THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Thông tin tổng quan về Tổng Công ty Dầu Việt Nam
Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), được thành lập theo Quyết định số 1250/QĐ-DKVN ngày 06/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (PDC) Từ ngày 01/08/2018, PVOIL chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Hiện nay, PVOIL có 10 đơn vị trực thuộc, 27 đơn vị thành viên và 7 đơn vị liên kết hoạt động trên toàn quốc và tại một số nước trong khu vực (Singapore, Lào, Campuchia)
Về mạng lưới phân phối, PVOIL đã có bước phát triển vượt bậc trong việc phát triển hệ thống bán lẻ bằng nhiều hình thức Từ 82 cửa hàng xăng dầu ban đầu, đến nay PVOIL đã có hơn 700 cửa hàng xăng dầu trực thuộc khang trang, đồng bộ Bên cạnh đó, PVOIL có hơn 1.500 cửa hàng xăng dầu đại lý; tạo thành mạng lưới phân phối rộng khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Các thông tin chi tiết:
● Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP
● Tên giao dịch quốc tế: PetroVietnam Oil Joint Stock Corporation
● Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0305795054
● Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 10.342.295.000.000 đồng
● Địa chỉ: Tầng 14-18, Toà nhà PetroVietnam, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
● Website: www.pvoil.com.vn
● Mã cổ phiếu: OIL, giao dịch trên Upcom từ ngày 07/3/2018
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh chính của PVOIL là xuất nhập khẩu dầu thô và kinh doanh dầu quốc tế; kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu; sản xuất, chế biến xăng dầu, dầu mỡ nhờn, nhiên liệu sinh học.
Tình hình kinh doanh của PVOIL trong các năm gần đây:
Giai đoạn 2020-2022 được đánh giá là vô cùng khó khăn, thách thức đối với PVOIL khi phải chịu tác động tiêu cực từ nhiều yếu tố khách quan, bất khả kháng dẫn đến kết quả, hiệu quả chung không đạt như kỳ vọng.
Tình hình kinh doanh của PVOIL từ năm 2020 đến hết năm 2022
(Đơn vị: tỷ VND, tự tổng hợp) Tuy nhiên với nỗ lực vượt khó 6 tháng đầu năm 2023 PVOIL đã thu về kết quả tương đối khả quan Tại Hội nghị sơ kết công tác giữa nhiệm kỳ 2020 – 2025, Tổng Giám đốc PV OIL cho biết, nhiều chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (2021 – 2025) đã được hoàn thành với tỷ lệ cao, trên 50% so với kế hoạch cả nhiệm kỳ.
Cụ thể, sản lượng xuất khẩu dầu thô và bán dầu thô cho Công ty Cổ phần Lọc Hoá dầu Bình Sơn đạt 21,8 triệu tấn (đạt 67%); kinh doanh xăng dầu đạt 9,68 triệu m3/tấn (đạt 53%) và phát triển mới 108 cửa hàng xăng dầu (đạt 67,5%)
Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu hợp nhất của PV OIL đạt 42.862 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 429 tỷ đồng Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, cổ đôngPVOIL đã thông qua kế hoạch năm 2023 với doanh thu hợp nhất 50.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 480 tỷ đồng Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành xấp xỉ 86% kế hoạch doanh thu và 89% lợi nhuận sau thuế.
Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất
Việc ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi để PV OIL xử lý hết khoản lỗ luỹ kế trên báo cáo sản xuất kinh doanh hợp nhất (ở mức 185 tỷ đồng vào cuối năm 2022) trong năm nay Qua đó, đáp ứng thêm điều kiện để chuyển niêm yết cổ phiếuPVOIL từ UPCOM sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE).
GIẢ ĐỊNH HỢP ĐỒNG GỐC
Hợp đồng gốc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU DẦU THÔ
Số: AA 998 Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên quan;
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày 06 tháng 09 năm 2023 , Chúng tôi gồm có:
Công ty : PetroVietnam Oil - Tổng công ty dầu Việt Nam Địa chỉ: Tầng 14-18 PetroVietnam Tower, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84 - 28) 39106990 Fax: (84 - 28) 39106980d Đại diện theo pháp luật: Đoàn Văn Nhuộm Chức vụ: CEO
Sau đây được gọi là Bên mua.
Công ty: Chevron Corp Địa chỉ: San Ramon, California, United States Điện thoại: +1 925.842.1000 Fax: 510-627-5233 Đại diện theo pháp luật: Mike Wirth Chức vụ: CEO
Sau đây được gọi là Bên bán.
Hai bên đã nhất trí như sau: Điều 1: Đối tượng của hợp đồng
Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán những trang thiết bị và phụ tùng dưới đây với giá cả ghi trong Điều này với những điều kiện quy định trong Điều 2 hay những quy định khác ở những điều khoản khác của hợp đồng này.
- Tất cả những quy cách phẩm chất và mô tả chi tiết được ghi trong phụ lục số 1 đính kèm theo đây như là một phần thiết yếu của hợp đồng này).
- Điều kiện giao hàng CIF (giá hàng + bảo hiểm + chi phí vận chuyển) được diễn giải như trong Incoterms ấn bản 2020. Điều 2: Trách nhiệm của bên bán
Bên bán được xem như có am hiểu tường tận và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dầu thô, cam kết cung cấp.
2.1/ Tất cả sản phẩm mới hoàn toàn như được mô tả trong phụ lục số 1 của hợp đồng này. 2.3/ Những trách nhiệm của bên bán theo điều khoản này vẫn hiệu lực cho đến hết thời hạn bảo hành. Điều 3: Trách nhiệm của bên mua
3.1/ Bên mua sẽ thực hiện việc tháo dỡ và kiểm tra sản phẩm do bên bán giao theo hợp đồng này tại địa điểm nhận hàng, với sự có mặt của đại diện bên mua
3.2/ Bên mua sẽ cung cấp những dụng cụ thông thường và những điều kiện thuận lợi thỏa đáng để cần thiết cho kiểm tra sản phẩm trong hợp đồng này. Điều 4 : Số lượng hàng giao dịch, chất lượng hàng giao dịch
4.1/ Số lượng: 2000 thùng tương đương đơn vị quốc tế 2lot
- Độ nhẹ: Tỷ trọng API khoảng 39,6, trọng lượng riêng tầm 0,827
- Độ ngọt: Chứa khoảng 0,24% lưu huỳnh
- Phân loại: Có độ ngọt và nhẹ cao hơn dầu Brent
- Ứng dụng: Đặc biệt phù hợp để tinh chế xăng Điều 5: Giá cả và phương thức thanh toán
5.1/ Giá: số lượng 2000 thùng x đơn giá
5.2/ Đơn vị giao dịch: USD/ thùng
5.1/ Giá cả ghi trong hợp đồng này được căn cứ trên thư tín dụng có thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn, bao gồm cả lãi suất ngân hàng, giá cả hàng hóa, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và tất cả những chi phí cho những tài liệu kỹ thuật mà bên bán giao cho bên mua theo phụ lục 01 hay những điều khoản khác trong hợp đồng này.
6.2/ Tổng giá trị hợp đồng này, sẽ được bên mua thanh toán cho bên bán hàng bằng thư tín dụng không hủy ngang L/C có thời hạn 15 ngày sau ngày ký phát vận đơn Bên mua xin mở thư tín dụng này qua ngân hàng VP Bank tùy sự lựa chọn của bên mua.
* 20 ngày sau khi ký kết hợp đồng, bên mua sẽ làm thủ tục mở thư tín dụng, nếu không hợp đồng này sẽ bị vô hiệu mà không đem lại sự bồi hoàn nào cả.
* Những chứng từ thanh toán cần thiết sau thư tín dụng gồm:
- Phiếu đóng gói chi tiết;
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng
- Giấy chứng nhận chất lượng với lời cam kết bảo hành số hàng hoá trên
- Thông báo giao hàng bằng telex/fax Điều 6: Giao hàng, thông báo giao hàng và bảo hiểm
4.1/ Bên bán sẽ gửi cho bên mua qua hệ thống phát nhanh Jasindo Logistics trong vòng một (01) tháng sau khi bên bán nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.
4.2/ Lượng hàng hoá ghi trong điều 4 của hợp đồng này sẽ được giao lên tàu trong vòng hai (02) tháng kể từ khi bên bán đã nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.
* Mười ngày trước ngày giao hàng theo lịch định trước Bên bán sẽ gửi cho bên mua một thông báo trước khi giao hàng Nội dung thông báo gồm: tên con tàu dự định chở hàng, mô tả tổng quát về hàng hóa sẽ giao, tên cảng khởi hành.
* Ngay sau khi xếp hàng lên tàu hoặc chậm nhất là 02 ngày sau khi tàu khởi hành, bên bán sẽ thông báo cho bên mua bằng telex/fax về những chi tiết của việc giao hàng ấy, bao gồm: tên tàu, số vận đơn đường biển và ngày ký phát vận đơn, trị giá trên hóa đơn , số lượng kiện và trọng lượng các kiện, dự định giờ tàu khởi hành, dự định giờ tàu cập cảng…
4.3/ Những trang thiết bị trên đây không được giao từng phần và chuyển tải
- Cảng đi: Cảng Long Beach
- Cảng đến: Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu
4.4/ Bên bán sẽ có trách nhiệm bảo hiểm lô hàng, điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro quy định trong bộ luật những điều kiện bảo hiểm Loyds’ Institute cargo clause (A), không khấu trừ, cho 110% giá trị theo hóa đơn, quy định thêm rằng nếu xảy ra thiệt hại thì tiền bồi thường có thể lãnh tại Việt Nam.
4.5/ Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm. Điều 7: Giải quyết tranh chấp
Rủi ro khi sử dụng hợp đồng gốc
2.2.1 Rủi ro giá dầu thô a Những nhân tố tác động đến giá dầu thô
Từ những năm 1970 và những năm 1980 giá dầu thế giới đã chấm dứt thời kỳ ổn định, bắt đầu đi vào thời kỳ biến động mang tính bất ổn Mọi biến động trên thế giới (sản xuất, kinh tế, tài chính - tiền tệ, an ninh - địa chính trị…) đều có thể làm giá dầu biến đổi song hành hoặc lệch hẳn về một phía Nhìn chung giá dầu phụ thuộc vào các yếu tố:
Sự tương tác giữa cung và cầu
Cung - cầu tác động qua lại lẫn nhau không chỉ dẫn đến việc hình thành giá cả mà còn làm cho giá cả trên thị trường thay đổi Sự biến động đến từ cung, cầu (chủ đạo thuộc về bên cầu) hoặc cả hai làm cho giá cả thay đổi, có thể tác động hai chiều đến nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng.
Theo quy luật cầu, trong các điều kiện các yếu tố khác không đổi, lượng cầu của dầu thô giảm khi giá của nó tăng lên, đường cầu dốc xuống Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu dầu thô như tình hình tài chính của chủ thể tham gia thị trường, giá cả của các hàng hóa có liên quan (hàng hóa thay thế - xăng, hàng hóa bổ sung - xe chạy bằng máy dầu…), thị hiếu, kỳ vọng tương lai và số lượng, quy mô mua bán.
Theo quy luật cung, trong các điều trong các điều kiện các yếu tố khác không đổi, lượng cung của dầu thô gia tăng khi giá của dầu thô tăng lên, đường cung dốc lên Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung dầu thô như chi phí khai thác, công nghệ, kỳ vọng tương lai của người bán, chính sách thuế và số lượng chủ thể tham gia thị trường với vị thế bán.
Khi cung cầu kết hợp sẽ tác động trực tiếp đến giá bán và sản lượng Giao điểm đường cung cầu quyết định điểm cân bằng thị trường Khi giá bán dầu thô trên thị trường cao hơn giá cân bằng gây dư thừa hàng hóa, khi đó, giá dầu thô giảm Ngược lại, khi giá bán dầu thô trên thị trường thấp hơn giá cân bằng gây thiếu hụt dầu thô, khi đó, giá dầu thô tăng.
Mô hình cân bằng cung cầu
Xăng dầu nói chung và dầu thô nói riêng còn là một loại hàng hóa đặc biệt nên việc hình thành giá cả có một vài đặc điểm riêng biệt, đó là các cú sốc Là những lần thay đổi lượng cung cầu đột ngột, nhanh, mạnh - cú sốc cung, cú sốc cầu Chẳng hạn, vào năm 2007 và đầu năm 2008 cú sốc cầu nổi lên như là nguyên nhân chính làm cơ sở cho việc tăng giá giai đoạn này.
Lợi ích các nhóm quốc gia
Giá cả dầu thô nhìn chung bị xoay vần bởi một số nhóm các nước như Nga và OPEC, Mỹ, Ả Rập Xê Út, … - cuộc chiến của nhóm OPEC+ (các nước xuất khẩu) và Nhà Trắng Quyết định của OPEC+ về mặt lý thuyết có thể đẩy giá dầu thô đi lên Tuy nhiên, Mỹ nhiều khả năng sẽ có hành động nào đó để có thể “điều chỉnh” giá dầu xuống mức Nhà Trắng mong muốn, bao gồm tăng sản lượng khai thác của mình Các nước lớn khác: Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chủ yếu nhập dầu khí, được hưởng lợi lớn từ việc giá dầu thấp nên ủng hộ và mong chờ
Các nước xuất khẩu dầu mỏ này đều cần giá dầu cao để khi giá dầu lên là cơ hội để tăng tiền mặt đồng thời đầu tư mở rộng; giá dầu xuống sẽ cắt giảm chi phí, dừng/giãn đầu tư và chờ hiệu ứng nguồn cung hạn chế hoặc nhu cầu gia tăng để kéo giá lên, đáp ứng ngân sách quốc gia khá lớn Các nước sản xuất dầu khí trong và ngoài OPEC tranh giành thị trường, thị phần, không bên nào cắt giảm sản lượng khiến giá dầu thô trở thành cầu nối biến động giữa các bên Các nước trong OPEC cho rằng khi cắt giảm sản lượng thì các nước khác không giảm sản lượng thì chiếm mất thị phần xuất khẩu.
Các nước nhập khẩu thì muốn giá dầu thấp, thay vì chuyển hàng tỷ USD cho các nước xuất khẩu dầu thì được sử dụng để chi tiêu đầu tư và phát triển Khi giá dầu thấp làm chi phí sản xuất giảm, sức cạnh tranh tăng lên, kích thích nền kinh tế phát triển và tạo việc làm mới, qua đó GDP tăng lên, thuế, ngân sách nhà nước tăng Theo tính toán của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, nếu giá dầu giảm 30% sẽ đem đến cho các nước nhập khẩu dầu tăng trưởng 0,8%GDP và toàn thế giới tăng 0,2% GDP
Giả định về tính chu kỳ của giá dầu đang trở nên ngày càng mong manh Giá dầu đã giảm mạnh trong giai đoạn 2014 - 2016 (từ hơn 110 USD/thùng xuống thấp nhất 29 USD/ thùng) cũng do OPEC đã không thể thống nhất được việc cắt giảm sản lượng Lần giảm giá năm
2020 cũng bắt đầu từ việc OPEC không thống nhất được việc cắt giảm sản lượng chung khi Saudi Arabia sẵn sàng bán phá giá để chiếm lại thị phần từ Mỹ cũng như Nga Khủng hoảng giá dầu đã trở nên trầm trọng hơn khi nhu cầu dầu thô và sản phẩm xăng dầu của thế giới giảm mạnh trong đại dịch COVID-19 Kết quả dẫn đến là giá dầu đã xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua, cá biệt có thời điểm giá dầu WTI tại Mỹ lần đầu tiên đã xuống mức âm (-40 USD/thùng) , ảnh hưởng nghiêm trọng đến công nghệ dầu đá phiến của Mỹ, do hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hóa tương lai (futures) cũng như hạn chế về kho dự trữ khi cung - cầu mất cân bằng nghiêm trọng.
Các yếu tố chính trị
Các yếu tố chính trị ở đây cụ thể là những cuộc hỗn loạn địa - chính trị, xung đột vũ trang, chiến tranh, sự thay đổi chiến lược, chính sách các nước áp dụng với nhau Từ quá khứ chúng ta đã được chứng kiến những biến động giá dầu đến từ hay có liên quan mật thiết với các yếu tố chính trị
Một trong những cú sốc dầu thô đầu tiên cũng bắt nguồn từ yếu tố địa chính trị, năm 1973 cuộc xung đột giữa Ả Rập Xê Út và Hồi giáo (Israel) Vào thời điểm đó, sáu quốc gia Ả Rập trong OPEC đã ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước đồng minh của Israel, đặc biệt là Mỹ Lệnh cấm này làm lay động giá dầu tăng gấp bốn lần so với năm trước, khiến các nền kinh tế phương Tây rơi vào trạng thái suy thoái và lạm phát báo động.
Gần hơn như việc giá dầu sút giảm giá dầu năm 2021 này bắt nguồn tác động từ những vấn đề mang tính địa chính trị và chiến lược của các nước lớn Mỹ đã phải lao đao vì giá dầu tăng mà Saudi Arabia không “chìa tay cứu giúp” do quan hệ song phương vẫn căng thẳng liên quan đến vấn đề nhân quyền và vai trò của Saudi Arabia ở Yemen
Các nhân tố địa chính trị, kinh tế tạo sức ép khác nhau lên giá dầu trong 6 tháng đầu năm
2023 như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) sau cuộc họp ngày 02/4/2023 tiếp tục cắt giảm sản lượng khoảng 1,66 triệu thùng/ngày tương đương hơn 3,7% nhu cầu thế giới; lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu đối với sản phẩm dầu và các nhiên liệu tinh chế của Nga; tâm lý lo ngại lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu; Trung Quốc gỡ bỏ hầu hết các hạn chế xuất nhập cảnh, tăng đầu tư công và triển vọng tiêu thụ dầu tại Trung Quốc tăng.
PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT
Thị trường giao dịch
Thị trường phái sinh doanh nghiệp lựa chọn là thị trường tập trung.
Thị trường giao dịch tập trung là nơi để tiến hành hoạt động mua, bán chứng khoán hoặc nơi tham khảo để thực hiện việc mua, bán chứng khoán, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các giao dịch chứng khoán một cách thuận lợi, dễ dàng theo những quy tắc đã được ấn định trước có tính chất bắt buộc đối với những người tham gia.
So sánh đặc điểm thị trường tập trung và phi tập trung (tự tổng hợp)
Nhìn chung, thị trường phi tập trung cho phép mua bán linh hoạt hơn Tốc độ xử lý giao dịch cũng nhanh hơn do không cần phải thông qua sàn mà chỉ cần đến sự xác nhận của các bên giao dịch Tuy nhiên độ rủi ro cũng vì vậy mà cao hơn so với khi mua bán trên thị trường tập trung Do đó, trước khi lựa chọn thị trường tham gia bạn nên cân nhắc thật kỹ tùy vào nhu cầu và khả năng của bản thân.
Sản phẩm phái sinh đề xuất - Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định.
Một số yếu tố quan trọng của hợp đồng tương lai
Việc sử dụng hợp đồng tương lai mang lại rất nhiều lợi ích có thể kể đến như: cho phép giao dịch T0, phòng ngừa rủi ro biến động giá hiệu quả và tăng cơ hội sinh lời, không mất phí vay Margin, tận dụng lợi thế đòn bẩy và có tính thanh khoản cao.
Phương án đề xuất: Sử dụng hợp đồng tương lai
Ngày 15/10/2023, PVOIL mua hợp đồng tương lai cho 2000 thùng dầu thô (WTI crude oil) với giá 83,59 USD/thùng Hợp đồng tương lai dầu thô WTI giao dịch được quy định như sau:
- Tên sản phẩm giao dịch: Dầu thô WTI
- Kích thước hợp đồng: 2000 thùng = 2 lot
- Đơn vị giao dịch: USD/thùng
Môi trường giao dịch - phần mềm giao dịch
a Tổng quan về sàn giao dịch CME (Chicago Mercantile Exchange)
Sàn giao dịch CME được viết tắt từ cụm từ Chicago Mercantile Exchange thuộc tập đoàn CME Group Thông qua các sàn giao dịch CME cung cấp các giao dịch trên các loại tài sản từ giao dịch tương lai đến hầu hết các giao dịch quyền chọn dựa trên lãi suất, chỉ số vốn chủ sở hữu, ngoại hối, năng lượng, nông sản, kim loại và thậm chí cả thời tiết.
CME group có bốn sàn giao dịch lớn bao gồm: Sàn CME, CBOT, NYMEX và COMEX.
CME hay còn gọi là Sở giao dịch hàng hóa Chicago là một tổ chức phi lợi nhuận, nơi đây cung cấp địa điểm cho các giao dịch tương lai và quyền chọn.
Ban đầu, sàn CME chỉ cung cấp các giao dịch tương lai cho các sản phẩm nông nghiệp như ngô, lúa mì và các sản phẩm liên quan đến đậu tương Tuy nhiên cho đến hiện tại sàn CME đã cung cấp thêm cả các hợp đồng quyền chọn và tương lai về các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, kim loại, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, lãi suất, bất động sản, khí tượng thời tiết. b Lịch sử hình thành sàn CME
● Năm 1898 Sở giao dịch hàng hóa Chicago hoạt động dưới vai trò là “Hợp đồng trứng và bơ Chicago”.
● Năm 1961, sàn CME bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai với mặt hàng thịt lợn đông lạnh.
● Năm 1969, sàn CME tiếp tục bổ sung thêm hợp đồng tương lai tài chính và tiền tệ.
● Năm 1972, hợp đồng lãi suất và trái phiếu đầu tiên được CME cho ra mắt.
● Năm 2000, CME trở thành một công ty cổ phần được giao dịch công khai.
● Năm 2007, CME sát nhập với Ủy ban Thương mại Chicago (CBOT) tạo thành Tập đoàn CME và trở thành sàn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới.
● Năm 2008, CME Group mua lại NYMEX Holdings, Inc - công ty mẹ của Sở giao dịch hàng hóa New York NYMEX và Sở giao dịch hàng hóa COMEX.
● Năm 2012 Sàn CME đã tăng trưởng trở lại với việc mua Hội đồng Thương mại Thành phố Kansas (KCBT), công ty thống trị về lúa mì đông đỏ cứng. c Cách vận hành của sàn CME
Sàn giao dịch giao dịch hàng hóa Chicago cung cấp các nền tảng dịch vụ cho các giao dịch hàng hóa trong tương lai, cho phép các nhà đầu tư có thể mua bán các loại hàng hoá ở mức giá có thể xác định trước.
Ví dụ, dầu chính là nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành hàng không tuy nhiên lại rất dễ biến động Do đó việc dự trù chi phí nguyên liệu để tính toán và đưa ra mức giá phù hợp cho vé máy bay trở nên khó khăn Sàn Chicago đã giải quyết khó khăn này bằng cách cho phép các hãng hàng không mua trước dầu với mức giá sẵn và có thể nhận sản phẩm bất kỳ lúc nào khi có nhu cầu.
CME là sàn giao dịch tương lai duy nhất cung cấp các công cụ phái sinh dựa trên các sự kiện thời tiết, cho phép các nhà giao dịch đặt cược vào nhiệt độ lạnh, ánh nắng mặt trời hoặc lượng mưa. d Chức năng của sàn giao dịch CME
Sàn CME là một trong những sàn giao dịch hàng hóa khá quan trọng trong thị trường tài chính Sàn CME có những chức năng chính sau đây:
CME giúp điều tiết cung cấp các nguyên vật liệu: Sàn giao dịch Chicago không trực tiếp kinh doanh hàng hoá mà thay vào đó cung cấp dịch vụ mua bán cung ứng hợp đồng tương lai Vì vậy không có sự chuyển động trực tiếp của hàng hoá và xây dựng được sự cân bằng giữa cung và cầu.
Giúp niêm yết giá cả công khai chính xác: Mỗi ngày có một số lượng lớn các giao dịch diễn ra trên sàn Sàn CME luôn cung cấp bảng báo giá hằng ngày Tất cả các giao dịch đều công khai, giá được chốt vào đầu và cuối ngày giao dịch, điều này cũng ngăn chặn sự tăng đột biến của giá Không chỉ là giao dịch kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá, khách hàng có thể nhận được hàng hóa thực tế khigiao dịch tại sàn CME.
Sàn CME giúp tạo ra các tiêu chuẩn hàng hoá: Sàn cũng thực hiện phân loại các cấp thương mại, thương hiệu công ty khác nhau, và thiết lập các tiêu chuẩn cho các hợp đồng mẫu Điều này cho phép hàng hóa của công ty tham gia giao dịch tại sàn và khiến hàng hóa của trở nên uy tín, chất lượng hơn trong mắt người dùng.
Giảm thiểu rủi ro do biến động giá cả: Với các hợp đồng tương lai, người nông dân có thể chủ động hơn trong sản xuất, giảm thiểu rủi ro về vấn đề giá cả, tiêu thụ của hàng hóa trong tương lai.
Sàn CME hỗ trợ các dịch vụ tính thanh khoản cao: các chức năng thanh toán, bù trừ và báo cáo giao dịch cho phép Nhà đầu tư giao dịch một cách hiệu quả nhất. Đơn giản hóa việc vay vốn: Sàn CME cung cấp các khoản vay đáng tin cậy, giảm thiểu rủi ro Sở giao dịch tương lai CME cung cấp dịch vụ có tính thanh khoản cao, các chức năng thanh toán,bù trừ và báo cáo giao dịch nhờ đó mà nhà đầu tư không cần phải lo lắng về những rủi ro không cần thiết CME luôn tạo ra một không gian đầu tư hiệu quả dễ dàng nhất cho các nhà đầu tư.
Bước 1: Truy cập vào website https://www.cmegroup.com/
Bước 2: Nhập thông tin cơ bản theo mẫu:
Chọn “Create Account”, điền các thông tin và ấn Submit
Bước 3: Chọn “Practice Trading” để truy cập vào phần mềm giao dịch giả lập
Bước 4: Chọn sản phẩm giao dịch phái sinh (VD: Crude Oil Futures) và ấn “Trade”
Lợi nhuận giao dịch mang lại
Tính lãi lỗ khi phòng ngừa rủi ro bằng Hợp đồng tương lai:
Ngày 06/09/2023, PVOIL ký hợp đồng mua 2000 thùng dầu thô (WTI crude oil), thời hạn hợp đồng là 2 tháng PVOIL muốn mua dầu thô nên lo ngại rủi ro giá dầu tăng PVOIL đã phòng ngừa rủi ro bằng cách MUA HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Ngày 6/11, ngày đáo hạn hợp đồng gốc với Chevron Corp, giá dầu giao ngay trên thị trường là 81,15 USD/ thùng Trong trường hợp PVOIL không phòng ngừa rủi ro, tổng chi phí mà PVOIL phải trả cho Chevron Corp theo hợp đồng gốc là:
Trên thực tế, PVOIL đã phòng ngừa rủi ro bằng cách mua 2 hợp đồng tương lai dầu thô WTI với khối lượng mỗi hợp đồng là 1000 thùng và đã tất toán trước hạn với mức giá trong hợp đồng tương lai là 83,59 USD/ thùng và giá thị trường tại thời điểm tất toán là 84,20 USD/ thùng Việc tất trước hạn giúp PVOIL hưởng lãi từ việc sử dụng hợp đồng tương lai
→ Chi phí PVOIL phải trả cho Chevron Corp theo hợp đồng gốc là:
→ Lợi nhuận từ việc sử dụng hợp đồng tương lai là:
ĐÁNH GIÁ VỀ VÀ KẾT LUẬN VỀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO
Đánh giá sản phẩm
4.1.1 Cách thức sử dụng, đặc tính sản phẩm
Với mục đích là phòng ngừa rủi ro giá dầu, thì PVOIL đã mua hợp đồng tương lai dầu thô với mức giá xác định trước Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng tin rằng giá dầu sẽ tăng trong tương lai, nên đã mua hợp đồng tương lai dầu thô Nếu giá dầu thực tế tăng như dự đoán, PVOIL sẽ thu được lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hợp đồng tương lai.
Sử dụng hợp đồng tương lai trên sàn CME khá thuận tiện và có thể cập nhật những thay đổi mới nhất của hợp đồng tương lai một cách nhanh chóng.
4.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phòng ngừa rủi ro a Ưu điểm
Phòng ngừa rủi ro giá dầu Đây là ưu điểm lớn nhất của việc mua hợp đồng tương lai dầu thô đối với PVOIL khi nhập khẩu dầu Bằng cách mua hợp đồng tương lai với mức giá đã được xác định trước, PVOIL có thể bảo vệ mình khỏi những biến động bất lợi của giá dầu trong thị trường tương lai (như tại ngày 24/10 giá dầu đã ngay lập tức giảm xuống 83.47
Khi PVOIL tin rằng giá dầu sẽ tăng trong tương lai, doanh nghiệp có thể mua hợp đồng tương lai dầu thô Giá dầu thực tế tăng như dự đoán (như tại ngày ngày 27 và 30/10) , lúc này doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hợp đồng tương lai.
Thị trường hợp đồng tương lai dầu thô có tính thanh khoản cao bởi nó cũng cũng được coi như 1 loại chứng khoán phái sinh niêm yết khi căn cứ vào các điều khoản và nội dung của hợp đồng thì đều thể hiện rõ được mua hoặc bán những sản phẩm, hàng hóa hoặc tài sản nào, vào thời điểm nào và có mức giá là bao nhiêu… Với tính chất nhất quán này có nghĩa là PVOIL có thể dễ dàng mua và bán hợp đồng tương lai dựa theo mong muốn và kỳ vọng của doanh nghiệp mà không cần phải chờ đợi cho đến khi đáo hạn Điều này giúp PVOIL có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý rủi ro và chốt lời.
Giao dịch thuận tiện, dễ dàng
Giao dịch hợp đồng tương lai dầu thô trên CME thì tương đối dễ dàng bởi có thể thực hiện được qua trực tuyến hoặc qua sàn giao dịch Điều này giúp doanh nghiệp có thể tham gia thị trường một cách thuận tiện và nhanh chóng. Đòn bẩy tài chính:
Nếu doanh nghiệp có khả năng dự đoán được về biến động giá của dầu thô thành hiện thực thì lúc này họ cũng sẽ có cơ hội kiếm được những lợi nhuận từ việc tham gia vào hợp đồng tương lai Điều này là nhờ vào việc sử dụng hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ cùng với mức sinh lời trên thị trường này có thể sẽ cao hơn, thậm chí là hơn nhiều lần so với giá trị trên trị trường của tài sản, mặt hàng cụ thể ấy. b Nhược điểm
Hợp đồng tương lai dầu thô hoạt động dựa trên cơ chế đòn bẩy tài chính Điều này sẽ là con dao hai lưỡi nếu trên thị trường xảy ra sự biến động lớn về giá dầu thô không đúng với các dự đoán trước đó thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chịu thua lỗ rất lớn so với số vốn đầu tư ban đầu như ngày sau khi mua với giá 83.6 thì ngày 24/10 giá dầu thô giảm xuống 83.47 và nếu tiếp tục giảm sẽ khiến PVOIL chịu lỗ Đây được coi là rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp.
Nếu giá dầu biến động quá mức, doanh nghiệp có thể bị thanh lý hợp đồng tương lai Điều này có nghĩa là PVOIL sẽ buộc bị đóng vị thế của mình với giá thị trường hiện tại, bất kể giá đó có cao hơn hay thấp hơn giá mua ban đầu Rủi ro này có thể xảy ra khi giá tài sản cơ sở biến động quá mức, khiến nhà đầu tư không có đủ tiền ký quỹ để duy trì vị thế của mình.
Việc giao dịch hợp đồng tương lai dầu thô có thể bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý tuy nhiên thì tại Việt Nam khung pháp lý này vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh nên sẽ khó bảo vệ được doanh nghiệp Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp lý trước khi tham gia giao dịch.
Yêu cầu ký quỹ bổ sung
Như đã biết cơ chế thanh toán hợp đồng tương lai là theo thanh toán hàng ngày, các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hợp đồng tương lai cũng được hiện thực hóa hàng ngày và phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư xuống bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì Điều này đòi hỏi khi tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư phải có sự chuẩn bị nhất định về năng lực tài chính, bởi nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu thì vị thế của nhà đầu tư trên thị trường hợp đồng tương lai sẽ bị đóng lại,gây thua lỗ và có thể dẫn nhà đầu tư tới việc phá sản.
Kết luận
Với việc doanh nghiệp PVOIL ký kết bán dầu thô thông qua hợp đồng gốc và phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai trên sàn CME đã giúp cho doanh nghiệp này có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả Sau khi thực hiện phòng ngừa rủi ro, giá của dầu thô có xu hướng tăng giảm liên tục và thực tế là khi kết thúc hợp đồng thì doanh nghiệp đã bị lỗ và không đạt được kỳ vọng như khi mua hợp đồng tương lai tuy nhiên việc làm này cũng vẫn giúp cho doanh nghiệp cố định được chi phí cũng như đã loại trừ được rủi ro biến động giá của hàng hóa dầu và chấp nhận lãi, lỗ từ giao dịch này ngay từ thời điểm thực hiện bảo hiểm hợp đồng gốc Cụ thể trong tình huống với hợp đồng giả định trên đây thì hợp đồng tương lai đã giúp cho PVOIL tiết kiệm được một khoản chi phí là 1.220 USD.
Nhìn chung, việc sử dụng hợp đồng tương lai dầu thô là một công cụ tài chính linh hoạt và hiệu quả mang lại nhiều lợi ích trong việc tìm kiếm lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dầu thô nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Bởi vậy doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các ưu và nhược điểm trước khi tham gia giao dịch.