Trong mô hình TPB Ajzen,1991, nhận thức kiểm soát hành vi xuất phát từ nhận thức của con người đối với mức độ khóhay dễ về khả năng kiểm soát khi đứng trước một sự vật, hiện tượng hay tì
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung 11
2.2 Mục tiêu cụ thể 11
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu 12
3.2 Phạm vi nghiên cứu 12
4 Giả thuyết khoa học
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Bố cục báo cáo
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Freelancer, đặc điểm của Freelancer
1.1.1 Khái niệm Freelancer 14
1.1.2 Đặc điểm Freelancer 14
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về Freelancer trong và ngoài nước
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước 15
1.2.2 Các nghiên cứu tại nước ngoài 17
1.3 Các nghiên cứu khác
1.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đối với ý định trở thành Freelancer
1.4.1 Thái độ cá nhân (Personal Attitude) 24
1.4.2 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control) 26
1.4.3 Nhận thức xã hội (Social Cognitive) 27
1.4.4 Vốn xã hội (Social Capital) 28
1.4.5 Tính cách cá nhân (Individual Personality) 29
1.5 Ý định hành vi
1.6 Các mô hình ảnh hưởng đến ý định
1.6.1 Thuyết hành động hợp lý - TRA 31
1.6.2 Thuyết hành vi dự định - TPB 31
1.7 Đề xuất mô hình nghiên cứu
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 3CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Freelancer, đặc điểm của Freelancer
1.1.1 Khái niệm Freelancer
Freelancer - người làm việc tự do - một thuật ngữ đặc trưng cho nhóm người không đượcngười sử dụng lao động thường xuyên tuyển dụng trong thời gian dài hạn (Wood và cộng sự,2018) Lịch sử phát triển của nghề tự do đề cập rằng những người làm nghề tự do ban đầuđược gọi là “Người lao động không biên giới” vào những năm 1970 tại Viện Công nghệMassachusetts (Tams & Arthur, 2010) Freelancer là công việc không bị giới hạn về khônggian địa lý và họ có thể tìm công việc phù hợp và khách hàng tiềm năng ở bất kỳ quốc gianào
Freelancer còn được hiểu là những cá nhân tự kinh doanh một mình, không phải là người
sử dụng lao động cũng không phải là nhân viên mà họ chủ yếu bán dịch vụ mình làm ra chocác tổ chức trong thời gian ngắn hạn (Burke, 2015) Freelancer không phải là một trào lưumới, nó đang ngày càng trở nên phổ biến hơn do các tổ chức đang tái cơ cấu và cần sự linhhoạt trong thị trường lao động (Osnowitz, 2010) Tuy nhiên, một người làm công việcFreelance khi tìm kiếm công việc hay khách hàng mới thì sẽ gặp những thách thức nhất định
và phải luôn liên tục thay đổi để cập nhật những xu hướng mới nhất (Vallas & Schor, 2020).Ngoài ra, như Gandini (2016) nhận xét, các Freelancer “thường có xu hướng coi mình làdoanh nhân” hơn là xác định bản thân mình như những người lao động bình thường
1.1.2 Đặc điểm Freelancer
Theo nghiên cứu của Van den Born và Van Witteloostuijn (2013), động cơ để lựa chọncông việc tự do đó chính là tính linh hoạt, quyền tự chủ và tiền bạc Những người làm việc tự
do lựa chọn đến với công việc này bởi vì họ mong muốn được làm việc trong một môi trường
tự chủ và linh hoạt về thời gian, địa điểm làm việc cũng như được tự do trong khuôn khổ côngviệc của mình Baitenizov và cộng sự (2019) đã coi sự xuất hiện của nghề tự do là một cáchmới về sự tự làm chủ và sáng tạo Những người làm việc tự do làm việc từ xa, thường là họ sẽđược làm việc thoải mái tại nhà và các công ty không bắt buộc phải cung cấp cho họ khônggian và thiết bị làm việc (Donell, 2020) Tuy nhiên, linh hoạt thời gian của những người làmviệc tự do cũng tồn tại một số nhược điểm như ảnh hưởng đến sức khỏe vì nhu cầu công việc
và thời gian làm việc có thể vào ban đêm (Shevchuk và cộng sự, 2018) Một đặc điểm quan
Trang 4định trở thành Freelancer của sinh viên
Theo đó, nhóm đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Thái độ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer.
1.4.2 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control)
Nhận thức kiểm soát hành vi là một nhân tố được nhắc đến trong mô hình TPB - Mô hình
dự đoán tác động của các nhân tố đến ý định của một cá nhân Trong mô hình TPB (Ajzen,
1991), nhận thức kiểm soát hành vi xuất phát từ nhận thức của con người đối với mức độ khóhay dễ về khả năng kiểm soát khi đứng trước một sự vật, hiện tượng hay tình huống bất kỳ
Từ đó, việc nhận thức này tạo tiền đề cho sự tự tin hay quyết đoán của cá nhân vào một hành
vi cụ thể khi họ có đầy đủ thông tin và điều kiện về một sự vật, hiện tượng để đưa đến quyếtđịnh hành động Nhận thức kiểm soát hành vi có vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức
độ khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện hành vi của mỗi cá nhân Tác giả cho rằng nếu cónhiều nguồn lực và cơ hội thì việc kiểm soát hành vi sẽ dễ dàng hơn
Taylor và Todd (1995) cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi là sự quyết đoán của mộtngười khi họ có đầy đủ thông tin và điều kiện cần thiết để ra quyết định thực hiện ý định hành
vi của mình Theo Brouwer và cộng sự (2009), nhận thức kiểm soát hành vi là mức độ màmột người tin vào khả năng thực hiện của một số hành vi nhất định Một định nghĩa khác chorằng nhận thức kiểm soát hành vi là mức độ kiểm soát của cá nhân và mức độ tự tin về khảnăng thực hiện đối với một hành vi (Francis và cộng sự, 2004) Ajzen (2002) cho rằng nhậnthức kiểm soát hành vi thể hiện mức độ kiểm soát đối với việc thực hiện hành vi, không phảikiểm soát kết quả của hành vi đó
Các nghiên đã đưa ra kết luận rằng nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cựcđến ý định hành vi Trong khuôn khổ nghiên cứu này, nhận thức kiểm soát hành vi đã giúpcác bạn trẻ nhận thức về bản thân trong quá trình trở thành hoặc theo đuổi nghề Freelancer
Cụ thể, nhận thức về kiểm soát hành vi giúp họ hiểu rõ hơn về khả năng và nguồn lực củamình, đồng thời đánh giá khả năng thành công của họ với tư cách một người làm nghề tự do.Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức kiểm soát hành vi như một yếu tố cóthể giúp các cá nhân vượt qua những trở ngại và đạt được mục tiêu của họ, đặc biệt là trongbối cảnh lựa chọn và quyết định nghề nghiệp Chính vì vậy, nhóm đề xuất giả thuyết:
H2: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer.
Trang 51.6 Các mô hình ảnh hưởng đến ý định
1.6.1 Thuyết hành động hợp lý - TRA
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Actions - TRA) được Fishbein và Ajzenxây dựng vào năm 1967 nhằm giải thích mối quan hệ giữa hành vi và thái độ của mỗi conngười Thuyết TRA được xây dựng với ba yếu tố: Thái độ, Chuẩn mực chủ quan và Ý định
hành vi Trong đó, ý định hành vi được định nghĩa là động cơ để một cá nhân tham gia vào
một hành vi được xác định bởi thái độ ảnh hưởng đến hành vi đó (Fishbein & Ajzen, 1975).Chuẩn mực chủ quan là phán đoán chủ quan của cá nhân về sở thích và sự ủng hộ của ngườikhác đối với một hành vi (Werner, 2004) Thái độ là nhận thức của con người đối với mộthành vi cụ thể (Werner, 2004) Thái độ và chuẩn mực chủ quan tác động đến ý định hành vi,còn ý định hành vi tác động đến hành vi của con người Do đó, thuyết này được sử dụng để
dự đoán cách con người sẽ hành động dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có Các cá nhânđược dự đoán sẽ hành động dựa trên những kết quả mà họ mong đợi khi thực hiện hành vi.Tuy nhiên, thuyết TRA có một hạn chế là nó đã bỏ qua yếu tố xã hội (Grandon và cộng sự,2004; Werner, 2004)
Hình 1- Mô hình TRA
1.6.2 Thuyết hành vi dự định - TPB
Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB) được Ajzen (1991) mởrộng từ thuyết TRA để khắc phục hạn chế bỏ qua yếu tố xã hội Ajzen đã đề xuất thêm yếu tốNhận thức kiểm soát hành vi cho thuyết này Ajzen định nghĩa nhận thức kiểm soát hành vi lànhận thức của một cá nhân về mức độ dễ dàng khi thực hiện một hành vi Nhận thức kiểm
Trang 62 Thiết kế chọn mẫu
2.1 Đối tượng khảo sát
Tác giả tiến hành lấy mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng nghiên cứu, theo đó, đốitượng khảo sát được lựa chọn là những sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địabàn thành phố Đà Nẵng Những đáp viên tham gia khảo sát có thể đến từ sinh viên năm 1, 2,
3, 4, 5 và cựu sinh viên theo học tại các trường Đại học ở Đà Nẵng
2.2 Kích cỡ mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu, để phân tích tác động của các nhân tố tới ý định trở thành Freelancercủa sinh viên, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM được ứng dụng Theo Hair vàcộng sự (1998), phương pháp ước lượng Maximum Likelihood thì kích thước mẫu tối thiểu là
100 - 150 Trong mô hình cấu trúc tuyến SEM cho phương pháp ước lượng có 3 loại là mẫu ≤
100, mẫu trung bình 100 - 200, mẫu lớn ≥ 200 Kích cỡ mẫu của nghiên cứu này là 256, đãđáp ứng được yêu cầu của phương pháp phân tích
Để quá trình thu thập dữ liệu không quá tốn kém về thời gian, chi phí và đặc biệt là đảmbảo số lượng bản câu hỏi khảo sát thu về đáp ứng đủ yêu cầu cho quá trình phân tích và xử lý
số liệu, tác giả đã sử dụng bản khảo sát trực tuyến tạo ra bằng bằng công cụ Google Form vàgửi hình thức trực tuyến cho những người tham gia khảo sát
3 Thiết kế bản câu hỏi khảo sát
Trong nghiên cứu này, bản câu hỏi khảo sát với các câu hỏi đã được tiêu chuẩn hóa vàđưa ra trước các phương án trả lời cho người được điều tra Người được điều tra được ướctính có thể hoàn thành bản câu hỏi khảo sát trong vòng từ 3 đến 5 phút Bản câu hỏi hoànchỉnh được trình bày ở phần Phụ lục
Trong bản câu hỏi khảo sát, các câu hỏi được chia thành 2 phần chính như sau:
Phần 1: Thông tin chung của đáp viên, bao gồm:
● Email của đáp viên;
● Giới tính của đáp viên;
● Trường đại học mà đáp viên đang theo học;
● Năm học của đáp viên
Trang 7Trong tổng số 256 người tham gia khảo sát thì sinh viên năm 3 chiếm tỉ lệ lớn nhất với61.7% tương ứng với 158 đáp viên Tiếp theo sau đó là sinh viên năm 2, năm 1 và năm 4tương ứng với tỉ lệ là 15.2%, 13.3% và 7% Chiếm tỉ lệ thấp nhất 2.7% là đối tượng khác.
Biểu đồ 3 – Mô tả mẫu theo năm học của sinh viên
2 Đánh giá mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được đánh giá qua hai bước là kiểm định mô hình thang đo và kiểmđịnh mô hình cấu trúc (Henseler & Chin, 2010)
2.1 Kiểm định mô hình thang đo
Để kiểm định mô hình thang đo, nghiên cứu đánh giá chất lượng biến quan sát, độ tincậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo
2.1.1 Chất lượng biến quan sát
Mức độ liên kết giữa các biến được thể hiện thông qua chỉ số hệ số tải (Outer loading),trong đó biến quan sát chất lượng có giá trị hệ số tải lớn hơn hoặc bằng 0.7 (Hair và cộng sự,2017)
Trang 8(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2023)
Mô hình có Q2 = 0.530 > 0.5, như vậy mức độ dự báo chính xác cao, mô hình được đánhgiá là phù hợp
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ajzen, I (1991) The theory of planned behavior Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179–211.
Ajzen, I (2002) Perceived Behavioral Control, Self-Efficacy, Locus of Control, and
the Theory of Planned Behavior 1 Journal of Applied Social Psychology, 32(4), 665–683.
Akhmetshin, E M., Kovalenko, K E., Mueller, J E., Khakimov, A K., Yumashev, A.V., & Khairullina, A D (2018) Freelancing as a type of entrepreneurship: advantages,
disadvantages and development prospects Journal of Entrepreneurship Education, 21, 1.
Allport, G W (1954) The nature of prejudice
Amod (2019) The Evolution of Online Freelancing
Anderson, J C., & Gerbing, D W (1988) Structural equation modeling in practice: A
review and recommend two-step approach Psychological Bulletin, 103(3), 411–423.
Ashford, S J., Caza, B B., & Reid, E M (2018) From surviving to thriving in the
gig economy: A research agenda for individuals in the new world of work, Research in Organizational Behavior.
Bagozzi, R P., & Yi, Y (1988) On the evaluation of structural equation models
Journal of the Academy of Marketing Science, 16(1), 74–94.
Baitenizov, D T., Dubina, I N., & Campbell, D F J (2019) Freelance as a Creative
Mode of Self-employment in a New Economy J Knowl Econ, 10, 1–17.
Bandura, A (1977) Self-efficacy: Toward a unifying theory of behavioral change Psychological Review, 84(2), 191–215
Bourdieu, P (1986) The Forms of Capital In J G Richardson (Ed.), Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education (pp 241-258) New York: Greenwood.
Brandstätter & Hermann (2011) Personality aspects of entrepreneurship: A look at
five meta-analyses Personality and individual differences, 51.
Brouwer, S B., Krol, M F., Reneman, U., Bultmann, R L., Franche, J J L., &Groothoff, J W (2009) Behavioral determinants as predictors of return to work after long-
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1- Mô tả mẫu theo giới tính Biểu đồ 2 - Mô tả mẫu theo trường hoc Biểu đồ 3 - Mô tả mẫu theo năm học của sinh viên
Trang 11(4) Điện thoại: 0778701542
Phan Trần Khôi Nguyên (1) Mã số SV: 201121317121
(2) Lớp: 46K17.1(3) Email: phan34515@gmail.com(4) Điện thoại: 0969791906
Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (1) Mã số SV: 201121317124
(2) Lớp: 46K17.1(3) Email:
hanhnhon.nguyen520@gmail.com(4) Điện thoại: 0338444722
Nguyễn Thị Thảo Như (1) Mã số SV: 201121317125
(2) Lớp: 46K17.1(3) Email:
thaonhunttnhu501@gmail.com(4) Điện thoại: 0935457918
Lưu Nguyễn Thiên Thảo (1) Mã số SV: 201121317131
(2) Lớp: 46K17.1(3) Email:
thienthao390902@gmail.com(4) Điện thoại: 0946203902
Tên bài viết: Các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của sinh viên
Đà Nẵng
Trang 12cách tốt nhất.” (Nga Huỳnh, 2022) Tuy nhiên, bên cạnh đó, hầu như có rất ít nghiên cứu tậptrung vào vấn đề tìm ra các nguyên nhân, nhân tố mà chính nó tác động đến ý định lựa chọnlàm Freelancer của giới trẻ Hơn nữa, trong khoảng 2 năm trở lại đây bối cảnh kinh tế thế giới
có sự thay đổi khác biệt do ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch COVID - 19 Đặc biệt đến nay,
xu hướng làm Freelancer vẫn tiếp tục phát triển và ảnh hưởng rộng rãi đến gen Z trên khắpthế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
Nhận thấy được tính cấp thiết của làn sóng đổi mới trong hình thức làm việc củaFreelancer so với trước kia và tầm quan trọng trong việc xác định được các nhân tố tác độngđến ý định làm Freelancer của giới trẻ Nhóm chúng tôi cho rằng nghiên cứu về các yếu tốảnh hưởng đến ý định trở thành freelancer của sinh viên trong thời điểm hiện tại là cực kỳquan trọng về cả mặt học thuật và thực tiễn Vì vậy, nhóm tôi quyết định thực hiện một mô
hình nghiên cứu để đề xuất cho đề tài“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định trở thành Freelancer của sinh viên Đà Nẵng” Đối tượng nghiên cứu là các bạn sinh viên đang
học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu này sẽ giúp bổ sung các lậpluận, đồng thời là bằng chứng thực nghiệm góp phần giúp mọi người có nhìn nhận rõ ràng vềFreelancer, từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và đưa ra đưa ra giải pháp
về tuyển dụng, đào tạo cho doanh nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định trở thành Freelancer của sinh viên ĐàNẵng, từ đó định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và đưa ra giải pháp về tuyển dụng, đào tạocho doanh nghiệp
2.2 Mục tiêu cụ thể
Nhằm thực hiện mục tiêu chung, nhóm đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Hệ thống hóa lý thuyết về các nhân tố và khía cạnh liên quan đến Freelancer
(2) Đề xuất xây dựng các tiêu chí đo lường sự ảnh hưởng đến ý định trở thành Freelancercủa sinh viên Đà Nẵng
(3) Phân tích và đánh giá được mức độ mà các nhân tố bên trong, bên ngoài tác động đến
ý định trở thành Freelancer của sinh viên
(4) Đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp về chính sách sử dụng đội ngũ lao động
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định trở thành Freelancer của sinh viên Đà Nẵng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện và thu thập từ 01/03/2023 đến30/05/2023
4 Giả thuyết khoa học
H1: Thái độ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer
H2: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer.H3: Nhận thức xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer
H4: Vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer
H5: Tính cách cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer
5 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng: thiết kế các biến quan sát định
lượng, đo lường, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng quan hệ định lượng.Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát bằng bản câu hỏi, sau đó mã hóa dữ liệuthu được và phân tích, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SMART - PLS Bản câu hỏi khảo sátđược thiết kế dựa trên thang đo định danh và thang đo tỷ lệ, trong đó sử dụng thang đo Likertvới câu trả lời được lựa chọn theo 5 mức độ như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Khôngđồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý
6 Bố cục báo cáo
Với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của sinh viên Đà Nẵng” ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục hình ảnh
và phần tài liệu tham khảo, nội dung bài nghiên cứu được chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Trang 14Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Đề xuất giải pháp và kết luận
Trang 15DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
PBC Nhận thức kiểm soát hành vi Perceived Behavioural Control
SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural Equation ModelingTPB Thuyết hành vi dự định Theory of Planned BehaviourTRA Thuyết hành động hợp lý Theory of Reasoned Actions
Trang 16tòi nhiều, quyết tâm, kiên trì và tính kỷ luật tự giác (Dam, 2019) Với tư cách là một người
làm việc tự do, mức độ tự học của họ được đòi hỏi cao (Eden, 1973; Akhmetshin và cộng sự,2018) Ngoài ra, thu nhập của những người làm việc tự do chỉ phụ thuộc vào khả năng củachính bản thân mình Vì những người làm việc tự do thuộc nhóm tự làm chủ nên họ khôngnhận được các lợi ích như lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ có lương hoặc bảo hiểm y tế(Akhmetshin và cộng sự, 2018)
Những người làm nghề tự do sẽ có quyền làm chủ chính mình, quyền trong việc lựa chọncách thức, tần suất thực hiện công việc của mình, được chọn lựa các dự án phù hợp với bảnthân để thực hiện Người làm nghề tự do thuộc loại tự làm chủ với số lượng nhân viên bằngkhông, họ sẽ sử dụng tiềm năng của mình để xin các công việc hoặc dự án tạm thời Ngoài ra,
họ tự đóng thuế thu nhập, có toàn quyền kiểm soát về nơi họ làm việc, không nhận trợ cấp từcông ty, thường làm việc với nhiều khách hàng và dự án cùng lúc và tự đặt ra mức giá theogiờ hoặc theo dự án (Darlington, 2014) Những người làm việc tự do có thể được coi là sự kếthợp giữa nhân viên và doanh nhân, những người làm việc tự do giống như nhân viên ở chỗ họthường được các công ty lớn thuê để sử dụng kiến thức chuyên môn của họ trong một khoảngthời gian nhất định, trái ngược với các doanh nhân bán sản phẩm hữu hình cho khách hàng.Tuy nhiên, những người làm việc tự do cũng được lập luận rằng là những doanh nhân vì họ sẽ
tự chịu rủi ro khi lựa chọn các dự án làm việc, làm việc cho chính họ mà không cần sự hỗ trợcủa tổ chức và sử dụng khả năng của mình để tạo ra giá trị (Van den Born & VanWitteloostuijn, 2013)
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về Freelancer trong và ngoài nước
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội”của Phan Hữu Nghị, Lê Phương Mai (2020) đã cung cấp mức độ ảnh hưởng của các yếu tốđến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội Nghiên cứu sử dụng TPB (Lý thuyếtHành vi Dự đoán) để xây dựng mô hình nghiên cứu Dữ liệu được thu thập từ 451 bạn trẻtrong độ tuổi từ 15-25 ở Thủ đô Hà Nội Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo đuổi nghềfreelancer của giới trẻ, gồm tính cách cá nhân, thái độ cá nhân, nhận thức kiểm soát hành vi,vốn xã hội và nhận thức xã hội Trong đó, yếu tố nhận thức xã hội có mối quan hệ ngượcchiều với ý định trở thành freelancer, còn 4 yếu tố còn lại đều có mối quan hệ thuận chiều với
ý định trở thành freelancer (với mức ý nghĩa 5%) Nghiên cứu còn cho thấy nhóm người trẻ
có sự khác biệt trong ý định trở thành freelancer theo độ tuổi và nghề nghiệp Tóm lại, nghiên
Trang 174 Tôi thích đặt ra những mục tiêu đầy thách thức hơn là
nhắm đến những mục tiêu mà tôi có khả năng đạt
4 Tôi có cho mình kế hoạch để làm việc như một
Freelancer
Bảng 2 – Thang đo và các biến quan sát
Trang 181.2.2 Các nghiên cứu tại nước ngoài
Nghiên cứu “The Use and Value of Freelancers: The Perspective of Managers” củaAndrew Burke (2015) đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của vai trò vàgiá trị của những người làm nghề tự do đối với nền kinh tế theo định hướng đổi mới và làmtăng giá trị cho các doanh nghiệp Bài báo này đã nghiên cứu về những người làm việc tự do ởmọi lĩnh vực trong các công ty lớn và nhỏ ở nước Anh Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cácnhà quản lý đánh giá những người làm nghề tự do là một phân khúc có giá trị gia tăng tươngđối cao của lực lượng lao động, đây sẽ là những đối tượng đặc biệt hữu ích trong môi trườngkinh doanh đầy năng động và sáng tạo Freelancer - đây là đội ngũ lao động giúp doanhnghiệp giảm rào cản gia nhập, giảm thiểu các rủi ro và chi phí, tăng cường tính linh hoạt vànhanh nhạy cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, người làm nghề tự
do được coi là một đầu vào quan trọng trong nền kinh tế đang đổi mới
Trong một bài nghiên cứu trước đây “Organising Freelancers: A Hard Case or a NewOpportunity?” của Michael Wynn (2015) đã đặt ra một vấn đề thiết yếu khi những người laođộng tự do - Freelancer đưa ra một thách thức về mặt tổ chức lao động tập thể Freelancer làmột lực lượng lao động theo chủ nghĩa cá nhân và có sự phân tán cao nên việc tuyển dụng họ
là điều mà khiến các tổ chức, doanh nghiệp vô cùng băn khoăn Ngày nay một cộng đồngngười làm việc tự do đã phát triển mạnh mẽ cùng với nền kinh tế “tri thức” và cùng với đó là
sự gia tăng đáng kể của các hợp đồng dịch vụ trong đó các cá nhân cung cấp công việc thôngqua nhiều cam kết Thách thức đối với các tổ chức công đoàn hiện nay là tìm ra các phươngpháp tập hợp lợi ích để tạo ra một bản sắc chung và sau đó tạo ra các cấu trúc đại diện tập thểhiệu quả (Pernicka, 2005) Theo Heery (2009) các tổ chức công đoàn đã không thể duy trì cácmối quan hệ việc làm tiêu chuẩn dẫn đến sự mất ổn định trong quan điểm truyền thống của họđối với những lao động Freelancer Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể đã trởnên phức tạp và mơ hồ hơn trong trường hợp những người lao động có tay nghề cao và tự chủ(Dolvik và Waddington, 2004) Vì vậy cần phải tìm thấy sự đồng điệu giữa lợi ích cá nhân vàlợi ích tập thể để cả những lao động Freelancer vẫn có thể được hưởng lợi từ tổ chức của côngđoàn
Trong bài nghiên cứu “Freelance Human Capital: A Firm-Level Perspective” (2015) củaAmit J.Chauradia và Ruchi A.Galande đã đặt ra vấn đề trong thực trạng khi các công ty ngàycàng thuê nhiều nguồn nhân lực “làm việc tự do” để thực hiện các công việc theo hợp đồngcho họ Định nghĩa nguồn nhân lực tự do là những cá nhân có kỹ năng cao ký hợp đồng cungcấp dịch vụ cho các công ty trong thời gian ngắn Bài nghiên cứu phân tích những thách thức,
Trang 19BI 0.574 0.565
Bảng 10 – Kết quả giá trị R 2
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2023)
Cohen (1988) đã đề xuất các mức của chỉ số f2 để đánh giá tầm quan trọng của các biếnđộc lập như sau:
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2023)
Hệ số f2 của cả 5 biến Thái độ cá nhân, Nhận thức kiểm soát hành vi, Nhận thức xã hội,Vốn xã hội, Tính cách cá nhân đều có tác động trung bình đến biến phụ thuộc Ý định hành vivới giá trị f2 lần lượt là f2 = 0.077, f2 = 0.120, f2 = 0.046, f2 = 0.024, f2 = 0.048
Trang 20bảo vệ bởi các hệ thống pháp luật Do số lượng người làm việc tự do tại các nước châu Âungày càng tăng, việc bảo trợ xã hội không đủ dành cho nhóm này sẽ luôn dẫn đến sự gia tăng
số người gặp rủi ro xã hội Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng nghèo đói và gia tăng số người bịloại trừ khỏi xã hội Bên cạnh những khó khăn đặt ra cho chính sách xã hội, những yếu tố này
sẽ có những hậu quả tiêu cực đối với chính sách kinh tế, đặc biệt liên quan đến việc thúc đẩy
tự tạo việc làm
1.3 Các nghiên cứu khác
Trong quá trình khảo sát các bài báo nghiên cứu thuộc Q1 liên quan đến chủ đề nghiên
cứu của nhóm “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của sinh viên Đà Nẵng”, nhóm chúng tôi đã lựa chọn ra những bài nghiên cứu đáng tin cậy nhất có các
thang đo tổng hợp để chuyển thành bảng hỏi Dưới đây là bảng tóm tắt các nghiên cứu cùngchủ đề
Kiến thức khởi nghiệp
- Biết một doanh nhân (không/có)
- Biết hiệp hội kinh doanh (không/có)
- Biết cơ quan xúc tiến kinh doanh (không/có)
Thái độ cá nhân
- Triển vọng trở thành doanh nhân vs gral Nền kinh tế (tệ hơn/bằng nhau/tốt hơn)
- Triển vọng trở thành doanh nhân so với nhân viên (kém hơn / bằng nhau / tốt hơn)
- Ưu tiên lựa chọn ngành nghề(khác/độc lập giáo sư / doanh nhân)
- Được ưu tiên lựa chọn ngay sau khi học ngành khác/học
Trang 21tiếp/kinh doanh
Ý định kinh doanh
- Nghiêm túc suy nghĩ về nó không / có
- Khả năng trở thành doanh nhân thấp/cao
Maichum và cộng sự (2016)
Application of the Extended
Theory of Planned Behavior
Model to Investigate Purchase
Intention of Green Products
among Thai Consumers
- Thái độ đối với việc mua cácsản phẩm xanh
- Tiêu chuẩn chủ quan
2 Tôi thấy mình có khả năng mua các sản phẩm xanh trong tương lai
3 Tôi có nguồn lực, thời gian
và sẵn sàng mua các sản phẩmxanh
4 Có lẽ sẽ có rất nhiều cơ hội
để tôi mua các sản phẩm xanh.Grigorios và cộng sự (2019)
Entrepreneurial Intention of
Engineering Students: The
Role of Social Norms and
- Bạn bè của tôi sẽ đồng ý với quyết định tự kinh doanh của tôi
- Các đồng nghiệp của tôi sẽ đồng ý với quyết định tự kinh doanh của tôi
- Tôi quan tâm và tôi bị ảnh hưởng bởi ý kiến của những người thân thiết với tôi
Trang 22Ivona Hudek và cộng sự
(2021) The Impact of Social
and Cultural Norms,
Government Programs and
2 Có đủ số lượng các chương trình của chính phủ dành cho hoạt động tự do
3 Những người làm việc cho các cơ quan chính phủ có nănglực và hiệu quả trong việc hỗ trợ hoạt động tự do
4 Hầu như bất kỳ ai cần sự giúp đỡ từ chương trình của chính phủ cho hoạt động tự dođều có thể tìm thấy thứ họ cần
5 Các chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ hoạt động tự
- Mong muốn nhận thức toàn cầu
- Thái độ đối với Đạo luật
- Tiêu chuẩn chủ quan
- Năng lực bản thân
- Kỳ vọng
- Niềm tin chuẩn mực
- Mong muốn nhận thứcLuo và cộng sự (2019)
Trang 23Intentions in College Students:
Mediation Effects of Social
Capital and Human Capital
- Ý định khởi nghiệp 2 Tôi có thể chia sẻ thông tin
với các bạn cùng lớp và học hỏi từ họ
3 Tôi có thể tương tác và trao đổi ý kiến với gia đình, thầy
cô và bạn bè
4 Tôi có thể trình bày các giảipháp với gia đình, giáo viên vàbạn bè của mình
Ý định khởi nghiệp
1 Tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để trở thành một doanh nhân
2 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân
3 Tôi sẽ làm việc chăm chỉ đểbắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình
4 Trong tương lai, tôi sẵn sàng bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình
5 Tôi thật sự cân nhắc việc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình
6 Tôi rất muốn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình
Trang 24Intentions Entrepreneurship
Theory and Practice
đối với tôi
- Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn thành lập một công ty
- Trở thành một doanh nhân sẽmang lại cho tôi những thỏa mãn lớn
- Trong số các lựa chọn khác nhau, tôi thà trở thành một doanh nhân
Nhận thức kiểm soát hành vi
- Để thành lập một công ty và duy trì hoạt động sẽ dễ dàng đối với tôi
- Tôi chuẩn bị thành lập một công ty khả thi
- Tôi có thể kiểm soát quá trình thành lập một công ty mới
- Tôi biết các chi tiết thực tế cần thiết để thành lập một công ty
- Tôi biết cách phát triển một
dự án kinh doanh
- Nếu tôi cố gắng thành lập một công ty, tôi sẽ có khả năng thành công caoMiralles và cộng sự (2015)
Evaluating the impact of prior
2 Khởi nghiệp hấp dẫn đối
Trang 25với tôi.
3 Giữa những sự lựa chọn khác, tôi thích khởi nghiệp hơn
Nhận thức kiểm soát hành vi
1 Tôi sẵn sàng mở một công ty
2 Tôi có thể kiểm soát quá trình mở một công ty mới
3 Tôi biết những chi tiết thực
tế cần thiết để mở một công ty
4 Tôi biết cách phát triển một
dự án khởi nghiệp
5 Tôi có khả năng thành công cao nếu cố gắng mở một công ty
Ý định khởi nghiệp
1 Tôi sẵn sàng làm mọi thứ đểtrở thành một doanh nhân
2 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi, trong ngắn hạn, là mở một công ty
3 Tôi quyết tâm mở một công
ty trong tương lai
4 Tôi có ý định mở công ty vào một ngày nào đó
Trang 26Znaniecki lần đầu tiên đề xuất ý tưởng về thái độ Theo hai nhà tâm lý học này, thái độ củamột người quyết định việc họ có hành động hay hành vi khác được xã hội chấp nhận haykhông Thái độ của một cá nhân đối với một giá trị là trạng thái tinh thần của họ Kết quả làThomas và Znaniecki kết nối thái độ với định hướng giá trị của cá nhân Theo nhà tâm lý họcNewcomb (1965), "Thái độ là xu hướng của một cá nhân trong hành động, suy nghĩ, nhậnthức hoặc cảm nhận đối với một đối tượng hoặc sự kiện công việc có liên quan."
Định nghĩa về thái độ được đưa ra trong ấn bản New York năm 1996 của Từ điển Thuậtngữ Tâm lý và Phân tâm học có đoạn: “Thái độ là một phản ứng tương đối nhất quán, có thểtiếp nhận được từ bên ngoài và hướng tới hành vi thống nhất đối với một nhóm đối tượng cụthể, không phải chúng là như thế nào, mà là chúng được cảm nhận như thế nào Tính nhấtquán của các phản ứng đối với một tập hợp các sự vật có thể được sử dụng để xác định mộtthái độ Các cảm xúc, cảm giác và hành vi liên quan đến đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởitrạng thái sẵn sàng Kết quả là, từ điển cho rằng thái độ đề cập đến "thái độ xử sự của cá nhânđối với các tình huống, vấn đề của xã hội."
Fishbein và Ajzen (1975) đã cho thấy rằng thái độ là nhân tố dự đoán niềm tin của mộtngười về tương lai Còn theo quan điểm của Krueger cùng cộng sự (2000), thái độ cá nhân làviệc nhìn nhận theo có hệ thống tốt hoặc xấu về một đối tượng nhất định nào đó Điều nàychịu chi phối từ những nhân tố xã hội và môi trường đang tồn tại Nó phản ánh sự hài lòngcủa cá nhân ấy với đối tượng và so với những đối tượng khác căn cứ trên lý trí (hành vi) vàlòng trung thành (những giá trị) và tình cảm của cá nhân với đối tượng (Hoyer & MacInnis,
2004) Thái độ được hình thành từ giá trị và niềm tin cơ bản của mỗi người Thái độ được thể
hiện qua cách đánh giá, phản ứng đối với một sự vật hiện tượng nào khác dựa trên nhữngnguyên tắc có sẵn từ mỗi người Theo kết quả nghiên cứu và phân tích các định nghĩa đó,chúng tôi có thể khẳng định rằng thái độ là một thành phần quan trọng và là thuộc tính đầy đủcủa ý thức kiểm soát mức độ sẵn sàng hành động của các cá nhân đối với một đối tượng Cácđối tượng theo một hướng nhất định mà một người truyền đạt cho người khác bằng hànhđộng, cử chỉ, nét mặt và lời nói của họ trong các ngữ cảnh cụ thể
Thái độ cá nhân là một trong những nhân tố có tác động quan trọng đến việc ra quyếtđịnh của mỗi người nói chung và ý định trở thành Freelancer nói riêng Các yếu tố của thái độ
cá nhân thúc đẩy hành vi và ý định trở thành Freelancer gồm có các nhận thức bên trong vềkhả năng, kiến thức và thông tin ngoại vi từ bên ngoài Nếu một cá nhân có thái độ tích cực,hào hứng và nhận thấy những lợi ích đến từ Freelance thì họ sẽ tìm hiểu và thúc đẩy ý địnhtrở thành Freelancer của họ Vì vậy, thái độ cá nhân là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy ý
Trang 27định trở thành Freelancer của sinh viên
Theo đó, nhóm đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Thái độ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer.
1.4.2 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control)
Nhận thức kiểm soát hành vi là một nhân tố được nhắc đến trong mô hình TPB - Mô hình
dự đoán tác động của các nhân tố đến ý định của một cá nhân Trong mô hình TPB (Ajzen,
1991), nhận thức kiểm soát hành vi xuất phát từ nhận thức của con người đối với mức độ khóhay dễ về khả năng kiểm soát khi đứng trước một sự vật, hiện tượng hay tình huống bất kỳ
Từ đó, việc nhận thức này tạo tiền đề cho sự tự tin hay quyết đoán của cá nhân vào một hành
vi cụ thể khi họ có đầy đủ thông tin và điều kiện về một sự vật, hiện tượng để đưa đến quyếtđịnh hành động Nhận thức kiểm soát hành vi có vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức
độ khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện hành vi của mỗi cá nhân Tác giả cho rằng nếu cónhiều nguồn lực và cơ hội thì việc kiểm soát hành vi sẽ dễ dàng hơn
Taylor và Todd (1995) cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi là sự quyết đoán của mộtngười khi họ có đầy đủ thông tin và điều kiện cần thiết để ra quyết định thực hiện ý định hành
vi của mình Theo Brouwer và cộng sự (2009), nhận thức kiểm soát hành vi là mức độ màmột người tin vào khả năng thực hiện của một số hành vi nhất định Một định nghĩa khác chorằng nhận thức kiểm soát hành vi là mức độ kiểm soát của cá nhân và mức độ tự tin về khảnăng thực hiện đối với một hành vi (Francis và cộng sự, 2004) Ajzen (2002) cho rằng nhậnthức kiểm soát hành vi thể hiện mức độ kiểm soát đối với việc thực hiện hành vi, không phảikiểm soát kết quả của hành vi đó
Các nghiên đã đưa ra kết luận rằng nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cựcđến ý định hành vi Trong khuôn khổ nghiên cứu này, nhận thức kiểm soát hành vi đã giúpcác bạn trẻ nhận thức về bản thân trong quá trình trở thành hoặc theo đuổi nghề Freelancer
Cụ thể, nhận thức về kiểm soát hành vi giúp họ hiểu rõ hơn về khả năng và nguồn lực củamình, đồng thời đánh giá khả năng thành công của họ với tư cách một người làm nghề tự do.Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức kiểm soát hành vi như một yếu tố cóthể giúp các cá nhân vượt qua những trở ngại và đạt được mục tiêu của họ, đặc biệt là trongbối cảnh lựa chọn và quyết định nghề nghiệp Chính vì vậy, nhóm đề xuất giả thuyết:
H2: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer.
Trang 281.4.3 Nhận thức xã hội (Social Cognitive)
Nhà tâm lý học người Mỹ George Herbert Mead là người đầu tiên đề xuất khái niệm vềnhận thức xã hội vào giữa thế kỷ 20 Theo Mead, nhận thức xã hội là khả năng của con người
để hiểu, đánh giá và phản ứng với những người khác trong xã hội Trong cuốn sách "TheConcept of Social Psychology" xuất bản năm 1931, khái niệm nhận thức xã hội được địnhnghĩa rõ hơn bởi những nhà tâm lý học Holt và Brown Holt và Brown đã đưa ra quan điểmrằng tất cả các hành động của động vật, bao gồm cả con người, đều dựa trên việc đáp ứng cácnhu cầu tâm lý về "cảm giác, cảm xúc và ham muốn" Họ cho rằng hành động của con ngườiđược hình thành bởi sự tương tác giữa các yếu tố nội tại và môi trường xung quanh
Sau đó, vào năm 1954, nhà tâm lý học người Mỹ Gordon Allport đã sử dụng khái niệm
"nhận thức xã hội" để chỉ việc con người xử lý thông tin xã hội Allport cho rằng, nhận thức
xã hội là quá trình mà con người sử dụng thông tin xã hội để hiểu và tương tác với nhữngngười khác Vào những năm 1970, Albert Bandura đưa ra quan điểm nhận thức xã hội baogồm quá trình mà con người học hỏi thông qua quá trình quan sát và tương tác với môi trườngxung quanh Ông cho rằng, hành vi của con người không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội tại
mà còn được hình thành bởi sự tương tác giữa các yếu tố nội tại và môi trường xung quanh.Theo đó, con người sẽ học hỏi và mô phỏng các hành vi của người khác thông qua quá trìnhquan sát
Định nghĩa của Fishbein và Ajzen (1975) về nhận thức xã hội là "nhận thức của một cánhân về ý kiến của những người quan trọng đối với việc có nên hay không nên thực hiện mộthành vi nào đó" Theo định nghĩa này, nhận thức xã hội được xác định bởi các ý kiến, giá trị
và quan điểm của những người quan trọng đối với cá nhân đó, và có thể ảnh hưởng đến hành
vi của cá nhân đó Tác động này có tính chất tâm lý và giúp con người suy nghĩ để đưa raquyết định Nếu thái độ xã hội tích cực và quy định xã hội khuyến khích hành vi đó, thì conngười sẽ có xu hướng thực hiện hành vi đó Ngược lại, nếu thái độ xã hội tiêu cực và quy định
xã hội không khuyến khích hành vi đó, thì con người sẽ có xu hướng tránh hành vi đó
Theo nghiên cứu về kết quả của hành vi (Kim và Hunter, 1993), nhận thức xã hội và nhậnthức tính khả thi của việc thực hiện hành vi (còn được gọi là năng lực bản thân) là yếu tố tácđộng chính của ý định kinh doanh tự do Từ nghiên cứu này, nhận thấy rằng nhận thức xã hội
có ảnh hưởng đến ý định trở thành Freelancer, nhóm đã đưa ra giả thuyết:
H3: Nhận thức xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer.
Trang 291.4.4 Vốn xã hội (Social Capital)
Năm 1920, Lyda Judson Hanifan đã giới thiệu khái niệm về vốn xã hội, mô tả nó là sựtương tác giữa các cá nhân hoặc gia đình thông qua tình bạn và sự đồng cảm Vào năm 1986,Bourdieu đã mô tả, vốn xã hội liên quan đến mạng lưới xã hội và mối quan hệ xã hội.Coleman (1988) và Lin (2001) cũng cho rằng vốn xã hội nằm trong mối quan hệ xã hội vàmạng lưới xã hội Trong khi đó, Putnam (2000) coi mạng lưới xã hội như một thành phần củavốn xã hội, và Portes (1998) khẳng định rằng để hiểu vốn xã hội cần thông qua mạng lưới xãhội
Các tác giả thường sử dụng khái niệm "nguồn lực" để định nghĩa vốn xã hội TheoBourdieu (1986), vốn xã hội là các nguồn lực được xây dựng trên mạng lưới xã hội được côngnhận hoặc đã biết đến Lin (2001) định nghĩa vốn xã hội là các nguồn lực nằm trong các mạnglưới xã hội Portes (1998) cũng sử dụng khái niệm "nguồn lực" để miêu tả vốn xã hội
Các tác giả đồng ý rằng vốn xã hội được tạo ra thông qua đầu tư vào các mối quan hệ vàmạng lưới xã hội và cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội cho lợi ích của họ Theo Bourdieu(1986), vốn xã hội là kết quả của sự đầu tư và có thể được quy đổi thành các loại vốn khác,chẳng hạn như vốn kinh tế Theo Coleman (1988), vốn xã hội được tạo ra như một "sản phẩmphái sinh" của các hoạt động khác thông qua mối quan hệ giữa các cá nhân Các mối quan hệnày được hình thành và duy trì vì mục đích lợi ích Fukuyama (2002) cho rằng mỗi người cóthể tạo ra và sử dụng vốn xã hội cho mục đích cá nhân Putnam (2000) lại cho rằng vốn xã hộithường được sử dụng để tìm kiếm sự thành công trong công việc hoặc học tập Lin (1999) chỉ
ra rằng vốn xã hội phản ánh khả năng đầu tư và lợi ích thu được, và Portes (1998) khẳng địnhrằng con người sử dụng vốn xã hội có thể thu được nhiều lợi ích khác nhau
Các tác giả đồng ý rằng lòng tin và tính tương hỗ là những yếu tố quan trọng TheoBourdieu (1986), vốn xã hội là một nguồn tài nguyên dựa trên các mạng lưới đã được côngnhận hoặc một nhóm trong đó các thành viên tương tác với nhau Các tác giả cũng nhấn mạnhtầm quan trọng của vốn xã hội trong việc tạo ra sự phát triển và thịnh vượng cho cộng đồng.Theo (Putnam, 2000), một cộng đồng với mức độ vốn xã hội cao sẽ có các đặc tính như sựđoàn kết, sự tương tác tích cực, sự phát triển kinh tế, và sự nâng cao chất lượng cuộc sống.(Fukuyama, 2002) cho rằng lòng tin và tính tương hỗ của cộng đồng được xây dựng thôngqua việc tạo ra và sử dụng vốn xã hội, đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp cộngđồng phát triển mạnh mẽ (Lin, 1999) cũng nhận thấy rằng vốn xã hội giúp tăng cường mối
Trang 30Điểm đồng thuận cuối cùng giữa các tác giả đối với vốn xã hội là việc chú trọng đến tầmquan trọng của việc bảo vệ và phát triển vốn xã hội (Bourdieu, 1986) cho rằng việc bảo vệvốn xã hội cũng như việc phát triển và mở rộng mạng lưới xã hội sẽ giúp cải thiện chất lượngcuộc sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng (Coleman, 1988) cũng đưa ra quan điểm tương
tự, cho rằng việc bảo vệ và phát triển vốn xã hội là việc cần thiết để tạo ra một cộng đồng với
sự tương tác tích cực và lòng tin cao (Putnam, 2000) thêm vào rằng việc bảo vệ và phát triểnvốn xã hội là nhiệm vụ của toàn bộ cộng đồng, và cần sự hợp tác và đóng góp của mỗi cánhân trong cộng đồng Tóm lại, vốn xã hội được định nghĩa là các nguồn lực trong mạng lưới
xã hội, và được tạo ra thông qua các mối quan hệ xã hội
Từ những khái niệm mà các nhà nghiên cứu trên đã đưa ra, nhóm nhận thấy vốn xã hội làmột trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của một người muốn trở thànhFreelancer hay không Nếu một người có mối quan hệ xã hội rộng và đa dạng, họ sẽ dễ dàngtiếp cận với nhiều người, cơ hội và thông tin mới Điều này có thể giúp họ dễ dàng tìm kiếmcác dự án, khách hàng và đối tác mới để mở rộng kinh doanh của mình Ngoài ra, vốn xã hộicòn giúp cho Freelancer xây dựng được uy tín và niềm tin từ phía khách hàng thông qua cácđánh giá, giới thiệu từ những người quen biết Vì vậy, vốn xã hội là một yếu tố quan trọnggiúp Freelancer phát triển kinh doanh và đạt được thành công trong lĩnh vực của mình
Theo đó, nhóm đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H4: Vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer.
1.4.5 Tính cách cá nhân (Individual Personality)
Carpenter và Moore (2009) định nghĩa tính cách cá nhân là một quá trình bao gồm nhữngcảm nhận, suy nghĩ và hành động của bản thân cá nhân đó Tính cách là một trong những yếu
tố cấu thành nội tâm và tạo nên nét đặc thù riêng của mỗi cá nhân McDougall (1932) đã phânloại đặc điểm tính cách thành 5 yếu tố khác nhau, bao gồm tính khí, trí tuệ, tính cách, cókhuynh hướng và bình tĩnh Nghiên cứu của Eysenck (1947) lại đưa ra kết luận rằng tính cách
có 2 khía cạnh: ổn định/bất ổn cảm xúc và hướng ngoại/hướng nội
Sau nhiều thập kỷ tranh luận về số lượng và bản chất của khác khía cạnh tính cách cánhân thì năm 1961 từ khi công trình nghiên cứu của Tupes và Christal được công bố, nhiềunghiên cứu cũng đã chứng minh rằng năm đặc điểm tính cách là đủ để mô tả toàn bộ tính cách
cá nhân Năm yếu tố tính cách cá nhân theo Norman (1963) bao gồm hướng ngoại, hòa đồng,tận tâm, ổn định cảm xúc và văn hóa Năm 1978, thang đo tính cách được Costa và McCaređưa ra, ban đầu bao gồm 3 đặc điểm: tính nhiễu tâm, tính hướng ngoại và tính cởi mở Sau khi
Trang 31sử dụng thang đo trong các nghiên cứu theo chiều dọc ở người trưởng thành Mỹ, các tác giả
đã bổ sung thêm 2 đặc điểm tính cách là tính dễ mến và tính tận tâm (Costa & McCare, 1985).Byravan và Ramanaiah (1996) đặc biệt tập trung vào năm yếu tố tinh thần, tận tâm, cởi
mở, hướng ngoại và hòa đồng
Theo Smith và Canger (2004), mô hình năm đặc điểm tính cách: (1) cho phép phân loạicác đặc điểm tính cách cá nhân vào các mục có ý nghĩa, (2) có thể giải thích hầu hết tất cả cácđặc điểm tính cách cá nhân, và (3) cung cấp một cấu trúc chung và ngôn ngữ chung để nghiêncứu Các đặc điểm tính cách cá nhân được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm tính hòa đồng,
ổn định cảm xúc, tính tận tâm, tính hướng ngoại và tính sẵn sàng trải nghiệm
Theo nghiên cứu của Shane và cộng sự (2003), những đặc điểm tính cách như "niềm tinvào khả năng bản thân", "sáng tạo" và "chấp nhận rủi ro" có tác động tích cực đến ý định củagiới trẻ trở thành Freelancer Mô hình Brandstatter (2011) cũng cho kết quả “sẵn sàng đổimới”, “chủ động”, “chịu được áp lực”, “nhu cầu tự chủ”, “chấp nhận rủi ro” phản ánh sự phùhợp của người lao động đối với lĩnh vực tự tạo việc làm, cụ thể là khởi sự doanh nghiệp vàviệc làm tự do
Tính cách cá nhân là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định trở thànhFreelancer Theo các nghiên cứu nêu trên, những người có các đặc điểm tính cách như “chủđộng”, “sẵn sàng đổi mới; “chấp nhận rủi ro”, “niềm tin vào năng lực bản thân” có xuhướng muốn tự quản lý bản thân, tự quyết định về thời gian, công việc và giá cả của mình
Do đó, bài nghiên cứu của nhóm đề xuất giả thuyết như sau:
H5: Tính cách cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến ý định trở thành Freelancer
1.5 Ý định hành vi
Ý định là một trạng thái hướng sự chú ý và trải nghiệm của một cá nhân đến một đốitượng hoặc cách thức cư xử cụ thể (Fishbein & Ajzen, 1975) Theo Ajzen, ý định hành vi làmột dấu hiệu thể hiện mọi người sẵn sàng nỗ lực đến mức nào, họ đang lên kế hoạch đến mứcnào để cố gắng thực hiện hành vi đó Ý định hành vi được Webster (1972) định nghĩa là “cómục đích, có kế hoạch thực hiện", hay là mức độ mà một cá nhân xây dựng các kế hoạch thựchiện hành vi một cách có ý thức để quyết định việc thực hiện hoặc không thực hiện trongtương lai (Warshaw & Davis, 1985) Ý định hành vi càng mạnh thì khả năng được thực hiệncủa hành vi đó càng lớn
Trang 32Intentions Entrepreneurship
Theory and Practice
đối với tôi
- Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn thành lập một công ty
- Trở thành một doanh nhân sẽmang lại cho tôi những thỏa mãn lớn
- Trong số các lựa chọn khác nhau, tôi thà trở thành một doanh nhân
Nhận thức kiểm soát hành vi
- Để thành lập một công ty và duy trì hoạt động sẽ dễ dàng đối với tôi
- Tôi chuẩn bị thành lập một công ty khả thi
- Tôi có thể kiểm soát quá trình thành lập một công ty mới
- Tôi biết các chi tiết thực tế cần thiết để thành lập một công ty
- Tôi biết cách phát triển một
dự án kinh doanh
- Nếu tôi cố gắng thành lập một công ty, tôi sẽ có khả năng thành công caoMiralles và cộng sự (2015)
Evaluating the impact of prior
2 Khởi nghiệp hấp dẫn đối
Trang 33chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004) Đó là ngoài ba yếu tố trên còn có các yếu tốkhác ảnh hưởng đến hành vi mà mô hình này đã bỏ qua Thứ hai, ý định có thể thay đổi theothời gian nên có khoảng cách giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế (Werner,2004) Hạn chế cuối cùng là mô hình TPB dự đoán hành động dựa trên các tiêu chí cụ thể.Tuy nhiên, con người không phải lúc nào cũng hành động theo các tiêu chí này (Werner,2004).
Hình 2 – Mô hình TPB
1.7 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Dựa vào việc phân tích các mối quan hệ để đưa ra các giả thuyết, nghiên cứu đề xuất môhình như sau:
Hình 3 – Mô hình nghiên cứu
Trang 34Znaniecki lần đầu tiên đề xuất ý tưởng về thái độ Theo hai nhà tâm lý học này, thái độ củamột người quyết định việc họ có hành động hay hành vi khác được xã hội chấp nhận haykhông Thái độ của một cá nhân đối với một giá trị là trạng thái tinh thần của họ Kết quả làThomas và Znaniecki kết nối thái độ với định hướng giá trị của cá nhân Theo nhà tâm lý họcNewcomb (1965), "Thái độ là xu hướng của một cá nhân trong hành động, suy nghĩ, nhậnthức hoặc cảm nhận đối với một đối tượng hoặc sự kiện công việc có liên quan."
Định nghĩa về thái độ được đưa ra trong ấn bản New York năm 1996 của Từ điển Thuậtngữ Tâm lý và Phân tâm học có đoạn: “Thái độ là một phản ứng tương đối nhất quán, có thểtiếp nhận được từ bên ngoài và hướng tới hành vi thống nhất đối với một nhóm đối tượng cụthể, không phải chúng là như thế nào, mà là chúng được cảm nhận như thế nào Tính nhấtquán của các phản ứng đối với một tập hợp các sự vật có thể được sử dụng để xác định mộtthái độ Các cảm xúc, cảm giác và hành vi liên quan đến đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởitrạng thái sẵn sàng Kết quả là, từ điển cho rằng thái độ đề cập đến "thái độ xử sự của cá nhânđối với các tình huống, vấn đề của xã hội."
Fishbein và Ajzen (1975) đã cho thấy rằng thái độ là nhân tố dự đoán niềm tin của mộtngười về tương lai Còn theo quan điểm của Krueger cùng cộng sự (2000), thái độ cá nhân làviệc nhìn nhận theo có hệ thống tốt hoặc xấu về một đối tượng nhất định nào đó Điều nàychịu chi phối từ những nhân tố xã hội và môi trường đang tồn tại Nó phản ánh sự hài lòngcủa cá nhân ấy với đối tượng và so với những đối tượng khác căn cứ trên lý trí (hành vi) vàlòng trung thành (những giá trị) và tình cảm của cá nhân với đối tượng (Hoyer & MacInnis,
2004) Thái độ được hình thành từ giá trị và niềm tin cơ bản của mỗi người Thái độ được thể
hiện qua cách đánh giá, phản ứng đối với một sự vật hiện tượng nào khác dựa trên nhữngnguyên tắc có sẵn từ mỗi người Theo kết quả nghiên cứu và phân tích các định nghĩa đó,chúng tôi có thể khẳng định rằng thái độ là một thành phần quan trọng và là thuộc tính đầy đủcủa ý thức kiểm soát mức độ sẵn sàng hành động của các cá nhân đối với một đối tượng Cácđối tượng theo một hướng nhất định mà một người truyền đạt cho người khác bằng hànhđộng, cử chỉ, nét mặt và lời nói của họ trong các ngữ cảnh cụ thể
Thái độ cá nhân là một trong những nhân tố có tác động quan trọng đến việc ra quyếtđịnh của mỗi người nói chung và ý định trở thành Freelancer nói riêng Các yếu tố của thái độ
cá nhân thúc đẩy hành vi và ý định trở thành Freelancer gồm có các nhận thức bên trong vềkhả năng, kiến thức và thông tin ngoại vi từ bên ngoài Nếu một cá nhân có thái độ tích cực,hào hứng và nhận thấy những lợi ích đến từ Freelance thì họ sẽ tìm hiểu và thúc đẩy ý địnhtrở thành Freelancer của họ Vì vậy, thái độ cá nhân là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy ý