Những thông tin cơ bản về thể loại ca dao: Khái niệm/ Phân loại/ Nội dung/ Đặc điểm thi pháp/ Sưu tầm ca dao
Trang 1CHUYÊN ĐỀ CA DAO – DÂN CA
1 Khái niệm ca dao-dân ca:
Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người
2 Phân loại ca dao:
-Đồng giao
-Ca dao lao động
-Ca dao ru con
-Ca dao về lễ nghi, phong tục tập quán
-Ca dao trào phúng, hài hước
-Ca dao trữ tình
-Ca dao than thân
3 Nội dung ca dao:
-Ca dao than thân:
Những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ Những con người ấy phải chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận Họ gửi tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, mượn ca dao để thổ lộ giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao khổ xưa
-Ca dao yêu thương, tình nghĩa:
+Tình yêu quê hương, đất nước: Thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau
+Tình cảm gia đình: Ngợi ca công ơn trời biển của cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở về lòng biết ơn với công lao của cha mẹ, còn là nỗi nhớ thương da diết, quặn lòng của người con gái phải lấy chồng xa quê khi hướng về quê mẹ, lòng kính trọng đối với ông bà, tổ tiên và tình cảm anh em thân thương gắn bó máu thịt
Trang 2+Tình yêu đôi lứa: Bày tỏ nỗi lòng tình cảm giữa hai người yêu nhau Thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển, nhưng cũng có lúc thật chân thành mộc mạc; một thứ tình yêu mộc mạc chân quê, pha trộn hương đồng cỏ nội, thênh thang như đồng lúa và uyển chuyển nhẹ nhàng như đòn nước lững lỡ nhè nhẹ êm trôi của những dòng sông
-Ca dao hài hước:
Thể hiện tiếng cười với tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnhcủa những người nhân dân lao động Việt Nam và qua đó, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
-Ca dao châm biếm:
Phản ánh những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống, có ý nghĩa châm biếm, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội
4 Đặc điểm thi pháp ca dao
4.1.Đặc trưng cái tôi trữ tình trong ca dao:
Thông thường nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình, đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc tâm trạng trong tác phẩm Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ thể hiện được tâm hồn người, tấm lòng người Trong ca dao dân ca Việt Nam, cái tôi trữ tình thường là những cảm xúc chủ đạo được thể hiện tinh tế, đa dạng Nhân vật trữ tình trong ca dao là người bình dân, người thi sĩ, những người sáng tác, người diễn xướng, thống nhất với nhau
Chủ thể trữ tình thường được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với đối tượng trữ
tình, biểu hiện qua hai loại nhân vật
+ Nhân vật hiển ngôn: hình tượng con người được trực tiếp thể hiện tình cảm bộc
lộ tâm tư, suy nghĩ cảm xúc trong lời ca
+ Nhân vật biểu tượng thông qua biểu tượng, con người bộc lộ tâm tư cảm xúc với
nhau, đó là những biểu tượng gần gũi với con người Việt Nam.
Trang 3Nhân vật trữ tình hiện lên trong sinh hoạt hằng ngày, cuộc sống lao động, trong mối quan hệ với thiên nhiên, gia đình làng xóm có lúc đối thoại, có lúc độc thoại Cảm xúc tâm tư của nhân vật trữ tình được bộc lộ bằng nhiều giọng điệu tâm tính sâu lắng, trách móc, giận hờn, đau buồn, xót xa, nói bóng gió, hồn nhiên vui tươi
4.2.Thời gian và không gian:
Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm
-Ngoài ra trong ca dao còn có thời gian đối lập: khi xưa – bây giờ, khi đi –
khi về sự thay đổi trong tình cảm .
* Không gian
Gần gũi, bình dị ở làng quê, là phương tiện để nhân vật bộc lộ tâm tư, cảm xúc suy nghĩ của mình Đây là không gian trần thế, đời thường gắn với môi trường sống thân thuộc với con người bình dân
Bên cạnh tính xác thực, không gian nhiều khi cũng mang tính phiếm chỉ và
bị chi phối bởi cảm quan của nhân vật trữ tình
Không gian địa lí: những câu ca dao viết về miền quê cụ thể, địa danh cụ thể
qua đó thể hiện niềm tự hào tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng:
Ngoài ra còn có một số không gian tiêu biểu như
+ Không gian thề nguyền: trăng sao, cây đa, bến đò… thể hiện sự bất biến, vĩnh
hằng
+ Không gian đối lập: xa-gần, đông-tây… thể hiện sự cách trở, không hoà
hợp, ngang trái
Trang 4+ Không gian tâm lí: không có thực, được nhận diện bằng cái nhìn khác
thường đầy chủ quan
+ Không gian phiếm chỉ
+ Không gian vật lí: ở đó người bình dân sinh sống, làm lụng, tình tự,
than thở
+ Không gian xã hội: mối quan hệ đa dạng giữa người với người
=> Trong văn thơ thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có mối liên hệ
chặt chẽ, một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật
4.3.Các biểu tượng phổ biến:
Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao được xây đựng bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng về một ý niệm tượng trưng Biểu tượng không chỉ đơnthuần thay thế cái được biểu hiện mà còn chủ yếu tượng trưng cho những ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng của con người
Hệ thống biểu tượng nghệ thuật mang những đặc trưng, biểu hiện sâu sắc tính địa phương, tính dân tộc Nó gồm một số biểu tượng phổ biến sau:
- Con cò
Đi vào trong văn học, con cò trở thành một biểu tượng nghệ thuật đầy sáng tạo của cha ông ta khi nó gắn liền với hình ảnh người nông dân lam lũ, chịu thương chịu khó, cần cù vất vả trên đồng ruộng Hình tượng con cò đã trở thành một mô-típ đậm đặc bản sắc dân tộc và tính nhân dân, thường khơi gợi ở lòng người nhiều tìnhcảm và kỉ niệm về quê hương đất nước
- Hoa
Hoa là thứ biểu tượng đáng chú ý trong ca dao Hoa đi vào thế giới văn học mang ýnghĩa tượng trưng cho một phẩm chất, một thân phận, một thời hoa của một đời người Trong đó, hoa nhài và hoa sen là đối tượng được phản ánh khá nhiều trong kho tàng ca dao Việt Nam
+Hoa nhài
Trong ca dao, hoa nhài là một thứ hoa đẹp vẻ đẹp hài hoà, bình dị Ta thấy được quan niệm thẩm mĩ và quan niệm đạo đức của nhân dân lan động Họ ưa chuộng
Trang 5những gì giản dị, nhỏ bé; ca ngợi thuỷ chung, tình nghĩa; thích cái đẹp bên trong hơn cái phô trương bện ngoài.
+Hoa sen
Với sức sống mãnh liệt, dẻo dai và phẩm chất trong sạch, thanh cao hoa sen đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp thánh thiện mà giản dị, chất phác, hiền lành của người dân đất Việt
-Trúc – mai
Theo quan niệm của nhà nho, tùng, trúc, mai là những thứ cây tượng trưng cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩm chất trong sạch của người quán tử Còn tác giả dân gian không mấy khi tả thực cây trúc, cây mai Họ nhắc đến mai, trúc nhằm thể hiệncon người Trong ca dao, biểu tượng trúc mai thương được dùng với ý nghĩa tượngtrưng cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên
4.4 Mô-típ quen thuộc:
-”Thân em/ Thân em như… “
Ở những câu, bài ca dao có “Thân em… ” mang nghĩa là thân phận, cuộc đời của người phụ nữ Những thân phận, cuộc đời này thường có số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo
Đa phần những câu ca dao với mô-típ này thường mang giai điệu buồn bã, chán ngán, ai oán cuộc đời bạc bẽo, xã hội phong kiến bất công, tàn nhẫn “Thân em…” phản ánh sự lệ thuộc, thể hiện nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội có Những câu ca dao này đã liên tưởng, thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ Cuộc đời người phụ nữ xưa kia bị lệ thuộc, ràng buộc bằng nhiều sợi dây, hữu hình và vô hình, khiến họ không thể vươn lên, chiến thắng nổi số phận
Qua những câu ca dao mở đầu bằng mô-típ “Thân em… “, người bình dân còn
muốn thể hiện nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ khó cổ thể giãi bày trong xãhội đương thời Họ phải gửi gắm lòng mình qua những câu ca dao khắc khoải đọc lên mà nghe lòng xiết bao xót xa Những người mẹ – người nghệ sĩ của tình thương
đã ngân lên những giai điệu hát ru đẹp và ngọt ngào bằng những câu ca dao Vì thế
mà ca dao đã đi sâu vào tiềm thức và tâm hồn của người bình dân Bằng những câu
ca dao với mô-típ “Thân em… “, dân gian đã thốt lên những tiếng đời than thân,
trách phận Bên cạnh đó họ còn thể hiện thái độ phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, làm giàu thêm cho ca dao người Việt
-”Chiều chiều… “ nỗi nhớ trong ca dao:
Trang 6Chiều là khoảng thời gian gần tối, trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống, mang trạng thái tĩnh, hay gợi buồn Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày, là thời điểm của gặp gỡ, đoàn tụ, trở về (con chim dáo dát bay về tổ, thuỷ triều cũng vội
vã về với biển, con người cũng trở về với mái ấm, chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình) Ấy vậy mà vào thời điểm ấy, các chàng trai, cô gái cô đơn xa cách người thương, còn người phụ nữ lấy chồng xa quê thì bơ vơ nơi đất khách quê người Vì vậy khi câu hát của họ vang lên là cả một khoảng trời nhớ thương nhức buốt, là những khoảng trống vô hình, là những lời tâm sự thiết tha chân tình
Mỗi sự vật, hiện tượng đều tuân theo một quy luật vận động nhất định và thời gianchính là chiếc chìa khóa vàng giúp người ta nhận ra giá trị đích thực của con
người, của cuộc đời
Cũng như không gian, thời gian là một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt đối với nhận thức và tình cảm con người Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều mô-típ về thời
gian, nhất là thời gian “chiều chiều” . Đó là một mô-típ chứa đựng rất nhiều thú vị
nhưng cũng còn nhiều ẩn số chờ đợi chúng ta tiếp tục khám phá và tìm hiểu
4.5.Ngôn ngữ ca dao:
Nghệ thuật văn học dân gian tác động tới con người bằng kí hiệu ngôn ngữ. Đó cũng là một loại hình nghệ thuật của thi pháp ca dao Thông qua những tín hiệu ngôn ngữ, hầu hết các bài ca đạo đã thể hiện một cách cụ thể, phong phú và linh hoạt những hình tượng thẩm mĩ văn học phản ánh mọi mặt của cuộc sống sinh hoạt, những suy tư và diễn biến cung bậc tình cám của con người
Chính vì thế mà ngôn ngữ ca dao trong sinh hoạt diễn xướng dân ca với sự cộng hưởng của các yếu tố nghệ thuật dân gian luôn toả sáng làm cơ sở trực tiếp cho những bài ca đao đậm đà hương sắc của người Viết Nam
Ngôn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dã thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân lao động Tuỳ theo đặc điểm cấu tạo của ngônngữ từng dân tộc mà hệ thống nhịp điệu trong thơ, sắc thái tu từ, cách vận dụng ngôn ngữ mang những nét khác nhau
Để biểu lộ tình cảm của mình, những lời tâm sự không biết giãi bày cùng ai, nhân dân ta đã đưa tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, tự hỏi, nói, chất vấn nỗi buồn của mình như tìm kiếm một sự an ủi và hình thức độc thoại là một thể loại mà dân gian ta hay chọn lựa để gửi gắm tâm tư tình cảm của mình
Trang 7Ngôn ngữ đối thoại cũng thật gần gũi với cuộc sống sinh hoạt đời thường Đó chỉ
là hình ảnh con trâu, cái cày, những người bạn thân của nhà nông, nhưng khi bước vào ca dao nổ đã trở thành những hình tượng nghệ thuật mang tính chất so sánhĐặc biệt hình thức đối thoại trong ca dao là cơ sở cho những bài hát đối đáp dao duyên, một hình thức phổ biến trong sinh hoạt diễn xướng dân ca ba miễn Phần lớn nội dung đều mang tính trữ tình, diễn tả tâm trạng của tình yêu đôi lứa
Ngôn ngữ ca dao có sự kết hợp của ngôn ngữ về thời gian và không gian đem đến cho ca dao một nét đặc sắc riêng không trùng lặp với các thể loại khác
Thời gian hiện tại trong ca dao được thể hiên bằng những cụm từ chỉ hiện tại như:
“hôm qua”, “đêm nay”, “khi xưa” thì thời gian trong ca dao vẫn diễn tả sự việc mang ý nghĩa hiện tại
Để cụ thể hoạt tất cả hình ảnh bằng cách hiểu, cách nghĩ đa chiều thì ngôn ngữ không gian chính là ngôn ngữ chính tạo nên chiều sâu của bài ca dao Nó thể hiện không gian của nội tâm con người qua các hình ảnh quen thuộc như cây đa, bến nước; sân đình, đồng ruộng,… nơi gặp gỡ của các nhân vật trữ tình
Ca dao đa dạng, phong phú còn thể hiện ngay ở cách xưng hô, ngôn ngữ sử dụng đại từ nhân xưng chứa dựng tình cảm lúc đối đáp với nhau Đại từ nhân xưng cũng
là ngôn ngữ phiếm chỉ xu hướng không cá thể hoá nhân vật là đặc điểm của thơ ca dân gian Việt Nam, và đó là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc làm tănggiá trị diễn xướng của ca dao
Đặc sắc ngôn ngữ ca dao chính là ở chỗ nó kết hợp nhuần nhuyễn hai phong cách, ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ hội thoại, nó truyền miệng bằng thơ Chỉnh hình thức tồn tại đó đã khiến ca dao thấm đượm thơm lâu trong lòng người đọc
4.6.Thể thơ lục bát:
Trong những tác phẩm thơ ca dân gian, ca dao được sáng tác ở nhiều hình thức thơkhác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp, tuy nhiên được vận dụngphổ biến hơn cả là thể lục bát Điều này thật dễ hiểu vì thơ lục bát là “những lời nói vần” gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc
-Thể lục bát trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộcsống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú Các tác phẩm ca dao được làm theo thể lục bát được vận dụng linh hoạt
và nhiều vẻ nhất trong dân ca, trong những giai điệu ngâm ngợi, ca xướng uyển
Trang 8chuyển Sở dĩ như vậy là do kết cấu đặc trưng riêng biệt về âm luật của thể loại thơnày Có thể thấy lục bát mang đầy đủ dáng dấp của một thể thơ cách luật với
những yếu tố đặc thù về tổ chức âm thanh: gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu trong hình thức tối thiểu là một cặp lục bát gồm 2 câu với số tiếng cố định: 6 tiếng (câu lục) và 8 tiếng (câu bát) Phương thức gieo vần 6-8 là thao tác đặc biệt tạo nên được vẻ nhịp nhàng trong ngôn ngữ thơ, là phương tiện tổ chức văn bản và là chỗ dựa cho sự phát triển nhạc tính để hình thành nên những âm hưởng nhiều màu sắc vang vọng trong thơ Nhịp điệu thơ lục bát về cơ bản là nhịp chắn 2/2/2, 2/4/2, hoặc 4/4 diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau…nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lễ 3/3, 1/5, 3/5
-Lục bát biến thể là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít trên sáu dưới tám mà có sự co dãn nhất định về âm tiết, về vị trí hiệp vần… Lục bát biến thể cũng là vấn đề đáng chú ý trong ca dao Phần lớn câu lục biến thể tăng tiếng đều bắt nguồn từ dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian mà cách nói phổ biến
là giảng giải, phân trần Một số câu lục biến thể có sự chêm xen các từ khẩu ngữ đệm vào, đây là một đặc điểm của thơ hát nói.
Không hẳn lục bát chỉ có tàng số tiếng, câu nói có thể ngắn gọn, súc tích hơn cũng
có thể nhờ vào câu lúc biến thể giảm số tiếng Loại biến thể này thì lời ca như những câu châm ngôn, có lời như một tục ngữ Lời thơ súc tích, hàm nghĩa mang tính triết lí nhân sinh, những nhận xét sắc sảo về những vấn đề cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu
Mang những đặc trưng chung của kiểu câu lục và câu bát biến thể và có những đặc điểm như câu suy luận nhiều vế, câu kết hợp nhiều kiểu câu, khuôn lục bát không
rõ ràng, câu nặng tính khẩu ngữ, thường là câu dồn chứa nhiều thông tin, ranh giới câu lục thường xâm lấn câu bát hoặc ranh giới chức năng của hái câu không rõ ràng
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể Tuy vậy cũng
có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phốithanh, hiệp vần… đó là dạng lục bát biến thể Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạtlinh cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát về cơ bản vẫn giữ nguyên Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát
Trang 9Từ ngàn đời nay sự liên kết luôn tạo nên những thứ bền chặt nhất, và thể song thất lục bát kết hợp với lục bát đã tạo nên được một âm hưởng vang vọng, bay xa hơn cho ca dao Việt Nam Đa dạng phong phú nhưng không kém phần tinh túy xâu xa với ba lối liên kết cơ bản nhất đã làm cho ý nghĩa của ca dao thấm dần vào hồn thơcủa người
5 Sưu tầm ca dao
- Đồng giao:
1.Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Lạy cậu lạy mợ,
Cho cháu về quê,
Cho dê đi học,
Cho cóc ở nhà,
Cho gà bới bếp,
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
3.Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ Kéo cưa lừa kít Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa Lấy gì mà kéo
4.Nu na nu nống,
Thằng cộng, các cạc, Chân vàng, chân bạc.
Trang 10Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Phải tội đàn ông,
Cơm trắng như bông,
Gạo tiền như nước,
Đổ mắm đổ muối.
Đổ chốt hạt tiêu,
Đổ niêu cứt gà.
Đổ phải nhà nào,
Nhà nấy phải chịu.
7.Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, be rượu nuốt người lao đao.
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò,
Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu.
Gà con đuổi bắt diều hâu,
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông Thóc giống đuổi chuột trong bồ, Đòng đong cân cấn đuổi cò ngoài ao.
8.Con cò mắc giò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay Con cu đánh trống bằng tay Con mào đội mũ làm thầy đọc văn Chiền chiện vừa khóc vừa lăn Một bầy se sẻ bịt khăn cho cò.
Tôi có bề nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
11.Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi,
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
12.Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống.
Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm
Trang 11Lấy rơm đun bếp
Lấy ông nắng lên.
Cho trẻ con chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày.
13.Cái cò cái vạc cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
Không, không tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi!
Chẳng tin ông đến mà coi,
Mẹ con cái diệc còn ngồi ở kia
14.Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu.
Tay nào không?
16.Con kiến mày kiện củ khoai,
Mày chê tao khó lấy ai cho giàu.
Nhà tao chín đụn mười trâu, Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân.
Cầu này cầu ái cầu ân, Một trăm con gái rửa chân cầu này.
Có rửa thì rửa tay chân, Chớ rửa lông mày chết cá ao anh.
Nhà anh có một cây chanh,
Nó chửa ra ngành nó đã ra hoa.
Nhà anh có một mụ già,
Thổi cơm chẳng chín quét nhà chẳng nên.
Ăn cỗ lại đòi ngồi trên, Mâm son bát sứ đưa lên hầu bà.
17.Ba bà đi bán lợn con,
Bán đi chẳng đắt lon ton chạy về.
Ba bà đi bán lợn sề, Bán đi chẳng đắt chạy về lon ton.
18 Nhà nào nhà nấy, còn đèn còn lửa,
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào Bước lên giường cao thấy đôi lồng ấp, Bước ra đằng sau, thấy ngôi nhà lợp Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm, Ông sống một trăm, thêm năm tuổi lẻ.
Vợ ông sinh đẻ những con tốt lành,
Những người như tranh, những con như rối.
Trang 1219.Tháng giêng là nắng hơi hơi
Tháng hai là nắng giữa trời nắng ra
20.Con cò chết tối hôm qua
Có một hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau rong
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
21.Ăn một bụng cơm cho no
Chạy ra ngoài gò
Bắt một con công
Đem lên biếu ông
Ông cho trái thị
Đem ra biếu chị
Chọ cho bánh khô
Đem vào biếu cô
Cô cho bánh ú
Đem cho biếu chú
Chú cho buồng cau Nay chừ chú thím giận nhau Đem trả buồng cau cho chú Trả bánh ú cho cô
Trả bánh khô cho chị Trả trái thị cho ông Bắt con công, đem về nhà.
22.Cùng là chị
Bé là em
Em, anh, chị Cùng một bát máu sẻ Cùng một khúc ruột rà Cùng con của mẹ cha Cùng nhau ở một nhà Yêu thương, giúp đỡ nhau
Ăn ở cho thuận hòa.
23.Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu nành
24.Rềnh ràng rềnh ràng
Đi chợ mua hàng Tìm các loại rau
Vị ngọt hàng đầu
Là mớ rau ngót
Trang 13Có thêm tí bọt
Là nắm rau đay
Mát ruột mới hay
Là bó rau má
Nấu với tôm cá
Là rau cải xanh
Nấu canh rất lành
Là rau láo nháo
25.Cái tôm cái tép đi đưa bà còng,
Đưa bà đến quãng đường đông
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau.
26.Tôi ở trên trời
Tôi rơi xuống đất
Tưởng rằng tôi mất
Chẳng hóa tôi không
Tôi chảy ra sông
Nuôi loài tôm cá
Qua các làng xã
Theo máng theo mương
Cho người trồng trọt
Thóc vàng chật cót
Cơm trắng đầy nồi
Vậy chớ khinh tôi
Hạt mưa hạt móc.
27.Mang vó đi câu
Được con cá nào
Về xào con nấy Được con cá này Thì để phần cha Được con rô bé Thì để phần mẹ Được con cá bè Thì để phần em Trời mưa trời gió Mang vó ra ao.
28 Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
29.Con gà cục tác lá chanh
Con lơn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
30.Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt leo vào leo ra.-Ca dao lao động:
1 Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu