia, khu vực Để đạt được những mục tiêu trên, hoạt động nhượng quyền cần thực hiện trên cơ sở:

- Xây dựng chính sách khu vực để phát triển nhượng quyền; chính phủ bảo đảm về khả năng hoàn vốn đầu tư cũng như bảo đảm về việc xác định các điều khoản tham gia dự án; việc xây dựng các điều khoản luật thuế sẽ kiểm soát việc đánh thuế các giao dịch nhượng quyền

- Hoạt động lâu dài của các nền tảng chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện các dự án nhượng quyền; việc xây dựng các khuyến nghị thực tế (mẫu)

về các dự án nhượng quyền tiêu chuẩn đã được thực hiện thành công; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Trang 32

- Cải thiện các điều kiện đầu tư và sự sẵn có của nguồn vốn cho các dự

án nhượng quyền (vốn vay; trái phiếu; nguồn tài chính của các quỹ đầu tư đơn vị, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, v.v.); tăng số lượng các cơ chế cấp vốn ngân sách (bảo lãnh của Nhà nước; vay công; viện trợ không hoàn lại); tăng hiệu quả và hiệu lực của các khoản chi ngân sách đối với việc tài trợ

cho các dự án ưu đãi

Nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Phạm Thị Quốc Hương, 2014), luận án

xác định mô hình đặc trưng đối với các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam Kết quả cho thấy quyết định của các nhà ĐTNN tại Việt Nam không những bị chi phối bởi thông tin hiện tại mà còn

bị chi phối bởi thông tin quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng

- Dựa trên kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân, có 3 trong 6 giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10% Theo đó, các nhà ĐTNN đến Việt Nam là vì tác động khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên

- Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại và quá khứ đã không đủ cơ sở bác bỏ

4 trong 5 giả thuyết đưa ra, liên quan đến chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả, và hiệu ứng tích tụ FDI Các biến được kiểm định có ý nghĩa thống

kê bao gồm tỷ lệ lạm phát, dân cư thành thị, lực lượng lao động, số học sinh trung cấp chuyên nghiệp và các biến giả phản ánh hiệu ứng tích tụ đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Trang 33

- Cuối cùng, việc dựa trên dữ liệu bảng của các nước ASIA để phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI vào Việt Nam nên kết quả nghiên cứu không những có thể cho thấy được động cơ của các DN FDI tại Việt Nam mà còn có thể so sánh tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực Vì vậy kết quả nghiên cứu cung cấp một tầm nhìn “rộng hơn” cho các nhà hoạch định chính sách.”

Nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Nguyễn Ngọc Anh,

2014), luận án đã nhận diện và đo lường được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư của nhà ĐTNN vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm: yếu tố vùng (tài nguyên, lao động, thị trường, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ, cơ sở hạ tầng, thể chế); môi trường kinh tế vĩ mô; và môi trường quốc tế với mức độ quan trọng thông qua khảo sát từ nhà nghiên cứu,

DN FDI trong vùng và ứng dụng mô hình phân tích đề xuất của tác giả

“Luận án đã khái quát được thực trạng yếu tố vùng có ảnh hưởng đến dòng chảy FDI trong thời gian qua trên cơ sở nhận định của các chuyên gia, nhà ĐTNN và số liệu thống kê trong vùng, qua đó, giúp các địa phương trong vùng quan tâm hơn đến yếu tố này trong hoạch định chính sách thu hút FDI ở địa phương mình

Luận án đã gợi ý chính sách nhằm cải thiện một số nhân tố ảnh hưởng để tăng cường thu hút FDI vào vùng đó là: (1) Hoàn thiện thể chế và cơ chế thực thi tại địa phương; (2) Phát triển nguồn nhân lực; (3) Phát triển công nghiệp hỗ trợ; (4) Cơ sở hạ tầng; và (5) Chính sách xúc tiến đầu tư nhằm tạo ra lợi thế so sánh vùng hấp dẫn DN FDI Chính sách gợi ý các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển cho từng nhân tố dựa trên sự kết hợp giữa chính sách kéo và chính sách đẩy, trong đó, trọng tâm là chính sách kéo

Nghiên cứu Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

thành phố Đà Nẵng (Đặng Vinh, 2018), nghiên cứu đánh giá phân tích được

Trang 34

thực trạng thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng thời gian qua, trong đó

có thực hiện công việc khảo sát các DN FDI và Đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, những khuyến điểm hạn chế và phân tích rõ những nguyên nhân để có thể khắc phục trong thời gian đến của việc thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế thành phố Nghiên cứu nêu quan điểm và định hướng thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định việc tăng cường thu hút FDI tại thành phố Đà Nẵng cần gắn quy mô với chất lượng và hiệu quả sử dụng, chứ không thu hút bằng mọi giá Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, luận án cũng đưa ra các giải

pháp để tăng cường thu hút vốn FDI vào địa bàn thành phố, đó là:

(1) Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo sự hấp dẫn đối với nhà ĐTNN; (2) Thúc đẩy hoạt động xúc tiến; (3) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; (5) Phát triển công nghiệp hỗ trợ; (6) Cải cách thủ tục hành chính; (7) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực; (8) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện các biện pháp chống chuyển giá; (9) Thực hiện nhóm giải pháp để hạn chế tác động ô nhiễm môi trường

Nghiên cứu của (Vilayvone Phommachanh, 2017), nghiên cứu đưa ra

quan điểm và định hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào trong bối cảnh mới Bao gồm: Các bối cảnh phát triển quốc tế

và trong nước; Mục tiêu phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam Lào đến năm 2020; Nhu cầu vốn phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam Lào; Quan điểm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào; Định hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Bên cạnh đó, luận án đã làm rõ các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào Trong đó tập trung đưa ra các giải pháp bao gồm Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã hội; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI; Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút FDI; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI; Nâng cao chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành

Trang 35

công nghiệp có vốn ĐTNN; Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép

và đã triển khai; Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư

Luận án đã xác định được những hạn chế trong hoạt động thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam bao gồm: (1) Chưa thu hút được các nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh; (2) Chưa thu hút được các dự án từ các nước có trình độ phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ hay các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản; (3) Các dự án thu hút vào các ngành công nghiệp cơ khí, các ngành sản xuất chế biến còn khá hạn chế và hầu như không có các dự án công nghiệp công nghệ cao; (4) Chưa có khung chính sách hoàn thiện cho công tác thu hút, quản lý chặt chẽ đối với các DN FDI; (5) Trình độ của người lao động còn khá hạn chế

Luận án đã nêu được quan điểm, mục tiêu và định hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào trong bối cảnh mới Đồng thời, đã làm rõ các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào Trong đó tập trung đưa ra các giải pháp bao gồm Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút FDI; Hoàn thiện

hệ thống pháp luật về FDI; Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã hội; Nâng cao chất lượng cán

bộ và lao động cho các ngành công nghiệp có vốn ĐTNN;

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI; Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển khai; Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư

Nghiên cứu Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Cao Tấn Huy, 2019), luận án xác định

và lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư theo cách tiếp cận

về góc độ về hành vi của nhà đầu tư và tìm ra được một điểm mới so với các nghiên cứu trước là đó là yếu tố liên kết vùng có tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với các công trình đã công bố, tiếp cận các yếu tố tác

Trang 36

động đến thu hút FDI thường các tác giả mới tập trung vào phân tích định tính tác động tích cực, tiêu cực mà ít được kiểm định và lượng hóa mức độ tác động

của các yếu tố đó tới thu hút FDI vào vùng kinh tế

Luận án này sẽ phân tích trên cơ sở lượng hóa các mức độ và mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Mặt khác, trong hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố, tác động của các yếu tố liên kết vùng chưa được đề cập

Trong nghiên cứu của luận án này, tác giả xem xét tới sự ảnh hưởng của yếu tố liên kết vùng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế

Hai là, luận án phát triển thang đo thu hút đầu tư và các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế

Ba là, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia trong bối cảnh dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đang diễn ra nhanh trên thế giới, đóng góp thêm thông tin và tri thức vào lĩnh vực nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ ra những tiêu chí để đánh giá về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Khi thực hiện phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, luận án chỉ tập trung vào bảy yếu tố cơ bản gồm:

Nghiên cứu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển bền vững

tỉnh Thái Nguyên (Nguyễn Thu Hằng, 2020), nhằm mục đích đánh giá thực

trạng thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2000 - 2017, tác giả tiến hành phân tích định lượng với việc tiến hành cuộc khảo sát nhằm thu thập ý kiến với các đối tượng có quan tâm về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên Từ đó, tác giả lượng hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (đánh giá thực trạng thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên) với 3 biến độc lập YT1 (nhân tố thuộc về nhà nước trung ương),

Trang 37

YT2 (nhân tố thuộc về địa phương) và YT3 (nhân tố thuộc về DN FDI) Số liệu

thu thập qua:

+ Khảo sát ý kiến của người dân sinh sống tại 6 KCN của tỉnh Thái Nguyên Tác giả lựa chọn 10 người dân cho mỗi KCN và trực tiếp tiến hành khảo sát Bảng hỏi gồm 21 câu hỏi trả lời đồng ý hoặc không đồng ý để đánh giá tác động của các DN FDI tới đời sống của người dân trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Trong số 10 người dân được khảo sát, tác giả chủ yếu lựa chọn tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố hoặc trưởng thôn và phó trưởng thôn

vì những đối tượng này có thể có nhiều nguồn thông tin để đánh giá tin cậy hơn Họ cũng là những người có trách nhiệm nhất định với cộng đồng dân cư + Khảo sát đối với các cán bộ liên quan đến hoạt động thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Để tiến hành phân tích định lượng tác động của các nhân tố đến thu hút FDI cho phát triển bền vững, tác giả tiến hành thu thập phiếu điều tra đối với 140 người, chủ yếu liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Tác giả lựa chọn 07 cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh là

Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, Sở Lao động và TBXH, Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Khuyến công và phát triển công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên để tiến hành khảo sát Trong mỗi cơ quan này, trung bình có bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động thu hút và quản lý các dự án FDI với tổng số khoảng 15 chuyên viên Tác giả lựa chọn thêm 05 cán bộ quản lý gồm 01 cán bộ cấp lãnh đạo Sở, Trung tâm, Chi cục và 04 cán bộ cấp trưởng phó bộ phận (01 trưởng phòng và 01 phó phòng) vào mẫu khảo sát

Trên cơ sở hệ thống hóa các nội dung liên quan, Luận án đã xây dựng dựng được một khung lý luận khá hoàn chỉnh phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá tác động của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của một vùng lãnh thổ (địa phương)

Trang 38

Đặc biệt, bộ tiêu chí dùng để đánh giá các tác động của FDI đến phát triển bền vững của một địa phương được xây dựng một cách toàn diện bao gồm cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường Bộ tiêu chí này có thể được dùng để đánh giá cho không chỉ một địa phương cụ thể, mà có thể được áp dụng cho một vùng lãnh thổ (bất cứ địa phương nào); thậm chí một quốc gia

Nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Phạm Thị Mai Hương, 2016), trên cơ sở

nguồn số liệu cập nhật và chọn lọc, luận văn đã khái quát được đặc thù FDI, vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Bắc Ninh nhằm chứng tỏ

sự cần thiết tăng cường thu hút FDI Bên cạnh đó, luận văn cũng khái quát đươch thực trạng về việc thu hút FDI tại địa phương và thực trạng các yếu tố có ảnh hưởng đến dòng chảy FDI trong thời gian qua, qua đó, giúp địa phương quan tâm hơn đến các yếu tố này khi hoạch định chính sách thu hút FDI tại địa phương Thêm vào đó, trên cơ sở định hưởng phát triển kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh, kết quả phân tích về tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI cũng như thực trạng của các yếu tố đó nhằm đưa ra các chính sách để tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Bắc Ninh Ngoài ra, từ thực trạng hoạt động thu hút FDI tại Bắc Ninh cũng sẽ là bài học kinh nghiệm cho các địa phương

trong nước và quốc tế trong việc thu hút FDI

Thứ nhất: do Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư

Thứ hai: Khả năng khai thác các tài nguyên thiên nhiên của Bắc Ninh

(1) Tài nguyên thiên nhiên rừng

(2) Tài nguyên khoáng sản

(3) Tài nguyên đất

Thứ ba: Điều kiện kinh tế xã hội của Bắc Ninh

(1) Tăng trưởng kinh tế

(2) Nguồn nhân lực

(3) Về cơ sở hạ tầng KCN

Trang 39

(4) Hệ thống bưu chính viễn thông:

(5) Nguồn điện - nước

(6) Hệ thống Ngân hàng:

(7) Hệ thống trường dạy nghề

Thứ tư: Vai trò tích cực của chính quyền tỉnh Bắc Ninh trong thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài

(1) Cơ chế chính sách của tỉnh trong thu hút FDI

(2) Công tác xúc tiến đầu tư

Nghiên cứu Attracting investment by introducing the city as a special

economic zone: a perspective from Mauritius (Allam & Jones, 2019), nghiên

cứu đề cập đến vấn đề cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư tư nhân vào các thành phố Đã có nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự đầu

tư phát triển cơ sở hạ tầng như một điều kiện không thể thiếu được trong thu hút vốn trong và ngoài nước Nhưng việc phát triển các KCN, KCX hoặc các đặc khu kinh tế riêng đã tạo nên những chính sách thu hút mạnh mẽ hơn như

chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách về vốn…

Nghiên cứu được thực hiện cho thành phố Port Louis nằm ở thủ đô của Mauritius và là một thành phố cảng phát triển Nghiên cứu đưa ra rằng để thu hút đầu tư tư nhân phải đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu Nhưng đối với đầu tư công của các địa phương thì khó đạt được mục tiêu trên

Nghiên cứu của (Hoàng Thị Hoài Hương, 2018a), luận án tổng hợp và phân tích bốn kênh tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến thu hút đầu tư vào KCN bao gồm: kênh hiệu quả hoạt động SXKD, kênh chi phí,

kênh năng lực cạnh tranh và kênh rủi ro

Luận án xây dựng mô hình và ước lượng tác động riêng biệt của hai nội dung: đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN đến thu hút đầu tư vào KCN ở trên ba khía cạnh là quyết định đầu tư vào KCN, kết quả thu hút đầu tư vào KCN và mức độ hài

Trang 40

lòng của nhà đầu tư trong các KCN trong tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN

Luận án đã chỉ ra đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tác động thuận chiều đến quyết định đầu tư vào KCN, kết quả thu hút đầu tư và mức độ hài lòng của nhà đầu tư trong KCN Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN tác động thuận chiều đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư trong các KCN

Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số giải pháp cho các nhà quản lý

và nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN Cụ thể là:

Đối với cơ quan quản lý KCN: (1) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển KCN và quy hoạch chi tiết đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN (2) Giải pháp về khơi thông dòng vốn và tạo động lực cho hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN (3) Giải pháp về tăng cường thu hút các nhà ĐTNN đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN (4) Giải pháp về

hỗ trợ và quản lý hoạt động đầu tư phát triển, quản lý vận hành kết cấu hạ tầng KCN (5) Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư nhà đầu tư SXKD trong KCN Đối với nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN: (1) giải pháp về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN (2) Giải pháp về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN (3) Giải pháp về quản lý chặt chẽ quá trình vận hành nhằm phát huy tối đa năng lực phục vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng KCN Ngoài ra tác giả còn đề xuất một số giải pháp phối hợp giữa nhà đầu tư hạ tầng và cơ quan quản lý KCN tại Bình Định để thúc đẩy tác động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến quyết định đầu tư vào KCN, kết quả thu hút đầu

tư vào KCN và mức độ hài lòng của nhà đầu tư trong KCN

Nghiên cứu Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh (Hoàng Thị Thu Hà, 2015) Từ các lý thuyết cơ bản về phát triển bền vững

và phát triển bền vững về kinh tế, luận án đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển bền vững về kinh tế Luận án đã đưa ra các kết luận sau:

Ngày đăng: 20/06/2024, 08:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Tấn Huy. (2019). Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Tác giả: Cao Tấn Huy
Năm: 2019
10. Chính phủ. (2020b). Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
16. Chính phủ. (2023b). Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Hà Nội.http://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=207380 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
18. Cục Thống kê Bình Định. (2011). Niên giám thống kê Bình Định năm 2011. Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Bình Định năm 2011
Tác giả: Cục Thống kê Bình Định
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
Năm: 2011
32. Đặng Văn Sáng. (2017). Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân-Nghiên cứu tại Long An [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Trường Đại học Kinh tế TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân-Nghiên cứu tại Long An
Tác giả: Đặng Văn Sáng
Năm: 2017
33. Đặng Vinh. (2018). Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Đặng Vinh
Năm: 2018
34. Đỗ Đức Bình, & Ngô Thị Tuyết Mai. (2013). Giáo trình kinh tế quốc tế. Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế quốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình, & Ngô Thị Tuyết Mai
Năm: 2013
40. Hoàng Thị Hoài Hương. (2018a). Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Trường Đại học Kinh tế quốc Dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
41. Hoàng Thị Hoài Hương. (2018b). Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
42. Hoàng Thị Thu Hà. (2015). Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Trường Đại học Kinh tế quốc Dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Hoàng Thị Thu Hà
Năm: 2015
43. Hồ Hữu Tiến. (2009). Giải pháp huy động vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế—Xã hội thành phố Đà Nẵng [Luận án Tiến sĩ kinh tế].Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp huy động vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế—Xã hội thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Hồ Hữu Tiến
Năm: 2009
44. Luật Đầu tư số 61/2020/QH14. (không ngày). Truy vấn 2 Tháng Tám 2021, từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Dau-tu-so-61-2020-QH14-321051.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đầu tư số 61/2020/QH14
45. Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2011
46. Nguyễn Minh Tiến. (2014). Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam [Luận án Tiến sĩ kinh tế].Trường Đại học Kinh tế TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến
Năm: 2014
47. Nguyễn Ngọc Anh. (2014). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Năm: 2014
48. Nguyễn Thu Hằng. (2020). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Viện Khoa học Xã hội -Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thu Hằng
Năm: 2020
51. Phạm Công Toàn. (2010). Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Trường Đại học Kinh tế quốc Dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Phạm Công Toàn
Năm: 2010
52. Phạm Thị Mai Hương. (2016). Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh [Luận văn thạc sĩ]. Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Phạm Thị Mai Hương
Năm: 2016
53. Phạm Thị Quốc Hương. (2014). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam [Luận án Tiến sĩ kinh tế]. Trường ĐH Kinh tế TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Quốc Hương
Năm: 2014
55. Phong, T. T. (2012). Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020. http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/45922 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020
Tác giả: Phong, T. T
Năm: 2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Cơ cấu nguồn vốn thu hút phát triển kinh tế địa phương  Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu (Từ Quang Phương, 2012) (Đỗ Đức Bình & - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Hình 2.1 Cơ cấu nguồn vốn thu hút phát triển kinh tế địa phương Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu (Từ Quang Phương, 2012) (Đỗ Đức Bình & (Trang 60)
Bảng 3.1. Tình hình chung về thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bình Định - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.1. Tình hình chung về thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bình Định (Trang 92)
Bảng 3.2. Số lượng DN NNN theo loại hình DN tại Tỉnh Bình Định - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.2. Số lượng DN NNN theo loại hình DN tại Tỉnh Bình Định (Trang 96)
Bảng 3.3. Số lao động từ các DN NNN theo loại hình DN tại Tỉnh Bình Định - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.3. Số lao động từ các DN NNN theo loại hình DN tại Tỉnh Bình Định (Trang 98)
Bảng 3.4. Vốn SXKD bình quân từ các DN NNN theo loại hình DN - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.4. Vốn SXKD bình quân từ các DN NNN theo loại hình DN (Trang 99)
Bảng 3.6. Tình hình đầu tư FDI theo quốc gia vào Bình Định - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.6. Tình hình đầu tư FDI theo quốc gia vào Bình Định (Trang 102)
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu ngành nghề - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu ngành nghề (Trang 106)
Bảng 3.9. Cơ cấu kinh tế theo ngành nghề của tỉnh Bình Định - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.9. Cơ cấu kinh tế theo ngành nghề của tỉnh Bình Định (Trang 108)
Bảng 3.10. Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người của tỉnh Bình Định - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.10. Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người của tỉnh Bình Định (Trang 109)
Bảng 3.11. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động hân - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.11. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động hân (Trang 111)
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 119)
Bảng 3.12. Thang đo và mã hóa thang đo - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.12. Thang đo và mã hóa thang đo (Trang 121)
Bảng 3.13. Thống kê loại hình DN - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.13. Thống kê loại hình DN (Trang 125)
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha (Trang 126)
Bảng 3.15. Hệ số Cronbach alpha của nhân tố phụ thuộc - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.15. Hệ số Cronbach alpha của nhân tố phụ thuộc (Trang 129)
Bảng 3.17. Kết quả phân tích nhân tố EFA - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.17. Kết quả phân tích nhân tố EFA (Trang 131)
Bảng 3.19. Kết quả kiểm định hệ số tương quan - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.19. Kết quả kiểm định hệ số tương quan (Trang 133)
Bảng 3.20. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy - thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bình định
Bảng 3.20. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy (Trang 135)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w