Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại tòa án quốc gia, các hoạt động đặc thù, so với giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại trong nước, bao gồm: i Xácđ
Trang 1chứng từ kèm theo và ngân hàng không có trách nhiệm kiểm traviệc thực hiện các điều kiện đó).1
- Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên tham giavào phương thức tín dụng chứng từ (L/C): tranh chấp do người mua
vi phạm nghĩa vụ liên quan tới L/C (không mở L/C, mo L/C
chậm ); tranh chấp do người bán vi phạm nghĩa vụ liên quan tớiL/C (bộ chứng từ người bán xuất trình không phù hợp với L/C,người bán không thể lập được bộ chứng từ thanh toán phù hợp do
đã chấp nhận một L/C có các điều khoản mà người mua đã khốngchế ); tranh chấp do các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ liên quantới L/C (ngân hàng phát hành L/C không mở L/C đúng như yêu cầutrong đơn xin mở L/C, ngân hàng đã thông báo một L/C thiếu tínhchân thật bề ngoài )
6.1.3 Khái quát về giải quyết tranh chấp hợp đồng thươngmại quốc tế tại tòa án quốc gia
Giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc gia là phương thức giảiquyết tranh chấp mang tính truyền thống, bên cạnh các phương thứcgiải quyết tranh chấp khác như thương lượng, hòa giải và trọng tài
Là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chất quyên lực nhànước, giải quyết tranh chấp bằng Tòa án có vai trò quan trọng vàthường được coi là giải pháp cuối cùng dé giải quyết dứt điểm tranhchấp khi các phương thức khác không có hiệu quả
Thủ tục tố tụng trong quá trình tòa án giải quyết tranh chấpthương mại quốc tế nói chung, hợp đồng thương mại quốc tế nóiriêng, được quy định rất chặt chẽ trong pháp luật các quốc gia.Thông thường, thủ tục tố tụng này chính là thủ tục tố tụng dân sự(được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự - các nước theo cáchthức này là Anh, Đức, Hoa Kỳ, Việt Nam ) hoặc có thể còn gồm
! Xem thêm PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Thanh toán quốc tế bằng L/C - Các tranh chap thường phat sinh và cách giải quyết, Nxb Chính trị quôc gia, Hà Nội, 2003,
tr 29 - 30.
Trang 2các quy định riêng biệt do đặc thù của tranh chấp thương mại (về
thời hiệu khởi kiện, thoi hạn tố tụng, cơ cau hội đồng xét xử )
Một số nước (ví dụ Pháp) có quy định riêng về Luật Tổ chức và
hoạt động của Tòa án thương mại Tòa án quốc gia khi thụ lí vụviệc tranh chấp, sẽ trên cơ sở hệ thuộc Luật toa án (Lex fori) apdụng chính pháp luật tố tụng của nước mình cho việc giải quyếttranh chấp đó
Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
quốc tế tại tòa án quốc gia, các hoạt động đặc thù, so với giải quyết
tranh chấp hợp đồng thương mại trong nước, bao gồm: (i) Xácđịnh thâm quyền xét xử (giải quyết xung đột thâm quyền xét xử); (ii)Xác định luật áp dụng (giải quyết xung đột pháp luật); (iii) Công nhận
và thi hành bản án của tòa án nước ngoài.
6.2 THAM QUYEN GIẢI QUYET TRANH CHAP HỢPDONG THUONG MAI QUOC TE TAI TOA AN QUOC GIATranh chấp hợp đồng thương mai quốc tế liên quan đến phápluật các quốc gia khác nhau nên việc xác định thẩm quyền của tòa
án đối với tranh chấp (tòa án nước nào có thẩm quyền xét xử tranhchấp đó) là một van đề khá phức tạp Một tranh chấp về hợp đồngthương mại quốc tế có thé thuộc thâm quyền xét xử của toa án nhiềuquốc gia khác nhau - xung đột về thâm quyền xét xử (Conflict of
Jurisdiction).
Việc xác định thâm quyền xét xử của tòa án một quốc gia nào
đó - giải quyết xung đột về thầm quyền xét xử - phụ thuộc vào quyđịnh của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên và pháp luật
tố tụng dân sự - thương mại của quốc gia đó Nhìn chung, theo quyđịnh của các điều ước quốc tế và pháp luật các nước thì cơ sở đểxác định thâm quyền xét xử đối với các tranh chấp về hợp đồngthương mại quốc tế bao gồm thỏa thuận lựa chọn của các bên tranhchấp và các tiêu chí cụ thé khác
Trang 36.2.1 Tham quyền xét xử theo thỏa thuận lựa chọn của cácbên tranh chấp
Khởi nguồn từ nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong tốtụng dân sự, pháp luật các nước trên thế giới cũng như các điều ướcquốc tế đều mở ra cơ hội cho các bên chủ thể thỏa thuận chọn cơquan có thâm quyên giải quyết tranh chấp, trong đó có tòa án.!Thực tiễn cho thấy, không ít điều ước quốc tế và pháp luật quốc giacho phép chủ thé hợp đồng lựa chọn tòa án của một nước nào đó(có thé là toà án nước ngoài) dé giải quyết tranh chấp Trong cáchợp đồng thương mại quốc tế, ngoài những nội dung cơ bản được
dé cập trong hợp đồng nói chung (vi dụ: đối tượng, chất lượng, sốlượng, giá cả, phương thức thanh toán ) thường có điều khoản vềgiải quyết tranh chấp (dispute settlement/jurisdiction), trong đónhiều trường hợp có thỏa thuận tham quyền giải quyết tranh chấp,bao gồm tòa án Tuy vậy, thỏa thuận này mới chỉ là sự thống nhấtgiữa các chủ thể mà chưa có giá trị đương nhiên xác lập thâmquyền cho tòa án được chọn, bởi nó còn phụ thuộc vào quy địnhcủa Tư pháp quốc tế nước có tòa án được chọn Thỏa thuận lựachọn tòa án xét xử chỉ có giá trị nêu thỏa thuận đó phù hợp vớiquy định của điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia có liên quan.Cho đến nay, đã có những điều ước quốc tế quy định về việccác bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế thỏa thuận lựa chọnmột cơ quan giải quyết tranh chấp cụ thể (trong đó có tòa án) như:Công ước La Hay ngày 25/11/1965 về lựa chọn toa án (Convention
on the Choice of Court, dưới đây gọi tat là Công ước La Hay 1965),Công ước La Hay ngày 30/6/2005 về thỏa thuận lựa chon toa án(Convention on Choice of Court Agreements, dưới đây gọi tắt làCông ước La Hay 2005) được ban hành trong khuôn khổ Hội nghị
1 Xem thêm Banh Quốc Tuấn, “Quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp dân sự có yêu tố nước ngoài”, Tạp chí Khoa học - Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học, số 28 (2012), tr 169 - 179.
Trang 4La Hay về Tư pháp quốc tế (Hague Conference on Private
International Law); Công ước Brussels ngày 27/12/1968 về thâmquyền xét xử của Tòa án và việc thực thi phán quyết của tòa án vềcác vấn đề dân sự và thương mai (Convention on Jurisdiction and
the Enforcement of Judgments in Civil and Commercial Matters,
dưới đây gọi tat là Công ước Brussels 1968)
Nhìn chung, theo các điều ước quốc tế có quy định về thẩm
quyền xét xử theo thỏa thuận lựa chọn của các bên tranh chấp thì
các bên tranh chấp có thé thỏa thuận lựa chọn một hoặc một số tòa
án có thâm quyên giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các bên vàchỉ tòa án được lựa chọn có quyền giải quyết tranh chấp Khi cácbên tranh chấp đã thỏa thuận lựa chọn tòa án nhất định có thẩmquyên giải quyết tranh chấp thì các tòa án không được các bên thỏathuận lựa chon sẽ không có thẩm quyền giải quyết đối với vụ tranhchấp Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp phải đượclập thành văn bản hoặc hình thức khác sao cho các thông tin có thểtiếp cận và sử dụng được cho việc xem xét sau này
Hộp 2:
Điều 5 Công ước La Hay 2005 quy định: Tòa án được chọn bởi thỏathuận lựa chọn tòa án của các bên có thẩm quyền tuyệt đối giải quyết vụviệc, trừ phi thỏa thuận lựa chọn đó là vô hiệu chiếu theo pháp luật nước
có tòa án đó.
Điều 17 Công ước Brussels 1968 quy định: Nếu các bên đã đồng ý lựachọn tòa án của một nước thành viên Công ước đê giải quyết tranh chấp thìtòa án đó có thâm quyền xét xử riêng biệt đối với vụ tranh chấp đó
Khi các bên đã thỏa thuận lựa chọn tòa án của một quốc gia kí kếtgiải quyết tranh chấp thì tòa án của các quốc gia kí kết khác sẽ không có
thâm quyền giải quyết, trừ khi một/các tòa án đã được lựa chọn đã từ chối giải quyết.
Thỏa thuận lựa chọn tòa án phải được thé hiện bằng một trong cáchình thức sau: (i) văn bản hoặc chứng thực bang văn ban; (ii) ở hìnhthức theo thông lệ vốn có giữa các bên; (iii) ở hình thức phù hợp với
Trang 5tập quán mà các bên đã biết hoặc buộc phải biét hoặc ở hình thức đượcbiết đến rộng rãi trong lĩnh vực thương mại quốc tế đó và thường đượctuân thủ bởi các bên tham gia cùng loại hợp đồng trong lĩnh vực thươngmại quốc tế đó.
Quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thươngmại quốc tế cũng được pháp luật nhiều nước quy định trong đạoluật riêng về Tư pháp quốc tế hoặc trong pháp luật tố tụng dân sự
của quốc gia Theo pháp luật các nước này, các bên tranh chấp có
thé thỏa thuận chọn một tòa án nào đó giải quyết cho tranh chấp đãphát sinh hoặc sẽ phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế giữa
họ Thỏa thuận lựa chọn tòa án có thể lập thành văn bản hoặc hình
thức khác có giá trị pháp lí tương đương.
Hộp 3:
Khoản 1 Điều 5 (Choice of Court) Bộ luật Tư pháp quốc tế của Thụy
Sĩ ngày 18/12/1987 (Switzerland’s Federal Code on Private International
Law) quy định: “Các bên tham gia tranh chấp có thé thỏa thuận lựachọn một tòa án giải quyết cho tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh
từ một quan hệ pháp lí cụ thể Thỏa thuận lựa chọn phải duoc lập thànhvăn bản, bằng telegram, telex, telecopy hoặc hình thức khác tươngđương Trừ khi có quy định khác, Tòa án được lựa chọn có độc quyêngiải quyết vụ tranh chấp”
Điều 7 (“Exclusion of International Jurisdiction by Agreement’)Đạo luật Tư pháp quốc tế của Bi ngày 16/7/2004 (Law of 16 July 2004 holding the Code of Private International Law) quy định: “Đối với những vấn dé mà các bên có quyên tự định đoạt theo pháp luật Bi, khi các bênthỏa thuận hợp pháp chọn Tòa án nước ngoài để giải quyết tranh chấp
đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh liên quan đến một quan hệ pháp lí, nếu
vụ việc dang được xem xét tại Tòa án Bi thì Toa án Bi phải đình chi vụ
việc trừ trường hợp thấy rằng bản án của Tòa án nước ngoài không thểđược công nhận và thi hành ở Bỉ hoặc trừ trưởng hợp van thuộc thẩmquyền của Tòa án Bi chiếu theo Điều 11 ”
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2003 của Liên bang Nga (các Điều
26, 27, 30, 403 và 404) thì trong vụ việc tranh chấp có sự tham gia củangười nước ngoài, các bên có quyền thỏa thuận thay đổi thâm quyền xét
Trang 6xử trước khi Tòa án thụ lí đơn kiện trừ các trường hợp: (¡) vụ việc dân sự thuộc thầm quyền xét xử của Tòa án tối cao nước cộng hòa, Tòa án vùng, Tòa án khu vực, Tòa án thành phố trực thuộc Liên bang, Tòa án vùng tự
trị và Tòa án khu tự trị; (1) vụ việc dân sự thuộc thâm quyền xét xử của
Tòa án tối cao Liên bang Nga; (iii) thuộc thâm quyền xét xử riêng biệt.
Có những nước không quy định rõ vấn đề thỏa thuận lựa chọnTòa án nước ngoài (ví dụ Pháp) nhưng trong các bản án, tòa án nước
đó thừa nhận nguyên tắc cho phép các bên có quyên thỏa thuận lựachọn Tòa án nước ngoài đề giải quyết tranh chấp nếu vụ việc khôngthuộc thâm quyền xét xử riêng biệt của tòa án nước đó.!
6.2.2 Tham quyền xét xử được xác định theo các tiêu chí
khác do pháp luật quy định
Theo pháp luật các nước, trường hợp các bên chủ thê không lựachọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, tranh chấphợp đồng thương mại quốc tế có thể được giải quyết bằng conđường tòa án Thâm quyền xét xử tranh chấp hợp đồng thương mạiquốc tế của tòa án một nước phụ thuộc vào quy định của điều ướcquốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tốtụng dân sự của quốc gia đó Nhìn chung, thâm quyền xét xử tranhchấp hợp đồng thương mại quốc tế của tòa án các nước có hai dạng:thâm quyền xét xử chung và thâm quyền xét xử riêng biệt
Thâm quyền xét xử chung là thẩm quyền của tòa án một nướcnhất định đối với những vụ việc mà các vụ việc đó cũng có thể được
xét xử bởi tòa án nước khác Các vụ việc này được xác định tùy thuộc
vào Tư pháp quốc tế của nước đó (điều ước quốc tế mà quốc gia làthành viên và pháp luật quốc gia) có quy định là tòa án nước mình
có thâm quyền với những vụ việc như vậy hay không Các quốc giakhi xác định thâm quyền xét xử của tòa án nước mình về một tranhchấp hợp đồng thương mại quốc tế nào đó thường dựa trên cơ sở sự
! TS Đỗ Văn Đại, PGS.TS Mai Hồng Quỳ, Giáo trình Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb Đại học quôc gia Thành phô Hô Chí Minh, 2006, tr 58.
Trang 7liên quan của vụ việc tới quốc gia đó (như quốc tịch, nơi cư trú củacác bên chủ thé; sự kiện xác lập, thay đôi, cham dứt quan hệ; đốitượng của quan hệ đang phát sinh tranh chấp) Khi tòa án nhiều nướcđều có thâm quyền xét xử với một vụ tranh chap hợp đồng thươngmại quốc tế thì thẩm quyền xét xử thuộc về tòa án nước nào phụthuộc vào việc nộp đơn khởi kiện của các bên chủ thê.
Hộp 4:
Theo các điều ước quốc tế trong khuôn khổ Liên minh châu Âu,trong đó quan trọng nhất là Nghị quyết Brussels về thâm quyền và thựcthi các phán quyết trong lĩnh vực dân sự - thương mại năm 2000, quy tắc
xác định thâm quyên chung là “người nào cư trú ở một nước thành viên, bat ké ho có quốc tịch gi, sẽ bị kiện tại toa dn của nước thành viên
đó” (khoản 1 Điều 2) Đối với các vấn đề liên quan đến hợp đồng, mộtngười cu trú ở một nước thành viên có thé bị kiện ở một nước thànhviên khác nơi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng Trong tranh chấp hợpđồng mua bán hàng hóa, đó là nơi hàng hóa được chuyền giao hoặc cânđược chuyên giao; trong tranh chấp về hợp đồng cung câp dịch vụ, đó là
nơi dịch vụ được cung cấp hoặc cân được cung câp Đối VỚI Các tranhchấp liên quan đến hợp đồng tiêu dùng, nếu người cung cấp cư trú tại một nước thành viên (hoặc chi nhánh ở nước thành viên), người tiêu dùng có thé kiện người cung cấp tại tòa án nơi họ cư trú hoặc nơi người cung cấp cư trú.
(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Bá Diễn (chủ biên), Giáo trình Luật Thương
mại quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005, tr 645 - 646)
Hộp 5:
1 Các nước theo Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa thường xácđịnh thâm quyền xét xử là nước nơi cư trú của bị đơn Một số quốc gia xác định thầm quyền xét xử không nhất thiết thuộc về nơi cu trú của bị
đơn trong các trường hợp riêng biệt như:
- Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thì tòa án nơi thực hiện
hợp đồng cũng có thâm quyền xét xử.
- Nếu tranh chấp liên quan đến bat động san thì thâm quyền xét xử
thuộc vê nước nơi có bât động sản.
Trang 8- Trong trường hợp bị đơn không cư trú, nhưng có tài sản hoặc đối
tượng kiện nắm ở nước đó thì nước đó cũng có thâm quyên xét xử.
2 Pháp luật của một số nước Đông Âu (Bungary, Hungary,
Rumany) và một sô nước khác (như Nhật Bản) thì xác định thâm quyên xét xử theo nước nơi cư trú của bị đơn.
3 Các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thì xác định thẩm quyền xét xử của nước mình khi đảm bảo chắc chắn là bị đơn có mặt trên lãnh thô nước đó.
(Nguồn: Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
băng con đường tòa án, Nxb Thanh niên, 2004, tr 146 - 147)
Thâm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tạituyên bố chỉ có tòa án nước họ mới có thâm quyền xét xử đối vớinhững vụ việc nhất định Nếu tòa án nước khác vẫn tiến hành xét
xử đối với những vụ việc thuộc thấm quyền xét xử riêng biệt thì
bản án được tuyên bởi tòa án nước khác sẽ không được công nhận,
thi hành tại quốc gia sở tại Trong trường hợp này, ké cả các bênchủ thé thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc, tòa án nước
đó cũng cần phải từ chối thụ lí vụ việc dé tôn trọng thâm quyên xét
xử riêng biệt của quốc gia sở tại Thông thường, quốc gia ấn địnhthâm quyền xét xử riêng biệt của mình đối với những vụ việc có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh, trật tự của quốc gia haynhằm mục đích bảo vệ cho các cá nhân, pháp nhân, một lĩnh vựcngành nghề nào đó trong nước
Hộp 6:
Khoản 2 Điều 18 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Trung Quốc:
“Các quy định về thẩm quyên của tòa án không được xâm hại đếnthẩm quyên xét xử riêng biệt được pháp luật của mỗi bên kí kết quy định Hai bên kí kết sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoạigiao các quy định liên quan đến thẩm quyên xét xử riêng biệt được pháp
luật của nước mình quy định ”.
Trang 96.3 LUẬT ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAPHỢP DONG THUONG MAI QUOC TE TẠI TOA ÁN QUOC GIAKhi giải quyết tranh chấp hop đồng thương mại quốc tế, tòa áncần xem xét luật áp dụng cho 3 vấn đề then chốt: (ï) năng lực chủthé kí kết hợp đồng: (ii) hình thức hợp đồng: (iii) nội dung hợp đồng.6.3.1 Luật áp dụng cho việc xác định năng lực chủ thể kíkết hợp đồng
Một trong các điều kiện cơ ban dé một hợp đồng có hiệu lực,
trong đó có hợp đồng thương mại quốc tế, là các chủ thé phải có
đầy đủ năng lực chủ thể kí kết hợp đồng Nói cách khác, chủ thêhợp đồng phải là các cá nhân, pháp nhân có đầy đủ năng lực phápluật và năng lực hành vi Dé xác định năng lực chủ thê kí kết hợpđồng thương mại quốc tế, các nước có thé đơn phương ban hànhpháp luật của quốc gia mình hoặc thống nhất với quốc gia kháctrong các điều ước quốc tế Thông thường, năng lực pháp luật và
năng lực hành vi của cá nhân được xác định theo hệ thuộc luật nhân
thân (lex personalis), trong đó các nước theo hệ thống pháp luậtchâu Âu lục địa thường chọn nguyên tắc luật quốc tịch (lexnationalis) còn các nước theo hệ thống pháp luật chung Anh - Mỹthì chọn nguyên tắc luật nơi cư trú (lex domicilii)
Hộp 7:
1 Bộ luật Tư pháp quốc tế Thụy Sĩ năm 1987 (Điều 34, 35): “Năng
tực pháp luật của cá nhân được diéu chỉnh bởi luật Thuy Si” và “Năng tực hành vì được điêu chỉnh bởi luật nơi cư trú”.
2 Luật Tư pháp quốc tế Bi năm 2004 (Điều 34): “Ngoại trừ những
ván dé được đạo luật này quy định khác, luật cua nước mà ca nhân mang quốc tịch sẽ điêu chỉnh địa vị và năng lực của ca nhân đỏ”.
Đối với năng lực chủ thể của pháp nhân trong kí kết hợp đồng, cácnước thường xác định theo pháp luật nước mà pháp nhân mang quốctịch Tuy nhiên, cách thức xác định quốc tịch của pháp nhân ở các
Trang 10nước không hoàn toàn đồng nhất Các nước theo hệ thống pháp luật
châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Bi, Italia ) thường xác định quốc tịchpháp nhân là nước nơi đặt trung tâm quản lí của pháp nhân Trong khi
đó các nước theo hệ thống pháp luật chung Anh - Mỹ thường xác địnhquốc tịch pháp nhân là nước nơi thành lập pháp nhân.1
6.3.2 Luật áp dụng cho việc xác định tính hợp pháp về hình
thức hợp đồng
Hình thức của hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại quốc
tế nói riêng, là hình thức biểu hiện của hành vi pháp lí và do đó,việc xem xét tính hợp pháp của hình thức hợp đồng về cơ bản phụ
thuộc vào pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi Khi hành vi pháp
lí biểu hiện trong một khoảng thời gian và không gian nhất định,việc xác định tính hợp pháp của hình thức hợp đồng phụ thuộc chủyếu vào yêu cầu bảo vệ trật tự công cộng và an ninh quốc gia, tức
là liên quan đến yếu tố lãnh thổ và chủ quyền quốc gia Vi thé,
nhiều nước (đa số các nước ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á) từ lâu
đã lựa chọn hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi (lex loci actus) làm cơ
sở cho việc xác định pháp luật áp dụng đối với hình thức của hợpđồng nói chung, hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng
Các nước Đông Âu thường căn cứ vào luật nơi kí kết hợp đồnghoặc luật nơi thực hiện hợp đồng (ưu tiên xem xét luật nơi kí kếthợp đồng) để xem xét tính hợp pháp về hình thức hợp đồng nóichung, trong đó có hợp đồng thương mại quốc tế Nếu hợp đồngđược kí kết ở nước này, nhưng được thực hiện ở nước khác hoặcmột số nước khác, thì van áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng dé xácđịnh tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng đó Trong trườnghợp pháp luật của nước nơi kí kết hợp đồng và nơi thực hiện hợpđồng quy định rất khác nhau về hình thức hợp đồng, thì tính hợp
! PGS.TS Nguyễn Bá Diễn (chủ biên), Giáo trinh Tu pháp quốc tế, Nxb Dai học quôc gia Hà Nội, 2013, tr 244.
Trang 11pháp về hình thức hợp đồng có thê xác định theo pháp luật của nước
nơi kí kết hoặc nơi thực hiện hợp đồng, miễn sao pháp luật nước đó
quy định về hình thức hợp đồng không trái với pháp luật của nướcnơi có tòa án giải quyết vụ việc
Đối với nhiều nước Bắc Âu, Tây Âu và châu Mỹ, luật nơi kí kết
hợp đồng là hệ thuộc thường được sử dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, hợp
đồng thương mại quốc tế nói riêng Bên cạnh đó, pháp luật các nướcnày còn quy định, nếu hình thức hợp đồng vô hiệu theo pháp luậtcủa nước nơi kí kết hợp đồng, nhưng không trái với pháp luật nướcnơi các bên chủ thé hợp đồng mang quốc tịch hoặc cư trú (hệ thuộcluật nhân thân - lex personalis) hoặc pháp luật nước nơi tòa án xét
xử (hệ thuộc luật tòa án - lex fori) thì hình thức hợp đồng vẫn được
coi là hợp pháp.
Một số nước sử dụng cả hệ thuộc luật lựa chọn để xác định tínhhợp pháp về hình thức hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại
quốc tế nói riêng Vi du ở Pháp, theo Tòa án tư pháp tối cao thì đối
với hợp đồng quốc tế, hệ thuộc luật lựa chọn có thé được áp dụng(thé hiện trong phán quyết của Tòa án tư pháp tối cao Pháp đối với
vụ an American Trading (05/12/1910)).1
Nhiều điều ước quốc tế cũng đưa ra các hệ thuộc khác nhau déxác định tinh hợp pháp về hình thức hợp đồng dân sự có yếu tổnước ngoài nói chung, hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng Ví
dụ, Công ước Rome 1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng(EC Convention on the Law Applicable to Contractual Obligations,dưới day gọi là Công ước Rome 1980), hình thức hợp đồng có théđược điều chỉnh bởi các hệ thuộc như: luật nơi kí kết hợp đồng, luậtđiều chỉnh nội dung hợp đồng, luật của nước mà một trong các bênchủ thê cư trú, luật của nước mà bên đại lí của các bên chủ thê hợp
1 Xem Jean Derruppe, Ti pháp quốc té, Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, 2005,
tr 236.
Trang 12đồng (nếu hợp đồng được kí qua đại lí) tiến hành hoạt động ở đó (Điều 9).
6.3.3 Luật áp dụng cho việc xác định tính hợp pháp về nội
dung hợp đồng
Về mặt lich sử, việc lựa chọn hệ thuộc luật dé xác định tính hợppháp về nội dung hợp đồng dân sự có yếu tổ nước ngoài nói chung,hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng, trên thế giới trải qua cácgiai đoạn khác nhau Ở thời Trung cổ, các nước sử dụng hệ thuộcluật nơi kí kết hợp đồng dé xác định tính hợp pháp về nội dung của
hợp đồng Đến thé ki XIX, với sự xuất hiện xu thé tôn trọng tự do
ý chí của mỗi cá nhân, pháp luật điều chỉnh nội dung hợp đồngđược xác định theo sự lựa chọn của các bên chủ thé (hệ thuộc luật
lựa chọn) Sự lựa chọn đó không chỉ là thỏa thuận một cách rõ ràng,
mà còn có thé là thong nhất ngầm giữa các bên Nếu không có cácđiều khoản cụ thể trong hợp đồng nói rõ sự lựa chọn pháp luật ápdụng cho nội dung hợp đồng thì cơ quan có thầm quyên sẽ tìm hiểu
ý đồ của các bên chủ thé trên cơ sở các yếu tô cụ thé liên quan tớihợp đồng (địa điểm kí kết, ngôn ngữ, địa điểm thực hiện hợp đồng,tòa án nước nào có thâm quyên giải quyết tranh chấp ) dé biếtđược họ mong muốn áp dụng hệ thống pháp luật nào Hệ thuộc luậtlựa chọn (lex voluntatis) bat đầu được áp dụng cho việc xác địnhtính hợp pháp về nội dung hợp đồng dân sự có yếu tô nước ngoàinói chung, hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng, ở nhiều nướcchâu Au và châu Mỹ vào nửa cuối thé ki XIX và nửa dau thé kiXX.1 Ngày nay, hệ thuộc này được áp dụng phô biến trên thé giới
Hệ thống pháp luật được lựa chọn thường là hệ thống pháp luật cóliên quan đến hợp đồng, nhưng cũng có không ít trường hợp hệthống pháp luật được lựa chọn không liên quan gì đến hợp đồnggiữa các bên Tuy nhiên, để bảo đảm việc áp dụng pháp luật do các
1 Tham luận Hội thảo Luật Tư pháp quốc tế của Giáo sư Bernard Audit, Trường Đại học Paris II - Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp, tháng 11/1995, tr 24.
Trang 13bên lựa chọn một cách có hiệu quả, một số nước còn quy địnhnhững điều kiện bổ sung như việc áp dụng pháp luật do các bên lựachọn không được dẫn đến hậu quả làm vô hiệu hóa hợp đồng hoặckhông trái với trật tự công cộng.
Bên cạnh việc ưu tiên áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn, các hệthuộc khác như luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợpđồng hay luật của nước nơi ton tại tài sản là đối tượng của hợp đồng
cũng có thé được sử dụng bởi tòa án có thâm quyền để xác định
tính hợp pháp về nội dung hợp đồng thương mại quốc tế
Luật áp dụng đối với nội dung hợp đồng (có thể là điều ướcquốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia, một hay một số vănbản quy phạm pháp luật cụ thể) được sử dụng dé xác định sự hìnhthành, tồn tại, giải thích, thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bêncũng như việc chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng Đây là căn cứ đểcác bên và tòa án có thầm quyên giải quyết các tranh chấp phat sinh
từ hợp đồng
Hộp 8: Ví dụ 1
Bên Ban (A) là công ti Pháp kí kết hợp đồng bán hàng cho Bên mua
(B) tại Úc Khi Bên B nhận được hàng, phát hiện hàng không đúng chủng
loại quy định trong hợp đồng Nếu luật áp dụng là luật của Úc, thì Bên
B được quyền hủy hợp đồng ngay lập tức và đòi Bên A bồi thường Tuy
nhiên, do cả hai nước này déu là thành viên của Công ước Vienna về hop
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nên nếu hai bên không quy định rõ tronghợp dong là Công ước Vienna không áp dụng, thì luật áp dụng cho hợpđồng sẽ mặc định là các điều khoản của Công ước Vienna Trong trường hợp đó, Bên B phải thông báo cho Bên A và cho Bên A có cơ hội khắc phục vi phạm trước khi Bên B có thể hủy hợp đồng.
Hộp 9: Ví dụ 2
Chủ dau tư là công ti Pháp kí kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu là
công tỉ của Anh Hợp đồng có quy định nếu nhà thầu chậm tiến độ kéo
Trang 14dai | thang thì sẽ phạt vi phạm hợp đồng là 5% giá trị hợp đồng Nếuluật áp dụng củahợp đồng là luật Pháp, thì điều khoản phạt hợp đông có giá trị Nhưng nếu luật áp dụng của hợp đồng là luật Anh, thì điều khoản phạt hợp đồng là vô hiệu.
Thoá thuận chọn luật ap dung cho nội dung hợp đồng
Dé điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói
chung, trong đó có hợp đồng thương mại quốc tế, mỗi nước có một
ngành luật riêng - Tư pháp quốc tế, một số nước gọi là Luật xungđột (Private International Law, Conflict of Laws) Trường hợp cơquan giải quyết tranh chap là tòa án thì Tư pháp quốc tế của nước
có tòa án sẽ là cơ sở dé xem việc thỏa thuận chọn luật áp dụng củacác bên có hợp pháp hay không Điều ước quốc tế và pháp luật cácnước trên thế giới hiện đều quy định theo hướng cho phép các bên
có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng đối với hợp đồng thươngmại quốc tế
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, việclựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế thườngthuộc một trong các trường hợp sau:
(¡) Hệ thống pháp luật của một quốc gia duy nhất (đây là sự lựa
chọn thông dụng, pho bién nhat);
(ii) Cac nguyên tắc luật thương mại quốc tế;
(iii) Luật của nhiều quốc gia khác nhau cho cùng một hợp đồng(cách chọn luật này khá phức tạp nhưng vẫn có thể chấp nhận đượcnếu pháp luật của nước có tòa án giải quyết tranh chấp cho phép);(iv) Các nguyên tắc chung trong hệ thống pháp luật của cả haiquốc gia mà mỗi Bên mang quốc tịch hoặc có trụ sở hoặc nơi cư trú(trường hợp này cũng sẽ làm cho việc xét xử tranh chấp khá phứctạp nhưng vẫn có thé chấp nhận được nếu pháp luật của nước cótòa án giải quyết tranh chấp cho phép)
Trang 15Thông thường, điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng
thương mại quốc tế có nội dung mang tính khuôn mẫu như “moitranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đông này sẽ đượcgiải quyết bằng pháp luật nước X” Giả định rằng tranh chấp được
đưa ra xét xử tại tòa án nước Y và việc lựa chọn hệ thống pháp luậtnay là hợp pháp thì có phải “moi vấn dé của hợp đồng” đều đượcxem xét bằng pháp luật nước X hay không? Câu trả lời phụ thuộcvào Tư pháp quốc tế nước Y Nếu Tư pháp quốc tế của nước Y cho
phép các bên có thê thỏa thuận luật áp dụng cho mọi vấn đề của
hợp đồng, câu trả lời là có Nếu Tư pháp quốc tế của nước Y khôngcho phép thỏa thuận luật áp dụng cho một vấn đề nào đó của hợp
đồng, câu trả lời là không
Về mặt logic, các bên chu thé của hợp đồng thường lựa chọn hệthống pháp luật của nước có liên quan mật thiết tới hợp đồng (ví dụpháp luật của nước mà một trong các bên chủ thê có quốc tịch, nơi
cư trú, trụ sở hay pháp luật nước nơi thực hiện hợp đồng ) Tuynhiên, thực tế cho thấy không ít trường hợp các bên chủ thể lựachọn luật áp dụng của nước không có mối liên hệ gì với hợp đồng
Ở khu vực châu Âu, theo Điều 3 Công ước Rome 1980 vàĐiều 3 Quy tac Rome I về Luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp dong (EU
Regulation No 593/2008 on the Law Applicable to Contractual
Obligations, gọi tắt là Quy tac Rome I),! hợp đồng sẽ được điều
chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn; luật được lựa chọn không giới
hạn trong luật của các quốc gia kí kết Công ước Rome 1980 hayluật của nước thành viên Liên minh châu Âu và đều cho phép các
bên chọn luật áp dụng đối với một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.2
Tuy nhiên, Công ước Rome 1980 và Quy tắc Rome I không quy
1 Công cụ pháp lí của Liên minh châu Âu năm 2008 áp dụng thay thế Công ước Rome 1980, được áp dụng cho những hợp đồng được kí từ ngày 17/12/2009.
2 Nils Willem Vernootj, Rome I: An Update on the Law Applicable to Contractual Obligations in Europe, The Columbia Journal of European Law online, Vol 15,
tr 72.
Trang 16định rõ việc các bên có được chọn nhiều luật áp dụng khác nhauđối với hợp đồng hay không, mặc dù theo quan điểm của cácchuyên gia tư pháp quốc tế thì nên cho phép các bên chọn hai hay
nhiều hệ thống pháp luật dé điều chỉnh hợp đồng.!
Hộp 10:
Khoản 2 Điều 3 Công ước Rome 1980 và khoản 2 Điều 3 Quy tắcRome quy định về thời điểm chọn luật áp dụng và thay đôi luật được lựachọn: “Tai bat kì thời điểm nào, các bên có thé thỏa thuận chọn một luậtkhác với luật đã điều chỉnh hợp dong trước đây Moi sự thay đổi về luật
áp dung sau thời điểm hop dong được kí kết không được làm ảnh hưởngđến tính hợp pháp về hình thức của hợp đông hoặc ảnh hưởng bất lợiđến quyên của bên thứ ba”
Khoản 1 Điều 3 Công ước Rome 1980 quy định về sự thé hiện điềukhoản chọn luật điều chỉnh đối với hợp đồng: “Sự chọn luật phải đượcthể hiện hoặc chứng tỏ với sự chắc chắn hợp lí bởi các điều khoản củahợp dong hoặc hoàn cảnh cua vu viéc”’
Theo quy định của Công ước Rome 1980 va Quy tac Rome I,cac truong hop han chế đối với su tự do lựa chon luật áp dụng chohợp đồng bao gồm: () Hợp đồng nội dia; (1) Thoa thuận chon tậpquán quốc tế (lex mercatoria) làm luật điều chỉnh hop dong; (iii)Hạn chế quyên chọn luật áp dụng doi với một số hop đồng nhấtđịnh (hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng vận chuyền, hợp đồng bảohiểm và hợp đồng lao động); và (iv) Hạn chế sự áp dụng của luậtđược lựa chọn bởi các bên trong trường họp cân bảo đảm “chính
sách công của toa an” (public policy of the forum).
6.4 CONG NHAN VA THI HANH BAN AN CUA TOA ANNƯỚC NGOÀI VE TRANH CHAP HỢP DONG THUONG MẠI
QUOC TE
Về nguyên tac, ban án của tòa án quôc gia chỉ có hiệu lực pháp
! TS Đỗ Văn Đại, PGS.TS Mai Hồng Quy, Giáo trinh Tu pháp quốc tế Việt Nam, Nxb Đại học quôc gia Thành phô Hồ Chí Minh, 2006, tr 259.
Trang 17luật trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó Do tranh chấp hợp đồngthương mại quốc tế liên quan tới các quốc gia khác nhau dẫn đếnnhu cầu bản án về tranh chấp đó cần được công nhận hiệu lực phápluật và được thực thi ở quốc gia khác với quốc gia có tòa án đãban hành bản án Đề có được điều này, bản án cần trải qua thủ tụcpháp luật công nhận và thi hành bản án tại quốc gia nước sở tại.
- Nguyên tắc công nhận và thi hành: Công ước Brussels 1968(Điều 26 và Điều 27) quy định nguyên tắc đương nhiên công nhậnbản án được tuyên tại một quốc gia khác mà không đòi hỏi bat kimột thủ tục tố tụng đặc biệt nào Theo Công ước La Hay 2005(Điều 8), phán quyết của tòa án một nước thành viên sẽ được côngnhận và thi hành trên lãnh thổ của các nước thành viên khác; cácquốc gia thành viên Công ước chỉ được quyền từ chối công nhận
và thi hành phán quyết được tuyên bởi toà án nước thành viên khácchiếu theo các căn cứ cụ thé mà Công ước đã quy định
Pháp luật nhiều nước quy định đối với bản án của Tòa án nướcngoài chỉ có yêu cầu công nhận mà không có yêu cau thi hành thì
sẽ đương nhiên được công nhận tại nước có yêu cầu công nhận Vídụ: Điều 22 Luật Tư pháp quốc tế của Bi: “Những phán quyết của
cơ quan tài phản nước ngoài sẽ được công nhận tại Bỉ mà không
cân phải áp dụng các thủ tục đối với việc giải quyết yêu cau thihành tại Tòa án (quy định tại Điều 23) nếu không có yêu cẩu thihành ở Bi” Khoản 1 Điều 413 Bộ luật Tố tụng dân sự của Liênbang Nga 2003: “Bản án, quyét định của Tòa án nước ngoài khôngcân phải cưỡng chế thi hành thì được Tòa án công nhận mà khôngphải mở phiên tòa, nếu người có liên quan không phản đối quyết
định đó”.
- Diéu kiện nộp don yêu cẩu công nhận và thi hành bản án cua Tòa án nước ngoài: Theo quy định của các điêu ước quôc tê, pháp luật các nước, điêu kiện về tư cách chủ thê của người nộp don
Trang 18không được đặt ra như một điều kiện bắt buộc Đoạn 2 Điều 26Công ước Brussels 1968 quy định: Bat cứ bên nào có liên quan cần
công nhận ban án dé làm chứng cứ trong một vụ tranh chấp có thénộp đơn yêu cầu công nhận bản án đó theo thủ tục quy định tạiCông ước Phù hợp với quy định này, khoản 2 Điều 22 Luật Tưpháp quốc tế của Bỉ quy định: bất cứ bên nào có liên quan, theonhững thủ tục do đạo luật quy định, đều có quyền nộp đơn yêu cầucông nhận hoặc thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án đó hoặc nộp
đơn yêu cầu không công nhận hoặc không cho thi hành một phầnhoặc toàn bộ bản án đó.
- Các điểu kiện công nhận và thi hành bản an cua Tòa an nước ngoài: Các điêu kiện mà pháp luật các quôc gia cũng như các điêu ước quôc tê thường quy định bao gôm:
+ Bản án của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật theo
pháp luật của nước nơi đã ban hành ra bản án đó (Điều 266 Luật Tốtung dan sự năm 1991 của Trung Quốc; khoản 1 Điều 22 Luật Tưpháp quốc tế của Bi; Luật về phán quyết nước ngoài năm 1933 củaVương quốc Anh; Luật mẫu về thi hành phán quyết nước ngoàinăm 1948 của Hoa Ky ).
+ Tòa án nước ngoài có thâm quyên giải quyết vụ án theo phápluật của nước nơi bản án đó được yêu cầu công nhận (khoản 1 Điều 4Công ước La Hay ngày 01/02/ 1971 về công nhận và thi hành phánquyết tòa án nước ngoài về các vấn đề dân sự và thương mại
(Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Judgments in Civil and Commercial Matters, dưới day gọi là
Công ước La Hay 1971); Điều 28 Công ước Brussels 1968; khoản 1Điều 117 Luật Tư pháp quốc tế của Bungary ngày 04/5/2005;khoản 3 Điều 22 Luật Tư pháp quốc tế của Bi; Điều 25 Bộ luật Tưpháp quốc tế của Thụy Sĩ; Điều 118 Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản).+ Tòa án của nước ngoài khi xét xử vụ án đã bảo đảm đầy đủ cácquyền tố tụng cho đương sự theo pháp luật của nước đó (điểm 2
Trang 19khoản 1 Điều 25 Luật Tư pháp quốc tế của Bi; khoản 2 Điều 412 Bộluật Tó tụng dân sự của Liên bang Nga; Điều 118 Bộ luật Tố tụngdân sự Nhật Bản ).
+ Trước khi bản án của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp
luật, chưa có bản án nào về cùng tranh chấp đã được tòa án nơiđược yêu cầu tuyên hoặc công nhận (khoản 3 Điều 5 Công ước LaHay 1971; khoản 5 Điều 27 Công ước Brussels 1968; khoản 6 Điều
25 Luật Tư pháp quốc tế của Bi; khoản 2 Điều 27 Bộ luật Tư phápquốc tế của Thụy Sĩ )
+ Việc công nhận bản án của Tòa án nước ngoài không trái với
pháp luật và trật tự công cộng nơi được yêu cầu công nhận và thihành bản án đó (Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự của Đức;Điều 64 Luật Tư pháp quốc tế ngày 31/5/1995 của Italia; Phan 1Mục 4 Luật về phán quyết nước ngoài năm 1933 của Vương quốcAnh; Điều 25 Luật Tư pháp quốc tế của Bi, Điều 27 Bộ luật Tưpháp quốc tế của Thụy Sĩ; khoản 1 Điều 412 Bộ luật Tố tụng dân
sự của Liên bang Nga ).
6.5 GIẢI QUYÉT TRANH CHAP HỢP DONG THƯƠNGMẠI QUỐC TẾ TẠI TOÀ ÁN VIỆT NAM
6.5.1 Tham quyền xét xử tranh chấp hợp đồng thương mại
quốc tế của Tòa án Việt Nam
Ở Việt Nam, hai nhóm văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnhvan đề thâm quyền xét xử tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
đó là: (i) Các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thànhviên (các HĐTTTP, các Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầutư ) và (ii) pháp luật trong nước Việc xác định thẳm quyền xét xửđối với tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tuân theo nguyêntắc chung là ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế có liên quan màViệt Nam là thành viên, nếu chưa có điều ước quốc tế thì áp dụng
pháp luật Việt Nam.
Trang 206.5.1.1 Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử trong các hiệp
định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài
Các HDTTTP giữa Việt Nam và nước ngoài xác định thâmquyền xét xử thông qua việc sử dụng các tiêu chí khác nhau Chănghạn, theo HĐTTTP Việt Nam - Nga (Điều 36), thâm quyên giảiquyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thuộc về tòa án
nước nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở Tuy nhiên, tòa án của
nước kí kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng cóthâm quyền xét xử nếu trên lãnh thé nước này có đối tượng tranhchấp hoặc tài sản của bị đơn Trong khi đó, theo HDTTTP ViệtNam - Trung Quốc (Điều 18), thâm quyền xét xử đối với tranh chấp
hợp đồng thương mại quốc tế thuộc về tòa án nước nơi kí kết hợp
đồng hoặc nơi thực hiện hợp đồng hoặc nước có đối tượng tranhchấp năm trên lãnh thô
6.5.1.2 Quy tắc xác định thẩm quyên xét xử theo quy địnhcủa pháp luật trong nước
Thâm quyên giải quyết tranh chap hợp đồng thương mại quốc
tê được quy định tại nhiêu văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Cụ thê là:
- Hau hết các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thuộclĩnh vực thương mại đều có quy định về thẩm quyền giải quyếttranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, điển hình là: Luật Đầu
tư năm 2020 (Điều 14); Bộ luật Hàng hải năm 2015 (Điều 338,Điều 339); Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 sửađôi, bô sung năm 2014 (Điều 172 và Điều 185); Luật Trọng tàithương mại năm 2010 (Điều 3)
- Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015:
Thâm quyền của toà án Việt Nam đối với các tranh chấp hopđồng thương mại quốc tế được xác định qua hai bước: (i) xác định
vụ việc có thuộc thâm quyền của tòa án Việt Nam hay không, dựatrên quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên vàcác quy định tại Chương XXX VIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Trang 21(ii) sau khi xác định tòa án Việt Nam có thâm quyền thì tiếp theo làxác định một tòa án cụ thé của Việt Nam căn cứ vào các quy địnhtại Chương III Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Theo Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyềnchung của tòa án Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về hợp đồngthương mại quốc tế được xác định trên cơ sở các dẫu hiệu quốc tịch
và lãnh thổ Cụ thé là, Toa án Việt Nam có thâm quyên giải quyết
trong các trường hợp sau:
+ Bi don là cá nhân cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam;+ Bi don là cơ quan, tô chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn
là cơ quan, tô chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Namđối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, vănphòng đại diện của cơ quan, tô chức đó tại Việt Nam;
+ Bị đơn có tài sản trên lãnh thé Việt Nam;
+ Việc xác lập, thay đôi, cham dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam,đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thô Việt Nam hoặccông việc được thực hiện trên lãnh thô Việt Nam;
+ Việc xác lập, thay đôi, cham dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoàilãnh thé Việt Nam nhưng có liên quan đến quyên và nghĩa vụ của
co quan, tô chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại
Việt Nam.
Khoản | Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quyđịnh các trường hợp tranh chấp về hợp đồng thương mại quốc tế sẽthuộc thâm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, đó là:
+ Vụ án có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản
có trên lãnh thô Việt Nam;
+ Vụ án khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam dégiải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựachọn Tòa án Việt Nam.
Trang 226.5.1.3 Quyên lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp hopdong thương mại quốc tế
- Quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên
Việt Nam đã gia nhập Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế từnăm 2013 song chưa gia nhập Công ước về thoả thuận chọn Toà ánnăm 2005 của Hội nghị này và các điều ước quốc tế đa phươngkhác về vấn đề xác định thâm quyền tài phán quốc tế Trong số cácHĐTTTP mà Việt Nam đã kí kết đến thời điểm này, chỉ có một sốhiệp định có quy định cho phép các bên lựa chọn cơ quan giải quyếttranh chấp khác với Tòa án Việt Nam Theo khoản 2 Điều 36HĐTTTP Việt Nam - Liên bang Nga: “Các vấn đề quy định tạikhoản I Diéu này [tức nghĩa vụ phát sinh từ hop đồng] thuộc thẩmquyên giải quyết của Tòa án của bên kí kết nơi bị đơn thường trúhoặc có trụ sở Tòa án của bên kí kết nơi nguyên đơn thường trúhoặc có trụ sở cũng có thẩm quyển giải quyết nếu trên lãnh thổcủa nước này có đối tượng tranh chấp hoặc tài sản của bị don.Các bên giao kết hop dong có thể thỏa thuận với nhau nhằm thayđổi thẩm quyên giải quyết các vấn dé nêu trên” Tương tự, khoản 2Điều 20 HĐTTTP Việt Nam - Ucraina quy định: “Ti rong các truong hop khac, To oa án của các bên ki kết cũng có thẩm quyên giải quyết vụ việc, nếu các bên đương sự có thỏa thuận bằng văn bản Trong trường hợp có văn bản thỏa thuận của các bên đương
sự, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ kiện theo yêu cau của bị donnếu bị đơn yêu cẩu trước khi mở phiên toa”
- Quy định cua văn bản quy phạm pháp luật trong nước
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2015 là đạo luật quan trọng nhất xác định thấm quyềncủa Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yeu tố nước
ngoài, trong đó có tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại
Điều 469 và Điều 470 Về quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh
Trang 23chấp, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có bước tiến mới so với
Bộ luật Tố tụng dân sự trước đó với việc chính thức quy định rõquyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của cácbên tranh chấp tại khoản 1 Điều 472 là: “J Toa án Việt Nam phải
trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cau hoặc đình chỉ giải quyết vụ việcdán sự có yếu to nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyênchung cua Toa an Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hop sau đáy: a) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức
giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối vớiquan hệ dân sự có yếu 16 nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặcTòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó
Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Ti rọng tài
hoặc Toa an nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án ViệtNam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài
bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Tì rọng tài hoặc Tòa
an nước ngoài từ chối thụ lí đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩmquyên giải quyết
a”
Một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Bộ luật
Hàng hải năm 2015, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam
năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) cũng có quy định vềquyên lựa chon tòa án giải quyết tranh chap trong lĩnh vực mà cácvăn bản này điều chỉnh Khoản 1 Điều 339 Bộ luật Hàng hảinăm 2015 “Giải quyết tranh chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ
chức, cá nhân nước ngoài” quy định: “1 Trường hợp hợp dong có
it nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên tham gia
hợp dong có thể thoả thuận dua tranh chấp ra giải quyết tại Trọng
tài hoặc Toà án ở nước ngoài” Điều 172 Luật Hàng không dândụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) về “Tham
quyên giải quyết của Toà án Việt Nam doi với tranh chap trong vận
chuyển hàng không quốc tế” quy định: “1 Toà án Việt Nam có thẩm
Trang 24quyên giải quyết tranh chap phát sinh từ hợp dong vận chuyển hàngkhông quốc tế hành khách, hành lí, hàng hoá theo lựa chọn củangười khởi kiện trong các trường hợp sau đây ” Ö đây, mỗi đạoluật lại quy định một cách thức lựa chọn tòa án khác nhau.Theo Điều 339 Bộ luật Hàng hải năm 2015 thì các bên tham giatranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án nước ngoài;còn theo Điều 172 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006(sửa đôi, bố sung năm 2014) thì bên khởi kiện có quyền lựa chọnTòa án Việt Nam.
6.5.2 Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồngthương mại quốc tế tại tòa án Việt Nam
6.5.2.1 Luật áp dụng cho việc xác định năng lực chủ thể kíkết hợp đồng
Pháp luật Việt Nam không quy định trực tiếp về việc xác địnhnăng lực chủ thé kí kết hợp đồng thương mại quốc tế Tuy nhiên,căn cứ vào Điều 673 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 (quy định
về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân), Điều 674 Bộ luật Dân
sự Việt Nam năm 2015 (quy định về năng lực hành vi dân sự của
cá nhân) có thê thấy về nguyên tắc thì năng lực chủ thé hợp đồngthương mại quốc tế trong trường hợp chủ thể là cá nhân được xácđịnh theo pháp luật của nước mà chủ thể mang quốc tịch Tuynhiên, nếu hợp đồng được kí kết, thực hiện tại Việt Nam thì nănglực chủ thể của hợp đồng được xác định theo pháp luật Việt Nam.Căn cứ vào Điều 676 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 (quy định
về pháp nhân) thì năng lực chủ thể của pháp nhân trong hợp đồngthương mại quốc tế được xác định theo pháp luật của nước mà phápnhân có quốc tịch Trong trường hợp pháp nhân kí kết, thực hiệnhợp đồng tại Việt Nam thi năng lực chủ thé của pháp nhân được
xác định theo pháp luật Việt Nam.
Trong các HDTTTP giữa Việt Nam với nước ngoài, năng lực
chủ thể của cá nhân trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài
Trang 25nói chung, hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng được xác địnhtheo pháp luật của nước kí kết mà người đó là công dân Ví dụ,Điều 21 HDTTTP Việt Nam - Liên Xô, Điều 15 HDTTTP ViệtNam - Tiệp Khắc (Séc và Slovakia đang kế thừa), Điều 18 HĐTTTPViệt Nam - Cu Ba, Điều 28 HDTTTP Việt Nam - Hungary, Điều 16HĐTTTP Việt Nam - Bungary, Điều 21 HĐTTTP Việt Nam -
Ba lan, Điều 17 HĐTTTP Việt Nam - Lào, Điều 19 HĐTTTP ViệtNam - Liên bang Nga, Điều 21 HĐTTTP Việt Nam - Ucraina, Điều 22HĐTTTP Việt Nam - Mông Cổ, Điều 21 HĐTTTP Việt Nam -
Bêlarut Trong trường hợp chủ thé hợp đồng là pháp nhân, theo
đa số HĐTTTP giữa Việt Nam và các nước, năng lực chủ thé đượcxác định theo pháp luật của nước kí kết nơi thành lập pháp nhân đó.Một số hiệp định (HDTTTP Việt Nam - Ba Lan, HDTTTP ViệtNam - Hungary) xác định năng lực chủ thê của pháp nhân theo pháp
luật nước nơi pháp nhân có trụ sở.
6.5.2.2 Luật áp dụng cho việc xác định tính hợp pháp về hình
thức hợp dong
Về nguyên tắc, căn cứ vào khoản 7 Điều 683 Bộ luật Dân sựViệt Nam năm 2015, tính hợp pháp về hình thức hợp đồng đượcxác định theo pháp luật được áp dụng đối với hợp đồng đó (pháp
luật áp dụng cho nội dung hợp đồng) Tuy nhiên, hình thức hợp
đồng không phù hợp với pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó
nhưng phù hợp với pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc
pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó vẫn được công nhậntại Việt Nam Đối với một số loại hợp đồng cụ thể, pháp luật ViệtNam có quy định trực tiếp về hình thức hợp đồng Ví dụ, theo LuậtThương mại Việt Nam năm 2005, hình thức của hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế phải là văn bản hoặc hình thức khác có giá trịpháp lí tương đương (Điều 27)
Tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế
còn được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên Trong các HDTTTP giữa Việt Nam với các nước, ngoại trừ
việc thống nhất trong xác định tính hợp pháp về hình thức hợp đồng
dân sự có yếu tô nước ngoài nói chung, hợp đồng thương mại quốc
tế nói riêng, có liên quan đến bất động sản thì phải tuân theo luật
Trang 26nơi có bất động sản, các hệ thuộc khác được sử dụng để xác địnhtính hợp pháp về hình thức hợp đông, đó là:
- Luật nơi kí kết hợp đồng (Điều 21 HDTTTP Việt Nam - Lào,Điều 32 HĐTTTP Việt Nam - Ucraina, Điều 37 HDTTTP Việt
Nam - Bélarut);
- Luật nơi kí kết hợp đồng, nhưng hình thức hợp đồng tuân thủpháp luật nước nơi thực hiện hợp đồng cũng được coi là hợp pháp(Điều 29 HDTTTP Việt Nam - Bungary);
- Luật áp dụng cho hợp đồng, nhưng nếu hình thức hợp đồng
phù hợp với luật nước kí kết hợp đồng thì hình thức hợp đồng vân
được coi là hợp pháp (Điều 37 HDTTTP Việt Nam - Ba lan, Điều 34
HĐTTTP Việt Nam Liên bang Nga, Điều 40 HDTTTP Việt Nam Mông Cổ);
Luật áp dụng cho hợp đồng, nhưng nếu hình thức hợp đồngphù hợp với luật nước nơi thực hiện hợp đồng thì vẫn được coi làhợp pháp (Điều 32 HDTTTP Việt Nam - Liên Xô)
6.5.2.3 Luật áp dụng cho việc xác định tính hợp pháp vé nộidung hợp dong
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Điều 683 Bộ luật Dân sựViệt Nam năm 2015), về nguyên tắc, việc xác định tính hợp pháp
về nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế sẽ ưu tiên áp dụng
hệ thống pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn (hệ thuộc luậtlựa chọn (lex voluntatis) Tuy nhiên, với một số loại hợp đồng đặcbiệt thì không áp dụng hệ thống pháp luật do các bên thỏa thuận lựa
chọn Cụ thê là, đối với hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì
pháp luật áp dụng đối với việc chuyền giao quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc
sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luậtcủa nước nơi có bat động san đó Đối với hop đồng tiêu dùng, nếu
pháp luật do các bên lựa chọn có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiêu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì sẽ
áp dụng pháp luật Việt Nam Pháp luật Việt Nam cũng quy định các bên có thé thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đôi đó không được ảnh hưởng đến quyền,
Trang 27lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổipháp luật áp dụng, trừ trường hợp được người thứ ba đông ý Trong trường hợp các bên không thỏa thuận chọn pháp luật ápdụng cho hợp đồng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bónhất với hợp đồng đó được áp dụng (khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân
sự Việt Nam năm 2015) Pháp luật các nước được coi là có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng bao gồm:
- Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặcnơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế;
- Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là
cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch
vụ quốc tế:
- Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhânhoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyên giaoquyền sử dụng hoặc chuyền nhượng quyên sở hữu trí tuệ quốc tế;
- Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợpđồng tiêu dùng quốc tế
Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (ví dụ HĐTTTPViệt Nam - Liên bang Nga; HDTTTP Việt Nam - Bêlarut) thườngxác định tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng thương mại quốc
tế theo pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn Nếu các bên khôngthỏa thuận chọn pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật của nước
kí kết nơi bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng thường
trú, được thành lập hoặc có trụ sở.
6.5.3 Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án của tòa
án nước ngoài về tranh chap hợp đông thương mại quôc tê Việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án của tòa án nướcngoài về tranh chap hop đồng thương mại quốc tế dựa trên hai loại
nguồn luật: điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan
Trang 28tới van đề này và pháp luật Việt Nam Khi xem xét công nhận vàthi hành ban án cua tòa án nước ngoài, Tòa án Việt Nam không xét
xử lại vụ án, mà chỉ xem xét các điều kiện về hình thức và xem liệu
việc công nhận có ảnh hưởng tới trật tự công của nước mình hay không Bản án của tòa án nước ngoài khi được Tòa án Việt Nam công nhận và thi hành sẽ có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam như
bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam và được thi hành theo thủtục thi hành án dân sự Bản án của Tòa án nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt
Nam, trừ trường hợp đương nhiên được công nhận (Điều 427 Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015)
6.5.3.1 Công nhận và thi hành ban an của Tòa dn nước ngoài
về tranh chap hợp dong thương mại quốc tê theo các hiệp định tương trợ tw pháp ma Việt Nam là thành viên
Về điều kiện công nhận và thi hành, các HĐTTTP giữa Việt Namvới nước ngoài quy định việc công nhận và thi hành bản án về tranh
chấp hợp đồng thương mại quốc tế cần phải đáp ứng một số điều kiện chính như:
- Vụ việc tranh chấp được xét xử đúng thâm quyên theo quy
định của pháp luật nước được yêu câu công nhận và thi hành;
- Bao đảm các quyên trong lĩnh vực tố tụng cho các bên đương sự;
- Bản án đã có hiệu lực pháp luật và được cho thi hành;
- Ban án không thuộc trường hợp đang được toa án của nước được yêu câu công nhận đang thụ lí, xem xét
- Việc công nhận và thi hành bản án đó không trái với trật tự công hoặc nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước được yêu câu;
Về thủ tục công nhận và thi hành, hầu hết hiệp định (ví dụHDTTTP Việt Nam - Liên bang Nga, HDTTTP Việt Nam - Pháp) quy định việc xem xét công nhận và thi hành bản án của tòa án nướcngoài thuộc thâm quyên của tòa án nước kí kết nơi yêu cầu côngnhận và thi hành, tuân theo pháp luật của nước kí kết đó Tòa ánđược yêu cầu không xem xét lại nội dung bản án, quyết định mà chỉxác định các điều kiện quy định tại hiệp định có được tuân thủ
Trang 29không đề quyết định việc công nhận và cho thi hành Người yêucầu công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài cần nộpDon xin công nhận va thi hành kèm theo ban sao ban án của tòa án
nước ngoài và các giấy tờ cần thiết khác (ví dụ giấy tờ xác nhận
ban án đã có hiệu lực thi hành trên lãnh thé của nước kí kết đã ra
bản án đó).
6.5.3.2 Công nhận và thi hành ban an của Tòa an nước ngoài
về tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế theo pháp luật
Việt Nam
Khi không có điều ước quốc tế có liên quan về vấn đề này, việc
công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài về tranh chấp
hợp đồng thương mại quốc tế sẽ dựa vào quy định của pháp luật trong nước, hiện nay được quy định cụ thé tại Bộ luật Tổ tụng dân
sự năm 2015.
Về phạm vi công nhận và thi hành, các bản án sau đây có khả
năng được công nhận và thi hành tại Việt Nam (Điêu 423):
- Bản án của tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc
tê mà nước đó và Việt Nam là thành viên;
- Bản án của tòa án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điêu ước quôc tê có quy định về công nhận
và thi hành bản án của tòa án nước ngoài nhưng được công nhận và thi hành trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;
- Bản án khác của tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và thi hành.
Về các trường hợp không được công nhận va thi hành, Bộ luật
Tổ tụng dân sự năm 2015 (Điều 439) quy định trong các trường hợp sau, bản án của tòa án nước ngoài về tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế sẽ không được công nhận và thi hành tại Việt Nam:
- Bản án của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện dé được công nhận quy định tại điều ước quốc tế ma Việt Nam là thành viên.
- Bản án chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án đó.
Trang 30- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người
đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không đượctriệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án nước ngoài không đượctống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lí theo quy định của phápluật của nước có Tòa án nước ngoài đó dé họ thực hiện quyền tự
việc, Tòa án Việt Nam đã thụ lí và đang giải quyết vụ việc hoặc đã
có bản án của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và thi hành.
- Đã hết thời hiệu thi hành án theo quy định của pháp luật của
nước có Tòa án đã ra bản án đó hoặc theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
- Việc thi hành bản án đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có Tòa án đã ra bản án đó.
- Việc công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài tại
Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Về thấm quyền, thủ tục công nhận và thi hành, việc xem xétcông nhận và thi hành tại Việt Nam bản án của tòa án nước ngoài
về tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thuộc thầm quyền củaTòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 31 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015) Trong thời han 03 năm, kể từ ngày bản án của Tòa
án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có
quyên, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại điện hợp pháp của
họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định củađiều ước quốc tế mà Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án cùng
là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thâm quyền để yêu cầu côngnhận và thi hành tai Việt Nam bản án đó.
Trang 31Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành, Hội đồngkhông được xét xử lại vụ án đã được Tòa án nước ngoài ra bản án.
Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu bản án của Tòa án nước ngoai,giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cau với các quy định tai Chương
XXXV và Chương XXXVI của Bộ luật Tố tụng dân sự, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dé làm cơ
sở cho việc ra quyết định công nhận và thi hành hoặc không công
nhận bản án đó.
Sau khi xem xét đơn yêu cau, các giấy tờ, tài liệu kèm theo,nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng
thảo luận và quyết định theo đa số, Hội đồng có quyền ra quyết định
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không
công nhận bản án của Tòa án nước ngoài.
Đối với bản án của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành
tại Việt Nam và không có đơn yêu câu không công nhận tại Việt Nam được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đương nhiên được công nhận hiệu lực pháp luật tại Việt Nam.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP,ĐỊNH HƯƠNG THẢO LUẬN
1 Phân tích khái niệm tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
2 Trình bày thâm quyền xét xử tranh chấp hợp đồng thươngmại quôc tê.
3 Trình bày luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quôc tê.
4 Trình bày van dé công nhận và thi hành bản án của tòa án
nước ngoài về tranh châp hợp đông thương mại quôc tê.
5 Phân tích thâm quyén xét xử tranh chấp hop đồng thương
mại quôc tê của tòa án Việt Nam.
6 Phân tích luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quôc tê tại tòa án Việt Nam.
7 Phân tích vẫn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án
của tòa án nước ngoài về tranh châp hợp đông thương mại quôc tê.
Trang 328 Nghiên cứu một vụ việc giải quyết tranh chấp hợp đồngthương mại quốc tế (trong thực tế hoặc giả định) tại tòa án và làm
rõ các van đề về thâm quyền xét xử, luật áp dụng, công nhận và thi hành bản án của tòa án ở nước khác nước tòa án xét xử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Banh Quốc Tuấn, “Quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải
quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học, số 28/2012
-2 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sựViệt Nam năm 2015; Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015; Luật Thương mại Việt Nam năm 2005; Luật Hàng không dân dụng Việt
Nam năm 2006 (sửa đôi, bổ sung năm 2014)
3 Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài.
4 “Các nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế”
(Principles of International Commercial Contracts - PICC) củaViện Quốc tế về nhất thé hóa luật tư (UNIDROIT)
5 Công ước Vienna năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế
6 Công ước La Hay năm 1964 về mua bán quốc tế động sảnhữu hình.
7 Công ước La Hay ngày 25/11/1965 về lựa chọn toà án
8 Công ước La Hay ngày 30/6/2005 về thỏa thuận lựa chọntòa án.
9 Công ước Brussels ngày 27/12/1968 về thâm quyền của Tòa
án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thương mại có yếu
tố nước ngoài và thi hành phán quyết của tòa án về vấn đề dân sự, thương mại.
10 Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng
11 Cục Hàng hải Việt Nam, Số tay Pháp luật Hàng hải, Nxb.Giao thông van tải, Ha Nội, 2003.
12 Jean Derruppe, Tu pháp quốc tế, Nhà Pháp luật Việt - Pháp,
Hà Nội, 2005.
Trang 33_ GB Nguyễn Vũ Hoang, Giải quyết tranh chấp thương mai quốc
tê băng con đường tòa án, Nxb Thanh niên, 2004.
14 Nguyén Bá Bình, “Xác định co quan có thâm quyền giải
quyết tranh chấp và tính hợp pháp của việc chọn luật áp dụng đối
với hợp đồng dân sự có yêu tố nước ngoài”, Tap chí Nghiên cứulập pháp (Văn phòng Quoc hột), sô 06/2008.
15 Nguyễn Thị Quy, Thanh toán quốc tế bằng L/C - Các tranh
chấp thường phát sinh và cách giải quyết, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003.
_16 Nguyễn Bá Diễn, Giáo trình Từ pháp quốc té, Nxb Đại học
quôc gia Hà Nội, 2013.
17 Nguyễn Bá Diễn, Giáo trình Luật Ti hương mại quốc té, Nxb.Đại học quôc gia Hà Nội, 2005.
18 Quy tắc Rome I (Công cụ pháp lí của Liên minh châu Âunăm 2008 ap dụng thay thê Công ước Rome năm 1980, được áp dụng cho những hợp đông được kí từ ngày 17/12/2009).
19 Tham luận Hội thảo Luật Tư pháp quốc tế của Giáo sư
Bernard Audit, Trường Đại học Paris II - Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp, tháng 11/1995.
20 Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quy, Giáo trình Tư pháp quốc tế
Việt Nam, Nxb Đại học quôc gia Thành phô Hô Chí Minh, 2016.
Trang 34Chương 7
GIẢI QUYẾT TRANH CHÁP HỢP ĐÒNG THƯƠNG MẠI
QUOC TE BẰNG TRONG TÀI THUONG MAI QUOC TE
7.1 KHAI QUAT CHUNG VE TRONG TAI THUONG MAI
QUOC TE
7.1.1 Lich sử hình thành và phát triển của trong tài thươngmại quốc tế
7.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trọng tài thương
mại quốc tê trên thê giới
Trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp đã có từ lâu đời
Từ thời Trung Cổ, các nhà buôn khi tiễn hành hoạt động mua bánhàng hóa giữa các quốc gia, thậm chí là các châu lục khác nhau, đã
tự phát triển các quy tắc, nguyên tắc, luật lệ áp dụng riêng cho họ(thường được gọi là “luật của các thương nhân”) Dé giải quyết cáctranh chấp phát sinh, họ lựa chọn chính các thương nhân, cácchuyên gia giỏi đóng vai trò xét xử, phân định tranh chấp dựa trênviệc áp dụng các “/udt cua các thương nhân ”1! Những chuyên gia
đó có thé được coi là những ông tổ của các trọng tài viên ngày nay
Mô hình trọng tài thương mại quốc tế như chúng ta biết đến ngàynay bắt đầu xuất hiện ở châu Âu vào những năm 20 của thé ki XX.Năm 1922, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ban hành Quy tắc
!_http://www.barreau.qc.ca/pdf/Journal/vol35/no8/commerce.html, truy cập lần cuôi ngày 30/7/2015.
Trang 35trọng tài đầu tiên và năm sau, năm 1923, thành lập Tòa Trọng tài ICC.Năm 1923, Nghị định thư Geneva về điều khoản trọng tài ra đời; và 4
năm sau đó, Công ước Geneva về thi hành phán quyết trọng tài nước
ngoài được ban hành (tiền thân của Công ước New York 1958).Trọng tài thương mại quốc tế hiện đại chỉ thực sự phát triển sauThế chiến thứ hai, khi mà các trao đổi thương mại toàn cầu pháttriển nhanh chóng một cách ấn tượng Các tập quán thương mạiquốc tế (chính là “/udt của các thương nhân”) được hình thành và
áp dụng ngày càng rộng rãi Giải quyết tranh chấp băng trọng tàithương mại quốc tế cũng ngày càng được ưa chuộng nhờ những ưuđiểm nỗi bật (nhanh chóng, linh hoạt, có tính chuyên môn cao, bảomật ) Sự ra đời của Công ước New York năm 1958 về công nhận
và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài đánh dau một bướcphát triển vượt bậc của trọng tài trên phạm vi toàn thế giới (hiệnCông ước này đã có 156 quốc gia thành viên1) Năm 1961, Côngước châu Âu về trọng tài thương mại quốc tế ra đời Năm 1976,UNCITRAL đã ban hành Quy tắc trọng tài UNCITRAL, áp dụngcho trọng tài ad-hoc Các quy tắc trọng tài này được công nhận và
áp dụng rộng rãi trên thế giới, và được ghi nhận vào quy tắc củanhiều tổ chức trọng tài quy chế Năm 1985, UNCITRAL ban hànhLuật Mẫu về trọng tải, Luật này đã được nhiều quốc gia, đặc biệt làcác quốc gia đang phát triển áp dụng
Hiện nay, trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giảiquyết tranh chấp được công nhận và áp dụng rộng rãi tại hầu hếtcác quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát trién.7.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của trọng tài vàtrọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
đã được nhà nước quan tâm và có quy định từ khá lâu Qua thời gian,
1 http://www.uncitral.org/uncitral/en/uncitral_texts/arbitration/N Y Convention _ status.html, truy cập lân cuôi ngày 30/7/2015.
Trang 36quy định về trọng tài ngày càng được hoàn thiện dé phù hợp với các
quy định của công ước quôc tê và với sự phát triên của xã hội Ngày 14/11/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà nước Theo Nghị địnhnày, ngành trọng tài kinh tế được tô chức ở cấp Trung ương, khu,thành phó, tỉnh và bộ với chức năng chủ yếu là xử lí các tranh chấphợp đồng kinh tế
Ngày 14/4/1975, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75-CP về
Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế Theo
đó, Trọng tài kinh tế được thành lập như một cơ quan nhà nước cóchức năng quản lí công tác hợp đồng kinh tế, giải quyết các tranhchấp về hợp đồng kinh tế và xử lí vi phạm hợp đồng kinh tế
Tiếp theo đó, trong giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1990, Nhà
nước đã ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ quyên hạn và tô chức bộ máy Trọng tài kinh tê các câp.!
Bắt đầu từ Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, pháp luật
về trọng tài thương mại tại Việt Nam được đôi mới dé phù hợp với
- Nghị định số 24/HDBT ngày 10/8/1981 của Hội đồng Độ trưởng sửa đổi, bổ sung một số điểm về tô chức trọng tài nhà nước về kinh tế nhằm thống nhất tên gọi là Trọng tài kinh tế.
- Nghị định số 62-HĐBT ngày 17/4/1984 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh và huyện.
- Pháp lệnh Trọng tài kinh tế số 31-LCT/HĐNN8 ngày 10/01/1990 quy định tổ chức, phân câp thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chap hợp đồng kinh tế, ghi nhận nguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn Trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.
Trang 37trọng tài thương mại hiện đại Theo quy định của khoản 1 Điều 2Pháp lệnh Trọng tài thương mai năm 2003: “Trọng tai là phương
thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại
được các bên thỏa thuận và được tiễn hành theo trình tự, thủ tục tổ
tụng do Pháp lệnh này quy định).
Gần đây nhất, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được ban
hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 Theo quy định
tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mai năm 2010: “7zongtài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bênthoả thuận và được tiễn hành theo quy định của Luật này”
Qua từng giai đoạn, trọng tài thương mại tại Việt Nam có nhữngthay đổi nhất định về cả hình thức tô chức lẫn thẩm quyền Nếu nhưtrước năm 1994, trọng tài kinh tế tại Việt Nam hoạt động như một
cơ quan nhà nước, có chức năng giải quyết tranh chấp về hợp đồngkinh tế và quản lí công tác hợp đồng kinh tế mà chưa thực hiệnđược vai trò trọng tài như bản chất của khái niệm này thì đến năm
1994, theo quy định của Nghị định 116-CP, trọng tài kinh tế đã trởthành một tô chức xã hội - nghề nghiệp (được gọi là trọng tài 116)
và không còn các chức năng quản lí nhà nước như trước đây Từ Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Nhà nước đã quy định
rõ, trung tâm trọng tai là tổ chức phi chính phủ, có tư cách phápnhân, có con dấu và tài khoản riêng.1
Trên thực té, trọng tài thương mại quốc tế đã hình thành và hoạtđộng tại Việt Nam từ khá sớm Năm 1963, Hội đồng trọng tài NgoạiThương đã được thành lập; và năm 1964 là Hội đồng trọng tài hànghải nhằm chủ yếu giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động
ngoại thương giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa Đây là
hai tổ chức tiền thân của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam(VIAC) VIAC được thành lập theo Quyết định số 204/TTg
1 Theo Điều 16 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 và Điều 27 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Trang 38ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Hộiđồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài Hàng hải Chođến thời điểm hiện tại, VIAC vẫn là trung tâm trọng tài quốc tế lâuđời nhất và có uy tín nhất tại Việt Nam Ngoài ra, còn có một số
trung tâm trọng tài thương mại khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật trọng tài.
7.1.2 Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế
7.1.2.1 Khai niệm “trọng tài thương mai”
Theo Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA): “Trọng tài là cách thứcgiải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một sốngười khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuốicùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.1
Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết
của trọng tài nước ngoài không đưa ra định nghĩa trọng tài Công ước này cũng không giới hạn việc sử dụng phương thức trọng tài chỉ
trong lĩnh vực thương mại; nhưng cho phép các quốc gia tuyên bốbảo lưu theo Điều I(3) của Công ước, theo đó chỉ áp dụng trọng tàicho các tranh chấp thương mai.2 Tuy nhiên, Công ước New York
1958 không đưa ra định nghĩa thương mại; thế nào là tranh chấpthương mại sẽ được hiểu theo luật quốc gia thành viên
Theo Điều 2 Luật Mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mạiquốc tế (sau đây gọi là Luật Mẫu): “Trọng tài là mọi hình thức trọngtài mà việc tô chức được giao hoặc không được giao cho một thiếtchế trọng tài thường trực.” UNCITRAL có đưa ví dụ3 (nhưng
1 Đặc san Tuyên truyền pháp luật, chủ đề “Trọng tài thương mại và Pháp luật về Trọng tài thương mại” của Hội đồng phô biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2013.
2 Đã có 46/157 quốc gia thành viên thực hiện bảo lưu này Xem danh sách các quốc gia thành viên tại: http://www.uncitral.org/uncitral/en/uncitral_texts/arbitra tion/NY Convention_status.html
3 Quan hệ có tinh chất thương mai: giao dịch thương mại cung cấp hoặc trao đôi hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện thương mại; ủy nhiệm thu hồi
Trang 39không giới han) và chú giải khái niệm “zơng mai” phải được hiểutheo nghĩa rộng, dé chỉ các van đề liên quan đến các quan hệ có tínhchất thương mai, du quan hệ đó phát sinh từ hợp đồng hay không
có hợp đồng
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:
“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do cácbên thoả thuận và được tiễn hành theo quy định của Luật này” Khái
niệm “/hương mại”, theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: (i) tranh chấp giữa các bên phát sinh
từ hoạt động thương mai;! và (ii) tranh chấp phát sinh giữa các bêntrong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
Nói cách khác, trọng tài thương mại là phương thức giải quyếttranh chấp thương mại, theo đó, các bên thỏa thuận giao vụ việctranh chấp cho trọng tài xét xử và ra quyết định cuối cùng; quyếtđịnh này có tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp
Về cơ bản, trọng tài thương mại là phương pháp giải quyết tranhchấp phát sinh ngoài khuôn khổ toà án Trọng tài được tiễn hànhtheo một thủ tục nhất định và theo những nguyên tắc nhất định vớinhiều điểm khác biệt so với tô tụng tại tòa án Sự khác biệt cơ bản
là phán quyết của trọng tài có giá trị chung thâm Tố tụng trọng tàiđược tiễn hành không công khai, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.7.1.2.2 Tinh chất “quốc té” của trọng tài
Về khái niệm trọng tài thương mại quốc tế, Điều 1.3 Luật Mẫu
của UNCITRAL quy định:
nợ; thuê mua; xây dựng; dịch vụ tư vấn; hợp đồng tổng thầu; li-xang; đầu tu; tài chính; ngân hang; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc giao thầu công chính; liên doanh hoặc các hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh khác; vận tải hàng hóa hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ.
1 Theo đó, hoạt động thương mại, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “la hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gom mua ban hang hoá, cung ứng dich vụ, dau tư, xúc tiễn thương mai và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác ”.
Trang 40“3 Trọng tai là quốc tế nếu:
(a) Các bên tham gia thoả thuận trọng tài, tại thời điểm kí kết thoả
thuận trọng tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc(b) Một trong những địa điểm sau đây được đặt ở ngoài quốcgia mà các bên có tru sở kinh doanh:
(i) Nơi tiễn hành trong tài nếu được xác định trong hoặc theo
thoả thuận trọng tài;
(ii) Nơi mà phan chủ yếu của các nghĩa vu trong quan hệ
thương mại được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh cháp có quan hệ mật thiét nhát;
(c) Các bên đã thoả thuận rõ rằng vấn đề chủ yếu của thoả
thuận trọng tài liên quan đên nhiễu nước ”.
Thuật ngữ “trong tai quốc tế” được sử dụng rat phố biến tại
Việt Nam, nhưng không được ghi nhận chính thức trong các văn bản
luật Thuật ngữ này thường được sử dùng dé chi trọng tài giải quyếtcác tranh chấp quốc té/tranh chấp có yếu t6 nước ngoài
Trọng tài quốc tế có những đặc điểm khác với trọng tài trongnước Trước hết, về van đề ngôn ngữ, đối với tranh chấp có yếu tốnước ngoài, các bên tranh chấp có thé thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ,
và ngôn ngữ đó có thể là tiếng nước ngoài (khoản 2 Điều 10 LuậtTrọng tài thương mại năm 2010) Trong tổ tụng trọng tài quốc tế, cácbên có quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng, luật đó có thể là luậtnước ngoài, tập quán thương mại quốc tế (khoản 2 Điều 14 LuậtTrọng tai thương mai năm 2010).
Cần phân biệt trọng tài quốc tế với trọng tài nước ngoài Mộtphán quyết trọng tài tại Trung Quốc sẽ được coi là phán quyết củatrọng tài nước ngoài tại Việt Nam, dù cho các bên của tranh chấpđều là các công ti tại Trung Quốc
7.1.3 Các loại trọng tài thương mại quốc tế
Trên thế giới đã có nhiều mô hình tổ chức trọng tài khác nhau