1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Chuyên Đề văn học dân gian Việt Nam

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chuyên Đề văn học dân gian cung cấp thêm thông tin về những kiến thức cơ bản về văn học dân gian qua khái niệm, đặc trưng, phân loại, giá trị và ảnh hưởng của chúng tới văn học viết

Trang 1

Chuyên đề

VĂN HỌC DÂN GIAN

VIỆT NAM

Trang 2

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hình thành và phát triển bởi nhiều tầng lớp nhân dân Văn học dân gian được

lưu truyền và giữ gìn qua nhiều thế hệ cho tới ngày này bằng hình thức truyền miệng

KHÁI NIỆM

của văn học dân gian

Trang 3

Đặc trưng cơ bản

của Văn học dân gian

Tính truyền miệng của văn học dân gian

Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian Văn học truyền miệng ra đời từ thời dân tộc chưa có chữ viết và vẫn tiếp tục phát triển khi đã có chữ viết và văn học viết

+ Văn học dân gian có nhiều hình thức diễn xướng khác nhau: tục ngữ thì nói, truyện thơ thì ngâm, ca dao thì hát, cổ tích thì kể, chèo tuồng thì diễn…

+ Do tồn tại, lưu hành bằng phương thức

truyền miệng nên tác phẩm văn học dân gian thường ngắn gọn, dễ nhớ và có thể dễ dàng thêm bớt bởi người đời sau.

Tính tập thể của văn học dân gian

Những tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian Tập thể là một biểu hiện khác của

phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian Có những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là công trình sáng tác tập thể của cộng đồng nhưng cũng có những tác phẩm mà xét về nguồn gốc là sáng tác cá nhân Dù lúc đầu có thể do một cá nhân sáng tác nhưng trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, các địa

phương, thời gian khác nhau, tác phẩm văn học dân gian luôn có khả năng tiếp nhận

những yếu tố sáng tác mới và trở thành sở hữu tập thể.

Trang 4

12 THỂ LOẠI

Thần thoại

Truyền thuyếtSử thi

Truyện cổ tíchTruyện ngụ

Tục ngữCa dao

Truyện thơ

Câu đốVè

của văn học dân gian

Trang 5

Thể loại

Thần thoại

Truyền thuyết

Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng Bên cạnh đó

cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

Tính nguyên hợp điển hình

Tính lãng mạn trong tư duy phức thể huyền thoại.

Khái niệm

Truyền thuyết kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử.

Truyền thuyết có sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

Truyền thuyết thường thể hiện thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.

Trang 6

Truyện cổ tích

Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình

tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động

Sử thi

Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây

dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những vị anh hùng, những sự kiện lớn có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống

cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Thể loại

Khái niệm

Đặc trưng

Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, là câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện nhưng đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học

dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.Mang tính giáo dục cao, mỗi câu

chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,

Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai

đoạn khác nhau.Nghệ thuật: sử thi là những câu

chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục

ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.

Trang 7

Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.

Truyện cười

Truyện ngụ ngôn

Tác phẩm tự sự dân gian, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con

người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích)

Tục ngữ

Thể loại

Khái niệm

Đặc trưng

Trang 8

Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác

nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người

Vè Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn bản, có lối kể

mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, nước.

Ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng và tình cảm của người dân trong các mối quan hệ, phản ánh lịch sử và các phong tục tập quán truyền thống của người dân Việt Nam Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, thường ngắn gọn ngôn ngữ bình dị

Là một thể loại VHDG mà chức năng chủ yếu là phản ánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và hiện tượng chuyển hóa gây nhiễu, được dùng để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui, giải trí

Thể loại

Khái niệm

Đặc trưng

Tính xác thựcTính lạ hóa

Tính phổ biến, khái quát của vật đố

Trang 9

Truyện thơ

Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.

Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã

Thể loại

Khái niệm

Đặc trưng

Bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ Nhân vật trong chèo

thường mang tính ước lệ Chèo luôn gắn với chất "trữ tình"

Cốt truyện thơ đa dạng, không thuần nhất Nhân vật xây dựng theo phương thức hiện thực Ngôn ngữ truyện thơ là ngôn ngữ thơ, các làn điệu dân ca dân tộc, giàu hình ảnh Không gian truyện thơ là không gian của sinh

sống, lao động, sản xuất và chiến đấu của các dân tộc.

Trang 10

Giá trị cơ bản

của Văn học dân gian

Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời

gương phản chiếu các vấn đề lịch sử, xã hội dưới góc nhìn của

nhân dân.

Văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan Đó là tình yêu thương giữa người với người, là tinh thần đấu tranh với khát khao bảo vệ và giải phóng con người khỏi những bất công, là niềm tin bất diệt vào chiến thắng của chính nghĩa, hướng con người đến giá trị chân - thiện - mĩ Hơn thế

nữa, văn học dân gian còn góp phần hình thành và bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho con người

Văn học dân gian giúp con người nhận thức về cái đẹp, nâng cao

năng lực hiểu biết, đánh giá cái đẹp Là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

Khi văn học viết chưa phát triển, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo, giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông.

Trang 11

– Về phương diện nội dung: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại

những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, các dân tộc Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên xã hội, góp

phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người Nó bảo tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu

tình thương,… Biểu hiện rõ nhất là ở đề tài,

nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước,

tình yêu con người,…

– Về phương diện nghệ thuật: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà văn một kho tàng các truyền

thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp

xây dựng nhân vật, hình

ảnh, cách nói, các biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dân gian,…

=> Trong quá trình phát triển, văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu Trái lại, văn học viết làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.

Ảnh hưởng của Văn học dân gian tới Văn học viết

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w