1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu thuyết đức thánh trần từ góc nhìn phân tâm học

154 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu thuyết Đức Thánh Trần từ góc nhìn phân tâm học
Tác giả Hoàng Thị Giang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Tiến
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 6,53 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu Tiểu thuyết Đức Thánh Trần từ góc nhìn phân tâm học, với hi vọng luận văn sẽ góp phần nhỏ trong việc khám phá tác phẩm

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được

sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Kim Tiến Các nội dung và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây, nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Bình Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2023 Tác giả luận văn

Hoàng Thị Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS Nguyễn Thị Kim Tiến - người cô đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, đóng góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ của Viện đào tạo sau đại học, chương trình Văn học Việt Nam, các thầy cô giảng dạy sau Đại học (khóa 2019 - 2021) tại Trường đại học Thủ Dầu Một đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô

Trân trọng và kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe

Trân trọng cảm ơn

Bình Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2023 Tác giả

Hoàng Thị Giang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp của luận văn 8

6 Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG 1 PHÂN TÂM HỌC TRONG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI VÀ SỰ XUẤT HIỆN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐỨC THÁNH TRẦN CỦA

TRẦN THANH CẢNH 10

1.1 Sự ảnh hưởng của phân tâm học vào văn học Việt Nam hiện đại 10

1.2 Trần Thanh Cảnh và tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần 35

CHƯƠNG 2 DẤU ẤN PHÂN TÂM HỌC TỪ BIỂU HIỆN CỦA NHÂN VẬT VÔ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT ĐỨC THÁNH TRẦN 48

2.1 Giấc mơ ám ảnh, khát khao tính dục 48

2.2 Bản năng sống với khát khao nhục dục 56

2.3 Ẩn ức và thức tỉnh - tiếng gọi từ tiềm thức 70

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỨC THÁNH TRẦN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC 80

3.1 Ngôn ngữ tính dục 80

3.2 Chiều kích thời gian hoài niệm, hư ảo 98

3.3 Nghệ thuật xây dựng biểu tượng lửa và nước 103

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sigmund Freud là người đặt nền móng cho phân tâm học trong việc nhận diện, phân tích, đánh giá sự hiện diện của yếu tố vô thức trong đời sống thực tiễn một cách có hệ thống, trong đó có sự tác động đối với văn học Phân tâm học soi chiếu tác phẩm trên nhiều khía cạnh, chạm vào mọi ngõ ngách liên quan đến cuộc sống của nhân vật trong tác phẩm Đó có thể

là những góc khuất thầm kín trong tâm hồn, cũng có thể là những giấc mơ hoài bão đang ấp ủ, dồn nén chỉ chờ đợi khoảnh khắc được trào ra Tác phẩm văn học chỉ thực sự sống khi bạn đọc hiểu, đồng cảm và nhìn thấy mình trong một khoảnh khắc, hay phút giây nào đó trong tác phẩm Đó chính là lúc “cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn”, nhà văn đã chạm tay vào sâu thẳm tâm hồn, lẽ sống của bạn đọc

Văn học Việt Nam kể từ khi tiếp cận với học thuyết Freud về phân tâm học đã ghi lại những dấu ấn khá rõ nét trên phương diện phê bình và sáng tác văn học Các nhà văn đương đại có xu hướng đào sâu vào những vấn đề thuộc bản năng vô thức, vấn đề tính dục và đời sống tình cảm của con người Thế kỉ XXI được xem là thời kì “nở rộ” của phân tâm học Phân tâm học đi vào sáng tác, tác phẩm văn học trên nhiều thể loại khác nhau nhưng ghi tạc dấu ấn mạnh mẽ nhất là ở thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử đương đại nói riêng Nếu như tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trước chú trọng nhiều đến cảm hứng dân tộc và thời đại để ca ngợi, chiêm bái, ngưỡng vọng các vị anh hùng, khơi dậy lòng tự hào, trách nhiệm của nhân dân trong việc gìn giữ và bảo vệ đất nước thì tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này khi được quy chiếu vào góc nhìn phân tâm học, tính chất của tiểu thuyết lịch sử không còn là những yếu tố của sự kiện và dã sử mà nó được nhìn nhận, khám phá qua mối quan hệ đời tư, thế sự, để các nhân vật trở nên gần gũi, đời thường hơn bao giờ hết Tiểu thuyết lịch sử đã “giải thiêng” nhân vật lịch sử, kéo các bậc vĩ nhân về với con người đời thường với các cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố Đây cũng là cách mà tác giả Trần Thanh Cảnh khắc họa người anh hùng Trần Quốc Tuấn trong cuốn tiểu

thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của mình Người đọc không chỉ bắt gặp

hình ảnh hiên ngang lừng lẫy, khí chất phi phàm, tài điều binh khiển tướng

Trang 7

lỗi lạc của Trần Quốc Tuấn nơi chiến trường mà còn thấy một Trần Quốc Tuấn rất “đời”, luôn khao khát, cuồng nhiệt trong tình yêu và thể xác với hai mối lương duyên của mình

Do vậy, việc tiếp cận tiểu thuyết Đức Thánh Trần của Trần Thanh

Cảnh từ góc nhìn phân tâm học giúp chúng tôi nhận diện và nhìn thấy được sức ảnh hưởng vô cùng lớn của phân tâm học Rất nhiều chi tiết, hình ảnh khắc họa, phản ánh sâu sắc tâm lí, bản ngã của nhân vật Thay vì “thần tượng hóa” nhân vật lịch sử, Trần Thanh Cảnh đã nhìn nhận nhân vật trong tác phẩm ở góc nhìn của người bình thường Soi chiếu, đánh giá nhân vật dựa trên sự phát triển tâm lí con người Văn học nghệ thuật và phân tâm học là những mảng màu có cùng tần số, chung đối tượng và chung mục tiêu chính là con người Văn học mang lại cảm giác hả hê, thỏa mãn trước trái tim thổn thức, rung động của người nghệ sĩ hòa quyện trong tâm trí bạn đọc Phân tâm học lại giúp chỉ ra “bản ngã trong vô thức và tưởng tượng” giữa những “cõi mơ xa vời”

Xuất phát từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu

Tiểu thuyết Đức Thánh Trần từ góc nhìn phân tâm học, với hi vọng luận

văn sẽ góp phần nhỏ trong việc khám phá tác phẩm Đức Thánh Trần của

nhà văn Trần Thanh Cảnh đặt trong mối liên kết với phân tâm học, đưa tiểu thuyết lịch sử với nhân vật của lịch sử tiếp cận gần hơn với con người thường, con người của đời tư, thế sự

2 Lịch sử vấn đề

Trần Thanh Cảnh là cây bút đương đại giàu sức sáng tạo và gặt hái được nhiều thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết thông qua các tác phẩm viết về xứ sở miền quê Kinh Bắc và các bậc vĩ nhân của dòng họ Trần Tác giả tự cho mình là “người đa nhân cách, nhưng lại đa cảm với văn chương” (Hà Anh, 2017) Nội dung trong tác phẩm của ông phong phú, khơi gợi và đi sâu vào nhiều vấn đề của cuộc sống Phần lớn khi nhắc đến Trần Thanh Cảnh người ta thường tập trung nghiên cứu về tập truyện ngắn

Kì nhân làng Ngọc Tập truyện ngắn đã đánh dấu bước ngoặt trong sự

nghiệp văn học nghệ thuật của ông với giải thưởng được trao bởi Hội Nhà văn Việt Nam Hầu hết, các tác phẩm truyện ngắn của ông thường viết về

Trang 8

đời sống và bức tranh Việt Nam thời kì đổi mới Trần Thanh Cảnh khắc họa nhiều gam màu khác nhau tạo nên bức tranh sáng tối của cuộc sống thực tại Tài năng trong sáng tác truyện của Trần Thanh Cảnh được Nguyễn Văn Hùng nhận xét: “Truyện ngắn của Trần Thanh Cảnh chú tâm vào cái thường nhật, những xung đột, mâu thuẫn, góc khuất nội tâm,… Và nó đã thật sự giữ vai trò cốt yếu trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn khi sáng tạo về đề tài nông thôn” (Nguyễn Văn Hùng, 2016)

Bên cạnh đó, ông còn hướng cảm quan nghệ thuật của mình đến những vấn đề liên quan đến lịch sử dân tộc, sự kiện, nhân vật, khai thác sự

kiện dựa trên quan điểm văn học Trong đó có cuốn tiểu thuyết lịch sử Đức

Thánh Trần mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà văn Viết về lịch sử nhưng

nhà văn đã tìm kiếm cho mình một điểm neo riêng không ca ngợi một chiều, thần thánh hóa nhân vật lịch sử mà đem đến cho người đọc những kiến giải mới mẻ về những bóng khuất của chính sử, đời sống nội tâm,

“vùng mờ” trong cuộc sống đời thường của các nhân vật anh hùng Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam đã từng chia sẻ: “Trần Thanh Cảnh

khởi thảo Đức Thánh Trần sau khi đã ra mắt độc giả hai tập truyện ngắn

mang đậm chất hoa tình, thậm chí là tinh thần “phóng dục”, khá đặc trưng cho đất và người Kinh Bắc Cái “nếp” ấy vẫn được ông giữ lại trong cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tay này, qua những trường đoạn viết về ái tình hừng hực nhựa sống và tràn trề đam mê của những người đàn ông, đàn bà Đại Việt thế kỷ thứ XIII” (Trần Thanh Cảnh, 2017, 10) Lịch sử vẫn song hành những “lỗ hổng” và Trần Thanh Cảnh được ví như người thợ kì công sửa chữa và lấp đầy những “khoảng trống” đó Như cách nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam bình phẩm: “Nhà văn Trần Thanh Cảnh đã điền vào chỗ khuyết trong lịch sử” (Hoài Hương, 2018) Không thể xác định được mức

độ “điền vào chỗ khuyết”, lấp đầy chỗ trống của Trần Thanh Cảnh được bao nhiêu nhưng chắc hẳn một điều Trần Thanh Cảnh đã góp phần ghi tạc hình tượng nhân vật lịch sử đầy dũng mãnh và cũng rất “đời” mang đậm sắc vóc Việt Nam trong tâm trí nhiều thế hệ dân tộc Việt

Tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần được xem như là cuốn tiểu

thuyết đưa ông đến với làng văn chương hiện thời Cuốn tiểu thuyết là

Trang 9

minh chứng rõ ràng nhất về tài năng cũng như sự tỉ mỉ, chính xác trong từng sự kiện, câu chữ của Trần Thanh Cảnh Ngay từ khi mới trình làng

văn học Việt, tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần đã mang lại cho bạn đọc

nhiều cảm xúc về sự vĩ đại của những vị tướng dân tộc “bằng xương bằng thịt”, về vị thánh tâm của dân tộc mang tên Trần Quốc Tuấn Tiểu thuyết

lịch sử Đức Thánh Trần gợi lại không khí, tinh thần tự hào về lịch sử, về

dân tộc, về những điều gốc rễ tạo nên đất nước hùng mạnh Tính đến thời

điểm hiện tại, tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần vẫn giữ nguyên vị thế

của mình

Trần Thanh Cảnh là một thiên tài trong việc liên kết và sắp xếp sự

kiện, sự việc lịch sử Đọc tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần, bạn đọc sẽ bị

cuốn theo dòng chảy lịch sử, đắm chìm trong không khí diễn biến trận đánh oanh liệt Thậm chí, khi gập cuốn sách lại, những gì diễn ra trong cuốn sách vẫn đọng lại gây ám ảnh và khó phai nhòa trong tâm trí Tác phẩm đi sâu vào tâm lí bạn đọc vì khí thế, tinh thần, hào khí dân tộc Việt

Tác giả Nguyễn Văn Hùng đã có bài viết với tựa đề: “Lịch sử: Chân

lý và hư cấu trong Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh” Bài viết tập

trung vào phân tích hai yếu tố là sức mạnh của chân lý lịch sử và quyền năng của hư cấu nghệ thuật Trong đó, ở phần “Sức mạnh của chân lý lịch sử”, đã nêu ra được nỗi băn khoăn của Trần Thanh Cảnh khi viết về giới hạn của mức độ hư cấu ở khía cạnh lịch sử Nếu quá trình sáng tạo không khéo, lí luận dẫn dắt có phần quá tay sẽ dẫn đến sai lệch lịch sử Bài viết cũng nêu ra được Trần Thanh Cảnh đã tôn trọng lịch sử, tiếp cận lịch sử với tất cả niềm đam mê và phân tích trên nhiều phương diện Quyền năng của

hư cấu nghệ thuật, Trần Thanh Cảnh đã tái hiện lại bức tranh lịch sử đầy oai hùng của triều đại nhà Trần Điều này chứng tỏ được công sức mà Trần Thanh Cảnh bỏ ra khi nghiên cứu và viết về tác phẩm Bài viết nêu rõ sự tỉ

mỉ, chi tiết của Trần Thanh Cảnh trong việc soi chiếu, khám phá cuộc đời,

sự kiện liên quan đến nhân vật Mượn nhận xét của Nguyễn Văn Hùng trên tạp chí Sông Hương để tổng kết về những giá trị mà tác phẩm mang lại:

“Có thể nói, với Trần Thanh Cảnh, lịch sử chỉ là cái cớ, phông nền để ông phân tích, luận giải, khám phá ý nghĩa mới, đem lại cái nhìn khác, mới về

Trang 10

hiện thực lịch sử và bản chất con người Ông đã biết dung hoà hợp lý phương diện nào đó, ông đã tự tạo cho riêng mình một chân lý - chân lý của nơi tưởng tượng, hư cấu Đó là sự kết tinh của sự am tường, hiểu biết sâu sắc về quá khứ, cần mẫn, nghiêm túc trong việc xử lí số liệu, sự dũng cảm, bản lĩnh trong sáng tạo nghệ thuật, lòng tự tôn dân tộc và đặc biệt là văn hóa ứng xử với những giá trị truyền thống” (Nguyễn Văn Hùng, 2020)

Trong bài viết “Một diễn giải mới về Trần Hưng Đạo”, Trần Long đã

nêu ra hướng tiếp cận tác phẩm Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh dưới góc nhìn lịch sử Ông nhận định: “Tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh

Trần của nhà văn Trần Thanh Cảnh chính là diễn giải của tác giả về vương

triều Trần lẫy lừng ba lần kháng Nguyên toàn thắng” (Trần Long, 2019)

Một trong những điều nổi bật được các nhà nghiên cứu để ý đến

trong việc nghiên cứu về Đức Thánh Trần là nhân vật Hưng Đạo Đại

Vương Trần Thanh Cảnh đã sáng tạo hình ảnh Hưng Đạo Vương hiện diện với tư thế võ nghiệp lẫy lừng ẩn sâu trong tâm trí đậm chất người với tình yêu bất diệt Theo quan niệm của nhà văn: “Lịch sử là cái đinh cho tôi neo trí tưởng tượng … tôi giải mờ một nhân vật kiệt xuất của lịch sử được nhân dân tôn thờ là vị thánh” (Hoài Hương, 2018) Có thể thấy, Trần Thanh Cảnh đã rất mạnh dạn khi chạm vào “vùng mờ” của nhân vật mà lịch sử bị

“che mờ, khuất lấp” Ông ca ngợi và nhấn mạnh, làm nổi bật phẩm chất cao quý, tinh thần mãnh liệt, sự thiêng liêng “thần thánh” của Trần Quốc Tuấn Trần Thanh Cảnh cảm nhận lịch sử, “thần thánh” nhân vật nhưng cũng không quên tái hiện lại chất đời của các nhân vật

Đức Thánh Trần không chỉ nói về sự nghiệp lừng lẫy và tình yêu bất

diệt của Trần Quốc Tuấn mà còn viết về cuộc đời đầy bí ẩn của công chúa

An Tư đã hi sinh cuộc đời mình để thực hiện mỹ nhân kế kéo dài thời gian cho quân và dân ta Tác giả Hoài Hương đã từng chia sẻ: “Một “tình sử” trên trang viết có thể gây “sóng gió” cho chính tác giả, bởi ông diễn tả một công chúa An Tư khác hẳn các hình ảnh trước đây trong các tác phẩm văn học trước đó, một phác họa chân dung cô công chúa triều Trần đa tình và phóng khoáng như hiện thân của các hình ảnh vũ nữ được khắc trên các phù điêu Champa, hay các bức tranh chạm gỗ hình trai gái giao hoan ở đình

Trang 11

làng, các bức tranh tố nữ gợi cảm xuân - hạ - thu - đông,… với nhiều sắc trần tục hơn thánh thiện khuê các” (Hoài Hương, 2018)

Tác phẩm Đức Thánh Trần tuy là tác phẩm mới nhưng đã có sức hấp

dẫn là gợi ý cho học viên lựa chọn làm đề tài nghiên cứu, bảo vệ luận văn của mình Đề tài luận văn tốt nghiệp đại học: “Diễn ngôn tính dục trong

tiểu thuyết Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh” (Đặng Thị Thủy), bảo

vệ năm 2019 đã trình bày, phân tích về khía cạnh tính dục trong tiểu thuyết Đặng Thị Thủy chia đề tài làm 03 chương, đưa ra những vấn đề cơ sở về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục Từ đó, chỉ ra nhưng vấn đề chi phối đến

“tinh thần khai phóng tính dục”, “chủ trương giải mờ nhân vật lịch sử” hay bàn về tín ngưỡng phồn thực trong mối liên hệ với tiểu thuyết Trên cơ sở

đó, tác giả đưa ra những dẫn chứng xác thực về tính dục trong các nhân vật lịch sử được nhắc đến trong bài, làm rõ những đặc điểm “ngôn ngữ tính dục” được miêu tả qua hình thể trong tiểu thuyết

Luận văn của Ngô Thị Khánh Linh lại lựa chọn góc nhìn lịch sử để

phân tách tiểu thuyết Đức Thánh Trần với đề tài: “Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh” Đề tài được bảo vệ

năm 2019 tại Hà Nội Trong luận văn, Ngô Thị Khánh Linh tập trung

nghiên cứu diễn ngôn lịch sử trong Đức Thánh Trần dựa trên hai yếu tố góc

nhìn “ngưỡng vọng, chiêm bái” và “cái nhìn đời tư - thế sự - nhân văn” Luận văn đã chỉ rõ nhân vật lịch sử được Trần Thanh Cảnh “thần thánh hóa” là Trần Quốc Tuấn - “một võ tướng kiệt xuất”, Trần Thủ Độ - “một đại công thần”, Trần Thái Tông - “một vị vua anh hùng cứu nước” Ở mỗi nhân vật, tác giả làm nổi bật cơ sở dẫn đến biệt danh mà nhân dân tôn sùng cho họ Ngoài ra, tác giả còn đi sâu khai thác về thủ pháp nghệ thuật, nhận diện từ ngôn từ tính cách đến hành động hay giọng điệu của từng nhân vật Tác giả Ngô Thị Khánh Linh đã đưa ra những khía cạnh liên quan đến “cái nhìn đời tư - thế sự - nhân văn” trong tác phẩm Họ dù là “thánh thần” nhưng bản chất vẫn là “con người thực” vẫn tồn tại những cảm xúc đời thường Vẫn khắc khoải “tình yêu bất diệt” Họ cũng có những khát khao

“tính dục” để thỏa mãn tâm sinh lí đời thường

Trang 12

Có thể thấy các bài nhận xét, đánh giá, nghiên cứu về các sáng tác của Trần Thanh Cảnh khá phong phú về các ý kiến Nhưng chủ yếu đi sâu vào việc đánh giá sơ bộ vào ý tưởng, cảm xúc, dấu ấn của nhà văn qua các

sáng tác Tuy nhiên, việc tiếp cận tác phẩm Đức Thánh Trần từ góc nhìn

phân tâm học thì đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu riêng biệt Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết

Đức Thánh Trần từ góc nhìn phân tâm học”, với hy vọng sẽ tìm hiểu những

điểm cách tân, sáng tạo của nhà văn đã đưa phân tâm học vào trong việc xây dựng các nhân vật lịch sử với một diện mạo đời tư hết sức đời thường

và trần tục

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về tiểu thuyết Đức Thánh Trần từ góc

nhìn phân tâm học của nhà văn Trần Thanh Cảnh Cụ thể, chúng tôi khai thác: những biểu hiện của phân tâm học qua dấu ấn nhân vật vô thức và phương thức nghệ thuật qua những vấn đề như: ngôn ngữ tính dục, chiều kích thời gian hoài niệm, hư ảo và nghệ thuật xây dựng biểu tượng lửa và nước

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài lấy tiểu thuyết Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh, được

nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2017 để tìm hiểu dấu ân phân tâm học từ biểu hiện nhân vật vô thức và phương thức nghệ thuật trong tác phẩm

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài Tiểu thuyết Đức Thánh Trần từ góc nhìn phân tâm học,

chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp như:

4.1 Phương pháp loại hình

Sử dụng phương pháp loại hình ở phương diện loại hình tiểu thuyết,

cụ thể là tiểu thuyết lịch sử để đánh giá, nhìn nhận yếu tố phân tâm học

được thể hiện thông qua tác phẩm Đức Thánh Trần

Trang 13

4.2 Phương pháp tiếp cận phê bình phân tâm học

Tiếp cận nhân vật, lí giải nhân vật dựa trên góc nhìn phân tích tâm lí nhân vật, sự vận động, phát triển tâm lí Nhận diện thông qua hành động, ngôn ngữ, lời nói,… để giải mã bản năng con người, đi tìm nguồn gốc của khát vọng tâm lí

4.3 Phương pháp lịch sử - văn hóa

Quy chiếu ở một mức độ nhất định yếu tố lịch sử, bối cảnh văn hóa, thời điểm xuất hiện của tác phẩm để làm cơ sở đánh giá nghệ thuật biểu

hiện của tiểu thuyết Đức Thánh Trần

Đồng thời, luận văn còn kết hợp các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh,… đánh giá trong suốt quá trình thực hiện ở các chương

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn hy vọng sẽ có thêm một góc nhìn tiếp cận mới, phân tâm

học qua tác phẩm Đức Thánh Trần nói riêng Từ đó, đưa đến một nhận

định đánh giá về tài năng của Trần Thanh Cảnh khi thể hiện ở địa hạt là tiểu thuyết lịch sử, góp thêm một cách tiếp cận mới về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nói chung

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Phân tâm học trong văn chương Việt Nam đương đại và

sự xuất hiện tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh

Phần này tập trung giới thiệu lí thuyết về phân tâm học và những dấu ấn phân tâm học trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Cũng như giới thiệu tác giả Trần Thanh Cảnh và quan niệm sáng tác của tác giả Trần Thanh

Cảnh qua tiểu thuyết Đức Thánh Trần

Chương 2 Biểu hiện của nhân vật vô thức trong tiểu thuyết Đức

Thánh Trần từ góc nhìn phân tâm học Luận văn tập trung làm rõ nhưng

biểu hiện của nhân vật vô thức trong những giấc mơ ám ảnh, khát khao tính dục, bản năng sống với khát khao nhục dục và những ẩn ức thức tỉnh, tiếng

gọi từ tiềm thức trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần Qua đó làm nổi bật

Trang 14

nghệ thuật tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh đã phóng bút táo bạo, đặt nhân vật lịch sử vào cái nhìn đa chiều, với những bản thể vốn có của con người

Chương 3 Phương thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Đức Thánh

Trần từ góc nhìn phân tâm học Cùng với chương 1 và chương 2 thì

chương 3 góp phần làm rõ những khía cạnh nổi bật về phương thức nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ tính dục, chiều kích thời gian hoài niệm,

hư ảo và nghệ thuật xây dựng biểu tượng lửa và nước trong tác phẩm

Trang 15

CHƯƠNG 1 PHÂN TÂM HỌC TRONG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI

VÀ SỰ XUẤT HIỆN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐỨC THÁNH TRẦN

CỦA TRẦN THANH CẢNH

Phân tâm học, kể từ khi Sigmund Freud đặt nền móng xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong khoa học xã hội Với mong muốn ban đầu làm điều trị chứng bệnh tâm thần của con người lấy vô thức của con người làm đối tượng trung tâm Sau này đã bén rễ và đâm sâu vào các ngành khoa học xã hội mà tính chất liên ngành như: y học, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, văn học và ngay cả hành vi, tâm lí của con người,… Lí thuyết về phân tâm học là nguồn tri thức mới mẻ và dần phổ biến, trở thành địa chỉ tin cậy hỗ trợ văn học phát triển, nhất là trong công tác sáng tác và phê bình, bình phẩm văn học Việt Nam hiện đại

Trong bối cảnh đó có sự xuất hiện tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của

nhà văn Trần Thanh Cảnh đã mang lại một màu sắc mới khi viết về các nhân vật anh hùng đậm chất “người” Chính vì thế, chúng tôi soi chiếu tác phẩm dựa trên lí thuyết phân tâm học của Sigmund Freud để thấy được ngòi bút tài hoa của tác giả

1.1 Sự ảnh hưởng của phân tâm học vào văn học Việt Nam hiện đại

1.1.1 Lí thuyết về phân tâm học

Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XIX ở Tây Âu có tác động

vô cùng sâu rộng trên mọi lĩnh vực Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình so với các phương thức sản xuất truyền thống Nó không chỉ làm thay đổi toàn diện hình thái kinh tế - xã hội

mà còn làm thay đổi đời sống con người Sự phát triển của kinh tế kéo theo những mâu thuẫn trong nhiều lĩnh vực như: chính trị, văn hóa, tôn giáo, triết học,… và đời sống xã hội lúc bấy giờ cũng trở nên căng thẳng, nhạy cảm hơn Thời kì phát triển vượt bậc của khoa học đã biến phương Tây thành xã hội duy lý lấy cái “tôi” làm trung tâm đã hình thành nên thói “đạo đức giả” Tính dục cũng như những nhu cầu sinh lý cơ bản khác và

“khuynh hướng vô chính phủ” trong các hành vi của con người bị mất kiểm soát và không được công nhận trong các hành vi ứng xử xã hội Vì thế, những vấn đề quan trọng của đời sống tinh thần trong cuộc đời mỗi con người như tính dục và các nhu cầu sinh lý khác lại được xã hội công khai

Trang 16

hay ngấm ngầm để ý với các thái độ khác nhau Kèm theo đó là những cuộc cách mạng tư sản đã tạo điều kiện giải phóng con người khỏi những sự kiềm chế độc đoán của xã hội phong kiến Điều này cũng làm xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt trong đời sống tinh thần của con người, giữa một bên là những quan niệm truyền thống, thành kiến, tư tưởng của xã hội Thanh giáo bảo thủ ăn sâu vào suy nghĩ và một bên là những quan niệm, chuẩn mực mới nhằm giải phóng con người Trong hoàn cảnh ấy, con người nảy sinh những giằng xé trong nội tâm, đấu tranh tư tưởng, sự ức chế trong hoạt động tinh thần, nhất là sự ức chế tính dục là không thể tránh khỏi Điều này khiến con người trong thời đại bấy giờ không kịp thích ứng với xã hội mới, cuộc sống con người trở nên căng thẳng, đấu tranh giữa cái mới và cái cũ trong suy nghĩ, từ đó gây nên những căn bệnh mới về tinh thần có xu hướng phát triển mạnh

Những căn bệnh tinh thần trong xã hội gia tăng, đòi hỏi các bác sĩ thần kinh phải tìm ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị mắc bệnh tâm thần “Phương pháp sử dụng phổ biến lúc bấy giờ là phương pháp thôi miên giúp người bệnh “phục hồi” trạng thái tinh thần như khi chưa bị bệnh” (Trần Thanh Hà, 2008, 6) Sigmund Freud (1856 - 1939) là một bác

sĩ thần kinh người Áo đã từng sử dụng phương pháp thôi miên nhưng sau

đó ông nhận thấy phương pháp này không có hiệu quả cao, đôi khi nó giảm bớt được bệnh nhưng ông xem đó là do tác động của “sự ám thị” và người bệnh sẽ luôn bị tái phát ít lâu sau Freud đưa ra kết luận: “phương pháp thôi miên chỉ chữa khỏi bệnh tâm thần cho những bệnh nhân bị tổn thương các

cơ cấu hệ thần kinh mà không thể chữa khỏi bệnh nhân bị bệnh tâm lý” (Trần Thanh Hà, 2008, 7) Vì vậy, ông đi tìm nguyên nhân dẫn đến bệnh tinh thần qua tâm lý của người bệnh Cuối cùng, trong khoảng thời gian

1892 - 1896, ông đã dần bỏ việc sử dụng thuật thôi miên để chữa bệnh Cùng với những mâu thuẫn, bất công trong xã hội, kinh tế, tôn giáo,… Đây được xem là nguyên nhân khách quan tạo điều kiện cho sự ra đời của phân tâm học

Bên cạnh những yếu tố khách quan thì nguyên nhân chủ quan xuất phát từ hoàn cảnh gia đình của Freud - “cha đẻ” của phân tâm học Freud

Trang 17

sinh ra trong một gia đình Do Thái khá phức tạp Bố của ông là một nhà buôn len có 3 người vợ và ông là con của người vợ ba Khi còn nhỏ, Freud

đã có thái độ không tôn trọng cha mình vì ông ấy không chống trả khi bị người khác làm nhục vì là người Do Thái Khi Freud 3 tuổi, mẹ có em bé

và ông bị mất đi tình yêu thương của cha mẹ, ông được bà vú nuôi chăm sóc Lúc mẹ đang ở cữ thì ông lại chứng kiến vú nuôi yêu quý bị anh trai Philipp bắt được khi đang ăn trộm đồ và bị giam Sự biến mất của người vú cùng lúc với mẹ đã gây ra nhiều cảm giác mất mát tuyệt vọng ở cậu bé Cùng lúc đó, ông sống và lớn lên trong làn sóng bài Do Thái độc ác gây nên những cái chết, đói nghèo, người tị nạn khắp mọi nơi Và bản thân ông

từ bé “thường xuyên bị ám ảnh là đau tim, vẫn tin rằng mình bị chết sớm và trải qua nhiều cơn suy nhược thần kinh… lại thêm sợ đi tàu” (David

Stafford - Clark, 2002, 12) Những gian truân, nỗi khổ tâm về tâm tư của

bản thân đã làm tổn thương đến tâm hồn của Freud, tạo ra những ám ảnh trong vô thức mà sau này trong quá trình tự phân tâm, ông mới thoát ra được Đồng thời, cũng đã phần nào thúc đẩy ông đi tìm hiểu chính mình để

từ đó thấu hiểu các bệnh nhân

Trong quá trình học tập ở trường Đại học Tổng hợp Viên và cùng với những nghiên cứu thực tiễn chữa trị bệnh tâm thần, Freud đã có cơ hội làm việc, tiếp xúc với nhiều bác sĩ, nhà khoa học nổi tiếng về triết học, y học, sinh học, khoa học, thần kinh,… và các phương pháp chữa trị bệnh tâm thần Mặc dù Freud đi tìm hiểu nguyên nhân của bệnh tinh thần từ tâm

lý người bệnh nhưng ông vẫn không tách rời những phát minh có tính bước

ngoặt Đầu tiên là Thuyết tiến hoá của Charles Drawin (1809 - 1882) về

khả năng duy trì nòi giống và bản năng tìm kiếm thức ăn của con người chịu ảnh hưởng của sinh học và chính bản năng này là nền tảng quyết định mọi hành vi Thứ hai, ông còn chịu ảnh hưởng rất rõ từ các tư tưởng triết

học Thuyết đơn tử của G.W.Leibniz (1646 - 1716) cho rằng: “Thế giới

được tạo ra từ đơn tử đơn giản đến đơn tử phức tạp… Trong con người, mỗi đơn tử có thể có nhiều trạng thái như trạng thái ý thức, trạng thái vô thức Vì vậy, có lúc con người nhận thức được và có lúc con người không nhận thức được” (Trần Thanh Hà, 2008, 9) Từ đây ông đã quan tâm đến thế giới vô thức tác động đến đời sống tâm lý của con người Sau đó là

Trang 18

Thuyết ngưỡng ý thức của Friedrich Herbart (1776 - 1841) Herbart đã phát

triển quan niệm vô thức của Leibniz: “Những quan niệm loại ra khỏi ý thức trong quá trình xung đột của hoạt động tinh thần là những quan niệm bị ức chế, nó bị gạt xuống dưới giới hạn và trở thành vô thức” (Trần Thanh Hà,

2008, 8) Trong các suy tư về bản năng tính dục và giấc mơ ông chịu ảnh hưởng của Platon, Aristote, Descartes, Scherner, Fisher,… Ông kế thừa quan niệm đạo đức và văn hoá từ Spinoza, Kant, Voltaire, Nhưng người thực sự có sức ảnh hưởng lớn đến học thuyết của Freud phải nói đến

Schopenhauer (1788 - 1860) qua học Thuyết phi lý khi cho rằng “Bản chất

thế giới là ý chí toàn cầu Đó là cái ý chí con người không nhận thức được bởi một sự thúc đẩy mạnh mẽ bên trong Cái ham muốn chi phối con người thúc đẩy con người hoạt động” (Trần Thanh Hà, 2008, 9) Từ đây đòi hỏi con người phải tìm hiểu về thế giới nội tâm của mình, cái ý chí con người không nhận thức được chính là vô thức - một vấn đề cốt lõi trong học thuyết của Freud

Như vậy, quá trình ra đời và phát triển của phân tâm học ít nhiều cũng đã chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế - xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và dựa trên những tiền đề khoa học tự nhiên trên nhiều phương diện Ngay từ khi ra đời, phân tâm học đã nghiên cứu chữa trị căn bệnh thần kinh mà không dùng đến phương pháp thôi miên

Trong quá trình nghiên cứu về thần kinh học để tìm ra phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân, Freud có sự hợp tác nghiên cứu với Josef Breuer (1842 - 1925, người Áo) là một bác sĩ, nhà sinh lý nổi tiếng trong việc nghiên cứu hystêri đã kích thích sự phát triển của phân tâm học Và cùng với sự học hỏi, tiếp thu ở các nhà thần kinh lớn Jean Martin Charcot (1825 - 1893, người Pháp), Bernheim (1840 - 1919, người Pháp) ông đã rút

ra nhiều kết luận quan trọng trong quá trình chữa bệnh tâm thần Ông nhận thấy các căn bệnh thần kinh xuất hiện do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do những rối loạn và những tổn thương trong cơ cấu thần kinh hệ và thứ hai là

do con người bị tâm lý, yếu tố tinh thần gây ra nói cách khác là bệnh tâm thần Điều này chứng tỏ phương pháp thôi miên được sử dụng chỉ để cho người bệnh cảm thấy an tâm hơn và sau đó lại tiếp tục mắc các triệu chứng

Trang 19

khác Cuối cùng, Freud đã khẳng định: “Môn tâm phân học, chỉ ra đời khi người ta bỏ không dùng thôi miên nữa” (Sigmund Freud, 2020, 247) Từ

đó, ông cũng nhận thấy bệnh nhân mắc bệnh thần kinh là do chứng loạn nhiễu tâm, được nảy sinh do những xung đột, căng thẳng bị “dồn nén, bị ức chế và bị trục xuất ra khỏi đời sống hữu thức do nhiều nguyên nhân khác

nhau” (Phạm Minh Lăng, 2004, 37) đã ẩn sau trong vô thức mà mọi người

không hay biết nó chỉ chờ thời cơ để bộc phát thành bệnh lý gây tổn thương trong tâm lý và nhân cách người bệnh Dẫn đến việc bệnh nhân sống trong

lo âu, thất vọng, cuồng loạn,… được xuất phát từ những gì đã trải qua trong quá khứ ở thời ấu thơ và bị kéo dài đến hiện tại và ông cho rằng: “Tính dục

là gốc của mọi chứng nhiễu tâm” (David Stafford - Clark, 2002, 58) bị ức chế mạnh mẽ mà không được giải tỏa Freud đưa ra phương pháp chữa bệnh mới chỉ đơn giản là “người thầy thuốc chẳng làm gì khác hơn là trò

chuyện với người bệnh” (Phạm Minh Lăng, 2004, 35) cho phép người bệnh

liên tưởng tự do trong trạng thái tỉnh táo để họ nói to những gì trong đầu họ

mà không sợ bị phê phán, từ đó bệnh nhân nhận thức được các ẩn ức bị lãng quên, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh Cách thức ấy được Freud gọi là

“liên tưởng tự do” Để chữa trị những căn bệnh thần kinh do tâm lý thì phải dùng những tác động tinh thần để điều trị mà Freud gọi là giáo dục, một phương pháp khoa học thích hợp và bằng lòng nhân ái, yêu thương chân thành với người bệnh Freud gọi đó là một giáo dục học theo phương pháp của tâm phân học (Psychanalyse là một từ ghép từ Psycho - tâm lý và analyse - phân tích) Vậy tâm phân học là gì? Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi hiểu rằng tâm phân học chỉ đơn giản là một “phương pháp phân tích tâm lý” của Freud nhằm làm sáng tỏ những hành vi vô thức của con người Điều này cũng được Freud định nghĩa trong “Các bài giảng nhập môn tâm phân học (1915 - 1917)” khá đầy đủ: “Tâm phân học là một phương pháp y học chữa trị những bệnh thần kinh” (Phạm Minh Lăng,

2004, 29)

Như vậy, cả quá trình nghiên cứu tâm huyết miệt mài, Freud đã tìm

ra nguyên nhân của căn bệnh tâm thần là do những ẩn ức trong vô thức Từ

đó đi đến xây dựng lý thuyết về phân tâm học Không dừng lại ở đó ông còn đi đến kết luận rằng: “Tôi đặc biệt chú ý tới lý thuyết kiềm chế, chèn

Trang 20

ép, dồn nén (repression) và kháng cự (resistance), công nhận tính dục từ tuổi thơ, giải thích và tận dụng các giấc mơ (mộng mị, ngủ mê) như là cội nguồn để hiểu biết về vô thức” (Phạm Minh Hạc, 2013, 43) Từ đây, Freud

đã lý giải căn nguyên của căn bệnh tinh thần là do vô thức bị dồn nén quá sức chịu đựng làm cho một người lành mạnh trở thành người mắc bệnh và bộc lộ nhiều triệu chứng khó hiểu, kì quặc Vô thức luôn tìm cách “xé rào ngoài ý muốn của chủ thể” trỗi dậy mạnh mẽ mà lý trí không kiềm chế nổi Kết luận này khi ra đời đã vướng phải nhiều luồng ý kiến trái chiều, nhưng bằng sự kiên trì và tài năng thiên tài Freud đã gặt được trái ngọt Năm

1909, học thuyết của Freud đã được thế giới công nhận như một lý thuyết, phương pháp trị liệu mà còn được xem như một phong trào Cùng năm này, ông và học trò của mình là Jung và Ferenczi được mời tham dự ngày thành lập trường Đại học Tổng hợp Clark, bang Massachusetts và ông được nhận học vị tiến sĩ danh dự về tâm lý học Tại đây, ông đã giảng cho sinh viên những bài giảng đầu tiên về phân tâm học Đến năm 1910, hội nghị phân tâm học quốc tế được thành lập tại Salzburg của Áo

Học thuyết của Freud ra đời đã gây nhiều tranh cãi và ông cũng đã sửa chữa nhiều đặc tính không phù hợp nhưng cốt lõi của học thuyết vẫn là

vô thức và tính dục thì ngay từ đầu đã luôn được khẳng định bền vững Trong đó, cái vô thức là cái chủ yếu trong đời sống tinh thần và tính dục có vai trò quyết định trong đời sống tinh thần ấy Freud chia cấu trúc của bộ máy tâm thần con người thành 3 hệ thống: Ý thức (conscient) - Tiền ý thức (pré - conscient) - Vô thức (inconscient)

Hệ thống ý thức là hệ thống đảm nhiệm chức năng phục tùng và bảo

vệ hiện thực Hệ thống hỗ trợ quá trình loại bỏ bản năng và ham muốn không chuẩn xác của con người Qúa trình chuyển hóa giữa bản năng và ham muốn dục vọng nếu bị dồn nén sẽ dẫn đến tình trạng chuyển thành vô thức Vậy nên, cần đảm bảo chức năng và nhu cầu tâm lí nếu không dễ dẫn đến tình trạng xấu hơn là chuyển biến thành căn bệnh tâm thần Bản thân con người khi bị dồn nén, kìm hãm, áp lực quá mức rất khó có thể thoát ra được, chỉ còn cách tự mình chịu đựng Hệ thống ý thức giúp con người định hướng, nhìn nhận vấn đề và giải cứu con người ra khỏi vòng xoáy áp

Trang 21

lực để thỏa mãn những khát vọng, hoài bão Hơn thế nữa, quá trình giải phóng và giao thoa, tìm về với sự thăng hoa cảm xúc sẽ giúp ích cho quá trình phát triển khoa học hay sáng tạo nghệ thuật của cá nhân mỗi người

Hệ thống tiền ý thức là một hiện tượng tinh thần mà Freud nêu:

“dưới đáy của ý thức còn có một lĩnh vực rộng lớn hơn nằm ven hệ thống ý thức, đó là hệ thống tiền ý thức” (Trần Thanh Hà, 2008, 31) Nó là những thứ tồn tại trong ký ức của con người và trở thành một bộ phận trung tâm

Nó là hệ thống trung gian giữa vô thức và ý thức Ở đó, đan cài và chứa đựng lương tâm, khao khát mục tiêu cá nhân được cấu thành từ những quy phạm, chuẩn mực về xã hội, tôn giáo,… đây là cơ sở, động lực ngăn cản quá trình xâm lấn không kiểm soát của yếu tố bản năng Vì thế, tiền ý thức này chưa trở thành ý thức những cũng không phải là vô thức nữa

Hệ thống vô thức nằm ở tầng sâu của kết cấu tâm lý con người Vô thức là những ham muốn hay những ước mơ bị dồn ép, tích tụ và bị kiểm duyệt Nó là hệ thống chứa đựng “ngân sách” dục vọng mang tính bản năng của mỗi sinh vật Những bản năng dục vọng này có hàm chứa nguồn năng lượng thiên về tâm lý một cách mạnh mẽ, phân chia theo nguyên tắc khoái lạc và luôn tìm cách trồi lên ý thức để thỏa mãn một mong muốn nào đó Nhưng nó không biểu hiện trực tiếp bằng những hành động xảy ra hằng ngày mà ngấm ngầm điều khiển và chi phối các hành vi của con người Vì thế, nó thường xảy ra bất ngờ, nằm ngoài dự tính của con người mà Freud gọi nó là hành vi sai lạc và những khuynh hướng đi gây rối như: sự lãng quên, hành vi, câu nói lầm lỡ, đãng trí, lỡ lời, viết sai, đọc sai,… Vô thức chiếm một vị trí rất lớn so với ý thức, nó có một sức mạnh to lớn chi phối

và điều khiến con người, nó quyết định đời sống tinh thần của con người Nội dung của vô thức là những biến cố, kỷ niệm, tình cảm mà con người trải qua trong cuộc sống chưa thực hiện được do nhiều nguyên nhân tác động nhưng nguyên nhân do tác động của xã hội là nguyên nhân giữ vai trò quyết định

Có thể thấy, vô thức được sinh ra trong quá trình bị kìm hãm, dồn nén, tích tụ, những dục vọng không được thỏa mãn trong đời sống hằng ngày thì sẽ được giải tỏa để cân bằng tâm lý (bệnh tâm thần) bằng giấc mơ

Trang 22

Freud cho rằng “giấc mơ là con đường vương giả để đạt đến sự hiểu biết những cơ chế của vô thức và để chứng tỏ một cách không thể nào bác bỏ được rằng vô thức có thật” (Liễu Trương, 2011, 41) Trong quá trình nghiên cứu về giấc mơ Freud cũng đưa ra một giải thích và cũng có thể xem là một định nghĩa về giấc mơ như sau: “Giấc mơ là một phương tiện tiêu hủy những sự khích động (tinh thần) quấy rối giấc ngủ, sự tiêu hủy này được tiến hành nhờ sự thỏa mãn có tính cách ảo giác” (Sigmund Freud,

2020, 118) Nó được xem như là những phản ứng của ý thức chưa được thỏa mãn trong đời sống thường ngày Và thường những ước muốn vô thức này trong quá trình tiến đến tiền ý thức sẽ gặp những kỷ niệm của ngày hôm trước và chiếm lấy nó, sửa đổi để làm chất liệu cho giấc mơ Freud cũng cho rằng, giấc mơ chỉ xuất hiện khi nó được kết hợp với những mong muốn trong vô thức Vì vậy, không có giấc mơ nào là vô nghĩa cả Theo Freud, giấc mơ là những ước muốn bị kìm nén có tính ngụy trang, nó là sự thỏa hiệp giữa vô thức và ý thức để thực hiện một ước muốn vô thức không được thỏa mãn và có khả năng biến đổi, trá hình, biến dạng phức tạp dưới

sự hỗ trợ của tiền thức để được sự kiểm duyệt chấp nhận Những ước muốn

bị kiểm duyệt thường là những ước muốn mà con người coi là xấu xa, vô luân, những điều cấm, đáng chê trách về đạo đức, thẩm mỹ, xã hội, cái mà Freud gọi đó là tình dục sa đạo Cái tôi trong giấc mơ lúc này đã được rũ bỏ mọi sự rằng buộc, kìm kẹp về luân lý xã hội, lúc này nó được thỏa mãn mọi

sự đòi hỏi của bản năng tình dục vì thế mà giấc mơ đã biến dạng để vượt qua sự kiểm duyệt và nó lợi dụng con người lúc ngủ xuất hiện để tự thỏa mãn trong giấc mơ

Trong quá trình nghiên cứu giấc mơ, Freud còn giới thiệu một đặc điểm cơ bản của giấc mơ là mối liên quan tượng trưng để tìm ra nội dung thực của giấc mơ Căn cứ vào những kí hiệu tượng trưng (cử chỉ, hình ảnh)

để biết người nằm mơ nghĩ gì Những kí hiệu tượng trưng trong giấc mơ luôn có liên quan đến vấn đề tính dục Freud đã khẳng định mọi hoạt động

vô thức trong giấc mơ đều mang nội dung tình dục: “…những liên quan tượng trưng này không hoàn toàn thuộc về tình dục, trong khi trong giấc

mơ thì lại hoàn toàn thuộc về tình dục thôi” (Sigmund Freud, 2020, 144) Đời sống tính dục của con người hiểu theo nghĩa đơn giản chỉ là sinh sản,

Trang 23

làm tình và các cơ quan sinh dục nhưng trong phân tâm học, Freud đã phân tích và hiểu nó theo nghĩa rộng hơn ngoài những đặc tính ấy nó còn có cả tình cảm, tình yêu đặc biệt “là những khoái cảm, sự dễ chịu, là phút giây sung sướng trong sự thỏa mãn” (Phạm Minh Lăng, 2004, 169)

Vậy libido là gì? Về khái niệm libido có thể dịch là tính dục, xung động tình dục và khát dục, nhục dục Libido giống như việc đói ăn, khát nước, Người ta đói thì bản năng đòi hỏi thức ăn mong muốn được thỏa mãn giống như “người ta khát dục khi bản năng cần nhục dục cần được thỏa mãn” (Sigmund Freud, 2020, 265) Theo Freud, Libido không phải bắt đầu vào tuổi dậy thì mà được biểu hiện rất sớm từ khi con người sinh ra Những phát hiện đầu tiên đó chính là tính dục ở trẻ em (tiêu thụ đồ ăn, mút

vú mẹ) Có thể nói tính dục của trẻ con là xung lực nền tảng là nguyên nhân cho mọi sự thăng hoa hoặc lệch lạc tính dục của con người sau này Vậy có thể nói Libido là bản năng tính dục cần được thỏa mãn Tuy nhiên, sự thỏa mãn của mỗi người là khác nhau, đối với người bình thường thì việc thỏa mãn Libido đồng nghĩa với việc tìm kiếm cảm giác dễ chịu, sung sướng hay hoàn thiện và phát triển nhân cách mang lại cho con người những khoái cảm đặc biệt và tạo sự thăng hoa trong cuộc sống Nhưng không phải

ai cũng thỏa mãn được Libido do những dồn nén, kìm hãm, ức chế (do nguyên nhân xã hội dẫn đến những hành vi sai lạc) sẽ dẫn đến những hành

vi tình dục bất bình thường (tình dục sa đọa) Từ đó, chúng ta thấy tính dục (libido) điều khiển hoạt động của vô thức theo một cơ chế mà Freud gọi đó

là nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tại, Bản năng sống và bản năng chết

Nguyên tắc khoái lạc là lực lượng thúc đẩy con người thỏa mãn những ham muốn, khát vọng mang lại cho con người những khoái cảm làm giảm sự căng thẳng về mặt tâm lý do Libido gây ra

Nguyên tắc thực tại là khả năng có thực của cái Tôi xã hội điều tiết việc hưởng thụ những khoái cảm vào lúc thích hợp nhất, phù hợp với điều kiện sống thực tế, quy phạm tập thể (những mệnh lệnh của đạo đức, tôn giáo, luật pháp,…) Dưới ảnh hưởng của nguyên tắc thực tại tâm lý con

Trang 24

người sẽ di chuyển thay thế sự thỏa mãn ích kỷ thành một sự thỏa mãn xã hội hóa

Bản năng sống (Eros) là biểu hiện tích cực của Libido duy trì sự tồn tại hướng cơ thể đến các hoạt động ăn, uống, ngủ, nghỉ, tình dục, sáng tạo nghệ thuật,… Trong đó, vấn đề “đói khát” và “tình dục” được quan tâm nhiều nhất Hai nguồn năng lượng bản năng này được mặc định là “bản năng tình dục” trong Libido Bản thân Sigmund Freud luôn trung thành với quan điểm bản năng sống đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nhân cách Đó không chỉ động lực sống, hành động và chinh phục mà còn là kết tinh của quá trình hưởng thụ mang lại tính cân bằng trong cơ thể người Bản năng sống quyết định mức độ sống và ý nghĩa sống của mỗi con người

Bản năng chết (Thanatos) là biểu hiện tiêu cực của Libido phá hủy

sự sống, phản kháng, giết ham muốn, tự hủy diệt, gây hấn, thúc đẩy chúng

ta buông xuôi Nó được xem là quá trình tái tạo năng lượng giữa các sinh vật đang sống trong xã hội hướng tới việc cân bằng trạng thái sống Người

có bản năng chết mạnh mẽ thường có xu hướng trở thành kẻ sát nhân hay những tên tội phạm giết người để thỏa mãn đam mê “bản năng chết” của cá nhân Bản năng chết còn thể hiện ở bản năng gây gổ, hủy diệt và đặc biệt hơn hết là hủy diệt chính mình Theo Freud thì những tham vọng hiếu chiến, bất khả kháng của bản năng chết quan trọng ngang bằng với bản năng sống trong việc thúc đẩy hành vi của con người Mỗi con người luôn tồn tại song hành giữa “bản năng sống” và “bản năng chết”, hai bản năng đối chọi và thúc đẩy hành động của nhau Ngoài ra, khi tiếp cận với “tâm phân học” của nhà phân tâm học Card Gustav Jung người Thụy Sĩ, chúng tôi thấy được những quan điểm trái ngược với Sigmund Freud Tuy Card Gustav Jung là học trò của Sigmund Freud nhưng Card Gustav Jung lại có những quan điểm trái ngược với người thầy của mình Sự trái ngược xoay quanh những yếu tố tạo thành căn bệnh thần kinh hay những đặc điểm liên quan đến tình dục Card Gustav Jung cho rằng Libido không chỉ đặc điểm tình dục mà còn là năng lượng sống nguyên sơ và có tính vũ trụ Bên cạnh

đó, Card Gustav Jung là người có công lớn trong việc xây dựng lí thuyết

Trang 25

phân tâm học dựa trên lí thuyết vô thức tập thể - tài sản chung của nhân loại được cấu trúc bởi những siêu mẫu hay cổ mẫu

Phân tâm học tìm hiểu về những động năng vô thức giúp cho con người hiểu hơn về thế giới vô thức, cội nguồn của cơ chế hoạt động tâm thần và từ đó lí giải những biểu hiện vô thức xuất hiện trong đời sống tinh thần Phân tâm học lấy đời sống tinh thần làm đối tượng nghiên cứu nhưng chưa bao giờ phủ nhận vai trò của “chính bản thân con người với tư cách một cái Tôi xã hội, cái Tôi đại diện cho khả năng tự bảo tồn trong những điều kiện cuộc sống thực tế với tất cả những rằng buộc về xã hội” (Phạm Minh Lăng, 2004, 281) Từ đây, Freud đã xây dựng một hệ thống lí luận

“tâm lý học về cơ cấu toàn diện nhân cách” với ba khối tạo nên thế giới tinh thần, cảm xúc: Cái ấy (Id) - Cái tôi (Ego) - Cái siêu tôi (Superego)

Cái ấy - Id (cái nó, phi ngã, bản năng) biểu thị lối sống tự nhiên, bản năng nội tại, bất chấp nguyên tắc thực tế để thỏa mãn khát dục, tìm kiếm khoái lạc, đảm bảo nhu cầu bẩm sinh Những suy nghĩ và hành động của Id không phụ thuộc vào chủ thể, chưa có ý thức về hành vi của mình Id tương ứng với sự hoạt động và chi phối một cách mù quáng của cái vô thức để thỏa mãn những ham muốn, khoái cảm Mọi hành vi của Id tự phát vô tổ chức và không nghĩ đến quy phạm về luật pháp hay đạo đức xã hội Giống như việc đứa bé mới sinh ra nó chưa có ý thức về xã hội chỉ biết đòi mẹ cho bú, mớm và bế bất cứ lúc nào bởi sức mạnh của Libido đã chi phối Lý thuyết về tính dục đã được ghép chung với Id, được Freud gọi tên: “Tất cả những xúc cảm của Id đều là hình thức thể hiện của năng lượng tính dục” (Sigmund Freud, 2020, 283)

Cái tôi - Ego (tự ngã) là cái tôi chủ động kiểm soát mọi hoạt động tinh thần trong cuộc sống Cái tôi sống và làm việc theo quy định của xã hội một cách nghiêm túc, đúng nguyên tắc thực tế Nó xuất hiện để cân bằng Id và Superego, luôn hướng những khát vọng, thỏa mãn phù hợp với luân lí xã hội, đồng thời kiểm soát, gây ức chế mọi cấm đoán những ước vọng xã hội cấm kị Nó sống bằng lí trí, nó tương ứng với ý thức, đại diện cho xã hội “mực thước”

Trang 26

Cái siêu tôi - Superego (siêu ngã) được sinh ra từ tác động bên ngoài

xã hội những luật lệ, điều cấm kị do xã hội dồn ép, buộc cá nhân trở thành công cụ của nó Hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt, nó đủ chín chắn để vừa ý thức được những đòi hỏi của cuộc sống và vừa kiềm chế được ham muốn riêng tư, hướng nó vào những mục tiêu cao cả, có ích cho bản thân

và cho đời Superego thường có xu hướng chống lại Id Cái siêu tôi được sự hướng dẫn của sức mạnh nội tâm lành mạnh tạo ra một lương tâm trong sáng điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người

Có thể thấy, ba khối cấu trúc nhân cách con người là Cái ấy (Id) - Cái tôi (Ego) - Cái siêu tôi (Superego) luôn có mâu thuẫn Bởi vì, con người sống theo bản năng Xu hướng của bản năng thì luôn tìm cách làm chủ cái tôi và cái siêu tôi Nhưng bản năng sẽ không bao giờ xâm nhập được cái tôi bởi vì nó có sự ngăn cách giữa cái ấy và cái siêu tôi Chính vì thế, những bản năng bị chèn ép luôn tìm cách thoát ra dưới nhiều hình thức khác nhau để giải tỏa

Sau quá trình hình thành, thay đổi và phát triển, phân tâm học được công nhận là ngành khoa học bí ẩn và khó lí giải nhất Bởi lẽ, ranh giới giữa hư và thực trong nó không bao giờ rõ ràng, cứ mập mờ trong vô thức, khác hoàn toàn với các ngành nghiên cứu khoa học khác Nhà nghiên cứu hóa học có thể nhận diện tính chất của các chất xúc tác thông qua quá trình thí nghiệm tác động của các chất hóa học nhưng phân tâm học thì không thể lí giải cụ thể được Cũng là nụ cười nhưng ở mỗi hoàn cảnh khác nhau mang đến thông điệp ý nghĩa khác nhau Điều đó chứng tỏ cuộc sống tâm lí của con người rất phức tạp Đây cũng là lí do khiến các nhà nghiên cứu đã phải bàn luận và tranh luận về phân tâm học Sigmund Freud đã dùng vô thức làm nền tảng cho phân tâm học với câu nói nổi tiếng “Con người không còn là chủ của cái tôi của mình”, vì trong con người có những tư tưởng, ham muốn bị dồn nén, những điều ẩn giấu bên trong chi phối đời sống tinh thần con người mà con người không hề hay biết Vô thức là bản năng cơ bản bên trong con người, nó sinh ra trong quá trình phát triển chủng loại và sự tác động bên ngoài xã hội Nó đã khẳng định sự tồn tại của mình thông qua các hành vi sai lạc Khi vô thức bị dồn nén thì chúng cần

Trang 27

được giải tỏa và giấc mơ chính là hành vi giải tỏa những mong muốn, tình cảm, ý tưởng,… bị ngăn cấm không thực hiện được (bị đẩy sâu vào trong

vô thức) Freud cũng đã khẳng định: “Có một cái gì đó góp phần vào những

gì sót lại trong ngày và cái đó là một ham muốn mạnh mẽ nhưng bị dồn ép

và chỉ có sự ham muốn này mới gây ra giấc mơ” (Trần Thanh Hà, 2008, 52) Vì vậy, giấc mơ được xem là một “thỏa hiệp” mà ở đó vô thức có thể thỏa mãn được những ham muốn của mình mà không chịu sự kiểm duyệt

Từ đây, Freud cũng tìm ra được những nội dung của vô thức thường gắn liền với Libido một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Libido sinh ra để đòi hỏi,

để thỏa mãn những khát khao mang đến cho con người những khoái cảm dễ chịu và sung sướng, thăng hoa nhưng không phải lúc nào con người cũng được thỏa mãn những ham muốn sung sướng, sẽ có lúc con người bị sa sút

về mặt tâm hồn và thể xác Libido đang điều khiển hoạt động vô thức của con người mà ở đó xuất hiện cơ chế của nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tại, bản năng sống và bản năng chết đang chi phối hoạt động tâm thần của con người Libido không chỉ đem lại cho con người những khoái lạc phù hợp với thực tại mà nó còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của con người Nhân cách được hình thành từ nhu cầu và nhu cầu này

sẽ thúc đẩy hành vi của con người, trong đó nhu cầu bản năng là nhu cầu mạnh mẽ nhất Đặc điểm của phân tâm học còn được biểu hiện thông qua tâm bệnh học ở mỗi con người Tâm bệnh học thường là quá trình đấu tranh giữa nội tâm và nhu cầu sinh lí, giữa cái tôi và cái siêu tôi Nếu không thể cân bằng và bình ổn những yếu tố tạo nên con người đó sẽ dẫn đến tình trạng xung đột và lạm dụng tính dục Dẫn đến tình trạng ức chế, kìm hãm tính dục gây ra hậu quả tồi tệ như bạo lực, xâm hại tình dục

Phân tâm học xuất hiện góp phần khẳng định và giải mã tâm lý con người ở những gì sâu kín mà con người luôn che giấu Freud giúp con người dám nhìn thẳng vào thực tế, vào bản ngã của mình để biết giới hạn trong nhận thức của mình Sức ảnh hưởng và những đóng góp của Freud được thể hiện trên nhiều phương diện như sau:

Đầu tiên phải kể đến công lao to lớn về mặt y học của Freud trong việc đưa ra phương pháp chữa bệnh Hystêri cho con người Bằng phương

Trang 28

pháp tự do liên tưởng Freud đã giúp bệnh nhân nhận thức một cách có ý thức những góc khuất hay một nỗi ám ảnh tuổi thơ ấu, giấc mộng nào đó khiến họ không thể quên được khiến tâm lí của họ bị ảnh hưởng Những người được gọi là bệnh nhân tâm thần được định nghĩa rõ ràng hơn Mở ra phương hướng chữa bệnh và cứu sống tính mạng con người Họ hoàn toàn bình thường về suy nghĩ, tri thức và hành vi dân sự, niềm đam mê văn hóa hay tự do dân tộc Họ hoàn toàn đảm bảo điều kiện sống tốt

Tuy nhiên, những lí luận về y học của ông cũng gây nhiều tranh cãi

vì ông cho rằng bệnh nhân bị chứng bệnh tâm thần do rối loạn nhân cách sống trong sợ hãi, lo âu,… là do những vấn đề trải qua thuở ấu thơ và bản năng tính dục bị ức chế trong thời gian dài không được thỏa mãn Nhưng chúng ta không thể phủ nhận được công lao to lớn có ý nghĩa thiết thực của Freud đã giúp xã hội có cái nhìn thoáng hơn về Libido và từ đó giúp các cha mẹ có cái nhìn khác về đối với lứa tuổi vị thành niên và chú ý giáo dục giới tính cho trẻ

Thứ hai, Sigmund Freud là người khai màn, tìm và nghiên cứu lĩnh vực mới mẻ liên quan đến phân tâm học nói chung và tâm lí học nói riêng Chứng minh sự tồn tại của vô thức và giải thích ý nghĩa của vô thức chi phối cơ chế tâm lý của Freud giống như chìa khóa giải mã và tìm hiểu nguyên nhân về những hành vi cá nhân Đi kèm theo đó, Sigmund Freud còn khám phá đời sống tâm lý con người với những cơ chế phản kháng hay

tự vệ, quá trình dồn nén, mặc cảm, giấc mơ,… trong hoạt động tinh thần của con người

Giấc mơ về những điều đáng sợ thường trở thành nỗi ám ảnh mỗi người Tuy nhiên, nhờ phân tâm học mà những giấc mơ dù là máu me hay xấu đến cỡ nào đi nữa cũng trở nên bình yên hơn đối với con người Ví dụ như: con người nhìn thấy đám tang trên đường, “thành kính phân ưu” với người đã khuất Đêm đến, con người sẽ mơ những vấn đề liên quan đến chết chóc Trước đây, phần lớn mọi người lựa chọn cách tìm đến các thầy bói để hỏi thăm và tìm cách giải xui Nhưng giờ đây, nhờ phân tâm học mà người ta biết được giấc mơ chỉ là đang tái hiện lại những gì xuất hiện ở ban ngày và trong đó có những uẩn khúc đau buồn của bản thân trong vô thức

Trang 29

Thứ ba, về mặt xã hội học đã kiến giải được sự hình thành nhân cách

cá nhân từ đó chỉ ra những nguyên nhân tác động đến tâm lý, xung đột trong nội tâm của con người Qúa trình nghiên cứu động cơ hoạt động từ bản năng con người của Freud đã làm xuất hiện rất nhiều ngành vận dụng học thuyết của ông như: giáo dục nhân cách, giáo dục giới tính, tội phạm học,…

Phân tâm học cũng là yếu tố giúp con người có cái nhìn cảm thông

và cởi mở hơn về những người thuộc giới tính thứ ba, những người thuộc cộng đồng LGBT (Lestbian - Gay - Bisexual - Transgender) Trong một bức thư trả lời lại một người mẹ hỏi Freud cách chữa trị cho đứa con trai đồng tính của mình, Freud viết rằng mặc dù ông tin đồng tính không có lợi ích gì nhưng chắc chắn nó không phải là một sự suy đồi hay bất kỳ cái gì đáng xấu hổ Freud viết: “…nó không thể bị xếp vào một loại bệnh lý; ta chỉ nên xem nó như một dạng biến thiên của chức năng tính dục, tạo ra bởi

một sự trì hoãn phát triển trong tính dục” (Như Trang, 2018) Họ là những

người đồng tính luyến ái nam hoặc nữ, họ cũng có thể là người thuộc nhóm song tính luyến ái hay người chuyển giới Trước đây, những người này đều

bị cả xã hội lên án và xa lánh Họ vô hình trở thành tội đồ của gia đình gắn cái danh “người không ra người, ngợm không ra ngợm” Họ chịu sự chế giễu, châm biếm của mọi người về giới tính Phân tâm học xuất hiện giúp con người hiểu rõ hơn về nguồn gốc bản năng giới tính con người Không

ai có quyền quyết định hay lựa chọn giới tính con người và vấn đề giao cảm tình dục đồng giới Ngày nay tư tưởng về LGBT đã cởi mở hơn, xã hội cảm thông với những thiệt thòi mà người LGBT phải chịu như vấn đề sinh sản, mưu sinh,… càng có nhiều bậc phụ huynh đồng cảm, chia sẻ và bảo vệ nếu lỡ con cái của mình là một LGBT

Phân tâm học nói chung và tâm lí học nói riêng còn góp công to lớn trong công tác điều tra và nghiên cứu nguyên nhân gây án của tội phạm Freud cho rằng con người phạm tội là do bản năng đã trỗi dậy đến mức thái quá, không kiểm soát được trong sự kết hợp với biểu hiện kém của siêu ngã, cùng lúc đó, bản ngã có chức năng kiểm soát sự tác động qua lại giữa bản năng và siêu bản ngã hoạt động kém hiệu quả Nguyên nhân là do “sự

Trang 30

thăng hoa không tương xứng có thể là nguyên nhân khác dẫn đến tội phạm” (Hoàng Lê Khánh Linh, 2021) Từ đó, chúng ta có thể phần nào ngăn chặn những cuộc xung đột hay mâu thuẫn nếu xảy ra

Đặc biệt, phân tâm học có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với văn học Mỗi tác phẩm thơ, tiểu thuyết hay truyện ngắn,… đều được xây dựng bởi tâm trạng, cảm xúc và hình tượng nhân vật do tác giả tạc nên Vì thế, phân tâm học và văn học đã có một điểm chung là đều khám phá về những

bí ẩn của con người Nhà văn là người đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật và phân tâm học giúp chúng ta xâm nhập thế giới nhân vật, thấu hiểu, đồng cảm và nắm bắt trọn vẹn cảm xúc, nội dung, thông điệp mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm Đây chính là yếu tố rút ngắn khoảng cách giữa nhà văn, nhà thơ và bạn đọc Một tác phẩm văn học chỉ thực sự sống khi có sự đồng cảm và tìm đọc của độc giả Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và lấy đi giọt nước mắt có thể là hạnh phúc, có khi là đau khổ lắm lúc lại đồng cảm hay chỉ đơn giản là cảm giác đọc say mê, sống cùng cảm xúc, tâm lí của nhân vật, làm sáng rõ giá trị tác giả muốn truyền tải Và chính ngay trong bản thân Freud từ khi còn bé ông cũng đã thích đọc sách của Goethe, Shakespeare, Balzac, Dumas,… bằng sự say

mê, thán phục nên Freud đã đi tìm hiểu thế giới nội tâm của con người để rồi sau này khi phân tâm học ra đời nó đã có tác động ngược lại với văn học nghệ thuật

Phân tâm học có sức ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu hình tượng tượng trưng mang tính biểu tượng của văn học Phân tâm học giúp chúng ta hiểu rõ hơn những kí hiệu tượng trưng của nhân vật hay của nhà văn trong tác phẩm Ví dụ khi nói những kí hiệu tượng trưng cho tính dục mà Freud phân tích như: đôi vú thì có kí hiệu như “trái đào, hoa quả…”, âm hộ thì kí hiệu “mỏ, hốc đá, hố…”, dương vật kí hiệu như “cái gậy, sung, vòi nước…” Đây cũng là điều hỗ trợ tác giả tìm những từ ngữ

bớt trực diện khi miêu tả quá trình “giao thoa thể xác” của con người hay

trong việc miêu tả những bộ phận, hoạt động được cho là “tục”

Khi tìm hiểu vô thức của con người, Freud đã dần dà bước sang lĩnh vực nghệ thuật Vô thức chính là kho tàng của dục vọng bản năng, phục

Trang 31

tùng trên nguyên tắc khoái lạc và xâm lấn vào cõi ý thức để được thỏa mãn những ham muốn bị kìm nén và dục vọng có vai trò quyết định trong đời sống tinh thần của con người Những khoái cảm, sự sung sướng khi được thỏa mãn Libido sẽ tạo ra những cảm xúc đặc biệt Nó mang lại cho con người một tinh thần hưng phấn cao độ, con người sẽ thăng hoa trong các hoạt động tinh thần và sáng tạo ra nhiều phát minh, tác phẩm, công trình vĩ đại Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Freud lí giải cơ chế thăng hoa ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sáng tạo văn chương của nhà văn “Tình yêu nghệ thuật được thỏa mãn và người nghệ sĩ sẽ rơi vào tình trạng khoan khoái, dễ chịu, sung sướng” (Phạm Minh Lăng, 2004, 171) sẽ tạo ra những tác phẩm để đời

Phân tâm học theo thuyết Freud đã đề cập đến những khía cạnh thuộc về phạm trù bản năng gốc của con người Trong đó, “bản năng tính dục” là bản năng gốc cơ bản và quan trọng nhất của con người Điều này là

cơ sở để lí giải sự phát triển tâm lí và hành động nhân vật trong mỗi tác

phẩm Chẳng hạn như trong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu của nhà văn

Nguyễn Huy Thiệp Cuốn truyện kể về hành trình khám phá tuổi trẻ của nhân vật Khuê Khuê là chàng thanh niên trạc tuổi đôi mươi, Khuê sinh ra

và lớn lên trong gia đình gia giáo nhưng trong anh luôn tồn tại những cảm xúc tiêu cực về cuộc đời Anh cho rằng, “cuộc đời là con số 0 tròn trĩnh” Anh chán nản với cuộc sống thực tại, tâm lí chàng trai tuổi mới lớn với bao khát khao trải nghiệm cuộc đời khiến anh bị bạn bè rủ rê và rơi vào con đường tăm tối

Trên hành trình đi tìm bản ngã và lí tưởng sống đó, anh trải qua tất

cả những gì gọi là tệ nạn của xã hội Khuê nếm trọn vị những điều mà lúc ở nhà ba mẹ cấm Và rồi, “bản năng tính dục” thôi thúc Khuê có những sở thích của riêng mình Lúc gặp cô gái làm nghề cave, Khuê chẳng ngần ngại bày tỏ Khuê ghét những đứa con gái sở hữu đôi chân dài hay mang trên mình bộ ngực lép Khuê chẳng khác gì những người đàn ông ngoài kia: thích “một cặp đùi đẹp”, “một thiếu nữ mới lớn lần đầu khỏa thân phát hiện

ra bộ ngực ngon tơ của mình” (Nguyễn Huy Thiệp, 2018, 39) Bản năng tính dục đã được Khuê thỏa mãn kín đáo khi ở nhà thông qua những bức

Trang 32

hình trên cuốn tạp chí “dâm đãng và đểu giả”, “Những quảng cáo về băng

vệ sinh Kotex Softina và trò gỡ rối tình cảm” (Nguyễn Huy Thiệp, 2018,

16)

Tóm lại, sự ra đời của phân tâm học đã phần nào mang đến cho con người một cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất và hành vi của con người Freud cho rằng mọi hành vi của con người đều có nguồn gốc từ vô thức nhưng trong đó yếu tố thúc đẩy hành động là bản năng tính dục (Libido) Nếu như ý thức điều chỉnh hành vi của con người một cách có chủ định bằng những lời nói, suy nghĩ, hành động có mục đích thì vô thức

là năng lượng sâu kín bên trong sâu thẳm, là kho tàng chứa dục vọng bản năng hết sức mạnh mẽ được bộc lộ ra bên ngoài bằng những hành vi sai lạc

do sự dồn nén lâu ngày, nằm ngoài sự chủ định của con người mà con người không thể kiểm soát được Những dục vọng này có năng lượng tâm

lý hết sức mãnh liệt, phục tùng theo nguyên tắc khoái lạc và luôn trong trạng thái tìm cách vượt rào để thỏa mãn những dục vọng ấy Nó luôn tìm cách giải thoát để được thỏa mãn qua những giấc mơ và đặc biệt là những phút giây thăng hoa trong những phát minh khoa học hay sáng tạo nghệ thuật Có thể thấy, phân tâm học nảy sinh từ chính nhu cầu giải mã, khám phá tâm lí con người về một số khía cạnh như: chữa bệnh thần kinh, vô thức, giải mã giấc mơ, tính dục, sự phát triển tâm lí,… Từ đó, phân tâm học

có sức ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề trong xã hội Phân tâm học trở thành góc nhìn, khía cạnh nghiên cứu mới mẻ trong việc nghiên cứu tác

phẩm văn học

1.1.2 Dấu ấn phân tâm học ở tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Phân tâm học lí giải sợi dây liên kết giữa tác giả - cha đẻ của tác phẩm, sự kiện, thế giới hình tượng, biểu tượng, ngôn từ trong tác phẩm văn học và sự đồng cảm, thấu hiểu cũng như cơ chế thăng hoa, bản năng vô thức của tác giả Người sáng tác tác phẩm nghệ thuật đã từng trải qua và gửi gắm những nỗi niềm đó vào tác phẩm Nhà văn gửi vào nhân vật, nhờ ngôn ngữ để biểu hiện và phát tín hiệu về những mảng màu cuộc sống

Nếu như trong thời đại phong kiến tư tưởng “nam nữ hữu biệt” hay

“nam nữ thụ thụ bất tương thân” của Nho giáo đã in sâu vào tư tưởng, quan

Trang 33

niệm của con người Việt Nam Phần lớn họ xem việc để lộ thân thể, hay vấn đề trinh trắng của người phụ nữ là điều gì đó rất xấu xa và ô nhục Văn học cũng chịu không ít ảnh hưởng từ tư tưởng đó Tuy nhiên, văn học Việt thời kì trung đại xuất hiện một vài cái tên tiêu biểu dám phá vỡ vòng vây tư tưởng đó để biểu hiện tính chân thực, mạnh mẽ về những mong cầu tình yêu của mình như: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,… Văn học trước cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các nhà văn Việt đều áp dụng một số khuynh hướng phân tâm học vào tác phẩm văn học cá nhân ở cả hai dòng văn học hiện thực và lãng mạn thông qua các tầng lớp tri thức Tây học du học ở nước ngoài Các nhà văn theo khuynh hướng văn học hiện thực Một trong số những cây bút tiên phong, đi đầu trong việc vận dụng phân tâm học vào tác phẩm của mình là Vũ Trọng Phụng, tác giả đầu tiên manh nha

sử dụng phân tâm học vào tác phẩm và tạo tiếng vang lớn trong thiên đàng

văn học Việt với ấn phẩm Làm đĩ, Giông tố, Số đỏ Các nhà văn hiện thực

chú trọng biểu hiện phân tâm học thông qua hệ thống tâm lí, tính cách, hành động của mỗi nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt để tâm đến nhân vật chính, nhân vật trung tâm của ấn phẩm

Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội vậy nên, thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945, xu hướng văn học tập trung vào nét đẹp về tinh thần cá nhân tập thể Hoàn cảnh và thời kì lịch sử khiến chúng

ta tự nguyện ca ngợi, tôn vinh những cá nhân, tập thể nguyện hiến tặng nguồn sống, bản năng sống của bản thân để hướng đến mục tiêu chung của dân tộc Thời kì này, yếu tố tính dục trong phân tâm học ít được đề cập vì thực tế đời sống không chú trọng và tạm bỏ qua bản năng này Con người biết kiềm chế cảm xúc và ham muốn cá nhân để cống hiến và hi sinh bản thân mình cho đất nước

Văn học Việt Nam tiếp xúc với phân tâm học vào thời kì này tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam Việt Nam đặc biệt ở những năm 60 -

70 ở thế kỉ này Ở miền Nam có sự giao thoa văn hóa Âu Mỹ với lối sống

tự do vì thế mà phân tâm học được giới thiệu rộng rãi trên sách, báo và được người đọc đón nhận dễ dàng, cởi mở hơn Giai đoạn này các nhà văn

đi khám phá thế giới tâm linh và yếu tố tính dục của con nguời qua các

Trang 34

sáng tác của tác giả như: Bếp lửa, Mù khơi, Cát lầy… của Thanh Tâm Tuyền, Vòng tay học trò, Tuổi Sài Gòn, Ngày qua bóng tối của Nguyễn Thị

Hoàng Còn ở miền Bắc do hoàn cảnh lịch sử và con người đang trong quá trình xây dựng cuộc sống mới nên phân tâm học chưa được tiếp cận rộng rãi

Năm 1986 đánh dấu bước ngoặt mạnh mẽ của kinh tế, xã hội và đời sống xã hội kéo theo sự thay đổi dòng chảy văn học Nghệ thuật văn học Việt không còn là “ánh trăng lừa dối” và nghệ thuật giờ đây mới mẻ hơn, hòa nhập với xu thế toàn cầu Nghệ thuật dùng phân tâm học để giải mã

“tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Nam Cao) Một trong những nhà văn tiêu biểu của thời kì này như: Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương, Y Ban, Nguyễn Việt

Hà hay Tạ Duy Anh, Thuận, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Quang Lập,…

Luồng gió mới mang tên phân tâm học trong văn học Việt Nam hiện đại đã mở ra không gian sáng tạo nghệ thuật rộng mở Nhà văn mạnh dạn chọn đề tài theo sở thích, sở trường và “sở tính” của bản thân Các nhà văn

đã mạnh dạn để nhân vật bộc lộ tiếng nói, khát khao thầm kín và tinh thần

dân chủ mang màu sắc của phân tâm học trong giai đoạn đầu như: Nỗi

buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc

Trường, Ăn mày dĩ vãn của Chu Lai, qua những cảnh ôm ấp, làm tình hay

những thèm khát xác thịt được đặt trong thực tế của chiến tranh Tác giả Nguyễn Văn Long đã có nhận xét về văn học sau 1975 rằng: “Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc:

ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt

và con người trong tính nhân loại phổ quát” (Nguyễn Văn Long, 2020) Có thể thấy, điểm chung giữa các nhà văn là khai thác con người đào sâu, mò

kĩ vấn đề thuộc về yếu tố gọi là bản năng vô thức, quay trở ngược lại với đam mê tính dục và những yếu tố “mơ hồ”, khó lí giải mang tên tâm linh

Trang 35

Tính mở, tính đối thoại của văn học sau 1986 đang có những bước đi mới, xu hướng mới hứa hẹn mang lại không gian văn học hiện đại phong phú, nhiều chiều ghép lại với nhau thành bức tranh hoàn chỉnh về nghệ thuật văn học toàn diện Viết về bản năng và khát vọng nhục dục, các nhà văn đã có sự tiến bộ, con người được khai thác rộng hơn ở vấn đề bản năng tính dục Sự ảnh hưởng của học thuyết Freud đã làm cho nhà văn phải nhìn nhận lại những yếu tố về bản năng và ham muốn đời thường phải được nhìn nhận đúng nghĩa hơn Những bí ẩn sâu kín, những dục vọng tự nhiên của con người được nhà văn khai thác rất mạnh mẽ, qua đó bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề tính dục Nó thể hiện ý thức cá nhân của con người trong xã hội đương đại, những góc khuất, những cấm địa bị chôn vùi bây giờ đã được nhà văn bóc tách Khi nói về bản năng và yếu tố tính dục trong tiểu thuyết giai đoạn sau 1986, Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã đưa ra nhận định: “Con người bản năng của thời kì Đổi mới khác trước rất nhiều Thứ nhất, dục tính là một trong những đặc tính nhận diện con người giai đoạn này Thứ hai, dục tính được thể hiện như một mặt của con người, bên cạnh xã hội” (Nguyễn Thị Kim Tiến, 2014, 52) Người viết, người đọc không còn xem đó là “vấn đề khó nói”, mà thông qua lăng kính văn học và quan niệm tư tưởng của nhà văn, “vấn đề khó nói” đó được trình bày vừa tinh tế vừa hình tượng Bản năng, vô thức trong tiểu thuyết thời kì đổi mới được mổ xẻ, khai thác ở nhiều góc cạnh “Nhân cách con người trở nên què quặt hơn nếu con người bị chi phối bởi cái thấp kém của vật dục Nhưng một mặt khác, từ trong bản năng tự nhiên của con người ấy vẫn lóe lên một nguồn sáng của cảm hứng nhân văn” (Nguyễn Thị Kim Tiến, 2014, 54)

Qua một vài tác phẩm của các tác giả như: Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, Đi tìm nhân vật của Tạ

Duy Anh,… đều thể hiện những tính cách tâm lý phức tạp và thế giới nội tâm trong nhân vật đầy những hồi ức, dằn vặt, ám ảnh và những ẩn ức tình dục

Viết về chủ đề tính dục, mỗi nhà văn lựa chọn cho mình hướng khai thác khác nhau nhưng mục tiêu chung là hướng đến giải mã bản năng tính

dục của mỗi con người Trong tác phẩm Ngồi của Nguyễn Bình Phương,

nhân vật Khẩn với những ham muốn dục vọng hết sức tầm thường khi quen

Trang 36

và làm tình với các cô gái như Nhung một cô gái trong cơ quan, người đàn

bà bán khoai vừa đi tù về hay những cô gái bán hoa Những trạng thái đê

mê dục vọng, những ham muốn xác thịt bị “dồn nén sinh lý” với nhiều đổ

vỡ đã làm cho bản năng dục tính bộc phát đều được tác giả miêu tả khá đậm nét Dù có Minh nhưng Khẩn chưa bao giờ cảm thấy ấm áp và làm tình, trong suy nghĩ anh luôn luôn đắm mình trong dục vọng thể xác Khi làm tình với Nhung: “Khẩn lắc đầu, quàng lấy vai Nhung kéo về phía mình hôn thật sâu vào giữa hai bầu vú Nhung oằn người sung sướng chồm hẳn lên Khẩn, hai chân giãy giãy như tập bơi, sao ngốc thế, em thích anh mà anh không biết à? Khẩn không trả lời, dùng hai tay đẩy nửa người Nhung lên cao, chum môi ngậm lấy một đầu vú day nhẹ” (Nguyễn Bình Phương,

2013, 43) Kinh khủng hơn là Khẩn còn làm tình với cả người đàn bà bán khoai lớn tuổi, sau hai ba câu chuyện hỏi han mà ở đó anh luôn nhớ đến

“bầu ngực khổng lồ” khi va mặt vào đó mà vày vò như một đứa trẻ: “người đàn bà vươn tay đóng cửa và bộ ngực đồ sộ của chị ta va vào mặt Khẩn Khẩn đặt tay lên ngực người đàn bà vuốt ve theo hình dáng lượn sóng của

nó Người đàn bà ngậm môi, hai tay buông xuôi Khẩn áp sát lại dần người đàn bà xuống giường hối hả cởi khuy áo của chị ta Người đàn bà ưỡn cong bụng lên sát mặt Khẩn” (Nguyễn Bình Phương, 2013, 222) Cuộc sống có quá nhiều cô đơn, áp lực, Khẩn bị cô đơn, lạc lõng và anh đã tìm đến dục vọng để giải tỏa dồn nén, cảm xúc của mình Chỉ khi sống trong thế giới dục vọng ấy, Khẩn mới thấy mình là chính mình

Nhà văn Thuận đã có sự phá cách trong việc miêu tả vấn đề tính dục

Hệ thống nhân vật nữ trong sáng tác của Thuận xem tính dục là sự khát khao, tiếng nói bản năng Những nhân vật nữ trong tác phẩm của Thuận tìm đến “sex” như một vị cứu tinh, cứu vớt cho những đắng cay, nghiệt ngã của

cuộc đời họ Như cách nhân vật Liên trong tác phẩm Paris 11 tháng 8,

“Liên … cởi quần áo từng cái một, theo thứ tự từ trên xuống dưới Hai giọt nước mắt lăn trên hai gò má Hai bàn tay xoa lên bầu ngực Liên bật khóc” (Thuận, 2005, 248) Liên, người đàn bà năm nay đã ba mươi chín tuổi nhưng cả cuộc đời bà chưa một lần được nếm mùi vị của “hương lửa đương nồng” Chưa một lần Liên được tận hưởng cảm giác “no nê”,

“sướng điên người” sau cơn giao thoa tình ái Sống hơn nửa đời người

Trang 37

nhưng lần nghe Pát kể về sex là lần đầu tiên cô được mường tượng và tự vẽ

ra cảm giác tuyệt vời ấy Rốt cuộc, bản thân Liên ngay tại lúc đó cũng không thể tìm ngay một bậc nam nhân để cùng cô giao hợp Cô chỉ có cách

tự tưởng tượng ra hương vị đàn ông còn vương trên da thịt Bằng vốn kiến thức thông qua lời kể của Pát, Liên tự thỏa mãn nhu cầu của chính mình Khát khao tính dục là bản năng sẵn có của mỗi người Dù là đàn ông hay đàn bà hay bất kì ai đi nữa đều sở hữu riêng cho mình nguồn bản năng ấy Nếu xem hành động đó của Liên là một căn bệnh, mượn cách chữa bệnh

của các ngự y thời kì trước trong tác phẩm Đức Thánh Trần của Trần

Thanh Cảnh để chữa bệnh thì bệnh của Liên mang tên “mùa động mướp”

Nhắc đến vấn đề này không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp cũng chung ý niệm giải mã và khám phá tính dục, bản năng của con người Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn lứa tuổi là những cô cậu thanh niên đôi mươi Họ là những người trẻ năng động, những người được thừa hưởng nền giáo dục hiện đại nhưng mỗi bạn trẻ lại

có những cuộc đời khác nhau và có cách ứng xử với cuộc đời khác nhau Cuộc đời họ được trải nghiệm và tự rút ra nhiều bài học khác nhau giúp họ vững tin trên con đường trưởng thành Trong đó, điều không thể thiếu và làm nên linh hồn của cuộc sống chính là bản năng và khát vọng tính dục

Nhân vật chính của tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu của Huy Thiệp là

nhân vật Khuê Chàng trai trẻ 20 tuổi với bao ước mơ, hoài bão của cuộc đời Khuê sinh ra và lớn lên trong gia đình tri thức, nhưng chính gia đình

đó khiến Khuê cảm thấy chán nản Cậu bị những cám dỗ rủ rê và đi vào con đường ma túy Trên hành trình tìm kiếm bản ngã, Khuê được trải nghiệm rất nhiều điều trong đó có vấn đề tính dục Lúc nhỏ, Khuê thỏa mãn trí tò mò và thu nhận khối thông tin rất lớn liên quan đến những vấn đề nhạy cảm Còn bây giờ, Khuê không còn sợ bố mẹ phát hiện nữa Lúc này, Khuê tìm đến phụ nữ để chứng minh sự trưởng thành cũng như tìm kiếm sự mới mẻ trong cảm xúc “dâm đãng” và “vui vẻ” Trong tác phẩm, sự “vui vẻ” được quy đổi bằng tiền “Thế anh phải trả em bao nhiêu tiền? Con bé lại cười: “Thì anh trả bao nhiêu cũng được! Không có cũng xong” (Nguyễn Huy Thiệp, 2018, 113) Có lẽ, sở thích của Khuê về phụ nữ cũng giống như biết bao người đàn ông khác, thích ngắm những bộ phận non tơ tươi mới

Trang 38

của phụ nữ Trong quá trình phát dục, chất xúc tác từ bạn tình là điều khơi nguồn cho những cảm xúc thăng hoa Như cách người vợ của nhân vật An

trong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu muốn dấn thân vào cuộc tình ái thì

người vợ với thân hình “phây phây như bốc lửa” đều phải thực hiện nghi lễ: “cởi khuy áo ngực để anh chồng úp mặt vào khoảng lõm trên ngực hít

hà một hơi dài cho đỡ nhớ” (Nguyễn Huy Thiệp, 2018, 107)

Vũ Xuân Tửu là nhà văn có niềm say mê bất diệt trong việc sáng tác

lịch sử Ông sáng tác một số tiểu thuyết lịch sử như: Chúa Bầu, Đinh Tiên

Hoàng… Tác giả đã mượn tiểu thuyết lịch sử để bày tỏ khát vọng của

mình Trong lời đề từ của tiểu thuyết Đinh Tiên Hoàng ông viết: “thông

qua bức tranh lịch sử xa xưa để cố gắng nói được điều gì đó với thời nay” (Vũ Xuân Tửu, 2017, 1) Tác phẩm đã giải mã khát vọng bản năng của con người Nàng Đàm “má nóng ran, gương mặt chín hồng”, sự khao khát được thỏa mãn “cơn mê cuồng” của bản thân sau quãng thời gian xa chồng Yếu

tố bản năng đó mạnh mẽ đến mức khi nàng bước xuống sông để tắm “giải nồng”, nàng đã tưởng tượng cùng con rái cá như đang “giao hoan cùng chồng”

Xưa nay những vấn đề nhạy cảm về tính dục người ta thường giấu kín đi và ngại phơi bày trên trang văn thì sau thời kì đổi mới, văn học như được cởi bỏ manh áo cũ để thay vào đó mặc lên mình những chiếc áo mới theo mong muốn, tiếng nói thật lòng từ bên trong của bản thân Những khát khao rất người, rất nhân bản được bộc lộ, những gì thuộc về con người cần được trân trọng Văn học giai đoạn sau 2000, được ảnh hưởng phân tâm học của Freud các nhà văn đã gửi gắm vào trong tác phẩm những vấn đề thuộc về bản năng, vô thức,… gắn liền với những vấn đề mang tính xã hội

có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc Trong bài viết “Vấn đề tính dục trong văn học Việt Nam sau 1975”, Võ Thị Thoa có cái nhìn: “Dễ nhận thấy rằng chuyện sex trong văn học ngày nay đã mở rộng biên độ và chiều kích so với truyền thống Thường người ta đặt sex trong tương quan với tình yêu đôi lứa, sự sa đọa về nhân cách, những ẩn ức do của chiến tranh, những lệch lạc giới tính Nhưng không chỉ có thế, trong xu hướng chuyển động chung, văn học còn

Trang 39

như phương tiện để chuyển tải những ẩn ức khác nhau của đời sống nhân sinh mà rõ nhất là nó trở thành diễn ngôn nữ quyền” (Võ Thị Thoa, 2019)

Trong quá trình được trao đổi với nhà văn Trần Thanh Cảnh, chúng tôi có được lắng nghe những suy ngẫm của tác giả về vấn đề phân tâm học trong các tác phẩm hiện nay, tác giả chia sẻ: “Với tư cách một nhà văn hiện đại, viết chủ yếu về các đề tài đương đại và cũng viết một số cuốn tiểu thuyết lịch sử tôi thấy rằng vấn đề phân tâm học trong văn học Việt Nam đương đại là hầu như không rõ nét Rất có thể do nhiều người viết không được tiếp cận với bộ môn phân tâm học, đặc biệt là các tác phẩm của Sigmund Freud Nếu đã đọc và nghiền ngẫm kỹ những cuốn sách này, nhiều người sẽ có cái nhìn khác, sẽ đào sâu tâm lý nhân vật hơn, thay chỉ là

kể, tả, bình tán, Có thể nói, dấu ấn phân tâm học trong văn học Việt Nam

là không rõ nét” (Bài phỏng vấn, 2021) Chúng tôi cũng một phần nào đồng tình với quan điểm của tác giả, tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thì văn học giai đoạn sau 1975 đến 2000, vấn đề phân tâm học được các tác giả manh nha cách tân trong tư tưởng và nghệ thuật Sang đầu thế

kỷ XXI, phân tâm học bùng nổ mạnh mẽ về vấn đề: vô thức, tính dục, giấc

mơ, biểu tượng,… Các tác giả đã có nhiều bứt phá và phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình bằng hàng loạt các tiểu thuyết mang đậm dấu

ấn phân tâm học như: Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Nháp của Nguyễn Đình Tú, Miếu hoang của Y Ban, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Miền

hoang của Sương Nguyệt Minh, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh,… Có thể thấy, phân tâm học trong

văn học Việt Nam đương đại mang dấu ấn riêng biệt và khá rõ nét trong mọi ngõ ngách văn học Việt Điều này có thể thấy phân tâm học đang là xu hướng và là mục tiêu chinh phục và khám phá của văn học Việt Nam thời

kì hiện đại Trong mỗi tác phẩm, hiện thực lịch sử, cuộc sống hiện lên qua nhiều khía cạnh khác nhau: từ tinh thần dân tộc, tình yêu, tinh hoa văn hóa,… và sự vững mạnh của dân tộc đều được khắc họa rõ nét Ở đó, phân tâm học góp phần khám phá thế giới nội tâm phức tạp, đối lập của nhân vật

để làm toát lên giá trị sống của con người

Trang 40

1.2 Trần Thanh Cảnh và tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần 1.2.1 Trần Thanh Cảnh và cơ duyên sáng tác

Nhà văn Trần Thanh Cảnh sinh ngày 13 tháng 01 năm 1961 tại làng Ngọ Xá, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh Xuất thân là một dược sĩ, làm nghề bán thuốc, đồng thời cũng là chủ của một doanh nghiệp cá nhân Tuy nhiên, năm 2012 khi việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trong khoảnh khắc đó, ông đã nghĩ đến việc tìm công việc gì đó mà bản thân có thể thư giãn, giải phóng tâm hồn Với niềm đam mê văn học, yêu văn chương âm ỉ chảy trong lòng, ông đã chọn rẽ bước sang con đường viết văn Là người con của đất Kinh Bắc “địa linh nhân kiệt” với nhiều danh nhân lịch sử, cái nôi văn hóa có nền văn hiến lâu đời Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất sông nước hữu tình, trong các làn điệu dân ca làm say đắm lòng người là nguồn sống phong phú cho nhà văn dốc toàn lực sáng tác văn chương Trong bài phỏng vấn được đăng tải năm 2017 tại báo Công

an nhân dân online ông chia sẻ: “Khi tôi đặt bút viết, mọi thứ khác trong đầu tôi như biến mất, tôi quên hết mọi chuyện, chỉ còn lại thế giới nhân vật của mình và không có thứ gì chen vào được” (Hà Anh, 2017) Văn chương đến với ông như một cái duyên, một sự tình cờ mà ông hay nói là “như một

sự tình cờ rồi thành cái nghiệp” tồn tại trong con người say mê yêu văn chương từ thuở ấu thơ

Con đường đưa Trần Thanh Cảnh đến với văn chương rất tự nhiên, nhà văn mong muốn được chia sẻ, được cống hiến Viết văn không phải nghề chính của ông nhưng ông luôn trân quý, nghiêm túc với nghiệp văn chương Ông đã từng chia sẻ, viết văn đối với ông là một niềm vui, một sự khát khao khoái cảm trong vô thức sáng tạo: “Viết với tôi là cứu cánh, là chốn nương náu, là sự khai phóng tâm thế khi đó đang có nhiều dồn nén và

ẩn ức” (Hoàng Khánh Vân, 2018) Chính vì vậy, tuy bước vào nghề viết muộn khi đã ngoài 50 tuổi nhưng ông đã sớm khẳng định tài năng của mình ngay từ những tác phẩm đầu tiên, được sự đón nhận nồng hậu từ bạn đọc Tâm sự với nghề văn, Trần Thanh Cảnh đã từng chia sẻ: “Văn chương của tôi nhiều phần là dựa trên sự trải nghiệm, những chất liệu có từ chính cuộc đời tôi và những quan sát, chiêm nghiệm mà tôi góp nhặt được suốt hơn nửa thập kỷ có mặt trên đời để xây dựng tác phẩm của mình” (Nguyễn Việt

Ngày đăng: 19/06/2024, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  cường tráng  168 - tiểu thuyết đức thánh trần từ góc nhìn phân tâm học
nh cường tráng 168 (Trang 142)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN