1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều kiện lịch sử hình thành và đặc điểm của tư tưởng biện chứng trong triết học hy lạp cổ đại

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là những người rất quan tâm tới triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và phép biện chứng Hy Lạp cổ đại nói riêng... Một số tư tưởng biện chứng tro

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU _ 2 NỘI DUNG _ 4 1 Điều kiện lịch sử hình thành và đặc điểm của tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại _ 4 1.1 Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp

KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 2

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, Hy Lạp không chỉ được biết đến với một nền văn minh phát triển rực rỡ mà còn là những thành tựu về triết học đáng kể Có thể nói, triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn khởi đầu của triết học nhân loại và là tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học của phương Tây sau này, trong đó những ảnh hưởng của nó đến tư tưởng triết học Mác – Lênin là vô cùng to lớn

Mặt khác, hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nắm vững bản chất phép biện chứng duy vật là một nhu cầu bức thiết để đổi mới tư duy Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng là biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan của thực tiễn Cách mạng Việt nam Nó đang là định hướng tư tưởng và là công cụ tư duy sắc bén để đưa cách mạng nước ta tiến lên giành thắng lợi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để nắm vững phép biện chứng Mácxít, không thể không nghiên cứu sự hình thành và phát triển phép biện chứng trong lịch sử, đặc biệt là phép biện chứng Hy Lạp cổ đại - một trong những thời kỳ dài nhất, chói lọi nhất trong sự phát triển tư tưởng biện chứng của nhân loại

Từ những điều trình bày trên, có thể nói, việc nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại nói chung, những tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết, vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn Chính vì vậy, tôi chọn vấn đề “Tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại và vấn đề thế giới đương đại” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận này

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và phép biện chứng Hy Lạp cổ đại nói riêng luôn nhận được sự quan tâm từ phía các nhà triết học, đặc biệt là các nhà triết học mácxít Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là những người rất quan tâm tới triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và phép biện chứng Hy Lạp cổ đại nói riêng

Trang 3

Ở Việt Nam, do ảnh hưởng lớn của triết học Phương Đông nên ở thời cổ đại và trung đại, chúng ta hầu như không nghiên cứu về triết học Hy Lạp Tuy vậy, khi nền văn hóa giao thoa với phương tây phát triển rực rỡ, có nhiều tác giả đã có những công trình

nhất định nghiên cứu về triết học Hy Lạp cổ đại, điển hình như các bài viết, các tác phẩm

Triết học Hy Lạp cổ đại của Thái Ninh (Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác - Lênin,

1987); Triết học Hy Lạp cổ đại của Tiến sĩ Đinh Ngọc Thạch (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999); Triết học Hy Lạp cổ đại của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Phỏng (Nhà

xuất bản lý luận chính trị, 2006) Một số tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ

đại được trình bày rải rác trong các bài viết đăng trên Tạp chí Triết học của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hữu Toàn, chẳng hạn như: Học thuyết về “dòng chảy" trong triết học

Herald (số 7 năm 2001); Quan niệm của Heraclit về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập, về tính thống nhất của Vũ trụ (số 1 năm 2002)

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án này khái quát một cách có hệ thống theo tiến trình phát triển một số tư tưởng biện chứng cơ bản trong triết học Hy Lạp cổ đại, từ đó liên hệ những ảnh hưởng của nó đối với một số vấn đề thế giới đương đại

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi nghiên cứu: triết học Hy Lạp cổ đại và toàn cảnh thế giới đương đại - Đối tượng nghiên cứu: triết học Hy Lạp cổ đại

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một số phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng được kết hợp linh hoạt trong bài viết Về các phương pháp cụ thể là: phương pháp lôgic kết hợp với phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa và so sánh

Trang 4

Trên phương diện kinh tế, thời kỳ này đánh dấu sự chuyển đổi từ đồ đồng sang đồ sắt, thúc đẩy lực lượng sản xuất và thương mại Việc xây dựng chiến thuyền lớn để vượt biển Địa Trung Hải giúp mở rộng thương mại và trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thủ công ở các thành phố lớn Điều này giúp Hy Lạp thoát khỏi kinh tế tự nhiên và tham gia vào quan hệ vật chất của xã hội

Trên mặt xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất thay đổi cấu trúc xã hội, từ một cộng đồng cộng sản nguyên thủy đến sự xuất hiện của chế độ tư hữu và phân chia giai cấp Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của tri thức triết học và khoa học, khi một bộ phận xã hội được phân công để nghiên cứu và phát triển triết học, toán học, thiên văn học, và nhiều lĩnh vực khác

Trong lĩnh vực văn hóa và tôn giáo, sự hình thành của triết học Hy Lạp cổ đại không thể tách rời khỏi di sản thần thoại và đời sống tâm linh Thần thoại là nơi đầu tiên tư duy biện chứng bắt đầu, từ đó, triết học đã dần tách khỏi thần thoại và tư duy về tự nhiên, xã hội, con người, đạo đức, lẽ sống, và chân lý

Trang 5

Cuối cùng, sự ảnh hưởng của triết học phương Đông cổ đại, đặc biệt là từ Ai Cập và Babilon, cũng góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển của tư tưởng biện chứng ở Hy Lạp cổ đại Sự kết hợp của những yếu tố này đã tạo ra một môi trường độc đáo, làm cho triết học Hy Lạp cổ đại trở thành một trong những trụ cột quan trọng của tư duy phương Tây

Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và tư tưởng biện chứng nói riêng là một tất yếu khách quan Đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại như Mác viết: “Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”

1.2 Đặc trưng của Triết học Hy Lạp cổ đại và tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại

Nhìn chung, triết học Hy Lạp đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần Toàn bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó Thế giới quan triết học Hy Lap - La Mã thời cổ đại là sự phong phú và đa dạng của các quan niệm Triết học Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành "khoa học của các khoa học"

Triết học Hy Lạp cũng rất coi trọng vấn đề con người, triết học khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới Mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức Mặt khác, triết học Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai, cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng Với ý nghĩa đó,

Trang 6

những tư tưởng biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại đã làm thành hình thức đầu tiên của phép biện chứng

Tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại ở giai đoạn đầu tiên và

có đặc điểm tính tự phát, ngây thơ Đó là đặc điểm xuyên suốt trong tư tưởng biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại Tính tự phát vì các nhà triết học Hy Lạp cổ đại

nghiên cứu tự nhiên với mục đích chủ yếu để vẽ ra bức tranh chung của thế giới và chỉ ra nguồn gốc của nó chứ không chủ định nghiên cứu về phép biện chứng

Ngây thơ vì hầu hết các tư tưởng biện chứng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại

đều chủ yếu dựa vào sự phỏng đoán, suy luận trên cơ sở của trực quan kinh nghiệm Những phỏng đoán, suy luận đó chưa được khoa học chứng minh và kiểm nghiệm Khoa học thời Hy Lạp cổ đại mặc dù đã có những thành tựu đáng kể nhưng vẫn là chưa đủ, chưa phục vụ tích cực cho triết học Cùng với yếu tố khoa học chưa phát triển, những yếu tố về tâm linh và tôn giáo với những câu chuyện về thần thoại chứa đựng tính chất thần bí vẫn ảnh hưởng tới sự phát triển của triết học Chính vì thế tư tưởng biện chứng trong các nhà triết học Hy Lạp cổ đại còn phảng phất yếu tố thần thoại

Như vậy, có thể khẳng định tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại mang tính tự phát, ngây thơ Tính chất ngây thơ, tự phát do nhu cầu thực tiễn nhận thức của con người, trình độ khoa học chưa phát triển và yếu tố thần thoại trong xã hội Hy Lạp cổ đại quy định

2 Nội dung tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại

2.1 Tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp qua một số đại diện tiêu biểu

Tư tưởng biện chứng được thể hiện ở nhiều nhà triết học trong triết học Hy Lạp cổ đại Tuy nhiên, đề tài chủ yếu tập trung làm rõ tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại qua một số đại biểu tiêu biểu sau:

a Tư tưởng biện chứng trong triết học của Hêraclít (530-470 trCN)

Trang 7

Theo đánh giá, nhận xét của các nhà triết học Mácxít, Hêraclít là người sáng lập ra phép biện chứng, hơn nữa ông còn là người xây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật Tư tưởng biện chứng trong triết học Hêraclít được thể hiện ở những nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, quan niệm của Hêraclít về bản nguyên đầu tiên của thế giới

Hêraclít cho rằng lửa là bản nguyên đầu tiên của vũ trụ, là cơ sở đầu tiên, duy nhất và phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới Với quan niệm lửa là bản nguyên đầu tiên của vũ trụ, Hêraclít đã lấy lửa để giải thích mọi sự biến đổi, chuyển hóa của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên Dưới sự tác động của lửa đất trở thành nước, nước trở thành không khí…và ngược lại Tùy theo mức độ của lửa mà mọi vật có thể chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác Như vậy, theo Hêraclít lửa là cơ sở duy nhất và phổ biến sinh ra mọi vật trong thế giới không chỉ các sự vật vật chất mà cả những hiện tượng tinh thần, kể cả linh hồn con người Thế giới thống nhất ở lửa, lửa sinh ra mọi vật Vũ trụ không phải do một lực lượng siêu nhiên thần bí nào sáng tạo ra mà nó “mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi” Đánh giá quan niệm này của Hêrclít, Lênin đã nhận xét rằng đó là “một sự trình bày rất hay những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng” Tuy nhiên, trong quan điểm về lửa là bản nguyên đầu tiên của vũ trụ và là nguồn gốc sinh ra vạn vật, Hêrclít vẫn còn mang tính vật hoạt luận Ông đã không nhìn thấy có sự phát triển từ thấp đến cao trong cái “dòng chảy” và sự biến đổi phổ biến liên tục của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới

Thứ hai, quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất - học thuyết về “dòng chảy” của Hêraclít Xuất phát từ quan niệm lửa là bản nguyên đầu tiên của

vũ trụ sinh ra mọi vật, thế giới thống nhất ở lửa nên Hêraclít khẳng định vận động của vật chất chính là sự vận động của lửa, lửa là nguồn gốc của mọi sự biến đổi trong thế giới Ngọn lửa mà Hêraclít quan niệm là ngọn lửa “đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi” nên ông cho rằng trong thế giới không có sự vật, hiện tượng nào đứng im tuyệt đối, mà trái lại chúng đều trong trạng thái vận động, biến đổi

Trang 8

và chuyển hóa liên tục từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hiện tượng khác và ngược lại Hêraclít nói: “Nước sinh ra từ cái chết của đất; không khí sinh ra từ cái chết của nước; lửa sinh ra từ cái chết của không khí”

Quan niệm về vận động – học thuyết về “dòng chảy” của Hêraclít được nhân loại biết đến và làm cho tên tuổi của ông nổi tiếng bởi câu nói: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” - có nghĩa là dòng sông phải đúng là dòng sông do vậy mà chúng ta mới có thể tắm và dòng sông đồng thời cũng không phải là nó nên chúng ta không tắm được lần thứ hai Dòng sông ở đây là dòng sông luôn chảy đi, chảy là bản chất của tất cả các dòng sông Chính trong sự chảy đi, vận động biến đổi liên tục ấy lại biểu hiện tính ổn định, bất biến của dòng sông - đó là chảy Chính cái vận động, biến đổi lại biểu hiện cái ổn định nên sông mới chảy, ngược lại, cái ổn định lại biểu hiện cái biến đổi, vận động Đó là tư tưởng biện chứng rất sâu sắc của Hêraclít

Thứ ba, quan niệm về mâu thuẫn tồn tại phổ biến, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Hêraclít đã nêu lên tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của

các mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng Khẳng định tính thống nhất của thế giới là ngọn lửa vĩnh hằng, nguồn gốc của vạn vật do lửa sinh ra, Hêraclít cho rằng thế giới hiện thực hay vũ trụ đang tồn tại là cái duy nhất, đồng thời cũng là cái đa dạng Ông cho rằng, mọi cái đồng nhất đều luôn tồn tại trong sự khác biệt và đó là cái hài hòa của những cái vốn được coi là “bất đồng” Khi đánh giá về luận điểm này của Hêraclít, Lênin cho rằng: “Phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của nó là thực chất của phép biện chứng”

Khẳng định các mặt đối lập vừa có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, vừa có sự trao đổi, chuyển hóa lẫn nhau, Hêraclít cho rằng thế giới luôn tồn tại với sự hoàn hảo và hài hòa vốn có của nó Đó chính là sự thống nhất nội tại, là sư hòa hợp, sự cân bằng của các mặt đối lập trong các sự vật, hiện tượng, tạo ra cho mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ tính ổn định, xác định tồn tại thực tế Tuy nhiên, sự hài hòa, ổn định đó theo Hêraclít chỉ là tương đối, bởi trong vũ trụ không có

Trang 9

cái gì là bất biến, là tuyệt đối, vĩnh viễn ngoại trừ sự vận động Tính hài hòa, ổn định của vũ trụ đều có thể bị phá vỡ bởi sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là vốn có của nó Thông qua sự đấu tranh, trao đổi và chuyển hóa giữa các mặt đối lập mà mọi sư vật, hiện tượng và cả vũ trụ có thể chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác, tạo nên “dòng chảy" liên tục của vũ trụ, là nguồn gốc của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ và đó là một mặt trong "sự sống" của mọi cái đang diễn ra Mặt khác trong "sự sống” ấy là tính hòa hợp, tính có trật tự, tính hài hòa Một chỉnh thể thống nhất bao giờ cũng tồn tại với các mặt đối lập của nó, giống như cái ác bao giờ cũng tồn tại với mặt đối lập của nó là cái thiện, cái chết với mặt đối lập của nó là cái sống và ngược lại Như vậy, Hêraclít cho rằng mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối tạo ra sự hài hòa, ổn định, tồn tại thực của mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là vĩnh viễn là nội tại vốn có, là nguồn gốc tìm ra chân lý và sự phát triển

Thứ tư, tư tưởng biện chứng trong quan niệm về logos và nhận thức của Hêraclít Trong triết học của Hêraclít, "Logos" đồng nghĩa với từ ngữ và tư tưởng

Ông coi Logos là trung tâm của triết học, xuất phát từ quan niệm về lửa là nguyên tố cơ bản của vũ trụ Hêraclít cho rằng "ngọn lửa không ngừng cháy và tàn lụi" tuân theo một quy luật nội tại, đó là "Logos" Đối với ông, Logos là một quy luật vĩnh hằng của vũ trụ, mỗi sự vật tồn tại dựa trên Logos của chính nó Do đó, ông nhấn mạnh rằng phương châm nghiên cứu không chỉ là việc biết nhiều mà còn là việc hiểu rõ Logos của mọi sự vật Ông khẳng định rằng nhận thức và hành động phải tuân theo Logos, chứ không phải theo ý riêng của mình

Như vậy, Theo Hêraclít, logos được coi là quy luật toàn diện và phổ quát, mà mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ đều tuân theo Đây là quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Hêraclít phân biệt giữa logos khách quan, là trật tự tự nhiên của vũ trụ, và logos chủ quan, là từ ngữ, học thuyết, và ý nghĩ của con người Sự hòa quyện giữa hai khía cạnh này là cơ sở của nhận thức Theo quan điểm nhận thức của Hêraclít, con người chỉ có thể nhận thức được điều

Trang 10

chung, điều phổ biến thông qua việc nhìn nhận sự đa dạng và cụ thể của nó trong các sự vật và hiện tượng cá biệt Để hiểu được điều cá biệt đó, người ta phải so sánh và đối chiếu nó với những điều chung, điều phổ biến Với sự đa dạng của các mối quan hệ và quy luật phổ biến của thế giới, người nhận thức cần phải có khả năng quan sát Hêraclít phân loại nhận thức thành hai cấp độ: nhận thức cảm tính, chỉ là sự tiếp xúc với logos mà không chắc chắn, và nhận thức lý tính, được ông coi là con đường dẫn tới chân lý và được đề cao

Những nội dung tư tưởng biện chứng của Hêraclít mặc dù chưa được trình bày thành hệ thống nhưng rất độc đáo và khá sâu sắc Vì thế, Mác – Ăngghen đã đánh giá một cách rất khách quan giá trị quan trọng triết học của Hêraclít, coi ông là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại

b Tư tưởng biện chứng trong triết học của Xôcrát (469-399 trCN)

Xôcrát cho rằng triết học là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình nên tư tưởng biện chứng được thể hiện trong nhận thức luận và đạo đức học Ông nói: “con người hãy nhận thức chính mình” Ông phủ nhận ý kiến chủ quan của mỗi người là chân lý Vì vậy, Xôcrát đã nêu ra những nguyên tắc chung trong các cuộc đàm thoại để phát hiện ra chân lý: phải có ngôn ngữ chung với những nội dung xác định mang tính khách quan, nhờ đó khám phá ra chân lý đích thực mà ai cũng phải thừa nhận; ý thức chủ quan của mỗi người trong đàm thoại về sự vật ngoài yếu tố chủ quan phải có nội dung khách quan; tri thức chung mang tính phổ biến tổng quát đó là chân lý khách quan thu được trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận

Xôcrát cho rằng đạo đức và tri thức là một Do đó người nào có tri thức thì người đó có đạo đức Bởi vì, có tri thức mới phân biệt được cái thiện, cái ác, cái chính, cái tà Cái thiện phổ biến, cái chung là cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của đức hạnh Muốn tuân theo cái thiện phổ biến thì phải nắm bắt được nó, hiểu nó Do đó phải có phương pháp Đó là phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc

Trang 11

tranh luận, tọa đàm Phương pháp này được gọi là “phương pháp Xôcrát” Phương pháp Xôcrát gồm bốn yếu tố:

Một là, mỉa mai: Đây là một thủ pháp phản biện bằng cách nêu lên những

câu hỏi sao cho người đối thoại tự mình thấy mâu thuẫn với ý kiến của mình, từ đó thừa nhận sai lầm trong ý kiến đưa ra, thấy được sự “ngu dốt” thiếu cơ sở của mình Những câu hỏi này thường là những câu hỏi mẹo mang tính chất châm biếm dí dỏm, mỉa mai

Hai là, đỡ đẻ: Đây là thủ pháp đi liền với thủ pháp mỉa mai và được thực

hiện sau khi tiến hành thủ pháp mỉa mai Bởi vì, theo Xôcrát, sau khi đã làm cho đối phương tranh luận thấy được cái sai của mình, thì cần phải giúp đỡ họ tìm ra lối thoát bằng cách đạt tới tri thức đúng, từ bỏ tri thức sai

Ba là, quy nạp: Quy nạp thủ pháp là từ những cái cụ thể khái quát lên thành

cái chung, có ý nghĩa phổ biến – nghĩa là từ những hành vi đạo đức cụ thể, riêng lẻ phải phân tích, so sánh để tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức, phân biệt nó với cái ác, cái phi nghĩa

Bốn là, xác định: Đây là thủ pháp nhằm chỉ ra những hành vi đạo đức thuộc

loại nào, chúng có quan hệ và phụ thuộc vào nhau như thế nào, nghĩa là làm cho người đối thoại thấy cần phải làm thế nào cho đúng với cái thiện phổ biến

c Tư tưởng biện chứng trong triết học Platon (427-347 trCN)

Xuất phát từ quan niệm linh hồn con người đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng mọi tri thức, Platon đưa ra luận điểm nhận thức là sự hồi tưởng mà linh hồn đã có được trước đây nhưng rồi lại quên đi Yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp hồi tưởng lại đó là nghệ thuật đàm thoại trực tiếp (hỏi đáp) – nghệ thuật biện chứng, Platon gọi đó là phương pháp Đi-a-léc-tích Phương pháp này được Platon hiểu với khía cạnh:

Ngày đăng: 19/06/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w