Một trong những công cụ phái sinh phổ biến là hợp đồng tương lai, là một loạihợp đồng phái sinh chuẩn hóa, được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch chuyênbiệt.Trong bài luận này
NỘI DUNG
CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Giới thiệu về CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận.
PNJ là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế tác và bán lẻ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý Từ một cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý cấp quận, đến nay PNJ đã là một thương hiệu lớn trong ngành kim hoàn Hiện tại, PNJ Group có gần
7000 nhân viên với hệ thống bán sỉ, và gần 400 cửa hàng bán lẻ trải rộng trên toàn quốc. Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, PNJ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương, Top 100 Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, Vietnam HR Awards 2020… Sứ mạng của PNJ là hướng đến một tập đoàn công ty đa ngành trong đó cốt lõi là hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý và đầu tư tài chính PNJ luôn đề cao uy tín, chất lượng và kích thích sáng tạo, tận dụng mọi nguồn lực của doanh nghiệp, trong đó nguồn nhân lực luôn được chú trọng.
1.2 Hoạt động kinh doanh của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
Hiện nay, PNJ kinh doanh và hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh trang sức vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang, quà lưu niệm, vàng miếng; dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý; trong đó, lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp là mảng vàng trang sức.
Từ vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng lúc thành lập công ty cổ phần, đến nay PNJ đã có vốn điều lệ 3.283 tỷ đồng với hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực: trang sức, năng lượng, địa ốc, thực phẩm Ngày 23/03/2009, PNJ chính thức niêm yết 30.000.000 cổ phiếu đầu tiên tại sàn HoSE (MCK: PNJ) với mức giá đóng cửa là 45.600đồng/cổ phiếu. Hiện tại khối lượng cổ phiếu niêm yết lên tới 328.169.188 và số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 327.999.629.
1.3 Đánh giá về CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận.
1.3.1.Ưu điểm của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận:
Tỷ lệ D/E của PNJ thấp nhất trong các doanh nghiệp bán lẻ, chỉ 0.25 lần PNJ có vị thế tốt có thể giành được nhiều thị phần, trong khi các đối thủ nhỏ không đủ lực để cạnh tranh trong thời kỳ suy thoái.
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Giới thiệu về CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
PNJ là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế tác và bán lẻ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý Từ một cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý cấp quận, đến nay PNJ đã là một thương hiệu lớn trong ngành kim hoàn Hiện tại, PNJ Group có gần
7000 nhân viên với hệ thống bán sỉ, và gần 400 cửa hàng bán lẻ trải rộng trên toàn quốc. Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, PNJ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương, Top 100 Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, Vietnam HR Awards 2020… Sứ mạng của PNJ là hướng đến một tập đoàn công ty đa ngành trong đó cốt lõi là hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý và đầu tư tài chính PNJ luôn đề cao uy tín, chất lượng và kích thích sáng tạo, tận dụng mọi nguồn lực của doanh nghiệp, trong đó nguồn nhân lực luôn được chú trọng.
Hoạt động kinh doanh của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
Hiện nay, PNJ kinh doanh và hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh trang sức vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang, quà lưu niệm, vàng miếng; dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý; trong đó, lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp là mảng vàng trang sức.
Từ vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng lúc thành lập công ty cổ phần, đến nay PNJ đã có vốn điều lệ 3.283 tỷ đồng với hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực: trang sức,năng lượng, địa ốc, thực phẩm Ngày 23/03/2009, PNJ chính thức niêm yết 30.000.000 cổ phiếu đầu tiên tại sàn HoSE (MCK: PNJ) với mức giá đóng cửa là 45.600đồng/cổ phiếu.Hiện tại khối lượng cổ phiếu niêm yết lên tới 328.169.188 và số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 327.999.629.
Đánh giá về CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
1.3.1.Ưu điểm của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận:
Tỷ lệ D/E của PNJ thấp nhất trong các doanh nghiệp bán lẻ, chỉ 0.25 lần PNJ có vị thế tốt có thể giành được nhiều thị phần, trong khi các đối thủ nhỏ không đủ lực để cạnh tranh trong thời kỳ suy thoái.
PNJ đang dẫn đầu thị trường trang sức về thị phần, với 57% nhu cầu người tiêu dùng với trang sức có thương hiệu Ngoài ra, trong năm 2023, dự kiến thương hiệu sẽ mở thêm từ 30 - 35 cửa hàng, nâng cấp 40 cửa hàng phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn, tới năm 2025 có 500 cửa hàng PNJ phủ sóng toàn quốc
1.3.2 Nhược điểm của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận:
Tỷ trọng hàng xuất khẩu trong tổng doanh thu của PNJ còn rất nhỏ: PNJ đã xuất khẩu ra khoảng 10 nước trên thế giới nhưng chưa mạnh mẽ bởi chưa mở hệ thống bán lẻ ở thị trường nước ngoài Tỷ trọng hàng xuất khẩu còn rất nhỏ bởi đặc thù của thị trường Việt Nam là giá vàng cao hơn quốc tế nên không có lợi cho xuất khẩu.
Nguồn nguyên vật liệu đa phần nhập từ nước ngoài: Nguyên liệu đầu vào của PNJ chủ yếu là các loại vàng nguyên liệu, bạc nguyên liệu, vàng miếng, đá quý, kim cương Đặc thù của nhóm nguyên liệu này là tính biến động liên tục của giá, tạo nên rủi ro đáng kể đối với các doanh nghiệp không có phương pháp quản lý giá nguyên liệu hiệu quả.
Kinh doanh vàng miếng và bán sỉ vàng nữ trang còn yếu: Kinh doanh vàng miếng không mang lại lợi nhuận đáng kể cho PNJ do biên lợi nhuận rất thấp (bán
01 lượng vàng 55.25 triệu đồng chỉ lãi 450,000 đồng, tỷ suất 0.03%) Còn đối với bán sỉ vàng nữ trang, khách hàng của PNJ là các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý trên cả nước không có đủ điều kiện và cơ sở vật chất để có thể sản xuất nữ trang số lượng lớn.
GIẢ ĐỊNH HỢP ĐỒNG GỐC MÀ DOANH NGHIỆP KÝ KẾT VỚI ĐỐI TÁC, PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO MÀ DOANH NGHIỆP PHẢI ĐỐI MẶT
Giả định trong hợp đồng gốc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần Địa chỉ: Tầng 8, 600 Đường St Kilda Melbourne VIC 3004, Úc
Email: Corporateaffairs@newcrest.com.au Đại diện bởi: Peter Tomsett, Chủ tịch
Sherry Duhe - Giám đốc điều hành
Bên Mua: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN
Tên tiếng Anh: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company
Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần
Quốc tịch và số đăng ký kinh doanh (nếu có) Địa chỉ: 170E Phan Đăng Lưu – Phường 3 – Quận Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-28) 39951703 – Fax: (84-28) 39951702 – Email: pnj@pnj.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0300521758
Người đại diện theo pháp luật: Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT PNJ
Sau đây gọi là “Các Bên”
1.1 Căn cứ vào các điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng này, benh Đài Phải giao các hàng hóa sau (sau đây gọi là Hàng hóa) cho Bên Mua
Chất lượng: Vàng tiêu chuẩn 99,99%.
Hàng hóa được khai thác từ bên bán
Các loại chứng nhận: giấy kiểm định vàng của Công ty SJC
Nguồn gốc xuất xứ: Úc
Tổng số lượng hàng hóa: 1000 troy ounce
1.4 Kiểm định Hàng hóa (nếu việc kiểm định là cần thiết, nêu cụ thể, chi tiết tổ chức chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng hoặc số lượng, địa điểm và/ngày hoặc thời gian kiểm định, trách nhiệm chịu chi phí kiểm định).
2.1 Áp dụng Incoterms của Phòng Thương mại Quốc tế (sau đây gọi là ICC)
Bản tiếng Việt: https://vinatrain.edu.vn/incoterms-2020/
Bản tiếng Anh: https://www.hdi.global/globalassets/_local/international/downloads/ group_incoterms2020/20191025_404-trp114_incoterms2020_engl.pdf). 2.2 Địa điểm giao hàng: 170E Phan Đăng Lưu – Phường 3 – Quận Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh
2.5 Người chuyên chở: Dylan - Địa chỉ: Tầng 8, 600 Đường St Kilda Melbourne VIC
3.1 Giá vàng giao ngay ngày 6/11/2023
4.1 Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản
4.2 Chi tiết tài khoản ngân hàng của Bên Bán
Tên chủ tài khoản: Newcrest Mining
4.3 Thời hạn thanh toán: thanh toán ngay khi nhận được hàng.
5.1 Bên Bán phải chuẩn bị sẵn cho Bên Mua (hoặc để xuất trình cho ngân hàng theo chỉ định của Bên Mua) những chứng từ sau đây (tích vào các ô dưới đây và ghi rõ (nếu cần) số lượng bản cần cung cấp) ã Húa đơn thương mại ã Chứng từ vận tải kốm theo ã Phiếu đúng gúi ã Chứng từ bảo hiểm ã Giấy chứng nhận xuất xứ ã Giấy chứng nhận kiểm định ã Chứng từ hải quan ã Cỏc chứng từ khỏc
5.2 Thêm vào đó, Bên Bán cũng phải chuẩn bị cho Bên Mua các chứng từ quy định trong Incoterms của ICC theo điều kiện giao hàng mà các bên đã chọn theo Điều 2 của Hợp đồng này.
6 Trường hợp Bên Mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời điểm đã thỏa thuận
6.1 Nếu Bên Mua không thanh toán đúng thời điểm đã thỏa thuận, Bên Bán sẽ gia hạn thêm thời gian 7 ngày cho bên mua để thực hiện nghĩa vụ thanh toán Nếu Bên Mua không thanh toán trong thời gian gia hạn, Bên Bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 11 của hợp đồng này.
6.2 Nếu Bên Mua không thanh toán đúng thời điểm thỏa thuận trong bất kỳ trường hợp nào Bên Bán có quyền, không hạn chế bất kỳ quyền nào khác của Bên Bán, tính lãi trên số tiền chưa trả (cả trước và sau bát kỳ quyết định xử lý tranh chấp nào) với lãi suất 0,5% một năm theo thoả thuận.
7 Trường hợp Bên Bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng thời điểm đã thỏa thuận
7.1 Nếu Bên Bán không giao hàng đúng thời điểm đã thỏa thuận, bên Mua sẽ gia hạn thời gian 7 ngày cho bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng Nếu Bên Bán không giao hàng trong thời gian đã được gia hạn, Bên Mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều
7.2 Nếu Bên Bán trì hoãn giao hàng như đã được quy định trong hợp đồng, Bên Mua có quyền phạt tiền bồi thường tương ứng 0,5% giá hàng hóa này cho mỗi ngày chậm giao tính từ ngày phải giao hàng thỏa thuận hay ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng thỏa thuận quy định trong Điều 2 của hợp đồng này, miễn là Bên Mua thông báo cho Bên Bán về việc chậm giao hàng này.
Nếu Bên Mua thông báo như vậy cho Bên Bán trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng thỏa thuận hay ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng thỏa thuận, thiệt hại phải bồi thường sẽ được tính từ ngày giao hàng thỏa thuận hay ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng thỏa thuận Nếu Bên Mua thông báo như vậy cho Bên Bán sau hơn 3 ngày kể từ ngày giao hàng thỏa thuận hay ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng thỏa thuận, thiệt hại phải bồi thường sẽ được tính từ ngày thông báo Tiền bồi thường chậm giao hàng không được vượt quá 3% giá hàng hóa chậm giao Việc bồi thường chậm giao hàng không ngăn cản việc hủy hợp đồng này theo Điều 10.
8.1 Bên Mua phải kiểm tra Hàng hóa, hoặc cho kiểm tra hàng hóa trong một khoảng thời gian ngắn hợp lý tùy từng trường hợp cụ thể Bên Mua phải thông báo cho Bên Bán về bất kỳ sự không phù hợp nào của Hàng hóa, nêu cụ thể tính chất của sự không phù hợp đó, trong vòng 30 ngày sau khi Bên Mua phát hiện hoặc có thể phát hiện ra sự không phù hợp này Trong bất kỳ trường hợp nào, Bên Mua sẽ mất quyền phát sinh từ việc hàng hóa không phù hợp này nếu Bên Mua không thông báo cho Bên Bán về điều này trong thời hạn hai năm (có thể đưa ra thời hạn khác) kể từ ngày Hàng hóa được thực sự giao cho Bên Mua.
8.2 Nếu Bên Mua đã đưa ra thông báo hợp lý về sự không phù hợp của hàng hóa cho Bên Bán, Bên Mua có thể tùy chọn:
8.2.1 Yêu cầu Bên Bán giao số Hàng còn thiếu và Bên Mua không phải chịu bất cứ chi phí thêm nào;
8.2.2 Yêu cầu Bên Bán thay thế Hàng hóa đó với hàng phù hợp và Bên Mua không phải chịu bất cứ chi phí thêm nào;
8.2.3 Yêu cầu Bên Bán phải sửa Hàng hóa và Bên Mua không phải chịu bất cứ chi phí thêm nào;
8.2.4 Giảm giá tương ứng với tỷ lệ giá trị số Hàng được giao tại thời điểm giao hàng so với giá trị số hàng phù hợp lẽ ra phải được giao tại thời điểm đó Bên Mua không được phép giảm giá nếu Bên Bán thay thế hàng không phù hợp bằng hàng phù hợp hoặc sửa Hàng theo Điều 8.2.2 và 8.2.3 hoặc nếu Bên Mua từ chối chấp nhận những hành động khắc phục đó của bên Bán;
8.2.5 Tuyên bố hợp đồng bị hủy bỏ theo Điều 10 của hợp đồng này Trong bất cứ trường hợp nào Bên Mua Có quyền đòi bồi thường thiệt hại.
9 Chuyển giao quyền sở hữu
Bên Bán phải giao cho Bên Mua Hàng hóa quy định trong Điều 1 của hợp đồng này mà không có bất cứ quyền hay khiếu nại nào của một người thứ ba.
10.1 Hợp đồng bị coi là có vi phạm nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này, bao gồm cả việc giao hàng lỗi, thực hiện chỉ một phần hay chậm thực hiện hợp đồng
10.2 Hợp đồng sẽ bị coi là vi phạm cơ bản nếu:
10.2.1 Việc tuân thủ chặt chẽ các nghĩa vụ hợp đồng (mà đã không được thực hiện này) là cốt lõi của hợp đồng hoặc
Phân tích các rủi ro mà CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận phải đối mặt
ký kết hợp đồng gốc.
2.2.1 Rủi ro tỷ giá USD/VND tăng dẫn đến PNJ phải trả nhiều VND hơn để mua đồng USD phục vụ cho giao dịch
2.2.2 Rủi ro giá vàng trên thị trường tăng dẫn đến PNJ sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua 1000 troy ounces a Cuộc xung đột tại mặt trận Trung Đông:
Cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine ở dải Gaza đang trở nên ngày càng căng thẳng Chính xung đột tại Trung Đông đã đẩy giá vàng thế giới lên mức cao nhất trong 3 tuần, khi tình hình căng thẳng ở Israel làm tăng nhu cầu đối với vàng, vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" trong thời kỳ bất ổn Diễn biến này thúc đẩy nhà đầu tư mua mạnh các tài sản an toàn như vàng Vàng được coi là một tài sản an toàn, bởi vì nó không bị phụ thuộc vào chính phủ, ngân hàng hay tổ chức nào, và có giá trị vững chắc trong mọi hoàn cảnh Do đó, khi có bất ổn và bất định, giá vàng sẽ tăng lên
Và kết quả quả thật như vậy, Giá đóng cửa phiên ngày 13/10/2023, giá vàng giao ngay tại thị trường New York tăng 64 USD/oz, tương đương tăng hơn 3,4%, chốt ở mức 1.933,5 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco Cả tuần này, giá vàng tăng hơn 5%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất trong 7 tháng. b FED dừng tăng lãi suất:
Hôm 1/11, đúng như dự báo của thị trường, Fed quyết định không nâng lãi suất sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày Việc FED dừng tăng lãi suất có thể có tác động tích cực tới giá vàng, bởi vì điều này sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận cao hơn, như trái phiếu, cổ phiếu hay tiền gửi tiết kiệm Khi lãi suất thấp, những người đầu tư sẽ có xu hướng tìm kiếm vàng như một nơi trú ẩn an toàn và bền vững, bởi vì vàng không phải trả lãi và có giá trị bảo toàn lâu dài
Ngoài ra, việc FED dừng tăng lãi suất cũng có thể làm yếu đi giá trị của đô la Mỹ, bởi vì đô la Mỹ sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh so với các tiền tệ khác Khi đô la Mỹ yếu đi, nhu cầu vàng sẽ tăng lên, bởi vì vàng sẽ rẻ hơn đối với những người sử dụng các tiền tệ khác điều này dẫn đến giá vàng tăng. c Cầu về vàng ở các Ngân hàng trung ương:
Theo báo cáo Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới quý III/2023 vừa công bố cho thấy, các ngân hàng trung ương tiếp tục duy trì tốc độ mua vàng ở mức kỷ lục, đưa nhu cầu vàng toàn cầu trong quý III (không bao gồm thị trường OTC) chạm mức 1.147 tấn, vượt 8% so với trung bình trong 5 năm Nhu cầu lớn của các ngân hàng trung ương đang là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ giá vàng tăng. d Một số nhận định về giá vàng.
Theo khảo sát của trang Kitco News, với sự tham gia của 15 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia khảo sát vàng của Kitco News 60% nhà phân tích dự đoán giá vàng sẽ tăng cao hơn vào thời gian tới, trong khi 7% nhà phân tích khác dự đoán giá vàng sẽ giảm; 33% nhà phân tích còn lại cho rằng giá vàng sẽ đi ngang Về phía các nhà đầu tư tham gia cuộc thăm dò trực tuyến, 64% kỳ vọng giá vàng tiếp đà tăng, 22% cho rằng vàng sẽ giảm, còn 14% trung lập về triển vọng ngắn hạn của kim loại quý này.
Khảo sát của Kitco News về triển vọng giá vàng Nguồn: Kitco News
Adrian Day, Chủ tịch Adrian Day Asset Management, cũng nhận định giá vàng tăng Ông nói, xung đột tại Trung Đông và những khó khăn trên thị trường trái phiếu và sự do dự của Fed có thể khiến giá vàng tăng cao.
Cùng quan điểm, Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com, nhận thấy giá vàng sẽ tăng thêm và có thể duy trì đà tăng tới tháng
12, dù cần vượt qua mức 2.019,7 USD một ounce để tránh đi ngang.
Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex, đã chuyển từ quan điểm trung lập sang dự báo giá kim loại quý sẽ phá vỡ mốc 2.000 USD.
ĐỀ XUẤT 01 PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG CÔNG CỤ PHÁI
Giới thiệu tổng quan về thị trường phái sinh CME Group
3.1.1 Lịch sử hình và phát triển của sàn giao dịch CME Group
CME Group là tên gọi tắt của Chicago Mercantile Exchange group - tập đoàn hàng đầu thế giới về sở hữu và điều hành sàn giao dịch phái sinh
Sở Giao dịch Chicago ra đời vào năm 1898, hoạt động với tư cách là “Chicago Butter and Egg Board” Ở thời điểm đó, sàn chỉ giao dịch 2 hợp đồng tương lai duy nhất là trứng và bơ, hoạt động dưới hình thức là một tổ chức phi lợi nhuận Năm 1919 tổ chức này được tái cơ cấu và đổi tên là Chicago Mercantile Exchange (CME) với mục đích cung cấp các sản phẩm tương lai giao dịch mới chuyên về sản phẩm nông nghiệp Từ năm 70 của thế kỷ 20 trở đi CME trở thành 1 sàn giao dịch đa dạng cung cấp hợp đồng phái sinh và tương lai dựa trên các sản phẩm tài chính và hàng hóa Năm 1976, hợp đồng giao dịch lãi suất và trái phiếu đầu tiên được đưa vào giao dịch ở CME Từ hình thức phi lợi nhuận đến năm 2000, CME chính thức chuyển thành 1 công ty cổ phần được giao dịch công khai và trở thành sàn giao dịch đầu tiên của nước Mỹ niêm yết cổ phiếu Năm
2007, CME được sáp nhập với Ủy ban Thương mại Chicago tạo thành Tập đoàn CME và trở thành sàn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới
3.1.2 Các công cụ phái sinh giao dịch trên thị trường
CME là sàn giao dịch quyền chọn và tương lai lớn thứ hai trên thế giới và lớn nhất ở Hoa Kỳ, thuộc một trong 4 Sàn giao dịch Hàng hoá lớn của Tập đoàn CME: CME, CBOT, NYMEX và COMEX Thông qua các sàn giao dịch, CME Group cung cấp phạm vi tiêu chuẩn rộng nhất trên tất cả các loại tài sản, từ giao dịch tương lai đến hầu hết các giao dịch quyền chọn dựa trên lãi suất, chỉ số vốn chủ sở hữu, ngoại hối, năng lượng, nông sản, kim loại và thậm chí cả thời tiết.
3.1.3 Cơ chế, đặc điểm giao dịch của CME Thời gian giao dịch Các hình thức giao dịch
Cơ chế giao dịch: CME Group cung cấp nhiều sản phẩm tương lai và quyền chọn để quản lý rủi ro, công ty có cơ chế hoạt động như sau:
Thanh toán bù trừ: Sở giao dịch tương lai CME cung cấp các dịch vụ có tính thanh khoản cao, để đảm bảo thực hiện các giao dịch đã thỏa thuận, sàn giao dịch sử dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt và báo cáo giao dịch cho phép giao dịch một cách hiệu quả nhất.
Quản lý rủi ro: sử dụng các hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro, do các nhà đầu cơ luôn tính toán từ các góc độ khác nhau nhằm thu lợi nhuận từ giá hàng hóa cơ sở.
CME giao dịch các hợp đồng tương lai cho phép NĐT mua hàng với mức giá định trước, có thể nhận sản phẩm khi có nhu cầu.
Đặc điểm giao dịch: CME có những đặc điểm sau
Cung cấp các sản phẩm lãi suất, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, sản phẩm nông nghiệp, kim loại, thời tiết và bất động sản.
Dễ dàng giao dịch, mua bán với một hợp đồng khối lượng lớn chỉ trong thời gian rất ngắn.
Tạo ra một thị trường an toàn và minh bạch bằng hệ thống các quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ khi tham gia giao dịch trên sàn cũng như giao dịch phi tập trung.
Cơ chế linh hoạt và tiện lợi bằng các công nghệ tân tiến, sự đổi mới và các giải pháp cho thị trường.
Có nguồn dữ liệu về thị trường phong phú về các hợp đồng tương lai, ngoại hối, chứng khoán để cung cấp cho khách hàng là các định chế cũng như khách hàng cá nhân.
Thời gian, hình thức giao dịch
CME hoạt động hai phiên giao dịch mỗi ngày, với thời gian nghỉ giữa hai phiên:
Phiên trong ngày hoạt động từ 7h sáng đến 19h45 tôi
Phiên thứ hai kéo dài từ 20h30 đến 1h20 sáng hôm sau
Tuy nhiên vào mùa đông thời gian hoạt động sẽ muộn hơn Phiên ngày sẽ kéo dài từ 8h sáng đến 20h45 tối và phiên thứ hai từ 21h30 đến 2h sáng hôm sau
Các giao dịch diễn ra theo hình thức giá công khai, theo 2 chế độ:
Phòng thương mại điện tử
Trong đó 80% các giao dịch diễn ra trên nền tảng giao dịch điện tử CME Globex Bên cạnh đó, CME vận hành CME Clearing – dịch vụ thanh toán đối tác trung tâm hàng đầu để phòng ngừa rủi ro và ấn định giá trong các hoạt động kinh doanh.
Giới thiệu về hợp đồng tương lai dự định sử dụng
Hợp đồng tương lai mà nhóm sử dụng:
Loại tài sản: vàng tiêu chuẩn 99,99%
Khối lượng: 10 Hợp đồng tương đương 1000 troy ounce vàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng tương lai thường được sử dụng để bảo vệ giá và làm phương tiện để đầu tư hoặc giao dịch hàng hóa mà không cần thực sở hữu chúng Trong trường hợp này, Bên Mua và Bên Bán có thể tham gia vào thị trường vàng, tạo ra một vị thế trong đó họ đồng ý mua và bán vàng trong tương lai theo điều kiện cụ thể.Điều này có thể bảo vệ họ khỏi biến động giá vàng không lường trước.
Mô tả quy trình giao dịch phái sinh
CME Institute Trading Simulator (Trình mô phỏng giao dịch của viện CME) là trình mô phỏng giao dịch tái tạo thị trường tương lai trực tiếp bằng cách tận dụng dữ liệu thị trường thực, giúp người dùng được thực hành giao dịch và mở rộng hiểu biết về tương lai và quyền chọn bằng cách thử nghiệm và tinh chỉnh các chiến lược giao dịch.
3.3.1 Thao tác đăng nhập vào CME Group
Vào trang CME Group và chọn LOG IN (góc trên cùng bên phải)
Nhập email và mật khẩu (bên trái) rồi chọn LOG IN.
Nếu chưa có tài khoản thì tạo tài khoản mới bằng cách chọn CREATE ACCOUNT.
Lướt xuống phía dưới và điền thông tin vào các ô trống Muốn biết chi tiết hơn về các khoản thông tin thì chọn View instruction (góc trên cùng bên phải)
Sau khi điền xong thông tin cá nhân thì chọn Sumit ở cuối và đợi email gửi xác minh tài khoản.
Mở email đã gửi và chọn CLICK TO ACTIVATE để kích hoạt tài khoản; nhập lại email và mật khẩu đã đặt trước đó là hoàn thành.
3.3.2 Các thao tác thực hiện mua hợp đồng
Sau khi đăng nhập sẽ có được giao diện như ban đầu.
Bước 1: Tại hàng trên cùng chọn EDUCATION (giáo dục), sau đó ở cộtPRACTICE (luyện tập) chọn Trading Simulator (mô phỏng giao dịch) thì sẽ hiện ra giao diện Practice Account (tài khoản thực hành).
Bước 2: Do muốn phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh Vàng bằng hợp đồng tương lai => Chọn FUTURES (hợp đồng tương lai) và Metals (kim loại).
Phía dưới sẽ là mục Practice Account Details (chi tiết tài khoản thực hành) gồm:
Account Balance (số dư tài khoản)
Margin Requirements (yêu cầu ký quỹ)
Bước 3: Tại mục Gold (vàng) chọn TRADE (buôn bán)
Vì mua hợp đồng tương lai vàng tháng 12 => hàng trên cùng bên trái chọn GCZ3 December 2023 (tháng 12 năm 2023), bên phải chọn FUTURES.
Mục Current Position (vị trí hiện tại) hiển thị thông tin mới nhất cho sản phẩm đó(ở đây cụ thể là vàng) và tháng đã chọn.
Mục Order Type (kiểu đơn hàng) có 4 lệnh là MKT (Market), LMT (Limit), STP (Stop), STL (Stop Limit)
+ Không chọn MKT vì lệnh sẽ bị hủy trên hệ thống ngay sau khi nhập mà không có lệnh đối ứng.
+ Không chọn STP vì sẽ phải mua với mức giá cao hơn thị trường hiện hành. + Còn lại LMT và STL, nếu chọn STL thì sẽ phải xác định giá giới hạn và giá dừng => để có lợi hơn trong giao dịch nên chọn LMT
Mục Quantity (số lượng) chọn 10 vì 100 ounce cho mỗi hợp đồng tương lai vàng, suy ra mua 1000 ounce vàng cần 10 hợp đồng.
Mục Limit Price (giá giới hạn) giữ nguyên.
Mục Time-in-force (thời gian có hiệu lực) có 2 lệnh là DAY (ngày) và GTC-Good Till Cancel (tốt cho đến khi hủy) => chọn DAY.
Mục Side (bên) chọn BUY vì đang cần mua hợp đồng tương lai.
Mục Stop Price (giá dừng) để trống vì đã chọn lệnh LMT ở mục Order Type.
Bước 4: Nhấn SUBMIT ORDER để nộp đơn hàng Màn hình sẽ hiển thị giao diện
CONFIRM ORDER (xác nhận đơn hàng); kiểm tra lại thông tin đơn hàng rồi nhấn OK là hoàn tất các bước mua hợp đồng.
3.3.3 Quy trình tất toán hợp đồng
Tại bảng Open Positions (vị trí mở) nhấn Flatten All Positions (làm phẳng tất cả các vị trí)
Bảng CONFIRM (xác nhận) sẽ hiện ra, nhấn OK là hoàn tất giao dịch hợp đồng
Tính toán lãi/lỗ của giao dịch phái sinh tại thời điểm hợp đồng gốc của được thực hiện
- Quy chuẩn: 100 ounce/hợp đồng
Vị thế mới mở = (Giá thanh toán cuối ngày – Giá giao dịch ) * Quy mô * Số hợp đồng
Vị thế đang mở = ( Giá thanh toán cuối ngày – Giá thanh toán ngày hôm trước) * Quy mô * Số hợp đồng
Giá tương lai Unrealized P/L Realized
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÁCH THỨC SỬ DỤNG, CÁC ĐẶC TÍNH VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP CỦA BẠN VÀ ĐƯA RA KẾT LUẬN
Cách thức sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro
Cách thức sử dụng hợp đồng tương lai có thể phục vụ cho hai mục đích chính: đầu cơ và phòng ngừa rủi ro.
• Đầu cơ là khi nhà đầu tư dự đoán hướng di chuyển của giá tài sản cơ sở trong tương lai và mở vị thế mua hoặc bán hợp đồng tương lai để kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá kỳ hạn và giá thị trường vào ngày chuyển giao Nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy, tức là chỉ cần đặt một phần nhỏ của giá trị hợp đồng làm ký quỹ, để tăng khả năng sinh lời hoặc lỗ Tuy nhiên, đầu cơ cũng có rủi ro cao, bởi vì nếu giá tài sản cơ sở di chuyển ngược lại với kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ lớn và có thể bị yêu cầu bổ sung ký quỹ.
• Phòng ngừa rủi ro là khi nhà đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai để bảo vệ vị thế của mình trước những biến động giá của tài sản cơ sở trong tương lai Để làm được điều này, nhà đầu tư cần mở một vị thế hợp đồng tương lai trái ngược với vị thế tài sản cơ sở của mình, sao cho khi giá tài sản cơ sở thay đổi, lợi nhuận hoặc thua lỗ trên vị thế hợp đồng tương lai sẽ bù đắp cho thua lỗ hoặc lợi nhuận trên vị thế tài sản cơ sở Ví dụ, một nhà sản xuất cà phê muốn bảo vệ giá bán của cà phê trong tương lai có thể bán hợp đồng tương lai cà phê để khóa giá bán Khi đó, nếu giá cà phê giảm, nhà sản xuất sẽ lỗ trên vị thế cà phê, nhưng sẽ lãi trên vị thế hợp đồng tương lai Ngược lại, nếu giá cà phê tăng, nhà sản xuất sẽ lãi trên vị thế cà phê, nhưng sẽ lỗ trên vị thế hợp đồng tương lai Như vậy, phòng ngừa rủi ro giúp nhà sản xuất giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá cà phê đối với doanh thu của mình. Để sử dụng hợp đồng tương lai một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần xác định số lượng hợp đồng tương lai cần thiết để bù trừ rủi ro của tài sản cơ sở Số lượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giá trị hiện tại của tài sản cơ sở, hệ số beta của tài sản cơ sở, giá của hợp đồng tương lai, và tỷ lệ phủ rủi ro mong muốn Một số công thức cơ bản để tính số lượng hợp đồng tương lai cần thiết là:
• Số lượng hợp đồng tương lai = (Giá trị hiện tại của tài sản cơ sở x Hệ số beta của tài sản cơ sở x Tỷ lệ phủ rủi ro) / (Giá của hợp đồng tương lai x Kích thước hợp đồng tương lai)
• Hệ số beta của tài sản cơ sở = (Hiệp phương sai giữa lợi nhuận của tài sản cơ sở và lợi nhuận của hợp đồng tương lai) / (Phương sai của lợi nhuận của hợp đồng tương lai)
• Tỷ lệ phủ rủi ro = (Hiệp phương sai giữa lợi nhuận của tài sản cơ sở và lợi nhuận của hợp đồng tương lai) / (Phương sai của lợi nhuận của tài sản cơ sở)
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến những rủi ro khi sử dụng hợp đồng tương lai, như rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy, rủi ro yêu cầu ký quỹ bổ sung, rủi ro giảm gia tăng lợi nhuận khi phòng ngừa rủi ro, và rủi ro thị trường.
Các đặc tính của hợp đồng tương lai
• Tính chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai là sản phẩm tài chính được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh Các điều khoản hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa, quy định chi tiết như: loại tài sản, chất lượng tài sản, quy mô hợp đồng, cách thức thanh toán…
• Bù trừ và ký quỹ: Ký quỹ là hoạt động bắt buộc là biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của cả hai bên mua và bán, đúng cam kết hợp đồng Trung tâm quản lý sẽ tiến hành hạch toán giá, sau đó yêu cầu bù trừ hoặc thanh toán hàng ngày, theo giá trị thực tế.
• Đòn bẩy tài chính: Mang lại khả năng thu lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai Với hiệu ứng đòn bẩy tài chính, mức sinh lời từ hợp đồng tương lai thường cao hơn đầu tư thị trường tài sản cơ sở.
• Giao dịch T+0: Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán hợp đồng tương lai bất cứ lúc nào trong phiên giao dịch, không cần phải chờ đến ngày chuyển giao Nhà đầu tư cũng có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào, bằng cách tham gia vị thế ngược của hợp đồng tương lai tương tự.
• Tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư dễ dàng bán hoặc mua hợp đồng tương lai khi biết trước một số điều khoản cụ thể trong hợp đồng Sở giao dịch còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.
Ưu nhược điểm của phương án phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai
Phòng ngừa rủi ro Đầu tiên, hợp đồng tương lai mang đến sự đảm bảo cao khi đầu tư Hợp đồng này đem lại cho những ai muốn quản lý rủi ro biến động giá có cơ hội chuyển đổi sự rủi ro này sang bất kỳ ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro, với hy vọng sẽ không ngừng gia tăng lợi nhuận Quá trình chuyển đổi này được gọi là phòng ngừa rủi ro.
Người phòng ngừa rủi ro có thể cố định được mức giá hoặc lãi suất mà họ chấp nhận được và hạn chế Thậm chí họ cũng có thể loại bỏ những thiệt hại mà biến động bất lợi giá gây ra.
Hiện nay, hợp đồng tương lai là sản phẩm được niêm yết và chuẩn hóa Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, người tham gia đều được biết trước một cách rõ ràng và cụ thể nhất họ sẽ mua gì hoặc bán gì, vào thời điểm nào trong tương lai và giao dịch nó như thế nào.
Cùng với tính chất nhất quán này, nhà đầu tư tham gia vào thị trường có thể mở và đóng vị thế khi cần thiết một cách dễ dàng, nhanh chóng Điều này cũng giúp cho hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao Từ đó, nó dần dần biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi để các nhà đầu tư sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Khi tham gia hợp đồng tương lai, bạn có thể sẽ thu được những khoản lợi nhuận
“khổng lồ” với số vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ Một nhà đầu tư muốn bán hay mua hợp đồng thì chỉ cần đáp ứng được yêu cầu ký quỹ, với tính chất quan trọng là cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Nếu dự đoán (kỳ vọng) của bạn về biến động giá của tài sản cơ sở đúng, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ Nhờ vào hiệu ứng đòn bẩy, mức sinh lời trên thị trường chứng khoán phái sinh thường cao hơn nhiều so với thị trường cơ sở.
Giao dịch dễ dàng, thuận tiện
Giao dịch hợp đồng tương lai được diễn ra tương tự với giao dịch cổ phiếu Nếu bạn dự đoán thị trường tăng điểm thì sẽ đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng tương lai. Khi thị trường tăng đúng với kỳ vọng, bạn sẽ thu được lợi nhuận.
Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời trong thị trường giảm điểm.
Trong hợp đồng tương lai, bạn có thể ngay lập tức đóng vị thể vừa mở (bất kể là vị thế mua hay bán) Vì thế, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên mọi biến động của thị trường. Đây là ưu điểm khác biệt nổi trội của hợp đồng tương lai so với thị trường cơ sở Bởi trong thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu phải chờ ít nhất 2 ngày để số cổ phiếu ấy về tài khoản rồi mới có thể bán.
Cơ hội kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm
Hiện nay, trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư không có công cụ để tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm Ngược lại, trong hợp đồng tương lai, bạn có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng bất cứ khi nào. Điều kiện duy nhất mà bạn cần đáp ứng là ký quỹ bổ sung đầy đủ theo yêu cầu lúc tham gia hợp đồng Lúc này, nếu chỉ số của thị trường giảm điểm đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch bán hợp đồng tương lai của mình.
Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy Đòn bẩy tài chính là một trong những ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai Đây là yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào hợp đồng này nói riêng và thị trường chứng khoán phái sinh nói chung.
Không ít người vẫn nghĩ rằng đòn bẩy tài chính là một chiếc cần câu vô cùng lợi hại. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ chỉ tạo ra những con số lợi nhuận ấn tượng nếu dự báo (kỳ vọng) của người sử dụng hợp đồng về chiều hướng biến động giá tài sản cơ sở trở thành hiện thực.
Ngược lại, trong trường hợp sự thay đổi về giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với các dự đoán, thua lỗ sẽ xảy ra Đặc biệt, do tác động của đòn bẩy, mức thua lỗ sẽ tính theo phần trăm số vốn đầu tư ban đầu Điều này tương đương với việc bạn có thể sẽ bị thua lỗ lớn hơn rất nhiều so với đầu tư trên thị trường giao ngay.
Yêu cầu ký quỹ bổ sung
Một nhược điểm lớn khác của hợp đồng tương lai chính là yêu cầu ký quỹ bổ sung.
Cơ chế thanh toán của hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày.
Trong đó, các khoản lãi/ lỗ phát sinh từ hợp đồng đều được hiện thực hóa mỗi ngày và phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư.
Nếu số tiền trên tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn hoặc bằng so với mức ký quỹ duy trì, nhà đầu tư buộc phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay Do đó, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất định về khả năng tài chính Bởi nếu bạn không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu, vị thế của bạn sẽ bị đóng lại Điều này sẽ gây nên nhiều thua lỗ và có thể dẫn đến việc phá sản.
Tóm lại , hợp đồng tương lai là một công cụ mạnh mẽ cho việc đầu cơ và phòng ngừa rủi ro trong thị trường tài chính Chúng cung cấp nhiều ưu điểm như tính thanh khoản cao, đòn bẩy tài chính và cơ hội kiếm lợi nhuận trong mọi tình huống thị trường Tuy nhiên, việc sử dụng hợp đồng tương lai cũng đặt ra những rủi ro, bao gồm rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy và yêu cầu ký quỹ bổ sung Việc đánh giá cẩn thận và kiến thức đầy đủ là cần thiết để tận dụng hợp đồng tương lai một cách hiệu quả và an toàn.
KẾT LUẬN
Trong bài luận này, nhóm em đã phân tích cách thức sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro giá của một doanh nghiệp thực tế là công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Bằng cách mở một vị thế hợp đồng tương lai vàng trái ngược với vị thế hợp đồng mua/bán vàng, PNJ có thể khóa giá vàng vào một mức nhất định, sao cho khi giá vàng thay đổi, lợi nhuận hoặc thua lỗ trên hợp đồng tương lai vàng sẽ bù đắp cho thua lỗ hoặc lợi nhuận trên hợp đồng mua/bán vàng Nhóm em đã phân tích các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi ký kết hợp đồng gốc cũng như tính toán lãi/lỗ của giao dịch phái sinh tại thời điểm hợp đồng gốc của doanh nghiệp được thực hiện
Nhóm em cũng đã trình bày các công thức để tính số lượng hợp đồng tương lai cần thiết để bù trừ rủi ro của tài sản cơ sở, cũng như những rủi ro khi sử dụng hợp đồng tương lai, như rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy, rủi ro yêu cầu ký quỹ bổ sung, rủi ro giảm gia tăng lợi nhuận khi phòng ngừa rủi ro, và rủi ro thị trường.
Trong bài luận này, chúng em đã giới thiệu về thị trường phái sinh CME, mô tả quá trình nhóm em thực hiện mua hợp đồng tương lai từ bước mở tài khoản tới khi kết thúc giao dịch.
Từ những phân tích trên, nhóm em đã kết luận rằng, hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh hữu ích để giúp các doanh nghiệp bảo vệ vị thế của mình trước những biến động giá của tài sản cơ sở trong tương lai.