Ưu điểm của mô hình VAR: • Tất cả các biến đều là nội sinh endogenous variables • VAR cho phép giá trị của một biến phụ thuộc vào nhiều thứ hơn là chỉ độ trễ của chính nó do đó, VAR linh
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA SAU ĐẠI HỌC - -
BÁO CÁO TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG
KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI 7:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
(CPI) DỰA THEO MÔ HÌNH VAR
Nhóm thực hiện : Nhóm 17
Hà Nội, tháng 04 năm 2023
Trang 2Danh sách thành viên nhóm 17
3 Bùi Gia Khánh Thực hiện làm chương 1 và tổng hợp word
Trang 33
MỤC LỤC Chương 1: Khái quát nghiên cứu: trình bày ngắn gọn cơ sở lý thuyết, mô tả dữ liệu
(cách thu thập và mô tả dữ liệu) 4
Chương 2: Thực hiện và phân tích mô hình 6
2.1 Thực hiện log biến 6
2.2 Kiểm tra tính dừng 6
2.3 Hodrick-Prescott Filter: loại bỏ các biến động ngắn hạn của chỉ số Công nghiệp (lipi) 9
2.4 Xây dựng mô hình VAR: doil lm lexr gap dlcpi 10
2.5 Phân rã phương sai 12
Chương 3: Kết luận và giải pháp: Vận dụng lý thuyết về lĩnh vực nghiên cứu để phân tích, đánh giá và ra quyết định nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực của đề tài 13
Trang 4Chương 1: Khái quát nghiên cứu: trình bày ngắn gọn cơ sở lý thuyết, mô tả dữ liệu (cách thu thập và mô tả dữ liệu)
Khái niệm: Mô hình VAR hay còn gọi là mô hình vectơ tự hồi quy là một dạng tổng quát của mô hình tự hồi quy đơn chiều trong dự báo một tập hợp biến, nghĩa là một vector của biến chuỗi thời gian Nó ước lượng từng phương trình của mỗi biến chuỗi theo các độ trễ của biến (p) và tất cả các biến còn lại (Vế phải của mỗi phương trình bao gồm một hằng số và các độ trễ của tất cả các biến trong hệ thống) VAR thường được dùng để chạy mô hình giữa các biến vĩ mô
Bản chất: Mô hình VAR thật ra là sự kết hợp của 2 mô hình: tự hồi quy đơn chiều (univariate autoregression-AR) và hệ phương trình đồng thời (simultanous equations-SEs) Mô hình VAR kết hợp ưu điểm của AR là rất dễ ước lượng bằng phương pháp tối thiểu hóa phần dư (OLS) và ưu điểm của SEs là ước lượng nhiều phương trình đồng thời trong cùng 1 hệ thống Ngoài ra, mô hình VAR có thể khắc phục được nhược điểm của SEs là nó không cần quan tâm đến tính nội sinh của các biến kinh tế (endogeneity) Tức là các biến kinh tế vĩ mô thường mang tính nội sinh khi chúng tác động qua lại lẫn nhau Thuộc tính này làm cho phương pháp cổ điển hồi quy bội dùng 1 phương trình hồi quy nhiều khi bị sai lệch khi ước lượng Đây là những lý do cơ bản khiến mô hình VAR trở nên phổ biến trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô
Ưu điểm của mô hình VAR:
• Tất cả các biến đều là nội sinh (endogenous variables)
• VAR cho phép giá trị của một biến phụ thuộc vào nhiều thứ hơn là chỉ độ trễ của chính nó do đó, VAR linh hoạt hơn các mô hình AR đơn biến
• Các dự báo do VAR tạo ra thường tốt hơn các mô hình ‘cấu trúc truyền thống’ Nhược điểm của mô hình VAR:
• Các VAR sử dụng ít thông tin lý thuyết về mối quan hệ giữa các biến để hướng dẫn đặc điểm kỹ thuật của mô hình
• Độ trễ của các biến ảnh hưởng đến kết quả của mô hình VAR
• Rất nhiều thông số cần quyết định (độ trễ, thứ tự biến)
Trang 55
Dữ liệu sử dụng trong mô hình VAR là dữ liệu bảng (panel data): dữ liệu về nhiều chủ thể tại nhiều thời điểm
Cách thức thu thập số liệu:
Thu nhập dữ liệu từ các trang web uy tín như Fred data, World Bank, IMF data, Tổng cục thống kê GSO hoặc một số trang web uy tín tại Việt Nam như Cafef, Vietstock
Nhóm thực hiện thu thập dữ liệu về giá dầu thế giới, chỉ số sản xuất công nghiệp,
tỷ giá, khối tiền M2 và chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia Hàn Quốc, chuỗi thời gian phân tích là từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 12, các dữ liệu được tổng hợp theo tháng, vì vậy, nhóm thu thập được 60 dữ liệu của từng biến
Mô hình 5 biến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dựa theo mô hình VAR, các biến bao gồm:
(1) Giá dầu thế giới: Oil
(2) Chỉ số sản xuất công nghiệp: IPI
(3) Tỷ giá: EXR
(4) Khối tiền M2: M
(5) Chỉ số giá tiêu dùng: CPI
Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index (hay viết tắt là CPI) là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người Chỉ số biểu hiện
sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian có đơn vị tính là phần trăm Chỉ số giá tiêu dùng như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân Chỉ số tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng Và ngược lại, giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm thì chỉ số CPI giảm
Trang 6Chương 2: Thực hiện và phân tích mô hình
2.1 Thực hiện log biến
CPI: lcpi=log(cpi)
EXR: lexr=log(exr)
IPI: lipi=log(ipi)
M: lm=log(m)
2.2 Kiểm tra tính dừng
lcpi: chưa dừng, vì vậy phải tạo biến dlcpi: dlcpi=lcpi-lcpi(-1)
Trang 77
lexr: dừng tại mức level
lipi: chưa dừng, vì vậy phải tạo biến dlipi: dlipi=lipi-lipi(-1)
Trang 8lm: dừng ở mức level
oil: chưa dừng, vì vậy phải tạo biến doil: doil=oil-oil(-1)
Trang 99
2.3 Hodrick-Prescott Filter: loại bỏ các biến động ngắn hạn của chỉ số Công nghiệp (lipi)
Việc loại bỏ những biến động ngắn hạn để quan sát xu hướng dài hạn Điều này rất hữu ích trong các dự báo kinh tế
Đặt tên biên là Gap
Kiểm định tính dừng của Gap: dừng ở mức level
Trang 102.4 Xây dựng mô hình VAR: doil lm lexr gap dlcpi
Kiểm tra độ trễ của mô hình:
Hàm phản ứng đẩy: Impulse:
Tác động của giá dầu tới CPI
Trang 1111
Tác động của cung tiền tới CPI
Tác động của tỷ giá tới CPI
Trang 12Tác động của chỉ số công nghiệp tới CPI
2.5 Phân rã phương sai
Nhân tố chính ảnh hưởng tới CPI là giá dầu và chỉ số công nghiệp Tuy nhiên giá dầu không tác động được nên nếu muốn giảm CPI => phải làm cho chỉ số công nghiệp tăng châm, kiềm chế mức tăng trưởng của chỉ số công nghiệp
Trang 1313
Chương 3: Kết luận và giải pháp: Vận dụng lý thuyết về lĩnh vực nghiên cứu để phân tích, đánh giá và ra quyết định nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực của đề tài
Để kiểm soát lạm phát như mục tiêu (4%), cần thực hiện đồng bộ cùng lúc 3 nhóm giải pháp: Giảm tác động của chi phí đẩy; thúc đẩy cung hàng hóa; làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tránh tác động tâm lý kỳ vọng
Thứ nhất, kiểm soát nguồn cung xăng dầu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá Áp lực lạm phát năm 2022 do thiếu hụt nguồn cung để đáp ứng tổng cầu, đặc biệt là cung về xăng dầu Xăng dầu tăng 60% (6/2022) gây áp lực lạm phát lớn Do
đó, giải pháp trước hết phải kiểm soát nguồn cung xăng dầu Mở rộng năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới đến sự ổn định và phát triển kinh tế Cần dự trữ xăng dầu bằng hàng chứ không phải bằng tiền nhằm đảm bảo an ninh năng lượng
Trang 14
Thực hiện giảm thuế, đặc biệt là thuế liên quan đến xăng dầu nhằm giảm áp lực tới mặt bằng giá cả hàng hóa Giảm mức đóng học phí để chia sẻ khó khăn cho người dân đã giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục giảm 3,42% (tháng 7/2022) dẫn đến lạm phát chung giảm 0,19 điểm phần trăm Giá dịch vụ khám, chữa bệnh chưa tăng góp phần kiểm soát lạm phát vì nhóm giáo dục và nhóm thuốc, dịch vụ y tế đóng góp khá lớn trong rổ hàng hóa tính lạm phát với tỷ trọng chiếm lần lượt 6,17% và 5,39% Giá bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa tăng mặc dù chi phí đầu vào của ngành như giá xăng dầu, giá than đều đã tăng cao Giá bán điện được kiểm soát một phần nhờ khai thác tối đa được công suất thủy điện do lượng mưa lớn, sản lượng điện mặt trời, điện gió ngày càng tăng nên hạn chế được công suất điện than, điện khí Giá dịch vụ y tế chưa điều chỉnh Chính sách miễn, giảm thuế, lệ phí góp phần quan trọng bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu và không để đứt gãy chuỗi cung ứng Để kiềm chế lạm phát, cần đảm bảo đủ cung hàng hóa, tránh tình trạng tăng giá bất thường Tăng cường quản lý thị trường; đa dạng nguồn cung, đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu trong mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực trong bối cảnh Mỹ và châu Âu áp dụng nhiều lệnh trừng phạt Nga Không để đứt gãy chuỗi cung ứng thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam được xem là thách thức lớn Giá cả tăng là do từ bên cung nguyên vật liệu cho nền kinh tế chứ không phải áp lực từ việc cung tiền ra nền kinh tế Do đó, phải có giải pháp để đảm bảo đủ nguồn cung, không bị đứt gãy chuỗi cung ứng để không tạo ra sức ép lạm phát Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế không tạo ra cung tiền ào ạt vào nền kinh tế Gói trợ cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp cũng không thực hiện bơm tiền vào nền kinh tế Áp lực lạm phát từ gói hỗ trợ chỉ có thể là khi tổng cầu tăng cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu, nhu cầu nguyên vật liệu tăng làm giá cả tăng Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ
Thứ ba, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác Nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu cần thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa kết hợp chặt chẽ Đảm bảo
Trang 1515
cung ứng kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát Chính sách tiền tệ phải thực hiện theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô và các gói giải ngân để đưa ra giải pháp thực tế
Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành cung tiền, lãi suất, cân bằng lượng tiền vào - ra, điều tiết giá cả Trong kiểm soát lạm phát, điều quan trọng là phải phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách kiểm soát giá cả Điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả thị trường để kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm về đầu cơ, tháo túng giá cả Để kiềm chế lạm phát tăng cao, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cung tiền, mở rộng tín dụng và điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ giá để giảm sức ép lạm phát Tiếp tục ưu tiên thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và thận trọng Tập trung tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng Đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu
Để kiềm chế lạm phát bền vững trong dài hạn, cần tiếp tục chuyển đổi mô hình
từ tăng trưởng theo chiều rộng (dựa trên các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên) sang tăng trưởng theo chiều sâu (dựa trên đổi mới sáng tạo, năng suất lao động cao, trình độ khoa học - công nghệ cao) Có như vậy, nền kinh tế mới hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm áp lực lạm phát
Thứ tư, bãi bỏ các quy định không hợp lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính để thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát Xóa bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng
Tổ chức tốt hệ thống phân phối quốc gia, giảm trung gian bất hợp lý gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng xã hội Cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh; chú trọng phát triển kinh tế số; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nền kinh tế, từ đó giảm áp lực lạm phát Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả thị
Trang 16trường, đặc biệt đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả
Thúc đẩy tăng năng lực sản xuất các nguyên liệu đầu vào quan trọng như sắt thép, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước hơn thị trường xuất khẩu Chủ động các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng, không để xảy ra các trường hợp tăng giá bất hợp lý
Thứ năm, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tránh tác động tâm lý kỳ vọng Thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra
Tăng cường kiểm tra, thanh tra thị trường, chống việc găm hàng, thổi giá, tránh tình trạng lợi dụng giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa bất hợp lý Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu, chia sẻ Thực hành tiết kiệm chi phí,
từ đó giảm thiểu tác động của giá thế giới tới giá thị trường trong nước Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát thế giới để kịp thời cảnh báo nguy cơ gây nên lạm phát ở Việt Nam Tăng cường hoạt động truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tránh tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, ổn định lạm phát kỳ vọng
Tóm lại, dự báo áp lực lạm phát có thể giảm trong quý IV/2022 nếu giá dầu và giá lương thực thế giới giảm, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện, lạm phát sẽ ở mức 3,5 - 3,8% năm 2022 Tuy nhiên, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc kéo dài có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát toàn cầu Tình hình kinh tế kém lạc quan do các căng thẳng địa chính trị cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau của phương Tây và Nga vẫn đang leo thang cùng khả năng bùng phát làn sóng dịch bệnh mới gây rủi ro đáng kể, đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế, khi đó lạm phát năm 2023 của Việt Nam được dự báo ở mức khoảng 5%
Để có thể đạt được mục tiêu Quốc hội đã đặt ra trước mắt cho năm 2022 là giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức trên dưới 4%, đồng thời hướng tới mục tiêu dài hạn cho giai đoạn 2021-2025, cần thực thi các giải pháp ổn định thị trường tài chính tiền tệ, đẩy
Trang 1717
mạnh phòng chống dịch bệnh COVID-19, tạo tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng, cụ thể như sau:
* Đề xuất đối với Chính phủ
Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ
mô chung; qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo
cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung
Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp
Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý, nên tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý không nên dồn vào các tháng cuối năm do các tháng cuối năm thường có nhu cầu tiêu dùng cao, nếu CPI liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng rất lớn và số liệu CPI so cùng kỳ sẽ cao, tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm sau
Nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng; tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động có kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc