MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG
Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển
1.1.1:Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai Đầu tư được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp lại chia thành đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống của xã hội Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển Ngược lại các hình thức đầu tư gián tiếp, đầu tư dịch chuyển nếu phát triển hợp lý sẽ là động lực hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển Vì vậy trong phạm vi chuyên đề, khái niệm đầu tư và mối quan hệ của nó với tăng trưởng, phát triển sẽ được tiếp cận dưới góc độ của đầu tư phát triển.
1.1.2:Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển:
Thứ nhất, quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn.Vốn đầu tư này nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư
Thứ hai, thời kỳ đầu tư kéo dài Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài đến hàng chục năm.
Thứ ba, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình Nhiều than quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài,có thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự tháp Ai Cập,Nhà thờ La Mã ở Rôm….Trong suốt quá trình vận hành,các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt,cả tích cực và tiêu cực,của nhiều yếu tố tự nhiên,chính trị,kinh tế xã hội…
Thứ tư, thành quả hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng
Thứ năm, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro hoạt động đầu tư phát triển thường cao Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên vật liệu tăng,giá bán sản phẩm giảm…
Nguồn vốn Đầu tư phát triển
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vục dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước gổm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
Trong nguồn vốn trong nước lại chia ra thành nhiều loại nguồn vốn:
- Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước.
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
- Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước : Đây chính la nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư Đó chính là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết câu hạ tầng kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
1.2.1.2 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
Là nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và điều tiết kinh tế vĩ mô Thông qua nguồn này, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế của các ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Nguồn vốn còn được phân bổ để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như giảm đói, giảm nghèo Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
1.2.1.3 Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
Là các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn, nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.
1.2.1.4: Nguồn vốn của tư nhân và dân cư
Nguồn vốn của tư nhân và dân cư bao gồm tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư, chính sách động viên của nhà nước thông qua thuế thu nhập và các khoản đóng góp đối với xã hội.
1.2.2.1: Tài trợ chính thức( ODF- Official Development Finance)
Nguồn vốn này bao gồm Viện trợ Phát triển Chính thức( ODA – Official Development Assistance) và các hình thức tài trợ khác Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với các mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn ODF nào khác Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi xuất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn cho vay lớn, boa giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại( thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25% Đặc biệt ODA không cấp cho những dự án mang tính thương mại mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, thể hiện sự quan tâm, tinh thần tương thân tương ái giữa các nước, tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các nước, giữa các nước với các tổ chức quốc tế.
1.2.2.2: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển Nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng ở nước nhận đầu tư. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
- Chênh lệch về năng suất cận biên về vốn giữa các quốc gia
- Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
- Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
- Khai khác chuyên gia và công nghệ
- Tiếp cận nguồn tài nguyên
Lợi ích của thu hút FDI:
- Bổ xung cho nguồn vốn trong nước
- Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
- Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
- Nguồn thu ngân sách lớn
1.2.2.3: Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Trong tình hình nguồn vốn ODA có nguy cơ biến mất khi Việt Nam đạt mục tiêu thoát khỏi nhóm các nước nghèo vào năm 2010 Việc tìm nguồn vốn mới thay thế nguồn vốn này là một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải xúc tiến ngay, trong đó nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế cũng được tính đến.Tuy nhiên hiện nay nguồn vốn này vào Việt Nam vẫn còn hạn chế, nguyên nhân chính là do chúng ta chưa mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng Theo dự báo vài năm tới khi lĩnh vực tài chính ngân hàng của ta mở cửa hoàn toàn thì nguồn vốn này sẽ đóng góp 1 vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế
1.2.2.4: Nguồn từ thị trường vốn quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tìa chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu Thực tế cho thấy, mặc dù trong vòng 30 năm qua tất cả các nguồn vốn đều có sự gia tăng về khối lượng nhưng nguồn vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán có mức tăng nhanh hơn các nguồn vốn khác Tính từ đầu những năm 1970 đến cuối những năm
1990 của thế kỷ XX, vốn đầu tư trực tiếp của các nước nhóm G7 chỉ tăng 30 lần,trong khi đầu tư chứng khoán tăng khoảng 200 lần Riêng trong thập kỷ 1990, giá trị cổ phiếu mà các nước công nghiệp phát triển đã phát hành trên thị trường vốn quốc tế đã tăng 6 lần đạt khoảng 4 ngàn tỷ USD Trong những năm gần đây dòng vốn này đã và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.
1.2.2.5: Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài
Trong mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng song nguồn vốn đầu tư trong nước phải đặc biệt phát huy vai trò quyết định của mình, định hướng cho dòng chảy nguồn vốn đầu tư nước ngoài và hạn chế những tiêu cực của nguồn vốn đầu tư nước ngoài Nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài có một mối quan hệ hữu cơ, bổ xung cho nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế -xã hội của một quốc gia.
Có rất nhiều những tác động tích cực.
1.3:Vai trò của đầu tư phát triển đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng. Đầu tư phát triển có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế của mỗi vùng,miền.
Trên góc độ vĩ mô, đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế; Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm tăng năng lực khoa học công nghệ đất nước; Đầu tư còn tác động đến tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư
1.4.1 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở tầm vĩ mô Đầu tư mang lại tính chất dài hạn và liên quan đến nhiều mặt hoạt động Trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình đầu tư, các mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả vốn đầu tư theo những mức độ khác nhau Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vĩ mô cần phải có nhiều chỉ tiêu nhằm đo lường hiệu quả từng mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả vốn đầu tư theo những mức độ khác nhau Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vĩ mô cần phải có nhiều chỉ tiêu nhằm đo lường hiệu quả từng mặt, từng giai đoạn đầu tư.
1.4.1.1 Hiệu suất tài sản cố định
Hiệu suất tài sản cố định biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA), được tính theo công thức
Chỉ tiêu này cho biết, trong từng thời kỳ nào đó, một đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn có chỗ chưa chính xác vì sự biến động của TSCĐ và tổng sản phẩm quốc nội không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.
1.4.1.2 Hiệu suất vốn đầu tư
Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng GDP và vốn đầu tư trong kỳ, được xác định theo công thức:
Trong đó : Hi: hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ
GDP: Mức tăng trưởng GDP trong kỳ;
I: Mức tăng đầu tư trong kỳ.
Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tông hợp hiệu quả vốn đầu tư, nhưng có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tư trong cùng một thời kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp Thời kỳ ngắn thì nhược điểm này càng bộc lộ rõ.
Có thể tham khảo công thức sử dụng hệ số K
So sánh mức tăng GDP năm sau với tổng số vốn đầu tư năm trước.
1.4.1.3 Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR)
Hệ số ICOR cho biết trong từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư Hệ số ICOR càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao.
ICOR = (Tổng vốn đầu tư /GDP)/ Tốc độ tăng GDP Hệ số ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế.
1.4.1.4 Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động.
Hệ số trang bị tài sản cố định cho lao động (HL) được xác định bằng tỷ số giữa giá trị hình bình quân của tài sản cố định trong kỳ (FA) và số lượng lao động sử dụng bình quân trong kỳ (L) được tính theo công thức:
Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư quan trọng vì kết quả vốn đầu tư được biểu hiện ở khối lượng tài sản cố định, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật cho lao động biểu hiện kết quả của việc tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá và các phương hướng phát triển khoa học kỹ thuật khác là tiền đề quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất , nâng cao mức sống của dân cư.
1.4.1.5 Hệ số thực hiện vốn đầu tư.
Hệ số thực hiện vốn đầu tư là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn đầu tư bỏ ra với các tài sản cố định (kết quả của vốn đầu tư ) được đưa vào sử dụng Hệ số được tính theo công thức Hu= FA/I
Trong đó: Hu: Hệ số thực hiện vốn đầu tư;
FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ;
I: Tổng số vốn đầu tư trong kỳ.
Hệ số vốn đầu tư càng lớn, biểu hiện hiệu quả vốn đầu tư càng cao.
1.4.2: Các chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vĩ mô Đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vĩ mô tức là đo lường và đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư.
1.4.2.1 Thời hạn thu hồi vốn.
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư xác định khoảng thời gian số vốn đầu tư bỏ vào thu hồi lại được hoàn toàn.
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư có thể xác định theo thời hạn thu hồi vốn đầu tư giản đơn (ký hiệu là T) và thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền ( thời hạn thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu t ).
Thời hạn thu vốn đầu tư giản đơn
I=1 T: thời hạn thu hồi vốn giản đơn
CFi = lợi nhuận + khấu hao = Bi - Ci
K: tổng vốn đầu tư ban đầu
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu:
Ki: là số vốn đầu tư qui về năm i
CFi = lợi nhuận + khấu hao năm i
I = Ki - CFi là số vốn đầu tư đã thu hồi một phần tại năm i sẽ chuyển sang năm i + 1 để thu hồi tiếp.
+ Phương pháp cộng dồn: t (Bi-Ci)
Quy đổi các giá trị CFi về năm 0 rồi cộng lại cho đến khi bằng với giá trị K khi đó ta sẽ xác định được thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền.
1.4.2.2: Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại (IRR)
Tỷ lệ huy động vốn nội tại IRR là tỷ lệ lãi do dự án đem lại.
Nếu ta huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đem lại lãi suất IRR thì :
Nếu IRRr dự án sẽ lỗ tức NPV>0
IRR là một tỷ lệ lãi rất quan trọng để xác định hiệu quả đầu tư của một dự án.
IRR là tỷ lệ lãi mà nếu thay nó để xác định NPV thì NPV = 0 tức là : n (Bi-Ci)
Xác định IRR : n (Bi-Ci)
Giải phương trình này dùng hai phương pháp nội suy và ngoại suy.
1.4.2.3 Chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV) n CFi
Ci - Chi phí năm i n- khoảng thời gian hoạt động của dự án r- tỷ lệ chiết khấu
NPV > 0 thì dự án đầu tư có hiệu quả và chỉ tiêu này càng lớn hơn không, hiệu quả càng cao.
1.4.2.4 Tỷ số lợi ích / chi phí (B/C)
Tỷ số lợi ích / chi phí (B/C) là tỷ số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí, được tính theo công thức:
Tổng hiện giá thu nhập Bt/(1+i) t
B/C = Tổng hiện giá chi phí Ct/(1+i) t t =1 n
Trong đó : Bt thu nhập năm t
N: Tuổi thọ kinh tế hoặc thời hạn của dự án đầu tư
Nếu B/C >1 : Thu nhập > Chi phí, dự án có lãi (hiệu quả )
Nếu B/C = 1 :Thu nhập = Chi phí, dự án không có lãi
Nếu B/C < 1: Thu nhập < Chi phí , dự án bị lỗ Ưu điểm của chỉ tiêu này cho thấy mức thu nhập của một đồng chi phí, nhưng nhược điểm là không cho biết tổng số lãi ròng thu được (có dự án B/C lớn, nhưng tổng lãi ròng vẫn nhỏ)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư
1.5.1: Các chính sách kinh tế
Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư và các chính sách làm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô như: Chính sách tài khoá ( công cụ chủ yếu là chính sách thuế và chi tiêu của Chính Phủ), chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ gia hối đoái, chính sách khấu hao,
Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho nến kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành một cơ cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thât thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả.
Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoăc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả
Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực Đó là điều kiện làm cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp
Khi đã lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hoá đúng, nếu các chính sách kinh tế được xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp công nghiệp hoá sẽ thắng lợi, vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao Nếu các chính sách kinh tế phụ hợp với mô hình chiến lược công nghiệp hoá, tạo điều kiện cho sự thành công của công nghiệp hoá, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.
1.5.2: Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng
Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý, chống thât thoát lãng phí Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêu cầu bền vững mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, bảo hành công trình xây dựng.
Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư Theo đó, nội dung gồm:
- Phân loại dự án đầu tư theo tính chất, quy mô đầu tư để phân cấp quản lý.
- Công tác kế hoạch hoá đầu tư để tổng hợp cân đối vốn đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, dự báo các cân đối vĩ mô ở các doanh nghiệp cân đối và phản ánh đầy đủ các nguồn vốn khấu hao cơ bản, tích luỹ từ lợi tức sau thuế, các nguồn huy động trong và ngoài nước.
- Công tác giám định đầu tư các dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư
-Công tác xây dựng cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch quản lý đầu tư xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, hệ thống định mức chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn, xây dựng đơn giá,
-Công tác chuẩn bị đầu tư, thăm dò thị trường, thu thập tài liệu, môi trường sinh thái, điều tra khí tượng thuỷ văn, lập dự án đầu tư, điều tra, khảo sát thiết kế, -Công tác đấu thầu xây dựng theo quy chế.
-Công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, quản lý thi công xây lắp, triển khai thực hiện dự án đầu tư.
-Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư.
-Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo trình tự XDCB có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trước hết là tác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư ( các đối tượng đầu tư hoàn thành ) và tác động đến chi phí đầu tư.
Chất lượng của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng nói trên sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát lãng phí vốn đầu tư, cũng tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi ích kinh tế - xã hội khi khai thác sử dụng các kết quả đầu tư này Do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bị thất thoát lãng phí Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn làm cho số vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả.
1.5.3: Chiến lược công nghiệp hoá
Công nghiệp hoá được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ từ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lên một nền sản xuất lớn, hiện đại Vì vậy, chiến lược công nghiệp hoá sẽ ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế khác Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá đúng sẽ tạo cho việc lựa chọn các chiến lược, các chính sách đúng đắn Đó là điều kiện cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng lâu bền, tạo nhiều việc làm, ổn định giá cả, đảm bảo nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư và thiết lập một xã hội cộng đồng văn minh, biểu hiện của việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.
Các chiến lược công nghiệp hoá từ trước tới nay đã được các nhà kinh tế tổng kết thành 4 mô hình: công nghiệp hoá, hình thành trong những điều kiện lịch sử khác nhau Thực tế đã chứng minh, quốc gia nào lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn thì sự nghiệp công nghiệp hoá sẽ thành công, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả Các nước công nghiệp mới là những đã thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá theo mô hình “công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu” Ngay cả cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên, đất nước được mệnh danh là
“ Thiên lý mã” thành công nhất trong công nghiệp hoá theo mô hình này thì sau đó và cho đến nay đã gặp rất nhiêù khó khăn trong phát triển kinh tế, theo đó vốn đầu tư được sử dụng kém hiệu quả.
1.5.4: Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ- GIAI ĐOẠN 2000-2010
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN,KINH TẾ-XÃ HỘI CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Gọi tắt là ĐNB & TĐPN ) bao gồm 8 tỉnh,thành phố: Hồ Chí Minh,Tỉnh Tây Ninh,Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai , Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang.Diện tích của vùng là 23554,6 km2, bằng 7,1% diện tích cả nước Dân số (năm 2008) là 12,83 triệu người, bằng 14,9% dân số cả nước.Trong đó vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Tây Ninh, Bình Phước,Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích tự nhiên 23554,6 km2, dân số là 12,15 triệu người,chiếm 77,5% về diện tích và 81,8 về dân số toàn vùng ĐNB & TĐPN.
Vùng ĐNB & TĐPN giáp với các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng song Cửu Long.Phía Tây và Tây Nam của vùng tiếp giáp với tỉnh Đồng Bằng song Cửu Long; Phía Đông và Đông Bắc giáp với các tỉnh phía Nam Trung Bộ và Biển Đông.Phía Bắc Và Tây Bắc giáp với Campuchia.
Vùng ĐNB có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong công cuộc CNH-HĐH; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu ; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hang, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao…
Vùng ĐNB có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kĩ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế của cả nước; có Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở “Mặt tiền
Duyên Hải” phía Nam, là cầu nối của cửa ngõ lớn giao lưu với thế giới;các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, nhất là khu vực dọc theo đường 51,QL63,QL14,QL22 có điều kiện để phát triển công nghiệp,có trục đường Xuyên Á chạy qua.Long An, Tiền Giang mới được xác nhập vùng KTTĐ phía Nam, có dư địa lớn để mở rộng, phát triển các KCN,khu đô thị mới,tạo điều kiện giải tỏa mật độ tập trung cao tại các khu vực hạt nhân của vùng,đồng thời phát huy tác động lan tỏa của đô thị hóa và công nghiệp hóa của vùng hạt nhân sang các tỉnh lân cận. ĐNB nằm trong khu vực phát triển năng đông,đạt mức tăng trưởng cao nhất cả nước,nhiều trung tâm kinh tế,công nghiệp,thương mại,dịch vụ,khoa học kỹ thuật,đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế có lực lượng lao đông dồi dào,tay nghề cao,có nhiều cơ sở đào tạo,nghiên cứu khoa học,công nghệ;Có hệ thống đô thị phát triển,các khu công nghiệp phát triển mạnh,trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và Quốc tế,được gắn kết bằng đường bộ,đường biển,đường hang không, tạo điều kiện thuận lợi trong sự phát triển kinh tế
- xã hội trong vùng cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế.
Vùng ĐNB nằm trên tuyến đường biển quan trọng,ở điểm trung chuyển trên đường hàng không quốc tế từ Bắc xuống Nam từ Đông sang Tây,trên tuyến đường xuyên Á nối liền giữa các nước ĐNA lục địa; đồng thời nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới với các trung tâm lớn như BawngKoc, xingapo,KualalamBua… vì thế vùng ĐNB có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài,mở rộng thị trường,khai thác các cảng trung chuyển quốc tế…Để đẩy mạnh nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội.
Vùng ĐNB có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hang đầu ở khu vực Phía Nam Việt Nam.
Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa các vùng Tây Nguyên,Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long,vùng ĐNB vừa có địa hình miền núi,trung du,vừa có địa hình đồng bằng và ven biển có độ dốc thấp dần từ Bắc xuống Nam,từ Tây sang Đông. Địa hình đa dạng với khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo,với mùa mưa mùa khô rõ rệt,nền nhiệt,ẩm cao,ít thay đổi trong năm.Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn ở mức cao
( ~27 độ C ,lượng bức xạ tương đối ổn định trong 150kcal/cm3/năm.Lượng mưa bình quân hằng năm từng khu vực khác nhau nhưng giao động khoảng 1500-3000mm.Khí hậu tương đối điều hòa,những biến động thất thường năm này qua năm khác là nhỏ,có ít thiên tai,không bị thời tiết quá hại,ảnh hưởng của bão hạn chế.Khí hậu với những ngày nắng kéo dài,thuận lợi cho xây dựng các công trình CN,dân dụng,phát triển du lịch, thuận lợi cho cây trồng,vật nuôi, đặc biệt thích hợp với các loại cây CN hàng năm và lâu năm.Tuy nhiên trong 10 năm qua,điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp so với quy luật,sự phân hóa mưa sâu sắc theo mùa nên mùa khô mưa ít gây thiều nước,gió khô nóng,sương muối,giông,tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn khác nghiêm trọng vào mùa nắng tại nhiều khu vực của vùng.Đây là vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch bố trí cây trồng,vật nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thích hợp để phát triển ổn định của vùng và hạn chế phần nào ảnh hưởng xấu do các điều kiện khí hậu gây ra.
Mạng lưới thủy văn của vùng chủ yếu là các song của hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Mê Kong.Khu vực các tỉnh Long An và Tiền Giang có 2 sông lớn chảy qua là sông Tiền, và sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang,dọc hàng trăm km kênh mương đã được đào đắp trong khoảng 300 năm nay,thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mạnh phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp.
Trong vùng có 2 hồ thủy lợi lớn kết hợp với thủy điện và Dầu Tiến và Trị An với dự trữ hàng năm khoảng 3,6 tỷ m3.Đây là nguồn dự trữ quan trọng không những cho Nông Nghiệp,đẩy mặn và đưa nước ngọt vào cho nhiều khu vực Nông Nghiệp ven sông vào mùa khô,sản xuất một khối lượng điện năng lớn và có thể điều tiết một phần nước cho các khu trung tâm đô thị và khu công nghiệp.
2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội
Vùng ĐNB là vùng thuộc vùng trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển, với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 2000 – 2005 là 11,4%, giai đoạn 2006-2008 là 13,2%); là vùng có đóng góp GDP và thu ngân sách nhà nước cao nhất toàn quốc (Năm 2006, tổng thu NSNN trên địa bàn vùng ĐNB đạt 165.952 tỷ đồng, chiếm 59,3% tổng thu cả nước (cả nước 279.472 tỷ đồng) Vùng ĐNB là vùng tập trung phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại hoá, thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế động lực của cả nước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Cơ cấu theo ngành năm 2006: Nông - lâm - ngư nghiệp 4,26%%, Công nghiệp – xây dựng 61,9% %, dịch vụ 33,81%%)
Với vị trí, vai trò quan trọng, cũng như những thuận lợi, khó khăn là vùng kinh tế động lực của cả nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của vùng, nhằm thu huy động cao nhất các nguồn nội lực, thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế xã hội xây dựng vùng ĐNB và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên, do xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước, sự hội nhập với thị trường quốc tế theo tiến trình cam kết khi vào WTO và thành viên của khối APEC, mục tiêu phát triển kinh tế - x• hội của vùng cũng theo tiến trình thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế trong điều kiện hội nhập sâu hơn, với chính sách phát triển kinh tế – xã hội hiện hành đã bộc lộ nhiều yếu tố bất cập, vì vậy việc rà soát, điều chỉnh,ban hành và áp dụng cơ chế chính sách mới giai đoạn 2011-2020 cho phù hợp là hết sức cần thiết và cấp bách để phát triển toàn diện một vùng kinh tế động lực của cả nước và khu vực.
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010
2.2.1.Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư và phát triển
2.2.1.1.Vốn đầu tư toàn xã hội
Trong 5 năm 2001-2005,tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội huy động cho đầu tư và phát triển của vùng vào khoảng 347,5 nghìn tỷ đồng,chiếm 31,4% tổng vốn đầu tư của cả nước;riêng vùng ĐNB là 342,8 nghìn tỷ đồng chiếm 98,3% tổng số vốn đầu tư của vùng ĐNB&TĐPN.Xét trên toàn bộ vùng ĐNB&TĐPN, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 78796,7 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách của cả nước và chiếm 22,7% tổng số vốn của toàn vùng; còn lại là vốn đầu tư của dân,doanh nghiệp,vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài khoảng 268704,8 tỷ đồng chiếm 80,5% tổng số vốn đầu tư phát triển của vùng.Tỷ trọng vốn đầu tư của vùng so với cả nước thời kỳ 1991-1995 là 28,3%;1996-2000 là 28,5%,2001-2005 là31,4%,tỷ trọng bình quân của thời kỳ 1991-2005 là 32,6%.
Hai năm 2006-2007 vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng rất cao do môi trường đầu tư cải thiện nhanh chóng trước khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mai Thế giới ( WTO).Kỳ vọng về môi trường đầu tư tốt lên cũng là yếu tố đáng kể dẫn đến tăng đầu tư.Trong năm 2008, tốc độ tăng vốn đầu tư chậm hơn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn lạm phát cao.
Trong 3 năm 2006-2008 toàn vùng vẫn tập trung đầu tư với tỷ trọng cao,đạt
463 nghìn tỷ đồng,chiếm 32,3% tổng số vốn cả nước.Kế hoạch 2009 và năm 2010 sẽ tiếp tục đầu tư cho những mục then chốt, dự kiến cả thời kỳ 2006-2010 vốn đầu tư toàn ĐNB đạt 1014 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,5% vốn đầu tư xã hội cả nước.
Bảng 1:Vốn đầu tư toàn xã hội vùng ĐNB-TĐPN
(nghỉn tỷ đồng,giá 2000,thời kỳ 2001-2005 và 2006-2010 giáo 2005)
Nguồn:Số liệu từ Vụ Kinh Tế Tổng Hợp Bộ KHĐT 2008 và xử lý của Ban Chủ
Nguồn vốn trên trực tiếp đầu tư theo hướng phát triển trọng điểm như:công nghiệp khai thác dầu khí,công nghiệp điện,dầu khí,phân bón,hoá chất,cơ khi chế tạo,luyện thép,điện tử-tin học, hoá chất dệt,may,da giày,nhựa, giấy,sành sứ thuỷ tinh,chế biến thực phẩm và đầu tư đồng bộ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài hang rào các khu vực công nghiệp trong vùng.Tiếp tục xây dựng các công trình giao thong,cấp thoát nước,hạ tầng đô thị,vệ sinh môi trường…vv vv.
Hình thành các trung tâm thương mại có quy mô và các trình độ ngang tầm các nước trong khu vực, các trung tâm du lịch và dịch vụ lớn,đầu tư xây dựng hình thành các đô thị vệ tinh của thành phố Hố Chí Minh,Biên Hoà,Bình Dương.
2.2.1.2 Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư phát triển Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác.
Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai ,Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh Gần dây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài Năm 2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD.
Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng là tỉnh Đồng Nai với trung tâm là Thành phố Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô.Bốn huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ.
Trong đó, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai trong tương lai Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai.
Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai Với các huyện công nghiệp nổi bật như Dĩ An, Thuận An và Thị Xã Thủ Dầu Một khiến cho tỉnh nhỏ bé này phát triển vào loại nhất nhì trong khu vực. Những phát triển của Bình Dương dang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tam giác phát triển nhất cả nước Khu tam giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương.
Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai),đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (ĐồngNai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.
Vùng KTTĐ phía Nam hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm để phát huy lợi thế so sánh của vùng theo phương châm xây dựng cơ cấu kinh tế tiên tiến với các ngành được hiện đại hoá, sản xuất sản phẩm tạo khả năng đột phá, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, quốc tế, mang lại nhiều giá trị gia tăng nội địa và đạt hiệu quả cao.
Trong lĩnh vực sản xuất, các địa phương trong khu vực này sẽ phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực có ý nghĩa đột phá như: khai thác dầu khí, điện tửu và công nghiệp sản xuất phần mềm; sản xuất điện, thép, phân bón, hoá chất, dầu khí; công phẩm; đặc biệt, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học Các tỉnh chưa có điều kiện phát triển công nghiệp với trình độ cao, cần tập trung đầu tư phát triển những ngành thu hút nhiều lao động như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng dệt-may, da giầy, nhựa Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ bản như: cơ khí, luyện cán thép, chế tạo máy,… làm nền tảng cho sự phát triển chung và hội nhập quốc tế, phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ: sản xuất linh kiện, phụ kiện, sửa chữa, bảo dưỡng… Phấn đấu bình quân mỗi năm đổi mới 20-25% công nghệ.
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT tổ chức lại ngành chăn nuôi, gắn với giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện của vùng; quy hoạch phát triển rừng; phát triển thuỷ lợi vừa phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt vừa phát triển thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản Nghiên cứu quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao Quy hoạch phát triển vùng cây chuyên canh như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, cây ăn trái như bưởi, nhãn, mãng cầu Phát huy lợi thế của vùng về đất, hệ sinh thái, khí hậu để phát triển nông nghiệp hàng hoá, có năng suất, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và giá trị sản phẩm cao trên đơn vị diện tích, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, các địa phương vùng ĐNB tập trung phát triển với tốc độ nhanh và chất lượng cao các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải quốc tế, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và nghiên cứu khoa học trên địa bàn vùng nhằm bảo đảm nhịp độ tăng trưởng cao, phát triển toàn diện và bền vững.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010
2.3.1: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng
Tính đến năm 2008,so với cả nước,vùng ĐNB chỉ chiếm 9,24% diện tích tự nhiên,14,9% dân số cả nước và với tỷ lệ đô thị hóa là 48,4%, gấp 1,78% cả nước( cả nước là 27%); Vùng đã đóng góp 34,8% GDP của cả nước.GDP/người của vùng đạt khoảng 55,4 triệu đồng ( gấp 3,2 lần GDP/người của cả nước ).Tỷ trọng giá trị CN của vùng trong tổng giá trị toàn ngành CN cả nước tăng 38,3% năm 1995 lên 44,7% năm 2008.
Một số chỉ tiêu vùng ĐNB so với cả nước năm 2008.
TT Chỉ tiêu Đơn vị Cả nước
3 Tỷ lệ đô thị hóa % 27 58,1 215
GDP/người (giá h.h) triệu đồng 17,3 55,4 320
6 Thu ngân sách tỷ đồng 183000 111147 60,7
7 Giá trị xuất khẩu triệu USD 78355 23869 73,5
Số DA nước ngoài Dự án 7279 4515 62
12 Tổng vốn FDI triệu USD 66244 35673,3 53,8
Nguồn:Theo niêm giám Thông kê các tỉnh,báo cáo kế hoạch 5 năm 2001-2010 các tỉnh
Vùng Đông Nam Bộ tập trung nhiều khu CN (KCN) nhất cả nước.Các KCN chiếm 60,5% diện tích đất các KCN cả nước với tỷ lệ lấp đầy 60%, 55,4% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 60% số dự án,75% vốn đầu tư trong nước vào các KCN của cả nước.
2.3.2:Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I:Thời kỳ 2001-2005, cơ cấu ngành tính theo GDP của nền kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,nhưng sang tới thời kỳ 2006-2010 tăng nhanh cả về công nghiệp lẫn dịch vụ.
Tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản đã giảm từ 6,9% ( năm 2000 ) xuống 5,2% ( năm 2005) , 5,1% ( năm 2008 ) và dự kiến khoảng 4,7% năm 2010;công nghiệp và xây dựng tăng từ 56,3% ( năm 2000 )
So với cơ cấu kinh tế của cả nước,tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, chiếm tỷ trọng cao hơn và độ dịch trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐNB cũng lớn hơn, từ 53,1% năm 2000 tăng 57,3% năm 2005, năm 2007 đạt 58,7% và dự kiến năm 2010 sẽ đạt 57,5% ( cả nước từ 36,7% tăng 41% năm 2005); tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP nhỏ hơn, từ 6,9% năm 2005 xuống 4,5% năm 2010, trong khi đó của cả nước là 24,5% xuống 20,9%.
Cơ cấu kinh tế phân theo ngành và theo khu vực vùng ĐNB Đơn vị:%
Nguồn:Số liệu thống kê 2008 và xử lý tổng dự án
II:Chuyển đổi cơ cấu kinh tê ngành góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng,thúc đẩy việc thu hút lao động.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu sử dụng lao động theo ngành thời kỳ 2001- 2010 của vùng ĐNB có sự chuyển dịch theo hướng giảm tương đối tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành có sự chuyển dịch lớn Tỷ trọng lao động khu vực nông – lâm – thủy sản từ 38,6% năm 1995 xuống 28,4% năm 2005 (cả nước là 69,7% năm 1995 và 56,8% năm 2005) Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp tăng từ 28,1% lên 33,1% và dịch vụ từ 33,3% lên 38,5% (tương ứng của cả nước là 13,2% và 17,9%; dịch vụ là 17,1% và 25,3%).
Cơ cấu lao động phân theo ngành. ĐV:Nghìn người
Năm LĐ trong các ngành
Nông-lâm-ngư nghiêp CN-Xây dựng DV
Tổng số (%) Tổng số (%) Tổng sô (%)
Nguồn Niêm giám thống kê 2008 và xử lý tổng hợp của Đề án
III:Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:Có sự phân hóa lãnh thổ khá rõ rang theo 3 tiểu vùng:
-Tiểu vùng 1: là Thành Phố Hồ Chí Minh
-Tiểu vùng 2:gồm Đồng Nai, Bình Dương, và Vũng Tàu.
-Tiểu vùng 3:gồm Tây Ninh, Bình Phước,
Cơ cấu kinh tế theo tiểu vùng
Phân ra các tiểu vùng Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Năm 2000
Nguồn:Niêm giám Thống Kê năm 2009 của các tỉnh
Mỗi tiểu vùng đều đã đi dần vào khai thác được lợi thế so sánh, hình thành các trung tâm sản xuất lớn, tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến.Phát triển công nghiệp tại các tiểu vùng đều đã đước gắn với tăng quy mô, năng lực với nâng cao hiệu quả phát triển; kết hợp phát triển các doanh nghiệp quy mô nhỏ.Tập trung xây dựng các khu CN then chốt, tạo ra quá trình phân bổ công nghiệp ngày càng trải rộng và lan tỏa tăng tính liên kết trong nội bộ vùng, nhất là đối với các ngành CN quan trọng như: công nghệ cao, điện, xăng dầu, hàng hóa…
2.3.3:Tổng thu cho ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách nhà nước vùng ĐNB tăng từ 59,4 nghỉn tỷ đồng năm 2000 (65,51% tổng thu ngân sách của cả nước) lên 111,1 nghỉn tỷ đồng năm 2005 (62,34% tổng thu ngân sách của cả nước ), năm 2008 đạt 210,2 nghỉn tỷ đồng, năm
2010 dự kiến đạt khoảng 254,3 nghỉn tỷ đồng ( chiếm 62% tổng thu ngân sách của cả nước )
Tổng thu ngân sách trên địa bàn Đơn vị:Nghìn tỷ đồng
Tỷ trọng,TP so với vùng (%) 100 100 100 100 100 100
TP Hồ Chí Minh 39 41 46,8 50 53,2 56,4 Đồng Nai 6,3 6,1 5,9 5,8 5,6 5,5
Nguồn:Theo niêm giám Thống kê và BC thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 các tỉnh
Tổng chi ngân sách Nhà nước của vùng 2000 đạt từ 9,8 nghỉn tỷ đồng năm
2000 lên 13,2 nghỉn tỷ đồng năm 2005 và dự kiến năm 2010 chi ngân sách đạt khoảng 60,8 nghìn tỷ đồng.Chi đầu tư của các tỉnh trong vùng khác nhau.Năm
2008, tổng chi ngân sách của TPHCM là 18542,5 tỷ đồng chiếm 52,5 tổng chi ngân sách của vùng, tỉnh Vũng Tàu là 3553 tỷ đồng chiếm 10,8%, tỉnh Đồng Nai là 2908,3 tỷ đồng chiếm 9,3%, các tỉnh còn lại thì chiếm khoảng 20,4% tổng chi ngân sách của vùng.Vùng ĐNB là vùng có tỷ lệ thu ngân sách/chi ngân sách cao nhất cả nước.
Chi ngân sách địa phương vùng ĐNB Đơn vị:tỷ đồng
Tỷ trọng Vùng so với cả nước ( % ) 9 12,4 10,9 15,4 15,5 15,7
Tỷ trọng các tỉnh so với vùng (%) 100 100 100 100 100 100
Nguồn:Theo niêm giám Thống Kê của các tỉnh, báo cáo kế hoạch 5 năm 2006-2010
Tỷ lệ thu/chi của toàn vùng ĐNB là 3,9 lần năm 2005 và 4,5 lần năm 2008.Trong 6 tỉnh, TP trong vùng thì chỉ có 4 tỉnh là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương có tỷ lệ thu chi vượt trên 110%, 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước có tỉ lệ thu/chi dưới 100%.
Tỷ trọng thu ngân sách/chi ngân sách cua vùng ĐNB Đơn vị:%
STT Tỉnh, TP 2005 2008 Ước 2009 DK 2010
Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực knih tế mũi nhọn của vùng ĐNB.Năm
2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 24,4 tỷ USD, trong đó vùng ĐNB là 23,86 tỷUSD, chiếm 97,8% giá trị xuất khẩu toàn vùng ĐNB.Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của ĐNB gấp 5,5 lần mức bình quân của cả nước (gấp 3,8 lần nếu như không kể dầu khí ) Chỉ tiêu xuất khẩu bình quân đầu người của vùng đã tăng lên đáng kể, gấp 2,2 lần sau 5 năm ( từ 755 USD lên 1633 USD) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các vùng khác trong cả nước.Đây là vùng kinh tế có độ mở lớn nhất của cả nước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Đơn vị :triệu USD
Nguồn:Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục thống kê
Nhập khẩu:Kim ngạch nhập khẩu của vùng ĐNB năm 2008 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 18,15% so với 2007 và chiếm 38,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006-2008 là 39,7%.Giá trị nhập khẩu bình quân đầu người là 2441 USD/người, tăng 57% so với năm 2005.
- Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhanh hơn mức bình quân cả nước, song chưa tạo ra tiền đề cho sự tăng tốc và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chậm lại trong thời gian qua, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu thiếu hợp lý, không đồng bộ, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh (từ 56,3% năm 2000 lên 60% năm 2005) trong khi tỷ trọng dịch vụ lại giảm (từ 36,8% xuống 34,8%) Điều đó đã tác động đến môi trường sản xuất kinh doanh, đến hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, cụ thể là làm tăng mức chi phí dịch vụ trong sản xuất, giảm năng suất lao động, tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
Các ngành dịch vụ chất lượng cao cấp chậm phát triển, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển chung theo tiến trình hội nhập quốc tế cũng như chưa tạo điều kiện phát huy được tiềm năng thế mạnh của vùng. Đầu tư vào khu vực dịch vụ (kể cả đầu tư trong nước và nước ngoài) giảm sút nhiều So với năm 1995, tỷ trọng đầu tư vào dịch vụ của vùng chiếm 58,4% tổng đầu tư xã hội, năm 2005 giảm xuống 49%, nghĩa là giảm 9,4% sau 10 năm Ngoài khu vực vận tải, bưu chính viễn thông tỷ trọng đầu tư chỉ giảm 1%, ngành giáo dục đào tạo tăng thêm 0,3% thì các ngành dịch vụ khác đều giảm mạnh.
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN
Toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội giao lưu kinh tế thúc đẩy quan hệ về thương mại du lịch và đầu tư.Xu thế toàn cầu đang lan rộng và diễn ra một cách mạnh mẽ và tác động đến mỗi quốc gia.Các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, hình thành nên sự lao động mới.Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế; sự phụ thuộc vào nhau, hội nhập , cạnh tranh hợp tác giữa các nước là phổ biến.Kinh tế tri thức phát triển mạnh và do đó con người và tri thức đang trở thành lợi thế chủ yếu của mỗi quốc gia.
“Toàn cầu hóa kinh tế là 1 xu thế khách quan,lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” đang có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nước đặc biệt là vùng ĐNB.Sự gia nhập của Việt Nam và AFTA đã tác động rất lớn đến cơ cấu kinh tế của Vùng.
Triển vọng phát triển kinh tế ở các nước lớn và các lien minh khu vực như ASEAN trở thành một cộng đồng gắn kêt và chia sẻ Các nước Đông Nam Á đang thực hiện chiến lược phát triển một cách vững chắc và cạnh tranh,phát triển trong xu hướng hợp tác và đang dạng.
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường đầu tư được cải thiện,xuất khẩu tăng nhanh so với các khu vực trên thế giới.Nằm trong khu vực này,Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác phát triển, thu hút các nguồn tài chính và mở rộng thị trường.
Hiện nay, ASEAN đang ở thời điểm lịch sử chuyển giai đoạn quan trọng,hướng tới hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015.Cộng đồng dựa trên 3 trụ cột:Cộng đồng An ninh,Cộng Đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội.Hiến chương ASEAN đang tích cực soạn thảo, đưa hiệp hội trở thành 1 tổ chức liên kết chính phủ chặt chẽ, gắn bó, năng động, hướng tới người dân.Việt Nam sẽ là một thành viên chủ động và tích cực phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện sang kiến liên kết ASEAN hỗ trợ các thành viên mới,các chương trình phát triển như Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Hành lang Đông – Tây nhằm thu hiệp khoảng cách phát triển và hỗ trợ liên kết kinh tế khu vực.
Chính vì vậy, với vai trò tiên phong về kinh tế của vùng ĐNB, những định hướng chiến lược này cần được thực hiện hóa qua việc đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Việt Nam gia nhập WTO, AFTA, nền kinh tế hội nhập toàn diện với toàn cầu.Năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển hiện đại.Các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia như : Chiến lược phát triển kinh tế biển,các Nghị quyết của Bộ Chính Trị về phát triển các vùng kinh tế ĐBSCL,ĐNB, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ,Tây Bắc Bộ và các Quyết định phát triển kinh tế các trọng điểm, các Vùng biên giới… đều đã được xây dựng và khẳng định.Đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020.Đầu tư nước ngoài tăng mạnh và ngày càng có chiều sâu, dài hạn và ổn định.Tích lũy và đầu tư trong nước ngày càng phát triển với tốc độ ổn định.
Trên cơ sở mối quan hệ bối cảnh phát triển tương lai của toàn cầu, khu vực Đông Á và quốc gia có những tích cực và những mặt tiêu cực, xác định viễn cảnh vùng ĐNB sẽ phát triển trong bối cảnh tương lai này.
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Tiếp tục phát triển bền vững với tốc độ cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước; đi đầu trong sự nghiệp Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực.Phát huy tốt vai trò vùng kinh tế động lực và có sức lan tỏa; trong đó khu vực có 4 tỉnh:Tp Hồ Chí Minh,Đông Nai, Vũng Tàu, Bình Dương phải đi trước sớm để hoàn thành sự nghiệp CNH –HĐH, lôi kéo và giúp đỡ các tỉnh khác trong và ngoài vùng phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao cạnh tranh, phát triển các ngành có năng suất lao động cao, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng.Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng.
Chuyển dịch cơ cấu ngành, và lãnh thổ theo hướng hình thành và phát huy vai trò các trung tâm thương mại,xuất khẩu, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, văn hóa, đào tạo đối với khu vực phía Nam và cả nước.Đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, loc dầu; sản xuất điện, phân bón và hóa chất từ dầu khí.Hoàn chỉnh và nâng cấp các khu công nghiệp-đô thị, khu công nghiệp công viên Phát triển kinh tế cửa khẩu.
Tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực và quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, khai thác các nguồn vốn trong nhân dân để phát triển công nghiệp.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú ý đào tạo nhân viên tay nghề cao.Phối hợp đào tao nguồn nhân lực giữa khu vực trung tâm và khu vực ngoài vùng
Phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo đảm công bằng xã hội, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.Chý ý đến chính sách đối với đồng bào dân tộc ít người ở giáp biên giới Campuchia
Phát triển bền vững hài hòa về 3 mặt: Phát triển có hiệu quả kinh tế; Phát triển hài hòa các mặt xã hội; Cải thiện môi trường Từng bước kiểm soát vấn đề di dân tự do tới các tỉnh trong vùng, gắn với công tác bảo về rừng, phát triển CN gắn với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước và không khí.
Quy hoạch lại, sắp xếp, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá kết hợp với phân bổ hợp lý, tập trung xây dựng một số khu công nghiệp chuyên ngành Phân bổ hợp lý công nghiệp trong một không gian kinh tế thống nhất với toàn Vùng kinh tế trọng điểm phíaNam trên cơ sở lợi thế vị trí, lợi thế của từng địa phương, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng Di dời các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động,công nghệ lạc hậu, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành, gắn với đổi mới công nghệ và xử lý chất thải.
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm an ninh Quốc phòng trong mọi tình huống.
3.2.2.1: Về phát triển kinh tế:
Tổng sản phẩm trong vùng (GDP theo giá 1994) năm 2020 ít nhất tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010 Đến năm 2020 khu vực CN, XD và DV chiếm khoảng 95-96% tổng GDP, trong đó tỉ trọng DV chiếm 41-42%, cao hơn mức bình quân của cả nước Tăng trưởng kinh tế theo GDP của vùng thời kỳ 2011-2020 đạt 8,2%, trong đó thời kỳ 2011-2015 tăng khoảng 7,9 đến 8,5% và thời kỳ 2016-2020 tăng bình quân 8,4% Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện có Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường để tăng nhanh khả năng xuất khẩu Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng nguồn vốn cho phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu.
Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 2544 USD năm 2008 lên 3.620 USD năm 2015 và 22310 USD năm 2020.
Giảm dần các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, trình độ thấp và dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của các vùng xung quanh Tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, trình độ công nghệ hiện đại Ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm như điện tử - tin học - viễn thông, cơ khí Tăng cường công tác đào tạo, chuẩn bị nhân lực cho quá trình phát triển công nghiệp hội nhập AFTA và WTO.
Giữ mức đóng góp cho ngân sách của cả nước trên 60% cả thời kỳ 2010-2020. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm trong tiến trình hiện đại hóa, nâng cao dần tỷ lệ LĐ qua đào tạo giai đoạn 2011-2020 đạt trên 60%.
Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế và trong khu vực Đông Nam Á đủ đáp ứng cho nhu cầu của khu vựcPhía Nam và khách hàng quốc tế.
Phối hợp với các địa phương xung quanh trong lĩnh vực đầu tư phát triển nhằm hạn chế tình trạng cục bộ, phát triển chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh, triệt tiêu nội lực phát triển giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phát triển công nghiệp phần mềm với tốc độ nhanh, phấn đấu đưa Thành phố trở thành Trung tâm phần mềm của cả nước và khu vực
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn với quy mô ngày càng lớn, ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và xuất khẩu
3.2.2.2: Về phát triển xã hội Ổn định số dân trong vùng đến năm 2020 khoảng 14-15 triệu người.
Tỷ lệ lao động không có việc làm ở mức an toàn cho phép khoảng 4%.Tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Với lợi thế và sự năng động vốn có, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ có cơ hội rất lớn để thu hút nguồn vốn FDI và mở rộng xuất khẩu dựa vào quy chế thành viên WTO của nước ta Ngay trong thời kỳ nước ta chưa phải là thành viên WTO, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư và phát triển thị trường xuất khẩu Trong 5 năm (2001 - 2005), tỷ trọng vốn đầu tư của vùng này so với cả nước đã chiếm 31,4% Nếu tính riêng nguồn vốn FDI, Trong thời kỳ 1988-2008,toàn vùng đã thu hút được5305dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài,với tổng số vốn đăng ký tổng số vốn dự án và 55,4% tổng số vốn đăng ký của cả nước.Trong đó,vùng ĐNB thu hút được 4515 dự án với tổng số vốn đăng ký là 35673,3 triệu USD,chiếm 96,9% tổng số dự án và 97,2 tổng số đăng ký của cả nước; trong đó nổi bật là các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng có kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người cao gấp 5,5 lần mức bình quân của cả nước (nếu không tính dầu khí thì cao gấp 3,8 lần) và đạt kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người là 1.633 USD/người (năm 2005).
Việc mở cửa thị trường tài chính nước ta theo lộ trình đã cam kết đối với WTO,dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài sẽ được khai thông dòng chảy mạnh mẽ hơn vào địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là đối với Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm tài chính của Vùng Mặc khác, chất lượng của nguồn vốn FDI cũng sẽ thay đổi theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng Sự kiện tập đoàn Intel quyết định đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm tra chip bán dẫn tại khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 1 tỉ USD là sự mở đầu của quá trình chuyển đổi mang tính đột phá về quy mô và chất lượng của FDI theo hướng tăng nhanh tỷ trọng đầu tư các ngành kinh tế có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao Cùng với nguồn vốn FDI, theo lộ trình mở rộng quy mô, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn và cổ phiếu đối với các doanh nghiệp trên thị trường tài chính sẽ tạo động lực rất mạnh đối với dòng đầu tư tài chính của nước ngoài Dòng đầu tư này sẽ gián tiếp kích thích việc mở rộng đầu tư trong nước và tăng quy mô đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam với tốc độ cao trong những năm tới Hiệu ứng của đầu tư tài chính đối với thị trường vốn trung và dài hạn sẽ làm thay đổi theo hướng tích cực vai trò của thị trường vốn của nước ta nói chung và đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, cùng với cơ hội to lớn mở ra cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thì bản thân Vùng này cũng đứng trước ba thách thức và một nguy cơ có thể nói là rất lớn.
Một là, điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông bất cập so với nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả Thật vậy, cho đến nay,giao thông nối kết nội vùng, nhất là mạng lưới giao thông nối kết giữa hệ thống cụm cảng biển số 5 với các khu công nghiệp và khu dân cư trên địa bàn vừa yếu kém,vừa thiếu đồng bộ Việc đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông trên địa bàn này chưa được chú ý tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế và vị trí vai trò của Vùng.Hiện nay, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 66 khu công nghiệp và khu chế xuất (trong đó có 46 khu đã đi vào hoạt động); chiếm gần 71% tổng diện tích khu công nghiệp của 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước Đây cũng là Vùng có tỷ lệ lấp đầy khá cao, đạt khoảng 73% diện tích khu công nghiệp Tuy nhiên, việc quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông kết nối các khu công nghiệp nhằm tạo sự liên kết kinh tế giữa các khu công nghiệp với nhau, giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ Lâu nay, sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn phần lớn là do sự năng động, sáng tạo của từng chính quyền địa phương; do thiếu cơ chế điều phối chung, nên các vấn đề phát sinh chưa được giải quyết mang tính toàn cục.
Hai là, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao sức mạnh cạnh tranh cũng là thách thức lớn đối với Vùng này. Phần lớn các địa phương trong Vùng, khi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã không gắn liền với chương trình và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Do đó, trên thực tế có đến 70% - 80% lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là lao động nhập cư từ các địa phương khác; còn bản thân lao động trong nông nghiệp trên địa bàn này chưa được tổ chức đào tạo, chuẩn bị nghề nghiệp tương thích với yêu cầu phát triển các khu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang ngành phi nông nghiệp. Thị trường lao động của Vùng luôn luôn mất cân đối, do "cung - cầu" không gặp nhau Đây là khó khăn đặt ra đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Ba là, việc mở cửa thị trường dịch vụ, nhất là các loại dịch vụ liên quan đến thị trường tài chính; dịch vụ giá trị gia tăng của lĩnh vực viễn thông và thương mại nội địa sẽ đặt các doanh nghiệp trong Vùng trước thách thức rất lớn Phần lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong Vùng chỉ tham gia vào chuỗi giá trị, thuộc công đoạn có giá trị gia tăng thấp, chưa làm chủ các công đoạn có giá trị gia tăng cao (một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tạo ra thị trường được khái quát với 3 công đoạn: công đoạn thứ nhất bao gồm nghiên cứu, thiết kế sản phẩm linh kiện, phụ kiện là công đoạn có giá trị gia tăng rất cao; công đoạn hai là sản xuất, lắp ráp, gia công - là công đoạn có giá trị gia tăng rất thấp và công đoạn ba là quản lý, phân phối có giá trị gia tăng cao) Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp trong Vùng là phải chuyển mạnh từ hoạt động chủ yếu ở giai đoạn 2 sang giai đoạn 1 và giai đoạn 3 của quy trình tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Nếu không thực hiện được điều này, thì mức phụ thuộc của doanh nghiệp Việt Nam đối với các tập đoàn kinh tế nước ngoài sẽ rất lớn.
Cùng với 3 thách thức nêu trên, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đang tạo ra nguy cơ rất lớn đối với sự xâm hại môi trường của toàn Vùng Đây là nguy cơ vừa trước mắt, vừa lâu dài và trong chừng mực và trên từng địa bàn cụ thể, ô nhiễm môi trường không còn là nguy cơ, mà đã là hiện thực Cái giá phải trả cho sự tăng trưởng cao sẽ rất đắt, nếu vấn đề môi trường không được đặt ngang tầm để giải quyết đồng bộ với các vấn đề khác của bài toán phát triển.
GIAỈ PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
Nhu cầu vốn đầu tư.vào ĐNB giờ là rất lớn Để phát triển kinh tế vùng theo mục tiêu và phương hướng quy hoạch đã đề ra, ước tính tổng vốn đầu tư phát triển xã hội cần huy động trong thời kỳ theo các kế hoạch 5 năm từ nay đến năm 2020 như sau:Thời kỳ 2011-2015 khoảng 2936,5 tỷ nghìn đồng và thời kỳ 2016- 2020 khoảng 5366,7 tỷ nghìn đồng.Bố trí cơ cấu đầu tư như sau:
-Tập trung khoảng 50-55% vốn đầu tư xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh.
-Dành 9-10% đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
-Đảm bảo 35-36% vốn đầu tư giao thông vận tải cho phát triển đường cao tốc.
-Dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư cho vấn đề bảo vệ sinh thái môi trường và xử lý chất thải (trước hết là chất rắn)
3.4.1:Về huy động vốn Đối với nguồn vốn từ ngân sách:
Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách để phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là các công trình giao thông, cảng biển, cáp điện, cấp nước và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Dành nguồn vốn ngân sách thích đáng cho phát triển nguồn nhân lực và sự nghiệp xã hội, nâng cao chất lượng lao đông, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hộ nghèo.
Nguồn vốn tín dụng và vốn góp cổ phần. Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thông qua sư can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất và tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án.
Khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, trong đó đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để tạo cơ sở cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán quốc gia Khơi dậy tiềm năng vốn trong nhân dân cho phát triển sản xuất công nghiệp.
Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng như doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh một phần và chia sẻ rủi ro giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.
:Nguồn vốn đầu tư trong dân và doanh nghiệp.
Tăng cường thu hút nguồn vốn trong dân, khuyến khích doanh nghiệp và các cá nhân đầu tư kinh doanh sản xuất và đóng góp công ích dước các hình thức bằng sức lao động hoặc bằng tiền của, kết hợp cùng các nguồn vốn Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và thực thi chính sách xã hội.Khuyến khích huy động các nguồn lực, tài sản, tiền của nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh làm giàu cho cá nhân và góp ích cho xã hội.
:Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư Thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư ở trong và ở ngoài nước kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau như đầu tư trực tiếp, liên doanh, đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp.
Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút FDI phù hợp với quá trình hội nhập Điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư FDI hướng vào các lĩnh vực ưu tiên,nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo điều kiện thu hút FDI, công nghệ tiên tiến của nước ngoài Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trong vùng trong việc tiếp cận thông tin,thâm nhập và mở rộng thị trường.
3.4.2:Về sử dụng nguồn vốn đầu tư
3.4.2.1: Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:
- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.
- Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư ); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đâycó liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.
3.4.2.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
- Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP TRÊN
Để đảm bảo cho các giải pháp trên nhanh chóng phát huy tác dụng trong quá trình hoạt động đầu tư xây dựng cần phải quan tâm đến việc thực hiện các điều kiện sau:
-Bổ sung, sửa đổi và ban hành đồng bộ hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
- Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn và lao động
-Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước Đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính
Tăng cường đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại cán bộ